Bộ trưởng kinh tế Đức Altmaier có nói gì về nhân quyền trong những ngày tháng Ba ông làm việc tại Việt Nam ?
Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier (thứ 5 từ trái sang) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 25/3 tại Hà Nội. Ảnh VietnamPlus
Chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Peter Altmaier - trong hai ngày 25 và 26 tháng Ba năm 2019 - có thể được xem là một dấu mốc, nhưng chỉ là sự khởi về ‘phục hồi quan hệ ngoại giao và kinh tế’ giữa Berlin và Hà Nội, kể từ khi bùng nổ vụ Nhà nước tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng 7 năm 2017 và kéo theo phản ứng phẫn nộ và mạnh mẽ hiếm thấy : Đức thẳng tay tạm ngừng Quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 9 cùng năm đó, đồng thời hoãn hoặc hủy bỏ hàng loạt chương trình viện trợ kinh tế cho chính thể độc đảng ở Việt Nam.
Trong khi đó, quá hiếm sự thật về ‘phục hồi quan hệ Việt - Đức’ trên mặt báo đảng ở Việt Nam.
Vào tháng 2 năm 2019 khi Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đi Berlin với một nội dung không hề tuyên bố là ‘đàm phán vụ Trịnh Xuân Thanh’, theo đó nhiều khả năng ông Minh lại tiếp tục hứa hẹn ‘Việt Nam sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’, một ít tờ báo nhà nước Việt Nam mới dám hé lộ sự thật về ‘khôi phục quan hệ Việt - Đức’.
Tờ báo mà gần đây được xem là ‘thân đảng’ như Thanh Niên, với tựa đề "Đức muốn 'làm mới' quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam" - là một trong số tờ báo hiếm hoi trên mà có lẽ đã quá chán ngán cái cảnh ‘đảng và nhà nước ta’ phủ áo lên mặt cố che giấu một sự thật đã từ lâu rành rành trong dư luận xã hội.
Nhưng nhiều tờ báo đảng vẫn dối trá không biết liêm sỉ : "Đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng", hay ‘Thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược với Đức’…
Nhưng vào tháng 2 năm 2019 - lần đầu tiên mà cấp bộ trưởng ngoại giao như Phạm Bình Minh công cán đến Đức kể từ vụ khủng hoảng Trịnh Xuân Thanh, những điều kiện cho triển vọng phục hồi đối tác chiến lược đã không còn dễ thở như năm 2017.
"Trong thời gian qua đã có những khác biệt có thể nhận thấy rõ rệt giữa Đức và Việt Nam – đặc biệt là vì vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. Hôm nay chúng tôi đã trao đổi với nhau về việc chúng tôi có thể điều chỉnh lại mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức như thế nào và làm sao có thực chất trở lại. Theo quan điểm của chúng tôi, một quan hệ đối tác chiến lược cũng bao gồm sự tôn trọng các giá trị chung, đặc biệt là tôn trọng nhân quyền phổ quát" - một thông cáo báo chí cho biết như thế sau cuộc họp của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas với Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tại Berlin.
Một từ ngữ đặc biệt mà Ngoại trưởng Đức Heiko Maas dùng là ‘điều chỉnh’ trong quan hệ đối tác chiến lược, nếu quan hệ này được phục hồi. Điều đó có nghĩa là sẽ có những thay đổi, thậm chí là thay đổi đáng kể về nội dung quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Hoàn toàn có thể hiểu rằng kể từ nay trở đi và chỉ sau khi Trịnh Xuân Thanh được trao trả lại cho Đức, quan hệ đối tác chiến lược mới được đàm phán lại, nhưng sẽ được bổ sung vào đó ít nhất nội dung nhân quyền.
Song điều trơ trẽn là trong khi Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh phải đi điều đình ở Đức về vụ Trịnh Xuân Thanh vào tháng 2 năm 2019 và đoàn Việt Nam im như thóc tại cuộc đối thoại nhân quyền với EU vào tháng 3 năm 2019, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp những tiếng nói bất đồng, đàn áp người dân.
Vậy Bộ trưởng kinh tế Đức Altmaier có nói gì về nhân quyền trong những ngày tháng Ba ông làm việc tại Việt Nam ?
Theo Thoibao.de, trong chuyến công du đến Cairo vào đầu tháng 2 năm nay để đàm phán thương mại với Ai Cập, Bộ trưởng kinh tế Đức Altmaier đã phát biểu rằng nhân quyền và ổn định xã hội là 2 mục tiêu song song, và có giá trị ngang nhau. "Chúng tôi không chọn cái này hay cái kia, nhưng chúng tôi theo đuổi cả 2 mục tiêu song song", Bộ trưởng Altmaier nói. Không chỉ bằng lời nói, quả thật Bộ trưởng Altmaier đã gặp các nhà hoạt động nhân quyền Ai Cập trong chuyến đi của ông.
Chỉ trả Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa đủ, mà điều giới quan chức xôi thịt ở Việt Nam cần và phải ngộ ra là vụ Trịnh Xuân Thanh vô hình trung đã làm cho người Đức và cả Châu Âu ‘mở mắt’ về ‘nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam’, mà bằng chứng gần nhất và có tính thuyết phục cao nhất là vào giữa tháng 11 năm 2018 Nghị viện EU đã công bố một bản nghị quyết về nhân quyền Việt Nam với nội dung rộng và sâu cùng lời lẽ lên án đanh thép chưa từng có. Nghị quyết này chính là một tối hậu thư mà Việt Nam phải thỏa mãn, nếu không sẽ không thể có được EVFTA.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 26/03/2019
‘Đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng’ : Lại dối trá !
Thường Sơn, VNTB, 23/02/2019
Lần đầu tiên kể từ khi Nhà nước Đức cáo buộc bị mật vụ Việt Nam sang tận Berlin bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng 7 năm 2017 và gây ra cơn địa chấn khủng hoảng ngoại giao quan hệ Đức - Việt, đến nay một ít tờ báo nhà nước Việt Nam mới dám hé lộ sự thật về ‘khôi phục quan hệ Việt - Đức’.
Tờ báo mà gần đây được xem là ‘thân đảng’ như Thanh Niên, với tựa đề "Đức muốn 'làm mới' quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam" - là một trong số tờ báo hiếm hoi trên mà có lẽ đã quá chán ngán cái cảnh ‘đảng và nhà nước ta’ phủ áo lên mặt cố che giấu một sự thật đã từ lâu rành rành trong dư luận xã hội.
Nhưng nhiều tờ báo đảng vẫn dối trá không biết liêm sỉ : "Đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng", hay ‘Thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược với Đức’…
Vậy ‘đối tác chiến lược’ ấy thực chất ra sao ?
2 tháng sau khi ra thông báo phản đối Việt Nam về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Nhà nước Đức đã tuyên bố tạm ngừng vô thời hạn vào tháng 9 năm 2017. Tháng tiếp theo, Đức hoãn thêm một hiệp định về miễn thị thực cho cán bộ Việt Nam đi công tác ở Đức. Cùng lúc , hàng loạt chương trình viện trợ kinh tế - xã hội của Đức cho Việt Nam cũng bị đình hoãn.
Hơn một năm rưỡi qua, trong lúc phía Việt Nam vẫn chưa chịu trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức và ‘xin lỗi, cam kết không tái phạm’ về vụ này, quan hệ Đức - Việt đã hầu như đóng băng, khiến giá trị giao thương song phương giữa hai nước có phần sút giảm, đặc biệt là hàng Việt Nam khó khăn hơn khi vào thị trường Đức - thị trường mà nhờ đó hàng năm Việt Nam xuất siêu được đến 5 tỷ Euro.
Vào tháng 11 năm 2017, lần đầu tiên phía Đức bắn tiếng ‘phục hồi quan hệ đối tác chiến lược’, cùng lúc với quá trình đàm phán vụ Trịnh Xuân Thanh tưởng đâu đã có lối ra. Nhưng sau đó phía Việt Nam lại ngậm miệng và tất cả chìm vào bóng tối.
Còn vào lần này, tháng 2 năm 2019 - lần đầu tiên mà cấp bộ trưởng ngoại giao như Phạm Bình Minh công cán đến Đức kể từ vụ khủng hoảng Trịnh Xuân Thanh, những điều kiện cho triển vọng phục hồi đối tác chiến lược đã không còn dễ thở như năm 2017.
"Trong thời gian qua đã có những khác biệt có thể nhận thấy rõ rệt giữa Đức và Việt Nam – đặc biệt là vì vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. Hôm nay chúng tôi đã trao đổi với nhau về việc chúng tôi có thể điều chỉnh lại mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức như thế nào và làm sao có thực chất trở lại. Theo quan điểm của chúng tôi, một quan hệ đối tác chiến lược cũng bao gồm sự tôn trọng các giá trị chung, đặc biệt là tôn trọng nhân quyền phổ quát" - một thông cáo báo chí cho biết như thế sau cuộc họp của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas với Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tại Berlin.
Một từ ngữ đặc biệt mà Ngoại trưởng Đức Heiko Maas dùng là ‘điều chỉnh’ trong quan hệ đối tác chiến lược, nếu quan hệ này được phục hồi. Điều đó có nghĩa là sẽ có những thay đổi, thậm chí là thay đổi đáng kể về nội dung quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Hoàn toàn có thể hiểu rằng kể từ nay trở đi và chỉ sau khi Trịnh Xuân Thanh được trao trả lại cho Đức, quan hệ đối tác chiến lược mới được đàm phán lại, nhưng sẽ được bổ sung vào đó ít nhất nội dung nhân quyền.
Còn nếu chính quyền Việt Nam vẫn không chịu trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức và không có bất kỳ cải thiện nào về nhân quyền, cái gọi là ‘đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng’ trên mặt báo đảng Việt Nam sẽ biến thành một vết đen đúa không cách nào tẩy xóa được khi quan hệ đối tác chiến lược này sẽ bị người Đức thẳng tay hủy bỏ.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 23/02/2019
*********************
'Chỉ có Đức mới cần Việt Nam' (!?)
Phương Thảo, VNTB, 23/02/2019
Chuyến công du tới Đức không chính thức lần này của ông Phạm Bình Minh không gì khác hơn là nhằm hâm nóng lại mối quan hệ giữa Đức và Việt Nam đã bị đóng băng từ năm 2017 sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
'Chỉ có Đức mới cần Việt Nam' (!?)
Nói láo quen mồm ...
Báo chí Việt Nam đã đưa tin " Đức muốn nối lại quan hệ với Việt Nam" và trong đó đã lặp lại thông tin rằng hai quốc gia Việt-Đức đã có những điều khác biệt kể từ khi Trịnh Xuân Thanh trở về nước đầu thú hơn một năm rưỡi về trước.
Vậy là cho đến giờ họ vẫn có thể nói ngược được như thể người dân trong nước không ai biết gì hoặc không người dân nào có thể đọc được các thông tin chính thức được chính quyền Đức đưa ra.
Có những điều truyền thông lề phải không dám nhắc đến vì không được phép mở miệng như việc ông Đại sứ Việt Nam ở Đức đã phải chờ mấy tháng trời mới được phép trình quốc thư bổ nhiệm Đại sư lên tổng thống Đức. Ông Nguyễn Minh Vũ đã được bổ nhiệm làm tân Đại sứ của Việt Nam tại Đức sau từ ngày 25 tháng 7 năm 2018 để thay thế ông Đoàn Xuân Hưng, nhưng cho đến tận cuối tháng 12 ông Vũ mới đến Đức.
Báo Đảng cũng không nhắc đến việc ông Phúc tại Davos hồi cuối tháng 1 năm 2019 cũng đã phải tránh mặt không dám gặp bà Merkel để hối thúc bà và nước Đức thúc đẩy việc ký kết EVFTA như đã hào phóng và hồ hởi đưa tin ông Phúc đã lên tiếng nhờ vả lãnh đạo các quốc gia châu Âu và chủ tịch các tập đoàn kinh tế lớn giúp cho thoả thuận EVFTA sớm được Quốc hội Châu Âu thông qua.
Báo đảng lại càng tuyệt nhiên không dám đề cập đến việc Trinh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ngay trên đất Đức dưới sự chỉ huy của ông tướng Công an Tô Lâm người vừa mới được phong hàm Đại Tướng mới đây khiến cho mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Đức đã bị đình chỉ từ ngày 27 tháng 9 năm 2017. Chính ông cựu đại sứ Đoàn Xuân Hưng cũng đã từng được báo chí Đức nhắc đến tên vì đã cho nhốt Trịnh Xuân Thanh 2 ngày tại Đại sứ quán trước khi bi bắt đưa về Hà Nội qua ngả Slovakia đồng thời gây tổn hại luôn mối quan hệ với quốc gia Đông Âu anh em Slovakia.
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Đức về cuộc gặp gỡ với ông Phạm Bình Minh mới đây đã cho biết hai bên đang xem xét điều chỉnh lại mối quan hệ đối tác chiến lược và rằng " đã từng có những khác biệt đáng chú ý giữa Đức và Việt Nam - đặc biệt là vì vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin". Nhưng báo chí Việt Nam và cơ quan chủ quản lại một lần nữa lại bỏ qua chi tiết quan trọng này và không muốn thừa nhận sự thật một cách công khai.
Chỉ có Đức cần !?
Đảng, ban tuyên giáo và báo chí lề phải cứ làm như vì Đức cần Việt Nam nên "muốn nối lại quan hệ chiến lược" chứ Việt Nam chẳng cần phải cạy cục gì.
Nhưng thực tế cho thấy các cán bộ ngoại giao Việt nam đã phải chạy xấp ngửa ngược xuôi kể từ tháng 9 năm 2017 để hầu mong nối lại được quan hệ ngoại giao chiến lược mà Đức đã đơn phương đình chỉ sau khi Việt Nam không đáp ứng yêu cầu trả lại Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức.
Tháng 11 năm 2018, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt nam Bùi Thanh Sơn mới có mặt ở Berlin. Tin tức về vụ Trịnh Xuân Thanh không được đưa ra nhưng cả ông Sơn lẫn ông Đoàn Xuân Hưng đều tiết lộ " mối quan hệ chiến lược sẽ có những tiến triển mới" và phát triển mạnh hơn trong tương lai.
Mãi cho đến cuối tháng Hai năm 2019, Việt Nam mới được Đức chấp thuận cho cấp bộ trưởng có một chuyến công du không chính thức đến nước này mà ai cũng có thể hiểu được là chuyện được ưu tiên trong chương trình nghị sự sẽ lại vẫn là Trịnh Xuân Thanh, nguyên nhân chính của khủng hoảng ngoại giao Đức Việt.
Nếu không nối kết lại quan hệ đối tác chiến lược thì ai sẽ thiệt ?
Thương mại song phương Đức và Việt Nam lên tới 13,8 tỷ Euro trong năm 2018, trong đó 9,7 tỷ Euro là hàng nhập khẩu từ Việt Nam và 4,1 tỷ euro xuất khẩu sang Việt Nam. Nếu EVFTA được ký kết thì có khả năng kim ngạch thương mại hai nước sẽ tăng lên mức 20 tỷ đô la vào năm tới. Một con số đáng kể cho Hà Nội.
Chỉ có Đức cần thì tại sao từ vài năm nay cứ mỗi lần quan chức Việt Nam sang công cán ở EU lại nghe nói đến "mong muốn được EU sớm thông qua EVFTA". Hết báo đài tới quan chức cứ trông cho EVFTA được thông qua cuối năm 2018 rồi lại phải dời mong muốn vào quý một năm 2019 rồi lại tiếp tục nuôi hi vọng trước tháng 4.
Trong lần ông Phạm Bình Minh đi Đức lần này, người đồng cấp của ông, ông Maas, cuối cùng cũng đã đưa cho Hà Nội củ cà rốt khi cho biết sẽ "tác động" vào việc phê chuẩn hiệp định thương mại EVFTA.
Còn giờ chưa có được EVFTA thì Phạm Bình Minh lại ngỏ lời xin viện trợ ODA của Đức tạm vậy.
Đức cần Việt Nam thật !
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Đức đã nêu rõ điều Đức cần ở Việt Nam đó là"sự tôn trọng các giá trị chung, đặc biệt là tôn trọng các quyền con người phổ quát".
Cái cần đầu tiên mà phía Đức đã nói rõ từ tháng 9 năm 2019 là Trịnh Xuân Thanh. Không phải Đức cần bản thân Trịnh Xuân Thanh nhưng đó là biểu tượng của sự tôn trọng pháp luật của một quốc gia có chủ quyền, một trong những giá trị chung mà Việt Nam đã không thèm đếm xỉa đến hồi tháng 8 năm 2017. Phía Đức vẫn đang tiến hành điều tra vụ việc và chắc chắn sẽ đi cho tới cùng.
Hà Nội vẫn cứ trì hoãn không chịu đáp ứng nhu cầu của Đức. Báo bên nhà vẫn cứ lải nhải nhắc cho dân chúng biết bắt được Trịnh Xuân Thanh " về nước đầu thú" là nước cờ cao tay của kỳ thủ đốt lò theo luật rừng rồi bỏ mặc cho chính phủ và bộ Ngoại giao phải đi hàn gắn khủng hoảng ngoại giao với Đức. Trịnh Xuân Thanh có được trở lại Đức hưởng hậu vận nhàn hạ hay không vẫn còn phải "hạ hồi phân giải" vì Tổng Chủ vẫn né chưa quyết gì.
Đức cần Việt Nam tôn trọng quyền con người. Cái quyền này lại là một thứ xa xỉ ở quốc gia cộng sản cầm quyền khi ngay đầu năm họ đã ban hành luật An ninh Mạng để bóp chặt quyền tự do ngôn luận, bỏ tù hàng trăm nhà bất đồng chính kiến chỉ vì dám lên tiếng phản đối chính quyền. Những quyền tự do tôn giáo, tự do hội họp, biểu tình, tự do tôn giáo, công đoàn độc lập… đều được nhà cầm quyền cho vào cái khung " tự do trong khuôn khổ" để biện minh cho các cáo buộc xâm phạm nhân quyền liên tục trong thời gian qua.
Nhưng không chỉ có Đức và Châu Âu lại cũng cần Việt Nam ở đây. Châu Âu trước giờ vốn không gắt gao về vấn đề nhân quyền, nhưng cho đến giờ, Châu Âu lại sử dụng cây gậy nhân quyền để buộc Việt Nam phải chấp nhận và thực thi các giá trị lâu đời nhằm đảm bảo quyền con người thật sự cho người dân Việt Nam.
Phương Thảo
Nguồn : VNTB, 23/02/2019
**********************
Việt Nam lại hứa hẹn sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức ?
Thường Sơn, VNTB, 22/02/2019
Người ‘ăn ốc’ chưa bao giờ lộ mặt mà toàn bộ quy trình đàm phán vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ phó thác cho Bộ Ngoại giao Việt Nam...
Thông báo mới nhất từ Ngoại trưởng Đức Heiko Maas vào ngày 20/2/2019 cho thấy cuộc đàm phán về vụ Trịnh Xuân Thanh giữa Việt Nam và Đức đã một lần nữa nhuốm chút hy vọng ‘phục hồi quan hệ đối tác chiến lược’ giữa hai nước - quan hệ mà Nhà nước Đức đã tuyên bố tạm ngừng vô thời hạn vào tháng 9 năm 2017 - 2 tháng sau khi ra thông báo phản đối Việt Nam cho mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin.
Sau khi kết thúc cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, Bộ Ngoại giao Đức đã ra một bản tin và một Thông cáo báo chí, trong đó Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Heiko Maas đã nhấn mạnh mối quan tâm của ông đến một sự hợp tác chặt chẽ dựa trên sự tôn trọng các giá trị chung :
"Trong thời gian qua đã có những khác biệt có thể nhận thấy rõ rệt giữa Đức và Việt Nam – đặc biệt là vì vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin. Hôm nay chúng tôi đã trao đổi với nhau về việc chúng tôi có thể điều chỉnh lại mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức như thế nào và làm sao có thực chất trở lại. Theo quan điểm của chúng tôi, một quan hệ đối tác chiến lược cũng bao gồm sự tôn trọng các giá trị chung, đặc biệt là tôn trọng nhân quyền phổ quát". (Thoibao.de)
Cách nói mở đường của Maas cho thấy nhiều khả năng Phạm Bình Minh đã hứa hẹn ‘Việt Nam sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’.
Tuy nhiên theo thông tin từ phía Bộ Ngoại giao Đức và được giới truyền thông quốc tế đưa tin, trước đây Việt Nam cũng đã hứa hẹn không dưới một lần về ‘Việt Nam sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’, nhưng sau đó bặt tăm.
Liệu có gì bảo chứng cho những hứa hẹn của Phạm Bình Minh vào lần này, không chỉ bởi bộ ngoại giao của ông Minh đã ‘hứa lèo’ không ít lần với Đức, mà còn bởi trọng lượng thật sự của Ủy viên bộ chính trị Phạm Bình Minh đã được lịch sử chứng minh là khá nhẹ cân.
Người ta vẫn còn nhớ một sự kiện bi hài chính trị : 3 tháng sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức Hội nghị trung ương 6, trong đó Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh hiện ra với bản báo cáo chuyên đề về… dân số.
Về sau này, nhiều thông tin không chính thức cho rằng ông Minh đã bị thất sủng từ sau vụ Trịnh Xuân Thanh với lý do tế nhị là ông ta không muốn bị biến thành kẻ ‘đổ vỏ’. Còn trên bình diện ngoại giao, đã có những dấu hiệu cho thấy Phạm Bình Minh và bộ ngoại giao của ông ta muốn ‘chạy làng’ khỏi vụ Trịnh Xuân Thanh.
Vậy có giá trị gì cho lời hứa của một đương sự ‘đổ vỏ’, trong khi ngồi trên ông ta mới có thể là một đương sự khác - chính là người ‘ăn ốc’ - nhưng có quyền lực mang tính quyết định hơn nhiều, người mà nếu chính miệng ông ta nói rằng ‘sẽ trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’ thì người Đức mới có chút cơ sở để tin đó là sự thật.
Nhưng bởi người ‘ăn ốc’ chưa bao giờ lộ mặt mà toàn bộ quy trình đàm phán vụ Trịnh Xuân Thanh chỉ phó thác cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, chẳng có gì chắc chắn là báo cáo và kiến nghị của Phạm Bình Minh sau cuộc đàm phán với Đức vào tháng 2 năm 2019 sẽ nhận được cái gật đầu dễ dàng của ‘Tổng chủ’.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 22/02/2019
Dấu hiệu quan hệ Việt-Đức đang sang trang (VOA, 22/02/2019)
Có dấu hiệu cho thấy Hà Nội và Berlin đang hàn gắn mối quan hệ bị sứt mẻ nặng nề sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, với chuyến công du của Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đi thăm nước Đức.
Tư liệu : Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. (AP Photo/Tran Van Minh)
Tại Berlin, ông Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam luôn luôn "trân quý quan hệ đối tác chiến lược với nước Đức", truyền thông trong nước tường thuật.
Hãng tin Reuters hôm 21/2 dẫn lời Ngoại trưởng Cộng hòa liên bang Đức Heiko Maas nói hôm 20/2 rằng ông sẽ thảo luận với Ngoại trưởng Việt Nam về việc nối lại quan hệ song phương, khép lại một giai đoạn đầy khó khăn mới đây vì vụ bắt cóc ộng Trịnh Xuân Thanh.
Trang mạng VNA cho biết trong cuộc gặp gỡ ở Berlin với ông Hans-Peter Friedrich, Phó Chủ tịch Quốc hội Đức, ông Phạm Bình Minh ca ngợi quốc hội Đức và Nhóm Thân hữu Đức-ASEAN trong quốc hội đã luôn theo sát tình hình Biển Đông.
Ông Minh kêu gọi Berlin hãy tiếp tục mạnh mẽ lên tiếng hậu thuẫn lập trường đúng đắn của Việt Nam và ASEAN, là giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOS. Ông Minh kêu gọi các bên hãy tự chế, không sử dụng vũ lực, đồng thời nên thực thi đầy đủ và một cách hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trong Biển đông (DOC), hướng tới việc hình thành một Bộ Quy tắc Ứng xử trong Biển Đông - COC.
Dịp này, Phó Thủ Tướng Việt Nam cũng đề nghị Quốc hội Đức hãy tiếp tục ủng hộ việc cấp viện trợ đầu tư phát triển (ODA) cho Việt Nam.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Quốc hội Đức Hans-Peter Friedrich cũng bày tỏ hài lòng về các quan hệ đang phát triển giữa hai viện lập pháp Đức-Việt, và nói ông hy vọng rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ tiếp tục lớn mạnh.
Hai nhà lãnh đạo nêu bật tầm quan trọng của hiệp định thương mại tự do Việt-EU (EVFTA), và đồng ý hối thúc EU ký hiệp định này vì quyền lợi thương mại của cộng đồng doanh thương của cả hai bên.
Trong một buổi làm việc với Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Peter Altmaier, ông Phạm Bình Minh nêu lên rằng Đức còn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong Liên hiệp Châu Âu. Ông lưu ý về tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam cho giới đầu tư Đức.
Dịp này, Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh cảm tạ chính phủ Đức đã cấp viện trợ phát triển (ODA) cho Việt Nam trong nhiều năm qua, ông nói các dự án ODA đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp sự phát triển kinh tế và xã hội VN.
Ông Altmaier cam kết sẽ hợp tác với Việt Nam trong các dự án được tài trợ bằng ODA và loan báo nay mai sẽ khánh thành Deutsches Haus -Ngôi Nhà Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đặt trụ sở của Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Liên bang Đức và là nơi hoạt động của các doanh nghiệp, các trung tâm văn hóa xã hội và kinh tế của Đức tại Việt Nam. Đây được coi là một biểu tượng quan trọng trong việc đưa mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước tiến xa hơn nữa.
*******************
Đức nhắm đến việc thiết lập lại quan hệ với Việt Nam sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (RFA, 21/02/2019)
Ngoại trưởng Cộng hòa liên bang Đức Heiko Maas hôm thứ tư 20 tháng 2 năm 2019 cho biết ông sẽ nhân buổi họp với người đồng cấp phía Việt Nam để thảo luận về việc nối lại quan hệ giữa 2 nước sau những khác biệt trong quá khứ vì vụ bắt cóc cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh ở Berlin.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas. Courtesy of Bộ Ngoại giao Việt Nam
Hãng tin Reuters hôm 21/1 dẫn lời quan chức của phía Đức cho biết như trên nhân chuyến thăm nước Đức của Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
Ông Heiko Maas nói rằng Việt Nam là một đối tác chiến lược của Đức ở Đông Nam Á và ca ngợi Hà Nội đã đạt được tiến bộ quan trọng trong việc mở cửa nền kinh tế và ban hành các cải cách khác trong những năm gần đây. Đức là đối tác hàng đầu về thương mại của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu.
Trong một tuyên bố được đưa ra Ngoại trưởng Đức nêu rõ :
"Trong quá khứ đã có những khác biệt đáng chú ý giữa Đức và Việt Nam, trên hết là vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh ở Berlin.
Hôm nay chúng tôi muốn đạt được một thỏa thuận về việc thiết lập lại đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đức và vun đắp bằng chất liệu mới".
Quan hệ giữa Đức và Việt Nam trở nên tệ hơn vào năm 2017 khi nước này cáo buộc Việt Nam đã dùng mật vụ để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh khi đang xin quy chế tị nạn tại Berlin.
Ông Trịnh Xuân Thanh, cựu quan chức dầu khí Việt Nam, sau đó đột nhiên xuất hiện trên truyền thông Việt Nam và nói mình tự về Hà Nội để đầu thú, các phiên tòa sau đó tuyên ông này 2 án tù chung thân với cáo buộc tham ô tài sản và cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong một tuyên bố trước cuộc gặp ở Berlin với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, ông Maas nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền con người và các giá trị phổ quát trong bất kỳ quan hệ đối tác chiến lược nào. Hai quan chức đã không tổ chức một cuộc họp báo nào.
"Việt Nam, giống như Đức, cam kết tự do thương mại và đa phương. Việt Nam đã đảm nhận trách nhiệm toàn cầu ngày càng tăng và tham gia bảo vệ khí hậu.
Đây là tất cả các lĩnh vực mà Đức và Việt Nam có thể hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai", ông Maas cho hay.
Ngoại trưởng Heiko Maas cũng tiết lộ, Đức ủng hộ một thỏa thuận nhanh chóng về hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam.
Hai nước bắt đầu quan hệ ngoại giao vào năm 1975 và nâng mối quan hệ của họ lên quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2011 nhưng quan hệ này bị tạm hoãn vào năm 2017 khi Đức trục xuất 2 quan chức của Đại sứ quán Việt Nam về nước vì cho rằng họ có liên quan trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh và một cô gái từ đường phố Berlin về nước.
Báo chí nhà nước Việt Nam khi tường thuật về chuyến thăm Đức của ông Phạm Bình Minh không nhắc gì đến tuyên bố liên quan đến Trịnh Xuân Thanh của Ngoại trưởng Đức Heiko Maas.
Theo tường thuật của TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc trong 2 ngày 20 và 21/2, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc gặp với các lãnh đạo cấp cao của Đức như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Heiko Maas, Phó Chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức Hans-Peter Friedrich và Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Peter Altmaier.
Theo cơ quan thông tin chính thức của Nhà nước Việt Nam, sau cuộc gặp với Phó Chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức Hans-Peter Friedrich, hai bên đã nhất trí tầm quan trọng của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), và cho rằng cần thúc đẩy EU sớm ký và phê chuẩn EVFTA vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp hai nước ; đồng thời chia sẻ vai trò quan trọng của các cơ chế đa phương và tôn trọng luật pháp quốc tế trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Trong các cuộc gặp, Phó Thủ tướng Việt Nam cũng đánh giá cao các dự án ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) của phía Đức và đề nghị Quốc hội Liên bang Đức tiếp tục ủng hộ cung cấp ODA cho Việt Nam.
********************
Đức muốn nối lại quan hệ với Việt Nam sau vụ Trịnh Xuân Thanh (VOA, 21/02/2019)
Ngoại trưởng Đức sẽ nhân cuộc họp với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh thảo luận chuyện nối lại các mối quan hệ bị rạn nứt sau vụ Berlin tố cáo Hà Nội bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết hôm 20/2. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh của Việt Nam đang thực hiện chuyến thăm Đức từ ngày 20-21 tháng này.
Ông Trịnh Xuân Thanh, nhân vật chính trong vụ xích mích ngoại giao Việt-Đức.
Ông Maas nói Việt Nam là một đối tác quan trọng của Đức ở Đông Nam Á, đồng thời ca ngợi Hà Nội đã có những tiến bộ đáng kể trong việc mở cửa kinh tế và thi hành các cải cách khác trong những năm gần đây. Đức là bạn hàng số một của Việt Nam ở Châu Âu.
"Thời gian qua có những bất đồng đáng kể giữa Đức với Việt Nam, trên hết là về vụ bắt cóc công dân Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh, ở Berlin", Ngoại trưởng Đức tuyên bố.
"Hôm nay chúng tôi muốn đạt thỏa thuận về chuyện lập lại đối tác chiến lược giữa Việt Nam với Đức và vun đắp bằng chất liệu mới", ông Maas nói.
Quan hệ đôi bên căng thẳng hồi 2017 sau khi Đức tố cáo Việt Nam vi phạm luật quốc tế qua việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, người đang xin tị nạn Đức, từ lãnh thổ Đức đem về Việt Nam tuyên án tù chung thân.
Một tòa án Đức hồi tháng 7 năm ngoái tuyên phạt một người gốc Việt 3 năm, 10 tháng tù sau khi ông này thú nhận đã tiếp tay với mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Thanh.
Trong thông cáo công bố trước cuộc họp với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh tại Berlin, Ngoại trưởng Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền và các giá trị chung trong bất kỳ đối tác chiến lược nào. Đôi bên không tổ chức họp báo sau cuộc họp.
"Việt Nam, cũng như Đức, cam kết tự do thương mại và đa phương", Ngoại trưởng Đức nói.
Ông Maas cũng cho biết thêm rằng Đức ủng hộ thỏa thuận tự do thương mại giữa Liên hiệp Châu Âu với Việt Nam.
Việt-Đức bắt đầu quan hệ ngoại giao vào năm 1975. Đến năm 2011, hai nước nâng mối quan hệ lên thành đối tác chiến lược.
Đức xác nhận thảo luận vụ Trịnh Xuân Thanh với Việt Nam ở Berlin (VOA, 07/11/2018)
Một nguồn tin ngoại giao Đức mới xác nhận với VOA tiếng Việt về cuộc họp cấp cao với quan chức Việt Nam ở Berlin giữa tuần trước, trong đó đôi bên có trao đổi về vụ "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh.
">
Hình ảnh ông Thanh được cho là "tự thú" trên Truyền hình Việt Nam năm ngoái.
Nguồn thạo tin không muốn nêu danh tính cho biết rằng "Quốc vụ khanh Đức Andreas Michaelis một lần nữa nhấn mạnh trong các cuộc thảo luận với Thứ trưởng Ngoại giao [Bùi Thanh Sơn] rằng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế không thể chấp nhận được và gây tổn hại tới lòng tin".
"Chính phủ liên bang Đức lên tiếng ủng hộ vụ Trịnh Xuân Thanh và vẫn đang trong quá trình thảo luận với phía Việt Nam", nguồn tin nói.
Tuy nhiên, quan chức Đức này không xác nhận hay bác bỏ thông tin đăng trên báo chí nước này cũng như từ cộng đồng người Việt về chuyện họ nói là "Berlin đang thương lượng trả ông Trịnh Xuân Thanh về Đức".
Báo chí Việt Nam đưa tin về cuộc gặp trên, nhưng không nhắc tới việc Đức tiếp tục cáo buộc Hà Nội "bắt cóc" ông Thanh, cũng như quan điểm của Berlin trong cuộc họp về vụ việc gây nhiều sóng gió trong quan hệ hai nước này.
Ông Thanh được giải tới tòa hồi đầu năm nay.
Trên trang Facebook cá nhân, Đại sứ Việt Nam tại Đức, ông Đoàn Xuân Hưng, hôm 1/11 đăng tải một dòng trạng thái kèm theo hình ảnh ông chụp chung với Thứ trưởng Sơn.
Nhà ngoại giao cấp cao nhất của Việt Nam ở Đức viết : "Hôm nay là một ngày vui đối với tôi, đối với chúng ta. Thứ trưởng Thường trực BNG Việt Nam Bùi Thanh Sơn sang thăm CHLB Đức theo lời mời của BNG bạn".
Công viên Tiergarten, nơi Đức cáo buộc Việt Nam "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh.
Đây được coi là cuộc trao đổi chính thức và cấp cao nhất giữa hai nước ở Berlin kể từ tháng Chín năm ngoái, sau khi bùng ra vụ việc khiến quốc gia Tây Âu tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với nước Đông Nam Á.
Ông Hưng trong ngày 1/11 cũng đăng tải các hình ảnh quan chức hai nước tham gia cuộc họp ở Berlin, với dòng chú thích rằng "nền tảng quan hệ hai nước rất vững chắc", "tiềm năng hợp tác trên mọi lĩnh vực rất lớn" và rằng "chắc chắn sự hợp tác ở tầm chiến lược giữa hai nước sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai".
Tuy nhiên, hiện không thấy các hình ảnh này công khai trên trang Facebook của ông Hưng. Chưa rõ liệu nhà ngoại giao này có để chế độ riêng tư, dành riêng cho bạn bè xem các bức ảnh mà có ý kiến coi là "các tín hiệu cho thấy hai nước có thể sẽ nối lại quan hệ đối tác chiến lược trong tương lai gần".
Bà Schlagenhauf, luật sư của ông Thanh ở Đức.
Trả lời VOA Việt Ngữ, luật sư của ông Thanh ở Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf, cho rằng cuộc gặp hôm 1/11 là "bước đi cấp cao đầu tiên" ở Berlin nhằm tìm cách "xử lý xung đột ngoại giao giữa Việt Nam và Đức".
"Tôi hy vọng rằng phía Việt Nam giờ thấy rõ điều cần làm để giảm căng thẳng", bà nói. "Tôi đang chờ các kết quả cụ thể về việc trả lại thân chủ của tôi về Đức. Chúng ta phải chờ xem trong vài tuần nữa".
Nữ luật sư người Đức này cũng bác bỏ các tin tức đăng trên Facebook cuối tuần trước về việc ông Thanh đã "lên máy bay" vềBerlin. "Ông ấy chưa trở lại Đức", bà Schlagenhauf nói.
Hồi đầu năm nay, cựu quan chức dầu khí Việt Nam đã hai lần bị kết án tù chung thân trong hai vụ án.
Berlin từng yêu cầu Hà Nội thả ông Thanh về Đức để được cân nhắc đơn xin tị nạn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng từng nói rằng Hà Nội "đang tiếp tục trao đổi chặt chẽ với phía Đức" và "luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức vì lợi ích của nhân dân hai nước".
******************
Berlin tiếp tục can thiệp cho Trịnh Xuân Thanh được trở lại Đức (RFI, 06/11/2018)
Trong cuộc hội đàm với Thứ trưởng thường trực Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn ngày 01/11/2018 tại Berlin, quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis, một lần nữa, lên án rõ ràng và rành mạch rằng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là một sự vi phạm công pháp quốc tế hoàn toàn không thể chấp nhận được, phá vỡ lòng tin trong quan hệ giữa hai nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (trái) và quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis, Berlin, ngày 01/11/2018 (with courtesy of @AA)
Từ Berlin, thông tín viên Trung Khoa cho biết thêm thông tin :
Một nguồn tin xin ẩn danh thuộc Bộ Ngoại giao Đức, trong quá khứ chính phủ Liên bang Đức đã can thiệp mạnh mẽ cho Trịnh Xuân Thanh, và sẽ tiếp tục nói chuyện với phía Việt Nam về trường hợp này.
Theo nguồn tin trên, trong quá trình trao đổi tích cực và chặt chẽ từ hơn một năm nay, Đức và Việt Nam đã làm việc để khôi phục quan hệ song phương. Để làm việc này, chính phủ Đức đã lưu ý đến các đáp ứng tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền. Quan hệ giữa hai nước, giờ đây, đang đứng trước một sự khởi đầu mới.
Bản tin chính thức đăng trên Cổng thông tin điện tử chính phủ cho biết, quốc vụ khanh Andreas Michaelis sẽ thu xếp sớm thăm Việt Nam vào thời gian phù hợp để tiến hành đối thoại chiến lược giữa hai Bộ Ngoại giao.
Trong buổi gặp gỡ, giao lưu với người Việt tại chợ Đồng Xuân ở Berlin, thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đã nói : Qua chuyến công tác lần này, quan hệ hai nước Việt Nam và Đức đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đang từng bước cải thiện. Ông khẳng định, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Đức đều đang nỗ lực hết mình để thúc đẩy sự hợp tác và đưa quan hệ hai nước trở lại quỹ đạo như trước đây.
RFI tiếng Việt
*********************
Liên Bộ Công thương và Ngoại giao Việt Nam đang gây áp lực trả Trịnh Xuân Thanh về Đức ? (VNTB, 04/11/2018)
Các quan chức của Việt Nam và Đức đang thương lượng việc trả lại Trịnh Xuân Thanh, người mà Berlin cáo buộc bị mật vụ Việt bắt cóc hồi năm ngoái, trong bối cảnh Hà Nội muốn đạt được một hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu.
Đại sứ Đức Christian Berger và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong buổi Lễ Quốc khánh Đức ngày 5/10/2018
Nhật báo TAZ của Đức cho biết các quan chức chính phủ của Việt Nam đã gặp các quan chức của Đức tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Berlin hôm 1/11 để bàn thảo việc trả lại cựu quan chức ngành dầu khí đã bị Hà Nội kết 2 án chung thân hồi đầu năm nay cho phía Đức.
Nhật báo quốc gia duy nhất của Đức nói họ biết tin về cuộc đàm phán từ giới thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam. Theo nguồn tin này, cuộc thương lượng được thực hiện theo lời mời của chính phủ Đức. Phái đoàn Việt Nam tham gia đàm phán tại Bộ Ngoại giao Đức hôm 1/11 do một thứ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn đầu. TAZ không nêu tên vị thứ trưởng này nhưng theo Thoibao.de, người dẫn đầu đoàn Việt Nam là ông Bùi Thanh Sơn. Ông Sơn chính là người tới tham dự buổi lễ Quốc khánh Đức ngày 5/10 tại Hà Nội, nơi Đại sứ Đức Christian Berger nói sẽ thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Đức ngày càng phát triển tích cực.
Vào tháng 9 năm ngoái, Đức đã tuyên bố tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sau khi Việt Nam bắt cóc ông Thanh tại Berlin ngày 23/7/2017 nhưng Hà Nội nói rằng ông Thanh tự về đầu thú.
Trước khi bị bắt cóc, ông Thanh đang xin tị nạn tại Đức. Sau khi "trở về đầu thú", ông Thanh bị đưa ra tòa xử và bị tuyên hai án tù chung thân cho tội danh tham ô và quản lý kém gây thất thoát tài sản nhà nước. Ông Thanh bị cho là làm thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng trong thời gian làm chủ tịch PVC, một công ty của tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Đức đã yêu cầu Việt Nam trao trả lại ông Thanh sau vụ bắt cóc mà Đức nói là vi phạm luật pháp nước này.
Theo nguồn tin từ phía Việt Nam mà TAZ có được, vấn đề trả ông Thanh trở lại Đức đang gây tranh cãi tại Hà Nội.
"Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương Việt Nam đang gây áp lực để trả Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức. Họ biết rằng đây là cách duy nhất để phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước. Nhưng các quan chức cao cấp về nội vụ muốn ngăn chặn điều này bằng mọi giá", nguồn tin thân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam cho TAZ biết.
Vẫn theo nguồn tin này, những người ngăn chặn bao gồm những người có liên quan đến vụ bắt cóc và cho rằng Đức đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với họ.
Theo Tổng Công tố viện Liên bang Đức, ông Thanh gần như chắc chắn bị đưa ra khỏi khu vực Schengen của liên minh Châu Âu bởi một chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Điều này cũng đang làm mối quan hệ giữa Việt Nam và Slovakia căng thẳng khi Slovakia yêu cầu Hà Nội giải thích liệu họ có bị phía Việt Nam lợi dụng để tiến hành vụ bắt cóc hay không.
Việt Nam hiện đang theo đuổi hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu, trong đó Đức và Slovakia là những thành viên. Hiệp định này được cho là sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 3,2 tỷ USD vào năm 2020 và khoảng 7,2 tỷ USD vào năm 2030.
Hôm 17/10, Ủy ban Châu Âu ở Brussels đã phê duyệt hiệp định này. Nhưng để hiệp định được chính thức thông qua, cần phải có sự phê chuẩn của các nước thành viên EU và Nghị viện Châu Âu.
Nhật báo TAZ của Đức hôm nay có đăng một bài báo về cuộc đàm phán này. Sau đây là bản dịch :
Việt Nam và Đức đàm phán trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức
Kể từ khi vụ bắt cóc xảy ra, quan hệ giữa Đức và Việt Nam bị khủng hoảng. Chính phủ hai nước đang cố gắng tiến gần lại với nhau.
Hôm nay thứ Năm ngày 01/11/2018 tại Bộ Ngoại giao Đức ở Berlin, Chính phủ Đức và Việt Nam đã đàm phán về việc trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức, ông Thanh chính là người bị kết 2 án tù chung thân tại Hà Nội hồi đầu năm nay. Cựu cán bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam, người mà bị thất sủng tại Hà Nội, đã đào thoát đến Đức xin tị nạn hồi giữa năm 2016 và sau đó đã bị mật vụ Việt Nam từ Hà Nội sang Đức bắt cóc đem về nước hồi cuối tháng 7 năm 2017. Việc bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước phụ thuộc vào kết quả thỏa thuận về trường hợp của ông.
Tờ TAZ đã biết tin về cuộc đàm phán ngày hôm nay từ giới lân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội. Cuộc đàm phán được thực hiện theo lời mời của Chính phủ Liên bang Đức. Dẫn đầu phái đoàn đàm phán cấp cao của Việt Nam là Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Bộ Ngoại giao Đức chỉ xác nhận với tờ TAZ là "có cuộc đàm phán tại Bộ Ngoại giao hôm nay ngày thứ Năm" như là một phần của "quá trình trao đổi chặt chẽ" với Việt Nam về "các vấn đề quốc tế và song phương". Bộ Ngoại giao Đức không nói gì về việc trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức. Tuy nhiên, rõ ràng là Đức luôn ràng buộc điều kiện đó với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, mà trước đây ở cấp độ Ngoại giao "quan hệ đối tác chiến lược". Ngoài ra, phản ứng với hành vi bắt cóc vi phạm Công pháp quốc tế, Đức đã đình chỉ các cuộc tiếp xúc trao đổi với các chính trị gia Việt Nam, ngoại trừ trao đổi về vấn đề bắt cóc này.
Theo nguồn tin nêu trên từ Việt Nam, vấn đề trả Trịnh Xuân Thanh trở về lại Đức đang gây tranh cãi tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hình như không được ủy nhiệm (không được giao cho quyền) đưa ra lời cam kết với phía Đức. Trong khi đó, "Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương Việt Nam đang gây áp lực để trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức. Họ biết rằng đây là cách duy nhất để phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước. Nhưng các quan chức cao cấp về nội vụ muốn ngăn chặn điều này bằng mọi giá", người cung cấp tin (từ giới lân cận với Bộ Ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội) giải thích. Những người muốn ngăn chặn bao gồm những người có liên quan đến vụ bắt cóc và cho rằng Đức đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với họ.
Theo Tổng Công tố viện Liên bang Đức, nạn nhân bắt cóc Trịnh Xuân Thanh gần như chắc chắn bị đưa ra khỏi khu vực Schengen bởi một chuyên cơ của chính phủ Slovakia.
Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, Robert Kalinak, đã cho Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm mượn chiếc chuyên cơ, vì ông Tô Lâm phải nhanh chóng đến cuộc hẹn gấp ở Moscow, mà sự thật là không có cuộc hẹn nào ở đó. Hiện nay Slovakia đang điều tra, ông Kalinak vào thời điểm lúc đó có biết rằng nạn nhân bị bắt cóc ngồi trên chuyên cơ hay không. Ông Kalinak đã phủ nhận và nói ông không biết gì.
Việt Nam phủ nhận việc nạn nhân bị bắt cóc có mặt trên chuyên cơ. Slovakia yêu cầu Hà Nội giải thích cách thức Trịnh Xuân Thanh đã về Hà Nội như thế nào và đe dọa sẽ có hậu quả nếu không có lời giải thích xác đáng. Các lực lượng có suy nghĩ chín chắn ở Hà Nội thì không muốn có một đám cháy lan rộng về Ngoại giao.
Một Đại sứ mới cho sự khởi đầu mới
Vào tháng 8 vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam mới tại Đức, ông Nguyễn Minh Vũ, thay thế ông Đoàn Xuân Hưng. Theo quan điểm của Hà Nội, cho một khởi đầu mới đáng tin tưởng về quan hệ Ngoại giao thì nhất thiết cần phải có một Đại sứ mới, không có liên quan gì đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Kể từ khi vụ bắt cóc xảy ra hồi cuốt tháng 7/2017, Chính phủ Đức cũng như những nhà Ngoại giao nước khác đã cắt giảm quan hệ với Đại sứ cũ Đoàn Xuân Hưng, mà trong Đại sứ quán của ông nạn nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có lẽ đã bị nhốt 2 ngày trong đó trước khi được chuyển đến Bratislava (thủ đô Slovakia). Ông Hưng đã gây chú ý trong dư luận về việc ông uống bia và chơi golf với những người Việt Nam định cư ở Đức, mà những người này bị cảnh sát để ý đến.
Tân Đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Minh Vũ đã được bổ nhiệm nhưng chưa được phía Đức chấp nhận
Mặc dù Đại sứ mới đã được chính thức bổ nhiệm, nhưng Đại sứ cũ vẫn tiếp tục chức vụ. Bộ Ngoại giao Đức đã tuyên bố, như một người trong nội bộ tiết lộ với tờ TAZ, chỉ khi nào điều kiện trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức được đáp ứng, thì Đức mới đồng ý chấp nhận Ủy nhiệm thư của Tân Đại sứ Nguyễn Minh Vũ. Nếu không, ông Vũ -người có một một vị thế vững chắc hơn người tiền nhiệm của mình- sẽ bị "đốt cháy".
Nguồn VOA và Thoibao.de
*********************
Thanh lại sang Đức… uống bia và chơi golf ? (VNTB, 04/11/2018)
Một điều thật khôi hài và trớ trêu là nhân vật Trịnh Xuân Thanh - quan chức đã bị không phải một mà đến hai cái án chung thân bởi ‘bác tổng bí thư’- đang tràn trề cơ hội để trở sang Đức… uống bia và chơi golf !
Trịnh Xuân Thanh sẽ tiếp tục tận hưởng mùa thu nước Đức ?
Cuộc họp đặc biệt giữa Quốc Vụ khanh đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn ở Berlin vào ngày 1/11/2018 đã lộ ra cơ hội đó.
Ngay sau cuộc họp trên, cựu Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng bình luận trên Facebook cá nhân "Chắc chắn sự hợp tác ở tầm chiến lược giữa hai nước sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai", còn báo đảng ở Việt Nam thì thông tin "Quốc Vụ khanh Andreas Michaelis hứa sẽ thu xếp sớm thăm Việt Nam vào thời gian phù hợp để tiến hành Đối thoại chiến lược giữa hai Bộ Ngoại giao".
Về thực chất, "thắng lợi vĩ đại" nhất từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là sự "kiến tạo" một bước ngoặt lớn trong trang sử quan hệ Ngoại giao Đức-Việt và EU-Việt, làm thay đổi hẳn nhận thức của giới quan chức Đức và Liên Minh Châu Âu đối với phương châm "Việt Nam luôn làm bạn với tất cả các nước".
Khi nổ ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và ít ngày sau đó, có lẽ Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tính toán không ít kế hoạch để đối phó với Đức và với dư luận. Nhưng dù mắt trước mắt sau đến thế nào, họ vẫn quên hoặc không thể nhận thức được - như một trí não bình thường - về một nhân tố căn cơ và mang tính quyết định : Đức là một nhà nước pháp quyền, lấy pháp quyền làm giá trị hàng đầu để điều hành xã hội và đối ngoại.
Tam quyền phân lập là một trong những giá trị pháp quyền ấy. Với tư cách là một thành phần độc lập trong thể chế chính trị tam quyền phân lập, tòa án Đức tách rời một cách tương đối với những quyết định của chính phủ và Bộ Ngoại giao Đức.
Sự thật là trong con mắt nước Đức, một kẻ tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh nếu có được phía Việt Nam trả lại cho Đức cũng chẳng có ý nghĩa gì lớn. Mà trên hết, người Đức cần được chế độ vi phạm nhân quyền quá trầm trọng ở Việt Nam thật sự tôn trọng như một nhà nước pháp quyền, mà vụ Trịnh Xuân Thanh là một phép thử rất lớn.
Vào năm 2018, thách thức đối ngoại mà đảng cầm quyền của Nguyễn Phú Trọng phải đối mặt còn khó khăn hơn so với năm 2017. Nếu không chịu nhượng bộ trong việc ‘trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức’, ông Trọng có thể sẽ phải nhận thêm hậu quả về một cuộc khủng hoảng Ngoại giao lan rộng giữa các nước Châu Âu với Việt Nam, không những tuyệt vọng về EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt nam- EU) mà còn có thể tuyệt giao về quan hệ Ngoại giao, để khi đó số phận của chính thể độc đảng ở Việt Nam sẽ biến thành… Bắc Triều Tiên.
Cũng bởi thế, vào tháng Năm năm 2018 đã xuất hiện một số suy đoán cho rằng để xử lý khủng hoảng đối ngoại trên, ông Trọng đã chỉ đạo các cơ quan tư pháp ‘vận động Trịnh Xuân Thanh rút đơn kháng cáo’ ngay trước phiên xử phúc thẩm Trịnh Xuân Thanh, mà theo đó sau khi ông Thanh đã ‘yên tâm ở tù chung thân’, phía Việt Nam sẽ đàm phán với Đức để âm thầm trả Trịnh Xuân Thanh cho Đức theo hình thức ‘áp dụng luật đặc xá trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước’.
Luồng suy đoán trên cũng nêu ra cơ sở là với các nhà lãnh đạo Việt Nam, sau khi đã xử Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt ‘ông anh’ của Trịnh Xuân Thanh là Đinh La Thăng, đã phần nào đáp ứng nguyện vọng "trừng trị những kẻ tham nhũng" trong một bộ phận dân chúng, cũng thể hiện được uy quyền "đốt lò" của mình. Con bài Trịnh Xuân Thanh đã hết hạn sử dụng, không nên là vật cản cho quan hệ hai nước Việt – Đức, đặc biệt quan hệ Việt Nam – EU. Hiệp định thương mai tự do Việt nam – EU phải được ký kết sớm, và cần giải toả con bài Trịnh Xuân Thanh càng sớm càng tốt.
Đến đầu tháng Sáu năm 2018 thì sự việc trở nên rõ hơn nhiều. Tờ Nhật báo Frankfurt Phổ thông (Frankfurter Allgemeine Zeitung – FAZ) của Đức cho biết Trịnh Xuân Thanh sẽ được trả tự do "trong thời gian tới đây". Dựa trên nhiều nguồn tin, tờ nhật báo này nói rằng chính phủ Hà Hội đã cam kết với nước Đức sẽ cho phép Trịnh Xuân Thanh xuất cảnh sang nước Cộng Hòa Liên bang Đức sau khi vụ xét xử một người giúp đỡ bắt cóc ở Berlin đi đến kết thúc.
Cũng theo thông tin của nhật báo này, một phần của sự nhượng bộ từ phía Việt Nam cũng là việc trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài.
Với những vụ trả tự do như thế, Hà Nội hy vọng sẽ cải thiện được quan hệ kinh tế với nước Đức và EU, báo FAZ tường thuật. Đại diện EU cũng nói với Hà Nội rằng việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam vào đầu năm 2019 sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận của Đức trong Hội đồng Châu Âu. Thuộc vào trong số những nhượng bộ về Ngoại giao của Việt Nam cũng là việc cải thiện những điều kiện giam giữ cho các tù nhân chính trị khác.
Hai cái tên – một Trịnh Xuân Thanh quan chức tham nhũng nhưng được ‘ăn theo’ nhân quyền, và một Nguyễn Văn Đài nhà hoạt động nhân quyền – rõ ràng là những bằng chứng đầu tiên cho thấy chính thể độc trị ở Việt Nam bắt đầu phải nhượng bộ Chính phủ Đức nói riêng và EU nói chung về pháp quyền và nhân quyền.
Nếu trong thời gian tới, Trịnh Xuân Thanh quả thực sẽ uống bia và chơi golf ở Đức, tâm thế đầu hàng của nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ hiện hình một cách đầy ý nghĩa : hiện tượng này phản ánh tiến trình ‘vận nước đang lên’ và cuộc đấu lực lẫn đấu trí của nhà nước này với người Đức, Liên minh Châu Âu và người Mỹ đã chạm vào ngưỡng trên của giới hạn chịu đựng. Nguyễn Phú Trọng và cái túi ngân sách thủng toang hoác của chế độ ông ta khó mà có thể chịu đựng cơn đói ăn hơn nữa.
Thường Sơn
****************
Việt - Đức sắp khôi phục quan hệ đối tác chiến lược ? (BBC, 03/11/2018)
Đức và Việt Nam tiến gần hơn đến việc chính thức khôi phục quan hệ Đối tác chiến lược sau khủng hoảng vì cáo buộc 'bắt cóc' ông Trịnh Xuân Thanh.
Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, Đức
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đang ở Berlin, có cuộc họp với Quốc Vụ khanh đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis.
Truyền thông nhà nước Việt Nam nói Quốc Vụ khanh Andreas Michaelis hứa sẽ thu xếp sớm thăm Việt Nam vào thời gian phù hợp để tiến hành Đối thoại chiến lược giữa hai Bộ Ngoại giao.
Trong một cuộc gặp Việt kiều tại Berlin, ông Bùi Thanh Sơn không đề cập cụ thể trường hợp Trịnh Xuân Thanh, nhưng nói quan hệ Việt - Đức thời gian tới "sẽ có nhiều tiến triển".
Quan hệ Đức - Việt gặp khủng hoảng sau vụ liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh mà phía Đức nói là bị mật vụ Việt Nam "bắt cóc tại Berlin" hè 2017 rồi chuyển về Hà Nội đưa ra tòa.
Berlin đã tạm ngưng đối tác chiến lược với Hà Nội sau đó.
Ông Trịnh Xuân Thanh đã nhận hai án chung thân trong hai vụ án riêng rẽ ở Việt Nam.
Trong khi đó, trang Facebook cá nhân của Đại sứ Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng đưa hình ảnh cho thấy Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Quốc Vụ khanh Đức gặp nhau tại Berlin bàn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược hai nước ngày 1/11.
Ông Đoàn Xuân Hưng bình luận trên Facebook cá nhân : "Chắc chắn sự hợp tác ở tầm chiến lược giữa hai nước sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai".
*********************
Chính phủ Đức và Việt Nam tiến hành thương lượng vụ "trả" lại ông Trịnh Xuân Thanh tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Berlin từ hôm 1 tháng Mười Một, 2018, tin do nhật báo TAZ của Đức tiết lộ.
Ông Trịnh Xuân Thanh bị dẫn giải ra tòa hôm 22 tháng Giêng, 2018, tại Hà Nội. (Hình : Vietnam News Agency/AFP/Getty Images)
"Việc bình thường hóa quan hệ Đức-Việt tùy thuộc vào thỏa thuận về vụ Trịnh Xuân Thanh. Cuộc thương lượng được thực hiện theo lời mời của chính phủ Đức. Đại diện Việt Nam là một thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức xác nhận cuộc thương lượng là một phần của ‘quá trình thảo luận chặt chẽ’ với Việt Nam về ‘các vấn đề quốc tế và song phương,’" nhật báo TAZ tường thuật.
Tin đồn về việc Việt Nam sắp sửa trả lại ông Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức đã râm ran từ vài tháng nay và đã dấy lên suy đoán rằng ông Thanh "sẽ đi Đức trước cuối năm 2018".
Đức đã tuyên bố ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sau khi chính thức đưa ra cáo buộc Việt Nam bắt cóc ông Thanh tại Berlin ngày 23 tháng Bảy, 2017.
Tờ báo của Đức cũng hé lộ thêm, vụ trả lại ông Trịnh Xuân Thành cho Đức "đang gây tranh cãi ngay tại Hà Nội". Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương Việt Nam được cho là muốn thúc đẩy việc này sớm vì đây là cách duy nhất để khôi phục quan hệ Ngoại giao với Đức nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt từ những giới chức cao cấp liên quan đến vụ bắt cóc ông Thanh.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh chủ trì họp báo kết thúc Hội nghị liên bộ - Ảnh minh họa
TAZ không nêu danh tính vị thứ trưởng Bộ Ngoại giao CSVN, nhưng theo Thoibao.de, đó là ông Bùi Thanh Sơn, người đến dự lễ quốc khánh Đức ngày 5 tháng Mười tại Hà Nội.
Thông tin này trùng khớp với một post lúc 8 giờ tối 2 tháng Mười Một trên trang Facebook cá nhân của ông Đoàn Xuân Hưng, đại sứ Việt Nam tại Đức, với hình ảnh và nội dung : "Thứ Trưởng Thường Trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Quốc Vụ Khanh Bộ Ngoại giao Đức gặp nhau tại Berlin bàn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược hai nước (1 tháng Mười Một, 2018)".
"Nền tảng quan hệ hai nước rất vững chắc. Tiềm năng hợp tác trên mọi lĩnh vực rất lớn. Chắc chắn sự hợp tác ở tầm chiến lược giữa hai nước sẽ còn phát triển mạnh hơn trong tương lai", ông Đoàn Xuân Hưng bình luận trên Facebook cá nhân.
Cũng vậy, một bản tin đăng trên báo VOV của Đài Tiếng Nói Việt Nam hôm 2 tháng Mười Một cho hay : "Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc theo lời mời của phía Đức, hôm 1 tháng Mười Một, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Đức, Thứ trưởng thường tTrực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm với ông Andreas Michaelis, quốc vụ khanh đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Đức. Tại hội đàm trong không khí vui vẻ, cởi mở và thân tình, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước. Phía Đức đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam thời gian qua cũng như vai trò, vị trí quan trọng của Việt Nam trong ASEAN và tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ; cho rằng đây là cơ sở quan trọng để hai bên hợp tác trong thời gian tới".
Tất nhiên, báo này không đả động gì về vụ thương lượng trả lại ông Thanh là nội dung chính của cuộc họp.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (phải) và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis. (Hình : Facebook Hung Doan)
Trong khi đó, nhà văn Trần Quốc Quân ở Ba Lan viết trên trang cá nhân : "Một nguồn tin mới nhất về Trịnh Xuân Thanh cho biết : Vào lúc 23 giờ 15 phút đêm 2 tháng Mười Một, 2018, công an đã đưa ông Trịnh Xuân Thanh đi vào cửa sau sân bay Nội Bài để chuẩn bị cho chuyến bay Air Vietnam 37 từ Hà Nội đi Berlin. Đi theo chuyến bay là phụ tá của ông Đại sứ Đức Christian Berger từ Hà Nội. Chuyến bay sẽ đáp xuống FrankFurt lúc 14 giờ 45 phút giờ địa phương để đổi sang máy bay Lufthansa 188 đến Berlin. Cả hai phía Đức và Việt Nam sẽ giữ kín thông tin này và ông Thanh được cho là cũng sẽ không tiết lộ với báo chí vì đây là cam kết giữa ba bên".
Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam – PVC), bị kết án chung thân hai lần hồi đầu năm 2018.
Hà Nội đang đặt nhiều hy vọng vào Hiệp định Thương mại Tự do với EU (EVFTA) nhưng vấn đề là quan hệ Ngoại giao với Đức và Slovakia, hai thành viên của khối này, đang rơi vào khủng hoảng về vụ Trịnh Xuân Thanh.
Hồi tháng trước, theo hãng thông tấn nhà nước TASR, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovakia Boris Gandel tuyên bố : "Quan hệ song phương Slovakia-Việt Nam sẽ bị đóng băng cho đến khi Bratislava nhận được lời giải thích đáng tin cậy từ Hà Nội về vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc đã kết thúc tại Việt Nam như thế nào".
Thời điểm đó, tuần báo Spectator và nhật báo Denník N của Slovakia tiết lộ một chi tiết ít người biết về vụ bắt cóc : "Một passport trong đoàn Việt Nam thiếu visa Schengen theo yêu cầu. Tên của người đó trên passport là Trung Việt Lưu và ngày tháng năm sinh là 2 tháng Chín, 1968. Người này nhiều khả năng chính là Trịnh Xuân Thanh. Các nhân viên cận vệ của Slovakia mô tả rằng họ để ý trong số ba người Việt cuối cùng lên máy bay, hai người khống chế người còn lại. Slovakia có thể cấp ngoại lệ ra vào nước này mà không cần visa Schengen vì ba lý do : nhân đạo, lợi ích của nhà nước hoặc cam kết quốc tế". (T.K.)
********************
Vụ Trịnh Xuân Thanh : Việt Nam tìm cách hàn gắn quan hệ với Đức (RFI, 03/11/2018)
Ngày 01/11/2018, thứ trưởng thường trực bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã sang Berlin để đàm phán với phía Đức nhằm hàn gắn lại mối quan hệ Ngoại giao đã bị khủng hoảng sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Ông Trịnh Xuân Thanh bị cảnh sát áp tải đến một phiên tòa tại Hà Nội, ngày 8/1/2018. VNA/Doan Tan via Reuters
Tường trình của thông tín viên Trung Khoa từ Berlin :
Tờ TAZ đã có tin về cuộc đàm phán này từ giới thân cận với bộ Ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội. Cuộc đàm phán được thực hiện theo lời mời của chính phủ Liên bang Đức. Tuy nhiên, bộ Ngoại giao Đức chỉ xác nhận với tờ TAZ là "có cuộc đàm phán tại bộ Ngoại giao ngày hôm nay, thứ Năm" như là một phần của "quá trình trao đổi chặt chẽ" với Việt Nam về "các vấn đề quốc tế và song phương". Bộ Ngoại giao không nói gì về việc trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức. Nhưng rõ ràng là Đức luôn ràng buộc điều kiện đó với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, mà trước đây ở mức "quan hệ đối tác chiến lược". Ngoài ra, phản ứng với hành vi bắt cóc vi phạm Công pháp quốc tế, Đức đã đình chỉ các cuộc tiếp xúc trao đổi với các chính trị gia Việt Nam, ngoại trừ trao đổi về vấn đề bắt cóc này.
Theo nguồn tin nêu trên ở Việt Nam, vấn đề trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức đang gây tranh cãi tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hình như không được ủy quyền đưa ra lời cam kết với phía Đức. Trong khi đó, "bộ Ngoại giao và bộ Công thương Việt Nam đang gây áp lực để trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức. Họ biết rằng đây là cách duy nhất để phục hồi toàn diện quan hệ giữa hai nước. Nhưng các quan chức cao cấp về nội vụ muốn ngăn chặn điều này bằng mọi giá". Người cung cấp tin (từ giới thân cận với bộ Ngoại giao Việt Nam tại Hà Nội) giải thích. Những người muốn ngăn chặn bao gồm những người có liên quan tới vụ bắt cóc và cho rằng Đức đã ban hành lệnh truy nã quốc tế đối với họ.
Tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Vũ làm đại sứ mới ở Đức thay ông Đoàn Xuân Hưng. Họ cho rằng, để có sự khởi đầu mới về quan hệ Ngoại giao thì phải có một đại sứ mới không liên quan gì tới vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, theo một nguồn tin từ bộ Ngoại giao Đức tiết lộ với báo TAZ, dường như ông Nguyễn Minh Vũ chưa được chấp nhận cho tới khi hai bên giải quyết xong vụ Trịnh Xuân Thanh.
Kể từ khi vụ bắt cóc xảy ra cuối tháng 7/2017, chính phủ Đức cũng như những nhà Ngoại giao nhiều nước khác đã cắt giảm quan hệ với đại sứ Đoàn Xuân Hưng, vì Trịnh Xuân Thanh xem chừng đã bị nhốt hai ngày trong đại sứ quán trước khi được chuyển tới Bratislava để đưa về Việt Nam. Ông Hưng đã gây chú ý trong dư luận về việc ông uống bia và chơi golf với những người Việt Nam định cư ở Đức. Đây là những người bị cảnh sát Đức để ý.
Sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra, chính phủ Đức đã quyết định tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam kể từ ngày 22/09/2017. Sau đó chính phủ Đức còn tạm đình chỉ hiệp định giữa hai nước về việc miễn visa đối với hộ chiếu Ngoại giao Việt Nam. Hiện nay Đức vẫn tiếp tục tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Trung Khoa
Châu Âu ‘ngầm’ gây áp lực lên Việt Nam ? (VOA, 10/10/2017)
Nhiều đại sứ quán các nước Châu Âu tỏ ra hậu thuẫn Đức trong nỗ lực buộc Việt Nam phải "xin lỗi" vì "phá vỡ lòng tin", gây lo ngại về hệ lụy kinh tế với một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Hà Nội.
Tin cho hay, EU là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Các phái đoàn ngoại giao của nhiều nước thuộc Liên hiệp Châu Âu (EU) như Pháp, Thụy Điển, Italia, hay Bỉ mới đây đã đồng loạt đăng lại một tuyên bố từ trang Facebook của cơ quan đại diện ngoại giao của Đức ở Hà Nội, trong đó Berlin nêu ra một loạt các yêu cầu sau vụ bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh như "cam kết không vi phạm pháp luật tương tự trong tương lai", nhưng không được Việt Nam đáp ứng, buộc chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel "tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam" cũng như "trục xuất thêm" một nhà ngoại giao.
Thụy Điển là một đối tác và bạn hữu truyền thống vững mạnh của Việt Nam, và điều quan trọng đối với chúng tôi là khuyến khích chính phủ Việt Nam tìm ra một giải pháp liên quan tới các vấn đề song phương giữa Đức và Việt Nam.
Bà Victoria Rhodin Sandström từ Đại sứ quán Thụy Điển nói.
Trên Facebook, đại sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội hôm 22/9 đã đăng lại dòng trạng thái này, kèm theo bình luận : "Tuyên bố mạnh mẽ của Đức về mối quan hệ song phương, và với vai trò là một thành viên của EU, Thụy Điển ủng hộ những quan ngại hợp pháp của Đức, thúc giục Việt Nam tìm một giải pháp mang tính xây dựng".
Bà Victoria Rhodin Sandström từ Đại sứ quán Thụy Điển sau đó nói với VOA tiếng Việt rằng "là một thành viên của Liên hiệp Châu Âu, việc đại sứ quán Thụy Điển chia sẻ thông tin từ các đại sứ quán EU khác ở Hà Nội là lẽ tự nhiên".
Bà nói thêm rằng "Thụy Điển là một đối tác và bạn hữu truyền thống vững mạnh của Việt Nam, và điều quan trọng đối với chúng tôi là khuyến khích chính phủ Việt Nam tìm ra một giải pháp liên quan tới các vấn đề song phương giữa Đức và Việt Nam".
"Chúng tôi cảm thấy khích lệ vì có một cuộc đối thoại tiếp diễn giữa Việt Nam và Đức", bà Sandström nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Đại sứ Đức ở Việt Nam Christian Berger tại Cần Thơ hôm 27/9.
Tới tối ngày 10/10, cả phía Việt Nam và Đức chưa đưa ra bất cứ thông tin gì về các bước đi tiếp theo, sau tuyên bố hôm 22/9 của Berlin mà chính phủ của bà Angela Merkel khẳng định "bảo lưu quyền áp dụng thêm các biện pháp khác".
Chính phủ Đức và Việt Nam hiện đối mặt với một cuộc khủng hoảng lòng tin nghiêm trọng xuất phát từ việc Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế, và vì thế, vi phạm các giá trị cơ bản của Châu Âu.
Phó Đại sứ kiêm Tham tán Kinh tế Đại sứ quán Đức tại Hà Nội nói.
Trong một diễn biến mới nhất, trang Facebook của Đại sứ quán Đức hôm 7/10 đăng toàn văn bài trả lời phỏng vấn với tờ Vietnam Investment Review (VIR) của ông Wolfgang Manig, Phó Đại sứ kiêm Tham tán Kinh tế Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.
Tờ VIR dường như đã bỏ không in đoạn cuối, trong đó ông Manig nói về việc hai chính phủ hiện "đối mặt với một cuộc khủng hoảng lòng tin nghiêm trọng xuất phát từ việc Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế, và vì thế, vi phạm các giá trị cơ bản của Châu Âu".
Người phỏng vấn cũng đặt câu hỏi về việc Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA), vốn đang trong giai đoạn cuối rà soát pháp lý, chuẩn bị hướng tới ký kết và phê chuẩn, ảnh hưởng ra sao tới các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đức ở Việt Nam.
Vụ bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức đã đẩy quan hệ Hà Nội và Berlin xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
Động thái trên của các nước Châu Âu khiến một số nhà quan sát cho rằng nhiều khả năng Châu Âu cũng sẽ vào cuộc trong vụ Trịnh Xuân Thanh, nhất là liên quan tới EVFTA.
Nhưng tháng trước, báo Tuổi Trẻ trích lời nghị sĩ Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện Châu Âu, trả lời báo chí trong nước ở Hà Nội rằng Hiệp định thương mại VN - EU "không chịu áp lực chính trị nào".
EU là một trong những thị trường ngoài nước quan trọng nhất của Việt Nam.
Theo thông tin từ Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, năm 2016, EU là một trong những thị trường ngoài nước quan trọng nhất của Việt Nam (EU xếp thứ hai sau Mỹ). EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Phái đoàn này cho rằng "khoản thặng dư thương mại liên tục gần 22,9 tỷ USD mà Việt Nam có được trong giao thương với EU giúp cân bằng đáng kể thâm hụt thương mại khổng lồ của Việt Nam với Trung Quốc và Hàn Quốc và dẫn tới kết quả thặng dư thương mại khoảng 2,68 tỷ USD" nên "2016 đánh dấu một năm nữa mà trong đó Việt Nam có được thặng dư thương mại kỷ lục với EU".
*************************
Báo VN cắt phần Phó Đại sứ Đức nói về 'khủng hoảng lòng tin' (BBC, 10/10/2017)
Bộ ngoại giao Đức tiếp tục khẳng định các hồi đáp của chính phủ Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh là 'vô căn cứ và không đầy đủ', trong lúc Phó Đại sứ Wolfgang Manig nói quan hệ Việt - Đức 'khủng hoảng lòng tin sâu sắc'.
Chính phủ Đức cập nhật diễn biến ngoại giao với Hà Nội trên mạng xã hội sau vụ ông Trịnh Xuân Thanh : Bìa phải là Thủ tướng Angela Merkel và Bộ trưởng ngoại giao Đức Sigmar Gabriel
"Chính phủ Đức đã nêu rõ việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh là vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và quốc tế, và điều này sẽ không được chấp nhận. Chúng tôi đã chuyển các yêu cầu của phía Đức đến Chính phủ Việt Nam vài lần và nói rõ rằng chúng tôi bảo lưu quyền đưa ra những biện pháp phù hợp", một nguồn tin từ Bộ ngoại giao Đức nói với BBC Tiếng Việt hôm 9/10.
"Cho tới nay, các hồi đáp của chính phủ Việt Nam là vô căn cứ và không đầy đủ. Vì thế, quan điểm của chúng tôi là không thay đổi", nguồn tin này tái khẳng định chủ trương Đức tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Cũng trong ngày 9/10, tờ báo bằng tiếng Anh Vietnam Investment Review (VIR) đăng bài phỏng vấn ông Wolfgang Manig, Phó Đại sứ kiêm Tham tán Kinh tế Đại Sứ quán Đức tại Hà Nội.
Tuy nhiên, VIR bỏ không đăng đoạn cuối về căng thẳng ngoại giao Việt -Đức.
Ảnh chụp toàn văn bài phỏng vấn ông Phó Đại sứ Đức được đăng trên Vietnam Investment Review hôm 9/10
Trong bài phỏng vấn, ông Phó Đại sứ Đức trả lời nhiều câu hỏi về quan điểm của các công ty Đức về Việt Nam, vốn coi đây là một thị trường đầu tư hấp dẫn. Ông Manig cũng nói về Hiệp định Tự do Thương mại EU -Việt Nam (EVFTA).
Tuy nhiên, phần trả lời cho câu hỏi cuối cùng, trong đó ông Manig nhắc tới "cuộc khủng hoảng sâu sắc về lòng tin" giữa chính phủ hai nước Đức -Việt, đã bị cắt bỏ hoàn toàn khỏi bài đăng trên VIR.
Ảnh chụp màn hình đoạn cuối bài phỏng vấn ông Phó Đại sứ Đức trên trang Facebook của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam
Phần hỏi - đáp này sau đó đã được đăng trọn vẹn cùng các nội dung khác của cuộc phỏng vấn trên trang Facebook của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.
Trước câu hỏi "Ông có khuyến nghị gì cho chính phủ Việt Nam để các nhà đầu tư Đức có thể hoạt động tốt hơn ở Việt Nam ?", ông Manig nói :
"Tôi không phải đưa ra khuyến nghị cho chính phủ Việt Nam. Mỗi nước phải phát triển một hệ thống mà người dân nước họ có thể chấp nhận được. Tôi không thể áp đặt một mô hình nước ngoài. Nhưng chúng tôi, Liên hiệp Châu Âu và các nước thành viên trong đó có Đức hết sức quan tâm đến việc Việt Nam tiếp tục là một đối tác năng động và luôn luôn thịnh vượng".
"Hiện nay, chính phủ Đức và chính phủ Việt Nam đang đối mặt một cuộc khủng hoảng sâu sắc về lòng tin xuất phát từ việc vi phạm luật quốc tế và do đó vi phạm những giá trị cốt lõi của Châu Âu. Chúng tôi trông đợi rằng chính phủ Việt Nam, cùng với Đảng [Cộng sản Việt Nam] sẽ có những hành động cụ thể để thuyết phục phía Đức rằng Việt Nam vẫn là một đối tác đáng tin cậy".
"Tôi chắc rằng, khi lòng tin đã được phục hồi, điều đó sẽ có kết quả tích cực đến hoạt động của các công ty Đức tại Việt Nam và các đối tác thương mại Việt Nam tại Đức".
Hôm 22/9, Bộ ngoại giao Đức ra thông cáo báo chí, tuyên bố Berlin "tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược" với Việt Nam.
Cho đến nay, đã có hai nhà ngoại giao tại Đại Sứ quán Việt Nam ở Berlin bị trục xuất sau cáo buộc của Đức theo đó nói Việt Nam đã tiến hành vụ "bắt cóc" ông Trịnh Xuân Thanh.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối Liên hiệp Âu Châu ; các thành viên của khối này đang chuẩn bị xem xét việc phê chuẩn EVFTA vào năm 2018.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, sau khi chính quyền Đức liên tiếp công khai các tuyên bố trừng phạt Việt Nam, gồm cả việc "tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược" thì tương lai của EVFTA đang bị đặt câu hỏi.
VIR là tờ báo bằng tiếng Anh ra đời năm 1991, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư hiện nay là ông Nguyễn Chí Dũng.
Mở rộng điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh tại Czech (BBC, 21/08/2017)
Cuộc điều tra vụ việc mà Đức nói là ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc giờ không còn nằm trong lãnh thổ Đức mà đã mở rộng sang Cộng hòa Czech, nhà báo Lê Trung Khoa của thoibao.de nói với BBC trong chương trình Bàn tròn cuối tuần hôm 20/8.
Văn phòng của doanh nghiệp chuyển tiền do ông Nguyễn Hải Long đứng tên hiện đang đóng cửa im ỉm.
Ông Lê Trung Khoa cho biết hôm 13/8, một người Việt là chủ doanh nghiệp chuyển tiền tại Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech, đã bị cảnh sát xét hỏi và tạm giữ.
Ông Nguyễn Hải Long, người đứng tên chủ doanh nghiệp Money Gram, là người thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 từ ngày 20-24/7.
Hiện chiếc xe đang bị cảnh sát nghi là phương tiện được phía Việt Nam sử dụng trong vụ 'bắt cóc' ông Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Khoa nói.
"Hôm 17/8, cảnh sát Czech cũng đã khám và lưu giữ lại toàn bộ dữ liệu và hồ sơ của ông Long tại cửa hàng để điều tra thêm những chi tiết có liên quan, đặc biệt những cá nhân đứng sau ông Nguyễn Hải Long là ai, dùng hộ chiếu nào và đi bằng con đường nào để dùng chiếc xe thuê làm những chuyện khác", nhà báo Lê Trung Khoa nói với BBC.
Văn phòng Money Gram tại Trung tâm thương mại Sapa đã đóng cửa từ nhiều ngày nay, với dòng chữ "Hôm nay đóng cửa" dán trên cửa.
Chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 do ông Nguyễn Hải Long thuê từ ngày 20-24/7 bị nghi là đã được sử dụng trong vụ Trịnh Xuân thanh 'bị bắt cóc. Ảnh chụp xe đỗ trước cửa văn phòng Hieu Bui Travel ở Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech
Ông Bùi Quang Hiếu, chủ doanh nghiệp Hieu Bui Travel, hãng đã cho ông Long thuê chiếc xe nói trên, hôm 21/8 cho BBC biết trước đó bốn hôm ông được mời đến Sở thanh tra xét hỏi của Prague để làm việc với cảnh sát Czech và Đức.
"Trong phòng có ba cảnh sát Đức và khoảng năm, sáu cảnh sát Czech. Có một phiên dịch người Czech, nói tiếng Czech dịch ra tiếng Đức, và một phiên dịch người Việt Nam dịch từ tiếng Việt ra tiếng Czech", ông Hiếu nói.
Ông Hiếu cho biết trong buổi làm việc hôm 17/8, cảnh sát hỏi ông chi tiết 'từ đầu đến cuối câu chuyện liên quan đến cái xe' mà ông Long đã thuê của Hieu Bui Travel từ ngày 20 đến 24/7.
"Cách hỏi của cảnh sát Đức khác với cảnh sát Czech là hết sức chi tiết. Họ hỏi [tôi] cũng khoảng 5 đến 6 tiếng", ông Hiếu kể.
"Khi tôi hỏi trực tiếp người cảnh sát Đức chiếc xe của tôi hiện đang ở đâu thì họ nói đang ở bên Đức. Tôi nói là tôi cần xe để kinh doanh, họ nói họ sẽ cố gắng làm sớm trong vòng một, hai tuần để trả lại cho tôi", ông Hiếu tiếp lời.
Sau nhiều lần làm việc với cảnh sát từ ngày 28/7, ông Hiếu tin rằng đây sẽ là lần cuối cùng ông bị hỏi về vụ việc này.
Biển báo trên cửa doanh nghiệp Money Gram do ông Nguyễn Hải Long làm chủ ghi dòng chữ "Dneska Zavreno" ("Hôm nay đóng cửa"). Ảnh chụp ngày 21/8.
Theo thông cáo của Công tố liên bang Đức hôm 10/8, phía Đức tập trung điều tra về nghi ngờ có hoạt động gián điệp nước ngoài và tước đoạt quyền tự do một cách bất hợp pháp.
Thông cáo hôm 10/8 cũng nói phía Đức đang nghi ngờ "các nạn nhân được đưa tới Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, rồi từ đó đưa về Việt Nam".
Trước đó hôm 9/8, Đức tuyên bố đang cân nhắc các bước đi cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của Berlin, muốn Hà Nội trao trả ông Trịnh Xuân Thanh.
Berlin nói ông Trịnh Xuân Thanh 'đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc' hồi cuối tháng Bảy, tuy nhiên phía Việt Nam nói đối tượng đã tự nguyện 'ra đầu thú'.
Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức cáo buộc Việt Nam đã thực hiện vụ việc theo cách thức "chỉ có trong các phim ly kỳ thời Chiến tranh Lạnh" và đó là hành vi mà Đức thấy là "không thể chấp nhận".
Tin tức trái chiều giữa Việt Nam và Đức về chuyện Trịnh Xuân Thanh xuất hiện tại Hà Nội vẫn là chủ đề được nhiều người quan tâm.
Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Năm 17/8, vấn đề này lại được nhiều phóng viên nêu ra.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng được dẫn lời nói "Việt Nam luôn muốn duy trì, phát triển mối quan hệ tốt đẹp đã xây dựng được" với Đức.
Trả lời báo giới, bà Thu Hằng khi đó cũng nói rằng "đến nay chưa có thêm thông tin mới về động thái từ phía bạn" liên quan tới điều mà Berlin nói là 'các bước đi cần thiết' nếu Việt Nam không để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức.
********************
Vụ Trịnh Xuân Thanh : Dân biểu Đức kêu gọi trừng phạt Việt Nam (VOA, 18/08/2017)
Các dân biểu Hạ viện Đức kêu gọi phải có biện pháp quyết liệt hơn để trừng phạt Việt Nam sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, một hành động bị chính phủ Đức cáo buộc là một "vi phạm trắng trợn" đối với luật pháp Đức.
Bài viết của nhật báo Suedeutsche Zeitung với hàng tít "Các nghị sĩ kêu gọi lệnh trừng phạt đối với Việt Nam sau vụ bắt cóc".
Báo Der Spiegel dẫn lời dân biểu Burkhard Lischka phát biểu : "Theo ý tôi, cần trục xuất thêm mật vụ, nhân viên tình báo Việt Nam khác nữa và đóng băng các ngân khoản dành riêng cho các dự án cá thể trong khuôn khổ chương trình viện trợ hợp tác phát triển" cho Hà nội.
Nghị sĩ Burkhard Lischka trên trang web của quốc hội Đức. Ông kêu gọi đóng băng các quỹ viện trợ phát triển của Đức đối với Việt Nam.
Nhật báo Sueddeutsche Zeitung và các báo lớn khác của Đức như WallStreet-online.de, GermanDailyNews.com và HasePost.de hôm 12/8 đều đăng tải phát biểu của dân biểu Lischka, Phát ngôn viên về chính trị nội vụ trong khối nghị viên đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD).
Dân biểu Lischka khẳng định với VOA hôm 17/8 về lời kêu gọi này nhưng từ chối bình luận thêm về những biện pháp mà ông đưa ra.
Truyền thông Đức cũng trích lời một dân biểu khác, ông Juergen Hardt, kêu gọi các biện pháp chung của khối Liên minh Châu Âu đối với Việt Nam. Dân biểu Hardt, người phát ngôn về ngoại giao của khối nghị viên đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) đề xuất các biện pháp như trục xuất thêm nhiều người khác – như đã trục xuất một nhân viên sứ quán Việt Nam tại Berlin – người bị chính phủ Đức tuyên bố là "không được hoan nghênh" (persona non grata).
Thành viên Quốc hội Đức Juergen Hardt kêu gọi biện phát trừng phạt chung của Châu Âu đối với Việt Nam.
Dân biểu Hardt nói rằng những biện pháp chế tài mà ông kêu gọi, không nên làm hại đến người dân Việt Nam.
Chính phủ Đức cáo buộc Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc cựu lãnh đạo ngành dầu khí Trịnh Xuân Thanh, người bị Hà Nội truy nã về tội danh làm thất thoát gần 150 triệu USD trong thời gian điều hành Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Sau khi Hà Nội không đáp trả yêu cầu của Berlin cho phép ông Thanh trở về Đức để được xét đơn tị nạn theo đúng trình tự, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết là chính phủ Đức "đang xem xét những biện pháp tiếp theo để cho các đối tác Việt Nam biết rằng chúng tôi không thể chấp nhận hành động đó".
Theo phân tích của tạp chí Forbes, một trong những lựa chọn để đối phó với Việt Nam là Đức sẽ hạn chế nguồn tài trợ phát triển cho nước này.
Năm 2015, Đức cam kết 257 triệu USD tiền viện trợ phát triển cho Việt Nam trong 2 năm.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) tiếp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 mới được tổ chức ở Hamburg tháng trước. Theo tạp chí Forbes, quốc hội của bà Merkel đang vận động hành lang EU để trừng phạt Việt Nam vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Forbes dẫn lời một nhà phân tích khẳng định chính phủ của thủ tướng Angela Merkel đang vận động hành lang các nước láng giềng trong khối EU để ngăn cản tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) mà cả 2 bên đã nhất trí vào tháng 12/2015.
Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và 28 nước thành viên Châu Âu dự kiến sẽ được thông qua trong năm nay và sẽ có hiệu lực vào năm sau.
Theo đánh giá của Forbes, việc các mật vụ Việt Nam bắt cóc ông Thanh ở Berlin có thể làm đổ bể hiệp định được đánh giá là vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, đặc biệt sau khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không thành vì sự rút lui của Mỹ.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU và giá trị thương mại 2 chiều Việt Nam-EU đã tăng 38 tỷ USD trong 1 thập niên qua lên 48 tỷ USD. EVFTA dự kiến sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng khoảng 15%.
Tuy nhiên theo đánh giá của một cựu chủ nhiệm văn phòng chính phủ, Việt Nam "đã tiên liệu sẽ xảy ra chuyện này chuyện kia. Có thể sẽ phải chấp nhận khi phải làm một công việc để làm trong sạch nội bộ".
Luật sư Trần Quốc Thuận nói với VOA rằng Việt Nam "phải đem (Trịnh Xuân Thanh) về vì rõ ràng TXT là đầu mối, là một nút thắt trong một vụ án tham nhũng lớn ở Việt Nam".
Các luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, đảm trách hồ sơ xin tị nạn của ông ở Đức, cho rằng có một thế lực chính trị đứng đằng sau vụ việc này.
Hôm 16/8, Bộ Ngoại giao Đức cho VOA Việt Ngữ biết chính phủ Việt Nam đã tiếp cận Đức và đề nghị đối thoại. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố Việt Nam "mong muốn duy trì phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức".
******************
Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và hệ lụy (RFA, 17/08/2017)
Vụ Trịnh Xuân Thanh bị phía Đức cáo buộc Việt Nam sang bắt cóc đưa từ Berlin về Hà Nội trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài nước lâu nay. Quan ngại nhất là hành động đó sẽ gây hại đến mối bang giao Việt-Đức và cả Việt Nam–Liên Hiệp Châu Âu (EU).
Ông Trịnh Xuân Thanh, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy photo
Phóng viên RFA tại Việt Nam ghi nhận ý kiến của giới quan sát.
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nhận định, mối quan hệ Việt - Đức sau khi nổ ra vụ Trịnh Xuân Thanh trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
"Riêng tôi thấy phát ngôn của ông Ngoại trưởng là khá căng. Ông ấy bảo đây là một hành động không thể chấp nhận được, và phía Đức không tha thứ cho hành động này. Thì trong quan hệ quốc tế mà nói như thế là rất nặng. Đây là một tình trạng rất mong manh. Và câu chuyện này, tôi nghĩ có thể phát triển rất phức tạp".
Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình - thành viên của Viện Nghiên cứu các vấn đề phát triển Việt Nam đánh giá, vụ việc Trịnh Xuân Thanh có ảnh hưởng mạnh mẽ và tiêu cực đến mối bang giao Việt - Đức.
"Bây giờ Việt Nam làm như thế này là vi phạm nghiêm trọng cái luật pháp của người ta. Thì rõ ràng là một cái ảnh hưởng rất là lớn, rất xấu".
Trên cộng đồng mạng xã hội tại Việt Nam xuất hiện một số ý kiến cho rằng, chính phủ Đức áp dụng "tiêu chuẩn kép" về phòng chống tội phạm trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh, và vụ việc này không ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Đức, Việt - EU. Bà Nguyễn Nguyên Bình phản bác lại những điều đó.
"Mà đến như thế, làm sao mà không ảnh hưởng đến quan hệ. Giả sử như hai người là hai hàng xóm láng giếng của nhau, mà anh cứ tự nhiên xông vào nhà, lục lọi nhà người ta ra để bắt một người mà anh gọi là tội phạm của nhà anh. Thế thì làm sao mà cái người hàng xóm ấy lại để yên được, người ta không giận, không muốn cắt đứt với anh. Đấy là nói chuyện hàng xóm với nhau, chứ còn hai quốc gia thì nó phải khác. Đức là một quốc gia có luật pháp lâu đời và nghiêm chỉnh, làm sao người ta chịu những chuyện như thế".
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng có quan điểm tương tư nhà văn Nguyên Bình và ông nhận định, việc Chính phủ Đức yêu cầu đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức không phải vì họ muốn giữ hay ủng hộ Thanh.
"Vấn đề như họ đã nói với thủ tướng ta, cái việc trao trả Thanh phải đúng quy trình, theo các bước đi trong luật pháp Đức. Chứ không phải họ nói thế vì họ muốn giữ Thanh. Ở đây, ta phải phân biệt các vấn đề về pháp lý và thủ tục, gọi là xin tỵ nạn. Chứ không phải thấy họ đòi trả lại Thanh là họ ủng hộ đâu. Hoàn toàn không phải".
Theo thông tin từ báo Taz, phía Chính phủ Đức có thể đình chỉ việc giải ngân các gói tín dụng cho Việt Nam. Ông Joachim Nagel - đại diện toàn quyền của KfW ("Cơ quan Tín dụng Tái thiết"), giám đốc tương lai của ngân hàng phát triển Đức đã hủy chuyến thăm Việt Nam.
"Thì ông này có kế hoạch sang Việt Nam, nhưng mà bây giờ đã hoãn, không sang nữa. Và người phát ngôn của cơ quan này nói rằng, "bây giờ chưa phải thời điểm để bàn về việc này". Thì tôi thấy rằng đây là tác động rõ nhất".
Thông tin mới trên truyền thông Đức cho biết, ngày 10/8/2017, Văn phòng Công tố liên bang Đức đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra vụ việc Trịnh Xuân Thanh từ Văn phòng công tố của tiểu bang Berlin, với nghi vấn ông Thanh bị giữ tại Đại sứ quán Việt Nam trước khi được đưa về Hà Nội. Bên cạnh đó, cảnh sát Cộng hòa Czech cũng đã vào cuộc điều tra sự việc. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhận định, đây là một sự mở rộng phạm vi điều tra và có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa Việt Nam-EU, trong đó có tiến trình thông qua Hiệp định thương mại Tự do (E-V FTA) giữa hai bên, bởi liên minh này có những điều khoản về chính sách đối ngoại và an ninh chung.
"Tôi hy vọng, cái điều tốt nhất, hy vọng không ảnh hưởng đến cái hiệp định. Chứ nếu nay mai, sự việc này còn diễn tiến, hai bên không giải quyết được với nhau. Thì tôi biết hiện nay, hai bên đang giải quyết sau hậu trường rất là mạnh. Nhất là khi 1 nhà ngoại giao của ta bị trục xuất. Thông thường theo thông lệ quốc tế, là phải có trục xuất trở lại, nhưng Việt Nam chắc không có động thái đó. Như vậy thì phải có cái hợp tác với nhau, giải quyết với nhau cho ổn thoả chuyện này, chứ để bung bét ra là rất nặng nề".
Trong hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 (AMM-50) vừa qua tại Manila, Việt Nam bị "cô lập", đơn độc trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nhận định, với vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam sẽ càng khó khăn trên con đường tìm kiếm sự ủng hộ của Cộng đồng quốc tế cho các giải pháp ngoại giao và pháp lý, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.
"Nếu mà phía Đức vẫn cứ dứt khoát nói rằng Việt Nam vi phạm không chỉ luật pháp Đức mà còn luật pháp quốc tế nữa. Sau này, trong vấn đề ta muốn dùng luật pháp quốc tế để bảo vệ lợi ích trên Biển Đông, những nơi mà chúng ta bị vi phạm thì tiếng nói của ta sẽ yếu đi. Bởi vì bản thân anh không tôn trọng luật pháp quốc tế, thì sao anh đòi nước khác phải tôn trọng luật pháp quốc tế".
Truyền thông Đức đánh giá, đây là giai đoạn khó khăn, "thời kỳ đóng băng" trong quan hệ song phương Việt-Đức. Chưa biết khi nào thì mối quan hệ có thể được cải thiện, nhưng những hệ luỵ, tác động trước mắt là không hề nhỏ.