Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dự án Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ thuộc thôn Châu Trúc (xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) có diện tích 60 ha, với tổng vốn 1.440 tỉ đồng do Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, Dự án này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người dân địa phương !

trao1

Đầm Trà Ổ

Theo Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, sự phản đối của bà con địa phương bắt đầu từ tháng 4/2019 đến nay, bởi theo người dân, Trà Ổ là cái đầm lớn thứ hai của Bình Định – nơi mưa sinh thủy sản của bà con, và dự án năng lượng mặt trời có thể "che lại hết không thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản và làm nông nghiệp !".

Cũng theo chia sẻ trên trang cá nhân, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cũng dẫn quan điểm của lãnh đạo huyện Phù Mỹ, theo đó, đầm Trà Ổ rộng 1.200 ha và dự án chỉ được cấp phép trên 60 ha ; các tấm pin chỉ che phủ 35 ha. Việc xây dựng Nhà máy điện mặt trời sẽ giúp cho địa phương phát triển kinh tế, đóng góp ngân sách tỉnh và đặc biệt tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Hệ thống năng lượng mặt trời được xem là một nguồn năng lượng không tạo ra ô nhiễm không khí, nước hoặc hiệu ứng nhà kính. Và hiện nay, năng lượng mặt trời đã bùng nổ ở nhiều nơi, khi chi phí lắp đặt đã giảm hơn 70% kể từ năm 2010. Sự tăng trưởng này được Hiệp hội Công nghiệp quang điện Châu Âu ghi nhận bằng dự đoán rằng, năng lượng mặt trời có thể cung cấp từ 7% đến 11% nhu cầu điện của EU vào năm 2030.

trao2

Người dân xã Mỹ Lợi trình bày ý kiến tại buổi đối thoại

Dù là một loại năng lượng sạch, nhưng điện năng mặt trời không tuyệt đối, bởi nó chứa đựng những yếu tố gây hại.

Đầu tiên, về việc sử dụng đất đai, bởi các tấm pin mặt trời quy mô càng lớn thì diện ích chiếm càng nhiều, và điều này có thể dẫn đến suy thoái môi trường và mất môi trường sống. Cụ thể hơn, các trang trại năng lượng mặt trời bao phủ một lượng lớn đất đai có khả năng có tác động đến hệ động vật và thực vật địa phương, đặc biệt là các loài chim. Bản thân khu vực triển khai dự án điện mặt trời cũng ức chế sự phát triển của thảm thực vật và làm hỏng nông nghiệp. Không giống như năng lượng gió, các tấm pin mặt trời không thể chia sẻ vùng đất mà chúng chiếm dụng cho các mục đích sử dụng khác. Theo The Guardian, với việc triển khai các dự án năng lượng mặt trời thì khí hậu là một yếu tố được biết đến và thay đổi mạnh mẽ bản chất của đất cũng như các mối quan hệ loài thực vật có thể phát triển ở đó. 

Nghiên cứu được thực hiện tại các trang trại phong điện và công viên năng lượng mặt trời cho thấy những thay đổi trong sử dụng đất này có thể dẫn đến thay đổi khí hậu vi mô. Ví dụ, làm việc trên các trang trại gió tác động cục bộ về nhiệt độ, thay đổi độ ẩm thông qua nhiễu loạn, nồng độ khí sinh học cao hơn (CO2, metan và oxit nitơ) và thay đổi mô hình che phủ của mây và lượng mưa. Trong khi đó, với các tấm năng lượng mặt trời có thể gây ra bóng râm và thay đổi lưu lượng gió, và về nguyên tắc có khả năng thay đổi nhiệt độ, thay đổi sự phân bố lượng mưa (tác động đến độ ẩm của đất) và lưu lượng gió trên đất. Cụ thể, đất là nhân tố quan trọng nhất trong việc lưu trữ carbon - chứa nhiều hơn thực vật và bầu khí quyển - và sự tương tác giữa đất và thực vật điều chỉnh việc lưu trữ carbon và giải phóng khí nhà kính. Vì vậy, việc mở rộng các công viên năng lượng mặt trời ảnh hướng quan trọng đối với chu trình carbon, tốc độ tăng trưởng của thực vật, lượng carbon bị giữ lại trong đất, khả năng giải phóng khí thải nhà kính vào khí quyển và các loại loài có thể sống trong điều kiện mới. Sử dụng hàng loạt các trang trại năng lượng mặt trời theo thời gian sẽ làm tăng các khu vực bị ảnh hưởng và quy mô ảnh hưởng.

Thứ hai, về sử dụng nước. Tạo năng lượng với các tấm quang điện mặt trời là một quá trình tốn nhiều nước. Mặc dù các pin mặt trời không sử dụng nước để tạo ra điện, quá trình sản xuất lại cần nước. Tại Mỹ, sản xuất điện chiếm hơn 40% lượng nước ngọt hàng ngày. Mặc dù một phần nước này có thể được tái sử dụng, sự phong phú của các tấm pin mặt trời trong một khu vực có thể gây căng thẳng cho tài nguyên nước địa phương. Chưa kể, sự bao phủ một diện tích đất cũng tạo ra nguy cơ khủng hoảng sinh thái ảnh hưởng đến mức độ thoát nước và lượng mưa của khu vực.

Thứ ba, hóa chất độc hại. Quá trình sản xuất các tấm năng lượng mặt trời đã sử dụng các hóa chất độc hại như axit hydrochloric, axit sulfuric, axit nitric, hydro florua, acetone… Nếu các nhà sản xuất có thể không tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và các quy định nhằm tiết giảm chi phí sản xuất. Trong khi đó, nếu các tấm pin mặt trời không được xử lý đúng cách, những hóa chất độc hại này có thể là mối nguy hại cho môi trường. Các tấm pin mặt trời tạo ra chất thải độc hại gấp 300 lần trên mỗi đơn vị năng lượng so với các nhà máy điện hạt nhân. Và hiện nay, các tấm năng lượng mặt trời sau khi thải loại, đã tạo thành một cụm hóa chất độc hại tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Ghana. Đó là chưa kể, trong quá trình sử dụng, các tấm năng lượng mặt trời phát ra các chất ô nhiễm. Nếu các chất này vô tình được giải phóng trên nước ngầm và đất nông nghiệp trong quá trình sản xuất, thì nó cũng tạo ra những rủi ro cao. Mà cụ thể, cadmium có thể bị rửa trôi khỏi các tấm năng lượng mặt trời bởi nước mưa đang ngày càng trở nên phổ biến.

Đó là chưa kể, có thể các tấm năng lượng mặt trời có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi giá thành rẻ hơn. Trong một bài viết của Tiến sĩ Alona Armstrong, giảng viên năng lượng tại Trung tâm Môi trườngLancaster, Đại học Lancaster trên trang nationalgeographic cho biết. Một nghiên cứu được phát hành vào tháng Năm bởi Đại học Tây Bắc và Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne cho thấy lượng khí thải carbon của một tấm năng lượng mặt trời từ Trung Quốc gấp đôi so với Châu Âu, bởi vì Trung Quốc có ít tiêu chuẩn môi trường hơn và nhiều nhà máy nhiệt điện than hơn. Bản thân những nhà máy sản xuất tấm năng lượng mặt trời cũng bị phản ứng dữ dội, ví dụ Jinko Solar, khi doanh nghiệp này đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình và hành động pháp lý kể từ khi một trong những nhà máy của nó, ở tỉnh phía đông Chiết Giang, bị buộc tội thải chất thải độc hại xuống một con sông gần đó.

Tiếp đó, việc tái chế pin mặt trời gặp phải vấn đề, không có đủ nơi để tái chế các tấm pin mặt trời cũ và không có đủ các tấm pin mặt trời đủ đáp ứng khả năng để tái chế chúng (về mặt kinh tế). Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA) năm 2016 ước tính có khoảng 250.000 tấn chất thải từ pin mặt trời trên thế giới vào cuối năm đó. IRENA dự kiến số tiền này có thể đạt tới 78 triệu tấn vào năm 2050.

Câu chuyện người dân phản đối dự án Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ có thể mở đầu cho hàng loạt những cuộc phản đối khác, khi các dự án "năng lượng sạch" kiểu này đang được thúc đẩy ở các tỉnh thành khác tại Việt Nam. Và người dân có quyền đặt câu hỏi : liệu năng lượng mặt trời có sạch như cách mà các chủ đầu tư quảng bá ?.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 10/05/2019

******************

Dự án điện mặt trời đầm Trà Ổ mới chỉ phê duyệt chủ trương báo cáo đầu tư

Ngọc Oai, Sài Gòn Giải Phóng online, 03/07/2018

Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho biết, dự án điện mặt trời ở đầm Trà Ổ (gọi tắt là dự án) chỉ mới được phê duyệt chủ trương báo cáo đầu tư nên chưa thể công khai đến người dân sớm.

Mới phê duyệt chủ trương, chủ đầu tư đã cắm cọc, khoan...

trao3

Trong sáng 3/7, tại UBND xã Mỹ Châu (Phù Mỹ), lãnh đạo huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã có buổi sinh hoạt với ban chấp hành mở rộng Đảng ủy xã Mỹ Châu. Dự kiến, trong chiều cùng ngày các bên sẽ tiến hành sinh hoạt với chi bộ thôn Châu Trúc và người dân.

trao4

Đã 5 ngày qua, người dân thôn Châu Trúc dựng rạp canh giữ 3 ô tô (trong đó 2 xe công vụ) để mong được đối thoại với lãnh đạo tỉnh về dự án điện mặt trời

trao5

3 xe ô tô của đoàn khảo sát (2 xe công vụ) bị "nhốt" 5 ngày qua tại đầm Trà Ổ

Trao đổi với PV SGGPO, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ Nguyễn Văn Dũng cho biết : "Trong ngày 2/7, huyện đã thành lập tổ công tác. Sáng 3/7, tiến hành sinh hoạt với Ban chấp hành mở rộng Đảng ủy xã Mỹ Châu rồi mới xuống sinh hoạt chi bộ. Sau khi đã đi đến thống nhất thì chúng tôi sẽ sinh hoạt với dân".

Theo Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, dự án này chỉ mới phê duyệt chủ trương báo cáo đầu tư, chứ chưa phải là phê duyệt đầu tư. Ở đây mới chỉ là báo cáo phê duyệt các bước, để hoàn chỉnh dự án nên không thể công khai được.  

Ông Dũng cũng cho biết, trước đó, khi có phê duyệt chủ trương dự án UBND huyện đã họp với các ngành của huyện. Trong đó, có mời cả Bí thư, Chủ tịch mặt trận các xã ven đầm Trà Ổ để nghe nhà đầu tư báo cáo sơ lược về dự án, để cán bộ nắm trước.

"Lộ trình tiếp theo, trước hết là họp Đảng bộ các xã sau đó công khai dự án đó cho dân biết. Rồi tiến hành họp trong dân để công khai dự án. Trước khi công khai dự án phải làm rõ vị trí, địa điểm ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động của người dân ở đó hay không" - ông Nguyễn Văn Dũng nói.

trao6

Người dân đặt lều, chặn giữ 3 ô tô của đoàn khảo sát

Tuy vậy, thông tin PV  nhận được từ phía người dân và cán bộ thôn Châu Trúc là trước đó có đoàn đã về khảo sát cắm cọc, khoan thăm dò. Việc này đã làm cho hầu hết người dân lo lắng. Sau đó, 9 giờ ngày 28-6, có đoàn ra để khảo sát đường điện, thì người dân mới ra chặn và giữ xe.

Trong khi đó, ông Trương Minh Út, Phó Chủ tịch HĐND xã Mỹ Châu cho biết : "Sự việc xảy ra khá bất ngờ nên địa phương cũng khá lúng túng. Ban đầu, đoàn công tác xuống khoan thăm dò dự án, nhưng không thông qua địa phương, nên Đảng ủy, UBND xã Mỹ Châu không biết. Bây giờ dự án cũng chưa thông qua, địa phương cũng chẳng biết gì !".

Việc công ty cắm cọc, khoan Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho hay, chưa nghe thông tin về việc này.

"Nhưng có thể đơn vị hôm đó họ đi trước để khảo sát xem được ở đó có đáp ứng đủ ánh sáng hay không", ông Dũng nói.

Dân lo dự án bít lối ra đầm

Ngày 3/7, ông Bùi Xuân Bộ, trưởng thôn Châu Trúc thông tin nhanh : "Lãnh đạo nói sẽ vận động người dân trở về. Nhưng điều người dân mong muốn là đơn vị chức trách hoặc chủ đầu tư phải giải thích cho họ về dự án".

Theo tìm hiểu, bức xúc của người dân đứng ra chặn giữ xe công vụ trên đầm Trà Ổ chủ yếu xoay quanh các vấn đề: người dân lo mất sinh kế; lo ô nhiễm môi trường, dự án làm cá, tôm trên đầm chết; người dân ra phản đối trước, không để dự án triển khai rồi "sự đã rồi" thì không còn can thiệp được ; có 350 hộ (1.600 nhân khẩu) thôn Châu Trúc trước nay thiếu đất sản xuất, chủ yếu dựa vào đầm Trà Ổ để mưu sinh, giờ dự án đặt trước thôn này sẽ bít lối ra đầm làm ăn của dân…

trao7

350 hộ dân (1.600 nhân khẩu) vô cùng lo lắng sợ mất sinh kế, bít lối làm ăn nếu dự án điện mặt trời thi công trên đầm Trà Ổ

"Dự án điện mặt trời có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào ? Có ai giải thích cho đâu ? Khi làm dự án thì cá, tôm trên đầm Trà Ổ có chết hay không ? Dân chúng tôi được cái gì ? Chúng tôi không có chuyên môn nên lo lắng vô cùng ! Yêu cầu đơn vị nào ký phê duyệt dự án, đơn vị chuyên môn phải ra đối thoại giải thích cho dân", một người dân lo lắng cho biết.

Ông Trương Minh Út thông tin : "Nhiều người dân nói rằng, công ty họ dàn trải phao nổi trên mặt nước, từ Cù Lao đến hết thôn Châu Trúc. Làm thế chiếm hết diện tích của dân rồi, bít lối ra đầm của dân, người dân phải đi vòng qua các xã khác để đi làm. Khi đó, lưới cụ của họ sẽ bị dân vùng khác phá hỏng, hư hại nên họ không yên tâm đánh bắt trên đầm nữa".

Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ tiếp tục khẳng định : "Quan điểm của địa phương, nếu dự án đưa vào trong quá trình thực hiện ảnh hưởng đến đời sống của người dân thì dĩ nhiên, chính quyền sẽ can thiệp để nhà đầu tư trích một khoản kinh phí để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng ; thứ 2, phải có kinh phí để hỗ trợ hạ tầng cho người dân. Những vấn đề trên, địa phương đang đặt ra cho nhà đầu tư để họ chuẩn bị trước. Làm cái gì cũng phải đặt lợi ích của người dân lên trên hết…".

Theo kế hoạch, trong chiều nay 3/7, lãnh đạo huyện Phù Mỹ và xã Mỹ Châu sẽ sinh hoạt với chi bộ thôn Châu Trúc và người dân về dự án này.

100% Đảng viên chi bộ thôn không đồng tình

Trao đổi với báo chí, ông Trương Văn Quý, Bí thư chi bộ thôn Châu Trúc cho biết : Người dân và cán bộ thôn Châu Trúc vẫn chưa hay biết gì về thông tin có chủ trương đầu tư dự án. Tất cả đều thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và báo chí.

Giữa tháng 6/2018, khi có phản ánh của người dân, chi bộ thôn đã tổ chức họp thì tất cả 100% Đảng viên chi bộ thôn đều không đồng tình triển khai dự án trên đầm Trà Ổ. Hầu hết, người dân thôn Châu Trúc đều sinh sống dựa vào đầm này.

Ngọc Oai

Nguồn : Sài Gòn Giải Phóng online, 03/07/2018

Published in Diễn đàn

Các "siêu" dự án ven biển miền Trung của FLC gây lo lắng (RFA, 04/06/2018)

Tập đoàn FLC, một tập đoàn được cho là phát triển nhanh như vũ bão trong vòng một thập niên qua, đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các dự án của tập đoàn này, chủ yếu là những dự án dọc 14 tỉnh ven biển miền Trung. Tuy nhiên, dư luận lại quan ngại về nhiều hệ lụy từ các dự án của FLC.

diaoc1

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết (áo sơ mi trắng bìa phải) trong chuyến khảo sát thực địa khu vực Tập đoàn FLC dự kiến đầu tư khu phức hợp du lịch, dịch vụ ven biển Cửa Tùng-Cửa Việt. Courtesy : Ảnh chụp màn hình quangtri.gov.vn

Phát triển thần tốc

Tập đoàn kinh doanh bất động sản FLC chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam vào năm 2008, trụ sở chính ở Hà Nội. Tiền thân của FLC là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Trường phú Fortune, với vốn điều lệ 18 tỷ đồng. Tính đến tháng 10 năm 2017, Công ty Quản lý quỹ Unicap định giá Tập đoàn FLC 9 tỷ đô la Mỹ. Cuối năm ngoái, Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết được xếp hạng là người giữ vị trí giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam trong năm 2017.

Các dự án nổi bật của Tập đoàn FLC như Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, khánh thành năm 2015 ; Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển Liên Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đánh giá về hiệu quả kinh tế của các dự án vừa nêu :

"Tập đoàn FLC cho đến nay những dự án họ đầu tư đều đem lại những kết quả rất tích cực. Ví dụ, dự án ở Sầm Sơn thì thay đổi hẳn hình ảnh của Sầm Sơn và hiện nay khách du lịch đến đó đông vô kể và làm cho khả năng thu hút khách du lịch của tỉnh Thanh Hóa tăng lên rất rõ rệt. Tương tự như vậy là dự án ở Quy Nhơn. Hiện nay, dự án ở Quy Nhơn lớn đến mức mà số khách du lịch đến đó cần phải tăng thêm các chuyến bay. Và vì vậy, Tập đoàn FLC đã lập ra một hãng hàng không gọi là Bamboo Airlines (Hãng hàng không Tre Việt) để chuyên chở khách và họ đang kết nối với Thái Lan để chuyển khách quốc tế từ Thái Lan đi đến những chỗ đó".

Là một trong 10 tập đoàn đầu tư bất động sản hàng đầu tại Việt Nam, truyền thông trong nước cho biết Tập đoàn này đã và sẽ có tổng cộng 11 dự án ven biển ở 14 tỉnh miền Trung. Tập đoàn FLC được ghi nhận là doanh nghiệp mà lãnh đạo địa phương đặc biệt ưu ái, trải thảm đỏ gọi mời đầu tư cho những "siêu" dự án ở các vị trí đắc địa, có thể kể tên một số dự án bao gồm Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quảng Bình, với diện tích hơn 1900 héc-ta ở hai xã Hải Ninh và Hồng Thủy và Quần thể du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái FLC Bình Châu-Lý Sơn, Quảng Ngãi với tổng diện tích lên đến 3.890 héc-ta. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận giao cho Sở Kế hoạch-Đầu Tư nghiên cứu hồ sơ đề xuất đầu tư dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng sinh thái và sân golf FLC Bình Thuận 1 với quy mô 300 héc-ta tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân và báo cáo trước ngày 15 tháng 6 tới đây. Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, hồi cuối tháng 5, cũng có chuyến khảo sát thực địa khu vực Tập đoàn FLC dự kiến đầu tư khu phức hợp du lịch, dịch vụ ven biển Cửa Tùng-Cửa Việt, với tổng diện tích 1000 héc-ta để xây dựng các hạng mục sân bay, sân golf, khu resort…

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định của ông về sự nồng nhiệt của chính quyền địa phương các tỉnh miền Trung chào đón Tập đoàn FLC đến đầu tư là lẽ đương nhiên, qua hiệu quả kinh tế mà điển hình là hai dự án ở Sầm Sơn và Quy Nhơn. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với RFA :

"Tôi xin đánh giá thuần túy từ mặt kinh tế đối với các địa phương thì tôi thấy tác động như vậy đối với các địa phương là tích cực và việc các địa phương mong muốn thu hút FLC đến đầu tư và thu hút khách du lịch là điều có thể hiểu được. Và một điểm đáng lưu ý nữa, du lịch được coi như một trong các ngành mũi nhọn của Việt Nam, cho nên việc phát triển du lịch và hoạt động của FLC như vậy có lẽ cũng là một điều có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế của Việt Nam".

Quan ngại hệ lụy

Bên cạnh những nhận xét tích cực về hiệu quả kinh tế của các dự án mà Tập đoàn FLC mang lại cho địa phương nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung, như của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận cũng có không ít ý kiến thắc mắc về hàng loạt các dự án của Tập đoàn FLC tập trung tại những khu vực biển miền Trung Việt Nam. Câu hỏi mà dư luận đặt ra vì sao Tập đoàn FLC có thể tiến hành thâu tóm và thực hiện các dự án một cách nhanh chóng, kể cả việc chính quyền địa phương của tỉnh Quảng Ngãi sẵn sàng ứng trước ngân sách khỏang 500 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cùng với 12 công văn hoả tốc trong vòng 45 ngày cho dự án ở Bình Châu-Lý Sơn ? Nỗi lo lắng của dư luận về hệ lụy từ các dự án này sẽ nghiêm trọng đến mức nào khi Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết tuyên bố tại một hội thảo diễn ra ở Nhật Bản, hồi năm ngoái rằng FLC có thể chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Chúng tôi nêu vấn đề với Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu biển Đông của Việt Nam, về mối quan ngại an ninh quốc gia trong trường hợp các khu vực biển miền Trung nằm trong những dự án của FLC được chuyển nhượng cho tập đoàn nước ngoài sở hữu và quản lý. Thạc sĩ Hoàng Việt nêu lên ý kiến cá nhân của ông :

"Khi người Pháp tấn công vào Việt Nam năm 1858 thì họ tấn công từ phía biển. Cho nên Việt Nam đối với chiều dài cả 3000km bờ biển thì có rất nhiều nơi gọi là phương yếu và quan trọng. Hải cảng Cam Ranh chẳn hạn, một hải cảng hết sức quan trọng và có vị trí chiến lược không chỉ của Việt Nam mà có tác động lớn trong khu vực. Thế thì phải xem tùy thuộc vào khu vực biển nào. Thứ hai nữa, khu vực biển mà nếu nước ngoài quản lý thì họ kiểm soát cái gì ? Thật sự, tôi cũng nghe thông tin các tập đoàn như FLC có thể gây ảnh hưởng rất nhiều. Tuy nhiên khoan hãy nói về vấn đề an ninh, vì cần phải có thông tin đầy đủ mới có thể nói được. Nhưng, ngay vấn đề quan trọng đầu tiên là ở Việt Nam bây giờ liên quan đến sở hữu đất đai và giải tỏa đất đai để làm dự án. Qua đó cho thấy vấn đề về dân sinh, làm sao khi giải tỏa họ vẫn có cuộc sống bình thường thì chương trình đó bị đảo lộn rất nhiều và điều này ảnh hưởng đến kinh tế-chính trị-xã hội của Việt Nam".

Vào ngày 4 tháng 6, báo giới quốc nội cho biết Tập đoàn FLC lần đầu tiên tổ chức một hội thảo ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ trong ngày 25 tháng 6 tới đây, với sự tham dự của 400 khách mời để kêu gọi đầu tư nước ngoài cho các dự án của tập đoàn này, trong đó có hơn 50 dự án với tổng diện tích gần 9000 héc-ta dọc bờ biển của Việt Nam. Trong năm 2017, Tập đoàn FLC cũng tổ chức hội thảo tương tự tại Singapore, Nhật Bản và Nam Hàn.

************************

Nhân viên rút ruột, ngân hàng chối bỏ trách nhiệm (RFA, 04/06/2018)

4.900 tỷ đồng chiếm đoạt của nhiều doanh nghiệp, ngân hàng, cá nhân mà chỉ riêng 1 trong số những bên bị hại là một doanh nghiệp Malaysia có nguy cơ mất trắng 10 triệu đô la Mỹ tiền gửi. Tuy nhiên, Vietinbank, ngân hàng chủ quản nơi nhân viên Huyền Như mượn danh để thực hiện những hành vi chiếm đoạt tài sản lại được tòa án Việt Nam xử vô can.

diaoc2

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa phúc thẩm hồi cuối tháng 5/2018 Vietnamnet

Trong một phán quyết được đưa ra hôm 30/5, Tòa án Nhân dân Tối cao thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ kháng cáo của các nguyên đơn trong đó yêu cầu ngân hàng Vietinbank hoàn trả số tiền lên tới 4.900 tỷ đổng (tương đương 215 triệu USD) mà bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như đã chiếm dụng. Thay vào đó, Tòa phúc thẩm quyết định thủ phạm chính Huỳnh Thị Huyền Như có trách nhiệm phải bồi thường một số tiền 1.085 tỷ đồng đã "chiếm đoạt" của 5 công ty là Công ty Hưng Yên, Công ty An Lộc, Công ty Phương Đông, Công ty Bảo Hiểm Toàn Cầu và Công ty SBBS (Malaysia).

Đại diện công ty SBBS, luật sư Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tòa phúc thẩm đã bác bỏ quyết định của tòa sơ thẩm và đưa ra một phán quyết có lợi hoàn toàn cho phía ngân hàng Vietinbank. Luật sư Tâm nói :

"5 công ty này họ mở tài khoản hợp pháp nên vì thế mà án phúc thẩm mới hủy án với nhận định là Huyền Như có dấu hiệu tham ô. Nếu xét xử Huyền Như về tội tham ô, có nghĩa rằng trách nhiệm dân sự của Vietinbank phải bồi thường cho khách hàng. Cho nên bây giờ để cứu Vietinbank, giải thoát cái trách nhiệm dân sự cho Vietinbank nên người ta không thay đổi tội danh cho Huyền Như mà vẫn để Huyền Như lừa đảo, và biến các công ty này thành nạn nhân của sự lừa đảo".

Tin cho biết Huỳnh Thị Huyền Như lấy danh nghĩa quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đi huy động tiền gửi cho Ngân hàng Vietinbank để trực tiếp gặp gỡ, thỏa thuận với các đối tượng môi giới, đại diện của 5 công ty vừa nêu về việc nhận tiền gửi với lãi suất ưu đãi vượt lãi suất trần Nhà nước quy định. Khi các đơn vị này chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của họ mở tại Vietinbank, Như đã lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống (là kiểm soát viên, Trưởng phòng giao dịch) trực tiếp thao tác chuyển tiền từ các tài khoản của khách hàng đi trả nợ cá nhân cho Như.

Do đó, việc Hội đồng xét xử bác kháng cáo của các nguyên đơn và cho rằng các nguyên đơn dân sự gửi tiền nhưng đã bỏ mặc cho Như chiếm đoạt nên phải chịu trách nhiệm về sai sót do lỗi của mình theo luật sư Nguyễn Minh Tâm là hoàn toàn thiếu thuyết phục. Luật sư Tâm nói tiếp :

"Ở đây không có chuyện Huyền Như lừa gì công ty cả, vì tiền được chuyển vào tài khoản một cách hợp pháp, nằm trong sự quản lý của Vietinbank, Huyền Như áp dụng các thao tác gian dối qua mặt Vietinbank để rút tiền ra, thì chủ tài khoản làm sao mà biết được. Điều này thì ai cũng biết, dân chúng kể cả những người chẳng cần hiểu biết gì về pháp luật họ cũng đều cho rằng đó là thuộc trách nhiệm của Vietinbank".

Trên thực tế, theo luật sư Tâm, bất cứ một giao dịch nào trên hệ thống ngân hàng cũng đều được phản ảnh trên hệ thống mạng quản lý của các ngân hàng. Do đó, ngân hàng này phải có trách nhiệm với hành vi của cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như như việc làm giả chữ ký, chứng từ và sau đó rút tiền… từ tài khoản của các doanh nghiệp đã gửi tiền trong phạm vi quản lý của ngân hàng Vietinbank. Bình luận về điều này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Linh Hiệp, giảng viên khoa Tài chính – ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng ngân hàng Vietinbank phải chịu một phần trách nhiệm nếu để nhân viên gây hậu quả dưới uy tín của chính ngân hàng. Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Linh Hiệp nói :

"Cô này đang làm việc ở ngân hàng, với danh nghĩa ngân hàng, rồi không vào sổ sách hay gì gì đó để mà lừa thì trách nhiệm của ngân hàng cũng phải có 1 phần vì cô này đang làm việc đó dưới danh nghĩa là một nhân viên ngân hàng, tại ngân hàng luôn. Bây giờ anh không theo dõi, không giám sát nhân viên cụ thể để nhân viên của anh gây ra việc phạm pháp như thế thì anh cũng phải gánh chịu một phần".

Không chỉ Vietinbank, một số vụ việc mất tiền khác trong thời gian gần đây như việc gần 300 tỷ đồng của khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng Eximbank không cánh mà bay, vụ 17 khách hàng mất gần 400 tỷ đồng tại ngân hàng Ocebank hay 26 tỷ đồng tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank bị rút khống…và đặc biệt là pháp lệnh hồi cuối năm 2017 quy định ngân hàng phá sản, người gửi tiền chỉ được bồi thường tối đa 75 triệu đồng đã khiến không ít người bày tỏ hoang mang và lo lắng về tính an toàn khi gửi tiền tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng đã không có những biện pháp tích cực và kịp thời trong việc thực hiện trách nhiệm bồi hoàn đối với khách hàng trong trường hợp xảy ra mất mát. Chị Thùy Linh, một người gửi tiền cho rằng đó là hành xử không công bằng đối với những người gửi tiền tại ngân hàng hiện nay :

"Trong trường hợp mình là người đi vay, không may mình bị lừa và không có khả năng trả tiền đúng hạn cho ngân hàng, thì mình phải chịu rất nhiều những khoản phí phát sinh… so với việc ngân hàng cầm sổ tiết kiệm của mình rồi lại chây ỳ trong việc trả lại tiền cho mình thì nó là không công bằng".

Các chuyên gia tài chính ngân hàng mà đài RFA đã có dịp tiếp xúc đều cho rằng, ngân hàng tại các quốc gia phát triển thường có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng trong vòng 24-72 giờ và cũng là pháp nhân chịu trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra việc mất tiền của khách hàng. Đặc biệt, trong các trường hợp ngân hàng có nhân viên gian dối, lừa đảo rút tiền của khách hàng thì ngân hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bởi những cá nhân đó là người đại diện cho ngân hàng thực hiện các giao dịch. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quá trình điều tra thường diễn ra quá lâu và ngân hàng chỉ chịu bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong điều kiện có quyết định của tòa án. Điều này không chỉ gây thiệt hại về tâm lý cũng như kinh tế đối với khách hàng mà còn khiến cho chính uy tín của chính các ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng và rõ ràng sẽ là một tác động tiêu cực đến việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ người dân và các doanh nghiệp đối với chính các tổ chức tín dụng, ngân hàng này.

******************

Việt Nam đặt chỉ tiêu tham vọng về điện mặt trời (RFA, 04/06/2018)

Việt Nam đang có kế hoạch tăng gấp ba lần năng lượng điện sản xuất từ các nguồn tái tạo và tăng 26% lượng tiêu thụ năng lượng mặt trời của hộ gia đình vào năm 2030.

diaoc3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại APEC, Đà Nẵng 2017. AFP

Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, hôm thứ Hai 4-6-2018 trả lời phỏng vấn Reuters với nội dung như trên, nhân sự kiện Việt Nam chuẩn bị tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada.

Ông Phúc còn bày tỏ hy vọng Việt Nam có thể sử dụng khoảng 20 triệu tấn dự trữ đất hiếm, mà ông nói là lớn nhất thế giới , trong việc xây dựng các công nghệ năng lượng mới.

Reuters trích phúc đáp bằng văn bản rằng : "Việt Nam được ưu đãi với tiềm năng to lớn để phát triển năng lượng tái tạo sạch".

Cũng theo ông Phúc, Việt Nam mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến của ngành khai thác và chế biến đất hiếm nhằm tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.

Mỏ đất hiếm lớn nhất của Việt Nam nằm ở tỉnh Lai Châu, gần biên giới với Trung Quốc. Đây là loại khoáng sản rất cần thiết cho các công nghệ như tua-bin gió, pin xe hơi điện, pin mặt trời và điện thoại thông minh.

Thủ tướng Phúc nhấn mạnh Việt Nam sẽ "tăng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn tái tạo từ khoảng 58 tỷ kWh (kilowatt giờ) trong năm 2015 lên 101 tỷ kWh vào năm 2020 và 186 tỷ kWh vào năm 2030".

**********************

Việt Nam đẩy mạnh năng lượng tái tạo với mục tiêu đầy tham vọng (VOA, 04/06/2018)

Việt Nam đang có kế hoch tăng gp ba ln đin năng sn xut t các ngun tái to và tăng 26% lượng tiêu th năng lượng mt tri ca các h gia đình trước năm 2030, Th Tướng Vit Nam nói vi hãng tin Reuters.

diaoc4

liu : Tua bin gió. nh chp ngày 3/11/2015 gn Steele City, Nebraska, Hoa Kỳ. (AP Photo/Nati Harnik)

Phát biểu trước Hi ngh thượng đnh G7 m rng ti Canada hôm 4/6/2018, Th tướng Nguyn Xuân Phúc nói Vit Nam hy vng có th s dng khong 20 triu tn đt hiếm d tr, mà theo ông là ln th ba trên thế gii, đ phát trin các công ngh năng lượng mi.

Trả li nhng câu hi ca Reuters bng văn bn, ông Phúc nói : "Vit Nam may mn được ưu đãi đ có tim năng to ln trong vic phát triển năng lượng sch".

Ông Phúc nói Việt Nam mong được hp tác trong các lĩnh vc nghiên cu, phát trin và chuyn giao các công ngh tiến tiến ca ngành khai thác và chế biến đt hiếm nhm to ra các sn phm giá tr gia tăng và thân thin vi môi trường".

Mỏ đt hiếm ln nht của Vit Nam nm tnh Lai Châu, sát biên gii vi Trung Quc. Đây là loi khoáng sn thiết yếu cho nhiu công ngh như tua-bin gió, pin xe hơi đin, pin mt tri và đin thoi thông minh.

Trong thời gian qua, Vit Nam đã tìm cách c vũ vic phát trin năng lượng tái to hu gim s l thuc vào than. Ông Phúc cho biết Vit Nam s tăng sn lượng đin sn xut t các ngun tái to t khong 58 t kilowatt gi vào năm 2015, lên 101 t kilowatt gi vào năm 2020 và 186 t kilowatt gi vào năm 2030.

Vào năm 2015, chỉ có 4,3% các h gia đình Vit Nam s dng các thiết b năng lượng mt tri. Vit Nam có kế hoch tăng vic s dng các thiết b này lên 12% trước năm 2020, và 26% trước năm 2030.

Published in Việt Nam

Chỉ trong vòng ba tháng đầu năm 2018, hai dự án điện mặt trời đầu tiên của Việt Nam và có quy mô lớn được khởi công tại tỉnh Ninh Thuận. Dự án thứ nhất là nhà máy điện mặt trời BIM 1, khởi công ngày 23/01/2018, sẽ lặp đặt 90.000 tấm pin năng lượng mặt trời trên diện tích 35 ha, hàng năm sẽ sản xuất ra 50 triệu kWh điện. Dự án thứ hai là nhà máy điện mặt trời Hồ Bầu Ngứ, được khởi công ngày 31/03, lặp đặt 162.000 tấm pin mặt trời trên diện tích gần 75 ha, sẽ sản suất gần 100 triệu kWh khi hòa vào lưới điện quốc gia.

solaire1

Một dự án năng lượng mặt trời tại Philippines của AC Energy, đối tác trong dự án BIM1 Việt Nam (@ayala-energyinfra.com)

Trước đó, chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân với Nga và Nhật Bản. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hủy vào tháng 11/2016 do chi phí quá lớn, lên đến vài tỉ đô la cho mỗi lò phản ứng.

So với điện hạt nhân, điện gió và điện mặt trời có những lợi thế gì khi được phát triển ở Việt Nam ? Trả lời RFI tiếng Việt, ông Nguyễn Trịnh Hoàng Anh, chuyên gia Kinh tế và Chính sách Năng lượng, giảng viên Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội (Université des Sciences et des Technologies de Hanoi, USTH), giải thích :

"Ưu điểm rõ ràng nhất đó là đầu vào miễn phí. Yếu tố thứ hai đó là sự phát thải rất ít.Việt Nam là một nước nhiệt đới, vì vậy, tiềm năng về năng lượng mặt trời tại Việt Nam rất là tốt, kể cả phong điện vì chúng ta có một bờ biển dài hơn 3.000 km. Đặc biệt khu vực miền Trung - Nam Bộ và Nam Bộ có tiềm năng gió và mặt trời rất lớn. Đó là một thuận lợi khi chúng ta muốn phát triển phong điện hay điện mặt trời.

Tuy nhiên, khi quyết định phát triển một dạng năng lượng nào đó thì người ta phải tính toán đến rất nhiều yếu tố, ví dụ chi phí đầu tư, đảm bảo việc cung cấp điện có liên tục, có an toàn hay không. Đó là một bài toán rất tổng thể, vì vậy, ngay cả hiện nay, khi nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ điện mặt trời hay điện gió, thì việc triển khai trên thực tế cũng gặp một số trở ngại mà hiện nay, nhà nước cũng như các nhà đầu tư đang cùng nhau giải quyết vấn đề này".

Theo báo chí trong nước, tỉnh Ninh Thuận đã chấp thuận chủ trương khảo sát cho 48 dự án điện mặt trời, trong đó có 18 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Riêng tập đoàn Thiên Tân, theo báo Nhật Nikkei (05/02/2018), đã có 5 dự án tại tỉnh Ninh Thuận, từ nay cho đến năm 2020, với tổng trị giá gần 2 tỉ đô la. Theo dự kiến, nhà máy đầu tiên, có công suất 50 MW, sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018, bốn nhà máy tiếp theo sẽ có công suất từ 200-300 MW. Còn tập đoàn TTC đề ra kế hoạch xây 20 dự án điện mặt trời, cho đến năm 2020, tại tỉnh Tây Ninh (324 MW), Bình Thuận (300 MW), Ninh Thuận (300 MW)…

Điện mặt trời : Từ quy mô nhỏ đến dự án nguồn năng lượng chính

Đúng là các tỉnh Trung-Nam Bộ và Nam Bộ thu hút các dự án điện mặt trời có quy mô lớn, vì có số giờ nắng cả năm trên 2.600 giờ, tổng lượng nhiệt gần 10.000 độ C, nhưng rất nhiều dự án nhỏ hơn đã được triển khai ở các tỉnh thành trên cả nước, như giải thích của chuyên gia Hoàng Anh :

"Theo như quy định hiện nay cho điện mặt trời thì những dự án điện nối với lưới điện ở quy mô gia đình cũng được hỗ trợ về mặt chính sách, cũng như hỗ trợ về mặt giá. Chính vì vậy, ở Hà Nội và một số tỉnh khác ở miền bắc, họ cũng xem xét phát triển những dự án đó ở quy mô từ gia đình, chứ không chỉ ở quy mô công nghiệp.

Thực ra ở quy mô gia đình, phải nói là gần như các tỉnh đều có, ngay cả các tỉnh miền núi phía bắc, nơi mà không ai nghĩ tiềm năng năng lượng mặt trời là nhiều, nhưng mà ở một số xí nghiệp làm nông nghiệp (như trồng cây trà, hoặc các cây nông nghiệp khác), họ cũng đã và đang phát triển những hệ thống năng lượng mặt trời để phục vụ cho chính việc sản xuất của họ.

Lấy một ví dụ ở Hà Nội, tòa nhà của Liên Hiệp Quốc ở Hà Nội cũng có một hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có công suất là 119 KW. Họ đã vận hành từ trước đến nay và họ cũng đã đấu nối với lưới điện rồi. Tuy nhiên, trước đây những dự án như vậy chưa nhận được những hỗ trợ về mặt chính sách về giá nhưng giờ đây các dự án tương tự sẽ nhận được những hỗ trợ khuyến khích đó. Đó cũng là một điều cho chúng ta thấy ở các tỉnh thành khác ở miền bắc, hoặc là toàn quốc, cũng có khả năng phát triển dự án điện mặt trời công suất tương đối lớn hơn so với hiện tại".

Việt Nam đang cố gắng phát triển điện mặt trời thành một nguồn năng lượng chính của đất nước. Theo dự kiến, năng lượng mặt trời sẽ chiếm 3,3% tổng công suất phát điện vào năm 2030, tiếp theo là chiếm 20% vào năm 2050. Tuy nhiên, thị phần năng lượng mặt trời hiện còn rất nhỏ :

"Thực tế là hiện nay, ngay cả phong điện, điện mặt trời, tức là những dạng năng lượng tái tạo mà không tính đến thủy điện, đều đóng góp một tỉ trọng rất nhỏ, dưới 1%, vào trong hệ thống. Chính vì vậy, Nhà nước mới có chính sách muốn phát triển nhiều hơn nữa để đáp ứng được cho nhu cầu phát triển điện trong thời gian tới khi mà nhu cầu ngày càng tăng và các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trong tương lai, nó cũng là nguồn thay thế để chúng ta sử dụng, đáp ứng được nhu cầu. Còn hiện tại, chúng ta cũng đang phải giải quyết rất nhiều việc, từ kỹ thuật đến kinh tế, chính sách để làm sao cho những dự án này được phát triển một cách hiệu quả nhất".

Rút kinh nghiệm từ những nước đi trước

Điện mặt trời nói riêng, và năng lượng tái tạo nói chung, đã và đang được phát triển nhanh chóng trên thế giới. Đây chính là một điểm thuận lợi cho Việt Nam vì có thể học hỏi kinh nghiệm và nhận được hỗ trợ từ những dự án trước đó.

"Có thể nói là không chỉ có điện mặt trời, mà cả phong điện, chúng ta nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các nước phát triển. Ví dụ từ Đức, họ đã có những chương trình về năng lượng tái tạo, và đặc biệt là điện gió, từ những năm 2008 ở Việt Nam.

Đối với điện mặt trời, nhiều tổ chức nước ngoài, như Ngân hàng Thế giới, hoặc các tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), hoặc tổ chức phát triển của Mỹ, hoặc của Pháp AFD. Hiện AFD có những dự án về phát triển lưới điện cho Việt Nam hoặc những dự án tiết kiệm năng lượng, kể cả những dự án về năng lượng tái tạo cho Việt Nam. Vào đầu tháng Năm (2018), AFD cũng tổ chức một số hội thảo hoặc một số buổi làm việc cùng với các nhà làm chính sách của Việt Nam, cũng như các công ty điện ở Việt Nam để tìm ra những hướng phát triển hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng.

Hoặc ngay từ những nước láng giềng như Thái Lan, là một nước rất thành công về phát triển năng lượng mặt trời ở khu vực Đông Nam Á. Tất cả để làm sao cho chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ họ, không chỉ là kinh nghiệm thành công, mà còn cả kinh nghiệm thất bại.

Ngay như Pháp, chúng ta có thể thấy là khoảng 5 đến 6 năm trước, cũng như Tây Ban Nha, họ phát triển năng lượng mặt trời rất nhiều, có nhiều chính sách hỗ trợ. Nhưng sau một thời gian, họ phải tạm ngừng những chính sách hỗ trợ đó để đánh giá lại bởi vì nhiều khi ra một chính sách, không thể khẳng định được rằng nó tốt ngay lập tức được mà phải qua quá trình thực hiện, sau đó mới biết được chính sách đó có tốt hay không và cần bổ sung, chỉnh sửa như nào cho phù hợp với thực tế của từng nước.

Đây cũng chính là một thuận lợi của Việt Nam và hiện nay chúng ta vẫn đang trong giai đoạn hợp tác với các nước để xem làm thế nào có được một chiến lược phát triển tốt nhất cho năng lượng tái tạo nói riêng, cũng như năng lượng cho Việt Nam nói chung".

Chính phủ Việt Nam sẽ khuyến khích được người dân tự sản xuất và sử dụng điện mặt trời, một mặt nhờ giá thành của các tấm pin mặt trời ngày càng giảm, mặt khác nhờ chính sách mua điện mặt trời dư thừa :

"Sử dụng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình đã có từ lâu rồi, khi mà họ chuyển năng lượng mặt trời sang nhiệt để sử dụng trong bình nước nóng. Và đến thời gian gần đây, khi mà điện mặt trời phát triển với sự phát triển về mặt kỹ thuật, có nghĩa là có tiềm năng lớn, rồi công nghệ phát triển, khiến cho là pin năng lượng mặt trời hiệu quả hơn, thì người dân đã bắt đầu sử dụng.

Nhà nước cũng thấy đây là một lĩnh vực tiềm năng và cũng muốn hỗ trợ cho người dân. Chính vì vậy mà có chính sách từ tháng 06/2017, nếu hộ dân có những tấm pin năng lượng mặt trời kết nối với lưới điện thì Nhà nước cũng trợ giá. Chính vì vậy mà năng lượng mặt trời trong các hộ gia đình cũng rất tăng hiện nay".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 16/05/2018

Published in Văn hóa