Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Qu lp thì đóng chung nhé. Toàn 3 triu/k, dã man phết. Thế ri là tin kia thì mình quà riêng thôi, nhưng mà căn bn là xã hi Vit Nam này mà mình không có cái gì đ người ta nh đến mình thì con mình người ta cũng thế. Cho nên là tóm li mình cũng phi chu đáo vi giáo viên mt tí". Đó là li tâm s ca ch Lê Thanh Hng, mt ph huynh sinh sng ti qun Hoàn Kiếm, Hà Ni khi nói v các khon chi "chng đng đng" dp Tết. Bađa con ca ch đu đang theo hc ti mt trường đim và ch nhm tính s tin qu lp và tin quà biếu thy cô giáo dp Tết này tng cng lên ti khong 30 triu.

tet1

nh tư liu - Mt người bán hàng rong gng gánh qua ph Hàng Mã, Hà Ni dp cn Tết

Đây là mt khon chi ln bên cnh nhng khon không th tiết kim khác trong dp Tết khiến nhiu người lao đng như ch Hng cm thy kit qu vì thu nhp, lương thưởng Tết năm nay rt eo hp, không được như mi năm.

"Bình thường mi năm thì c đến Tết là bn tôi có được khon thưởng khong 100, 150 triu thm chí là 200 triu tu năm, thì mình chi ra 30 50 triu rt là bình thường. Tuy nhiên, năm nay mình không có cái khon như thế mà mình toàn phi ly tin tiết kim ra chi, thì mình thy c chế thôi. Không có ngun thu đ bù đp mà c chi như thế thì mình thy đúng là kinh quá", ch Hng than th.

Ch Đ Th Lan, mt người buôn bán nh qun Ba Đình, cho biết năm nay vic biếu Tết cho thy cô ca hai đa nh ch đành phi ct hết vì tht s không còn tin đâu đ chi na. Sut gn banăm đi dch, vic buôn bán ca ch gn như ngưng tr hoàn toàn, tt c tin tiết kim đu đã đem ra đ duy trì cuc sng gia đình mà còn không đ. T khi m ca tr li, buôn bán cũng không được gì my.

"Mi năm thì mình còn bán bưởi, bán bòng, bán ít đ Tết. Nhưng mà năm nay đến gi này cũng đã có ai mua bán cái gì đâu. Hàng tp hóa vn im lìm. Ch biết bao gi thì dân có tin đ mà đi mua bán thì mình cũng không biết. Cái ch bán bưởi hàng năm nhn tin là năm nay có bán bưởi không em, mà mình còn không dám tr li. Dân người ta có tin mà mua đâu. K ra công nhân người ta còn làm vic, người ta còn có lương thì người ta còn dư d ,và cui năm h còn nghĩ đến chuyn mua sm. Ch bây gi trong Nam thì cho ngh sm my nghìn công nhân trong khi ngoài Bc này thì cũng cho ngh nhiu mà", ch Lan phân trn. Ch nói Tết năm nay ch s c gng gói gn các khon chi trong vic cúng gi và đón Tết trong phm vi gia đình, hn chế thăm hi và chúc Tết ngay c đi vi người thân, h hàng.

Đi vi nhng gia đình v quê ăn Tết thì có phn d th hơn. Phn ln h không mua sm gì nhiu bi gn Tết là h lên tàu v vi gia đình, vui Tết cy vào ông bà khi công vic và thu nhp ti thành ph đang trong thi k khó khăn. Tt nhiên gia đình b m quê cũng chng dư d gì nếu không mun nói là cũng khó khăn,nhưng dù sao thì ăn mt cái Tết đm bc cũng không tn kém my.

Anh Nguyn Thành Trung, viên chc làm vic cho mt cơ quan nhà nước thành ph Hà Đông, cho biết năm nay 2 v chng anh ch có khong hơn chc triu v quê ăn Tết cùng b m. Anh nói may mà con anh hc mt trường làng ngoi ô nên không phi biếu quà cho thy cô, nếu không thì khon tin còm cõi đó chc cũng chng còn.

"Giáo viên nhưng đng thi cũng là hàng xóm nhà mình. Cô không nhn ca ai cái gì c, không phi ch riêng nhà mình vì hi mi người trong lp thì đúng là cô không nhn cái gì luôn. Tht ra thì cô cũng sp v hưu ri nên cô cũng không cn thiết", anh Trung tâm s.

Anh cho biết thêm rng trong hoàn cnh chung hin nay thì v chng anh như vy là hnh phúc vì vn còn mt chút đnh mang v biếu ông bà, ch tay trng v ăn bám b m dp Tết thì có khi anh cũng chng dám v mà s li Hà Ni đóng ca, ch Tết trôi qua.

Nguyễn Lại

Nguồn : VOA, 13/01/2023

Published in Diễn đàn
mardi, 16 février 2021 13:57

Ba tôi : Tết, Học và Tin

Sáng th Sáu 12 tháng Hai, tc mng mt Tết Nguyên Đán, Trung Quc đã chính thccm BBC World News. S kin này xy ra mt tun sau khi Bc Kinh đe da tr đũa vic Anhthu hi giy phép phát sóng gn đây đi vi CGTN thuc s hu nhà nước Trung Quc. Đc tin này vào ngày đu năm, nó càng làm tôi nghĩ đến b tôi nhiu hơn vào dp Tết.

batoi0

Ngày Tết sum vầy - Ảnh minh họa 

Như mi năm, anh ch em chúng tôi, và các cháu chc trong gia đình, t hp vi nhau chung quanh m tôi đ đón giao tha, mng chúc nhau và chúc tui th ca m tôi.

Vài năm gn nay, nhiu anh ch tôi đã thăng chc. Có anh thành ông ni ông ngoi. Có ch thành bà ni bà ngoi. Vy mà, Tết đến, các ông/bà ni/ngoài này vn bu quanh m tôi, chuyn trò như bp rang. Năm nay, chúng tôi nhc li nhiu k nim xưa. Phn ln xoay quanh b tôi.

Tôi ri xa b tôi lúc còn nh, và lúc được đoàn t vi ông thì đang trong thi k tích cc hot đng xã hi, do đó không bên ông nhiu. Nên nhng k nim v ông không nhiu, và ngày càng phai nht theo thi gian.

Tuy nhiên, có ba điu nh nht v ba tôi, là : đánh bài ; hc hi và thông tin.

Trước hết, xin thú tht rng trong t đ tường thì ba tôi không đam mê c bc, rượu chè, thuc lá. Còn đàn bà thì chc hn ch có ba biết. Riêng v c bc, tuy không đam mê, ông vn cho phép con cái chơi trong nhng ngày Tết, mng 1 đến 3. Sau đó không được đng đến bài na. Ông cũng không ngoi l. Còn ai phá l thì sé b khin trách nng lm.

Hi nh, có l không có gì vui bng chơi bài vi ba tôi. C nhà, t má đến 10 đa con, đu mun thng ba. Hu như ai trong anh ch em chúng tôi đu biết ăn gian. Má tôi cũng vy. Má li luôn mun đi bài đ cho các con mình được bài tt, đ ăn ba tôi. Thế mà hu như năm nào ba tôi cũng hên, và cũng ăn. Ông lì xì cho má và 10 đa con xong ri, thì gia đình chúng tôi nhp sòng. Ông làm ch sòng bài, và hu như chưa năm nào thua. Khi bài ông tt, ông gi v nn bài tht lâu, có v đăm chiêu lm. Ông c đ cho chúng tôi đi bài nhau, đa 21, 20, linh, v.v… Thế mà bài ông phn ln đu trên cơ. Vi my chc con mt nhìn chăm chút thì ông không th nào đi bài được. Thế là ông lùa hết tin đt ca chúng tôi vào dưới đôi chân mình. Chúng tôi đinh ninh mình thng, phn đi ti sao ông ly tin chúng tôi, cho đến khi ông bày bài ra. Cũng có lúc, ông gi b lùa hết tin vào trong lòng mình, đ ri khi bày bài mình ra thì nó đã… quát ri. Ri tr li tin cho chúng tôi, k c tin thng.

Vy đó, chơi bài vi ba tôi có l là nhng ngày Tết hào hng và vui nhn nht. Cho đến gi nghĩ li, vn không th nào quên nhng k nim 30, 40 năm v trước này.

Điu kế tiếp là vn đ hc. Hiếm khi nào thy ba tôi ngh ngơi. Nhng ngày trước Tết, ông bt tt c đu phi tham gia dn dp nhà ca sch s, t trong ra ngoài. Ông không làm vic này cũng vic khác. Không vic đu óc cũng vic chân tay. Sau cơm ti, mt quá, không có đin, thì ông mi chu nm trước hiên nhà, lu trên. Cũng có khi cn gì gp quá thì thp đèn du đ làm vic. Viết thư, làm s sách, tính toán vic này kia, ông đu chép hết xung giy. Ít có ai viết nhiu như ông. Viết hết thư cho người này đến người khác. Nhng thư ông viết riêng cho m tôi và 10 đa con còn nhiu hơn tt c chúng tôi viết cho ông. Ông sp xếp riêng tt c h sơ và tài liu liên quan ca tng người con. Sau này ông mt thì chúng tôi mi biết được rng, ngoài chúng tôi ra, bn bè ca ông và các anh ch em h hàng gi ba tôi là chú, cũng nhn thư ba tôi nhiu lm.

Ông đc và hc sut ngày. Và ông cũng đt ra tiêu chun như thế cho con mình. Gn Tết, khi các gia đình khác được ngh ngơi ăn Tết, chúng tôi nếu không làm chuyn nhà thì phi làm gì đó. Phi hc, ngoi tr đêm Giao tha và ba mng Tết. Thy chúng tôi ngi không, ông chu không được. Phi chăng vì thế mà bây gi tôi cm thy ging tính này ca ba tôi lm. Ngi yên chu không được. Thy v và con như thế cũng không chu được. Lúc nào cũng thc mc, cũng hi, hoc t hi, ti sao không dùng thì gi đ đc, đ hc, có hu ích hơn không. Bây gi tuy biết làm mà không ngh là điu không nên, tht ra là điu có hi na, nhưng tôi vn chưa b qua thói quen và tư duy này.

Vì ham hc nên ba tôi cũng theo dõi tin tc thường xuyên. Món ăn tinh thn ca ông thi thp niên 1970 đến 1990, nht là sau 30 tháng Tư năm 1975, là đài BBC và đài VOA. Nhng khi bt được đài, điu cm k lúc đó, ba tôi vui mng lm. Thường, nó trúng vào dp ăn trưa hay ăn ti. Chúng tôi ngi đi ba, có khi na tiếng, có khi c tiếng, xong ri thì ông mi chu ăn. Có khi m tôi hay các anh ch em bn phi đi làm nên không th ch được. Lúc đó chúng tôi đ dành phn cơm cho ba. Cơm ngui, ăn mt mình, dù không mun, nhưng ông cũng không mun b l cơ hi nghe đài.

Nghe xong tin gì quan trng hoc hay hay, ông tìm cách chia s vi anh ch em chúng tôi. Có nhng tin tc hay vn đ tế nh, ông cũng tìm cách chia s cho các anh ch ln, ri cho các con nh biết, nhưng luôn cũng dn dò k lưỡng đ khi ra ngoài chúng tôi không l ming "khai báo". Kh vy. T do thông tin còn không có, hung gì t do ngôn lun. My chc năm v trước, và hin nay, v cơ bn, hoàn cnh đt nước dưới chế đ này không thay đi nhiu. Nếu biết mt ngôn ng khác như tiếng Anh hoc tiếng Pháp thì đ hơn. Ba tôi cũng được hc trường Pháp nên có l đ phn nào.

VOA là cơ quan truyn thông công cng ln nht ca M, phát sóng đu tiên vào năm 1942, gia thi đim Thế Chiến II. Tng thng Franklin Delano Roosevelt nhìn thy được tm quan trng ca vn đ thông tin, đc bit nhm đến đa bàn Đc đ to nh hưởng. Chương trình VOA Vit ng được phát thanh t năm 1943 đến năm 1946, nhưng b gián đon, và đến năm 1951,Ban Vit ng bt đu hot đng liên tc cho đến nay. BBC là cơ quan truyn thông ln nht toàn cu, phát sóng đu tiên vào tháng 11 năm 1922. Chương trìnhVit ng đã phát sóng t ngày 6 tháng Giêng năm 1952. C hai cơ quan truyn thông này đã đóng góp vô cùng to ln, v kiến thc và thông tin, đến thính gi và đc gi trên toàn cu t 80 đến 100 năm qua.

Hôm nay, mng mt Tết, t tp quanh m tôi, nghe k nhng k nim v ba tôi. Nh ông tht nhiu. Chúng tôi gm m và con, cháu, chc kéo nhau ra thăm m ba. Cho nên khi nghe tin Trung Quc đã quyết đnh cm chương trình tin tc ca BBC (BBC World News), nó cũng làm tôi chùng lòng.

Hn nhiên, không có cơ quan truyn thông nào hoàn toàn trung thc, khách quan, không thiên v hay đnh kiến. Tt c các sn phm truyn thông là do con người làm ra, không phi máy móc. Đã là người thì không th nào khách quan hoàn toàn. Nhưng dù sao, trong thi đi thông tin tràn ngp và các tin gi và tuyên truyn lan tràn sâu rng, thì BBC, VOA, RFA, RFI, v.v là các cơ quan truyn thông kh tín nht có th. Bi vì nó phi chu trách nhim trước pháp lut và được kim soát nghiêm khc t các cơ quan lp pháp và hành pháp.

Cũng như các th chế chính tr đã có, dân ch không h là mt h thng chính tr hoàn ho nhưng nó là cái ít ti t nht hin nay, so vi nhng cái đã được th nghim, như Winston Churchill tng nói. Các cơ quan truyn thông như BBC, VOA, RFA, RFI, ABC, SBS v.v là nhng cái t ti t nht" trong nhng cái đã có, bi vì nó không b li nhun hay thương mi hóa tác đng, và đc lp hơn hn các cơ quan truyn thông tư nhân hay tp đoàn khác.

BBC World News, Anh, Vit hay Hoa ng v.v là các món ăn tinh thn ca hàng trăm triu người trên toàn thế gii, nht là nhng nơi thiếu t do ngôn lun, báo chí, truyn thông. Tt nhiên nhng ai mun nghe vn có th vượt tường la hoc dùng VPN v.v đ theo dõi, nếu h mun. Nhưng đây là nhng khó khăn mà các chế đ đc tài to ra đ làm người ta nn, mt, ri b cuc

Nghĩ v nhng người dân chu khó nhưng li chu thit thòi này, nht là vào đu năm mi, năm Tân Su, tôi li nghĩ đến ba tôi.

T do thông tin cũng phi tr giá tht đt, nếu mun có nó.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 12/02/2021

Published in Văn hóa

Trước tết, trong tết và sau tết… ở đâu cũng nghe rộn ràng những ca khúc mừng xuân. Nhưng thú thật, tôi là người không thích nhạc xuân… bởi đơn giản tôi không thấy bài nào hay.

con1

Ảnh chụp ở Sài Gòn ngày 3/2/2019

Tuy nhiên, tôi lại muốn bắt đầu bài tản mạn này bằng câu hát da diết "Nếu con không về, chắc mẹ buồn lắm…".

Vâng, có lẽ một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của ngày tết là sự đoàn tụ gia đình.

Không chỉ ở Việt Nam, mà ở tất cả những quốc gia theo truyền thống tết âm lịch, chúng ta đều chứng kiến những cảnh người chen chúc trên các bến xe, ga xe lửa, ga hàng không… để tìm cách về quê, về nhà.

Ngày tết, chúng ta không chỉ chào đón cái tiết hạnh xuân sắc của đất trời, cái bắt đầu tinh khôi của một năm mới, mà còn là dịp người sống đoàn tụ chúc tụng nhau những điều tốt đẹp. Ngày tết, cũng là dịp để chúng ta kính nhớ tổ tiên.

Với tổ tiên thì không ai gần gũi chúng ta hơn cha mẹ. Có lẽ, tôi hay bất cứ ai không còn mẹ, nỗi nhớ mẹ trong ngày tết vô cùng tha thiết. Nghĩ đến cha mẹ đã khuất, anh em ở xa… lòng tôi bùi ngùi.

con2

Hà Nội ngày 1/2/2019

Tôi vẫn nhớ những ngày còn bé. Sáng mùng một, mẹ tôi nấu một siêu nước sôi, đổ ra cái thau nhỏ, rồi thả mấy cành lá mùi vào. Mẹ nhúng khăn thấm ướt nước lá mùi thơm tho lau mặt cho từng đứa con. Nước hoa của chúng tôi đấy. Sau đó tất cả chúng tôi đến nhà ông bà nội. Pháo nổ và tiền lì xì là niềm vui khôn xiết. Họ hàng nhà tôi đông, ngày tết cả họ tề tựu bên ông bà, người lớn và trẻ con đều nô nức. Không chỉ là ngày được ăn ngon, thức ăn ê hề hơn ngày thường mà hạnh phúc là chúng tôi bên nhau.

Khi ông bà tôi mất, gia đình cha mẹ chúng tôi có một cái tết riêng. Giao thừa không bao giờ chúng tôi ra đường. Tuy nhiên, tất cả mọi cánh cửa đều được mở, chúng tôi đón nguyên khí đầu năm tràn vào căn nhà ấm cúng của mình. Sau khi TV báo điểm sang xuân, nhà tôi có thói quen bày tiệc, như một lời chúc phúc cho cả năm sung túc. Mẹ tôi uống rượu và hút thuốc, tôi dù không biết uống rượu cũng nhắp chút đỉnh, tận hưởng cái hương nồng của sự sum vầy.

Bây giờ có gia đình riêng, tôi vẫn giữ thói quen do mẹ tôi đặt ra, ăn uống ngay sau giao thừa và tôi cúng cha mẹ mình bằng những bông hoa vạn thọ thơm lừng mà sinh thời mẹ tôi rất thích. Các con tôi cũng không ra đường đêm giao thừa, chúng tôi muốn bên nhau trong những giờ phút thiêng liêng nhất của năm.

Hiện nay, chỉ còn mình tôi ở Việt Nam. Anh em tôi đều sống ở Mỹ. Nhưng tôi may mắn vẫn còn niềm vui để sống cái không khí tết truyền thống.

con3

Hình minh họa

Sáng mùng một tết, sau khi dự thánh lễ đầu năm, tất cả anh em con cháu bên nhà vợ tôi đều tụ tập tại nhà tôi để mừng năm mới, dù vợ tôi không phải là "trưởng tộc". Chúng tôi ăn uống, chúc tết nhau và không thể thiếu tiết mục sôi động nhất : nhận tiền lì xì.

Đối với người Việt Nam, lì xì là một biểu trưng hùng hồn cho lời chúc "phát tài" như một thủ tục quan trọng nhất trong những lời chúc xuân.

Tôi nghĩ, có lẽ "phát tài" là ước mong lớn nhất của người Việt. Không thế mà ngày xuân ở đâu cũng lũ lượt người đi chùa cầu tài lộc. Ngày nay, người Việt đã khấm khá hơn, nhưng dường như sự cầu tài lại có vẻ khốc liệt hơn. Chúng ta vẫn chứng kiến những hiện tượng tranh cướp lộc càng ngày càng hung hãn. Và sự mê tín không phải vì nghèo túng cũng càng ngày càng "lan tỏa".

Đó cũng là một trong những lý do khiến nhiều người muốn bỏ tết cổ truyền, tốn kém, mất thời giờ và lạc hậu. Có lẽ, người ta quên rằng tết, đón tết, mừng tết không chỉ là một lễ hội văn hóa truyền thống, mà hơn thế, nó là dịp để chúng ta quay về nhà mình, về với cha mẹ, tổ tiên nguồn cội của mình. Một văn hóa tâm linh.

Thắp nén nhang cho cha mẹ và những người đã khuất trong gia đình, đặc biệt trong những ngày tết, tôi bao giờ cũng cảm thấy lòng ấm áp và được an ủi như thể linh hồn của họ vẫn gần gũi, che chở tôi trong cuộc đời lênh đênh này. Tôi cảm nhận được một cõi bình an chan hòa tình yêu thương.

Tôi yêu tết.

Nguyễn Viện

Nguồn : BBC, 05/02/2019

Published in Diễn đàn

Tùy bút

Tết đầu tiên ở Mỹ, Tết cuối cùng ở Việt Nam

 

Thày u tôi rời làng quê ở Nam Định di cư vào Nam sau Hiệp định Genève 1954. Khi mới vào, thày u ở Khu 7 xứ Nghĩa Hòa, Ngã ba Ông Tạ, là một trong nhiều xứ đạo mới được thành lập để định cư người Bắc di cư.

tet1

H01 : Hình bên trái : Tết Kỷ Hợi 1959 ở Long Hải, Phước Lễ. Tác giả đứng bên phải, cạnh anh con bác và thân phụ đứng sau cùng với người bác. Hình bên phải : Tác giả, bên trái, cùng hai bạn bên những cành mai tại chợ hoa Nguyễn Huệ năm 1975 (Ảnh gia đình)

Thày có một người anh và một cô em gái và u có một anh trai, đều ở lứa tuổi 20 hay 30, đã có gia đình, cùng nhau rời quê vào Nam. Ai cũng nghĩ chỉ tạm xa anh em, bà con làng xóm hai năm thôi, khi có tổng tuyển cử thống nhất đất nước rồi sẽ được trở về với quê cũ ở làng Long Cù, quê nội ; hay làng Chiền, quê ngoại, thuộc xã Trực Chính, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Mỗi khi gia đình xum họp thày u thường kể cho con cháu nghe về nguồn gốc gia đình như thế.

Chừng một năm sau ngày rời quê Bắc, u sinh ra tôi ởxứ Nghĩa Hòa, có cha chính xứ làĐinh Huy Năngvàđược linh mục phó xứĐinh Bình Định rửa tội.

Ít lâu sau thày u dọn ra Khu 9, trước đó là vườn nhài. Đến tuổi đi học, tôi vào trường tiểu học Nghĩa Hòa có thày Nguyễn Văn Tích làm hiệu trưởng và được học với các thày Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Độ, Đinh Canh Phê (tức thày giáo Thành), Nguyễn Văn Lộc và thày Thủy. Thày Thủy dạy lớp Nhì được chừng nửa niên học thì đi quân dịch, có thày Lộc thay.

Cô và bác phía thày cùng sống ở Nghĩa Hòa. Bác phía u là hiến binh, được giao nhiệm sở ở nhiều tỉnh thành nên ngày còn bé vào dịp tết tôi được theo thày u đi Phước Tuy, Đà Lạt, Tây Ninh, Vũng Tầu để chúc tết bác. Tôi nghe thày u kể lại chứ không nhớ những chuyến đi xa này, chỉ nhớ một lần tết ra nhà bác ở Vũng Tầu, ở chơi với các anh chị nhiều ngày, sáng sáng ra sân quyét hoa đại, đem phơi khô và chiều đi lễ nhà thờ ở bãi trước.

Một người chú, chồng của em gái thày tôi, làm nghề thủ công, bán hàng rong. Chú người làng Báo Đáp nên khéo tay. Khi thì chú làm đèn Trung thu, khi làm hoa giấy, nhuộm quần áo, khi đạp xe đi bán cà-rem, bánh bông lan, bánh su, bán đu đủ bò khô. Cô chú không có con nên đời sống cũng đủ. Vào những ngày nghỉ chú thường chở tôi đi chơi bằng xe đạp, mua chim, cá cảnh về cho tôi chơi.

Nhiều năm tôi đã đi với cô chú ra gian hàng bán hoa giấy, hoa ny-lông ở chợ Tết Ông Tạ. Có một năm cô chú cho tôi đi Long Xuyên bán hàng tết. Tôi nhớ chiếc xe ngựa chở mấy bồn hoa hai bên, từ nhà ra bến xe Miền Đông ngồi trên chiếu trong xe mà cứ nơm nớp lo cỗ xe bị chổng ngược lên hay sợ ngựa nổi chứng phóng nhanh nên hai tay cứ bám chặt thành xe.

Tôi thoáng nhớ chợ tết miệt vườn đông sạp hàng hoa, trái và ký ức còn ghi đậm là những đêm ngủ tại sạp hàng, có mắc mùng nhưng vẫn bị muỗi đốt ngứa ơi là ngứa.

Gia đình tôi nghèo. Thày là lính, u lo việc nội trợ chăm sóc đàn con thơ nên tết về nhà chẳng có hoa, chỉ hạt dưa, ít bánh mứt, còn bánh chưng chỉ được ăn rán khi tết đã qua. Cô chú chẳng giầu, nên năm nào cũng chờ đến chiều 30 Tết chú đạp xe lên chợ hoa Nguyễn Huệ, có năm mua được bó lay-ơn là loại hoa chú thích, nhưng đắt nhất. Còn không cũng mua một chậu cúc, thược dược hay vạn thọ để trưng ba ngày tết. Nhà tôi hay nhà cô chú chưa bao giờ có mai hay đào khi tết về. Nhưng ngày đầu năm cô chú lại vẫn muốn tôi là người xông đất, cô bảo vì tôi học giỏi. Tết năm nào cũng vậy.

tet2

H02 : Tết 1973 với gia đình hai bên nội ngoại. Tác giả đứng ở bìa trái (Ảnh gia đình)

Tết về tôi nhớ nhất là tiếng pháo nổ rền vang trong đêm giao thừa và ba ngày tết. Nghe người lớn nói pháo nổ giòn nhất là hiệu Điện Quang hay Nhật Quang bán ở nhiều nơi ngoài đường Lê Văn Duyệt.

Đêm giao thừa nghe pháo nổ không ngủ được, nôn nóng chờ sáng Mồng Một được mặc quần áo mới, ở nhà chờ có chú bác, bà con hàng xóm đến chúc tết gia đình và mừng tuổi.

Sang ngày Mồng Hai tôi cùng với những đứa trẻ trong xóm ra ngã ba đường, đem những đồng tiền mừng tuổi còn mới ra đánh bầu cua tôm cá hay ăn quà. Khi thấy nhà nào chuẩn bị đốt tràng pháo dài treo trước cửa, đám trẻ chúng tôi bu lại, bịt tai xem. Pháo nổ hết thì ùa vào đống xác pháo đỏ hồng giành nhau tìm pháo xì, pháo đẹt. Pháo nổ lớn có pháo đùng, pháo đại nhưng tôi thích nhất và còn nhớ trò chơi gọi là "pháo kích" của mấy anh lớn trong xóm. Một ống dài chừng một mét, đường kính mười phân, một đầu bít kín, gần cuối có đục một lỗ bằng đầu đũa, đầu kia là lon sữa ghi-gô chụp lên. Bỏ vào một cục khí đá, rồi dựng ống lên một giàn tre như súng pháo kích và đặt ở giữa đường. Một anh lấy que diêm, đốt qua lỗ đã đục. Một tiếng nổ thật to vang lên, chiếc lon ghi-gô bắn cao lên trời rồi rớt ở một khoảng xa giàn phóng chừng hai chục mét. Mỗi lần nghe tiếng nổ lớn, bọn trẻ con vỗ tay thích thú.

Tết Mậu Thân. Như nhiều người Việt, tôi không thể nào quên. Đêm giao thừa và ngày Mồng Một pháo nổ rền vang khắp xóm ngõ. Sáng Mồng Hai tôi đang tụ họp quanh một bàn bầu cua tôm cá ở ngã ba đường. Bỗng dưng một anh lính hải quân trong xóm phóng xe Honda về đến nhà, tay bị băng bó, anh nói Việt Cộng đã tấn công vào Bộ Tư lệnh Hải quân và đài phát thanh. Trong xóm vẫn nghe tiếng nổ giòn và dài như pháo. Một bác lớn tuổi ra ngã ba đường nói lớn để thông báo cho biết thủ đô đang bị tấn công và yêu cầu mọi người ai về nhà nấy. Một số còn tiếp tục trò chơi đỏ đen, ông cầm bàn bầu cua hất tung tóe lên và yêu cầu giải tán.

Không khí vui tết trong an bình bỗng tan nhanh và xóm ngõ tràn ngập lo âu. Người lớn và thanh niên lo tổ chức canh gác tại các ngã đường vào ban đêm. Một đêm nghe tiếng la lớn và chân người chạy rầm rầm. Sáng nghe tin có kẻ lạ vào xóm ăn trộm gà bị bắt, hắn than thở nhà nghèo, dân đấm hắn mấy quả rồi thả cho đi cùng với con gà trộm được.

Lên cấp ba, học trường Nguyễn Bá Tòng, tôi mới biết phố xá Sài Gòn nhiều hơn vì có những ngày cúp cua lớp học thêm bên trường Trường Sơn, Ziên Hồng đi chơi quanh bưu điện hay bên nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế và thấy cuối năm tây có nhiều tiệm bán đèn ông sao, có những sạp bán thiệp Giáng Sinh, gần tết bán thiệp xuân với hình mai, đào, hình ông đồ với bút mực giấy đỏ.

Khi lên đại học, chợ hoa Nguyễn Huệ trở nên quen thuộc hơn vì thường cùng bạn chiều chiều đi rảo quanh ngắm hoa tươi, chụp hình kỷ niệm. Ngắm hoa thôi chứ không có tiền mua và cũng để có dịp nhìn những cô gái bán hàng xinh như hoa.

tet3

H03 : Hình kỷ niệm của tác giả tại chợ hoa Nguyễn Huệ, trước ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Ảnh gia đình)

Chợ Bến Thành năm nào cũng tưng bừng, nhộn nhịp, rộn ràng với nhạc xuân và những lời quảng cáo mời khách mua vang vang từ cửa hàng kem Hynos, nai khô cá thiều và rượu dâu Đà Lạt là những tiệm bán sản phẩm ngay mặt tiền của chợ.

Chợ Tết năm 1975 có hai cô gái ở gian hàng kem Hynos trông dễ thương nên mấy đứa bọn tôi có tán tỉnh chọc ghẹo mà được chú ý. Hai cô hẹn gặp sau giờ bán hàng sẽ nói chuyện nhiều hơn. Hai cô gái xinh này là Phạm Ngọc Châu và Ngọc Anh, nhà ở bên Khánh Hội, là em của thi sĩ Phạm Thiên Thư hiện đang tu ở chùa Vạn Hạnh. Biết thế ba đứa chúng tôi rất vui, vì quen được người đẹp và lại là em của một thi sĩ nổi danh nữa. Hẹn sau tết có dịp gặp lại nhau.

tet4

H04 : Cuốn lịch bỏ túi năm 1975 tác giả còn lưu giữ (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Tết năm đó, dù đã lớn, là sinh viên năm thứ hai trường luật, nhưng tôi vẫn nhận được nhiều tiền mừng tuổi từ cô chú bác và người thân của gia đình. Có lẽ vì mọi người biết tôi con nhà nghèo, học giỏi nên quí mến thưởng cho vào dịp tết.

Từ năm lớp 11 tôi bắt đầu đi làm thêm để có tiền mua sách học, cho các em ít tiền để tiêu vặt vì thày u có 7 người con và u đã phải tần tảo buôn bán ngoài chợ. Tôi đi vẽ quảng cáo trong hai năm cuối bậc trung học và hai năm đầu đại học đọc mô-ran, sửa bản chữ cho một nhà in.

Với số tiền mừng tuổi được hơn mười nghìn, tôi mở trương mục tiết kiệm tại một ngân hàng ở Ngã tư Bảy Hiền.

Sau tết tình hình quân sự và chính trị bất ổn. Nhưng tôi vẫn lạc quan tin tưởng vào giải pháp chính trị hòa giải theo tinh thần của Hiệp Định Paris đã được các bên ký kết hai năm trước.

Mấy bạn thân thường tụ họp, đàn ca những "Ca khúc Da vàng" với niềm mơ ước quê hương hết chiến tranh của Trịnh Công Sơn, những bài "Bình ca" của Phạm Duy để mừng đất nước đã có hòa bình :

Mang giầy vớ tốt mang khăn áo lành

Tôi chào đất nước tôi nay thái bình…

Với lý tưởng phục vụ quốc gia từ những ngày còn ở bậc trung học, tôi tham gia vào các sinh hoạt chính trị, đã đi vận động cho giáo sư Nguyễn Duy Bảo, ứng cử viên vào hội đồng tỉnh Gia Định và ông đắc cử. Năm sau có bầu cử thượng viện, tôi tham gia vận động cho liên danh của bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ nhưng ông không thắng cử.

Lên đại học tôi gia nhập phong trào chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh, với linh mục Đinh Bình Định là phó của phong trào, và có sự ủng hộ của nhiều nghị sĩ, dân biểu đối lập với chính quyền.

Tôi và một anh bạn tìm đường gia nhập đảng Quốc Tiến của cựu nghị sĩ Trương Vĩnh Lễ, người đã ra tranh cử phó tổng thống trong liên danh với tướng Nguyễn Cao Kỳ. Đã được gặp ông Ngọc, là tổng thư ký của đảng này, nhà ở trong hẻm cạnh Đại học Vạn Hạnh, nhưng chưa chính thức được kết nạp.

Tình hình quân sự trở nên căng thẳng sau khi Phước Long bị cộng sản chiếm, rồi đến Buôn Mê Thuột. Nhiều tin đồn được loan truyền như sẽ có đảo chánh, sẽ có một Mậu Thân thứ hai, sẽ có đổ bộ ra Bắc.

Dân tình hoang mang. Tôi nghe câu nói "Tú tài Mậu Thân, cử nhân Ất Mão" mà cũng lo vì nếu đúng thế thì như sau Tổng Công kích Tết Mậu Thân 68, tuổi nhập ngũ được đôn lên theo lệnh tổng động viên, thanh niên có tú tài đều phải vào quân đội. Ất Mão 1975 sẽ là lúc những sinh viên có bằng cử nhân cũng phải lên đường tòng quân.

Đầu tháng Tư tình hình quân sự trở nên bi đát hơn. Nhiều người dân lánh nạn cộng sản từ những tỉnh phía bắc đã chạy về tới Sài Gòn. Có đảo chánh chăng khi một máy bay đã ném bom vào Dinh Độc Lập ?

Tôi lo, nhưng vẫn chú tâm vào việc học để chuẩn bị cho kỳ thi cuối năm chỉ còn hơn hai tháng nữa.

Thấy tương lai đất nước bất ổn, tôi quyết định rút tiền tiết kiệm mới bỏ vào ngân hàng hôm sau tết. Trong trương mục có 10 nghìn đồng, tôi rút ra 9 nghìn. Rủ bạn đi ăn những món ngon của Sài Gòn mà trước đây ít khi được ăn là bánh mì Hương Lan trước cửa bưu điện, kem trên đường Lê Lợi.

tet5

H05 : Sổ trương mục tiết kiệm của tác giả (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Món ngon nhất là phở xào áp chảo trong một tiệm gần cầu Trương Minh Giảng, đối diện rạp chiếu bóng Minh Châu, chỉ nhớ gọi đó là quán ông Điền. Một đĩa phở xào giòn với thịt bò thơm ngon, giá 700 đồng.

Chẳng bao lâu miền Nam dần bị bộ đội cộng sản chiếm hết. Chiều 29/4 tôi nhảy xuống tàu ở bến Kho 5, con tàu Saigon II, không có máy, được kéo ra khơi. Tôi ra đi một mình, bỏ lại hết tất cả người thân và bạn bè.

Tết Ất Mão là cái tết sau cùng của tôi trên quê hương.

Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển rồi qua các trại tị nạn, tháng Tám năm 1975 tôi được định cư ở thành phố đại học Berkeley.

Tháng Hai năm 1976, một buổi sáng đang ngồi trong lớp ở một trường đại học cộng đồng, nhìn ra cửa sổ thấy tuyết lất phất rơi. Cái lạnh càng làm nhớ nhà da diết.

Không rõ tết là ngày nào mà chỉ đoán qua tin tức nghe được trên làn sóng ngắn của đài BBC, đài VOA mới biết xuân đang về trên quê nhà.

Tối đến, nhà có mấy anh chị em con bác phía u tôi nữa, nhưng cũng không có hai bác ở bên nên ai cũng buồn, cũng nhớ nhà. Nơi đất mới tết về thiếu vắng mẹ cha, không bánh chưng, kẹo mứt, pháo nổ, nhạc xuân. Nằm đắp chăn cho ấm người và ấm lòng. Nhưng không ngăn được dòng nước mắt khi trong ký ức còn văng vẳng những câu ca :

Con biết bây giờ mẹ chờ tin con

Khi thấy mai đào nở vàng bên hiên…

Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi

Mà sao đời con sao còn lênh đênh…

Tết Bính Thìn 76 là cái tết đầu tiên của tôi trên đất Mỹ. Một cái tết lạnh vàbuồn, rất buồn.

Bùi Văn Phú

Nguồn : © 2019 Buivanphu, 05/02/2019

Published in Văn hóa
samedi, 26 janvier 2019 18:45

Tết, hương nhà ngày đã một xa

Khá lâu hai chữ "ăn tết" chng như không còn làm cho nhng người xa nhà xôn xao na, bi không xa nhà như Nguyn Bính, cách mt hai ln đò, chúng tôi xa nhà vn dm không con đò nào đưa v quê được nên nh nhà ch còn cách duy nht là ln v bng trí nh, mà một khi trí nh hao mòn thì ging như thanh tre gát trên cu kh gãy ngang, gây ht hng cho người ln dò ly nó mà đi cho dù con sông mà nó bc ngang ch trong gang tt.

tet1

Hình minh họa.

Khi cái mát lạnh ca mùa xuân phng pht thì chng như nhng ngày tết đã cn k. Nhớ như in v m, nhng ngày này bn rn nhưng môi m chng như không ngt mm cười. Gia đình sng phiêu dt theo chân cha trên nhiu tnh thành nhưng cái cht quê ngt ngào không h phai trên đôi vai ca m. Chiu 23 Tết trong khi mi nhà cúng kiến ông Táo về tri thì nhà mình li im ng trước mâm cơm thường nht. Sau ba cơm m kêu mình ra th b qun áo mi m va mua, cái cm giác th áo theo mình sut bao nhiêu năm đến ni khi đã thành người ln mi ln mua mt b qun áo mi li nh đến m, nh tng cái vuốt cho áo thng thm, kéo bên này phi bên kia làm cho mình cm thy như được vut ve dưới manh áo mi. Mùi thơm ca vi là th duy nht ni lin mình vi m cho ti nay, nó như th nước hoa không th ln gia muôn ngàn loi hương thơm khác trong đi sng.

Và từ lúc th cho ti lúc chính thc được mc b qun áo mi là c mt chui ngày ch đi.

Cũng may, chỉ mt tun l là tết, s bn bu không cha mt ai làm thi gian ngn li. M thường dn mình đi ch tết vào nhng ngày sát tết thường là 27 tết khi mọi th bt rm r và giòng người len li trong ch ít đi. Đó là lúc m chn dưa hu, các loi bánh mt trên bàn th, tht heo, gà sng, c kiu và hàng chc món khác. Mình thích nht là ch hoa trong nhng ngày này, nhng chu mai hin lành, nhng cm vạn thọ vàng rc mt góc ch chen vi cúc, hu, và nhiu loi hoa khác làm cho không khí tết rc r hn lên. Người ngm k mua chen ln nhau và mình cht nhn ra mi người đu hin hòa, d thương so vi ngày thường nhiu lm, có l mùa Tết làm cho người ta gn nhau hơn bi ai cũng cùng chung mc đích : "ăn tết".

Đêm ba mươi dù bun ng cách nào mình và các ch không bao gi vào mùng sm vì còn xem nu bánh tét. C nhà đi vô đi ra như ch đi mt điu gì quan trng lm, thì ra ch giây phút giao tha đ được đốt phong pháo mà cha mua về t hôm trước. Cái thi khc thiêng liêng y được ch đi trong hi hp vì pháo n là tết chính thc bước vào nhà và năm cũ ra đi d năm mi hoàn toàn khác tr v. Nhng ngày tết v sau này nhà nước cm đt pháo thì mình đã xa quê nhưng tâm trí c nghĩ v tiếng pháo giao tha ca nhng ngày xưa cũ. Tiếng pháo đánh thc nim hy vng, hương thơm ca pháo tết lan ta khp nơi làm không khí ngày tết đượm mùi gn gũi ca hàng xóm láng ging. Pháo n làm cho nhng phin mun ca người nghèo tạm thi bay xa nó làm cho nhng gia đình khá gi biết ơn nhng gì tri đt đã dành cho h. Tiếng pháo mang nng tâm lý cng đng và chính nó làm cho người ta gn gũi nhau hơn mi ln tết đến.

Rồi sáng mùng mt trong lành cũng đến. M đánh thc mc cho bộ qun áo mi, dn dò nhiu điu mà năm trước m tng dn dò. Mi người lc tc kéo nhau mng tui ông bà cha m, nhng phong thơ màu đ đng nhng đng tin mi tinh lì xì cho bn tr, tiếng nhc mng xuân bt đu rn rã, ba ăn sáng mùng mt tết được dn ra và mi người quây qun bên nhau trước khi ra khi nhà mi người mt hướng.

Mâm cơn sáng mùng mt tết có l là mâm cơm tươm tt và ngon nht trong năm. M và các ch đã hết sc chăm chút nó t nhng ngày trước tết. C kiu và tai heo đã được trong những chiếc h sành tính sao cho đ đ chua ngt cn có khi bóc ra vào sáng đu năm. Nhng khoanh bánh tét xanh ươm màu lá nm tròn trĩnh cnh dĩa dưa món đy màu sc. Ni tht kho măng vàng rc cùng vi nhng chiếc bánh tráng đang ch cun vi rau sng là món chủ lc ca ba ăn đu năm. Tuy ngon và mát mt như thế nhưng không ai ăn no c, hình như tiếng trng múa lân ngoài ph đang thúc gic mi người.

Trước khi xem lân, mình ghé ngang đám đông đy ti con nít c tui mình trong các sòng "bu cua cá cp" bên đường. Nhng hình nh trái bu đ mng, con cua hùng tráng xanh mu bin, con nai hin lành đng trên con cá đang vy đuôi cùng chú gà c lnh lót tiếng gáy theo sát mình sut my ngày tết. Vài đng bc lì xì mau chóng vào túi ca nhà cái, thường là mt anh chàng trong xóm, hết tin li chy đi chơi cái khác, hiếm gì cuc vui ngày tết hơi đâu phi phí công ngi ngm chú bu con cua ?

Tiếng trng múa lân làm cho bn tr c tui mình đng ngi không yên. C thy ông đa lc bng cm chiếc qut rách phe phy là mình lại thích thú. Con lân dưới đôi mt ngây thơ ca mình tht khác thường, mt nó chp git như mt con vt sng đôi lúc làm mình s hãi nhưng cũng đy thích thú. Khi nó leo lên táp túi đng tin lì xì ca gia ch là tiếng trng dn dp, tiếng hò reo cổ vũ đy tri to cho không khí hng hc mm sng ca ngày tết Nguyên đán.

Lớn lên mt chút tết vn còn nguyên hương v ca nó như xưa, có điu vì ln nên cái nhìn ngày tết ca mình cũng khác. Ln có nhng yêu cu khác vi mt cu con nít, tâm trí v ra nhng hình nh mà ngày thường không có, nht là phong v ca tết, càng ln thì người ta càng cm nhn đy đ hơn v không khí đc bit mà ch ngày tết mi có.

Đó là những cuc đi chơi vi bn bè trong không khí m áp đy hoa ca không gian ngày tết. Đây là lúc chưng din vi mi người chung quanh đ chng t ta đã ln, đã bước hn vào tui hoa niên đy hoa lá chung quanh.

Nhưng có l thi khc này chính là lúc âm nhc cun hút người ta nhiu nht.

Tết mà không có nhc xuân thì còn gì thiếu vng hơn. "Tm thiệp đầu xuân" "Xuân này con không v" cùng nhiu bài hát bt h khác ca ngày tết góp phn làm cho tết lý thú, gn bó hơn gia người nghe vi nhau…nhưng gì thì gì mt bn nhc không th thiếu trong ba ngày tết đó là bài "Ly rượu mng" ca Phm Đình Chương.

Thật vy, ca khúc Ly rượu mng đã ăn sâu vào trí nh ca người Vit đi vi nhng ai sng đt nước này t năm 1975 tr v trước. Giai điu quyến rũ, ca t mn mà, hn hu lt t hết nét nhân văn ca mt vùng đt tuy đn bom dày xéo vn không mt đi lòng thương yêu, thói quen tha th và khuyến khích nhau xây dng quê hương trong tinh thn tương ái. Là mt nhc sĩ min Bc di cư vào Nam, Phm Đình Chương mang tâm trng xa quê lng vào ca khúc này vi ước vng mi người cùng nhau xây đp non sông trong mt ngày mai hòa bình hạnh phúc. Nhc sĩ vượt lên mi cám d thường trc ca chiến tranh tâm lý đ cho ra đi mt ca khúc bt h cho dân tc. đâu trên mi vùng đt ca quê hương, trong nhng ngày tết xa quê người ta cũng có th hp ca Ly rượu mng đ ni lin những người con xa x vi gia đình.

Nhưng tiếc thay bài hát không th ni được nhng đa con xa quá, xa đến ni không con đò nào đem h v được vi quê nhà.

Nguyễn Bính ch t Bc vào Nam vài ngày đã rên r :

…Bốn b vn chưa yên sóng gió

Xuân này em chị vn tha hương

Vẫn ăn cái Tết ngoài thiên h

Son sắt say hoài rượu vin phương (…)

Đêm ba mươi Tết quê người cũng

Tiếng pháo giao tha dy t phương…

Ông đúng là giang hồ vt, ch thy cơm sôi đã nh nhà, còn chúng tôi không h mun giang h, ch mun ngi bên m m ôn li nhng ngày còn thơ cũng không được hung chi là tết ?

Tản mác khp thế gii chúng tôi cũng c gi cái hn tết ca dân tc lm nhưng tiếc thay c gng nào cũng vô ích trong sut hơn 40 năm qua. Chúng tôi đt pháo nhưng không ai nghe, mua bánh tét bánh chưng cht đy nhà ch đ đem đi làm trong my ngày được gi là tết. Nhng bông hoa gi nm bun bã trong góc nhà. Chai rượu đt tin không biết khi nào mi khui vì bn bè ai cũng tt bt mưu sinh không còn thi gian đ nh tết. Trẻ con không cn áo mi vì chúng có mi ngày. Chúng cũng không biết thế nào là lì xì, là bu cua cá cp như chúng tôi.

Tết phương xa nếu có cũng ch ngi trong bóng ti ri nghe mt mình ca khúc "Xuân này con không v" đ t đánh la mình cho mt ngày về không được in trong lch.

Tết, đi vi chúng tôi, ngày càng xa, càng teo tóp. Nó ging như tiếng pháo không mùi thuc pháo vy thì khác gì tiếng n trong mi cun phim hành đng ?

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 25/01/2019

Published in Văn hóa

antet1

Ngày Tết truyền thống ở thôn quê Việt Nam 

Trong lúc thế giới đang làm việc hăng say thì nhiều người chúng ta vẫn đang mải tranh cãi việc ăn Tết theo lịch nào và không hề có kế hoạch nâng cao năng suất lao động trong tương lai.

Trong những năm gần đây, ở khoảng giữa thời gian Tết dương và Tết âm lịch thì lại có chủ đề sôi nổi trên mặt báo về câu chuyện : Ăn Tết âm lịch theo lịch Tết dương. Tựu trung thì có 2 luồng ý kiến.

Ý kiến thứ nhất phản đối chuyện gộp chung Tết truyền thống vào Tết dương lịch vì cho rằng như vậy sẽ đánh mất bản sắc truyền thống từ bao đời nay của dân tộc ta. Ở chiều ngược lại, ý kiến thứ hai cho rằng nên gộp Tết âm lịch vào Tết dương lịch vì như thế sẽ giúp đẩy mạnh hơn quá trình hội nhập với thế giới.

Trong cuộc tranh luận này, mỗi bên đều đưa ra những dẫn chứng rất xác đáng để bảo vệ quan điểm của mình. Chẳng hạn, những người theo đường lối cách tân muốn gộp Tết đưa ra dẫn chứng rằng Nhật Bản, một nước Châu Á có tinh thần dân tộc rất cao đã chuyển ăn Tết âm theo dương lịch từ thế kỷ 19 và nhờ đó, người Nhật hòa nhập rất nhanh với tác phong làm việc của thế giới.

Ở chiều ngược lại, những người bảo vệ Tết truyền thống cho rằng các nước Hàn Quốc hay các vùng lãnh thổ phồn vinh như Hồng Kông, Đài Loan dù bị ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây nhưng họ vẫn quyết ăn Tết truyền thống theo âm lịch và vẫn phát triển cả kinh tế để thành những con rồng Châu Á. Như vậy, ăn Tết theo âm lịch không hề cản trở đến việc phát triển kinh tế mà còn tạo cơ hội để kích cầu mua sắm, quảng bá du lịch...

Với mỗi luồng ý kiến thì đều có sự hợp lý. Nhưng nếu nghĩ vấn đề đổi lịch ăn Tết để làm việc hiệu quả hơn, phát triển kinh tế tốt hơn thì cần nghĩ đến cái gốc của vấn đề.

Khoảng một thế kỷ rưỡi trước, Thiên hoàng Minh Trị bên Nhật quyết đổi ăn Tết truyền thống từ âm lịch sang dương lịch. Việc này không gây khó khăn lắm vì lúc đó người Nhật chưa ăn Tết dương nên việc đổi lịch với họ chỉ là thay mốc thời gian ngắn chứ không gây xáo trộn xã hội nhiều. Còn với Minh Trị thì việc ông quyết đổi lịch như vậy cũng không hẳn là để tiện làm ăn với người phương Tây vì khi đó giao thương của Nhật và phương Tây không nhiều, văn phòng người Tây trên đất Nhật không nhiều như Việt Nam hiện giờ.

Đơn giản là người lãnh đạo nước Nhật khi đó muốn mượn một hành động mang tính biểu tượng để cho dân chúng cả nước thấy họ thật sự muốn "thoát Á", muốn hòa mình với tác phong, văn hóa của phương Tây. Tinh thần đó được Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi) đúc kết trong Thoát Á luận (kêu gọi Nhật "tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây"). Với quyết tâm đó, cả dân tộc Nhật đã biến xứ hoa anh đào từ chỗ là một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hàng đầu. Sang thế kỷ 20, dù thiệt hại sau chiến tranh nặng nề nhưng tác phong Nhật vẫn giúp họ trở lại vị thế siêu cường trong một thời gian ngắn.

Còn với Hàn Quốc hay Đài Loan, có thời điểm họ chịu sự ràng buộc nhất định trong chính sách với Mỹ thì khi ấy nước họ càng có tinh thần dân tộc cao, quyết giữ bằng được các giá trị văn hóa của mình. Đó là lời khẳng định cho niềm tự hào dân tộc dù họ biết rằng nếu đổi ăn Tết truyền thống theo dương lịch thì sẽ nâng hiệu quả công việc lên cao hơn, hòa nhập với thế giới tốt hơn nữa. Và khi chọn nghỉ nhiều để giữ Tết truyền thống thì họ càng làm việc miệt mài, chăm chỉ và nghiêm túc trong những ngày khác để bù đắp cho những ngày xả hơi theo truyền thống.

Thay vì nghĩ đến việc đổi lịch ăn Tết giống như Nhật một thế kỷ rưỡi trước thì chúng ta nên tự hỏi mình đã quyết tâm đoạn tuyệt với những thói xấu của người Châu Á như làm việc hời hợt, thích chè chén say sưa, không dám tiếp cận với cái mới để tiếp thu các tinh hoa của nhân loại hiện giờ hay chưa ?

Và khi nghĩ đến việc học theo Hàn Quốc bảo vệ giá trị truyền thống, nhất là việc giữ nguyên Tết truyền thống thì trước hết cần học cách làm việc của họ. Để học theo người Hàn Quốc thì chưa cần đến Seoul mà thử nhìn sang xung quanh. Thực tế thì ngay cả khi được chơi nguyên cả tháng Tết, thì đến khi bước vào làm việc, chúng ta cũng chẳng bằng ai trong khu vực Đông Nam Á chứ chưa nói chi đến một nước công nghiệp như Hàn Quốc. Cuối 2016, Tổng cục thống kê cho biết năng suất lao động của một người Việt chỉ bằng 1/23 Singapore, 1/6 Malaysia, 1/3 Thái Lan, hay một nửa người Philippines.

Trong lúc thế giới đang làm việc hăng say thì nhiều người chúng ta vẫn đang mải tranh cãi việc ăn Tết theo lịch nào và không hề có kế hoạch nâng cao năng suất lao động trong tương lai. Chúng ta muốn "thoát Á" (thoát những thói lạc hậu của các nước Châu Á) hay muốn để Châu Á vượt xa chúng ta ?

Anh Tú

Nguồn : Một Thế Giới, 17/01/2017

Published in Văn hóa