Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc gặp các quan chức tập đoàn quân sự Miến Điện

Phan Minh, RFI, 17/08/202

Hôm 17/08/2022, đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Miến Điện Noeleen Heyzer đã bắt đầu gặp các quan chức của tập đoàn quân sự cầm quyền tại thủ đô Naypyidaw. Phát ngôn viên tập đoàn quân sự Miến Điện Zaw Min Tun cho biết bà Heyzer sẽ gặp tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo tập đoàn quân sự và Wunna Maung Lwin, ngoại trưởng của chính quyền quân sự, vào cuối ngày.

miendien1

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc Noeleen Heyzer đến sân bay quốc tế Rangoon, Miến Điện, ngày 16/08/2022.  © AP

Theo hãng tin AFP, trích dẫn Liên Hiệp Quốc, trong chuyến thăm Miến Điện, bà Heyzer sẽ đề cập đến tình hình đang xấu đi trong nước cùng với các mối quan ngại trước mắt, cũng như những mục tiêu ưu tiên khác trong nhiệm kỳ của bà.

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Miến Điện đã không trả lời AFP về việc bà có sẽ gặp lãnh đạo dân sự bị lật đổ Aung San Suu Kyi hay không. Bà Aung San Suu Kyi, 77 tuổi, đã bị giam kể từ cuộc đảo chính của quân đội và đã phải nhận thêm một án tù hôm 15/08 tại một tòa án quân sự bí mật, nâng tổng mức án của bà lên 17 năm tù.

Miến Điện đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội nắm chính quyền vào tháng 2/2021 và vấp phải một phong trào phản kháng dữ dội. Theo một tổ chức ở Miến Điện, hơn 2.200 người đã thiệt mạng và hơn 15.000 người bị bắt trong chiến dịch của quân đội đàn áp những người chống đảo chính.

Các nỗ lực ngoại giao của Liên Hiệp Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng cho tới nay đạt được rất ít tiến bộ, do các tướng lĩnh vẫn từ chối thảo luận với phe đối lập.

Phan Minh

************************

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên đến thăm Miến Điện

Thùy Dương, RFI, 16/08/2022

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, Noeleen Heyzer, hôm 16/08/2022 lần đầu tiên đến thăm quốc gia Đông Nam Á đang chìm trong khủng hoảng từ sau vụ đảo chính của tập đoàn quân sự hôm 01/02/2021 lật đổ chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi.

miendien2

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Miến Điện Noeleen Heyzen.  © dppa.un.org

Thông cáo hôm thứ Hai 15/08 của Liên Hiệp Quốc cho biết khi tiếp xúc với tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện, đặc sứ Noeleen Heyzer sẽ đề cập đến tình hình đang xấu đi, đến những mối quan ngại trước mắt, cũng như các mục tiêu ưu tiên khác trong nhiệm kỳ của bà.

Theo Reuters, phát ngôn viên tập đoàn quân sự, Zaw Min Tun, nói với truyền thông là bà Noeleen Heyzer sẽ gặp lãnh đạo chính quyền quân sự,cũng như các bộ trưởng hàng đầu của Miến Điện, và hiện chưa đề xuất gặp cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi, 77 tuổi, hiện đang bị giam trong một nhà tù ở Naypyidaw. Trước đó, tập đoàn quân sự cầm quyền đã không đồng ý để đặc sứ ASEAN tiếp xúc với bà.

Chuyến thăm của đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Miến Điện diễn ra một hôm sau khi nhà lãnh đạo dân sự bị lật đổ Aung San Suu Kyi bị kết án thêm 6 năm tù giam vì cáo buộc tham nhũng. Theo một nguồn tin thông thạo hồ sơ, bà Aung Suu Kyi ra tòa hôm qua trong tình trạng sức khỏe tốt, nhưng không bình luận gì sau khi bản án được tuyên. Trước đó, giải Nobel Hòa Bình đã bị tập đoàn quân sự kết án 11 năm tù giam.

Ngay trong ngày hôm qua, một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ gọi bản án nói trên là "sự đối đầu với công lý và Nhà nước pháp quyền", đồng thời kêu gọi tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện "trả tự do ngay lập tức cho bà Aung San Suu Kyi và tất cả những người bị giam cầm bất công, trong số đó có cả các dân biểu được bầu lên một cách dân chủ".

Trong khi đó, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu Josep Borrell tố cáo cách hành xử "bất công" của tập đoàn quân sự đối với Aung San Suu Kyi và kêu gọi tập đoàn quân sự "trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà và các tù nhân chính trị, cũng như tôn trọng nguyện vọng của nhân dân".

Thùy Dương

************************

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án Miến Điện hành quyết 4 tù nhân chính trị

Thùy Dương, RFI, 28/07/2022

Ngày 27/07/2022, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc lên án vụ tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện hành quyết 4 tù nhân chính trị.

miendien3

Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah (trái) và đặc phái viên của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về Miến Điện Noeleen Heyzer họp báo tại trụ sở Quốc Hội ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 26/07/2022 . AP

Hai ngày sau khi tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện thông báo đã hành quyết 4 tù nhân chính trị, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố lên án vụ hành quyết, đồng thời kêu gọi Miến Điện trả tự do ngay lập tức cho nhà lãnh đạo dân sự bị phế truất Aung San Suu Kyi, cũng như các tù nhân đang bị giam giữ vô cớ.

Tuyên bố của Hội đồng Bảo an cũng nhận được sự tán thành của Nga và Trung Quốc, vốn là hai đồng minh chính từng ủng hộ tập đoàn quân sự Miến tại Liên Hiệp Quốc, cũng như của nước láng giềng Ấn Độ. 

Trên Twitter, tổ chức Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), bao gồm các nghị sĩ Miến Điện, đa số thuộc đảng của bà Aung San Suu Kyi, đã rút vào hoạt động bí mật để chống lại chế độ quân sự cầm quyền sau vụ đảo chính tháng 02/2021, ngay lập tức hoan nghênh phản ứng của Hội đồng Bảo an và nhấn mạnh đã đến lúc Liên Hiệp Quốc "cần có các biện pháp cụ thể chống lại tập đoàn quân sự" Miến Điện.

Trước đó, đáp lại những lời lên án, chỉ trích mạnh mẽ của quốc tế về vụ hành quyết các nhà đối lập, tập đoàn quân sự Miến Điện tuyên bố 4 tù nhân chính trị đó "đáng bị tử hình nhiều lần". Đây là 4 người đầu tiên bị hành quyết tại Miến Điện tính từ 30 năm nay. Trong số đó, có Phyo Zeya Thaw, 41 tuổi, nghệ sĩ tiên phong về nhạc rap, từng là dân biểu thuộc đảng của bà Aung San Suu Kyi, ông Kyaw Min Yu, 53  tuổi, nhà đối lập nổi tiếng từ phong trào phản kháng chống chế độ quân sự hồi năm 1988, hai tử tù còn lại bị quân đội tố cáo đã giết hại một phụ nữ mà họ nghi ngờ là cung cấp tin tức cho tập đoàn quân sự.

AFP nhắc lại, từ sau vụ lật đổ chính quyền dân sự, tập đoàn quân sự Miến Điện đã đàn áp phong trào chống đảo chính, giết hại hơn 2.000 thường dân, tiến hành hơn 15.000 vụ bắt bớ.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Tập đoàn quân sự Miến Điện (Tatmadaw) đã sử dụng mức án cao nhất để trừng phạt đối lập. Ba mươi bốn năm sau lần thi hành án tử hình cuối cùng, bốn nhà đối lập, trong đó có một dân biểu của chính quyền dân sự, đã bị hành quyết trong tù vì "các hành vi khủng bố tàn bạo và vô nhân tính", lý do được chính quyền quân sự thông báo ngày 25/07/2022.

miendien1

Một công dân Miến Điện tham gia biểu tình bên ngoài đại sứ quán Miến Điện ở Bangkok, Thái Lan, ngày 26/07/2022, tay cầm ảnh 4 tù nhân chính trị bị tập đoàn quân sự Miến Điện hành quyết trong nhà tù. AP - Sakchai Lalit

Tập đoàn quân sự gieo rắc sợ hãi

Quyết định tử hình, bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, đánh dấu một ngưỡng mới trong chiến dịch trấn áp đối lập của tập đoàn quân sự kể từ cuộc đảo chính ngày 01/02/2021, sau khi họ đã bất lực, không khống chế được phong trào dân sự và kháng chiến vũ trang trên cả nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của nhà nghiên cứu Chong Jia Ian, Đại học Quốc gia Singapore (NUS), được nhật báo Pháp Le Figaro trích dẫn : "Tập đoàn quân sự trong tình cảnh khó khăn nên tìm cách khủng bố".

Trước hết, kinh tế Miến Điện rơi vào khủng hoảng vì bị phương Tây cấm vận và tác động từ đại dịch Covid-19. Theo đại sứ mãn nhiệm Anh tại Miến Điện Pete Vowles, được nhật báo Washington Post trích dẫn ngày 25/07, giới tướng lĩnh "chắc chắn đã đánh giá sai thực lực để giải quyết vấn đề. Họ thất bại trong việc củng cố quyền lực và càng cho thấy không có khả năng quản lý kinh tế và đảm nhận những chức năng cơ bản của Nhà nước. Dường như họ mất uy tín hơn bao giờ hết".

Trong 18 tháng cầm quyền, tập đoàn quân sự đã kết án tử hình hơn 100 người, bắt giam khoảng 15.000 người trong khuôn khổ thiết quân luật. Việc Kyaw Min Yu, nhà đấu tranh xuất thân từ phong trào sinh viên 1988 và Phyo Zeya Thaw, nghệ sĩ hip-hop biểu tượng cho thế hệ mới của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND), bị hành quyết cùng với hai người khác còn là thông điệp của chế độ quân sự cảnh cáo phong trào kháng chiến : "Dù anh là gương mặt nổi tiếng hay là người vô danh, thì không ai, kể cả cộng đồng quốc tế, có thể bảo vệ anh, tập đoàn quân sự muốn nói thế", theo nhận định của một nhà ngoại giao ẩn danh tại Miến Điện với Le Figaro.

Khó thắng cuộc nội chiến

Vẫn theo nhà ngoại giao trên, "trên thực tế, tập đoàn quân sự đang bị thụt lùi. Cuộc tấn công của quân đội đang gặp nhiều hạn chế". Thực vậy, dù đã dày dặn kinh nghiệm chống các nhóm nổi dậy vũ trang người thiểu số trong suốt nhiều thập niên, tập đoàn quân sự Miến Điện không lường được sự liên kết giữa những lực lượng này và phong trào dân sự đối lập để tạo thành mạng lưới kháng chiến mạnh mẽ trên cả nước, tập hợp dưới tên gọi mới Lực lượng Phòng vệ Nhân Dân (People’s Defence Force, PDF), hiện có khoảng 60.000 thành viên.

Chiến thuật đánh du kích cũng khiến quân đội Miến Điện gặp khó khăn. Trước "kẻ thù" liên tục di động, chế độ quân sự đã không kiểm soát được những trung tâm lớn. Ngoài ra, các cuộc xung đột diễn ra trên quy mô toàn quốc, từ đồng bằng đến miền núi, thay vì thường tập trung ở vùng núi biên giới như trước đây, buộc quân đội phải phân tán quân. Thêm vào đó, tập đoàn quân sự cũng đang phải đối mặt với nạn đào ngũ, trong khi lại khó tuyển tân binh.

Do không đủ lực lượng để đàn áp phong trào nổi dậy, quân đội sử dụng biện pháp mạnh và dã man hơn : triển khai vũ khí hạng nặng, huy động cả không quân, để oanh kích các vùng núi biên giới, "oanh kích vào cả những ngôi làng, tàn sát thường dân, đốt phá nhiều thành phố trên cả nước", theo ghi nhận của Joshua Kurlantzick, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế (Council on Foreign Relations), với nhật báo Washington Post.

Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty Internation) ghi nhận trong tuần qua, quân đội Miến Điện gài mìn xung quanh ít nhất 20 ngôi làng ở bang Kayah, gần biên giới Thái Lan, nơi lực lượng thiểu số Karen đang chiến đấu chống quân chính phủ. Máy bay Miến Điện tấn công quân nổi dậy từng "bay nhầm" sang không phận của Thái Lan, buộc không quân nước này phải giám sát.

Ngày càng bị cô lập

Những quyết định được đưa ra vì vô vọng càng khiến tập đoàn quân sự Miến Điện bị cô lập hơn. Ngoài những lời chỉ trích, lên án của ASEAN và cộng đồng quốc tế, chế độ của tướng Min Aung Hlaing không nhận được sự đồng tình của Trung Quốc. Bắc Kinh, vẫn ngầm ủng hộ tập đoàn quân sự Miến Điện, bị rơi vào thế khó xử sau khi 4 nhà đối lập Miến Điện bị xử tử.

Ngày 25/07, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải lên tiếng kêu gọi Miến Điện giải quyết các cuộc xung đột trong khuôn khổ Hiến pháp. Trước đó, ngoại trưởng Vương Nghị cũng khẳng định Trung Quốc mong tất cả các bên liên quan ở Miến Điện ưu tiên giải quyết tình hình cho phù hợp với lợi ích của dân tộc, tiến hành hòa giải chính trị để đi đến hòa bình và ổn định bền vững. Tuy nhiên, dường như chế độ của tướng Min Aung Hlaing không để tâm đến lời kêu gọi của đồng minh Bắc Kinh.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Quốc tế lên án tập đoàn quân sự hành quyết 4 nhà đối lập

RFI, 26/07/2022

Cộng đồng quốc tế, từ ASEAN, Liên Hiệp Quốc cho đến Hoa Kỳ, đều đã lên án tập đoàn quân sự Miến Điện về vụ hành quyết 4 nhà đối lập, trong đó có 2 cựu chính khách. Vụ hành quyết vừa được thông báo hôm 25/07/2022.

miendien1

Ngoại trưởng Malaysia, Saifuddin Abdullah (trái) và đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, Noeleen Heyzer, họp báo chung tại tòa nhà Quốc Hội Malaysia, ở Kuala Lumpur, ngày 26/07/2022 via Reuters – Malaysian Department of Ìnormation

Hôm 26/07/2022, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ra thông cáo cho biết "vô cùng bối rối và quan ngại sâu sắc" về vụ thi hành án tử hình 4 nhà đối lập Miến Điện. Theo ASEAN, vụ này "rất đáng chê trách", thể hiện "một sự thụt lùi và thiếu thiện chí ủng hộ những nỗ lực để chấm dứt bạo lực và làm giảm bớt nỗi đau khổ của những người vô tội". ASEAN đồng thời kêu gọi các bên liên quan "không làm nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng".

Trước đó, ngày 25/07, người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, Josep Borrell, "lên án mạnh mẽ" những vụ hành quyết "vì mục đích chính trị". Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng cực lực lên án các vụ hành quyết nhằm "tiêu diệt nền dân chủ". Ông Blinken tuyên bố : "Những hành động bạo lực đáng chê trách này cho thấy chế độ hoàn toàn coi thường nhân quyền và nhà nước pháp quyền".  

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet cũng chỉ trích những hành động của chính phủ Miến Điện là "tàn ác" và coi đó là "một bước thụt lùi".

Tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện hôm qua 25/07 thông báo đã hành quyết 4 tù nhân, trong đó có một dân biểu của chính quyền dân sự bị lật đổ của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và một nhà đối lập nổi tiếng thuộc phong trào chống đảo chính. Hai tử tù khác bị tố cáo đã giết hại một phụ nữ mà họ nghi là "tay trong", cung cấp tin tức cho tập đoàn quân sự. Đây là những vụ hành quyết đầu tiên từ hơn 30 năm nay ở Miến Điện.

Kể từ sau cuộc đảo chính tháng 02/2021, tập đoàn quân sự Miến Điện đã thường xuyên tiến hành những vụ bắt bớ tàn bạo và đàn áp đẫm máu đối với những nhà đối lập, với hơn 2.000 người bị giết và hơn 15.000 người bị bắt. Nhiều vùng bị tàn phá bởi những trận giao tranh giữa quân đội và quân kháng chiến, được sự hỗ trợ của lực lượng các sắc tộc thiểu số.

Nguồn : RFI, 26/07/2022

********************

Tập đoàn quân sự Miến Điện hành quyết 4 tù nhân chính trị

Thùy Dương, RFI, 25/07/2022

Tập đoàn quân sự cầm quyền ở Miến Điện hôm 25/07/2022 thông báo đã hành quyết 4 tù nhân, trong đó có một dân biểu của chính quyền dân sự bị lật đổ của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và một nhà đối lập nổi tiếng thuộc phong trào chống đảo chính. Hai tử tù khác bị tố cáo đã giết hại một phụ nữ mà họ nghi là "tay trong", cung cấp tin tức cho tập đoàn quân sự.

miendien2

   Ông Phyo Zayar Thaw (người cầm loa) vận động người dân Miến Điện phản đối đảo chính, tháng 03/2021. Ngày 25/07/2022, chính quyền quân sự loan tin hành quyết ông Phyo Zayar Thaw cùng ba tù nhân chính trị khác. © CC / Maung Sun

Báo nhà nước Miến Điện, Global New Light of Myanmar, hôm 25/07/2022 loan báo 4 người nói trên bị tử hình vì "các hành vi khủng bố tàn bạo và vô nhân tính" và các vụ hành quyết được tiến hành theo đúng "quy trình ở các nhà tù". Nhưng tờ báo không cho biết thời gian, địa điểm cụ thể, cũng như phương thức hành quyết. AFP nhắc lại, từ khi nổ ra vụ đảo chính lật đổ chính quyền dân sự của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, tập đoàn quân sự đã tuyên án tử hình hàng chục nhà đối lập, nhưng đây là vụ hành quyết đầu tiên kể từ 30 năm nay tại Miến Điện.

Theo thông tín viên Juliette Verlin từ Rangun, vụ hành quyết này có thể làm dấy lên một làn sóng bạo lực mới tại Miến Điện :

Người dân Miến Điện thức dậy với thông tin là Hla Myo Aung, Ko Jimmy, Aung Thura Zaw và Phyo Zeyar Thaw đã bị hành quyết trong tù. Tập đoàn quân sự từng thông báo họ sẽ cho tiến hành các vụ hành quyết bằng mọi giá, và họ đã làm như vậy.

Theo tập đoàn quân sự, các tù nhân này đã nhận tội có "các hành vi khủng bố tàn bạo và vô nhân tính", vì đã tham gia vào phong trào phản kháng có vũ trang. Hiện giờ không biết chính xác họ đã bị hành quyết ở đâu và khi nào.

Ko Jimmy và Phyo Zeyar Thaw, hai người trong số những tù nhân bị hành quyết, là biểu tượng của cuộc đấu tranh vì dân chủ. Việc hai nhà tranh đấu bị bắt giữ đã gây xôn xao dư luận. Tuần trước, vợ của ông Phyo Zeyar Thaw nói rằng, ngay cả khi vụ hành quyết không diễn ra, thì trong suốt quãng đời còn lại, bà sẽ tranh đấu để chấm dứt sự cai trị của tập đoàn quân sự.

Đây cũng là thái độ của nhiều người tham gia phong trào kháng chiến vũ trang kể từ sau cuộc đảo chính ngày 01/02/2021. Tại Rangun, một biểu ngữ đã được giăng trên một cây cầu đường bộ ở trung tâm thành phố, với hàng chữ : "Nếu các án tử hình được giữ nguyên, chúng tôi sẽ đáp trả". Hiện nay, mọi người sợ rằng vụ hành quyết nói trên đánh dấu một giai đoạn mới trong vòng xoáy bạo lực mà Miến Điện đã trải qua từ hơn một năm nay.

Thùy Dương

Published in Châu Á

Ngày 03/07/2022, đặc sứ ASEAN về Miến Điện, ngoại trưởng Cam Bốt Prak Sokhonn, kết thúc chuyến công tác 5 ngày tại Naypidaw. Đại diện của ASEAN nhìn nhận tiến trình vãn hồi hòa bình tại Miến Điện “còn dài và đầy gian nan” sau cuộc đảo chính vào tháng 2/2021. 

miendien1

Đặc sứ ASEAN về Miến Điện Prak Sokhonn trong chuyến công du mùa hè 2022, không được gặp cựu lãnh đạo Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ Aung San Suu Kyi, bị giam giữ tại một nơi bí mật. Ảnh minh họa : bà Aung San Suu Kyi tại Oslo năm 2012. AP - Markus Schreiber

Đặc sứ ASEAN về Miến Điện không được gặp cựu lãnh đạo Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ Aung San Suu Kyi. Thông tín viên trong khu vực Đông Nam Á, Carol Isoux, tổng kết chuyến công tác của đặc sứ ASEAN :

“Prak Sokhonn, đặc sứ ASEAN và cũng là ngoại trưởng Cam Bốt đã hội kiến tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện, điều hành đất nước từ sau cuộc đảo chính hồi tháng 2/2021. Theo lịch trình nghị sự, đại diện của ASEAN cũng dự trù tiếp xúc với đại diện của một số tổ chức vũ trang của các sắc tộc thiểu số muốn thúc đẩy tiến trình hòa bình.

Mục tiêu của chuyến công tác nhằm khuyến khích mở lại đối thoại với tập đoàn quân sự, ASEAN thúc giục Naypidaw tôn trọng thỏa thuận 5 điểm đã được thông qua từ năm ngoái. Theo thỏa thuận này quân đội Miến Điện cam kết chấm dứt các hành vi bạo hành nhắm vào thường dân.

Tuy nhiên đại diện của Hiệp Hội các nước Đông Nam Á đã không được quyền tiếp xúc với các nhóm vũ trang thuộc các sắc tộc thiểu số và ông cũng không được gặp cựu cố vấn nhà nước Miến Điện bà Aung San Suu Kyi. Bà đã bị đưa vào biệt giam tại một nhà tù bí mật ở Naypidaw hồi tuần trước và hoàn toàn bị cách ly với thế giới bên ngoài.

Những người thân cận với Aung San Suu Kyi, 77 tuổi, lo ngại cho tình hình sức khỏe của bà. Đặc sứ ASEAN không có tham vọng đòi tập đoàn quân sự trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi mà chỉ yêu cầu để cho giải Nobel Hòa Bình này được quản thúc tại gia”.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Tập đoàn quân sự Miến Điện hôm 03/06/2022 thông báo xử tử bốn tù nhân chính trị, trong đó có cựu dân biểu Phyo Zeya Thaw của Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Đây sẽ là những tù nhân đầu tiên bị hành quyết tại Miến Điện từ gần ba thập niên qua. Hơn một năm sau cuộc đảo chính do quân đội tiến hành, một bộ phận dân chúng Miến Điện vẫn kháng cự. Hàng trăm người bị tuyên án tử hình.

myanmar1

Những người biểu tình chống đảo chính dựng rào cản chặn một con phố để đối phó với cảnh sát ở Rangoon (Miến Điện) ngày 28/03/2021.  AP

Từ Rangoon thông tín viên trong khu vực Carol Isoux cho biết thêm :

"Phát ngôn viên tập đoàn quân sự Miến Điện vừa thông báo chính quyền quân sự chuẩn bị hành quyết bốn người, trong đó có cựu dân biểu, thành viên Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi. Người thứ nhì là nhà đấu tranh kỳ cựu Ko Jimmy. Cả hai nhân vật này đều bị khép vào tội khủng bố. Hai người còn lại bị kết tội sát hại một phụ nữ với lý do cung cấp thông tin cho tập đoàn quân sự.

Từ nhiều thập niên qua, thông thường những người bị kết án tử hình tại Miến Điện luôn đệ đơn kháng án và thường thì các bản án tử hình đó được hủy, hoặc tòa không đưa ra quyết định nào khác, và điều đó có nghĩa là bản án tử hình được đình lại.

myanmar2

Cựu dân biểu, thành viên Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ Phyo Zeya Thaw nhà đấu tranh kỳ cựu Ko Jimmy

Thế nhưng lần này, lần đầu tiên từ gần 30 năm qua, tư pháp bác đơn kháng án của các bị cáo, mở đường cho việc thi hành án tử hình, trong bối cảnh hàng trăm nhà đấu tranh bị tuyên án tử hình sau cuộc đảo chính hồi tháng 2/2021. Đây là cách để tập đoàn quân sự Miến Điện cứng giọng hơn một năm sau cuộc xung đột tại các vùng nông thôn, sau nhiều đợt tấn công bằng bom tại một số nơi công cộng ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở Rangoon. Theo thủ tục thi hành án ở Miến Điện, bốn bị cáo sẽ bị tử hình với hình thức treo cổ".

Thanh Hà

Published in Châu Á

Miến Điện có nguy cơ trở thành quốc gia "siêu phát tán" virus gây dịch

Trọng Nghĩa, RFI, 30/07/2021

Tình hình dịch bệnh tại Miến Điện phải chăng đã đến mức cực kỳ nguy hiểm ? Câu hỏi này đang được đặt ra sau lời báo động hôm qua, 29/07/2021 từ một quan chức Liên Hiệp Quốc, một hôm sau khi chính quyền quân sự tại Naypyidaw lên tiếng kêu gọi quốc tế khẩn cấp giúp Miến Điện chống dich.

asia1

Các nhân viên y tế tìm cách di chuyển một bệnh nhân nhiễm Covid-19 do tình trạng ngập lụt tại Myawaddy, bang Karen, Miến Điện ngày 26/07/2021  via Reuters – Karen Information Center

Trong một bài phỏng vấn dành cho nhật báo Anh The Guardian, ông Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện đã không ngần ngại cho rằng quốc gia Đông Nam Á này có thể trở thành một nước "siêu phát tán" virus gây dịch Covid-19 – tiếng Anh gọi là "super-spreader", làm bùng phát dịch bệnh trên toàn khu vực.

Về số liệu tuyệt đối, Miến Điện không phải là nước bị dịch Covid-19 tác hại nặng nề nhất trong khu vực Đông Nam Á. Với gần 300.000 ca nhiễm được thống kê tính đến hôm nay (30/07/2021), và hơn 8.500 ca tử vong được ghi nhận, Miến Điện vẫn thua xa Indonesia, với hơn 3,3 triệu ca nhiễm, hơn 92.000 người chết, hay là Philippines, với hơn 1,5 triệu ca nhiễm và hơn 27.000 người thiệt mạng.

Dù vậy, Miến Điện đang phải đối mặt với đợt bùng phát nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh đất nước đang gánh chịu một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc do cuộc đảo chính quân sự hồi tháng Hai, với những hệ quả nặng nề trên một nền y tế vốn đã không vững mạnh lắm. Chương trình tiêm chủng đã bị đình trệ, việc xét nghiệm đã sụp đổ và các bệnh viện công hầu như tê liệt.

Các bác sĩ, những người đi đầu trong cuộc đình công chống chế độ quân sự và từ chối làm việc trong các bệnh viện nhà nước, đã bị buộc phải điều trị bí mật cho bệnh nhân vì họ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị quân đội tấn công hoặc bắt giữ.

Theo ông Tom Andrews, số liệu về ca nhiễm và tử vong ở Miến Điện không thể chính xác do việc các nhà báo và bác sĩ bị chính quyền đàn áp, khiến cho việc thu thập thông tin chính xác trở nên khó khăn. Tuy nhiên, điều chắc chắn là dịch bệnh tại Miến Điện đã lan mạnh một cách đột biến, với tốc độ cực nhanh.

Theo số liệu của Bộ Y Tế và Thể Thao do quân đội kiểm soát, chỉ riêng từ ngày 01/06 đến nay, tức là trong không đầy 2 tháng, đã có hơn 4.600 người chết vì Covid-19, một con số cao hơn gấp đôi số người chết trong gần 18 tháng kể từ đầu dịch. Và các số liệu chính thức được cho là thấp hơn nhiều so với thực tế.

Có rất nhiều chi tiết cho thấy tình hình rất nguy cấp. Trang mạng nhật báo độc lập Irrawaddy đã trích dẫn các phương tiện truyền thông do quân đội kiểm soát hôm 27/07 vừa qua cho biết là sẽ có thêm 10 lò hỏa táng mới tại các nghĩa trang ở Rangoon, thành phố lớn nhất của Miến Điện, để xử lý những ca tử vong.

Còn theo báo cáo viên Liên Hiệp Quốc Andrews, ở Rangoon, người ta thường thấy ba loại dòng người xếp hàng, một trước máy rút tiền ATM, một để được cung cấp oxy (rất cần cho bệnh nhân Covid), và một trước các lò thiêu và nhà xác.

Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc cho rằng các chính phủ, bao gồm cả các nước láng giềng của Myanmar, cần phải hành động nhanh chóng, nếu không họ sẽ thấy hậu quả của một đợt bùng phát không kiểm soát được ở biên giới của họ.

Theo ông, Miến Điện đang trở thành nơi siêu lây lan Covid-19 với những biến thể rất độc hại - Delta và các dạng khác - cực kỳ nguy hiểm, cực kỳ dễ lây lan, với nguy cơ gây tử vong cực cao. Miến Điện có thể trở thành mối nguy cho toàn khu vực vì virus "không hề biết đến quốc tịch, biên giới, ý thức hệ hay đảng phái".

https://youtu.be/1fI_Oh8j6w0

Đối với với các nước Đông Nam Á lục địa, cũng như các láng giềng của Miến Điện, từ Trung Quốc đến Bangladesh, Ấn Độ, nguy cơ còn gần gũi hơn so với tác hại từ các nước Đông Nam Á hải đảo như Philippines, hay Indonesia.

Trọng Nghĩa

***********************

Kinh tế Bắc Triều Tiên suy giảm ở mức mạnh nhất kể từ năm 1997

Thùy Dương, RFI, 30/07/2021

Kinh tế Bắc Triều Tiên trong năm 2020 đã suy giảm 4,5%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ sau năm 1997. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) hôm nay 30/07/2021 thông báo như trên.

asia2

Kim Tok-hun (giữa) thủ tướng, ủy viên Bộ Chính Trị đảng Lao Động Triều Tiên, đi thị sát các nông trang. Ảnh do KCNA công bố, không ghi ngày.  © via Reuters - KCNA

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap cho biết báo cáo thường niên của Ngân hàng BOK dựa vào dữ liệu của các định chế Hàn Quốc đặc trách hồ sơ Bắc Triều Tiên. Theo báo cáo này, kinh tế Bắc Triều Tiên vốn đã bị tác động nặng nề do các biện pháp trừng phạt tăng cường của Liên Hiệp Quốc nhắm vào chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, trong năm 2020 lại có thêm nhiều thiệt hại vì các biện pháp đóng cửa biên giới để chống dịch Covid-19.

So với năm 2019, ngoại thương năm 2020 của Bắc Triều Tiên giảm 73,4%, chỉ còn 860 triệu đô la, do các chuyến hàng đến Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên, bị dịch bệnh Covid-19 cản trở. Xuất khẩu của Bắc Triều Tiên chỉ đạt 90 triệu đô la vào năm 2020, giảm 67,9% so với trước đó 1 năm. Còn nhập khẩu giảm 73,9% so với năm 2019. Tổng thu nhập quốc dân của Bắc Triều Tiên bằng 1,8% của Hàn Quốc.

Cũng trong ngày hôm nay, theo Yonhap, Liên Hiệp Quốc một lần nữa gia hạn thêm một năm biện pháp miễn trừ trừng phạt đối với viện trợ của Chương trình Lương thực Thế giới cho Bắc Triều Tiên.

Về quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc hôm nay thông báo, thông qua kênh liên lạc mới được khôi phục, Seoul đã chuyển tới Bình Nhưỡng đề xuất để thảo luận về cách thiết lập một hệ thống hội nghị trực tuyến nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán liên Triều trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Thùy Dương

***********************

Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng Interpol để bắt người "ly khai"

Thu Hằng, RFI, 30/07/2021

Bắc Kinh ráo riết bắt về nước những người Trung Quốc sống ở nước ngoại và bị coi là "ly khai", chống đối đảng Cộng Sản, kể cả những người sống ở Hoa Kỳ. Một nhóm luật sư Mỹ cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng Interpol để triệt hạ các nhà bảo vệ dân chủ Trung Quốc buộc phải sống lưu vong.

asia3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phiên họp đại hội đồng Interpol lần thứ 86, kéo dài từ ngày 26-29/09/2017, được tổ chức tại Bắc Kinh.  AP

Theo trang AP ngày 30/07/2021, nhóm luật sư đã yêu cầu chính quyền Biden bãi lệnh tạm giam một nhà bảo vệ dân chủ Trung Quốc có nguy cơ bị trục xuất về nước và phải đối mặt với những cáo buộc sai lệch. Người đàn ông này bị bắt vào tháng Sáu do hết thị thực và bị giam trong một trung tâm của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải Quan Hoa Kỳ (ICE). Hãng tin Mỹ không nêu tên của người bị bắt vì một người thân vẫn sống ở Trung Quốc và bị dọa cáo buộc hình sự trừ khi anh trai của họ về nước.

John Sandweg, thuộc nhóm luật sư bảo vệ người đàn ông trên, khẳng định Trung Quốc đang khai thác hệ thống di trú Mỹ và Cơ quan Di trú có nguy cơ trở thành "một công cụ để Bắc Kinh tiếp tục chiến dịch trấn áp các nhà đấu tranh và ly khai tôn trọng luật pháp".

Theo nhóm luật sư, đây là một trong những trường hợp hiếm hoi Trung Quốc sử dụng thông báo đỏ (red notice) của Interpol để buộc những người trốn sang Hoa Kỳ về nước, do hai nước không có thỏa thuận dẫn độ. Washington thường xuyên lên án Bắc Kinh tiến hành các vụ bắt giữ tùy tiện để quấy rối và truy bắt các nhà bất đồng chính kiến.

Trước đó vài ngày, AP cũng đưa tin Trung Quốc đã lợi dụng Interpol để Maroc bắt Yidiresi Aishan, một nhà đấu tranh người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong, khi từ Istanbul đến sân bay quốc tế Mohammed V ở Casablanca hôm 20/07.

Trước những hoạt động trấn áp và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc ở Tân Cương, ngày 29/07, một ủy ban lưỡng đảng của Quốc Hội Mỹ đã yêu cầu Hilton Worldwide không tham gia dự án khách sạn được xây tại một địa điểm trước đây là một đền thờ Hồi giáo bị phá năm 2018 ở địa khu Hòa Điền, Tân Cương.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Miến Điện lao đao với đợt dịch Covid thứ ba

Thụy My, RFI, 21/07/2021

Miến Điện đang phải đối phó một làn sóng dịch Covid mới với trên 5.000 ca dương tính mỗi ngày, trong khi hồi đầu tháng Năm chỉ khoảng 50 ca. Tổng cộng có 5.000 người đã chết vì đại dịch, một con số được cho là thấp hơn nhiều so với thực tế.

myanmar1

Người dân địa phương xếp hàng chờ nạp ôxy vào bình vào lúc Covid-19 bùng phát mạnh tại Rangoon, Miến Điện, ngày 14/07/2021.  Reuters - Stringer

Tại đất nước đang hỗn loạn từ sau vụ đảo chính hôm 01/02, mọi phương tiện đều thiếu thốn, từ giường bệnh, bình ôxy cho đến xét nghiệm, vac-xin…Tất cả các bệnh viện đều do quân đội kiểm soát, đa số y bác sĩ phản đối bằng cách đình công nhưng vẫn tiếp tục chữa trị người bệnh một cách âm thầm. Trả lời thông tín viên Yelena Tomitch, một bác sĩ kêu gọi trợ giúp khẩn cấp :

"Chúng tôi mong có được sự hỗ trợ của nước ngoài vì tập đoàn quân sự đang bỏ mặc người dân. Chúng tôi cần ôxy, thuốc men, và tại một số vùng cần cả thực phẩm. Chính phủ trước đây quản lý tốt hai đợt dịch đầu tiên, và phục vụ nhu cầu y tế của phân nửa dân số. Dưới thời quân đội, chúng tôi không có đủ vac-xin. Tại các trung tâm cách ly chẳng có gì cả, không có giường nằm lẫn mền gối. Chính quyền quân sự không đáp ứng nhu cầu của các bệnh viện về vật liệu và ôxy.

Tuần trước, hai trong số các bạn bác sĩ của tôi đang chữa trị cho bệnh nhân Covid đã bị quân đội bắt giữ. Tập đoàn quân sự đã câu lưu 5 bác sĩ ở Rangoon và 4 bác sĩ ở Mandalay. Tình hình rất tệ hại. Trong vài tuần nữa hoặc tháng tới, sẽ có rất nhiều bệnh nhân Covid tử vong vì chính quyền quân sự. Chúng tôi cần được trợ giúp, xin vui lòng giúp đỡ Miến Điện !"

Ấn Độ : Số người chết vì Covid có thể cao gấp 10 con số chính thức

Một nghiên cứu do Center for Global Development có trụ sở tại Washington DC Hoa Kỳ và Luân Đôn Anh Quốc thực hiện cho thấy, số người chết tại Ấn Độ liên quan đến Covid có thể cao gấp 10 lần số liệu chính thức, lên đến 4 triệu người - trực tiếp hay gián tiếp. Báo cáo nhấn mạnh đây là thảm họa nhân đạo lớn nhất kể từ khi Ấn Độ độc lập.

Nhiều chuyên gia đã cảnh báo những lỗ hổng trong hệ thống y tế có thể dẫn đến cách biệt giữa số tử vong trên giấy tờ và trên thực tế. Những tuần lễ gần đây, nhiều bang đã chỉnh lại số liệu, tăng con số nạn nhân thiệt mạng.

Thụy My

********************

Miến Điện : Tác động của cuộc đảo chính đối với đầu tư của Việt Nam

Thu Hằng, Rémi Nguyễn, RFI, 19/07/2021

Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ 7 vào Miến Điện, với tổng đầu tư khoảng 2,2 tỉ đô la trong năm 2020. Trao đổi thương mại năm 2019 đạt 943 triệu đô la. Tuy nhiên, Việt Nam, cũng như những nhà đầu tư khác trong ASEAN, đang bị bế tắc từ sau cuộc đảo chính của tập đoàn quân sự Miến Điện : không thể phản ứng vì vi phạm nguyên tắc "không can thiệp chuyện nội bộ nước thành viên", nhưng lại rối bời vì cần bảo vệ đầu tư ở Miến Điện.

myanmar2

Người biểu tình Miến Điện phản đối cuộc đảo chính của tập đoàn quân sự tại Rangoon, Miến Điện, ngày 23/04/2021.  AP

Trong phiên họp đặc biệt về Miến Điện của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 18/06/2021, đại sứ Việt Nam Đặng Đình Quý nhắc lại lời kêu gọi "các bên liên quan ở Miến Điện chấm dứt ngay lập tức tình trạng bạo lực" và nhấn mạnh rằng "thường dân Miến Điện phải được bảo vệ khỏi nguy cơ một cuộc nội chiến". Để ủng hộ lập trường này, Việt Nam, cùng với 118 nước khác, đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết cấm vận vũ khí đối với Miến Điện.

Dù không mang tính ràng buộc nhưng đây là nghị quyết lên án mạnh mẽ nhất về tình hình Miến Điện của cộng đồng quốc tế kể từ khi xảy ra đảo chính ngày 01/02 khiến ít nhất 860 thường dân thiệt mạng, khoảng 120.000 người phải bỏ nhà ra đi do tình trạng bạo lực. Theo thẩm định của Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, trong năm 2021 sẽ có thêm ít nhất 230.000 người Miến Điện phải tị nạn và gần một nửa dân số nước này sẽ rơi vào cảnh nghèo đói. Viễn cảnh sẽ còn bi đát hơn do dịch Covid-19 bắt đầu hoành hành ở Miến Điện trong thời gian gần đây.

Khủng hoảng ở Miến Điện tác động đến đầu tư, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam như thế nào ? Ông Rémi Nguyễn, nhà nghiên cứu cộng sự của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại (IRASEC) của Pháp tại Bangkok, trả lời một số câu hỏi của RFI Tiếng Việt qua thư điện tử ngày 08/07/2021.

*****

RFI : Tình hình hiện nay ở Miến Điện có buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải ngừng hoặc hạn chế hoạt động không ? Họ đánh giá thế nào về thực tế ở Miến Điện ?

Rémi Nguyễn : Những sự kiện chính trị và tình hình dịch tễ không loại trừ bất kỳ doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nào. Tất cả đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế và tài chính rất lớn. Những doanh nghiệp từng kinh qua những thời điểm đặc biệt như này phần nào đó đã đoán trước được cuộc khủng hoảng nhưng họ không hình dung ra được hậu quả lại nghiêm trọng đến như vậy.

Những doanh nghiệp Việt Nam mới đến hoạt động ở Miến Điện, thì quả thực rất khó đối phó với tình hình ngày càng xấu đi như vậy. Từ tháng 03/2020, cuộc khủng hoảng chính trị và dịch tễ, rồi phong trào bất tuân dân sự, khủng hoảng ngân hàng và những khó khăn trong hoạt động xuất-nhập khẩu đã khiến 3/4 doanh nghiệp Việt Nam phải đóng cửa. Tuy nhiên, dù các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã rời khỏi Miến Điện nhưng điều này không có nghĩa là những công ty đó đã bị ngừng hoạt động về mặt pháp lý.

Ba doanh nghiệp Việt Nam lớn nhất ở Miến Điện là ngân hàng BIDV, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Mytel. Công dân Việt Nam sống tại Miến Điện phần lớn là từ những công ty này. Trong lĩnh vực xây dựng, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải dừng các dự án đầu tư khi vừa mới trúng thầu.

RFI : Tập đoàn quân sự buộc công chức quay trở lại làm việc. Liệu các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Việt Nam, có bị gây sức ép phần nào không ?

Rémi Nguyễn : Hội đồng Hành chính Quốc gia đã thông qua nhiều lệnh thiết quân luật trong hai ngày 14-15/03/2021 chuyển quyền hành pháp và tư pháp cho Bộ Chỉ Huy Rangoon để thi hành thiết quân luật ở nhiều khu vực của thành phố như Hlaing Thayar hay Bắc Okkalapa. Đây là những khu vực tập trung rất nhiều nhà máy và nhà kho. Ở những vùng này thường xuyên mất an ninh và nhân viên vô cùng phân vân đi làm hay không. Trên thực tế, toàn thành phố Rangoon và những vùng khác đều không thoát khỏi các cuộc xung đột. Ngoài ra, tập đoàn quân sự chủ yếu gây sức ép đối với công chức và các ngân hàng để họ hoạt động trở lại.

Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đã rời khỏi Miến Điện khi thấy tình hình chính trị và kinh tế như vậy. Như tôi nói ở trên, ngân hàng BIDV, HAGL và Mytel vẫn hoạt động ở Miến Điện. BIDV là ngân hàng công thuộc Nhà nước Việt Nam. HAGL là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và phát triển bất động sản thuộc tập đoàn Thaco Group.

Còn Mytel là một công ty do hai tập đoàn Viettel của Việt Nam và Myanmar Economic Corporation nằm trong tay quân đội, cùng nắm giữ. Vì thế, khó có thể biết được liệu nội bộ những công ty này có bị gây sức ép không. Tuy nhiên, Mytel có lẽ sẽ chịu nhiều ràng buộc hơn sau khi thiết quân luật số 4/2021 sửa đổi luật bảo vệ quyền riêng tư và an ninh của công dân và thiết quân luật số 7/2021 sửa đổi luật liên quan đến giao dịch điện tử có từ tháng 02/ 2021.

RFI : Những công ty này bảo vệ nhân viên như thế nào ?

Rémi Nguyễn : Những công ty Việt Nam lớn nhất đã dễ dàng sơ tán nhân viên hơn. Nói chung, đại sứ quán Việt Nam tại Miến Điện đã triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ các công ty và công dân Việt Nam. Ví dụ về mặt cảnh báo, đại sứ quán Việt Nam đã thông tin cho họ về các cuộc biểu tình, các phong trào xã hội và các biện pháp phòng ngừa Covid-19. Họ cũng yêu cầu chính quyền địa phương và Nhà nước bảo vệ người Việt và người Việt phải trung lập về các vấn đề chính trị, xã hội ở Miến Điện.

RFI : Liệu ông có phỏng ước được số thiệt hại của những công ty này ?

Rémi Nguyễn : Tại Miến Điện, rất khó để có được những dữ liệu tài chính của các công ty và càng khó thẩm định hơn những mất mát tài chính mà các công ty Việt Nam phải chịu.

RFI Tiếng Việt : Xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Rémi Nguyễn, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đương đại (IRASEC) tại Bangkok.

*****

Mytel trước nguy cơ tẩy chay trong nước và trừng phạt quốc tế

Mytel và dự án phát triển trung tâm thương mại lớn đầu tiên của Miến Điện HAGL Myanmar Centre tại Rangoon của Hoàng Anh Gia Lai, là hai trong số những dự án đầu tư rất lớn của Việt Nam tại Miến Điện.

myanmar3

Biểu tình kêu gọi tẩy chay Mytel tại Myanmar. Ảnh : RFA

Tập đoàn Liên doanh viễn thông Mytel là kết quả hợp tác của Tổng Công ty viễn thông Viettel, thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, với Myanmar Economic Corporation (MEC) do tập đoàn quân sự quản lý, trong đó Viettel sở hữu 49% Mytel, phần còn lại thuộc về Star High (một công ty con của MEC) và tập đoàn Myanmar National Telecom Holding.

Theo trang Le Courrier du Vietnam, Mytel trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động thứ 4 ở Miến Điện từ ngày 12/01/2017 (cùng với MPT của Miến Điện, Ooredoo của Qatar và Telenor của Na Uy vừa bán lại cho tập đoàn M1 Group của Liban), sau khi được cấp giấy phép đầu tư vào cuối năm 2016. Có vốn 1,5 tỉ đô la, Mytel cũng là dự án ở nước ngoài đầu tiên của Viettel về quy mô tài chính.

Từ tháng 06/2018 khi đi vào hoạt động, số thuê bao của Mytel liên tục tăng và hiện trở thành nhà cung cấp mạng điện thoại di động lớn thứ hai ở Miến Điện : từ 1 triệu thuê bao chỉ trong 10 ngày đầu tiên lên thành 4,3 triệu vào cuối tháng 06/2019 (chiếm 7% thị phần Miến Điện, theo dữ liệu của GSMA Intelligence) và 10 triệu đến cuối năm 2020.

Tuy nhiên, Mytel cũng trở thành đối tượng bị tẩy chay ở Miến Điện vì hợp tác với tập đoàn quân sự vốn không được người dân ủng hộ. Ngày 20/12/2020, tổ chức đấu tranh Justice For Mynamar (Công lý cho Miến Điện, JFM) công bố báo cáo điều tra dài 161 trang liên quan đến "mạng lưới liên kết và tham nhũng" quanh tập đoàn truyền thông Mytel.

Yadanar Maung, người phát ngôn của Công lý cho Miến Điện, được trang thông tin độc lập Myanmar Now trích dẫn ngày 21/12/2020, cáo buộc :

"Mytel và Viettel giúp đỡ và cổ vũ cho những tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại mà quân đội Miến Điện vi phạm. Quân đội giết người, cưỡng hiếp, tra tấn, phá nhà cửa hàng loạt và buộc các dân tộc thiểu số và thiểu số tôn giáo phải bỏ trốn. Những tội ác này đã xảy ra nhờ vào những nguồn thu ngoài ngân sách của Mytel và những doanh nghiệp khác của quân đội, cũng như việc họ được hưởng công nghệ và đào tạo từ Mytel, Viettel và những công ty liên danh khác".

Vì những lý do đó, tổ chức Công lý cho Miến Điện kêu gọi : "Nếu quý vị có một thẻ sim Mytel, hãy phá nó đi ! Nếu quý vị định mua một thẻ sim Mytel, thì đừng làm thế !" Đến tháng 05/2021, "người ta cũng thấy là ngày càng có nhiều người đổi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại và bỏ mạng Mytel, do quân đội quản lý", theo ông Mike Farmaner, chủ tịch tổ chức phi chính phủ Burma Campaign UK (trụ sở tại Luân Đôn), khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Pháp France 24 ngày 07/05.

Ngoài Mytel, người dân Miến Điện còn tẩy chay hàng hóa của tập đoàn quân sự. Ông Mike Farmaner cho biết : "Từ khi xảy ra đảo chính, khối lượng bán ra của nhiều mặt hàng do các tập đoàn của quân đội sản xuất đã giảm rõ rệt. Từ trước tới giờ, khó có thể bỏ qua Myanmar Bear thì hiện giờ chẳng ai uống nữa. Thuốc lá Ruby cũng thế".

Chính người dân Miến Điện là những người đầu tiên kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài ngừng hợp tác với tập đoàn quân sự vì theo họ, cần cắt nguồn thu nhập của giới tướng lĩnh để chấm dứt tình trạng trấn áp đẫm máu. Dù theo ông Mike Farmaner, có thể những biện pháp đó không tác động mạnh mẽ đến nguồn thu của tập đoàn quân sự nhưng mang ý nghĩa tâm lý rất lớn cho người biểu tình.

Từ ngày 25/03, bắt đầu là Mỹ và Anh áp lệnh trừng phạt đối với nhiều lãnh đạo quân đội và hai tập đoàn do quân đội Miến Điện kiểm soát : Myanmar Economic Holdings Public Company (MEHL) và Mynamar Economic Corporation Ltd (MEC). Đến ngày 19/04, Liên Hiệp Châu Âu cũng thông báo trừng phạt hai tập đoàn này, trong khi MEC chính là cổ đông cùng với Viettel trong Mytel.

Những doanh nghiệp đầu tiên rút khỏi Miến Điện là những doanh nghiệp Châu Á và cũng là những nhà đầu tư lớn nhất vào Miến Điện. Không lên án cuộc đảo chính như nhiều nước phương Tây, các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam cũng như ASEAN, kêu gọi tìm giải pháp đàm phán giữa các bên liên quan. Bỏ phiếu thông qua nghị quyết cấm bán vũ khí cho tập đoàn quân sự Miến Điện trong phiên họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc có lẽ là biện pháp "mạnh tay" nhất của những nước này. Họ không thể làm mất lòng tập đoàn quân sự vì mọi đầu tư tại Miến Điện đều liên quan đến lực lượng này.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Hôm 07/07/2021, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện tố cáo tập đoàn quân sự Miến Điện "đã phạm những tội ác chống nhân loại" kể từ sau cuộc đảo chính ngày 01/02, đồng thời ông kêu gọi cộng đồng quốc tế chấm dứt "cơn ác mộng" này.

miendien1

Sinh viên Miến Điện biểu tình ngày 07/07/2021 tại Rangoon chống cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ của bà Aung San Suu Kyi, ngày 01/02/2021. AP

Theo hãng tin AFP, phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Tom Andrews đã lên án "những vụ tấn công toàn diện và mang tính hệ thống của tập đoàn quân sự nhắm vào người dân Miến Điện, những hành động có thể xem là tội ác chống nhân loại". Báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện cũng chỉ trích cộng đồng quốc tế "đã không thể làm những gì cần làm để chấm dứt tình trạng này".

Ông Tom Andrews cảnh báo : "Một số người dân Miến Điện đã hết hy vọng nhận được sự yểm trợ của quốc tế, cho nên họ đã thành lập các lực lượng tự vệ và tiến hành những hoạt động phá hoại, còn những người khác thì dường như đã tấn công vào các cộng sự viên và các quan chức của tập đoàn quân sự".

Báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện yêu cầu cộng đồng quốc tế cắt đứt các nguồn thu nhập của tập đoàn quân sự để chấm dứt "chế độ khủng bố" này.

Về phần Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet hôm qua nhận định rằng diễn tiến tình hình chính trị tại Miến Điện ngày càng trầm trọng và "gây nhiều nguy cơ cho khu vực".

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, gần 900 người đã bị giết và khoảng 200.000 người đã phải chạy lánh nạn sau các vụ bố ráp của quân đội, trong đó hàng ngàn người đang tỵ nạn tại các nước láng giềng. Ngoài ra, ít nhất 5.200 người đã bị bắt giữ một cách tùy tiện, trong đó có hơn 90 phóng viên.

Trong khi đó, cũng theo hãng tin AFP, tập đoàn viễn thông Telenor của Na Uy đang rút ra khỏi thị trường Miến Điện, với việc bán chi nhánh của tập đoàn này cho một công ty bị nghi là có liên hệ với chính quyền quân sự. Theo lời tổng giám đốc Sigve Brekke, "tình hình tại Miến Điện trong những tháng qua đã trở nên ngày càng khó khăn cho Telenor, vì những lý do về an ninh đối với nhân viên, về việc phải tuân thủ các quy định".

Kể từ sau cuộc đảo chính 01/02, các công ty quốc tế làm ăn ở Miến Điện chịu áp lực ngày càng mạnh của các tổ chức nhân quyền yêu cầu họ phải rút khỏi một quốc gia mà quân đội kiểm soát phần lớn hệ thống kinh tế.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 08/07/2021

Published in Châu Á

Toán đc nhim (quốc tế) mi s điu tra vi phm nhân quyn Myanmar

VOA, 06/07/2021

Mt toán đc nhim mi được thành lp hôm th Hai 5/7 đ điu tra bng chng vi phm nhân quyn Myanmar trong hơn 5 tháng sau khi quân đi lt đ nhà lãnh đo dân c Aung San Suu Kyi và khiến đt nước Đông Nam Á rơi vào tình trng hn lon.

miendien1

Quân đi Myanmar chng biu tình phn đi cuc đo chính quân s Yangon, Myanmar, ngày 28/2/2021 (nh tư liu).

D án Myanmar Witness (Nhân chng Myanmar) do chính ph Anh tài tr cho biết h s chia s thông tin vi Cơ chế Điu tra Đc lp ca Liên hp quc v Myanmar, cơ quan đang điu tra các các ti phm quc tế b tình nghi Myanmar.

Reuters không th liên lc được vi phát ngôn viên ca chính quyn Myanmar đ yêu cu bình lun.

Sáng kiến mi được đưa ra trong bi cnh các nước phương Tây tìm cách gia tăng áp lc lên nhà cm quyn quân s Myanmar v các cáo buc vi phm nhân quyn, vi vic Liên Hp Quc cho biết hơn 880 người đã b lc lượng an ninh giết hi k t cuc đo chính - mt con s mà chính quyn nói là phóng đi.

Myanmar Witness cho biết "s đc lp thu thp, bo qun, x lý, điu tra, xác minh và xem xét các s c có th đã vi phm nhân quyn."

Nhóm này cho biết h s khuyến khích người dân cung cp thông tin và t xác minh đc lp các v vic trên mng xã hi - nơi người dân Myanmar đăng hình nh và video v các v giết người, hành hung và các v lm dng khác.

Myanmar Witness cho biết h đã phát hin và xác minh bng chng v các v tr đũa ca quân đi Myanmar, pháo kích vào các khu vc dân s và các đn chùa tôn giáo và các du hiu cho thy ý đnh hãm hi, nếu không mun nói là giết hi người biu tình.

Các quc gia phương Tây và các nhóm bênh vc nhân quyn đã lên án hành đng tàn bo ca lc lượng an ninh Myanmar. Trong khi đó chính quyn quân qun Myanmar nói rng h ch s dng vũ lc khi cn thiết đ chng li các mi đe da đi vi an ninh quc gia.

Nguồn : VOA, 06/07/2021

********************

Lãnh đạo người nước ngoài của các công ty viễn thông lớn phải xin phép mới được rời Miến Điện

Thùy Dương, RFI, 05/07/2021

Reuters hôm 05/07/2021 trích dẫn một nguồn tin ẩn danh cho biết các lãnh đạo người nước ngoài của những công ty viễn thông lớn ở Miến Điện đã nhận được thông báo từ tập đoàn quân sự cầm quyền là họ không được rời khỏi nước này khi chưa được phép.

miendien2

Binh lính Miến Điện trên các xe quân sự chuẩn bị đàn áp biểu tình chống đảo chính ngày 15/02/2021 tại Rangoon, Miến Điện .  Reuters - Stringer .

Theo một quyết định mật từ Cục Bưu Chính Viễn Thông Miến Điện (PTD) hồi giữa tháng 6/2021, các quan chức cấp cao, kể cả người ngoại quốc và công dân Miến Điện, phải có giấy phép đặc biệt mới được rời khỏi nước này. Vẫn theo nhân vật ẩn danh nói trên, một tuần sau đó, các công ty viễn thông nhận được chỉ thị thứ hai yêu cầu họ phải triển khai xong vào ngày 05/07 toàn bộ công nghệ theo dõi và ngăn chặn mà họ từng được yêu cầu cài đặt, để nhà chức trách có thể "theo dõi các cuộc gọi, tin nhắn và lưu lượng truy cập các trang web"  "theo dõi người dùng".

Ba công ty viễn thông xin ẩn danh cho Reuters biết quân đội Miến Điện đã gia tăng sức ép đối với họ, hai công ty khác cho biết nhiều lần bị quan chức quân đội cảnh cáo là không được phát biểu trước công chúng hoặc với giới truyền thông trong thời gian bị chặn.

Tập đoàn quân sự ngay sau khi lên nắm quyền đã thông qua dự luật an ninh mạng buộc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cung cấp dữ liệu theo yêu cầu, xóa hoặc chặn bất kỳ nội dung nào bị xem là gây phương hại cho sự thống nhất, ổn định và hòa bình. Nhiều tháng trước cuộc đảo chính ngày 01/02/2021, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet đã được lệnh cài đặt phần mềm gián điệp đánh chặn để cho phép quân đội nghe lén các cuộc liên lạc của công dân.

Thùy Dương

*********************

Myanmar : 25 người chết trong cuc đt kích ca lc lượng an ninh

VOA, 04/07/2021

Lc lượng an ninh Myanmar hôm 2/7 đã giết chết ít nht 25 người trong cuc đi đu vi nhng người phn đi chính quyn quân nhân ti mt th trn min trung nước này, mt cư dân và truyn thông bng tiếng Myanmar cho biết hôm 4/7.

miendien3

Binh sĩ Myanmar trong một cuộc truy lùng.

Mt phát ngôn viên ca quân đi đã không tr li các cuc gi yêu cu bình lun v tình hình bo lc ti Depayin thuc vùng Sagaing, cách th đô Naypyidaw khong 300 km v phía bc.

Nht báo nhà nước Global New Light ca Myanmar nói rng "nhng k khng b có vũ trang" đã phc kích các lc lượng an ninh đang tun tra đó, làm mt người chết và gây thương tích cho sáu người khác. T này đưa tin thêm rng nhng k tn công đã rút lui sau khi b lc lượng an ninh tr đũa.

Myanmar đã rơi vào tình trng hn lon k t khi xy ra cuc đo chính ngày 1 tháng Hai đi vi nhà lãnh đo dân c Aung San Suu Kyi. Bo lc đã bùng phát nhiu nơi ti đt nước vi hơn 53 triu dân này.

Mt cư dân ca Depayin, người không mun tiết l danh tính vì s b tr thù, cho biết bn xe ti quân s đã đưa binh sĩ ti ngôi làng vào đu ngày 2/7.

Các thanh niên thuc Lc lượng Phòng v Nhân dân đa phương, vn được thành lp đ chng li chính quyn quân nhân, đã tìm cách đi đu vi các binh sĩ. Tuy nhiên, h ch có vũ khí t chế và trước ha lc mnh hơn ca lc lượng an ninh, đã b buc phi rút lui, người dân cho biết.

Tng cng 25 thi th đã được tìm thy sau cuc giao tranh, người dân này cho biết qua đin thoi.

Ban tiếng Myanmar ca đài BBC và trang tin Than Lwin Khet News đăng ti nhng li k tương t. Reuters không th đc lp xác minh các chi tiết.

Theo Reuters

Published in Châu Á

Hơn 880 người chết tại Miến Điện kể từ khi quân đội đảo chính ngày 01/02/2021. Các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số đã tham gia phong trào chống tập đoàn quân sự khiến tình trạng bạo lực gia tăng. Trong bản báo cáo công bố ngày 28/06, một tổ chức phi chính phủ cảnh báo cái giá phải trả về nhân mạng là "rất lớn" nếu chế độ quân sự sử dụng mọi quyền lực để thẳng tay trấn áp, trả thù người dân.

miendien1

Binh lính Miến Điện đứng cạnh đoàn chiến xa trong lúc người dân biểu tình phản đối cuộc đảo chính, Rangoon, Miến Điện. Ảnh chụp ngày 15/02/2021.  Reuters - Stringer.

Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group, ICG) lưu ý đến việc cả hai bên gia tăng bạo lực. Tại nhiều vùng, người dân lập "lực lượng tự vệ", thường sử dụng súng săn và vũ khí tự chế để chống lại tập đoàn quân sự. Trong khi đó, quân đội huy động máy bay trực thăng và pháo binh để phản công, nhắm vào nhiều nhóm tại tây bắc bang Chin và dọc biên giới phía đông với Thái Lan.

Theo tổ chức phi chính phủ này, được AFP trích dẫn, "trước cuộc khởi nghĩa vũ trang, tập đoàn quân sự có thể sẽ trút sức mạnh vào thường dân". Nếu việc này xảy ra, "giá nhân mạng sẽ rất lớn, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi, nhưng người vốn đang phải đối mặt với những khó khăn do tình trạng bạo lực và di chuyển gây ra".

Trước đó, Liên Hiệp Quốc đưa ra con số 230.000 người đã phải sơ tán vì các cuộc giao tranh và tình trạng mất an ninh. Ngoài 20 nhóm dân tộc thiểu số nổi dậy vẫn hoạt động trước cuộc đảo chính, việc có nhiều "lực lượng phòng vệ" tự phát khiến tình hình tại Miến Điện sẽ thêm bất ổn. Vào tuần trước, có ít nhất 6 người bị chết trong một vụ đấu súng giữa lực lượng an ninh và một nhóm tự vệ tại Mandalay.

Tập đoàn quân sự bắt nghiên cứu sinh Miến Điện ở nước ngoài thề trung thành

Ngoài trấn áp trong nước, tập đoàn quân sự cũng tìm cách đe dọa kiều dân Miến Điện ở nước ngoài. Ngày 28/06, báo mạng Úc abc.net.au cho biết một nhà ngoại giao tại đại sứ quán Miến Điện ở Canberra, thay mặt cho đại sứ, đã gửi một bức thư qua email đến các du học sinh và nghiên cứu sinh nước này tại Úc.

Nội dung bức thư yêu cầu các nhà nghiên cứu của chính phủ Miến Điện tại Úc phải cam kết "trung thành và phục tùng" chính quyền quân sự, còn du học sinh có học bổng, trong đó có rất nhiều người nhận được học bổng của chính phủ Úc, phải tuyên bố "không tham gia phong trào bất tuân dân sự và không xúi giục bất kỳ ai tham gia". Họ cũng được yêu cầu không được đăng bất kỳ nội dung nào "chống lại Liên bang Miến Điện" trên các mạng xã hội.

Thu Hằng

Published in Châu Á