Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam : Thành phố Hà Nội kêu gọi dân chúng tự cách ly (RFI, 19/03/2020)

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chiều ngày 18/03/2020 khuyến cáo dân cư tại thủ đô hạn chế đi lại tối đa cho đến cuối tháng. Theo thống kê chính thức, hiện tại thủ đô Hà Nội có 16 ca nhiễm virus corona. Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố lo ngại trong những ngày tới số ca lây nhiễm sẽ tăng lên. 

vn1

Một ngôi nhà bị cách ly ở Hà Nội, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 10/03/2020 Reuters/Kham

Trên toàn quốc, báo cáo được cập nhật của bộ Y Tế cho biết tính đến tối 18/03/2020, Việt Nam ghi nhận 122 ca nghi nhiễm, 68 trường hợp dương tính với siêu vi chủng mới gây viêm phổi, và gần 43.000 trường hợp cần được theo dõi. Trong bối cảnh này, nhiều đơn vị quân đội của Việt Nam thông báo nhường căn cứ, cơ sở vật chất nhằm bảo đảm "điều kiện tốt nhất cho những người cách ly".

Hãng hàng không Việt Nam Airlines thông báo tạm ngưng tất cả các đường bay quốc tế cho đến hết ngày 30/04/2020. Các đường bay tại Đông Nam Á (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Lào, Cam Bốt và Miến Điện) bắt đầu ngừng hoạt động từ ngày Thứ Bảy 21/03. Hai ngày sau sẽ đến lượt các chuyến bay sang Anh và Nhật Bản. Việt Nam Airlines dừng các chuyến bay sang Đức và Úc trong hai ngày 24 và 25/03. Quyết định được đưa ra do dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng và ngày càng có nhiều quốc gia hạn chế cho nhập cảnh.

Như tin RFI đã loan, chính quyền Hà Nội tạm ngừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 30 ngày. Quyết định của Văn phòng chính phủ có hiệu lực từ 00 giờ ngày 18/03/2020. Đồng thời cũng từ thời điểm này, các trường hợp được miễn thị thực hoặc có Giấy miễn thị thực cấp cho người gốc Việt và thân nhân, một số trường hợp đặc biệt khác (như chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao...) khi nhập cảnh phải có Giấy xác nhận không dương tính với virus corona do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp và giấy này được Việt Nam chấp thuận. Các biện pháp nêu trên không áp dụng đối với người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ. 

Thanh Hà

*******************

An ninh mạng ở Việt Nam trong mùa chống dịch Covid-19 (RFA, 19/03/2020)

Hôm 19/3, Bộ Công an Việt Nam cũng ra cảnh báo tương tự, với thông tin cụ thể có một mã độc lấy danh chỉ thị của thủ tướng về chống dịch Covid-19 ; đây là tập tin văn bản nhằm đánh lừa người dùng. Nếu người dùng tải mã độc này về máy tính của mình và mở trên hệ điều hành Windows sẽ kích hoạt phát tán mã độc từ máy chủ.

vn2

Ảnh minh họa : Hệ thống máy tính bị nhiễm virus. AFP

Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết về phần mã độc phát tán vừa được cảnh báo :

"Thường xuyên có những hoạt động để ăn cắp tin tức, ăn cắp thông tin của các máy tính của cá nhân và cơ quan nhà nước. Cho nên hôm nay các binh đoàn chiến mạng của Việt Nam có phát hiện ra một cái email, nó chỉ khác những email khác là nó lợi dụng vào vụ dịch bệnh hiện nay, để phát tán mã độc, nhưng đổi danh là chỉ thị của thủ tướng về việc chống dịch. Đấy chỉ là một thủ thuật của hacker thôi".

Theo ông Phúc, về mặt an ninh mạng, những việc tin tặc giấu tin trong một tập tin văn bản như thế này đã xảy ra rất nhiều. Trong mùa dịch, những tin tặc lợi dụng tình thế để đưa tin hấp dẫn đến người nhận email và những người quan tâm đến vấn đề về dịch bệnh.

Anh V.T.L., một nhân viên chuyên về cơ sở hạ tầng và an ninh mạng, cho biết ở những công ty lớn đã lắp đặt những phần mềm antivirus để thông báo cho người dùng và truy diệt mã độc khi một tập tin được tải xuống. Việc quan trọng thứ hai trong phần lắp đặt an toàn hệ thống, thiết bị đầu vào trước khi đến người dùng đã bị chặn bởi lớp firewall (tường lửa). Anh diễn giải thêm :

"Thứ nhất là con virus đó muốn lây lan thì họ phải tải tài liệu về và mở lên, đó là những thao tác mà khó qua được đối với những người dùng mà người ta đã có cảnh giác. Còn những người không cảnh giác thì chỉ click vào tài liệu là mở lên liền. Cái thứ hai là máy tính mới bây giờ, mặc định của (hệ điều hành) Windows cũng đã có antivirus rồi. Tùy theo họ có update hay không thôi. Còn trừ những phần mềm như in 7 hay xưa hon mà không có antivirus và người dùng cũng không cài vào máy mình thì nó (virus) có thể vượt qua những cái máy đó".

Anh Ananth P., một kỹ sư chuyên về bảo mật an ninh mạng, cho biết khi trả lời câu hỏi qua email, các mối đe dọa mạng phổ biến nhất là đánh cắp thông tin hoặc đòi hỏi một số tiền bằng cách khóa thông tin dưới dạng tiền chuộc (ransomware). Hầu hết các phần mềm độc hại được thiết kế để làm một trong hai điều này.

Biện pháp đề phòng tấn công từ tin tặc

Về công tác đối phó với những cuộc tấn công an ninh mạng ở Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc cho biết :

"Chúng tôi rất tin tưởng nhà nước Việt Nam có thể đảm bảo được an ninh mạng, bởi vì Việt Nam có cả binh đoàn có khoảng 10.000 chiến sĩ an ninh mạng, có cả một ông trung tướng làm tư lệnh. Vậy thì cái chuyện mà về bảo đảm an ninh mạng, thì tôi không nghĩ có nước nào trên thế giới mà được chắc chắn như ở Việt Nam".

vn3

Minh họa : Hiển thị phần mã của một malware. Reuters

Ông Phúc cũng cho rằng, đợt dịch đã xảy ra mấy tháng nay nhưng cơ quan chính phủ chỉ mới tìm được một vụ việc tấn công từ tin tặc, điều đó chứng tỏ việc phát tán mã độc không nhiều và cơ quan chức năng làm việc có hiệu quả khi đã chặn được hành vi phát tán.

Về biện pháp đề phòng tấn công từ tin tặc, anh T.V.L. cho biết người dùng cần phải liên tục cập nhật máy tính của mình và những chương trình antivirus. Còn về phía các cơ quan và công ty, khi phát hiện được mã độc, cần phải thông báo rộng rãi trên báo chí truyền thông để thông tin có thể đến với người dùng kịp lúc. Cách thứ hai, các cơ quan và công ty phải nhận biết trước đầu phát tán, để có thể ngăn chặn được khi mã độc hay virus đi ngang thiết bị của mình.

Còn theo anh Ananth P., có ba điều cơ bản trong an toàn thông tin mạng lưới, đó là các cơ quan tổ chức cần sử dụng các công cụ bảo mật tốt ; định cấu hình chung một cách chính xác ; đào tạo tất cả nhân viên cách sử dụng các công cụ và có các thực tiễn đề phòng tốt nhất.

Đầu tư an toàn thông tin trong các cơ quan chính quyền

Theo anh V.T.L., mặc dù nhà nước Việt Nam đã ra chính sách cho các công ty phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thông tin cho hệ thống của mình. Hiện tại, anh V.T.L. không rõ có bao nhiêu công ty đáp ứng được tiêu chuẩn này của Viêt Nam, vì sở công tác của anh hiện giờ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đó của trên chính phủ đưa xuống. Anh giải thích :

"Thứ nhất là kinh phí đầu tư lớn, thứ hai là nhân lực để mà làm về việc đó thì lương phải cao. Đối với các cơ quan nhà nước, lương cho việc an toàn thông tin rất thấp".

Cũng theo anh V.T.L., khi kinh phí đầu tư cho việc an toàn thông tin ở các cơ quan nhà nước thấp, rủi ro bị tin tặc tấn công và phát tán virus sẽ rất cao, nhất là ở những vùng quê xa, trang thiết bị cho an toàn thông tin còn rất lỏng lẻo.

Để đề ra giải pháp giảm chi phí, anh Ananth P. cho biết, tốt nhất các cơ quan tổ chức cần chú tâm vào những điều cơ bản nhất về bản chất và văn hóa của việc sử dụng mạng internet, vì điều đó quan trọng hơn các công cụ đắt tiền. Anh cho rằng, thay vì hỏi một câu hỏi chung chung và không có hồi kết như "Làm thế nào để có thể cải thiện bảo mật thông tin ?", các cơ quan tổ chức nên bắt đầu tìm câu trả lời cho việc "Làm thế nào để khiến người dùng khó có thể mắc lỗi nghiêm trọng về an toàn thông tin trong việc sử dụng internet".

********************

Thực tế ngành ‘game’ và chơi ‘game’ trong mùa dịch tại Việt Nam (RFA, 19/03/2020)

Trong tình trạng dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam, nhiều tỉnh thành trong nước tiếp tục cho học sinh các cấp được nghỉ học do ảnh hưởng dịch Covid-19. Nhiều công ty và hãng xưởng cũng bắt đầu tiến hành cho nhân viên tạm nghỉ hoặc làm việc tại nhà để tránh lây lan dịch bệnh.

vn4

Minh họa : một địa điểm kinh doanh chơi game tại Hà Nội. AFP

Anh Đạo, nhân viên phát triển hệ thống của một startup ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết :

"Hiện tại công ty của em có thông báo sẽ làm việc (tại nhà) từ bây giờ cho đến hết tháng 3, để cho mọi người hạn chế tiếp xúc nhau nhiều và hạn chế ảnh hưởng tới gia đình và người thân. Sau hết tháng 3 tùy theo nhà nước có chính sách như thế nào và công ty em sẽ áp dụng theo chính sách đó".

Trong thời gian làm việc tại nhà, M. Đạo cho biết anh có chơi game online và để ý thấy được số lượng người truy cập chơi game cũng tăng hơn trước đây.

Số lượng truy cập chơi game tăng đáng kể

Đạt, một nhà phát triển game tại Topebox, khi trả lời RFA qua Facebook cũng cho biết anh thấy số lượng người truy cập chơi game của công ty mình có tăng trong thời gian gần đây.

Khi trả lời email của RFA về thực trạng này, anh N.N.T., quản lý điều hảnh của một startup game Việt Nam cho ý kiến :

"Thực tế, số lượng người chơi game tăng khoảng 30%-50% ở Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh là có, doanh thu cũng tăng tương ứng. Việc này cũng tự nhiên, trẻ em chơi nhiều hơn, bố mẹ cũng chơi nhiều hơn, thất nghiệp cũng chơi game nhiều hơn... vì ngoài chơi game ra, lượng người đọc sách hay học online khá ít".

Mới đây, theo thống kê từ trang App Annie, dịch vụ phân tích và dữ liệu thị trường ứng dụng, số liệu cho thấy trong 11 tuần đầu của năm 2019 và năm 2020, số lượng download ứng dụng game ở Việt Nam sau 2 tuần nghỉ Tết năm 2020 cao hơn trước Tết vào khoảng 40% ; theo thường lệ, con số này sẽ giảm xuống đến gần mức của thời điểm trước Tết như số liệu năm 2019 cho thấy. Đây cũng là thời điểm bùng phát dịch Covid-19 lần thứ hai ở Việt Nam.

vn5

Thống kê so sánh số liệu download (tính theo triệu lượt) trong 11 tuần đầu giữa năm 2019 và năm 2020. App Annie

Khi trả lời phỏng vấn với RFA, anh Tuấn, một quản lý vận hành tại một startup game khác, cũng cho biết về tình trạng này :

"Ở Việt Nam, số lượng người chơi có lên, nhất là giới trẻ hiện giờ vẫn tụ tập cà phê và chơi (game) nhóm với nhau nhiều lắm vì thời gian rảnh quá nhiều. Việc này (dịch bệnh) đối với giới trẻ không nghiêm trọng lắm. Thông thường số lượng người chơi game tác động bởi những mùa lễ, mùa hè, những ngày nghỉ học. Đợt này học sinh phải nghỉ dài hạn nên số lượng truy cập game cũng tăng cao".

Cũng theo anh Tuấn, có nhiều loại game giải trí cho người chơi ; không phải tất cả đều là game online trực tuyến, vì game offline cũng rất được ưa chuộng và phát triển trong ngành này.

Dù có nhiều công ty game đã cho phép nhân viên làm việc tại nhà trong mùa dịch, nhưng theo anh N.N.T., hầu hết hoạt động của các công ty game đều tiến hành online, nên điều này không hề ảnh hưởng đến vận hành hằng ngày của công ty. Vì vậy, ngành game vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển tốt như trước khi bùng phát dịch mặc dù tiếp nhận số lượng người chơi tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Đạt, làm việc tại nhà trong thời gian bùng phát dịch thật sự không gặp khó khăn, trắc trở, vì công ty đã cung cấp đầy đủ công cụ trực tuyến để quản lý nhiệm vụ công việc hoặc những buổi họp với nhân viên.

Tác động của game tới học sinh nghỉ học dài hạn

Khi được hỏi về những tác động ngành game đối với học sinh đang được nghỉ dài hạn, trong mắt của một nhà làm game, anh Tuấn cũng nhận thấy mặt tiêu cực của việc chơi game quá đà, không tự chủ, có dấu hiệu nghiện có thể dẫn đến những hành vi bất thường, thái quá. Việc dành quá nhiều thời gian cho game cũng có thể làm giảm thời gian con em mình dành ra cho việc tiếp xúc với xã hội bên ngoài.

vn6

Minh họa : game ứng dụng được download trên iPad. AFP

Còn theo anh N.M.D., quản lý mảng mobile game tại VNG, cho biết qua tin nhắn Facebook :

"Hằng ngày anh đều có giới hạn thời gian chơi game của con cho dù đi hay nghỉ học nên tác động cũng không thấy rõ, vì trong thời gian nghỉ này bé vẫn còn nhiều cái để chơi hơn là mobile game. Với lại anh có 2 bé nên chúng tự chơi với nhau, khác với những gia đình có 1 bé".

Còn theo anh N.N.T., thời gian nghỉ dài hạn vì dịch bệnh chỉ là cái cớ để chơi nhiều hơn, vì anh không nghĩ vì dịch mà số lượng truy cập chơi game tăng. Tuy vậy, khi các hoạt động giải trí bên ngoại đang bị hạn chế, game đã trở thành hoạt động giải trí tốt nhất hiện tại.

Cùng quan điểm về tính chất giải trí của việc chơi game, anh Tuấn cho biết :

"Game cũng chỉ là một phương tiện giải trí thôi. Nếu mình dùng hợp lý và đúng lúc thì nó sẽ đạt hiệu quả. Con anh chơi những game dành cho trẻ em, như game giải đố toán học hay một số về ngôn ngữ. Nếu bé có thể vừa học vừa chơi thì sẽ không bị nhàm chán. Khi có giao tiếp trong game có thể giúp giải stress cho thời gian bị căng thẳng quá, rất hợp lý".

Tuy nhiên, theo suy nghĩ của anh N.N.T., khi phải nghỉ làm, nghỉ học ở nhà trong mùa dịch bệnh hiện nay, đó cũng là cơ hội để bố mẹ có thể dành thêm thời gian nhiều hơn để chơi, nói chuyện và tâm sự cùng con em mình. Nếu bố mẹ chỉ vủi đầu vào những việc khác như truy cập mạng xã hội, con cái từ đó sẽ chỉ tìm đến game để giải trí.

Published in Việt Nam

Việt Nam xác nhận ca Covid-19 thứ 47, Thủ tướng kêu gọi dân làm ‘pháo đài’ chống dịch (VOA, 13/03/2020)

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc kêu gi mi người dân phi là "pháo đài" phòng chng dch bnh gia bi cnh s ca nhim virus corona được xác nhn ti Vit Nam gia tăng nhanh chóng trong mt tun qua, lên đến 47 người tính đến ti 13/3.

kehoach1

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc.

Trong số 3 ca nhim mi được B Y tế Vit Nam xác nhn vào ngày 13/3, có 2 ca Hà Ni (1 người là tiếp viên hàng không trên chuyến bay t Anh v Vit Nam, 1 người là giúp vic ca bnh nhân th 17) và 1 ca Thành phố Hồ Chí Minh (là nam thanh niên có tiếp xúc vi bnh nhân s 34 ti Bình Thun).

"Pháo đài"

Tại cuc hp ngày 13/3, Th tướng Nguyn Xuân Phúc lp li tuyên b trước đó ca Phó thủ tướng Vũ Đc Đam, Trưởng ban ch đo quc gia v phòng chng dch Covid-19, nói rng Vit Nam đã bước vào "giai đon 2" ca vic phòng chng dch, sau khi giai đon 1 được các lãnh đo đánh giá là "giành chiến thng", vi toàn b 16 ca nhim bnh đu được cha tr thành công và xut vin.

"Mỗi doanh nghip, mi người dân, mi khu dân cư phi là pháo đài phòng chng dch", Th tướng Nguyn Xuân Phúc nói, đng thi cnh báo thêm rng nếu chm tr, "dch bnh s h knock-out chúng ta".

Lời kêu gi ca ông Nguyễn Xuân Phúc được đưa ra khi Vit Nam ch trong vòng mt tun qua đã công b thêm 31 ca nhim bnh, tăng gn gp đôi so vi 16 ca bnh được xác nhn trước đó k t đu dch.

Ca bệnh th 17 được xác nhn khi Vit Nam đã bước sang ngày th 22 không có ca nhiễm mi và chun b đ công b "hết dch".

Nhận đnh v n lc ca chính ph Vit Nam trong vic phòng chng dch Covid-19, blogger Nguyn Chí Tuyến Hà Ni cho rng gii hu trách đã "làm hết kh năng" ca mình, duy ch có mt điu là thông tin trong giai đoạn trước khi công b ca nhim th 17, theo ông, là "không rõ ràng, minh bch".

Ông Nguyễn Chí Tuyến gii thích thêm vi VOA :

"Cứ đng mãi con s 16. Nhiu người dân nói rng tình hình dch bnh không th nào c đng mãi thế được. Nhiu người nói thẳng là có nhng người có th có rt nhiu kh năng [mc bnh], ví d có nhng người đt t, thm chí là đt t gia đường. Nôm na người ta nói rng chính ph vn chưa công khai minh bch, rõ ràng tt c, đy đ cho dân cùng biết".

Thu phí điều tr vi người nước ngoài

Cũng trong cuộc hp ngày 13/3, Th tướng Nguyn Xuân Phúc tuyên b s thu phí điu tr Covid-19 đi vi người nước ngoài, sau khi có mt s ý kiến trên mng vào tun trước t ý lo ngi rng Vit Nam có th tr thành "bnh vin min phí" cho dân của nhng nước giàu nếu như vn tiếp tc áp dng chính sách cha tr min phí cho tt c nhng người b nhim dch bnh Covid-19.

"Việt Nam không khéo s tr thành vùng trũng ca nhng người ngoi quc đến trn bnh và cha bnh không mt tin", nhà báo Nguyễn Công Khế viết trên trang Facebook cá nhân.

Đề cp đến chính sách này, Th tướng Nguyn Xuân Phúc hôm 13/3 khng đnh người nước ngoài nếu mc bnh thì phi tr phí điu tr, nhưng không phi tr chi phí cách ly và xét nghim. Trong khi đó, người dân Việt Nam vn được hưởng chính sách min phí điu tr Covid-19.

"Tôi hoàn toàn đồng ý như thế", blogger Nguyễn Chí Tuyến nói. "Ngay cả các nước như M, Châu Âu... thì không phi nước nào cũng min phí hết cho công dân và người nước ngoài. Trong khi đó, Vit Nam đâu phi là nước giàu có gì, cho nên trong thi gian ti, nhiu kh năng s có rt nhiu bnh nhân, trong đó có người nước ngoài, nên mt s dch v s phi tính tin".

Tính cho đến ngày 13/3, Vit Nam hin đang theo dõi, cách ly gn 29.000 người, trong đó có 440 người cách ly ti bnh vin, hơn 11.500 người cách ly tp trung ti các cơ s và gn 17.000 người cách ly ti nhà và nơi lưu trú.

*******************

Việt Nam : Số ca nhiễm tiếp tục tăng, một du thuyền bị cấm cập bến Sài Gòn (RFI, 13/03/2020)

Kể từ khi phát hiện ca nhiễm thứ 17 cách nay đúng một tuần, không ngày nào mà Việt Nam không có thêm ca nhiễm mới được phát hiện. Theo số liệu chính thức tính đến trưa ngày 13/03/2020, Việt Nam đã có tổng cộng 45 ca nhiễm virus corona, tăng thêm 29 ca so với con số 16 ca ban đầu tính đến ngày 06/03.

kehoach2

Ảnh minh họa : Một du thuyền thuộc hãng Royal Caribbean International. Michael Coghlan/Flickr

Trong bối cảnh nỗi lo ngại virus lan rộng ngày càng tăng, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay đã quyết định không cho một du thuyền có hơn 800 người cập bến.

Theo hãng tin Anh Reuters, chiếc du thuyền bị từ chối mang tên Silver Spirit, treo cờ Bahamas, thuộc công ty Royal Carribean Cruises, có một thủy thủ đoàn và nhân viên phục vụ gồm 403 người, chở theo 423 hành khách. Trong đoàn thủy thủ có một số người đến từ Ý.

Theo báo chí trong nước, sau khi có khuyến cáo từ sở Y Tế thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra thông báo không cho phép chiếc Silver Spirit vào cảng "nhằm hạn chế nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào thành phố".

Biện pháp dự phòng của thủ phủ kinh tế của Việt Nam được đưa ra trong bối cảnh ngay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chính thức chỉ có 4 ca nhiễm Covid 19, trong đó có 3 ca đã được chữa khỏi và xuất viện, và 1 ca đang được chữa trị.

Trên bình diện cả nước, để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, rất nhiều tỉnh thành đã quyết định cho đóng cửa trường học.

Tính đến hôm nay, 13/03, đã có đến 30 tỉnh, thành cho học sinh các cấp nghỉ học cho đến cuối tháng 3 hay cho đến khi có lệnh mới. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh thì cho nghỉ hẳn đến ngày 05/04.

Trọng Nghĩa

****************

Virus corona : Hàng chục du khách bị cách ly ở Việt Nam (RFI, 12/03/2020)

Theo hãng tin AFP hôm nay, 12/03/2020, hàng chục du khách, trong đó có một nhóm 25 du khách Hà Lan, đã bị cách ly ở Việt Nam, do chính phủ thi hành những biện pháp gắt gao hơn nhằm ngăn chận đà lây lan của dịch Covid-19.

kehoach3

Nhân viên khử trùng máy bay của hàng hàng không Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 21/02/2020. Reuters/Kham

Hiện không có số liệu chính thức nào được công bố về những du khách ngoại quốc đang bị cách ly ở Việt Nam. Báo chí chính thức có nêu con số hàng chục du khách, trong đó có một số đến từ Hàn Quốc, một trong những quốc gia bị dịch nặng nhất thế giới.

Một nhóm 25 du khách Hà Lan, đi cùng chuyến bay với một người có thể bị lây nhiễm virus corona, hôm Chủ Nhật vừa qua đã bị cách ly trong 14 ngày tại một trường học ở Hội An.

Mười ba du khách gồm người Bỉ, Ireland, Thụy Sĩ và Phần Lan cũng đã bị cách ly tại Hội An. Các du khách Pháp thì bị cách ly trên một đảo ở miền nam Việt Nam.

Tính từ đầu/2, ở Việt Nam, gần 25 000 người đã bị cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà. Để ngăn chận dịch Covid -19, chính quyền Việt Nam đã tạm đóng nhiều địa điểm du lịch, trong đó có Vịnh Hạ Long nổi tiếng, mỗi năm vẫn tiếp đón hàng triệu du khách. Hà Nội cũng đã tạm ngừng miễn thị thực nhập cảnh đối với công dân của 7 nước Liên Hiệp Châu Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Anh), sau khi đã áp dụng biện pháp này với Ý từ cách đây nhiều ngày.

Thanh Phương

*******************

Thành phố Hồ Chí Minh : 99% khách du lịch hủy tour đi miền Trung, miền Bắc (RFA, 13/03/2020)

Báo cáo từ các doanh nghiệp lữ hành gửi sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hầu hết lượng khách liên hệ với các doanh nghiệp này trong tuần qua là để hủy những chương trình du lịch đã đặt trước. Trong đó, những tour đi miền Trung và miền Bắc bị hủy đến 99%.

kehoach4

Khách du lịch đeo khẩu trang vì lo ngại dịch Covid-19 tại Thủ đô Hà Nội ngày 28/2/2020. AFP

Theo nhận định được truyền thông trong nước loan đi dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến khách du lịch hủy tour đồng loạt. Hậu quả doanh thu của các doanh nghiệp lữ hành bị ảnh hưởng nặng nề và giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, lượng khách du lịch Nhật Bản giảm 76%, khách Đức giảm 54% so với tuần trước. Doanh thu từ các cơ sở lưu trú giảm hơn 58%, kinh doanh hội nghị giảm 60,8%, kinh doanh nhà hàng, tiệc và loại hình khác giảm 60,1%.

Theo thống kê của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, lượng khách quốc tế trong/2/2020 đạt 1,1 triệu lượt, giảm 52% so với cùng kỳ. Doanh thu toàn ngành du lịch thành phố trong/2 đạt 8100 tỷ đồng, giảm gần 30% so với cùng kỳ, giảm 37% so với tháng 1/2020.

Để tránh dịch bệnh lây lan mạnh, nhiều địa điểm du lịch của Việt Nam trong các ngày qua đã ra thông báo tạm đóng cửa, ngừng đón du khách. Tỉnh Ninh Bình vào ngày 12/3 đã có văn bản chính thức tạm ngừng đón khách tham quan. Thời gian mở cửa chưa thông báo, sẽ tuỳ theo diễn biến của dịch và khi điều kiện cơ sở được đảm bảo.

Trước đó, vào ngày 11/3, tỉnh Quảng Ninh cũng quyết định tạm dừng hoạt động du lịch trên địa bàn. Cụ thể, dừng dịch vụ nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long, tạm dừng đón khách tham quan vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Vân Đồn, khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử và các di tích, danh lam thắng cảnh, điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh. Thời gian là từ ngày 12/3 đến hết ngày 26/3.

Tại khu vực miền nam, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang cũng đã thông báo ngừng đón khách du lịch quốc tế từ ngày 12/3.Nhiều khu du lịch tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre cũng thông báo đóng cửa vì lượng khách đến tham quan giảm mạnh đến 70-80%.

********************

hội cho lao động Việt bất hợp pháp tại Hàn Quốc trong mùa dịch Covid-19 (VOA, 13/03/2020)

Ngay trong cơn bùng phát dch Covid-19, hàng ngày lao đng Vit Nam cư trú bt hp pháp ti Hàn Quc tưởng chng như bế tc thì may thay h tìm thy mt cơ hi tt đ được v nước tránh nn và còn có th được nhp cnh hp pháp sau này.

kehoach5

Người dân xếp hàng mua khu trang Seoul.

Vào tháng 12/2019, Bộ Tư pháp Hàn Quc đã ban hành chính sách nhm khuyến khích người nước ngoài cư trú bt hp pháp ti nước này quay v đt nước ca h.

Theo đó, lao động nước ngoài cư trú bt hp pháp ti Hàn Quc t nguyn khai báo và v nước trong khong thi gian t ngày 11/12/2019 đến hết ngày 30/6 s không b pht tin, được li thêm ti đa 03 tháng.

Với quy đnh này, người nước ngoài đã cư trú bt hp pháp và xut cnh trong thi gian nêu trên có th tái nhp cnh Hàn Quc vi th thc du lch ngn ngày sau t 03 đến 06 tháng k t ngày xut cnh.

Riêng đối vi người lao đng theo visa E-9 đã hết hn hp đng và lưu trú bt hp pháp nếu khai báo trong thi gian t 11/12/2019 đến 31/3/2020 ; được li thêm ti thiu 03 tháng và nếu v nước trong thi gian thêm s được hưởng các chính sách ân xá như được cp visa du lch C/3 01 ln đ tái nhp cnh.

Bên cạnh đó, nếu v nước trong thi gian này, lao đng s được đăng ký d thi tiếng Hàn đ tiếp tc d tuyn đi làm vic ti Hàn Quc theo Chương trình Cp phép vic làm cho lao động nước ngoài (EPS).

Một lao đng quê Qung Bình va xin xong chế đ t nguyn v nước, cho VOA biết hôm 4/3 : "Theo tôi nghĩ Hàn Quốc làm như vy là tt để những người cư trú bt hp pháp có th v nước tránh dch và sau này có th quay lại Hàn Quốc".

Anh Nguyễn Đăng C, mt tình nguyn viên Daegu hướng dn các lao đng bt hp pháp người Vit làm giy t khai báo.

"Đây chính là chương trình ân xá ca B Tư pháp rơi đúng vào dp có dch Covid-19, là chính là cơ hi cho anh ch em bt hp pháp có thể v Vit Nam và quay li Hàn Quc theo visa C/3.

"Các anh chị va có th v đ tránh dch mà va có th hp thc hóa, chuyn t trng thái bt hp pháp sang hp pháp".

Anh Nguyễn Đng C cho biết thêm :

"Đây là một s trùng hp - chính sách này được áp dng ngay vào gia đt dch Covid-19. Đó là mt điu may mn cho anh ch em bt hp pháp đang làm vic bt hp pháp ti Hàn Quc".

Trên mạng xã hi cũng tranh cãi v chính sách này ca Hàn Quc, cho rng chính sách ưu đãi áp dng cho vic t nguyn khai báo và về nước chính là cơ s đ sau đó Hàn Quc tiến hành các chiến dch truy quét quy mô ln đi vi đi vi người lao đng nước ngoài cư trú bt hp pháp, khiến h càng hoang mang hơn.

Báo Tuổi Tr dn s liu ca Cc Qun lý lao đng ngoài nước của Bộ Lao đng - Thương binh và Xã hi ca Vit Nam cho biết đến cui năm 2019 s lao đng Vit Nam cư trú bt hp pháp li Hàn Quc là hơn 12.000 người, chiếm t l 31% lao đng Vit Nam ti Hàn Quc.

Truyền thông Vit Nam trích li Cc cho biết, t ngày 11/3 Hàn Quốc s áp dng chính sách khai báo online đi vi người nước ngoài cư trú bt hp pháp ti nước này t nguyn v nước.

Cục này khng đnh rng lao đng bt hp pháp ti Hàn Quc được khám, điu tr Covid-19 không phân bit và khi đến khám, điu tr bnh, người cư trú, làm vic bt hp pháp ti Hàn Quc không b truy cu trách nhim cũng như truy cu v vn đ bt hp pháp.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Việt Nam

Chống Covid-19 : Nước Pháp cương quyết, nhưng mềm dẻo

Dịch Covid-19, từ Trung Quốc, đã bùng lên khắp nơi. Ngay tại Châu Âu. Pháp quyết định có biện pháp mạnh hơn. Quyết định mới của Paris là tựa lớn trang nhất của đa số nhật báo Pháp hôm nay 13/03/2020. "Chống Covid-19 với bất cứ giá nào", tựa của Libération. "Virus corona : Tổng thống Macron kêu gọi dân Pháp ‘kháng chiến’", tựa Le Figaro.

covirus1

Tại khu trung tâm tài chính La Défense, ngày 13/03/2020. Trên đường phố có áp phích thông tin về số điện thoại liên lạc, để nhận thông tin liên quan đến dịch Covid-19. Reuters/Gonzalo Fuentes

Với 2.500 trường hợp nhiễm virus, 48 người chết do virus, nước Pháp bước sang một giai đoạn mới. Tối hôm qua, tổng thống Pháp đã có bài nói chuyện long trọng trước toàn thể người Pháp, cuộc nói chuyện đầu tiên kể từ khi dịch bệnh truyền nhiễm Covid-19 xuất hiện. Đối diện với các phản ứng đơn phương, co cụm hiện nay, La Croix có bài xã luận nhấn mạnh đến việc nguyên thủ Pháp kêu gọi toàn thể người dân sáng tạo ra "những hình thức đoàn kết mới" để vượt qua thử thách. 

Cũng như nhiều báo khác, bài xã luận của La Croix, mang tựa đề "Thay đổi thang độ", giới thiệu trước hết các biện pháp chính của chính quyền, đặc biệt là việc đóng cửa tất cả các trường học, nhà trẻ trên cả nước, và bảo vệ "những người dễ tổn thương nhất", người bệnh, người cao tuổi (từ thứ Tư, 11/03, Bộ Y tế ra thông báo cấm đến thăm người gia tại các nhà điều dưỡng cho người cao tuổi "sống phụ thuộc". Hôm qua, tổng thống khuyến cáo người trên 70, người có bệnh mãn tính, viêm đường hô hấp, người tàn tật nên ở tại nhà). 

"Nâng cấp phản ứng dần dần"

Tuy nhiên, La Croix đặc biệt chú ý đến việc tổng thống Emmanuel Macron tiếp tục duy trì một tiếp cận "nâng cấp phản ứng dần dần", tương thích với nguy cơ, hoàn toàn tương phản với các biện pháp mạnh hơn rất nhiều ở nhiều nơi khác, như cô lập các khu dân cư, đóng cửa biên giới. Như vậy, tại Pháp, các biện pháp quyết liệt nhất sẽ chỉ được "áp dụng một cách có trọng điểm, cho từng trường hợp một", với mục tiêu để làm sao "gây ảnh hưởng ít nhất đến đời sống xã hội, kinh tế và chính trị của đất nước".

Để chống dịch, "nghỉ học nhưng không bỏ bầu cử", tựa trang nhất của La Croix. Cuộc bầu cử "cấp xã", thành phố, trong hai vòng - vòng một (15/03) và vòng hai (22/03) - vẫn được duy trì, các phương tiện giao thông công cộng vẫn được bảo đảm. Dựa trên tư vấn của giới chuyên gia về dịch tễ học, tổng thống Macron hiểu rằng hiện vẫn còn có khả năng không để cho dịch bùng phát quá tầm kiểm soát, và chưa cần thiết đưa ra các biện pháp khiến toàn quốc bị tê liệt.

Cần các biện pháp mạnh, "sớm và kéo dài hơn"

Về các biện pháp được coi là cần thiết để đối phó với dịch hiện nay, Le Figaro giới thiệu quan điểm của một chuyên gia về dịch tễ học hàng đầu tại Pháp, Antoine Flahault. Giáo sư Antoine Flahault nhận định : cần có "các biện pháp mạnh ngay lập tức, và duy trì cho đến hè". Theo ông, dịch bệnh trên thế giới (ngoài Trung Quốc) hiện nay mới chỉ ở thời điểm khởi đầu, với 9 quốc gia, mỗi nước có hơn 100 ca mới mỗi ngày. Ông dự đoán dịch bệnh sẽ còn kéo dài, và cần phải đề phòng việc dịch sẽ trở đi trở lại thành nhiều đợt.

Về phía chính sách của chính quyền, giáo sư Antoine Flahault tóm lược bốn biện pháp mạnh : Đóng cửa trường học, giới hạn đi lại, giới hạn các cuộc tập hợp đông người và có biện pháp phong tỏa các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Giáo sư Antoine Flahault tỏ ra không thỏa mãn với các biện pháp chính phủ vừa đưa ra, cho dù ông không trực tiếp chỉ trích.

Bí quyết của chống dịch : "Giảm tiếp xúc xuống 4 lần"

Le Figaro cũng giới thiệu một quan điểm khác, của chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm Samuel Alizon, nhà nghiên cứu CNRS (ở Montepellier). Nhà truyền nhiễm học nhấn mạnh là, đứng từ quan điểm dịch tễ học, trong giai đoạn hiện nay, không có gì loại trừ một kịch bản lạc quan là dịch bệnh có thể được khống chế, bởi điều cơ bản để hãm lại sự lan truyền của virus là giảm mạnh số lượng các tiếp xúc. Nói một cách hình tượng là "giảm xuống bốn lần" số lượng các tiếp xúc, khi mức độ lây lan của virus corona mới là theo tốc độ một nhân ba, tức là trong điều kiện bình thường, một người có thể truyền virus cho ba người. Một chế độ toàn trị như Trung Quốc đã chọn giải pháp cách ly hàng triệu người, hàng chục triệu người, để cắt đứt đường truyền của virus. Biện pháp này "chắc chắc là không thể có" tại Pháp. Chính vì vậy, sự tham gia chủ động, "với tinh thần trách nhiệm công dân" của mỗi người, là điều quyết định.

Nếu một mặt, các biện pháp và khuyến cáo (giới hạn đi lại, cấm các cuộc tập hợp hơn 1000 người, và hơn 50 người tại các vùng bị dịch nặng nhất, làm việc tại nhà) mà chính quyền đề ra được tuân thủ, và mỗi người cố gắng tối đa giảm đi lại, giảm các tiếp xúc với người khác, với người thân, bè bạn, thì hoàn toàn có khả năng dịch bệnh được khống chế. Theo Le Figaro, đây là một điều rất khó thực hiện trong xã hội, vì đi ngược lại với các thói quen thường nhật của mọi người. Le Figaro cũng đặt câu hỏi : "Làm thế nào để các khuyến cáo nói trên được tuân thủ nghiêm ngặt bởi mọi người Pháp ?" mà không gây ra tình trạng hoang mang ? Không dễ, tuy nhiên không có cách nào khác là phải nỗ lực hành động khẩn cấp.

Trong một bài viết khác ("Emmanuel Macron thông báo đóng cửa các trường học"), Le Figaro dẫn kết quả một điều tra của Ifop, hôm 05/03 : 75% người được hỏi vẫn bắt tay người lạ, 91% vẫn hôn má người quen (phong tục chào hỏi phổ biến tại Pháp). Trong bài phát biểu hôm qua, tổng thống Macron nhấn mạnh là, trong tình hình bệnh dịch hiện nay, thay đổi các cử chỉ quen thuộc này có thể "cứu sống được nhiều nhân mạng". Vẫn theo tổng thống Pháp, việc đóng cửa trường học là cần thiết, cho dù tỉ lệ trẻ em mắc Covid-19 là rất thấp, nhưng "dường như" trẻ em chính là trung gian "truyền virus nhanh nhất". 

2.500 người nhiễm chỉ là "phần nổi của tảng băng"

Le Figaro cũng chia sẻ với quan điểm với nhận định của nhà dịch tễ học Antoine Flahault là quy mô của dịch bệnh hiện tại có thể lớn hơn rất nhiều so với con số 2.500 ca nhiễm virus. Rất có thể đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Bởi virus không hoặc gần như không gây ra triệu chứng gì ở khoảng 80% người bị nhiễm, tuy nhiên chính những người đó lại có thể đưa virus sang người khác. Vì vậy hoàn toàn rất có thể hiện nay, đã có hàng chục ngàn người tại Pháp đã và đang đưa virus đi đến khắp nơi, mà thường là chính họ cũng không tự biết. Không có cách nào khác hơn là phải hành động khẩn cấp, nói một cách hình ảnh là phải chạy đua với thời gian !

Dưới tựa đề "Chống Covid-19 : Với bất cứ giá nào", Libération tập trung mô tả các biện pháp đối phó chính mà chính quyền vừa đưa ra. Từ đóng cửa trường học, duy trì bầu cử "cấp xã", hỗ trợ các doanh nghiệp đối phó với khủng hoảng. Cũng như La Croix, bài xã luận của Libération, mang tựa đề "Ngủ đông", đặc biệt nhấn mạnh đến các phản ứng mang tính mềm dẻo của chính phủ Pháp.

Trước tình hình các quốc gia láng giềng, số lượng nạn nhân của Covid-19 không ngừng gia tăng, có vẻ như trong con mắt công luận, nước Pháp tỏ ra không đánh giá đúng mức nguy cơ. Theo Libération, các biện pháp mà tổng thống Pháp đưa ra hôm qua, về cơ bản là đúng đắn. Libération đặc biệt nhấn mạnh đến việc các biện pháp hỗ trợ cần trước hết hướng đến những người dễ tổn thương nhất, những người cao tuổi.

Khoa hồi sức cấp cứu : "Khoảng khắc im ắng trước cơn bão lớn"

Một trong những điểm tập trung lo ngại nhiều là các bệnh viện, vốn ít nhiều đã trong tình trạng bão hòa. Libération có bài "Các bệnh viện đang chuẩn bị cho tình trạng tồi tệ nhất". Tình hình đặc biệt căng thẳng tại các khoa hồi sức cấp cứu. Về chủ đề này, Le Figaro có bài "Các bệnh viện Pháp tăng cường tổ chức để củng cố các khoa hồi sức cấp cứu".

Khoa hồi sức cấp cứu chính là lực lượng chủ chốt trong cuộc chiến chống Covid-19 (đảm nhiệm tuyến cuối). Theo Cục phụ trách điều trị (DGOS), nước Pháp có tổng cộng 5.065 giường hồi sức cấp cứu, và 7.364 giường thuộc đơn vị điều trị tăng cường (so với nước Ý, có tổng cộng 5.090 giường, và hiện đã phải đối mặt với tình trạng không có đủ phương tiện điều trị cho các bệnh nhân cần cấp cứu khẩn). 

Theo thông tin tối thứ Tư 11/03 của Bộ Y tế, Pháp có 105 bệnh nhân đang phải điều trị tích cực, nhưng số lượng người cần điều trị tích cực chắc chắn sẽ tăng mạnh trong những ngày tới. Trong hiện tại, nước Pháp đang trong một "khoảng khắc im ắng trước cơn bão lớn". Theo Le Monde (trong bài "Chúng ta đã ở vào giai đoạn 3". Giai đoạn 3 là giai đoạn chống dịch ở mức cao nhất), phủ tổng thống cho biết sẽ cố gắng tăng cường thêm 40% số giường cấp cứu, để đối phó với đỉnh dịch. 

Kinh tế : Tập trung bảo vệ người đi làm và doanh nghiệp

Trên lĩnh vực kinh tế, đối phó với dịch Covid-19 đang chuyển sang một giai đoạn mới, tổng thống Pháp ban hành một loạt biện pháp kinh tế mạnh, để trấn an giới doanh nhân, giới làm công, cũng như các thị trường. Le Figaro chú ý đến việc, trong phát biểu hôm qua, tổng thống đã khẳng định chính quyền sẽ có các biện pháp rất rộng rãi, không tính toán để mang đến sự hỗ trợ cho tất cả những bên bị thiệt hại trong dịch bệnh chưa từng có kể từ một thế kỷ nay.

Nhà nước sẽ bồi hoàn cho tất cả những ai bị buộc phải ở nhà không đi làm, dù với giá nào. Các doanh nghiệp sẽ được hoãn nộp thuế, của tháng 3, không cần bất cứ điều kiện nào. Bảo vệ các doanh nghiệp, bảo vệ người lao động, dù là doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn là hứa hẹn của tổng thống. Việc tuân thủ chi tiêu theo quy định về tài chính công hay về nợ sẽ tạm được gạt sang một bên. Cùng với chương trình hỗ trợ trực tiếp người làm công ăn lương bị thiệt hại do Covid-19, tổng thống Macron cũng hứa hẹn, cùng với các đối tác Châu Âu xây dựng một kế hoạch chấn hưng kinh tế sau dịch.

"Con virus ích kỷ"

Đối diện với dịch Covid-19 hiện nay, điều cần chú ý là phải tránh rơi vào ngõ cụt, không lối thoát, với quan điểm mỗi người vì mình. Nhật báo kinh tế Les Echos có bài "Con virus ích kỷ", nhận định là cho đến nay, thiệt hại cho virus corona mới gây ra với tiến trình toàn cầu hóa còn tồi tệ hơn những gì mà các thế lực dân tộc chủ nghĩa đã cố sức mà không làm được trong hàng thập niên qua. Trong những ngày qua, những tuần qua, tại nhiều nơi, với danh nghĩa là để bảo vệ người dân, chính quyền đã liên tục có các biện pháp đơn phương thô bạo, như đóng cửa biên giới. Các biện pháp cực đoan, mà kết quả không được chứng minh về mặt khoa học. Quyết định mới đây nhất cách nay hai hôm của tổng thống Mỹ đơn phương đình chỉ giao thông hàng không với Châu Âu là một ví dụ.

Covid-19 : Thử thách cho hai mô hình độc tài và dân chủ

Le Monde có bài phân tích đáng chú ý về "Dịch bệnh Covid và các chế độ chính trị". Nhà phân tích của Le Monde đặt rõ vấn đề : cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 là một cuộc cạnh tranh về tính hiệu quả. "Ai hiệu quả hơn ai, chế độ độc tài hay nền dân chủ tự do ?". Đối với nước Pháp, những biện pháp mới của tổng thống vừa đưa ra liệu có đủ hay không ? Hiện tại khó có thể đưa ra nhận định. Tuy nhiên, đối với cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có này, hơn bao giờ hết, nước Pháp cùng các đối tác Châu Âu phải tăng cường đoàn kết, một lý tưởng mà chính Châu Âu đã chủ trương. Đây chính là điều đã làm nên sức mạnh của Liên Âu. Hai thử thách trước hết của Liên Âu, theo Le Monde, là không được bỏ rơi nước Ý, quốc gia thiệt hại nặng nề nhất trong dịch này, trong cơn hoạn nạn, và thứ hai là không được để nền kinh tế rơi vào tình trạng ngưng trệ, trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế
Trang 4 đến 4