"Trong Thanh tịnh đạo luận (Visuddhimagga) và một số kinh điển Nam truyền, có nhắc đến 13 hạnh đầu đà, là những hạnh tu khổ hạnh giúp người xuất gia rèn luyện sự thanh tịnh và buông bỏ, nâng cao tinh thần giác ngộ. Những hạnh này được xem là phương pháp hữu hiệu để tu hành, gìn giữ sự thanh tịnh của tâm hồn và tiến gần hơn đến giải thoát.
Chùa Ba Vàng
1. Hạnh phấn tảo y : Sử dụng y phục làm từ vải vụn, không phải từ những chất liệu mới mẻ hay đắt tiền. Hạnh này giúp người ta buông bỏ sự kiêu hãnh về ngoại hình và tập trung vào nội tâm.
2. Hạnh ba y : Chỉ sở hữu ba y, không có thêm y phục nào khác. Hạnh này giúp giảm bớt lòng tham ái và sự phụ thuộc vào vật chất.
3. Hạnh khất thực : Đi khất thực để nuôi sống bản thân, không dựa vào sự cung cấp riêng từ một người nào. Hạnh này rèn luyện sự khiêm nhường và tinh thần từ bỏ của cải vật chất.
4. Hạnh khất thực từng nhà : Đi xin ăn từ nhà này sang nhà khác, không ở lại lâu một nơi. Điều này giúp tâm hồn không bị gắn bó với một nơi chốn hay con người cụ thể.
5. Hạnh nhất tọa thực : Chỉ ăn một lần trong ngày, không ăn thêm bữa nào khác. Hạnh này giúp kiểm soát và giảm bớt sự tham ăn, nâng cao tinh thần khổ hạnh.
6. Hạnh ăn bằng bát : Chỉ dùng một bát để ăn, không sử dụng nhiều vật dụng. Điều này tượng trưng cho sự giản dị và không lệ thuộc vào những tiện nghi không cần thiết.
7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong) : Không giữ lại thức ăn cho lần ăn sau, sống trong sự thanh tịnh và từ bỏ. Điều này rèn luyện tính kỷ luật và sự không chấp giữ.
8. Hạnh ở rừng : Sống trong rừng, xa lánh thế gian để tập trung vào việc tu tập. Hạnh này giúp giải phóng tâm trí khỏi những phiền não của cuộc sống đô thị.
9. Hạnh ở gốc cây : Chỉ ở dưới gốc cây, không xây dựng nhà cửa. Điều này giúp giảm thiểu sự sở hữu và sống gần gũi với thiên nhiên.
10. Hạnh ở giữa trời : Sống ở nơi không có mái che, để rèn luyện sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng. Hạnh này giúp tăng cường tinh thần chịu khổ và từ bỏ tiện nghi.
11. Hạnh ở nghĩa địa : Ở tại các nghĩa địa để thiền định và nhận thức về sự vô thường của cuộc sống. Hạnh này giúp người tu thấy rõ bản chất của sinh tử và không còn sợ hãi cái chết.
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong : Không có chỗ nghỉ cụ thể, ngủ ở bất cứ nơi nào. Hạnh này giúp buông bỏ sự gắn bó với một nơi chốn cụ thể và rèn luyện tính linh hoạt. Thường đi du hành, không ở một chỗ.
13. Hạnh ngồi (không nằm) : Chỉ ngồi và không nằm xuống, ngay cả khi ngủ. Điều này rèn luyện tính kỷ luật và sự kiên định trong việc tu tập.
Mỗi hạnh đầu đà này đều mang một ý nghĩa sâu sắc trong việc rèn luyện tâm hồn và giúp người tu hành buông bỏ những ràng buộc thế gian. Qua việc thực hành những hạnh này, các vị xuất gia có thể đạt được sự thanh tịnh nội tâm và tiến gần hơn đến sự giác ngộ.
(Thầy Pháp Nhật, Phatgiao.org, Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 21/4/2024).
Núi non trải rộng, xanh ngắt một màu. Trên con đường mòn quanh co từ núi đi ra, có một hàng rất dài nhà sư đang đi bộ. Họ khoác cà sa vàng nghệ tươi nổi bật trên nền núi rừng xanh mờ, tay ôm bình bát, đầu không mũ nón, đi chân trần. Gần bốn chục vị bước đi cách đều nhau tăm tắp, tạo thành một đường cong lấm chấm vàng rực chuyển động nhẹ nhàng, đẹp như vẽ giữa núi rừng hùng vĩ.
Trong một set quay đẹp như mộng khác, đó một vị, đây một vị, kia một vị… ngồi khoanh chân trên tảng đá mọc chìa ra trên mặt suối. Lưng họ thẳng như cán thương, hai bàn tay chắp trang nghiêm giữa làn sương mờ bạc phủ làn lụa ảo diệu xuống núi rừng hay trong luồng nắng trong vắt lấp lánh chiếu rọi từ phía sau, viền lên quanh đầu, cổ và vai của họ những viền sáng như hào quang.
Lại một cảnh quay tuyệt vời nữa : Dòng suối tuôn chảy bắn tung những cuộn nước bạc qua ghềnh đá. Những vị sư ôm bình bát lội qua suối, nước ngập đến đầu gối, chệnh choạng trên đôi chân trần trên đường đi khất thực.
Rồi những đôi chân trần dưới tà cà sa vàng nghệ đặt nhẹ lên những mỏm đá, đường mòn, bước đi nhẹ nhàng giữa làn nắng sớm trong mờ buông xuống màn xanh thăm thẳm của núi rừng, như vị tiên đang bước giữa cõi tiên.
Rồi những cảnh quay góc rộng : Giữa triền đồi cỏ xanh biếc, mấy chục vị tăng ngồi xếp bằng ngay hàng thẳng lối, mặt trang nghiêm cung kính hướng về bậc chân tu ngồi đĩnh đạc ở phía trên cùng. Bức ảnh được chú thích là các sư đang lắng nghe thượng tọa trụ trì giảng pháp.
Rồi một đoàn sư đi từ trong rừng ra, lần này ảnh chụp chính diện, rõ mặt người đi đầu tiên. Tầm vóc cao rộng cân đối, khuôn mặt quả trứng đẹp, trán rộng vuông vức, đôi môi rõ nét. Đặc biệt nhất là đôi chân trần đang bước đi : đôi chân bước theo đường chéo chữ V, điệu đà như đang đi catwalk, rồi ồ, chiếc bình bát trên tay sư sao ánh lên màu vàng óng ánh thế kia ? Nó khác hẳn với những bình bát (có màu) bạc trên tay các sư còn lại.
Chả nhẽ chiếc bình bát khất thực cũng phải phân chia đẳng cấp thấp cao ư ?
Xem : những chiếc cà sa vàng nghệ rực rỡ làm sao. Tất cả mười mấy chiếc y trên người đoàn sư từ rừng ra (và được chú thích là) đi khất thực vào mỗi sáng đều có cùng một sắc độ vàng tươi giống hệt như nhau. Chúng cũng đều mới tinh, phẳng phiu, không hề nhăn nheo, không hề sờn rách, không hề tưa mép, không hề lấm bẩn, không hề có góc nào bị phai nhạt hay đổi màu.
Những chiếc bình bát theo các sư đi khất thực hàng ngày, lội qua suối, đi dưới nắng mưa nhiều ngày cũng thế. Chúng tròn vo, sáng bóng, đẹp không tưởng. Giống như tà áo cà sa trên người các sư, chúng không hề bị một vết xước, cũ, méo, ố màu, mất lớp mạ ngoài… nào cả.
Nếu thực hành hạnh đầu đà trong rừng thời gian dài, mỗi ngày đều lội qua suối, băng mấy chục cây số đường rừng đi khất thực rồi lại lội mấy chục cây số trở về. Ngồi trên cỏ, ngồi gốc cây, ngồi tảng đá, giặt phơi y trên tảng đá hay thân cây… tất cả các dấu tích hư hoại đó đều sẽ in lại trên tấm cà sa. Nhất là nếu các sư tuân theo hạnh tam y, quanh năm chỉ đắp trên người một tấm y đó, rách hết chỗ vá mới thay y khác.
Thế nhưng… vi diệu thay !
Chúng ta cũng nhìn kỹ đôi gót chân đang nhón bước hình chữ V trên con đường rừng, hoặc đang nhẹ nhàng giẫm lên những tảng đá rung rinh trong lòng suối, trong mùa đông cắt da. Có lẽ các sư biết phép lột da, chứ khá nhiều những đôi gót chân ấy bộ hành đường rừng ấy vẫn mượt mà xinh đẹp, không hề chai sạn, không hề bị nứt nẻ ở gót.
Mấy chục vị tăng tu hạnh đầu đà "trong rừng sâu" "tu cho đến thành chánh quả mới được ra" như lời họ tự giới thiệu, hoặc chỉ được ra khỏi rừng khi chùa có Phật sự lớn cần giúp đỡ. Thế nhưng quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có một túp lều bằng tranh tre, mái bạt, có cửa sổ, được giới thiệu là nơi tu tập của trụ trì khi ở trong rừng sâu. Ngoài ra, còn duy nhất một chiếc lều con con khác cũng dựng lên bằng bạt chống trên vài thanh tre nhỏ, được giới thiệu là nơi ngủ đêm của các tăng.
Vậy, trong mùa đông rét buốt của miền núi phía Bắc, nơi có khi nước gần đóng thành băng thì mấy chục vị tăng khác ngủ đêm ở đâu ? Dưới gốc cây, trên triền đồi hay trên tảng đá ven suối ?
Mỗi ngày đều phải trèo núi, lội suối đi mấy chục km mới ra được đến cửa rừng để đi khất thực, lại sống hành xác kham khổ như vậy mà trong các cảnh quay cận, sư nào cũng béo khỏe mượt mà, làn da không hề bị rám nắng mà trắng bóng đến phát sáng.
Các nhà sư chùa Ba Vàng nhận cúng dường từ Phật tử. Chùa Ba Vàng
Khéo léo thay bàn tay đạo diễn cho những chiếc video. Toàn bộ những cảnh quay từ cận cảnh đến toàn cảnh hay flycam từ trên xuống, không một cảnh nào là tự nhiên. Tất cả đều được chọn lựa và dàn dựng rất công phu từ góc độ, ánh sáng, màu sắc y phục và động tác, để mỗi cảnh đều đạt được ấn tượng thị giác mạnh mẽ.
Thế nhưng khéo quá hóa vụng. Tất cả các chi tiết quá đẹp đẽ hoàn mỹ đều quay lại phản chủ. Chúng kêu thét lên rằng đây là cảnh giả, mọi thứ trong đó đều là đạo cụ. Mấy chục vị sư đắp y ôm bình bát khuôn mặt trang nghiêm cũng đều đang diễn theo ý đồ trụ trì. Để quảng bá… "tự hiệu" nhà chùa.
Marketing, kêu gọi đầu tư, tài trợ cho chùa, hiện có ai giỏi hơn sư Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng nữa ?
Quý vị cứ vào fanpage của chùa Ba Vàng để thán phục trình điều binh khiển tướng, tổ chức truyền thông, làm hình ảnh quảng cáo thượng thừa… của ông sư này.
Chùa Ba Vàng luôn luôn xuất hiện trong những hình ảnh đẹp đẽ, hoành tráng, lung linh nhất. Các sư trong chùa thì đạo hạnh, hy sinh, khiêm cung, thần thái ngời ngời. Thầy trụ trì thì vừa đẹp trai sáng láng vừa học thức, thông thạo cả cõi Phật lẫn cõi ma. Đặc biệt, những bức ảnh chụp thầy thường na ná các bức tranh trong truyện Phật. Cảnh chùa đẹp như cảnh tiên, đến chùa không mất tiền ăn tiền ở, lại tha hồ chụp hình khoe Facebook, thí chủ (thường là phụ nữ trung niên, có tiền và thời gian) mê thích đến rộn rã trong lòng ấy chứ.
Thế nhưng túi vàng của chùa Ba Vàng không nằm ở đó. Lớp vỏ long lanh đấy chính là miếng mồi thơm phức dắt dẫn người ta đến để sập bẫy giải nghiệp oan gia trái chủ mà thôi.
Người dân truyền miệng rất nhiều về việc muốn trụ trì chùa thì đều phải cúng tiền, từ vài trăm triệu trở lên cho các bậc bề trên trong giáo hội, cho đến các cơ quan chuyên trách tôn giáo ở địa phương.
Người viết không xác tín được tin đồn này, nhưng thực tế có những điều rất khó biện bạch ngược lại.
Như việc sư Thích Trúc Thái Minh cách đây vài năm đã phải sám hối đại tăng về hoạt động giải nghiệp oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng, nhưng hối xong, sư lại về chùa tiếp tục giải nghiệp, không nghỉ ngày nào. Các clip và bài viết trong đó chính sư Minh giảng giải về oan gia trái chủ, về nghiệp báo… vẫn chình ình trên các trang mạng chính thức của chùa Ba Vàng, họ chẳng thèm ẩn đi hay xóa bớt khi dư luận công kích. Bất cứ người nào đến chùa xin chữa bệnh, xin gia đình hết bất hòa, xin con cái đi thi đỗ đạt, chuyển cơ quan thành công, hay vợ đẻ con trai, hàng xóm không hát Karaoke ồn ào suốt ngày nữa… đều được bộ máy kinh doanh của chùa Ba Vàng tóm cổ vào phòng để giải oan gia trái chủ.
Oan làm sao ? Trái như thế nào ?
Thì, do thí chủ trong ba vạn chín nghìn kiếp trước đã từng đánh một con chuột, nên nó mang lòng thù hận, đi theo gây bệnh mõm nhọn cho thí chủ. Hoặc 3.976 kiếp trước, thí chủ là một con dế suốt ngày gáy oang oang trong góc nhà người khác khiến họ không ngủ được, vì vậy kiếp này chịu cảnh hàng xóm hát karaoke suốt đêm… Đại loại như thế, tất cả đều diễn trong muôn vạn kiếp trước của thí chủ, nên kiếp này chỉ có cúng dường tiền bạc thật nhiều, rất nhiều, vô cùng nhiều cho chùa Ba Vàng thì mới được các sư tăng giúp hóa giải oan trái ấy.
Người phàm nào có thể cãi lại chân lý vô lượng kiếp của bậc thầy đầu trọc mặc cà sa ? Rất nhiều người đã bị choáng ngợp vì sự "đạo hạnh, xuất trần" của các sư "tu theo hạnh đầu đà" của chùa Ba Vàng, rồi u mê cun cút nộp tiền cho chùa để giải oan gia nghiệp chướng. Đến khi tiền hết, nhà bán, bệnh tật vẫn còn (hoặc nặng thêm) mới tỉnh ra, thì có khi đã muộn.
Dựa vào đâu sư Minh ngang nhiên, thách thức đến thế ? Hỏi đã là trả lời.
***
Sư Minh Tuệ cầm nồi cơm điện bộ hành hồi năm 2022 và lòng bàn chân của ông. Facebook Thịnh Nguyễn
Hôm nọ, thấy sư Thích Minh Tuệ được Phật tử và người dân yêu quý, tôn kính quá, Giáo hội Phật giáo Việt Nam viết công văn ấm ức khoe mình cũng có nhiều tăng ni đang tu theo hạnh đầu đà tại các chùa, cơ sở tự viện "theo đúng Chánh pháp và các quy định của pháp luật" (chứ không phải ông Thích Minh Tuệ của các vị đâu, ông này chẳng qua chỉ là một người dân thường đi lang thang !). Cơ mà cáu lắm, công văn phát ra đến hai lần mà chẳng Phật tử nào thèm quan tâm. Người dân cứ dõi theo, tán thán và kính ngưỡng ông sư chân đất áo vá, vì tuy ông nhất quyết không thừa nhận mình là một tu sĩ mà chỉ đang tập học, tập tu theo Đức Phật, nhưng lối sống của ông đã minh chứng cho những đức hạnh mà Đức Phật khuyên theo.
Soi vào ông, Phật tử và người dân càng trông thấy rõ bản chất của những kẻ cạo đầu gõ mõ mà miệng thì đòi Phật tử cúng tiền mệnh giá lớn tận tay, nếu không cả năm sẽ bị xui xẻo như sư Thích Chân Quang chùa Phật Quang, hay những trò biểu diễn "hạnh đầu đà" sặc mùi sân khấu và lòe bịp như kể trên tại chùa Ba Vàng.
Sư mô như thế mà xưng là tu theo hạnh đầu đà á ? Hạnh đầu độc thì có !
Đầu độc trước hết chính bản thân những người xuất gia (thật hay giả vờ) đang vô tình hoặc cố ý tham gia vào trò lừa gạt của sư Thích Trúc Thái Minh, sau đó đầu độc Phật tử và người dân, đầu độc niềm tin vào Phật giáo và đầu độc xã hội.
Nguyễn Nhơn
Nguồn : RFA, 25/05/2024
Sao ông Thích Trúc Thái Minh không bị tẩn xuất ?
Tuấn Khanh, RFA, 31/01/2024
Trong nhiều ngày, sau câu chuyện Giáo hội Phật giáo quốc doanh ở Việt Nam vội cho ra văn bản gọi là "kỷ luật" ông Thích Trúc Thái Minh để ra dáng nghiêm minh, dân chúng bàn tán nhiều về hình phạt tẩn xuất, nếu còn tái phạm.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng
Các nhà ngôn ngữ thì bàn cãi rằng tẩn xuất, hay là tấn xuất. Còn dân chúng thi bàn với nhau là nếu "xuất", ông thầy ấy có được mang tiền vàng đã thu gom được từ trước đến nay hay không ?
Số là năm 2019, đã từng có chuyện một ông sư tên sư Thích Thanh Toàn (Vĩnh Phúc) bị phát hiện tội tà dâm, nên đã xin xả giới hoàn tục, nhưng lại yêu cầu được giữ tài sản 200-300 tỷ đồng đã kiếm được từ tiền cúng dường. Một ông sư gần như là vô danh, ở Vĩnh Phúc xa lắc mà còn thu gom được tài sản đến hàng trăm tỷ như vậy, thử hỏi rầm rầm rộ rộ, và thậm chí có cả đồ chơi xá lợi Phật như ông Thích Trúc Thái Minh, thì tiền vàng thu được của ông sẽ lên đến bao nhiêu ?
Văn bản của Giáo hội Quốc doanh Phật tuyệt đối không đề cập gì đến số tiền thu được trong tuần lễ vàng biểu diễn xá lợi Phật. Và thậm chí để bảo đảm cho chuyện không có tín hữu nào nổi giận khi thấy mình bị lừa, muốn đòi lại tiền đã cúng dường cho cọng cỏ pili. Trong văn bản khiển trách cũng không dám xác định đây là chuyện lừa dối và nó không phải là Xá lợi phật Thậm chí còn dùng một loạt mị ngữ để nói xa nói gần về truyền thuyết xá lợi Phật có thật trong lịch sử, như một cách để bao biện cho Thích Trúc Thái Minh.
Chẳng hạn như cách nói mơ mơ hồ hồ sau đây của ông Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch Tổng thư ký Ban thường trực của Giáo hội Quốc doanh Phật "Xá lợi Phật là niềm tin của Phật giáo, là niềm tin tôn giáo ; Xá lợi Phật là có thật từ trong lịch sử kinh điển Phật giáo, khảo cổ học, và hiện nay xá lợi Phật là bảo vật của một nước một số nước Châu Á có niềm tin Phật giáo. Việc tôn thờ xá lợi Phật niềm tin được thực hành trong đời sống tôn giáo của cộng đồng Phật tử thế giới".
Vị quan chức cấp cao của Giáo hội Quốc doanh Phật đã không dám khẳng định việc sử dụng cọng cỏ nhúng nước ngọ nguậy để lừa gạt dân chúng, thu tiền là điều mê tín. Cũng không ai trong số đó dám nói rõ đó là Xá Lợi giả. và cả hệ thống Quốc doanh Phật cũng không ai dám chỉ thẳng mặt để nói rằng Thích Trúc Thái Minh là thầy chùa giả, hoặc tự thú, cả bọn chúng ta đều không là thật.
Việc ông Thích Trúc Thái Minh được cắt cử vào vị trí trong coi ngôi chùa và mở ra những hoạt động để thu tiền vô tội vạ thì ai cũng biết, ai cũng hiểu. Nhưng với những sai phạm và những điều nhân danh tôn giáo để lừa gạt con người, trơ trẽn đến mức tận cùng, mà ông vẫn không bị đưa ra khỏi vị trí, mọi người chỉ có thể xác định rằng có thể do ông ta là người kiếm tiền giỏi, cho ông ta và nhiều người khác không được biết tên.
Một tôn giáo được thống kê rằng có sức ảnh hưởng đến 20 triệu người ở Việt Nam nhưng lại bị một văn bản kỷ luật của Giáo hội Quốc doanh Phật hăm dọa rằng "nếu tái phạm sẽ bị tấn xuất". Nhưng phải là tới cỡ nào thì Minh mới bị tấn xuất ? Việc thu hút hàng chục ngàn người bao vây chùa, quỳ lạy khóc la, và dâng tiền cúng dường như lễ hội mê mị, không hề có cơ quan pháp luật nào đặt vấn đề. Nhớ lại dịp lễ 49 ngày mất của hòa thượng Tuệ Sỹ, khi có hàng trăm tăng sĩ và phật tử cùng về dâng lễ, đại diện của chính quyền địa phương đến gặp thầy trụ trì của chùa Phật Ân, Đồng Nai và phàn nàn" lễ 49 ngày thôi mà, làm gì mà phải làm lớn, khiến cho người ta tới đông dữ vậy".
Kể từ năm 1981 khi Giáo hội Quốc doanh Phật ra đời, những người dựng hình hài của nó mong mỏi tạo nên những nhà lãnh đạo mới biết vâng lời và biết lắng nghe, để hành động theo ý bên trên chỉ đạo.Từ khoảng hơn mười năm nay, một lớp người trong màu áo cao tăng của Nhà nước đã hình thành, và luôn được hỗ trợ bằng các chương trình hoằng pháp pha trộn ý thức chính trị trên hệ thống mạng xã hội, để thao túng tín đồ.
Thế nhưng trên nền tảng được yểm trợ mọi thứ để làm bù nhìn, các vị thầy đó đã sớm quên đi con đường cần thiết phục vụ tôn giáo, cũng như phải luôn phục vụ toàn phần cho lợi ích của các ông chủ, thì họ đã sớm trở thành những nhà buôn bán tín ngưỡng lanh lợi và xảo trá, tận dung cơ hội làm mọi thứ để tạo danh và lợi riêng cho mình.
Tiếc công dựng nên hình hài và chỗ đứng cho những người như Thích Trúc Thái Minh, nên chuyện bị quan trên tẩn xuất là không dễ, đó là chưa nói quỹ đen quỹ đỏ chia nhau. Nhưng ngày hôm nay thì mọi chuyện đã rõ : tẩn xuất hay không tẩn xuất, những vị cao tăng mồm mép ấy đã lộ nguyên hình và không còn đủ sức để thao túng ai, cũng không còn là chỗ dựa vững chắc của cái gọi là đạo pháp-dân tộc-xã hội chủ nghĩa. Một chiến lược thay lãnh đạo tôn giáo đã thất bại.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 31/01/2024
**************************
Trụ trì chùa Bà Vàng bị phạt hành chính 7,5 triệu đồng
RFA, 26/01/2024
Trụ trì chùa Ba Vàng - Đại đức Thích Trúc Thái Minh - vừa bị UBND tỉnh Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh quyết định phạt hành chính 7,5 triệu đồng vì đã tổ chức triển lãm xá lợi "tóc Đức Phật" tại chùa mà không thông báo cho cơ quan nhà nước.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng (bìa trái) - bị xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng liên quan việc trưng bày "xá lợi tóc Đức Phật" - Ảnh : Chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng đã tổ chức cho người dân đến chiêm bái xá lợi "tóc Đức Phật" tại chùa từ ngày 23 đến 27/12 năm ngoái gây nhiều tranh cãi vì nhiều người nghi ngờ về nguồn gốc của xá lợi tóc này khi hàng ngàn người đổ đến chùa để được chiêm bái xá lợi.
Báo Tuổi Trẻ hôm 26/1 trích dẫn nguồn tin từ một lãnh đạo UBND Thành phố Uông Bí xác nhận Thành phố vừa đưa ra quyết định xử phạt. Lý do là nhà chùa tổ chức hoạt động trưng bày, chiêm bái (trưng bày, triển lãm) hiện vật được cho là "xá lợi tóc Đức Phật" khi chưa gửi thông báo đến cấp có thẩm quyền theo quy định.
Trước đó, Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã bị Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam kỷ luật cảnh cáo và phải sám hối trước Thường trực Hội đồng trị sự vì triển lãm xá lợi này.
Thông báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết : "Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải cam kết nếu tiếp tục để xảy ra những sai phạm tương tự làm mất niềm tin của xã hội đối với Phật giáo, ảnh hưởng đến uy tín của giáo hội thì sẽ bị tẩn xuất (tức bị hoàn tục, tịch thu tăng tịch, chứng điệp thụ giới), tước quyền trụ trì".
Trước khi có những thông báo về kỷ luật, sư Thích Trúc Thái Mình đã lên tiếng với báo chí trong nước rằng ông mượn xá lợi "tóc Đức Phật" từ một chùa ở Myanmar về nhân dịp tổ chức đại lễ mừng 765 năm Ngày đản sinh Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ông cũng khẳng định nhà chùa không lừa dối người dân.
Tuy nhiên Đài Á Châu Tự Do đã tìm hiểu thông tin từ Myanmar và các nhà báo từ Myanmar cho biết chuyện tóc Đức Phật tự chuyển động như đã thấy ở chùa Ba Vàng chưa bao giờ xảy ra ở Myanmar.
Nguồn : RFA, 26/01/2024
****************************
Kỷ luật cảnh cáo Trụ trì Chùa Ba Vàng vụ "xá lợi tóc Phật" : sự bao che !
Diễm Thi, RFA, 23/01/2024
Từ ngày 23 đến 27/12/2023, chùa Ba Vàng trưng bày "xá lợi tóc Đức Phật" thu hút hàng vạn Phật tử đến chiêm bái. Nhiều ý kiến trên mạng xã hội phản đối hành động này và cho rằng chùa Ba Vàng đã thu hàng chục tỷ đồng từ vụ này. Hoạt động của chùa Ba Vàng bị cho là đã vi phạm Điều 43, Điều 48, Điều 50 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và pháp luật về xuất nhập cảnh, hoạt động triển lãm, quy định của Nhà nước về tập trung đông người ở nơi công cộng.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng - Chùa Ba Vàng
Tập thể Ban Thường trực Hội đồng Trị hôm 21/1/2024 ra quyết định kỷ luật cảnh cáo trụ trì chùa Ba Vàng, sư Thích Trúc Thái Minh, và chùa này bị cấm tổ chức sự kiện giao lưu quốc tế một năm. Sư Thích Trúc Thái Minh phải sám hối Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và thông báo tới các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố. Quyết định còn nêu, "Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải cam kết nếu tiếp tục để xảy ra sai phạm tương tự làm mất niềm tin của xã hội đối với Phật giáo ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội thì sẽ bị tẩn xuất, tước quyền trụ trì".
Sư cô Diệu Hạnh cho rằng, hình thức kỷ luật này chưa thỏa đáng. Cô nói với RFA sáng 23/1 :
"Theo em, sư Thích Trúc Thái Minh đã làm ô uế thanh danh nhà Phật khi vị sư này nhiều lần bị cảnh cáo. Trụ trì của một ngôi chùa lớn nhất Việt Nam nhưng lại kêu gọi, lôi kéo Phật tử vào những sinh hoạt mê tín dị đoan. Đó không phải là đạo Phật mà là buôn bán thần thánh. Tu tập Phật giáo đúng là chỉ có niềm tin tín ngưỡng chứ không có mê tín như vậy.
Chính phủ đã kết luận sư Thích Trúc Thái Minh vi phạm luật tín ngưỡng tôn giáo thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì ở Việt Nam, Phật giáo gắn với niềm tin của khá đông người dân. Ổng làm tổn thương niềm tin tín ngưỡng của Phật tử trong đó có em".
Hòa thượng Thích Không Tánh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nêu quan điểm của ông với RFA :
"Những quy định, nội quy của bên phía Giáo hội Phật giáo Nhà nước đặt ra thì chuyện kỷ luật ra sao là do Nhà nước họ quyết định. Họ thành lập, tổ chức với mấy ông sư là đảng viên với nhau nên Nhà nước họ xử mấy ông cán bộ bên tôn giáo thì cũng nằm trong khuôn khổ của họ, một tổ chức quốc doanh. Cái đó thì thật sự cũng của nhà nước, của đảng với nhau hết nên họ làm rồi họ bao che, bênh vực cho nhau thôi".
Chùa Ba Vàng có tên gọi từ xa xưa là Bảo Quang Tự, tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Sư Thích Trúc Thái Minh về làm trụ trì chùa Ba Vàng từ năm 2007. Ngôi chùa này lúc đó chỉ là một ngôi cổ tự nhỏ bé, cũ kỹ, hoang vu trên núi cao. Nơi đây không có điện, không có nước và đường lên chùa đầy sỏi đá. Chỉ bảy năm sau, năm 2014, sư Thích Trúc Thái Minh khánh thành chùa Ba Vàng mới trên diện tích 22 ha. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận đây là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam với diện tích 4.500 mét vuông.
Năm 2019, chùa Ba Vàng gây xôn xao dư luận khi tổ chức những buổi lễ "thỉnh vong", thuyết giảng "vong báo oán" và trục vong, gọi hồn với số tiền thu được lên đến trăm triệu đồng. Trụ trì chùa Ba Vàng tổ chức buổi nói chuyện trước hàng trăm phật tử và phát biểu, việc các phật tử tham gia những buổi lễ oan gia trái chủ là tự nguyện ; việc cúng tiền không phải do nhà chùa yêu cầu mà do phật tử tự nguyện cúng dường Tam Bảo và theo yêu cầu của ‘vong’.
Sau vụ đó, trụ trì chùa Ba Vàng, sư Thích Trúc Thái Minh, bị Giáo hội bãi nhiệm tất cả chức vụ và yêu cầu sám hối đại tăng 49 ngày do "vi phạm Hiến chương Giáo hội, làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, Tăng đoàn". Ban Tôn giáo Chính phủ lúc đó đã cho rằng những hoạt động trục vong, gọi hồn ở chùa Ba Vàng là vi phạm luật tín ngưỡng, tôn giáo, không phù hợp với truyền thống và phải loại bỏ khỏi các cơ sở Phật giáo. Tuy bị kỷ luật, sư Thái Minh vẫn trụ trì chùa Ba Vàng. Ông được khôi phục chức vụ Phó trưởng ban Thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hồi tháng 3/2023.
Theo quy chế hoạt động Ban tăng sự Trung ương, ba hình thức kỷ luật tăng ni làm tổn thương đến thanh danh Giáo hội, Tăng đoàn là phê bình, kiểm điểm ; cảnh cáo ; tẩn xuất, khai trừ khỏi Giáo hội.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, người từng bào chữa cho các thành viên Tịnh Thất Bồng Lai (một nhóm tu tại gia ở Long An), nói với RFA quan điểm của ông về việc kỷ luật sư Thái Minh về ‘xá lợi tóc’ :
"Rốt cuộc, chỉ là xử lý theo kiểu "Giơ cao đánh khẽ" trong phạm vi đạo, nhưng những hành vi vi phạm pháp luật về phương diện đời đã bị chính quyền sở tại phớt lờ theo cách hết sức đáng ngờ. Vì lẽ, bằng thủ đoạn trưng bày vật phẩm, thì ông Thích Trúc Thái Minh đã rất tinh vi khi thể hiện sự cung kính và gọi vật phẩm ấy là xá lợi để kêu gọi công chúng đến chiêm bái và cúng dường. Điều ấy đồng nghĩa với việc ông ấy lợi dụng tôn giáo để trục lợi, dấu hiệu quá rõ của hành vi tội phạm, được bộ luật hình sự định danh bằng "Tội lừa đảo".
Thông tin từ chùa Ba Vàng cho hay, từ ngày 23 đến ngày 27/12/2023, hàng vạn người dân, phật tử từ khắp nơi đã về chùa Ba Vàng để chiêm bái, đảnh lễ xá lợi tóc của Đức Phật. Luật sư Mạnh cho rằng, việc ông Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh điềm nhiên làm lơ cho hành vi vi phạm pháp luật của ông Thích Trúc Thái Minh lừa đảo tiền bạc của hàng vạn công chúng chẳng khác nào là sự dung dưỡng tội ác, phá hoại tôn giáo. Luật sư Mạnh nói tiếp :
"Trong một sự việc tương tự tại tỉnh Long An đối với cơ sở tu hành tại gia "Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ". Để đàn áp Thiền Am, Công an tỉnh Long An đã tạo dựng, biến chúng thành một vụ án hình sự. Họ ngang nhiên áp dụng điều lệ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để đánh giá và cho rằng thành viên của Thiền Am đã giả chùa, giả sư, giả tu, giả nuôi trẻ mồ côi để trục lợi tiền bạc của công chúng, qua đó, khởi tố vụ án "Lừa đảo". Cho dù, thành viên của Thiền Am đã từng tu hành trước cả khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời và cách thức tu hành cũng không liên quan gì đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Quan trọng hơn, Thiền Am cũng chưa từng một lần ra lời kêu gọi công chúng cúng dường, nhưng họ vẫn bị khởi tố hình sự.
Phiên phúc thẩm xử các thành viên của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An hôm 2/11/2022
Nếu cho rằng Thiền Am từ vô tội thành có tội, thì tội của ông Thích Trúc Thái Minh phải nặng gấp nghìn lần vì quy mô và tác hại cho xã hội. Nhưng ông Thích Trúc Thái Minh vẫn bình an vô sự và hàng ngày vẫn "thuyết pháp" kêu gọi công chúng cúng dường tạo phúc, giải nghiệp. Đó là sự nhạo báng công lý".
Tại phiên xử sơ thẩm diễn ra vào ngày 21/7/2022, tòa án huyện Đức Hòa, tỉnh Long an tuyên án tổng cộng 23,5 năm tù đối với sáu thành viên tại Thiền Am Bên bờ vũ trụ. Cả sáu người trên đều bị buộc tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Khoản 2, điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Phiên phúc thẩm chiều 3/11/2022 tuyên y án.
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 23/01/2024
****************************
Trụ trì Chùa Ba Vàng nhận kỷ luật cảnh cáo của Giáo hội Phật giáo Nhà nước
RFA, 21/01/2024
Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì Chùa Ba Vàng, bị Ban Thường trực Hội đồng trị sự Phật giáo Việt Nam kỷ luật cảnh cáo. Lý do vì những sai phạm do vị sư này gây ra tại Chùa Ba Vàng.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng sẽ phải chịu hình phạt sám hối trước Đại Tăng, phải quỳ sám hối nhiều giờ trước Chư tăng.
Truyền thông nhà nước Việt Nam ngày 21/1 dẫn thông báo kết luận kỷ luật của Ban Thường trực Hội đồng trị sự Phật giáo Việt Nam như vừa nêu. Theo quyết định kỷ luật cảnh cáo, Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải sám hối Ban Thường trực Hội đồng trị sự và thông báo đến các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Quyết định còn nêu rõ "Đại đức Thích Trúc Thái Minh phải cam kết hứa nếu tiếp tục để xảy ra sai phạm tương tự làm mất niềm tin của xã hội đối với Phật giáo ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội thì sẽ bị tẩn xuất, tước quyền trụ trì".
Chùa Ba Vàng bị cấm tổ chức sự kiện giao lưu quốc tế một năm. Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh phải tăng cường giám sát hoạt động tôn giáo, truyền thông của chùa Ba Vàng Đại đức Thích Trúc Thái Minh.
Vào ngày 4/1 vừa qua, Báo Giác Ngộ - cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam – cho biết Ban thường trực Hội đồng Trị sự khu vực miền Bắc của Giáo hội vừa có phiên họp tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) để xem xét việc kỷ luật đối với Đại đức Thích Trúc Thái Minh về vụ việc trưng bày "xá lợi tóc của Đức Phật".
Báo Giác Ngộ trích lời Thương tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam – cho biết Đại đức Thích Trúc Thái Minh và chùa Ba Vàng sẽ không được tổ chức các sự kiện giao lưu quốc tế tại chùa trong một năm. Ban Trị sự tỉnh Quảng Ninh sẽ giám sát chặt hoạt động tôn giáo và truyền thông của chùa Ba Vàng.
Từ ngày 23 đến 27/12/2023, chùa Ba Vàng tổ chức rước, trưng bày và chiêm bái "xá lợi tóc Đức Phật" thu hút hàng vạn Phật tử đến chiêm bái. Vụ việc đã gây xôn xao dư luận với nhiều ý kiến trên mạng xã hội phản đối hành động này, bày tỏ nghi ngờ về cái gọi là sợi tóc Đức Phật có từ hàng nghìn năm và cho rằng chùa Ba Vàng đã thu hàng chục tỷ đồng trong vụ này.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vào tối ngày 2/1 khẳng định việc chùa Ba Vàng tổ chức triển lãm "xá lợi tóc Phật" những ngày qua là hoạt động vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động triển lãm, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, gây hoang mang trong dư luận.
Trong một công văn gửi ra trước đó giải trình về vụ việc, Đại đức Thích Trúc Thái Minh cho biết sợi tóc được trưng bày được tu viện Parami và bảo tàng xá lợi Phật Quốc tế Parami ở Mynamar bảo quản và cung rước đến chùa Ba Vàng cho Phật tử Việt Nam chiêm bái và không có việc lừa dối dư luận.
Theo thông tin được báo Giác Ngộ đăng tải, sự việc trưng bày "xá lợi tóc của Đức Phật" tại chùa Ba Vàng đã "bị dư luận lên tiếng, nghi ngờ về nguồn gốc và tính chân thực của vật thể được chùa Ba Vàng gọi là "xá-lợi tóc Đức Phật", "bảo vật quốc gia thiêng liêng" của Myanmar".
"Dư luận hết sức xôn xao, liên tục trong nhiều ngày qua, không chỉ trên mạng xã hội mà một số cơ quan báo chí chính thống cũng đã quan tâm phản ánh" – theo báo Giác Ngộ.
Đây là lần thứ hai trụ trì chùa Ba Vàng bị kỷ luật. Lần đầu tiên ông bị kỷ luật đình chỉ mọi chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam và phải sám hối là vào năm 2019 sau khi thực hiện hoạt động "thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ" thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm bị báo chí trong nước phát giác.
Nguồn : RFA, 21/01/2024
Đại đức Thích Trúc Thái Minh (giữa) tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV - Ảnh : chuabavang.com
Cũng theo Thoibao.de thì cách thuyên chuyển ông Thích Trúc Thái Minh là cách làm đặc trưng của Chính quyền cộng sản. Cứ ông quan chức nào dính tai tiếng thì được thuyên chuyển sang chức vụ khác và thậm chí còn cho lên chức thách thức dư luận xã hội.
Ngày 23/8, báo Tuổi Trẻ có bài viết "Đại đức Thích Trúc Thái Minh làm phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình" trong đó dẫ lời ông ông Trần Đức Thủy – trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình – xác nhận đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), đã được chấp thuận đảm trách phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua.
Sau bài báo, mạng xã hội dấy lên phản ứng mạnh mẽ về việc Chính quyền đã thọc tay quá sâu vào tôn giáo và nhiều người cho biết, đây là chỉ dấu tôn giáo phục vụ chính trị. Có người thì cho biết, Phật Giáo Việt Nam đang bị xấu hình ảnh bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tôn giáo lẽ ra không phải là công cụ của chính trị nhưng trong trường hợp này Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không phục vụ cho những giá trị cao cả mà Phật đã dạy mà lại phục vụ những thủ đoạn đầy màu sắc thủ đoạn của Chính quyền muốn biến cả dân tộc Việt Nam thành một xã hội mê muội và ngu dân.
Điều đáng nói là trong bài viết của báo Tuổi Trẻ có tiết lộ là "Sở nội vụ Quảng Bình" duyệt cho Thích Trúc Thái Minh chuyển công tác. Vậy thì đây là gì không phải hành động Đảng cộng sản dùng phật giáo là công cụ? Quá lộ liễu và không thể giấu được nữa.
RFA, 27/08/2022
Sự việc bổ nhiệm Đại đức Thích Trúc Thái Minh về làm Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình gây ra nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng thời gian qua bởi thông tin sự luân chuyển này ban đầu được công bố là do Ủy ban tỉnh này quyết định.
Phật tử dâng hoa cho sư thầy Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh - hôm 7/8/2022 nhân lễ Vu Lan. Hình : FB Chùa Ba Vàng
Dù sau đó, cán bộ Ban tôn giáo tỉnh này đã lên tiếng đính chính rằng việc suy cử chức sắc là vấn đề nội bộ của Giáo hội. Tuy nhiên, một số sư thầy mà đài RFA phỏng vấn cho biết sự sắp đặt nhân sự trong Ban trị sự Giáo hội đều phải bàn bạc và được chính quyền thông qua.
Chức sắc hay công chức ?
Vào chiều 23/8, trao đổi với mạng báo trong nước, ông Trần Đức Thủy, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình, xác nhận đại đức Thích Trúc Thái Minh đã được chấp thuận để giữ chức Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027, kiêm trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua.
Lúc này, ông Thủy nói "Việc bổ nhiệm người ở địa phương khác vào Ban trị sự Giáo hội Phật giáo của tỉnh là rất bình thường. Thẩm quyền luân chuyển bổ nhiệm do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định và đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt".
Một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng như vậy có phải ông Thích Trúc Thái Minh là một công chức Nhà nước khi chịu sự quản lý, thuyên chuyển của chính quyền tỉnh Quảng Bình.
Facebooker Mai Bá Kiếm, một người thường xuyên theo dõi, bình luận tình hình chính trị, xã hội Việt Nam viết trên trang cá nhân như sau :
"Cán bộ Thích Trúc Thái Minh được "luân chuyển" về Quảng Bình giữ chức vụ Phó Ban Trị sự GHPG tỉnh, kiêm "trưởng Ban Phật giáo quốc tế" tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua.
Quy trình luân chuyển cán bộ Thích Trúc Thái Minh rất giống luân chuyển cán bộ Nhà nước : Sở Nội vụ và UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định luân chuyển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ phê duyệt…
Giống như cán bộ Nhà nước được luân chuyển, cán bộ Thích Trúc Thái Minh có thể lên chức cao hơn sau năm 2027 !"
Chỉ một ngày sau, ngày 24/8, ông Thuỷ - đại diện cho Ban tôn giáo thuộc Sở Nội vụ Quảng Bình - ký một công văn thanh minh cho lời mà ông đã nói trước đó với truyền thông trong nước.
Công văn này ghi rằng việc thuyên chuyển, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm và chuẩn y nhân sự tham gia Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027 là công việc nội bộ của Giáo hội, do Giáo hội lựa chọn và thực hiện. Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình cũng như Ban Tôn giáo tỉnh không thực hiện việc thuyên chuyển, phê chuẩn, bổ nhiệm".
Phóng viên RFA gọi điện cho ông Trần Đức Thủy theo số điện thoại được cung cấp trong công văn này, nhưng không có ai nghe máy.
Chúng tôi tiếp tục gọi điện đến Văn phòng Ban tôn giáo tỉnh Quảng Bình để hỏi về vụ việc, thì được một cán bộ cho biết :
"Bây giờ các thông tin liên quan đến thầy Thích Trúc Thái Minh thì lãnh đạo đang bàn bạc, xử lý, giải quyết. Lãnh đạo có chỉ đạo là vụ việc đang còn đợi giải quyết nên không được thông tin ra ngoài".
Luật quy định thế nào ?
Quy định về việc bổ nhiệm, suy cử chức sắc của giáo hội Phật giáo được quy định ở Hiến chương mới nhất của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sửa đổi tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ (2017 - 2022).
Tại Chương VI, Điều 31 quy định về "Nhân sự Ban Trị sự cấp tỉnh" nói rằng danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự cấp tỉnh thẩm định, trước khi trao đổi với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cùng cấp.
Về phía Nhà nước, trên trang web của Bộ nội vụ cũng có nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban tôn giáo thuộc Sở nội vụ các tỉnh - thành. Một trong các nhiệm vụ được nêu ra là "nhập tu, bổ nhiệm, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển các chức sắc, chức việc, nhà tu hành trên phạm vị tỉnh".
Ngoài ra, Ban tôn giáo cấp tỉnh - thành còn có một số chức năng khác như "Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh" và "Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động quốc tế của chức sắc, nhà tu hành, nhân sỹ tôn giáo theo quy định pháp luật".
Thực tế ra sao ?
Sư thầy có pháp danh là Minh Trí, hiện đang tu tập tại một ngôi chùa ở tỉnh Bình Phước, cho biết, trước mỗi kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo, Ban trị sự cấp xã, huyện sẽ chọn người đang tu học ở địa phương, có năng lực đề cử cho các vị trí trong Ban trị sự cấp tỉnh. Sư thầy cũng khẳng định rằng các chức sắc muốn được bổ nhiệm thì phải có sự chấp thuận của chính quyền :
"Ví dụ như thầy tổ chức tu học, làm các công việc từ thiện… mà Ban trị sự Giáo hội thấy thầy có năng lực thì sẽ đề cử thầy vào thành viên Ban trị sự ở xã, rồi lên huyện, rồi lên tỉnh, nếu thấy mình đủ khả năng.
Nếu chức sắc càng cao thì càng phải có sự đồng thuận của bên Nhà nước thì mới được".
Vị đại đức này từ chối bình luận khi được hỏi về quá trình bổ nhiệm thầy Thích Trúc Thái Minh làm Phó ban tôn giáo Quảng Bình.
Một đại đức khác có pháp danh viết tắt là P.T (không muốn nêu rõ danh tính), thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói với RFA rằng, trên nguyên tắc, các Tăng Ni tại địa phương sẽ chọn ra danh sách những người có năng lực, uy tín trong địa phương để trình cho ban trị sự cấp tỉnh, rồi gởi cho Ban tôn giáo tỉnh đó kiểm duyệt. Nếu không ai có "vướng mắc" gì thì những người có tên trong danh sách đó sẽ được bầu tại Đại hội đại biểu Phật giáo.
Tuy nhiên, trên thực tế, vị đại đức P.T cho biết Ban trị sự cùng với Ban tôn giáo cấp tỉnh đã bàn bạc và tự ấn định luôn ai giữ chức gì trong nhiệm kỳ tới :
"Dĩ nhiên là bên Phật giáo sẽ đưa một cái danh sách lên gồm những người dự kiến sẽ được ứng cử vào vị trí này vị trí kia. Sở Nội vụ sẽ kiểm tra nhân thân, lý lịch, sự uy tín của người đó.
Nếu người đó sai bảo được thì sẽ duyệt. Nhưng nếu cảm thấy người đó ngang ngạnh quá hoặc là không theo đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo thì người ta sẽ loại ra.
Để được cắt cử về làm lãnh đạo chức sắc ở một địa phương thì cũng đã sự thỏa thuận ở phía trên, như là văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo hoặc Ban tôn giáo thuộc Bộ nội vụ rồi.
Những người tu thực sự họ không có ý kiến về những vấn đề đó đâu. Ai lên làm Ban trị sự họ cũng kệ. Bởi vì ý kiến cũng không được gì, càng ý kiến thì càng phiền não, nên chả có ai ý kiến gì đâu".
Giáo hội Phật giáo Việt Nam có giống các hội của Nhà nước ?
Đại đức P.T thừa nhận rằng về thực chất, chức năng, hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam giống như các hội đoàn Nhà nước. Nó có chức năng góp phần ổn định trật tự xã hội và tuyên truyền đường lối của nhà nước đến người dân là tín đồ Phật giáo :
"Giáo hội Phật giáo Việt Nam nếu nhìn bề ngoài nó hoàn toàn độc lập với Nhà nước nhưng về nội tình ở bên trong thì nó vẫn chịu sự chi phối rất nặng nề.
Bởi vì nó (tức Giáo hội Phật giáo Việt Nam - PV) gần như là một công cụ để cho chính phủ tuyên truyền về những hoạt động xã hội. Khi cần làm truyền thông về những chính sách cần thiết thì lực lượng tôn giáo này có thể làm rất mạnh mẽ và lôi kéo được quần chúng nhân dân và nó trở thành một công cụ của thế lực cầm quyền.
Có thể coi nó (tức Giáo hội Phật giáo Việt Nam - PV) là "cánh tay nối dài" của chính phủ để ổn định Phật giáo, văn hóa, chính trị xã hội tại địa phương".
Tuy nhiên, theo vị đại đức này thì điểm khác biệt giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các hội đoàn nhà nước là Giáo hội không dùng ngân sách nhà nước, mà thậm chí, các vị chức sắc phải lo lót cho chính quyền nếu muốn giữ chức cao trong Giáo hội.
Nguồn : RFA, 27/08/2022
************************
Tất cả đều từ ‘đạo pháp - dân tộc – chủ nghĩa xã hội’
Trân Văn, VOA, 26/08/2022
Chưa bao giờ Phật tử bày tỏ sự buồn nản trên mạng xã hội nhiều như thế. Chưa bao giờ trên mạng xã hội, những cụm từ "Phật giáo quốc doanh" và "sư quốc doanh" lại phổ biến như đang thấy.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh trong một buổi giảng pháp. (Hình : Trích xuất từ video trên YouTube của trang "Thầy Thích Trúc Thái Minh)
Tuần này, dư luận về "tăng nhân" và "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" tiếp tục được hun nóng sau khi hệ thống truyền thông chính thức loan báo : Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng ở tỉnh Quảng Ninh, trở thành Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027 (1).
Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thế danh Vũ Minh Hiếu đã khuấy động dư luận vài lần vì là tác giả kịch bản kiêm đạo diễn một số hoạt động bị công chúng lên án là dùng Phật giáo để kinh doanh (tổ chức cúng vong – giải vong thu tiền, tổ chức lễ sớt bát để thu tiền trong dịp Vu Lan vừa qua).
Sau khi phân tích nhiều yếu tố "chướng tai, gai mắt" : Ví dụ ngồi kiết già dưới gốc Bồ Đề, tay này cầm tràng hạt, tay kia cầm điện thoại loại Vertu có giá khoảng vài chục ngàn Mỹ kim. Chỉ mới xuất gia vài năm nhưng dám xoa đầu chúng sinh Ví dụ dùng nghi thức của hệ phái khác để thu tiền, bất kể việc sử dụng các nghi thức để ra giá thu tiền từng là nguyên nhân khiến ông Hiếu bị tước bỏ tất cả các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tỉnh hội Quảng Ninh cách nay ba năm, Nguyễn Hồng Lam than :Quần chúng u mê còn có thể hiểunhưng cả luật pháp cũng không lên tiếng, cả Giáo hội Phật giáo vẫn điềm nhiên để cho vị trụ trì Ba Vàng được bổ nhiệm Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình ngay giữa ta bà thị phi chưa dứt thì thật không hiểu nổi.
Theo Nguyễn Hồng Lam,điều đó phản ánh thực trạng một thời mạt pháp, xúc phạm chân tu, làm bại hoại Phật giáo. Để điều đó diễnra công nhiên, phải chăng cả pháp luật nhà nước lẫn giới luật Phật giáo đều chưa thoát khỏi tình trạng u mê (1).
Chẳng riêng Nguyễn Hồng Lam, đa số người sử dụng mạng xã hội cũng không thể nào lý giải cặn kẽ vì sao lại thế, ngoài những phỏng đoán như Võ Đắc Dự :Chỉ có thể hiểu tay ni là "cán bộ nguồn" đặc biệt quan trọng của Giáohội Phật giáo Việt Nam (3).
Hoặc những phát giác như Nguyễn Thiện :Từ quy trình bổ nhiệm đăng trên TuổiTrẻ, có thể nói Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tương đương Phó Giám đốc Sở(4). Trên thực tế, các viên chức hữu trách ở Quảng Bình đã khẳng định với nhiều cơ quan truyền thông chính thức rằng "ngoài việc xin ý kiến các sở, ngành liên quan, quy trình giới thiệu thầy Thích Trúc Thái Minh đúng các qui định pháp luật và được Sở Nội vụ chấp thuận". Còn một Thượng tọa là ủy viên Thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Văn phòng Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì trấn an :Mỗi thành viên khi tham gia công tác phật sự đều đã được thẩm định tư cách công dân, tư cách tu sĩ và đặc biệt là có năng lực, tâm huyết cống hiến cho đạo pháp và dân tộc.
Tuy nhiên những tuyên bố nhằm biện giải, trấn an ấy chẳng khác gì "đổ dầu vào lửa". Vài ngàn người tán thành ý kiến của Trinh Thi :Gia đình chúng tôi từ trước đến nay đều nghe theo tiếng gọi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhưng từ khi biết chuyện đại đức Thích Trúc Thái Minh chuyển về Quảng Bình làm Phó Ban trị sự Phật giáo là do chính quyền điều chuyển thì gia đình chúng tôi xin thoát ly và từ chối tất cả mọi hoạt động liên quan đến tất cả các cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Một tổ chức tôn giáo nằm dưới sự điều khiển của chính quyền như vậy là không xứng đáng để tin theo mà tu tập. Chức sắc giáo hội lãnh đạo giáo dân lại do những bên không liên quan tôn giáo như Sở Nội vụ, ủy ban tiến cử, điều chuyển thì khó có thể hoạt động thuần tôn giáo, thậm chí trong ủy ban nhiều người còn không theo đạo Phật nhưng lại có quyền chỉ định lãnh đạo Phậtgiáo.Vì vậy, gia đình chúng tôi xin từ chối tất cả sự liên quan đến hoạt động của giáo hội các cấpvà sẽ tự tìm đường tu tập riêng cho mình (5).
Tương tự, Thái Hạo – một nhà giáo và cũng là một Phật tử bảo rằng, điều duy nhất khiến ông bận tâm trước việc sắp xếp cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh làm Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027 là Không biết các Phật tử Ba Vàng và Phật tử cả nước (những người đang ra sức tung hô, bảo vệ, quỳ mọp và tin tưởng) có hiểu tin ấymang ý nghĩa gì không ? Chính quyền đã ngửa bài, công khai : Sư Minh là một công chức, một cán bộ, chịu sự phân công của Sở Nội vụ và ủy ban nhân dân tỉnh chứ không phải là một tu sĩ/tỳ kheo.Rằng Giáohội Phật giáo là một tổ chức đoàn thể chứ không phải là một tăng đoàn. Đến nước này, nếu họ vẫn còn quỳ mọp và mang tiền tới cúng thì thôi, vì hết thuốc, dù có xe tứ mã kéo lại thì cũng không thể ngăn nổi họ được. Đó là nghiệp của họ, họ đã tự nguyện hiến thân, chứ không đơn thuần là sự u mê nữa.Còn chúng ta, chúng ta cũng hãy thôi ngạc nhiên đi. Như không bao giờ ngạc nhiên vì đoàn thanh niên vẫn làm công việc của đoàn thanh niên vậy(6).
***
Chưa bao giờ Phật tử bày tỏ sự buồn nản trên mạng xã hội nhiều như thế. Chưa bao giờ trên mạng xã hội, những cụm từ "Phật giáo quốc doanh" và "sư quốc doanh" lại phổ biến như đang thấy. Rất nhiều người than về "thời mạt pháp", có người như Nguyễn Hồng Lam gọi lúc này là "thời trụy lạc" và : Lạy Đức Thế Tôn, vậy thì chúng sinh ở xứ này còn trụy lạc trong bể khổ đến bao giờ ? Chính Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang tự lột trần diện mạo của phương châm "đạo pháp - dân tộc – chủ nghĩa xã hội".
Có những người như Ngô Hải Cồ đề nghị :Tín ngưỡng, đức tin cho người ta hướng thiện. Đạo nàocũng răn dạy người ta sống hiếunghĩa, đạo đức.Trong xã hội cường quyền, con dân yếu thế không đặt niềm tin tuyệt đối vào cán cân công lý, vào việc được luậtpháp bảo vệ nữa, họ đặt niềm tin vàotín ngưỡng.Đã phát lộ không thiếu sư thày có tiếng tăm nhưng ăn chơi sa đoạ, xe đẹp,gái đẹp, điện thoại đẹp thể hiện đẳng cấp của bề trên, tham sân si nhưng nhả giọng từ bi. Sư quốc doanh rao giảng những thứ hao hao giống đạo Phật, triệt tiêu tính phản kháng trước bất công của con dân yếu thế. Kiểu "mày cướp của tao cũng được, Trời- Phật có mắt, mày sẽ gặp quả báo". Nhân quả là có thật ! Tin vào Đức Phật không có nghĩa là tin vào sư. Sư không có nghĩa là Phật (7).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 26/08/2022
Chú thích :
***********************
Thông tin Đại đức Thích Trúc Thái Minh được chấp thuận làm Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027 đã được chùa Ba Vàng thông tin từ giữa tháng 4/2022.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh được bổ nhiệm làm Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình. L.N.H
Ngày 23/8, thông tin Đại đức Thích Trúc Thái Minh , trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh ) được chấp thuận làm Phó ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027 đã được Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình xác nhận.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, trước đó vào ngày 17/4/2022, trên website của chùa Ba Vàng đã đăng tải thông tin về việc chấp thuận chức vụ mới cho Đại đức Thích Trúc Thái Minh.
Theo đó, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022- 2027. Đại đức Thích Trúc Thái Minh được Ban Trị sự phân công đảm trách Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình, kiêm Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế.
Cùng với đó, Đại đức Thích Trúc Bảo Lực và Đại đức Thích Trúc Bảo Hội được phân công đảm trách Ủy viên Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình.
Ông Trần Đức Thủy, Trưởng ban Tôn giáo Quảng Bình cho biết, việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã được xem xét kĩ, không vi phạm pháp luật.
"Trước đó Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng đã đảm nhiệm vị trí này tại tỉnh Lai Châu. Việc bổ nhiệm một người từ địa phương khác về là chuyện bình thường, chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng về mặt pháp luật không có vấn đề gì", ông Thủy nói.
Về việc những câu chuyện lùm xùm trước đây về Đại đức Thích Trúc Thái Minh, ông Thủy cũng cho biết có nghe qua nhưng Đại đức Thích Trúc Thái Minh không có tiền án tiền sự. Dựa trên phương diện pháp luật là hoàn toàn hợp pháp.
Bá Cường
Nguồn : Thanh Niên online, 24/08/2022
Nhột ! Cớ sao không khảo mà mày lại xưng ?
JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 25/08/2022
Câu chuyện Đại đức quốc doanh Thích Trúc Thái Minh, một nhân vật với vai trò tu hành trong cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam – một tổ chức Quốc doanh, do đảng khuynh loát và lãnh đạo đã lại làm nổi sóng dư luận xã hội vài tuần nay.
Đây không phải là lần đầu nhân vật này gây bão dư luận.
Tiền sự. Máu tham, hễ thấy hơi đồng là mê
Cách đây không lâu, báo chí và nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân đã vạch mặt trò lừa đảo tại Chùa Ba Vàng của hội nhóm do Thích Trúc Thái Minh cầm đầu với những trò mê tín, dị đoan và lừa đảo, dọa nạt bá tánh đế chiếm đoạt những số tiền khổng lồ.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng
Hàng loạt báo chí đã có những bài viết về những vụ việc, những chi tiết hành nghề lừa đảo bằng những trò núp bóng ma tà để dọa nạt người dân rồi kiếm tiền trên xương máu và sự u mê, sự sợ hãi của họ, để rồi tiền mất tật mang. Những ngón nghề bất chính và khốn nạn đó đã bị lật tẩy.
Nó sống sượng, nó hoang đường và đầy màu sắc của sự mê muội, nhưng số tiền chúng nuốt được của mỗi người dân là tiền tỷ, là hàng chục, hàng trăm triệu. Và con số đó tổng hợp lại là con số khổng lồ.
Và thời gian chúng hành nghề lừa đảo này không phải là ngắn.
Thế rồi cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kỷ luật, đã cắt tất cả các chức vụ của Thích Trúc Thái Minh, rồi buộc sám hối… Nhưng, tiền trục vong và các khoản tiền lừa đảo khác, thì "Thầy" đại diện cho vong nhận tất cả và rồi thầy… tiêu hộ mà Giáo hội chẳng dám ho he.
Điều này gây nhiều nghi ngờ trong dư luận.
Và cũng trong dư luận đã phải tự giải thích rằng : Tiền thầy nhận thay vong, giờ mà lôi ra, thì khối chỗ lại phải "học tập và làm theo" mà nôn ra hàng đống tiền khác. Nói đâu xa, người được giao phụ trách vụ "Kỷ luật" Thích Trúc Thái Minh là Thích Thanh Quyết cũng là đầu mối ôm số tiền khổng lồ hàng năm đấy thôi.
Ngoài số tiền làm "Đại biểu Quốc hội", thì hàng năm, số tiền mà Y thu được từ các chùa chiền, từ Giáo hội Quốc doanh, từ những trò mê tín như dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, bốc bát hương và muôn vàn thứ mê tín dị đoan khác mà Y và đàn em đang tung hoành ngang dọc, thì số tiền là vô cùng lớn. Mỗi năm, chùa Phúc Khánh rồi hàng loạt chùa khác mà Y phụ trách từ miền xuôi đến miền ngược với đủ trò mê tín dị đoan mà dù có cấm, có ngăn chặn, có văn bản… vẫn chỉ là chuyện ruồi bu.
Đã vậy, ngay trước diễn đàn Quốc hội, sau những lời tâng bốc Nguyễn Phú Trọng ở lại giữ bỉm ôm chức vụ "nà cơ trời, vận nước" thì Y đòi hỏi nhà nước "có đi tu đâu mà đòi giữ tiền chùa" để phản đối việc không được ôm nốt số tiền cúng dường của bá tánh ở các chùa mà Y phục trách chứ không để nhà nước thò tay vào nhón bớt.
Bởi "máu tham, hễ thấy hơi đồng là mê" như cha ông đã nói.
Thế nên, ở đây, cả bên bị lẫn bên nguyên, chỉ là "bên tám lạng và phía nửa cân" thôi, chẳng hơn chẳng kém nên ai làm gì được ai.
Thế nên, cái sự kỷ luật, cắt chức vụ, sám hối… chỉ là trò qua chuyện và nửa vời vì "nước sông không phạm nước giếng" nên nếu để "trạng chết, chúa cũng băng hà. Dưa gang đỏ đít, thì cà đỏ trôn"
Và thế là… huề.
Nghề cũ tái phát
Sự ồn ào lần này, ban đầu cũng là chuyện kiếm tiền bất minh như lần trước với những trò bịp bợm trắng trợn để làm tiền thiên hạ. Những con nhang đệ tử mang danh Phật tử mà nếu chỉ cách đây ít chục năm trước, thì chắc chắn được đi tù cả lũ về tội "mê tín dị đoan" và những kẻ buôn thần bán thánh như Thích Trúc Thái Minh chắc con đường vào tù là duy nhất.
Nhưng, cái thời "tiến hành đồng thời 3 cuộc Cách mạng" trong đó, có "Cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa" nhằm tiêu diệt bằng sạch, không khoan dung với bất cứ tôn giáo nào – đã qua. Và bây giờ là cái thời của một Giáo hội mậu dịch, với đoàn sư Quốc doanh hoành hành một cách trắng trợn bất chấp Giáo lý của Phật giáo và các nguyên tắc cơ bản của việc tu trì. Bởi sự khuyng loát đối với Phật giáo đã hoàn thành "vượt kế hoạch" từ lâu.
Để rồi tạo nên một sự hỗn độn, bát nháo và trần tục hóa, ô hợp hóa một tôn giáo có từ lâu đời tại Việt Nam với những truyền thống tốt đẹp.
Thế nên, với mục đích là moi bằng được đồng tiền của bá tánh, của những con nhang, đệ tử, những kẻ u mê cũng như những người vô cảm…- hệ thống sư sãi kiêm an ninh được tạo ra thành một tầng lớp điển hình trong cơ chế "Đạo Pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội" quái gở - đã tìm ra đủ trò ma quái và "rất Việt Nam" để thực hiện bằng được mục đích của mình.
Và vì thế cái trò "Sớt bát cúng dường" bằng các bàn tay thoăn thoắt của nhà sư mậu dịch đã được sáng tác tại Ba Vàng gây bão dư luận.
Cơn bão không chỉ từ dư luận nhân dân khắp trong và ngoài nước mà dường như thấy trò này quá lố, quá trơ tráo và kiếm tiền trắng trợn lại rất dễ dàng, thế là "trâu buộc ghét trâu ăn".
Một số "đồng nghiệp" của Thích Trúc Thái Minh đã động lòng và xông ra "ý kiến" phản đối, vạch mặt. Rằng thì là Thái Minh làm vậy là không đúng, không ổn và không được, rằng thì là Giáo lý nhà Phật không phải thế. Dẫn đầu là Thích Nhật Từ, Giám đốc Công ty Đạo Phật Ngày nay – người luôn dẫn đầu mọi cuộc đụng độ, với tâm niệm : "Mặt rỗ không ngại trời mưa".
Nhưng Minh Ba Vàng cũng chẳng vừa.
Đúng tinh thần Thủ tướng : "Sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì" thế là Minh Ba Vàng phang lại Thích Nhật Từ tối tăm mặt mũi. Rằng là "Thích Nhật Từ, hãy sờ lại gáy mình trước khi mở miệng". Rằng kẻ nào là kẻ đã cổ võ cho trò lừa đảo này không phải bây giờ mà từ lâu, không phải chỉ ở Việt Nam mà tận cả bên Lào.
Và đến nước bóc tận chân như vậy, thì Thích Nhật Từ đành ngậm bồ hòn làm câm, để kêu cứu lên "Trung ương Giáo hội".
Chữa cháy
Để cứu Thích Nhật Từ, từ Hà Nội, Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội trung ương đã lên tiếng cứu bồ.
Thích Gia Quang cho biết : Thích Trúc Thái Minh đang coi cái chùa Ba Vàng, mà chùa này không nằm trong sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Mặt khác, Thích Trúc Thái Minh lại đã bị lột hết tất cả chức vụ trong Giáo hội quốc doanh.
Như vậy, tư thế của Minh Ba Vàng hiện nay không khác gì ông Lê Tùng Vân, và Chùa Ba Vàng cũng chẳng khác gì Tịnh Thất Bồng Lai. Chỉ khác ở quy mô mà thôi.
Và có người đã nghĩ rằng : Rất có thể, đợt này thì Minh Ba Vàng lại rụng như chơi. Không tội lừa đảo, thì cũng là "lợi dụng quyền tự do dân chủ" như tấm gương tày liếp Tịnh Thất Bồng Lai sờ sờ ra đó.
Nhưng, Minh Ba Vàng đâu có chịu lép vế. Và người ta chờ xem cuộc đấu sẽ đi đến đâu.
Bởi ai cũng biết, không tự nhiên mà Minh Ba Vàng có thể mạnh mồm ăn to nói lớn, dám thách thức cả đám "đội quân an ninh" hùng hậu mang áo vàng từ trung ương đến địa phương.
Những hình ảnh được trưng bày ở Ba Vàng và còn nhan nhản trên mạng đấy thôi.
Ở đó, cái đầu nghênh nghênh của Chủ tịch nước vẫn sóng đôi với cái đầu trọc của anh Minh Ba Vàng.
Ở đó, đương kim Thủ tướng chính phủ đang hơn hớn bên cạnh Minh Ba Vàng rất tự tin.
Ở đó, nguyên bộ trưởng Công an vẫn đăm chiêu bên Minh Ba Vàng rất tâm đắc và nghiêm trọng.
Và ai cũng biết, đằng sau đó là sự liên kết, liên hệ rất vững chắc. Bởi đó là Ba Vàng, đâu phải là… đất sét.
Càng cháy
Thế rồi, bỗng hôm qua, cư dân mạng bàng hoàng nghe tin Thích Trúc Thái Minh được cử về làm Phó Ban trị sự Phật giáo Quảng Bình.
Người ta ngã ngửa, người ta đồn đại, người ta bàn tán… Dư luận nóng lên nhanh chóng.
Vì vậy, báo chí phải tìm hiểu, phải phỏng vấn để biết rõ nguồn cơn.
Và Trần Đức Thủy, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình đã cho biết rằng : "Ngoài chức danh trên, Thích Trúc Thái Minh còn được cử làm Trưởng ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua".
Và cũng trong cuộc trả lời báo chí này, ông Trần Đức Thủy còn cho biết một chi tiết mà nhiều người biết, nhưng không ai nói ra, và nhiều người nói ra, nhưng đảng vẫn giấu nhẹm từ xưa đến nay. Đó là việc bổ nhiệm, điều chuyển sư sãi trong cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam là do Sở Nội vụ đề xuất và Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định. Việc này được tiến hành chỉ sau khi xin ý kiến của các ngành, các cấp. Còn cái gọi là Giáo hội, chỉ việc thông qua như Quốc hội thông qua Nghị quyết, vậy thôi.
Thực chất, cái Giáo hội, chỉ có tác dụng tô sơn cho các quyết định của Đảng và Chính quyền – nghĩa là vai trò Giáo hội chỉ một cánh tay và là công cụ của đảng vô thần mà thôi.
Hẳn nhiên là điều đó thì nhiều người chú ý đều biết. Nhưng, với đa số quần chúng, phật tử vốn quá nhiều lòng tin vào sự độc lập trong hành đạo của Giáo hội, thì đây là tin động trời.
À, thì ra vậy.
Thì ra, là cái Giáo hội này mang danh Phật giáo, nhưng lại chỉ là công cụ của đảng vô thần. Và bàn tay đảng vô thần đã chỉ đạo, quyết định tất cả.
Vậy thì chuyện các đồng chí sư sãi là công an như lời đồn thì có gì là sai. Và các đồng chí sinh ra những tệ nạn không ai nghĩ ra được xưa nay với người tu hành từ chuyện gái trai, đến trộm cắp, giết người, ma túy và đủ thứ tệ nạn cũng chẳng có gì là lạ.
Hẳn nhiên là người ta cũng biết rõ là cha ông đã dặn rằng : "Đi với Bụt thì mặc áo cà sa. Nhưng đi với ma thì mặc áo giấy". Do vậy mà với một chính quyền mà ở đó "một bộ phận không nhỏ" đều là tham nhũng, cướp bóc là chính thì cái công cụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Và lòng tin đặt vào đó là sự lãng phí không thể chấp nhận.
Vì cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chỉ là cái vỏ của một ổ cộng sản vô thần là điều chắc chắn.
Và người ta ngao ngán, người ta phản ứng.
Một phật tử đã đưa lên mạng những lời ai oán rằng : "Gia đình tôi từ trước đến nay đều nghe theo tiếng gọi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhưng từ khi biết đại đức Thích Chúc Thái Minh được chính quyền điều chuyển về Quảng Bình, thì gia đình tôi thoát ly và từ chối mọi sự liên hệ với Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ đây".
Lý do "Một tổ chức tôn giáo nằm dưới sự điều khiển của chính quyền như vậy là không xứng đáng để chúng tôi tin theo mà tu tập".
Và hàng loạt phản ứng dữ dội trong dư luận khi sự thật này được chính thức nói ra.
Đến đó, thì chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều hoảng.
Hoảng, vì có thể vở kịch lại bị bể mánh từ đây. Có thể bức màn che của cái Giáo hội Phật giáo mậu dịch này bị xé toạc.
Thế là những hành động chữa cháy được vộ vã đưa ra.
Trước hết, báo chí được lệnh đăng lại rằng : Việc điều chuyển sư sãi là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là chuyện nội bộ chứ Đảng và Nhà nước không có can thiệp gì. Và việc Minh Ba Vàng được đưa về Quảng Bình là từ năm ngoái chứ không phải bây giờ.
Thậm chí, hôm nay, Tỉnh Quảng Bình còn vội vàng đưa ra công văn thông tin về việc này, nhằm nhắc lại nội dung trên.
Nhưng khi sự thật mà cố che giấu thì lại càng lộ. Bởi chính Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Trung ương vừa mới nói chưa dứt lời rằng : Minh Ba Vàng đã bị cắt hết tất cả các chức vụ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và hiện nay tu chui tại Ba Vàng.
Vậy thì làm sao mà đang tu chui ở chùa ngoài Giáo hội, lại đương nhiên làm Phó Chủ tich Hội đồng Trị sự tại Quảng Bình từ bao giờ ? Chẳng lẽ chức vụ này cũng là chức chui nên Giáo hội Trung ương không hề biết ?
Mà đâu phải chỉ một chức vụ mà thôi.
Và thế là chỉ nhìn qua sự việc, thấy sự lúng túng, thấy việc không khảo mà cứ xưng của hệ thống chính quyền, người ta thấy được sự thật ở đâu khi mà liên tiếp những lời dối trá, bất nhất được sử dụng.
Và giờ đây, quan chức chính quyền lại có dịp để "kiểm điểm, rút kinh nghiệm" với nhau rằng : "Cớ sao không hỏi, mà mày lại xưng" ?
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 25/08/2022 (nguyenhuuvinh's blog)
Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình đính chính việc bổ nhiệm trụ trì Chùa Ba Vàng giữ chức Phó Ban trị sự
RFA, 25/08/2022
Ban tôn giáo tỉnh Quảng Bình lên tiếng đính chính việc Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) được bổ nhiệm làm phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình không phải do Sở Nội vụ, Ủy ban tỉnh quyết định mà do nội bộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam lựa chọn, thực hiện.
- Chua Ba Vàng
Thông cáo báo chí thanh minh sự việc trên được Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Bình phát đi vào tối ngày 24/8 chỉ một ngày sau khi ông Trần Đức Thủy, trưởng Ban tôn giáo tỉnh này xác nhận với truyền thông rằng trụ trì chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh, đã được phân công đảm trách phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2022-2027, kiêm Trưởng Ban Phật giáo quốc tế tại Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Bình lần thứ IV vừa qua.
Ông Thủy, cùng lúc đó, xác quyết thẩm quyền luân chuyển bổ nhiệm trụ trì chùa Ba Vàng do Sở Nội vụ và Ủy ban tỉnh quyết định và đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê duyệt.
Tuy vậy, nội dung thông cáo báo chí ngày 24/8 lại nêu : "Việc thuyên chuyển, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm và chuẩn y nhân sự tham gia Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027 là công việc nội bộ của Giáo hội, do Giáo hội lựa chọn và thực hiện. Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình cũng như Ban Tôn giáo tỉnh không thực hiện việc thuyên chuyển, phê chuẩn, bổ nhiệm".
Thông cáo cũng thể hiện các mốc thời gian cụ thể chứng minh việc bổ nhiệm trên hoàn toàn do Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện.Theo đó, nội dung thông cáo ghi rõ, ngày 18/10/2021, Đại đức Thích Trúc Thái Minh được Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thông báo thuyên chuyển về hoạt động tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình. Đến ngày 11/5/2022, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyết định về việc chuẩn y thành phần nhân sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Bình với 38 thành viên. Trong đó, đại đức Thích Trúc Thái Minh được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Phật giáo quốc tế tỉnh Quảng Bình.
Như vậy, việc chuẩn y nhân sự tham gia Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh là công việc nội bộ của Giáo hội - do Giáo hội lựa chọn và thực hiện. Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình và Ban Tôn giáo tỉnh này không thực hiện như tin đã loan trước đây.
Được biết, trong thời gian làm trụ trì chùa Ba Vàng, đại đức Thái Minh đã từng bị Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra nghị quyết bãi nhiệm tất cả chức vụ trong giáo hội, bao gồm ủy viên dự khuyết Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ; Phó Ban thông tin truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ; Phó Ban thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh Lai Châu ; ủy viên thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh...
"Hóa giải nạn dịch virus Corona" : Vẫn có người tin !
Diễm Thi, RFA, 28/01/2020
"Niềm tin phải có căn cứ"
Hôm Chủ nhật, ngày 26 tháng 1, tức Mồng Hai Tết Canh Tý, facebook được cho là thuộc quyền quản lý của sư trụ trì Thích Trúc Thái Minh đăng tin về khóa tu tập hồi hướng hóa giải nạn dịch virus corona. Chương trình kêu gọi Phật tử tinh tấn tu tập 49 ngày để hồi hướng cho nạn dịch sớm được tiêu trừ với thông tin chi tiết là phúc báu tu tập này sẽ được hồi hướng cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhân viên y tế và tất cả những ai đang nỗ lực trong công cuộc phòng ngừa, khống chế và dập tắt dịch Virus Corona tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Phúc báu tu tập này cũng được hồi hướng cho tất cả những bệnh nhân đang điều trị có thêm năng lượng trợ duyên tích cực cho việc điều trị bệnh và hồi hướng cho tất cả những bệnh nhân quá vãng sớm được sinh về cảnh giới an lành.
Một phụ nữ thắp hương trong chùa ngày Tết. Ảnh minh họa. RFA
Ngay tối hôm đó, trên trang web chuabavang.com.vn và trang facebook "Thích Trúc Thái Minh" cùng lúc phát trực tiếp chương trình "Tu tập hồi hướng hóa giải nạn dịch virus corona". Buổi thuyết giảng của trụ trì chùa Ba Vàng có hàng trăm người theo dõi, trong đó có đông thanh niên trẻ và các sư thầy.
Một phật tử có pháp danh Hạnh Ngộ từ Tây Ninh cho biết Cô không tin kêu gọi của trụ trì chùa Ba Vàng, nơi từng bị báo chí trong nước lật tẩy hồi năm ngoái về cái gọi là ‘trục vong oan gia trái chủ’ :
"Em không tin. Cái đó là mê tín dị đoan, là một cách kiếm tiền của sư thầy thôi. Chùa Ba Vàng từng có vụ ‘oan gia trái chủ’ bị báo chí đăng hồi năm ngoái ai mà tin nữa !?"
Một phật tử khác ở Sài Gòn có pháp danh Diệu Tâm cũng đưa ý kiến về việc khả năng sư thầy có thể hóa giải nạn dịch do virus Corona gây ra :
"Làm gì có chuyện đó. Y học mới giải quyết được thôi chứ thầy chùa nào mà làm được ! Đó là dịch bệnh thì phải y học can thiệp. Niềm tin phải có căn cứ như ở hiền gặp lành, làm việc tốt thì gặp điều tốt, chứ bây giờ bệnh dịch đến lại kéo nhau đi gặp ông thầy giải bệnh thì tôi không tin".
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Uông Bí cho báo chí trong nước biết, việc sư thầy Thích Trúc Thái Minh và chùa Ba Vàng đưa thông tin hóa giải dịch cúm Corona chưa được thành phố cho phép.
Trong khi đó phía chùa Ba Vàng giải thích rằng ‘mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều có nguyên nhân, xuất phát từ việc làm của mỗi con người nên chùa tổ chức khóa lễ để hóa giải, cầu nguyện nạn dịch sớm được kiểm soát và không lây lan sang Việt Nam'.
Ngôi chùa này từng tổ chức những buổi lễ oan gia trái chủ, trục vong, gọi hồn với số người tham dự rất đông và số tiền thu được lên đến trăm triệu gây chú ý trên mạng xã hội cũng như báo chí chính thống vào dịp Tết năm ngoái.
Lúc bấy giờ Nhà nghiên cứu văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nói với RFA :
"Qua hiện tượng chùa Ba Vàng và một số chùa khác thì tôi thấy là đạo Phật của Việt Nam đang đến hồi mạt pháp và làm rối loạn tâm linh, rối loạn lòng người và báo hiệu một chương rất đen tối của lịch sử Phật Giáo Việt Nam".
Mê tín dị đoan ngày càng nhiều
Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, số người theo Phật giáo ở Việt Nam là 4,6 triệu người, chiếm khoảng 4,8% dân số cả nước. Số theo tín ngưỡng dân gian hoặc không tôn giáo chiếm hơn 73%.
Nghi thức văn hóa tâm linh của người Việt thường là giỗ chạp, cúng bái các ngày tết, mồng một, ngày rằm. Văn hóa tâm linh cho rằng ‘Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì sẽ gặp quả báo". Văn hóa tâm linh hướng con người sống khoan dung, hướng thiện.
Trái lại, mê tín dị đoan cho rằng người ta sống như thế nào không quan trọng, chỉ cần cầu khẩn với mâm cao, cỗ đầy, tiền cúng nhiều thì người ta có thể cầu gì được nấy. Làm điều ác có thể hóa giải bằng lễ "dâng sao giải hạn", không sợ quả báo...
Thực tế này được ghi nhận tại những lễ hội với từng đoàn người sì sụp khấn vái cầu may ở những đền chùa, miếu mạo khắp nơi trên cả nước.
Nhà nghiên cứu xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng một khi xã hội không an toàn thì người ta tìm chỗ bấu víu khác. Bà nói :
"Ở Việt Nam bây giờ người ta cầu khấn, cúng bái không hẳn chỉ do tín ngưỡng, mà họ muốn cầu cho một sự an toàn nào đó. Nếu một xã hội không bảo đảm an sinh, cuộc sống nhiều bấp bênh thì mức độ người dân phải cầu, cúng, bấu víu vào một cái gì đó để có chút niềm tin sẽ càng tăng. Còn nếu một xã hội an toàn hơn thì mức độ cầu cúng của người dân chắc sẽ giảm xuống".
Cũng cùng suy nghĩ, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện cho rằng chưa bao giờ các vấn đề về băng hoại giá trị truyền thống rạn nứt như bây giờ, lòng tin của con người trong cuộc sống hiện tại không còn nữa cho nên người dân không tìm được sự an ủi, niềm tin nơi trần thế thì họ phải tìm kiếm trong tôn giáo.
Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang từng nhận định :
"Đạo đức xã hội xuống cấp, người dân đã mất hết niềm tin vào ban lãnh đạo đất nước, trong khi nhu cầu cuộc sống luôn phải có chỗ để gửi gấm niềm tin thì họ phải đặt niềm tin chỗ khác. Đó cũng là nhu cầu tự nhiên thôi".
RFA tiếp xúc với một số người tự nhận là Phật tử cũng thừa nhận họ tin rằng bệnh tật có thể được hóa giải bằng tâm linh miễn họ có niềm tin thật sự và không cần sự can thiệp của y khoa. Họ cho rằng đây là một môn khoa học huyền bí nên họ không giải thích được mà họ tin vào những gì sư thầy thuyết giảng.
Trong cuốn ‘Believing in Magic : The Psychology of Superstition’, tác giả Stuart Vyse viết rằng, "gốc rễ của mê tín dị đoan là sự thiếu kiểm soát. Con người luôn muốn được kiểm soát tốt hơn trong các hoàn cảnh bất an. Khi gặp điều gì đó quan trọng nhưng không chắc chắn, mê tín dị đoan sẽ được dùng để lấp vào khoảng trống sợ hãi và làm con người cảm thấy tốt hơn".
Diễm Thi
Nguồn : RFA, 28/01/2020
*********************
Cần khởi tố hình sự đối với nhà sư Thích Trúc Thái Minh
Hiền Lương, VNTB, 27/01/2020
Tối mồng Hai Tết, nhà sư Thích Trúc Thái Minh ở chùa Ba Vàng đã tổ chức "Khóa lễ tụng kinh tu tập hồi hướng hóa giải nạn dịch Virus Corona". Diễn biến của buổi lễ này được ‘live’ trên tài khoản facebook (1).
Trước đó, vào đầu giờ chiều mồng Hai Tết, tài khoản facebook được tích nick xanh ‘chính chủ’ của nhà sư Thích Trúc Thái Minh có thông báo về chương trình tu tập hồi hướng hóa giải dịch nạn Virus Corona. Nội dung như sau (trích) :
"Kính thưa đại chúng !
Hiện nay, tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp tính do chủng virus Corona mới tại Trung Quốc đang diễn biến phức tạp và lan nhanh đến nhiều nước trên thế giới. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus Corona biến chủng gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
Đức Phật dạy mọi sự vật, hiện tượng trên thế gian đều có nguyên nhân của nó. Mọi thiên tai, dịch bệnh gốc là do ác nghiệp của chúng sinh, đặc biệt là từ việc phá diệt Tam Bảo, hủy hoại Phật pháp. Nạn dịch virus Corona cũng không ngoài nguyên nhân trên.
Theo lời Đức Phật dạy, muốn nạn dịch hóa giải được phải bằng công đức phát nguyện Bồ Đề, tu tập chân thật của chư Tăng Ni, Phật tử và tất cả chúng ta.
Được sự chỉ dạy trên Sư phụ Trụ trì, chùa Ba Vàng tổ chức chương trình tu tập tại chùa và phát động nhân dân, Phật tử tinh tấn tu tập 49 ngày để hồi hướng cho nạn dịch sớm được tiêu trừ.
Chùa Ba Vàng thông báo chương trình khai đàn tụng kinh Tam Bảo như sau :
Thời gian : 19g00 ngày 26/01/2020 (nhằm ngày Mùng 2 tháng Giêng năm Canh Tý)
Địa điểm : Chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh".
(dừng trích)
Với nội dung như trên cho thấy đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự đối với nhà sư có pháp danh Thích Trúc Thái Minh.
Cụ thể như sau :
Thứ nhứt, tội tuyên truyền thông tin nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 117 Bộ Luật hình sự 2015. Tình tiết cho thấy dấu hiệu phạm tội : "Mọi thiên tai, dịch bệnh gốc là do ác nghiệp của chúng sinh, đặc biệt là từ việc phá diệt Tam Bảo, hủy hoại Phật pháp. Nạn dịch virus Corona cũng không ngoài nguyên nhân trên" - trích nội dung thông báo ở tài khoản tích nick xanh facebook Thích Trúc Thái Minh.
Nhà sư Thích Trúc Thái Minh đã công khai chỉ trích Trung Quốc về các ác nghiệp hủy hoại Phật pháp. Trung Quốc với Việt Nam là hai quốc gia cùng chung thể chế chính trị, nên điều này cho thấy các ‘ác nghiệp’ tương tự cũng đúng như với Việt Nam.
Thứ hai, "Theo lời Đức Phật dạy, muốn nạn dịch hóa giải được phải bằng công đức phát nguyện Bồ Đề, tu tập chân thật của chư Tăng Ni, Phật tử và tất cả chúng ta" là một trích dẫn mang tính cổ súy mê tín, dị đoan vì không viện dẫn cụ thể ‘lời Đức Phật dạy’ ở đây được trích từ đâu ? Việc cổ súy mê tín, dị đoan này của nhà sư Thích Trúc Thái Minh được quy định tại Điều 320, Bộ Luật hình sự 2015, với mức án tù cao nhất là 10 năm.
Thứ ba, nội dung của bảng thông báo về khóa tu tập ở chùa Ba Vàng từ tài khoản facebook của nhà sư Thích Trúc Thái Minh, có dấu hiệu vi phạm Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, tại Điều 5.5, về việc "Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi".
Thứ tư, cần xem xét trách nhiệm quản lý hành chính của các cơ quan chức năng liên quan ; đặc biệt là Bộ Y tế trong vấn đề phòng chống dịch virus Corona.
Việc để cho ‘khóa lễ tụng kinh tu tập hồi hướng hóa giải nạn dịch virus Corona’ diễn ra ở chùa Ba Vàng, với việc tường thuật công khai trên mạng xã hội, cho thấy dường như chính phủ Việt Nam đang ‘tự diễn biến’, với ẩn tình dịch bệnh ở đây mang tính nhân-quả của hệ lụy thời gian dài vừa qua ở Việt Nam xảy ra nhiều vụ cưỡng chế chùa chiền, tự viện, bắt buộc các tôn giáo phải cùng quy về giáo hội quốc doanh do Đảng và Nhà nước trực tiếp quản lý.
Hiền Lương
Nguồn : VNTB, 27/01/2020
(1) Khóa lễ tụng kinh tu tập hồi hướng hóa giải nạn dịch virus Corona và kênh Youtube