Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 20 décembre 2023 15:17

Tên lửa Bắc Triều Tiên gây tranh cãi

Hệ thống chia sẻ dữ liệu về tên lửa Bắc Triều Tiên có lợi gì cho Mỹ và đồng minh Nhật, Hàn ?

Trọng Nghĩa, RFI, 20/12/2023

Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản hôm qua, 19/12/2023, cho biết đã kích hoạt một hệ thống mới để phát hiện tức thời các vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên. Theo giới chuyên gia phân tích, hệ thống này không chỉ có lợi trong việc đối phó với Bình Nhưỡng, mà còn cho phép Mỹ và các đồng minh Châu Á gửi tín hiệu đến Trung Quốc.

tenlua1

Ảnh do chính quyền Bình Nhưỡng phổ biến ngày 19/12/2023 : Một tên lửa liên lục địa (ICam BốtM) mới của Bắc Triều Tiên được triển khai trên thực địa. AP

Việc chia sẽ dữ liệu thông tin về tên lửa Bắc Triều Tiên giữa ba nước Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đã từng có trong quá khứ, nhưng trước đây, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ chia sẻ thông tin một cách gián tiếp, thông qua Hoa Kỳ với tư cách là bên trung gian đáng tin cậy của cả hai nước. Thế nhưng, với hệ thống vừa được kích hoạt, các đối tác sẽ trực tiếp kết nối hệ thống radar của mình vào một nền tảng chung đặt tại tổng hành dinh Bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawai.

Trên tờ báo Nhật Bản The Japan Times, bà Naoko Aoki, một nhà khoa học chính trị tại trung tâm Rand Corp của Mỹ, cho rằng lợi ích thực tế của việc chia sẻ thông tin trực tiếp một cách tức thời nằm ở chỗ : "Việc có nhiều dữ liệu hơn từ các địa điểm khác nhau sẽ tăng cường khả năng của cả ba quốc gia trong việc giám sát các vụ phóng tên lửa", cho phép hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra và xử lý tình huống nhanh hơn.

Một cách cụ thể, theo ông James Schoff, giám đốc cấp cao của chương trình Sáng Kiến Liên Minh Mỹ-Nhật Tiếp Theo (US-Japan NEXT Alliance Initiative) của tổ chức Quỹ Hòa Bình Sasakawa tại Hoa Kỳ, việc chia sẻ dữ liệu tức thời "sẽ giúp cho việc phòng thủ tên lửa hiệu quả và chính xác hơn" nhờ phát hiện được tên lửa Bắc Triều Tiên một cách nhanh chóng và dưới nhiều góc độ khác nhau. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc đánh chặn các tên lửa mới nhất, cơ động hơn của Bắc Triều Tiên.

Theo ông Masashi Murano, chuyên gia về quốc phòng Nhật Bản tại Viện Hudson Hoa Kỳ, Tokyo cho đến nay vẫn gặp khó khăn trong việc đáp trả các vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên do phạm vi phủ sóng radar của Nhật Bản bị hạn chế.

Chuyên gia Murano giải thích : "Mặc dù các radar mặt đất được triển khai trên khắp lãnh thổ Nhật Bản và trên các tàu khu trục Aegis ở Biển Nhật Bản có khả năng cao, chúng không thể phát hiện các mục tiêu ở bên kia đường chân trời, có nghĩa là việc theo dõi chính xác đòi hỏi phải chờ tên lửa bay lên". Ngược lại, radar và các thiết bị giám sát khác được triển khai ở Hàn Quốc - và do đó ở gần các địa điểm phóng hơn - có thể phát hiện tên lửa ngay sau khi phóng - hoặc thậm chí là các dấu hiệu trước khi phóng.

Ngoại lợi ích kỹ thuật, hệ thống chia sẻ dữ liệu tức thời về tên lửa Bắc Triều Tiên còn mang lại cho các nước tham gia, đặc biệt là Mỹ, những lợi ích chiến lược không nhỏ, trong đó có việc gởi đi các tín hiệu răn đe đến các đối thủ tiềm tàng.

Theo giáo sư Christopher Hughes, một chuyên gia về Nhật Bản tại Đại học Anh Quốc Warwick, việc hệ thống này được hình thành đã gởi đi tín hiệu rằng cơ chế hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn là một thực thể có "sức mạnh và thực chất bền vững", đồng thời cảnh báo Bắc Triều Tiên và các quốc gia khác trong khu vực về khả năng hội nhập của liên minh giữa Washington với Tokyo và Seoul.

Tín hiệu cảnh báo đó cũng có thể nhằm vào Trung Quốc, nước đã từng gây sự với Hàn Quốc, khi Seoul cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD tại Hàn Quốc, một hệ thống mà Bắc Kinh nghi là cũng nhằm vào Trung Quốc.

Theo giáo sư Hughes, "việc bổ sung các phương tiện cảm biến của Nhật Bản và cuối cùng có thể là các thiết bị đánh chặn vào hệ thống răn đe mở rộng do Mỹ lãnh đạo có thể khiến Trung Quốc trở nên nhạy cảm hơn với thách thức này", nhất là khi các nước có thể đẩy mạnh thêm việc chỉa sẻ thông tin tình báo và tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa.

Câu hỏi đặt ra là do diễn biến thất thường trong quan hệ Seoul-Tokyo trong thời gian trước đây, liệu hệ thống chia sẻ dữ liệu tức thời về tên lửa Bắc Triều Tiên có thể tồn tại lâu dài hay không.

Theo hãng tin Anh Reuters, trên vấn đề này, Ankit Panda, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa Bình Quốc Tế, trụ sở tại Hoa Kỳ, cho rằng bản thân việc thiết lập hệ thống này là một biện pháp bảo vệ trước nguy cơ chính trị nội bộ làm chệch hướng hợp tác ba bên trong tương lai.

Trọng Nghĩa

**************************

Tên lửa : Bắc Triều Tiên và Nga đấu khẩu với Mỹ và các đồng minh

Trọng Nghĩa, RFI, 20/12/2023

Trong một cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 19/12/2023 về vụ Bình Nhưỡng lại phóng thêm một tên lửa đạn đạo liên lục địa, đấu khẩu đã bùng lên gay gắt giữa đại diện Bắc Triều Tiên và Nga với đại diện Hoa Kỳ, Hàn Quốc và các đồng minh.

tenlua2

Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Kim Song phát biểu tại một phiên họp của Hội Đồng Bảo An về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân, ngày 13/07/2023, New York, Hoa Kỳ. AP - Mary Altaffer

Theo hãng tin Mỹ AP, đại sứ Bắc Triều Tiên Kim Song đã tố cáo Mỹ tăng cường các cuộc tập trận với Hàn Quốc và triển khai tàu ngầm hạt nhân, cũng như các phương tiện hạt nhân khác, tới bán đảo Triều Tiên, làm gia tăng "nguy cơ chiến tranh hạt nhân" trong khu vực. Đối với đại diện Bình Nhưỡng, năm nay đã trở thành "năm nguy hiểm nhất" cho an ninh trên bán đảo Triều Tiên.

Ông Kim Song kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm đến những lo ngại về an ninh của Bắc Triều Tiên, gọi các biện pháp đáp trả của nước này là "phản ứng hoàn toàn hợp lý, bình thường và có suy nghĩ" nhằm thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình.

Ngược lại, Hoa Kỳ và 9 đồng minh đã lên án Bắc Triều Tiên về 5 vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM, hơn 25 vụ phóng tên lửa đạn đạo và 3 vụ phóng vệ tinh sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo trong năm nay. Các nước này xe đó là những hành động vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an và đe dọa "hòa bình, ổn định của các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế".

Trong một tuyên bố được đọc ngay trước cuộc họp của Hội đồng Bảo an, phó đại sứ Hoa Kỳ Robert Wood, bao quanh là các nhà ngoại giao từ 9 quốc gia khác, đã lên án vụ phóng tên lửa ICBM mới nhất vào ngày 18/12 vừa qua và tất cả các vụ thử nghiệm trước đó của Bắc Triều Tiên.

Phó đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc bà Anna Evstigneeva đã bênh vực Bắc Triều Tiên, gọi những nỗ lực lên án Bình Nhưỡng là "cách tiếp cận một chiều". Theo nhà ngoại giao Nga, tình hình đang leo thang "đến bờ vực nguy hiểm". Đồng thời bà cáo buộc Hoa Kỳ triển khai cỗ máy quân sự khổng lồ trong khu vực, cho rằng hành động đó "ngày càng giống như chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công".

Phó đại sứ Mỹ đã bác bỏ lập luận của Nga, khẳng định các cuộc tập trận của Hoa Kỳ chỉ mang tính chất phòng thủ và chính Bắc Triều Tiên đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chứ không phải Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ.

Hội Đồng Bảo An đã ban hành các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên sau vụ thử nhiệm hạt nhân đầu tiên của Bình Nhưỡng vào năm 2006 và đã siết chặt thêm những biện pháp này với tổng cộng 10 nghị quyết khác nhau mà lần sau cùng là vào tháng 12/2017.

Tuy nhiên, sau đó, Trung Quốc và Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Mỹ bảo trợ vào tháng 5/2022 đề nghị ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Bắc Triều Tiên. Kể từ khi ấy, Moskva và Bắc Kinh đã ngăn chặn mọi hành động của Hội Đồng Bảo An nhắm vào Bình Nhưỡng, kể cả các tuyên bố báo chí.

Hôm qua, 10 quốc gia – Albania, Ecuador, Pháp, Nhật Bản, Malta, Hàn Quốc, Slovenia, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ – đã cho rằng sự im lặng của Hội đồng Bảo an đã "gửi đi thông điệp sai lạc tới Bắc Triều Tiên và tất cả những nước phổ biến vũ khí hạt nhân".

Trọng Nghĩa

************************

Mỹ, Nhật, Hàn chia sẻ dữ liệu ''trực tiếp'' về tên lửa Bắc Triều Tiên

Thùy Dương, RFI, 19/12/203

Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản hôm nay, 19/12/2023, cho biết đã kích hoạt một hệ thống mới để phát hiện trực tiếp và đánh giá về các vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên. Thông báo của Seoul, Tokyo và Washington được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng cho biết hôm qua đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-18 (Hỏa Tinh-18), để thẩm định lực lượng hạt nhân Bắc Triều Tiên đã sẵn sàng cho chiến tranh ở mức độ nào.

tenlua3

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (thứ tư trái sang) họp Hội dồng An ninh Quốc gia sau vụ Bắc Triều Tiên thử tên lửa, Seoul, Hàn Quốc, ngày 18/12/2023. AP

Reuters trích dẫn bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik cho biết là theo cơ chế mới, ba nước Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ chia sẻ thông tin về địa điểm phóng tên lửa, quỹ đạo bay và điểm va chạm của tên lửa Bắc Triều Tiên suốt ngày đêm. Cho đến nay, Hoa Kỳ chỉ mới chia sẻ thông tin riêng rẽ cho Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình MBN hôm qua, bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc nói : "Chúng tôi sẽ có nhiều dữ liệu cảnh báo về tên lửa của Bắc Triều Tiên sớm hơn và có thể đảm bảo đủ thời gian để đáp trả hiệu quả". Mỹ và hai đồng minh Nhật - Hàn xem cơ chế mới là một cột mốc quan trọng thúc đẩy hợp tác an ninh ba bên và tăng cường khả năng bảo đảm an toàn cho người dân.

Về phản ứng của Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng xem hệ thống chia sẻ thông tin trực tiếp của Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là nỗ lực của Washington "nhằm kích động đối đầu và tăng cường lợi thế quân sự của Mỹ trong khu vực".

Bắc Triều Tiên hôm nay cho biết đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã giám sát vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICam BốtM) Hwasong-18, được mô tả là tên lửa "mạnh nhất" vận hành bằng nhiên liệu rắn.

Vụ phóng hôm qua là lần thử nghiệm thứ 3 tên lửa liên lục địa chạy bằng nhiên liệu rắn của Bình Nhưỡng, sau hai lần thử vào tháng 04 và 07/2023. Theo giới quan sát, vụ thử cho thấy Bắc Triều Tiên vẫn nỗ lực cải thiện công nghệ tên lửa. Sử dụng nhiên liệu rắn, tên lửa được phóng nhanh hơn, dễ vận hành hơn và khó bắn chặn hơn.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Seoul và Bắc Kinh hối hả chạy đua tìm lượm mảnh vỡ tên lửa Bắc Triều Tiên

Minh Anh, RFI, 14/06/2023

Hai tuần sau thất bại vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh dọ thám của Bình Nhưỡng lên quỹ đạo, hải quân Hàn Quốc và Trung Quốc đang hối hả chạy đua tìm kiếm và thu hồi các mảnh vỡ của tên lửa Bắc Triều Tiên bị rơi trên biển Hoa Đông. 

tenlua1

Ảnh phóng tên lửa Bắc Triều Tiên Ngân Hà - 3 (Unha-3), ngày 13/12/12 Reuters

Từ Seoul, thông tín viên đài RFI, Celio Fioretti tường thuật : 

"Một cuộc chạy đua tranh giành mảnh vỡ diễn ra ở ngoài khơi, cách bờ biển Hàn Quốc 200 km, gần như nằm giữa biển Hoa Đông ngăn cách Bắc Kinh và Seoul. Một chiến dịch thu lượm tế nhị, cả về mức độ nguy hiểm các linh kiện của tên lửa cũng như khó khăn tìm thấy các mảnh vỡ đã chìm sâu dưới biển. 

Thay vì được chi viện, Hải quân Hàn Quốc lại phát hiện một đối thủ cạnh tranh đang đến khu vực tìm kiếm trục vớt : Đó là Trung Quốc. Khó mà biết được động cơ của đối thủ này trong cuộc đua là gì, nhưng có hai giả thuyết được giới chuyên gia nêu lên. Hoặc Trung Quốc có thể vớt những mảnh vỡ này để trao lại cho Bắc Triều Tiên. 

Giả thuyết khác là Trung Quốc có thể cần thu lượm những mảnh vỡ này để tránh một cuộc điều tra gây rắc rối của quốc tế. Quả thật, vào năm 2014, qua nghiên cứu tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) của Bắc Triều Tiên, Liên Hiệp Quốc đã phát hiện ra nhiều linh kiện của tên lửa có nguồn gốc từ Trung Quốc, Mỹ và thậm chí cả từ Hàn Quốc. 

Bất kể ra sao, cuộc đua tìm kiếm này diễn ra dữ dội ở biển Hoa Đông và bên đầu tiên thu lượm được các mảnh vỡ đó sẽ là bên chiến thắng." 

Minh Anh

***********************

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chia sẻ thông tin về các vụ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa

Trọng Nghĩa, RFI, 04/06/2023

Hoa Kỳ và hai đồng minh châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chia sẻ thông tin về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Thông báo này được đưa ra sau cuộc gặp giữa các bộ trưởng quốc phòng ba nước ngày hôm qua, 03/06/2023 tại Singapore, bên lề diễn đàn an ninh Shangri-La. Kể từ khi quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ấm lên, Mỹ đã tăng cường liên minh quân sự với hai đồng minh của mình trước các mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.

tenlua2

Ảnh chụp màn hình TV 3 vị lãnh đạo của Hàn Quốc (Yoon Suk Yeol), Hoa Kỳ (Joe Biden) và Nhật Bản (Fumio Kishida), tại Seoul, Hàn Quốc, 27/04/2023. AP - Ahn Young-joon

Thông tín viên RFI Frédéric Charles tường trình từ Tokyo:

"Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ trao đổi dữ liệu theo thời gian thực "nhằm cải thiện khả năng của mỗi nước trong việc phát hiện và đánh giá các tên lửa do Bắc Triều Tiên phóng lên". Thông báo này được đưa ra ít lâu sau vụ phóng vệ tinh do thám thất bại cách đây vài ngày của Bình Nhưỡng, vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Từ một năm nay, Bắc Triều Tiên đã gia tăng các vụ thử tên lửa đạn đạo và tuyên bố mình là một cường quốc hạt nhân.

Tiến trình hòa giải giữa Nhật Bản và Hàn Quốc sau nhiều năm tranh chấp đã khuyến khích Hoa Kỳ cùng với hai đồng minh quan trọng nhất ở châu Á, thực hiện các bước hiện đại hóa liên minh và tăng cường khả năng răn đe.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Llyod Austin ước tính rằng ba nước đang phải đối mặt với những thách thức chung "liên quan đến các hành vi bức hiếp của Trung Quốc, các hành động khiêu khích nguy hiểm của Bắc Triều Tiên và cuộc chiến tàn khốc do Nga tiến hành ở Ukraine".

Đối mặt với việc Bắc Triều Tiên bắn tên lửa, Nhật Bản quyết định trang bị khả năng phản công. Hoa Kỳ sẽ khuyến khích ba nước cải tiến lực lượng quân sự của họ theo hướng "đa năng hơn, bền bỉ và cơ động hơn", và thực hiện các cuộc tập trận quân sự chung.

Nhật Bản và Hàn Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc liên kết chiến lược quốc phòng của họ với Hoa Kỳ. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết "Đài Loan không chỉ là vấn đề song phương Trung Quốc-Đài Loan, mà giống như Bắc Triều Tiên, đó là một vấn đề toàn cầu".

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Tên lửa Bắc Triều Tiên : Hội đồng Bảo an không đồng thuận về thông cáo chung

Minh Anh, RFI, 02/10/2021

Thứ Sáu 01/10/2021, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có cuộc họp khẩn, bàn về những vụ thử tên lửa gần đây của Bắc Triều Tiên. Kết thúc cuộc họp, 5 nước thành viên thường trực đã không đưa ra được một thông cáo chung.

tenlua1

Ngày 01/10/2021, 5 ủy viên thường trực Hội Đồng Bảo có cuộc họp khẩn bàn về những vụ thử tên lửa gần đây của Bắc Triều Tiên, nhưng không đưa ra được một thông cáo chung. © AP - Mary Altaffer

Nguyên nhân là vì dự thảo tuyên bố chung do Pháp đề xuất đã bị Nga và Trung Quốc bác bỏ. AFP dẫn lời một nhà ngoại giao ẩn danh giải thích rõ trên thực tế, trong dự thảo văn bản, Paris muốn một tuyên bố chung trước báo chí, bày tỏ "mối quan ngại" của Hội đồng Bảo an trước những hoạt động của Bình Nhưỡng và kêu gọi "áp dụng đầy đủ các biện pháp trừng phạt". Tuy nhiên, Nga và Trung đều cho rằng "giờ chưa phải lúc, cần có thêm thời gian để phân tích tình hình".

Cuộc họp kín kéo dài hơn một giờ đồng hồ, được triệu tập theo đề nghị của Hoa Kỳ - một hành động hiếm có từ năm 2017, cũng như từ Pháp và Anh. Mục tiêu là để xem xét vụ thử tên lửa diễn ra hồi đầu tuần (28/09/2021) mà Bình Nhưỡng cho là loại "siêu thanh". Hai ngày sau, vài giờ trước phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an, Bắc Triều Tiên lại thông báo tiếp thử thành công tên lửa phòng không, được phát triển gần đây.

Hãng tin Pháp nhắc lại là vào năm 2017, chính quyền Donald Trump đã thành công trong việc thông qua 3 biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề nhắm vào Bắc Triều Tiên sau loạt thử hạt nhân và tên lửa. Kể từ đó, Hội đồng Bảo an chưa bao giờ tìm lại được một quan điểm chung.

Nga và Trung Quốc nhiều lần đề nghị dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận nhưng không thành. Tổng thống Biden, sau 8 tháng nhậm chức, vẫn chưa có một chiến lược rõ ràng nào về hồ sơ Bắc Triều Tiên.

Cũng trong ngày hôm qua, thứ trưởng quốc phòng Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản có cuộc trao đổi qua điện đàm để thảo luận về hồ sơ Bắc Triều Tiên. Kết thúc cuộc họp, trong thông cáo chung, 3 bên đồng tình về việc "sắp tới hợp tác chặt chẽ tìm cách giải quyết" nhiều vấn đề như an ninh bán đảo Triều Tiên và khu vực, kể cả những vụ thử tên lửa gần đây nhất từ Bắc Triều Tiên.

Minh Anh

******************

Bình Nhưỡng lại thử tên lửa ngay trước cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an

Trọng Nghĩa, RFI, 01/10/2021

Sau khi bị dời lại một hôm theo yêu cầu của Nga và Trung Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp vào hôm nay, 01/10/2021 để thảo luận về vụ Bắc Triều Tiên bắn tên lửa siêu thanh. Trong một động thái bị cho là khiêu khích, vài giờ trước cuộc họp, Bình Nhưỡng lại tiến hành một vụ thử tên lửa khác.

tenlua2

Bức ảnh được báo nhà nước Bắc Triều Tiên Rodong Sinmun đăng, cho thấy một tên lửa được phóng lên bầu trời, ngày 30/09/2021.  STR KCNA VIA KNS/AFP

Trong một bản tin công bố hôm nay 01/10, hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên, KCNA, cho biết : "Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên ngày 30/09 đã tiến hành bắn thử một tên lửa phòng không mới vừa được phát triển gần đây". KCNA đã hoan nghênh rằng "hiệu suất chiến đấu đáng chú ý của tên lửa đã được kiểm chứng, với việc sử dụng các công nghệ quan trọng mới". Một bức ảnh chụp tên lửa bay lên bầu trời sau khi vụ phóng đã được tờ báo chính thức Rodong Sinmun công bố.

Theo hãng tin Pháp AFP, vụ bắn thử mới này có vẻ khiêu khích, vì diễn ra chỉ vài giờ trước cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an do Washington, Paris và Luân Đôn yêu cầu, để bàn về vụ bắn tên lửa trước đó của Bình Nhưỡng, được Bình Nhưỡng giới thiệu là "siêu thanh". Cuộc họp khẩn dự kiến được tổ chức vào hôm qua, nhưng đã bị hoãn qua ngày hôm nay theo yêu cầu của Trung Quốc, đồng minh chính của Bình Nhưỡng và Nga.

Bắc Triều Tiên từ lâu nay đã nổi tiếng với chiến thuật được cân nhắc kỹ lưỡng là sử dụng thử nghiệm vũ khí để làm gia tăng căng thẳng. Theo chuyên gia Soo Kim thuộc trung tâm tham vấn RAND Corporation của Mỹ, với những vụ thử gần đây, Kim Jong Un đang tìm cách trắc nghiệm phản ứng của Washington để xem Bình Nhưỡng có thể khiêu khích tới mức nào.

Phản ứng trước hành động của Bắc Triều Tiên, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào hôm qua đã tố cáo Bình Nhưỡng tạo thuận lợi cho "sự bất ổn định và tình trạng mất an ninh" khi liên tiếp vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Kim Jong-un sẽ phải có một quyết định quan trọng

Đàm phán với Donald Trump cho đến giờ không tiến triển như dự định. Các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt vẫn được áp dụng và có vẻ như Washington sẽ không có động thái gì dù Bình Nhưỡng yêu cầu họ đưa ra một thỏa thuận khác để giải quyết vấn đề hạt nhân vào cuối năm nay.

kim1

Donald Trump và Kim Jong-un bắt tay tại DMZ vào tháng 6/2019

Donald Trump dường như cũng bực bội. Ông một lần nữa nói bóng gió về các hành động quân sự chống lại Bắc Hàn nếu cần thiết, mặc dù nhấn mạnh "mối quan hệ tốt" của ông với nhà lãnh đạo Bắc Hàn.

Những tuần tới có thể sẽ có biến chuyển rất quan trọng trong ngoại giao Mỹ-Bắc Hàn.

Ankit Panda, chuyên gia về Bắc Hàn tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, bình luận với BBC :

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đang chứng kiến nguy cơ trở lại cuộc khủng hoảng rất quen thuộc vào năm 2020".

"Chúng ta bắt đầu thấy kịch bản mà nhiều người đã cảnh báo từ những bước đầu của quá trình ngoại giao : Một ông Trump khó tính và cáu kỉnh đang nhận ra thực tế quan hệ ngoại giao của ông với Bắc Hàn như trong chương trình truyền hình thực tế".

Căng thẳng và đe dọa mùa Giáng sinh

Bất chấp bản chất "truyền hình thực tế" của hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim và những cái bắt tay của họ trong chuyến thăm bất ngờ tới biên giới Bắc Hàn vào tháng 6, Nam Hàn đã từng mô tả quyết định tiếp xúc với Kim Jong-un của Tổng thống Mỹ là "can đảm".

kim2

Kim Jong-un và Moon Jae-in nắm tay tại núi Paektu, Bắc Hàn

Họ nói rằng cách tiếp cận của ông khá độc đáo, và có hy vọng rằng có thể lần này mọi thứ sẽ khác.

Chỉ 15 tháng trước, các nhà lãnh đạo hai miền Bắc và Nam đã nắm tay nhau tại núi Paektu, lạc quan rằng họ có thể đi đến một thỏa thuận nào đó để chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.

Hy vọng đó đã biến mất.

Bình Nhưỡng từ chối đàm phán với Seoul. Tuần trước, Bắc Hàn đã thực hiện các cuộc tập trận pháo binh gần biên giới biển với miền Nam theo yêu cầu của Kim Jong-un. Điều này đã vi phạm một thỏa thuận quân sự đạt được giữa hai nước vào năm ngoái.

Nam Hàn tất có nhiều lý do để thận trọng khi miền Bắc có các hoạt động ở gần biên giới. Vào tháng 11 năm 2010, các lực lượng Bắc Hàn đã bắn khoảng 170 quả đạn pháo và tên lửa vào đảo Yeonpyeong, giết chết bốn người Nam Hàn. Hiện tại có những lo ngại rằng căng thẳng đang bắt đầu bùng phát trở lại.

Không thiếu các dấu hiệu cảnh báo từ Bắc Hàn về việc mối quan hệ ngoại giao của họ với Washington và Seoul sẽ hướng tới đâu.

Mới đầu tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Ri Thae Song gợi ý rằng Bắc Hàn có thể tiếp tục các vụ thử tên lửa tầm xa trong vài tuần tới nếu Washington từ chối thay đổi vị thế đàm phán và rằng "hoàn toàn tùy thuộc vào Mỹ muốn chọn món quà Giáng sinh nào" - một cụm từ gần như chắc chắn được chọn để báo chí Hoa Kỳ nhận thấy.

kim3

Sau đó, Lãnh tụ tối cao đã lại lên lưng ngựa trắng tại Paektu, ngọn núi linh thiêng nhất của Bắc Hàn. Những hình ảnh và bài viết trên truyền thông nhà nước tràn đầy thông điệp chính trị và ý thức hệ.

Hàng chục bức ảnh cho thấy ông rẽ tuyết trên đường lên đỉnh núi "cách mạng". Chuyến đi diễn ra vào thời điểm "đế quốc và kẻ thù giai cấp thực hiện nỗ lực điên cuồng hơn để làm suy yếu tư tưởng, cách mạng và giai cấp của Đảng ta", nhà lãnh đạo Bắc Hàn được trích lời.

Tuyên bố nói thêm rằng ông đã chuẩn bị cho người dân của mình sẵn sàng với "sự khắc nghiệt và kéo dài của cuộc cách mạng".

Bắc Hàn đang được cảnh báo về thời kỳ khó khăn trước mặt.

Sự trở lại của người tên lửa ?

Kim Jong-un cũng triệu tập một cuộc họp bất ngờ với các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền. Ủy ban chính trị quyền lực nhất của Bắc Hàn sẽ họp vào cuối tháng 12 để "thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng". Nói một cách đơn giản, điều này là điềm không tốt. Có thể ông Kim đã bị thuyết phục rằng các cuộc đàm phán với Mỹ sẽ không hiệu quả và sẵn đưa ra cá mệnh lệnh mới.

Vậy, người tên lửa đã sẵn sàng để trở lại ?

Một số người sẽ nói người tên lửa vẫn luôn ở đó. Năm nay là một trong những nằm Bắc Hàn có nhiều thử nghiệm tên lửa nhất.

Đất nước còn nghèo và khó khăn của Kim Jong-un tuy vẫn đang bị quốc tế trừng phạt mạnh mẽ nhưng đã phát triển được ba hệ thống tên lửa mới, tất cả đều đã được thử nghiệm sau khi cuộc đàm phán giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Bắc Hàn bị đổ bể tại Hà Nội vào tháng Hai.

"Tất cả các tên lửa đều có một số điểm chung", Vipin Narang, giáo sư nghiên cứu bảo mật tại Viện Công nghệ Massachusetts, nói hồi đầu năm nay.

kim4

"Chúng dùng nhiên liệu rắn, có thể đặt trên bệ phóng di động, nhanh, bay thấp và ít nhất tên lửa KN-23 có thể điều khiển trong quá trình bay, điều này rất ấn tượng.

"Bất kỳ tên lửa nào trong số này đều sẽ đặt ra thách thức đối với khu vực và hệ thống phòng thủ tên lửa ROK do những đặc điểm trên. Kết hợp với nhau, chúng là một cơn ác mộng".

Nhưng tất cả 13 lần phóng trong năm 2019 đều bị ông Trump bỏ qua. Dù gì, ông Kim đã giữ lời hứa sẽ không thử vũ khí tầm xa hoặc vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Bắc Hàn cũng ám chỉ rằng lời hứa này đã hết hạn và lệnh cấm thử nghiệm sẽ kết thúc vào ngày 31 tháng 12 nếu không có thỏa thuận với Mỹ.

Phóng vệ tinh ?

Kim Jong-un có thể nghĩ rằng nếu ông muốn giành lại sự chú ý của tổng thống Mỹ và gây áp lực để có một thỏa thuận tốt hơn, nhưng ông sẽ phải làm lớn hơn và táo bạo hơn. Ngoài ra còn có nhiều bộ phận khác nhau trên các tên lửa tầm ngắn mới mà ông có thể đang rất háo hức để thử trên các vũ khí tầm xa.

Một cách để thực hiện điều đó là phóng vệ tinh. Về mặt kỹ thuật, ông sẽ không thất hứa, nhưng sự kiện sẽ được cả trong nước và quốc tế ý.

"Lý do để nghi ngờ rằng sẽ có một vụ phóng vệ tinh rất phức tạp", Ankit Panda nói, "nhưng nói rộng ra, chúng tôi thấy một số dấu hiệu, bao gồm bằng chứng về việc phát triển SLV [phương tiện phóng vệ tinh] mới từ năm 2017 và tăng tần số nhắc đến các hoạt động không gian trên truyền thông nhà nước năm nay.

"Cũng đã quá lâu không có bất kỳ hoạt động không gian nghiêm túc nào mặc dù chương trình không gian được duy trì tốt ở Bắc Hàn kể từ năm 2016".

Các nhà phân tích đang theo dõi trạm phóng vệ tinh ở Sohae một cách cẩn thận. Địa điểm này là nơi mà Bắc Hàn đã cam kết tháo dỡ.

Melissa Hanham, một chuyên gia về tình báo nguồn mở và giám đốc của Dự án Datayo tại Quỹ Tương lai Một Trái đất cho biết : "Chúng tôi chưa thấy bất kỳ hoạt động nào cho thấy có một thử nghiệm sắp xảy ra.

"Tuy nhiên, đây vẫn là một cơ sở có khả năng hoạt động đầy đủ. Họ đã không tháo dỡ bệ phóng - họ vẫn có thể thử tên lửa ở đó".

Một phương án khác cho Bình Nhưỡng là thử công nghệ nhiên liệu rắn mới trên tên lửa tầm xa. Melissa Hanham cho biết loại nhiên liệu này có lợi thế chiến thuật và sẽ khiến tên lửa tầm xa của Bắc Hàn nhanh hơn và mạnh hơn.

"Tên lửa nhiên liệu rắn dễ trốn được khỏi các vệ tinh do thám và gián điệp hơn, bởi vì chúng có thể được cấp nhiên liệu mà không nhất thiết phải có một đoàn xe nhiên liệu xung quanh khiến vệ tinh dễ phát hiện. Chúng cũng có thể được lưu trữ và phóng nhanh hơn tên lửa nhiên liệu lỏng vì chúng được nạp nhiên liệu trước và sẵn sàng hoạt động".

Nhưng chắc chắn thử nghiệm tên lửa tầm xa sẽ khiến Washington coi đó là mối đe dọa đối với Mỹ và có nguy cơ chọc giận Donald Trump ?

Tổng thống Mỹ tuyên bố tình trạng đối đầu với Bắc Hàn "phần lớn đã được giải quyết" vào năm ngoái. Khá khó để ông có thể tuyên bố điều này trong cuộc đua tái tranh cử khi Bình Nhưỡng bắn tên lửa có khả năng vươn tới Los Angeles.

Mintaro Oba, cựu nhân viên Bàn Hàn Quốc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhận định :

"Tốt nhất thì Bắc Hàn đang cố gắng để Mỹ chấp nhận đàm phán theo các điều khoản có lợi cho mình bằng cách tăng cường áp lực. Xấu nhất thì Bắc Hàn thực ra không có ý định đàm phán, và chỉ tìm cách khiến cho Washington phải chịu trách nhiệm cho sự leo thang căng thẳng".

"Dù thế nào thì Bắc Hàn cũng có kỹ năng sử dụng các phương tiện công cộng để đặt gánh nặng và đổ lỗi lên Hoa Kỳ.

"Giống như ông già Noel nói rằng những món quà của bạn phụ thuộc vào việc bạn là người ngoan hay hư, nếu ông ấy trước giờ vốn không tặng quà nhiều, có lẽ ông ta đã đưa bạn vào danh sách trẻ hư".

Rachel Minyoung Lee, một nhà phân tích tại NK News, cũng tin rằng Bắc Hàn đã quyết định rằng các cuộc đàm phán với Mỹ sẽ không hiệu quả.

"Trên thực tế, tôi nghi ngờ việc Bình Nhưỡng còn có niềm tin vào kết quả từ chính sách ngoại giao với Mỹ ngay cả trước khi các cuộc đàm phán ở Stockholm được tổ chức vào tháng 10", cô nói.

Đúng là kế hoạch của Kim Jong-un vẫn chưa rõ ràng nhưng tất cả các dấu hiệu đến từ Bình Nhưỡng cho thấy họ nghiêm túc về việc đếm ngược này.

Giáo sư John Delury của Đại học Yonsei, Seoul nói với hãng tin Reuters : "Các tín hiệu cho thấy cửa sổ ngoại giao đang đóng lại nhanh, nếu không muốn nói là đã đóng hẳn".

Published in Diễn đàn

Dồn dập thử tên lửa : Bình Nhưỡng mất kiên nhẫn ? (RFI, 05/08/2019)

Trong vòng chưa đầy 10 ngày, Bắc Triều Tiên liên tiếp tiến hành các vụ thử vũ khí từ tên lửa tầm ngắn, đạn rốc-két đến vũ khí chiến thuật mới, dưới sự giám sát của lãnh đạo Kim Jong-un (ngày 25/07, 31/07 và 02/08/2019). Theo giới phân tích, đây là một lời nhắc nhở về những cam kết mà Mỹ đưa ra, nhưng cũng là một lời cảnh báo đến Hàn Quốc.

myhan1

Tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 31/07/2019, truyền hình chiếu cảnh một tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên được bắn đi. Reuters/Kim Hong-Ji

Các vụ bắn thử tên lửa và vũ khí mới được tiến hành trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung khai diễn hôm nay. Với Bình Nhưỡng, những cuộc tập trận này là "những sáng kiến nguy hiểm và thù địch, đi ngược lại với những tiến triển hướng đến hòa bình đang diễn ra trên bán đảo".

Một mặt, Bình Nhưỡng muốn bắn đi một thông điệp đến Washington nhằm nhắc nhở rằng tại cuộc gặp thượng đỉnh Bàn Môn Điếm hôm 30/06/2019, tổng thống Mỹ đã tái khẳng định cam kết ngưng các "trò chơi chiến tranh". Một lời hứa mà Donald Trump từng đề cập đến tại thượng đỉnh Singapore.

Mặt khác, theo phân tích của giới chuyên gia được báo Le Monde (05/08/2019) trích dẫn, các vụ bắn thử tên lửa này còn nhắm vào Seoul, không chỉ trong vấn đề quân sự mà cả về kinh tế.

Việc quân đội Hàn Quốc trang bị thêm hai chiến đấu cơ tàng hình F-35 tối tân đã khiến Bắc Triều Tiên quan ngại, đánh giá là "cực kỳ nguy hiểm". Do vậy, việc bắn thử tên lửa theo nhiều quỹ đạo khác nhau dường như cho phép Bình Nhưỡng phá tan những nghi vấn về độ vững chắc của hệ thống phòng không Hàn Quốc.

Sự việc cũng cho thấy Bắc Triều Tiên tỏ ra "mất kiên nhẫn" và cảm thấy bị "hụt hẫng" trước tiến độ hợp tác kinh tế liên Triều. Kể từ khi căng thẳng trên bán đảo hạ nhiệt bắt đầu từ năm 2018, giao thương giữa hai miền chỉ giới hạn ở những hành động mang tính biểu tượng, như gặp gỡ giữa các vận động viên thể thao, tổ chức hòa nhạc hay một số dự án nhân đạo.

Nhà nghiên cứu Andrei Lankov, trường đại học Kookmin tại Seoul, nhận định trên báo Le Monde rằng "Bình Nhưỡng muốn tái khởi động lại khu công nghiệp phức hợp Kaesong và nhiều dự án kinh tế. Nói một cách khác, Bình Nhưỡng cần Seoul bơm một số vốn đầu tư đáng kể vào nền kinh tế nước này".

Dù hụt hẫng, mất kiên nhẫn, nhưng có một điều chắc chắn là Bình Nhưỡng dường như cũng không dám đi quá đà "chọc tức Washington". Phản ứng trước các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, tổng thống Donald Trump cho rằng các cuộc thương lượng về phi hạt nhân hóa không bị ảnh hưởng gì, vì tên lửa bắn đi chỉ là "tầm ngắn". Ông nói : "Chúng tôi chưa bao giờ nói thảo luận về tên lửa này. Chúng tôi chỉ nói đến hạt nhân". Một lời an ủi, vỗ về chăng ?

Minh Anh

***************

Mỹ - Hàn tập trận bất chấp các vụ bắn tên lửa cảnh cáo của Bắc Triều Tiên (RFI, 05/08/2019)

Hôm 05/08/2019, Hàn Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc tập trận chung mặc dù Bình Nhưỡng đã cảnh báo là các cuộc tập trận chung này có nguy cơ gây tổn hại cho các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ - Triều.

myhan2

Ảnh minh họa : Tàu sân bay USS John C. Stennis đến một cảng ở Busan, Hàn Quốc, ngày 13/03/2016, để tham gia cuộc tập trận chung thường niên Key Resolve. Reuters/Cho Jung-ho/Yonhap

Bất chấp một loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc khẳng định : "Cuộc tập chung nhằm kiểm tra khả năng chỉ huy tác chiến (nếu xảy ra chiến tranh với Bắc Triều Tiên) đã được chuẩn bị". Tuy nhiên, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc không cho biết chi tiết về quy mô cuộc tập trận.

Hiệp ước an ninh Mỹ - Hàn quy định trong trường hợp xảy ra chiến sự, quyền chỉ huy quân đội chung sẽ do một tướng Mỹ nắm giữ. Đây chính là điều Hàn Quốc muốn đảo ngược từ bao lâu nay.

AFP trích dẫn các nhà phân tích cho rằng các hoạt động quân sự của cả hai bên có thể gây cản trở cho các cuộc đàm phán về chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, hiện đang phải chịu nhiều lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Hãng tin Pháp nhắc lại rằng sau cuộc gặp thượng đỉnh Singapore, tổng thống Trump đã có những thông báo gây sốc, cho biết ngưng các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn mà Bình Nhưỡng đánh giá là mang tính "khiêu khích". Nhiều cuộc tập trận lớn như Ulchi Freedom Guardian đã bị tạm ngưng, một số cuộc tập trận khác như Foal Eagle và Key Resolve thì bị giảm bớt thời gian.

Minh Anh

*****************

Hàn Quốc dự kiến tập trận gần đảo có tranh chấp với Nhật Bản (RFI, 04/08/2019)

Hàn Quốc tỏ ra cứng rắn hơn trước các biện pháp trừng phạt kinh tế của của Nhật Bản. Theo một số nguồn tin chính phủ và quân đội Hàn Quốc ngày 04/08/2019, Seoul dự tính tổ chức diễn tập phòng thủ trên không và xung quanh quần đảo Dokdo, mà Nhật Bản cũng đòi chủ quyền và gọi là Takeshima, ngay trong tháng 08/2019, trong bối cảnh căng thẳng với Tokyo ngày càng gia tăng.

myhan3

Ảnh tư liệu : Chiến hạm Hàn Quốc bắn hỏa tiễn trong cuộc tập trận gần đảo Dokdo/Takeshima ngày 20/06/2014. Reuters/South Korean Navy/Yonhap

Hàn Quốc tổ chức tập trận ở đảo Dokdo/Takeshima vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm, huy động lực lượng hải quân, không quân và hải cảnh. Theo nhiều nguồn tin của Yonhap, Seoul đã quyết định hoãn cuộc tập trận để tránh ảnh hưởng đến quan hệ Nhật-Hàn chừng nào hai bên chưa giải quyết xong tranh chấp. Tuy nhiên, một nguồn tin khác cho biết "vì Nhật Bản tiếp tục làm tình hình thêm căng thẳng, nên không thể hoãn mãi kế hoạch".

Hàn Quốc cũng sẽ rút Nhật Bản khỏi danh sách trắng ưu đãi

Căng thẳng giữa Seoul và Tokyo gia tăng thêm một bậc sau khi một tòa án Hàn Quốc buộc các tập đoàn Nhật Bản bồi thường cho những người Triều Tiên bị cưỡng bức lao động trong các nhà máy của các tập đoàn này thời Thế Chiến Thứ Hai.

Để trả đũa, ngày 02/08, Tokyo thông qua kế hoạch loại Hàn Quốc khỏi "danh sách trắng"gồm 27 nước đối tác được Nhật Bản ưu đãi về thương mại. Seoul đã kịch liệt phản đối quyết định trên, đồng thời thông báo kế hoạch rút Nhật Bản khỏi "danh sách trắng" của Hàn Quốc.

Trong cuộc họp ngày 04/08, thủ tướng Hàn Quốc lên án "Nhật Bản tránh mọi đàm phán ngoại giao và vai trò hòa giải của Mỹ, thay vào đó là tấn công trực tiếp (Hàn Quốc) về mặt kinh tế".

Phát biểu trong một cuộc họp với đồng nhiệm năm nước tiểu vùng sông Mêkông ngày 04/08 tại Bangkok, ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha cảnh báo những biện pháp hạn chế thương mại của chính quyền Nhật Bản có thể sẽ là một "mối đe dọa nghiêm trọng" cho sự thịnh vượng của khu vực.

Thu Hằng

*****************

Bắc Triều Tiên dồn dập bắn tên lửa, Trump vẫn thản nhiên (RFI, 02/08/2019)

Các nguồn tin quân sự Hàn Quốc và Mỹ đồng loạt thông báo Bắc Triều Tiên lại cho bắn thử tên lửa vào sáng sớm ngày 02/08/2019. Đây là đợt thử nghiệm thứ ba trong chưa đầy 10 ngày. Phản ứng tức thời, tổng thống Mỹ tuyên bố, đối với ông, các vụ thử tên lửa tầm ngắn "không là một vấn đề".

tenlua1

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un ở đường ranh giới tại Bàn Môn Điếm, ngày 30/06/2019. Reuters/Kevin Lamarque/File Photo

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết Bình Nhưỡng đã tiến hành hai vụ bắn tên lửa vào lúc 3 giờ sáng nay, giờ địa phương, từ bãi phóng Yonghung, tỉnh Nam Hamgyong, hướng ra biển Nhật Bản. Các tên lửa bay được khoảng 220 cây số ở độ cao 25 km. Nhưng theo các giới chức quân sự Hàn Quốc, nếu như đấy là loại tên lửa tầm ngắn, tốc bộ của chúng là "cao một cách bất thường".

Vẫn theo nguồn tin trên, loại vũ khí được bắn thử lần này rất giống với tên lửa được Bình Nhưỡng phóng đi cách nay hai ngày (31/07/2019). Trước đó, hôm 25/07/2019, Bắc Triều Tiên đã phóng hỏa tiễn, bay được khoảng gần 700 cây số trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Hãng tin AFP cho biết, phủ tổng thống Hàn Quốc không loại trừ khả năng Bắc Triều Tiên đang thử nghiệm "tên lửa đạn đạo tầm ngắn đời mới".

Trong phiên họp kín hôm qua, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi Bình Nhưỡng nhanh chóng "đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm giải trừ hạt nhân một cách toàn diện, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược".

Lời kêu gọi này trái ngược hoàn toàn với phản ứng của Donald Trump. Sau vụ bắn tên lửa sáng nay của Bình Nhưỡng, tổng thống Mỹ tuyên bố : Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên "chưa bao giờ có thỏa thuận về tên lửa tầm ngắn". Do vậy, đó không phải "là một vấn đề" đối với Trump. Chủ nhân Nhà Trắng nói thêm, bắn tên lửa tầm ngắn là "chuyện bình thường".

Thanh Hà

Published in Châu Á

Trung Quốc nói không tìm cách bành trướng, làm bá chủ Biển Đông (RFA, 13/11/2018)

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 13/11 cho biết Trung Quốc muốn Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (gọi tắt là COC) được hoàn tất trong vòng 3 năm nữa, đồng thời nói nước này không tìm cách bành trướng, làm bá chủ khu vực.

tq1

Thủ tưởng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu bên lề Thượng đỉnh ASEAN ở Singapore hôm 13/11/2018 - AFP

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra một thời hạn cụ thể để hoàn tất COC với ASEAN sau hơn 10 năm đàm phán.

Phát biểu tại Singapore ngay trước thềm Thượng đỉnh ASEAN, Thủ tướng Lý Khắc Cường nói rằng Trung Quốc hy vọng việc tham vấn COC sẽ được hoàn tất trong thời hạn 3 năm để có thể tiến tới hòa bình và ổn định lâu dài trên Biển Đông.

Thủ tướng Trung Quốc cũng nói thêm là Trung Quốc không và sẽ không tìm cách bành trướng, làm bá chủ mà chỉ muốn có mối quan hệ hòa hợp với các quốc gia láng giềng.

Hồi tháng 8 vừa qua, ASEAN và Trung Quốc cho biết hai phía đã đạt được những thỏa thuận ban đầu để hướng tới COC trong tương lai.

Tuy vậy, nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng những đề nghị của Bắc Kinh trong COC đưa ra cho ASEAN chỉ nhằm mục đích mở rộng ảnh hưởng của nước này ở khu vực và giảm thiểu ảnh hưởng của Mỹ.

Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông. Ngoài Trung Quốc, các nước khác đòi chủ quyền trong khu vực bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động xây lấp các đảo nhân tạo và triển khai vũ khí quân sự ra Biển Đông gây lo ngại về tình trạng quân sự hóa vùng nước tranh chấp.

Trung Quốc nói nước này chỉ xây dựng và triển khai vũ khí ra các vùng thuộc chủ quyền của nước này.

*****************

Biển Đông : Lần đầu tiên Mỹ đòi Trung Quốc rút tên lửa khỏi Trường Sa (RFI, 12/11/2018)

Trước thềm các hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á EAS tại Singapore (13-15/11/2018), nơi vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được gợi lên, Washington ngày 09 /11/2018 đã tăng cường đáng kể sức ép trên Bắc Kinh nhân Đối Thoại Ngoại Giao và An Ninh Mỹ-Trung thường niên tại thủ đô Hoa Kỳ. Không những thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc, muốn Mỹ dừng các chiến dịch tuần tra ở Biển Đông, Mỹ còn công khai lên tiếng đòi Bắc Kinh phải triệt thoái các loại tên lửa ra khỏi các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa.

tenlua1

Từ trái qua phải : Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, Ủy Viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis, họp báo chung ngày 09/11/2018 tại Washington (Mỹ). Reuters/Leah Millis

Thái độ cứng rắn hẳn lên của Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông được thấy một cách rõ ràng trong bản thông cáo báo chí về cuộc Đối Thoại - thường được gọi là 2+2 - mà bộ Ngoại Giao Mỹ công bố sau cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis với Ủy Viên Quốc Vụ phụ trách đối ngoại Trung Quốc Dương Khiết Trì và bộ trưởng Quốc Phòng Ngụy Phượng Hòa.

Công khai yêu cầu Trung Quốc triệt thoái các hệ thống tên lửa

Trong phần nói riêng về Biển Đông, ngoài những lời lẽ ngoại giao thường thấy như "cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông… giải quyết tranh chấp một cách hòa bình… bảo đảm an toàn hàng không và hàng hải… xử lý các rủi ro một cách xây dựng…", giới quan sát đã ghi nhận môt lời yêu cầu Bắc Kinh rút tên lửa khỏi Trường Sa :

"Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc rút các hệ thống tên lửa ra khỏi các thực thể tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, và khẳng định trở lại rằng tất cả các nước nên tránh giải quyết tranh chấp thông qua các hành vi cưỡng chế hay hù dọa".

Theo tờ báo Nhật Bản The Japan Times, số ra ngày 10/11, đây là lần đầu tiên mà Mỹ thúc giục Trung Quốc triệt thoái các hệ thống tên lửa mà họ đã triển khai trên các thực thể đang tranh chấp ở Biển Đông.

Sự kiện Washington trực tiếp và công khai kêu gọi bằng văn bản Trung Quốc rút tên lửa, thể hiện một thái độ cứng rắn hẳn lên từ phía Washington, vì cho đến nay mối quan ngại của Mỹ chỉ được nêu lên một cách kín đáo.

Tờ Japan Times đã nhắc lại rằng hồi tháng Năm vừa qua chẳng hạn, Lầu Năm Góc còn từ chối bình luận về các thông tin tình báo cho biết là Trung Quốc đã cho triển khai các loại tên lửa hành trình chống hạm và phòng không trên 3 hòn đảo nhân tạo mới được họ bồi đắp là Đã Chữ Thập, Đá Xu Bi và Đá Vành Khăn.

Nhắc nhở Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế

Ngoài chi tiết cụ thể liên quan đến yêu cầu Trung Quốc rút tên lửa, bản thông cáo báo chí của bộ Ngoại Giao Mỹ còn nhắc nhở Bắc Kinh về nhu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, khi xác định cam kết "hậu thuẫn quyền tự do hàng hải và hàng không và quyền khai thác biển một cách hợp pháp trên tinh thần tôn trọng luật lệ quốc tế".

Bản thông cáo cũng nêu lên thái độ quan ngại của Mỹ khi xác nhận rằng trong cuộc họp "Hoa Kỳ đã thảo luận về tầm quan trọng của việc mọi tàu thuyền và máy bay quân sự, dân sự và của các lực lượng chấp pháp, đều phải hoạt động một cách an toàn và chuyên nghiệp, phù hợp với luật lệ quốc tế".

Nhận xét này đã gợi đến sư cố ngày 30/09/2018 tại Đá Ga Ven (Trường Sa) khi một chiến hạm Trung Quốc cố tình cắt ngang đường đi của một khu trục hạm Mỹ, gây nguy hiểm cho cả hai phía.

Bản thông cáo cũng lưu ý rằng "Mỹ vẫn quyết tâm cho tàu thuyền và máy bay đến hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép".

Đấu khẩu "nẩy lửa" về Biển Đông trong cuộc họp báo chung

Quan điểm cứng rắn của Mỹ trên hồ sơ Biển Đông còn được hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ thể hiện trong cuộc họp báo chung với hai trưởng đoàn Trung Quốc sau cuộc đối thoại.

Khi đề cập đến vấn đề Biển Đông, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã không ngần ngại công khai chỉ trích Trung Quốc về việc quân sự hóa Biển Đông khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ "tiếp tục bày tỏ quan ngại về các hoạt động và chính sách quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông (và) yêu cầu Trung Quốc thực hiện đúng những cam kết đã đưa ra trước đó trên vấn đề này".

Phản ứng trước lời đả kích của ông Pompeo, Ủy viên Quốc Vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã cho rằng Bắc Kinh "có quyền xây dựng các cơ sở quốc phòng cần thiết" ở những khu vực mà ông gọi là "lãnh thổ" của Trung Quốc. Không chỉ thế, ông Dương Khiết Trì còn lên tiếng cảnh cáo Hoa Kỳ là phải "đình chỉ việc đưa tàu chiến và máy bay quân sự đến gần những đảo đá của Trung Quốc và dừng những hoạt động phá hoại chủ quyền Trung Quốc".

Đòi hỏi nói trên đã bị bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mattis bác bỏ ngay sau đó khi ông tuyên bố : "Chúng tôi đã nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay đến hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Hoa Kỳ luôn kiên định trong cam kết về một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, một khu vực xây dựng trên nền tảng luật pháp và trật tự quốc tế cũng như sự ổn định của toàn vùng".

Trung Quốc sẽ lại làm ngơ trước yêu cầu của Mỹ

Sức ép trên đây của Mỹ liệu có làm cho Trung Quốc thay đổi thái độ về Biển Đông hay không ? và cụ thể là yêu cầu triệt thoái tên lửa có được Bắc Kinh đáp ứng hay không ? Trên vấn đề này, một số chuyên gia phân tích được nhật báo The Japan Times trích dẫn đã tỏ ý rất hoài nghi.

Trên tài khoản Twitter của mình, ông Jeffrey Ordaniel, chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu về Châu Á-Thái Bình Dương Diễn Đàn Thái Bình Dương (Pacific Forum) ở Hawaii cho rằng dù đây là lần đầu tiên mà Mỹ lên tiếng đòi Bắc Kinh rút tên lửa khỏi Trường Sa, lời kêu gọi này ít có khả năng được Trung Quốc lắng nghe.

Theo chuyên gia Ordaniel, Trung Quốc đã "không bị hề hấn gì" khi làm ngơ trước lời kêu gọi của Mỹ trước đây, muốn Bắc Kinh dừng việc bồi đắp và xây dựng mới ở Biển Đông, vì vậy họ "không có lý do gì" để đáp ứng yêu cầu lúc này về tên lửa.

Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cao cấp tại viện nghiên cứu Rand Corp. cũng thận trọng, cho rằng Trung Quốc có thể rút các hệ thống tên lửa ra khỏi Trường Sa trong một động thái xây dựng lòng tin để tỏ thiện chí với Mỹ vào lúc này. Tuy nhiên theo ông, Bắc Kinh "có thể dễ dàng tái triển khai loại vũ khí này nếu quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trở lại".

Trọng Nghĩa

***************

Quần đảo Marshall tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền (RFI, 12/11/2018)

Với một phiếu khác biệt, nữ tổng thống quần đảo Marshall hôm 12/11/2018 đã thoát được một kiến nghị bất tín nhiệm trong đường tơ kẻ tóc. Bà Hilda Heine tố cáo chính quyền Bắc Kinh giựt dây phe đối lập để ra kiến nghị do dự án thành lập thiên đàng thuế bị cản trở.

tenlua2

Đảo quốc Marshall - Wikipedia

Dự án "Đặc khu ran san hô Rongelap" do nhà tài phiệt Cary Yan, người Trung Quốc mang quốc tịch Marshall, đề xuất : Thành lập một vùng lãnh thổ tự trị, miễn thuế để thu hút các công ty công nghệ cao cấp". Chính phủ Marshall xem đây là một mưu toan của Bắc Kinh biến đảo quốc thành nơi rửa tiền, bán hộ chiếu, làm con ngựa thành Troyes bành trướng xuống Nam Thái Bình Dương.

Trả lời phỏng vấn đài phát thanh New Zealand sau cuộc bỏ phiếu tại Nghị Viện, nữ tổng thống Marshall cho rằng kiến nghị bất tín nhiệm là "mưu đồ của một số người nước ngoài muốn kiểm sóat các hải đảo của Marshall và tạo một quốc gia trong một quốc gia".

Bà khẳng định sẽ bảo vệ chủ quyền vì ý thức tình hình địa chiến lược quan trọng của khu vực.

Trong cuộc bỏ phiếu lật đổ tổng thống, phe đối lập được 16 phiếu thuận, chỉ thiếu một phiếu.

Tú Anh

*******************

Bắc Triều Tiên bị tố cất giấu tên lửa và duy trì căn cứ (RFI, 12/11/2018)

Một viện nghiên cứu chiến lược Mỹ hôm 12/11/2018 cho biết : Đã nhận dạng ít nhất 13 trong số 20 căn cứ tên lửa của Bắc Triều Tiên được thẩm định còn bị giấu. Đây là một thách thức đối với chính quyền Donald Trump đang hy vọng thuyết phục được Kim Jong Un từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa.

tenlua3

Ảnh minh họa : Tên lửa Bắc Triều Tiên Hwasong-12. Ảnh KCNA công bố ngày 16/09/2017. Reuters

Thông tin trên đây do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS loan báo. Chuyên gia Joseph Bernudez cho biết, cho dù đang thương lượng với Washington về giải trừ vũ khí, nhưng Bình Nhưỡng tiếp tục cải tiến các căn cứ tên lửa và bảo trì hạ tầng cơ sở.

Các địa điểm bị nhận diện được che giấu trong những vùng núi non xa xôi. Bắc Triều Tiên không nhìn nhận có các cơ sở này. Cho đến nay, Bình Nhưỡng chỉ tuyên bố đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri và căn cứ thử tên lửa Sohae.

Nam Bắc Hàn tiếp tục giải trừ vũ khí ở Bàn Môn Điếm

Theo hãng Yonhap, bộ tư lệnh Liên Hiệp Quốc và hai phái đoàn quân sự Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên khai mở một đợt tiếp xúc mới để thảo luận về việc giải trừ vũ khí ở làng biên giới Bàn Môn Điếm ngày thứ hai 12/11/2018.

Cuộc họp ba bên tập trung vào chiến dịch biến Bàn Môn Điếm thành một khu vực không vũ khí, thay thế binh sĩ võ trang bằng các phương tiện kiểm soát khác và trao đổi thông tin.

Cho đến nay, phía Hàn Quốc đã dẹp bỏ 11 đồn canh.

Tú Anh

Published in Châu Á

Trung Quốc quan ngại về thỏa thuận đầu tư Philippines-Đài Loan (RFI, 09/12/2017)

Trung Quốc ngày 08/12/2017 cho biết đặc biệt lo ngại về việc Philipinnes ký một thỏa thuận đầu tư với Đài Loan. Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan thuộc Trung Quốc nên không được phép thiết lập quan hệ chính thức với các nước khác.

tq1

Kho cảng Cao Hùng, Đài Loan, ngày 07/08/2017. Reuters/Tyrone Siu

Đài Bắc cho biết đại diện Đài Loan tại Philippines đã ký kết thỏa thuận với chính quyền Manila hôm thứ Năm 07/12. Phát biểu tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Cảnh Sảng nói Trung Quốc không có vấn đề với quan hệ thương mại "bình thường" mà các nước đã có với Đài Loan, nhưng phản đối mọi trao đổi chính thức.

Trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh phát biểu : "Chúng tôi rất quan ngại rằng Philippines ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư với Đài Loan hoặc các văn bản hợp tác chính thức khác". Trung Quốc hy vọng rằng Manila sẽ tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Hoa" và tránh việc mối quan hệ giữa Philippines với Đài Loan sẽ làm hỏng quan hệ Bắc Kinh-Manila,

Các quan chức ngoại giao của Philippines và Phòng Thương mại Và Công nghiệp không bình luận ngay lập tức về thông tin trên. Cho tới nay, theo truyền thống, Đài Loan và Philippines vẫn có mối quan hệ kinh doanh và hợp tác văn hóa chặt chẽ, mặc dù Manila đã cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc vào năm 1975.

Thùy Dương

******************

Nhật Bản mua tên lửa có khả năng tấn công Triều Tiên (VOA, 08/12/2017)

Nhật Bn sp mua các tên la hành trình tm trung, loi được bn t máy bay, có kh năng bn ti Triu Tiên. Đây là thương v vũ khí gây tranh cãi tại quc gia đã t b quyn phát đng chiến tranh, theo Reuters.

japon1

Máy bay tàng hình F-35A. Nhật Bn cho biết ý đnh gn tên la phi hp tn công JSM vào máy bay F-35A của nước này.

Bộ trưởng Quc phòng Nht Bn Itunori Onodera đã không đ cp đến Triu Tiên khi loan báo kế hoch mua vũ khí và cho biết các tên la mi này s dng cho mc đích quc phòng, còn Nht Bn vẫn da vào Hoa Kỳ đ tn công bt c căn c đch quân nào.

"Chúng tôi có kế hoch gii thiu tên la phi hp tn công JSM s được gn trên máy bay tàng hình F-35A như nhng tên la có th tn công rng hơn phm vi các mi đe da ca đi phương", Reuters dẫn li ông Onodera phát biu ti mt cuc hp báo.

Nhật Bn cũng đang tìm cách gn tên la không-đi-đa JASSM-ER ca hãng Lockheed Martin ca M vào máy bay tiêm kích F-15.

JSM, được thiết kế bi công ty Kongsberg Defense & Aerospace của Na Uy, có tm hot đng 500 km. Trong khi đó, JASSM-ER có th đt mc tiêu 1.000 km.

Kế hoch mua tên la có th s phi đi mt vi nhng ch trích t các đng đi lp ti Quc hi Nht Bn, đc bit là t phía các chính tr gia lo ngi v thay đổi ca Nht Bn trong vic t b quyn phát đng chiến tranh, đã được ghi trong Hiến pháp nước này sau Đ nh Thế chiến.

Tuy nhiên, mối đe da ngày càng tăng do tên la đn đo Triu Tiên đã khiến các chính tr gia Nht Bn gp rút thúc đy chun b mt lc lượng quân s mnh m hơn, có kh năng ngăn chn Triu Tiên tn công.

Lực lượng tên la ca Nht Bn b gii hn trong phm vi phòng không và chng tàu nh vi tm bn dưới 300 km (186 dm).

Thay đổi này cho thy mi đe da ngày càng tăng t Triu Tiên đã dẫn đến nhng đ xướng v kh năng tn công trong chiến lược quân s ca Nht.

Gần đây, Triu Tiên đã phóng th nhiu tên la đn đo sang Nht. Tun trước, Bình Nhưỡng th nghim mt loi tên la đn đo liên lc đa mi đt ti đ cao hơn 4.000 km trước khi rt xung bin trong vùng đc quyn kinh tế ca Nht Bn.

******************

Bộ trưởng quốc phòng Nhật : Tokyo chuẩn bị trang bị tên lửa tầm xa (RFI, 08/12/2017)

Ba ngày sau tiết lộ của báo chí, ngày 08/12/2017 Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera chính thức thông báo kế hoạch trang bị tên lửa không đối địa. Mục tiêu đề ra nhằm đối phó với đe dọa quân sự của Bắc Triều Tiên.

japon2

Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và ngoại trưởng Taro Kono tại Tokyo ngày 29/11/2017. STR / AFP

Thông tín viên đài RFI từ Tokyo, Frédéric Charles tường trình :

"Nhật Bản sẽ trang bị cho chiến đấu cơ loại tên lửa tầm bắn 1000 cây số, có khả năng bắn tới các cơ sở hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên, điều mà hiện tại Tokyo không thể thực hiện, do quy định trong bản Hiến Pháp chủ hòa, theo đó tầm bắn tối đa bị giới hạn ở mức 300 km.

Về giới hạn nói trên của bản Hiến Pháp, Bộ trưởng quốc phòng, Itsunori Onodera, đáp lại rằng, tên lửa Mỹ sẽ cho phép Nhật Bản đáp trả trước đe dọa Bắc Triều Tiên mà mối đe dọa đó thì lại nằm ngoài tầm 300 cây số như quy định của Hiến Pháp.

Ngoài ra, bộ Quốc Phòng Nhật còn dự trù mua tên lửa tầm bắn 500 cây số của tập đoàn chế tạo vũ khí Na Uy, Kongsberg. Loại tên lửa này đang được trang bị cho loại máy bay tàng hình F-35 của Mỹ. Không quân Nhật Bản đang đặt mua 42 chiếc F-35.

Tokyo quyết định tăng tốc trang bị các phương tiện tấn công qua việc tăng ngân sách quốc phòng. Đa số dân Nhật tán đồng việc trang bị tên lửa có thể bắn tới Bắc Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng đã tiến hành nhiều vụ thử nghiệm hỏa tiễn, mà hai trong số đó đã bay ngang qua Nhật Bản".

Thanh Hà

************************

Bình Nhưỡng : Chiến tranh với Mỹ sẽ xảy ra (RFI, 07/12/2017)

Theo Bộ ngoại giao Bắc Triều Tiên, một cuộc chiến tranh với Mỹ "không thể tránh được. Vấn đề là lúc nào ?"

japon3

Bắc Triều Tiên chào mừng thành công của vụ thử tên lửa với màn pháo hoa trên quảng trưởng Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng, ngày 01/12/2017. KCNA/via Reuters

Các cuộc tập trận của liên quân Mỹ-Hàn cộng với lời đe dọa "tấn công phòng ngừa" của Washington làm cho nguy cơ chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên trở thành "sự thật". Ẩn số duy nhất là "khi nào thì chiến tranh bùng nổ ?». Trên đây là thẩm định của Bộ ngoại giao Bắc Triều Tiên do hãng thông tấn nhà nước KCNA trích dẫn ngày 07/12/2017.

Bình Nhưỡng cho biết thêm là "không sợ chiến tranh và sẵn sàn đáp trả vũ khí hạt nhân của Mỹ bằng vũ khí hạt nhân".

Đe dọa an toàn hàng không dân dụng

Trong khi đó, các vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên, vi phạm nghị quyết ngăn cấm của Liên Hiệp Quốc, bị cộng đồng quốc tế lẫn giới hàng không dân dụng lên án. Theo AFP, nhiều máy bay của Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản trong đêm 29/11/2017 đã nhìn thấy ánh sáng phát đi từ tên lửa của Bắc Triều Tiên bị bốc cháy khi trở vào bầu khí quyển.

Điều nguy hiểm là từ năm 2014, Bình Nhưỡng không loan báo trước các vụ thử nghiệm. Ngày 28/07/2017, 323 hành khách trên chuyến bay Air France AF 293 thoát hiểm nhờ may mắn. Một tên lửa liên lục địa của Bình Nhưỡng bay lên, chỉ cách chiếc máy bay của Air France có 100 km. Nếu chuyến bay AF 293 khởi hành từ Tokyo đi Paris bị trễ 10 phút thì không biết chuyện gì đã xảy ra.

Sau vụ này, Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế, cơ quan đặc trách an toàn hàng không trực thuộc Liên Hiệp Quốc, lên án các vụ phóng tên lửa không báo trước và đã kêu gọi Bắc Triều Tiên tôn trọng các luật định quốc tế để tránh chuyện không may.

Tú Anh

Published in Châu Á