Trung Quốc tìm nơi tiêu thụ hàng hóa không bán được cho Mỹ (RFI, 08/08/2019)
Vì bị áp thuế không xuất được qua Mỹ, sản xuất trong nước lại quá tải nghiêm trọng, Trung Quốc hiện đang phải ráo riết tìm nơi để tuồn số lượng hàng hóa dư thừa của mình. Trong tình hình đó, Bắc Kinh rất muốn đẩy nhanh các thỏa thuận tự do mậu dịch với các đối tác khác, chủ yếu là Châu Á. Tuy nhiên, như nhận xét của nhật báo Mỹ The New York Times ngày 26/07/2019, vấn đề không phải là dễ dàng.
Hàng nhập Trung Quốc tại kho hàng của công ty NewAir ở Cypress, California. Ảnh chụp ngày 24/05/2019. Reuters/Jane Ross - Ảnh minh họa
Dưới một tựa đề rất châm biếm "Trung Quốc cần chỗ mới để bán núi đồ của mình - China Needs New Places to Sell Its Mountain of Stuff", bài viết của báo The New York Times ghi nhận tình hình một cách dí dỏm : "Trung Quốc có quá nhiều nhà máy sản xuất dư thừa hàng hóa. Và do cuộc chiến thương mại có tính trừng phạt với Mỹ, bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc không còn mua hàng như trước nữa... Thế là Trung Quốc phải tìm khách hàng mới, và những khách mới này cho thấy là không dễ dụ dỗ".
Theo New York Times, Trung Quốc vừa chính thức thúc đẩy trở lại dự án xây dựng một vùng tự do mậu dịch xuyên Châu Á - Thái Bình Dương, với một mục tiêu rất khó hoàn thành, đó là đạt được một thỏa thuận vào tháng 11. Nếu thành công thì hiệp định có thể mở cho Bắc Kinh cánh cửa vào các thị trường từ Úc sang đến Ấn Độ.
Bắc Kinh cũng đang cố duy trì cuộc đàm phán 3 bên với Seoul và Tokyo nhằm hạ thấp hàng rào thuế quan giữa ba nước Đông Bắc Á Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng cơ may thành công không nhiều.
Nhìn chung, Trung Quốc đang đơn phương giảm thuế quan trên một loạt mặt hàng nhập từ các nơi trên thế giới, cho dù vẫn áp thuế trả đũa trên hàng hóa Mỹ.
Sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc
Đối với The New York Times, vấn đề đặt ra là sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc mà Bắc Kinh cần duy trì.
Vào trung tuần tháng 7, Trung Quốc thông báo tăng trưởng chậm lại ở mức thấp nhất từ gần 3 thập niên nay, mà nguyên nhân một phần đến từ cuộc chiến thương mại do chính quyền Trump khởi xướng, tác động đến lãnh vực xuất khẩu then chốt của nền kinh tế Trung Quốc. Các tập đoàn nước ngoài thì đang tìm cách dời sản xuất đi nơi khác để tránh một cuộc chiến thương mại có thể dằng dai.
Do không thấy dấu hiệu nào là cuộc chiến sắp kết thúc, Trung Quốc phải quay sang việc đi tìm thị trường mới cho những gì họ sản xuất.
Giáo sư Trần Định Định (Chen Dingding), thuộc Đại Học Tế Nam ở Quảng Châu, công nhận : "Thay thế được Mỹ là điều rất khó, nhưng cũng phải thử, phải đa dạng hóa". Theo ông, Bắc Kinh không thể dựa mãi vào thị trường Mỹ, cho dù nó rất quan trọng.
Thế nhưng việc đúc kết các hiệp định thương mại mới rất khó, vì các đối tác khả dĩ ký thỏa thuận tự do mậu dịch với Trung Quốc đang có rất nhiều lý do để không hài lòng.
Vả lại không một nước nào có khả năng hấp thụ, dù chỉ tính trên bình diện khối lượng, các mặt hàng mà Trung Quốc bán cho khách hàng Mỹ. Còn những nước láng giềng thì cũng cạnh tranh với Trung Quốc trong một số lãnh vực sản xuất. Ngoài ra, Bắc Kinh vẫn duy trì một mức thuế cao và nhiều cản trở khác để bảo vệ nền công nghiệp Trung Quốc, những cản trở đó phải được dỡ bỏ nếu muốn các nước khác đồng ý ký kết.
Cuộc đối đầu kinh tế Mỹ Trung đã làm hệ thống thương mại thế giới mất cân đối. Hàng thặng dư hàng năm của Trung Quốc trong thương mại lên đến gần 1 ngàn tỷ đô la, đủ để cho người ta có khái niệm về lượng hàng bán ra và nhập vào của Trung Quốc. Và phân nửa số hàng thặng dư này nằm trong thương mại với Mỹ.
Trong nửa đầu năm nay, 2019, trao đổi của Trung Quốc với Mỹ sụt giảm 8,5%. Hàng Trung Quốc xuất ra thế giới chỉ tăng có 2,1%. Trong lúc cuộc chiến thương mại bước vào năm thứ 2, câu hỏi lớn là ai có khả năng mua hàng sản xuất dư thừa của Trung Quốc nếu Mỹ không mua nữa.
Chưa gì Trung Quốc đã bị dư thừa về xe hơi, thép, và các mặt hàng thiết yếu khác trong thương mại. Nhiều nhà máy phải hoạt động chậm lại hay đóng cửa tất nhiên sẽ dẫn đến việc sa thải nhân công và cũng khiến tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng.
Thúc đẩy đàm phán về RCEP
Đứng trước khả năng kinh tế bị tổn hại, Bắc Kinh tìm cách mở những thị trường khác, và đang tập trung sức lực để thúc đẩy việc đàm phán một hiệp định tự do mậu dịch Châu Á – Hiệp định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực – RECEP, kết hợp 10 nước ASEAN với Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và dĩ nhiên Trung Quốc.
Các quan chức thương mại trong vùng đã họp lại với nhau tại Trịnh Châu (Zhengzhou) vào hạ tuần tháng 7 và họp cấp bộ trưởng ở Bắc Kinh ngày 2 và 3/08. Mục tiêu mà Bắc Kinh mong muốn là có được bản phác thảo văn kiện đàm phán mà các lãnh đạo sẽ đúc kết trong cuộc họp thượng đỉnh tại Bangkok vào tháng 11.
Ông Ngô Giang Hạo (Wu Jianghao), tổng vụ trưởng Vụ Châu Á bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đã giải thích : "Chúng tôi vẫn thảo luận về vấn đề này và hy vọng thúc đẩy nhanh để có thể đúc kết trong năm nay".
Từ năm 2012, giới lãnh đạo Trung Quốc đã nêu lên khả năng đàm phán một hiệp định đối tác như thế để đáp trả dự án Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn không có Trung Quốc.
Tuy nhiên, để đàm phán thỏa thuận RCEP đạt được kết quả, trước tiên phải giải quyết một số vấn đề gai góc.
Về phía Nhật, ông Takeshi Niinami, lãnh đạo tập đoàn nước giải khát Suntory, và cũng là một cố vấn của thủ tướng Abe trên các vấn đề kinh tế, đã có nhận định bi quan : "Tôi không nghĩ là đàm phán có thể được cụ thể hóa vào tháng 11. Có lẽ phải cần thêm thời gian".
Một cản lực chính là mức thuế cao của Trung Quốc. Kể từ tháng 5/2018, Trung Quốc bắt đầu hạ thuế quan… Và nhân diễn đàn kinh tế gọi là "Davos mùa hè- Summer Davos" ở Đại Liên, vào đầu tháng 7, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã khẳng định : "Chúng tôi sẽ tiếp tục chủ động hạ tất cả các loại thuế quan , bãi bỏ các hàng rào phi thuế quan, tăng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, tăng gia các điều kiện dễ dàng hơn cho nhập khẩu".
Không dễ dụ dỗ các ‘đối tác’ mua hàng
Nhưng giành được sự ủng hộ của các nước khác không phải dễ. Ấn Độ chẳng hạn, với tầm vóc to lớn và mức tăng trưởng nhanh, có khả năng là một khách hàng lớn của Trung Quốc. Nhưng Ấn Độ lại bảo vệ thị trường của mình với mức thuế quan trung bình cao nhất trong các nền kinh tế lớn thế giới, và rất sợ bị hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đổ vào.
Hiện nay thì các nhà bào chế dược phẩm Ấn Độ cũng đang muốn bán sang Trung Quốc nhiều loại thuốc generic hơn nữa. Ngành dịch vụ lập trình máy vi tính cũng đang muốn Trung Quốc cấp visa làm việc tạm thời dễ dàng hơn cho các thảo chương viên Ấn Độ.
Về phần Trung Quốc, nước này cũng rất thận trọng khi mở cửa thị trường cho dược phẩm và lao động Ấn Độ.
Theo Mari Pangestu, cựu bộ trưởng thương mại Indonesia, để thúc đẩy RCEP, có một khả năng là loại Ấn Độ ra khỏi thỏa thuận ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, điều này sẽ giới hạn lợi ích đối với các quốc gia khác tham gia đàm phán.
Ngay cả khi một thỏa thuận được ký kết, không rõ Trung Quốc có thể hưởng lợi bao nhiêu.
Báo New York Times nhận thấy là một số nước có thể là thành viên của RCEP như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng là những nhà sản xuất cạnh tranh với Trung Quốc và có thể không nhập khẩu nhiều hơn nữa.
Trung Quốc cũng đã có các cuộc đàm phán lâu dài với Nhật Bản và Hàn Quốc về quan hệ đối tác thương mại ba bên. Nhưng triển vọng về một thỏa thuận thương mại mới giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã trở nên xa vời với tranh chấp thương mại đang sôi sục giữa Tokyo và Seoul.
Theo ông Brad Setser, cựu quan chức Bộ Tài Chính Mỹ thời tổng thống Obama, hiện làm việc ở trung tâm tham vấn Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại (Council on Foreign Relations) ở New York cho rằng ngay cả khi Trung Quốc có được những hiệp định thương mại mới, họ vẫn sẽ phải đối mặt với áp lực là phải tìm thị trường cho số lượng lớn hàng hóa mà họ tạo ra.
Chuyên gia này khẳng định : "Ngay vào lúc này, không một quốc gia nào khác trên thế giới có khả năng thay thế Hoa Kỳ trong vị trí bị gần 400 tỷ đô la thâm hụt thương mại hàng năm do việc mua hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc".
Mai Vân
******************
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang xấu đi (VOA, 07/08/2019)
Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump trở nên phức tạp hơn - và chưa có gì rõ ràng là liệu ông có chiến thắng và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trước khi cử tri Mỹ đi bỏ phiếu bầu tổng thống vào tháng 11 năm tới hay không.
Thị trường tài chính Wall Street gần đây chao đảo vì thương chiến Mỹ-Trung
Ông Trump gây bất ngờ cho cả Trung Quốc lẫn các nhà đầu tư hồi tuần trước khi đe dọa sẽ áp thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 300 tỷ đô la vào ngày 1/9 tới, và sau đó nhanh chóng liệt Trung Quốc vào hàng "nước thao túng tiền tệ" vào hôm 5/8 để trả đũa cho việc Bắc Kinh tuyên bố sẽ ngừng mua nông sản của Mỹ và cho phá giá đồng nhân dân tệ.
Giờ đây, thách thức chính trị đối với ông Trump là phải giữ lời hứa hồi tranh cử năm 2016 về đánh bại Trung Quốc, trong khi đó, thực hiện điều này lại có nguy cơ làm suy yếu nền kinh tế và thị trường chứng khoán tăng điểm kỷ lục trong nhiệm kỳ của ông, vẫn thường được ông thích thú đưa ra để tính điểm cho nhiệm kỳ tổng thống của mình.
"Ông ấy hiện phải đối mặt với vấn đề tiến thoái lưỡng nan này, đó là những hành động chống Trung Quốc, và cả các đối tác khác, thì có hại cho nền kinh tế Mỹ, hại đến kinh tế toàn cầu", ông David Dollar, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ hiện làm ở Viện Brookings, nói.
"Mọi chuyện có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều và điều đó ảnh hưởng lớn đến triển vọng tái tranh cử của một tổng thống đương nhiệm. Nhưng ông ấy đã hứa là sẽ rất rắn với Trung Quốc mất rồi", ông Dollar nói.
Goldman Sachs - tập đoàn chuyên về ngân hàng, đầu tư, chứng khoán - cảnh báo khách hàng trong tuần này rằng việc Mỹ, Trung đạt thỏa thuận thương mại "giờ đây có vẻ xa vời" vì các quan chức ở Washington và Bắc Kinh hiện "đang có đường lối cứng rắn hơn".
Chiến lược mạnh tay của ông Trump nhằm thu về nhiều tỷ đô la qua thuế quan để gây sức ép, buộc Trung Quốc đi đến bàn đàm phán, đến nay đã có dấu hiệu làm cho kinh tế Mỹ phát triển chậm lại, và cũng có tác động tương tự trên khắp thế giới, khi các doanh nghiệp chần chừ không muốn đầu tư và mua bán vì sự bất định kéo dài.
Mặc dù vậy, các nhà kinh tế nhận định rằng tổng thống Mỹ dường như đặt cược vào việc ông có sự bảo đảm ở mức độ nào đó là Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất để tránh chuyện nền kinh tế phát triển chậm chạp, và một thỏa thuận ngân sách cho hai năm sẽ đẩy mạnh chi tiêu đáng kể, giúp kích thích nền kinh tế Mỹ cùng lúc ông Trump bước vào cuộc bầu cử năm 2020.
"Ông ấy đang rất mạo hiểm", ông Maurice Obstfeld, giáo sư kinh tế tại Đại học Berkeley, nói. "Ông ấy đặt cược là nền kinh tế đủ mạnh và Cục Fed sẽ phản ứng đủ nhanh nhạy để ông ấy có thể cưỡi trên sóng của những cuộc chiến thương mại và tiền tệ này, và trở thành người chiến thắng mà không làm tổn hại nền kinh tế quá nhiều, nhưng có lẽ ông ấy đang phỉnh phờ chính bản thân mình".
Đến nay, Trung Quốc dường như sẵn sàng chịu đựng những tổn hại kinh tế hơn là tỏ ra khuất phục trước yêu cầu của ông Trump, vì có vẻ như Trung Quốc có chiến lược "đánh lâu dài" mà nhiều khả năng sẽ kéo dài hơn cả nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của người từng là ông trùm bất động sản New York.
"Ông ấy [Tổng thống Trump] hoàn toàn đúng khi nói rằng phía Trung Quốc đang cố gắng trì hoãn cho đến sau cuộc bầu cử", ông Derek Scissors, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện American Enterprise, nói. Chuyên gia này đã có một số dịp tư vấn cho chính quyền của ông Trump.
Ông Scissors nói thêm : "Họ [người Trung Quốc] không ngần ngại nói về điều đó trong các cuộc trao đổi riêng".
Ông Trump đã nhiều lần gạt sang một bên các phương pháp mang tính bài bản, sách vở thường có của Washington, và thích áp dụng cách tiếp cận không chính thống hơn khi xây dựng, thực hiện chính sách kinh tế của ông, đặc biệt là về thương mại.
"Những gì ông ấy đang làm là cố tạo ra hình ảnh một Tổng thống đang chiến đấu với kẻ thù nước ngoài để bảo vệ nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất thương mại", ông Obstfeld nhận xét. "Hình ảnh chiến binh trên mặt trận thương mại củng cố cho tính cách chính trị của ông ấy", giáo sư kinh tế tại Đại học Berkeley nói.
(CNN, Washington Post)
Thương chiến Mỹ - Trung : Trung Quốc sẵn sàng "nghênh chiến" (BBC, 03/08/2019)
Trung Quốc hôm thứ Sáu tuyên bố sẽ đấu tranh chống lại Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, quyết định đột ngột giảm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu 300 tỷ USD còn lại của Trung Quốc, một động thái chấm dứt thỏa thuận thương mại kéo dài một tháng, theo hãng tin Reuters hôm 03/8/2019.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một lần gặp gỡ
Tân đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, Trương Quân, nói Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của mình và mô tả thẳng thừng rằng hành động của ông Trump là một hành động phi lý, vô trách nhiệm.
"Quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng rằng nếu Mỹ muốn đàm, thì chúng tôi sẽ đàm, nếu họ muốn chiến, thì chúng tôi sẽ chiến," nhà ngoại giao của Trung Quốc nói với các phóng viên ở New York, cũng báo hiệu rằng căng thẳng thương mại có thể làm tổn thương sự hợp tác giữa hai nước trong hồ sơ với Bắc Hàn.
Tổng thống Trump nói Trung Quốc còn phải làm rất nhiều để xoay chuyển mọi thứ trong các cuộc đàm phán thương mại và ông lặp lại một mối đe dọa trước đó là Mỹ sẽ tăng thuế quan đáng kể nếu Trung Quốc không làm như vậy.
"Chúng ta không thể qua loa rồi làm một thỏa thuận bình đẳng với Trung Quốc. Chúng tôi phải hành động và thực hiện một thỏa thuận tốt hơn với họ," ông Trump Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ đã làm choáng váng thị trường tài chính hôm thứ Năm, 01/8, khi nói rằng ông có kế hoạch đánh thuế bổ sung bắt đầu từ ngày 01/9, đánh dấu một kết thúc bất ngờ cho một thỏa thuận ngừng chiến trong cuộc thương chiến kéo dài một năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mà đã làm chậm lại tăng trưởng toàn cầu và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, Reuters bình luận.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nói nước này sẽ không nhượng bộ 'một li' trước Hoa Kỳ
Hôm thứ Sáu, 02/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc đang kiên định lập trường của mình trong cuộc tranh cãi thuế quan kéo dài 13 tháng với Hoa Kỳ, hãng tin Anh tường trình.
"Chúng tôi không chấp nhận bất cứ áp lực, đe dọa, hăm dọa tối đa nào," người phát ngôn này nói trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh.
"Trên những vấn đề chính có tính nguyên tắc, chúng tôi sẽ không nhượng bộ một li," bà cho hay và nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ sẽ "từ bỏ ảo tưởng của mình" và quay trở lại đàm phán dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng tương liên.
Theo các nhà phân tích, các biện pháp trả đũa của Trung Quốc có thể bao gồm thuế quan, cấm xuất khẩu đất hiếm được sử dụng trong mọi thứ, từ thiết bị quân sự đến điện tử tiêu dùng và hình phạt đối với các công ty Mỹ ở Trung Quốc.
Trump cũng đe dọa sẽ tăng thêm thuế quan nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không hành động chuyển biến nhanh hơn để đạt được thỏa thuận thương mại.
Thương chiến Mỹ - Trung và leo thang từ tháng 12/2018 đến tháng 03/2019
Các mức thuế 10%, mà ông Trump công bố trong một loạt thông điệp trên trang Twitter sau khi ông được các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của phía Mỹ báo cáo về sự "thiếu tiến bộ" trong các cuộc đàm phán tại Thượng Hải tuần này, sẽ mở rộng thuế quan đối với gần như tất cả mọi hàng hóa Trung Quốc mà Hoa Kỳ nhập khẩu.
Các phản ứng cho đến nay
Động thái mới từ Tổng thống Trump đã làm rung chuyển thị trường tài chính khi Washington và Bắc Kinh mô tả các cuộc đàm phán thương mại trong tuần này là mang tính xây dựng và lên kế hoạch cho một vòng đàm phán khác vào tháng Chín, theo phóng viên của BBC News từ bắc Mỹ và Châu Á.
Tại Phố Wall, chỉ số cổ phiếu Dow Jones giảm mạnh, trượt khoảng 1% và thị trường Châu Á giảm trong giao dịch sớm. Giá dầu sụt giảm.
Phòng Thương mại Hoa Kỳ, đại diện cho hơn ba triệu công ty Mỹ, cho biết mức thuế mới nhất đối với Trung Quốc "sẽ chỉ gây ra nỗi đau lớn hơn cho các doanh nghiệp, nông dân, công nhân và người tiêu dùng Mỹ, và làm suy yếu nền kinh tế Mỹ ".
Cơ quan này kêu gọi hai bên gỡ bỏ tất cả thuế quan.
Vòng thuế quan mới nhất diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng chiến lược của ông Trump đang chứng tỏ phản tác dụng và gây hại cho Mỹ nhiều hơn Trung Quốc.
Hôm thứ Năm, 01/8, cựu cố vấn kinh tế của ông Trump, Gary Cohn, nói trong một cuộc phỏng vấn của BBC rằng cuộc chiến thuế quan đang có "tác động mạnh mẽ" đến sản xuất và vốn đầu tư của Mỹ.
Căng thẳng cũng đã ảnh hưởng đến ngân hàng trung ương Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) lần đầu tiên cắt giảm lãi suất vào hôm 1/8 trong một thập kỷ.
Lãnh đạo Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nói rằng công việc của định chế này không phải là chỉ trích chính sách thương mại của Mỹ, nhưng nói thêm rằng căng thẳng thương mại đã "gần như tột đỉnh" trong tháng Năm và tháng Sáu.
Tác động tới người tiêu dùng
Thương chiến Mỹ - Trung đang tác động đến thương mại, hàng hóa, thị trường và người tiêu dùng hai nước
Còn theo Reuters, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng tác động đối với người tiêu dùng từ các mức thuế mới nhất sẽ là tối thiểu, mặc dù danh sách mục tiêu trị giá 300 tỷ USD bao gồm gần như tất cả các mặt hàng tiêu dùng, từ điện thoại di động và máy tính xách tay đến đồ chơi và giày dép.
"Tổng thống không hài lòng với tiến trình của thỏa thuận thương mại," ông Kudlow nói với Fox Business Network.
Cổ phiếu của hãng Apple Inc (AAPL.O) đã giảm hơn 2% sau khi giảm tương tự vào thứ Năm, 01/8, vì lo ngại về thuế quan đối với các sản phẩm cốt lõi của hãng này. Các nhà phân tích của ngân hàng Mỹ Bank of America Merrill Lynch hôm thứ Sáu nói rằng thuế quan có thể làm giảm thu nhập khổng lồ của công nghệ từ 50 đến 75 xu (cent) trên một cổ phiếu, với phần lớn là từ thuế đối với iPhone.
Cho đến nay, Bắc Kinh đã kiềm chế việc áp thuế đối với dầu thô và máy bay lớn của Hoa Kỳ, sau khi áp dụng thuế quan trả đũa bổ sung lên tới 25% đối với khoảng 110 tỷ đô la hàng hóa của Mỹ kể từ khi chiến tranh thương mại nổ ra năm ngoái.
Trung Quốc cũng đang soạn thảo một danh sách các "thực thể không đáng tin cậy" - các công ty nước ngoài đã làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Công ty giao hàng khổng lồ FedEx (FDX.N) của Hoa Kỳ đang bị Trung Quốc điều tra.
"Trung Quốc sẽ đưa ra từng trả đũa một cách có phương pháp, và cố tình, có dụng ý, từng trường hợp một," theo Iris Pang, một kinh tế gia của ING.
"Chúng tôi tin rằng chiến lược của Trung Quốc trong cuộc leo thang chiến tranh thương mại này sẽ làm chậm tốc độ đàm phán và trả đũa ăn miếng trả miếng. Điều này có thể kéo dài quá trình trả đũa cho đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11/2020," nhà kinh tế này nói.
Các mức thuế cũng có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) cắt giảm lãi suất trở lại để bảo vệ nền kinh tế Hoa Kỳ khỏi rủi ro chính sách thương mại, theo giới chuyên gia.
Fed đã nhận được một tín hiệu khả dĩ khác về việc cắt giảm lãi suất lần thứ hai vào tháng tới từ dữ liệu việc làm tháng 7 của Hoa Kỳ vào hôm thứ Sáu, 02/8, thông tin cho thấy sự chậm lại trong việc tuyển dụng và có ít số giờ làm việc hơn cho nhân công trong ngành chế tạo, sản xuất.
Nhưng dữ liệu mới cũng cho thấy thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đã giảm 0,3% trong tháng 6/2019 xuống còn 55,2 tỷ USD trong một dấu hiệu cho thấy các chính sách thuế quan của ông Trump đang hạn chế các dòng đối lưu thương mại. Thâm hụt thương mại hàng hóa với Trung Quốc đã giảm 0,8% xuống còn 30 tỷ USD với nhập khẩu của Trung Quốc giảm 0,7% và xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc không thay đổi.
Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã thông báo với Tổng thống Trump vào đầu tuần này về cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên với các quan chức Trung Quốc kể từ khi ông Trump gặp ông Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 6/2019, với hai bên đồng ý "đình chiến" trong cuộc chiến thương mại đã kéo dài trên một năm qua.
Các cuộc đàm phán trước đó đã sụp đổ vào tháng Năm, khi các quan chức Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc không giữ các cam kết trước đó, hãng tin Anh cho hay.
*****************
Trump bênh vực lập trường về thương mại với Trung Quốc sau thuế quan mới (VOA, 03/08/2019)
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy nói rằng mọi chuyện đang diễn tiến tốt đẹp với Trung Quốc, khẳng định rằng người tiêu dùng Mỹ không trả thuế nhập khẩu mà ông đã áp đặt lên hàng hóa từ Trung Quốc mặc dù các nhà kinh tế nói rằng người Mỹ đang chịu khoản tiền này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào đầu cuộc họp song phương tại hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản, ngày 29/06/2019.
"Mọi chuyện đang diễn tiến rất tốt đẹp với Trung Quốc. Họ đang trả cho chúng ta hàng chục tỉ đôla, được thực hiện bằng cách phá giá tiền tệ của họ và bơm một lượng tiền lớn để giữ cho hệ thống của họ hoạt động. Cho đến nay người tiêu dùng của chúng ta không phải trả gì hết - và không có lạm phát. Không có sự giúp đỡ từ Fed !" ông Trump nói trên Twitter.
Ông cũng tuyên bố - mà không đưa ra bằng chứng - rằng các nước đang yêu cầu đàm phán "các thỏa thuận thương mại THẬT SỰ", nói rằng, "Họ không muốn bị Mỹ nhắm mục tiêu áp Thuế quan".
Ông Trump hôm thứ Năm đột ngột quyết định áp thuế quan 10% lên 300 tỉ đôla hàng nhập khẩu của Trung Quốc, gây choáng váng cho các thị trường tài chính và chấm dứt hưu chiến thương mại kéo dài một tháng.
Trung Quốc hôm thứ Sáu tuyên bố phản đòn.
Thuế quan nhằm làm cho hàng hóa nước ngoài đắt hơn để thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước, trừ phi các nhà xuất khẩu quốc tế giảm giá. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đang giảm giá để ứng phó với thuế quan của ông Trump.
Một nghiên cứu được công bố bởi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBE) vào tháng 3 cho thấy tất cả các chi phí từ thuế quan áp đặt trong năm 2018 đã được chuyển sang cho người tiêu dùng Mỹ.
********************
Tân đại sứ Trung Quốc tại LHQ nói Bắc Kinh quyết đấu với Mỹ về thương mại (VOA, 03/08/2019)
Đại sứ mới của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu cảnh báo rằng nếu Mỹ muốn đấu với Trung Quốc về thương mại "thì chúng tôi sẽ đấu", và báo hiệu rằng căng thẳng thương mại có thể làm tổn thương sự hợp tác giữa hai nước trong việc đối phó với Triều Tiên.
Ông Trương từng làm trợ lí bộ trưởng ngoại giao tại Bắc Kinh trước khi bắt đầu vai trò đại sứ LHQ trong tuần này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm loan báo sẽ áp thuế 10% lên 300 tỉ đôla hàng nhập khẩu của Trung Quốc kể từ tháng sau, leo thang một cuộc tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong những phát biểu thẳng thắn một cách bất thường từ một nhà ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, ông Trương Quân mô tả bước đi của ôngTrump là "một hành động phi lí, vô trách nhiệm" và thúc giục Washington "quay trở lại đúng đường". Ông cũng nói rằng Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn sàng đưa ra những biện pháp phản đòn.
"Lập trường của Trung Quốc rất rõ ràng rằng nếu Hoa Kỳ muốn nói chuyện, thì chúng tôi sẽ nói chuyện, nếu họ muốn đấu, thì chúng tôi sẽ đấu", ông Trương nói. "Chúng tôi chắc chắn sẽ đưa ra bất cứ biện pháp phản đòn cần thiết nào để bảo vệ quyền cơ bản của chúng tôi và chúng tôi cũng kêu gọi Mỹ quay lại đúng đường trong việc tìm ra giải pháp phù hợp thông qua con đường đúng đắn".
Ông Trương từng làm trợ lí bộ trưởng ngoại giao tại Bắc Kinh trước khi bắt đầu vai trò đại sứ LHQ trong tuần này. Ông nói chuyện với một nhóm phóng viên nhỏ tại trụ sở của LHQ.
Khi được hỏi liệu quan hệ thương mại của Trung Quốc với Mỹ có thể gây tổn hại cho sự hợp tác giữa hai nước để đối phó với Triều Tiên hay không, ông Trương nói rằng điều này khó dự đoán.
Nhưng ông nói thêm : "Thật khó tưởng tượng một mặt bạn tìm kiếm sự hợp tác từ đối tác của bạn, và mặt khác bạn làm tổn thương lợi ích của đối tác của bạn".
Là đồng minh và láng giềng của Triều Tiên, Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc nhất trí và thi hành các chế tài của Hội đồng Bảo an LHQ nhắm vào Bình Nhưỡng liên quan tới các chương trình phi đạn đạn đạo và hạt nhân.
Ông Trương cũng nói rằng dù ông rất sẵn lòng hợp tác với các quốc gia thành viên khác của LHQ, song Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép sự can thiệp vào "các vấn đề nội bộ của mình, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong".
Trung Quốc đã bị nhiều nước lên án vì thiết lập các trại giam giữ ở vùng Tân Cương hẻo lánh, nơi mà LHQ nói rằng ít nhất 1 triệu người thuộc sắc dân Uighur và những người Hồi giáo khác đang bị câu lưu. Bắc Kinh mô tả những nơi này là những "trung tâm đào tạo giáo dục" giúp dập tắt chủ nghĩa cực đoan và dạy cho mọi người những kĩ năng mới.
Tại Hong Kong, các cuộc biểu tình phản đối một dự luật đề xuất cho phép dẫn độ các cá nhân sang Trung Quốc đại lục để xét xử ngày càng trở nên bạo lực, với việc cảnh sát bị cáo buộc sử dụng vũ lực thái quá và không bảo vệ người biểu tình khỏi các cuộc tấn công bị nghi là do băng đảng thực hiện.
"Cuộc biểu tình đã vượt xa bản chất của một cuộc biểu tình ôn hòa, nó thực sự trở nên hỗn loạn và bạo lực và chúng tôi không nên cho phép họ tiếp tục hành vi đáng trách này nữa", ông Trương nói.
******************
Trump áp thuế lên 300 tỉ đô la hàng Trung Quốc còn lại (RFI, 02/08/2019)
Tổng thống Donald Trump hôm qua, 01/08/2019, đã quyết định leo thang trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung, khi loan báo kể từ ngày 01/09 tới sẽ đánh thuể bổ sung 10% lên 300 tỉ đô la hàng Trung Quốc hiện vẫn còn nằm ngoài tầm ngắm. Bắc Kinh đe dọa trả đũa.
Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 29/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque
Ông Trump viết trên Twitter : "Đàm phán thương mại tiếp tục, và trong thời gian thương lượng, Hoa Kỳ kể từ ngày 01/09 tới sẽ bắt đầu áp thuế hải quan bổ sung 10% lên 300 tỉ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc còn lại".
Donald Trump cáo buộc Bắc Kinh đã không giữ lời hứa sẽ mua nhiều nông sản Mỹ, và lần đầu tiên tố cáo đích danh Tập Cận Bình bội ước vì trước đây chủ tịch Trung Quốc đã hứa ngăn chặn việc xuất ồ ạt fentanyl - chất gây nghiện đang gây nhiều thiệt hại cho nước Mỹ và Trung Quốc là nhà sản xuất chính. Ông Trump thậm chí còn tuyên bố có thể chẳng cần buôn bán với Trung Quốc nữa.
Từ Washington, thông tín viên Pierre-Yves Dugua cho biết thêm chi tiết :
"Thông báo trên mạng Twitter của tổng thống Donald Trump có nghĩa là kể từ ngày 1 tháng Chín, toàn bộ hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ đều bị áp thuế.
Số lượng 250 tỉ đô la hàng Trung Quốc đầu tiên đã bị đánh thuế 25% kể từ tháng Chín năm ngoái, chủ yếu là hàng công nghiệp. Danh sách 300 tỉ đô la hàng hóa sẽ bị nhắm đến kể từ ngày 1 tháng Chín tới gồm toàn bộ các mặt hàng còn lại : hàng tiêu dùng thông dụng, hàng điện tử như ti vi, điện thoại di động…và cả quần áo, giày dép.
Giới kinh doanh lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ không tiếp tục thương lượng nếu các biện pháp trừng phạt mới được áp dụng. Kịch bản một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài ít nhất cho đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020 trở nên khả tín. Tăng trưởng thế giới sẽ bị ảnh hưởng, giá dầu đã giảm mạnh ngay sau thông báo của Nhà Trắng".
Loan báo bất ngờ của tổng thống Trump được đưa ra vào lúc các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc vừa tái lập đối thoại ở Thượng Hải tuần này. Theo bộ Thương mại Trung Quốc, những trao đổi giữa hai bên là "thành thật, hiệu quả cao, mang tính xây dựng và có chiều sâu".
Hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh sẽ có các biện pháp trả đũa nếu Hoa Kỳ áp thêm thuế lên hàng Trung Quốc bằng mọi giá.
Thụy My
****************
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung ở Thượng Hải thất bại (RFI, 31/07/2019)
Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần thứ 12 kết thúc tại Thượng Hải hôm nay, 31/07/2019, nhưng không đạt được kết quả gì. Buổi làm việc giữa phái đoàn của Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc sớm hơn dự kiến.
Đại diện Thương Mại Mỹ Robert Lighthizer (đi đầu), phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (thứ hai) và bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steven Mnuchin (thứ ba), Thượng Hải, ngày 31/07/2019.Ng Han Guan/Pool via Reuters
Theo hãng tin Pháp AFP, sau chưa đầy bốn giờ họp kín, hai phái đoàn đã chia tay sớm hơn dự kiến đến 40 phút. Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin, vẻ mặt căng thẳng, đã lập tức ra sân bay, trở về Mỹ, không một lời phát biểu với báo giới về kết quả hai ngày làm việc vừa qua. Trưởng đoàn Trung Quốc, phó thủ tướng Lưu Hạc (Liu He) cũng không lên tiếng.
Vào lúc đại diện của Bắc Kinh và Washington bắt đầu họp tại Thượng Hải hôm qua, tổng thống Trump qua một loạt tin nhắn trên Twitter đã tố cáo Bắc Kinh bội ước. Ông cho rằng phía Trung Quốc "luôn thay đổi thỏa thuận để có lợi cho họ", và trái với cam kết, Trung Quốc vẫn chưa gia tăng mua nông phẩm của Hoa Kỳ. Những lời lẽ đó đã gây thêm khó khăn cho phái đoàn Mỹ.
Ông Donald Trump còn cảnh cáo Trung Quốc sẽ lầm to nếu muốn kéo dài thời gian, đợi đến bầu cử tổng thống năm 2020, để hy vọng đạt được một thỏa thuận có lợi hơn.
Báo chí Bắc Kinh đã đồng loạt lên án lời lẽ đao to búa lớn của chủ nhân Nhà Trắng. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, họp báo sáng nay lập tức quy trách nhiệm cho phía Mỹ đẩy đối thoại giữa Washington và Bắc Kinh vào bế tắc.
Các nhà quan sát quốc tế đã không chờ đợi vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Thượng Hải đạt kết quả, nhất là từ khi Donald Trump đòi Tổ Chức Thương Mại Thế Giới xét lại quy chế "nền kinh tế đang phát triển" mà Trung Quốc đang được hưởng.
Thanh Hà
Kẻ thắng người thua trong đại Thông báo của Trump về thương mại với Trung Quốc
Tổng thống Trump đã hạ nhiệt cuộc chiến mậu dịch với Trung Quốc vào cuối tuần này, tuyên bố sẽ đình việc tăng thêm thuế quan. Nhiều doanh nghiệp cổ võ chuyển biến này, diễn ra vào sáng thứ Bảy ở Nhật Bản (tối thứ Sáu ở Hoa Kỳ) bên lề cuộc họp G20 của các nhà lãnh đạo trên thế giới.
Ngày 29/6, trong cuộc họp tại hội nghị G20, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại và đình việc áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc (Reuters).
Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý tiếp tục nói chuyện, làm sống lại hy vọng có được một thỏa thuận sớm. Trump gọi thời gian của mình với Tập là "vĩ đại" và "tuyệt vời".
Nhiều người đã mong chờ việc tái thảo luận thương mại, vốn đã sụp đổ từ hai tháng trước, sẽ khiến Trump tăng thuế quan đập lên người Trung Quốc và theo đuổi các biện pháp trừng phạt đối với công ty khổng lồ công nghệ Huawei. Nhưng Trung Quốc đã được gần như tất cả những gì họ muốn trong cuộc họp này: Trump đã đồng ý không tăng thuế quan và đã đưa ra một số nhượng bộ đối với Huawei. Đổi lại, Trump cho biết Tập đã đồng ý mua thêm nông sản của Mỹ.
Còn quá sớm để biết liệu thỏa thuận mong manh có giữ được hay không, nhưng hiện tại, đây là danh sách những người thắng và kẻ thua từ vòng đàm phán Mỹ-Trung lần này.
Kẻ thắng
Trung Quốc - Trung Quốc có thể đã thua World Cup ở Pháp, nhưng quốc gia này đã có một màn trình diễn mạnh mẽ tại G20. Trung Quốc đã giành được một số nhượng bộ từ Hoa Kỳ. Trump đồng ý sẽ không áp thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc trong lúc hai bên tiếp tục nói chuyện. Trump cũng rút lại một số hạn chế đối với Huawei. Công ty này phải đối mặt với một tương lai đen tối hơn nếu không thể làm ăn với các công ty công nghệ Hoa Kỳ. Đổi lại, Trung Quốc đồng ý tái lập việc mua một số mặt hàng nông sản của Mỹ - đó là cái Trung Quốc vẫn muốn và đã đề nghị hơn một năm qua (không rõ Trung Quốc sẽ mua bao nhiêu).
Các nhà bán lẻ Mỹ (Walmart, Target, Amazone v.v.) -Tiếng thở phào nhẹ nhõm. Trump đã dọa sẽ áp thuế lên tất cả số hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc, bao gồm các mặt hàng như điện thoại thông minh, sản phẩm dành cho trẻ em và giày dép. Nhưng những mức thuế quan này nay không được áp dụng nữa. Đây là chiến thắng lớn của các nhà bán lẻ vốn thường nhập khẩu gần như tất cả các sản phẩm cho giai đoạn mua sắm lớn vào tháng Bảy, tháng Tám và tháng Chín.
Người tiêu dùng Hoa Kỳ - Thuế quan hiện tại của Trump khiến một gia đình bốn người phải trả thêm khoảng 800 USD một năm. Nếu ông đi bước trước và đánh thuế tất cả số mặt hàng còn lại của Trung Quốc, chi phí trong một gia đình điển hình sẽ tăng hơn gấp đôi, hơn 1.800 USD.
Huawei - Chính phủ Hoa Kỳ đã cáo buộc công ty công nghệ khổng lồ Huawei sử dụng điện thoại và các sản phẩm khác cơ bản là để theo dõi người Mỹ. Bộ Thương mại đã hạn chế việc các công ty Hoa Kỳ làm ăn với Huawei nhưng Trump đã nới lỏng lệnh cấm vào cuối tuần này. Đó là chiến thắng lớn dành cho Huawei vì Trump, qua động thái này, đã qua mặt một số cố vấn của mình - và thậm chí cả các thượng nghị sĩ GOP (Cộng hòa) - Điều này cũng có nghĩa là Trump sẵn lòng biến Huawei thành một phần trong các cuộc đàm phán thương mại. Đây là cái Trung Quốc muốn nhưng một số cố vấn của Trump đã cố gắng tách rời ra vì họ cho rằng làm ăn với Huawei nguy hại đến an ninh quốc gia.
Wall Street - Thị trường chứng khoán tăng mạnh trong tháng này với chỉ số Dow Jones trung bình trong tháng Sáu ở mức tốt nhất kể từ năm 1938. Các nhà đầu tư ở Phố Wall đã đánh cá là Trump sẽ khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại và diễn biến đã xảy ra đúng như vậy. Họ cũng hoan nghênh ý định giảm lãi suất, nếu cần thiết, của Cục Dự Trữ Liên Bang để thúc đẩy nền kinh tế trong trường hợp cuộc chiến mậu dịch của Trump thực sự bắt đầu.
Người thua
Phe diều hâu trong chính phủ Trump - Những người lo ngại ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc và những thách thức an ninh và kinh tế của quốc gia này đối với Hoa Kỳ dường như không hài lòng với thỏa thuận này. Trong đó bao gồm Bộ trưởng ngoại giao Mike Pompeo, người mà báo chí Trung Quốc gọi là "thủ lãnh cổ võ hận thù". Pompeo là người ủng hộ chính các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Trung Quốc. Ngoài ra còn có Peter Navarro, tác giả quyển sách "Chết dưới tay Trung Quốc", ngồi ở cuối bàn đàm phán khi Trump đồng ý từ bỏ cú đánh tiềm năng nặng ký nhất của mình đối với Trung Quốc : thuế quan đánh trên tất cả mặt hàng nhập khẩu.
Phe diều hâu trong quốc hội Mỹ - Các nhà lập pháp của cả hai đảng : thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng hòa, Florida) và Lãnh đạo thiểu số Thượng Viện Charles E. Schumer (Dân chủ, New York). Cả hai đều bày tỏ sự quan ngại về việc Trump tỏ ra yếu kém trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, đặc biệt là về Huawei. Quyết định nới lỏng lệnh cấm của Trump đối với công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc này và xem nó là một phần trong cuộc đàm phán thương mại giống như mời gọi sự chỉ trích.
2020 Dân chủ - Các ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ luôn thi nhau đả kích Trump về thương mại. Biện pháp tấn công tốt nhất của họ - cách mà Pete Buttigieg sử dụng trong các cuộc tranh luận hôm thứ Năm - là nói rằng thuế quan nhằm áp lực Trung Quốc là sai lầm vì chúng chỉ khiến giá cả tăng lên gây khó khăn cho người Mỹ. Nhưng quyết định không áp dụng siêu thuế quan của Trump đã làm giảm bớt nỗi lo của người tiêu dùng.
Chưa rõ ràng
Trump - Ông đã khởi động lại các cuộc đàm phán. Việc làm này có lợi cho thị trường và có khả năng kinh tế sẽ đi vào chiến dịch tranh cử 2020. Nhưng ông đã từ bỏ rất nhiều thứ và dành chúng cho Trung Quốc để đi được đến đó. Ông từng quay lại đe dọa bằng thuế quan lớn của mình, cái mà Trung Quốc, Châu Âu và các cường quốc khác khó có thể quên khi các cuộc đàm phán thương mại tiếp tục trên toàn cầu. Trump vẫn có thể đạt được một thỏa thuận với Trung quốc và nhận được một số nhượng bộ chính từ Tập, nhưng trong vòng này, ông tỏ vẻ rất sốt sắng khi làm việc với Trung Quốc.
Mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung - Ngay cả khi một số nhà phê bình chỉ trích nặng nề cách tiếp cận trong việc đàm phán của Trump với Trung Quốc, đã có tin lan rộng về một thỏa thuận theo đó Trung Quốc cần thực hiện các cải cách quan trọng trong nền kinh tế để trở thành sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài. Không rõ liệu quyết định xuống thang của Trump như một thỏa thuận có áp lực được Trung Quốc thay đổi hay không.
Nông dân - Trung Quốc có vẻ sẵn sàng tiếp tục mua đậu nành, thịt và các nông phẩm khác của Hoa Kỳ. Việc này sẽ giúp gíá cả tăng lên một chút sau một năm tàn khốc. Tuy nhiên vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có duy trì mức mua như trước khi cuộc chiến mậu dịch xảy ra hay không (huống gì nói đến mức cao hơn). Giống như mọi doanh nghiệp khác, nông dân muốn có sự chắc chắn nhưng họ vẫn chưa được điều đó.
Robert E. Lighthizer - Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ giờ đây là nhân vật chính trong cuộc chơi. Ông là người gõ búa vào các chi tiết trong bất cứ thỏa thuận cuối cùng nào với Trung Quốc. Vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là làm cách nào khiến Trung Quốc thay đổi chính sách cạnh tranh với nước ngoài và sở hữu trí tuệ. Không rõ cuộc họp này hữu ích hay làm tổn thương bàn tay của ông, đặc biệt khi Tập nhấn mạnh là "nên bình đẳng và thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau".
Heather Long
Nguyên tác : Winners and loosers in Trump’s big China trade announcement, The Washington Post, 29/06/2019
Hoàng Thủy Ngữ dịch
(03/07/2019)
*******************
Trump : Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung phải thiên về có lợi cho Mỹ (VOA, 02/07/2019)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/7 loan báo các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang được tiến hành và rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải thiên về có lợi cho Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp bên lề thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản, hôm 29/6/19.
Trong cuộc gặp hôm 29/6 ở thượng đỉnh G20 tại Nhật, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí khởi động lại các cuộc đàm phán mậu dịch sau khi vòng thương thuyết sau cùng đổ vỡ hồi tháng 5 năm nay.
Tổng thống Trump nói với báo giới hôm 1/7 rằng các thương thuyết gia của đôi bên trao đổi với nhau chủ yếu qua điện thoại nhưng cũng có gặp mặt.
"Tôi nghĩ chúng ta có cơ hội tốt đạt thỏa thuận", ông Trump cho biết.
Tổng thống Mỹ kỳ vọng lập trường thương thuyết của Trung Quốc tiến gần hơn với quan điểm của Hoa Kỳ.
Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung bế tắc hồi tháng 5 sau khi Mỹ tố cáo Trung Quốc rút lại các cam kết cải cách.
Ông Trump nói Trung Quốc đã được nhiều thuận lợi lớn trong thương mại với Mỹ suốt nhiều năm qua.
"Cho nên dĩ nhiên chúng ta sẽ không nhắm tới một thỏa thuận 50-50. Phải là một thỏa thuận phần nào thiên về có lợi cho chúng ta", Tổng thống Trump nhấn mạnh.
Theo Reuters
Giới chuyên gia Pháp so sánh : trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hiện tại, kim loại hiếm là một dạng "vũ khí răn đe" của Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc sẽ không dám vượt qua lằn ranh đỏ. Giải pháp triệt để ấy sẽ biến cuộc chiến thương mại hiện nay thành chiến tranh công nghệ và có thể là còn "hơn thế nữa" với Hoa Kỳ.
111111111111111
Các mẫu kim loại hiếm được trưng bày ở cơ sở Molycorp, California, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 29/06/2015. Reuters/David Becker/File
Vào lúc căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng cường độ, chủ tịch Trung Quốc đã ghé thăm một nhà máy khai thác kim loại hiếm tại Giang Tây. Tháp tùng ông Tập có phó chủ tịch Trung Quốc Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán thương mại với Mỹ để giải quyết tranh chấp mậu dịch.
Báo chí Paris đồng loạt nhận xét, Bắc Kinh khéo léo nhắc nhở Donald Trump rằng Trung Quốc cũng có những lá chủ bài trong tay để mặc cả với Mỹ. Trung Quốc đang nắm giữ 40 % các mỏ dự trữ kim loại hiếm của thế giới (Việt Nam 18 % và Mỹ 1 % theo như nghiên cứu của Trung tâm địa chất Hoa Kỳ US Geological Survey).
Năm 2018, Trung Quốc sản xuất 70 % đất hiếm được tiêu thụ trên toàn cầu và là nguồn cung ứng 80 % đất hiếm cho Hoa Kỳ.
Trung Quốc có thể sử dụng lá bài này để cưỡng lại các biện pháp bảo hộ của chính quyền Trump ? Trước mắt hầu hết các nhà quan sát đều trả lời là không. Nhà báo Guillaume Pitron và cũng là tác giả cuốn Chiến tranh Kim loại hiếm, Mặt trái của Tiến trình chuyển đổi năng lượng và Kỹ thuật số, Nhà xuất bản LLL (2018) nhận định : phong tỏa đất hiếm, Trung Quốc sẽ biến cuộc chiến thương mại thành chiến tranh công nghệ với Hoa Kỳ. Đó là lằn rănh đỏ Bắc Kinh đối với Bắc Kinh.
Năm 2010 Bắc Kinh đã một lần dùng lá bài "đất hiếm" để phạt Nhật Bản thách thức chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Nhưng rồi, theo Guillaume Pitron nhận xét, biện pháp trừng phạt đó chỉ được kéo dài trong 6 tháng, do Bắc Kinh nhận thấy rằng, đây là một giải pháp lợi bất cập hại. Trong một thế giới toàn cầu hóa, mà ở đó chuỗi cung ứng của các nền kinh tế thế giới ràng buộc lẫn nhau, ngưng cung cấp đất hiếm cho Nhật Bản khiến dây chuyển sản xuất của bản thân Trung Quốc bị chựng lại.
Đất hiếm và công nghệ vũ khí
Các phương tiện truyền thông đại chúng chú ý nhiều đến khía cạnh chiến lược đất hiếm đối với những mảng công nghệ cao từ viễn thông, điện tử đến xe hơi, hay công nghệ chế tạo máy bay. Nhưng ít người biết là không thể chế tạo từ hỏa tiễn đến máy bay trinh sát nếu không có đất hiếm. Để sản xuất động cơ của chiến đấu cơ F35, Mỹ cần từ nickel đến cobalte, từ modybdene đến tungstene...
Công nghệ chế tạo vũ khí nói chung là lĩnh vực tiêu thụ nhiều kim loại hiếm nhất.
Lĩnh vực này vừa mang ý nghĩa chiến lược vừa là một con gà đẻ trứng vàng mà chắc chắn là Hoa Kỳ không sẵn sàng nhường nửa bước cho bất kỳ một đối thủ nào.
Cũng vì lý do này, kim loại hiếm không nằm trong danh sách những sản phẩm của Trung Quốc bán sang thị trường Mỹ bị chính quyền Trump tăng thuế hải quan.
Từ chiến tranh thương mại đến chiến tranh tâm lý
Trong bài phỏng vấn dành cho RFI Việt ngữ, Gillaume Pitron nhắc lại tầm mức quan trọng của "nguồn nguyên liệu của thế thế kỷ 21" này và mối quan tâm đặc biệt từ phía các nhà chiến lược ở Mỹ.
Gillaume Pitron : Chưa bao giờ đất hiếm là đề tài nhậy cảm đối với Hoa Kỳ như dưới chính quyền Trump. Khác với người tiền nhiệm, Donald Trump đặc biệt quan tâm đến mức độ lệ thuộc của Mỹ vào kim loại hiếm mà nguồn cung cấp chính trên thế giới hiện này là Trung Quốc. Đơn giản là vì đất hiếm không thể thiếu cho ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Hoa Kỳ. Mỹ đang thống lĩnh nền công nghệ sản xuất vũ khí thế giới. Không có đất hiếm, không thể sản xuất được chiến đấu cơ đời mới F35. Sự lệ thuộc vào kim loại hiếm của Trung Quốc thách thức an ninh quốc gia của Mỹ.
Trong bối cảnh đó khi ông Tập Cận Bình đến thăm một nhà máy kim loại hiếm ở Quảng Tây, lãnh đạo Trung Quốc gửi đi một thông điệp rất mạnh đến Hoa Kỳ. Một cách gián tiếp Bắc Kinh nhắc nhở Washington rằng Trung Quốc có phương tiện để trả đũa, và có thể ngưng cung cấp đất hiếm cho Hoa Kỳ. Đây là đòn Bắc Kinh từng áp dụng với Nhật Bản hồi năm 2010.
RFI : Nếu bị dồn vào chân tường, Trung Quốc có áp dụng trở lại biện pháp cấm vận đất hiếm với Mỹ hay không và tại sao ?
Guillaume Pitron : Đằnh rằng đây là một tín hiệu mạnh mẽ Bắc Kinh bắn đi, nhưng tôi không cho rằng Trung Quốc dám sử dụng đòn này với Mỹ. Bởi thứ nhất, về mặt tâm lý, đây là điều vô cùng nhậy cảm đối với Washington. Mở thêm mặt trận này, lập tức chiến tranh thương mại hiện nay sẽ mang tầm cỡ mới, nguy hiểm hơn rất nhiều và Mỹ chắc chắn sẽ phản công lại mạnh hơn nữa và có thể là Washington sẽ phản công quá đáng. Điểm thứ hai là đụng đến đất hiếm sẽ tác động trực tiếp đến thế thượng phong của nền công nghệ vũ khí Mỹ, tức là đến cốt lõi về chủ quyền, về an ninh và qua đó là sự tồn tại của Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc ngừng bán đất hiếm cho Hoa Kỳ, tác động không chỉ dừng lại ở những chiếc điện thoại thông minh Iphone, đến những vật dụng hàng ngày được sử dụng một cách đại chúng, mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ, đến khả năng chế tạo tên lửa, chiến đấu cơ... của Mỹ. Không ai lường trước được hậu quả từ một cuộc đối đầu như vậy. Thành thử tôi nghĩ rằng Trung Quốc không dám đi đến cùng.
RFI : Năm 2010 Trung Quốc đã phạt Nhật Bản vậy tại sao sau 6 tháng lại dừng ?
Guillaume Pitron : Khi Trung Quốc quyết định ngưng bán kim loại hiếm cho Nhật Bản trong vòng sáu tháng, và tại sao sau đó đã phải ngưng pháp cấm vận này ? Bởi vì khi quyết định phạt Tokyo, Bắc Kinh không lường trước được rằng vì ngưng cung cấp đất hiếm cho Nhật, Trung Quốc không thể mua lại một số những mặt hàng công nghiệp mà Nhật cần đất hiếm mới sản xuất được. Chúng ta sống trong môi trường mà chuỗi cung ứng của thế giới vừa bổ sung, vừa lệ thuộc vào nhau, nên đánh vào về thương mại của đối phương, tức là cũng tự hại mình. Chính vì vậy trong cuộc chiến mậu dịch lần này giữa Washington và Bắc Kinh, chính quyền Trump chỉ tìm cách gây khó dễ để mặc cả và nhất là đòi Trung Quốc phải nhượng bộ. Thật ra theo tôi, Trump muốn cho Bắc Kinh bài học là Đảng cộng sản không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng như ý muốn.
RFI : Nói như cậy có nghĩa là Hoa Kỳ không muốn dùng những đòn hiểm để hạ gục đối phương. Cũng có khả năng Trung Quốc tránh dùng tới biện pháp này để ép Mỹ nhượng bộ về thương mại, bởi vì mức độ lệ thuộc vào hàng công nghiệp Mỹ-Trung còn cao hơn so với Nhật Bản ?
Guillaume Pitron : Khi Trung Quốc phạt Nhật Bản, đừng quên rằng Mỹ cũng bị vạ lây vì giá kim loại hiếm đã tăng lên cao. Nhưng vào thời điểm năm 2010 đất hiếm chưa mang tầm mức chiến lược như bây giờ. Dù vậy ngay từ lúc đó, Washington hoàn toàn ý thức được về mức độ rủi ro khi phải lệ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc.
RFI : Vậy từ 9 năm qua Mỹ đã giảm được mức độ lệ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc hay chưa ?
Guillaume Pitron : Năm 2010 công luận phát hiện ra rằng, Hoa Kỳ lệ thuộc vào đất hiếm tới mức độ nào và đó là nhược điểm của Mỹ so với Trung Quốc. Chín năm sau, tình hình không khác gì so với trước. Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp chính của thế giới. Úc có bắt đầu xuất khẩu kim loại hiếm, nhưng không thấm vào đâu (sản xuất của Úc hiện tại là 15.000 tấn trên tổng số 170.000 tấn trên toàn thế giới). Chính nước Mỹ cũng bắt đầu khai thác các mỏ đất hiếm tại California nhưng vẫn không thay đổi được tương quan lực lượng, bởi đây là một lĩnh vực đòi hỏi thời gian. Phải ít nhất là từ 10 đến 15 năm mới hy vọng sản xuất được kim loại hiếm để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vì ngoài khâu khai thác, khâu chắt lọc phức tạp không kém.
Theo một báo cáo của chính phủ, nếu như Hoa Kỳ nỗ lực khai thác các mỏ kim loại hiếm thì phải cần 15 năm mới đủ để phục vụ riêng cho ngành công nghiệp sản xuất vũ khí. Hơn nữa, không chỉ có Mỹ và cả Châu Âu, phương Tây có một tầm nhìn thiển cận bởi vì cứ 4 hay 5 năm lại tổ chức bầu cử một lần. Ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình và những người tiền nhiệm không bị khống chế về thời gian để phát triển công nghệ đất hiếm, họ cũng không bị giới bảo vệ môi trường bài xích như ở phương Tây. Cũng có thể khủng hoảng thương mại với Trung Quốc lần này buộc Mỹ phải xét lại chiến lược phát triển công nghệ kim loại hiếm.
Thanh Hà thực hiện
Nguồn : RFI, 28/05/2019
Donald Trump thắng cử vào 2016 nhờ sự ủng hộ tối đa và nông nhiệt của cử tri ở vùng thôn quê và đặc biệt là nông dân. Theo một nghiên cứu của National Public Radio (NPR), càng đi sâu về những vùng hẻo lánh, ít người, cử tri càng ủng hộ Trump và đảng Cộng hòa. Một cách tổng quát, 62% cử tri ở nông thôn ủng hộ Trump và đảng Cộng hòa, 34% ủng hộ Clinton và đảng Dân Chủ và 4% còn lại ủng hộ các ứng cử viên khác.
Biểu đồ lượng đậu nành nhập cảng của Trung Quốc.
Bối cảnh nông thôn
Theo thống kê 2017 của Bộ Canh Nông, Hoa Kỳ có 2.04 triệu nông trại và trại nuôi gia súc. Những nông trại này đã đóng góp cho nền kinh tế Hoa Kỳ 389 tỉ Mỹ kim vào 2017. Diện tích trung bình của nông trại nói chung là 441 mẫu Anh (0,.4 hecta), nhưng có 273,000 nông trại nhỏ từ 1-9 mẫu Anh và 85,127 nông trại lớn có từ 2,000 mẫu Anh trở lên, chiếm 60% tổng số đất nông nghiệp của Hoa Kỳ. Về lợi tức, Hoa Kỳ có 76,865 nông trại thu nhập từ một triệu Mỹ kim trở lên hàng năm và 1.56 triệu nông trại có thu nhập từ 50,000 Mỹ kim trở xuống. Những con số này cho thấy là nông dân Hoa Kỳ không thuộc giới nghèo.
Đời sống nông thôn đảo lộn vì thuế quan
Hai năm trôi qua, tình hình nông thôn hoàn toàn thay đổi. Nông dân Hoa Kỳ đang ngậm đắng nuốt cay vì chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm cho thị trường nông phẩm sụp đổ.
Thât vậy, sau khi áp đặt thuế 30-50% trên solar panel và máy giặt vào tháng 1, 2018 và áp đặt thuế nhập cảng 10% trên nhôm và 25% trên thép vào tháng 5, chính quyền Trump đã áp đặt 25% thuế nhập cảng quy mô hơn trên số hàng Trung Quốc trị giá 50 tỉ Mỹ Kim trong hai đợt khác nhau và áp đặt 10% thuế nhập cảng trên một lượng hàng Trung Quốc trị giá 200 tỉ Mỹ kim vào cuối năm. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách đánh thuế 25% trên nông phẩm của Hoa Kỳ đồng thời Trung Quốc tìm mua nông phẩm từ những quốc gia khác như Brazil, Argentina, Canada, Autralia và Thái Lan.
Trung Quốc mua của Hoa Kỳ một số lượng đậu nành trị giá 9.1 tỉ Mỹ kim trong thời gian từ tháng 10, 2017 đến tháng 3, 2018 trước khi thuế quan được áp dụng. Số lượng đậu nành giảm xuống còn 1.88 tỉ Mỹ kim trong thời gian từ tháng 10, 2018 đền tháng 3, 2019 sau khi thuế quan được áp dụng.
Một số nước khác như Canada, Mexico, Brazil, Argentina và Liên Hiệp Châu Âu cũng áp đặt thuế quan trên nông phẩm và một số hàng khác của Hoa Kỳ. Liên Hiệp Châu Âu áp đạt thuế quan trên tổng số hang hóa của Hoa Kỳ trị giá 3,4 tỉ Mỹ Kim bao gồm nông phẩm và một số hàng khác như xe gắn máy Harley-Davidson, quần áo Levis, rượu bourbon, thép để trả đũa việc Hoa Kỳ áp đặt thuế trên thép và nhôm. Tổng số nông phẩm Châu Âu nhập cảng từ Hoa Kỳ trị giá khoảng 951 triệu Euro.
Tổng thống Trump chủ trương mở nhiều mặt trận thuế quan cùng một lúc từ Bắc Mỹ, xuống Nam Mỹ, qua Châu Âu, đến Trung Quốc, Nhật và Nam Hàn là một trong những sai lầm nghiêm trọng.
Kết quả là nông phẩm của Hoa Kỳ bao gồm đậu nành, bắp, lúa mì, thịt heo, ứ đọng. Theo báo cáo của Bộ Canh nông Hoa Kỳ, số lượng đậu nành tồn kho tăng 29% so với năm ngoái. Nhờ giá nông phẩm lên cao, lợi tức dòng của nông nghiệp Hoa Kỳ lên tới 123 tỉ Mỹ kim vào 2013, nhưng xuống chỉ còn 59,5 tỉ Mỹ kim vào năm vừa qua. Cũng trong thời gian này, lợi tức dòng của một nông trại trung bình là 437.000 Mỹ kim vào 2013 và 339.300 Mỹ kim vào 2018.
Giá nông phẩm của Hoa Kỳ xuống thấp làm cho nông dân Hoa Kỳ bị khốn khổ đáng kể. Giá đậu nành đã giảm 30% và giá vào giữa tháng 5, 2019 xuống tới mức thấp nhất trong 10 năm qua là 8,3150 Mỹ kim / bushel (35,24 lít). Ông John King, một nông dân ở Arkansas, cho biết giá một bushel đậu nành là 17 Mỹ kim vào 2012, 10 Mỹ kim vào 2017 và 8 Mỹ kim vào năm vừa qua. Ông ấy nói ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải bán hết số đậu nành còn lại trước khi thu hoạch mùa gặt năm nay.
Thông thường Trung Quốc mua một số lượng đậu nành trị giá khoảng 12 tỉ Mỹ kim, nay vì tranh chấp thương mại, Trung Quốc xoay qua mua đậu nành hầu hết của Brazil. Trong khi đó. nông dân Hoa Kỳ không kiếm được thị trường nào khác một khi Trung Quốc ngưng mua nông phẩm của Hoa Kỳ, khiến ông Trump phải yêu cầu Bộ Canh nông mua nông phẩm của nông dân để cho không các nước nghèo sau này.
Ảnh hưởng dây chuyền của thuế quan
John Deere là công ty sản xuất máy móc nông nghiệp nổi tiếng của Hoa Kỳ, cũng đang bị vạ lây vì tranh chấp thương mại. Trước đây công ty này tiên đoán doanh thu sẽ tăng 7% trong năm 2019, nay đã phải hạ thấp xuống còn 5% và giảm mức lời từ 3,6 tỉ Mỹ kim xuống còn 3,3 tỉ Mỹ kim. Tranh chấp thương mại tạo ra bất ổn khiến nông dân trì hoãn đầu tư lớn vào máy móc.
Theo một cuộc điều nghiên của Purdue University và Chicago Mercantile Exchange (CME) Group vào tháng 4 vừa qua, chỉ có 22% nông dân nghĩ rằng lúc này thuận tiện để đầu tư lớn vào nông trại.
Không phải chỉ có nông dân hay giới tiêu thụ bị thiệt hại, mà ảnh hưởng của thuế sẽ liên quan đến mọi người. Theo một cuộc nghiên cứu của Trade Partnership Worldwide, tại thời điểm này ở mức thuế quan hiện nay, mỗi gia đình Hoa Kỳ trung bình phải chi thêm 700 Mỹ kim mỗi năm. Nếu ông Trump áp đặt 25% thuế quan trên tất cả hàng Trung Quốc như ông liên tiếp đe dọa, mỗi gia đình sẽ phải chi thêm 2.300 Mỹ kim hàng năm và Hoa Kỳ sẽ phải đối phó với hậu quả mất 2,2 triệu việc làm. Dĩ nhiên, kinh tế của Hoa Kỳ, Trung Quốc và nhiều nước khác sẽ co cụm lại.
Harley-Davidson quyết định chuyển một số bộ phận sản xuất xe gắn máy từ Hoa Kỳ qua Thái Lan để tránh thuế quan của Liên Hiệp Châu Âu. Châu Âu là một thị trường quan trọng của xe gắn máy sau Hoa Kỳ. Harley-Davidson bán được gần 40.000 xe gắn máy tại Châu Âu. Với thuế quan từ 6% - 31% hiện nay làm cho giá xe gắn máy tăng trung bình là 2.200 Mỹ kim. Công ty đã tạm thời không tăng giá và chịu thiệt khoảng 30 – 45 triệu Mỹ kim trong năm 2018. Nhưng thuế quan của Liên Hiệp Châu Âu sẽ còn dự trù tăng lên đến 56% vào năm 2021.
Nếu ông Trump có thể cứu được tất cả khoảng 140.000 việc làm trong khu công nghệ thép - nhôm bằng cách tăng thuế quan trên thép và nhôm nhập cảng, ông ấy sẽ gây rủi do cho 5 triệu việc làm trong những công nghệ sử dụng thép vì giá thép và nhôm của Hoa Kỳ cao hơn giá thế giới lần lượt 20% và khoảng 7-10%. Không biết bao nhiêu sản phẩm của Hoa Kỳ một phần làm bằng nhôm và thép, từ lon Coca Cola, xe Chevrolet đến Boeing 787. Những công ty sản xuất thép và nhôm của Hoa Kỳ hưởng lợi vì thuế nhập cảng và những công ty sử dụng thép và nhôm cùng với giới tiêu thụ đang bị thiệt thòi. Nếu Hoa Kỳ bán được ít sản phẩm dùng nhôm và thép, cán cân thương mại của Hoa Kỳ thiếu hụt thêm chứ không giảm. Ngoài ra, 3,4 triệu nông dân, trong đó có 300.000 người trồng đậu nành, cũng bị ảnh hưởng.
Nông dân lên tiếng
Cách đây vài ngày ba nhóm nông dân lúa mì, đậu nành và bắp đã họp và lên tiếng chống lại giải pháp gia tăng thuế quan mới nhất của ông Trump đã làm cho cuộc tranh chấp thương mại sôi sục thêm. Ba nông phẩm này chiếm 171 triệu mẫu Anh đất nông nghiệp của Hoa Kỳ. Ông Lynn Chrisp, Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Sản xuất Đậu nành Toàn quốc tuyên bố "Nông dân lâu nay kiên nhẫn và bằng lòng chờ đợi kết quả của các cuộc thương lượng, nhưng với mỗi ngày trôi qua, sự kiên nhẫn vơi dần đi. Nông nghiệp cần sự chắc chắn, không cần thêm thuế quan".
Cũng cách đây vài ngày, Patty Edelburg, Phó Chủ tịch của Hiệp hội Nông dân Toàn quốc (National Farmers Association) có trụ sở đặt tại Washington, đại diện 200.000 nông trại, xuất hiện trên màn hình của Fox News, trình bầy về tình trạng khốn khổ của nông dân đang phải đối phó với lợi tức và giá suy giảm. Hậu quả quả là nhiều nông trại đã phải phá sản. Số nông trại rao bán tăng gấp đôi.
Theo báo cáo của Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Minneapolis, Minnesota, số nông trại phá sản tại sáu tiểu bang ở miền Trung Tây tăng 30% trong năm 2018. First Midwest Bank ở Chicago cho biết trường hợp trả nợ không đúng hạn tăng 287% cũng trong năm vừa qua.
Tổng thống Trump tiếp tục kêu gọi nông dân kiên nhẫn, hi sinh, yêu nước. Ông Christopher Gibbs, một nông dân ở Ohio, nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình của CNN cách đây ba ngày rằng chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm cho nông dân "rơi tự do" với lợi tức giảm đột ngột đáng kể. Ông nhận xét rằng lời cám ơn nông dân yêu nước (patriot farmers) hi sinh chịu đựng gánh nặng, gây ra bởi thuế quan, của Tổng thống Trump và các đồng minh Cộng hòa là xạo ngôn rẻ tiền (cheap rhetoric) dùng để bịt miệng nông dân, nhưng ông sẽ không yên lặng.
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Tổng thống Trump quyết định tăng thuế quan một lần nữa từ 10% lên 25% trên một số hàng Trung Quốc trị giá 200 tỉ Mỹ kim. Trung Quốc đáp trả bằng cách tăng thuế trên 60 tỉ Mỹ kim hàng của Hoa Kỳ. Tranh chấp thương mại căng thẳng trở lại và có nguy cơ kéo dài thêm khiến một số thành viên Quốc hội thuộc đảng Cộng hòa đã phải công khai lên tiếng bênh vực nông dân và chỉ trích chính sách của ông Trump.
Thượng nghị sĩ Charles E. Grassley (Cộng hòa, Iowa), Chủ tịch Ủy ban Tài chánh Thượng viện, tuyên bố ông sẽ viết thư trình bầy những lo âu của nông dân. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell (Cộng hòa, Kentucky), Lãnh tụ đa số Thượng viện, lên tiếng "Không ai thắng cuộc chiến thương mại ngoại trừ cuối cùng đạt được thỏa hiệp, sau đó bỏ thuế quan đi".
Nhưng không phải thành viên Quốc hội nào cũng đồng ý với nông dân. Thượng nghị sĩ John Kennedy (Cộng hòa, Louisiana) ủng hộ đường lối của Tổng thống Trump. Ông nói rằng nông dân phải chịu đựng trong "ngắn hạn" để mạnh tay với Trung Quốc về thương mại.
Cứu trợ nông dân
Vào tháng 8 năm vừa qua, Tổng thống Trump quyết định dành 12 tỉ Mỹ kim từ tiền quỹ thuế quan để giúp nông dân đang bị khó khăn vì tranh chấp thương mại qua ba giải pháp : tìm thị trường xuất cảng mới, tiêu thụ nông sản thặng dư và trả tiền trực tiếp cho những nông dân sản xuất đậu nành, bắp, lúa mì, bông gòn, lúa miến (sorghum), sữa và heo. Cách đây vài ngày, ông Trump cho biết ông dự trù dành thêm 15 tỉ Mỹ kim để trợ giúp nông dân. Ông Trump vẫn tiếp tục nói một cách sai lầm rằng tiền thuế này do Trung Quốc trả.
Biện pháp trợ giúp này chỉ có tích cách tạm bợ để xoa diu sự tức giận của nông dân và trên thực tế có nghĩa là lấy tiền thuế của người tiêu thụ hàng Trung Quốc để giúp không cho nông dân có nông sản thặng dư vì Trung Quốc áp thuế và mua của nước khác. Nông dân thật sự là nạn nhân. Họ muốn có một giải pháp dài hạn với thị trường để bán nông phẩm, chứ không muốn nhận tiền bồi thường. Đối với nông dân đây giản dị là một biện pháp bố thí, không vinh dự.
Một số nông dân Hoa Kỳ nghi ngờ quỹ cứu trợ này. Ông John Wesley Boyd, sở hữu chủ một nông trại cỡ trung bình ở miền nam Virginia, cho biết rằng ông chưa nhận được một đồng xu nào từ quỹ này và ông nghĩ rằng chỉ những nông trại lớn mới được hưởng tiền cứu trợ.
Lời kết
Hoa Kỳ nhập cảng một số hàng của Trung Quốc trị giá 540 tỉ Mỹ kim so với 120 tỉ Mỹ kim Trung Quốc mua của Hoa Kỳ. Vì vậy ông Trump có thể nghĩ rằng ông sẽ có nhiều quân bài để hù dọa ông Tập và ông sẽ đánh bại ông Tập. Trong trường hợp này cuộc chiến sẽ còn kéo dài. Nông dân Hoa Kỳ không đủ sức để chờ đợi. Nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết. Nông dân chỉ có thể du di một hai tuần để bắt đầu vụ mùa mới để 3-6 tháng sau gặt hái. Thât vậy, nhiều bản tin đã cho thấy số nợ của nông dân đã gia tăng trong hai năm gần đây và số nông trại khai phá sản nhiều hơn.
Tuy nhiên đây mới chỉ là khởi đầu. Tình trạng tài chánh của nông dân sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tới. Nông dân đang phải đối phó với muôn vàn khó khăn khi mà nông sản không bán được còn ứ đọng trong kho, trồng thêm hoa mầu mùa xuân này thì bán cho ai, ngồi chờ thời cơ lấy tiền đâu trả nợ.
Tổng thống Trump tự mệnh danh là một "tariff man" (một người thuế quan). Ông từng tuyên bố "Chiến tranh thương mại tốt và dễ thắng". Trên thực tế chiến tranh thương mại không dễ thắng chút nào mà mọi phe có thể đều thua. Đối với nông dân, chiến tranh thương mại của ông Trump đã thua ở Mặt trận Nông thôn.
Thời gian không về phe với Hoa Kỳ như trong những cuộc chiến tranh gần đây, đặc biệt là chiến tranh tại Việt Nam. Trong khi đó Trung Quốc có sức chịu đựng cao và ông Tập không phải đối phó với tự do báo chí, những cuộc nổi loạn của nông dân hay đảng đối lập.
Nguyễn Quốc Khải
Nguồn : VOA, 21/05/2019
Đọ sức Mỹ-Trung : Đằng sau thương mại là chủ nghĩa dân tộc
Mai Vân, RFI, 17/05/2019
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, nhất là sau vòng đàm phán kết thúc ngày 10/05/2019 tại Washington mà không đạt kết quả, đã có dấu hiệu gay gắt hẳn lên, cụ thể là với mức thuế quan 25% mà Mỹ áp đặt trên 200 tỷ đô la hàng nhập Trung Quốc chính thức có hiệu lực, kèm theo mệnh lệnh của tổng thống Mỹ khởi động thủ tục áp thuế trên 300 tỷ đô la hàng nhập Trung Quốc còn lại. Bắc Kinh đã đáp trả bằng thông báo ngày 13/05 là sẽ đánh thuế lên đến 25% trên 60 tỷ đô la hàng nhập của Mỹ kể từ ngày 01/06.
Ảnh minh họa : Cờ Trung Quốc và Mỹ trên một con đường ở chợ Nghĩa Ô (Yiwu), Chiết Giang. Ảnh ngày 10/05/2019. Reuters/Aly Song
Tuy nhiên lần này, giới quan sát nhận định là phản ứng của Trung Quốc có phần dữ dội hơn, đặc biệt là với việc truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc nhập cuộc, kích động chủ nghĩa dân tộc để chống lại điều được mệnh danh là hành vi "bắt nạt" của Washington đối với Bắc Kinh.
Nhật báo Mỹ The New York Times ngày 14/05 đã nêu bật diễn biến mới này trong bài "Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc nhắm vào Mỹ trên vấn đề chiến tranh thương mại". Hãng tin Mỹ AP ngày 15/05 thì nói thẳng thừng hơn : "Trung Quốc lớn tiếng phô trương sức mạnh, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc xung quanh cuộc chiến thương mại". Riêng hãng tin Pháp AFP, trong một bài phân tích ngay từ hôm 13/05 đã nhận xét rằng : "Đằng sau thương chiến Mỹ-Trung là một cú va chạm giữa hai chủ nghĩa dân tộc".
Nhân định chung của AFP rất rõ ràng : "Một bên là ‘Giấc Mơ Trung Hoa’ đối chọi với bên kia là ‘Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại’. Phía sau cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới còn là sự va chạm của hai chủ nghĩa dân tộc, giữa một Trung Quốc đang vươn lên và một nước Mỹ bị nỗi e ngại mất vị thế ám ảnh".
Theo AFP, từ Đài Loan, Bắc Triều Tiên cho đến các chiến dịch tuần tra của Hải Quân Mỹ ở Biển Đông, rồi các cáo buộc gián điệp, thái độ nghi kỵ và những quyết định nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi, cuộc đua tranh Mỹ-Trung sẽ tiếp diễn không ngừng, kể cả khi hai bên đạt được một thỏa thuận thương mại.
Vả lại, triển vọng có được thỏa thuận ngày thêm xa vời với việc Mỹ áp thêm thuế cuối tuần qua. Các nhà đàm phán hai bên hôm 10/05 vừa qua đã kết thúc vòng thương lượng tại Washington,mà không đạt kết quả gì và cũng không ấn định ngày họp lại.
Căng thẳng giữa hai bên còn kèm theo những nỗi bất mãn giữa hai đối thủ từng được xem là đối tác của nhau từ những năm 1970 cho đến gần đây.
Về phía Mỹ, tổng thống Donald Trump đã lấy Trung Quốc làm đối tượng công kích trong cuộc vận động tranh cử tổng thống 2016, tố cáo Bắc Kinh "ăn cắp việc làm" của người Mỹ.
Va chạm giữa hai xu hướng dân tộc chủ nghĩa
Một chi tiết mang tính chất dân tộc chủ nghĩa cực đoan từ phía Mỹ đã được AFP ghi nhận.
Tại một diễn đàn về an ninh vào tháng Tư vừa qua, bà Kiron Skinner, một quan chức bộ ngoại giao Mỹ, đã gây ngạc nhiên khi mô tả cuộc tranh đua với Trung Quốc là "một cuộc đấu với một nền văn minh thật sự khác biệt với một ý thức hệ rất khác".
Bà còn nói thêm rằng đây là lần đầu tiên mà Hoa Kỳ đứng trước "một đối thủ lớn mà không phải là người da trắng".
Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt qua lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Cảnh Sảng, đánh giá rằng cách xem xét quan hệ song phương trên quan điểm "va chạm văn minh và cả chủng tộc" là điều "phi lý và không thể chấp nhận được".
Về phía Trung Quốc, theo AFP, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan cũng không thua kém.
Từ lúc ông Tập Cận Bình lên cầm quyền, Trung Quốc đã chơi lá bài dân tộc chủ nghĩa, chủ tịch Trung Quốc đã "bán" cho đồng hương của ông "giấc mơ của sự phục hưng" sau thời kỳ bị phương Tây hạ nhục từ thế kỷ XIX.
Trên mạng Twitter, hôm thứ 11/05, Hồ Tích Tiến (Hu Xi Jin), chủ bút tờ Hoàn Cầu Thời Báo nhận xét : "Một cách khách quan, cuộc chiến thương mại đã củng cố hơn bao giờ hết tinh thần thù địch giữa hai xã hội Trung Quốc và Mỹ".
Đối với tổng biên tập của tờ báo Trung Quốc nổi tiếng với quan diểm dân tộc chủ nghĩa này : "Thái độ thù nghịch lẫn nhau này có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, gây nên một bước lùi nghiêm trọng của toàn bộ quan hệ quốc tế".
Bill Bishop, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc, người phát hành bản tin Sinocism tại Mỹ, cho rằng cuộc chiến thương mại mà ông Trump đã khởi động từ năm ngoái, 2018, đã "làm cho nhiều người Trung Quốc, không chỉ riêng trong giới công chức, tin là Washington muốn ngăn cản đà vươn lên của đất nước họ".
Theo ông Bishop, Bắc Kinh muốn lợi dụng tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người Trung Quốc, nhưng đó là "một con dao hai lưỡi" có thể phản lại chủ nhân nếu người dân cảm nhận là Bắc Kinh mềm yếu trước Washington.
Nhìn chung theo chuyên gia này, ở Trung Quốc có sự kỳ thị đối với người nước ngoài và đặc biệt là tâm lý bài Mỹ, điều đó có thể dẫn đến những lời kêu gọi tẩy chay hàng Mỹ, cho dù Bắc Kinh đến nay đã cẩn thận loại bỏ khỏi các mạng xã hội Trung Quốc những lời kêu như vậy.
Giành nhau quyền thống trị thế giới
Theo AFP, điều rõ nét là Trung Quốc và Mỹ đang ganh đua với nhau, đối đầu với nhau để áp đặt ảnh hưởng của mình lên phần còn lại của thế giới.
Trung Quốc đang cố thực hiện tham vọng này qua Con Đường Tơ Lụa Mới, một dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ bị phía Mỹ chỉ trích là "khoe khoang".
Trên bình diện quân sự, Trung Quốc cố gắng hiện đại hóa nhanh chóng quân đội, dành cho quốc phòng một ngân sách lớn hàng thứ 2 thế giới.
Cho nên, theo ông Hoa Pha (Hua Po) một nhà chính trị học độc lập ở Bắc Kinh được AFP trích dẫn, cho dù hai bên có ký được một thỏa thuận thương mại đi chăng nữa, thì sự tranh đua giữa hai bên vẫn ác liệt. Đối với chuyên gia này, "Hoa Kỳ không sai khi tỏ ra quan ngại về Trung Quốc, vì dù vẫn là một quốc gia đang phát triển, nhưng Trung Quốc đang kiên quyết bắt kịp Mỹ".
Thậm chí vấn đề công nghệ học còn có vẻ lấn át tranh chấp thương mại với nhận định cho rằng cường quốc thống trị của thế kỷ này là nước tiên tiến nhất trên mặt sáng chế.
Giáo sư Thời Ân Hoằng (Shi Yinhong), thuộc Trường Quan Hệ Quốc Tế Đại Học Nhân Dân ở Bắc Kinh, khẳng định : "Chiến tranh thương mại không phải là vấn đề thặng dư hay thất thu. Chìa khóa là công nghệ cao". Đối với ông, gây căng thẳng về thương mại với Trung Quốc là cách Mỹ sử dụng để buộc Trung Quốc phải tiến hành một số thay đổi trong hệ thống kinh tế và chính sách công nghiệp.
Mai Vân
Nguồn : RFI, 17/05/2019
*****************
Trung Quốc : Mỹ phải thành thật trong đàm phán (VOA, 17/05/2019)
Hoa Kỳ phải thể hiện sự thành thật của mình nếu muốn có các cuộc đàm phán thương mại có ý nghĩa, Trung Quốc nói hôm thứ Sáu, sau khi Tổng thống Trump nâng cao rủi ro xung đột với một cú giáng mạnh vào Huawei, tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc.
Các công-ten-nơ hàng Trung Quốc chất đống bên cạnh lá cờ Mỹ sau khi được bốc dỡ tại Cảng Los Angeles ở Long Beach, California, ngày 14/5/2019.
Trung Quốc vẫn chưa cho biết liệu họ có sẽ trả đũa hành động leo thang căng thẳng thương mại mới nhất của Mỹ hay không, dù giọng điệu của giới truyền thông nhà nước đang trở nên ngày càng gay gắt hơn. Báo Nhân dân của Đảng Cộng sản đương quyền cho đăng một bài bình luận trên trang nhất hôm nay, khơi dậy tinh thần yêu nước trong các cuộc chiến tranh trong quá khứ.
Đồng nhân dân tệ đã giảm giá xuống mức yếu kém nhất trong gần năm tháng qua, mặc dù mức thua lỗ đã được hãm lại sau khi nhiều nguồn tin nói với Reuters rằng ngân hàng trung ương sẽ đảm bảo đồng nhân dân tệ không tiếp tục tuột dốc xuống quá ngưỡng 1 đô la đổi được 7 nhân dân tệ trong trung hạn’.
Chỉ số công nghệ Dow sụt giảm tại Thị tường Chứng khoán New York trong ngày 13/5/2019
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang rơi vào một cuộc tranh chấp thương mại ngày càng gay gắt đã chứng kiến hai bên tăng mức thuế đánh trên hàng nhập khẩu của nhau trong khi diễn ra các cuộc đàm phán, làm tăng thêm lo ngại về rủi ro đối với đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu và làm lung lay các thị trường tài chính.
Được hỏi về những bài báo trên truyền thông nhà nước nói rằng sẽ không còn các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng trả lời rằng Trung Quốc luôn luôn khuyến khích việc giải quyết tranh chấp song phương qua đối thoại và tham vấn.
Tại cuộc họp báo thường ngày, ông nói thêm : "Tuy nhiên, vì một số điều mà phía Hoa Kỳ đã làm trong các cuộc tham vấn thương mại trước, chúng tôi tin rằng nếu muốn đàm phán có ý nghĩa, phía Mỹ phải thể hiện sự chân thành".
Bản tin của Reuters dẫn lời ông Lục Khảng nói Hoa Kỳ nên tuân thủ các nguyên tắc là, giữa hai bên phải có sự tôn trọng lẫn nhau, phải có sự bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Mỹ cũng phải giữ lời, ông Lu nói thêm nhưng không cho biết rõ chi tiết.
Hôm thứ Năm, Washington đưa vào danh sách đen tập đoàn Huawei, tập đoàn sản xuất các thiết bị viễn thông lớn nhất và thành công nhất của Trung Quốc. Quyết định này có thể gây khó khăn cho tập đoàn công nghệ khổng lồ này trong việc làm ăn với các công ty Mỹ.
Động thái này diễn ra tiếp theo sau quyết định của Tổng thống Trump hôm 5/5, tăng thuế đối với 200 tỉ đôla hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, một bước leo thang tranh chấp lớn sau khi hai bên hầu như đang xích gần tới mục tiêu đạt được thỏa thuận trong các cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc chiến thương mại.
Một quan chức chính phủ Trung Quốc hiểu biết về tình hình dự kiến Trung Quốc có thể chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thương mại dài hạn với Hoa Kỳ.
******************
Căng thẳng Mỹ-Trung : Bắc Kinh khẳng định "kiểm soát" được tác động (RFI, 17/05/2019)
Cho dù mọi chỉ số trong tháng Tư phản ánh tình trạng kinh tế Trung Quốc bị chiến tranh thương mại tác động tiêu cực, một cơ quan Nhà nước tuyên bố trấn an : "Các tác hại này còn ở trong tầm kiểm soát".
Ảnh minh họa : đồng đô la và yuan. Reuters/Thomas White/Illustration
Theo Reuters, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 17/05/2019, Ủy ban quốc gia phát triển và cải cách CNDR của Trung Quốc cho biết trong tháng Tư hoạt động kinh tế bị chậm lại hơn mức dự đóan. Sản xuất công nghiệp và buôn bán lẻ đều sụt giảm cần phải được Nhà nước can thiệp hỗ trợ. Ủy ban đề nghị những biện pháp đối phó để "duy trì sinh hoạt kinh tế trong biên độ kiểm soát được".
Một chuyên gia kinh tế được báo Tài Kinh trích dẫn cũng khuyến cáo chính phủ Trung Quốc phải "can thiệp mạnh" để ổn định tình hình cho dù tăng trưởng "chưa rơi xuống đáy vực".
Cánh nay hai hôm, khi bình luận về cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng "Trung Quốc đang thua" : Bắc Kinh sẽ bơm tiền cứu guồng máy kinh tế, sẽ giảm lãi suất ngân hàng và họ sẽ thua. Để bảo vệ thị phần, để giảm giá thành để có thể cạnh tranh tại Mỹ, nhiều công ty sản xuất sẽ bỏ Hoa lục đi nơi khác làm ăn.
Mike Pomeo tiếp đối lập Hồng Kông
Washington chia sẻ quan ngại với các nhà dân chủ Hồng Kông về các quyền tự do tại lãnh thổ ngày càng bị siết chặt. Hôm thứ Năm, ngoại trưởng Mike Pompeo tiếp phái đoàn các nhà hoạt động Hồng Kông do sáng lập viên đảng Dân Chủ Hồng Kông Lý Trụ Minh (Martin Lee) dẫn đầu. Hai bên có một cuộc thảo luận về dự luật "dẫn độ", cho phép đặc khu hành chính "áp giải" một công dân Hồng Kông bị cáo buộc phạm pháp sang Hoa lục xét xử. Theo ngoại trưởng Mỹ, chế độ thượng tôn pháp luật tại Hồng Kông bị đe dọa. Mike Pompeo tuyên bố tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh lâu dài bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản tại Hồng Kông.
Tú Anh
*********************
Đọ sức Mỹ-Trung : Từ thương mại đến công nghệ và chiến lược (RFI, 16/05/2019)
Sau vài tháng tương đối yên ắng, hôm 10/05/2019, cuộc chiến thuế quan Mỹ Trung nóng bỏng trở lại, với quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump tăng mức thuế từ 10% trên 200 tỷ đô la hàng nhập từ Trung Quốc chính thức có hiệu lực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, Bắc Kinh, ngày 09/11/2017. Reuters/Damir Sagolj/File Photo
Không chỉ thế, ông Trump cho ra lệnh khởi động thủ tục tăng thuế trên 300 tỷ đô la hàng nhập khác từ Trung Quốc mà chưa bị thuế. Để trả đũa, Bắc Kinh cũng loan báo áp thêm thuế quan trên 60 tỷ đô la hàng nhập từ Mỹ kể từ 01/06.
Câu hỏi mọi người luôn nêu lên là thất thu thương mại của Mỹ so với Trung Quốc không phải là điều mới mẻ, và sau nhiều tháng căng thẳng, mức này còn sâu thêm, đạt kỷ lục là 420 tỷ đô la trong năm 2018, thế nhưng tại sao tổng thống Mỹ lại khuấy động vào lúc này ?
Cuộc chiến giành vị trí thống trị thế giới
Theo ông Jean-François Dufour, giám đốc DCA-Chine Analyse, một văn phòng cố vấn về thị trường Trung Quốc, vấn đề không đơn thuần là bù đắp thất thu thương mại mà là tranh giành vị trí thống trị thế giới.
Trả lời RFI, chuyên gia Dufour phân tích : "Thất thu mang tính cơ cấu có thể được phía Mỹ chấp nhận khi mà người ta vẫn trong một mô hình bất bình đẳng, tức là một mô hình trong đó Trung Quốc đóng vai trò, như người ta thường nói là công xưởng của thế giới. Nhưng từ khi Trung Quốc, vào khoảng năm 2015, loan báo ý định thay đổi vị trí với kế hoạch Made in China 2025, thì Mỹ đã thấy nguy cơ một cuộc cạnh tranh về sức mạnh kinh tế và công nghệ học có thể thay đổi hẳn ván cờ".
Ông Dufour giải thích thêm : "Hệ thống của Trung Quốc vốn khác với hệ thống của Mỹ vì đó không phải là một nền kinh tế thị trường kiểu cổ điển. Trung Quốc có một mô hình khác cho phép bóp méo quy tắc cạnh tranh quốc tế. Và những gì mà Washington có thể chấp nhận đến bây giờ, thì giờ đây không thể chấp nhận nữa trong viễn cảnh mới đó. Điều này có thể giải thích là đằng sau cái cớ thất thu thương mại, người ta đã đi đến một cuộc chiến tranh thực sự".
Trả lời RFI, bà Françoise Nicolas, giám đốc Trung Tâm Châu Á của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) cũng đánh giá đây là vấn đề nhận thức, và Mỹ "khó chấp nhận khi thấy vị trí hàng đầu của mình có thể bị cướp mất".
Chiến tranh công nghệ
Trong mắt nhiều chuyên gia, đi kèm theo cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung để thống trị kinh tế thế giới, còn một cuộc chiến về công nghệ học không kém phần gay gắt.
Trong lãnh vực công nghệ học, đối với Mỹ cũng như Trung Quốc, mục tiêu đầu tiên là giữ được một sự độc lập chiến lược, cụ thể chống mưu đồ gián điệp, ăn cắp dữ liệu.
Mỹ vừa cấm tập đoàn điện thoại di động Trung Quốc China Mobile hoạt động trên đất Mỹ, để bảo vệ "an ninh quốc gia". Đây cũng là lý do Washington loại Hoa Vi khỏi việc triển khai mạng 5G, vì hai tập đoàn này thân cận với tình báo Trung Quốc. Không chỉ tại Mỹ, Washington còn vận động các nước khác loại Hoa Vi.
Tập đoàn số 1 thế giới về drone dân sự Dji của Trung Quốc cũng bị Hoa Kỳ tố cáo về các hoạt đông gián điệp, do thám từ những địa điểm chiến lược cho đến các công ty xí nghiệp. Quân Đội Mỹ cuối cùng quyết định không sử dụng loại drone này nữa.
Một ví dụ khác được nêu bật là tập đoàn ZTE, rốt cuộc được phép hoạt động tại Mỹ nhưng với điều kiện chấp nhận giám sát của nhân viên an ninh Mỹ tại văn phòng của mình trong 10 năm.
Mục tiêu cần đạt về kinh tế, chiến lược và quân sự
Theo bà Sylvie Matelli, chuyên gia thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) : "Trung Quốc đang vươn lên mạnh về công nghệ thông tin liên lạc, và đó là những công cụ làm gián điệp. Sức mạnh của các công ty hoạt động trong lãnh vực này nằm ở chỗ họ nắm được thông tin có giá trị không chỉ về kinh tế, tài chính mà cả về chiến lược, dù đó là thông tin về đời sống cá nhân, thu thập qua các mạng xã hội, hay thông tin mang tính chiến lược hơn về các chính phủ hay công ty, tập đoàn. Và chúng ta hiện ở trong thế đối đầu này để xem ai sẽ có phương tiện và công nghệ học để thu thập một lượng tối đa thông tin ? Những thông tin đó cũng là một nguồn sức mạnh về quân sự, và cũng là một mặt trận trong cuộc chiến thương mại hiện nay".
Một ví dụ trong sự canh tranh công nghệ hoc : Trung Quốc hiện đang phát triển hệ thống định vị của riêng mình để không phải sử dụng hệ thống GPS của Mỹ. Hệ thống Bắc Đẩu (Beidou) của Trung Quốc được cho là có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2020.
Trong lãnh vực thẻ ngân hàng, Trung Quốc đang gạt qua một bên các tập đoàn Mỹ như Visa, Master Card hay American Express với những quy định rất chặt chẽ để thay thế bằng thẻ Trung Quốc : Aliplay, WeChat, UnionPay.
"Made in China"
Sự phát triển công nghiệp và công nghệ Trung Quốc còn nằm trong chương trình "Made in China 2025" cho thấy cao vọng của Bắc Kinh và gây lo ngại ở Washington. Chương trình này có mục tiêu sử dụng công nghệ của riêng Trung Quốc ở tỷ lệ 70% cho các vật liệu, thành phần then chốt trong các lãnh vực về robot, xe hơi điện, viễn thông hay công nghệ học sinh thái. Một kế hoạch mà Washington đánh giá là "đáng sợ", và góp phần đáng kể trong việc làm quan hệ hai bên căng thẳng.
Đối với giới quan sát, nếu cả hai bên đều muốn thống trị về kinh tế, phát triển công nghệ học và bảo vệ an ninh, thì Trung Quốc còn có một mục tiêu đặc thù : Đó là kiểm soát dân chúng, giới hạn quyền tự do ngôn luận. Các mạng xã hội như Facebook, Google, Amazon hay Apple hầu như bị thay thế ở Trung Quốc bằng Baidu, Alibaba, Tencent hay Xiaomi, cũng đang nuôi tham vọng thống trị thế giới.
Bằng sáng chế
Vấn đề bằng sáng chế và tác quyền cũng nổi cộm trong cuộc chiến thương mại hiện nay.
Washington tố cáo Bắc Kinh ăn cắp công nghệ của Mỹ. Bà Sylvie Matelly nhắc lại là Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu từ lâu nay vẫn chỉ trích Trung Quốc trên vấn đề này. Theo chuyên gia của viện IFRI, Trung Quốc sao chép công nghệ học phương Tây và có xu hướng ăn cắp để phát triển công nghệ của mình. Từ mấy năm qua Mỹ và Châu Âu đã gây sức ép để Trung Quốc có một cơ chế tôn trọng tốt hơn vấn đề tác quyền. Điều trở trêu là vấn đề tác quyền được đưa ra ánh sáng vào lúc mà ngay chính Trung Quốc đang đổi thái độ, vì ngày nay họ có những công nghệ học do tự họ sáng chế mà họ cũng muốn bảo vệ.
Hiện giờ, trên bình diện quốc gia, Mỹ còn đứng đầu về số lượng bằng sáng chế được đăng ký, nhưng về mặt các công ty nộp bằng thì đứng đầu là hai công ty Trung Quốc, Hoa Vi và ZTE, và thứ ba mới là Intel của Mỹ. Theo Tổ Chức Tác Quyền Thế Giới, Trung Quốc có thể qua mặt Mỹ về tổng số lượng bằng sáng chế đăng ký ngay vào năm 2020.
Một nhà quan sát đã kết luận mỉa mai : Chúng ta đang xem một trận đấu của hai gã khổng lồ, với một kết cục hoàn toàn mờ mịt đối với mọi người.
Mai Vân
*****************
Trung Quốc trả đũa Mỹ : Lợi bất cập hại ! (RFI, 16/05/2019)
Theo Reuters ngày 15/05/2019, Trung Quốc không có bao nhiêu phương tiện để trả đũa Hoa Kỳ mà không tự hại chính mình. Và Washington sẽ không giảm áp lực, để buộc Bắc Kinh phải sửa đổi chính sách thương mại của mình, thậm chí cả mô hình kinh tế.
Các gian hàng thực phẩm Mỹ tại hội chợ SIAL ở Thượng Hải, ngày 14/05/2019. Reuters/Aly Song
Chính quyền Trung Quốc hôm thứ Hai 13/5 loan báo tăng thuế hải quan từ ngày 1/6 đối với 60 tỉ đô la hàng Mỹ, thấp hơn nhiều so với số 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế.
Hoa Kỳ còn tấn công trên nhiều mặt trận khác, từ việc gởi các chiến hạm đến eo biển Đài Loan, hoặc siết chặt khiến tham vọng cao ngất trời của các tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) và ZTE (Trung Hưng Thông Tấn) nay xuống còn bằng 0.
Đó là lý do khiến chính quyền Bắc Kinh tập trung sức lực để cố ký cho được một thỏa thuận, nhằm tránh một cuộc chiến tranh thương mại hao mòn, có nguy cơ ngăn cản kinh tế phát triển – theo một nguồn thạo tin. Tuy vậy cũng không thể nhượng bộ Mỹ quá nhiều, trước tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
Nếu Bắc Kinh chấp nhận yêu cầu của Washington là chấm dứt các ưu đãi tài chính và thuế khóa cho một số công ty quốc doanh và trong các lãnh vực chiến lược, thì sẽ phải đặt lại vấn đề mô hình kinh tế tập trung, và nói chung là sự lãnh đạo của đảng về kinh tế.
Một nguồn tin giấu tên của Reuters cho biết : "Chúng tôi vẫn có cách đối phó, nhưng sẽ không làm đến nơi đến chốn. Mục đích là đạt được một thỏa thuận có thể được cả hai bên chấp nhận".Còn về khả năng trả đũa, thì không có cách nào mà không gây rủi ro cho Bắc Kinh.
Dịch vụ là đích ngắm ?
Từ tháng 7/2018, Trung Quốc đã áp đặt nhiều mức thuế quan, có thể lên đến 25% trên 110 tỉ đô la hàng Mỹ nhập khẩu. Theo số liệu từ Census Bureau của Hoa Kỳ, Bắc Kinh chỉ có thể đánh thuế thêm khoảng 12 tỉ đô la hàng Mỹ nữa như dầu lửa và máy bay chẳng hạn - nếu phải trả đũa đợt áp thuế mới của Washington. Ngược lại, tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thêm thuế lên 300 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc.
Tất nhiên Trung Quốc có thể tấn công vào lãnh vực dịch vụ. Trong lãnh vực này, cán cân nghiêng về phía Hoa Kỳ với 40,5 tỉ đô la trong năm 2018. Nhưng cách này có thể không mấy hiệu quả, vì lợi tức phía Mỹ chủ yếu về du lịch và giáo dục, những lãnh vực mà Trung Quốc khó thể quay lưng – theo James Green, cố vấn của McLarty Associates.
Ông Green – nhân vật cho đến tháng Tám năm ngoái vẫn là người phụ trách về thương mại tại đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh - nói thêm, Trung Quốc có thể dùng đến các rào cản phi thuế quan, chẳng hạn kéo dài thủ tục cấp phép cho nông sản.
Chống Mỹ sẽ trở thành biểu tình chống chế độ ?
Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc có thể quay sang những đối thủ cạnh tranh với các công ty Mỹ, chẳng hạn mua máy bay của Airbus thay vì Boeing.
Nhưng do ông Donald Trump đã yêu cầu các công ty Mỹ khẩn cấp đưa sản xuất về lại Hoa Kỳ, nếu dùng cách trả đũa như trên, có nguy cơ thúc đẩy các doanh nghiệp mua hàng của các nước khác, hoặc rút đầu tư khỏi Hoa lục. Ông Robert Lawrence, thuộc Peterson Institute for International Economics nhận xét : "Hậu quả về trung hạn và dài hạn đã bị đánh giá quá thấp. Nếu tôi là Trung Quốc thì tôi sẽ thực sự lo lắng".
Báo chí nhà nước Trung Quốc đã trỗi lên giọng điệu dân tộc chủ nghĩa khi đàm phán thương mại thất bại vào tuần trước, và Mỹ áp thêm thuế. Nhưng các nhà quan sát nhận thấy hiện nay chính quyền Trung Quốc cố làm cho xung đột thương mại không trở thành vấn đề quá mang tính chính trị. Ông James Green nói : "Tôi không nghĩ rằng Bắc Kinh thấy có lợi ích gì trong đó, họ sợ nhất là tinh thần chống Mỹ lại nhanh chóng trở thành chống chế độ".
Đồng nhân dân tệ và dự trữ ngoại hối
Còn lại vũ khí hối đoái.
Đồng tiền Trung Quốc đã bị mất giá 2% so với đồng đô la Mỹ kể từ đầu tháng, trong bối cảnh căng thẳng thương mại tăng cao.
Đồng nhân dân tệ bị sụt giá sẽ làm giảm nhẹ tác động của thuế quan Mỹ lên hàng xuất khẩu Trung Quốc, nhưng có nguy cơ khiến vốn đầu tư bỏ chạy khỏi Hoa lục, trong trường hợp giảm phát thực sự.
Chính quyền Bắc Kinh không ngừng nói rằng không có việc giảm giá đồng nhân dân tệ để tăng xuất khẩu, và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố sẽ không sử dụng tỉ suất hối đoái để can thiệp vào xung đột thương mại.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ, có thể bán ra các trái phiếu chính phủ Mỹ để làm chi phí vay nợ đắt hơn. Nhưng theo các nhà phân tích, điều này khó thể xảy ra vì sẽ gây tác động dây chuyền lên dự trữ ngoại hối của Bắc Kinh, gồm 1.131 tỉ đô la vào tháng Hai – theo số liệu mới nhất của Mỹ.
Tìm khách hàng và nhà cung ứng mới
Trung Quốc cũng có thể làm giảm nhẹ hậu quả của việc Mỹ áp thuế, bằng cách đưa ra nhiều biện pháp kích cầu khác nhau.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc cũng đã tìm kiếm cách kênh khác để tiêu thụ sản phẩm, chẳng hạn qua "Một vành đai, Một con đường". Về nhu cầu nguyên vật liệu, Trung Quốc tìm các nhà cung cấp khác.
Việc mua đậu nành, sản phẩm chính mà Trung Quốc nhập từ Hoa Kỳ, đã bị ngưng lại từ khi Bắc Kinh áp 25% thuế lên hàng Mỹ nhập khẩu vào tháng 7/2018. Tuy vậy các thương nhân châu Âu cho biết trên thực tế Trung Quốc trong tháng 12 đã mua rất nhiều đậu nành Mỹ, để tỏ thiện chí. Cuộc thương chiến Mỹ-Trung đã làm lợi cho một số nước khác, đặc biệt là các quốc gia Nam Mỹ đã dự định tăng sản lượng đậu nành.
Tóm lại : một khi tìm trăm phương nghìn kế để trả đũa Mỹ, Trung Quốc cũng tự hại chính mình. Nhìn chung, "lợi bất cập hại" !
Thụy My
Với viễn ảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc tạm đạt thỏa thuận trong trận thương chiến giữa hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới, các quốc gia khác sẽ tính sao để bảo vệ quyền lợi của mình ? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu hồ sơ phức tạp này…
Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Thưa ông, trận thương chiến kéo dài chín tháng giữa hai nền kinh tế có sản lượng lớn nhất thế giới tại hai bờ Thái Bình Dương đang có hy vọng đạt một thỏa ước tạm trong thời gian tới. Khi ấy, các nước khác sẽ tính sao để bảo vệ quyền lợi của mình trong luồng giao dịch toàn cầu ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trước khi tìm hiểu hồ sơ rắc rối này, tôi thiển nghĩ là chúng ta nên chú ý đến bốn chuyện căn bản.
Thứ nhất, mọi hiệp ước giữa các nước chỉ được tôn trọng khi quốc gia trong cuộc cùng thấy mình có lợi vì bảo vệ được một phần quyền lợi.
Thứ hai, quyền lợi đó không hề cố định bất biến mà còn có thể thay đổi nên sẽ có ngày người ta đòi thương thuyết lại những gì đã đồng ý.
Thứ ba, thế giới đã đi vào trạng thái liên lập chứ hết còn tự cô lập về kinh tế, nên trong luồng giao dịch hay chuỗi cung ứng hoặc chuỗi giá trị toàn cầu giữa các nền kinh tế với nhau, người ta không chỉ có hai quốc gia gặp mâu thuẫn và phải đàm phán – giả dụ như giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc – vì thỏa thuận nếu có cũng chi phối quyền lợi kinh tế của các quốc gia khác.
Do đó và áp dụng thuật đấu trí hay "game theory" vào kinh tế, ta nên thấy vụ thương chiến Mỹ-Hoa sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia hay nhóm kinh tế chứ không chỉ có hai nước đó. Kết luận sơ khởi là lãnh đạo và doanh giới xứ nào cũng cần theo dõi việc đàm phán và thỏa thuận tạm giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để xem điều đó gây những hậu quả gì cho quyền lợi của mình mà tham gia đàm phán hay tự chuẩn bị.
Nguyên Lam : Thưa ông, phải chăng như vậy mà Nhật Bản cũng đang đàm phán với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Thưa rằng cuối tuần qua Ngoại trưởng Nhật là Taro Kono đã tới Bắc Kinh hội đàm ở cấp cao về quan hệ kinh tế giữa hai nước. Nghị trình đàm phán bao gồm những điều mà Hoa Kỳ đã khiếu nại với Trung Quốc, như cưỡng bách doanh nghiệp Nhật phải chuyển giao công nghệ hay thuật lý, như việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và dữ liệu thông tin, hay việc Bắc Kinh trợ cấp doanh nghiệp của mình và gây ra thế cạnh tranh bất chính. Nếu Bắc Kinh nhượng bộ và chấp hành đòi hỏi từ phía Hoa Kỳ theo một chu trình kiểm chứng được thì cũng sẽ phải tôn trọng những cam kết đó với Tokyo.
Song song, Tổng trưởng Kinh tế Nhật Toshimitsu Motegi đang gặp Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ tại Washington trong hai ngày 15-16 để mong đạt thỏa thuận về quan hệ kinh tế giữa hai nước. Trong khi đó Ủy ban Âu Châu cũng chuẩn bị đàm phán với Hoa Kỳ về hai đề mục quan trọng là cắt thuế nhập nội trên mặt hàng công nghiệp và giản lược thủ tục cho các doanh nghiệp Âu Mỹ chứng minh việc tuân thủ các tiêu chuẩn của đôi bên. Chỉ nhìn sơ như vậy, người ta cũng thấy là các nền kinh tế đều phải theo dõi tình hình chung để tranh thủ quyền lợi riêng.
Nguyên Lam : Qua nhận xét này của ông, phải chăng chúng ta cần thấy nếu Mỹ đòi Bắc Kinh phải mua thêm hàng hóa của Mỹ và chấp nhận cho doanh nghiệp Hoa Kỳ dễ vào Trung Quốc thì các nước chuyên bán hàng hóa hay thương phẩm cho thị trường của Tầu có khi lại bị thiệt ?
Nguyên-Xuân Nghĩa : Đúng như vậy, nhưng thật ra Hoa Kỳ đang đòi Bắc Kinh phải cải cách cơ chế, nâng mức bảo vệ các doanh nghiệp nước ngoài và chấm dứt tình trạng cạnh tranh bất chính qua sự yểm trợ của nhà nước. Nếu giới lãnh đạo Bắc Kinh tuân thủ những điều kiện ấy thì các nước khác cũng sẽ có lợi. Hoa Kỳ đang mở ra một kỷ nguyên mới khi gây sức ép cho Trung Quốc khiến các nền kinh tế kia, như của Nhật, Úc, Nam Hàn, Đài Loan, Âu Châu và thậm chí của Đông Nam Á, cũng được nhiều lợi ích trong tương lai khi làm ăn với Trung Quốc.
Nguyên Lam : Người ta thường cho là Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, có chủ đích bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ tới mức hủy bỏ hay đòi song phương thương thuyết lại các hiệp ước quốc tế. Ông nghĩ sao về chuyện đó ?
Logo Amazone (ảnh minh họa) AFP
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Điều ấy đúng mà chưa đủ nên gây ấn tượng sai.
Đúng là Chính quyền Trump chủ trương ưu tiên bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ và của dân Mỹ và tôi cho rằng lãnh đạo xứ nào cũng nên chủ trương như vậy, là điều lãnh đạo Bắc Kinh đã làm từ lâu mà thiên hạ chẳng nhìn ra. Điều chưa đủ ở đây là sự tiến hóa và những thay đổi về quyền lợi khiến lãnh đạo nhiều nước bị quán tính, cứ theo thói quen mà hành xử, nên không dám đặt lại vấn đề, giỏi lắm thì lặng lẽ ăn gian để bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi xin lấy một ví dụ ít ai để ý.
Từ đã lâu, Hoa Kỳ tham gia Liên minh Bưu chính Quốc tế, gọi tắt là UPU, là một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc có chức năng điều hợp chính sách bưu điện và cả giá biểu giữa các thành viên với nhau. Về nguyên ủy, sáng kiến này xuất hiện từ năm 1874 tại Thụy Sĩ. Nhưng tình hình đã thay đổi, nhất là khi có hiện tượng thương mại điện tử hay e-Commerce để người ta giao dịch trực tuyến với nhau, từ chuyển tiền cho tới gửi hàng qua các linh kiện nhỏ. Khi chưa là một nền kinh tế lớn, Trung Quốc hưởng lợi ích này của Liên minh Bưu chính Quốc tế vì gửi hàng qua Mỹ thì thực tế được trợ cấp mà cơ quan Bưu chính Hoa Kỳ bị thiệt vì nhận giá quá rẻ và phải có bổn phận giao hàng tới từng nhà.
Doanh nghiệp Mỹ muốn gửi hàng cho khách trong lãnh thổ còn thiệt hơn vì khó cạnh tranh với kiện hàng gửi từ Trung Quốc vào Mỹ với giá bèo. Nhà tiêu thụ Mỹ cũng thế vì nếu không hài lòng mà từ Hoa Kỳ gửi trả về cho nhà xuất khẩu Trung Quốc thì tốn gấp mười trị giá món hàng, cộng thêm cước phí. Vì vậy, từ tháng 10 năm ngoái, Chính quyền Trump quyết định sẽ rút khỏi Liên minh Bưu chính Quốc tế trong vòng một năm, nhưng lập tức áp đặt cước phí cao hơn cho các kiện hàng từ Trung Quốc bán vào Mỹ. Vụ này cũng là một khía cạnh của trận thương chiến Mỹ-Hoa mà ít ai chú ý.
Nguyên Lam : Nhưng tại sao Hoa Kỳ lại đơn phương triệt thoái mà không thương thuyết lại với tổ chức Bưu chính Quốc tế này ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tổ chức quốc tế này có 192 thành viên nhưng nếu đòi xét lại Hoa Kỳ chỉ có một lá phiếu mà thôi.
Sáng kiến thương mại điện tử xuất phát từ Hoa Kỳ và phục vụ giới tiêu thụ vì họ có thể ngồi nhà mua đủ mọi hàng hóa và dịch vụ với giá thấp và làm giàu cho các doanh nghiệp Mỹ, như Amazon hay FedEx. Nhưng Bưu chính Hoa Kỳ bị lỗ vì các quy định lỗi thời mà Trung Quốc lại hưởng lợi khi gửi hàng vào Mỹ, cụ thể là thương nhân Trung Quốc gửi hàng rẻ mạt của họ, có khi là nhái hàng Mỹ, qua vạn cây số trên Thái Bình Dương mà trả cước phí còn thấp hơn doanh nghiệp Mỹ bán hàng cũng cho người khách Mỹ đó ở cách ngàn cây số. Quy định này đặt giá biểu bưu chính có nội dung ưu đãi các nước nghèo nhất, Trung Quốc hết là một nước nghèo mà cứ đòi cào mặt ăn vạ.
Nhân đây, xin nói thêm rằng khi Amazon nương theo mà mở ra mạng thương mại điện tử cho Việt Nam thì doanh nghiệp Việt Nam có lợi, miễn là có hàng để bán và không bán hàng Trung Quốc dưới nhãn hiệu "Made in Vietnam".
Nguyên Lam : Thí dụ mà ông vừa trình bày cho thấy rằng không chỉ có Nhật, Úc, Âu Châu hay Hàn Quốc, Đài Loan mà các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam cũng phải theo dõi và còn nên khai thác trận chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cho quyền lợi của mình. Thưa ông, có phải như vậy không ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi nghĩ đấy là một khía cạnh chiến lược. Từ khi tranh cử cho tới ngày đắc cử rồi nhậm chức, ông Trump đã nói đến việc xét lại quan hệ toàn diện của Hoa Kỳ với Trung Quốc, và ông lần lượt làm chuyện đó, với một vài dấu hiệu liên hệ tới Đài Loan và cả Việt Nam. Khi ấy, các nước khác cũng nhìn thấy ưu tiên của mình là gì trong một không gian đa chiều.
Như Nhật Bản là một bạn hàng của Trung Quốc và Hoa Kỳ mà đang e ngại sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh nên cân nhắc những gì có thể nhượng bộ phía Mỹ, như về nông sản và thực phẩm Hoa Kỳ, nhưng trong khuôn khổ của các quy định của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương CPTTP hay với Liên hiệp Âu Châu. Trong khi đó, từng thành viên của Liên Âu, nhất là Đức hay Pháp, lại bị những ràng buộc trong nội bộ với nhau nên sẽ khó đạt thỏa thuận với Mỹ. Loại mâu thuẫn nhiều mặt như vậy dễ gây ấn tượng sai nếu ta không xét cho kỹ.
Là thành viên của Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương giữa 11 nước và có hy vọng tham gia Thỏa ước Tự do Thương mại với Âu Châu, Việt Nam có lợi thế khi đàm phán với Hoa Kỳ để thoát khỏi tình trạng quá lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, mà căn bản nhất thì vẫn là phát huy nội lực, là hệ thống tư doanh. Nếu không thì vẫn là người Việt bán hàng Tầu vào Mỹ mà thôi !
Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn tuần này.
Nguyên Lam thực hiện
Nguồn : RFA, 16/04/2019
Sau một năm đọ sức thương mại, xuất khẩu của Trung Quốc tuột dốc, Bắc Kinh hạ dự báo tăng trưởng. Ở góc đài bên kia, chính sách áp thuế nhập khẩu của Washington không cho phép Hoa Kỳ thu hẹp thâm hụt trong cán cân thương mại mà lại đè nặng lên túi tiền của các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ.
Ảnh minh họa: Đồng đô la Mỹ và nhân dân tệ của Trung Quốc. Reuters/Jason Lee
Đúng một năm sau khi khai mào chiến tranh thương mại, đánh thuế nhôm và thép - chủ yếu là từ Trung Quốc nhập vào Mỹ, chính quyền Trump khi thì tuyên bố "cận kề" một thỏa thuận mậu dịch với Bắc Kinh, lúc lại hù dọa sẽ không ký kết gì hết với Trung Quốc nếu như "đấy không phải là một thỏa thuận tốt".
Riêng với Trung Quốc, vào mùa xuân, tổng thống Donald Trump tự tin cho rằng sẽ "dễ thắng"trên mặt trận thương mại. Ngoài nhôm và thép, Washington đánh thuế 25% vào 50 tỷ đô la hàng Trung Quốc bán sang thị trường Mỹ. Tháng 9/2018, Nhà Trắng "phạt" thêm khi quyết định áp thuế 10% nhắm vào 200 tỷ đô hàng made in China nhập vào Hoa Kỳ.
Tổng thống Donald Trump tới nay vẫn treo lơ lửng đe dọa tăng mức thuế 10% nói trên lên thành 25% nếu không đạt được một "thỏa thuận tốt với Trung Quốc về thương mại". Đương nhiên, Bắc Kinh đã tìm cách trả đũa một cách "tương xứng" các biện pháp bảo hộ nói trên.
Nhà Trắng theo đuổi nhiều mục tiêu khi dồn hỏa lực vào Trung Quốc. Thứ nhất là thu hẹp thâm hụt thương mại 375 tỷ đô la với Trung Quốc. Thứ hai là chứng minh với cử tri từng bỏ phiếu cho Donald Trump rằng ông thực hiện đúng lời hứa bảo vệ việc làm cho người lao động Mỹ.
Điểm thứ ba - và đây mới chính là mục đích quan trọng nhất của Washington, là nhằm bảo đảm thế thượng phong của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Đúng 12 tháng sau nhìn lại, Donald Trump có đạt được cả ba mục tiêu nói trên hay không ?
Thiệt hại cho kinh tế Mỹ : 1,4 tỷ đô la một tháng
Về mục tiêu thứ nhất là thu hẹp nhập siêu của Hoa Kỳ với tất cả các đối tác thương mại trên thế giới, quan trọng nhất là Trung Quốc, câu trả lời là không. Chủ trương bảo hộ của chính quyền Trump đã "đào sâu" thêm thâm thủng mậu dịch của nước Mỹ.
Bất chấp các biện pháp bảo hộ, nhập siêu của Mỹ với toàn thế giới trong năm 2018 tăng 12,5% so với năm 2017. Theo thẩm định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, đây là mức "tệ nhất" từ 10 năm qua. Riêng với bạn hàng Trung Quốc, nhập siêu đang từ 375 tỷ đô la năm 2017 tăng lên thành 419 tỷ trong năm vừa qua.
Câu hỏi thứ nhì, chính sách America First có lợi cho dân Mỹ hay không, nghiên cứu do chi nhánh của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ tại New York và hai trường đại học Princeton và Colombia đồng thực hiện đưa ra kết luận : "Kinh tế và người tiêu dùng Mỹ bị thiệt thòi". Đánh thuế hàng của Trung Quốc không cho phép chính phủ thu về thêm "hàng tỷ đô la" như tổng thống Donald Trump từng rao giảng.
Cụ thể hơn, các đồng tác giả của công trình nghiên cứu nói trên ghi nhận : Không chỉ riêng gì với Trung Quốc, Nhà Trắng đã quyết định đánh thuế từ 10 đến 50% nhắm vào 283 tỷ đô la tất cả hàng hóa nhập vào Mỹ. Để trả đũa, các đối tác thương mại của Hoa Kỳ cũng áp thuế lên 121 tỷ hàng made in the USA với mức độ trung bình là 16%. Hậu quả kèm theo đối với người tiêu dùng ở Mỹ và nhất là đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ cần nhập phụ tùng, nguyên liệu của nước ngoài đã phải trả giá đắt. Thiệt hại đối với số này ước tính lên tới 1,4 tỷ đô la một tháng.
Mỹ thua với tỷ số 1-2
Nhìn đến động lực thứ ba thúc đẩy chính quyền Trump gây sự với Trung Quốc trên bàn cờ thương mại, là những cáo buộc Bắc Kinh "đánh cắp" công nghệ của Mỹ và không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, trong 12 tháng qua, phía Trung Quốc liên tục cam kết "tạo môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài".
Hôm 08/03/2019, một dự luật về đầu tư nước ngoài vừa được trình lên Quốc hội và sẽ được xem xét trước khi kết thúc kỳ họp thứ 2, khóa 13 Quốc hội Trung Quốc lần này. Văn bản nói trên dự trù Nhà nước Trung Quốc sẽ "bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp ngoại quốc". Một quan chức tại Bắc Kinh nói rõ dự luật về đầu tư ngoại quốc sẽ "cấm mọi hành vi áp đặt chuyển giao công nghệ".
Phát ngôn viên của Quốc hội Trung Quốc thậm chí còn hứa là "các nhà đầu tư ngoại quốc và Trung Quốc sẽ được đối xử bình đẳng". Tuy nhiên, một số lĩnh vực nhậy cảm gồm công nghiệp khai thác khoáng sản hay nông nghiệp và một số lĩnh vẫn chưa thể mở cửa cho các doanh nghiệp ngoại quốc.
Có điều, giới lãnh đạo Bắc Kinh gần như không đả động đến cuộc chạy đua công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu là Mỹ và Trung Quốc. Không mấy ai tại khóa họp Quốc hội lần này nhắc đến kế hoạch Made in China 2025.
Bắc Kinh nhượng bộ Washington
Còn quá sớm để biết rõ một cách cụ thể dự luật đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh gồm những gì và có bao nhiêu ngõ ngách tinh vi để vẫn bảo đảm một số ưu đãi cho phía Trung Quốc, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, ít ra là về mặt hình thức, trên vế này, chính quyền Trump đã ghi được một bàn thắng quan trọng. Trung Quốc buộc phải nhượng bộ Mỹ với hy vọng chiến tranh thương mại chóng kết thúc, qua đó duy trì được tăng trưởng và ổn định xã hội.
Khai mạc khóa họp Quốc hội 13, kỳ 2, thủ tướng Lý Khắc Cường đã phác họa ra một bức tranh kinh tế khá ảm đạm : Tăng trưởng không vượt quá ngưỡng 6,4% - tức là còn tệ hơn so với dự báo vốn đã kém cỏi của năm 2018. Khác với thông lệ, Bắc Kinh lần này đặc biệt nhắc nhiều đến ưu tiên bảo đảm công việc làm cho người lao động. Đáng chú ý hơn nữa là Trung Quốc đề ra một loạt các biện pháp kích cầu, như là thông báo giảm thuế trị giá gia tăng TVA đang từ 16% xuống còn 13% ; giảm 2.000 tỷ nhân dân tệ thuế cho tư nhân và doanh nghiệp.
Trả lời đài RFI Pháp ngữ, giáo sư kinh tế Jean-François Di Meglio, giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Paris, ghi nhận Bắc Kinh đang tìm đủ mọi cách để bảo đảm tăng trưởng trong bối cảnh xuất khẩu bị chựng lại vì chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, còn tiêu thụ nội địa thì chưa đủ sức để "xoay trục mô hình kinh tế" :
"Trước kia động lực tăng trưởng chính của Trung Quốc là xuất khẩu và Trung Quốc lệ thuộc vào ngoại thương. Tuy nhiên, từ trước khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khai mào, ngành xuất khẩu bắt đầu gặp khó khăn và do vậy Bắc Kinh đã phải xoay trục, tìm kiếm động lực tăng trưởng mới, lấy tiêu thụ nội địa làm chủ đạo.
Hiềm nỗi, người dân Trung Quốc có thói quen tiết kiệm, họ tiết kiệm nhiều hơn so với người Pháp, ngay cả khi đã khá giả hơn. Vì vậy tới nay, chưa thể nói là tiêu thụ trong nước tạo đà cho tăng trưởng của Trung Quốc. Khi kinh tế bị chựng lại, chính quyền Bắc Kinh tìm đủ mọi cách để kích thích cỗ máy đó. Giảm thuế trị giá gia tăng TVA là một trong những giải pháp để khuyến khích người dân mua sắm.
Từ một vài năm trở lại đây, Trung Quốc trông cậy vào tiềm năng tiêu thụ nội địa, nhưng nếu như sức mua đó đủ mạnh, thì chắc chắn là Bắc Kinh đã không phải giảm thuế TVA. GDP Trung Quốc dự trù tăng chưa đầy 6,4% trong năm nay. Trong khi đó, để chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu sang một mô hình dựa vào sức mua của người dân trong nước, chỉ số tiêu thụ của Trung Quốc phải tăng ít nhất là 10%. Hiện tại, chỉ số này giao động từ 8 đến 9%. Chính vì thế, Nhà nước phải can thiệp bằng cách hạ 3 điểm thuế trị giá gia tăng và còn hạ thuế TVA với nhiều mặt hàng khác nữa".
Bơm thêm tiền vào cỗ xe kinh tế : con dao hai lưỡi
Nhìn đến chính sách tiền tệ, một công cụ khác để hỗ trợ tăng trưởng, khả năng can thiệp của Trung Quốc bị đánh giá là "hạn hẹp", do nợ của tư nhân, trung ương và các chính quyền địa phương đã lên tới 250% GDP. Đành rằng năm 2018, Bắc Kinh đã khuyến khích các ngân hàng mở van tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng theo giáo sư Di Meglio, trường Khoa Học Chính Trị Paris, đây không phải là giải pháp lý tưởng nhất và Trung Quốc luôn phải cân nhắc để tránh châm thêm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính :
"Thực ra Lý Khắc Cường không chủ trương đem lại những thay đổi triệt để về kinh tế. Cách nay một tháng, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi dành cho báo chí, thủ tướng Trung Quốc cho biết ông không muốn mạnh tay áp dụng biện pháp kích cầu, vì giải pháp đó có nguy cơ tạo ra nợ xấu, và như vậy, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng một cách không an toàn.
Theo tôi, ông Lý Khắc Cường muốn tiến hành cải tổ một cách thận trọng, tránh tạo ra những cú sốc cho cỗ xe kinh tế của Trung Quốc. Thậm chí là những đòn triệt để đôi khi sẽ phản tác dụng".
Giới phân tích đưa ra kết luận rằng Trung Quốc đang rất "thành thật" trong mục tiêu đạt được một thỏa thuận với Mỹ chấm dứt cuộc đọ sức về thương mại đã kéo dài từ 12 tháng qua.
Thanh Hà
Nguồn : RFI, 12/03/2019
Tuần này, phái bộ Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ lại đàm phán để tránh một trận thương chiến giữa hai nước. Nhưng việc hưu chiến nếu có thì cũng khó bền vì nhiều mâu thuẫn sâu xa hơn giữa hai nền kinh tế. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu tại sao…
Hình minh họa. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (phải) và đoàn Mỹ trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và đoàn Trung Quốc tại Buenos Aires, hôm 1/12/2018 - AFP
Thanh Trúc : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Thanh Trúc xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa trong chương trình phát thanh đầu tiên sau Tết Kỷ Hợi 2019.
Thưa ông, tuần này các thị trường trên thế giới đều theo dõi những mâu thuẫn đa diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà nổi bật nhất là mâu thuẫn kinh tế trong các tranh chấp ông gọi là "thương chiến" giữa hai nền kinh tế có sản lượng cao nhất thế giới, vì sẽ chi phối sinh hoạt kinh tế của các nước khác. Theo dõi chuyện này từ lâu, ông nghĩ sao về kết quả đàm phán giữa hai nước ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi thiển nghĩ rằng Chính quyền Hoa Kỳ gặp bất lợi về chiến thuật nên Tổng thống Donald Trump cần tìm một thành quả biểu kiến, nhưng điều ấy không bền vì có nhiều mâu thuẫn sâu xa hơn nằm trong luồng giao dịch giữa đôi bên trong khi Chính quyền Trung Quốc mới thật sự gặp khó khăn từ cơ cấu, thuộc loại chiến lược. Cho nên, nếu hai nước có đạt một số đồng thuận sau hai ngày hội họp trong tuần này, chúng ta chưa nên vội mừng. Câu chuyện phức tạp hơn những gì người ta có thể thấy trên mặt nổi, ở bề ngoài.
Thanh Trúc : Như vậy, chúng ta sẽ đi từng bước để tìm hiểu về sự phức tạp này. Vì sao ông cho rằng sự đồng thuận nếu có giữa đại biểu của hai nước chỉ có giá trị biểu kiến, tượng trưng ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tổ chức Trade Partnership Worldwide vừa công bố một nghiên cứu về kịch bản thương chiến toàn diện giữa hai nước (https://tradepartnership.com/wp-content/uploads/2019/02/All-Tariffs-Study-FINAL.pdf) theo đó kinh tế Mỹ sẽ giảm đà tăng trưởng hơn một điểm bách phân - thí dụ như thay vì tăng 3% một năm thì chỉ còn 2% - và bình quân thì lợi tức của các hộ gia đình Hoa Kỳ mất 2.294 đô la một năm, mà kinh tế Mỹ mất hai triệu việc làm. Trong một xứ dân chủ, phí tổn kinh tế đó là một vấn nạn chính trị cho Chính quyền Trump khi nước Mỹ lại có tổng tuyển cử vào năm tới.
- Có thể là vì vậy mà phía Hoa Kỳ bắn ra tín hiệu là ông Trump muốn có thượng đỉnh vào tháng Ba với Tổng bí thư Tập Cận Bình để tránh một trận chiến thương mại chắc chắn là có tổn thất khi Hoa Kỳ đòi áp thuế thêm 25% trên 267 tỷ Mỹ kim hàng Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ, tức là tăng thuế lên mọi mặt hàng của Trung Quốc. Tôi gọi đó là một bất lợi về chiến thuật với hậu quả tai hại về dài vì mâu thuẫn giữa đôi bên sâu xa hơn người ta có thể nghĩ.
Thanh Trúc : Trước khi nói tới những mâu thuẫn sâu xa đó, Thanh Trúc xin được hỏi ông về những khó khăn ông gọi là chiến lược của lãnh đạo Bắc Kinh.
Hình minh họa. Hình chụp hôm 19/11/2018 : công nhân Trung Quốc kiểm tra các bộ phận ở máy tính xách tay ở một khu công nghiệp ở tỉnh An Huy - AFP
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Kinh tế Trung Quốc đi hết chu kỳ tăng trưởng ngoạn mục sau 30 năm cải cách kể từ 1979 và đã gặp nhiều khó khăn ngày càng dồn dập nhưng Tổng bí thư Tập Cận Bình không giải quyết nổi dù đã tập trung tối đa quyền lực vào trong tay. Ông ta không có nhu cầu tái tranh cử mà thật ra vẫn bị quần chúng và thị trường phê phán nên có thể nhượng bộ phía Hoa Kỳ để mua thời gian khắc phục các nan đề trong nội bộ. Khi cơ cấu kinh tế xã hội lâm nguy, việc hưu chiến với Mỹ là yêu cầu ngắn hạn, chứ về dài thì vấn đề nằm trong nội tình Trung Quốc.
- Thứ nhất, đà tăng trưởng sa sút, thực tế chẳng lên tới 6,6% như họ nói mà vẫn là mức thấp nhất từ ba chục năm nay ; thứ hai, các biện pháp kích thích chỉ là liều thuốc ngoài da, như giảm thuế cho tiểu doanh nghiệp và sinh viên vừa tốt nghiệp và cho giới cùng khốn ; thứ ba, lại tiếp tục bơm tiền cấp cứu các xí nghiệp đang vỡ nợ ; sở dĩ như vậy vì nạn thất nghiệp và biểu tình phản đối của công nhân đã tăng mạnh so với năm ngoái, nhất là tại khu vực duyên hải miền Đông là nơi giao dịch với thế giới bên ngoài. Sau cùng, ta không nên quên bối cảnh quốc tế là kinh tế thế giới có thể bị nạn suy trầm trong năm tới, như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF vừa cảnh báo.
Thanh Trúc : Ông có nêu hai ý kiến hơi bất ngờ, thứ nhất là lãnh đạo một xứ dân chủ như Hoa Kỳ phải nhìn vào tấm lịch bầu cử mà có khi sẽ nhượng bộ, nhưng lãnh đạo một xứ độc tài như Trung Quốc lại có một bài toán khác còn trầm trọng hơn trong nội tình của mình. Khán thính giả của chúng ta có thể muốn ông giải thích thêm về chuyện này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi xin nêu thêm một ý thứ ba để chúng ta cùng hiểu ra chuyện đó.
- Trong tháng 12 vừa qua, thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ bị dao động mạnh vì một số lý do, trong đó có trận thương chiến Mỹ-Hoa sau vụ hưu chiến giữa lãnh tụ hai nước hôm mùng một. Thị trường mà dao động là chính trường phải quan tâm vì sẽ bị quần chúng luận công hay tội. Vì sao lại như vậy ? - Vì vai trò của khu vực tư nhân.
- Tổng sản lượng kinh tế của Mỹ là khoảng 19 ngàn tỷ đô la một năm, kết số thị trường chứng khoán Mỹ tại New York là 28 ngàn tỷ, tức là cao hơn GDP tới 50%. Kinh tế Trung Quốc sản xuất chừng hơn 12 ngàn tỷ đô la một năm mà thị trường chứng khoán Thượng Hải chỉ có chừng hơn bốn ngàn tỷ, chưa bằng một phần ba GDP. Điều ấy cho thấy sức mạnh của khu vực tư nhân tại Hoa Kỳ so với Trung Quốc và cổ phiếu Thượng Hải có mất giá 25% trong năm qua chẳng thấy ai oán ! Nếu nhìn về dài thì đấy mới là thực lực kinh tế của hai nước và việc chế độ dân chủ phải quan tâm đến ý dân mới là ưu thế trường kỳ dù có bất lợi ngắn hạn….
Thanh Trúc : Nói về ưu thế trường kỳ và Thanh Trúc xin nêu câu hỏi khác, thưa ông. Lãnh đạo Bắc Kinh tất nhiên có biết nhược điểm chiến lược của Trung Quốc và tìm cách sửa sai, vì sao họ không sửa được để lâm vào tình trạng nghiêm trọng ngày nay nên phải tìm cách hưu chiến với Hoa Kỳ ?
Hình minh họa. Người dân đi qua một tấm biển có hình Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh trong dịp đại hội đảng 19 hôm 23/10/2017 AFP
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Đây mới là mấu chốt của mâu thuẫn giữa đôi bên.
- Kinh tế Trung Quốc có lợi thế là dân số đông và nhân công rẻ nên đạt tăng trưởng cao sau 30 năm cải cách với trọng tâm là đầu tư mạnh để chế biến mặt hàng tiêu dùng với giá rẻ và ào ạt bán ra ngoài. Nhưng lợi thế đó hết còn vì dân số bị lão hóa sẽ co cụm mà nhân công cũng không còn rẻ. Trong khi đó, từ thời Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo hơn chục năm trước, lãnh đạo Bắc Kinh đã nói tới nhược điểm kinh tế của Trung Quốc là không cân đối, không phối hợp, không công bằng và không bền vững. Nhưng họ không thể cải cách nổi và khi kinh tế thế giới bị nạn Tổng suy trầm năm 2008-2009 thì lại theo phương pháp của kinh tế gia John Maynard Keynes mà ào ạt bơm tiền, trong một hệ thống chính trị Mác-xít là lãnh đạo khỏi bị trách nhiệm gì với thần dân. Kết quả là một núi nợ vĩ đại và cả trăm cái bẫy xập về tài chính chưa nói tới cái bẫy về lợi tức thấp. Lên lãnh đạo từ cuối năm 2012, Tập Cận Bình muốn cải cách nên tập trung quyền lực để thanh lọc và thanh trừng các xu hướng đối nghịch qua chiến dịch diệt trừ tham nhũng vốn dĩ là thuộc tính của các chế độ độc tài.
- Năm 2015, Bắc Kinh mới công bố nhiều kế hoạch công nghiệp hóa đầy tham vọng, nổi bật nhất là kế hoạch "Chế tạo tại Trung Quốc năm 2025", theo Anh ngữ là "Made in China 2025", là một kế hoạch 10 năm đầu để lên trình độ công nghiệp tiên tiến nhất vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm ra đời của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Đáng tiếc là quần chúng Mỹ lại ít biết về kế hoạch này, tưởng như là tài liệu tuyên truyền, chứ thật ra Tồng bí thư Tập Cận Bình muốn ra khỏi chiến lược sử dụng dân số đông và nhân công rẻ nhằm bắt kịp Hoa Kỳ. Kế hoạch đó mới là cái gai trong quan hệ kinh tế của Trung Quốc với các nước.
Thanh Trúc : Xin đề nghị ông trình bày thêm về cái kế hoạch Made in China mà ông gọi là cái gai trong quan hệ kinh tế của Trung Quốc với các nước.
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Ban đầu thì kế hoạch này có vẻ mơ hồ và duy ý chí nên được coi như một tài liệu tuyên truyền. Khi gặp phản ứng nghi ngờ của nhiều nước thì Bắc Kinh tránh nói tới nội dung mà vẫn tiến hành trong thực tế và nay là mâu thuẫn trầm trọng nhất với nước Mỹ. Bắc Kinh không thể nào làm khác nếu muốn có một bước nhảy vọt lên một trình độ công nghiệp cao hơn.
- Về nội dung, kế hoạch Made in America nhắm vào 10 khu vực ưu tiên có phần đóng góp của nội địa lên tới 70% vào năm 2025. Các khu vực đó là 1/ Công nghệ Tin học mới ; 2/ Thiết bị tự động điều khiển bằng máy tính và người máy tự động hay robots ; 3/ Kỹ nghệ hàng không và không gian ; 4/ Thiết bị hải dương và công nghiệp đóng tầu ; 5/ Thiết bị hỏa xa cao cấp và cao tốc ; 6/ Tiết kiệm năng lượng và ráp chế xe hơi chạy bằng điện ; 7/ Sản xuất điện lực sạch ; 8/ Sản xuất nông cơ nông cụ ; 9/ Tìm ra và sản xuất vật liệu tiên tiến ; và 10/ Sản xuất dược phẩm nhờ sinh học và dụng cụ y khoa có công hiệu cao hơn.
Thanh Trúc : Nhưng mọi quốc gia đều có thể đề ra những mục tiêu ưu tiên như vậy, thưa ông, vì sao Kế hoạch Made in China 2025 lại là vấn đề ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Quả thật là mọi quốc gia, như Nhật Bản, Nam Hàn ngày xưa hay nước Đức vào năm 2011 đều có loại kế hoạch công nghiệp hóa như vậy. Nhưng trường hợp của Trung Quốc lại hoàn toàn khác. Ta không nên quên là tại Trung Quốc thì đảng Cộng sản, nhà nước, các doanh nghiệp, đại học hay trung tâm nghiên cứu đều "nhất thể hóa", là một tập thể hợp nhất dưới sự chỉ đạo của đảng. Thí dụ cụ thể và nóng bỏng là công ty nặc danh Huawei Hoa Vi, nó không là một doanh nghiệp tư nhân như người ta nghĩ. Thứ nữa, nội dung có vẻ hiền hòa đó lại che giấu phương pháp gian trá là bắt ép để ăn cắp hay ăn cướp công nghệ của thiên hạ khi làm ăn với các nước. Thứ ba, lãnh đạo Bắc Kinh không từ bỏ tinh thần đấu tranh nên sử dụng mọi công nghệ hay thuật lý tiên tiến nhất vào mục tiêu an ninh và quân sự không chỉ cho mục tiêu tự vệ mà còn trong mục tiêu tấn công vào "không gian điện não" hay "cyberspace" của thiên hạ. Ngoài hồ sơ kinh tế, cách cư xử của Bắc Kinh với khu vực tư doanh hay việc họ đàn áp đối lập vì lý do tôn giáo, sắc tộc hay chính trị đang là vấn đề được thế giới quan tâm và báo động. Vì vậy, mâu thuẫn với Hoa Kỳ không gói tròn vào thuế nhập nội mà vào cách hành xử của Bắc Kinh và Chính quyền Trump có thể tận dụng luật lệ Hoa Kỳ mà đòi Trung Quốc phải thay đổi nhiều hơn.
Thanh Trúc : Ông kết luận thế nào về mâu thuẫn này giữa hai nước ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa : Trong tình trạng phân cực chính trị hiện nay tại Hoa Kỳ, điểm đồng thuận duy nhất giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa lại là đối sách cứng rắn với Bắc Kinh. Hoa Kỳ mất cả năm đàm phán với Trung Quốc và thực ra đang có thế mạnh để đòi Bắc Kinh cải cách cơ chế kinh tế và chính trị của họ theo chuẩn mực bình thường của các nước văn minh. Vì lý do chính trị ngắn hạn, Chính quyền Trump có thể ra vẻ tin tưởng vào nhượng bộ và cam kết của Trung Quốc, nhưng cẩn kiểm chứng và gia tăng sức ép thì mới khiến Bắc Kinh thay đổi.
Kết luận của tôi là Hoa Kỳ đã đánh giá sai bản chất của Trung Quốc trong nhiều thập niên trải qua bảy đời Tổng thống, kể từ Jimmy Carter. Ông Trump đang có cơ hội sửa sai nên sẽ lại sai nữa nếu muốn tìm thảnh quả chính trị ngắn hạn.
Thanh Trúc : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn kỳ này.
Thanh Trúc thực hiện
Nguồn : RFA, 12/02/2019
Thương mại Mỹ-Trung : Kế hoãn binh (RFI, 04/12/2018)
Khuya ngày 01/12/2018 tại Buenos Aires, Mỹ và Trung Quốc tạm đạt thỏa thuận về thương mại trong thời hạn 90 ngày. Thế giới thở phào nhẹ nhõm vào lúc chiến tranh thương mại đã đè nặng lên tăng trưởng toàn cầu, kinh tế của Trung Quốc thấm mệt, nhiều doanh nghiệp Mỹ cũng đau đầu.
Tổng thống Donald Trump (trái) và chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Ảnh tháng 11/2017. JIM WATSON / AFP
Nhưng mọi người đều ý thức rằng hiệp định đình chiến đó rất mong manh, "hòa ước" còn xa vời. San bằng những bất đồng sâu rộng trong vỏn vẹn 90 ngày la nhiệm vụ "bất khả thi". Thỏa thuận được thông báo tại Argentina bên lề thượng đỉnh G20 gồm những gì ?
"Án treo" 25 % thuế nhập khẩu
Phía Washington tạm ngưng biện pháp đòi đánh thuế 25% vào 200 tỷ đô la hàng của Trung Quốc nhập vào Mỹ. Nhưng vẫn giữ mức thuế nhập khẩu là 10 % mà Nhà Trắng áp đặt từ mùa hè tới nay hiện tại. Nhượng bộ này chỉ có hiệu lực 90 ngày.
Ba tháng là thời hạn để tiếp tục đàm phán hòng đem lại những "thay đổi cơ bản" trong quan hệ mậu dịch song phương. Những "thay đổi cơ bản đó" bao hàm vế chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và cơ bản là thâm hụt mậu dịch 375 tỷ đô la của Mỹ với bạn hàng Trung Quốc.
Cũng Hoa Kỳ thông báo Bắc Kinh cam kết sẽ mua "một khối lượng đáng kể" - nhưng chưa biết đích xác là bao nhiêu - những sản phẩm của Mỹ từ nông nghiệp, công nghiệp đến năng lượng để khắc phục tình trạng bất cân đối thương mại giữa hai bên.
Rời Buenos Aires, trên đường về lại Washington, tổng thống Trump trên Twitter thông báo Trung Quốc hứa "giảm và xóa bỏ" thuế đánh vào xe hơi Mỹ, biên độ thuế hiện tại là 40%. Về điểm này trước mắt Bắc Kinh vẫn im lặng. Năm ngoái Trung Quốc là thị trường mua xe hơi số 1 thế giới với 51 ty đô la, mà 13,5 tỷ trong số đó là xe nhập từ bắc Mỹ (trong đó có không ít kiểu xe Đức BMW hay Mercedes sản xuất tại Mỹ)
Bộ trưởng tài chính Steven Mnuchin cho biết tổng thống Trump và chủ tịch Tập đã thảo luận "trên 145 điểm khác nhau" và Bắc Kinh cam kết không phá giá đồng tiền đế kích thích xuất khẩu. Biện pháp phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu gây thiệt hại cho người lao động Mỹ
Còn về phía Trung Quốc, người duy nhất trong đoàn đàm phán phát biểu nhiều với báo chí là ngoại trưởng Vương Nghị. Ông đánh giá thỏa thuận vừa đạt được tại Argentina "có lợi cho cả đôi bên".
Trả lời đài RFI cố vấn Trung Tâm Nghiên Cứu Về Triển Vọng Và Thông Tin Quốc Tế CEPII, Michel Aglietta ghi nhận việc Trung Quốc phải nhượng bộ là điều gần như hiển nhiên :
"Trong khuôn khổ hiện tại, xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Tức là Mỹ mua vào 1/5 hàng Trung Quốc bán ra nước ngoài. Đây là một khối lượng rất lớn. Nếu như Mỹ đánh thuế 10 hay 25% vào một khối lượng hàng hóa nhất định của Trung Quốc thì ảnh hưởng theo tôi, sẽ không nhiều. Nhưng nếu đánh thuế vào toàn bộ hàng của Trung Quốc bán sang thị trường Hoa Kỳ thì tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc ra toàn thế giới sẽ giảm khoảng 4,5% và khi đó tăng trưởng của Trung Quốc bị đe dọa".
Một tin vui trong ngắn hạn
Một ngày sau thỏa thuận tạm ngưng "leo thang" trong các đòn ăn miếng trả miếng lẫn nhau giữa hai ông khổng lồ trên thế giới, chứng khoán từ Âu sang Á và đương nhiên là ở Hoa Kỳ đã tăng. Giá dầu thô cũng tăng lên đôi chút sau khi đã giảm sụt trong bốn tuần lễ liên tiếp trước viễn cảnh sản xuất, xuất khẩu và tiêu thu khởi sắc trở lại.
Ngân hàng JP Morgan nhìn nhận Bắc Kinh và Washington đã có những "nhượng bộ đáng kể". Westpac Bangking của Úc xem đây là kịch bản "tối ưu trong ngắn hạn". Giám đốc cơ quan đầu tư của Nhật SBI, Tsutomu Soma đánh giá, trong cuộc đọ sức kéo dài từ đầu năm 2018, Mỹ "thắng đến 8 phần 10. Trung Quốc không có sự chọn lựa nào khác".
Thỏa thuận về hình thức ?
Nhà chính trị học tại Bắc Kinh, Hoa Bảo (Hua Po) nói với hãng tin Pháp AFP : thỏa thuận hai ông Tập Cận bình và Donald Trump đạt được về hình thức, cho phép đôi bên cứu vãn danh dự. Về thực chất Trung Quốc và Mỹ cùng đang cần kéo dài thời gian. Ít ra là trong ba tháng, Bắc Kinh giảm bớt được áp lực kinh tế, trong bối cảnh tăng trưởng đã chựng lại vì hiệu ứng trừng phạt của Washington.
Vẫn theo chuyên gia này, đối với tổng thống Hoa Kỳ, ông Trump đã trở về nước với những thành tích cụ thể sau cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, mà đảng Cộng Hòa đã đánh mất đa số ở Hạ Viện. Chính quyền Trump trút bớt gánh nặng qua việc Trung Quốc hứa hẹn mua nông phẩm Mỹ nhiều hơn.
Có điều như ghi nhận của một cựu quan chức bộ tài chính Mỹ, Brad Setser, sau buổi làm việc và tiệc tối ở Argentina, vấn đề còn lại là Bắc Kinh và Washington phải tìm được một sân chơi chung để xây dựng một thỏa thuận thực sự giải quyết dứt điểm những bất đồng sâu rộng.
Ba điểm then chốt gây bất đồng vẫn tồn tại
Nhìn lại cuộc đọ sức thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, chính quyền Trump bất bình trên ba điểm : một là thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc, hai là tố cáo Bắc Kinh "đánh cắp công nghệ" của Mỹ và thứ ba là không tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ.
Về điểm thứ nhất, nhìn vào mức thâm hụt 375 tỷ đô la của Hoa Kỳ so với Trung Quốc tổng thống Donald Trump tố cáo Bắc Kinh trợ giá cho các doanh nghiệp, bán phá giá, cạnh tranh bất bình đẳng với các hãng của Mỹ.
Đành rằng nhân cuộc họp đầu tiên với tổng thống Mỹ từ khi nổ ra chiến tranh thương mại mà đôi bên đã dùng những "vũ khí hạng nặng" tấn công lẫn nhau (đánh thuế lên 50 tỷ đô la hàng của lẫn nhau, rồi 100 tỷ và 200 tỷ ...), chủ tịch Tập Cận Bình có hứa nhập hàng của Mỹ nhiều hơn, để thu hẹp thâm hụt trong cán cân thương mại. Cam kết này là một tin vui đối với tổng thống Mỹ sau khi Bắc Kinh đòi đánh thuế 25 % vào lúa mì, ngũ cốc của Mỹ bán sang Trung Quốc. Nhưng lấp đầy khoảng trống 375 tỷ đô la trong cán cân thương mại song phương là điều không tưởng. Hơn nữa những lời hứa chung chung này không đủ sức làm Donald Trump hài lòng.
Điểm nóng thứ hai trong quan hệ thương mại song phương là vế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Mỹ tố Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cướp bằng sáng chế của các công ty Hoa Kỳ thông qua các hợp đồng liên doanh và qua ngả chuyển giao công nghệ.
Washintong ước tính thiệt hại của các công ty Mỹ trong vụ này là 600 tỷ đô la.
Trong báo cáo gần đây, đại diện thương mại Mỹ, Robert Lighthizer còn nêu đích danh Bắc Kinh hỗ trợ các chiến dịch tấn công tin học nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ. Trên cả hai điểm vừa nêu, tuần qua, Tập Cận Bình cam kết một cách chung chung, sẽ "tạo môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài". Có điều, không chỉ một mình Mỹ và cả Liên Hiệp Châu Âu đều ghi nhận đến nay, lời nói của Bắc Kinh không đi đôi với việc làm.
Khúc mắc thứ ba và cũng là cốt lõi sâu xa trong cuộc đọ sức Mỹ-Trung hiện tại là một cuộc chạy đua về công nghệ giữa hai ông khổng lồ kinh tế thế giới. Về điểm nhậy cảm này, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều khá kín tiếng sau cuộc họp Buenos Aires vừa qua. Hơn nữa, theo các nguồn tin thân cận, thương mại chỉ là một trong những lĩnh vực mà hai ông Trump và Tập đã đề cập đến vừa qua, bên cạnh một số những hồ sơ khác như là Biển Đông và Đài Loan.
Nhìn từ Pháp, giáo sư kinh tế Mary Françoise Renard, đại học Clermond-Auvergne cho rằng cuộc đọ sức mậu dịch Mỹ-Trung hiện nay sẽ kéo dài, và Trung Quốc đã có những nước chuẩn bị từ trước bằng cách mở rộng ảnh hưởng khắp nơi, đặc biệt là Châu Á :
"Đúng là Trung Quốc từng di dời cơ sở sản xuất sang một số các quốc gia trong vùng Châu Á, chủ yếu là để tận dụng nhân công rẻ, nhưng Bắc Kinh cũng có thể coi đây là một trong những giải pháp để lách trừng phạt của Hoa Kỳ. Chính vì thế mà Trung Quốc cần đến các đối tác Châu Á và đặc biệt là trong vùng Đông Nam Á. Thêm vào đó những đối tác này cũng là những khách hàng thay thế được phần nào những thiệt hại bên phía thị trường Mỹ".
Dù vậy theo Mary Françoise Renard, đại học Clermond-Auvergne, những đòn tấn công thương mại của chính quyền Trump vừa gây khó khăn cho Trung Quốc nhưng cũng vừa là cú hích để Bắc Kinh nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh tế, dựa trên tiêu thụ nội địa :
"Ngoài yếu tố liên quan đến chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, Trung Quốc cần đến sức mua của thị trường nội địa để vực dậy đà tiêu thụ. Đây là điều mà Bắc Kinh đã làm trong những năm gần đây. Thị trường trong nước vừa là một giải pháp trong cuộc đọ sức thương mại với Washington hiện tại, vừa là một giải pháp cho tương lai lâu dài".
Cố vấn của Trung Tâm Nghiên Cứu Về Triển Vọng Và Thông Tin Quốc Tế CEPII, Michel Aglietta xem sức mua và dân số của Trung Quốc là những lợi thế của Bắc Kinh
"Thị trường Trung Quốc còn rất nhiều tiềm năng, vẫn còn 40 % dân số Trung Quốc sống ở nông thôn, điều đó có nghĩa là tỷ lệ độ thị hóa vẫn chưa bão hòa. Với 1,5 tỷ dân Trung Quốc rất có giá trong mắt các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế".
Thanh Hà
********************
Thỏa thuận hưu chiến thuế : Mỹ ép Bắc Kinh sớm có biện pháp cụ thể (RFI, 04/12/2018)
Sau khi tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc đạt thỏa thuận hưu chiến thương mại trong vòng ba tháng, hôm qua 03/12/2018, Washington gia tăng áp lực buộc Bắc Kinh "sớm có các biện pháp cụ thể".
Cố vấn kinh tế của tổng thống Mỹ, ông Larry Kudlow, trả lời phỏng vấn tại Nhà Trắng, Washington, 06/04/2018. Reuters/Kevin Lamarque/File Photo
Reuter cho hay, theo cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow, Bắc Kinh cần nhanh chóng thực hiện các cam kết với Mỹ, nhằm chấm dứt nạn đánh cắp sở hữu trí tuệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, hay giảm thuế xe hơi nhập khẩu từ Mỹ. Cố vấn kinh tế của tổng thống Trump cho biết là bộ trưởng tài chính Steve Muchin và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã có buổi làm việc riêng với phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) tại Argentina, và phó thủ tướng Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ nhanh chóng thực thi các cam kết giữa hai nguyên thủ.
Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng nhấn mạnh là Washington có nhiều kinh nghiệm về việc Trung Quốc đã nhiều lần thất hứa. Tuy nhiên, theo ông Kudlow, điểm khác biệt là hồ sơ này có sự can dự "chưa từng thấy" của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Larry Kudlow cũng bày tỏ hy vọng là chính phủ Trung Quốc sẽ nhanh chóng xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu xe hơi Mỹ. Hiện tại Bắc Kinh cam kết giảm 40% thuế nhập khẩu xe hơi.
Tổng thống Mỹ đã chỉ định đại diện thương mại Robert Lighthizer đóng vai trò giám sát đợt đàm phán mới với Bắc Kinh. Robert Lighthizer được coi là một trong những người có quan điểm cứng rắn nhất với Trung Quốc trong chính quyền Mỹ. Ông cũng từng là người chủ trì cuộc thương lượng với Canada và Mêhicô về một hiệp định thương mại mới, vừa được thông qua cách nay hai tháng.
Mỹ tái khẳng định "vai trò trụ cột" trong cuộc chiến bảo vệ "thế giới tự do"
Trong một phát biểu hôm nay 04/12, tại Bruxelles tại một viện tư vấn, trước khi tới trụ sở NATO, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tái khẳng định quan điểm của tổng thống Donald Trump, là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục "vai trò trụ cột" trong cuộc chiến bảo vệ "thế giới tự do", trước các đe dọa từ Trung Quốc, Nga và Iran.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh là : "Nhiều thế lực xấu đã lợi dụng xu hướng co lại của nước Mỹ, để lấn sân", chính vì vậy mà tổng thống Donald Trump quyết định sẽ hành động để đảo ngược lại xu hướng này.
Phát biểu của ngoại trưởng Mỹ được đưa ra ngay sau khi, tổng thống Donald Trump, ngày hôm qua 03/12, tuyên bố khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ cộng tác với Trung Quốc và Nga để chấm dứt "cuộc chạy đua vũ trang" hết sức tốn kém hiện nay, mà theo ông, đang trở nên "vượt tầm kiểm soát".
Trọng Thành
**********************
Biển Đông bị gác lại trong cuộc đối thoại Trump-Tập (RFI, 04/12/2018)
Hoa Kỳ và Trung Quốc dường như tạm gác bất đồng về Biển Đông, trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo bên lề hội nghị G20 cuối tuần qua. Tờ South China Morning Post hôm 04/12/2018 dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, đó là nhằm tránh ảnh hưởng đến đàm phán thương mại.
Cuộc họp Mỹ-Trung tại Argentina ngày 01/12/2018. 路透社 Reuters
Cho dù đôi bên bất đồng sâu sắc về Biển Đông, nhưng vấn đề này không có trong thông cáo chung được công bố sau cuộc họp Trump-Tập. Thay vào đó, bên cạnh hồ sơ thương mại, tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận về Đài Loan, Bắc Triều Tiên và quy định về việc sử dụng chất gây nghiện tổng hợp fentanyl.
Nhà bình luận quân sự Song Zhongping cho rằng bất đồng về Biển Đông quá lớn để có thể vượt qua, việc tạm gác qua một bên hồ sơ này giúp tập trung vào việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Trung Quốc yêu sách lợi ích của mình tại vùng biển này, trong khi Hoa Kỳ nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải.
Hoa Kỳ không yêu sách chủ quyền Biển Đông, nhưng lên án việc Trung Quốc quân sự hóa vùng biển này, và thường xuyên gởi chiến hạm đến tuần tra.
Cả Washington và Bắc Kinh đều cho rằng cuộc gặp Trump-Tập đã thành công. Nhưng nếu phía Mỹ tuyên bố hai bên sẽ phải giải quyết bảy vấn đề kinh tế trong vòng 90 ngày, nếu không Nhà Trắng sẽ nâng mức thuế, thì Trung Quốc lại im lặng về kỳ hạn do Mỹ đặt ra.
Thụy My
*********************
Donald Trump sẽ thảo luận vấn đề ‘chạy đua vũ trang’ với Trung Quốc, Nga (VOA, 04/12/2018)
Hôm 3/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ thảo luận các vấn đề quân sự với Trung Quốc và Nga trong tương lai, với hy vọng sẽ kết thúc những gì ông mô tả là một cuộc chạy đua vũ trang với hai quốc gia này.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại G20 Argentina, ngày 1/12/2018.
Ông Trump viết trên Twitter hôm 3/12, một ngày sau khi gặp các lãnh đạo Trung Quốc và Nga tại Hội Nghị G20 ở Argentina : "Tôi chắc chắn rằng, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, Chủ tịch Tập Cận Bình và tôi, cùng với Tổng thống Nga Putin, sẽ bắt đầu bàn về một sự trì hoãn có ý nghĩa đối với những gì đã trở thành một cuộc chạy đua vũ trang lớn và không kiểm soát được. Hoa Kỳ đã chi 716 tỷ đôla trong năm nay. Thật là khiếp ! "
Ông Trump không cho biết thêm chi tiết. Nhưng vào tháng 8 năm nay, ông đã ký một dự luật chi tiêu quốc phòng trị giá 716 tỷ đôla, gia tăng các hạn chế đầu tư đối với Trung Quốc vào các công ty công nghệ của Mỹ, và tăng chi tiêu phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Khi được hỏi về phát biểu của Tổng thống Trump, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Trung Quốc cam kết thực hiện các chính sách hòa bình.
Ông Cảnh nói tại một cuộc họp báo : "Chúng tôi chưa bao giờ chạy đua vũ trang và không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ quốc gia nào".
Cũng trong năm nay, Quân đội Mỹ đã đặt chính sách chống lại Trung Quốc và Nga vào trung tâm của một chiến lược quốc phòng mới, và sẽ rút quân khỏi các nơi khác trên thế giới để dồn sự hỗ trợ các ưu tiên mới này.
Đồng thời, Washington đã thảo luận công khai về việc loại bỏ một hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân mang tính bước ngoặt với Nga, một hiệp ước có hiệu lực từ năm 1987.
Trong tháng 3, Trung Quốc đã công bố tăng 8,1% chi tiêu quốc phòng, nhằm thúc đẩy một chương trình hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng, khiến các nước láng giềng, đặc biệt là Nhật Bản và Đài Loan lo lắng.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng mức chi tiêu quốc phòng như vậy là còn khiêm tốn và thấp, và nói thêm rằng Bắc Kinh không có ý định chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ.
Bắc Kinh nói rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không lớn, chỉ chiếm một phần tư chi tiêu quốc phòng của Hoa Kỳ, và cũng không phải là quốc gia có tốc độ chi tiêu quốc phòng nhanh nhất. Nhưng con số chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh được thế giới theo dõi chặt chẽ để dò xét các ý định chiến lược của Trung Quốc trong khi nước này đang phát triển khả năng quân sự mới, bao gồm cả máy bay chiến đấu tàng hình, tàu sân bay và tên lửa chống vệ tinh.