Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phần 1

Kỳ vọng và thất vọng !

Có một thời kỳ, tôi và nhiều người khác đã từng kỳ vọng vào ông với những yếu tố nỗi trội về gia thế, tư chất và môi trưởng học tập. Sinh ra trong gia đình trí thức, được học hành trong môi trường chuẩn mực về khoa học và văn hóa sống như Đại học Oregon, Viện Đại học Harvard. Hẳn Nguyễn Thiện Nhân là người học thật và có thực học. Với kiến thức, tâm huyết, tầm nhìn ông sẽ làm nhiều điều hữu ích cho đất nước.

ntn1

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân : "Tôi nói giọng Bắc nhưng tôi là người Nam, tôi không lừa dối bà con" - Zing.vn (20/06/2018)

Nhưng rất tiếc, ngược lại với sự kỳ vọng đó, mỗi bước thăng tiến trên con đường quan lộ của ông người ta càng thất vọng nhiều hơn. Bảy năm làm Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh trôi đi trong nhợt nhạt, không gây ấn tượng nào đáng kể, chỉ như búp bê trong tủ kính điểm tô vẻ trí thức cho triều đình Lê Thanh Hải mọc rễ lợi ích nhóm.

Năm 2006, Nguyễn Thiện Nhân bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Giáo dục với những tuyên bố hùng hồn lại khơi lên hy vọng. Từ điển wikipedia ghi nhận tóm tắt thành tích Bộ trưởng của ông như sau : Ngay từ lúc nhậm chức, ông đã đề ra chính sách cải cách nền giáo dục Việt Nam với tiêu chí : "chống bệnh thành tích trong học tập và tiêu cực trong thi cử", "xây dựng một phương pháp học sáng tạo, thực chất, học là phải dùng được", "đổi mới phương pháp học tập theo xu hướng tiên tiến của thế giới".

Mở đầu năm học 2006 - 2007 Nguyễn Thiện Nhân thực hiện cuộc vận động hai không : "Nói không với tiêu cực trong thi cử" và "Nói không với việc chạy theo thành tích " bắt buộc tất cả các cơ sở giáo dục trong cả nước phải làm theo.

Năm không, kết cuộc vẫn hoàn không !

Ông đưa ra khẩu hiệu cho năm học 2007 - 2008 là "năm không" gồm : "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc "ngồi nhầm lớp" (cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp) và (dành cho các bậc đào tạo sau trung học) đào tạo không theo nhu cầu xã hội" ; đẩy mạnh công cuộc "xã hội hóa giáo dục" nhằm "Huy động tổng thể sức mạnh của toàn xã hội phát triển giáo dục và đào tạo".

Tác dụng của chính sách mới xuất hiện ngay cuối năm học, ở kỳ thi tốt nghiệp trung học : chỉ tính riêng hệ trung học phổ thông kỳ thi lần một chỉ có 67,5% đỗ tốt nghiệp (thậm chí có trường không đỗ học sinh nào) thêm cả lần hai là 80,38% ; hệ trung học bổ túc cả hai đợt là 46,26% so với năm học 2005-2006 ; trung học phổ thông : 92% trung học bổ túc : 74,6%. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2008 đã diễn ra thành công với kết quả đỗ cao hơn năm trước : tỷ lệ đỗ khoảng 76%. Dư luận xã hội Việt Nam nhìn chung là chấp nhận điều này và chỉ đặt ra nhiều câu hỏi về thực chất giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có chỉ trích cách làm của ông Nguyễn Thiện Nhân, cho rằng việc ông cho tổ chức cho ôn tập và thi tốt nghiệp lần 2 là quá tốn kém (khoảng 122 tỷ đồng) và hiệu quả không cao, thậm chí giáo sư Hoàng Tụy còn cho rằng kỳ thi này chỉ mang tính hình thức" (1).

Đến nay, đã có độ lùi trên 10 năm để nhìn lại kết quả cải cách, những cái nói không của Bộ trưởng Nhân thì dễ thấy rằng bệnh thành tích, tiêu cực trong thi cử, bằng giả, chất lượng giáo dục kém không hề lùi mà càng lúc càng tăng. Kỳ hạn giáo viên có thể sống bằng lương qua lâu rồi nhưng đó vẫn là ước mơ xa. Vì sao những cái chống, cái nói không những cuộc vận động long trời lở đát của ông bộ trưởng Nhân không đạt kết quả ? Vì thực ra ông chống bệnh thành tích chỉ nhằm tạo thành tích cho bản thân ông. Siết chặt kỳ thi năm 2007 bằng cả đề thi khó lẫn thang điểm chấm chặt, hạ tỉ lệ tốt nghiệp cả nước xuống 63% ông tạo ấn tượng cho dư luận thấy chất lượng phổ thông thấp. Năm 2008 bằng đề thi, thang điểm chấm nới hơn, cộng với kỳ thi thứ hai, đương nhiên sẽ tạo ra con số đẹp tỉ lệ tốt nghiệp trên 76% như một phép màu chất lượng giáo dục nâng lên.

Người duy nhất hưởng ứng nói không với tiêu cực trong thi cử là thầy giáo Đỗ Việt Khoa thì 12 năm qua phải sống lên bờ xuống ruộng hiện đang ôm nợ hơn 1 tỉ đồng và gia đình có nguy cơ dỗ vỡ vì người vợ không chịu nỗi áp lực xã hội.

Thầy Khoa nói với báo chí "Tôi cảm thấy rất buồn. Nếu trước đây, các sai phạm thi cử do các hiệu trưởng, giáo viên trong nhà trường tiếp tay, thì bây giờ, vấn đề có sự tham gia của lãnh đạo Sở ngành. Sự gian dối có quy mô, tổ chức đến mức không thể tưởng tượng được. Tôi đã tố cáo gian lận thi cử ở Trường THPT Phú Xuyên A năm 2006 và trong 12 năm qua, tiêu cực thi cử hàng năm vẫn cứ diễn ra. Sau đó là vụ Đồi Ngô, Bắc Giang ; vụ ở huyện Lương Sơn, Hòa Bình gây chấn động và bây giờ tiếp tục là Hà Giang, Sơn La…" (2).

Đề án 20.000 tiến sĩ chết non

Khi làm Phó Thủ tướng, ông Nhân lại có một đề án nổi tiếng do chính ông ký tên ban hành nhằm đào tạo 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2010 -2020. Người có đôi chút hiểu biết nghe đến con số chỉ tiêu tiến sĩ đào tạo trong 10 năm đã thấy hoang mang. Không chờ đến kết thúc thời hạn của đề án, năm 2016, kiểm toán nhà nước đã kiểm toán đề án này và khẳng định thất bại cả về số lượng lẫn chất lượng. Tiền thì tiêu mất nhưng ngay cả số lượng những tiến sĩ giấy cũng không đạt chỉ tiêu. Báo chí đã có nhiều bài viết về kinh nghiệm đau xót này. 

"Được đầu tư 14.000 tỷ đồng, nhưng kết quả thực hiện "Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020" (Đề án 911) tính đến hết năm 2016 được đánh giá là không hiệu quả. Tất cả các chỉ tiêu của đề án này đều không đạt và Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 50 tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2016, tổng số nghiên cứu sinh trúng tuyển thực nhập học các hệ đào tạo là hơn 4 nghìn nghiên cứu sinh, đạt hơn 31% so với chỉ tiêu giai đoạn và bằng 17,5% của cả đề án. Tuy nhiên, mới chỉ có 787 nghiên cứu sinh tốt nghiệp và được cấp bằng, đạt 6% so với chỉ tiêu tính đến năm 2016 và bằng 3,5% của cả đề án. Vấn đề sử dụng kinh phí triển khai đề án cũng có nhiều hạn chế.

Với kết quả được xem là thất bại "thảm hại" như vậy khiến dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của đề án và việc lãng phí nguồn lực, bao gồm cả nhân sự và tài chính… Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, việc đánh giá bằng con số như báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố là rất thuyết phục, rõ ràng kết quả đạt được của Đề án 911 rất thấp so với các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, cần làm rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo trong quản lý, điều hành, bởi việc đánh giá hiệu quả của đề án không chỉ là việc đếm số lượng tuyển sinh (đầu vào) và tốt nghiệp (đầu ra)" (3).

Thành tích khoa học giả mang tên Filatov

Trong đất nước dân chủ, minh bạch thật sự những thành tích giả tiêu tốn hàng chục ngàn tỉ đồng ngân sách, kích thích căn bệnh sính bằng cấp, hình thức,… phải được xem xét trách nhiệm nghiêm túc như những loại củi Đinh La Thăng hay Vũ Huy Hoàng. Thế nhưng ở đây, Nguyễn Thiện Nhân vẫn cứ thăng tiến lên hết chức vụ này đến chức vụ khác.

Nghiệt ngã hơn, chính ông Nhân đã tôn vinh thành tích giả trong khoa học cho ngay người cha của mình dù biết chắc rằng thành tích khoa học giả ấy có nguy cơ cao với sức khỏe, sinh mạng con người.

Năm 2015, nhiều tờ báo đã thông tin trang trọng, lễ ra mắt cuốn sách : "Giáo sư Nguyễn Thiện Thành, người chiến sĩ, người thầy thuốc anh hùng", với hình ảnh Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đứng trang trọng trên lễ đài.

Giáo sư Nguyễn Đức Công, Giám đốc bệnh viện Thống Nhất phát biểu tại buổi lễ cho biết, những năm 70 của thế kỷ trước, đất nước đang chìm trong chiến tranh, nghèo đói. Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã tiếp cận với những giả thuyết từ phương pháp Filatov của một vị bác sĩ Liên Xô và cho rằng đây là một lý thuyết có căn cứ khoa học. Năm 1951, Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã thuyết trình về phương pháp Filatov trước cán bộ quân y và được mọi người đón nhận. Từ đó phương pháp cấy nhau theo học thuyết Filatov ra đời và áp dụng vào thực tế chữa bệnh cho người dân mang lại kết quả khả quan (4).

Quả thật với trình độ dân trí và điều kiện y tế thiếu kém thời đó, phương pháp cấy nhau (Filatov) của bác sĩ Nguyễn Thiện Thành được người dân khu 8 sùng tín như phép màu và có tác dụng tuyên truyền rất tốt cho Việt Minh. Không biết bổ khỏe tới đâu nhưng chỉ cấy chút nhau thai vào dưới da thì ai củng tăng cân. Người dân vùng Quốc gia đổ xô vào Đồng Tháp Mười để cấy nhau làm áp lực đến mức quân đội Quốc gia phải mở cổng rào cho dân đi như các trạm BOT thất thủ phải xả trạm bây giờ. Sau 30/4/75, Filatov chế biến từ nhau thai vẫn còn là "thánh dược" được các công ty Dược quốc doanh sản xuất phổ biến.

Thế nhưng trước nay, y học thế giới chưa từng chấp nhận phương pháp này. Ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục Quản lý Dược cho biết Việt Nam hiện cấm sản xuất, lưu hành thuốc làm từ nhau thai người. Cục Quản lý Dược năm 2015 đã ra công văn cấm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm có thành phần nguồn gốc từ con người. Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, nhau thai người cần phải được xử lý thật chặt chẽ như là chất thải trong nhóm chất thải y tế lây nhiễm cần đưa đi tiêu hủy.

Hiện nay các chế phẩm được bào chế từ tạng liệu như nhau thai người, gan thận súc vật... được thế giới khuyến cáo không sử dụng vì không có bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng một cách rõ ràng mà nguy cơ lây nhiễm bệnh lại rất lớn. Chẳng hạn dùng cơ quan tạng phủ từ bò thì bị lây nhiễm bệnh bò điên, những viên thuốc chứa thịt người từ phôi thai, nhau thai mới báo cáo ở Nigeria chứa rất nhiều mầm bệnh, đặc biệt là siêu vi nhiều nhất là siêu vi gây viêm gan B (5).

Những thất bại của Nguyễn Thiện Nhân trong cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục vẫn còn di hại đến giờ qua nền giáo dục hình thức dối trá, trục lợi xuống cấp không phanh. Thất vọng nhưng chúng ta vẫn có thể thông cảm chia sẻ với Nguyễn Thiện Nhân là lực bất tòng tâm. Trong cơ chế xã hội này chỉ cố gắng cá nhân thì vô nghĩa.

Chương trình 911 chết không kèn không trống, 20 vạn tiến sĩ không thành lại tạo ra xu thế mua bằng, xã hội sính tiến sĩ bất cần chất lượng, chúng ta vẫn có thể thông cảm cho giấc mơ hoang tưởng của Nguyễn Thiện Nhân và không hê đồng nhất số tiền 14.000 tỉ đi hoang ấy với con số lỗ lã của Đinh La Thăng.

Nhưng sự kiện vinh danh Filatov làm người ta băn khoăn về nhân cách, đạo đức khoa học của một Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân.

Liệu có nên tôn vinh việc ứng dụng phương pháp y học không có bằng chứng khoa học mà lại có nhiều nguy cơ, bị y tế thế giới cấm sử dụng không ? Người thầy thuốc truyền bá phương pháp ấy thực hiện cho hàng vạn người là anh hùng hay tội đồ ? Đương nhiên đứng về phía sức khỏe, tính mạng người dân sẽ thấy đây là tội ác, Đảng và chính quyền với góc độ lợi ích của mình đã phong Nguyễn Thiện Thành là Anh hùng lao động, Thầy thuốc nhân dân (4).

 Tôi tự nhũ, tự gieo cho mình niềm hy vọng mới "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài" có thể do môi trường, do thể chế, những yếu tố thiện lương nhân hậu vẫn còn đâu đó trong Nguyễn Thiện Nhân. Có lẽ, nhiều người cũng cùng hy vọng như tôi. 

******************

Phần 2

Lộc Hưng - Cơ hôi sám hối

Con người Việt dễ dung thứ và cũng dễ tin chừng như do sự đóng khung của hoàn cảnh, trong thực trạng đời sống bế tắc và quá nhiều bất trắc người ta cần có cái để hy vọng sống sót. Vì vậy, nhiều người dù đã từng hy vọng và thất vọng về ông Nguyễn Thiện Nhân lại một lần nửa thắp lửa lòng tin khi ông quay lại Thành phố làm Bí thư Thành ủy. Với chức vụ ấy với kinh nghiệm từng trải ổ chính trường hy vọng rằng ông Nhân sẽ chuyển đổi phần nào đó cục diện của Thành phố vốn đã quá ảm đạm sau triều đại Lê Thanh Hải xẻ thịt đất đai, công quỷ để làm giàu mà đặc biệt là chà đạp lên lợi ích, những quyền tự do tối thiểu của người dân. Những vấn đề cơ bản cần yếu là chấn chỉnh bộ máy công quyền minh bạch, hiệu quả, giải quyết những tiêu cực tồn đọng, tạo sự thông thoáng trong quản lý và quan trọng nhất là bảo đảm những quyền lợi thiết yếu về vật chất tình thần của người dân. Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nhiều lần phát biểu nhắc lại nghĩa tình cưu mang của Thành Phố và hứa hẹn sẽ đem lại những điều tốt đẹp.

ntn2

Lộc Hưng - Cơ hôi sám hối

Tuy nhiên hơn một năm qua, trong vai trò mới, dấu ấn tích cực của Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân cho Thành phố chừng như còn quá mờ nhạt vẫn chỉ trong lời hứa hẹn. Không bàn đến những chuyện nội bộ sâu xa, hãy nhìn lại cách nói và làm của ông Nguyễn Thiện Nhân trong việc giải quyết 2 sự kiện Thủ Thiêm và Lộc Hưng.

Món nợ Thủ Thiêm vẫn còn nguyên

Người dân Thủ Thiêm có lẽ đã bất ngờ, xúc động và phần nào đó tin tưởng khi nghe ông Bí Thư Thành Ủy thố lộ : "Tôi nói giọng Bắc nhưng tôi là người Nam, tôi không lừa dối bà con". Họ chờ đợi ông ban công lý, công băng cho họ, trả lại đất đai và bồi thường thiệt hại. Họ cũng chờ đợi ông xử lý những kẻ sai phạm, cướp đất cướp tài sản, nguồn sống của người dân. Đây là mong muốn chính đáng bình thường của những người hơn 20 năm oan ức. Điều kiện giải quyết chuyện này không phải khó với ông quan đầu Thành phố như ông. Thế nên người dân kiển nhẫn chờ đợi. Một tháng hai tháng đã qua, rồi cả năm 2018 đi qua, sự chờ đợi ấy vẫn là vô vọng. Ông Nhân đã đến gặp dân, nghe dân, UBND Thành phố cũng tổ chức họp nghe ý kiến và xin lỗi người dân. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đó vì vấn đề cơ bản là giải quyết việc cưỡng chế sai lầm trước đây như thế nào, giải quyết những thiệt hại về tài sản, đất đai của người dân ra sau thì khoảng cách giữa người dân và chính quyền vẫn còn rất xa.

Hướng giải quyết của Thành phố là chỉ tóm vấn đề lại theo kết luận của Thanh Tra theo phạm vi 4,3 ha giải tỏa sai. Và với 321 hộ dân trong phạm vi này, chỉ nâng mức đền bù hổ trợ và bố trí tái định cư.

Ngày 10/12/2018, tại buổi trao quyết định cho ông Trần Văn Thuận làm Bí thư quận 2 , đề cập nhiệm vụ quan trọng quận 2 và Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề ở Thủ Thiêm, ông Nhân nói : "Chưa bao giờ thuận lợi như hiện nay, bởi đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ. Thành phố phải tập trung giải quyết dứt điểm trong năm 2019, không để khiếu kiện kéo dài. Cần phải biến thách thức thành thời cơ để lấy lại niềm tin của nhân dân".

Theo ông Nhân, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất nước, trách nhiệm chính trị lớn, nên phải tự giải quyết chứ không để Trung ương phải giải quyết thay. Theo đó, Ban thường vụ Thành ủy đã có 10 cuộc họp, nhận rõ những thiếu sót, vạch ra lộ trình giải quyết cụ thể.

Hiện, khu 4,3 ha (ngoài ranh quy hoạch) đã xác định 321 hộ bị ảnh hưởng, trong đó 166 hộ đã di dời, nhận nhà đất ở chỗ khác. Thành phố cần có chính sách hỗ trợ hợp lý để mọi người ổn định. Nói rõ hơn về chính sách giải quyết đối với khu vực này, Bí thư Thành ủy cho biết, phần giao thông phải giữ cho Thủ Thiêm, phần còn lại có một chung cư sẽ chuyển đổi chức năng (có thể vẫn giữ phần kinh doanh nhưng một phần để tái định cư) (6).

Với người dân Thủ Thiêm thì yêu cầu hoàn toàn khác, có hơn 2000 hộ khiếu nại chứ không phải chỉ 321 hộ, không chỉ giải quyết 4,3 ha giải tỏa sai mà còn 160 ha đất bố trí tái định cư. Người dân cũng nói rõ là giải tỏa sai thì phải trả lại đất không thể đền bù tiền (7).

Như vậy, sau một năm nỗ lực với hơn 10 cuộc họp thành ủy và nhiều cuộc họp với dân, ông Nguyễn Thiện Nhân vẫn chưa nghe, hiểu được thực trạng oan khuất của người dân Thủ Thiêm và kiến nghị của họ là đòi lại hơn 164 ha đất. Và theo cá trang mạng xã hội ngay lúc giáp tết này, người dân Thủ Thiêm đã không ngại gió rét đi ra Hà Nội mong gặp các lãnh đạo trung ương để xin giải quyết.

Lộc Hưng tội ác trời không tha

Có thể thông cảm phần nào với ông Nguyễn Thiện Nhân những rối rắm Thủ Thiêm là do các thế hệ tiền nhiệm để lại, ông chỉ là người giải quyết hậu quả. Nhưng sự kiện giải tỏa Vườn Rau Lộc Hưng một cách nhẫn tâm, tàn bạo, cung cách ứng xử vừa cường quyền vừa ti tiện của chính quyền với người dân của mình thì diễn ra ngay chính trong thời gian tại chức của ông Nhân. Mặc dù về danh nghĩa, cấp trực tiếp tổ chức thực hiện chỉ là UBND phường 6 và quận Tân Bình nhưng cách thức huy động lực lượng hàng ngàn người, đủ thành phần, cách điều hành báo chí khi đang đập phá nhà dân kêu cứu thì đồng loạt câm như hến, lúc đập phá tan hoang thì bỏ mặc dân đồng ca rặt một giọng úp chụp theo luận điệu chính quyền. Hơn thế nữa ngay trong văn bản thông báo giải tỏa cũng nói rõ là thực hiện chủ trương của TP, ông Nguyễn Thiện Nhân không thể né tránh trách nhiệm về tội ác với hàng trăm hộ dân Lộc Hưng. Vâng với những gì mà chính quyền đã làm ở Lộc Hưng cần phải gọi đúng tên là tội ác.

Thực tế, phát biểu trên báo chí, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng trả lời giọng điệu hết sức phũ phàng và sai sự thật, không có cơ sở pháp lý và đạo lý, ông Nhân cho rằng năm 2017, quận Tân Bình đề nghị cưỡng chế công trình không phép trên đất lấn chiếm nhưng chưa thực hiện được. Đến năm 2018, tình trạng "nhảy dù" xây nhà không phép khá phức tạp nên quận xây dựng kế hoạch giải tỏa theo quy định của pháp luật. Ở lần đầu cưỡng chế, nhiều hộ dân tự giác di chuyển đồ đạc ra khỏi công trình. Hiện còn khoảng chục người ở đây gây rối, khi có hiện tượng là công an mời về làm việc.

"Có những sự việc rất bình thường, nhưng các đối tượng chống phá vẫn lợi dụng để kích động. Qua một số vụ việc năm 2018, thành phố rút ra kinh nghiệm là không đối đầu với người dân mà sẽ thông tin, tuyên truyền vận động để người dân hiểu" (8).

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu đã có bài viết "Lòng dân hay chính quyền ?" như thư ngỏ gởi Nguyễn Thiện Nhân, khuyên ông Nhân nên dành thời gian đến hiện trường để nghe ý kiến của người dân và có cái nhìn thực tế.

 Tiến sĩ Chu phân tích "Khi đồng bào tự nguyện dỡ nhà làm cầu cho xe qua, tự nguyện dỡ nhà

ngụy trang cho tên lửa, thì đó là lòng dân. Còn khi chính quyền ủi nhà của đồng bào, buộc đồng bào lăn xả vào xích xe liều mạng cản ngăn, thì đó là lòng chính quyền.

Các nhóm lợi ích như con bạch tuộc đang len lỏi khắp mọi nơi vào chính quyền, phủ lòng chính quyền che kín hết lòng dân. Làm lãnh đạo không phải chỉ biết đúng sai. Làm lãnh đạo không chỉ biết giải quyết hậu quả. Điều quan trọng nhất của lãnh đạo là nhìn ra nguyên nhân. Chỉ khi nhìn ra nguyên nhân mới giải quyết được gốc rễ vấn đề, ngăn chặn được sự phát sinh trong tương lai. Sẽ còn bao nhiêu Lộc Hưng nữa ? Chừng nào mà sở hữu toàn dân về đất đai còn tồn tại, thì chừng đó sẽ mãi còn nữa những Lộc Hưng" (9).

Không thể ngụy biện, che dấu tội ác 

Trở lại với thực trạng Lộc Hưng, nếu đứng trên góc độ lợi ích nhóm của những thế lực đang rắp tâm cướp đoạt đất đai của người dân Lộc Hưng thì các thủ thuật ra thông báo giải tỏa nhà trái phép xây sau 1/1/2018 rồi đánh úp, phá sạch, lấy sạch đến gạch đá xà bần cả hai trăm căn nhà là hành vi hợp pháp thậm chí còn được khen là giải pháp thông minh, quyết liệt.

Cũng đứng trên góc độ ấy, quy chụp bóc lửa bỏ tay người, là tìm thấy tài liệu nguy hiểm, dựng lên 8 hộ xâm canh thành đa số người dân Lộc Hưng đồng tình với chính quyền và tự cho rằng mình đang chinh nghĩa, nhân đạo… Thậm chí có thể tiếp tục trấn áp, khởi tố bắt giam tuyên án một số người dân nghèo. Bằng quyền lực nhà nước toàn trị, không có pháp luật, không có công lý, người ta có thể làm như đã làm từ trước đến nay để tước đoạt tài sản của người dân và phè phỡn với nhau.

Nhưng đừng hy vọng rằng việc dựng lên ngôi trường chuẩn quốc gia để có thể che lấp sự man rợ bạo tàn cướp nhà, chiếm đất mà việc làm ấy chỉ tăng thêm nghiệp chướng. Những thế hệ học trò phải học trong ngôi trường ấy ít nhiều sẽ phải chấn thương tâm lý khi biết mình đã thụ hưởng thành quả sư cướp đoạt tài sản, nước mắt của đồng bào.

Tự đáy lòng tôi không tin ông Nguyễn Thiện Nhân vướng máu ăn phần với các nhóm lợi ích ấy nhưng ông đang đứng ở đâu ? Phục vụ cho ai ? Lời hứa với Thủ Thiêm còn dang dở có thể là dư nợ của người tiền nhiệm, còn vụ cướp Lộc Hưng xảy ra ngay lúc ông đương nhiệm. Tự đáy lòng tôi vẫn còn le lói chút hy vọng vào lương tri của người trí thức. Tôi cũng hy vọng như Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu là ông cả tin vào báo cáo không trung thực, một chiều của thuộc cấp.

Tôi vẫn nhớ lời phát biểu khi ông đang làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam : "Ở đâu có đồng bào công giáo, ở đó có sự đoàn kết, thương yêu, bình an và phát triển" (10).

Hy vọng rằng lời nói trước Chúa của ông là chân thành, tôi xin nhắc cho ông rằng nguồn gốc phần đất này thuộc quyền sở hữu, sử dụng của nhà thờ từ thời Pháp thuộc tới nay, chưa có văn bản hợp pháp nào thay đổi quyền này và nhà thờ đã cho giáo dân sản xuất từ 1955 đến nay chưa có ai tranh chấp. Theo đúng pháp luật thì người dân có hai lần đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ, cấp phép xây nhà. Đúng như ông nói, trong tình thế chính quyền gây khó, giáo dân đã đoàn kết thương yêu nhau xây nhà trên phần đất của họ và chính chính quyền của ông đã phá nát, đã chiếm đoạt sự bình an và cả vùng đất sinh sống của họ.

Hãy thành tâm sám hối, cơ hội không còn nhiều !

Hiện nay đã có hơn 200 người dân Lộc Hưng đang khiếu kiện với chính quyền nhưng khổ thay, chính quyền của ông từ quận đến Thành phố đều trốn dân, không tiếp, không nhận đơn của dân. Một lần nữa chính quyền lại thể hiện thái độ ty tiện, vô pháp. Nhưng thưa ông, họ không cô đơn, hững người dân khốn khổ ấy được 17 luật sư hổ trợ pháp lý miễn phí. Các luật sư này đang chuẩn bị những biện pháp pháp lý cần thiết và thích đáng. Trong thông báo đầu tiên họ cũng rất thiện chí kêu gọi chính quyền củng đối thoại. Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng từng khẳng định "Qua một số vụ việc năm 2018, thành phố rút ra kinh nghiệm là không đối đầu với người dân mà sẽ thông tin, tuyên truyền vận động để người dân hiểu" (8).

Nhưng ông nói như vậy cũng chỉ mới là một vế. Đối thoại là nói qua nói lại giữa hai bên, trong đó chính quyên cần nghe, phải nghe dân noi và giải đáp những nguyện vọng hợp pháp của người dân. Không thể hiếp dâm từ đối thoại theo kiểu chỉ bắt dân nghe một chiều theo sự áp đặt của chính quyền hoặc giả vờ nghe dân rồi hứa ậm ừ cho qua kéo dài nỗi oan ức hết năm này sang năm khác.

Đây là cơ hội cuối cùng để ông Nguyễn Thiện Nhân sám hối. Không phải bằng lởi nói suông mà phải bằng hành động cụ thể, hợp tác, đối thoại lắng nghe kiến giải của các luật sư. Ông cần thực tâm hướng về người dân, với lẽ phải, đề ra những quyết sách hợp lý hợp tình để sửa sai, khắc phục hậu quả tội ác mà chính quyền của ông đã gây ra với người dân Lộc Hưng.

Xin cũng nói thêm với ông, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Trần Hồng Phong… đang đại diện nhân dân Lộc Hưng muốn đối thoại với ông cũng là những "Thái tử Đảng". Cha mẹ của họ từng là lãnh đạo địa phương, tốt nghiệp đại học Lomonoxop là những nhà khoa học đầu đàn của Việt Nam. Nếu vì quyền lợi, địa vị, họ cũng dễ dàng có chỗ đứng tương tự như ông. Nhưng họ đã chọn con đường khác đấu tranh bảo vệ công lý, bảo vệ người dân. Con đường đó không nhiều bổng lộc nhưng ngập tràn hạnh phúc chân thực và vinh quang.

Cũng xin nhắc ông rằng, đàng sau 200 hộ dân Lộc Hưng là hàng triệu con người yêu công lý. Thế giới phẳng đang kết nối con người khắp các châu lục bởi những giá trị nhân đạo và trên hết còn có Chúa.

Với tấm lòng quý trọng một nhà trí thức học cao hiểu rộng, hy vọng rằng cuối cùng ít ra trong đời ông cũng có một lần biết sám hối, biết sống lương thiện nhân ái với những người dân cả đời đóng thuế cho ông hưởng lợi.

Cơ hội không còn nhiều, thời gian không còn nhiều.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 23/01/2019 (Gió Bấc's blog)

Ghi chú :

1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Thi%E1%BB%87n_Nh%C3%A2n#cit...

2. https://thanhnien.vn/giao-duc/thay-giao-chong-tieu-cuc-do-viet-khoa-duoc...

3. https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/tu-that-bai-de-an-dao-tao-tien-sy-tieu-tien-cua-dan-phai-than-trong-717151.vov

4. https://dantri.com.vn/suc-khoe/cuoc-doi-nguoi-bao-che-filatov-tu-nhau-th...

5. https://vnexpress.net/suc-khoe/thuoc-filatov-duoc-bao-che-tu-nhau-thai-n...

6. https://vnexpress.net/thoi-su/ong-nguyen-thien-nhan-gio-la-luc-thuan-loi...

7. https://int.search.myway.com/search/video.jhtml?enc=2&n=7848dd1d&p2=%5EC...

8. https://vnexpress.net/thoi-su/tp-hcm-cuong-che-112-nha-xay-tren-dat-cong...

9. https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=627244524402818&id=100...

10. http://plo.vn/thoi-su/o-dau-co-cong-giao-o-do-co-doan-ket-va-binh-an-656...

Published in Diễn đàn
mardi, 22 janvier 2019 09:14

Lộc Hưng - Cô bé áo đỏ

Giáp Tết, quân ta đổ bộ, đánh chiếm khu vườn rau. Quân ta hoàn toàn thắng lợi, đã san bằng sào huyệt của địch. Trong một đêm, cả một vùng trước đó sôi sục sức sống trở thành một đống gạch vụn.

cogai1

Một cháu gái áo đỏ buốn bã ngồi nhìn nhà mình bị kéo sập

Hai hình ảnh sống lại trong đầu, mỗi lần nghĩ tới Lộc Hưng.

Thứ nhất, video quay cảnh một người cha trèo trên đống nhà sập, té lên té xuống, đi tìm những mảnh đồ chơi của con. Thứ hai, hình một cháu gái áo đỏ buốn bã ngồi nhìn nhà mình bị kéo sập.

Cái gì diễn ra trong đầu một đứa bé ngồi nhìn cả thế giới của mình sụp đổ. Trong một xã hội bất nhân, tình cảm là một xa xỉ phẩm, còn ai bận tâm tới cái gì diễn ra trong đầu một đứa nhỏ ?

Căn nhà, với đứa trẻ, là tổ ấm, là tình nghĩa gia đình, là tình yêu của mẹ, là kỷ niệm với cha, là những tiếng cười đùa với anh chị em. Tất cả thành mây khói. Cái sụp đổ, mất mát, tan vỡ ấy sẽ lưu lại suốt đời đứa nhỏ, không có gì gột rửa được. Không có gì sống lâu, vĩnh viễn, hơn những kỷ niệm thời thơ ấu.

Nhìn cháu gái ngồi trước ngôi nhà, khu phố của mình bị san bằng, tự nhiên nghĩ tới một truyện ngắn của Nam Cao, tựa là "Mua Nhà". Đó là văn chương Việt Nam, cái thời người ta chưa nuôi văn nghệ sĩ như nuôi heo, người viết văn không tủi thân vì nhận được ít bổng lộc, không than không được vỗ béo để có tâm huyết viết bài phục vụ chế độ. Cái thời người ta còn viết văn để phơi trần thực tế xã hội, để diễn tả cái nhức nhối, ngoài đời và trong đầu.

Nam Cao kể chuyện mua nhà.

Ngôi nhà, đúng hơn là túp lều của tác giả bị gió bão dựt sập. Phải nghĩ đến chuyện dựng một túp lều khác cho vợ con có chỗ trú ẩn. Có người dụ bán nhà, giá rẻ, vì chủ nhà thua bạc, chỉ còn căn nhà bán để gỡ. Tác giả vay nợ để khỏi mất một cơ hội tốt. "Tôi chạy ngược chạy xuôi. Chỗ thì lãi năm phân. Chỗ thì lãi sáu phân. Cùng qúa, tám phân cũng lấy liều "

Ngày đến gỡ nhà, tác giả thấy một anh đã thua bạc hết tiền bán nhà "nằm thườn trên một cái giường tre chiếu rách, bẩn thỉu. Đứa con bé ngồi ngay dưới đất, ôm cái chân giường, rên. Nó đau bụng từ sáng sớm. Đứa con lớn vừa cạu nhạu, vừa đấm lưng em thùm thụp". Người mua nhà xin chủ nhà dọn dẹp đồ đạc để thợ dỡ nhà. Anh ta "cười chua chát : Đồ đạc thì có gì mà dọn ? Chỉ có một cái giường này. Cứ quẳng bố nó ra ngoài kia cho tôi, rồi dỡ đi. Hắn đứng dậy, bảo con : Chúng mày cũng đứng đứng lên. Sang nhà bác Vi nằm nhờ".

Một lúc sau "chẳng biết đã gởi em cho ai được, đứa con gái lân la gần tôi xem dỡ nhà… Nó gầy ốm quá. Cổ tay cổ chân chỉ con con. Mặt chau chau. Quần áo rách lượt thượt. Răng nó cứ nhe ra một cách thưong hại lắm. Tôi tự nhiên ngám ngẩm. Tôi thở dài ngán ngẩm...".

Khi người ta bắt đầu dỡ nhà, "con bé bừng mắt. Nó không nhe răng ra nữa. Đôi môi nó bụm lại. Hai má phình ra. Cứ thế, nó chẳng nói, chẳng rằng, chạy bình bịch sang hàng xóm… Bỗng tôi nghe một tiếng trẻ con nức nở và hờ : - Mẹ ơi !".

Giữa con bé của Nam Cao và cháu gái áo đỏ ở Lộc Hưng, một phần ba thế kỷ đã trôi qua.

Bao nhiêu chiến tranh tương tàn đã làm tan hoang đất nước. Bao nhiêu triệu người đã bỏ mạng trong cuộc chiến giữa người cùng máu mủ, trên đường chạy giặc, vượt biển… Máu chẩy thành sông, xương chất thành núi.

Tất cả những bi kịch ghê rợn, để được như ngày nay, "đất nước chưa bao giờ tốt đẹp như thế này". Ông Trọng không phải hoàn toàn vô lý. Với một nhóm du đãng đói rách từ trong rừng, tự nhiên ngồi trên một đống đô la, ngồi lên đầu trên cổ gần dân, quả thực "đất nước chưa bao giờ tốt đẹp như thế này". Nhưng với gần 100 triệu người khác ?

Theo lời ông trùm công an Tô Lâm, ở thế kỷ 21, vẫn có người tìm cách vào tù vì ở bên ngoài không kiếm nổi mỗi tháng 17 kg gạo, 15 kg rau.

Cái gì khác nhau giữa thân phận người dân thời đại Nguyễn Phú Trọng so với thời thực dân cách đây gần một thế kỷ ?

Nam Cao : "Có những ông bố, bà mẹ lụ khụ, chỉ vì thương con nghèo quá không có tiền chôn cất mà không nỡ chết". Một cụ bà Lộc Hưng, có thân nhân tàn tật đau yếu, bị giựt sập nhà, bị quẳng ra lề đường, tâm sự : chỉ mong người thân chết trước, vì nếu tôi chết trước, ai lo nuôi nấng, chăm sóc họ ?

Thoạt nhìn, chẳng có gì thay đổi. Gần một thế kỷ sau, dân Việt Nam vẫn tiếp tục thân trâu ngựa. Nhưng nhìn lại, có sự thay đổi ghê rợn, và cái thay đổi đó, nghĩ cho cùng, chính là cái bi kịch lớn nhất của dân tộc Việt Nam. Nó đã, và sẽ kéo theo, dồn dập, những bi kịch khác.

Cái thay đổi ghê rợn là sau ba phần tư thế kỷ, người Việt Nam đã đánh mất nhân tính, trở thành những cái máy vô cảm.

Cái khác nhau là, trong Nam Cao, người mua nhà nhìn bé gái, hối hận, ray rứt, tự oán trách mình đã làm chuyện ác.

Ngày nay, người ta kéo hùng binh, du đãng đâm thuê chém mướn, tới phá nhà cửa của dân nghèo, không một ánh mắt tới cháu gái ngồi buồn bã trước cuộc đời tan vỡ.

Tệ hơn nữa, coi đó chỉ là chuyện bình thường dưới huyện, và ngạc nhiên tại sao lại có người bận tâm ? Và người ta huy động báo chí nhà nước để rêu rao đó là khu nhà bất hợp pháp. Làm như những túp lều của bầu đoàn thê tử đầy tớ hoàn toàn là đất hợp pháp, không phải chẹn cổ, bóp họng người dân mà có.

Cái khác nhau là cách đây gần một phần ba thế kỷ, người ta còn biết xúc động, biết xấu hổ. Còn có lương tâm. Cái anh mua nhà của Nam Cao khởi đầu bằng sự áy náy : "Tôi có quyền gì mà cấm hắn ? Hắn không bán cho tôi thì bán cho người khác. Tôi để lỡ một dịp may là tôi ngu. Vậy thì tôi mua cái nhà".

Hết áy náy, anh ta tìm cách bào chữa, để an ổn lương tâm : "Nghĩ ngợi làm gì nữa ? Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia bị hở. Đâu phải là tôi tệ, nhưng biết làm sao được ? Ai bảo đời cứ khắt ke vậy ? Giá người ta vẫn có thể nghĩ tới mình mà chẳng thiệt gì đến ai".

Nhưng mặc dù tìm mọi cách trấn an, người mua nhà vẫn dằn vặt "Tim tôi động một cái giống như bước hụt. Rồi nó đập loạng choạng.Tôi hơi lảo đảo. Bây giờ tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi đựợc nữa. Tôi ác quá ! Tội ác quá !".

Cái dằn vặt, thao thức đó, cái lòng trắc ẩn đó, là cái thắng để cái ác không ngự trị, để xã hội còn là một xã hội tử tế.

Cái lương tâm đó, người cộng sản đã đánh tan hoang. Bằng cả một hệ thống giáo dục, bằng cả một nhân sinh quan mới, bằng lối hành xử tàn tệ giữa người với người. Cái bất nhân trở thành một chuyện bình thường.

Cái vô cảm đó là hậu quả tất yếu của một xã hội băng hoại, đầy những bất hạnh. Antonio Gramsci giải thích :

"Cái bất hạnh có hai hậu quả : thường thường nó dập tắt tất cả tình thương của chúng ta với những người bất hạnh, và không hiếm hơn, nó dập tắt tất cả tình thương nơi những người bất hạnh đối với những người bất hạnh khác (*).

Trong trường hợp Lộc Hưng, cái vô cảm đó có hai khuôn mặt.

Thứ nhất, cái vô cảm giữa những người bất hạnh. Khi tất cả đều là nạn nhân, bị bóc lột tới xương tủy, bị dày xéo tháng này qua năm khác, người ta không còn lòng trắc ẩn ngay cả với người đồng cảnh. Người ta khoanh tay nhìn, hy vọng chuyện đó sẽ không đến với mình.

Thứ hai, cái vô cảm giữa những người được chế độ ưu đãi đối với những người thấp cổ bé miệng. Anh ta không còn một chút day dứt lương tâm. Anh ta không muốn duỗi chân ra để hưởng cả cái chăn. Anh ta đá văng người khác ra đường để chiếm cả chăn, cả giường, cả phòng ngủ. Tệ hơn nữa, kinh hoàng hơn nữa, anh ta coi đó là một chuyện bình thường.

Một dân tộc không còn lương tâm là một dân tộc tự hủy. Nhà cửa có thể cất lại được, nhưng cái ray rứt của lương tâm, khi nó đã chết, sẽ không còn phương cách gì cứu vãn nổi. Và dân tộc chết chung, cùng một lúc với nó.

Tệ hơn nữa, đó không phải là một cái chết tình cờ. Đó là một cái chết đúng quy trình. Chế độ độc tài nào cũng nhắm tiêu diệt đôi chút lương tri còn leo lét trong lòng người dân, để biến người dân thành những cái máy vô cảm, không còn sợ lương tâm, chỉ biết sợ và thần phục sức mạnh

Nhìn cô bé áo đỏ, không có người nào đến đập phá nhà cửa ở Lộc Hưng tự sỉ vả : "Tôi ác quá !, tôi ác quá !".

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 22/01/2019

(*) Gramsci, tất cả là một vấn đề văn hóa

Published in Diễn đàn
samedi, 12 janvier 2019 22:18

Vì sao lại là Lộc Hưng ư ?

Những ngày qua tang thương lại đổ ập xuống đầu hàng trăm hộ gia đình ở vườn rau Lộc Hưng, P.6, Q. Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, khi bị nhà cầm quyền cho quân tới phá sạch vườn, nhà, trở thành tay trắng, phải lâm vào cảnh "màn trời chiếu đất" ngay khi cái Tết Nguyên Đán đang tới gần !

lochung1

Chính quyền thông báo tiếp tục cưỡng chế Vườn rau Lộc Hưng

Nếu bảo vì không có giấy tờ nên cưỡng chế, đẩy người dân ra đường thì ở đất nước này từ Nam ra Bắc còn ối khu vực như vậy. Trong khi đó, dân nghèo khu Lộc Hưng, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh đã ở đây từ năm 1954, xây nhà, trồng rau, làm ăn, đóng thuế bao nhiêu năm, nhưng nhà cầm quyền lờ đi không cấp giấy tờ cho người dân.

Bài báo trên VnExpress : "Thành phố Hồ Chí Minh cưỡng chế 112 nhà xây trên đất công" có đoạn :

…"Trong đơn tố cáo gửi trung ương, gần 90 hộ dân khẳng định đến sống tại khu vực vườn rau từ năm 1954. Từ đó đến nay họ canh tác, sử dụng khu đất và không xảy ra tranh chấp. Cư dân cũng thực hiện nghĩa vụ thuế bằng nhiều hình thức. Năm 1999, họ liên hệ UBND phường 6, UBND quận Tân Bình xin xác nhận quá trình sử dụng đất canh tác nhưng cơ quan chức năng không xác nhận".

Facebooker Nguyễn Hồng share hình ảnh tờ khế ước thuê đất trồng rau muống của dân từ năm 1963-1975, 1969-1975 và viết bàigửi các "dư luận viên" bênh vực vụ cưỡng chế này :"Đất vườn rau Lộc Hưng (P.6, Q.Tân Bình) là đất có chủ cụ thể, không phải "đất công" :

…"Một bản khế ước thuê đất trồng rau muống ở khu vườn rau Lộc Hưng Tân Bình (phường 6, quận Tân Bình), có từ trước năm 1975.

Các anh chị hãy đọc kỹ câu số 2 : "Trong trường hợp tôi muốn sang nhượng đất tôi đang mướn, thì cần phải có sự chấp thuận của Linh Mục quản lý Điền - Thổ địa phận Sài gòn cho giấy chứng".

Số 3 : "Khi được sự chấp thuận cho sang nhượng đất, tôi phải đóng 30% trên giá tiền sang nhượng đất (giá Nhà Chung định)".

Các anh chị đọc đi để thấy, đất khu vườn rau vốn thuộc sở hữu của Tổng giáo phận Sài gòn nhé, không có chuyện "đất công" như các anh/chị rêu rao theo tài liệu Ban Tuyên giáo đưa cho đâu nhé !

Các anh chị đọc đi để thấy, đất khu vườn rau vốn thuộc sở hữu của Tổng giáo phận Sài gòn nhé, không có chuyện "đất công" như các anh/chị rêu rao theo tài liệu Ban Tuyên giáo đưa cho đâu nhé !

Tiện thể thông tin thêm, đất "khu ăng ten" thời Pháp thuộc hay "Đài phát tín" thời Việt Nam Cộng Hòa là khu kề bên vườn rau chứ không phải khu vườn rau nhé (thực chất, đất "khu ăng ten" hay "đài phát tín" cũng là đất các chính thể thời đó mượn của giáo phận Sài gòn luôn). Đừng cố ý nhập nhằng gộp lại thành một rồi lu loa là "đất công"

Ngược lại, có khối nơi là đất công, người vào ở mới sau năm 75 trở đi, mà vì có tiền nên chẳng bao lâu có sổ đỏ, giấy chứng nhận hẳn hoi !

Nhà văn Nguyễn Viện viết trên facebook :

"Câu hỏi dành cho chính quyền quận Tân Bình :

Cưỡng chế phá bỏ nhà cửa của dân nghèo tại khu vườn rau Lộc Hưng, cứ cho rằng vì đó là đất công, dù họ đã sinh sống từ 1954, dù đã có qui định cư ngụ trước 1993 thì đương nhiên được hợp thức hóa.

Thế nhưng, "Cũng khu vườn rau, ở phía ngoài, mặt tiền đường Cách Mạng Tháng Tám thì hàng chục năm nay đã thành dãy nhà 3, 4 tầng từ lúc nào - không rõ đơn vị nào phân, hợp thức hóa ? Nghĩa là đất công khu vườn rau đã thành đất tư từ lâu - sổ hồng, sổ đỏ đàng hoàng". (Thông tin từ FB Cù Mai Công )

Tại sao lại thế ?"

Hoặc đám quan chức, đám có tiền, đám tự gọi mình là "giới tinh hoa quý tộc" gì đấy khơi khơi xẻ thịt hàng chục hecta rừng phòng hộ ở Sóc Sơn, đào núi lấp hồ xây biệt thự, biệt phủ nguy nga thì nhà cầm quyền mãi không dám đụng tới !

Tại sao lại thế ?

Là vì trong Trại Súc Vật "Tất cả mọi con vật đều bình đẳng nhưng có những con vật bình đẳng hơn những con vật khác". ("George Orwell, The Animal Farm).

Là vì, những nơi kia là của "những công dân loại một", còn những nơi như khu Lộc Hưng, toàn dân công giáo, dân miền Bắc di cư chạy trốn cộng sản, cựu tù nhân lương tâm, sinh viên nghèo, dân nghèo thành thị, chưa kể lại có các ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa nữa, tức là "những công dân loại hai, loại ba" thậm chí, không được xếp loại-vì không được cấp CMND, hộ khẩu, giấy tờ gì hết.

Cái cảnh mọi người đùm bọc che chở nhau, thương yêu nhau, những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa què cụt, đui mù, tàn phế nhưng lại có được một chỗ để quây quần bên nhau, sống vui vẻ những ngày còn lại của cuộc đời…làm cho nhà cầm quyền ngứa mắt ! Đơn giản là như vậy.

Vợ chồng cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Anh Tú, mà tuổi tù hai người cộng lại bằng 16 năm, cùng với đứa con gái bé bỏng của họ, là một trong những gia đình bị cướp sạch, phá sạch ngôi nhà dành dụm xây dựng bằng tiền gom góp của hai vợ chồng, và tiền vay mượn bạn bè khắp nơi. Đọc những bài cả hai viết, không một ai còn có lương tri, có trái tim mà chịu nổi.

Đau nỗi đau mất nhà, bị cướp mất mái ấm cho con, họ còn đau nỗi đau bị chia cắt, mất tất cả bạn bè, hàng xóm láng giềng tốt bụng lâu nay xum vầy. Blogger Phạm Thanh Nghiên viết :

"Sao cứ đau xót, quay quắt, da diết, nhớ thương mãi thế này.

Bao giờ mới nguôi. Nhớ đến gục xuống thế này.

Chị Thịnh Phượng ơi, Tấn Huyền Trang, Lan Chi, Lâm, Việt ơi.

Các chú thương phế binh ơi.

Anh Tiến, Hiệp, Sang ơi ! Giờ mỗi người một nơi, chẳng còn những ngày sum vầy nữa.

Lũ ác nhân Hồ Tàu kia, chúng mày cướp phá giỏi lắm, chia cắt giỏi lắm, reo rắc đau thương oán hận giỏi lắm. Rồi lũ mày sẽ phải chui ống cống hết thôi".

Cái nguyên nhân thứ hai, sâu xa hơn, đó là nguyên nhân chính trị, chứ không chỉ vì chuyện kinh tế, tham tiền thì cưỡng chế, cướp đất dân, như vẫn xảy ra ở VN hàng chục năm nay, và sẽ còn tiếp tục xảy ra, khi nào cái nguyên tắc "Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" còn tồn tại, đả và đang biến hàng triệu, hàng chục triệu người trở thành "dân oan" bao lâu nay.

Nhà văn, nhà báo Ngô Thị Kim Cúc, viết trong bài "Không có Tết với người dân Lộc Hưng vong gia thất thổ" trên facebook của mình :

…"Để biến người dân thành kẻ cư trú bất hợp pháp không có gì là khó, nếu nhà cầm quyền muốn mọi việc xảy ra theo chiều hướng như vậy.

…"Một câu hỏi khác là, vì sao lại thực hiện việc này vào đúng thời điểm cận tết, khi nhà nhà đều đang chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên Đán vốn rất thiêng liêng trong tập tục của người Việt ?

Lãnh đạo quận Tân Bình có nhớ là chỉ còn hơn ba tuần đã là Tết ? Gia đình họ có đang chuẩn bị ăn Tết/ vui Tết không ? Sao họ nỡ lòng đẩy những người dân vào cảnh phá sản, vô gia cư, màn trời chiếu đất ?

Có lẽ đây sẽ là câu chuyện dài khi các luật sư vào cuộc, và những yếu tố pháp lý sẽ được minh bạch để nhắc nhở nhà cầm quyền rằng, làm bất cứ việc gì, hãy nghĩ đến người dân, cuộc sống và quyền lợi của dân. Bởi không có nhân dân đóng thuế thì bộ máy cầm quyền mà họ là một bộ phận, không thể vận hành".

"Làm bất cứ việc gì, hãy nghĩ đến người dân, cuộc sống và quyền lợi của dân". Nếu biết nghĩ như thế, thì chế độ này đâu phải là một chế độ độc tài sắt máu, bao nhiêu năm nay luôn nằm trong top 10 từ dưới đếm lên về thành tích đàn áp tự do, dân chủ, nhân quyền trong các bảng xếp loại khác nhau của thế giới và đảng cộng sản Việt Nam đâu đến nỗi được dân đặt cho cái tên một đảng cầm quyền "hèn với giặc, ác với dân".

Nhìn cảnh vườn rau, nhà dân tan hoang, cứ ngỡ như những hình ảnh thời chiến tranh, hoặc sau một vụ đánh bom khủng bố vậy !

Nhưng nghĩ cho cùng thì dù đã hơn bốn thập niên sau chiến tranh, đối với đại đa số người dân Việt Nam, đất nước này đã có bao giờ thực sự bình yên ? Cuộc chiến vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ, giờ đây là giữa đại đa số dân chúng nghèo khó tay không tấc sắt, cam chịu, nhẫn nhục và một thiểu số tư bản đỏ, quan lại, đứng đầu là nhà cầm quyền Việt Nam.

Trên quê hương này vẫn chưa thật sự có hòa bình, hòa giải hòa hợp gì hết, khi một hành động nhỏ nhoi là công nhân chính thể Việt Nam Cộng Hòa, công nhận miền Nam VN giai đoạn 1954-1975 là một quốc gia có chủ quyền, tôn trọng, tu bổ nghĩa trang của những người lính bên kia, hoặc nếu đã không thể giúp đỡ, cấp bất cứ một chế độ an sinh xã hội nào cho những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa thì bao dung cho họ được sống yên lành những ngày cuối đời trong những ngôi nhà được cấp bởi lòng từ tâm của người khác…Những chuyện như vậy còn không làm được, thì nói gì đến hòa bình với hai ý nghĩa thực sự !

Cũng chính vì cái sự Lộc Hưng là đất của công dân loại hai, loại ba, và loại không được xếp loại, nên báo chí trong nước câm lặng, khi được phép "mở miệng" thì hoặc đứng về phía nhà cầm quyền, hoặc rất rụt rè, nếu không nhờ có internet, facebook và báo chí bên ngoài lên tiếng, chắc chả mấy ai biết ! Vậy mà có những kẻ vô lương tâm với đồng loại, không hiểu rõ nguồn cơn sự việc, đã vội lên tiếng bênh vực nhà cầm quyền, cho đó là nơi tụ tập của những kẻ xì ke ma túy, trộm cắp bụi đời, không có giấy tờ thì bị xóa sổ là phải rồi, rằng tôi ủng hộ nhà nước xóa trắng để xây trường học v.v… và v.v…

Khởi đầu bằng mị dân và cướp chính quyền bằng bạo lực, rồi giành được quyền lãnh đạo trên toàn quốc cũng bằng sự dối trá và bạo lực, khủng bố, đến bây giờ, đảng cộng sản VN vẫn tiếp tục con đường cai trị nhân dân bằng sự dối trá, cướp bóc và khủng bố ! Thế giới đổi thay nhưng bản chất của đảng và nhà nước cộng sản VN thì chưa và không bao giờ thay đổi, nên đừng bao giờ mơ tưởng, hy vọng có thể hòa hợp hòa giải, có thể đối thoại gì với họ cả !

Song Chi

Nguồn : RFA, 12/01/2019 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn

"Hôm nay anh chị ngủ ở đâu ?

Hôm nay anh chị vẫn ngủ tại nhà, đồ đạc trong phòng còn nguyên vẹn, chưa một món nào được chuyển đi. Mặc dù họ cố tình cho mọi người trong vườn rau biết ngày mai sẽ đến cướp phá nhưng anh chị không thể đi.

dat1

Bà Phạm Thanh Nghiên và ông Huỳnh Anh Tú đều từng bị tù vì đấu tranh cho dân chủ - Ảnh minh họa 

Ra tù, chị quen và cưới anh, người đàn ông tù gấp 4 lần án chị phải chịu. Khi bé Tôm ra đời, hai vợ chồng những tưởng cuộc đời sẽ mỉm cười sau bao bất công và mất mát. Nhưng rồi sắp tới đây, chính quyền cộng sản có thể lại tiếp tục phá hủy tất cả, một lần nữa giết chết cuộc đời anh chị.

Chị là nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, người phải chịu 4 năm tù cho việc giăng băng rôn "Hoàng Sa -Trường Sa là của Việt Nam" và những bài viết về hai quần đảo này. Nhiều người sẽ nghĩ rằng làm gì có chuyện đó, nhưng sự thật là ngày đó, chị đã phải trả giá từ rất sớm, khi mà Internet chưa phát triển, nhiều người không biết Hoàng Sa - Trường Sa ở đâu trên bản đồ địa lý.

Chồng chị là anh Huỳnh Anh Tú, người tù lương tâm bị chế độ đọa đầy trong 14 năm. Ra tù, anh không còn gì để mất, anh trai anh là Huỳnh Anh Trí qua đời bởi căn bệnh HIV bị lây nhiễm trong khi ngồi tù cộng sản. Anh không nhà cửa, không mảnh giấy trong người. Nhà cầm quyền địa phương khó dễ, cố tình không cấp lại giấy tờ tuỳ thân cho anh. Anh không được sống như một người công dân bình thường, không thể đi lại cũng không thể có chỗ nương thân nào khác ngoài khu vực vườn rau.

Hai người đến với nhau trong ơn lành của Chúa, trong sự ngỡ ngàng của tất cả anh em bạn bè. Và phép lạ đã đến với họ, ở cái tuổi và sức khỏe tưởng chừng như không thể, chị đã mang bầu. Bé Tôm ra đời trong niềm hạnh phúc khôn nguôi của cha mẹ và sự chúc lành của mọi người.

dat2

Bởi vì sự ra đời của con, ba mẹ con bắt đầu mong ước có một ngôi nhà để nuôi con khôn lớn. Nhưng một người không giấy tờ như anh Tú không thể đi đâu khác, rời xa sự cưu mang của anh chị em Công giáo sống trong vườn rau. Anh chị quyết định đem toàn bộ số tiền tích lũy và đi vậy mượn thêm để mua cho mình một mảnh đất nơi đây và dựng lên căn nhà cấp 4 để ở.

Đến ngày nhà xây xong cũng là ngày nó chuẩn bị bị đập bỏ.

Không cung cấp giấy tờ pháp lý cho các chủ đất, lấy lý do là xây dựng trái phép, nhà cầm quyền đã cho xe ủi sạch gần 10 căn nhà ở vườn rau Lộc Hưng. Chưa dừng lại, họ nói sẽ còn tiếp tục, cho đến khi mảnh đất vàng ấy thuộc về họ.

Căn nhà mới xây của anh chị như cái cây nhỏ đứng giữa cơn bão lớn. Chẳng biết khi nào đến lượt bị đập bỏ.

dat3

Tối nay, khi chúng tôi đến, anh Tú trầm ngâm ngồi bên ngoài cửa, ngước nhìn lên giàn cây trước ngôi nhà họ đang ở. Mặt anh buồn thì rõ nhưng lại rất điềm đạm, bình tĩnh. Sự bình tình khiến tôi có chút rờn rợn. Chị Nghiên vẫn cười nói tươi tỉnh và cho bé Tôm bú. Anh chị tối nay vẫn ngủ ở đó, trong vườn rau.

Vào buổi tối mà nhà cầm quyền cưỡng chế gần chục ngôi nhà khác trong ấy, anh Tú cũng nhất quyết không chịu đi, dù điện nước không có, muỗi chích đầy tay chân. Anh nói anh muốn ở lại để nhìn chúng nó dỡ đến nhà anh. Anh là người hiền lành rất mực nhưng lại vô cùng cương quyết.

Tối nay khi biết nhà cầm quyền đe nẹt ngày mai sẽ san bằng mảnh đất của mình, anh chị chọn ở đó. Một nhà ba người không đi đâu hết.

dat4

Cũng giống như anh chị, các chủ đất và người nhà của họ đêm nay cũng không đi đâu hết, đồ đạc của họ vẫn nguyên vẹn, vì đó là nhà của họ, không có ai có quyền đuổi họ đi.

Chỉ là tôi nhìn thấy trong dòng người cầu nguyện, những giọt nước mắt đang rơi thốn thức, đôi lúc bắt gặp những ánh mắt rực lửa hờn căm.

Ngày mai, khi những chiếc xe cẩu san lấp đi nhà của họ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng chắc rằng nếu nhà cầm quyền cố tình cướp đất, nhiều gia đình sẽ phải trắng tay, ngủ trên đống hoang tàn đổ nát ; các bác thương phế binh, tay chân không còn lành lặn sẽ chẳng còn nơi nương thân ở nhờ".

Những dòng xúc động trên trang facebook chị Trịnh Kim Tiến (1) :

Thủ Thiêm chưa yên. Khu vườn rau Lộc Hưng lại thành điểm nóng mấy ngày qua. Rồi sẽ thêm nhiều người nữa, nhiều gia cảnh mất đất, không nhà như anh chị Huỳnh Anh Tú - Phạm Thanh Nghiên.

Đàn áp, cướp phá dân lành tàn độc thế, nhưng vẫn oang oảng nói về "lòng tin".

Hãy nhìn một Lộc Hưng tan tành sau "trận đánh" sáng nay, 8/1/2019.

Hãy nhìn hình ảnh một dân oan mất đất chặn ngang xích xe ủi trong cuộc cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng sáng 4/1/2019.

dat5

Hãy nhớ lại một hình ảnh khác, khi chiếc xe ủi nghiến ngang thân hình một người phụ nữ trong cuộc cưỡng chế tại Hải Dương, 2015.

Căm thù !

Vâng, là những phản kháng từ sự căm thù. Đừng trát tô mãi ở cái "lòng tin" không thực.

Nó - không chỉ là câu chuyện đất đai, đền bù, giải tỏa. Vượt trên cả, là một thể chế tạo ức chế, căm thù nơi dân chúng.

Trương Duy Nhất

Nguồn : RFA, 07/01/2019

Published in Diễn đàn