Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tù chính trị Lưu Văn Vịnh bị chuyển đến Trại Gia Trung (RFA, 30/05/2019)

Tù chính trị Lưu Văn Vịnh thuộc nhóm ‘Liên Minh Dân Tộc Tự Quyết’ vừa bị chuyển đến trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai trong khi vợ và các con của ông này đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

vn1

Nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh nói trước tòa ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 5/10/2018 - AFP

Bà Lê Thị Thập, vợ của tù chính trị Lưu Văn Vịnh, vào chiều ngày 30/5 cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau :

"Hôm 21/5 em có gặp chồng em ở trại Bố Lá thì anh ấy cũng có nói là chắc vài hôm nữa sẽ bị chuyển trại. Em có hỏi người quản lý trại giam Bố Lá thì họ nói là đi đến trại mới thì sẽ gọi về báo cho gia đình. Không biết họ chuyển trại từ hôm nào, mà hôm nay em mới được người quen ở trại đấy gọi về báo là chồng em đã đến trại Gia Trung. Em cũng chưa gặp được và liên lạc được để hỏi rõ".

Ông Lưu Văn Vịnh, 51 tuổi, quê quán Hải Dương. Ông bị tòa án tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm ngoái tuyên 15 năm tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999.

Trước khi bị bắt vào tháng 11/2016, ông từng tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, biểu tình chống nhà máy Formosa gây nên thảm họa môi trường tại Việt Nam.

Phiên xử phúc thẩm 5 thành viên Liên Minh Dân Tộc Tự Quyết gồm các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung (tức sư thầy Nhật Huệ) diễn ra tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18/3. Phiên xử kết thúc vào trưa cùng ngày và tòa giữ nguyên các bản án sơ thẩm được tuyên với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" đối với 5 người lần lượt là : Ông Lưu Văn Vịnh 15 năm tù giam, Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm tù, Từ Công Nghĩa 10 năm tù và Phan Trung (tức sư thầy Nhật Huệ) 8 năm tù về cùng tội danh.

Biện pháp chuyển tù chính trị đến những trại xa nơi gia đình của họ được áp dụng lâu nay và thân nhân của những tù chính trị than phiền họ gặp nhiều khó khăn trong việc thăm nuôi.

Tại trại giam Gia Trung hiện có những tù chính trị được nhiều người biết đến như bà Trần Thị Nga, nhà ở Hà Nam. Ông Scott Busby đại diện Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ sau khi tham dự Vòng Đối Thoại Nhân Quyền Mỹ Việt lần thứ 23 ngày 15/5 vừa qua, đã cho đài Á Châu Tự Do biết rất mừng là chính phủ Hà Nội cho phép được gặp chị Trần Thị Nga tại trại giam Gia Trung trong một tiếng đồng hồ. Theo ông Scott Busby, sức khỏe của bà Nga có vẻ bình thường. Tuy nhiên bà ấy có nêu quan ngại về việc bà ấy bị đối xử tệ trong tù. Ông cho biết luôn lưu tâm đến trường hợp của bà Nga và sẽ tiếp tục đưa trường hợp của bà Nga với chính phủ Việt Nam và gây sức ép đòi trả tự do cho bà.

Ở Trại Gia Trung còn có các tù chính trị khác như Mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa, ông Phan Văn Thu/Trần Công ở Phú Yên, nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai ở Nghệ An…

***************

Thêm tai tiếng về hành xử của quan chức Việt Nam (RFA, 30/05/2019)

Dư luận Việt Nam lại bất bình về hành xử của quan chức trong nước trước tin chuyến bay VN31 của Vietnam Airlines, từ Sài Gòn đi Frankfurt, Đức vào đêm 28/5/2019, đã phải cất cánh trễ 72 phút. Lý do bị phát hiện là chỉ để chờ một vị khách VIP theo yêu cầu của ông phó tổng giám đốc Việt Nam Airlines.

vn2

Máy bay Boeing 787-9 Dreamliner của Vietnam Airlines. (Ảnh minh họa) AFP

Theo biên bản lý do ‘delay’ (trễ) của chuyến bay làm hơn 200 hành khách phải chờ này được trang tin VietTimes ghi nhận, là do yêu cầu chờ 1 khách VIP của Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà.

Vị khách đặc biệt khiến cả chuyến bay VN31 phải chờ đợi, theo điều tra của VietTimes, có tên Đ.T.M. Ông M không phải quan chức hay là ‘VIP’ theo quy định của ngành hàng không, mà chỉ là một hành khách đi hạng thương gia.

Luật sư Đặng Đình Mạnh trao đổi với chúng tôi qua tin nhắn từ Sài Gòn hôm 30/5 về vụ việc này như sau :

"Bộ luật Hình sự hiện hành quy định 04 loại tội danh liên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực hàng không. Trong đó, điều 278 quy định về ‘Tội cản trở giao thông hàng không’ có hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù giam và bị phạt tiền có thể đến 100 triệu đồng.

Sự kiện chuyến bay VN31 của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Frankfurt vào đêm 28/05/2019, đã phải hoãn chuyến bay 72 phút, chỉ để chờ một khách VIP là ông Đỗ Trường Minh - Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt theo lệnh của Phó Tổng Giám Đốc VNA, nếu là tin chính xác, thì hành vi hoãn chuyến tùy tiện, không có cơ sở pháp luật này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật 278 dẫn trên".

Vào trưa ngày 30/5, một số báo chí nhà nước như toquoc.vn, Kinh tế môi trường có đăng bài cho biết khi trả lời báo Kinh tế môi trường, lãnh đạo của Tập đoàn Bảo Việt đã phủ nhận thông tin Tổng giám đốc Đỗ Trường Minh liên quan tới vụ việc chuyến bay quốc tế phải hoãn cả tiếng đồng hồ để chờ, và cho rằng thông tin này là bịa đặt, thất thiệt. Vị này còn cho biết những ngày qua ông Minh vẫn đang ở Hà Nội…

Chưa rõ sự việc thực hư như thế nào nhưng cho đến tối ngày 30/5, các trang báo vừa nêu đã cắt bỏ thông tin phủ nhận của lãnh đạo của Tập đoàn Bảo Việt.

vn3

Thông tin về chuyến bay VN31 của Vietnam Airlines trên trang Flightradar24. Screen capture

Trao đổi với RFA hôm 30/5, nhà báo độc lập Đàm Ngọc Tuyên từ Sài Gòn nhận định :

"Nếu mà phải hoãn chuyến bay theo lệnh của Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines để đợi một vị khách cho dù bất kể vị khách đó là ai, là không đúng. Làm như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều theo hiệu ứng domino khi giờ bay bị thay đổi, trong khi không phải vì yếu tố thời tiết hay những vấn đề khác. Đặc biệt khi báo chí đưa tin thì bên đó lại chối bay chối biến, là không hợp lý vì người ta có thể dễ dàng lấy mọi dữ liệu liên quan chuyến bay đó như thời tiết có thật sự ảnh hưởng làm chuyến bay trễ như vậy".

Theo ông Đàm Ngọc Tuyên, lẽ ra Bộ giao thông phải vào cuộc điều tra ngay vì sao chuyến bay đình trệ như vậy, sau khi điều tra ra thì phải xử lý người ra lệnh. Một người có lòng tự trọng, thượng tôn pháp luật, một đất nước pháp quyền, thì phải xử lý kết án với một mức án đúng chứ không chỉ là từ chức.

Chúng tôi liên lạc ông Phùng Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Giám sát An toàn Hàng không để tìm hiểu về việc xử lý khi vi phạm cản trở giao thông hàng không, và được trả lời như sau :

"Về vấn đề này… nếu là báo chí thì… vui lòng trực tiếp lên gặp ở cơ quan… chứ còn trả lời qua điện thoại thì không chính xác… câu chữ rất là ngại… anh lên gặp trực tiếp thì cơ quan sẽ phân công người trả lời bằng văn bản".

Chúng tôi nhiều lần cố gắng liên lạc cơ quan Cảng vụ Hàng không Việt Nam nhưng không thành công.

Một sự việc tương tự, xảy ra ở đất nước Mexico xa xôi, nhưng đáng cho chúng ta suy ngẫm. Vào hôm 25/5, Bộ trưởng Môi trường Mexico bà Gonzalez Blanco bất ngờ từ chức sau khi đã yêu cầu một chuyến bay thương mại hoãn cất cánh khoảng 40 phút để chờ mình.

Trong đơn từ chức, bà Gonzalez Blanco nói : ‘Không có lời biện minh nào cả. Sự chuyển đổi thực sự của đất nước Mexico đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa giá trị của công bằng và công lý. Không ai được quyền đặc cách và có lợi ích riêng, ngay cả khi mục đích hành động đó là để thực hiện nhiệm vụ của họ. Không được đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của đa số.’

Trước đó, vào năm 2014, Phó chủ tịch hãng hàng không Korean Air cũng đã từ chức, sau khi bà đuổi tiếp viên trưởng khỏi máy bay chỉ vì không vừa ý, khiến cả chuyến bay bị chậm giờ.

Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng, các quan chức Việt Nam chưa bao giờ chọn giải pháp từ chức sau tai tiếng cả :

"Như trường hợp ông bộ trưởng công thương là ví dụ điển hình. Sau tai tiếng về việc lạm quyền đưa xe đón người nhà ông bộ trưởng ngay tại ngay chân thang máy bay, sau nhiều ngày im lặng trước làn sóng chỉ trích dữ dội của công chúng, ông ấy chỉ "xuống nước" bằng cách gởi cho công chúng một lá thư xin lỗi là xong".

Theo Luật sư Mạnh, sự kiện ông Phó Tổng giám đốc VNA ra lệnh hoãn chuyến bay để chờ một khách VIP, thì công chúng cũng không hề mong chờ một cung cách hành xử văn minh như bà Gonzalez Blanco, cựu Bộ trưởng Môi trường Mexico.

Trả lời RFA hôm 30/5, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa, nhận định :

"Theo tôi chậm chuyến bay thì có nhiều nguyên nhân, kể cả chủ quan và khách quan, nhưng cả chuyến bay phải chờ đợi lâu như thế vì một khách VIP, thì theo tôi nghĩ mang tính chất cá nhân tình cảm chứ không mang tính chất pháp luật. Nếu nói về mặt lý thì đã sai rồi, vi phạm rồi, để bao nhiêu người phải chờ, để thiệt hại lớn về kinh tế như thế, thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó".

Theo ông Lê Văn Cuông, ở Việt Nam, thường những việc như vậy chưa được giải quyết một cách thấu đáo, nghiêm túc nên mới xảy ra tình trạng tùy tiện như vậy, cuối cùng làm cho dân bị thiệt thòi.

Còn Luật sư Đặng Đình Mạnh thì cho rằng, việc chế độ dung dưỡng, không chế tài xứng đáng đối với những quan chức cao cấp đã có hành vi lạm quyền, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của chính chế độ.

Trung Khang

*******************

Không gỡ hàng rào Euro Village như đã hứa, lại cấp phép Draft Beer chiếm tiếp bờ sông Hàn (RFA, 30/05/2019)

Đã hơn 1 tháng kể từ ngày chính quyền thành phố hứa trước công luận sẽ cho thanh tra và yêu cầu SUN GROUP gỡ hàng rào khu Euro Village, trả lại bờ sông cho người dân Đà Nẵng [1], khu biệt thự biệt lập này vẫn ngang nhiên thách thức dư luận, kín cổng cao tường độc chiếm khúc sông vào hàng đẹp nhất của thành phố (nằm giữa cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý).

Trong lúc còn chưa thực hiện lời hứa của mình, chính quyền thành phố lại tiếp tục cho phép Draft Beer, thương hiệu nhà hàng hợp tác với SUN GROUP, chiếm nốt bờ sông bên cạnh làm nơi ăn nhậu. 

vn4

Thành phố này thiếu quán nhậu tới mức phải giao bờ sông để làm thêm ư ?

Thành phố này thiếu biệt thự tới mức phải giao bờ sông để xây thêm ư ?

Không ! Cái mà thành phố này thiếu là công viên bờ sông cho tất cả mọi người, cho người già tản bộ, cho em nhỏ vui chơi, cho các sinh hoạt cộng đồng để nâng cao chất lượng cuộc sống và để Đà Nẵng là thành phố đáng sống đích thực.

Nhưng hãy nhìn xem họ đang làm gì với sông Hàn. Hãy so sánh giữa phần đất bờ sông giao cho SUN GROUP phân lô biệt thự (và rồi chính cán bộ lãnh đạo TP vào ở), và DRAFT BEER mở quán nhậu cho một số ít người với phần vỉa hè công cộng 9m bề ngang sát bờ sông cạnh đó, rồi ngẫm xem điều mà chính quyền thành phố nói là 'hài hòa lợi ích giữa cộng đồng và doanh nghiệp' đang lố bịch tới mức nào.

Nguyễn Anh Tuấn

[1] https://vnexpress.net/thoi-su/da-nang-5-nam-chua-xong-quy-hoach-song-han-3914417.html ?fbclid=IwAR0FmuEJbEeiRLO965XbD5XZc1XUOmIkcdnZg8DKI9QS8y3tfHZoUMYDi-o

Published in Việt Nam

Nhóm ông Lưu Văn Vịnh sắp ra tòa phúc thẩm (Người Việt, 11/03/2019)

Ông Lưu Văn Vịnh và 4 người bạn trong nhóm "Liên Minh Dân Tộc Việt Nam" sẽ ra tòa phúc thẩm ở Sài Gòn vào đầu tuần tới sau những ngày bị hoãn.

lienminh1

Ông Lưu Văn Vịnh trong phiên tòa sơ thẩm ngày 5/10/2018. (Hình : AP)

Theo bà Lê Thị Thập, vợ ông Vịnh, đưa tin qua trang facebook cá nhân của bà có tên "Cô Mười Họ Lê" kèm theo những tờ "Giấy triệp tập" gửi cho các luật sư Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh là các luật sư bào chữa cho họ, thông báo cho họ đến tòa án hành nghề vào ngày 18/3/2019 tại "Phòng xử số 7 TANDCC tại số 69-Cát Lái, Quận 2, Sài Gòn".

Bà cho hay là vợ ông Vịnh nhưng tòa án không thấy gửi giấy thông báo cho bà về phiên xử phúc thẩm. Ngay từ phiên xử sơ thẩm, bà cũng như thân nhân của những người cùng vụ án cũng không hề được tòa án thông báo mà chỉ được các luật sư thông báo mới biết. Phiên tòa phúc thẩm đã loan báo xử ngày 21/1/2019 nhưng đột ngột bị đình hoãn.

Trong phiên xử sơ thẩm ngày 5/10/2018, ông Lưu Văn Vịnh cùng các ông Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, sư thầy Phan Trung, Từ Công Nghĩa, bị vu cho tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" với các bản án rất nặng, mà các luật sư biện hộ gọi đó là các bản án "bất công".

Ông Lưu Văn Vịnh (51 tuổi, quê Hải Dương) đã bị tòa án ở Sài Gòn kêu án 15 năm tù . Bốn người khác cùng ra tòa với ông Vịnh bị kêu án từ 8 năm đến 13 năm tù gồm ông Nguyễn Quốc Hoàn (41 tuổi, quê Ninh Bình) 13 năm tù, Từ Công Nghĩa (25 tuổi, quê Ninh Thuận) 10 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ (43 tuổi, quê Thừa Thiên-Huế) 11 năm tù, và sư thầy Phan Trung (40 tuổi, quê Lâm Đồng) 8 năm tù.

Ông Lưu Văn Vịnh từng nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc, phản đối nhà máy Formosa gây ô nhiễm môi trường biển. Ông Vịnh và các bạn của ông bị bắt hồi tháng Mười Một 2016, tại Sài Gòn. Thời điểm bị bắt, họ được báo Việt Nam mô tả là "đang phát tài liệu để ra mắt tổ chức Liên Minh Dân Tộc Việt Nam".

Trong vụ án, báo nhà nước đưa tin ông Vịnh và các bạn bị cáo buộc "xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi phạm tội có tổ chức chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, lôi kéo tập hợp lực lượng hình thành tổ chức chính trị phản động".

Luật Sư Đặng Đình Mạnh tường thuật về phiên tòa trên trang cá nhân : "Trong quá trình xét hỏi, các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ giữ thái độ bất hợp tác và tiếp tục khẳng định mình vô tội. Các ông Nguyễn Quốc Hoàn, Từ Công Nghĩa đồng loạt phản cung, không thừa nhận các lời khai tại cơ quan điều tra và cho rằng bị ép cung. Đồng thời, khẳng định lời khai của họ trong phiên tòa mới là sự thật của vụ án".

Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC ngay sau phiên tòa sơ thẩm ngày 5/10/2018 rằng : "Đây là một phiên tòa với bản án bất công. Tôi cho rằng họ không có tội. Các chứng cứ được tòa đưa ra rất yếu ớt. Thiếu các yếu tố có thể làm nên một vụ án hình sự. Dù các luật sư đã chỉ ra ngay những điều này nhưng tòa không xem xét và vẫn cho tuyên án".

Theo luật sư Mạnh tường thuật với BBC, chứng cứ được Viện Kiểm sát đưa ra dựa chủ yếu vào các thông tin lấy trên Facebook "mà tòa cho là các bị cáo dùng để trao đổi với nhau. Không có cơ sở nào để xác định cái tài khoản này là của ai. Facebook của người mà tòa cho là nhân vật chính, là lãnh đạo tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam, ông Lưu Văn Vịnh, thì đã đóng rồi, và cơ quan điều tra không mở được".

"Nhưng họ lại dùng các Facebook được cho là của những người còn lại để truy tìm các đoạn chat, sau đó truy ngược lại để tìm ra chủ nhân Facebook của các đoạn chat. Ngoài ra, tòa dựa vào lời khai của một nhân chứng duy nhất là ông Nguyễn Quốc Hoàn. Theo cáo trạng, ông Hoàn khai là cố vấn thân cận của ông Vịnh – Chủ tịch Liên minh Dân tộc Việt Nam".

"Cáo trạng nói ông Hoàn khai đã giúp ông Vịnh soạn cương lĩnh, điều lệ, giấy mời họp, lời hiệu triệu. Nhưng tại tòa, điều thú vị là ông Hoàn đã phản cung, phủ nhận hoàn toàn các lời khai nêu trong cáo trạng. Ông nói đã bị ép cung. Thậm chí cán bộ điều tra đã viết sẵn lời khai và bắt ông ký. Ông nói ông đợi đến thời điểm để được nói sự thật. Thời điểm đó là phiên tòa hôm nay".

Dù vậy, ông Hoàn cũng như cả nhóm không tránh khỏi những bản án rất nặng. (TN)

*****************

Việt Nam di lý cựu thiếu tá Lê Quang Hiếu Hùng từ Cuba về nước (VOA, 11/03/2019)

Cổng Thông tin Đin t B Quc Phòng Vit Nam hôm 9/3 công b đã dn đ cu thiếu tá B Quc phòng Lê Quang Hiếu Hùng, người đang trn lnh truy nã, t Cuba v nước.

lienminh2

Bộ Quốc phòng Việt Nam di lý ông Lê Quang Hiếu Hùng hôm 9/3/2019. Photo Bộ Quốc phòng.

Trang này cho biết ông Hùng "là đối tượng b truy nã quc tế, s dng nhiu phương thc, th đon tinh vi, to v bc, thường xuyên di chuyn, thay đi ch nhm tránh b các lc lượng chc năng phát hin, truy bt".

Trước đó, hôm 6/3, ông Hùng t nhà tù La Condesa, Cuba, đã gọi điện loan báo trình trng sp b dn đ ca ông cho VOA và v ông cũng xác nhn ông mang cp thiếu tá trong quân đi.

Vợ ông cho biết ông ri M hôm 8/2 và tìm cách đến Grenada, đo quc Caribbe, nơi ông có quc tch, đ lánh nn, nhưng đã b bt Panama rồi b đưa v Cuba ch b dn đ.

Truyền thông Vit Nam cho biết ông Hùng là b can b truy nã quc tế trong v án "Gi mo trong công tác ; thiếu trách nhim gây hu qu nghiêm trng ; sn xut, buôn bán hàng gi" đã b Cơ quan Điu tra hình s các T chức s nghip Cc Điu tra hình s thuc B Quc phòng ra quyết đnh khi t ngày 21/10/2018.

Ông Hùng từng là công nhân viên quốc phòng Chi nhánh Đu tư xây dng Min Nam, Tng Công ty xây dng Lũng Lô, thuc B Quc phòng.

**********************

Chuyện Phạm Cao Lâm bị Thái Lan trục xuất về Việt Nam (BBC, 11/03/2019)

Tin ông Phạm Cao Lâm, một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt tại Bangkok, cùng gia đình, bị cảnh sát Thái Lan bắt ngày 1/3 làm xôn xao dư luận.

lienminh3

Ông Phạm Cao Lâm và vợ con

Vợ con của ông Cao Lâm bị trục xuất cuối tuần trước, và bản thân ông sẽ phải rời Bangkok, nơi họ đã sinh sống trong 16 năm qua, vào sáng thứ Ba ngày 12/3.

Việc cảnh sát Thái Lan bắt ông Phạm Cao Lâm và gia đình, rồi cuối cùng trục xuất họ được cho là vì Thái Lan muốn tìm ra manh mối cho cuộc điều tra về sự mất tích của blogger Trương Duy Nhất trước áp lực quốc tế.

Sáng 11/3, phóng viên của BBC đến gặp ông Cao Lâm tại (Immigration Detention Center - IDC), Trung tâm Tạm giam Di trú, để hỏi rõ sự tình.

BBC : Xin được hỏi tình hình của anh trong trung tâm tạm giam này ra sao.

Cao Lâm : Ngày mai tôi bị trục xuất về Việt Nam rồi.

BBC : Sở Di trú Thái Lan họ mua sẵn vé cho anh ?

Cao Lâm : Không mình bị trục xuất thì phải tự mua vé mà đi chứ. Vợ con tôi về Việt Nam từ tuần trước rồi, nhưng tôi cũng chưa liên lạc được với họ. Trong này không có phôn, không có internet nên liên lạc khó.

BBC : Anh có nghĩ là mình và gia đình sẽ bị nguy hiểm hay gặp khó khăn phiền phức khi về Việt Nam không ?

Cao Lâm : Ai cũng hỏi là tôi về Việt Nam có nguy hiểm không. Điều này thì phải sau khi về đến Việt Nam tôi mới trả lời được. Giờ tôi đang ở đây thì làm sao mà biết được về Việt Nam sẽ thế nào. Nhưng tôi qua đây thuần tuý là để làm ăn. Tôi làm thợ may ở đây đã 16 năm rồi. Tôi là một người lo làm ăn. Tôi chưa bao giờ hoạt động đấu tranh, tôi không tham gia một tổ chức chính trị nào. Chỉ có hai năm vừa rồi sinh hoạt nhiều ở nhà thờ thì tôi hay giúp đỡ những người nghèo. Những người tôi giúp đỡ, tôi cũng không biết họ có phải là người tị nạn hay không, mà cũng không hỏi. Chỉ hễ thấy ai gặp khó khăn thì tôi giúp trong khả năng mình.

lienminh4

Cục Di trú Vương quốc Thái Lan tại Bangkok

BBC : Anh đã ở đây 16 năm rồi, sao bây giờ mới bị bắt ? Và lao động bất hợp thì thường phải chỉ phải nộp phạt thôi, vậy tại sao anh lại bị trục xuất ? Những trường hợp bị trục xuất như vậy có thường không ?

Cao Lâm : Lao động bất hợp pháp bị cảnh sát bắt thì cứ đóng tiền phạt rồi về, nhưng đó là cảnh sát thường. Gặp cảnh sát di trú bắt thì không có cách nào nộp phạt được. Họ đưa ra tòa rồi đưa vào đây. Rồi ra tòa.

BBC : Cảnh sát họ đến tận nhà để bắt gia đình anh ?

Cao Lâm : Vâng chiều hôm đó họ kéo đến nhà không báo trước đòi xem giấy tờ rồi đưa chúng tôi về đồn. Sau khi ra tòa thì họ bảo cả nhà bị trục xuất vì lao động bất hợp pháp. Họ nói thế.

BBC : Theo anh thì lý do thực sự khiến họ bắt anh rồi trục xuất anh là gì ?

Cao Lâm : Họ bắt tôi là vì họ cần phải điều tra cho rõ việc Trương Duy Nhất. Họ biết Bạch Hồng Quyền là người đưa đón Trương Duy Nhất và lo cho Trương Duy Nhất trong những ngày ông ấy ở Thái Lan cho nên họ muốn tìm Bạch Hồng Quyền để hỏi. Họ biết tụi tôi quen nhau, chắc họ cũng biết tôi là người đứng ra thuê nhà cho vợ chồng Bạch Hồng Quyền. Nhưng Bạch Hồng Quyền dọn ra khỏi nhà đó rồi. Tôi nói với họ tôi không biết Bạch Hồng Quyền đâu. Còn tại sao trục xuất gia đình thì họ chỉ nói vì lý do lao động bất hợp pháp. Nhưng tôi biết chắc chắn là không phải như vậy. Hôm tôi bị bắt lúc 4 giờ chiều, 1 giờ chiều hôm đó vợ Bạch Hồng Quyền còn gọi phôn kêu cứu cho là đang bị cảnh sát đi kiếm.

BBC : Tình trạng bị giam giữ ở đây như thế nào ? Anh bị ở chung phòng với nhiều người không ?

Cao Lâm : Tôi ở phòng số 6 chung với khoảng 70 người đồng bào Tây Nguyên. Ngày mới vào trong người còn mười mấy ngàn bahts, tôi chia cho mỗi người 200 bahts, để mua thêm thức ăn. Ăn uống ở đây khổ lắm. Chẳng giúp được nhiều nhưng họ xem tôi như một ân nhân. Ngày mai đi rồi, tôi vừa gom tiền mua mấy thùng mì này, để lại tặng cho họ.

lienminh5

Lối vào IDC, đề dòng chữ "Xin chào mừng" bằng tiếng Thái

BBC : Khi blogger Trương Duy Nhất bị mất tích rồi mọi việc ồn ào lên, anh có nghĩ là mình sẽ bị liên lụy như thế này không ?

Cao Lâm : Không ngờ được. Tôi chẳng dính dáng gì đến Trương Duy Nhất, mà vì mấy bài viết trên mạng xã hội mà tôi bị nạn. Đón xong Trương Duy Nhất, Bạch Hồng Quyền chở ngay đến nhà tôi, nhưng lúc ấy tôi không có nhà. Tối khoảng chín giờ tôi mới ghé qua gặp họ được khoảng 10 phút. Họ có truyền thông trong tay, họ tìm cách đổ lỗi cho tôi để che giấu sự bất cẩn của họ. Nhưng làm sai thì họ có lỗi với lương tâm, còn tôi thì không làm gì phải để lương tâm cắn rứt. Nhưng họ làm hại uy tín của tôi, chỗ đứng của tôi trong cộng đồng.

BBC : Anh có giận ghét họ ?

Cao Lâm : Không. Tôi nghĩ mình bị gặp nạn quá lớn. Đôi khi cũng nghĩ là mình nếu không thân tình với Bạch Hồng Quyền, không đứng ra mướn nhà hộ, giúp đỡ gia đình Bạch Hồng Quyền những ngày mới đến đây từ năm 2017 thì giờ không bị tai bay vạ gió. Quyền còn chưa làm được gì để trả ơn cho tôi. Tôi buồn vì họ có truyền thông trong tay, họ muốn nói gì thì nói...

BBC : Bị trục xuất như thế rồi thì tài sản của gia đình anh ở đây ai lo ? Gia đình anh sau này có quay lại Thái được không ?

Cao Lâm : Tôi sẽ tìm cách quay lại bằng cách này hay cách khác. Hôm cảnh sát báo bị trục xuất tôi cũng nói với họ như thế. 'Mấy ông cứ trục xuất tôi đi, rồi trước sau tôi cũng quay lại đây thôi'.

BBC : Cảnh sát họ phản ứng ra sao ?

Cao Lâm : Họ cười cười thôi. Tôi ở đây 16 năm rồi, cộng đồng, hàng xóm ai cũng biết, cũng quý mến. Tôi chỉ lo làm ăn, rảnh thì làm việc từ thiện, chẳng làm hại ai. Ai cũng biết thế.

Tina Hà Giang

Published in Việt Nam

Ông Lưu Văn Vịnh và những thành viên Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết b bắt giam gn 2 năm vẫn chưa xét xử.

Ông Lưu Văn Vịnh (facebooker Vịnh Lưu), người sáng lập Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết, bị bắt khẩn cấp hôm 06/11/2016 với cáo buộc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo điều 79 bộ luật hình sự cộng sản.

Việc bt khẩn cấp ông Lưu Văn Vịnh được tiến hành lúc ngày 06/11/2016. Lúc 12 giờ 30, lực lượng công an Sài Gòn bất ngờ ập vào nhà riêng của ông Vịnh, số 120 Liên khu 4 – 5, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, bắt và áp giải ông Vịnh về đồn công an Bình Tân. Sau đó công an chở ông Vịnh về giam giữ tại số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh.

Ông Lưu Văn Vịnh sinh năm 1967, vợ là Nguyễn Thị Thập và có 3 con.

Ông Vịnh là một nhà đấu tranh cho dân chủ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Ông thường xuyên có mặt trong các cuộc biểu chống Trung Quốc và bảo vệ môi trường. Ông cũng thường xuyên tham gia vào các đợt đòi người khi bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ trái phép.

Ông Lưu Văn Vịnh là một trong những thành viên sáng lập Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết được thành lập ngày 15/7/2016, và ông được bầu vào chức vụ chủ tịch.

Đến nay ông Lưu Văn Vịnh và nhóm thành viên Liên minh Dân tộc Việt Nam tự quyết đã bị bắt gần 2 năm mà vẫn chưa xét xử

Hôm 28/05/2018, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Bảo Khánh, đài phát thanh Việt Nam Sydney Radio, anh Đoàn Minh Tuân, một thành viên Liên Minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết vừa đào thoát khỏi sự truy lùng cùa bạo quyền cộng sản Việt Nam, đã lên tiếng tố cáo bạo quyên cộng sản gia tăng đàn áp người yêu nước.

Nội dung như sau, mời quý vị cùng nghe :

YouTube phỏng vấn anh Đoàn Minh Tuân

Bảo Khánh & Đoàn Kim thực hiện

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 01/06/2018

Published in Video