Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 20 mai 2023 08:22

Tưởng nhớ Tô Thùy Yên

Tô Thùy Yên – Kinh Khổ

Những lúc lạc lõng, không biết mình đang ở đâu, đi đâu, nhiều người quay về với thơ phú, với thi sĩ. Nhất là một thi sĩ, ngoài cái ngổn ngang tâm sự riệng, còn chia cái đau chung của đồng bào. Một thi sĩ chứng nhân của một cơn ác mộng, một thời đại khủng khiếp, một thi sĩ mang cái đau của mình để nói lên cái đau chung của cả một dân tộc. Dùng ngôn ngữ rất riêng tư, cái nhìn rất riêng tư, để nói thay những người đau, nhưng không biết diễn tả cái đau của mình.

tty01

Tô Thùy Yên ra đi ngày 21/5/2019.

Có người nói sách để đọc một vài lần, thơ để đọc cả đời, càng đọc càng thấm, mỗi lần đọc tìm thấy một cảm giác lạ, một xúc động mới. Nhất là khi thơ đã đạt, như thơ

Tô Thùy Yên

Thơ Tô Thùy Yên không phải để "ru với gió, mơ theo trăng và thơ thẩn cùng mây" như Xuân Diệu.

Thơ Tô Thùy Yên là chứng nhân của một cuộc bể dâu, là một lời xưng tội, một tụng niệm giải oan cho những trầm luân của một kiếp đọa đầy. Một kinh khổ.

Đúng là kinh khổ, bởi vì thơ Tô Thùy Yên rất gần với tư tưởng nhà Phật, thấy đời là bể khổ, nhưng rất zen, rất thiền, không một chút oán thù Đọc "Ta Về", bài thơ dài Tô Thùy Yên viết về ngày ra khỏi trại cải tạo,

(chút rượu hồng đây xin rót xuống

Giải oan cho cuộc bể dâu này),

tưởng như nghe Văn tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du :

Thương thay thập loại chúng sinh

Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người

Hương lửa đã không nơi nương tựa

Hồn mồ côi lần lữa bấy niên

(Nguyễn Du)

Nếu tình yêu dễ diễn tả qua thơ hơn là văn vần, hơn là diễn văn, cái đau thương uất nghẹn cũng vậy. Phải bao nhiêu trang mới nói đuợc tất cả cái đau đớn trong 2 câu thơ Tô Thùy Yên, diễn tả cuộc chạy giặc :

Xứ khổ, gây chi mùa thảm khốc

Hỡi ơi trời đã bỏ rơi dân

Hay tia hy vọng le lói trong bể khổ:

Xin cám ơn hoa đã vì ta nở

Thế giới vui vì những chuyện lẻ loi.

Đọc Tô Thùy Yên, nhiều khi nghĩ tới thơ Quang Dũng, cái hình ảnh ghê rợn về chiến tranh trong thơ Quang Dũng :

Mẹ già tôi em có gặp đâu không

Những xác già nua ngập cánh đồng

Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ

Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

(Mắt Người Sơn Tây. Quang Dũng)

Quang Dũng mơ ước :

Bao giờ tôi gặp em lần nữa

Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca

Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ

Em có bao giờ em nhớ ta ?

Tô Thùy Yên thề nguyền, cam kết :

Ta về dẫu phải đi chân đất

Khắp thế gian này để gặp em.

Người Việt làm thơ rất nhiều, nhưng thi sĩ, rất hiếm. Thi sĩ một mình một chiếu như Tô Thùy Yên còn hiếm hơn nữa.

Thanh Tâm Tuyền nói Tô Thùy Yên là một nhà thơ miền Nam. Vừa đúng vừa sai.

Đúng, bởi vì thơ Tô Thùy Yên không hề có căm thù, kêu gào chém giết như thơ miền Bắc "xã hội chủ nghĩa". Đúng là tâm hồn của một miền Nam hiền hoà, độ lượng, của một xã hội nhân bản, trong đó tình người là cái đáng quý trọng nhất.

Tô Thùy Yên là sĩ quan tâm lý chiến của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng không hề nhìn người khác là ta, là địch, chỉ thấy một dân tộc đọa đầy :

Mối sầu như nước sông

Chẩy hoài mà không cạn…

Giữ làm gì đau thương

Đã đôi lần nhầm lẫn.

(Đêm qua bắc Vàm cống)

Sai, bởi vì mặc dù sinh ra ở miền Nam (Gò Vấp, Tân Định), ngôn ngữ Tô Thùy Yên không phải là ngôn ngữ dễ dãi và dễ thương của miệt vườn, nhưng là ngôn ngữ rất cầu kỳ của một nhà thơ miền Bắc, đài các của một nhà thơ Huế.

Về ngôn ngữ, thơ Tô Thùy Yên chững chạc, cổ điển như thơ Đường, nhưng mới lạ, táo bạo hơn thơ mới. Đạo mạo như một người đứng tuổi, một ông đồ già, từng trải, ngồi nhâm nhi bên tách trà , ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái, về cuộc đời dâu biển :

Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ

Nghe tàn cát bụi tháng năm bay

Chỉ có thế. Trời câm đất nín

Đời im lìm đóng váng xanh xao

nhưng trẻ, mạnh, vũ bão như thanh niên vào đời,

muốn yêu, muốn thương, muốn nhớ.

Muốn sống.

Ta về dẫu phải đi chân đất

Khắp thế gian này để gặp em

Những yếu tố chính của thơ là từ ngữ, hình ảnh, âm điệu, và tư tưởng ; thơ Tô Thùy Yên có đủ :

Bao giờ, cho đến bao giờ nữa.

Em gánh vui về họp chợ đông

Trong các yếu tố đó, quan trọng hàng đầu là từ ngữ. Thi sĩ Pháp Mallarmé dứt khoát hơn nữa : Không phải với ý tưởng người ta làm thơ, nhưng với từ ngữ (Ce n’est pas avec des idées qu’on fait des vers; c’est avec des mots).

Tô Thùy Yên cũng nghĩ như vậy, và cực kỳ trân trọng với từ ngữ. Ông nói, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Nguyễn An Dân:Tôi rất dễ bị ray rứt, dằn vặt, chỉ vì một tứ chưa ổn, một chữ chưa đắc.

Và giải thích :

Thơ biến cái thật thành cái không thật. Bất cứ nhà thơ nào cũng sử dụng và đồng thời chối nhận ngôn ngữ. Sự mới mẻ độc đáo trong thơ, trái với các bộ môn khác trong văn chương không nằm trong đề tài (đề tài trong thơ thường khi rất thông thường và được coi như hằng cửu.Thi sĩ nhìn thấy cái đep ở những cái tầm thường.

Từ ngữ Tô Thùy Yên đài các nhưng gần gũi, sáng tạo cực kỳ nhưng tưởng như dễ dãi. Vừa lạ, vừa thực. Vừa xa vừa gần gũi. Chuyện đó không phải dễ. Có người dùng chữ lạ, câu lạ, nhưng không thực, chỉ lộ cái lập dị, giả tạo. Có người rất thực, nhưng nhàm, nếu không thô tục, bởi vì cái thực trong nghệ thuật, nó khác với sự thực ngoài đời.

Về tư tưởng, thơ Tô Thùy Yên đau xót, bi quan nhưng bao dung ; đứng ngoài, đứng trên cái thù hận, để thấy cái bát ngát của đất trời, cái giới hạn của kiếp người.

Muốn nói được phần nào cái đau thương, uất hận, cái mệt mỏi, cái chịu đựng vô hạn, cái sức sống lạ kỳ trong đại họa của dân tộc Việt, phải có những nhà văn dài hơi, với tầm vóc Tolstoi, Pasternak mà chúng ta chưa có. Hay một thi sĩ như tác giả Ta về.

Ta về như bóng ma hờn tủi

Lục lại thời gian kiếm chính mình

Ta nhặt mà thương từng phế liệu

Như từng hài cốt sắp vô danh

Nằm tù cải tạo ra, gia đình chia ly, cuộc đời tan nát, nhà cửa quê hương tang thương, nhưng cái ghê rợn nhất đối với thi sĩ là một xã hội không còn nhân phẩm, đánh mất lương tri. Ông nói : "chiến tranh, nhất là chiến tranh ủy nhiệm huynh đệ tương tàn, bao giờ lại chẳng gây thương tổn năng nề cho nhân phẩm".

Đôi khi tôi hoài nghi khả năng của văn chương Việt Nam trong việc diễn tả cái kinh hoàng cùng tận của một cuộc đổi đời, nhưng hoàn toàn tin là thơ Việt Nam có đủ khả năng đó. Tô Thùy Yên là một bằng chứng.

Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét : văn chương chỉ có ở một vài nước, nhưng thơ thì cùng khắp. Jorge Luis Borgnes không nói gì khác : Trong mọi trường hợp, thơ đến trước văn vần, hình như người ta hát (hay khóc) trước khi biết nói (Dans tous les cas, la poésie est antérieure à la pose, on dirait que l’homme chante avant de parler).

Tháng 5/2019, Tô Thùy Yên ra đi, bỏ dở thiên trường ca về nỗi đoạn trường của một dân tộc.

"Ta tiếc đời ta sao hữu hạn

Đành không trải hết được lời ta"

Sáng dậy, nghe tin Tô Thùy Yên "đi xa", cứ muốn tin là một fake news, một chuyện không có thực…

Đi xa như lạc trong trời đất

Thủy tận, sơn cùng xí xóa ta

Cõi chiều đứng lại, khóc như liễu

Có thật là ta đã đi xa ?

(Đi xa)

Sơn cùng, thủy tận xí xóa người, nhưng sẽ bó tay, làm sao xóa được Ta Về, Chiều trên Phá Tam Giang. Làm sao xóa được Tô Thùy Yên ?

Edgar Allen Poe nói : nếu thơ chưa xé nát tâm hồn của bạn, bạn chưa biết thơ là gì (If a poem hasn’t ripped apart your saoul, you haven’t experienced poetry). Nhờ Tô Thùy Yên, nhiều người đã biết thơ là gì.

Ca khúc "Chiều trên phá Tam Giang" - thơ Tô Thùy Yên, Trần Thiện Thanh phổ nhạc - qua tiếng hát Lê Uyên & Thiên Kim - Courtesy of Asia 50 - Thúy Nga

Paris, tháng Năm 2023

Từ Thức

(tuthuc-paris-blog.com)

***********************

Ta về

Ta về một bóng trên đường lớn

Thơ chẳng ai đề vạt áo phai

Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ

Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay

Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp

Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu

Mười năm mặt sạm soi khe nước

Ta hóa thân thành vượn cổ sơ

Ta về qua những truông cùng phá

Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may

Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ

Nghe tàn cát bụi tháng năm bay

Chỉ có thế. Trời câm đất nín

Đời im lìm đóng váng xanh xao

Mười năm, thế giới già trông thấy

Đất bạc màu đi, đất bạc màu

Ta về như bóng chim qua trễ

Cho vội vàng thêm gió cuối mùa

Ai đứng trông vời mây nước đó

Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ

Một đời được mấy điều mong ước

Núi lở sông bồi đã mấy khi

Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động

Mười năm, cổ lục đã ai ghi

Ta về cúi mái đầu sương điểm

Nghe nặng từ tâm lượng đất trời

Cảm ơn hoa đã vì ta nở

Thế giới vui từ nỗi lẻ loi

Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa

Làng ta ngựa đá đã qua sông

Người đi như cá theo con nước

Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng

Ta về như lá rơi về cội

Bếp lửa nhân quần ấm tối nay

Chút rượu hồng đây xin rưới xuống

Giải oan cho cuộc biển dâu này

Ta khóc tạ ơn đời máu chảy

Ruột mềm như đá dưới chân ta

Mười năm chớp bể mưa nguồn đó

Người thức mong buồn tận cõi xa

Ta về như hạt sương trên cỏ

Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời

Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt

Tội tình chi lắm nữa người ơi

Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ

Mười năm người tỏ mặt nhau đây

Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi

Đành uống lưng thôi bát nước mời

Ta về như sợi tơ trời trắng

Chấp chới trôi buồn với nắng hanh

Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng

Dừng chân nghe quặn thắt tâm can

Lời thề buổi ấy còn mang nặng

Nên mắc tình đời cởi chẳng ra

Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ

Mười năm ta vẫn cứ là ta

Ta về như tứ thơ xiêu tán

Trong cõi hoang đường trắng lãng quên

Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách

Nhện giăng, khói ám, mối xông nền

Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ

Nhà thương-khó quá sống thờ ơ

Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ

Khách cũ không còn, khách mới thưa

Ta về khai giải bùa thiêng yểm

Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi

Hãy kể lại mười năm chuyện cũ

Một lần kể lại để rồi thôi

Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn

Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà

Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?

Mười năm, cây có nhớ người xa?

Ta về như đứa con phung phá

Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu

Mười năm, con đã già trông thấy

Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu

Con gẫm lại đời con thất bát

Hứa trăm điều một chẳng làm nên

Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn

Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên

Ta về như tiếng kêu đồng vọng

Rau mác lên bờ đã trổ bông

Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng

Chờ anh như biển vẫn chờ sông

Ta gọi thời gian sau cánh cửa

Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu

Ta nghe như máu ân tình chảy

Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau

Ta về dẫu phải đi chân đất

Khắp thế gian này để gặp em

Đau khổ riêng gì nơi gió cát

Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm

Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa

Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà

Tình xưa như tuổi già không ngủ

Thức trọn, khua từng nỗi xót xa

Ta về như giấc mơ thần bí

Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui

Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng

Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi

Bé ơi, này những vui buồn cũ

Hãy sống, đương đầu với lãng quên

Con dế vẫn là con dế ấy

Hát rong bờ cỏ giọng thân quen

Ta về như nước Tào Khê chảy

Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ

Thân thích những ai giờ đã khuất

Cõi đời nghe trống trải hơn xưa

Người chết đưa ta cùng xuống mộ

Đâu còn ai nữa đứng bờ ao

Khóc người ta khóc ta rơi rụng

Tuổi hạc ôi ngày một một hao

Ta về như bóng ma hờn tủi

Lục lại thời gian kiếm chính mình

Ta nhặt mà thương từng phế liệu

Như từng hài cốt sắp vô danh

Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa

Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời

Ai đó trong hồn ta thổn thức

Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi

Ta về như hạc vàng thương nhớ

Một thủa trần gian bay lướt qua

Ta tiếc đời ta sao hữu hạn

Đành không trải hết được lòng ta

Tô Thùy Yên

Published in Văn hóa

Tô Thùy Yên, gõ cửa thiên thu

Mặc Lâm, VOA, 23/05/2019

Tôi biết làm thơ t khi còn rt nhỏ nhưng mãi ti gn tui năm mươi mi tht s đc được thơ qua mt người mà càng đc tôi càng được m ra nhng cánh ca khác ca s mu nhim t thi ca. Người làm thơ y là Tô Thùy Yên, mt ánh sáng khơi gi nim cm hng, mt cành khô gia rng có khng giúp người đi lc trong cơn mê mui thm sâu ca hưng phn tìm được li ra, mt l loi ca cây xương rng gia sa mc có kh năng chng li s cô đơn mà thượng đế giao phó.

Résultat de recherche d'images pour "Tô Thùy Yên"

Nhà thơ Tô Thùy Yên những năm tháng trước 1975.

Thơ ca Tô Thùy Yên được rt nhiu người yêu mến vì cht tĩnh trong cái đng ca nó. Nếu 10 năm tù là trng thái "đng" ca nhng but nhc ca cơn đau th xác thì "thế gii vui t ni l loi" là cái tĩnh thin đo ca mt người đã hiu tường tn ni l loi có sinh lc như thế nào. L loi y ch có th hin hu trong mt tâm thế v tha, tha thứ nhng hn hc, nhng mit th, nhng oán khí ca người khác đã dành cho mình. L loi vì s không có nhiu người làm được. L loi vì tuy cúi mái đu sương đã đim nhưng vn tin vào tâm lượng ca đt tri vn nng trĩu nim vui.

Niềm vui y Tô Thùy Yên đã tìm thấy sau khi t giã tri ci to v nhà sau hơn 10 năm bit x :

"Ta về cúi mái đầu sương điểm

Nghe nặng từ tâm lượng đất trời

Cảm ơn hoa đã vì ta nở

Thế giới vui từ mỗi lẻ loi".

Chất thin trong thơ Tô Thùy Yên có l được hình thành t những cơ cc mà cuc đi ông chng kiến. Nhng cái chết anh lit nhưng thm thương, nhng chia ly tràn khi bến b đau đn, s phân hy cuc sng đến vô tn đã đày i tâm linh trước khi chính bn thân ông sp đ. Trong bài Qua sông ông viết :

Áo quan phong quốc kỳ anh liệt

Niềm thiên thu đầm cỗ xe tang

Quê xa không tiện đường đưa tiễn

Nghĩa tận sơ sài, đám lạnh tanh

Thêm một chút gì như hối hả

Người thân chưa khóc ráo thâm tình...

Những câm nín y vn ám nh ông nhiu năm sau trong bài Ta v, ni ám ảnh chiến tranh và tình người, mt "hi chng nghiến răng" ca nhân loi : xông vào cái chết đ bo v o tưởng. Tô Thùy Yên sng và gm nhm thi kỳ y nên biết tng mùi v ca nhng ln hành quân đy máu, máu ca bn bè ln đi phương. Máu không nhng đổ ra t súng đn nó cũng đ ra t tàn khc ca tri giam. Ám nh tr thành thói quen và Tô Thùy Yên lm bm s cho cơn tht lc ca chính mình :

Ta về như bóng ma hờn tủi

Lục lại thời gian, kiếm chính mình

Ta nhặt mà thương từng phế liệu

Như từng hài cốt sắp vô danh

Trong những cuc hành quân y Tô Thùy Yên không ít ln thy v đp tim n phía sau nhng qu mìn tàn nhn, nhng bc tranh được ông phác tho vi vã miêu t cái mi mt ca thiên nhiên quyn ly con người như mt đnh mnh khc nghit. Con người thì rã ri tri thì thp và ướt sũng, mây trên tri lc bình dưới sông tt c như hòa nhp cho mt bn nhc bun ch có chiến tranh mi có th to ra được :

Đây ngã ba sông, làng sát nước

Xuồng ba lá đậu kế chân bàn

Trời mới tạnh mưa còn thấp ướt

Lục bình, mây mỏi chuyến lang thang

Tô Thùy Yên là một nhà thơ, đã hn, tuy nhiên ông còn là mt ha sĩ thiên tài. Thơ ông đy màu sc quyết lit chói chang ca mt tri, lnh lo cô đơn như nước bin, và hơn c tranh, màu sc trong thơ ông phng phất hình bóng con người. Trong "Trường sa hành", mt bài thơ quan trng trong s nghip thi ca ca ông chúng ta có th đng ý vi nhau đim : màu sc đã to thơ ông khác bit vượt qua rt nhiu tác gi khác cng thi. Ch có điu không như hi ha, chúng ta chỉ thy hai màu xanh lơ và đen trong c bài thơ nhưng trong lòng li bùng v hàng lot nhng gam màu khác : Đ úa ca mt tri trong ánh chiu tà mà tác gi gi là "chiu rã" Nhng thay đi quang ph ca rong bin, nhng long lanh t muôn vn tng màu làm hồn ta lay đng, màu la cháy rc c đào khiến chim cũng đen úa c tiếng xao xác qun bay. Miếng mi cháy mt màu khét khói cũng không khi ngm ngùi…

Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng

Những cụm rong óng ả bập bềnh

Như những tầng buồn lay động mãi

Dưới hồn ta tịch mịch long lanh

Mặt trời chiều rã rưng rưng biển 

Vầng khói chim đen thảng thốt quần

Kinh động đất trời như cháy đảo...

Ta nghe chừng phỏng khắp châu thâ

Ta ngồi bên đng la man r

Hong tóc râu, chờ chín miếng mi

Nghe cây dừa ngt gió trùng đip

Suốt kiếp đau dài ni t tơi

Rồi na, kế sau màu sc là âm thanh. Th âm thanh kinh khng ca tiếng gi không thành li. Âm thanh b bóp nght gia hư vô. Âm thanh rơi vào mt khong cách đc st ca không gian đóng kin :

Đất liền, ta gọi, nghe ta không ?

Đập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng

Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc

Con chim động giấc gào cô đơn

Viết v Tô Thùy Yên phi cn c cun sách, mt vài trang giy không nhng bt toàn mà còn hi ht. Nhưng s ra đi ca ông nếu không th thp bng đuc đ tưởng nh thì đành dùng mt nén nhang cũng đ đ tin đưa ông. Trong tâm thế y cùng chia s vi nhng gì mà năm 1991 ông đã viết trong tri bit giam 3C Tôn Đc Thng :

Ta nằm xuống

Dỗ mình hãy cố ngủ

Tập quen dần với giấc thiên thu

Hãy ngủ, ông nhé và tôi tin rng nhng gì ông đ li thế gian này cũng thiên thu không kém….

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 23/05/2019

******************

Nhà thơ Tô Thùy Yên qua đời ở Texas, Hoa Kỳ

Hoài Hương, VOA, 23/05/2019

Tác giả bài thơ 'Chiu trên phá Tam Giang', nhà thơ Tô Thùy Yên, mt trong nhng nhà thơ ln nht ca min Nam trước 1975, va qua đ Houston, bang Texas, hưởng th 81 tui.

Résultat de recherche d'images pour "Nhà thơ Tô Thùy Yên qua đời ở Texas, Hoa Kỳ"

Bài Chi ều trên Phá Tam Giang của nhà thơ Tô Thùy Yên được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc

Tin về s ra đi ca nhà thơ lan nhanh trên mng trong ngày th Tư 22/5/2019. Tên thật là Đinh Thành Tiên, Tô Thùy Yên sinh năm 1938 ti Gò Vp, Gia Đnh, là cu hc sinh trường Petrus Ký và trường tư thc Les Lauriers, ông tng theo hc Đi hc Văn Khoa Sài Gòn, ban Văn chương Pháp.

Chiều Trên Phá Tam Giang - thơ Tô Thùy Yên & nhạc Trần Thiện Thanh - tiếng hát Khánh Ly và Nhật Trường (In memory of Tô Thùy Yên)

Làm thơ t năm 16, 17 tui, Tô Thùy Yên được ca tng là một trong "t tr ca thi ca min Nam" cùng vi Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyn, và Nguyn Đc Sơn.

Năm 1956, cùng với nhà thơ Thanh Tâm Tuyn, nhà văn Mai Tho và các ha sĩ Duy Thanh, Ngc Dũng, ông sáng lp mt nhóm sáng tác mang tên Sáng To, được biết đến vi phong trào khai sinh "Thơ t do" min Nam vào thp niên 1960.

Trao đổi vi VOA tiếng Việt, nhà văn Du T Lê cho biết đã tng làm vic vi ông Tô Thùy Yên ti Cc Tâm lý chiến Sài Gòn. Ông nói :

"Thứ nht, đó là mt tiếng thơ ln ca min Nam, th hai, đó là mt người rt là nguyên tc. Thi gian anh trong quân đi, anh là người rt là k lut, thăng tiến rt là nhanh. Chc v sau cùng ca anh là Thiếu tá, Trưởng phòng Văn ngh ca Cc Tâm lý chiến".

Trong những tác phm gn lin vi tên tui ca Tô Thùy Yên, phi nhc đến bài thơ "Chiu trên phá Tam Giang", được nhc sĩ Trn Thin Thanh ph nhc. Mt bài thơ khác có ý nghĩa lch s gây n tượng c trước ln sau năm 1975 là "Trường Sa hành", sáng tác tháng 3 năm 1974, hai tháng sau ngày Trung Quốc cưỡng chiếm qun đo Hoàng Sa lúc t tay Vit Nam Cng Hòa.

Trao đổi vi VOA tiếng Việt t California, nhà báo Đinh Quang Anh Thái nói nhà thơ Tô Thùy Yên đã "đ li mt du n ln trong sinh hot văn hc của min Nam", ông nhc ti mt s bài thơ đã gây n tượng sâu sc đi vi ông.

"Trước năm 1975, chúng ta biết đến bài Trường Sa hành và bài Chiu trên Phá Tam Giang, nhưng sau năm 1975, vi 10 năm tù, Tô Thùy Yên lúc ông tr v, bài Ta v nc tiếng, trong đó có những câu như :

Ta về khai gii bùa thiêng ym

Thức dy đi nào, g đá ơi

Hãy kể li mười năm chuyn cũ

Một ln k li đ ri thôi

Câu ấy chng t cho thy rng ông không còn mang nng chĩu mt tm lòng thù hn hoc oán hn mt giai đon mà ông đã b cc nhc như vy".

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái chia sẻ mt k nim có th nói lên được con người Tô Thùy Yên :

"Chúng tôi nhớ rng lúc mà anh em từ Vit Nam phát đng phong trào xây dng nhà cho gia đình các chiến sĩ đã hy sinh trong trn chiến Hoàng Sa năm 1974, nhà thơ Nguyn Duy trong nước, tác gi ca bài T xa nhìn t quc bày t thiết tha mun mi được Tô Thùy Yên t hi ngoi tr v, cùng vi Duy làm mt đêm thơ Sài Gòn, đc Trường Sa hànhTa v thì có l s thích thú lm, anh Tô Thùy Yên có nói rng anh mun lm nhưng sc khe không cho phép, và anh đã chép nguyên văn bài Ta v đ tng cho chương trình Nhp cu Hoàng Sa. Bài thơ đó đã được anh em nhóm Nhp cu Hoàng Sa Vit Nam bán đu giá đ góp tin xây nhà cho gia đình các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã t trn trong trn chiến Hoàng Sa 1974. Bây gi ngi nh li Tô Thùy Yên thì nh li n cười rt hin ca mt người min Nam, nh li điếu thuc, và nh li 2 câu thơ chót : "Còn chút rượu nng xin tưới xung, Gii oan cho cuc bin dâu này".

Tô Thùy Yên đã cùng gia đình sang định cư ti Saint Paul, Minnesota vào cui năm 1993, sau đó chuyn v sinh sng ti thành ph Houston, bang Texas cho tới khi ông qua đi.

Hoài Hương

Nguồn : VOA, 23/05/2019

********************

Tô Thùy Yên, cánh chim còn để vệt

Đinh Yên Thảo, VOA, 23/05/2019

Riêng cho VOA

"...Tôi được gp nhà thơ Tô Thùy Yên mt ln ti Houston, hôm nhà thơ Phan Xuân Sinh ra mt cun sách Sng Vi Thi Quá Vãng. Bui trò chuyn ti nhà anh Sinh đến na đêm, trong tiếng đàn thùng ca anh Ngu Yên, ging ngâm không dt ca anh Trn Khánh Hoà, liên khúc Trần Thin Thanh do anh Đ Xuân Quang t Atlanta bt nhp. Anh Trn Hoài Thư, Trn Phù Thế, Lương Thư Trung, Hoàng Đnh Nam, Trà Nguyn… có c, mi người mi v ngây thơ trong đôi mt già nua bt lun. Mt đêm thơ nhc s còn hoài trong ký c nhng người dính líu ti con ch hi ngoi.

Ngoài hiên, nhà thơ Tô Thùy Yên trò chuyn cùng tôi và Đinh Yên Tho như nhng người quen gp li. Dù ch gp ln đu, trong ch "Duyên" ca Pht mà thành ln cn ti hôm nay. Ngi đc li bài thơ "Ta v" trong tiết tháng Tư, nơi sân sau nhà vng. Chút gió Xuân nng nàn nhà bên ct c. Gic mơ chiu, người nông dân ch mong được "v quê v đt, tháng tư đi tu trâu bò, đ ta tiếp tc làm mùa tháng năm"…".

(trích từ bài viết "Ta V" ca tác gi Phan)

Tô Thùy Yên qua nét vẽ Đinh Cường.

Đó là đoản văn của anh bn Phan (Va Hè) ca tôi viết ngay sau ln đu gp được nhà thơ Tô Thùy Yên chng đâu 10 năm trước. Còn tôi thì trước đó gp ông đã vài ln, ti Dallas và c Houston, Texas. Ln đu ti đám cưới th nam ca nhà thơ Nguyn Xuân Thip cũng gn 20 năm trước, có đông đúc văn ngh sĩ v tham d khá chân tình. Va tic đám cưới li xem như cuc hp mt các văn ngh sĩ bay v bi s quý mến nhà thơ Nguyn Xuân Thip. Tôi dn chương trình nên có khách quen đến đ ngh rng, bên dưới nghe có nhà thơ Tô Thùy Yên hiện din, hãy mi ông lên nói vài điu cho mi người biết mt. Ông lên sân khu theo li mi. Nhưng nói rt ít, hu như ch chào hơn là nói điu gì đó, tôi còn nh vy. C vài ln sau gp li, ông cũng ch là người trm ngâm, nghe nhiu hơn nói. Chỉ có lần như nhà báo Phan viết trên, không hiu ti sao ông t ra vui v, trò chuyn rt nhiu. Gia bui tic, tôi hi ông, "Anh k v bài thơ Chiu Trên Phá Tam Giang đã viết như thế nào ?". Như nhiu bài thơ khác ca ông, đúng hơn là nhng trường thi hàng trăm câu của ông, "Chiu trên Phá Tam Giang" là mt trong nhng trường thi mang tm vóc ln lao v cuc chiến khc lit trên quê hương Vit Nam. Ông ct vn lch s và chiến tranh bng cái nhìn nhân bn trong tình dân tc, lng thêm thân phn con người và tình yêu tuổi tr gia chiến tranh.

Ông kể đó là mt ngày ca mùa Hè đ la năm 1972, ông bay theo tướng Bùi Thế Lân, v Tư Lnh Thu Quân Lc Chiến đ th sát chiến trường, trong vai trò mt ký gi báo chí. T trc thăng nhìn xung phá Tam Giang, hình nh mt v Thiếu Tá đng gia gió lng, mênh mông nước tri phía dưới đã to cho ông mt cm xúc mãnh lit v thân thn nh bé ca con người trong chiến tranh, trong không gian điêu tàn ca vòng vây t thn . Thế ri bài thơ ra đi. Tôi đc li, qu tht là vậy.

Chiếc trc thăng bay là mt nước,

Như cơn mng nhanh,

Phá Tam Giang, Phá Tam Giang,

Bờ bãi hn mang, dòng bát ngát,

Cát hôn mê, nước mit mài trôi,

Ngó xuống cm thương người l bước

Trời nước mông mênh, thân nh nhoi... (*)

Ông tiếp, ông mun viết bài trường thi làm ba phn, v người lính tr Vit Nam Cng Hòa, v người chiến binh Bc Vit và s cu ri ca tình yêu trước s mong manh ca phn người trong thi chiến. Thế là bài thơ ra đi như chúng ta đã đc. Là người lính, mt Thiếu Tá Tâm Lý Chiến, nhưng cũng là người ngh sĩ, ông nhìn cuc chiến đang din ra như mt cuc chiến y nhim huynh đ tương tàn mà c hai bên đu là nn nhân ca lch s. Cái nhìn cm thông, đ lượng đến c k đch quân b dn d chuyn "sinh Bc tử Nam".

Ta thương ta yếu hèn,

Ta thương ngươi khờ khạo

Nên cả hai cùng cam phận quay cuồng

Nên cả hai cùng mắc đường lịch sử

Cùng mê sa một con đĩ thập thành

Chiều trên Phá Tam Giang rộn ràng tiếng chiến trận

Chiều trên Phá Tam Giang im lìm âm cảm thông...

Dường như đó là mt đêm mưa. C ba chúng tôi ra hiên trước hút thuc như Phan k. Ông châm thuc ri n n cười khoan thai, quay sang tôi : "Sao em không hi v cô gái trong bài thơ ?". Tôi cười chng chế, "em muốn nghe v c bài thơ trước". Ông k đó là mi tình vi mt thiếu n xinh đp, nhà có ca tim trong thương xá Tam Đa. Ông đem cuc tình ca mình viết thành cuc tình ca người lính sng chết nơi tuyến đu, nh v người yêu như s mt hy vng và cu ri, tìm sự bình an mt nơi xa xôi, trong khi người yêu là cô sinh viên bé nh tui đôi mươi luôn canh cánh ni lo s ly bit, mt mát.

Résultat de recherche d'images pour "chiều về trên phá tam giang, khánh ly"

tothuyen_CTPTG3

Chiều trên phá Tam Giang

Anh sực nhớ em

Nhớ bất tận.

Anh yêu em, yêu nuối tuổi hai mươi,

Coi chuyện đó như lần đi tuyệt tích

Trong nước trời lãng đãng nghìn trùng,

Không nghe thấy cả tiếng mình độc thoại…


Nghĩ tới anh, nghĩ tới anh,

Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nỗi

Như dòng lệ nào bất giác rơi tuôn.

Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng

Của chiến tranh mà em không biết rõ.

Nghĩ tới, nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng

Một điều em sợ phải nghĩ tới…

Nhật Trường Trn Thin Thanh đã chn và viết li thành ca khúc "Chiu Trên Phá Tam Giang" cho đon thơ tình yêu này, nhưng ông bo đó không phi t thơ ông hài lòng nhất. Tôi bo, ít ra nó đã mang mt phn bài thơ đến vi đi chúng. Ông gt đu. Tôi không rõ ông gt đu đng ý hay v điu gì đó đang suy tưởng trong đu.

Image associée

Có lẽ tôi không phi là người đu tiên hi ông v bài thơ và cũng có th ông chng phi mu người dễ dàng k li câu chuyn tương t mi nơi. Tôi không chc. Nhưng tôi nghĩ mt con người lng l trong li nói và ngo mn trong tư tưởng như ông có l không cn nhng lý gii, ph chú khi tr v vi nơi bình yên khi đu. Bi ông tng bo rng, làm người sao như cánh chim bay qua bu tri, chng đ li du vết gì. Đó là cm thc đi sng ca riêng ông. Còn vi chúng ta, có là cánh chim bay qua thì ông vn đ li nhng vt dài hơn nhng bài thơ, bn nhc ca mình. Bi chúng là nhng chng nhân bi hùng và ngậm ngùi ca mt giai đon lch s dân tc.

Dallas, Texas, 22/05/2019

Đinh Yên Thảo

Nguồn : VOA, 23/05/2019

(*) Trích từ bài thơ "Chiu Trên Phá Tam Giang"

Published in Văn hóa