Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 19 février 2019 16:41

Bác Trọng

Anh đến thăm em đêm 30 

còn đêm nào vui bằng đêm 30 

anh nói với người phu quét đường 

xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em

("Anh đến thăm em đêm 30"

nhạc : Vũ Thành An, thơ : Nguyễn Đình Toàn)

bac01

Anh nói với người phu quét đường xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em

Có lẽ đây là lần đầu tiên, và (không chừng) cũng là lần duy nhất, đám phu phen quét đường của miền Nam nước Việt được giới văn nghệ sĩ của vùng đất này (vô tình) đưa vào tác phẩm. Ở miền Bắc thì hoàn toàn khác, với chủ trương "văn nghệ công nông binh", lớp người khốn cùng này được nhắc nhở đều đều, cùng với rất nhiều "ưu ái !"

Chả những thế, sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng (Nam/Bắc hòa lời ca) một công nhân của Sở Vệ Sinh Thành Phố Hồ Chí Minh – bà Lê Thị Thêu – còn được Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu ra ứng cử để trở thành đại biểu Quốc Hội nữa cơ.

Chỉ có điều đáng tiếc là nhân vật này hoàn toàn không có năng khiếu gì trong lãnh vực ăn mặc, cũng như ăn nói. Bà Thêu không biết ăn diện như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng chả dám ăn nói liều mạng như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, và trông nhỏ thó dúm dó chứ không được cao lớn đẫy đà như bà Tòng Thị Phóng. Có thể vì những khiếm khuyết vừa kể nên công nhân Lê Thị Thêu chỉ được ngồi ghế đại biểu chỉ trong một khóa mà thôi.

bac2

Lê Thị Thêu đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI (1976-1981)

Từ đó, không có thêm một bà (hay ông) phu quét đường nào khác được Đảng "cơ cấu" vào quốc hội nữa. Nhà Nước, tuy thế, không quên sự đóng góp và vai trò quan trọng của giới người này. Theo nhận định của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc (Thành phố Hồ Chí Minh) thì "đây là lực lượng quan trọng, là tai mắt đường phố, có thể góp phần giữ vững an ninh chính trị, phòng chống, phát hiện các đối tượng tệ nạn xã hội… được công an quận tập huấn một số kỹ năng như : hướng dẫn nắm bắt vụ việc, nhận diện hiện tượng, con người liên quan đến an ninh chính trị ; về hoạt động băng nhóm hoặc nghi vấn đối tượng trộm cắp, cướp giật tài sản cũng như công tác bảo vệ hiện trường".

bac1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới thăm hỏi, động viên và lì xì mừng tuổi cho các công nhân của Xí nghiệp quản lý Công viên cây xanh số 3, tại khu vực đường Thanh Niên vào đêm 30 Tết Kỷ Hợi

Đã làm vệ sinh đường phố còn kiêm nhiệm luôn công việc của ngành an ninh tình báo, và bảo vệ hiện trường nữa thì quả là vô cùng vất vả. Để bù lại, trong dịp Xuân Kỷ Hợi vừa qua, các chị em quét rác đã được ông Nguyễn Phú Trọng ưu ái lì xì cho chút tiền sài tết. Nghĩa cử nhân ái, nhân văn, và vô cùng nhân hậu này của vị Chủ tịch nước – tiếc thay – đã không được tán dương mà còn có năm ba lời tiếng eo xèo :

- FB Chánh Lê : "Ôi ... những người quét rác đẹp xinh và sạch sẽ hơn cả diễn viên điện ảnh".

- FB Trần Thị Thảo : "Chỉ nhìn qua hình là biết : 2 em lao công là diễn viên đóng thế, 2 em vừa trẻ vừa xinh bởi biết trang điểm cho làn da, rồi nâng mũi, cặp long mi giả".

- FB Luân Lê : "Làm trò lố bịch để lừa cả ông Tổng bí thư".

- FB Đặng Thiện Chân : "Lừa cả TBT, chúng nghĩ ông ấy già quá không biết gì kkk".

- FB M T Vu Vu : "Đầu năm mới cụ Tổng bị chúng qua mặt".

- …

Tôi e rằng vẫn có sự ngộ nhận rất trầm trọng, và vô cùng đáng tiếc về bác Trọng. Người không lú lẫn, và không dễ bị lừa lọc hay qua mặt như vậy đâu. Nguyễn Tiến Dân, một ngòi bút sắc sảo và khả tín, nhận xét như sau :

"Trước hết, phải khẳng đinh một điều : Nguyễn Phú Trọng, là một con người vô cùng nhân hậu. ‘Kính trên – nhường dưới’, là cái điều, ông luôn khắc sâu trong lòng. Vinh quang và thiêng liêng, có gì sánh được với Nghĩa vụ Quân sự ? Ấy thế mà, ngài cũng lui xuống phía sau, để nhường nó cho những kẻ kém hiểu biết và hiếu danh khác. Không biết đi ắc ê, cũng chưa từng ngửi mùi thuốc súng. Tuy vậy, ngài vẫn giành được chức Chính ủy của toàn Quân. Không dừng ở đó, ngài còn giành tiếp được chức Chủ tịch Nước. Hiển nhiên, thâu tóm nốt quyền Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang. Quá quắt hơn, lại nhảy tiếp vào Đảng ủy Công an Trung ương, để nắm và chỉ đạo nốt công việc nội trị. Gian hùng như Lê Duẩn, cũng không có nổi 1 trong 3 cái chức ấy và suy rộng ra, trên thế gian này, cũng chưa có ai dám nghĩ, chưa có ai dám làm và chưa có ai làm được cái điều như thế".

Một người "quá quắt" tới cỡ đó e khó mà bị đám hậu sinh lường gạt. Tui còn nghi là chính bác Trọng là đạo diễn cái vụ gửi thư cho cô giáo cũ hồi cuối năm rồi. Còn cái vụ lì xì đầu năm nay, không chừng, cũng là sáng tác riêng của thằng chả chớ còn ai vô đó nữa.

bac3

Tui còn nghi là chính bác Trọng là đạo diễn cái vụ gửi thư cho cô giáo cũ hồi cuối năm rồi.

Cả hai vụ "diễn" này tuy rất vụng và ngó hơi chướng mắt thiệt nhưng nói nào ngay thì cũng không có gì là sai quấy lắm. Bác Trọng, chả qua, chỉ sống và học tập theo gương của bác Hồ thôi :

"Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu : ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép. Vì lòng kính trọng đối với ông, không muốn rồi đây người xem sẽ nhận ra trên màn ảnh lớn diễn xuất lộ liễu, tôi tắt máy. Nghe tiếng cái Eymo 35 đang kêu xè xè đột ngột im tiếng, ông ngẩng lên nhìn tôi, nhưng ngay đó ông hiểu ra"

(Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, California, Văn Nghệ, 1997).

Diễn là động tác tự giác, và tự nhiên, của cả nước chứ chả phải riêng ai :

"Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt. Tôi giật mình : tất cả đoàn người bị trói kia sao quá giống hệt nhau ? Ở chiều cao, ở khổ người, ở dáng đi, ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng vào cái không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó...

Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng...

Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng.

Anh trở lại, tôi hỏi khẽ :

- Đánh người ta làm gì ?

- Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên ?"

(Trần Đĩnh,Đèn Cù, tập I, Người Việt, Westminster, CA, 2014).

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Trưởng Phòng giáo dục, Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh – cho biết : "Tính ra, thu nhập của giáo viên mầm non còn thua cả người giúp việc !" Giới giáo chức sống thảm hại đến thế thì bác Trọng tiếc gì vài dòng bút mực mà không "vẽ" một cái thư cho cô giáo cũ. Báo Giáo Dục Thời Đại mô tả đây là "Bức thư được viết tay bằng mực xanh, rất ngắn gọn, giản dị nhưng sâu sắc và ân tình như chính con người của Tổng bí thư vậy". Nhà báo Bùi Hoàng Tám "tám" thêm :

"Việc làm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng là lời động viên, chia sẻ với các thầy, các cô, dù cuộc sống còn không ít khó khăn trong thời điểm tết đến, xuân về… khi đất nước được lãnh đạo bởi một người có nghĩa, có tình, có đạo lý thì đó là khi vận nước đang lên !"

Thật là quí hóa !

Tương tự, bác Trọng cũng chả tiếc gì mấy đồng bạc lẻ để lì xì cho mấy cô công nhân quét rác. Từ bác Hồ đến bác Trọng, bác nào cũng chỉ lừa thiên hạ mà thôi chứ làm gì có chuyện ngược lại bao giờ. Vẫn còn giữ ảo tưởng về quí bác thì còn bị đè đầu, cưỡi cổ là chuyện tất nhiên, không có gì oan uổng cả.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 19/02/2019 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán, trẻ em được nhận tiền "lì xì" trong các phong bao đỏ để lấy may trong năm mới.

lixi1

Phong bao lì xì màu đỏ được coi là tượng trưng cho thịnh vượng và giàu có

Nhưng năm nay, trường hợp một phụ nữ Trung Quốc kiện cha mẹ cô vì họ đã giữ khoản lì xì 58.000 nhân dân tệ (tương đương 9.200 USD) khiến nhiều người đặt câu hỏi : tiền trong bao lì xì thuộc về ai - cha mẹ hay con cái ?

Chuyện gì xảy ra ?

Đầu tuần này, một sinh viên đại học từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã thắng trong vụ kiện cha mẹ mình, người mà cô nói đã "biển thủ" tiền lì xì của cô, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Cô nói họ đã giữ một phần trong tổng số 58.000 nhân dân tệ tiền lì xì cô nhận được trong nhiều năm qua.

Nữ sinh viên này, được gọi là Juan, nói cô phải tìm đến hành động pháp lý sau khi cha mẹ đã ly dị từ chối trả tiền học phí đại học cho cô.

Tòa tuyên bố cô thắng và buộc cha mẹ cô phải trả cô 1.500 nhân dân tệ mỗi tháng cho đến khi cô tốt nghiệp đại học.

lixi2

Một cặp vợ chồng tặng phong bì đỏ cho trẻ em

Vậy ai nên giữ tiền lì xì ?

Mọi người có ý kiến trái chiều.

Có người nói cha mẹ phải được giữ tiền lì xì như một khoản đền lại những gì họ đã cho con cái và chi phí nuôi con nói chung.

"Cha mẹ tôi giữ tiền lì xì vì họ cũng phải chi tiền để mừng tuổi người khác", Angeline Ang-Pang, hiện sống ở Singapore, nói với BBC. "Chị tôi và tôi không có vấn đề gì về chuyện đó vì cha mẹ tôi luôn giải thích rằng tiền không phải dễ mà kiếm được".

Một người Singapore khác cũng có quan điểm tương tự.

"Cha mẹ tôi bảo họ giữ tiền lì xì là để trang trải cho 'chi phì' phát "hồng bào" của họ", anh Pengli nói. "Nghe cũng có lý vì ý nghĩa của chuyện lì xì không phải là tiền mà là cử chỉ cho".

Ashley Chan, một phụ nữ 27 tuổi ở Hong Kong, nói với BBC cô cũng nghĩ rằng cha mẹ phải là người giữ tiền lì xì.

"Họ trả tiền cho tôi ăn học, cho tôi tiền tiêu vặt và về cơ bản trả cho tất cả khi tôi còn nhỏ".

lixi3

Một người bán túi lì xì ở Hà Nội

Nhưng không phải ai cũng đồng tình. Có người cho rằng tiền lì xì là thuộc về người mà phong bao đỏ được tặng cho - con cái.

"Tiền lì xì được tặng cho con cái, nên nó là của con cái", một người sử dụng mạng Weibo của Trung Quốc viết.

"Tôi năm nay 24 tuổi và tôi giữ tiền từ cất cả các bao lì xì. Cha mẹ tôi không được một đồng nào", một người khác viết.

"Bố mẹ tôi gửi tiền lì xì của tôi vào tài khoản ngân hàng cho tôi và tôi được nhận lại sau này", anh Justin Ng, 28 tuổi ở Singapore nói.

Một phụ huynh mà BBC hỏi chuyện cũng đồng tình. Bà nói bà cho rằng con cái có quyền được hưởng tiền lì xì.

"Tôi giữ tiền hộ cho con tôi và đưa lại cho chúng trong tương lai", bà Rose Lim cho biết. "Tôi nghĩ trẻ em phải được quyền giữ tiền. Nếu không có trẻ em, sẽ chẳng có tiền lì xì nào hết".

Published in Văn hóa