Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Y án 10 năm tù cho nhà báo Trương Duy Nhất : giá trị thức tỉnh dành cho chiều ngược lại (VNTB, 15/08/2020)

Lời nói sau cùng tại tòa của ông Trương Duy Nhất :

"Chiếu theo các căn cứ pháp lý và những chứng cứ thẩm tra tại tòa trong cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, nếu có hiểu biết về pháp luật và còn chút lương tri thì không thể kết tội tôi.

Trong vụ việc này, tôi là người mang lại lợi ích lớn lao cho báo Đại Đoàn Kết, không phải là người gây thiệt hại, không có bất kỳ hành vi sai trái nào, không vụ lợi hay động cơ gì cả và cũng không phạm tội. Tất cả chỉ là một đòn thù chính trị đê hèn nhằm dập tắt tiếng nói của Trương Duy Nhất. Đòn thù nhơ nhớp của các thế lực què quặt về tư duy, lú lẫn về trí tuệ.

Trong các lần lấy cung, các điều tra viên đã trấn an tôi rằng sẽ đến ngày thế cuộc xoay chiều. Khi đó, chính họ sẽ lại là người ngồi thay vào vị trí của tôi hôm nay. Tôi hiểu và nhận ra nỗi lo lắng thật sự này của họ. Nó sẽ đến trong một tương lai rất gần. Rất có thể, điều báo ứng sẽ ập xuống trên quãng đời của chính họ chứ không đợi đến thế hệ cháu con.

Vì thế, đối với những vụ án như của chúng tôi, điều quan trọng không phải ở sự trừng phạt chúng tôi mà chính ở giá trị thức tỉnh dành cho chiều ngược lại. Đừng để các thế hệ cháu con sau này nhìn lại phải cúi đầu tủi hổ về những phán quyết sai lầm của cha ông chúng, của một thời nhóm lò loạn lạc, một thời đất nước tưởng có phúc mà vô phúc, có trọng mà không đáng trọng.

Với các bạn đồng nghiệp, những nhà báo đang tham dự và theo dõi phiên tòa, hãy đưa thông tin đầy đủ và trung thực và đặc biệt là những lời nói sau cùng của tôi. Nếu không thể đăng phát được trên truyền hình và báo chí, thì hãy đưa lên trang mạng cá nhân của các bạn. Tôi xin cám ơn các bạn về điều này !"

"Cuối cùng, để khép lại phần lời nói sau cùng trong phiên tòa phúc thẩm hôm nay, xin được đọc bốn câu thơ mà tôi viết vội đêm qua :

Ôi đất nước thuở nhóm lò loạn lạc

Lú cũng lên ngôi, quẹo cũng xưng hùm

Mẹ tổ quốc hay chúng mình có lỗi

Trí nhân đâu rặt một lũ điên khùng"

_________________________

tdn1

Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng, "phiên tòa phúc thẩm xét xử ký giả Trương Duy Nhất ngày hôm 14/8/2020 tại Tòa Cấp Cao tại Hà Nội từ 8 g00 – 17g30 ngày 14/8/2020. Tòa tuyên y án sơ thẩm (10 năm tù giam). Viện kiểm sát từ chối tranh luận, bảo lưu ý kiến".

Viện kiểm sát tránh né tranh luận, nhưng do các luật sư dồn dập nêu ra nhiều vấn đề pháp lý chứng minh anh Trương Duy Nhất vô tội, nên buộc chủ tọa phiên tòa phải can thiệp bằng tuyên bố… chấm dứt tranh luận.

Luật sư Nguyễn Hà Luân đã thốt lên rằng : "Viện kiểm sát đã lẩn tránh tranh luận và lẩn tránh sự thật !" .

Các luật sư của ông Trương Duy Nhất nêu quan điểm, cơ quan tố tụng không xác định chính xác thiệt hại trong vụ án, phía điều tra cho rằng thiệt hại hơn 300 triệu đồng nhưng Viện kiểm sát xác định hơn 13 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo trình bày của luật sư, dù ông Nhất thực sự có tội nhưng vụ án được khởi tố sau hơn 15 năm bị cáo mua nhà nên đã hết thời hiệu xử lý trách nhiệm hình sự.

Được triệu tập đến tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án, Phan Văn Anh Vũ cũng cho rằng ông Nhất vô tội bởi báo Đại Đoàn Kết không bị thiệt hại vì không cần bỏ tiền nhưng vẫn được sử dụng nhà đất làm văn phòng trong 30 năm.

Ông Vũ thừa nhận, nhà số 82 Trần Quốc Toản đã được chuyển nhượng cho vợ mình nhưng việc mua bán thuộc về pháp nhân Công ty 79 do Vũ là Giám đốc, không phải mua bán với cá nhân ông. Vì vậy, Vũ "nhôm" kháng cáo, cho rằng bản thân không phải người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án này.

Tuy nhiên, sau khi xem xét toàn diện vụ án, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã bác toàn bộ các kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm.

*************************

Biện pháp cách ly ‘vô tội vạ’ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân (RFA, 14/08/2020)

Báo trong nước vào ngày 14/8 dẫn lời ông Nguyễn Đức Sâm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đưa tin cho hay hiện giới chức huyện đã cách ly kịp thời 2 người F1 của bệnh nhân 833 sau khi cách ly nhầm một người khác trước đó.

tdn2

Phong tỏa tạm thời khu phố 2, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, nơi ở của bệnh nhân 833. Nguồn : VOV

Cụ thể, bệnh nhân 833 được Y tế công bố nhiễm nCoV vào ngày 9/8, có khai báo với chính quyền đã đến ăn tại quán cháo Ngọc Lan, xã Phong Bình lúc 19g30 ngày 4/8.

Ngay lập tức, chính quyền huyện Gio Linh đã đưa chủ quán cháo Ngọc Lan đi cách ly tập trung vào ngày 10/8.

Tuy nhiên, sau khi bị cách ly 3 ngày thì bà chủ quán cháo Ngọc Lan mới nhớ ra hôm 4/8 là ngày rằm nên bà đóng cửa quán.

Bệnh nhân 833 sau đó cho hay đã nhớ nhầm quán cháo chị ăn là Ngọc Lý chứ không phải Ngọc Lan.

Sự việc khai báo nhầm địa chỉ khiến người dân phải bị cách ly oan nhanh chóng được lan truyền rộng rãi trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội.

Dưới góc nhìn chuyên môn, Tiến sĩ xã hội học Phạm Quỳnh Hương, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng rõ ràng việc cách ly đem lại hiệu quả nhất định trong công tác phòng chống sự lây lan của dịch bệnh SARS-CoV-2 nhưng qua sự việc cách ly oan vừa nêu, có thể nhận thấy hướng giải quyết của giới lãnh đạo :

"Người Việt Nam không nghĩ như những nước khác như Anh, Pháp, Mỹ mà quen nghĩ theo kiểu ‘thà bắt nhầm còn hơn bỏ sót’. Tức là thà bắt nhầm, giữ nhầm, cách ly nhầm cũng được, còn hơn bỏ sót những người mắc bệnh mà lại lây ra cộng đồng. Nếu họ so sánh giữa cái được và cái mất, thậm chí chết người chẳng hạn thì họ sẽ lựa chọn phương án cách ly. Tôi nghĩ rằng hầu hết người Việt Nam cảm thấy không bưc xúc hay không bất bình gì với những việc đó. Còn (chính quyền) sau khi phát hiện ra nhầm thì cũng thôi chứ không áy náy gì".

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cũng nhận định rằng chính phủ Hà Nội trong đợt dịch này đã không yêu cầu giãn cách toàn xã hội như trước mà để lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế mà quyết định. Do đó, các địa phương sẽ tùy thuộc vào mục tiêu kinh tế hay xã hội mà có những phương án phù hợp.

Theo thống kê từ Bộ Y tế được cập nhật vào 9h hàng ngày trên Bản tin dịch Covid-19 trong 24g, tính đến ngày 14/8, cả nước hiện đang có 172.093 người cách ly. Trong đó, số người cách ly tập trung tại bệnh viện là 5.222 người ; cách ly tập trung tại cơ sở khác là gần 25.799 người và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 141.072 người (1).

Một người lao động nước ngoài về nước hiện đang cách ly tại khu cách ly Thanh Trì, Hà Nội không muốn nêu tên vì lý do an toàn cho rằng việc đi cách ly như vậy ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và cả sinh hoạt gia đình. Do đó, anh đề nghị :

"Em thấy cái này nhà nước phải chịu trách nhiệm. Tự nhiên người ta khai thì phải xác minh sự thật chứ đưa nguyên cái quán đi cách ly xong mới phát hiện quán đó không có thì em thấy vô lý và bất công".

Giải thích rõ hơn về quyền lợi của người chủ tiệm cháo Ngọc Lan trong sai phạm cách ly lần này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam cho hay :

"Nếu người chủ quán yêu cầu, chứng minh được thiệt hại của họ thì các cơ quan có thẩm quyền đưa đi cách ly theo quy định của Bộ luật Dân sự thì họ phải bồi thường cho người chủ quán nếu người chủ quán có yêu cầu. Theo quy định của luật thì các cơ quan đưa họ đi (cách ly oan) như vậy sẽ phải bồi thường bằng tiền và bồi thường danh dự cho họ".

Vẫn theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, việc cách ly nhầm người tại Quảng Trị lần này chỉ là một sơ sót trong nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm cố gắng để không bỏ sót người bệnh lây lan cho toàn xã hội. Mặc dù vậy, Luật sư Hậu cũng cho rằng trường hợp này rất khó, không biết xử lý thế nào do bệnh nhân nhầm, nhớ sai địa chỉ nên xảy ra chuyện :

"Trước hết cần phải làm rõ các cơ quan chức năng người ta đang xác minh Covid-19 nhớ sai đến chủ quán nên việc này phải nắm lại Ủy ban Nhân dân xã nguyên nhân việc này là điều rất đáng tiếc. Tôi nghĩ cần phải rút kinh nghiệm, phải chính xác bởi vì sai một ly đi một dặm liền. Vì vậy nên hành vi từ chối hoặc trốn tránh cách ly y tế, hoặc cưỡng chế trong việc cách ly y tế của nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh là phải rất cẩn trọng. Nếu có sai sót làm cho người ta rất khó chịu nên cơ quan y tế và Ủy ban Nhân dân xã cũng cần phải rút kinh nghiệm trong việc này".

Bên cạnh đó, Luật sư Hậu cho rằng bệnh nhân 833 cũng có nguy cơ bị xử phạt hành chính trong sự việc lần này nếu bị truy trách nhiệm. Ông nói rõ :

"Xử phạt vi phạm hành chính thì phải xem hành vi đó là cố tình hay vô ý. Chính phủ cũng có Nghị định 176 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nên những hành vi có thể đưa vào lan truyền tin tức không đúng sự thật".

Nhằm hạn chế sự lây lan phức tạp của dịch bệnh Covid-19, chính phủ Hà Nội đã ban hành lệnh cách ly đối với tất cả những người có tiếp xúc với các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Đồng thời cũng thực hiện cách ly tập trung công dân Việt hồi hương và du khách nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không hay đường bộ.

Tuy vậy, những bất cập về việc cách ly liên tục được truyền thông trong nước nhắc đến thời gian qua, điển hình như những than phiền về vệ sinh, chỗ ở tại các khu cách ly tập trung, chuyện đưa người khác đi cách ly thay, trốn cách ly…

Từ kinh nghiệm thực tế tại khu cách ly Thanh Trì, Hà Nội trong những ngày qua, người lao động nước ngoài về nước giấu tên vì lý do an toàn cho rằng chính sách cách ly vẫn chưa được thực hiện đến nơi đến chốn tại cơ sở này.

"Đưa một đoàn mới về, là chuyến bay từ Mỹ về thì có khả năng bị Covid-19 nhiều hơn nhưng tại sao lại đưa vào chung khu cách ly của tụi em. Lúc sáng đưa vào thì những người đó đi tới đi lui, thay vì thời gian đưa phải thông báo cho tụi em phải ở trong phòng, đưa những người đó đi lên phòng trên thì em đồng ý. Còn đằng này đang ở ngoài sinh hoạt bình thường thì đưa những người đó vào như vậy lỡ có người nào bị Covid-19 thì những người như em sẽ thế nào ?".

Riêng trong ngày 14/8, ban quản lý khu cách ly đã không tuân theo nguyên tắc chung khi mua trà sữa đem vào cho các bạn nữ trong một phòng tại lầu 3, dù nơi đây cấm không được mang đồ ăn bên ngoài vào.

"Hôm nay đúng ra trong quy định cách ly là không được mua bất cứ gì ở ngoài vào khu cách ly, sau 14 ngày cách ly thì ra ngoài muốn làm gì thì làm. Nhưng đặc biệt ở đây có một phòng toàn nữ không thì bạn quản lý lầu 3 là lầu tụi em lại mua trà sữa cho mấy bạn bên phòng đó. Em có hỏi thì bạn quản lý lầu 3 thì bạn nói những bạn nữ được đặc cách do anh Tạ Quang Trung, quản lý khu cách ly cho phép do các bạn nữ hôm trước có dọn vệ sinh. Em có liên lạc hỏi anh Tạ Quang Trung thì anh nói có hai bạn nữ có công chăm sóc người già là em thấy 2 lý do khác nhau rồi".

Trước đó, người lao động nước ngoài giấu tên đang cách ly tại khu Thanh Trì cũng từng phản ảnh về việc ban quản lý không thông báo thời gian đoàn người trên chuyến bay từ Mỹ được đưa vào khu cách ly để những người cách ly cũ ở trong phòng, tránh tiếp xúc vì đoàn cũ chỉ còn 2 ngày nữa là hoàn thành thời gian cách ly.

Trước những sự việc vừa nêu, người lao động nước ngoài đang cách ly tại khu Thanh Trì bày tỏ sự thất vọng trong công tác cách ly hiện nay :

"Thật sự em quá bất mãn từ việc ban lãnh đạo ở đây. Thay vì nhân viên làm sai thì lãnh đạo phải chịu trách nhiệm, đằng này lãnh đạo lại bao che. Đây là nội quy đặt ra phải tuân thủ. Đường dây Bộ Y tế em gọi phản ánh vụ tại sao tụi em chưa ra mà lại đưa thêm người mới vào sinh hoạt chung mà không biết người đó có nhiễm virus corona hay không thì người trực đường dây Bộ Y tế hôm đó lại nói đường dây này dùng để tiếp nhận trường hợp dương tính hoặc thông tin từ bệnh viện, còn chuyện này không tiếp nhận. Em có xin tên trực đường dây nóng anh đó không cho, em xin mã số để biết ai tiếp nhận cuộc gọi của em cũng không cho".

Báo quốc nội trong ngày 14/8 đăng tin cho hay Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thống nhất nhận định rằng có thể từ giờ trở đi, Việt Nam sẽ không còn những khoảng thời gian yên bình như trước nữa khi có nguy cơ dịch bệnh thường trực tại tất cả các địa phương.

Tính đến ngày 14/8, Việt Nam đã ghi nhận 929 ca nhiễm Covid-19, trong số này có 21 trường hợp đã tử vong.

Trong cùng ngày, Quyền Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam dự định đặt mua từ 50-150 triệu liều vaccine phòng SARS-CoV-2 của Nga.

Nguồn : RFA, 14/08/2020

(1) https://ncov.moh.gov.vn/-/ban-tin-dich-covid-19-trong-24h-tiep-lua-mien-trung-chong-dich-covid-19

***********************

Việt Nam : Bệnh nhân thứ 20 tử vong vì Covid, thêm 22 ca nhiễm mới (RFI, 13/08/2020)

Tại Việt Nam hôm 13/08/2020, đã có thêm ba trường hợp tử vong, nâng tổng số nạn nhân thiệt mạng vì Covid cho đến hôm nay là 20 người.

tdn3

Một chốt kiểm soát tại một khu phố bị phong tỏa ở Hà Nội, ngày 04/08/2020.  Reuters - KHAM

Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, có 22 ca mới lây nhiễm virus corona, trong đó có 14 ca tại Đà Nẵng. Tổng cộng hiện nay Việt Nam có 905 bệnh nhân Covid, trong đó có 327 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Các tỉnh có thêm ca dương tính mới là Quảng Nam, Quảng Trị, và 5 ca nhập cảnh vào Khánh Hòa. Hiện nay tổng số người bị cách ly do tiếp xúc gần với bệnh nhân và về từ vùng dịch là 133.340 người. Dịch corona đã xuất hiện tại 14 tỉnh thành, hầu hết đều liên quan đến Đà Nẵng. Chính quyền Đà Nẵng hôm nay yêu cầu tất cả những bệnh nhân từng điều trị nội trú từ ngày 01/07/2020 đều phải xét nghiệm.

Hai ca tử vong mới nhất đã trên 80 tuổi, nhưng điều đáng lo ngại là những bệnh nhân tử vong gần đây ở độ tuổi chỉ khoảng 50. Có một trường hợp ngoại lệ là một bà cụ 100 tuổi ở Quảng Nam, bệnh nhân lớn tuổi nhất Việt Nam đã có diễn tiến tốt, tuy vẫn còn dương tính với virus corona.

Quảng Trị có đến 14.451 người từ Đà Nẵng về, có 4 người bị dương tính nhưng nhờ xác định được các nguồn lây bệnh nên có khả năng dịch virus corona không lây lan. Hiện có 7 khu vực đã bị phong tỏa, với các chốt kiểm soát 24/24.

Riêng 15 ca từ Ghinê Xích Đạo trở về, bị sốt rét cộng thêm nhiễm virus corona, hiện không còn ký sinh trùng sốt rét trong máu.

Thụy My

Published in Việt Nam

Bản tuyên bố phản đối tư pháp Việt Nam trong xét xử vụ Đồng Tâm (RFA, 06/07/2020)

Một bản tuyên bố được các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân lập ra hôm 5 tháng 7 năm 2020 với nội dung phản đối Tư pháp Việt Nam có dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự trong xét xử vụ án Đồng Tâm.

vn1

Cổng làng Hoành, xã Đồng Tâm - AFP

Sau khi Bản tuyên bố được công khai trên mạng vào ngày 5 tháng 7 có bốn tổ chức và gần 20 cá nhân ký tên.

Bản Tuyên bố nhắc lại Cáo trạng mà Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội công khai ngày 25 tháng 6 năm 2020 nêu ra 29 bị can bị truy tố trong vụ án ‘giết người, chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm’. Trong đó, 25 người bị truy tố về tội giết người với khung hình phạt từ 12 năm đến tử hình, và 4 người về tội chống người thi hành công vụ với khung hình phạt theo luật Việt Nam từ 2 đến 7 năm tù.

Theo Viện Kiểm Sát Nhân dân Hà Nội thì các ông Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Lê Đình Uy trực tiếp thực hiện hành vi giết người. 22 người còn lại bị cho tham gia với vai trò đồng phạm.

Bản tuyên bố chỉ ra rằng, có đến 25 bị can đối diện với án tử hình, nhưng đến nay các luật sư bào chữa vẫn chưa được tiếp cận được hồ sơ, chưa được tiếp xúc với các bị can, là hành vi vi phạm rất nghiêm trọng luật tố tụng hình sự của các cơ quan tư pháp.

Những tổ chức xã hội dân sự và cá nhân lập bản tuyên bố, yêu cầu các cấp có thẩm quyền phải chuyển giao hồ sơ vụ án cho các luật sư tham gia bào chữa và cho các luật sư tiếp xúc các bị can. Đồng thời yêu cầu phiên tòa xét xử diễn ra trong sự tranh tụng công khai dân chủ theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, để việc xét xử đúng theo qui định của pháp luật.

Xin nhắc lại, rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, chính quyền cho một lực lượng đông đảo quân được trang bị vũ khí tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm giết ông Lê Đình Kình, người được xem là đại diện cho người dân thôn Hoành trong việc khiếu kiện giữ đất, và bắt đi 29 người dân Đồng Tâm.

**********************

Ba luật sư gặp tù nhân chính trị Trương Duy Nhất để chuẩn bị cho phiên phúc thẩm (RFA, 06/07/2020)

Tù nhân chính trị Trương Duy nhất vào tuần qua có cuộc gặp với ba luật sư bào chữa để chuẩn bị cho phiên xử phúc thẩm dự kiến sẽ diễn ra theo qui định của Việt Nam sau phiên sơ thẩm vào tháng 3 vừa qua.

vn2

Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ở Hà Nội hôm 9/3/2020 - AFP

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong ba luật sư có cuộc gặp với tù chính trị Trương Duy nhất tại trại giam T16, Bộ Công an ở Thanh Oai, Hà Nội, cho Đài Á Châu Tự Do biết vào chiều ngày 6 tháng 7 như sau :

"Tuần qua chúng tôi có việc ở Hà Nội nên cũng tranh thủ đến thăm anh Nhất và chuẩn bị một số ý để chuẩn bị cho phiên phúc thẩm. Có ba luật sư đến trong số 7 luật sư bào chữa cho anh Nhất. Bảy người gồm tôi (Đặng Đình Mạnh), luật sư Nguyễn Văn Miếng, Luật sư Hà Huy Sơn, Luật sư Nguyễn Hà Luân, Luật sư Lê Văn Luân, Luật sư Ngô Anh Tuấn và Luật sư Ngô Nọc Trai.

Có hai cán bộ ngồi dự với chúng tôi nên khó chịu một chút nhưng tất cả những gì chúng tôi muốn hỏi thì đã trao đổi được. Anh Nhất vẫn cho là mình vô tội và anh nói anh không hề nghĩ đền việc phải nhận tội để được giảm án.

Việc thăm nuôi lâu nay thì vẫn theo đúng qui định của pháp luật".

Tại phiên sơ thẩm vào tháng 3 vừa qua, ông Trương Duy Nhất bị tuyên án 10 năm tù với cáo buộc ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thì hành công vụ’. Tuy nhiên theo Luật sư Đặng Đình Mạnh thì cáo trạng truy tố ông Trương Duy Nhất đặt ra khá nhiều vấn đề gây tranh cãi. Cũng theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, thậm chí có vấn đề mâu thuẫn với đường lối xét xử trong các vụ án hình sự có liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ ở Đà Nẵng hoặc ngay trong chính vụ án của ông Trương Duy Nhất về việc xác định giá trị thiệt hại vào thời điểm gây án hay thời điểm phát hiện vụ án.

Ông Trương Duy Nhất bị cáo buộc đã bán giá rẻ đất công của báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng cho cựu sĩ quan công an Phan Văn Anh Vũ khi ông Nhất là Trưởng văn phòng Trung trung bộ của báo này.

Luật sư Đặng Đình Mạnh nêu cụ thể ‘đối với các cựu lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết mức giá trị thiệt hại vào năm 2007 được xác định hơn 300 triệu đồng nên họ được miễn tố vì qua thời hiệu. Trong khi đó đối với ông Trương Duy Nhất lại bị định giá trị vào thời điểm năm 2018 với số thiệt hại hơn 13 tỷ đồng và tuyên án ông 10 năm tù.

Ông Trương Duy Nhất nói với ba luật sư đến làm việc vào tuần qua rằng ông là nạn nhân của một ‘đòn thù chính trị’. Khi các luật sư hỏi thêm về tác giả của ‘đòn thù chính trị’ đó thì ông trả lời ‘vì họ không mua được tôi.

Về tình hình sức khỏe của ông Trương Duy Nhất, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết ông bị mất ngủ, ngứa ngáy, toàn thân nổi dấu đỏ như muỗi cắn. Tình trạng này do thời tiết nóng bức ở Hà Nội trong những ngày qua, cộng với điều kiện sinh hoạt của trại giam.

Ông Trương Duy Nhất, 56 tuổi, là nhà báo/blogger chủ trang ‘Một góc nhìn khác’ chuyên đăng tải những bài phản biện đối với chính phủ Hà Nội. Ông từng tham gia viết bài cho trang blog của Đài Á Châu Tự Do. Ông từng bị tù lần thứ nhất vào tháng 5 năm 2013 với mức án hai năm.

Vào ngày 26 tháng 1 năm ngoái, ông được cho là bị mật vụ Việt Nam sang Bangkok, Thái Lan bắt cóc và đưa ông về Hà Nội. Trước đó một hôm vào ngày 25 tháng 1 tin nói ông đến Văn Phòng Cao Ủy Về người tỵ nạn của Liên Hiệp quốc tại thủ đô Thái Lan để xin qui chế tỵ nạn.

************************

Núi rác Cam Ly sạt lở lần 2 (RFA, 06/07/2020)

Bãi rác Cam Ly lớn nhất thành phố Đà Lạt vừa bị sạt lở vào sáng 6/7. Theo tin báo trong nước loan đi thì hàng trăm tấn rác thải và nước thải phát sinh đổ xuống gần khu vực nhà dân.

vn3

Núi rác Cam Ly sạt lở. Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ.

Tin cho biết, đợt sạt lở lần này có vị trí trùng với đợt sạt lở vào tháng 8/2019. Như vậy, trong chưa đầy 1 năm nhưng bãi rác đã bị sạt lở hai lần.

Theo ghi nhận của báo trong nước, vụ sạt lở mới không gây ảnh hưởng nhà kính và hoa màu của người dân. Tuy nhiên, tại vị trí núi rác sạt lở, xuất hiện nhiều dòng chảy có màu nước đen kịt bốc mùi hôi rất khó chịu bắt đầu áp sát vào khu vực sinh sống và canh tác nông nghiệp của người dân với khoảng cách chừng 50m.

Phía đơn vị quản lý bãi rác Cam Ly, Công ty Dịch vụ đô thị Đà Lạt đã tới khảo sát, kiểm tra hiện trường tại địa điểm sạt lở sáng ngày 6/7.

Bãi rác Cam Ly nằm trên đỉnh một quả đồi cao khoảng 60m, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 3 km.

Theo phản ánh của người dân, bãi rác này nhiều năm qua thường xuyên gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.

Bãi rác Cam Ly từng phải đóng cửa trong 2 năm từ năm 2015-2017 để chuyển chất thải rắn của Đà Lạt tới Nhà máy xử lý chất thải ở xã Xuân Trường, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 20km.

Đến năm 2017, do nhà máy xử lý chất thải ở Xuân Trường không xử lý hết nên rác thải lại được chuyển về bãi Cam Ly.

Hiện mỗi ngày bãi rác Cam Ly tiếp nhận khoảng 200 tấn chất thải rắn của thành phố sương mù.

Published in Việt Nam
samedi, 23 mai 2020 16:19

Chim hót ngoài lồng

Sống dưới một chế độ xấu xa, hủ bại mà không dám lên tiếng là có lỗi với con cháu.

Phạm Thành

chim1

Trong ký ức thơ ấu của tôi, Đà Lạt không phải là nơi có nhiều chim chóc. Ngoài những bầy sẻ ríu rít đón chào nắng sớm trên mái ngói, và những đàn én bay lượn khắp nơi vào lúc hoàng hôn – thỉnh thoảng – tôi mới nhìn thấy vài chú sáo lò cò giữa sân trường vắng, hay một con chàng làng lẻ loi (và trầm ngâm) trên cọc hàng rào.

Chào mào tuy hơi nhiều nhưng chỉ ồn ào tụ họp, giữa những cành lá rậm ri, khi đã vào hè và trái mai (anh đào) cũng đà chín mọng. Họa hoằn mới thấy được thấy đôi ba con chim lạ, đỏ/vàng rực rỡ (chả biết tên chi) xa tít trên những cành cây cao ngất, giữa đồi thông vi vút.

Ở California thì chim chóc nhiều hơn, và cũng dạn dĩ hơn. Tiếc vì vốn liếng tiếng Anh giới hạn (và cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên cũng thế) nên tôi chỉ gọi tên được dăm ba loại chim thôi : robin, blue bird, hummingbird, mockingbirdhouse sparrow – sẻ nhà. Nơi đâu có người là có chim se sẻ, tiếng kêu gần gũi thân quen của chúng vào lúc chiều tàn – ở bất cứ phương nao – cũng đều khiến cho tôi cảm thấy được an ủi (phần nào) trong suốt những tháng ngày lưu lạc.

Mãi cho đến những năm gần đây (khi không còn phải bận bịu với chuyện áo cơm) tôi mới có dịp tìm biết thêm ít/nhiều về thế giới của loài chim, qua những tập phim tài liệu, và qua ống kính của giới birder (hay con gọi là birdwathcher) chuyên nghiệp tự quê nhà.

Hôm đầu năm nay, người ngắm chim Huynh Ngoc Chenh mới trình làng một chú Sơn Ca (trông) rất bảnh.

chim2

Bên dưới bức ảnh là lời bình của FB Nghiem Vietanh :

"Sơn ca có nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo địa phương, như chiền chiện ; Huế gọi là Cà lơi ; Quảng Nam, Quảng Ngãi gọi là Chà chiện, ở bãi sông Hồng còn một loại nữa cũng giống sơn ca nhưng nhỏ hơn và không biết hót, à con sẻ mía. Con của ông Chênh, bắc cờ kêu chiền chiện, con này cũng hót nhưng chỉ hót khi chúng bay trên không trung, nuôi trong lồng chúng không hót…".

Tôi nghe tên Sơn Ca từ khi còn thơ ấu nhưng mãi đến nay mới được thấy hình, và được biết thêm đôi điều lạ lẫm : "Bắc cờ kêu chiền chiện, con này cũng hót nhưng chỉ hót khi chúng bay trên không trung, nuôi trong lồng chúng không hót…".

Hay nhỉ ?

Hóa ra có những con chim không hót trong lồng ! Chi tiết thú vị này khiến tôi nhớ đến những dòng chữ của Huy Đức trong Bên Thắng Cuộc :

Ngày 14-12-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký "Sắc lệnh về chế độ báo chí", buộc người dân ra báo phải xin phép, chấm dứt trên miền Bắc thời kỳ ai muốn làm báo chỉ cần đăng ký mà người dân An Nam được hưởng gần một thế kỷ dưới thời thực dân Pháp… Ngày 5-6-1958, dưới sự chủ trì của Tố Hữu, "800 văn nghệ sỹ" đã ký vào một nghị quyết "hoan nghênh kết quả thắng lợi của cuộc đấu tranh chống Nhân Văn Giai Phẩm". Ngày 7-7-1958 Ban Chấp hành Hội Nhà văn ra thông báo "kỷ luật nhóm Nhân Văn"…

Lê Đạt gọi thời kỳ "hậu Nhân Văn" là những ngày "khôn ngoan không dám làm người". Phần lớn các nạn nhân, vốn là những văn nhân tài hoa, đều phải cúi đầu, tự mình viết bài xỉ vả mình. Họ được ở lại Hà Nội và sau một thời gian lao động phần lớn được trở lại hành nghề. Cũng có những nhà văn, nhà thơ bỏ về rừng như Hữu Loan, Nguyên Hồng. Nhưng, cái giá mà họ và gia đình họ phải trả là vô cùng đau đớn.

Tôi có đọc "Lời Tự Thuật Của Hữu Loan" nên cũng biết qua về "cái giá" mà nhà thơ và cả gia đình phải trả cho quyết định "về rừng" của ông. Kể thì "đau đớn" và khốn nạn thật nhưng vẫn chưa đến nỗi nào, nếu so với tình cảnh của nhiều người cầm cầm bút độc lập hiện nay. Xin ghi lại đôi ba trường hợp.

Trương Duy Nhất sinh năm 1964, bắt đầu viết báo từ năm 1987. Đến năm 2011, ông đột nhiên tuyên bố "nghỉ báo viết blog để viết theo lẽ phải !" Nói cách khác, và nói theo cách riêng của Trương Duy Nhất, là ông ngang nhiên ra khỏi cái "Hợp tác xã Tư tưởng" của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Tôi không hiểu – vào thế kỷ trước, ở miền Bắc – khi một nông dân bỏ Hợp tác xã Nông nghiệp thì sẽ bị trừng phạt ra sao nhưng thấy cái giá mà Trương Duy Nhất phải trả hiện nay thì cay nghiệt quá, "một đòn thù chính trị đê hèn" : hai cái án tù, tổng cộng là 12 năm chẵn. Cả hai vụ án này – chắc chắn – đã không xẩy ra, nếu bạn Nhất vẫn chịu hót… trong lồng !

Trường hợp chia tay với làng báo quốc doanh của Đoan Trang thì hơi khác, nhẹ nhàng và kín đáo hơn. Nhân vật này lặng lẽ rời bỏ cái Hợp tác xã Tư tưởng Việt Nam không một lời tuyên bố hay tuyên ngôn gì ráo. Tuy thế, cái giá mà Đoan Trang phải trả – xem ra – cũng không rẻ lắm. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFA, vào hôm 5 tháng 3 năm 2020, cô cho biết :

"Từ khi tôi trở về nước vào năm 2015, về được 3 tháng thì tôi bị công an tấn công trong một cuộc tuần hành cây xanh, chấn thương 2 chân. Sau liveshow ca sĩ Nguyễn Tín năm 2018 thì tôi bị chấn thương ở tay. Sức khỏe của tôi gần như xuống dốc không phanh nên tôi không biết còn chịu được bao lâu".

Nói tóm lại và nói cho chính xác là Đoan Trang chỉ bị truy sát và truy lùng thôi chứ chưa mất mạng và cũng chưa bị túm. Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, không được "may mắn" thế.

Năm 2012 ông bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu "nhằm lật đổ chính quyền nhân dân." Qua năm 2019, ông lại bị khởi tố và bắt giam lần nữa với cáo buộc là đã "đăng 63 bài báo xuyên tạc sự thật, kích động các cá nhân trỗi dậy và lật đổ chính quyền nhân dân, kích động hận thù và cực đoan, đánh lừa mọi người về tình hình kinh tế xã hội nhằm mục đích gây lo lắng công cộng và bất ổn xã hội".

Tuy không rành rẽ về bói toán hay lý số, tôi vẫn có thể đoán (chắc) được rằng lòng bàn tay của ông Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập có đường tù ngục vì đường này cũng có thể thấy ngay được qua cái chức vụ của ông. Cái gì chứ Độc Lập với Tự Do là "hai món" mà đám cầm quyền ở Việt Nam hiện nay tối kỵ (họ nuốt không trôi) nên Phạm Chí Dũng vướng vòng lao lý là chuyện tất nhiên.

chim3

Sau Phạm Chí Dũng đến lượt Phạm Thành, nguyên Tổng thư ký báo Thanh Niên. Ông vừa bị "tó" tại nhà, với cáo buộc là đã vi phạm Điều 117 Bộ Luật Hình Sự. Điều này có khoản ghi rõ như sau :

"Người phạm tội có hành vi làm ra, tạo ra, xác lập thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân… tạo ra hình ảnh méo mó, phản cảm, sai lệch về việc làm, hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị...".

BBC, nghe được vào hôm 22 tháng 5 năm 2020 ái ngại loan tin :

Blogger 'Bà Đầm Xòe', cây bút chỉ trích Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bị bắt vì cuốn sách "Nguyễn Phú Trọng : Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo" do ông tự xuất bản năm 2019 đã gây xôn xao dư luận. Nội dung chính cuốn sách "ngoài luồng" này tập trung vào thái độ và hành động của ông Nguyễn Phú Trọng trước Trung Quốc… Trước đó, ông từng tự xuất bản một số cuốn sách khác như "Hậu Chí Phèo", "Nền Kinh tế Thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa Xuống hố cả lũ".

Phen này Phạm Thành chắc chết, chết chắc, với Đảng và Nhà nước ta chứ chả phải bỡn đâu !

Lê Đạt gọi thời kỳ "hậu Nhân Văn" là những ngày "khôn ngoan không dám làm người." Xét ra thì thời kỳ "hậu đổi mới" còn ti tiện và tàn tệ hơn nhiều. Dân Việt, tuy thế, vẫn chưa bao giờ thiếu vắng những nhân vật cầm bút vẫn nhất định làm người. Xin chân thành cảm ơn quí vị.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 23/05/2020 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay cho ông Trương Duy Nhất (RFA, 16/03/2020)

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 16/3 ra tuyên bố về việc Hà Nội kết án 10 năm tù đối với ông Trương Duy Nhất, một blogger và là cộng tác viên của Đài Á Châu Tự Do.

vuan1

Hình minh họa. Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ở Hà Nội hôm 9/3/2020 AFP

Tuyên bố báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ viết : ‘Chúng tôi thất vọng về việc kết tội blogger và cộng tác viên Đài Á Châu Tự Do Trương Duy Nhất, cũng như bản án 10 năm tù giam tuyên cho ông này. Việc kết án dựa theo những cáo buộc mơ hồ liên quan đến cáo buộc từ gần 20 năm trước. Chúng tôi tiếp tục quan ngại về việc ông Nhất đột ngột mất tích tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 25 tháng 1 năm 2019, thời điểm sau khi ông có yêu cầu đăng ký với Văn Phòng Cao Ủy Liên hiệp quốc về người tỵ nạn ; ba tháng sau đó ông xuất hiện tại một nhà tù Việt Nam.’

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay cho ông Nhất và tất cả những tù nhân lương tâm ; cho phép tất cả các cá nhân trong nước được quyền bày tỏ quan điểm của họ một cách tự do, được quyền tập trung ôn hòa mà không bị đe dọa trả thù theo đúng những nghĩa vụ, trách nhiệm quốc tế cũng như Hiến pháp Việt Nam.

Vào sáng ngày 9/3, Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên ông Trương Duy Nhất phải chịu 10 năm tù giam với cáo buộc "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Hội đồng xét xử quy kết, ông Trương Duy Nhất đã lợi dụng chức vụ quyền hạn là Trưởng văn phòng đại diện Trung Trung bộ của báo Đại Đoàn Kết, làm trái công vụ, tự ý ký ba công văn gửi UBND TP Đà Nẵng liên quan đến việc đề nghị được mua nhà đất công sản.

Ngoài ra, theo báo Tuổi trẻ ông Nhất còn thỏa thuận với ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) thông qua các hợp đồng nguyên tắc với nội dung thông báo sẽ bán nhà đất số 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây dựng 79 bằng với giá được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong 2 luật sư bào chữa cho ông Trương Duy Nhất viết trên Facebook cá nhân rằng ông Nhất bác bỏ hoàn toàn cáo trạng.

Cũng theo luật sư trong lời nói sau cùng tại tòa, ông Nhất phát biểu cùng lời thơ cảm tác từ chí sĩ Phan Châu Trinh :

"Tôi cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm tin tưởng đến số phận pháp lý của tôi, điều đó giúp cho tôi thêm sức mạnh và niềm tin để vượt qua khổ nạn này.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con

Vụ án chỉ là một đòn thù chính trị đê hèn !"

*******************

Mỹ ‘bất bình’, kêu gọi ‘thả ngay’ ông Trương Duy Nhất (VOA, 16/03/2020)

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao M, bà Morgan Ortagus, hôm 16/3, bày t "bt bình" và kêu gi Vit Nam "th ngay" blogger Trương Duy Nht.

vuan2

Bà Morgan Ortagus trong một cuộc họp báo với Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Tuyên bố ca bà Ortagus được đưa ra 7 ngày sau khi ông Nht b kết án 10 năm tù vì ti "Lợi dng chc v quyn hn trong khi thi hành công vụ", trong v án mà lut sư ca ông nói "có khá nhiu đim vô lý".

"Việc kết án này da trên các cáo trng mơ h liên quan ti các cáo buc la đo xy ra gn 20 năm trước", bà Ortagus nói trong thông cáo ca B Ngoi giao M.

"Hoa Kỳ kêu gọi Vit Nam th ngay ông Nht và tt c các tù nhân lương tâm khác cũng như cho phép tt c các cá nhân Vit Nam được t do bày t quan đim và hi hp ôn hòa, phù hp vi các nghĩa v và cam kết quc tế cũng như hiến pháp Vit Nam mà không sợ b đe da tr thù".

Nữ phát ngôn viên ngoi giao M cho biết rng Hoa Kỳ vn "quan ngại" v vic ông Nht "bt ng biến mt" ti Bangkok, Thái Lan, ngày 25/1/2019, đúng ngày ông np đơn xin t nn lên Văn phòng Cao y T nn ca Liên Hp Quc, ri sau đó "tái xut hin ti nhà tù ca Vit Nam 3 tháng sau đó".

Tối ngày 16/3, VOA Vit Ngữ chưa thy phn ng ca B Ngoi giao Vit Nam v tuyên b ca bà Ortagus đi vi "cng tác viên ca Đài Á Châu T do" có tr s th đô Hoa Kỳ.

Báo điện t VnExpress hôm 9/3 đưa tin rng blogger Trương Duy Nht (cu trưởng văn phòng Trung Trung B, báo Đại đoàn kết) "nhn 10 năm tù vi cáo buc vì đng cơ cá nhân gây thit hi hơn 13 t đng" trong v mua bán đt công còn liên quan ti ông Phan Văn Anh Vũ, còn gi là Vũ "Nhôm".

Published in Diễn đàn

Phúc trình Safeguard Defenders tố cáo Việt Nam cưỡng bức nhận tội trên TV (VOA, 11/03/2020)

Hôm 11/03, tổ chc nhân quyn Safeguard Defenders công b mt cáo báo lên án chính quyn Vit Nam v hành đng cưỡng bc nhn ti trên truyn hình quc gia.

safe1

Việt Nam bị lên án v hành đng cưỡng bc nhn ti trên truyn hình quc gia. Ảnh minh họa

Việc vi phm quyn ca người b giam gi trước khi xét x Vit Nam tr thành tâm đim ngày nay với công bố nghiên cu mang tên "Cưỡng bc trước camera : Thú ti trên truyn hình Vit Nam" của t chc Safeguard Defenders có tr s Tây Ban Nha.

Báo cáo này là nghiên cứu đu tiên v vic chế đ cng sn Vit Nam thc hành ép buc người đang b giam gi đ điu tra v cáo buc hình s phi thú ti và sau đó phát li thú ti này trên truyn hình.

"Hành động ép buc thú ti ri phát trên truyn hình vi phm các nghĩa v ca Vit Nam theo lut quc tế mà chế đ đã ký kết", báo cáo ca Safeguard Defenders viết.

Cưỡng bc trước camera cung cp thông tin v tình trng nhà cm quyn Vit Nam thường xuyên phát các li thú ti thu được t vic ép buc người đang b giam gi trước khi xét x trên h thng truyn hình đa phương hoc Đài truyn hình trung ương VTV, báo cáo cho biết.

Báo cáo đã thu thập và phân tích 16 video phát sóng truyn hình li li thú ti ca nhiu người bo v quyn bao gm mt s lut sư có tiếng tăm, nhà báo công dân và người nông dân, và hai cá nhân nghi can trong mt v án tham nhũng và mt v án giết người …trong s 21 li thú ti trên truyn hình do nhóm nghiên cu tìm ra và ghi nhn t năm 2007 đến đu năm 2020.

safe2

Các nạn nhân b cưỡng bc nhn ti trên truyn hình quc gia Vit Nam. Photo Safeguard Defenders.

Trong báo cáo, tổ chc Safeguard Defenders thc hin phng vn 3 nn nhân bao gm Lut Nguyn Văn Đài, Lut sư Lê Công Đinh và công dân Hoa Kỳ Will Nguyn.

"Phỏng vn cho thy cách công an thao túng hoc đo din li thú ti trước máy quay, la hoc ép buc h hp tác và cách nhng người b giam gi b t chi tiếp cn vi lut sư", Safeguard Defenders viết.

"Giống như Trung Quc, các nn nhân Vit Nam (b buc) thú nhn hành đng chng Nhà nước và cm ơn chính quyn đã cho h thy li ca h nhưng nói chung các chương trình phát sóng được sn xut đơn gin hơn, không tinh vi như các chương trình ca Trung Quc", phúc trình có đon viết.

"Việt Nam đang sao chép mt s mánh khóe ca Trung Quc", Safeguard Defenders nhn đnh – "bao gm c li thú ti ca mt cu quan chc nhà nước đã b bt cóc t Đc vào năm 2017 và buc phi nói rng ông đã tự nguyn tr v đ đu thú [Trnh Xuân Thanh]", phát sóng li thú ti ca người nước ngoài đu tiên vào năm 2018 [Will Nguyn], và trường hp gn đây nht vào tháng 1 năm 2020 khi 4 người nông dân đu tranh đ ngăn chn nhà cm quyn cưỡng chế đt nông nghiệp ca h b buc nhn ti trước máy quay [v Đng Tâm].

So với Trung Quc, nhng đon clip thú ti trên truyn hình ti Vit Nam kém tinh xo hơn v mt ni dung và giá tr. Tuy nhiên, thú ti trên truyn hình hai nước có nhiu đim ging nhau : nn nhân xin li, mong được hưởng khoan hng, khuyên mi người không đi vào vết xe đ và thú nhn phm ti chng li Nhà nước.

"Kỹ thut sn xut ca các chương trình thú ti cũng được ci thin rõ rt", Safeguard Defenders nhn đnh thêm.

safe3

Các nạn nhân b cưỡng bc nhn ti. Photo Safeguard Defenders.

Phát sóng trên truyền hình nhng li thú ti thu được bng cách ép buc không ch vi phạm lut pháp ca Vit Nam v quyn tiếp cn lut sư, xét x công bng và quyn được bo v chng tra tn-t buc ti, nhà cm quyn Vit Nam còn vi phm các nghĩa v ca mình vi tư cách là thành viên ca các hip ước nhân quyn quc tế bao gm Công ước Quốc tế v Quyn Dân s và Chính tr và các bin pháp bo v tư pháp khác.

Safeguard Defenders kêu gọi chính ph Vit Nam tuân th trách nhim ca mình vi tư cách là quc gia đã ký kết Công ước quc tế v Quyn dân s và chính tr và Công ước ca Liên Hp Quốc v Chng tra tn, và tuân th lut pháp ca chính Vit Nam bng cách ngay lp tc cm vic cưỡng bc người đang b giam gi nhn ti ri phát trên truyn hình. Thay vào đó, người đang b giam gi cn được bo v theo đúng quy trình và quy đnh ca lut pháp.

*******************

Việt Nam : Các tổ chức phi chính phủ tố cáo việc kết án blogger Trương Duy Nhất (RFI, 10/03/2020)

Sau khi blogger Trương Duy Nhất bị tuyên án 10 năm tù hôm 09/03/2020 vì tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ", Phóng viên Không biên giới và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã lên tiếng phản đối và đòi hỏi trả tự do ngay lập tức cho ông.

safe4

Blogger Trưưong Duy Nhất tại tòa án Hà Nội, ngày 9/03/2020. Vietnam News Agency / AFP

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris tố cáo một bản án "hoàn toàn bất công". Ông Daniel Bastard, giám đốc phụ trách Châu Á-Thái Bình Dương của RSF tuyên bố : "Lập luận được đưa ra để kết án nặng nề ông Trương Duy Nhất là không thể chấp nhận được". Theo thông cáo của RSF, nhà báo tự do này phải trả giá cho việc hành nghề khi sở hữu "những thông tin quý giá", và chính quyền Việt Nam muốn "trấn áp để làm gương".

Phóng viên Không biên giới nhắc lại, ông Trương Duy Nhất được trông thấy lần cuối vào ngày 26/01/2019 tại Bangkok, Thái Lan, nơi ông đang chờ đợi Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc xét hồ sơ. RSF cho rằng blogger này bị bắt cóc, và hai tháng sau có tin ông Nhất đang ngồi tù ở Hà Nội.

Ông Shawn Crispin, đại diện Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cũng cho rằng chính quyền Việt Nam muốn dập tắt tiếng nói chỉ trích của ông Trương Duy Nhất, đòi hỏi trả tự do vô điều kiện cho ông và không cản trở việc ông Nhất kháng án.

Reuters dẫn lời bà Bay Fang, giám đốc RFA lên án bản án nặng nề dành cho ông Nhất.

Theo báo chí trong nước, ôngTrương Duy Nhất đã tự ý ký ba công văn gửi UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị được mua nhà đất công sản. Ngoài ra còn thỏa thuận với Phan Văn Anh Vũ bán nhà đất được giao cho báo Đại Đoàn Kết, gây thiệt hại hơn 13 tỉ đồng.

Sau thời gian làm việc cho báo nhà nước, năm 2010 ông Nhất nghỉ việc ở báo Đại Đoàn Kết, lập blog "Một góc nhìn khác" để đăng những bài bình luận của mình. Ông bị bắt khẩn cấp năm 2013 và bị kết án hai năm tù vì tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Luật Hình sự. Hết hạn tù, ông tiếp tục viết blog cho RFA.

Thụy My

Published in Việt Nam

RSF và CPJ phản đối bản án 10 năm mà Việt Nam tuyên cho blogger Trương Duy Nhất (RFA, 09/03/2020)

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) trụ sở tại Pháp và Ủy ban Bảo vệ ký giả (CPJ) trụ sở Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 3 ra thông cáo báo chí phản đối bản án 10 năm mà tòa án Hà Nội tuyên cho nhà báo/blogger Trương Duy Nhất vào sáng cùng ngày.

truong1

Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ở Hà Nội hôm 9/3/2020 - Courtesy of Công An Nhân Dân

RSF cho biết tổ chức này thấy rất sốc khi hay tin về bản án 10 năm mà tòa tuyên cho ông Trương Duy Nhất. Ông này là nhà báo bị từng bị phía Việt Nam sang Thái Lan bắt cóc vào tháng 1 năm 2019 khi đang xin quy chế tỵ nạn tại cơ quan Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đóng tại Xứ Chùa Vàng.

Ông Daniel Bastard, Trưởng Văn phòng RSF khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, được dẫn lời trong thông cáo báo chí rằng "Những cơ sở lập luận đưa ra cho bản án cực kỳ hà khắc này hoàn toàn không thể chấp nhận được. Khi chính thức bị tuyên án do lợi dụng chức vụ, bản thân ông Nhất thực sự phải trả giá đắt cho nghề nghiệp của ông ; lý do chỉ vì rõ ràng ông có được những thông tin quí giá. Cơ quan chức năng Việt Nam chứng tỏ họ muốn lấy trường hợp ông Nhất để làm gương bằng cách khủng bố ông theo cách này. Do đó RSF đòi hỏi phải trả tự do ngay cho ông Trương Duy Nhất".

CPJ cũng lên tiếng kêu gọi cơ quan chức năng Việt Nam không nên tranh luận về kháng án của ông Trương Duy Nhất và trả tự do ngay và vô điều kiện cho ông.

Ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á cho rằng ông Trương Duy Nhất bị kết án chỉ vì nghiệp vụ báo chí của ông ; chứ không phải những cáo buộc giả tạo mà cơ quan chức năng ngụy dẫn ra để dập tắt tiếng nói chỉ trích của ông Nhất.

CPJ cho biết có liên lạc với Bộ Công an Việt Nam qua thư điện tử để hỏi về bản án tuyên cho ông Trương Duy Nhất vào sáng ngày 9 tháng 3 ; nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Hiện chưa rõ ông Trương Duy Nhất sẽ bị chuyển đến trại giam nào từ Trại T-16 Bộ Công an sau khi có bản án 10 năm vào sáng ngày 9 tháng 3.

**********************

Đài Á Châu Tự Do lên án bản án dành cho blogger Trương Duy Nhất (RFA, 09/03/2020)

Đài Á Châu Tự Do hôm 9/3 chính thức lên án bản án 10 năm tù mà Tòa án Nhân dân Hà Nội vừa tuyên trong cùng ngày đối với blogger Trương Duy Nhất, gọi đây là một kết án không có công lý.

truong2

Blogger Trương Duy Nhất ra tòa tại Hà Nội hôm 9/3/2020 Courtesy of FB Hoang Le Thanh

Tổng giám đốc Đài Á Châu Tự Do, bà Bay Fang được trích lời trong tuyên bố nói rằng : "Hành động tồi tệ này của giới chức việt Nam là một đòn nhắm vào tự do biểu đạt và tự do ngôn luận".

Blogger của đài RFA là ông Trương Duy Nhất bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án tù 10 năm về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điều 356, Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015.

Blogger Trương Duy Nhất bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ quyền hạn là Trưởng văn phòng đại diện của Báo Đại Đoàn Kết ở miền Trung, làm trái công vụ, tự ý ký ba công văn gửi UBND Thành phố Đà Nẵng đề nghị mua nhà đất công sản với giá rẻ hồi năm 2004.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho blogger tại tòa cho biết ông Trương Duy Nhất đã bác bỏ hoàn toàn cáo trạng này và gọi đây là một đòn thù chính trị đê hèn.

Blogger Trương Duy Nhất cũng từng bị tuyên án 2 năm tù vào năm 2013 với cáo buộc "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức công dân" theo ddieuf 258 Bộ luật Hình sự.

Năm 2015, sau khi ra tù, blogger Trương Duy Nhất đã cộng tác viết blog cho Đài Á Châu Tự Do với nhiều bài viết chỉ trích chính phủ.

Tổng giám đốc Đài Á Châu Tự Do trong tuyên bố mới của mình nói rằng "Việc thực thi sai công lý (trong kết án Trương Duy Nhất) chỉ càng củng cố thêm nhiệm vụ của RFA là cung cấp cho người dân Việt Nam những thông tin chính xác, cách nhìn không bị kiểm duyệt".

********************

Luật sư : Bản án 10 năm tù giam đối với blogger Trương Duy Nhất là phi lý ! (RFA, 09/03/2020)

Nhà báo Trương Duy Nhất, blogger của Đài Á Châu Tự Do vừa bị Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên án 10 năm tù giam vào sáng 9/3/2020 với cáo buộc "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

truong3

Blogger Trương Duy Nhất ra tòa tại Hà Nội hôm 9/3/2020 Courtesy of SGGP

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong hai luật sư bào chữa cho ông Trương Duy Nhất nói với phóng viên rằng, đây là bản án hết sức nặng nề và bất công.

"Tôi có thể khẳng định ngay được, đây là một bản án hết sức là là bất công đối với ông Trương Duy Nhất.

Nếu mà xét thuần túy về phương diện pháp lý thì theo luật Hình sự Việt Nam, để mà buộc tội một người thì có bốn yếu tố cấu thành tội phạm.

Trong đó chúng tôi thấy rằng là có ít nhất 3 yếu tố cấu thành tội phạm là có vấn đề.

Và chỉ cần một yếu tố không đạt được thì tất cả những yếu tố kia không cần phải xem xét nữa.

Nhưng mà cuối cùng dường như họ có chủ định trước nên phiên xử diễn ra rất là chóng vánh nên hình phạt sẽ là như vậy".

Theo báo chí nhà nước, ông Lê Quang Trang, cựu Tổng biên tập và Bùi Thượng Toản, cựu Phó tổng biên tập, bị Viện kiểm sát nhận định là đã có hành vi tự ý ký các văn bản đề xuất mua cũng như chuyển nhượng nhà đất tại Đà Nẵng.

Hành vi trên có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên xét tính chất, mức độ hành vi, cơ quan điều tra không đề cập xử lý hình sự và mới đây, cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị Ủy ban Kiểm tra trung ương xem xét kỷ luật đối với hai ông, điều này được cho là phù hợp.

Tuy nhiên luật sư Đặng Đình Mạnh chỉ ra điểm mà ông cho là phi lý này.

"Mặc dù cái sự thiệt hại tài sản vẫn là như vậy nhưng hai ông kia lại được tính theo giá trị vào năm 2004, nhưng anh Nhất lại bị tính theo giá trị vào thời điểm năm 2018 là hết sức là phi lý.

Đây là cái điểm hết sức là phi lý mà ở tòa tôi đã chỉ ra các điểm đó nhưng mà tòa án họ không nghe cái điểm này, do đó họ vẫn buộc ông Nhất phải chịu trách nhiệm.

Họ lý giải cho rằng là cái sự thiệt hại kéo dài đến năm 2018, như vậy phải áp dụng cái thời giá năm 2018 là đúng, nhưng nếu giải thích như vậy mà áp dụng đối với ông Trương Duy Nhất thì lẽ ra cũng phải áp dụng đối với hai ông kia".

Theo cáo trạng, ông Trương Duy Nhất khi còn là Trưởng văn phòng đại diện Trung Trung bộ của báo Đại Đoàn Kết năm 2004 đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, làm trái công vụ, tự ý ký ba công văn gửi UBND thành phố Đà Nẵng liên quan đến việc đề nghị được mua nhà đất công sản để làm trụ sở cho tòa báo ông đang công tác.

Ngoài ra, ông Nhất còn thỏa thuận với ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) thông qua các hợp đồng nguyên tắc với nội dung thông báo sẽ bán nhà đất số 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây dựng 79 bằng với giá UBND Thành phố Đà Nẵng phê duyệt với điều kiện báo Đại Đoàn Kết sẽ sử dụng miễn phí tầng 2 của ngôi nhà trong vòng 30 năm.

Cáo trạng này đã bị ông Nhất bác bỏ và cho rằng ông chỉ là người thừa ủy quyền của hai lãnh đạo cao nhất của tòa báo.

Như chúng tôi đã thông tin, ông Trương Duy Nhất được cho là bị an ninh Thái Lan bắt giữ và giao cho mật vụ Việt Nam dẫn độ về nước, hồi tháng 1 năm 2019, chỉ một ngày sau khi ông đến Văn phòng Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok để xin tị nạn chính trị.

Ông Nhất từng bị tuyên án 2 năm tù giam vào năm 2013 với cáo buộc "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức công dân" theo điều 258 Bộ luật hình sự.

Lúc đó, ông điều hành trang blog mang tên ông với khẩu hiệu "Một góc nhìn khác" có nhiều bài viết bất đồng ý kiến với chính quyền cộng sản Việt Nam, trong đó ông đã chấm điểm Thủ tướng và yêu cầu Tổng bí thư phải ra đi.

Năm 2015 ông ra tù, tiếp tục làm báo, viết blog, trả lời phỏng vấn các báo đài về tình hình Việt Nam đồng thời cũng viết blog cho Đài Á Châu Tự Do.

*******************

Blogger Trương Duy Nhất bị kết án 10 năm tù giam (RFA, 09/03/2020)

Nhà báo Trương Duy Nhất, blogger của Đài Á Châu Tự Do vừa bị Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án 10 năm tù giam vào sáng 9-3-2020 với cáo buộc "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

truong4

Blogger Trương Duy Nhất tại Tòa án Nhân dân Hà Nội hôm 9/3/2020 - Courtesy of Công An Thành phố Hồ Chí Minh

Hội đồng xét xử quy kết, ông Trương Duy Nhất đã lợi dụng chức vụ quyền hạn là Trưởng văn phòng đại diện Trung Trung bộ của báo Đại Đoàn Kết, làm trái công vụ, tự ý ký ba công văn gửi UBND Thành phố Đà Nẵng liên quan đến việc đề nghị được mua nhà đất công sản.

Ngoài ra, theo báo Tuổi trẻ ông Nhất còn thỏa thuận với ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) thông qua các hợp đồng nguyên tắc với nội dung thông báo sẽ bán nhà đất số 82 Trần Quốc Toản cho Công ty Xây dựng 79 bằng với giá được UBND Thành phố Đà Nẵng phê duyệt.

Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong 2 luật sư bào chữa cho ông Trương Duy Nhất viết trên Facebook cá nhân rằng ông Nhất nhất quán bác bỏ hoàn toàn cáo trạng.

Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử tuyên ông Trương Duy Nhất có tội và phải chịu hình phạt 10 năm tù giam.

Cũng theo luật sư trong lời nói sau cùng tại tòa, ông Nhất phát biểu cùng lời thơ cảm tác từ chí sĩ Phan Châu Trinh :

"Tôi cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm tin tưởng đến số phận pháp lý của tôi, điều đó giúp cho tôi thêm sức mạnh và niềm tin để vượt qua khổ nạn này.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan chi kể việc con con

Vụ án chỉ là một đòn thù chính trị đê hèn !"

Ông Trương Duy Nhất được cho là bị an ninh Thái Lan bắt giữ và giao cho mật vụ Việt Nam dẫn độ về nước hồi tháng 1 năm 2019, chỉ một ngày sau khi ông đến Văn phòng Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok để xin tị nạn chính trị.

Published in Việt Nam

Việt Nam chính thức thông báo bắt giữ blogger Trương Duy Nhất (RFI, 11/06/2019)

Theo tin báo chí trong nước, chiều hôm 10/06/2019, Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà của blogger Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng sau khi đã khởi tố và tạm giam ông để điều tra về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, theo điều 355 Bộ luật Hình sự 2015.

tdn0

Ông Trương Duy Nhất - Ảnh Báo công an 

Báo chí chính thức nhắc lại thông tin do Cơ quan Cảnh sát Điều tra đưa ra vào ngày 25/03/2019 cáo buộc ông Trương Duy Nhất khi còn là Trưởng đại diện báo Đại đoàn kết tại Đà Nẵng "đã lợi dụng giấy tờ của cơ quan để mua bán nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí".

Việc khám xét nhà ông Trương Duy Nhất hôm qua được cho là "nhằm phục vụ điều tra mở rộng" vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), một nhân vật có liên quan đến 6 vụ án do bộ Công an điều tra. Tuy nhiên, thông báo của Công an không nói rõ là ông Trương Duy Nhất đã bị bắt giữ ngày nào.

Blogger Trương Duy Nhất đã bị mất tích từ đầu năm 2019 ở Thái Lan khi đến đây xin tị nạn chính trị. Nhưng đến tháng 3/2019, có tin là ông đang bị giam ở Việt Nam. Ngày 20/03/2019, bà Cao Thị Xuân Phượng, vợ của nhà báo Trương Duy Nhất, đã đến trại tạm giam T16 ở Hà Nội, nơi mà bà được biết là chồng đang bị giam.

Tuy vợ của ông Trương Duy Nhất không được gặp chồng, nhưng việc trại giam nhận đồ tiếp tế của bà Phượng và cấp cho bà "Sổ tiếp tế, thăm gặp" đã xác nhận là nhà báo này đã bị bắt từ ngày 28/01/2019 và được đưa đến trại giam T16 trong cùng ngày.

Blogger Trương Duy Nhất đã từng bị bắt vào tháng 05/2013 và sau đó bị kết án 2 năm tù với tội danh "lợi dụng các quyền dân chủ" trong phiên xử vào năm 2014.

Liên minh Một nền báo chí tự do (One Free Press Coalition) cách đây vài ngày đã liệt kê tên của Trương Duy Nhất vào trong số 10 trường hợp khẩn cấp nhất của tháng 6, bao gồm các nhà báo trên thế giới đang bị đàn áp.

Trong một bức thư đề ngày 28/05/2019 gởi chính phủ Hoa Kỳ, một nhóm 25 nghị sĩ Quốc hội Mỹ cũng đã nêu tên Trương Duy Nhất trong số các nhà báo độc lập bị bắt giam ở Việt Nam hiện nay. Các nghị sĩ này yêu cầu chính quyền Mỹ gây áp lực mạnh hơn nữa để buộc Hà Nội tôn trọng quyền tự do ngôn luận và các quyền tự do khác ở Việt Nam.

Thanh Phương

********************

Blogger Trương Duy Nhất bị khởi tố vì ‘lạm dụng quyền hạn’ 15 năm trước (VOA, 10/06/2019)

Công an Việt Nam hôm 10/6 khi t b can và khám nhà ông Trương Duy Nht, 55 tui, vi cáo buc ông đã có hành vi "lm dng chc v, quyn hn chiếm đoạt tài sn" t hi năm 2004.

tdn2

Công an khám nhà blogger Trương Duy Nht vào chiu ngày 10/6/2019

Nhà báo Võ Văn Tạo, tng nhiu năm là hi thm nhân dân, nhn đnh vi VOA rng đây là mt đng thái ca chính quyn nhm "dp tt tiếng nói" ca ông Nht, mt nhà báo, blogger ni tiếng chuyên phân tích, bình lun v các vn đề chính tr, xã hi ca Vit Nam.

Các bản tin ca Dân Trí, Zing News, VnExpress và nhiu báo Vit Nam cho hay, các điu tra viên ca B Công an khám nhà ông Trương Duy Nht Đà Nng hi đu gi chiu ngày 10/6. VOA c gng liên lc vi bà Cao Th Xuân Phương, v ông Nht, đ hi thêm thông tin nhưng không kết ni được.

Theo truyền thông trong nước, vic khám xét k trên là mt phn ca cuc điu tra m rng v nhng hành vi ti phm ca ông Phan Văn Anh Vũ, còn gi là Vũ "nhôm", mt đi gia đt đai đang chịu án tù tng cng hàng chc năm vì "gây tht thoát tài sn" và "làm l bí mt nhà nước".

Vẫn theo các bn tin, ông Nht b cáo buc là vào các năm 2003 và 2004, thi đim ông còn gi chc Trưởng đi din báo Đi đoàn kết ti Đà Nng, ông đã "li dng giấy tờ" ca báo đ "mua bán nhà đt không qua đu giá, gây tht thoát lãng phí".

Cụ th, năm 2003, ông Nht gi công văn đến chính quyn Đà Nng xin mua căn nhà s 82 Trn Quc Ton thuc din công sn đ làm văn phòng đi din cho báo Đi Đoàn Kết. Vào đu năm 2004, y ban Nhân dân thành ph đng ý bán, theo các báo trong nước, nhưng ch ít lâu sau căn nhà li được chuyn nhượng cho mt công ty ca ông Phan Văn Anh Vũ, tr thành nhà riêng ca ông Vũ cho đến khi ông này b bt hi đu năm 2018.

Trong một cuc hp báo hi cui tháng 3 năm nay, Trung tướng Trn Văn V, Chánh Văn phòng Cơ quan Cnh sát điu tra, B Công an, cho biết, b này "bước đu xác đnh" làông Nht "có liên quan" đến hành vi ti phm ca Vũ "nhôm", đi gia có xut thân là cán b công an.

Tuy nhiên, trong một cuc phng vn vi VOA hôm 10/6, nhà báo kỳ cựu Võ Văn To cho rng vic bt gi, khi t ông Trương Duy Nht "có nhng đim không n" vì người có thm quyn bán tr s ca văn phòng đi din là ông Đinh Đc Lp, Tng biên tp báo Đi Đoàn Kết thi đim đó, trong khi ông Nht ch là trưởng đi diện, "không có thm quyn bán như vy".

Vụ mua bán này đã làm mt s nhà báo làm vic ti văn phòng đi din "bt bình" và "t cáo" ông Lp, ch không t cáo ông Nht, nhà báo Võ Văn To nh li.

Tỏ ra "ngc nhiên" v vic chính quyn điu tra mt v vic đã xảy ra cách đây 15 năm, ông To, người thường lên tiếng ng h các quyn t do và tiến b Vit Nam, cho rng chính quyn "có mc đích khác" nhm vào nhà báo, blogger Trương Duy Nht.

Ông Tạo nói :

"Tôi nghĩ rằng h làm điu này ch yếu là đ dp tt mt ngòi bút. Khi anh Trương Duy Nht ra tù, anh vn tiếp tc phn bin mt cách gay gt, cho nên h mun b gãy ngòi bút đó".

Hồi gia năm 2013, ông Nht b nhà chc trách bt vì "li dng các quyn t do dân ch xâm phm đến li ích ca nhà nước". Tiếp đó, năm 2014, ông bị kết án tù và mãn hn vào tháng 5/2015.

Phía nhà nước cáo buc rng các bài viết đăng trên trang blog cá nhân ca ông Nht có ni dung "không đúng s tht", "xuyên tc", "nh hưởng đến uy tín ca đng, nhà nước", "gây hoang mang, lo lng, làm ảnh hưởng đến lòng tin ca nhân dân đi vi s lãnh đo ca đng, chính sách, pháp lut ca nhà nước".

Trong quan điểm ca mình, nhà báo Võ Văn To cho rng chính quyn Vit Nam cũng như các chế đ toàn tr khác "ch cho phép" người dân "ca ngi, tung hô, biết ơn" h, trong khi "không cho phép nói lên s tht, phê phán, ch trích, t cáo". Nhng ai làm trái sẽ b chính quyn "hãm hi", "tìm cách cho vào tù", ông To nói.

Nhà báo này cũng so sánh vụ bt gi, khi t ông Trương Duy Nht vi các v bt b, b tù blogger Nguyn Văn Hi, tc Điếu Cày, và lut sư Cù Huy Hà Vũ, nhng người cũng thường lên tiếng vì t do, dân ch hay phn bin các chính sách ca Vit Nam.

"Họ là nhng cái gai trong con mt nhà cm quyn Vit Nam và chính quyn đôi khi sn sàng s dng ‘đòn đánh dưới tht lưng’ đ loi b h", ông To nói vi VOA.

Hồi tháng 4/2014, lut sư bt đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ đã bt ng được chính quyn Vit Nam th khi nhà tù sau khi ông mi ngi tù 3 năm trên tng s 7 năm ca án tù v ti "tuyên truyn chng nhà nước". Ông Vũ đã đi M ngay sau khi ri nhà tù.

Trong cùng năm, vào tháng 10, điều tương t cũng din ra vi blogger Điu Cày, tc ông Nguyn Văn Hi, khi ông được tha tù và đi M sau 6 năm b giam gi vì các ti "trn thuế" và "ph biến thông tin cùng các tài liu chng nhà nước".

*******************

Liên quan vụ án Vũ "nhôm" : Khởi tố, khám xét chỗ ở của ông Trương Duy Nhất (Tuổi Trẻ, 10/06/2019)

Chiều 10/6, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thiếu tướng Vũ Xuân Viên - giám đốc Công an Thành phố Đà Nẵng - cho biết Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà ông Trương Duy Nhất.

tdn3

Lực lượng công an khám xét nhà ông Nhất vào chiều 10/6 - Ảnh : ĐOÀN CƯỜNG

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trương Duy Nhất về hành vi "lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự, do có những vi phạm pháp luật liên quan đến nhà, đất công sản tại Thành phố Đà Nẵng.

Ông Trương Duy Nhất, sinh năm 1964 tại Quảng Nam, thường trú tại số 25 đường Tống Phước Phổ, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Sau khi tốt nghiệp khóa 7 khoa ngữ văn Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học Huế), ông Nhất về công tác tại báo Công an Quảng Nam - Đà Nẵng (sau này là báo Công an Đà Nẵng) một thời gian khá dài.

tdn4

Ông Trương Duy Nhất tại phiên tòa phúc thẩm ngày 26-6-2014 - Ảnh : HỮU KHÁ

Sau đó ông Nhất chuyển sang làm ở báo Đại Đoàn Kết, thường trú tại Đà Nẵng. Khoảng giữa năm 2010, ông Nhất thôi làm việc tại báo Đại Đoàn Kết và trở thành người viết blog, Facebook.

Ngày 26/5/2013, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra lệnh bắt khẩn cấp và lệnh khám xét khẩn cấp đối với ông Trương Duy Nhất về hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Bộ luật hình sự.

Tại phiên xét xử sơ thẩm diễn ra ngày 4/3/2014, TAND Thành phố Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Trương Duy Nhất 2 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật hình sự. 

Phiên tòa phúc thẩm ngày 26/6/2014 tuyên y án 2 năm tù bị cáo Trương Duy Nhất. Ông Nhất chấp hành án và ra tù ngày 26/5/2015.

tdn5

Ngôi nhà số 82 Trần Quốc Toản, Thành phố Đà Nẵng là nơi ở, trụ sở công ty của Vũ "nhôm" vào thời điểm Bộ Công an khám xét năm 2017 - Ảnh : ĐOÀN CƯỜNG

Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng ông Trương Duy Nhất lại bị cơ quan chức năng bắt giữ. 

Tại cuộc họp báo quý 1/2019 của Bộ Công an chiều 25/3, trung tướng Trần Văn Vệ - chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an - cho biết bước đầu cơ quan công an xác định ông Trương Duy Nhất có liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") trong tội lợi dụng chức vụ quyền hạn. 

Thời điểm là trưởng đại diện của báo Đại Đoàn Kết ở Thành phố Đà Nẵng, ông Nhất đã lợi dụng giấy tờ của báo Đại Đoàn Kết để mua nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí. Tuy nhiên, vụ việc đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin cụ thể.

Đoàn Cường

******************

Có gì sai trong việc truy tố và khám xét nhà Blogger Trương Duy Nhất ? (RFA, 10/06/2019)

Khám xét nhà sau lệnh nhiều tháng

Truyền thông trong nước vào ngày 10/6 đồng loạt loan tin về việc Bộ Công an cùng với Cơ quan chức năng Đà Nẵng đã tiến hành khám xét nhà ở của Blogger Trương Duy Nhất được cho nhằm phục vụ cho việc mở rộng điều tra vụ án vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí liên quan tới Phan Văn Anh Vũ tức "Vũ nhôm", một cựu sĩ quan công an đang thụ án tù với nhiều cáo buộc, trong đó có liên quan đến việc thâu tóm đất đai công sản ở các thành phố lớn.

tdn6

Bộ Công an khám xét nhà Blogger Trương Duy Nhất. RFA Edited

Tuy nhiên, thông tin từ gia đình Blogger Trương Duy Nhất cho biết giấy quyết định khám xét nhà được ký từ ngày 16/1, tức là trước ngày khám xét nhà đến vài tháng.

Chúng tôi liên lạc với nhà phê bình Văn học Phạm Xuân Nguyên từ Hà Nội và cũng là một thân hữu của Blogger Trương Duy Nhất. Ông là người thường xuyên có liên hệ với gia đình blogger Trương Duy Nhất thời gian qua.

"Đến đầu giờ chiều tôi có nghe bạn bè trong Đà Nẵng báo tin là có cuộc khám xét nhà Nhất, họ đến và đọc lệnh khám xét nhưng mà lệnh khám xét được ký vào ngày 16/1 mà nhất bị bắt vào 28/1 và bây giờ là 10/6 mới tiến hành khám xét. Hôm nay như vậy gọi là chính thức khởi tố, kể từ khi bắt hôm 26/1 cho đến tiếp tế và hôm khám nhà coi như chính thức khởi tố vụ án cũng như loan báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng để xác nhận Trương Duy Nhất có dính lịu đến Vũ nhôm".

Blogger Trương Duy Nhất, người chuyên viết các bài chỉ trích chính quyền, mất tích tại Thái Lan vào ngày 26/1 khi đang xin quy chế tị nạn. Tuy nhiên, Bộ Công an vào tháng 3 vừa qua cho báo chí biết ông Nhất bị bắt giữ vào ngày 28/1 và bị giam giữ ở trại giam T16 ở Hà Nội.

Luật sư Đặng Đình Mạnh từ thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết việc khám xét nhà vào thời điểm này là một điều rất lạ.

"Điều này lạ bởi vì khi khám xét nhà là thu thập chứng cứ liên quan đến vụ án, liên quan đến hành vi phạm tội mà những việc đó thường có khi họ làm cùng lúc với việc khởi tố, cho nên lệnh đã có từ tháng 1 đến giờ mới tiến hành là điều rất lạ".

Ngăn cản gia đình và luật sư tiếp xúc bị can trái luật

Cũng trong cùng ngày báo chí nhà nước loan tin về việc truy tố blogger Trương Duy Nhất, luật sư Trần Vũ Hải, người được gia đình ông Nhất mời đại diện cho blogger nói với Đài Á Châu Tự Do :

"Hiện nay tôi đang đăng ký là luật sư bào chữa cho anh Trương Duy Nhất và đến nay chưa thấy có phản hồi, theo thông tin tôi được biết thì họ đã tiến hành khám xét còn việc khởi tối thì đã khởi tố trước đó rồi".

Thông tin từ facebook cá nhân của Luật sư Trần Vũ Hải cho biết, từ ngày 25/3, văn phòng luật sư đã nhiều lần đến Bộ Công an cũng như gửi đơn đến cơ quan điều tra của Bộ để làm thủ tục đăng ký làm người đại diện bào chữa cho blogger Trương Duy Nhất nhưng đến nay vẫn không được hồi đáp.

Do đó, vào ngày 31/5 Luật sư đã gửi đơn kiến nghj đến lãnh đạo Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Thành phố Hà Nội đề nghị can thiệp. Bản kiến nghị viết rằng Bộ Công an đã vi phạm điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự về việc Bộ Công an không trả lời luật sư bào chữa.

"Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy từ từ người bào chữa (Văn phòng Luật sư đã gửi đủ giấy tờ theo quy định từ ngày 25/2/2019), Cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho người đăng ký bào chữa…. Như vậy đến nay (31/5/2019), Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã không thực hiện đúng theo thời hạn này so với quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền được nhờ người bào chữa của ông Trương Duy Nhất và quyền hành nghề luật sư của chúng tôi".

tdn7

Đơn kiến nghị gửi đến các Bộ ngành của luật sư Trần Vũ Hải. RFA Edited

Luật sư Đặng Đình Mạnh cho Đài Á Châu Tự Do biết, việc hạn chế người thân hay luật sư gặp thường chỉ áp dụng cho những nhóm tội liên quan xâm phạm an ninh quốc gia, nhưng nhìn chung, không có tội nào cấm bị can gặp gia đình và luật sư.

"Với tội của anh Nhất thì ban đầu mọi người nghĩ nó liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, do lầm tưởng anh có nhiều hoạt động liên quan đến đấu tranh dân chủ nhưng hóa không phải, mà những tội liên quan đến kinh tế thì hoàn toàn không có giới hạn đối với luật sư hay đối với gia đình trong giai đoạn điều tra như vậy".

Ngoài ra Luật sư Mạnh khẳng định rằng, cơ quan điều tra đang lạm quyền trong gia đoạn này.

"Đây nếu nó không thuộc về nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia thì khi luật sư tới họ bắt buộc cơ quan điều tra phải tiếp nhận luật sư và tiến hành cấp giấy chứng nhận bào chữa để luật sư làm việc, bắt đầu từ giai đoạn điều tra chứ không được giới hạn như trong vụ án này, đo đó tôi nghĩ luật sư Trần Vũ Hải nên khiếu nại việc này".

Blogger Trương Duy Nhất là người từng có nhiều bài viết chỉ trích chính phủ. Ông cũng là blogger của Đài Á Châu Tự Do. Trước khi bị bắt, ông đã sang Thái Lan để xin tị nạn vì lo ngại mình có thể bị bắt giữ vì những thông tin quan trọng mà ông biết về chính phủ. Tuy nhiên, ông đã mất tích đột ngột hôm 26/1 tại Bangkok. Con gái blogger cho Đài Á Châu Tự Do biết cha cô hoàn toàn không có ý định trở về Việt Nam. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ về việc an ninh Việt Nam đã sang Thái Lan bắt cóc blogger Trương Duy Nhất.

Quốc tế lên án vụ mất tích của blogger Trương Duy Nhất và đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải có câu trả lời về sự mất tích khó hiểu này. Tuy nhiên cho đến giờ, giới chức Việt Nam vẫn chưa có lời giải thích nào về vấn đề này.

*****************

Blogger Trương Duy Nhất bị truy tố tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn (RFA, 10/06/2019)

Bộ Công an Việt Nam vào ngày 10/6 cho biết blogger Trường Duy Nhất đã bị truy tố về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo điều 355 Bộ Luật Hình sự 2015. Trong cùng ngày, công an đã tiến hành khám xét nhà ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng.

tdn8

Blogger Trương Duy Nhất ở Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2016 Courtesy of FB Trương Duy Nhất

Theo truyền thông trong nước, việc khám xét nhà ông Nhất ở Đà Nẵng nhằm phục vụ điều tra mở rộng vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí do một cựu sĩ quan công an là Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ ‘nhôm’) và đồng phạm thực hiện.

Luật sư Trần Vũ Hải, người đại diện bào chữa cho ông Trương Duy Nhất cho chúng tôi biết :

"Hiện nay tôi đang đăng ký là luật sư bào chữa cho anh Trương Duy Nhất và đến nay chưa thấy có phản hồi, theo thông tin tôi được biết thì họ đã tiến hành khám xét còn việc khởi tối thì đã khởi tố trước đó rồi".

Blogger Trương Duy Nhất là người từng có nhiều bài viết chỉ trích chính phủ. Ông cũng là blogger của Đài Á Châu Tự Do. Trước khi bị bắt, ông đã sang Thái Lan để xin tị nạn vì lo ngại mình có thể bị bắt giữ vì những thông tin quan trọng mà ông biết về chính phủ. Tuy nhiên, ông đã mất tích đột ngột hôm 26/1 tại Bangkok. Con gái của blogger cho Đài Á Châu Tự Do biết là cha cô không hề có ý định trở về Việt Nam. Điều này làm dấy lên những nghi ngờ rằng an ninh Việt Nam đã sang Thái Lan thực hiện vụ bắt cóc.

Hai tháng sau, Bộ Công an Việt Nam mới thông báo trong một họp báo ở Hà Nội rằng blogger này đã bị bắt vì có liên quan đến vụ án Vũ "nhôm".

Quốc tế lên án vụ mất tích của blogger Trương Duy Nhất và đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải có câu trả lời về sự mất tích khó hiểu này. Tuy nhiên cho đến giờ, giới chức Việt Nam vẫn chưa có lời giải thích nào về vấn đề này.

*******************

Ông Trương Duy Nhất có liên quan đến vụ án Vũ 'nhôm' (Tuổi Trẻ, 25/03/2019)

Tại buổi họp báo quý 1/2019 của Bộ Công an chiều 25/3, trung tướng Trần Văn Vệ cho biết bước đầu cơ quan công an xác định ông Trương Duy Nhất có liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") trong tội lợi dụng chức vụ quyền hạn.

tdn9

Trung tướng Trần Văn Vệ - chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an - thông tin về việc ông Trương Duy Nhất có liên quan đến Vũ "nhôm" - Ảnh : DANH TRỌNG

Tại buổi họp báo, trung tướng Trần Văn Vệ - chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an - cho biết thời điểm là trưởng đại diện của báo Đại Đoàn Kết ở Thành phố Đà Nẵng, ông Nhất đã lợi dụng giấy tờ của báo Đại Đoàn Kết để mua nhà đất không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí. Tuy nhiên, hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin cụ thể.

Cũng tại buổi họp báo, trung tướng Vệ thông tin tổng quát các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ. Theo đó, Vũ "nhôm" liên quan đến 6 vụ án do Bộ Công an điều tra. 

Ngoài 3 vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra Ngân hàng Đông Á đã được đưa ra xét xử, Vũ "nhôm" còn liên quan đến một số vụ án khác về đất đai ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. 

Đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố Phan Văn Anh Vũ và 21 cá nhân ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Công an cũng đang tiếp tục làm rõ vai trò của các cán bộ sở, ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh trong các vụ án liên quan Vũ "nhôm" để xử lý.

Ông Trương Duy Nhất từng bị kết án 2 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Ông Nhất chấp hành án và ra tù ngày 26/5/2015.

Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng ông Trương Duy Nhất lại bị cơ quan chức năng bắt giữ.

Danh Trọng

Published in Việt Nam

‘Bắt nhà báo ở nước ngoài, Việt Nam không đếm xỉa tới luật pháp quốc tế’: RSF

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) hôm nay, 18/04/2019, công bố phúc trình về tự do báo chí năm 2019, trong đó đánh giá Việt Nam rớt một hạng, xuống vị trí 176/180 quốc gia, tức là ở cuối bảng. VOA-Việt ngữ phỏng vấn ông Daniel Bastard, đại diện RSF ở Paris.

rsf1

Ảnh Tư liệu : Tổ chức Phóng viên Không Biên giới hàng năm ra phúc trình đánh giá tình hình tự do báo chí trên thế giới. AFP PHOTO / BERTRAND GUAY

Trong phúc trình năm 2019, RSF nói tình hình tự do báo chí trên thế giới đã trở nên u ám, và tại nhiều nơi, "lòng hận thù đối với các nhà báo đã biến thành bạo lực". Tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, RSF đặc biệt nêu bật hai nước Trung Quốc và Việt Nam, nói rằng hai nước này bấy lâu nay đã ở cuối bảng, nay lại rớt thêm một hạng. Xếp hạng 176, Việt Nam đứng ngay trên Trung Quốc, hạng 177.

Trao đổi với VOA-Việt ngữ từ Paris, đại diện RSF đặc trách Châu Á Daniel Bastard nhận định về tầm quan trọng của đánh giá tụt hạng đối với Việt Nam trong phúc trình mới nhất.

"Thứ hạng của Việt Nam trong rất nhiều năm qua đã quá thấp rồi, tưởng như không thể nào tệ hơn được nữa, tụt một hạng khi đã ở đáy bảng rồi thì rõ rệt là một dấu hiệu cho thấy tình hình đã xấu đi rất nhiều".

RSF nói rằng tại Việt Nam, nơi mà tất cả truyền thông báo chí tất tất đều do nhà nước kiểm soát, các nhà báo đều phải làm theo chỉ thị của Đảng Cộng sản, thì các blogger và nhà báo công dân là những nguồn thông tin độc lập duy nhất. Và thành phần này đã trở thành mục tiêu thường xuyên bị trấn áp.

RSF lưu ý về những hành vi bạo lực của công an mặc thường phục xảy ra thường xuyên tại Việt Nam. Và chính quyền ngày càng dựa vào các điều khoản mơ hồ trong Bộ Luật Hình sự như điều 79, 88 và 258 để kết án, bỏ tù dài hạn các blogger và nhà báo công dân về các tội "âm mưu lật đổ chính quyền", "tuyên truyền chống Nhà nước", hay "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước…".

Một trong những trường hợp được RSF đặc biệt lưu tâm là trường hợp nhà báo độc lập Trương Duy Nhất, bị bắt cóc ở Bangkok, sau khi ông đã nộp hồ sơ xin tị nạn với Liên Hiệp Quốc. Ông Daniel Bastard nói về trường hợp này:

"Việc ông Nhất bị bắt cóc ở Bangkok là điều rất đáng lo ngại, bởi vì điều đó có nghĩa là Việt Nam không thiết gì đến luật pháp quốc tế khi cả gan bắt cóc một nhà báo công dân bên ngoài nước Việt Nam".

Đáng lo ngại hơn nữa, theo ông Bastard, là vai trò của nhà chức trách Thái Lan trong vụ bắt ông Trương Duy Nhất.

"Một khía cạnh khác của trường hợp này là gần như rõ rệt nhà chức trách Thái Lan đã toa rập với gián điệp Việt Nam, hoặc ít nhất, là nhắm mắt làm ngơ để phía Việt Nam tự do thực hiện ý định của mình".

tdn4

Courtesy photo: Nhà báo độc lập Trương Duy Nhất ở Bangkok, sau khi nộp đơn xin tị nạn với Liên Hiệp Quốc, ngay trước khi bị bắt cóc đưa về Việt Nam.

Đại diện của RSF ở Paris nói vụ bắt cóc ông Trương Duy Nhất là không có tiền lệ bởi vì nạn nhân là một nhà báo độc lập, ông Bastard nhắc tới vụ Trinh Xuân Thanh bị bắt cóc ở bên Đức, nhưng theo ông trường hợp của ông Thanh khác bởi vì trong tư cách cựu Chủ tịch Công ty cổ phần Xây dựng PetroVietnam, ông Thanh là một quan chức nhà nước.

RSF nói rằng từ khi ông Nguyễn Phú Trọng đảm nhiệm cả hai chức vụ cao nhất nước, Chủ tịch nước và Tổng Bí Thư DCS, thì mức độ đàn áp đã trở nên "kinh hoàng". Nhiều nhà báo công dân đã bị trục xuất, nhiều người khác lãnh các bản án tù lâu năm, thậm chí, có người bị tuyên án 20 năm tù, vì những bài viết của họ.

Theo RSF thì hiện có trên dưới 30 nhà báo, cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, và bloggers bị giam cầm tại Việt Nam, nhiều người trong số này bị đối xử tệ hại.

RSF còn lưu ý về "Lực lượng 47" gồm 10.000 dư luận viên có nhiệm vụ bảo vệ đảng và lãnh đạo, tấn công những tiếng nói bất đồng hay chỉ trích trên mạng. RSF cũng nhắc đến Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019, nói rằng cả "lực lượng 47" lẫn luật an ninh mạng đã giúp cho Việt Nam có thêm những công cụ để bóp nghẹt tự do báo chí.

Đại diện RSF Daniel Bastard kêu gọi Việt Nam hãy ngưng đàn áp các nhà báo, blogger, và ngưng ngăn chặn tự do thông tin.

"Đàn áp tự do báo chí, đàn áp những người chỉ muốn phổ biến thông tin có thể phương hại tới nền kinh tế Việt Nam. Luật an ninh mạng có hiệu lực từ ngày đầu năm nay, nếu thi hành đầy đủ, sẽ rất có hại cho kinh tế Việt Nam bởi vì ngày nay tất cả các hoạt động kinh doanh đều dựa trên Facebook và thông tin tự do trên mạng. Thế cho nên trấn áp tự do ngôn luận cũng dẫn tới trấn áp tự do thương mại".

Trên bảng xếp hạng về chỉ số tự do báo chí, Na Uy vẫn đứng đầu trong cương vị nước có nhiều tự do báo chí nhất, Phần Lan về nhì. Cuối bảng, nước được coi là đàn áp tự do báo chí khốc liệt nhất, là Turkmenistan, và áp chót là Bắc Triều Tiên, hạng 179/180.

Hoài Hương

Nguồn : VOA, 19/04/2019

Published in Diễn đàn
dimanche, 31 mars 2019 23:40

Bài lảng

Cho đến bây giờ thì ai cũng tin rằng nhà báo Trương Duy Nhất bị bắt ở Thái Lan, hiện đang bị giam ở trại T16 và gia đình đã đến thăm. Thế nhưng mọi thông tin về phía nhà cầm quyền Việt Nam thì không có gì để khẳng định ông đã bị bắt.

tdn1

Tấm ảnh do ông Bạch Hồng Quyền cung cấp cho VOA để chứng minh rằng ông Trương Duy Nhất đã có mặt tại Thái Lan và đang viết đơn xin quy chế tị nạn với Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc vào ngày 25/1/2019.

Thật vậy, trong cuộc họp báo ngày 25/3, báo chí đặt ra câu hỏi về thông tin trên mạng xã hội nói Trương Duy Nhất bị bắt, thực hư thế nào.

Tuy nhiên phần trả lời của trung tướng Trần Văn Vệ, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chỉ nói Trương Duy Nhất đã có vi phạm này nọ trong vụ án Vũ Nhôm, chứ không xác định ông đã bị bắt hay chưa. Tức là hỏi một đằng, trả lời một nẻo.

Có lẽ cái khó của câu hỏi này không phải là việc Trương Duy Nhất bị bắt hay chưa mà ở chỗ, khi đã xác nhận bắt Trương Duy Nhất thì họ sẽ phải trả lời những câu hỏi tiếp theo như về quyết định bắt, quyết định khởi tố bị can và đặc biệt là bắt ở đâu, bắt như thế nào ? Tại sao Trương Duy Nhất đang ở Thái Lan mà tự nhiên lại có mặt ở Việt Nam ?

Không thể nói bắt ở Đà Nẵng vì ai cũng biết Trương Duy Nhất đã sang Thái Lan, đã có hình ảnh khi ông đến Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Bangkok. Nhưng nói bắt ở Thái Lan thì ai bắt ? Còn nói ông về Việt Nam nước đầu thú thì kịch bản Trịnh Xuân Thanh về đầu thú đã quá ê chề.

Vì vậy, tốt nhất là lờ đi chuyện bắt Trương Duy Nhất mà xoay sang kể tội ông trong vụ án Vũ Nhôm.

Tóm lại, cho đến nay, Bộ CA không có lời nào xác nhận đã bắt Trương Duy Nhất hay xác nhận ông đang bị giam ở T16 như nhiều trang báo đã đăng.

Việc hỏi một đằng, trả lời một nẻo thường được các lãnh đạo, quan chức Việt nam sử dụng trong các trường hợp "nhạy cảm". Nhạy cảm ở đây có thể hiểu là những việc có thật, nhưng nói ra thì lại là những việc không đúng, không phải, không hay. Tóm lại, nói "nhạy cảm" là cách nói khác nếu không muốn nói là "bí".

Tức là trả lời mà như không trả lời vậy.

Ví dụ, mỗi khi Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, phóng viên đặt ra câu hỏi về phản ứng của Việt Nam. Thay vì phản đối, Người phát ngôn Bộ ngoại giao thường nói "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa". Đó là lối nói chẳng chết ai, chẳng làm mếch lòng ai, còn công luận chẳng biết Việt Nam phản đối hay đồng tình.

Hoặc khi báo chí nước ngoài hỏi ông Nông Đức Mạnh về tin đồn ông là con ông Hồ Chí Minh, ông Mạnh trả lời : "Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ", một lối trả lời chẳng liên quan gì đến câu hỏi.

Bản thân tôi đã nhiều lần bị bắt vào đồn công an. Khi tôi hỏi điều tra viên về lý do bắt tôi - đó là câu hỏi khó thì thường nhận được câu trả lời : "Tại sao chúng cháu 'mời' chú vào đây còn những người khác thì không. Nó phải có lý do gì chứ". Nếu bị vặn hỏi thì họ nhanh chóng chuyển sang nội dung khác.

Bài lảng cũng được cán bộ tiếp dân thường xuyên áp dụng.

Tiếc rằng việc lảng tránh, hỏi một đằng, trả lời một nẻo lại được cho là sự khôn khéo trong ngoại giao, còn phóng viên thì "tế nhị", không nỡ căn vặn đến cùng. Nó thể hiện lối làm việc không đàng hoàng, minh bạch. Nó không làm cho người quan tâm thỏa mãn thông tin mà bị ức chế, hoài nghi. Điều này thường xảy ra ở đất nước có quá nhiều bí mật. Dĩ nhiên, bí mật ấy là của nhà cầm quyền chứ nó chẳng phải nằm trong danh mục bí mật quốc gia được ghi trong luật pháp.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : VNTB, 31/03/2019

Published in Diễn đàn

Blogger Trương Duy Nhất bị giam ở Hà Nội, sau 2 tháng mất tích (Người Việt, 20/03/2019)

Sau hai tháng mất tích, gia đình của blogger Trương Duy Nhất bất ngờ nhận được thông tin ông đang bị giam tại trại giam T16 ở quận Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Hkg9564658

Blogger, nhà báo Trương Duy Nhất trong lần ra tòa tại Đà Nẵng hồi Hồi tháng Ba năm 2014. (Hình : Getty Images)

Trang BBC Việt ngữ hôm Thứ Tư, 20 tháng Ba dẫn lời con gái ông Nhất, cô Trương Thục Đoan, cho hay vào ngày 15 tháng Ba, có người ẩn danh gọi cho mẹ cô ở Việt Nam thông báo là ba cô đang bị giam ở trại giam T16.

"Mẹ cô Đoan sau đó nhờ Luật Sư Trần Vũ Hải kiểm chứng thông tin này bằng cách lên làm giấy tờ hay cho gặp mặt". Theo BBC.

Trong cùng ngày 20 tháng Ba, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên ở Hà Nội cho biết trên trang facebook cá nhân rằng vợ ông Nhất (bà Cao Thị Xuân Phượng) đã bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội và ông đã chở vợ ông Nhất đến trại giam T16 ở Thanh Oai, Hà Nội.

Ông Nguyên nói rằng trại giam T16 chưa cho gặp nhưng đã cho tiếp tế. Vợ ông Nhất mang nhiều thức ăn và quần áo cho chồng nhưng quy định của trại giam chỉ cho đưa vào rất ít cùng với một ít tiền để ông Nhất có thể mua thức ăn trong căng tin trại giam.

Theo ông Nguyên, vợ ông Nhất cũng nhận được quyển "Sổ tiếp tế, thăm gặp" của trại giam. Thông tin trong sổ này cho hay ông Nhất bị bắt vào ngày 28 tháng Giêng, 2019, và đưa đến trại giam T16 trong cùng ngày.

Vẫn theo lời ông Phạm Xuân Nguyên, vợ ông Nhất phải bay về Đà Nẵng luôn trong ngày. "Chuyến bay của hãng Vietjet Air theo vé là 17 giờ, bị lùi đến 21 giờ, và khi tôi gõ những dòng này thì chị mới lên máy bay ở Nội Bài. Ở T16 không biết Nhất đã nhận được các thứ vợ tiếp tế chưa ?"

Hiện chưa thấy bất cứ báo nào ở trong nước đăng thông tin về việc ông Nhất đang bị giam ở Hà Nội.

tdn2

Vợ ông Trương Duy Nhất mang đồ tiếp tế cho chồng hôm 20 tháng Ba 2019 tại Hà Nội. (Hình : Facebook Phạm Xuân Nguyên)

Vụ ông Nhất mất tích ở Thái Lan 2 tháng trước gây nhiều chú ý của quốc tế khiến giới chức Thái Lan vào tháng Hai phải trả lời truyền thông và hứa rằng sẽ điều tra vụ ông Trương Duy Nhất tình nghi bị bắt cóc.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt hôm 11 tháng Hai, 2019, ông Phil Robertson, phó giám đốc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền khu vực Á Châu bày tỏ sự lo lắng cho an toàn của nhà báo Trương Duy Nhất. Ông yêu cầu chính quyền Thái Lan và Việt Nam phải điều tra rõ vụ này.

Hôm 15 tháng Hai, 2019, ba vị dân biểu Liên Bang đồng ký tên vào thư gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi điều tra việc mất tích của nhà báo, blogger Trương Duy Nhất.

Ba vị dân biểu liên bang này là Alan Lowenthal (Dân Chủ, Địa hạt 47,) đồng chủ tịch Ủy Ban Quốc Hội Về Việt Nam, tức Congressional Caucus on Vietnam, cùng với hai vị Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren (Dân Chủ, Địa hạt 19) và Dân Biểu Liên Bang Harley Rouda (Dân Chủ, Địa hạt 48).

Trong một tuyên bố hồi tháng Hai, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng cho biết họ hoan nghênh cuộc điều tra của chính phủ Thái Lan về vụ mất tích của ông Nhất.

Trước đó, hôm 7 tháng Hai, 2019, trên trang Facebook Người Buôn Gió, blogger này khẳng định ông Trương Duy Nhất bị Tổng Cục 2 (TC2) bắt ở Thái Lan.

Cụ thể, Người Buôn Gió viết : "Khoảng 8 giờ tối ngày 26 tháng Giêng năm 2019. Trương Duy Nhất bị đám gồm 10 người của Tổng Cục 2 trùm túi lên đầu và đưa lên xe đi, trước khi đi Nhất còn xin thay quần áo".

Blogger này đưa cả hình ảnh ông Trương Duy Nhất có mặt ở Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và hình ảnh ngày 25 tháng Giêng ông Nhất ở Thái Lan.

Ông Trương Duy Nhất, 55 tuổi, là một nhà báo, một người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Từ 1987 đến 1995, ông là phóng viên của báo Công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Từ 1995 đến 2011, ông là phóng viên báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung. Khi viết blog, ông là chủ của trang "Trương Duy Nhất – Một góc nhìn khác".

Ông Nhất từng bị kết án 2 năm tù (từ 2013 đến 2015) vì bị cáo buộc tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" vì "đã viết 11 bài đăng trên trang blog của ông, trong đó ông đã chấm điểm Thủ tướng và yêu cầu Tổng bí thư phải ra đi".

Trong vụ án này, ông Nhất bị bắt ngày 26 tháng Năm 2013, ra tòa sơ thẩm ở Đà Nẵng ngày 4 tháng Ba 2014, bị tuyên án 2 năm tù rồi bị tuyên y án sơ thẩm tại phiên tòa phúc thẩm ngày 26 tháng Sáu 2014. Ông Nhất mãn hạn tù vào ngày 26 tháng Năm 2015. (C.T)

*********************

Con gái Trương Duy Nhất xác nhận blogger đang bị giam ở Hà Nội (RFA, 20/03/2019)

Ông Trương Duy Nhất, người viết blog cho Đài Á Châu Tự Do, mất tích tại Bangkok vào cuối tháng 1 vừa qua với nghi ngờ bị mật vụ Việt Nam sang bắt cóc, hiện đang bị giam ở Hà Nội.

tdn3

Blogger Trương Duy Nhất trong một lần phỏng vấn với Đài RFA ở Washington DC hồi năm 2016 - Photo : RFA

Con gái Ông Trương Duy Nhất và một nhà văn Việt Nam cho biết như vừa nêu vào ngày thứ tư 20 tháng 3.

Trương Thục Đoan, con gái của ông Trương Duy Nhất, hiện đang ở Canada nói với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do rằng phía Trại giam thông báo cho mẹ của cô là ông Nhất bị bắt vào ngày 28 tháng 1 và bị đưa vào trại T16 ở Thanh Oai, Hà Nội trong cùng ngày.

Các nhà hoạt động cho nhân quyền nghi rằng lực lượng chức năng Thái Lan bắt giữ ông Trương Duy Nhất ở ngoại ô Bangkok và rồi giao cho phía Việt nam hôm 26 tháng 1 ; sau khi ông này chạy sang Thái Lan để tìm qui chế tỵ nạn.

Trương Thục Đoan cho rằng cha của cô mất tích kể từ ngày 26 tháng 1 ở Thái Lan và nay lại ở Việt Nam. Cô cho rằng rõ ràng người cha không thể tự nguyện trở về trong nước.

Bà Cao Thị Xuân Phượng, vợ của ông Trương Duy Nhất và là mẹ của Trương Thục Đoan, vào ngày 20 tháng 3 đến Trại T16 với mục tiêu được thăm gặp chồng ; thế nhưng cán bộ trại không cho gặp với lý do việc điều tra chưa xong.

Trại nhận một ít thực phẩm và áo quần do bà Cao Thị Xuân Phượng gửi vào cho chồng.

Đây là lần đầu tiên có tin xác nhận về chuyện ông Trương Duy Nhất bị đưa về Việt Nam sau lần cuối cùng xuất hiện ở Thái Lan.

Blogger Trương Duy Nhất lần cuối cùng liên lạc với Đài Á Châu Tự Do để hỏi về bài viết liên quan đến phong trào đối lập gia tăng ở Venezuela và viễn cảnh thay đổi chế độ tại Việt Nam.

Vào ngày 20 tháng 3, bà đáp chuyến bay sớm đi Hà Nội sau khi có được giấy tờ cần thiết để đi thăm gặp từ chính quyền địa phương.

Trong khi đó ông Phạm Xuân Nguyên, cựu chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội, cũng viết trên Facebook về việc giúp đưa bà Phượng đến Trại T16 trong ngày 20 tháng 3.

Ông Phạm Xuân Nguyên viết rằng "Trại đã cấp cho vợ Nhất một ‘Sổ tiếp tế, thăm gặp’ cho những lần sau. Theo sổ này thì TDN bị bắt ngày 28/1/2019 và trong cùng ngày đã chuyển đến Trại T16".

Đài Á Châu Tự Do đã báo cáo trường hợp blogger Trương Duy Nhất cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số dân biểu Mỹ.

Trường hợp mất tích của ông Trương Duy Nhất khiến cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Thái Lan hoảng sợ. Phía cơ quan chức năng Xứ Chùa Vàng nói có chỉ thị tiến hành điều tra vụ việc.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh biện pháp điều tra từ phía chính phủ Thái Lan, đồng thời cho biết theo dõi sát vụ việc này.

Thống kê của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam có trụ sở tại Bang California, Hoa Kỳ cho thấy chính phủ của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang giam giữ hơn 200 tù chính trị, trong đó có những nhà hoạt động vì nhân quyền và những blogger mà nhà nước cho là mối nguy cho an ninh quốc gia.

Chính phủ Hà Nội kiểm soát truyền thông, kiểm duyệt mạng Internet và hạn chế quyền biểu đạt của người dân.

Bản thân ông Trương Duy Nhất từng bị tù hai năm sau khi bị bắt vào năm 2013 chỉ vì hoạt động phản biện.

Ông Phil Robertson, phó Giám đốc Phân Ban Châu Á của Human Rights Watch, trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài RFA vào tháng qua, cho rằng nếu Việt Nam và Thái Lan dính líu vào vụ mất tích của blogger Trương Duy Nhất, cần phải có những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những ai có trách nhiệm.

Ông Phil Robertson tố cáo Việt Nam tiến hành một cách nhất quán hoạt động giám sát mang tính thù hận và sách nhiễu những người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên phải trốn chạy để thoát cảnh bị đàn áp về chính trị và tôn giáo.

Ông này cho rằng hoạt động truy đuổi những tiếng nói bất đồng và yêu cầu chính quyền Thái Lan chặn đứng những sinh hoạt về nhân quyền và dân chủ liên quan Việt Nam là điều khiến Hà Nội bị lộ rõ một trong những thể chế vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất tại khu vực Đông Nam Á.

*******************

Blogger Trương Duy Nhất bị giam ở trại T16, theo hai nguồn tin (BBC, 20/03/2019)

Sau gần hai tháng kể từ khi blogger Trương Duy Nhất mất tích, gia đình ông được thông báo ông đang bị giam ở T16, một trại giam ở Việt Nam.

tdn4

Có tin nói ông Trương Duy Nhất 'trốn sang Thái Lan'

Hôm 20/3, từ Canada, cô Trương Thục Đoan, con gái ông Nhất cho BBC Tiếng Việt biết : "Một người, hôm 15/3, không biết là ai, gọi cho mẹ ở Việt Nam báo là ba hiện đang bị giam ở T16".

"Mẹ nửa tin nửa ngờ nên nhờ luật sư Trần Vũ Hải kiểm chứng bằng cách lên làm giấy tờ hay cho gặp mặt".

Cùng ngày 20/3, cây bút Phạm Xuân Nguyên ở Hà Nội đăng bài trên Facebook cá nhân, viết rằng vợ của ông Nhất đã từ Đà Nẵng bay ra Hà Nội.

Ông Nguyên cho biết ông đã chở vợ ông Nhất đến trại giam T16 ở Thanh Oai.

"Trại chưa cho thăm gặp nhưng đã cho tiếp tế. Vợ Nhất mang rất nhiều thức ăn và quần áo từ Đà Nẵng ra cho chồng, nhưng quy định của trại chỉ cho chuyển vào rất ít, cùng với một số tiền gửi nhất định để mua thức ăn ở căng tin trại".

Và trại đã cấp cho vợ ông Nhất một "Sổ tiếp tế, thăm gặp" cho những lần sau.

Theo sổ này thì ông Nhất bị bắt ngày 28/1/2019 và trong cùng ngày đã chuyển đến trại T16, theo lời ông Nguyên.

Vụ ông Trương Duy Nhất đã xảy ra khiến Thái Lan phải lên tiếng trả lời báo chí hồi tháng 2.

Cảnh sát Thái Lan khi đó hứa "sẽ điều tra việc ông Trương Duy Nhất dường như mất tích trong lúc có cáo buộc về khả năng ông bị bắt cóc ở Bangkok".

Người đứng đầu cơ quan di trú Thái Lan Surachate Hakparn nói với Reuters rằng không có hồ sơ chính thức về việc ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan.

Tuy vậy, văn phòng di trú Thái Lan đang xem xét có phải ông Nhất đã nhập cảnh Thái Lan bất hợp pháp và xem chuyện gì đã xảy ra với ông.

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 4