Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam đòi Indonesia thả ngư dân và ‘đền bù thỏa đáng’ (Người Việt, 30/04/2019)

Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội yêu cầu thả ngay các ngư dân và đền bù thỏa đáng cho tàu cá và ngư dân Việt mới bị bắt giữ.

460022860

Một tàu đánh cá của Việt Nam bị lực lượng quân sự Indonesia đánh chìm vì bị cáo buộc đánh cá lậu trong vùng biển của nước họ. (Hình : Sei Ratifa/AFP/Getty Images)

Báo VietNamNet thuật lời bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho hay như vậy về vụ việc tàu Hải quân Indonesia đã bắt giữ 12 ngư dân Việt hôm Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2019, vừa qua tại vùng biển hai nước đang có những tranh chấp chủ quyền.

Bà Hằng được thuật lời cho biết : "Ngày 27 Tháng Tư, trong khi đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam, thuộc khu vực Việt Nam và Indonesia đang tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (tọa độ 06026’N – 106047’E, cách đường phân định thềm lục địa năm 2003 là 5.5 hải lý về phía Bắc), tàu cá Việt Nam mang số hiệu BĐ 97916 TS cùng 14 ngư dân bị tàu Indonesia mang số hiệu 381 bắt giữ và lai kéo với tốc độ cao khiến tàu cá Việt Nam bị chìm".

Theo lời bà Hằng : "Tàu Kiểm ngư Việt Nam số hiệu 213 đang thực thi pháp luật tại khu vực đã kịp thời phát hiện, cứu được hai ngư dân trên biển, đồng thời yêu cầu tàu 381 rời khỏi vùng biển Việt Nam. 12 ngư dân còn lại bị tàu 381 bắt giữ, đưa về vùng biển Indonesia".

VietNamNet thuật lời bà Lê Thị Thu Hằng nói : "Bộ Ngoại giao đã có công hàm gửi Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng Indonesia xác minh thông tin, điều tra làm rõ vụ việc ; không lặp lại hành động tương tự trong tương lai, đồng thời thả ngay các ngư dân của tàu cá BĐ 97916 TS, đối xử nhân đạo và đền bù thỏa đáng cho tàu cá và ngư dân Việt Nam".

Bản tin của VietNamNet thuật lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam có những chi tiết khác với bản tin tường thuật của hãng thông tấn AP thuật theo bản thông tin báo chí của tướng Hải quân Indonesia. Họ nói rằng hai tàu kiểm ngư của Việt Nam đã đâm vào một trong các tàu Hải quân Indonesia làm áp lực.

Theo bản tin của tờ Tiền Phong hôm 30/04 thuật theo tin từ Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết : "Tàu cá bị nạn đã bị chìm xuống đáy biển lúc 5 giờ chiều 29/04, ở độ sâu khoảng 50-55 mét. Hiện chỉ còn một đầu dây giữ lưới của tàu cá BĐ 97916 TS buộc trên tàu Kiểm ngư Việt Nam KN 213. Đến ngày 30/04, tàu BĐ 96974 TS cùng với tàu KN 213 đang thống nhất với chủ tàu bị nạn trợ giúp trục với lưới tàu cá (ước tính giá trị lưới vây khoảng 1 tỷ đồng [42.937 USD])".

Khu vực xảy ra vụ bắt giữ được tờ Tiền Phong thuật lại là "tại khu vực cách Nam-Tây Nam bãi cạn Cảnh Dương khoảng 50 hải lý và cách Bắc đường phân định Việt Nam Indonesia khoảng 3 hải lý, lúc 2 giờ 55 chiều 27/04".

Đầu tháng 11/2018, Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin các tàu đánh cá xa bờ có chiều dài từ 24 mét trở lên bị bắt buộc gắn những thiết bị giám sát theo quy định của Ủy Ban Châu Âu (EC) nhằm bảo đảm an ninh và an toàn cho các tàu đánh cá trên biển. Không có tin nào cho biết có bao nhiêu tàu đánh cá đã được gắn máy định vị.

Cuối Tháng Bảy, 2017, ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao, đã yêu cầu Indonesia điều tra tàu hải quân của nước này bắn tàu đánh cá của Việt Nam làm hai ngư dân bị thương.

Trước đó, tháng 10/2016, hai tàu đánh cá của Việt Nam với 13 ngư dân khai thác hải sản tại vùng chồng lấn trong khu vực đặc quyền kinh tế đang phân định giữa hai nước đã bị tàu Hải quân Indonesia truy đuổi và bắn, làm ba ngư dân Việt bị thương, trong đó một ngư dân đã qua đời vì vết thương nặng.

Theo báo cáo của Tổng Cục Thủy Sản Việt Nam, trong năm 2018 đã xảy ra 85 vụ với 137 tàu cá và 1.162 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, tăng 28 vụ/46 tàu so với năm trước đó. Các nước hay bị vi phạm bao gồm Thái Lan, Malaysia, Philippines, Cambodia, Indonesia và Brunei. (TN)

*****************

Việt Nam yêu cầu Indonesia thả ngư dân (RFA, 30/04/2019)

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 30/4 đã lên tiếng yêu cầu Indonesia phải thả 12 ngư dân bị Indonesia bắt giữ hôm 27/4 khi đang đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam.

vacham2

Ảnh chụp màn hình đoạn video do Indonesia cung cấp cho thấy tàu kiểm ngư Việt Nam đụng tàu Hải quân Indonesia hôm 27/04/2019 - AFP

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, tàu cá Việt Nam mang số hiệu BĐ 97916 TS cùng 14 ngư dân khi đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam, thuộc khu vực Việt Nam và Indonesia đang phân định vùng đặc quyền kinh tế, đã bị tàu của Indonesia bắt và lai kéo với tốc độ cao khiến tàu cá Việt Nam bị chìm.

Bà Hằng cho biết, vào lúc đó, tàu kiểm ngư của Việt Nam đang thực thi pháp luật tại khu vực đã phát hiện kịp thời và cứu được hai ngư dân trên biển, đồng thời yêu cầu tàu của Indonesia rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Hôm Chủ nhật, ngày 28/4, Hải quân Indonesia công bố một đoạn video cho thấy một tàu kiểm ngư của Việt Nam đã đâm vào tàu của Indonesia. Phía Indonesia cho biết 2 tàu kiểm ngư của Việt Nam đã đụng tàu Hải quân Indonesia để giải cứu cho các ngư dân đang đánh cá trộm trong vùng nước của Indonesia.

Hiện Việt Nam và Indonesia vẫn đang đàm phán phân định vùng chồng lấn trên biển gần Natuna của Indonesia và đảo Hòn Cau của Việt Nam.

Thời gian qua, Indonesia đã gia tăng việc bắt giữ các ngư dân nước ngoài đánh bắt cá tại gần khu vực Natuna mà Indonesia đổi tên thành biển Bắc Natuna để khẳng định chủ quyền.

********************

Chồng lấn EEZ, nguyên nhân vụ va chạm giữa tàu Việt Nam và Indonesi (RFI, 30/04/2019)

Vụ va chạm giữa hai tàu kiểm ngư Việt Nam với một tàu hải quân Indonesia ở vùng biển Bắc Natuna ngày 27/04 vừa qua là hậu quả của việc thiếu các quy tắc ứng xử tại khu vực chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế của hai nước.

vacham3

Ảnh chụp từ video đăng ngày 28/04/2019 : tàu kiểm ngư Việt Nam lao sát vào tàu chiến Indonesia

Bộ Ngoại giao Indonesia hôm qua (29/04) thông báo đã triệu đại sứ Việt Nam tại Jakarta Phạm Vinh Quang lên để yêu cầu giải thích về vụ va chạm giữa hai tàu kiểm ngư Việt Nam mang số hiệu KN 264 và KN 213 với chiến hạm KRI Tjiptadi-381 của hải quân Indonesia. Theo thông cáo của hải quân Indonesia, khi tàu KRI Tjiptadi-381 bắt đầu kéo một tàu cá Việt Nam bị bắt giữ vì đánh cá "trái phép" trong vùng biển Indonesia, thì chiếc KN 264 của lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã đụng vào chiến hạm Indonesia, còn chiếc KN 213 thì đụng cho chìm tàu cá Việt Nam. Cũng theo thông báo nói trên, lính hải quân Indonesia đã kịp cứu được và bắt giữ 12 ngư dân của tàu cá Việt Nam, nhưng 2 ngư dân kia đã nhảy xuống nước và bơi thoát đi, rồi sau đó được tàu kiểm ngư Việt Nam vớt lên.

Jakarta đã gởi công hàm phản đối đến Hà Nội thông qua sứ quán Việt Nam ở Indonesia về hành động "khiêu khích" của tàu kiểm ngư Việt Nam đối với chiến hạm của hải quân Indonesia. Theo bộ ngoại giao Indonesia, hành động của tàu kiểm ngư Việt Nam "gây nguy hiểm cho thủy thủ đoàn chiến hạm Indonesia và là một sự vi phạm luật pháp quốc tế".

Nhưng theo phía Việt Nam hôm nay, vụ việc đã xảy ra không đúng như phía Indonesia mô tả. Trả lời câu hỏi của phóng viên, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định : "Khi đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam, thuộc khu vực Việt Nam và Indonesia đang phân định vùng đặc quyền kinh tế, tàu cá Việt Nam mang số hiệu BĐ 97916 TS cùng 14 ngư dân đã bị tàu mang số hiệu 381 của Indonesia bắt và lai kéo với tốc độ cao khiến tàu cá Việt Nam bị chìm".

Theo bà Lê Thị Thu Hằng, tàu kiểm ngư Việt Nam KN 213 đang hoạt động tại khu vực đã kịp thời cứu được hai ngư dân trên biển, đồng thời yêu cầu tàu 381 rời khỏi vùng biển Việt Nam, 12 ngư dân còn lại bị tàu Indonesia bắt và đưa về vùng biển Indonesia.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã có công hàm gởi đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam đề nghị "xác minh thông tin, điều tra làm rõ và không lặp lại hành động tương tự trong tương lai". Việt Nam cũng yêu cầu Indonesia "thả ngay các ngư dân bị bắt, đối xử nhân đạo và đền bù thỏa đáng cho tàu cá và ngư dân Việt Nam".

Từ năm 2014, Indonesia đã đánh chìm hàng trăm tàu đánh cá của các nước khác tại vùng biển Natuna, chủ yếu là tàu Việt Nam, Philippines, chỉ có duy nhất một tàu Trung Quốc. Đến năm 2017, Indonesia đã đổi tên vùng biển phía nam Biển Đông thành biển Bắc Natuna nhằm khẳng định chủ quyền của họ ở vùng này.

Theo giáo sư về Luật quốc tế của Đại học Indonesia, ông Hikmahanto Juwana, trả lời thông tấn xã Antara của Indonesia hôm qua, vụ va chạm ngày 27/04 là hậu quả của sự chồng lấn giữa hai vùng đặc quyền kinh tế ( EEZ) của Indonesia và Việt Nam. Ông Hikmahanto cho rằng vụ này xảy ra là do lực lượng hải quân Indonesia nghĩ rằng họ được phép bắt giữ các tàu cá của Việt Nam, nhưng bên phía lực lượng kiểm ngư Việt Nam thì lại cho là tàu KRI Tjiptadi 381 không được quyền bắt giữ như vậy.

Chính vì vậy, vị giáo sư này đề nghị nên đề ra những quy định mà cơ quan chức năng của hai nước Indonesia và Việt Nam phải tuân thủ khi xảy ra những vụ va chạm trên biển. Theo lời giáo sư Hikmahanto, hiện giờ giữa các nước ASEAN chưa có những quy định như vậy.

Vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh hải thuộc chủ quyền của một quốc gia, mà chỉ là vùng biển mở rộng từ các quốc gia nước ven biển, vùng này tiếp giáp với lãnh hải, nằm bên ngoài. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Cho tới nay, giữa Indonesia và Việt Nam chưa có một hiệp định phân định ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế.

Theo lời giáo sư Hikmahanto, rất may là thủy thủ đoàn của tàu KRI Tjiptadi 381 đã không nổ súng vào tàu kiểm ngư Việt Nam. Chiếu theo luật quốc tế, bất kể ai phạm lỗi hay có lý, bên nào nổ súng trước là bị xem là có hành động tấn công.

Thanh Phương

*********************

Indonesia đánh chìm tàu cá Việt Nam sau vụ ‘va chạm’ ở Biển Đông (VOA, 30/04/2019)

Indonesia hôm 29/4 xác nhận đánh chìm các tàu cá, ít lâu sau khi cáo buc tàu kim ngư Vit Nam đâm vào mt tàu ca nước này đ ngăn cn vic chn bt mt tàu cá Vit đánh bt trái phép.

vacham4

Hình ảnh được cho là lúc tàu kiểm ngư  Việt Nam đâm vào tàu Indonesia.

Kể t năm 2014, chính quyn đo quc Đông Nam Á đã cho đánh đm hàng trăm tàu cá nước ngoài, trong đó có nhiều tàu ca Vit Nam, nht là bng cách cho n tung. Các tàu này b cáo buc đánh bt trái phép trong lãnh hi ca Indonesia, theo AFP.

Bộ trưởng ph trách Ngư nghip và Hàng hi ca Indonesia, Susi Pudjiastuti, tuyên b : "Vào ngày 4/5, chúng tôi sẽ cho đánh chìm 51 tàu, phn ln t Vit Nam !".

Nữ quan chc này không cho biết là liu đng thái trên có phi đ tr đũa vic tàu kim ngư Vit Nam đâm vào tàu ca Indonesia vùng Bin Đông mà chính quyn Jakarta nay gi là Bin Bc Natuna hay không.

Sau vụ "va chm" xy ra vào cui tun trước và v bt gi 12 ngư dân Vit, Indonesia hôm 29/4 đã triu tp đi s Vit Nam Jakarta.

Bộ Ngoi giao Indonesia ra tuyên bố nói rng "các hành đng ca tàu tun duyên Vit Nam gây nguy him cho mng sng ca các nhân viên ca c hai nước và không phù hp vi lut quc tế".

Ngày 28/4, Ủy ban Quc gia tìm kiếm cu nn, Cc Cu h cu nn thuc B Quc phòng của Việt Nam, cho biết đã đ ngh Cc Lãnh s, B Ngoi giao Vit Nam, thông báo đến Đi s quán Indonesia ti Vit Nam đ ngh xác minh làm rõ s vic, theo báo Thanh Niên.

Không chỉ Indonesia, mà nhiu nước như Philippines, Thái Lan, Palau hay thm chí Australia, thời gian qua đã bt nhiu ngư dân Vit, sau khi cáo buc h đánh bt hi sn trái phép.

Bộ Ngoi giao t Hà Ni tng "bày t quan ngi sâu sc trước vic lc lượng chc năng Indonesia đánh chìm mt s tàu cá ca Vit Nam vi phm vùng bin ca Indonesia", và kêu gọi chính quyn Jakarta x lý ngư dân Vit vi phm lãnh hi ca Indonesia "trên tinh thn nhân đo và quan h đi tác chiến lược gia hai nước, cùng là thành viên ca ASEAN".

***********************

Indonesia bắt giữ 12 ngư dân Việt Nam sau va chạm (RFI, 29/04/2019)

AP và AFP hôm 29/04/2019 dẫn thông cáo của hải quân Indonesia cho biết một tàu tuần tra của nước này khi đang định ngăn chận một tàu cá Việt Nam, đã bị hai tàu cảnh sát biển Việt Nam đâm vào. Sau đó phía Indonesia đã bắt 12 ngư dân Việt, đưa đi giam tại một căn cứ hải quân.

vacham5

Hải quân Indonesia bắn phá hủy tàu cá Việt Nam bị bắt giữ ngày 05/12/2014 tại vùng đảo Anambas, tỉnh Riau, Indonesia. AFP PHOTO / SEI RATIFA

Thiếu tướng hải quân Yudo Margono nói rằng : "Địa điểm bắt giữ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Nhưng Hà Nội cũng yêu sách khu vực này thuộc chủ quyền Việt Nam".

Cũng theo hải quân Indonesia, hai tàu cảnh sát biển Việt Nam cố gắng bảo vệ cho chiếc tàu đánh cá bằng cách đâm vào tàu tuần duyên Indonesia, gây hư hại vỏ tàu. Còn chiếc tàu cá Việt Nam bị chìm là do tai nạn – chính quyền Indonesia nói như vậy nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Hai ngư dân đã nhảy xuống biển để tránh bị Indonesia bắt giữ và được tàu cảnh sát biển Việt Nam cứu vớt, 12 người còn lại trên tàu bị đưa đi giam "chờ tiến hành thủ tục pháp lý". Một video trên mạng xã hội cho thấy một tàu cảnh sát biển Việt Nam tông vào sườn trái chiếc tàu Indonesia, trong khi các nhân viên tuần tra vũ trang của Indonesia tuôn ra những lời thóa mạ.

Từ năm 2014, Indonesia đã cho đánh chìm hàng trăm tàu đánh cá của các nước khác tại vùng biển Natuna, trong đó chủ yếu là tàu Việt Nam, Philippines, chỉ có duy nhất một tàu Trung Quốc. Đến năm 2017 đảo quốc này đã đổi tên vùng biển phía nam Biển Đông thành Biển Bắc Natuna nhằm khẳng định chủ quyền.

Thụy My

Published in Châu Á

Việt Nam bắn tên lửa, diễn tập trên biển : Tín hiệu cho Trung Quốc ? (VOA, 11/09/2017)

Việt Nam tiến hành mt đt hun luyn trên bin vi s tham gia ca hàng nghìn cnh sát cơ đng, ít ngày sau v phóng th tên la Israel, dn ti nhn đnh rng Hà Ni đang tìm cách phát tín hiu cng rn ti Trung Quc, nht là sau khi Bc Kinh "đe da hành động quân s nếu Hà Ni tiếp tc khoan thăm dò du khí Bãi Tư Chính Trường Sa".

bd1

Hình ảnh cuc din tp trên bin hôm 9/9.

Báo chí trong nước hôm 9/9 đã đưa tin v đt din tp đi phó vi mt cơn bão ln đ b vào b bin khu vc Đông Bc tnh Qung Ninh.

bd2

Một hình ảnh trong cuộc diễn tập hôm 9/9.

Đon video ngn lan truyn trên mạng xã hi cho thy cnh lc lượng công an tham gia bơi dưới bin gia nhng tiếng súng n liên tiếp, tàu bè cháy cũng như cnh người dân được đưa ti nơi an toàn.

T Australia, Giáo sư Carl Thayer nhn đnh vi VOA tiếng Vit rng Vit Nam thường phi đối mt vi bão lũ nên cn phi có chiến lược ng phó khn cp tt đ đi phó.

Chuyên gia nghiên cu v Vit Nam này còn cho rng nhng k năng "ng cu thường dân t tàu thuyn có th được áp dng trong tình thế chiến đu".

Ít ngày trước cuc thao dượt này, truyền thông nhà nước cũng đưa tin và đăng hình nh v vic Vit Nam bn th tên la phòng không có tên gi Spyder nhp t Israel.

bd3

Hệ thống phòng không SPYDER

Giáo sư Thayer nói rng hai s kin trên cho thy "xu hướng ngày càng minh bch hóa" v an ninh và quc phòng Vit Nam trong những năm gn đây.

Nhà nghiên cu này nhn đnh thêm v "tm quan trng ca các din biến này" :

"Trước hết, chúng là mt phn ca cuc chiến thông tin nhm phát tín hiu rng kh năng phòng v ca Vit Nam đang gia tăng. Thi đim ca v th tên lửa Spyder khá quan trng vì nó din ra sau khi Trung Quc đe da hành đng quân s vi vi Vit Nam nếu [Hà Ni] tiếp tc khoan thăm dò du khí Bãi Tư chính [ Trường Sa]".

Trong khi đó, tiến sĩ Trn Công Trc, nguyên Trưởng ban Biên gii Chính ph, nói với VOA Vit Ng rng v th tên la mua ca Israel "có th nói là mt s tr li đ thy rng các nước khác, k c Vit Nam, không th nào có th ngi yên và nhìn nhng tình hung căng thng và sc ép t phía Trung Quc".

Ông Thayer cũng nói thêm rng bản tin v vic din tp trên bin sau đó cũng quan trng không kém vì nó giúp "trn an dân thường rng Vit Nam có th đi phó vi các thm ha và s c ln".

"Ngoài ra, nó cũng phát tín hiu cho Trung Quc thy rng Vit Nam chun b sn sàng đương đu với tình thế xy ra ra thương vong ln, và có mt lc lượng phòng v dân s được hun luyn k càng và hiu qu", giáo sư Thayer nói.

Hi đu tháng này, Trung Quc tiến hành các cuc tp trn bn đn tht Bin Đông, và Vit Nam tuyên b s "kiên quyết bo v quyn hp pháp" ca mình bng đường li ôn hòa.

Viễn Đông

*******************

Hoa Kỳ huấn luyện cho Cảnh sát Biển Việt Nam (VOA, 08/09/2017)

Hoa Kỳ đang thực hin khóa hun luyn cho các binh sĩ ca Lc lượng Cnh sát Bin Vit Nam nhm tăng cường t do và an toàn hàng hi trong khu vc.

bd4

Đội Hun luyn Lưu đng Tun duyên Hoa Kỳ t chc khóa hun luyn cho các binh sĩ Cnh sát Bin Vit Nam. (nh : Facebook Đi s Ted Osius)

Hôm 8/9 trang Facebook của Đi s Hoa Kỳ Ted Osius cho biết Văn phòng Hp tác Quc phòng ca Tòa đi s Hoa Kỳ tại Vit Nam đã khi đng khóa tp hun bao gm hai phn do Tun duyên Hoa Kỳ đm nhim ti Vùng 2 Cnh sát Bin Vit Nam – đóng ti tnh Qung Nam.

Nhóm chuyên gia huấn luyn là các thành viên ca Đi Đào to Cơ đng thuc Tun duyên Hoa Kỳ đến t thành phố Yorktown, bang Virginia.

Trong những tun đu tiên ca khóa tp hun, hc viên ca Cnh sát bin Vit Nam s hc các k năng điu khin thuyn, đnh v, kim soát thit hi v k thut, cu nn thuyn viên khi b rơi xung bin và ng phó trong trường hp khn cp.

Trong hai tuần l sau ca khóa tp hun, hc viên Cảnh sát biển Việt Nam s hc các k năng lai dt tàu thuyn, tìm kiếm và cu h, và cách chuyn nhân lc gia các thuyn nh.

Đại s Osius viết trên Facebook : "S thnh vượng trong tương lai ca Việt Nam phụ thuc vào môi trường hàng hi n đnh và an toàn, vì vy chúng tôi rt vui mng được làm vic cùng vi Cnh sát bin Vit Nam".

Theo Cổng thông tin đin t Chính ph, trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 5 và có cuc hi đàm vi Tng thng M Donald Trump, Thủ tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc đã bày t s quan tâm ti vic tiếp nhn thêm trang thiết b quc phòng t Hoa Kỳ, bao gm các tàu tun tra cho lc lượng Cnh sát Bin Vit Nam.

Trước đó, Chính ph Hoa Kỳ đã chuyn giao tàu tun tra lp Hamilton cho Vit Nam nhm tăng cường năng lc thc thi pháp lut trên bin ca Vit Nam.

bd5

Mỹ giao tàu tun duyên trng ti cao cho Vit Nam

Hoa Kỳ hiện nay đang ngày càng cng c hp tác an ninh vi Vit Nam, nht là vic giúp Vit Nam tăng cường các kh năng an ninh hàng hi bng cách cung cp hơn 45,7 triu đôla k t năm tài khóa 2014.

Cũng tại Qung Nam vào tháng 5 va qua, Ði S Osius chính thức bàn giao 6 tàu tun tra cao tc Metal Shark loi dài 14 mét cho Cnh Sát Bin Vit Nam.

Ngoài Hoa Kỳ, Cảnh sát Bin Vit Nam cũng hp tác vi đi tác Nht Bn trong lĩnh vc đào to. Vào tháng 6, trong khuôn kh chuyến thăm ca tàu Cnh sát Bin biển Nht Bn mang tên Echigo (PLH08), lc lượng Cng sát bin Nht Bn và Vit Nam cùng din tp hun luyn chung trên bin ti Đà Nng.

**************************

Biển Đông : Indonesia thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc (RFI, 11/09/2017)

Mặc dù không phải là quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Indonesia cũng đang có những hành động kiên quyết hơn trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh ở vùng biển này. Đó là nội dung một bài báo được đăng trên trang mạng tờ nhật báo The Straits Times của Singapore hôm nay, 11/09/2017.

bd6

Tàu mang cờ Trung Quốc (P) bị hải quân Indonesia chặn kiểm tra trong vùng biển gần quần đảo Natuna. Ảnh 17/06/2016Foto/Handout/Indonesian Navy/ via REUTER

Trong suốt nhiều thập niên, chính sách chính thức của Jakarta vẫn là Indonesia không phải là một bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, khác với các nước láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Thế nhưng, giữa Indonesia và Trung Quốc đã từng xảy ra 3 vụ đụng độ trên biển vào năm 2016, trong đó có vụ chiến hạm Indonesia bắt giữ một tàu cá Trung Quốc và các thuyền viên của tàu này. Những vụ đó xảy ra ngay trong vùng đặc quyền kinh tế chung quanh quần đảo Natuna của Indonesia. Nguyên nhân là vì, đối với Bắc Kinh, hai nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên biển, điều mà Jakarta vẫn cực lực bác bỏ. Indonesia cũng phản đối việc Trung Quốc gộp vùng biển chung quanh quần đảo Natuna của nước này vào khu vực "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh tự vạch ra để khẳng định chủ quyền.

Vào tháng 7 vừa qua, chính phủ Jakarta đã đặt lại tên vùng biển phía bắc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia trên Biển Đông là Biển Bắc Natuna. Đây là khu vực có hoạt động khai thác dầu của Indonesia. Bắc Kinh đã ngay lập tức đã phản ứng, cho rằng hành động nói trên của Inodnesia là "hoàn toàn vô nghĩa". Nhưng theo giới quan sát, việc đặt tên Biển Bắc Natuna chính là nhằm bác bỏ yêu sách " đường 9 đoạn" của Trung Quốc.

Ngoài việc đặt tên Biển Bắc Natuna, từ năm ngoái, Indonesia cũng đã tăng cường sự hiện diện quân sự trên trên quần đảo Natuna và dự kiến triển khai các chiến hạm đến khu vực này. Chính quyền Jakarta dự trù mở rộng hải cảng trên đảo chính của Natuna để có thể tiếp nhận các tàu lớn hơn, đồng thời nối dài thêm phi đạo tại căn cứ không quân tại đây để các phi cơ lớn hơn có thể sử dụng.

Như nhận định của chuyên gia Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, Indonesia coi như đã trở thành một bên tranh chấp ở Biển Đông và theo ông "công nhận thực tế này càng sớm thì càng tốt".

Giáo sư Frega Ferdinand Wenas Inkiriwang, Đại học Quốc phòng Indonesia, cũng cho rằng với việc đặt tên Biển Bắc Natuna, Indonesia đã gián tiếp trở thành một bên tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng chuyên gia Aaron Connelly, Viện Chính sách Quốc tế Lowy, Sydney, thì lại cho rằng việc đặt tên nói trên chưa thật sự biến Indonesia thành một quốc gia tranh chấp ở vùng biển này.

Nhưng rõ ràng mặc dù Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất cũng như là một trong những nhà đầu tư hàng đầu ở Indoniesia, Jakarta không ngần ngại thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, bởi vì họ tìm cách kiểm soát một vùng biển giàu tài nguyên dầu khí và nguồn cá, và cũng vì đây là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ.

Thái độ kiên quyết của Indonesia trái ngược với thái độ có phần nào hòa hoãn, nhất là của Philippines, trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.

Thanh Phương

Published in Châu Á

Cơ quan chức năng có liên quan cần ưu tiên trang bị cho những người hoạt động trên biển các kiến thức pháp lý, ngoại giao và kinh nghiệm xử lý có hiệu quả.

Dư luận đang xôn xao với những thông tin, nhận xét, đánh giá, khác nhau về va chạm trên biển giữa 2 quốc gia Việt Nam và Indonesia. Cụ thể là : 

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, 5 tàu cá Việt Nam bị tàu Kiểm ngư Indonesia bắt khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực biển cách đường phân định thềm lục địa Việt Nam - Indonesia 18 hải lý về phía Bắc vào ngày 21/5. 

Cũng trong quá trình đó, 1 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị chìm, lực lượng chức năng Việt Nam đã cứu hộ 1 nhân viên công vụ Indonesia. Phía Việt Nam đang tiếp tục yêu cầu phía Indonesia thả các ngư dân còn lại. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Hàng hải và ngư nghiệp Indonesia hôm thứ Ba nói : các tàu cá Việt Nam bị chặn ở khu vực gần quần đảo Natuna của Indonesia, và tuyên bố Việt Nam đang cầm giữ một viên chức Indonesia. 

tct1

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.

Phía Indonesia đã bắt giữ 11 ngư dân Việt Nam với lý do họ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Truyền thông Indonesia nói ông Gunawan Wibisono thuộc lực lượng ngư nghiệp trên tàu tuần tra bị lực lượng tuần duyên Việt Nam tạm giữ… 

Để nhận xét, đánh giá sự việc nói trên một cách khách quan, khoa học, chúng tôi xin cung cấp các nội dung pháp lý có liên quan đến sự kiện này :

1. Sự cố xảy ra ở đâu ?

Trước hết, chúng tôi xin cung cấp về tình trạng xác lập phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam và Indonesia theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 :

1.1. Indonesia : 

Là quốc gia quần đảo, Indonesia có quyền công bố hệ thông đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh lải của quốc gia quần đảo theo Điều 47, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 :

"Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1"..

Điều 48 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 :

"Chiều rộng của lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa được tính từ đường cơ sở quần đảo theo đúng Điều 47… "

Căn cứ vào những quy định này, Indonesia đã công bố đường cơ sở ở khu vực Tây Nam Biển Đông theo danh mục tọa độ đăng ký với Liên Hợp Quốc tháng 3/2009. 

Như vậy, các vùng biển và thềm lục địa của Indonesia trong Biển Đông được đo tính từ hệ thống đường cơ sở này theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

1.2. Việt Nam :

Là quốc gia lục địa nằm ở ven bờ Tây, Tây Nam Biển Đông, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam. 

Chương II, Điều 8, Luật Biển Việt Nam, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, nêu rõ : 

"Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố.

Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn"..

Theo đó, Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gẫy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/11/1982.

Căn cứ vào các tuyên bố nói trên, là các quốc gia ven biển nằm đối diện nhau, do khoảng cách tính từ hai đường cơ sở của mỗi bên không quá 400 hải lý (Việt Nam và Indonesia cách nhau 250 hải lý tính từ Côn Đảo và Natuna Bắc là hai đảo xa nhất của hai nước đối diện nhau), nên đã tạo nên vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn cần được tiến hành đàm phán hoạch định ranh gới. 

Tháng 6/1978, Việt Nam và Indonesia nối lại đàm phân định các vùng chồng lấn này.

Trải qua 2 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 10 vòng đàm phán cấp chuyên viên, 12 vòng đàm phán không chính thức, 4 cuộc trao đổi hẹp cấp Trưởng đoàn chuyên viên và 1 vòng đàm phán về kỹ thuật hải đồ, ngày 26/6/2003, hai bên đã ký kết Hiệp định phân định vùng thềm lục địa chồng lấn. 

Hiệp định này có hiệu lực ngày 29/5/2006. Hai bên xác định Hiệp định phân định thềm lục địa sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ hiệp định nào được ký trong tương lai giữa các bên ký kết về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế. 

Trong quá trình đàm phán phân định ranh giới thềm lục địa chồng lấn, Việt Nam đã đề xuất phương án sử dụng một đường phân định chung cho cả 2 vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế chồng lấn.

Nhưng Indonesia không đồng ý. 

Có thể Indonesia cho rằng phương án này không lợi cho họ cả về mặt pháp lý, với tư cách là quốc gia quần đảo mà Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đã quy định, lẫn về mặt diện tích phân chia cụ thể. 

Hiện nay, hai bên vẫn đang tiếp tục đàm phán để phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn. 

Căn cứ những thông tin nói trên có thể thấy rằng, ranh giới phân chia phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của hai nước cho đên nay vẫn chưa được hoạch định cụ thể rõ ràng. 

Giữa hai nước vẫn còn tồn tại vùng đặc quyền về kinh tế chồng lấn đang trong quá trình đàm phán hoạch định.

Xin lưu ý : vùng chồng lấn này nằm ở phía ngoài ranh giới lãnh hải của 2 nước tính từ đường cơ sở của mỗi nước. 

Vì vậy, không thể sử dụng ranh giới phân định vùng thềm lục địa (là vùng đáy và lòng đất dưới đáy biển) đã được ký kết để xác định phạm vi vùng đặc quyền kinh tế.

Và càng không thể cho phép bất cứ bên nào tự ý áp đặt ranh giới theo yêu sách của mình để có quyền đơn phương thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán trong phạm vi vùng chồng lấn này. 

Bởi vì, tất cả điều đó là hoàn toàn vi phạm quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, trái với thông lệ quốc tế và thiếu tôn trọng thỏa thuận chính trị đã đạt được giữa hai bên. 

Như vậy, sự kiện va chạm nói trên đã xảy ra ở đâu ?

Đó là câu hỏi cần được xác định một cách nghiêm túc, để trả lời một cách khách quan và công tâm, dựa trên các dữ liệu khoa học về tọa độ địa lý, khoảng cách địa lý cụ thể và phải được các chuyên gia pháp lý, kỹ thuật bản đồ của cả hai bên hợp tác thực hiện.

2. Hành xử như thế nào là phù hợp và đúng đắn ?

2.1. Trong vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn :

Không cho phép bất kỳ bên liên quan nào có quyền đơn phương thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình. Bất kỳ một hoạt động nào xảy ra trong vùng chồng lấn này đều phải có sự thỏa thuận của các bên. 

Vì vậy, Điều 74 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 : Hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau đã quy định :

"i). Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng.

ii). Nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời gian hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV.

iii). Trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong giai đoán quá độ này.

Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến hoạch định cuối cùng.

iv). Khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế được giải quyết theo đúng điều ước đó.

2.2. Trong vùng đặc quyền kinh tế đã được xác lập hợp pháp :

Điều 73 : Thi hành các luật và quy định của quốc gia ven biển :

i). Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước.

ii). Khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc tàu này.

iii). Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể nào khác. 

iv). Trong trường hợp bắt hay giữ một tàu thuyền nước ngoài, quốc gia ven biển thông báo ngay cho quốc gia mà tàu mang cờ biết, bằng các con đường thích hợp, các biện pháp được áp dụng cũng như các chế tài có thể sẽ được tuyên bố sau đó.

Căn cứ vào quy định này, giả dụ vụ việc đã xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, thì việc họ bắt bớ giam cầm không theo tuần tự thủ tục pháp lý, không thông qua các cơ quan tài phán, thậm chí đã sử dụng vũ lực như đánh đập, giam cầm, đánh chìm, tiêu hủy tàu, phương tiện đánh bắt của ngư dân… là hoàn toàn vi phạm quy định nói trên. 

Người Việt Nam có quyền khởi kiện về những hành vi vi phạm này lên các cơ quan tài phán quốc tế về Công ước Liên Hợp Quốc về Lật Biển 1982, với điều kiện là các đương sự phải tập hợp đầy đủ các chứng cứ có liên quan đến những hành vi phi pháp đó. 

Tuy nhiên, hành động của lực lượng thực thi pháp luật can dự để "cứu người" như sự kiện vừa qua, cho dù có thể xuất phát từ động cơ đúng đắn về phương diện nhân đạo, từ trách nhiệm tinh thần, nhưng xét về phương diện pháp lý và chính trị thì có lẽ nên phải được trao đổi rút kinh nghiệm nội bộ một cách nghiêm túc. 

Và từ những phân tích về thực tế của các sự cố nói trên, phải chăng một trong những nguyên nhân chính đã để xảy ra các sự cố đáng tiếc, không đáng có trong quan hệ giữa 2 quốc gia láng giềng "cùng hội, cùng thuyền" trên Biển Đông là vẫn còn tồn tại một "lỗ hỗng" kiến thức luật biển của những cơ quan, lực lượng thực thi pháp luật của cả hai phía ? 

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng có liên quan cần ưu tiên trang bị cho những người hoạt động trên biển các kiến thức pháp lý, ngoại giao và kinh nghiệm xử lý có hiệu quả nhất.

TS Trần Công Trục

Nguồn : GDVN, 28/05/2017

Published in Diễn đàn

Hôm 23/5, Indonesia nói nhiều tàu đánh cá Vit Nam đã chy ra khi lãnh hi nước này sau mt màn biu dương lc lượng ca cnh sát bin Vit Nam trên Bin Đông.

indo1

Indonesia đánh chìm tàu đánh cá bất hp pháp ngoài khơi Pangandaran, Tây Java, ngày 14/3/2016.

AP dẫn ngun B Hàng hi và ngư nghip Indonesia nói Vit Nam đang cm gi mt gii chc ngư nghip Indonesia trên mt trong nhng chiếc tàu ca Vit Nam, trong khi phía Indonesia bắt gi 11 thuyn viên người Vit.

Indonesia cho biết v xung đt xy ra hôm Ch nht phía bc chui đo Natuna, trong vùng đc quyn kinh tế ca Indonesia.

Bộ Hàng hi và ngư nghip ca Indonesia nói 5 tàu đánh cá Vit Nam đã b tàu tun duyên Indonesia chặn li. Các tàu này nm dưới s kim soát ca Indonesia cho ti khi tàu ca cnh sát bin Vit Nam ti, đâm thng tàu cá có quan chc Indonesia trên đó, làm chìm tàu. Indonesia cho biết không có ai b thương.

Bộ Hàng hi và ngư nghip Indonesia cho biết tàu ca h đã rút lui sau khi màn hình radar cho thy có thêm nhiu tàu cnh sát bin Vit Nam đang tiến gn, trong khi tàu chiến Indonesia cách đó đến 30 phút.

Thi hành chính sách tăng cường kim soát vùng lãnh hi rng ln ca qun đo, Indonesia trong 2 năm qua đã đánh đắm hàng trăm tàu đánh cá bt hp pháp trong vùng bin nước này. Trong s đó, rt nhiu tàu treo c Vit Nam.

AP dẫn li ông Rifky Effendi Hardjianto, Tng thư ký B Hàng hi và ngư nghip Indonesia, nói ti mt cuc hp báo rng các quan chức B Ngoi giao Indonesia đã gp Đi s Vit Nam. V va chm này s được gii quyết thông qua các kênh ngoi giao thông thường. C hai phía đu đng ý s tìm cách đ tránh tái din xung đt.

 

******************

Tàu Việt Nam và Indonesia đụng độ trên Biển Đông (RFI, 23/5/2017)

indo2

Tàu cá Việt Nam bị Hải cảnh Indonesia kéo vào bờ - Ảnh minh họa

Hãng tin AP hôm nay, 23/05/2017, dẫn nguồn tin từ phía Indonesia cho biết nhiều tàu đánh cá Việt Nam hành nghề tại Natuna, khi bị kiểm tra đã chạy thoát với sự hỗ trợ của cảnh sát biển Việt Nam. Phía Việt Nam bắt giữ một sĩ quan Indonesia, còn phía Indonesia câu lưu 11 thuyền viên Việt Nam.

Theo bộ Hàng Hải và Ngư Nghiệp Indonesia, vụ đụng độ xảy ra hôm Chủ nhật, 21/05, ở phía bắc quần đảo Natuna, trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Năm tàu đánh cá Việt Nam đang bị một tàu tuần duyên Indonesia chận lại kiểm tra, thì một tàu cảnh sát biển Việt Nam đã lao vào chiếc tàu cá, trên đó có một sĩ quan Indonesia, làm tàu này bị chìm. Không có ai bị thương trong vụ này.

Cũng theo Jakarta, sau đó chiếc tàu tuần duyên Indonesia đã phải rút lui khi thấy trên màn ảnh radar xuất hiện nhiều tàu cảnh sát biển Việt Nam khác đang tiến gần, trong khi một chiến hạm Indonesia ở cách đó đến 30 phút.

AP nhận xét, xung đột rất dễ nổ ra trên Biển Đông, tuyến đường hàng hải chiến lược, nơi Trung Quốc yêu sách hầu như toàn bộ chủ quyền trước các nước Đông Nam Á nhỏ yếu hơn.

Indonesia với chính sách cứng rắn, đã cho đánh đắm hàng trăm chiếc tàu đánh cá tại vùng biển của mình trong hai năm qua, trong đó có nhiều tàu Việt Nam, nhưng rất hiếm khi phá hủy tàu Trung Quốc.

Tổng thư ký bộ Hàng Hải và Ngư Nghiệp Indonesia, ông Rifky Effendi Hardjianto, trong một cuộc họp báo nói rằng các viên chức bộ này đã gặp gỡ đại sứ Việt Nam để giải quyết sự cố thông qua kênh ngoại giao. Cả hai bên đã thỏa thuận sẽ tránh xảy ra các vụ tương tự trong tương lai.

Thụy My

******************

Hải cảnh Việt Nam và Indonesia đụng nhau tại Biển Đông (RFA, 23/05/2017)

indo3

Một sĩ quan hải quân Việt Nam nhìn theo hướng chiếc tàu cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông hôm 14/5/2014. AFP photo

Tàu của cảnh sát biển Việt Nam đụng nhau với tàu tuần tra của Indonesia ở khu vực đảo Natuna của Indonesia vào hôm chủ nhật, ngày 21 tháng 5 vừa qua. Bộ nghề cá và biển của Indonesia cho biết tin này vào ngày 23 tháng 5.

Theo phía Indonesia, sự việc xảy ra ở phía bắc đảo Natuna, trong khu vực đặc quyền kinh tế của nước này khi những tàu cá mang cờ Việt Nam bị tuần duyên nước này chặn lại. Một tàu cảnh sát biển Việt Nam xuất hiện và đã đâm vào một tàu cá bị bắt giữ khiến chiếc tàu bị chìm. Trên tàu cá lúc đó có một nhân viên người Indonesia. Các tàu Indonesia sau đó đã phải rút khỏi hiện trường khi nhiều tàu cảnh sát biển của Việt Nam xuất hiện.

Phía Indonesia cho biết hiện Việt Nam vẫn còn cầm giữ một nhân viên người Indonesia có mặt trên một trong những chiếc tàu cá của Việt Nam. Phía Indonesia bắt giữ 11 ngư dân Việt Nam sau vụ việc này.

Ông Rifky Effendi Hardjianto, đại diện Bộ nghề cá Indonesia cho báo chí biết giới chức bộ này đã gặp đại sứ Việt Nam tại Indonesia và hai bên đồng ý sẽ giải quyết sự việc theo kênh ngoại giao thông thường. Cả hai phía đồng ý sẽ tránh những vụ đụng độ tương tự xảy ra trong tương lai.

*******************

Thêm 23 ngư dân Việt bị bắt ở Malaysia (RFA, 23/05/2017)

indo4

Ngư dân Việt trong một lần bị cảnh sát Thái Lan bắt. Ảnh chụp hôm 1/8/2016. AFP photo

Liên quan đến sử dụng tài nguyên môi trường biển, 23 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ ở Malaysia vì bị tình nghi đánh bắt cá trái phép tại vùng biển nước này.

Thông tấn xã Việt Nam loan tin như vừa nêu vào ngày 23 tháng 5.

Trước đó, ngày 22 tháng 5, Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia thông báo 23 ngư dân trong độ tuổi từ 23 – 64 bị bắt giữ ở vị trí cách Kuala Tok Bali, bang Kelantan, khoảng 68 hải lý, lúc đang sử dụng lưới rà để đánh bắt hải sản.

Tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cho biết hiện đang làm việc với cơ quan chức năng để xác định thông tin và xử lý.

Cùng ngày 23 tháng 5, một buổi hội thảo mang tên "Đánh giá thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn chế ngư dân xâm phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản trái pháp luật" được đưa ra trong buổi hội thảo tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tại buổi hội thảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết từ 1/1/2013 đến 31/3/2017 đã có 134 tàu với hơn 1.000 ngư dân của tỉnh bị bắt ở lãnh hải nước khác do xâm phạm vùng biển đánh bắt hải sản trái pháp luật.

Trong đó, 132 tàu với 997 ngư dân bị bắt giữ ở Indonesia. Hai tàu khác bị bắt ở Malaysia.

Nguyên nhân được đưa ra trong buổi hội thảo là nguồn tài thuỷ sản trong vùng biển trong nước bị cạn kiệt.

Published in Châu Á