Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Gameshow" Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đã diễn ra đến lần bốn, kết quả vẫn không có gì mới. Ghế ai nấy vẫn còn nguyên. Mặc dù việc lấy phiếu tín nhiệm được tuyên truyền ầm ỉ là lần này đã được trung ương rút kinh nghiệm sâu sắc, thực hiện theo Quy định 96 Bộ Chính trị, định khung xử lý như : "trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn ; xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định".

phieu1

Trình tự lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV (Hình từ Internet)

Mạnh hơn nữa còn có khung "Những trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác (thấp hơn) mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm" (1).

Đúng là chuyện khó như thế chỉ có Bộ Chính trị mới nghĩ ra được ! Đầu óc bình thường người ta chỉ nghĩ ra được chuyện lấy tín nhiệm hoặc bất tín nhiệm. Nghĩ ra được ba mức cao, vừa, thấp quả là thông minh tuyệt vời, có chỉ số IQ tuyệt đối. Nhưng nghĩ thêm được khung "trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp" còn cho thấy thể chế của Đảng còn nhân từ, bao dung, khuyến khích quan chức tha hồ bỏ phiếu để bảo vệ nhau.

Thật ra chuyện này không lạ, xét theo góc độ sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng trong hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo đó thể hiện rõ nhất thông qua con người và tổ chức. Ngay Quốc hội và các đại biểu cũng do đảng chọn ra để diễn vai bổ nhiệm, miễn nhiệm, luật hóa các ý muộn của đảng. Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng thật thà yêu cầu "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật" (2).

Chuyện nhân sự xưa nay là độc quyền của đảng, chưa bao giờ đảng muốn nhả ra cho bất kỳ ai, kể cả Quốc hội. Khi đảng muốn, Quốc hội phải cong đít kéo nhau họp online, offline bất thường để truất phế, miễn nhiệm, bãi nhiệm anh Bảy, anh Ba theo các nghị quyết của Đảng trước đó. Gần đây nhất là các phiên họp bất thường bãi nhiệm Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Nguyễn Xuân Phúc.

Chưa có trường hợp ngược lại trung ương đảng phải truất phế đồng chí A, đồng chí B theo yêu cầu Quốc hội. Chính vì vậy, cho dù có thêm 100 lần lấy phiếu tín nhiệm, sẽ chẳng có ai bị suy suyển sợi lông chân nếu chưa bị đảng đưa tên vào sổ phong thần.

Vì sao người đặt luật chơi cho "Gameshow" này lại tạo ra không khí nhợt nhạt đến mức người dân thờ ơ chẳng mấy ai quan tâm. Phải chăng người đốt lò vĩ đại đã thật sự lú lẫn, mỏi mệt sau ba nhiệm kỳ lãnh tụ tối cao ? E rằng thấy vậy mà không phải vậy ! Đừng thấy đỏ mà tưởng là chín !

Tôi hoàn toàn đồng cảm với tác giả Vũ Hải Lê qua bài viết trên Blog RFA "Lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội : "Hư chiêu" này phục vụ "thực chiêu" nào ? Tác giả đã cho rằng "thực chiêu" của việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ là đòn tung hỏa mù để cho các phe phái so kè ảnh hưởng" (3).

Chính trường nhà sản luôn đoàn kết chặt chẽ đến nỗi nhiều đồng chí đang trên đỉnh cao quyền lực ôm tình đoàn kết ra đi bất ngờ bí ẩn từ Trần Đại Quang, Nguyễn Bá Thanh, Lê Văn Thành, mới nhất là Nguyễn Chí Vịnh. Nhà sản không chấp nhận đa nguyên chính trị, không chia sẻ quyền trị dân, có sức ảnh hưởng tới dân ngay cả với nhà sư, ca sĩ và bóp chết mọi mầm mống ấy từ trong trứng nước. Nhưng bản thân nhà sản luôn là cuộc tranh giành đấu đá triệt tiêu nhau giữa các phe nhóm lợi ích trong thế lực cầm quyền. Các nhóm tranh nhau đủ thứ từ lợi ích sân sau, lãnh đia cai trị mà quan trọng nhất là ngôi vương quyền lực, ghế Tổng bí thư.

Nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tung độc chiêu vụ án xét lại, chống đảng giam giữ, thanh trừng hàng trăm đối thủ là tướng tá, bộ trưởng, ủy viên trung ương duy trì quyền lực suốt hai thập niên 1960-1970. Thế lực Đỗ Mười, Lê Đức Anh với công cụ siêu quyền lực Tổng cục 2 khi về hưu vẫn khống chế trung ương qua vai trò Cố vấn. Tổng Trọng nhà ta cũng mấy phen nghẹn ngào rơi lệ mới quật ngã đồng chí X và lao tâm, khổ trí giữ ghế đến nhiệm kỳ 3.

Vậy phải chăng cuộc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội không phải để củng cố bộ máy nhà nước mà là hư chiêu trong trận đồ bát quái chính trường nhà sản, ai đó bày ra nhằm hướng đến thực quyền là chiếc ghế quyền lực tối cao ?

Vấn đề là hiện nay nhà sản có mấy phe ? Nếu nhìn vào số ghế ở nhà đỏ thì có hai trung tâm quyền lực đáng gờm là Nghệ An, Hà Tĩnh đều có trên 10 ủy viên trung ương.

Nếu nhìn theo xu thế quyền bính, Vương Đình Huệ đứng đầu nhóm Nghệ An, nắm Quốc hội, có Tổng Trọng bảo kê được nhiều người đồn đoán sẽ kế vị ngôi vương. Phạm Minh Chính đang nắm thực quyền cai trị, có thế lực Thanh Hóa, Quảng Ninh cũng không kém cạnh. Lão tướng Tô Lâm, cánh tay mặt chuyên đốn củi cho lò cụ Tổng, công lao hạng mã so ra hơn Vương Đình Huệ nhiều lần. Thế lực nổi chìm của Tô Lâm đang bao trùm nhiều lĩnh vực. Cuộc đua tam mã đến đích đỉnh cao quyền lực ngày càng lộ rõ. Vương Đình Huệ lép vế trên mặt trận ngoại giao, chỉ được đi du hí các nước lon con nhưng thảnh thơi dùng vai trò quyền lực, giám sát của Quốc hội ngáng chân Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tô Lâm không ngừng khai thác tội phạm vắng mặt Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các góc khuất ở Quảng Ninh.

Nếu tính về vai vế, không xét thực quyền thì chàng trai trẻ ngoan ngoãn, từng thừa lệnh Tổng Trọng ký những văn bản gây thù chuốc oán với nhiều thế lực khác là Võ Văn Thưởng cũng là ứng viên tiềm năng thừa kế ngai vàng.

Theo nguyên tắc bất di bất dịch của cộng sản, đại hội đảng và bầu bán trong đại hội cũng chỉ là màn trình diễn. Ban chấp hành và cả chức Tổng bí thư đều được định đoạt trong các màn đấu đá, dàn xếp thỏa hiệp ở các kỳ họp trung ương trước đó. Vai trò quan trọng nhất là Bộ Chính trị hay chính xác hơn là Tiểu ban nhân sự của khóa trước sẽ quyết định nhân sự cho khóa mới.

Với vai trò Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội khóa 14, việc chọn lựa của Tổng Trọng trước các ứng viên tiềm năng này thật khó khăn. Mỗi ứng viên đều có tiềm lực, thế lực, thực lực để đảm đương vai trò. Ngược lại, mỗi ứng viên đều có gót chân Asin để các đồng chí đối thủ cạnh tranh tận dụng khai thác.

Thực tế cho thấy Nguyễn Phú Trọng luôn tích cực đương đầu với các đối thủ ngang tầm như Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang và ưu ái với lớp trẻ tìm người kế vị rất sớm ngay từ đầu, giữa nhiệm kỳ. Tuy không công bố chính thức, công khai nhưng qua cách phân công, bổ nhiệm và ưu ái quyền lực, người ta thấy nhiều ứng cử viên từng đặt một chân lên ngôi hoàng đế : Tô Huy Rứa, Phạm Quang Nghị, Đinh Thế Huynh, Trần Quốc Vượng… Nhưng rất tiếc, do lý do khách quan, các ứng viên chưa đủ uy tín, chưa đủ tầm hoặc bộc lộ điểm yếu, sai sót nên bị rớt đài. Ông Trọng buộc lòng phải thành trường hợp đặc biệt quá tuổi, bị đảng tín nhiệm phải ngồi lại ghế Tổng bí thư thêm hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Báo Tuổi trẻ có thống kê thú vị "Kết quả 4 đợt lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội" vào các năm 2023, 2018, 2014 và 2013 với từng chức danh (4).

Ấn tượng mạnh nhất là số phiếu tín nhiệm thấp của tất cả các chức danh trong lần này giảm thấp hơn nhiều lần so với năm 2013. Năm 2013 có 8 chức danh trên 100 phiếu tín nhiệm thấp, tất cả đều trong phe chính phủ. Năm 2023 này, chức danh tín nhiệm thấp nhiều nhất chỉ có 72 phiếu. Rất nhiều chức danh tín nhiệm thấp chỉ có 1 con số. Phải chăng chính phủ khóa này làm việc tốt hơn hay Quốc hội khóa này tín nhiệm Chính phủ cao hơn ?

Một ấn tượng khác là trong cả bốn cuộc lấy phiếu, tỷ lệ tín nhiệm cao của các chức danh thuộc về Quốc hội đều cao chót vót trên 90%.

Điều này cho thấy "Gameshow" kết quả lấy phiếu tín nhiệm có luật, có tác động ngầm ngoài luật chơi nhà cái.

Trong lần này, khoảng cách số phiếu tín nhiệm cao giữa bộ ba ứng cử viên kế vị có khoảng cách khá xa. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với 437 phiếu (gần 91%) và Thủ tướng Phạm Minh Chính với 373 phiếu (khoảng 77%). Bộ trưởng Công an Tô Lâm 329 phiếu đạt mức 68%. Con số này không ảnh hưởng đến chức vụ từng người nhưng khi đem ra so sánh để lựa chọn thì khoảng cách ấy có ý nghĩa nhất định. Khoảng cách ấy càng kích thích sự nổ lực cạnh tranh để cân bằng và gia tăng khoảng cách.

Thời gian từ nay đến đại hội 14 còn xa, cuộc đua tam mã sẽ càng gay gắt, 30 chưa phải là tết, đâu ai biết việc gì sẽ xảy ra.

Theo kinh nghiệm lịch sử từ đảng đàn anh, Mao Trạch Đông phải làm Chủ tịch tới hơi thở cuối cùng vì đám đàn em kế cận cứ trong thế quần ngư tranh thực !

Biết đâu rằng dù hết sức công tâm lựa chọn, bồi dưỡng nhưng do khách quan, bác Cả nhà ta lại tiếp tục phải hy sinh cống hiến cho đảng thêm một nhiệm kỳ ?

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 30/10/2023

1. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/q...

2. https://vneconomy.vn/chu-tich-quoc-hoi-phai-ban-de-ra-duoc-luat-dac-khu.htm

3. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/national-assembly-votes...

4. https://tuoitre.vn/ket-qua-4-dot-lay-phieu-tin-nhiem-tai-quoc-hoi/202310...

Published in Diễn đàn

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV hôm 30/5, vấn đề "lấy phiếu tín nhiệm" tiếp tục được nêu lên. Cụ thể, Trưởng ban Công tác đại biểu – Bà Nguyễn Thị Thanh cho biết, với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 tín nhiệm thấp không tự từ chức, thì sẽ "bỏ phiếu tín nhiệm".

tinnhiem1

Ảnh minh họa : Kỳ họp quốc hội hôm 22/5/2023. AFP PHOTO

Cựu Trung tá Vũ Minh Trí từ Hà nội nói với RFA hôm 31/5 :

"Rõ ràng việc bỏ phiếu tín nhiệm trường hợp 2/3 tín nhiệm thấp không từ chức cũng chỉ để giải quyết hậu quả của sự bất hợp lý, thiếu đúng đắn. Việc giải thích quanh co về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm khác nhau như thế nào cũng chỉ là ‘vụng chèo khéo chống’ để khỏa lấp cho sự bất hợp lý và thiếu đúng đắn đó. Cho nên theo tôi, nếu chỉ dùng hai lựa chọn tín nhiệm và không tín nhiệm, kèm theo một quy định cụ thể nếu chỉ đạt 1/3 hay 50% tín nhiệm thì phải từ chức, nếu không sẽ bị miễn nhiệm… thì rất khả thi và hợp lý hơn".

Cũng tại kỳ họp Quốc hội hôm 30/5, về hai khái niệm "lấy phiếu tín nhiệm" và "bỏ phiếu tín nhiệm", bà Nguyễn Thị Thanh giải thích thêm rằng, việc "bỏ phiếu tín nhiệm" là hệ quả của "lấy phiếu tín nhiệm" với trường hợp tín nhiệm thấp từ 50% trở lên hoặc 2/3 tín nhiệm thấp, và thực chất là miễn nhiệm.

Theo truyền thông Nhà nước, một số Đại biểu quốc hội lo ngại khi "lấy phiếu tín nhiệm" kết quả thấp, nhưng tới khi "bỏ phiếu" lại tín nhiệm cao. Với lo ngại này, bà Thanh cho rằng ba nhiệm kỳ vừa qua chưa xảy ra trường hợp nào như vậy.

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già từ Sài Gòn hôm 31/5, nhận định :

"Tôi khẳng định tiếng Việt không có tín nhiệm cao thấp trung bình gì cả, mà chỉ có tín nhiệm và mất tín nhiệm thôi. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thấy được hậu quả của việc này đã dẫn đến hệ lụy, đó là tiếp tục bóp méo tiếng Việt bằng khái niệm lấy phiếu và bỏ phiếu. Hầu như ai cũng biết chuyện bỏ phiếu là hình ảnh người ta lấy lá phiếu bỏ vào trong thùng phiếu… bây giờ họ đặt ra ‘lấy phiếu’ là một việc, ‘bỏ phiếu’ lại là một việc khác nữa…"

Theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, chính quyền Việt Nam không thấy được hậu quả khi làm phức tạp thêm vấn đề chống tham nhũng, vốn dĩ đã rất phức tạp, nên mới giải thích thế nào là "lấy phiếu", thế nào là "bỏ phiếu". Ông Già cho rằng có thể tiếng Việt của người quản lý kém, nhưng kém tới mức như thế thì Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng đó là một sự bịp bợm tiếng Việt.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV hôm 30/5 cũng đã có ý kiến lo ngại về việc kê khai tài sản ảnh hưởng đến việc lấy phiếu tín nhiệm… Phó Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đã dẫn chứng : "Nhiệm kỳ trước có những người kê khai hàng chục bất động sản, thu nhập hàng tỷ mỗi năm cũng không có vấn đề gì cả".

Việc người có nhiều tài sản không sợ bị ảnh hưởng kết quả lấy phiếu tín nhiệm thì cựu Trung tá Vũ Minh Trí cho rằng chỉ là bề nổi. Vì vấn đề tài sản không phải là nhiều hay ít mà là có minh bạch hay không ? Có hợp pháp hay không ? Ông Trí giải thích :

"Một người bị đem ra bỏ phiếu, có thể chỉ có một ngôi nhà nhưng có được từ tham nhũng, thì rõ ràng người ấy không xứng đáng. Ngược lại, một người có thể có hàng chục ngôi nhà và nhiều tài sản khác, nhưng tất cả đều được họ làm ra một cách minh bạch, tuân thủ pháp luật… thì hoàn toàn không có gì để mà không tín nhiệm. Thế nhưng ý kiến của Đại biểu quốc hội nêu ra chỉ đề cập đến số lượng, mà không đề cập đến tính rõ ràng, minh bạch… bởi vì hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế về việc thẩm tra xác minh tài sản của cán bộ của quan chức.

Chính vì vậy theo ông Trí, cơ quan chức năng chỉ có thể giải thích một cách định tính, không rõ ràng… Ông Trí cho rằng, việc xác minh không quá khó, chỉ cần kiểm tra sổ đóng đảng phí, xem 1% thu nhập đóng đảng phí có khớp với tài sản không ? Hay cơ quan thuế có thể kiểm tra số thuế thu nhập đã nộp từ trước đến nay so với số tài sản đang có. Ông Trí nói tiếp :

"Việc này không phải mình tôi đề cập, mà nhiều người đề cập từ lâu rồi, nhưng họ không làm… Bởi vì nếu họ làm sẽ lộ ra 99% các quan chức của Việt Nam có tài sản bất minh. Thế cho nên cuối cùng về mặt quy định, về mặt thực hiện tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp, kê khai tài sản… tuyên truyền quảng cáo rất nhiều, nhưng không đạt một tí hiệu quả nào như mong muốn".

Còn nhà báo Nguyễn Ngọc Già thì cho rằng :

"Họ bảo rằng cứ kê khai trung thực, dù có hàng chục bất động sản hàng trăm tỷ gì đó thì cũng không sao. Tôi cho rằng đây là kế ‘điệu hổ ly sơn’, mà ngay cả những đảng viên cao cấp lâu năm của đảng cộng sản Việt Nam cũng không tin, chứ đừng nói đến người dân chúng tôi. Tóm lại việc Quốc hội đang bàn phản ánh tâm trạng bất an của tất cả các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Qua việc này có thể nói là hầu hết tất cả những người tham nhũng là những người có chức có quyền, bởi vì nếu không có lợi thì việc gì họ phải băn khoăn, tính tới tính lui từ chức, rõ ràng có chức họ mới có khả năng tham nhũng".

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, chính những cán bộ này đã tự phơi bày, tố cáo chế độ hiện nay là một chế độ tham nhũng, dựa trên sự tham nhũng mà tồn tại.

Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào năm 2013. Tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XI vào năm 2015, Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó việc lấy phiếu tín nhiệm được lập lại tại các Hội nghị Trung ương và tại Quốc hội.

Nguồn : RFA, 31/05/2023

Published in Việt Nam
mercredi, 05 décembre 2018 23:17

Tát tai học sinh, lấy phiếu tính nhiệm

Hai vụ tát học sinh liên tiếp : Sư phạm Việt Nam cần môn 'ứng xử' (BBC, 05/12/2018)

Trong khi vụ việc tát học sinh 231 cái ở Quảng Bình vẫn chưa kịp lắng xuống, thì mới đây nhất lại có thông tin một trường tiểu học ở Hà Nội cũng áp dụng hình phạt này.

giaoduc1

Học sinh lớp sáu tại lễ khai giảng ở Hà Nội

Cụ thể là một học sinh lớp 2 tại Trường tiểu học Quang Trung bị phạt 50 cái, nhưng sau khi bị tát 20 lần thì em khóc lớn nên cô giáo cho dừng lại.

Vụ việc lại gây thêm bức xúc cho dư luận về tình trạng giáo viên bạo hành học sinh.

Đánh giá vụ việc tát học sinh 231 cái ở trường Trung học cơ sở Duy Ninh tại Quảng Bình, thầy giáo nổi tiếng tố cáo tiêu cực giáo dục Đỗ Việt Khoa đề nghị rằng để giải quyết tình trạng bạo hành học sinh, thì ngành giáo dục Việt Nam cần có các môn "ứng xử".

Vụ tát học sinh, theo ý kiến của ông Khoa là "vụ việc rất lớn của ngành giáo dục Việt Nam".

Nguyên nhân từ sự ác tâm ?

Theo ông Khoa, có ba nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên.

"Thứ nhất là nói chung giáo viên chúng tôi chịu nhiều áp lực thi đua từ nhà trường và từ cả gia đình học sinh khiến cho nhiều người không kiểm soát được bản thân, trở nên bực bội về trút lên các em học sinh".

Thứ hai, là "bản chất một số người có ác tâm. Người hiền lành tốt tính thì không thể để cho các học sinh tát nhau 230 cái được. Tôi cho rằng giáo viên này có biểu hiện của sự ác tâm".

Và cuối cùng, ông cho rằng "người Việt nói chung có nhược điểm là hay lạm dụng quyền lực, gây ra một sự tha hóa. Thầy cô trên lớp coi mình có quyền lực rất lớn, bắt nạt cả phụ huynh, đánh học sinh bằng đòn roi, khủng bố tinh thần với những lời nói cay nghiệt".

Thầy giáo Khoa cho biết tình trạng bạo hành học sinh này đã xảy ra từ lâu, "từ hồi tôi còn đi học đã có cảnh giáo viên đánh mắng học sinh" nhưng nhờ có công nghệ điện thoại, Internet nên các vụ việc này nhanh chóng bị phát hiện hơn.

Theo ông Khoa cần phải tuyên truyền, đồng thời xử phạt những người vi phạm nghiêm trọng để răn đe và có các quy định bằng văn bản.

"Cũng cần khuyến khích học sinh tự bảo vệ mình, tự bảo vệ bạn trước các hành vi bạo lực học đường. Và phải thay đổi quan niệm tư duy 'thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi'".

giaoduc2

Học sinh - hình minh họa

"Chúng ta nên dạy học sinh bằng sự yêu thương, nhân bản nhất chứ không phải bằng bạo hành".

Cần đào tạo ứng xử trong sư phạm ?

Xét về giải pháp mang tính hệ thống, ông Khoa cho rằng cần phải có bộ môn ứng xử trong các trường sư phạm để dạy cho các giáo viên tương lai cách ứng xử và các quy phạm pháp luật, và tùy từng tình huống cư xử cho khôn khéo.

"Không thì giờ cứ mỗi người một kiểu. Người thì ghi sổ đầu bài, người thì bắt chép phạt, người thì nặng nề hơn là đánh đập học sinh, dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, và quyền trẻ em".

Còn xét trong vụ việc cụ thể này, thì theo ông Khoa, thì "chỉ nên đình chỉ công tác một năm, hạ bậc lương và sau đó xem xét lại".

"Truy tố, khởi tố thì cũng có thể nhưng có nặng quá không ? Nó không phù hợp lắm với văn hóa phương Đông, cần có sự khoan dung độ lượng".

Cụ thể vụ việc

Vụ việc tát học sinh 231 cái đã gây ra nhiều sự phẫn nộ trong dư luận trong tuần qua. Hôm 19/11, một học sinh lớp 6 bị cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy phạt bị bạn học tát 230 cái vì "nói tục".

Quá bức xúc, học sinh nam này buột miệng nói "Em ghét cô" và bị cô Thủy tát.

Em học sinh sau đó nhập viện và bị chuẩn đoán bị thương phần mềm, khó khăn trong việc mở miệng và ăn uống. Tinh thần em cũng hoảng loạn, sợ hãi đến trường.

Sau đó, báo chí trong nước còn phát hiện ra bà Thủy đã thực hiện hình phạt này với ít nhất bảy học sinh khác trong lớp, với tổng số cú tát lên đến khoảng 900 cú tát.

Hôm 25/11, bà Thủy thừa nhận việc tiến hành hình phạt này lấy lý do áp lực thành tích của nhà nước và vì lớp bà chủ nhiệm là lớp cá biệt với các học sinh bướng bỉnh.

Hôm 26/11, Công an huyện Quảng Ninh ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, làm rõ hành vi Hành hạ người khác của bà Thủy.

Đến hôm 28/11, bà Thủy nhập viện vì bị "hoảng loạn tinh thần, sức khỏe kiệt quệ", theo báo Zing. Trước đó bà đã bị nhà trường đình chỉ 15 ngày.

Tuy nhiên vụ việc vẫn chưa đi đến hồi kết khi hiệu trưởng Phạm Thị Lệ Anh tiến hành cuộc khảo sát với 23 học sinh có mặt hôm đó, với các câu hỏi như :

"Em tát vào bạn N. mạnh hay nhẹ ?" "Khi bị tát bạn N. có khóc không ?" "Sau khi tát bạn N., cả lớp có sợ hãi, bật khóc không ?"

Câu hỏi gây thêm nhiều bức xúc trong dư luận, vì các em bị yêu cầu trả lời khảo sát mà không có sự giám sát của phụ huynh.

Cụ thể luật sư Lê Văn Luân cho rằng cần phải khởi tố thêm. Ông cho rằng việc ban giám hiệu trường thực hiện hành vi "lấy lời khai và cưỡng buộc học sinh khai gian dối" là đủ dấu hiệu hai hai tội cưỡng ép khai bác và cung cấp tài liệu sai sự thật.

******************

Lấy phiếu tín nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị : Sân khấu mới, vở diễn cũ ? (RFA, 04/12/2018)

Một vở kịch diễn lại ?

Hội nghị Trung ương lần thứ 9 sắp diễn ra và một công tác chính được cho biết là tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành trung ương và thường trực cấp ủy các cấp… Đây là một dấu hiệu tốt hay chỉ là một vở kịch diễn lại ?

giaoduc3

Ảnh minh họa : Biểu quyết tại Hội nghị Trung ương 8 hôm 6/10/2018. Courtesy chinhphu.vn

Đây là lần đầu tiên Ban chấp hành trung ương Đảng cho lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ chính trị trong một Hội nghị trung ương.

Việc lấy phiếu tín nhiệm tại Hội nghị Trung ương lần này, được thực hiện theo quy định số 262-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội…

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về việc này, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho biết :

"Cũng từ lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, Ban chấp hành trung ương cũng có chủ trương lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư... Thông qua việc lấy phiếu này, Ban chấp hành trung ương cũng sẽ có cơ sở để đánh giá các thành viên bộ chính trị và ban bí thư, để rồi có cái xem xét quyết định quy hoạch nhiệm kỳ tới".

Ông Lê Văn Cuông cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ chính trị lần này, cũng sẽ tương tự như việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội. Theo ông, đây là quy định chung của Việt Nam cho đến thời điểm này, tức là Trung ương hay Quốc hội cũng đều lấy phiếu giống nhau, với ba mức : tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

giaoduc4

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại cuộc gặp cử tri quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hôm 24 tháng 11 năm 2018. Courtesy of chinhphu.vn

Tại cuộc gặp cử tri quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hôm 24 tháng 11 năm 2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho cử tri biết sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư… Tuy nhiên, theo ông Trọng, việc lấy phiếu tín nhiệm không phải để truy trách nhiệm ! ? Ông Trọng cho rằng chỉ căn cứ vào phiếu tín nhiệm mà thay thế cán bộ thì chưa chuẩn xác, mà chủ yếu để răn đe, ngăn ngừa, giáo dục...

Từ Đà Nẵng, Nhà báo Trương Duy Nhất, đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :

"Theo như ông Trọng tổng bí thư tuyên bố, thì trung ương đảng sẽ lấy phiếu tính nhiệm của các ủy viên bộ chính trị. Tôi nghĩ không biết hình thức lấy phiếu tín nhiệm như thế nào, chứ nếu giống như lấy phiếu tín nhiệm trong Quốc hội thì sẽ không có tác động gì cả. Bởi cái thứ nhất, về hình thức tôi nghĩ cũng như thế thôi, tức là không đưa ra mục tín nhiệm hoặc không tín nhiệm. Mà lại đưa ra mục tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Tức là ba cái là tín nhiệm cả. Thứ nhì, đối với đối tượng có điểm số tín nhiệm yếu nhất, thì tôi thấy nó chẳng tác động gì đến sự cố gắng, để xử lý họ hay tạo cho họ sự phấn đấu cả".

Không tác động gì nhiều ?

Nhà báo Trương Duy Nhất đưa ra ví dụ vào cuối năm 2013, khi đó lần đầu tiên Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, thì lần đó người có số phiếu tín nhiệm thấp nhất là nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuy nhiên với số phiếu tín nhiệm thấp nhưng ông Dũng vẫn là thủ tướng. Ông nói tiếp :

"Tức là không có một tác động gì cả do bỏ phiếu tín nhiệm. Và sau này ông Dũng cũng trị vì từ 2013 đến 2016 ông mới nghỉ. Và cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua ở Quốc hội cũng thế, người đội sổ có phiếu tín nhiệm thấp nhất, bê bết nhất là ông Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ. Nhưng người ta cũng không coi những cái đó để đánh giá ông Phùng Xuân Nhạ. Thậm chí trong buổi làm việc với Bộ giáo dục, ông Nguyễn Phú Trọng còn nói chưa có bao giờ sự nghiệp giáo dục tốt như bây giờ".

Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, một Trung tá quân đội đã từ bỏ đảng, hiện sống tại Sài Gòn, thì về hình thức, việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội và lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Bộ Chính trị ở Hội nghị Trung Ương là như nhau. Ông cho rằng Quốc hội thì hơn 90% là đảng viên, còn Hội nghị trung ương cũng là đảng viên, cho nên về cơ bản cũng là những con người ấy, nên ông nghĩ không có gì khác nhau về bản chất. Tuy nhiên ông Đinh Đức Long nói tiếp :

"Tôi nghĩ trong chế độ độc tài cộng sản này, họ muốn làm gì chả được, có thể họ nói một đường họ làm một nẻo. Như ông Đinh La Thăng đấy, tín nhiệm rất cao, nhưng khi cần kỷ luật khai trừ khỏi đảng, bỏ tù thì họ vẫn làm được, vẫn đúng quy trình, vẫn đúng pháp luật. Cho nên những cái vấn đề chỉ là hình thức, trong chế độ độc tài cộng sản họ muốn làm gì cũng làm được hết, họ muốn làm gì thì mọi cái họ sẽ giải thích theo đấy, dư luận, rồi đài, các tờ báo sẽ nói theo ý đấy. Cho nên mọi cái chỉ là hình thức, chứ bản chất không hề thay đổi".

Cùng quan điểm với Bác sĩ Đinh Đức Long, Nhà báo Trương Duy Nhất cũng cho rằng lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên bộ chính trị thì cũng chỉ là hình thức giống như các cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội, chứ không tác động gì nhiều. Ông đưa ra nhận định :

"Quốc hội còn như thế huống gì trong đảng, trong Quốc hội thì hơn 90% là đảng viên rồi nhưng cũng có một tỷ lệ nhỏ người ngoài đảng, mà người ta còn cả nể bỏ phiếu như thế, huống hồ trong đảng bỏ phiếu cho nhau. Bây giờ trong đảng, các ủy viên trung ương lẫn nhau, có ông nào dám bỏ phiếu cho các ủy viên bộ chính trị, tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội là tin nhiệm thấp không ? Như thế là chết ngay, mệt ngay với mấy ổng. Tôi nghĩ đó là hình thức chủ nghĩa thôi chứ không có tác động gì cả".

Nhà báo Trương Duy Nhất kết luận, đánh giá qua việc lấy phiếu tín nhiệm là vô nghĩa, nó như hình thức cho vui chứ nó không tác động thực sự gì đối với việc đánh giá chất lượng cán bộ đảng viên theo yêu cầu của bộ máy.

Trung Khang

Published in Việt Nam
jeudi, 06 décembre 2018 15:12

Lột xác cho hồn phách đi đâu ?

Đảng Cộng sản Việt Nam đã lên kế hoạch thanh lọc hàng ngũ từ Hội nghị trung ương 9 tháng 12/2018 để đem hồn phách nhập vào khóa XIII mà không biết là mình vẫn cũ.

Chuyện này bắt đầu từ quyết định lấy phiếu tín nhiệm các chức danh ủy viên Bộ Chính trị (17 người), ủy viên Ban bí thư (14 người), ủy viên Ban Chấp hành trung ương (gồm 178 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết) và thường trực cấp ủy các cấp.

lot1

Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. (Ảnh : TTXVN).

Tính chung, nếu lấy cả cấp thường trực Huyện thì ván cờ hên xui có thể dính tới cả trăm ngàn người. Nhưng canh bạc mới, nghe qua tưởng như nhiều người sẽ mất nồi cơm lại chẳng có gì to tát cả. Bởi vì người cầm con dao phay sinh sát, ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói : "Lấy phiếu tín nhiệm không phải cốt là để truy trách nhiệm hay thay đổi cán bộ ngay. Chỉ căn cứ vào chỗ đó mà thay đổi cán bộ thì đã chín chưa, chuẩn xác chưa ? Ở đây có tính chất răn đe, ngăn ngừa, giáo dục, cảnh tỉnh là chính. Đương nhiên, nếu ai thấp dưới 50% là phải xử lý vì đã quy định" (VOV, 14/11/2018).

Như vậy, thì việc lấy phiếu tín nhiệm có vờ vĩnh, mị dân không, nhất là khi đảng không dám làm qua 2 bước "tín nhiệm cao" và "tín nhiệm thấp" mà lại bày ra 3 bước : "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp" để giữ người cùng phe là chính.

Bằng chứng đã xẩy ra trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 25/10/2018 khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ bị tới 137 phiếu "tín nhiệm thấp", cao nhất trong số 48 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Nhưng ông ta vẫn có 140 phiếu "tín nhiệm cao" và 194 phiếu "tín nhiệm" nên số phiếu 137 không làm cho ông cảm thấy nhục để tự ý từ chức.

Đó là lý do tại sao nhiều cử tri Hà Nội đã nói với ông Trọng rằng cuộc lấy phiếu "chưa thực sự thuyết phục, vẫn còn tình trạng nể nang".

Nhưng ông Trọng lại có cái nhìn khác. Ông bảo cử tri : "Nếu chỉ 2 mức tín nhiệm thì độ rủi ro, nói thật là hơi cao quá".

Ông nói : "Với 3 mức là tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp, mà "anh nào tín nhiệm thấp cũng là buồn lắm rồi, chứ không phải không buồn đâu, cũng tâm trạng lắm rồi".

Phản ảnh tình trạng đâu đâu cũng chỉ "tắm nửa người", ông Trọng phân bua với cử tri : "Giả sử độ một nửa phải thay thì lấy ai làm, thay kịp khôn ? Có khi mình chỉ nghe một thông tin này thôi chưa chắc đã chính xác thì đã cho ông này phiếu thấp thì nguy hiểm lắm" (Dân Trí, 24/11/2018).

Tính lo xa của ông Trọng, nếu chỉ nghe một tai thì may ra lọt nhưng hai tai phải nhét chữ từ miệng ông thì không chừng bị điếc luôn vì ông không muốn làm đến nơi đến chốn.

Với chủ trương lấy phiếu tín nhiệm "kiểu gì cũng giữ được người" cho trăm họ cùng vui, từ trung ương đến cơ sở, như đang xẩy ra ở một số tỉnh, thành và các cơ sở đảng khiến mục tiêu tuyên truyền của kế hoạch tinh giảm biên chế và làm sạch đội ngũ không đạt.

Vì vậy, khi biết dự án lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương, ba cơ chế nắm trọn quyền Đảng, Nhà nước và Quốc hội được công bố thì người dân hy vọng gì ?

Thứ nhất, dư luận thờ ơ vì tuy quan trọng nhưng lại do chính 178 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành trung ương bỏ phiếu cho nhau thì có khác nào họ đã mặc áo thụng vái nhau trong cuộc cờ đổi mới mà vẫn như cũ.

Thứ hai, việc ông Nguyễn Phú Trọng bầy trò lấy phiếu tín nhiệm ở cấp cao nhất, sau khi được nhận thêm chức Chủ tịch nước, nhằm mục đích gì, nếu không phải chỉ củng cố địa vị thì cũng muốn nuôi hy vọng Điều lệ đảng sẽ được tu chính đề ông không bị ràng buộc chỉ được làm Tổng bí thư hai nhiệm kỳ, kết thúc vào tháng 01/2021.

Trong bối cảnh hỏa mù này, có một điều rất rõ là tuy người dân, chủ nhân của đất nước, là người làm ra tiền nuôi ông Trọng và những người ăn trên ngồi trốc trong Ban Chấp hành trung ương đảng lại không được hỏi ý, dù là gián tiếp của cuộc lấy phiêu tín nhiệm giới lãnh đạo cao nhất, thì có phản dân chủ không ?

Chuyện vớ vẩn là như vậy nên không ai lạ khi thấy tại Trụ sở trung ương Đảng ngày 04/11/2018, Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021- 2026, do ông Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban, đã đặt tiêu chuẩn chọn người lãnh đạo thay cho mọi người.

Ông Trọng nói : "Công tác quy hoạch cán bộ, nhất là quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là công việc rất hệ trọng và đây là một bước chuẩn bị nhân sự cho Đại hội nhiệm kỳ tới của Đảng".

Đó là nhiệm kỳ đảng XIII, dự trù bắt đầu từ giữa tháng 01/2021, nhưng ông Trọng lại mau mắn ỡm ờ rằng : "Quy hoạch không phải là công tác nhân sự, nhưng là cơ sở rất quan trọng cho công tác nhân sự, vì thế trong quá trình thực hiện phải công phu, kỹ lưỡng, nghiêm túc, nếu phát hiện những trường hợp vi phạm, hoặc không đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì đưa ra khỏi quy hoạch, đồng thời bổ sung nhân tố mới đủ điều kiện vào quy hoạch".

Ông nói : "Đây là vấn đề nhạy cảm, do đó phải làm hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng về công tác cán bộ, công tâm, khách quan, tuyệt đối không được thiên vị, cá nhân".

Có vẻ như ông không muốn đích thân nhúng tay chọn người, nhưng ông lại đặt điều kiện rằng : "Cán bộ được đưa vào quy hoạch phải có trình độ về mọi mặt, có trình độ lý luận cơ bản, nắm vững chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, am hiểu công tác xây dựng Đảng, có trình độ chuyên môn… tuyệt đối không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", cơ hội chính trị, quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực, người thân, người quen không đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm những trường hợp chạy quy hoạch, chạy phiếu".

Tất cả những tiêu chuẩn của ông Trọng đang được ông Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức trung ương thi hành rộng khắp trong đảng.

Bằng chứng tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành Tổ chức xây dựng Đảng tháng 12/2018 diễn ra chiều 03/12/2018, Ban Tổ chức trung ương thông báo sẽ chuẩn bị 3 công tác quan trọng gồm :

1) Đề án Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026, và đang tổ chức thực hiện các bước một cách dân chủ, công khai, minh bạch công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương ;

2) Đề án Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, cấp ủy cấp huyện" ;

3) Đề án Quy chế làm việc (mẫu) của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương; đang tiếp tục hoàn thiện trình Bộ Chính tri, Ban Bí thư 8 đề án từ nay đến tháng 1 năm 2019.

(Tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam)

Kiên định cái đã tan

Song song với Ban Tổ chức trung ương, Ban Văn kiện đảng XIII do ông Trọng là Trưởng ban, một lần nữa khẳng định : "Kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới ; kiên định sự lãnh đạo của Đảng".

Ông Trọng nói như con sáo : "Nói kiên định không phải là bảo thủ, giáo điều, mà kiên định đi lên với sáng tạo; kiên định nhưng phải sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định. Kiên định và sáng tạo là hai mặt có sự thống nhất biện chứng với nhau, kiên định mà không sáng tạo sẽ rơi vào bảo thủ, giáo điều; và ngược lại, sáng tạo mà không trên cơ sở kiên định sẽ rơi vào chủ nghĩa xét lại, cơ hội, phiến diện, cực đoan, vô nguyên tắc. Đây là cái tài, cái giỏi, bản lĩnh của Đảng ta, chúng ta đã xử lý tốt mối quan hệ giữa kiên định cái gì và đổi mới cái gì. Đây là bài học rất thành công của cách mạng nước ta, sự vững vàng của Đảng ta" (VOV, 05/12/2018).

Ông Nguyễn Phú Trọng nói như nước chảy mà có biết rằng những điều ông nói vẫn xưa cũ và phô trương rỗng tuếch như cái xác không hồn chả ai muốn nghe.

Đó là lý do tại sao ông và cả đảng đang bấn loạn xà ngầu với quốc nạn "tự chuyển biến" và "tự chuyển hóa" trong đảng.

Phạm Trần

(06/12/2018)

Published in Diễn đàn