Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

27/04/2024

Cuộc chiến giành ghế Tổng bí thư tiếp tục 'nóng'

Zachary Abuza - VOA - BBC

Thêm một ông phải về : Vương Đình Huệ !

Zachary Abuza, RFA, 27/04/2024

Sự ra đi của Huệ để lại chiếc ghế trống thứ hai trong bộ "tứ trụ" của chế độ lãnh đạo tập thể ở Việt Nam.

hue1

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm trước cuộc họp tại Hà Nội ngày 30/10/2020. Nguồn ảnh : Thống Nhất/TTXVN via AP

Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam đã bỏ phiếu miễn nhiệm Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ trong một phiên họp khẩn bất thường vào ngày 25/4 và Ủy ban Trung ương đã bỏ phiếu chấp thuận đơn từ chức của ông này vào ngày sau đó.

Ông Huệ là ủy viên Bộ Chính trị thứ 5 bị phế truất trong nhiệm kỳ này, ngã ngựa trong Chiến dịch chống tham nhũng có tên "Đốt lò", sau Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Bộ Chính trị hiện chỉ còn 13 thành viên trong một cuộc chiến tiêu hao ác hiểm khi chỉ còn 19 tháng nữa là đến Đại hội Toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 14.

Việc phế truất ông Huệ rõ ràng là làm đảo lộn mọi thứ trong cuộc đua cho chiếc ghế Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam sắp tới. Theo quy định hiện hành của Đảng, ông Huệ là một trong bốn ứng cử viên đủ điều kiện có thể kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng- người đã làm Tổng bí thư tới 3 nhiệm kỳ.

Điều gì đã khiến ông Huệ ngã ngựa ?

Câu trả lời đơn giản là chính trị và tham vọng quyền lực đã hạ bệ ông Huệ.

Ông Huệ là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí Tổng bí thư. Ông đã được chuẩn bị cho vị trí này, đã giữ các vị trí lãnh đạo tại Tổng kiểm toán Nhà nước, Quốc hội, Thành ủy Hà Nội và Bộ Tài chính.

Nhưng Bộ trưởng Công an Tô Lâm lại muốn vị trí đó và nắm trong tay quyền to lớn để tiến hành các cuộc điều tra sâu rộng đối với các vụ làm ăn lan trải cũng như đời tư của các đối thủ của mình.

Trong những tuần qua, Tô Lâm đã đưa ra những bằng chứng về các vi phạm của ông Huệ. Ông cũng đã làm việc này với Võ Văn Thưởng khi mà ông đưa ra những chi tiết về vụ hối lộ 16 tỉ đồng (630 ngàn đô la). Ông Tô Lâm đã trông đợi ông Huệ sẽ ứng xử như ông Thưởng, người đã thú nhận những việc làm sai và lặng lẽ rút lui và đổi lại, cái ông được nhận là sự hạ cánh an toàn.

Theo nhiều nguồn tin thì ông Huệ đã không nhưng không chấp nhận hạ cánh an toàn mà còn bác bỏ tất cả các cáo buộc trước khi đe dọa sẽ lật tẩy các vụ làm ăn của chính các đồng nghiệp trong Bộ Chính trị.

Ông Tô Lâm đã nhanh tay hành động và như thường lệ, bắt đầu từ người trợ lý của ông Huệ.

Công an đã bắt giữ ông Phạm Thái Hà, 48 tuổi, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ngay khi ông này trở về từ chuyến thăm 5 ngày tới Trung Quốc.

Ông Hà, có bằng Tiến sĩ về tài chính, đã làm trợ lý cho ông Huệ được 20 năm. Ở mọi cương vị trong sự nghiệp của ông Huệ, bắt đầu từ Kiểm toán Nhà nước, rồi tới Bộ Tài chính, Ban Kinh tế Trung ương và cuối cùng là Quốc hội, ông Hà luôn làm cấp phó cho ông Huệ.

Ông Hà đã bị bắt ngay tại sân bay, rõ ràng là ngay trước mắt sếp của ông để gia tăng hiệu ứng tâm lý.

Việc bắt giữ ông Hà là một phần của quá trình điều tra Công ty cổ phần Thuận An, một công ty phát triển bất động sản tương đối nhỏ mà đã có một hành trình ngoạn mục khi đã trúng 38 trong 47 gói thầu của chính phủ cho những dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Lãnh đạo công ty đã bị bắt giữ hôm 15/4. Tổng giám đốc đã bị cáo buộc tội hối lộ trong khi phó tổng giám đốc đang bị giam giữ và điều tra về tội hối lộ và gian lận trong đấu thầu. Tổng cộng đã có 6 người bị bắt, trong đó có 3 quan chức tỉnh Bắc Giang.

Hôm 19/4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, một cơ quan của Trung ương Đảng chuyên điều tra về tham nhũng đối với các quan chức cao cấp, đã chính thức bắt đầu điều tra về ông Huệ. Vị Trưởng ban, Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị đã thành lập một ban gồm 9 thành viên để dẫn đầu cuộc điều tra.

Ngày 21/4, Bộ Công an tuyên bố ông Hà sẽ bị khởi tố với tội danh "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn, gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi", vi phạm Khoản 4, Điều 358 Bộ luật Hình sự. Ngày hôm sau, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã cho phép khám nhà và văn phòng của ông Hà.

Đời tư của ông Huệ, với nhiều cáo buộc về chuyện tình ái mà đã trở thành "món ăn" quen thuộc trên mạng xã hội, đã làm tiêu tan mọi hy vọng ông có thể sống sót.

Ngày 26/4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chấp thuận đơn từ chức của ông Huệ - người từng được coi là có nhiều khả năng nhất để lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam trong nhiệm kỳ 2026-2031.

Vậy thì sao ?

Việc ông Huệ mất chức đã buộc phải có sự đảo lộn lớn đối với các vị trí cao cấp tại cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương vào ngày 26/4.

Việt Nam đã không có Chủ tịch nước từ tháng 2 năm nay. Sự ra đi của Huệ để lại chiếc ghế trống thứ hai trong bộ "tứ trụ" của chế độ lãnh đạo tập thể ở Việt Nam.

Quốc hội Việt Nam là một ngoại lệ trong các cơ quan lập pháp của các chế độ cộng sản ở chỗ nó không phải là một con dấu bằng củ khoai. Cơ quan này là một trong những định chế được tin cậy nhất của quốc gia này, tương đối minh bạch đồng thời có nỗ lực buộc các vị lãnh đạo [ban ngành] phải có trách nhiệm giải trình.

Quan trọng hơn, hàng loạt các bộ luật và văn bản hướng dẫn thi hành cần phải được thông qua.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng được cho là đã bổ nhiệm bà Trương Thị Mai, hiện là Thường trực Ban Bí thư, làm tân Chủ tịch quốc hội. Quyết định này, cùng với việc ông Huệ chính thức từ nhiệm, sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp vào tháng 5 tới.

hue2

Ủy viên Bộ Chính trị Trương Thị Mai, áo đỏ, đứng trên bục phát biểu tại lễ bế mạc Đại hội đại toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, ngày 28/1/2016. Nguồn ảnh : Hoàng Đình Nam/ AP

Bà Mai có kinh nghiệm dày dạn trong cơ quan lập pháp. Từ 2016-2021, bà là thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan lãnh đạo và đại diện cho Quốc hội khi Quốc hội không trong kỳ họp.

Nhưng Trung ương cũng còn phải xem xét một số vị trí cao cấp khác mà vẫn còn trống.

Bà Mai sẽ phải có người thay thế vị trí tại Ban Bí thư, cơ quan phụ trách công việc hàng ngày của Đảng. 

Một cái tên đang nổi lên là Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam – vị chính ủy cao nhất của quân đội. Giống như ở Trung Quốc, Quân đội Nhân dân là cánh vũ trang của Đảng cộng sản và có trách nhiệm pháp lý trong việc bảo vệ đảng và hệ thống xã hội chủ nghĩa trước nhà nước. Việc kiểm soát quân đội của Đảng là tối quan trọng.

Không rõ lần này ông Cường sẽ nghỉ hưu khỏi quân đội hoặc tiếp tục trong quân đội. Việt Nam có các chuẩn mực khác biệt về quan hệ quân sự - dân sự. 

Vị trí Trưởng ban Tổ chức Trung ương (cơ quan nhân sự của Đảng cộng sản Việt Nam) đã trống ghế từ tháng 3/2023. Điều này là rất khó hiểu trong bối cảnh công tác kế hoạch cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 hiện đang diễn ra. 

Chức chủ tịch nước đã khuyết từ tháng 2 năm nay. Có hai ứng cử viên có thể kế nhiệm ông Võ Văn Thưởng là ông Trần Thanh Mẫn và Nguyễn Văn Nên. Việc này sẽ được quyết định tại Kỳ họp diễn ra vào tháng 5 tới của Quốc hội. 

Dường như ông Huệ sẽ được hạ cánh an toàn giống như tất cả các vị lãnh đạo cấp cao đã bị phế truất trong 17 tháng qua. Ông có mặt trong ảnh chụp tại lễ viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các lãnh đạo cấp cao khác trước cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương. Mặc dù ông Tô Lâm có thể muốn ra đòn cuối cùng với đối thủ chính trị của mình nhưng dường như ông Nguyễn Phú Trọng đã bảo vệ đệ tử cũ của mình khỏi bất cứ tấn công tiếp theo nào.

hue3

Ông Nguyễn Văn Nên, ứng cử viên chức Chủ tịch nước Việt Nam (bên trái) rời một cuộc họp tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, ngày 6/4/2015. Nguồn ảnh Khâm/Reuters

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

Nhưng chắc chắn là chính trị Việt Nam chưa bao giờ tồi tệ như hiện nay cũng như chưa bao giờ mang tính tàn phá thể chế đến vậy. Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa Đảng cộng sản lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Zachary Abuza

Nguồn : RFA, 27/04/2024

Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.

***************************

Vương Đình Hu t chc cho thy du hiu khng hong chính tr thượng tng

VOA, 27/04/2024

Gii quan sát nhn đnh rng vic Ch tịch quốc hi Vương Đình Hu t chc càng làm tăng thêm tình trng bt n trong nước, gia lúc chiến dch bài tr tham nhũng đang din ra làm rung chuyn gii chính tr thượng tng và gii doanh nghip ti đt nước do Đảng cộng sản cai tr.

hue4

Ch tịch quốc h i V ươ ng Đì nh Hu t i m t kỳ h p c a Qu c h i ngày 13/12/2023.

Ông Hu, 67 tui, tr thành Ch tịch quốc hi vào tháng 3/2021. Trong sut thi gian qua ông được gii quan sát đánh giá là "người kín tiếng", t va chm", tng được xem là nhân vt có kh năng tr thành người kế nhim chc tng bí thư đy quyn lc.

Nhưng nhng tin đn v s phn ca ch tch Vương Đình Hu đã lan truyn trên mng xã hi trong thi gian qua, và s sp đ ca ông gn như không th tránh khi vào đu tun này khi tr lý ca ông b bt giam vi cáo buc "li dng chc v và quyn hn đ trc li" do dính líu đến công ty Thun An, ông Dương Quc Chính, mt nhà quan sát tình hình chính tr Hà Ni, nêu nhn đnh vi VOA.

"Vic ông Hu t chc cũng không quá bt ng vì người ta cũng đn đoán my hôm nay ri. Hơn mt tun ri có rt nhiu tin đn, nên tôi cũng không quá bt ng", ông Chính bày t.

Tuy nhiên, ông Chính nhn đnh rng ông Hu là người khá kín tiếng trong công vic, nên khá nhiu người cũng bt ng v nhng "mi quan h làm ăn" ca ông y sau v tr lý Phm Thái Hà ca ông b bt.

"Nhưng khi B Công an tiến hành vic bt giam này, khiến cho nhiu người bt ng, do công ty Thun An ch là công ty nh, dường như ch là sân sau", vn li ông Chính.

Mt cư dân sng đng bng sông Cu Long, yêu cu không nêu tên vì lý do an ninh, chia s vi VOA rng ông không bt ng v vic Ch tịch quốc hi Vương Đình Hu t chc, nhn mnh rng đây ch là vic đu đá ni b đ loi tr đi th trong b máy cm quyn.

"Vi
c này cũng không có gì ngc nhiên. Tôi nghĩ my ng không thng nht nhau nên loi nhau là chuyn bình thường". Người này nói thêm rng lãnh đo cp đa phương cũng đu đá như vy nhưng không nêu rõ bng chng.

Bt n thượng tng chính tr

Hôm 26/4, Trung ương Đng đã hp hi ngh bt thường đ xem xét cho thôi gi các chc v, ngh công tác ca ông Vương Đình Hu, y viên B Chính tr, Ch tịch quốc hi.

Ông Hu tr thành nhân vt th hai trong nhóm lãnh đo "t tr" t chc trong vòng chưa đy hai tháng qua, sau khi cu Ch tch Võ Văn Thưởng b mt chc vào gia tháng 3.

Hai v t chc này din ra sau khi Ch tch nước Nguyn Xuân Phúc và hai phó th tướng Phm Bình Minh và Vũ Đc Đam, cũng b mt chc vào tháng 1/2023.

Gii quan sát cho rng vic t chc này, không nh hưởng lm đi vi các vn đ chính sách trước mt, nhưng đó là mt tình trng hn lon chính tr thượng tng gây sc cho người dân trong nước và cng đng quc tế vì Vit Nam vn là mt quc gia luôn t hào v s n đnh chính tr.

"Khi người nước ngoài nhìn vào chc h s lo lng và bt ng, vì có l cũng chưa có nước nào như Vit Nam đã x lý đến ngn đy v trong mt khong thi gian ngn. Chc chn h có nhng lo ngi v chính tr thượng tng", ông Chính nói.

Hãng tin AP hôm 26/4 dn li nhà quan sát Nguyn Khc Giang thuc Vin ISEAS-Yusof Ishak Singapore nhn đnh rng vic t chc ca ông Hu "cho thy s bt n cc đ trong mt môi trường chính tr thường được ca ngi v s n đnh, khi ba nhà lãnh đo hàng đu đã b mt chc ch trong mt năm qua".

Mt cuc kho sát vi hơn 650 lãnh đo doanh nghip do phòng thương mi nước ngoài ti Vit Nam thc hin và công b vào tháng 3 cho thy các công ty nước ngoài quyết đnh đến làm ăn đt nước này ch yếu vì s n đnh chính tr.

Nhà phân tích Giang nhn xét rng ông Hu tng được coi là người có kh năng kế nhim Tổng bí thư Nguyn Phú Trng. Ông nói : "S sp đ ca ông y s ch làm trm trng thêm cuc khng hong tìm nhân vt kế nhim Vit Nam".

Báo chí nhà nước b bt kín ?

Tương t như nhng v t chc trước, các trang báo Vit Nam hôm 26/4 không nói rng ông Hu có dính líu đến tham nhũng, nhưng đng lot dn tuyên b ca y ban Kim tra Trung ương phán xét rng ông Hu đã vi phm quy đnh v nhng điu đng viên không được làm, quy đnh v trách nhim nêu gương ca cán b, đng viên và chu trách nhim người đng đu.

"Nhng vi phm, khuyết đim ca ông Vương Đình Hu đã gây dư lun xu, làm nh hưởng đến uy tín ca Đng, Nhà nước và cá nhân ông", thông cáo ca y ban này viết.

Gii quan sát nhn đnh rng qua các v t chc Hà Ni và nhng lý do đng sau đó cho thy nn báo chí Vit Nam chưa làm tròn nhim v cung cp thông tin đy đ, kp thi và chính xác cho người dân, khiến người dân phi trông ch vào các thông tin rò r t mng xã hi.

"Khi nói v nhng sân sau này, báo chí chính thng Vit Nam rt nhy cm, h ch dám đăng nhng tin mà B Công an cung cp, ch không như phương tây h có kênh điu tra hoàn toàn đc lp vi công an và pháp lý", ông Chính nêu nhn đnh. "Báo chí Vit Nam gn như 100% phi bt buc đăng tin do B Công an cung cp".

Ông Chính chia s rng ông biết nhiu nhà báo có mt s thông tin khá nhy cm nhưng h không được phép đăng. "Như vy, hu như người Vit Nam phi da vào nhng thông tin phi chính thng" trên mng xã hi, ông Chính nói.

Lut sư Lê Quc Quân M viết trên trang Facebook cá nhân hôm 26/4 nhn đnh v vic ông Hu t chc : "Chưa bao gi chính trường Vit Nam mâu thun căng thng và xung đt gay gt như bây gi. Cũng chưa bao gi báo chí b bt kín thông tin, nhân dân ch biết đng ngoài xem v ch tch ca Cơ quan quyn lc cao nht b h b mt cách bí mt, như bây gi".

"Đảng cộng sản Vit Nam s đi vào lch s như mt lc lượng chiếm đóng trong mt giai đon trên đt nước Vit Nam, nơi người dân và c các đng viên cp dưới hoàn toàn không biết và không được tham gia vào công cuc qun tr đt nước", ông Quân viết.

Nguồn : VOA, 27/04/2024

***********************

Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ từ chức : thêm một cơn địa chấn chính trị

BBC, 27/04/2024

Trong vòng 17 tháng qua, Việt Nam đã có hai phó thủ tướng, hai chủ tịch nước, một trưởng ban Kinh tế Trung ương và một chủ tịch quốc hội bị mất chức.

hue5

Bộ Chính trị khóa 13 đầu khóa có 18 người, nay thêm sự ra đi của ông Vương Đình Huệ, con số này chỉ còn 13

Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ đã trở thành ủy viên thứ 5 trong Bộ Chính trị bị mất chức kể từ tháng 12/2022.

Hôm 26/4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch quốc hội khóa 15, nhiệm kỳ 2021-2026.

Cũng như ông Võ Văn Thưởng, thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sau cuộc họp ngày 26/4 không cho biết ông Huệ "chịu trách nhiệm người đứng đầu" do sai phạm nào và của ai.

Cả ông Võ Văn Thưởng và ông Vương Đình Huệ trước đó đều được một số nhà quan sát chính trị nói với BBC là hai ứng viên sáng giá cho vị trí tổng bí thư kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội Đảng lần thứ 14.

Như vậy, "Tứ Trụ" đã trở thành "Nhị Trụ" với hai vị trí trống là chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội.

Bộ Chính trị khóa 13 đầu khóa có 18 người, nay thêm sự ra đi của ông Huệ, con số này chỉ còn 13, hao hụt mất năm người.

'Chưa từng có tiền lệ'

Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ), đánh giá với BBC News Tiếng Việt vào ngày 26/4 rằng chính trường Việt Nam chứng kiến một thời kỳ xáo trộn chính trị "chưa từng có tiền lệ".

"Trong 30 năm theo dõi chính trị Việt Nam, tôi chưa từng thấy thời kỳ nào mà đấu đá nội bộ lại mạnh và quy mô rộng khắp như thế này. Tôi chưa từng thấy nhiều người bị xử lý đến như vậy".

Trước đó, những đồn đoán về việc ông Huệ từ chức đã râm ran trên mạng xã hội trong những tuần qua từ khi Tập đoàn Thuận An bị điều tra và bùng phát mạnh nhất khi trợ lý thân tín của ông Huệ là ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, bị bắt giữ hôm 22/4.

BBC News Tiếng Việt đã có bài viết phân tích Quy định 41 năm 2021 của Bộ Chính trị, trong đó nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu của ông Huệ khi có thuộc cấp bị khởi tố.

Bình luận với BBC vào ngày 26/4, Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội đánh giá có thể những tin đồn thời gian qua là "chủ ý của một bên nào đó" và cũng phần nào xuất phát từ "tính không minh bạch của Đảng cộng sản Việt Nam".

Ông nói :

"Trước kia cũng có những cuộc cạnh tranh, đấu đá nội bộ như thế, nhưng vì mọi thứ được giấu kín và không được lan truyền nhanh như khi có mạng xã hội như bây giờ. Khi đó người dân chỉ có nguồn duy nhất là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Đảng nói như thế nào thì họ chỉ biết như vậy. Nay tin đồn nảy sinh ra không biết từ đâu, có thể là chủ ý của một bên nào đó. Tin đồn không có lửa làm sao có khói".

"Vì quy trình người kế nhiệm của người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam không minh bạch, nên ai cũng muốn leo lên vị trí đó. Việc cạnh tranh là tốt, lành mạnh, không có gì đáng chê, nhưng nếu cạnh tranh theo quy trình lành mạnh, chứng minh được tôi thỏa mãn các tiêu chí đó, thì đó là một quy trình làm cho việc kế vị rõ ràng, minh bạch, và người dân thấy rõ lúc đó không có chuyện đồn đoán. Tiếc là vài năm trở lại đây chuyện này nở rộ. Vì bây giờ công nghệ cho phép sự đồn đoán này lan ra nhanh chóng", Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định.

Bầu chủ tịch quốc hội hay chủ tịch nước trước ?

Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 của Bộ Chính trị nêu tiêu chuẩn làm chủ tịch quốc hội : "Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương ; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên ; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định".

Giáo sư Zachary Abuza và Tiến sĩ Nguyễn Quang A đều nhận định Thường trực Ban Bí thư, bà Trương Thị Mai, rất có thể trở thành tân chủ tịch quốc hội.

"Đủ tiêu chuẩn nhất để vào ghế chủ tịch quốc hội là bà Trương Thị Mai. Theo tôi nên loại trừ những ông bên quốc phòng và công an vì vào Quốc hội thì danh nghĩa là được lên 'Tứ Trụ' nhưng quyền lực thì không bằng bên ngoài", Tiến sĩ Nguyễn Quang A đánh giá.

Từ năm 2007 đến 2016, bà Trương Thị Mai là ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa 12, 13.

"Bà Trương Thị Mai hầu như chắc chắn sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội. Vị trí chủ tịch quốc hội quan trọng và cần có người thay thế, trong khi vị trí chủ tịch nước thì ít quan trọng hơn", Giáo sư Zachary Abuza đánh giá.

Trước câu hỏi về việc sẽ bầu chủ tịch nước trước hay chủ tịch quốc hội trước, Giáo sư Zachary Abuza nhận định Việt Nam sẽ cần bầu Chủ tịch quốc hội trước.

"Vị trí chủ tịch quốc hội rất quan trọng đối với tính chính danh của Đảng cộng sản Việt Nam, quan trọng đối với cộng đồng kinh doanh và nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi chủ tịch nước đóng vai trò nghi thức, trên giấy tờ, không phải vị trí rất quyền lực".

Kỳ họp thường kỳ sắp tới của Quốc hội khóa 15 là kỳ họp thứ 7, được ấn định vào ngày 20/5.

Nhiều nhà quan sát đã nhận định với BBC rằng chức danh chủ tịch nước có thể chính thức được đưa ra để Quốc hội Việt Nam xem xét trong kỳ họp này nếu không có cuộc họp bất thường nào khác diễn ra trước thời điểm 20/5.

Sau khi ông Huệ từ chức thì các ứng cử viên hàng đầu cho vị trí chủ tịch nước được cho là Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang.

Cũng có ý kiến cho rằng ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, là một ứng viên cho chức chủ tịch nước. Tuy nhiên, ông Nên không phải là đại biểu quốc hội, mà theo quy định thì Quốc hội sẽ bầu một đại biểu quốc hội làm chủ tịch nước. Cũng cần lưu ý rằng, tất cả các sắp xếp này đều do Đảng cộng sản Việt Nam quyết định.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng Bộ trưởng Công an Tô Lâm là một ứng viên cho ghế chủ tịch nước, nhưng có thể ông Lâm không muốn ngồi vào chiếc ghế có "dớp" này.

"Có thể ông Tô Lâm không muốn vị trí chủ tịch nước. Bà Mai hoặc những người khác có thể có khả năng hơn. Các vị ấy có thể ngại ngồi vào vị trí chủ tịch nước vì thấy có ‘dớp’", ông đánh giá.

Bộ trưởng Tô Lâm 'không có đối thủ' để trở thành tổng bí thư ?

hue6

Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm đang là một trong những ứng viên sáng giá cho cả chức vụ chủ tịch nước và tổng bí thư

Giáo sư Zachary Abuza cho rằng ông Vương Đình Huệ đã được đo ni đóng giày cho vị trí tổng bí thư, sau khi đã nắm giữ các chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính, Phó Thủ tướng, Bí thư Thành ủy Hà Nội và Chủ tịch quốc hội.

"Việc ông Huệ bị mất chức đã khiến chuyện Bộ trưởng Công an Tô Lâm trở thành tổng bí thư càng thêm có khả năng hơn", Giáo sư Zachary đánh giá.

Ngoài ông Tô Lâm thì theo Giáo sư Zachary Abuza, còn hai ứng viên có khả năng khác trở thành tổng bí thư là bà Trương Thị Mai, người cũng có thể trở thành tân Chủ tịch quốc hội, và Thủ tướng Phạm Minh Chính.

"Cả bà Mai và ông Chính đều có những lợi thế nhất định, nhưng cả hai cũng có điểm yếu và ông Tô Lâm đã nhanh chóng sử dụng sức mạnh của Bộ Công an để nhắm vào các đối thủ chính trị của mình", Giáo sư Zachary Abuza nói.

Nếu tính ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính, thì trong số 13 ủy viên Bộ Chính trị hiện nay thì có đến 4 người đã hoặc đang là quan chức Bộ Công an.

Cụ thể, ngoài ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính, còn có ông Phan Đình Trạc, cựu Giám đốc Công an Nghệ An và ông Nguyễn Hòa Bình, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng, Bộ Công an.

Với viễn cảnh ông Tô Lâm làm chủ tịch nước hoặc tổng bí thư, ấn tượng về nhà nước "công an trị" càng nổi bật hơn, theo một số nhà quan sát.

David Hutt, nhà nghiên cứu từ Viện Trung Âu về Nghiên cứu Châu Á (CEIAS) và cây bút cho trang The Diplomat, hôm 26/4 nhận định với BBC như sau :

"Giới công an đang thâu tóm quyền lực. Đây không phải là một điều gì tốt đẹp cho người dân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp và cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực trong nội bộ Đảng cộng sản. Quan ngại của tôi là về chuyện xảy ra sau Đại hội Đảng năm 2026 nếu cuộc thanh trừng cứ tiếp diễn. Chính những người như ông Tô Lâm, những người sẽ lên đỉnh cao quyền lực, bản thân cũng không phải trong sạch. Liệu cuộc thanh trừng này có khiến Đảng cộng sản Việt Nam tự diệt chính mình - liệu chiếc bình sẽ bị vỡ khi ném chuột - hay chiến dịch chống tham nhũng sẽ bị khựng lại, đồng nghĩa nhiều quan chức tham nhũng có thể thoát tội".

Trong khi đó, ngày 27/4, bình luận với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies) thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đánh giá :

"Sự xáo trộn lớn ở thượng tầng chính trị Việt Nam hẳn sẽ không gây một tác động lớn nào đến chính sách đối ngoại và kinh tế của Việt Nam. Không thấy có điểm thay đổi lớn nào trong chương trình nghị sự của các ứng viên cho vị trí lãnh đạo cao nhất. Sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại và kinh tế của Việt Nam sẽ hầu như có thể xuất phát từ mối quan hệ với các quốc gia láng giềng. Một bước ngoặt như vậy có thể được kích hoạt khi Trung Quốc vượt qua lằn ranh đỏ ở Biển Đông, hoặc mối quan hệ Việt Nam và Campuchia bị xấu đi nhanh chóng".

Cuộc chiến giành ghế tổng bí thư tiếp tục 'nóng'

Việt Nam đang ra sức trấn an các nước và làm nhẹ sự nghi ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về sự bất ổn chính trị khi chỉ trong hơn một năm đã có hai chủ tịch nước, một chủ tịch quốc hội bị mất chức. Ảnh ông Nguyễn Phú Trọng trong phiên họp khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 vào ngày 23/10/2023.

Trả lời BBC, Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội cho rằng quy trình chọn người kế nhiệm trong quốc gia độc đảng như Việt Nam luôn gay cấn vì tính chất "không minh bạch".

"Có thể nói chính sách kế thừa của người đứng đầu Đảng cộng sản đã hoàn toàn thất bại. Đáng tiếc là Đảng cộng sản đã không tạo ra một quy trình minh bạch, chí ít là trong nội bộ đảng. Nói là đảng cầm quyền, của dân, do dân, vì dân, thì phải minh bạch cho bàn dân thiên hạ rõ. Rất tiếc là không có quy trình này".

Giáo sư Zachary Abuza cho rằng "cuộc đấu đá nội bộ" từ nay đến Đại hội Đảng lần thứ 14 vào tháng 1/2026 sẽ ngày càng tăng nhiệt

"Công tác quy hoạch cán bộ chính thức cho đại hội đảng đã bắt đầu, với hai cuộc họp về nhân sự và văn kiện đã được tổ chức.

"Nhưng Ban Chấp hành Trung ương Đảng hầu như gặp thế bế tắc liên quan đến vấn đề nhân sự. Chỉ còn 19 tháng nữa và cuộc nội đấu này dường như ngày càng dữ dội hơn".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nêu các kịch bản trong thời gian sắp tới :

"Trong kịch bản thứ nhất, đấu đá tiếp diễn, nền chính trị càng mất sự ổn định, người dân càng ngày càng mất niềm tin vào Đảng cộng sản Việt Nam. Hoặc tệ hơn là hậu quả vượt khỏi tầm kiểm soát, tiềm ẩn mối nguy hại rất lớn trong nền kinh tế vốn phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn FDI như Việt Nam".

Kịch bản thứ hai, mà ông gọi là "nửa vời", là nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam sẽ có sự tự thỏa hiệp, chỉ "giật gấu vá vai", để đợi đến năm 2026 có được sự thay đổi nào đó. Ông đánh giá kịch bản này không tốt cho đất nước và nhân dân Việt Nam.

Kịch bản tốt nhất cho dân và đất nước, theo ông, là Đảng sẽ thay đổi, tuy nhiên xác suất không cao.

'Đốt lò' thất bại ?

Năm 2014, ông Nguyễn Phú Trọng từng nói về chiến dịch chống tham nhũng : "Phải bình tĩnh tĩnh táo, rất khôn ngoan, có con mắt chiến lược. Bác Hồ dạy rồi, cha ông ta dạy rồi, đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định".

Trong 13 năm làm tổng bí thư tính đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng đã đặt cuộc dịch chống tham nhũng ở trung tâm chương trình hành động của mình.

Giáo sư Zachary Abuza nhận xét chiến dịch "đốt lò" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đến nay "là một thất bại".

"Đại dịch tham nhũng vẫn hoành hành. Không có báo chí tự do và cơ chế giám sát thì sẽ luôn xảy ra tham nhũng trong một hệ thống mà phần lớn nền kinh tế nằm dưới sự kiểm soát không bị giám sát của nhà nước. Đất đai, nguồn vốn và trợ cấp của nhà nước đều chủ yếu do đảng và nhà nước kiểm soát. Chiến dịch khiến hàng ngàn quan chức bị xử lý nhưng không chấm dứt được nạn tham nhũng".

"Quan trọng hơn, những gì đã thực hiện rõ ràng là để củng cố tính chính danh của Đảng cộng sản vốn đang ngập trong tham nhũng. Tuy nhiên, điều này chỉ càng khiến đảng mất tính chính danh trong mắt người dân, khi họ chứng kiến tham nhũng ở cấp lãnh đạo cao nhất".

"Cuối cùng, đấu đá chính trị nội bộ có thể dẫn đến sự tê liệt về chính sách", chuyên gia khoa học chính trị từ Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo.

Việt Nam đang ra sức trấn an các nước và làm nhẹ sự nghi ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về sự bất ổn chính trị khi chỉ trong hơn một năm đã có hai chủ tịch nước, một chủ tịch quốc hội bị mất chức. Gần đây, sức hấp dẫn của Việt Nam còn bị lung lay thêm khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bơm 24 tỷ USD trong nỗ lực cứu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) sau đại án Vạn Thịnh Phát.

Trong năm 2023, đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào GDP Việt Nam chiếm khoảng 22%, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê.

Vài ngày sau khi ông Võ Văn Thưởng từ chức thì Việt Nam đã ra sức trấn an Mỹ về việc những biến động nhận sự sẽ không gây ảnh hưởng tới chính sách kinh tế và đối ngoại của Việt Nam và đề cập tới hệ thống lãnh đạo và hoạch định chính sách mang tính tập thể.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng có quan điểm khá tương tự về công cuộc mà ông gọi là "đốt lò quá tay" của ông Nguyễn Phú Trọng

"Nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm lắm đến chính trị nội bộ, miễn là ổn định, và họ đầu tư có lời. Trong khi đó, những diễn biến cấp tập trong hơn một năm trở lại đây, với chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng, động đến đâu ta thấy bê bối đến đó. Từ chuyến bay giải cứu đến test kit Việt Á, vụ Vạn Thịnh Phát, Hậu Pháo, Tập đoàn Phúc Sơn".

"Tôi nghĩ để khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư thì Đảng cộng sản Việt Nam phải có các chính sách dứt khoát và tốt nhất là có những chính sách cởi mở hơn, minh bạch hơn".

"Đốt lò quá tay, quá xa. Tôi cho rằng "đốt lò" thất bại hoàn toàn. Ý định chống tham nhũng là rất tốt nhưng cách làm là hoàn toàn sai. Phải là bắt trúng vào bệnh gốc của nó, chứ không phải bắt 1, 2 hay 100 người, bỏ tù 1 ông ủy viên trung ương, 10 ông tướng quân đội, 7 hay 8 ông tướng công an, hạ bệ hết ông nọ đến ông kia…".

"Vì sao hệ thống này sinh ra tham nhũng ? Vì không có hệ thống pháp quyền. Nhiều người, nhiều tổ chức ngồi xổm trên pháp luật. Cần phải có một nền báo chí độc lập, nhất là báo chí điều tra. Nhân dân phải có các tổ chức hoạt động động lập, các tổ chức do nhà nước lập ra, ăn ngân sách nhà nước, nhưng không phụ thuộc vào chính phủ, chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật".

Nguồn : BBC, 27/04/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Zachary Abuza, VOA tiếng Việt, BBC tiếng Việt
Read 494 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)