Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đối thoại Quốc phòng Mỹ-Việt 2019 : Đặc biệt thúc đẩy an ninh hàng hải (VOA, 13/12/2019)

Hoa Kỳ và Việt Nam va t chc Đi thoi chính sách quốc phòng 2019 ti tr tr B Quc phòng Hoa Kỳ, th đô Washington DC, vi s đng ch trì ca ông Randall Shriver, Tr lý B trưởng Quc phòng Hoa Kỳ ph trách khu vc Nam và Đông Nam Á, và Th trưởng B Quc phòng Vit Nam Nguyn Chí Vnh.

qp1

Hoa Kỳ và Việt Nam vừa tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng 2019 tại thủ đô Washington DC, với sự đồng chủ trì của ông Randall Shriver, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Nam và Đông Nam Á, và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh. Photo by TTXVN.

Ông Shriver nhấn mnh hp tác quc phòng tiếp tc là đim sáng trong quan h song phương ; cam kết tiếp tc hp tác vi Vit Nam thúc đy quan h quc phòng hai nước phát trin ; đc bit là trên các lĩnh vc an ninh hàng hi, gìn gi hòa bình Liên hp quc, hỗ trợ nhân đo và cu tr thm ha…

TTXVN trích lời ông Randall Schriver khng đnh Hoa Kỳ coi trng quan h Đi tác toàn din vi Vit Nam ; mong mun mt nước Vit Nam vng mnh, đc lp, thnh vượng, đóng vai trò ngày càng quan trng ti khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

TTXVN cho biết Thượng tướng Nguyn Chí Vnh cũng trao đi v Sách trng Quc phòng mi ca Vit Nam cùng mt s sáng kiến ca Vit Nam trong năm ASEAN 2020 và đ ngh Hoa Kỳ ng h đ Vit Nam đm nhim thành công cương v Ch tch ASEAN trong năm 2020.

Trong khuôn khổ đi thoi, ông Vnh đã ti chào Thượng Ngh sĩ Hoa Kỳ Patrick Leahy, Ch tch y ban Chun chi Thượng vin, và trao cho nhà làm lut Hoa Kỳ "hp đt đc bit" ly t sân bay Đà Nng sau d án ty đc dioxin, theo Tui Tr Online.

Hồi tháng 11/2018, M và Vit Nam tuyên b hoàn thành d án x lý ô nhim dioxin ti sân bay Đà Nng. Chi phí cho d án Đà Nng gm khong 110 triu đôla tài tr ca chính ph M và 60 t đng vn đi ng ca chính ph Vit Nam.

Vào tuần trước, đi din của hai chính ph Vit Nam và M tiến hành l đng th d án x lý ô nhim dioxin ti sân bay Biên Hòa, tnh Đng Nai. Theo đó, chính ph M cam kết tài tr 300 triu đôla cho d án này.

Trong chuyến thăm Hà Ni vào tháng trước, B trưởng Quc phòng Hoa Kỳ Mark Esper tuyên b phía Hoa Kỳ s chuyn cho Vit Nam chiếc tàu tun duyên lp Hamilton th hai vào năm ti. Đây là mt trong nhng lp tàu ln nht trong trong hm đi Tun duyên Hoa Kỳ.

Trong bài phát biểu ti Hc vin Ngoi giao Vit Nam hôm 20/11, B trưởng Esper lên tiếng t cáo các hành đng bá quyn ca Bc Kinh trên Bin Đông. Ông nói : "Các nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách hàng hải bt hp pháp đang đe dọa khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của các nước khác, làm suy yếu sự ổn định của thị trường năng lượng khu vực và gia tăng rủi ro xung đột".

******************

Hà Nội không muốn làm mất lòng ai trong Sách trắng Quốc phòng (RFA, 13/12/2019)

Một nhà quan sát cho rằng 'Sách trắng Quốc phòng Việt Nam không có gì mới lắm và Hà Nội không muốn làm mất lòng ai cả'.

Vietnam US

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch ở Hà Nội hôm 20/11/2019 - AP - Hình minh họa.

Nhận định trên được đưa ra nhân sự kiện Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng đang dự Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ 2019 ở thủ đô Washington hôm 11/12. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Hà Nội vừa công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam được ghi nhận "có một điều chỉnh nhỏ đối với chính sách ‘ba không’.

Báo nhà nước Việt Nam cho hay, tại Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ 2019, hai bên đã trao đổi về tình hình thế giới, khu vực cùng quan tâm; đánh giá kết quả hợp tác năm 2019, xác định phương hướng hợp tác năm 2020 và các năm tiếp theo phù hợp với Bản ghi nhớ về Thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2015, hiện thực hóa các nội dung được hai bên thống nhất trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2019 của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Hôm 13/12, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, Nhà nghiên cứu cao cấp về lợi ích chiến lược và chiến lược quốc tế từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, ở Singapore, bình luận với RFA về Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ 2019:

"Nó cũng không khác mấy đâu. Nó cũng là cái lịch mà người ta đặt ra với nhau, chủ đề đối thoại mà người ta đặt ra với nhau từ trước, năm 2011 rồi 2015 và năm ngoái. Không có thay đổi gì nhiều đâu. Một cái  đối thoại quốc phòng có những cái gì thì năm nay vẫn thế thôi".

"Vẫn các chủ đề về chính trị khu vực, hợp tác quốc phòng, vượt qua khung khuôn khổ hai nước, tức là với ASEAN, Indo-Pacific, một số nước khác, một số khối khác mà hai bên tham gia từ trước".

"Rồi thì các phần khác là hợp tác về cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm người mất tích, trao đổi thông tin về người Việt mất tích trong chiến tranh. Ngoài ra là có việc trong chủ đề cũ vẫn bàn thì nay bàn kỹ hơn về việc Mỹ mong muốn Việt Nam tham gia tích cực hơn vào khung Pacific".

Đề cập về Sách trắng Quốc phòng Việt Nam vừa được công bố toàn văn trên mạng, ông Hà Hoàng Hợp nói:

"Sách trắng lần này không khác gì nhiều, khác rất ít so với cuốn năm 2009. Về mặt bản chất thì nó vẫn thế. Lần này, họ nêu ra hai điểm không phải mới là ‘hòa bình’ và ‘tự vệ'. Lần trước họ nhấn mạnh phần ‘tự vệ', còn phần ‘hòa bình’ thì nó chỉ nhấn là Việt Nam ‘yêu thương hòa bình’ thôi".

"Có hai điểm có vẻ như là mới, thay vì là ‘ba không' thì nay là ‘bốn không'. Trước đây, ‘ba không, một có' thì nay ‘bốn không, một nếu hay là một tùy'.

"Về Cơ bản thì Sách trắng vẫn như hồi 2009 trong khi từ 10 năm nay thì tình hình khu vực, quốc tế thay đổi rất nhiều. Đặc biệt là có hai chuyện. Một là tình hình Biển Đông căng thẳng hơn trước rất nhiều, Trung Quốc bộc lộ các hành xử không phù hợp với luật pháp quốc tế, đe dọa sử dụng vũ lực, làm thay đổi hiện trạng, trong đó có việc quân sự hóa các đảo bồi đắp".

"Hai là cái đấu tranh tương tác giữa các nước lớn. Đặc biệt là cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc làm cho khu vực khó khăn lên và Việt Nam nhận thức rất rõ về hai cái chuyện này nhưng mà nội dung của Sách trắng thì lại không có gì mới lắm".

Về suy đoán cho rằng Sách trắng Quốc phòng mới cho thấy Việt Nam tỏ ra thận trọng để không muốn làm mất lòng Trung Quốc, ông Hà Hoàng Hợp nhận định:

"Về chừng mực nào đó, Việt Nam không muốn làm mất lòng ai cả, kể cả

Trung Quốc. Việt Nam từ trước đến nay vẫn như thế thôi. Họ tuyên bố một cái gì đó mà liên quan Trung Quốc thì họ không nói rõ. Với các đối tác khác thì cũng thế. Nhưng mà trong cái hành động cụ thể thì thấy rằng có độ lệch giữa lời nói chưa rõ với kết quả hành động. Chứ không hẳn là họ không muốn làm mất lòng Trung Quốc".

Năm 2020, Mỹ và Việt Nam đánh dấu 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (12/7/1995 - 12/7/2020).

Trong Sách trắng Quốc phòng công bố gần đây nhất vào năm 2009, Việt Nam duy trì chính sách "ba không" bao gồm : không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia.

Phát biểu tại buổi lễ công bố Sách trắng tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết Sách trắng  Quốc phòng Việt Nam 2019 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn tính chất cơ bản của nền quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ.

Sách trắng khẳng định phương châm bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược.

Published in Việt Nam
mercredi, 27 novembre 2019 02:17

Quốc phòng Việt Nam : sợ Tầu ra mặt

Lấy phương châm "hòa bình, tự vệ" chỉ đạo, chính sách Quốc phòng mới của Việt Nam đã tăng từ 3 lên 4 "không", đó là : không tham gia liên minh quân sự ; không liên kết với nước này để chống nước kia ; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác ; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".

sach2

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019

Bọc trong cái vỏ "Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019", công bố ngày 25/11/2019 tại Hà Nội, nhìn chung không thay đổi so với Sách trắng năm 2009. Nhưng thời điểm ra đời của Sách trắng lần này xẩy ra 30 ngày sau khi Tầu khảo sát dầu khí Hải Dương-8 (HD-8) của Trung Quốc kết thúc lịch tìm kiếm, bắt đầu từ ngày 03/07 đến 24/10/2019 ở vùng biển Tư Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý của Việt Nam (khoảng 370 cây số), tính từ bờ biển Vũng Tầu.

Đã có từ 30 đền 40 tầu chiến và cảnh sát biển Trung Quốc yểm trợ và bảo vệ HD-8 trong suốt thời gian hoạt động, bao gồm cả 3 lần ra vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam như ao nhà của Bắc Kinh mà không gặp bất cứ sự chống cự nào của lực lượng Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam.

Điểm mới tướng Vịnh

Do đó, điểm "không" mới thứ bốn là "không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế" đã giải thích đầy đủ lý do tại sao Việt Nam Cộng sản đã không có bất cứ hành động quân sự nào nhằm ngăn cản, hay chống lại các hoạt động của HD-8 ở vùng biển Tư Chính, kể cả việc kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm và thắng kiện năm 2016.

Việt Nam là nước nhỏ và tiềm năng quân sự cũng rất yếu so với nước láng giềng thù nghịch Trung Quốc nên điểm "không" thứ 4 mới không phản ảnh sức mạnh quân sự của Việt Nam mà chỉ là cách nói khoe mẽ rằng chúng tôi không tấn công quân sự trước, trừ khi bị tấn công.

Bằng chứng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng đã nói khi công bố Sách trắng rằng : "Chúng ta chỉ sử dụng tình huống tự vệ khi đất nước bị xâm phạm. Trước hết là chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập tự chủ đất nước, lợi ích quốc gia dân tộc, ổn định chế độ…".

Ông Vịnh, con trai út của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam, đã qua đời ngày 6 tháng 7 năm 1967 do một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo về tình hình miền Nam.

Tướng Vịnh nói tiếp : "Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 xác định rõ quan điểm của Việt Nam trong đấu tranh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, đó là : Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của tất cả các nước theo quy định của luật pháp quốc tế ; đồng thời yêu cầu các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, hiến pháp, pháp luật của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật và thông lệ quốc tế ; và sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để tự vệ, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ khi lợi ích quốc gia bị xâm phạm" (Quân đội Nhân dân, 25/11/2019).

Tướng Vịnh, 62 tuổi (sinh 15/05/1957), từng đứng đầu Tổng cục II, Tổng cục Chính trị Quân đội, chuyên gia tình báo và đối ngoại Quốc phòng. Ông nói rất hăng về "tự vệ" và "bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ" khi trình bày về Sách trắng, nhưng lại là người, được nhiều người thạo tin ở Hà Nội nhìn nhận, nổi tiếng "thân Trung Quốc", chỉ sau có Tổng Bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Một trong những thái độ "nói chung chung, không dám chạm đến Trung Quốc ở Biển Đông" của Tướng Vịnh được chứng minh trong cuộc trò chuyện với báo chí tại Hà Nội ngày 17/07/2019, 14 ngày sau khi Trung Quốc đem HD-8 vào hoành hành bất hợp pháp ở Tư Chính.

Ông Vịnh nói : "Chúng ta cần khẳng định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của cả thế giới và các vấn đề phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để đi đến sự ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực".

Theo Thượng tướng Vịnh : "Cọ sát chiến lược của các nước lớn là điều tất yếu trong quá trình phát triển, nhưng cọ sát ấy không được và không nên ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác trong khu vực, mà vấn đề an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông là một ví dụ".

"Chúng ta một mặt đấu tranh bảo vệ chủ quyền, mặt khác đấu tranh để bảo vệ môi trường hòa bình, và lợi ích chung của Biển Đông với cộng đồng quốc tế. Đây là chủ trương tại các hội nghị quân sự quốc phòng tới đây".

Tướng Vịnh có ý nói đến các Hội nghị Quốc phòng trong tương lai trong năm 2020, khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch khối ASEAN (Hiệp hội các nước Động Nam Á).

Ông nói thêm : "Chúng tôi không mong muốn quân sự hóa, cạnh tranh chiến lược tạo ra các xung đột ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh trong khu vực… Chúng ta không muốn và không để các mâu thuẫn xung đột từ bên ngoài đem vào giải quyết".

Tuyệt nhiên, vào lúc cả nước Việt Nam xôn xao và căm phẫn trước "cuộc xâm lăng" mới của HD-8, Tướng Vịnh đã không nói một chữ về Tư Chính. Ông cũng không dám lên án Trung Quốc, khi ấy, đang xâm lăng lãnh thổ và chà đạp lên quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Sách Trắng - Biển Đông

Cũng vì thời điểm công bố Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, chỉ sau vụ Tư Chính lắng xuống, dư luận vẫn chờ xem đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam có động thái gì khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng mọi người đã thất vọng khi thấy tất cả báo, đài chính thống của đảng tiêu biểu như báo điện tử Trung ương đảng, báo Chính phủ, Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Sài Gòn Giài Phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông Tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình nhà nước v.v… đều không viết gì về vấn đề Biển Đông ghi trong Sách Trắng.

Ngược lại, tất cả chỉ tập trung nói : "Sách trắng Quốc phòng Việt Nam được bố cục thành ba phần.

Phần thứ nhất : Bối cảnh chiến lược và chính sách quốc phòng" với nội dung tập trung khái quát tình hình thế giới, khu vực và Việt Nam ; chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự Việt Nam ; chính sách quốc phòng Việt Nam ; hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng ; đấu tranh quốc phòng.

Phần thứ hai : Xây dựng nền quốc phòng toàn dân" gồm bốn nội dung chính, trong đó có nội dung về xây dựng tiềm lực, lực lượng, thế trận quốc phòng ; lãnh đạo, quản lý quốc phòng ; xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quân sự và xây dựng "thế trận lòng dân" ; xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc…

Phần thứ 3 của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 có chủ đề : "Quân đội nhân dân và dân quân tự vệ", thông tin khái quát về truyền thống lịch sử quân sự Việt Nam ; lịch sử hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và phương hướng xây dựng của Quân đội nhân dân Việt Nam ; phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam.

(Quân đội Nhân dân, 25/11/2019)

Riêng báo VietnamNet của Bộ Thông tin và truyền thông đã có bài tường thuật về Sách Trắng và tình hình Biển Đông.

Theo đó, Sách trắng nhận định : "Tình hình Biển Đông thời gian gần đây mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực, nhưng có yếu tố gây mất ổn định, căng thẳng vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp đang đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ hoà bình, ổn định của Việt Nam".

Làm gì có "chuyển biến tích cực" mà hoang tưởng như thế ? Trung Quốc đã không ngừng tấn công, tịch thu tài sản của ngư dân Việt Nam khi đánh bắt ở Biển Đông. Quan trọng hơn, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên tuyên bố các bãi đá và đảo ở Biển Dông, chiếm 3/4 tổng diện tích 3.5 triệu cây số vuông là của Tổ tiến họ để lại, và sẽ quyết tâm bảo vệ không để mất một ly !

Báo VietnamNet viết tiếp : "Sách Trắng nêu rõ, những diễn biến mới trên Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương, áp đặt dựa trên sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế và các hoạt động quân sự hoá, làm thay đổi nguyên trạng, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia liên quan, đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực".

Nhưng nước nào đã và đang có hành động ngang ngược như thế, nếu không phải là Trung Quốc ? Tại sao Sách Trắng không dám chỉ đích danh Trung Quốc là kẻ chủ động đàng gây bất ổn ở Biển Đông ?

Cũng chỉ có các tầu lớn nhỏ có võ trang của Trung Quốc đã đâm chìm nhiều tầu cá Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa mà phần đông báo, đài nhà nước chỉ dám viết là "tầu lạ" hay "tầu nước ngoài"

Tướng Vịnh lại mập mờ

Phát biểu trước báo chí và ngoại giao quốc tế tham dự buổi công bố Sách trắng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói như người trên cung mây rằng : "Một số hoạt động mới xây dựng đảo nhân tạo, quân sự hóa trên Biển Đông đã làm phức tạp hóa tình hình, đi ngược lại quy định của luật pháp quốc tế cũng như những thỏa thuận về hòa bình, an ninh thế giới cũng như Châu Á - Thái Bình Dương".

Ông nói : "Quan điểm của Việt Nam là phản đối bất kể quốc gia nào tiến hành quân sự hóa hay có các hoạt động đi ngược lại luật pháp quốc tế, làm phức tạp thêm tình hình.

Chúng tôi đấu tranh với những việc này và biện pháp là vừa đấu tranh nhưng vừa hợp tác. Đấu tranh để nêu quan điểm lập trường, nhưng cũng hợp tác để cùng tìm ra lợi ích chung, cùng giải quyết những bất đồng, khác biệt và cùng tạo ra môi trường hòa bình, ổn định".

Thêm lần nữa, ông Vịnh lại tránh cái tên húy Trung Quốc, không dám nêu đích danh nước này đã "xây dựng đảo nhân tạo, quân sự hóa trên Biển Đông".

Nhưng ông lại cổ xúy việc "tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung".

Tướng Vịnh nói khơi khơi : "Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác. Bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ; lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, xâm phạm độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc Việt Nam đều là đối tượng của Việt Nam".

Như vậy, ngoài chuyện sợ Tầu trên đất liền, ngoài Biển Đông, trong Quốc hội và tại các diễn đàn Quốc tế, nay Việt Nam lại sợ Tầu cả trong Sách Trắng Quốc Phòng 2019 thì có chuyện gì mạt rệp hơn để nói về đảng cộng sản Việt Nam nữa không ?

Phạm Trần

(27/11/2019)

Published in Diễn đàn

Việt Nam – Israel đối thoại chính sách quốc phòng lần đầu (RFA, 09/10/2018)

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Israel lần thứ nhất vừa diễn ra sáng ngày 8 tháng 10 năm 2018 tại Hà Nội.

vnisrael1

Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Israel lần thứ nhất vừa diễn ra sáng ngày 8 tháng 10 năm 2018 tại Hà Nội. Courtesy mod.gov.vn

Bộ Quốc phòng Việt Nam loan tin vừa nói cùng ngày.

Phía Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chủ trì và phía Israel do ông Udi Adam, Tổng Vụ trưởng Bộ Quốc phòng Israel dẫn đầu.

Tại buổi đối thoại, Bộ Quốc phòng hai nước đã thảo luận phương thức cụ thể nhằm đưa hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam - Israel tiến triển hơn nữa. Hai ông Nguyễn Chí Vịnh và Udi Adam cũng bày tỏ vui mừng về mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Israel thời gian gần đây.

Cũng tại đối thoại, hai nước đồng ý sẽ tăng cường hoạt động thăm viếng giữa hai nước nhằm nâng cao hiệu quả các nhóm làm việc chung của Bộ Quốc phòng hai nước. Cụ thể, tăng cường hợp tác về đào tạo, tiếp tục tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước cũng như hợp tác trong một số lĩnh vực khác như khắc phục hậu quả chiến tranh, an ninh mạng, công nghiệp quốc phòng…

Sau buổi đối thoại, vào chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã có buổi gặp gỡ ông Udi Adam, Tổng Vụ trưởng Bộ Quốc phòng cùng phái đoàn Bộ Quốc phòng Israel tại trụ sở Bộ Quốc phòng.

Tại buổi gặp gỡ, Đại tướng Ngô Xuân Lịch bày tỏ vui mừng khi ông Udi Adam cùng phái đoàn Bộ Quốc phòng Israel sang thăm Việt Nam và tham dự Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Israel lần thứ nhất.

Ông Ngô Xuân Lịch cũng cho rằng kết quả của cuộc đối thoại lần này sẽ góp phần mở ra những cơ hội hợp tác mới, hiệu quả hơn giữa quân đội hai nước. Tin cho biết vào năm ngoái, Việt Nam mua vũ khí của Israel với giá trị giao dịch hơn 140 triệu đô la Mỹ.

*******************

Mười bốn viên chức quân đội Việt Nam bị kỷ luật (RFA, 09/10/2018)

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong cuộc họp thứ 9 vào ngày 9/10, ra quyết định kỷ luật 14 viên chức quân đội, trong đó có 6 người bị tước quân tịch, một người bị giáng cấp, 5 người bị cảnh cáo và khiển trách hai người.

vnisrael2

Ông Đinh Ngọc Hệ (Út trọc) trong một phiên tòa quân sự 30/7/2018. Screen Capture

Đồng thời có một số tổ chức đảng cũng bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Tuy nhiên danh tánh, chức vụ của những người bị kỷ luật không được báo chí công khai nêu ra.

Quân ủy trung ương là tổ chức lớn nhất của đảng cộng sản trong quân đội Việt Nam. Trong cơ chế duy nhất một đảng lãnh đạo như hiện nay, cơ quan này có quyền lực rất lớn trong quân đội, và trên chính trường Việt Nam.

Người đứng đầu quân ủy trung ương hiện nay là ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Cũng liên quan đến những viên chức quân đội bị kỷ luật, vào cuối tháng 10 tới đây Tòa án Quân sự sẽ mở phiên phúc thẩm xử ông Đinh Ngọc Hệ, biệt danh Út trọc, cùng hai bị cáo khác là Trần Văn Lâm và Phùng Danh Thắm.

Ông Lâm và ông Thắm là các giám đốc các công ty quốc phòng do quân đội quản lý.

Ông Đinh Ngọc Hệ vốn là một Thượng tá quân đội Việt Nam, đã bị tòa án quân sự tại Quân khu 7, khu vực Sài Gòn và Miền Đông Nam bộ, xử 12 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, và sử dụng hồ sơ, giấy tờ giả.

Ngoài ra còn có một bị cáo khác từng giữ những chức vụ cao cấp khác cũng bị án trong vụ này là ông Bùi Văn Tiệp, nguyên sư đoàn trưởng, với 2 năm tù treo.

Published in Việt Nam

Trong bài trả lời phỏng vấn báo chí trong nước nhân dịp đầu xuân, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nói rằng trong năm 2017 Việt Nam tiếp tục củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước.

quocphong1

Tàu chiến Gepard được trang bị các hệ thống vũ khí và tên lửa của Nga. Courtesy of baogiaothong.vn

Nói về quan hệ với nước ngoài của Việt Nam, Đại Tướng Ngô Xuân Lịch nói rằng Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương, trong đó ưu tiên các quan hệ quốc phòng với các quốc gia ASEAN. Ông cũng nói là sẽ đẩy mạnh quan hệ quốc phòng với các nước lớn nhưng không nói rõ là nước nào.

Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam cũng cho biết là Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện việc tuần tra chung trên biển với các quốc gia láng giềng, cũng như tham gia công tác bảo vệ hòa bình của Liên Hiệp Quốc trên thế giới.

Xin nhắc lại là trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục mua sắm vũ khí để tăng cường quân đội, và việc này được giới quan sát cho là nhằm đối phó với chính sách lấn chiếm của Trung Quốc trên biển Đông. Việt Nam có các hợp đồng cung cấp tàu ngầm từ Nga, vay tín dụng quốc phòng từ Ấn Độ, nhận viện trợ tàu tuần duyên từ Nhật Bản, và các trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng tăng lên trong thời gian gần đây.

Published in Việt Nam