Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trong lần Thủ tướng Shinzo Abe và cố chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang gặp nhau vào tháng 5 năm 2018, Abe đã không đề cập quyền con người.

nhat1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt tay với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà khách Bang Akasaka Palace ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 9 tháng 10 năm 2018 [Tập tin : Franck Robichon / Reuters]

Những nhà bất đồng chính kiến bị theo dõi, quấy rối rồi thậm chí là bị đánh đập, hay cả những cuộc biểu tình ôn hoà bị đàn áp và sau đó là những cuộc bắt nguội, giam cầm cũng như các bản án dành cho những người tham gia biểu tình. Những án oan, án sai mà tiếng kêu của thân nhân người thụ án rơi vào im lặng cả hàng chục năm. Những người dân bị mất đất phải sống lăn lóc và đi kêu oan tận trung ương vẫn không được giải quyết. Những hình ảnh đó có lẽ không phải ai cũng nhận ra đằng sau những hình ảnh hào nhoáng.

Việt Nam vốn được biết đến như một đất nước hiền hòa, yên bình, người dân thân thiện, môi trường chính trị ổn định, kinh tế phát triển từng ngày, với những du khách đến Việt Nam để hưởng thụ các món ăn ngon với giá cả phải chăng và và khung cảnh đẹp thì những điều kể trên có thể sẽ làm họ ngạc nhiên. Không phải ai chỉ trong một thời gian du lịch vài ba tuần từ Nam ra Bắc có thể nhận ra được một sự thật khác, chua chát, đó là "gần 100 triệu dân đã bị cướp đi các quyền tự do cơ bản : tự do biểu lộ, tự do hội họp, tự do tôn giáo, tự do lập hội. Điều này xảy ra vì trong nhiều thập kỷ qua, Đảng cộng sản cầm quyền điều hành một quốc gia độc đảng không bị kiểm soát".

Công cụ gần nhất được nhà cầm quyền sử dụng là Luật An ninh Mạng. Luật này yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet như Google và Facebook phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam, "xác minh" thông tin và tiết lộ thông tin người dùng mà không cần phải có lệnh của toà án. Việc này giúp cho chính phủ và công an được quyền truy cập dữ liệu người dùng nhằm dễ dàng kiểm soát những tiếng nói trái chiều.

Chỉ vài ngày ngay sau khi Luật An ninh Mạng có hiệu lực, nhà cầm quyền Việt Nam đã cáo buộc Facebook vi phạm luật khi dung túng những thông tin mang tính bôi nhọ, nói xấu các cá nhân lãnh đạo đảng và nhà nước, không hợp tác ngay với nhà cầm quyền Việt Nam khi được yêu cầu xóa các thông tin theo yêu cầu trong 48 giờ, thêm vào đó là đã không đóng thuế cho ngân sách Việt Nam. 

Teppei Kasai, một nhân viên chương trình của Tổ chức Quan sat Nhân quyền ở Tokyo, Nhật Bản nhận định rằng Luật An ninh Mạng là bước tiếp theo của việc leo thang vô tận trong chiến dịch chống lại các nhà hoạt động của chính phủ. Ít nhất 63 nhà hoạt động và blogger đã bị bắt trong năm 2017 và 2018 vì các bài viết chỉ trích chính phủ hoặc vận động cho nhân quyền và dân chủ. Tòa án đã kết án ít nhất 15 blogger và các nhà hoạt động trong năm 2017. Trong năm 2018 số người bị bắt và kết án tăng lên gấp 3 lần, với 42 bản án, nhiều người bị kết án trên 10 năm tù. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, nhà hoạt động môi trường L ê Đình Lương, vào tháng 8 đã bị kết án 20 năm tù. Ít nhất 130 tù nhân chính trị vẫn bị giam giữ vào đầu năm 2019".

Bất chấp sự đàn áp có hệ thống này, chính phủ Nhật Bản nhắm mắt làm ngơ. Các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã nói với chúng tôi về cú sốc và thất vọng của họ khi chính phủ Nhật Bản dường như chỉ quan tâm đến mối quan hệ của họ với chính phủ Việt Nam chứ không phải với người dân Việt Nam.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Toshiko Abe đã đến thăm Việt Nam và gặp gỡ các đối tác cấp cao. Abe chúc mừng "mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam ngày càng sâu sắc kể từ khi kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao vào năm ngoái", tuy nhiên trong chuyến công du đến quốc gia độc đảng này, bà đã không đề cập đến quyền con người và không kêu gọi trả tự do cho tù nhân chính trị.

Trong lần Thủ tướng Shinzo Abe và cố chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang gặp nhau vào tháng 5 năm 2018, Abe đã không đề cập quyền con người. Khi ông Abe gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc năm tháng sau đó, họ cũng đề cập đến quan hệ đối tác kinh tế nhiều hơn nhưng không đề cập đến sự đàn áp của chính phủ Việt Nam đối với người dân Việt Nam.

Chính phủ Nhật Bản lo ngại những chỉ trích về các vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ đẩy Việt Nam đến gần Trung Quốc hơn. Nhưng trong khi Trung Quốc và Việt Nam là những nước láng giềng gần gũi và do đảng cộng sản lãnh đạo, mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do lịch sử chiến tranh và sự cạnh tranh lâu dài dẫn đến sự nghi ngờ và chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng. Tokyo nên nhận ra rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải cân bằng mối quan hệ của họ với Trung Quốc với các mối quan hệ mạnh mẽ không kém với các nhà tài trợ. Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn, khiến nước có vị thế độc đáo để có thể gây áp lực buộc chính phủ Việt Nam phải tiến hành cải cách và tôn trọng nhân quyền.

Việc không đặt nhân quyền ngang bằng với thương mại và viện trợ là một sự duy trì lố bịch "chính sách ngoại giao giá trị tự do" của Nhật Bản, điều này cũng góp phần vào việc đồng thuận nhân quyền trong việc tiếp cận các nước như Campuchia và Myanmar.

Là một trong những nền dân chủ tự do hàng đầu trên thế giới, Nhật Bản phải đề cập đến nhân quyền trong các cuộc thảo luận với chính phủ Việt Nam. Điều này không chỉ gửi một thông điệp khích lệ tới các nhà hoạt động nhân quyền dũng cảm của Việt Nam, mà tiếng nói của Nhật Bản còn có khả năng tạo thêm không gian để người dân Việt Nam được hưởng một số quyền tự do dân sự tương tự mà nhiều người dân Nhật Bản cho là điều hiển nhiên.

Teppei Kasai

Nguyên tác : Japan must stand with Vietnamese human rights activists, aljazeera.com, 27/01/2019

Diên Vỹ biên dịch

Người RFA, 27/01/2019

Published in Diễn đàn

Nhật Bản hãy thúc giục Việt Nam tôn trọng nhân quyền (RFA, 28/05/2018)

Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, cần phải áp lực Việt Nam chấm dứt ngay tình trạng đàn áp những nhà hoạt động ôn hòa và cải thiện thành tích nhân quyền đang suy thoái nghiêm trọng của chính phủ Hà Nội.

vietnhat1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) bắt tay Chủ tịch Trần Đại Quang khi đến Việt Nam dự APEC ở Đà Nẵng hôm 11/11/2017 - AFP

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 27 tháng 5 ra kêu gọi như vừa nêu trước chuyến công du cấp nhà nước của ông chủ tịch Trần Đại Quang đến Nhật Bản từ ngày 29 tháng 5 đến 2 tháng 6 này.

Human Rights Watch cho rằng ông chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đến thăm Xứ Phù Tang khi mà tình trạng đàn áp nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ.

Giám đốc Human Rights Watch tại Nhật Bản, Kanae Doi, nêu rõ ‘Chính phủ Việt Nam vẫn còn là một trong những chính quyền đàn áp nhất trên thế giới. Trong tư cách nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, Nhật Bản có cả cơ hội và trách nhiệm lên tiếng về những vi phạm của chính phủ Việt Nam đối với chính công dân của họ. Thủ tướng Shinzo Abe cần công khai lên tiếng ủng hộ cho những nhà hoạt động can đảm cổ xúy cho nhân quyền ; và thúc giục chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai bị cầm tù chỉ vì đứng lên đòi hỏi quyền con người. Sự im lặng về tình trạng vi phạm đó chỉ khuyến khích chính phủ Việt Nam tiếp tục ra tay đàn áp mà thôi. ’

Theo Human Rights Watch thì trong thời gian những tháng gần đây, Việt Nam gia tăng đàn áp hoạt động nhân quyền. Chỉ riêng trong năm 2017, lực lượng chức năng bắt giữ ít nhất 41 nhà hoạt động cổ xúy cho quyền con người và bloggers chỉ vì họ tham gia biểu tình phản đối hoặc tham dự những sự kiện khác, hay cho công bố những bài viết chỉ trích chính quyền.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, tòa án do đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát tiến hành truy tố ít nhất 26 nhà bảo vệ quyền con người ; một số bị tuyên án trên 10 năm tù.

Danh sách của những nạn nhân trong nổ lực mà chính quyền Việt Nam tái lập nhằm bịt miệng những tiếng nói chỉ trích gồm các nhà hoạt động nổi tiếng Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Hoàng Đức Bình, Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (thường được biết đến với biệt danh Mẹ Nấm), Trần Thị Nga, Bùi Văn Trung và nhiều tên tuổi khác nữa.

Vừa qua vào ngày 25 tháng 5, Human Rights Watch cũng đã gửi một bức thư đến thủ tướng Abe nêu lên những quan ngại về các hạn chế của chính phủ Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, những cản trở đối với các nhóm tôn giáo, nghiệp đoàn và bỏ tù những tiếng nói đối lập.

Thư của Human Rights Watch nêu rõ chính phủ Việt Nam làm chủ, kiểm soát tất cả mọi cơ quan truyền thông, kiểm duyệt Internet. Đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo tất cả mọi định chế công và sử dụng chúng nhằm duy trì quyền lực. Tình trạng này diễn ra kể từ năm 1954 khi đảng cộng sản bắt đầu nắm quyền tại Việt Nam.

Thư của Human Rights Watch gửi cho thủ tướng Shinzo Abe chỉ ra rằng không hề có tiến trình dân chủ thực sự tại Việt Nam ; quốc hội toàn gồm những đảng viên được đảng chọn ra. Hệ thống tòa án và tất cả bộ ngành đều dưới sự kiểm soát của đảng. Những nghiệp đoàn độc lập bị cấm đoán ; các tổ chức xã hội, các nhóm tôn giáo và xã hội dân sự bị kiểm soát chặt chẽ.

Human Rights Watch liệt kê danh sách 140 người hiện bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm chỉ trích chính phủ Việt Nam, vì tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa, theo những nhóm tôn giáo không đăng ký, hoặc tham gia các tổ chức chính trị và dân sự bất đồng chính kiến. Tổng số tù chính trị được biết đến tại Việt Nam tăng trong những năm gần đây.

*****************

Chủ tịch Việt Nam ca ngợi sự giúp đỡ của Nhật về Biển Đông (VOA, 26/05/2018)

Chủ tch Vit Nam Trn Đi Quang hôm 25/5 ca ngi s hp tác ca Nht Bn trong vic duy trì n đnh Bin Đông, trước khi ông đi thăm chính thc Tokyo vào tun ti.

vietnhat2

Chủ tch Vit Nam Trn Đi Quang s thăm Nht Bn t ngày 29/5/2018

Trong buổi nói chuyn vi mt nhóm phóng viên Nht Bn ti Hà Ni, ông Quang cho hay Vit Nam "chia sẻ quan đim vi Nht Bn v gii quyết" vn đ Bin Đông, ông ch ra rng c hai nước đu coi trng "hòa bình, n đnh và t do hàng hi" vùng bin tranh chp.

Kể t khi các tranh chp lãnh hi lâu dài vùng bin tr nên trm trng hơn trong những năm gn đây do Trung Quc xây các đo nhân to cùng các cơ s quân s mt s khu vc, Nht đã tr giúp Vit Nam và các nước Đông Nam Á khác, hy vng h ci thin năng lc an ninh hàng hi. Tàu tun tra do Nht vin tr là mt phn quan trng trong sự tr giúp đó.

Ông Quang sẽ bt đu chuyến thăm kéo dài năm ngày ti Nht Bn vào ngày 29/5 ti. Ông nói thêm rng Hà Ni và Tokyo đã tìm cách "gii quyết các tranh chp mt cách hòa bình da trên lut pháp quc tế".

Về Hip đnh thương mi t do xuyên Thái Bình Dương, ông Quang cho biết hip đnh s là đng lc chính đ Vit Nam m rng xut khu và lên tiếng hy vng Nht Bn, nn kinh tế ln nht trong 11 thành viên, s giúp Vit Nam thc thi có hiu qu.

Năm 2017, Nhật Bn tr thành nhà đu tư nước ngoài ln nht ti Vit Nam, vi s tin khong 9 t đôla, tương đương 25% tng vn đu tư trc tiếp nước ngoài ca quc gia này.

(Kyodo, Japan Times)

Published in Châu Á