Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chuyến thăm Hà Nội năm 1993 của tổng thống François Mitterrand xúc tiến nhanh hơn quá trình bình thường hóa quan hệ Pháp-Việt. Bốn năm sau, năm 1997, tổng thống Jacques Chirac (1932-2019) tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ song phương thông qua chính sách mở cửa của Việt Nam và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (Organisation internationale de la Francophonie).

jacques1

Tổng thống Pháp, Jacques Chirac bắt tay trẻ em Việt Nam tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội, ngày 07/10/2004. AFP PHOTO PATRICK KOVARIK

Quan hệ với Pháp là một niềm hy vọng đối với Hà Nội vào thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, ba năm sau khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi Mới. Paris đã không ngừng nỗ lực giúp Việt Nam hội nhập cộng đồng quốc tế. Đầu thập niên 1990, Việt Nam gần như trong tình trạng vỡ nợ. Nhờ khoản vay gối 85 triệu đô la mà Ngân hàng Ngoại thương Pháp cấp vào tháng 09/1993, cùng với khoản tài trợ 55 triệu đô la của Nhật, Hà Nội đã có thể trả 140 triệu đô la đến kỳ thanh toán cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Tính đến cuối năm 1992, Việt Nam nợ các nước không thuộc khối Cộng sản 4,2 tỉ đô la (1).

Đến tháng 12/1993, Pháp đã thuyết phục được Câu lạc bộ Paris miễn 50% số nợ của Việt Nam đối với các khoản tín dụng thương mại và giãn thời gian trả trong vòng 30 năm đối với các khoản tín dụng ưu đãi. Nhờ đó, nợ nước ngoài của Hà Nội được giảm bớt. Tháng 02/1994, Mỹ xóa bỏ cấm vận Việt Nam, các nhà cung cấp tín dụng, như Ngân hàng Thế giới, có thể đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam. Năm 1995, Việt Nam gia nhập khối ASEAN và năm 1996, Việt Nam tham gia thượng đỉnh đầu tiên của ASEM (Đối thoại Á-Âu) được tổ chức tại Bangkok.

Chirac : Người đưa thượng đỉnh đầu tiên đến Việt Nam

Năm 1997, hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ được tổ chức ở Việt Nam và đây cũng là lần đầu tiên, thượng đỉnh Francophonie được tổ chức ở Châu Á. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hai ngày (12-13/11/1997), trước phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh, tổng thống Jacques Chirac khẳng định mong muốn phát triển "đối tác ưu tiên" giữa hai nước. Thông qua Pháp, Việt Nam có thể tiếp cận được Châu Âu cũng như những định chế tài chính quốc tế. Còn nhờ Việt Nam, Pháp có thể thâm nhập vào khu vực Đông Nam Á đang trỗi dậy và thị trường Việt Nam còn nhiều cơ hội, với sức tăng trưởng 9% trong những năm 1990.

Trong chuyến công du đầu tiên của ông Jacques Chirac, hai bên đã ký kết khoảng 4 tỉ franc hợp đồng thương mại. Nhật báo kinh tế Les Echos (ngày 12/11/1997) từng đánh giá tổng thống Chirac đã biết sử dụng đòn bẩy chính trị của thượng đỉnh Pháp ngữ để thu về một số lợi nhuận trong thương mại. Vì trên thực tế, chưa đầy 1% dân số Việt Nam nói tiếng Pháp vào thời kỳ đó, và chủ yếu là người cao tuổi, từng sống dưới thời thuộc địa.

Đặc phái viên của đài truyền hình Pháp France 2 nhận định trong bản tin thời sự ngày 14/11/1997 : "Đối với Việt Nam, tổ chức thành công thượng đỉnh Pháp ngữ là cơ hội quý giá để có được vị trí trên trường quốc tế. Còn đối với Pháp, thành công này sẽ khẳng định Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ vẫn tồn tại và vẫn có ích".

Trước tiên là có ích cho Paris, vì thượng đỉnh tại Hà Nội giúp Pháp mở rộng ảnh hưởng và bảo tồn tiếng Pháp trong khu vực. Theo đánh giá của hãng tin Mỹ AP, dù được thành lập trên cơ sở ngôn ngữ, thượng đỉnh của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ ngày càng đề cập nhiều đến các vấn đề kinh tế và chính trị. Đây là một khía cạnh được tổng thống Chirac đề cập trong bài diễn văn khai mạc thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 7 ở Hà Nội :

"Tôi thấy trong số các nước đang họp tại đây, có những nước thịnh vượng, nhiều nước khác đang trên đà phát triển, kể cả những nước ở phía nam (so với Pháp, về địa lý), có những nhu cầu cơ bản về giáo dục, đào tạo, trang thiết bị và về vốn, mà lại không được thỏa mãn. Đây là điều vô cùng bất công. Và đây cũng là nhiệm vụ của cộng đồng Pháp ngữ, phải đáp ứng những vấn đề mà tình trạng này gây ra, bởi vì khối Pháp ngữ là lòng tương ái. Và tinh thần tương ái này phù hợp với đòi hỏi cấp bách về đạo đức đối với các nước phát triển, và cũng phù hợp với lợi ích của họ".

Ngay đầu những năm 1990, tại Việt Nam, việc giảng dạy tiếng Pháp ở cấp phổ thông đã được đầu tư nhiều hơn với việc mở nhiều lớp song ngữ, đầu tư thiết bị nghe nhìn phục vụ giảng dạy. Trong chyến thăm Việt Nam năm 1997, tổng thống Chirac đã khánh thành một lớp song ngữ tại trường trung học cơ sở Chương Mỹ, Hà Nội. Vào thời điểm đó, Việt Nam có khoảng 491 lớp song ngữ tại 71 trường, với khoảng 14.000 học sinh. Các lớp được tài trợ các thiết bị nghe nhìn hiện đại để học tiếng Pháp.

Trong hai nhiệm kỳ kéo dài 12 năm, tổng thống Jacques Chirac hai lần đến thăm Việt Nam. Lần thứ hai diễn ra vào năm 2004 trước khi ông tham dự Đối thoại Á-Âu lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội (ASEM, 07-09/10/2004). Ông Chirac luôn tin rằng "Pháp và Việt Nam, vì biết đối thoại và hiểu nhau để vượt qua gánh nặng quá khứ, nên có tính chính đáng để gửi đến thế giới thông điệp hòa bình và bác ái" (2). Trước đó, trong chuyến thăm Pháp của chủ tịch Việt Nam Trần Đức Lương (28-31/10/2002), lãnh đạo hai nước nhất trí kỉ niệm 50 năm Điện Biên Phủ trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau.

Trong giai đoạn này, Pháp tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường hợp quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu, ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc niên khóa 2008-2009. Pháp trở thành đối tác thương mại Châu Âu lớn nhất của Việt Nam với tổng trị giá trao đổi thương mại hai chiều là 1,7 tỉ đô la vào năm 2003.

Văn hóa : Trục thứ ba trong hợp tác song phương

Nổi tiếng là người thân thiện, gần gũi, là vị tổng thống được người dân Pháp yêu quý nhất, ông Jacques Chirac còn được biết là người đam mê những nền văn hóa nguyên thủy. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, dự án được thông qua ngày 14/12/1987, đã được phó chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Bình và tổng thống Pháp Chirac cắt băng khánh thành ngày 12/11/1997 nhân dịp hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội. Kiến trúc sư người Pháp Véronique Dollfus tham gia thiết kế phần nội thất.

Là người phiên dịch cho tổng thống Pháp nhân sự kiện này, phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Lân Trung nhớ lại phát biểu của ông Chirac :

"Trong bài phát biểu của mình, ông nói về nhiều thứ, nhưng ông nhấn mạnh đến văn hóa, cốt cách văn hóa là tinh hoa của một dân tộc. Và ông nói một dân tộc có 54 dân tộc như đất nước Việt Nam mà có được một bảo tàng ghi lại nền văn hóa của từng ấy dân tộc là một điểm sáng, một viên kim cương lưu giữ lại được của văn hóa dân tộc Việt Nam. Cho nên, từ điểm đó, ông đúc kết rằng văn hóa là nền tảng, là cốt cách của một dân tộc và mỗi dân tộc phải nên giữ lại cốt cách đó. Yếu tố văn hóa, vai trò của văn hóa rất là quan trọng !"

Phải chăng bảo tàng Dân tộc học Việt Nam góp phần tạo nguồn cảm hứng cho tổng thống Chirac thành lập bảo tàng Quai Branly, được khánh thành năm 2006, dành riêng cho nghệ thuật và các nền văn minh Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Mỹ ? Mang tên bảo tàng Quai Branly, nằm ngay cạnh tháp Eiffel, đến năm 2016, bảo tàng mang tên người sáng lập, Musée du Quai Branly - Jacques Chirac. Và đây cũng là lần cuối, cựu tổng thống Pháp xuất hiện trước truyền thông.

Cũng trong nhiệm kỳ của tổng thống Chirac, Pháp và Việt Nam gia tăng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, như tổ chức triển lãm di sản văn hóa Chàm tại Paris năm 2005. Một ví dụ điển hình là Festival Huế, lần đầu tiên được chính phủ Việt Nam chính thức cho phép tổ chức vào năm 2000.

Thực ra, trước đó, cả phái đoàn Việt Nam tại UNESCO , cộng đồng Pháp ngữ và Pháp đã nỗ lực để có thể hình thành một đề án về Huế với tên gọi "Huế, toujours recommencé". Phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Lân Trung nhớ lại :

"Huế ngay từ những năm đó đã được phía Pháp và cộng đồng Pháp ngữ nhìn nhận là một di sản rất lớn. Phát huy di sản đó, chúng tôi đã cố gắng làm được những sự kiện về Huế và sau này, Festival Huế là tiếp nối được tư tưởng từ đề án của UNESCO về "Huế, toujours recommencé". Phải nói rằng tổng thống Jacques Chirac rất là thích thú với đề án này, rất quan tâm và với uy tín của mình, ông đã thúc đẩy.

Để xây dựng một Festival Huế không đơn giản chút nào, làm sao phải có một điều gì đó rất đặc trưng của một nước Đông Nam Á, của một nước có nền văn hóa như thế, của một cố đô như thế mà lại mở rộng hơn, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở trong khu vực và quốc tế. Tổng thống Jacques Chirac đã quan tâm và đã có quyết định cùng với chính phủ Việt Nam để xây dựng những chương trình của Festival.

Tôi cho rằng Festival Huế, mỗi lần, đã để lại tình cảm rất sâu đậm cho người Việt Nam, và đặc biệt đó cũng là một trong những cầu nối, một trong những yếu tố văn hóa rất quan trọng đã gắn kết lịch sử phải nói là lâu đời giữa hai dân tộc Pháp và Việt Nam. Festival Huế phát huy được truyền thống lâu đời đó trong xã hội hiện đại, trong bối cảnh mới của hai nước Pháp-Việt".

Trong bài diễn văn tại tiệc chiêu đãi năm 2004 do chủ tịch Việt Nam Trần Đức Lương tổ chức, tổng thống Chirac phát biểu : "Nếu như Việt Nam và Pháp duy trì được mối quan hệ đặc biệt đến như vậy, đó là nhờ vào di sản của Lịch sử, thêm vào đó là những hy vọng cho tương lai và tấm lòng. Nhờ đó mà niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau được tôi luyện. Tin vào đất nước Việt Nam, vào sự năng động và tuổi trẻ Việt Nam ; tôn trọng những khác biệt của chúng ta làm chúng ta gần nhau, cũng như làm chúng ta coi trọng nhau".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 27/09/2019

(1) Pascal Bergeret, Paysans, Etat et marchés au Vietnam : dix ans de coopération agricole dans le bassin du Fleuve Rouge (Nông dân, Nhà nước và thị trường ở Việt Nam : 10 năm hợp tác nông nghiệp trong lưu vực sông Hồng), Nhà xuất bản Karthala (01/11/2003), 291 trang.

(2) Bài phát biểu của tổng thống Pháp Jacques Chirac tại tiệc chiêu đãi do chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức ngày 06/10/2004.

Published in Diễn đàn

Thủ tướng Pháp không tránh né vấn đề nhân quyền với Việt Nam (RFI, 04/11/2018)

Pháp không hề tránh né chủ đề nhân quyền với Việt Nam, nhưng đã đề cập riêng với Hà Nội chứ không "bằng con đường báo chí". Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm nay 04/11/2018 trong ngày cuối của chuyến công du Việt Nam đã khẳng định như trên.

phapviet1

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe trả lời báo chí sau khi khai trương trường trung học Pháp Alexandre Yersin ở Hà Nội ngày 03/11/2018.AFP

Được các nhà báo chất vấn về chủ đề nhạy cảm này, người đứng đầu chính phủ Pháp khẳng định : "Vấn đề đã được nêu ra ở nơi cần phải nêu, tại một diễn đàn với diễn tiến tốt đẹp theo cách thức mà chúng tôi luôn tiến hành. Chúng tôi không hề tránh né, nhưng đã có những cuộc thảo luận với chính quyền Việt Nam mà không đưa lên báo".

Theo một nguồn tin Ngoại giao, vấn đề nhân quyền đã được đề cập đến "trong khuôn khổ các cuộc hội đàm" giữa thủ tướng Edouard Philippe với các nhà lãnh đạo Việt Nam ngay hôm thứ Sáu 2/11, ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm. Nguồn tin trên cho biết "Chính quyền Việt Nam đã được yêu cầu quan tâm đến một danh sách gồm những trường hợp cá nhân cụ thể".

Hôm nay, ngày cuối của chuyến công du Việt Nam ba ngày, thủ tướng Pháp đã khánh thành một trung tâm y tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khi trả lời câu hỏi về nhân quyền, ông Edouard Philppe nói thêm : "Trợ giúp để những trung tâm y tế như thế này phát triển, tôi cho rằng đây cũng là đáp ứng lại những khát vọng của xã hội Việt Nam".

Chuyến thăm của thủ tướng Pháp diễn ra vào thời điểm Việt Nam vừa công bố dự thảo Luật An ninh mạng. Đạo luật sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2019, buộc các trang web phải xóa mọi lời bình bị cho là "đe dọa an ninh quốc gia", lưu trữ các thông tin các nhân và dữ liệu của người sử dụng.

Theo Amnesty International, khoảng 100 người đã bị vào tù trong năm 2017 vì lý do chính trị, còn theo ghi nhận của AFP, khoảng 50 nhà tranh đấu và blogger đã bị kết án trong năm nay. Các nhóm bảo vệ nhân quyền lo ngại trấn áp sẽ tăng lên cùng với việc tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chủ tịch nước.

Thụy My

******************

Việt Nam ký thỏa thuận thương mại gần 12 tỷ đô la với Pháp (VOA, 03/11/2018)

Việt Nam và Pháp hôm 2/11 đã ký hai tha thun thương mi ln vi tng tr giá gn 12 t đô la M nhân chuyến thăm Vit Nam ca Th tướng Pháp Edouard Philippe.

phapviet2

Hai vị th tướng Pháp và Vit Nam trong bui hp báo chung

Theo đó, Vietjet Air, hãng hàng không tư nhân hàng đu ca Vit Nam, đã mua 50 máy bay A321 neo của hãng Airbus vi giá tr 6,5 t đô la và dch v dài hn bo dưỡng đng cơ máy bay vi hãng CFM International vi giá tr 5,3 t đô la.

Ngoài hai thỏa thun này, Th tướng Philippe và người đng nhim nước ch nhà Nguyn Xuân Phúc cũng chứng kiến mt lot các tha thun hp tác khác trong các lĩnh vc năng lượng, giáo dc, y tế, công ngh và môi trường.

"Việt Nam cn mt đi tác đáng tin cy và môi trường kinh tế n đnh, nhưng chúng ta đang trong lúc ch có mt s ít đi tác là đáng tin cậy và mt s nước khác đang t b ch nghĩa đa phương như là phương châm ca đi sng kinh tế và chính tr", ông Philippe phát biu trong cuc hp báo chung vi ông Phúc. "Do đó chúng tôi có cùng li ích trong vic cng c s tin cy ca mi quan hệ đi tác ca chúng tôi và thúc đy s n đnh kinh tế cho đt nước chúng tôi".

Thủ tướng Phúc nói rng Pháp là mt trong nhng đi tác hàng đu ca Vit Nam và hai nhà lãnh đo đã tho lun các cách thc đ cng c quan h chiến lược, nht là trong lĩnh vực thương mi và đu tư.

Tại cuc hi đàm, ông Philippe được báo chí trong nước dn li khng đnh Pháp ng h sm ký và phê chun Hip đnh Thương mi t do gia Vit Nam và Liên minh Châu Âu gi tt là EVFTA.

Trước đó, ông Philippe đã được ông Nguyn Phú Trng, tng bí thư kiêm ch tch nước, tiếp và hi kiến vi Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân.

Theo dự kiến, vào ngày mai 3/11, ông Philippe s đến thăm Đin Bin Ph nơi din ra trn đánh cui cùng ca người Pháp Đông Dương vào năm 1954, 25 năm sau chuyến thăm đến chiến trường này ca c Tng thng Francois Mitterrand.

Thủ tướng Philippe nói ông và phái đoàn ca ông, trong đó có mt s cu binh Pháp, s tưởng nh nhng người lính Pháp và Vit Nam đã ngã xung, nhng người đã chiến đu cho đt nước ca h.

Chuyến thăm ca Th tướng Pháp din ra vào lúc hai nước k nim 45 năm thiết lp quan h Ngoại giao và 5 năm mi quan h đi tác chiến lược đã được đnh hình dưới thi cu Tng thng François Hollande.

Trong phái đoàn của ông Philippe cũng có mt s nhân vt văn hóa Pháp xut thân t cng đng Vit Nam hin có trên 300.000 người Pháp, theo nht báo Le Figaro.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm này, ông Philippe s khánh thành cơ s mi ca Trường Quc tế Pháp Alexandre Yersin, gặp gii tr Vit Nam mà khi đó ông s nhn mnh v thách thc biến đi khí hu, cũng theo Le Figaro.

Điểm dng chân tiếp theo ca Th tướng Pháp là Thành ph H Chí Minh, nơi ông s phát đng chương trình Pháp đào to 3.000 bác sĩ cho Việt Nam và gp g các doanh nghip tr Pháp-Vit vi s tham gia ca đi din 65 tp đoàn ca Pháp, Le Figaro cho biết.

Cũng theo tờ báo này thì thông đip ca Pháp quyn đi vi bin và quyn t do hàng hi trước s bành trướng ca Trung Quc đã nhn được s phn hi tích cc Vit Nam. Các tàu chiến ca Pháp đã cp cng Vit Nam và nhiu máy bay chiến đu và vn ti ca không quân Pháp đã được trin khai đến Vit Nam trong khuôn kh s mnh ‘Pégase’.

"Ở Paris, người ta nói rng cn sn sàng giúp đ Việt Nam về thiết b quân s, mt lĩnh vc mà nước Nga lâu nay vn gi v thế vượt tri", t báo này cho biết.

Chuyến thăm này ca ông Philippe din ra sau chuyến công du Pháp hi tháng Ba năm nay ca Tng bí thư Nguyn Phú Trng. Ti bui hp báo chung, Th tướng Nguyn Xuân Phúc thông báo Tng thng Pháp Emmanuel Macron d kiến s thăm Vit Nam trong năm 2019, báo chí trong nước đưa tin.

******************

Thủ tướng Pháp thăm Điện Biên Phủ (RFI, 03/11/2018)

Hai mươi lăm năm sau chuyến viếng thăm của tổng thống François Mitterrand, hôm nay 03/11/2018 thủ tướng Pháp Édouard Philippe đã đến thăm chiến trường xưa ở Điện Biên Phủ. Ông tuyên bố cần nhìn lại quá khứ chung giữa Pháp và Việt Nam với tinh thần hòa giải.

phapviet3

Thủ tướng Pháp Édouard Philippe đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm chiến sĩ Pháp tại Điện Biên Phủ, ngày 03/11/2018. AFP

Thủ tướng Pháp đã đến thăm các ngọn đồi Gabrielle (phía Việt Nam gọi là Độc Lập), Béatrice (Him Lam), Eliane…và hầm chỉ huy của tướng Christian De Castries. Ông đặt vòng hoa tại cả hai đài tưởng niệm chiến sĩ Pháp và Việt Nam, để tưởng nhớ 13.000 người lính của cả hai bên đã ngã xuống trong trận đánh kéo dài 56 ngày đêm. Sự kiện tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị thất thủ vào ngày 07/05/1954 đã chấm dứt sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương.

Thủ tướng Pháp vinh danh những quân nhân Pháp đã tử trận, và trước đó tại Hà Nội, ông cũng ca ngợi "những người lính Việt Nam đã chiến đấu cho nền độc lập".

Đây là lần thứ hai một nhà lãnh đạo Pháp đến thăm vùng lòng chảo Điện Biên Phủ nổi tiếng. Trước một số lời chỉ trích về việc đi thăm địa điểm mà quân đội Pháp bị thất trận, thủ tướng Edouard Philippe cho biết ông chỉ "ngạc nhiên vì sao trước đó ít ai làm điều này".

Thủ tướng Philippe tuyên bố : "Việt Nam luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong tâm tưởng người Pháp. Bởi vì chúng ta có một lịch sử chung, vừa vinh quang vừa bi thảm. Bởi vì trong rất nhiều gia đình người Pháp, người ta vẫn nhớ lại về một thời kỳ, về mối quan hệ hết sức gần gũi và mãnh liệt".

Năm 1993, một tấm đan đơn sơ - được chính quyền Việt Nam dựng lên làm bia tưởng niệm lính Pháp, theo hiệp định Genève - đã bị sụp đổ. Một năm sau, Rolf Rodel, một cựu lính lê dương người Đức đã xây dựng một đài tưởng niệm khác cao ba mét tại đây.

Tháp tùng thủ tướng Édouard Philippe là hai cựu quân nhân Jacques Allaire và William Schilardi. Năm nay 85 tuổi, họ nằm trong số 3.000 tù binh sống sót trên tổng số 10.000 lính Pháp bị bắt. Tù binh phải đi bộ 800 km trong ba tháng trời, bị phân tán vào các trại giam gần biên giới Việt-Trung.

10 tỉ euro hợp đồng thương mại

Về kinh tế, hôm qua tại Hà Nội, thủ tướng Pháp và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến buổi lễ ký kết các hợp đồng thương mại có trị giá tổng cộng 10 tỉ euro, trong đó có 5,7 tỉ euro là hợp đồng mua 50 chiếc máy bay Airbus. Tập đoàn điện lực Pháp EDF loan báo đã ký bản ghi nhớ liên quan đến nhà máy điện chạy bằng khí đốt Sơn Mỹ 1.

Phía Pháp cho biết ủng hộ hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam.

Trong một diễn biến khác, hôm qua tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị Quốc Hội Việt Nam thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cho rằng hiệp định này sẽ làm nâng cao vị thế của Việt Nam, giúp hội nhập sâu rộng với quốc tế.

Thụy My

******************

Cử tri Tân Caledonia muốn ở lại với Pháp (BBC, 04/11/2018)

Cử tri tại vùng lãnh thổ của Pháp ở Thái Bình Dương, Tân Caledonia vừa từ chối việc tách ra độc lập.

phapviet4

Có khoảng 80% cử tri đủ tiêu chuẩn đi bầu đã tham gia bỏ phiếu lần này

Kết quả cuối cùng cho thấy 56,4% muốn tiếp tục là một phần của Pháp, và 43,6% muốn tách ra. Đây là kết quả sít sao hơn so với các thăm dò dư luận trước đó.

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 81%. Việc bỏ phiếu đã được hứa hẹn từ 1988, trong một thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực đòi độc lập.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng kết quả bỏ phiếu cho thấy vùng lãnh thổ này "tin tưởng vào cộng hòa Pháp".

"Tôi phải nói với các bạn rằng tôi thật tự hào là chúng ta cuối cùng đã cùng nhau đi qua được bước đi lịch sử này", ông nói thêm.

Tân Caledonia có những mỏ nickel lớn, một chất vô cùng quan trọng cho lĩnh vực sản xuất đồ điện tử, và được Pháp coi là tài sản chiến lược về chính trị và kinh tế trong khu vực.

Khoảng 175 ngàn người đủ tiêu chuẩn đi bầu ở vùng lãnh thổ nằm về phía đông Australia này, trong đó người thổ dân Kanak chiếm 39,1% dân số.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan Pháp tồn tại rất mạnh trong cộng đồng người gốc Âu sống tại đây, chiếm khoảng 27,1% tổng dân số. Các nhà quan sát nói thậm chí một số người Kanak cũng ủng hộ cho việc tiếp tục là một phần của Pháp.

Khoảng một phần ba dân số còn lại trong tổng số 268 ngàn dân Tân Caledonia nhìn chung cũng phản đối việc tách ra độc lập.

Quần đảo ở nơi xa xôi này nhận được khoảng 1,3 tỷ euro từ chính phủ Pháp mỗi năm.

phapviet5

Những người ủng hộ độc lập nói rằng họ muốn có "một quốc gia đa văn hóa, bình yên"

Trong một chuyến công du tới thủ phủ Nouméa hồi tháng Năm, ông Macron nói Pháp sẽ "bớt đẹp nếu không có Tân Caledonia".

Pháp lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này hồi 1853, và từng dùng nó làm nơi giam giữ, trừng phạt tù.

Vào thập niên 1980, đã nổ ra các cuộc đụng độ chết người giữa các lực lượng Pháp và người Kanak.

Đỉnh điểm của cuộc xung đột là khi những người li khai Kanak giết chết bốn lính gác Pháp và bắt 23 người khác làm con tin, giam trong một cái hang.

Cuộc tấn công của Pháp sau đó đã khiến cho 19 người Kanak và hai binh lính Pháp thiệt mạng.

phapviet6

Năm 1988, các đại diện từ cả hai phía ủng hộ và chống việc tách khỏi Pháp để trở thành quốc gia độc lập đã đồng ý chấm dứt tình trạng bạo lực và để cuối cùng sẽ tổ chức một kỳ trưng cầu dân ý về vấn đề này.

Việc bỏ phiếu KHÔNG sẽ không dẫn đến hồi kết của phong trào đòi độc lập ngay. Vẫn có thể có thêm hai kỳ trưng cầu dân ý nữa được tổ chức trước khi bước sang năm 2022.

Việc bỏ phiếu CÓ sẽ khiến Tân Caledonia trở thành vùng lãnh thổ thuộc Pháp đầu tiên ly khai kể từ sau ụ Djibouti (1977) và Vanuatu (1980).

Tân Caledonia có đại diện trong Quốc hội Pháp, với hai hạ nghị sĩ và hai thượng nghị sĩ.

Published in Việt Nam