Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những đồn đoán về sân sau của Chung ‘Con’, tức Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, bất ngờ trở nên phức tạp hơn hẳn bởi sự biến mất của Bùi Quang Huy - ông chủ Nhật Cường Mobile.

chung1

Chung 'Con' đang rầu rĩ vì sợ bị vào 'lò' ?

Vở kịch nhuần nhuyễn về Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ ‘Nhôm’ lại có bề tái hiện. Ai đã bắn tin Bùi Quang Huy để Bùi Quang Huy bỏ trốn ?

Một lần nữa, Bộ Công an lại bị hố, phải chịu một scandal cay đắng và chắc chắn đang phải điều tra xem ‘kẻ phản bội’ nằm trong đội ngũ các dồng chí ‘còn đảng còn mình’ là ai.

Bởi vào ngày 14/5/2019, chính Bộ Công an thông báo là đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Bùi Quang Huy và 8 người khác vì tội "Buôn lậu và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng". Nhưng đến ngày 19/5/2019, cũng Bộ Công an lại thông báo Bùi Quang Huy đã bỏ trốn từ ngày 9/5.

Có nghĩa là Bùi Quang Huy đã có đến 5 ngày để dư dả thời gian chuẩn bị mọi thứ và đào tẩu trước khi lệnh bắt có hiệu lực.

Cả Dương Chí Dũng vào năm 2012, Trịnh Xuân Thanh năm 2016 và Vũ ‘Nhôm’ năm 2017 đều đã được mật báo bởi những người ‘trong ngành’ và đều có thời gian để cao bay xa chạy. Nhưng có sự khác biệt là hai trường hợp Dương Chí Dũng và Vũ ‘Nhôm’ đã chỉ trốn thoát suýt soát trước lệnh bắt và ngay trước mũi trinh sát công an, còn Trịnh Xuân Thanh và Bùi Quang Huy thì khá ung dung vì có hẳn một số ngày quý báu, không những đào thoát thành công mà còn có thể chuyển tiền ra nước ngoài để ‘mưu sinh’ về sau này.

Hẳn phải có nguyên do dặc biệt khiến Bùi Quang Huy bỏ lại toàn bộ cơ sở kinh doanh ở Việt Nam để bỏ trốn. Nguyên do đó có liên quan đến quan chức cao cấp ?

Sát thời điểm diễn ra Hội nghị trung ương 10 vào giữa tháng 5 năm 2019, một số tờ báo quốc doanh chợt ồn ào vụ ‘bắt Nhật Cường Mobile’, dù đây chỉ là một doanh nghiệp thuộc loại trung và chẳng có tiếng tăm gì. Chẳng bao lâu sau đó, thêm một đồn đoán ồn ào khác hé lộ : Nhật Cường là sân sau của Chung ‘Con’.

Bầu không khí ồn ào trên xuất hiện cùng với tin ngoài lề về việc Nguyễn Đức Chung đang có khả năng được cơ cấu vào diện ‘cán bộ cấp chiến lược’, nhưng còn cao hơn thế - tức cơ cấu vào hàng ủy viên ‘Bê Xê Tê’ (Bộ Chính trị) tại Đại hội 13 diễn ra vào năm 2021.

Trong trường hợp Bùi Quang Huy không bỏ trốn mà đã bị bắt, có thể mức độ xung đột nội bộ giữa phe đánh và phe bị đánh trong đảng không đến mức quá gay gắt, mà thông thường bằng vào thái độ ‘thành khẩn khai báo’ của Huy trong trại tạm giam mà sẽ có thể hiện ra một động tác thỏa hiệp giữa hai phe.

Nhưng khi Bùi Quang Huy đã bỏ trốn vụ việc không còn là ‘chuyện nhỏ’ nữa, mà đương nhiên cống hiến cho phe đánh một cái cớ đầy thuyết phục để vụ việc ‘sân sau quan chức’ này được đẩy lên cho cấp Bộ Chính trị xử lý. Khi đó và và nếu đúng là Chung ‘Con’ dính với Bùi Quang Huy, số phận của Nguyễn Đức Chung - quan chức từng không ít làn xảo trá lật lọng với dân oan Đồng Tâm - sẽ không chỉ dừng ở mức ‘thuyên chuyển công tác’, mà còn có thể theo chân những đàn anh ở Tổng cục Tình báo Bộ Công an (đã giải thể) theo cách bị giáng chức, mất chức hoặc thậm chí phải đi ‘viết nhật ký’.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 20/05/2019

******************

Vụ Nhật Cường Mobile : Thành phố Hà Nội ‘cầu cứu’ Ban Tuyên Giáo ‘bịt miệng’ báo chí (Người Việt, 21/05/2019)

Sợ công luận bàn tán, đặt thêm nghi vấn về vụ Nhật Cường Mobile, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã "cầu cứu" Ban Tuyên giáo trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nhờ "bịt miệng" báo chí.

chung2

Cảnh sát khám xét một cửa hàng của Nhật Cường Mobile. (Hình : Thông Tấn Xã Việt Nam)

Báo Thanh Niên cho biết, chiều 21/5/2019, ông Phạm Quý Tiên, chánh văn phòng, kiêm phát ngôn viên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, có buổi gặp báo chí để về các nhu liệu do Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Nhật Cường Mobile) cung cấp cho Hà Nội.

Thay vì trả lời báo chí, ông Tiên không trả lời thêm bất kỳ câu hỏi nào mà "đọc nguyên xi bản thông cáo báo chí đã được phát cho các phóng viên trước đó," báo này cho hay.

Ông Tiên tố báo chí : "Vào ngày 9 Tháng Năm, qua các phương tiện thông tin đại chúng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội được biết Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an đã tổ chức khám xét nhà riêng lãnh đạo và các cửa hàng của công ty Nhật Cường. Các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh đây là vụ án buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại công ty."

"Sau đó, một số cơ quan báo chí đăng tải các bài viết, thông tin quan tâm đến việc công ty Nhật Cường được thực hiện nhiều dự án với thành phố Hà Nội, lo lắng ảnh hưởng đến một số hoạt động của thành phố ; trong đó cũng có một số thông tin chưa chính xác, chưa khách quan, chưa đầy đủ. Điều này dẫn đến bạn đọc, nhân dân hiểu chưa đúng bản chất vấn đề, ảnh hưởng không tốt cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố," ông nói.

"Ngày 10/5, ủy ban thành phố đã có công văn gửi Ban Tuyên giáo trung ương kiến nghị Ban Tuyên giáo trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin chính xác theo thông tin của cơ quan điều tra Bộ Công an, tránh suy diễn để dư luận hiểu sai về các dự án công nghệ thông tin của thành phố Hà Nội," ông Tiên nhấn mạnh.

chung3

Cảnh sát thu giữ tang vật tại hệ thống cửa hàng Nhật Cường. (Hình : Thanh Niên)

Trước thông báo này, báo Thanh Niên đã đặt câu hỏi về việc những thông tin nào được Hà Nội cho rằng báo chí đã đưa "chưa chính xác, chưa khách quan, chưa đầy đủ," cũng như việc Hà Nội có yêu cầu Nhật Cường chuyển giao hệ thống để vận hành khi người đứng đầu doanh nghiệp này đã bỏ trốn hay không ? Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi, ông Tiên vẫn cơ bản nhắc lại nội dung đã được ông trình bày trước đó.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Hà Nội cũng một lần nữa khẳng định tất cả hệ thống công nghệ thông tin của Hà Nội "đang hoạt động bình thường ; vấn đề bảo mật cũng đảm bảo tất cả các quy trình theo quy định của chính phủ. Đề nghị chúng ta chờ kết luận của cơ quan điều tra," ông Tiên một lần nữa đề nghị mà không trả lời thẳng vào các câu hỏi của báo Thanh Niên.

Tin cho biết, diễn tiến mới nhất từ vụ án này càng tạo thêm bí hiểm khiến công luận không thể làm ngơ. Cụ thể, thông báo đầu tiên ngày 14/5 của Bộ Công an tuyên bố đã khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam ông Bùi Quang Huy, tổng giám đốc Nhật Cường Mobile, cùng tám đồng phạm vì tội "Buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng."

Thế nhưng đến Chủ nhật, 19/5, truyền thông nhà nước dẫn lời Bộ Công an nói bị can Bùi Quang Huy đã bỏ trốn từ ngày 9/5 và đang phát lệnh truy nã. (Tr.N)

Published in Diễn đàn

Vừa lộ ra một ‘bí mật’ trong cung cách sửa Bộ luật Lao động liên quan đến yêu cầu bắt buộc của EVFTA (Hiệp- định Thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam).

eu1

Trong khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân đi Châu Âu để hứa hẹn 'sẽ cải thiện nhân quyền' thì các bộ ngành Việt Nam đã hầu như không làm gì cả, dù chỉ là sửa Bộ Luật Lao động. 

Ngay sau khi kết thúc chuyến đi Pháp và Bỉ vào cuối tháng 3 năm 2019 để vận động cho EVFTA, Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch quốc hội Việt Nam - đã chủ trì một phiên họp quốc hội. Được báo Sài Gòn Giải Phóng tường thuật, bà Ngân đã "tỏ ra rất sốt ruột về việc chưa nhận được hồ sơ trình dự án sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động", trong khi chương trình xây dựng pháp luật năm 2019 đã có dự án này, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói rõ :

"Chúng ta đã cam kết với Nghị viện Châu Âu về thời hạn xem xét sửa đổi Bộ luật Lao động. Đó chính là cơ sở quan trọng để Nghị viện Châu Âu xem xét thông qua Hiệp định EVFTA, vậy mà bây giờ các bước cần thiết vẫn chưa được tiến hành. Thay vì trình hồ sơ dự án thì cơ quan trình lại chỉ báo cáo, xin ý kiến của UBTVQH về một số vấn đề, như thế có phải là làm ngược quy trình hay không ?".

‘Bí mật’ đã lộ hẳn ra : suốt từ cuối năm 2018 - thời điểm tái khởi động quy trình ‘chuẩn bị ký kết và phê chuẩn EVFTA’ cho đến nay, các bộ ngành đã gần như không làm gì cả đối với việc sửa đổi nội dung của Bộ luật Lao động để đáp ứng đòi hỏi của Hiệp định EVFTA.

Nếu tính cả thời gian trước đó liên quan đến việc Việt Nam tham gia vào TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương), và CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, thay thế cho TPP mà không có vai trò của Mỹ), Bộ luật Lao động đã chỉ được các bộ ngành và chính phủ Việt Nam lôi ra nhét vào ngăn kéo đầy bụi bặm như một động tác thuần đối phó với cộng đồng quốc tế, chỉ làm cho có, miễn sao gia nhập được hiệp định kinh tế và được ‘ăn sẵn’ lẫn ‘ăn ngay’.

Những yêu cầu của EVFTA về sửa đổi Bộ luật Lao động Việt Nam cũng có thể khá tương đồng với yêu cầu trong CPTPP.

Vào cuối năm 2018, để được tham gia vào CPTPP, lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng và chế độ độc trị của ông ta đã phải nhượng bộ chấp nhận điều kiện về cho phép người lao động được tự do thành lập các tổ chức nghiệp đoàn tự do để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tức về thực chất sẽ có một hình thái tổ chức nghiệp đoàn độc lập, hay còn gọi là công đoàn độc lập, tồn tại song song với hệ thống Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam từ trung ương xuống các địa phương. Không những thế, công nhân còn được thành lập nghiệp đoàn tự do không chỉ giới hạn ở từng khu vực mà còn trên cả nước, và các nghiệp đoàn độc lập này được kết nối với nhau…

Dưới đây là những nội dung cơ bản liên quan đến công đoàn trong Hiệp định CTTPP :

- Cho phép người lao động làm việc trong một doanh nghiệp được thành lập tổ chức của người lao động/Công đoàn ở cấp cơ sở theo sự lựa chọn của họ. Để hoạt động, tổ chức này hoặc gia nhập vào Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc đăng ký hoạt động độc lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (do Chính phủ quy định) tùy theo sự lựa chọn của tổ chức đó.

- Các tổ chức công đoàn - người lao động này được quyền không kém hơn so với Công đoàn cơ sở ; thuộc hệ thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Tổ chức này có thể yêu cầu và nhận sự trợ giúp kỹ thuật và đào tạo từ các tổ chức hoạt động về lao động đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

- Lộ trình : Chậm nhất từ 5 đến 7 năm ; kể từ khi CTTPP có hiệu lực ; các tổ chức người lao động - Công đoàn có thể gia nhập/ hoặc thành lập tổ chức của người lao động ở cấp cao hơn như : cấp ngành, cấp vùng lãnh thổ theo đúng trình tự đăng ký được pháp luật quy định.

Ngoài ra còn có những nội dung mới liên quan đến vấn đề lao động ở Việt Nam :

a. Đình công : Hiện tại Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép đình công trong các doanh nghiệp ; đình công chỉ được thực hiện với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ;

- Trong khi đó CTTPP sẽ cho phép đình công cấp ngành, đình công hưởng ứng và có thể có đình công "phản đối chính sách kinh tế - xã hội".

b. Lao động cưỡng bức : Pháp luật Lao động Việt Nam : Khoản 10, Điều 3 Bộ Luật lao động ; định nghĩa Lao động cưỡng bức phù hợp C.29 ; Cưỡng bức lao động đã bị cấm hoàn toàn (Khoản 3 Điều 8- Bộ Luật Lao động 2012).

- Trong khi đó CTTPP : Bổ sung "lao động gán nợ" là 1 hình thức của Lao động cưỡng bức : "việc người lao động vay hoặc ứng trước tiền lương từ người sử dụng lao động, bù lại người lao động cam kết trả bằng sức lao động của mình. Đồng thời CTTPP cũng khép tội hình sự đối với hành vi khai thác trái phép Lao động cưỡng bức.

c. Công việc không sử dụng lao động nữ (Điều 160 - Bộ Luật Lao động 2012) ; Pháp luật lao động Việt Nam : Tiếp nối thực tiễn bộ Luật lao động cũ, Bộ luật lao động mới (2012) sửa đổi cũng cấm sử dụng lao động nữ trong một số công việc.

- Trong khi đó CTTPP : xóa bỏ quy định cấm sử dụng lao động nữ trong hầm mỏ và dưới nước theo đề xuất của Uỷ ban chuyên gia của ILO (theo CƯ số 45).

***

Chính vào lúc này, khi EVFTA bắt đầu có triển vọng sẽ được ký kết và phê chuẩn vào tháng 6 - 7 năm 2019 với điều kiện chính thể độc đảng ở Việt Nam đã phải cam kết với Liên minh Châu Âu (EU) về một gói cải thiện nhân quyền ngay lập tức, việc nền hành pháp Việt Nam vẫn con nguyên trạng chây ì và ‘trên bảo dưới không nghe’ đang làm cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân mất mặt khi bà ta đã hứa hẹn nhiều với EU.

Và nếu tình trạng chây ì trên vẫn tiếp diễn, chẳng có gì bảo đảm là Việt Nam sẽ được sớm tham gia vào EVFTA, còn nếu có tham gia cũng sẽ mất nhiều cơ hội vì bị chậm trễ trong việc triển khai hiệp định này, với lý do chủ quan thuộc về phía các cơ quan ‘chỉ biết ăn không biết làm’ của phía Việt Nam. 

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 19/04/2019

Published in Diễn đàn

Khả năng Nguyễn Phú Trọng ‘đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ’ là có thể xảy ra, mang lại một sự lặp lại đến u tối cái dĩ vãng ‘chầu thiên triều’.

bri1

Sẽ lại 'trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam' ?

Nguồn tin từ facebook Người Buôn Gió cho biết một tin tức đáng lo ngại về việc ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Trung Quốc để dự Hội nghị BRI (Belt and Road Initiative -Sáng kiến Một vành đai, Một con đường) :

"Văn phòng trung ương đảng có chỉ thị nội bộ, mọi thông tin về chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc đều phải giữ kín, cho đến ngày 18 tháng 4 năm 2019 khi văn phòng có thông cáo về việc này.

Chuyến đi dự kiến vào cuối tháng 4 khoảng từ 24 đến 28 (sau chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc đến Czech và Romania)

Trong chuyến đi này Việt Nam sẽ ký kết 10 văn kiện.

10 văn kiện này liên quan đến kế hoạch Vành Đai và Con Đường mà Trung Quốc đang thực thi, trong đó nhiều hạ tầng cơ sở quan trọng ở Việt Nam như đường cao tốc, hải cảng, không cảng và những vùng đặc khu kinh tế".

Nguồn tin trên sẽ chẳng mấy tin cậy nếu không xảy ra việc vài ngày sau tin này, báo đảng Việt Nam đưa tin xác nhận về chuyến công du của Nguyễn Xuân Phúc đến Czech và Romania.

Như vậy, khả năng Nguyễn Phú Trọng ‘đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ’ là có thể xảy ra, mang lại một sự lặp lại đến u tối cái dĩ vãng ‘chầu thiên triều’.

Theo tin tức đã được xác nhận bởi Bộ Ngoại giao Việt Nam, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến công du Hoa Kỳ - có thể diễn ra vào mùa hè năm 2019.

Nếu sau cuộc cuộc gặp Trump - Trọng sắp tới tại Washington hiện ra một văn bản được ký giữa hai bên như kiểu’ Hiệp ước tương trợ quốc phòng’ mà Mỹ đã ký với Philippines, hoặc ít ra cũng là một bản ghi nhớ về việc sẽ tiến hành chuyện đó, và hơn nữa là sự chuẩn bị cho ‘quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ - Việt’, Bộ Chính trị ở Hà Nội sẽ có thể như ‘sống lại’ để nhảy vào khai thác mỏ Cá Voi Xanh mà không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của ‘đồng chí bốn tốt’.

Khác khá nhiều với bối cảnh năm 2015, những gì đang diễn ra trong năm 2019 này bộc lộ thế ‘giãn Trung’ với gia tốc nhanh hơn và cũng có vẻ ‘can đảm’ hơn của Trọng và Đảng cộng sản Việt Nam. ‘Can đảm bám Mỹ’ nhằm khai thác dầu khí trong vùng chủ quyền của mình, không còn nghi ngờ gì nữa, là sách lược tìm đến sự hỗ trợ của quân đội Mỹ như một đối trọng duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông, để khi đó Việt Nam sẽ có thể yên tâm tiến hành khai thác các lô dầu khí trong tâm thế ‘chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng’, mà không đến nỗi phải mắt trước mắt sau trước đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc quét qua hầu hết các lô dầu khí này.

Nhưng một chuyến đi ‘Trung Quốc trước’ của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian tới, nếu xảy ra, sẽ mang lại cho ông ta những thất lợi lớn về chính trị và cả rủi ro sinh mạng khó lường, nhất là khi Trọng đã chỉ đạo hệ thống tuyên giáo và báo chí Việt Nam ‘tố cáo giặc Trung Quốc xâm lược’ vào ngày 17 tháng Hai năm 2019 như một cách kỷ niệm ngày Chiến tranh biên giới phía Bắc.

Ngay trước khi có tin về ‘Trọng đi Trung trước’, Trung Quốc đã tung ra động thái sẽ đưa giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai là Dongfang 13-2 CEPB vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông vào ngày 10/4/2019. 

Logic của những dự kiện lịch sử cận đại trong quan hệ Trung - Việt cho thấy chẳng cần hoài nghi rằng sự xuất hiện của Hải Dương 981 trước đây và Dongfang 13-2 CEPB vào năm 2019 là những động tác dằn mặt đối với giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong thế đu dây dễ lộn cổ giữa Trung Quốc và Mỹ.

Chiến thuật ép và lấn từng bước của Trung Quốc là quá dễ nhìn ra : trước chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng vào mùa hè năm 2019, tùy thuộc vào thái độ của Trọng với Tập ra sao mà Dongfang 13-2 CEPB sẽ nằm yên ở vùng chồng lấn biển hoặc lao thẳng vào hải phận Việt Nam theo đúng cái cách của Hải Dương 981 vào năm 2014.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 13/04/2019

Published in Diễn đàn

Mặc dù cố công giấu giếm nhưng rốt cuộc chính quyền Việt Nam cũng không thể che đậy một sự thật trần trụi là đã và đang diễn biến một làn sóng ngày càng mạnh quan chức cấp xã ‘ra đi tìm đường cứu nước’ thông qua con đường xuất khẩu lao động.

budget1

Phó Chủ tịch xã Dương Văn Quyền (thứ 2 từ phải sang)

Đầu tháng 4 năm 2019, báo chí nhà nước đưa tin nhiều lãnh đạo, viên chức đảng viên từ cấp xã cho đến cấp tỉnh ở Hà Tĩnh đã nghỉ việc trong hệ thống hành chính nhà nước để đi tìm tương lai mới bằng con đường xuất khẩu lao động, hoặc đi làm ở ngoài.

Mới đây, ông Phan Khắc Ấn, phó bí thư đảng ủy xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã xin nghỉ việc vì lương không đủ nuôi gia đình, mặc dù ông Ấn đã được cơ cấu quy hoạch vào làm lãnh đạo xã trong tương lai.

Trước đó vào tháng 1 năm 2019, ông Dương Văn Quyền, phó chủ tịch xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh, cũng đã xin nghỉ việc để đi xuất khẩu lao động bên Đức vì sau 14 năm làm việc vì lương quá ít. Ngoài ra còn có ông Nguyễn Văn Mạnh, phó trưởng công an xã Kỳ Hợp nghỉ việc đi làm nhân viên cho công ty gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Trước đó còn có 6 viên chức, lãnh đạo cấp xã cũng đã nghỉ việc vì lương không đủ lo cho gia đình.

Ông Trần Huy Liệu, phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh cho biết, thực trạng viên chức, lãnh đạo tại Hà Tĩnh, chủ yếu là trưởng và phó trưởng công an cấp xã bỏ việc đi xuất khẩu lao động đã diễn ra từ vài năm trở lại đây. Nguyên nhân là những người này muốn có một môi trường làm việc với thu nhập tương xứng hơn so với công sức họ đã bỏ ra.

Vào năm 2018, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, trưởng công an xã Thiên Lộc là ông Lê Anh Thắng đã làm đơn xin nghỉ việc để đi xuất khẩu lao động. Ông Thắng tốt nghiệp trung cấp an ninh, được bổ nhiệm trưởng công an xã vào tháng 3-2017, vào biên chế hệ số lương chưa được 3 triệu đồng/tháng. Trong đơn, ông Thắng nêu lý do vì thu nhập không đảm bảo cuộc sống gia đình cho nên xin nghỉ việc để đi làm ăn kinh tế, kiếm kế sinh nhai, đảm bảo cuộc sống.

Hiện tượng hàng loạt quan chức cấp xã bỏ việc để đi xuất khẩu lao động lại liên đới trực tiếp đến tình hình thu ngân sách quốc gia ngày càng èo uột.

2017 là năm đầu tiên mà ngân sách bị hụt thu đến hơn 3% so với dự toán đầu năm, nếu không tính đến khoản "bán mình" – tức 110.000 tỷ đồng thu được từ bán vốn nhà nước tại Sabeco (Tổng công ty Rượu bia – nước giải khát).

Vào năm 2017, có ít nhất 60 trường hợp công an xã, công an ấp nghỉ việc để ra ngoài làm công nhân, bảo vệ, phụ việc nhà giúp gia đình.

Bồi thêm một phát đại bác vào bức thành loang lổ rệu mục của ngân sách Việt Nam, Hội thảo "Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018 : Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng" - tổ chức ngày 25/03/2019 tại Hà Nội - có một đánh giá rất quan trọng : "Quy mô thu ngân sách của Việt Nam hiện đã ở mức cao và khó có thể gia tăng thêm".

Bản nghiên cứu trên đã gián tiếp cảnh báo về nạn ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’ của Đảng cộng sản và chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ : nếu xem tiền trong túi dân chúng là một nguồn tài nguyên vô tận thì đó là một não trạng áp đặt rất chủ quan duy ý chí, cả tham lẫn ngu và cực kỳ sai lầm. Cho dù "Bộ Thắt Cổ" (một tục danh mà người dân biệt đãi cho Bộ Tài chính) vẫn còn treo đó thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) mà chưa dám tăng từ 10% lên 12% do phản ứng dữ dội của doanh nghiệp, người dân và còn bởi cơ chế tăng thuế VAT rất nhiều khả năng sẽ nhấn thêm nền kinh tế vào nạn suy thoái. Sự thật hiển nhiên và trần trụi là trong hai năm 2017 và 2018, Tổng cục Thuế đã phải chịu cảnh thất thu ở nhiều địa phương, kể cả Sài Gòn - nơi được Hà Nội ví là ‘Con bò sữa’.

Giờ đây, bi kịch ngân sách đã lan tới cả lực lượng "còn đảng còn mình", hay "thanh kiếm và lá chắn" như ngành công an.

Hệ lụy của ngân sách tồi tệ rõ ràng đang gây tác động tiêu cực ngay với giới công chức, giới công an trị và khiến xảy ra xu hướng khó cưỡng lại là một bộ phận trong giới này phải "ra đi tìm đường cứu thân", đồng thời phác ra triển vọng không chỉ công chức, công an cấp xã, mà sắp tới còn cả công chức, công an cấp quận huyện, cấp tỉnh thành và cả cấp bộ có thể rơi vào tình trạng "bán thất nghiệp", "thu không đủ chi" và do đó có thể kéo nhau xin nghỉ việc.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 12/04/2019

Published in Diễn đàn

2019 rất có thể sẽ là năm nối tiếp và ‘phát huy thắng lợi’ của hai năm trước 2018 và 2017 - khi chính thể độc tài ở Việt Nam không dám mở miệng về con số tổng kiều hối quốc gia. 

Sau quý đầu năm 2019, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nguồn kiều hối chảy về Sài Gòn trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 1,2 tỷ USD so với mức đạt được trong cùng kỳ năm trước là 1,12 tỷ USD. Dự kiến năm 2019 là 5 tỷ USD.

kieuhoi1

Sau 23 năm tăng lên tiếp, lượng kiều hối về Việt Nam đã lao dốc. 

Tuy nhiên như một thói quen của não trạng cấm khẩu, vẫn không có bất kỳ con số nào về kiều hối tổng quốc gia trong 3 tháng đầu năm 2019.

Trong hai năm 2017 và 2018, các cơ quan Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước… ở Việt Nam đã như cấm khẩu trong việc công bố kết quả kiều hối về Việt Nam mỗi năm.

Từ nhiều năm qua, một thống kê của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã thường xuyên xác định về cơ cấu địa phương tiếp nhận kiều hối : Sài Gòn thường nhận khoảng 60% trong tổng số kiều hối về Việt Nam.

Vào hai năm 2017 và 2018 khi các cơ quan Việt Nam không chịu công bố con số tổng kiều hối trên bình diện quốc gia, chỉ duy nhất Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh công bố kết quả kiều hối về Sài Gòn là khoảng 5 - 5,2 tỷ USD.

Như vậy nếu căn cứ vào con số 5 tỷ USD của Sài Gòn và tỷ lệ 60% mà Sài Gòn thường chiếm trong tổng lượng kiều hối của cả Việt Nam, con số tổng kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 chỉ vào khoảng 8,5 tỷ USD, giảm rất mạnh so với mức đỉnh 13,5 tỷ USD vào năm 2015.

Nhưng con số 8,5 tỷ USD trên vẫn có thể là lạc quan, bởi phản ánh chung của báo chí và giới chuyên gia tài chính là trong những năm gần đây, kiều hối đổ về Việt Nam có khuynh hướng ngày càng tập trung về Sài Gòn - nơi có hàng triệu gia đình có thân nhân ở nước ngoài, chủ yếu từ thị trường Hoa Kỳ (chiếm 55-60% tổng kiều hối từ các nước gửi về Việt Nam), trong khi giảm mạnh ở tỉnh thành khác. Nếu tỷ lệ kiều hối về Sài Gòn vượt trên 60% nhưng vẫn giữ giá trị tuyệt đối là khoảng 5,2 tỷ USD thì dĩ nhiên con số tổng kiều hối quốc gia sẽ phải giảm dưới mức 8,5 tỷ USD.

Năm 2019 này cũng rất có thể là như thế.

Trong liên tiếp 23 năm trước năm 2016, dòng kiều hối về Việt Nam đã tăng khoảng gần 100 lần, từ mức 140 USD triệu năm 1993 lên 10 tỷ USD năm 2012 ; 11 tỷ USD năm 2013 ; 12 tỷ USD năm 2014, và hơn 13,2 tỷ USD năm 2015, đưa Việt Nam đứng thứ ba tại Châu Á và đứng thứ 11 trên thế giới về thu hút kiều hối. Những con số thống kê đầy lạc quan của chính quyền cho biết trong giai đoạn 2002-2015, kiều hối chiếm khoảng 6% GDP, trong khi vốn FDI và ODA vào Việt Nam lần lượt là 7,7% và 3% GDP. Mức tăng trung bình liên tục của lượng kiều hối những năm gần đây là 10 đến 15%/năm.

Hẳn nhiên, kiều hối là một nguồn quan trọng đã giúp duy trì "máu" để chính quyền Việt Nam vẫn có thể tạm ung dung về "đà tăng trưởng kinh tế không ngừng", đồng thời khi cần thiết có thể gia tăng in tiền mặt để "gom" USD trôi nổi từ dân chúng, đặc biệt từ các gia đình được thân nhân ở nước ngoài gửi ngoại tệ về, giúp bổ sung kho dự trữ ngoại hối và có thêm ngoại tệ để dễ bề trả số nợ nước ngoài đang lên đến hàng chục tỷ USD hoặc hơn mỗi năm.

Nhưng sau hơn hai chục năm duy trì xu hướng tăng liên tục, hiện tượng rất đáng chú ý là vào năm 2016, lần đầu tiên dòng kiều hối bị khựng lại, suy giảm rất mạnh và báo hiệu về dòng kiều hối này sẽ đảo chiều trong những năm sau đó.

Sẽ không ngạc nhiên khi từ năm 2016 trở đi đã bắt đầu một chu kỳ suy giảm đáng kể của dòng kiều hối của "kiều bào ta" về miền đất đã chìm trong cơn suy thoái kinh tế năm thứ 11 liên tiếp, tràn ngập bất ổn xã hội và bất ổn chính trị, và nhiều nguy cơ sắp rơi vào cuộc khủng hoảng không lối thoát.

Một nguồn giấu tên cho biết ngân sách Việt Nam sẽ sớm rơi vào cạn kiệt ngoại tệ trả nợ nước ngoài. Thời điểm cạn kiệt gần nhất là vào cuối năm 2019.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 08/04/2019

Published in Diễn đàn

Tháng Ba năm 2019 - thời điểm mà trước đó được dự kiến Nghị viện ChâuÂu sẽ họp xét thông qua hay không EVFTA - đã trôi qua mà chẳng thấy bóng dáng tăm hơi nào về cuộc họp đó.

evfta1

Nguyễn Thị Kim Ngân đi Pháp vận động cho EVFTA 

Việc một lần nữa Nguyễn Phú Trọng ‘đẩy’ Nguyễn Thị Kim Ngân đi Pháp vận động cho EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU) đã gián tiếp tiết lộ một ý đồ ẩn giấu của chính thể Việt Nam : sau khi EVFTA bị Hội đồng ChâuÂu hoãn vô thời hạn, nếu giới chóp bu Việt Nam muốn làm một điều gì đó để cải thiện nhân quyền thì có lẽ họ đã chẳng cần tổ chức thêm một chuyến đi Pháp cho Nguyễn Thị Kim Ngân. Mà tình hình hiện thời vẫn thuần đen đúa khi chưa hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính thể Việt Nam muốn thỏa mãn bất kỳ điều kiện nào trong bản nghị quyết nhân quyền của Nghị viện ChâuÂu - được ban hành vào giữa tháng 11 năm 2018. Hà Nội vẫn đạp trên nhân quyền mà chỉ tiếp tục lối mòn ‘quốc tế vận’

Vào thời gian này, chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục bóp nghẹt tự do tôn giáo, tự do báo chí, vẫn không chịu trả tự do cho rất nhiều tù nhân lương tâm, vẫn không chịu ý 3 công ước quốc tế còn lại liên quan đdến Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), vẫn ‘ngâm tôm’ hai luật cơ bản về quyền dân là Luật Biểu tình và Luật về Hội…

Chẳng cần ngạc nhiên khi với tình trạng trên, bà Ngân đã hầu như không đạt được kết quả khả quan nào trong chuyến đi Pháp vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2019. Cả Chủ tịch Hạ viện Pháp Richard Ferrand lẫn Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đều không có bất kỳ cam kết dưới hình thức văn bản nào của phía Pháp về EVFTA.

Đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam, EVFTA quan trọng đến mức mà vào tháng Ba năm 2018, người đứng đầu đảng là Nguyễn Phú Trọng đã phải tự thân đến Pháp, để vận động Nghị Viện Pháp cho EVFTA được Hội Đồng ChâuÂu và Nghị Viện ChâuÂu "linh hoạt sớm thông qua".

Nhưng ngay sau cuộc gặp Macron – Trọng, không phải báo đảng Việt Nam, mà những hãng thông tấn của Pháp như AFP đã loan tin là trong cuộc gặp này, Tổng Thống Pháp Macron đã đề cập một cách nhấn mạnh về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và trường hợp các blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù, đồng thời kêu gọi Việt Nam thực hiện những cải cách để tăng cường nhà nước pháp quyền.

Đề cập và lời kêu gọi của Tổng Thống Macron là logic với đánh giá cho rằng chính phủ Pháp đã chủ động yêu cầu phía Việt Nam phải đưa nội dung "nhấn mạnh nhân quyền" vào tuyên bố chung Việt – Pháp 2018 và đôn nội dung này lên vị trí thứ 2 trong bản tuyên bố này, vượt hơn nhiều so với vị trí thứ 6 của chủ đề nhân quyền được thể hiện trong bản tuyên bố Việt – Pháp vào tháng Chín năm 2013 trong chuyến công du Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ Tướng Jean – Marc Ayrault.

Vào năm 2017, điều quá đáng thất vọng đối với đoàn của bà Nguyễn Thị Kim Ngân là sau các cuộc làm việc với quốc hội 3 nước Thụy Điển, Hung-ga-ri và Séc, đã không có bất cứ một khoản viện trợ không hoàn lại nào được phía chủ nhà thông báo dành cho Việt Nam. Ngay cả Thụy Điển - vốn được Việt Nam hy vọng nhất về "tình cảm rất đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ" - cũng không còn tỏ ra hào phóng như thường biếu một số tiền viện trợ không hoàn lại vào những lần giới lãnh đạo Việt Nam thăm Thụy Điển những năm trước. Thậm chí, lãnh đạo Quốc hội Thụy Điển cũng không hứa hẹn bất kỳ điều gì liên quan đến viện trợ không hoàn lại trong thời gian tới cho Việt Nam.

Trong khi không nhận được khoản viện trợ nào, đoàn "quốc tế vận" của bà Kim Ngân cũng không có được văn bản cam kết nào của 3 quốc hội Thụy Điển, Hung-ga-ri và Séc về "sẽ thúc đẩy để Liên minh ChâuÂu sớm phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU". Tất cả chỉ là nói miệng theo lối xã giao mà chẳng có gì chắc chắn !

Kết quả là cho tới nay EVFTA vẫn chưa đâu vào đâu. Tháng Ba năm 2019 - thời điểm mà trước đó được dự kiến Nghị viện ChâuÂu sẽ họp xét thông qua hay không EVFTA - đã trôi qua mà chẳng thấy bóng dáng tăm hơi nào về cuộc họp đó. Đến lúc này, hầu như chắc chắn cuộc họp đó sẽ không thể diễn ra, bởi Nghị viện ChâuÂu còn đang bận tối mặt mũi cho cuộc bầu cửu nghị viện mới vào tháng 5 năm 2019 và cơn khủng hoảng Brexit chưa có lối ra.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 05/04/2019

Published in Diễn đàn

Đã từ lâu, chỉ số tăng trưởng GDP của nền kinh tế được xem là ‘lớn thứ hai trên thế giới Trung Quốc - vẫn là một ẩn số kèm theo mối nghi ngờ rất lớn của dư luận và giới phân tích quốc tế.

gdp1

Vô số thành phố ma như thế này đã đội nợ công của Trung Quốc lên đến 230% GDP.

Vào thời hoàng kim những năm 2007, GDP Trung Quốc được công bố tăng đến 9 - 10%/năm. Ngay cả vào những năm sau này khi nền kinh tế này bị xem là giảm tốc, chỉ số GDP vẫn luôn vượt hơn 6%/năm.

Nhưng vào cuối tháng 12 năm 2018, trong cuộc hội thảo tổ chức tại Thượng Hải, giáo sư Xiang Songzuo (Hướng Tùng Tộ), nhà kinh tế nổi tiếng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiền tệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đã có một bài tham luận với một thông tin bất ngờ và cực kỳ đáng chú ý : tăng trưởng GDP năm 2018 của Trung Quốc theo công bố của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc là 6,5%, nhưng theo báo cáo công bố nội bộ hôm 15/12/2019 của một cơ quan quan trọng khác thì chỉ tiêu này thấp hơn rất nhiều. Do sử dụng hai hệ đo khác nhau nên họ tính được hai kết quả khác nhau về tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong 2018 : một là 1,67% và một là tăng trưởng âm.

Chẳng bao lâu sau khi bài tham luận trên được công bố, bản gốc tiếng Trung đã bị chính quyền Trung Quốc cấm đưa lên mạng.

Có vẻ mọi chuyện đang rõ dần và lý giải vì sao trong vài năm qua lại rộ lên nhiều tin tức về nền kinh tế Trung Quốc suy thoái và có thể rơi vào khủng hoảng.

Trong khi đó, các công ty và CEO trên toàn thế giới đã nỗ lực đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế Trung Quốc nhưng để có một kết quả rõ ràng là điều khó khăn.

"GDP được công bố bởi Chính phủ Trung Quốc chỉ là đồ bỏ đi", CEO của hãng tư vấn China Beige Book, Leland Miller nói, "tất cả đều biết rằng những con số này là không đáng tin cậy".

Công ty của ông Miller đã thu thập dữ liệu từ hàng ngàn công ty thuộc các ngành công nghiệp khác nhau ở Trung Quốc để đưa ra bức tranh riêng về những gì đang xảy ra. Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc hiện tại "yếu hơn rất nhiều" so với số liệu của Chính phủ Trung Quốc thông báo và mọi thứ khó có thể tiến triển trở lại trong thời gian sớm.

Theo ông Derek Scissors - nhà kinh tế trưởng tại China Beige Book, đồng thời là một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington - rằng thật khó để xác định tốc độ tăng trưởng thực sự của Trung Quốc bởi rất nhiều dữ liệu của Chính phủ "vô giá trị". Chẳng hạn, không có sự kiểm chứng về những con số mô tả quy mô nền kinh tế so với thu nhập trung bình của công dân Trung Quốc.

Còn Việt Nam thì sao ?

Vào cuối năm 2018, Tổng Cục Thống kê đã công bố Tổng sản phẩm trong nước-GDP năm 2018 của Việt Nam đạt 7,08%, vượt qua dự báo của Ngân hàng Thế giới-World Bank ở mức 6,8% và lập kỷ lục cao nhất kể từ năm 2008.

Nhưng một chuyên gia phản biện ở Việt Nam là Tiến sĩ kinh tế Bùi Trinh, bằng một số tính toán vẫn dựa trên những con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đã tính ra GDP thực của Việt Nam chỉ vào khoảng 3%. Nếu dựa trên những dữ liệu thực hơn nữa thì GDP thực của Việt Nam có khi còn giảm dưới 3%.

GDP được cấu thành chủ yếu từ giá trị sản lượng của ba thành phần kinh tế lớn của Việt Nam, gồm thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Nhưng trong năm 2017 và năm 2018 thì thu thuế từ ba thành phần kinh tế này đều giảm khá mạnh và không đạt được dự toán. Cụ thể, thu từ khối doanh nghiệp nhà nước là giảm 2,9% ; thu từ khối doanh nghiệp tư nhân giảm 2,2% ; và thu từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm đến 15,1%. Khi nhìn vào tỷ lệ thu thuế bị sụt giảm từ ba thành phần kinh tế tạo ra sản lượng thì lấy đâu ra cho việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng đến 7%, là tăng trưởng cao nhất trong 10 năm ?

Mặt khác,một nền kinh tế tăng trưởng thì không thể có số lượng và tỷ lệ các doanh nghiệp phải giải thể và tạm ngừng hoạt động cao. Vào tháng 10 năm 2018, Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và phải giải thể nhiều bất thường, lên đến 24.500 doanh nghiệp, tức là tăng 76% so với cùng kỳ năm 2017. Có nghĩa là tỷ lệ doanh nghiệp ‘bị chết’ cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp được thành lập mới. Như vậy thì làm sao có thể nói nền kinh tế tăng trưởng mạnh ?

Không loại trừ một kịch bản ‘tăng trưởng kinh tế’ của Việt Nam cũng không khác gì khả năng GDP Trung Quốc chỉ tăng 1,67% hoặc thậm chí là âm.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 05/03/2019

Published in Diễn đàn

Bây giờ thì không còn có thể nói về triển vọng ‘kinh tế Trung Quốc cất cánh’ được nữa, mà chỉ còn là vấn đề nền kinh tế nước này sẽ suy thoái hay khủng hoảng kinh tế mà thôi.

suythoai1

Rất nhiều thành phố 'ma' trong lòng Trung Quốc

Trong tháng 1 năm 2019, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đã giảm mạnh nhất 3 năm.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI Caixin/Markit tháng 1 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc giảm còn 48,3, tệ nhất kể từ tháng 2/2016, từ mức 49,7 hồi tháng 12/2018. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp PMI Caixin/Markit giảm. Các nhà phân tích trước đó dự báo PMI Caixin/Markit tháng 1 là 49,5.

PMI là khảo sát các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh. Số liệu này là một trong những thông tin đầu tiên giúp xác định tình hình kinh tế, thường được công bố hàng tháng. Nhà đầu tư đang theo dõi sát sao số liệu kinh tế Trung Quốc để xác định thiệt hại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa kết thúc.

PMI trên 50 thể hiện sản xuất mở rộng và ngược lại.

Vào tháng 1 năm 2019, Michael Schuman viết trên Bloomberg Businessweek (bài " Forget the Trade War. China Is Already in Crisis ") đã gọi đây là một cuộc "khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc".Cuộc khủng hoảng này không chỉ đơn thuần là về tốc độ tăng trưởng hiện tại chậm lại. Tất cả các đèn cảnh báo cho thảm họa đã nhấp nháy màu đỏ : bong bóng nhà đất, công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp từ thép đến sản xuất tấm pin mặt trời, và đáng lo ngại nhất là sự tích tụ nợ ở mức khổng lồ. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổng số nợ so với sản lượng quốc gia đã tăng lên tới mức 253% vào giữa năm 2018, từ mức chỉ 140% một thập niên trước đó. Không nền kinh tế mới nổi nào kể từ những năm 1990 trải qua một quá trình tăng nợ quá mức như vậy mà lại thoát khỏi được một thảm họa tài chính. Trung Quốc sẽ phải thách thức lịch sử nếu muốn tránh được một thảm họa nợ nần.

Những khoảnh khắc Lehman có thể đáng sợ, nhưng chúng cũng mang tính thanh lọc, một cơ hội cho thị trường đào thải những thực thể yếu kém và tạo không gian cho các thực thể mới và tốt hơn. Bằng cách ngăn chặn điều đó xảy ra, Bắc Kinh lại đang cho phép những thứ cặn bã thối rữa thêm, có khả năng làm tăng chi phí dọn dẹp không thể tránh khỏi sau này.

Giải cứu hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ đòi hỏi phải có một Chương trình Cứu trợ Tài sản xấu khổng lồ. Chúng ta có thể hình dung sơ bộ chi phí sẽ lớn như thế nào nếu nhìn lại các cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Chính phủ Hàn Quốc đã chi tương đương 31% GDP để cứu hệ thống tài chính của mình sau cuộc khủng hoảng năm 1997. Nếu sử dụng mức đó để tham khảo, chi phí Trung Quốc phải bỏ ra có thể đạt 3,8 nghìn tỷ đô la. Nó có thể còn cao hơn. Indonesia đã phải chi 57% tổng sản phẩm quốc nội cho việc tái cấu trúc sau khủng hoảng năm 1997.

Thực chất kinh tế Trung Quốc ra sao ?

Khách quan mà xét, Trung Quốc đã vượt qua được một thử thách rất lớn về kinh tế vào giai đoạn những năm 2012-2013. Từ năm 2011, người được giải Nobel kinh tế là Tiến sĩ Nouriel Roubini đã đưa ra dự báo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ "hạ cánh cứng vào năm 2013". Tốc độ suy giảm GDP, nợ chính quyền địa phương và tình hình thiếu khả quan của các thị trường bất động sản và chứng khoán… là một số cơ sở cho nhận định bi quan như vậy của Rounini và cả một số tổ chức phân tích tài chính phương Tây. Tuy thế đến năm 2013, Trung Quốc lại bất ngờ vượt qua vực thẳm kinh tế và tài chính để sau đó nhịp độ tăng trưởng GDP có phần phục hồi. Cho tới gần đây, nền kinh tế quốc gia này vẫn có vẻ "ổn" và không bị quá nhiều dư luận nghi ngờ như trước đây.

Nhưng vẫn có một tử huyệt của nền tài chính Trung Quốc mà chính quyền nước này chưa bao giờ dám công bố : tổng nợ quốc gia vọt lên đến 237% GDP, tức đến 28 ngàn tỷ USD vào năm 2016 – theo phân tích của tờ Financial Times vào tháng Tư, 2016 – vượt xa tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển khác. Tình trạng này có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính hoặc trì trệ kinh tế kéo dài ở Trung Quốc.

Tất nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn có thể tự an ủi rằng họ có một kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới – lên đến 4.000 tỷ USD vào năm 2016 và giảm xuống còn khoảng 3.000 tỷ USD vào năm 2018. Chỉ có điều, con số 3.000 USD – 4.000 tỷ USD này chỉ bằng 1/7 – 1/9 so với gánh nặng tổng nợ quốc gia 28 ngàn tỷ USD.

Vào đầu năm 2017, đã có những phản biện mới nhất về thực chất nền kinh tế Trung Quốc đến từ ông Gordon G. Chang, tác giả của cuốn sách "Sự sụp đổ sắp đến của Trung Quốc". Vị luật sư kiêm nhà bình luận người Mỹ này nhận định "kinh tế Trung Quốc sắp rơi tự do" trong một cuộc phỏng vấn mới đây với trang Đại Kỷ Nguyên, theo đó ông cho rằng Trung Quốc chỉ ổn định trên bề mặt trong năm 2017, nhưng tiềm ẩn bất ổn thực sự dưới bề mặt.

Hai thông tin đặc biệt mà ông Gordon G. Chang cho biết là : Trong năm 2015, luồng vốn chuyển ra nước ngoài là cao chưa từng thấy, từ 900 tỷ USD đến 1.000 tỷ USD ; và theo nguồn tin của ông, chỉ có 500 tỷ USD trong số 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối là còn có thể sử dụng được. Cũng theo ước tính của ông, Trung Quốc chỉ còn 1,5 nghìn tỷ USD tiền khả dụng để bảo vệ đồng CNY (nhân dân tệ)…

Có ít nhất một cơ sở cho nhận định về tiền khả dụng chỉ chiếm một nửa so với con số dự trữ ngoại hối mà chính quyền Trung Quốc công bố : vào năm 2011, chính một cục trưởng Thống kê của Trung Quốc, người sau đó đã về hưu, đã phải thừa nhận rằng nhiều thống kê của quốc gia này không phản ánh đúng sự thật. Cũng vào năm đó, con số nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc được công bố chỉ khoảng 1.550 tỷ USD, nhưng đến năm 2014 thì Trung Quốc đã phải thừa nhận loại nợ này đã tăng gấp đôi, tức 3.000 tỷ USD. Còn đến tháng Mười năm 2018, tờ Financial Times công bố nợ của chính quyền địa phương đã lên đến 6.000 tỷ USD, chiếm tới 60% GDP của Trung Quốc.

Trong khi đó, vài nhà phân tích ở Hồng Kông cũng cho rằng GDP thực sự ở Trung Quốc không thể tăng đến 7% như báo cáo, mà chỉ khoảng 4-5% hàng năm.

Một trong những gam màu xám không thể che giấu chính là bức tranh về thị trường chứng khoán Trung Quốc. Từ năm 2015 đến nay, chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã liên tiếp lao dốc và suy giảm, mất hơn 40% giá trị so với đỉnh cao nhất của nó vào năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là mặc dù có nhiều thông tin cho biết Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đổ ra hơn 100 tỷ USD, hoặc gấp nhiều lần như thế để vực dậy chứng khoán nhưng lại khiến quỹ dự trữ ngoại hối nước này giảm từ 4.000 tỷ USD xuống còn 3.000 tỷ USD trùng với giai đoạn chứng khoán Thượng Hải giảm thê thảm, vẫn chẳng có dấu hiệu nào cho thấy biểu đồ các chỉ số chứng khoán Trung Quốc sẽ chứng minh được sức khỏe của nền kinh tế nước này là phục hồi và ổn định bằng cách hướng lên. Ngược lại là đằng khác, các nhà đầu tư chứng khoán lúc nào cũng như chực chờ để bán tháo cổ phiếu.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 12/02/2019

Published in Diễn đàn

Hiện nay, con số nợ nước ngoài của Việt Nam (chỉ tính riêng nợ của chính phủ và do chính phủ bảo lãnh mà chưa tính đến số tự vay tự trả của khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) đã lên đến 105 tỷ USD, xấp xỉ 50% GDP…

trano1

Diễn biến tỷ giá trong thời gian qua.

Cơ chế tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước chuyển sang áp dụng từ đầu 2016 để thay cho cơ chế tỷ giá liên ngân hàng. Tỷ giá trung tâm được xem là thước đo tham chiếu cho tỷ giá của các ngân hàng và của cả... chợ đen.

Sau một thời gian bình lặng, từ đầu năm 2019 đến nay tỷ giá trung tâm bất thần tăng nhanh, tăng vọt và tăng không ngừng nghỉ, bất chấp thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế vẫn khá ổn định và trong thực tế là chẳng có ý do xác đáng nào đẻ giải thích cho cú tăng này. 

Đến ngày 21/1/2019, tỷ giá trung tâm của VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố đã lên mốc 22.870 VND, cao nhất kể từ đầu 2016 - thời điểm tỷ giá này ra đời.

Mốc 22.870 VND là kết quả của chuỗi tăng liên tiếp và khá mạnh từ đầu năm 2019 đến nay. Tính chung, tỷ giá trung tâm đã tăng 45 VND so với chốt năm 2018.

trano2

Tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD giảm mạnh. Ảnh minh hoạ.

Diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VND thực trên các kênh giao dịch liên ngân hàng, giữa ngân hàng với các tổ chức và dân cư, trên thị trường tự do giảm mạnh vào cuối 2018 và ổn định từ đầu 2019.

Diễn biến trên cũng có nét tương đồng với khoảng thời gian đầu năm 2018, khi Ngân hàng Nhà nước cũng từng bước đều đặn nâng tỷ giá trung tâm trong bối cảnh thị trường và tỷ giá USD/VND ổn định, và đặc biệt là trong điều kiện cung ngoại tệ dồi dào và nhà điều hành mua vào lượng lớn.

Một luồng ý kiến trên mặt báo nhà nước cho rằng ý đồ của nhà điều hành muốn từng bước thu hẹp khoảng cách này, đưa tỷ giá trung tâm lên gần với "mặt bằng chung" để phản ánh hợp lý hơn thực tế thị trường. Dù lên các mức cao, nhưng như trên, tỷ giá trung tâm hiện vẫn rất thấp so với tỷ giá thực trên thị trường. Theo đó, khi Ngân hàng Nhà nước đang chủ động đưa nó lên một điểm cân bằng mới, tác động và ảnh hưởng mang tính thời điểm đối với thị trường gần như không thể hiện.

Nhưng liệu có đúng như vậy, hay bởi một động cơ ẩn giấu nào khác ?

Diễn biến tăng vọt tỷ giá trung tâm lại trùng với một thông tin rất đáng chú ý và so sánh : vào đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào lượng khá lớn ngoại tệ, ước tính đã lên tới gần 1,5 tỷ USD từ đầu tháng 1/2019.

Tại tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019 được tổ chức vào ngày 9/1/2019, ông Lê Minh Hưng cho biết trong năm 2018 Ngân hàng nhà nước đã mua ròng trên 6 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối.

Như vậy, số USD mua ròng của Ngân hàng nhà nước trong năm 2018 là thấp hơn đáng kể so với lượng mua ròng được Ngân hàng nhà nước báo cáo trong hai năm trước - 2017 và 2016, với khoảng 10 - 12 tỷ USD mỗi năm.

Như vậy vào thời thủ tướng mới là Nguyễn Xuân Phúc và thống đốc mới là Lê Minh Hưng, Ngân hàng nhà nước đã có một chiến dịch âm thầm, miệt mài và đầy thủ đoạn để tung ra một núi tiền đồng nhằm gom tích USD từ hệ thống ngân hàng và USD trôi nổi ở chợ đen lẫn từ khu vực dân cư, khiến chỉ trong vài năm, kho dự trữ ngoại hối của nhà nước đã được báo cáo tăng gấp đôi và được xem là ‘thành tích kiến tạo’ của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Còn vào năm 2019, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và hẳn phải nhận được sự đồng thuận rất cao trong ‘tập thể Bộ Chính trị’ có thể đã phải tính đến kế vét đô bằng cách vừa tăng tỷ giá trung tâm như một mồi nhử hấp dẫn, vừa tìm cách ép dân phải bán USD cho ngân hàng chứ không được giao dịch trên thị trường tự do, để sau đó các ngân hàng phải bán lại USD cho Ngân hàng nhà nước theo ‘giá nội bộ’, để Quỹ dự trữ ngoại hối có tiền trả nợ cho nước ngoài vào năm 2018 và những năm sau – có thể lên tới 10 - 15 tỷ USD nợ phải trả mỗi năm.

Hiện nay, con số nợ nước ngoài của Việt Nam (chỉ tính riêng nợ của chính phủ và do chính phủ bảo lãnh mà chưa tính đến số tự vay tự trả của khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân) đã lên đến 105 tỷ USD, xấp xỉ 50% GDP…

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 29/01/2019

Published in Diễn đàn

Trong lúc con số kiều hối 15,9 tỷ USD về Việt Nam năm 2018 do Ngân hàng Thế giới công bố còn đang gây nghi ngờ rất lớn về tính sai sót thống kê và cả tính trung thực lẫn động cơ chính trị của nó, thì một cơ quan của Việt Nam lại phóng vọt kết quả kiều hối năm 2018 lên tới… 18,9 tỷ USD !

kieuhoi1

Trong thực tế, kiều hối về Việt Nam đã lập đỉnh vào năm 2015 với 13,2 tỷ USD, sau đó lao dốc chỉ còn 9 tỷ USD vào năm 2016

Nhưng không phải những cơ quan chuyên trách hoặc có lên quan phần hành thống kê kiều hối như Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước…, mà cơ quan phát ra con số 18,9 tỷ USD trên lại là Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (1).

Nhưng cũng tương tự như Ngân hàng thế giới khi công bố số kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài chỉ phát ra con số duy nhất về lượng kiều hối về Việt Nam năm 2018 mà không kèm theo bất kỳ một liệt kê chi tiết nào cần có về cơ cấu khu vực và quốc gia trên thế giới gửi kiều hối về Việt Nam, cơ cấu khu vực và ngành nghề ở Việt Nam nhận kiều hối, phương pháp tính kiều hối của Ngân hàng thế giới…

Độ chênh giữa hai con số của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Ngân hàng Thế giới lên tới 4 tỷ USD. Trong khi đó, các cơ quan quản lý kinh tế Việt Nam vẫn ‘câm như thóc’.

Nhưng mới đây, một thống kê của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố trong năm 2018, Sài Gòn nhận được 5 tỷ USD kiều hối. Cơ quan này cũng xác định về cơ cấu địa phương tiếp nhận kiều hối năm 2018: Sài Gòn nhận khoảng 50% trong tổng số kiều hối về Việt Nam.

Như vậy nếu căn cứ vào con số 5 tỷ USD của Sài Gòn và tỷ lệ 50% mà Sài Gòn thường chiếm trong tổng lượng kiều hối của cả Việt Nam, con số tổng kiều hối về Việt Nam trong năm 2018 chỉ vào khoảng 10 tỷ USD chứ không thể lên đến 15,9 tỷ USD như Ngân hàng thế giới công bố hay 18,9 tỷ USD như Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài ‘vẽ’.

Nhưng con số 10 tỷ USD trên vẫn có thể là lạc quan, bởi phản ánh chung của báo chí và giới chuyên gia tài chính là trong những năm gần đây, kiều hối đổ về Việt Nam có khuynh hướng ngày càng tập trung về Sài Gòn - nơi có hàng triệu gia đình có thân nhân ở nước ngoài, chủ yếu từ thị trường Hoa Kỳ (chiếm 55-60% tổng kiều hối từ các nước gửi về Việt Nam), trong khi giảm mạnh ở tỉnh thành khác. Nếu tỷ lệ kiều hối về Sài Gòn vượt trên 50 - 60% nhưng vẫn giữ giá trị tuyệt đối là khoảng 5 tỷ USD thì dĩ nhiên con số tổng kiều hối quốc gia sẽ phải giảm dưới mức 10 tỷ USD.

Một chuyên gia kinh tế độc lập (không nêu tên) bình phẩm: dối trá là ‘nghề của chàng’. Một chế độ mà toàn ‘chế’ ra những con số tô hồng và đánh bóng nhưng chẳng có gì xác thực thì cái chân đứng của chế độ coi như là ‘xong’.

Cho tới nay, khả năng rõ ràng hơn cả là để bảo vệ thành tích ‘năm sau cao hơn năm trước’ của chế dộc độc đảng độc trị, các cơ quan quản lý kinh tế của chính phủ đã đùn đẩy nhau để rốt cuộc không cơ quan nào dám chịu trách nhiệm công bố con số kiều hối tổng của hai năm 2017 và 2018 vì sợ khi công bố sẽ bị báo chí và dư luận xã hội truy vấn về nguồn gốc con số và cách thống kê, mà đẩy trách nhiệm công bố cho một cơ quan bị coi là vô tích sự là Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Trong thực tế, kiều hối về Việt Nam đã lập đỉnh vào năm 2015 với 13,2 tỷ USD, sau đó lao dốc chỉ còn 9 tỷ USD vào năm 2016.

Chuyên gia trên cũng cho rằng số kiều hối về Việt Nam trong hai năm 2017 và 2018 đã giảm thê thảm, có thể chỉ khoảng 7-8 tỷ USD.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 30/01/2019

(1) https://nhipcaudautu.vn/thuong-truong/gan-19-ti-usd-kieu-hoi-do-vao-dau-3327429/

 

************************

Ông Nguyễn Phú Trọng : ‘Kiều hối gửi về nước gần 16 tỷ đôla’ (VOA, 28/01/2019)

Tổng bí thư kiêm Ch tch Nguyn Phú Trng hôm 26/01 tiết l rng người gc Vit sinh sng ti các nước trên thế gii gi v Vit Nam "gần 16 tỷ đôla" năm 2018.

kieuhoi1

Một nhân viên ngân hàng đếm các đng đôla M Hà Ni.

Ông Trọng nói trong mt bài phát biu ti s kin có tên "Xuân quê hương 2019"  Hà Ni rng con s đó "tăng gp hơn 100 ln so vi năm 1993".

"Đáng chú ý là, đầu tư t ngun kiu hi trong nhng năm gn đây vi khong 3.000 d án tp trung vào hot đng sn xut, kinh doanh, góp phn thúc đy kinh tế phát trin, nâng cao mc sng ca nhân dân, trước hết là nhng gia đình được nhn", ông nói, theo Cng thông tin ca chính ph Vit Nam.

Nguyên thủ Vit Nam còn được VGP News dn li nói rằng "nhng đóng góp đáng trân trng và đy t hào ca bà con kiu bào ta đi vi quê hương, đt nước xut phát t chính lòng yêu nước nng nàn ca mi người con đt Vit, là truyn thng quý báu ca dân tc Vit Nam".

Hiện chưa rõ ngun gc con s thng kê gần 16 t đôla mà ông Trng đ cp trong bài phát biu trước nhiu người gc Vit v nước dp Tết Nguyên đán.

Cũng xut hin ý kiến cho rng "có không ít" người Vit gi tin v nước qua "dch v chui li" nên con s thc có th còn cao hơn.

******************

Kiều hối về Việt Nam trong năm 2018 đạt gần 19 tỷ đô la (RFA, 26/01/2019)

Trong năm 2018, người Việt ở nước ngoài chuyển về nước số tiền lên đến 18,9 tỷ đô la, theo số liệu thống kê được Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đưa ra trong buổi gặp mặt hơn 800 kiều bào về quê ăn Tết Kỷ Hợi 2019. Báo Tuổi Trẻ online loan tin này hôm 24/01/2019.

tongiao4

Nhân viên một ngân hàng thương mại đếm đô la tại một chi nhánh ngân hàng ở Hà Nội hôm 26/11/2009 - AFP - Ảnh minh họa

Theo người đại diện Thành phố Hồ Chí Minh, trong số gần 19 tỷ đô la kiều hối, có đến hơn 5 tỷ đô la được chuyển về thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Thành Phong đánh giá cao sự đóng góp, cống hiến của cộng đồng người Việt ở nước ngoài đối với sự phát triển của thành phố.

Theo Tuổi Trẻ, tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, đã có hơn 400 trí thức, chuyên gia kiều bào về nước làm ăn dài hạn. Số lượng người Việt ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong năm 2018 có hơn 42.000 lượt kiều bào nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất.

Giới chức thành phố cho biết đã có gần 3.000 công ty của Việt kiều được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với số vốn điều lệ trên 45.000 tỷ đồng,

Ông Nguyễn Thành Phong kêu gọi kiều bào góp sức với đảng và chính quyền thành phố nhiều hơn nữa để hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội năm 2019.

Việt Nam có một số lượng đông đảo người định cư ở nước ngoài, chủ yếu là từ sau cuộc chiến Việt Nam năm 1975 khi hàng triệu người phải bỏ nước ra đi để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn.

Năm 2004, Bộ Chính trị Việt Nam ban hành nghị quyết 36 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài nhằm huy động tiềm lực kinh tế và trí thức từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, mà Việt Nam gọi là khúc ruột ngàn dặm.

Theo số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), từ năm 1990 đến 2015, đã có khoảng hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Trung bình mỗi năm có khoảng gần 100 ngàn người Việt di cư ra nước ngoài. Đích đến của người Việt chủ yếu là các nước phát triển ở Châu Âu, Mỹ và Úc.

Published in Diễn đàn