Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tháng 11/2019, Viện khảo sát thiết kế số 5 Đường sắt Trung Quốc hoàn thành khảo sát miễn phí cho Việt Nam về quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, kết nối với đường sắt Hà Khẩu (Trung Quốc).

panasia1

Bản đồ hai tuyến đường sắt nối Côn Minh (Trung Quốc) đến Singapore : Trục chính (mầu xanh) và trục hướng đông (mầu đỏ). Đồ họa của Bangkok Post Graphics. Ảnh chụp màn hình từ trang objectifthailande.com. RFI tiếng Việt

Dài khoảng 388 km, tuyến đường sắt đi theo hướng đông, qua 8 tỉnh, thành phố : Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, kết thúc tại cảng Lạch Huyện - Hải Phòng. Trang VnExpress (21/11/2019) cho biết theo lộ trình, tuyến đường sắt này được chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2020-2025 và xây dựng sau năm 2025.

Khi dự án Kết nối ASEAN trùng với Sáng kiến Con đường và Vành đai

Đây chỉ là một nhánh trong dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam của Việt Nam, sau đó, kéo dài sang Phnom Penh (Cam Bốt), trong khuôn khổ dự án đường sắt xuyên Đông Nam Á. Ngay từ năm 1995, 10 nước thành viên khối ASEAN đã có ý định kết nối với nhau bằng hệ thống đường sắt, một ý tưởng đã có từ thời thuộc địa, khi Anh và Pháp tìm cách kết nối các thuộc địa ở Đông Dương. Đến năm 2013, trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc có một hành lang phát triển liên quan trực tiếp đến khu vực Đông Nam Á.

Trả lời RFI Tiếng Việt, giáo sư Eric Mottet, Viện Quan hệ Quốc tế, đại học Québec ở Montréal (Canada), giải thích phần nổi bật nhất trong hành lang này chính là việc xây dựng tuyến đường sắt "cao tốc"  nối thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đến Singapore, điểm cực nam trên phần đất liền ở Đông Nam Á.

"Thực ra, có ba trục được lên kế hoạch. Tuyến thứ nhất đi qua Miến Điện, xuống miền nam Thái Lan, rồi qua Malaysia đến Singapore. Tuyến thứ hai đi qua Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Tuyến thứ ba đi qua Việt Nam.

Tuyến đi qua Miến Điện không tiến triển lắm. Đúng là công việc nghiên cứu khảo sát về khả năng thực hiện đã được tiến hành nhưng hiện bị đình chỉ vì xảy ra xung đột giữa chính phủ trung ương Miến Điện với bang Shan.

Một tuyến khác đang được xây dựng với tiến độ rất nhanh, đi qua miền bắc Lào và sẽ được khánh thành vào năm 2021. Sau này, tuyến đường trên sẽ được nối với tuyến được dự kiến xây ở Thái Lan, mới được khởi công và chưa chắc đã hoàn thiện được trước năm 2026-2027.

Tuyến đường sắt thứ ba đi qua Việt Nam, ít được nhắc đến trong thời gian gần đây vì cho đến nay, Việt Nam vẫn không có ý định chấp nhận đầu tư ồ ạt của Trung Quốc trong lĩnh vực đường sắt. Nhưng tình hình có vẻ thay đổi trong khoảng vài chục ngày gần đây. Hà Nội đã chấp nhận để Trung Quốc tài trợ miễn phí cho việc nghiên cứu quy hoạch một tuyến đường sắt cao tốc sử dụng khổ đường sắt theo tiêu chuẩn 1,435 m được sử dụng ở Trung Quốc. Hiện chưa có tầu, nhưng điều này cho thấy thiện chí của chính quyền Hà Nội chấp nhận Trung Quốc tiến hành nghiên cứu quy hoạch".

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên về tính khả thi của tuyến đường sắt nối biên giới Trung Quốc với cảng Hải Phòng. Trước đó, đã có một nghiên cứu do Nhật Bản và Liên Hiệp Quốc tài trợ giữa năm 2000. Nhưng lần này thì xa hơn, theo giáo sư Eric Mottet, vì đó là nghiên cứu về một tuyến đường sắt "cao tốc", vừa có thể chở khách, vừa được sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến cảng Hải Phòng và ngược lại. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là trong 20 hoặc 30 năm tới, có thể đi thẳng từ Bắc Kinh đến thành phố Hồ Chí Minh mà không phải đổi tầu.

"Dĩ nhiên, tiếp theo, Việt Nam phải xây ít nhất một tuyến đường tầu cao tốc nối Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này được đưa ra năm 2018. Nhưng chi phí để xây dựng tuyến đường sắt này được thẩm định trong khoảng 60 tỉ đô la. Đây là khoản tiền quá lớn đối với nền kinh tế hiện tại của Việt Nam. Kể cả nếu Trung Quốc, Nhật Bản hay những đối tác kinh tế nào khác tài trợ cho tuyến đường này, thì cũng không thể có được tuyến Hà Nội-thành phố Hồ Chí Minh trong ngày một ngày hai".

Trung Quốc "hất chân" Nhật về đầu tư và công nghệ ở Đông Nam Á

Tại thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11/2019 ở Nonthaburi (Thái Lan), hai bên đã ra thông cáo chung công nhận cần phải cải thiện khả năng kết nối giữa Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025 với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Dù chỉ có hơn 10 năm kinh nghiệm về công nghệ đường sắt cao tốc, Trung Quốc hiện là nước có mạng lưới tầu cao tốc lớn nhất thế giới với khoảng 29.000 km. Bắc Kinh muốn từng bước mở rộng mạng lưới này, ngoài đến Đông Nam Á, mục tiêu cuối cùng là vượt qua Trung Á, đến tận Châu Âu.

Tại Đông Nam Á, Lào là nước nhiệt tình nhất đón nhận đầu tư của Trung Quốc vào dự án đường cao tốc, theo trang Nikkei . Dự án được Quốc hội Lào thông qua năm 2012 có trị giá 6 tỷ đô la và Trung Quốc đầu tư 70%. Trong phần đầu tư của Lào, chính quyền Viêng Chăn đã phải vay thêm 480 triệu đô là từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc với lãi suất 2,3% .

Thái Lan hiện có năm dự án đường sắt, trong đó có ba dự án nối với các nước láng giềng (Lào, Malaysia, Cam Bốt). Trung Quốc trở thành đối tác chính của Công ty Đường sắt Nhà nước Thái Lan (SRT) trong hai dự án đầu tiên được khởi động : tuyến nối Bangkok với Nong Khai (cực đông bắc Thái Lan, 608 km, dự kiến hoàn thiện năm 2026-2027), để nối sang Lào ; tuyến nối ba sân bay quốc tế lớn Don Mueang và Suvarnabhumi ở Bangkok và U-Tapao ở tỉnh Rayong, dài 220 km được ký vào tháng 10/2019, và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025.

Việt Nam dè chừng đầu tư Trung Quốc

Tại Việt Nam, đề xuất phương án đầu tư đường sắt cao tốc Bắc-Nam đạt tốc độ 350 km/giờ được đề cập trở lại cách đây 1-2 năm. Theo giáo sư Eric Mottet, đối với chính phủ Việt Nam, sẽ không có chuyện chấp nhận vay vốn từ Trung Quốc  hoặc mua trang thiết bị Trung Quốc.

"Hiện tại, ít nhất là chính phủ Việt Nam tuyên bố như thế, có nghĩa là không mua trang thiết bị của Trung Quốc, không để Trung Quốc xây tuyến đường sắt cao tốc này, mà hướng đến Nhật Bản. Nhưng vấn đề là ở chỗ Nhật Bản hiện không có đủ khả năng cho Việt Nam vay khoản tiền cần thiết để xây tuyến đường này, theo thẩm định là 60 tỉ đô la (tương đương khoảng 1/4 GDP toàn nền kinh tế). Đây là một khoản tiền rất lớn, nên còn lâu mới có thể xây tuyến đường này.

Ngoài ra, còn có nhiều lý do khác. Trước hết, khối nợ của Việt Nam tương đương với 61-62% GDP đất nước. Từ năm 2017, có một đạo luật quy định nợ công của Việt Nam không được vượt quá 65% GDP. Nếu đầu tư ồ ạt vài chục tỉ đô la vào dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, chắc chắn nợ công sẽ vượt quá mức cho phép. Đây là lý do tại sao dự án không tiến triển.

Lý do thứ hai là còn có một luật khác, theo đó, trong các dự cơ sở hạ tầng, nhà nước Việt Nam phải đầu tư 70%. Vì thế, Việt Nam hiện chưa có đủ điều kiện kinh tế để xây tuyến tầu cao tốc mà không có trợ giúp của các đối tác nước ngoài".

"Đôi bên cùng có lợi" hay "há miệng mắc quai" ?

Đã có rất nhiều bài phân tích những lợi ích mà Trung Quốc thu được khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở nước ngoài trong dự án Những Con đường Tơ lụa mới, sáng kiến giúp Trung Quốc không phụ thuộc vào vận tải đường biển, vốn rất dễ bị trừng phạt hoặc phong tỏa hải quân từ phương Tây. Trong khi đó, các nước "được" đầu tư thì lại mắc nợ. Ví dụ, Lào là một trong 8 quốc gia có nguy cơ mắc nợ Trung Quốc cao nhất ; Sri Lanka thì phải nhượng đất đến 99 năm để trừ nợ.

Việt Nam tỏ ra thận trọng, như phát biểu của một cựu quan chức chính phủ, "bên cạnh phát triển kinh tế, cần phải nghĩ đến chủ quyền quốc gia của các nước thành viên ASEAN, đặc biệt là các nước láng giềng". Phó giáo sư Stephen Nagy, đại học Christian, Tokyo, từng tỏ ra lo ngại ASEAN sẽ "dễ tính" hơn với Trung Quốc, bao gồm cả vấn đề Biển Đông. Về điểm này, giáo sư Eric Mottet nhận định :

"Rõ ràng là Bộ Quy tắc Ứng xử đang được đàm phán, tính đến nay cũng đã vài năm, giữa 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, nhưng vẫn chưa có giải pháp, chưa đạt được đồng thuận dù thỏa thuận được thông báo là vào năm 2020, thậm chí là vào năm sau đó. Đúng là vào lúc mà một số nước chấp nhận đầu tư ồ ạt của Trung Quốc trên lãnh thổ thì có thể nói khả năng hành động về mặt chính trị và địa-chính trị sẽ khó chống lạilập trường của Trung Quốc về Biển Đông.

Ngoài ra, còn phải chú ý đến một điểm khác, đó là tính đến hiện nay đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là tương đối thấp. Vì thế, người ta nhận thấy từ hai năm nay, Trung Quốc đã tăng tốc đầu tư vào Việt Nam, lên đến hơn 5 tỉ đô la. Có thể thấy là ngay cả Việt Nam cũng bắt đầu có khả năng hành động khá hạn chế về mặt kinh tế đối với Trung Quốc. Và điều này rõ ràng hạn chế khả năng đòi hỏi chủ quyền, khả năng chống đối quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 13/01/2020

Published in Diễn đàn
vendredi, 13 décembre 2019 23:56

Cà phê Việt, vỉa hè Paris

Một bức tường vàng trông loang lổ, chồng chéo những quảng cáo khoan cắt bê tông cùng số điện thoại, bên tường đối diện là những chiếc mũ bảo hiểm và trang phục của Grab, rồi những chiếc ca, chiếc cốc thời bao cấp. Thoạt nhìn cứ ngỡ đang bước vào một quán cà phê ở Hà Nội, nhưng lại nằm giữa quận 11 Paris nhộn nhịp với những nhà hàng, quán bar, cà phê của giới trẻ.

caphe0

Vỉa hè Cà phê, Paris, Pháp. RFI / Viahe Caphe

Một điểm hẹn mới cho những người con xa xứ hàn huyên bên cốc cà phê đậm chất Việt, như tâm sự của Phạm Loan Kim, một Việt kiều, sinh viên trường Paris Business School (EBS) :

"Em không ngờ nhìn quán như ở Việt Nam, ở Hà Nội, được ngồi ở vỉa hè, uống cà phê đúng kiểu Việt Nam, được ăn hạt hướng dương, uống cà phê trứng, rất giống cà phê Việt Nam. Đối với em, hương vị khá là giống. Nó hơi khác một chút tại vì phải làm cho hợp khẩu vị của người Pháp cho nên nó hơi mạnh hơn một chút. Cốc cũng bé hơn vì bên Pháp, họ toàn uống cà phê trong cốc rất bé, chứ không giống ở Việt Nam, lâu lâu cho thêm nhiều đá, cho thêm nhiều kem. Ngoài ra, hương vị rất giống tại vì là cà phê của Việt Nam, cho nên đối với em đó là cà phê chính hiệu, giống Việt Nam thật".

Đậm chất cà phê Việt ở Paris

Câu chuyện về Vỉa hè Cà phê (16 rue Daval, 75011 Paris) bắt đầu từ một cặp vợ chồng Hoa-Việt. Trong suốt 10 năm, chàng trai theo cô gái về thăm gia đình ở Việt Nam. Tống Văn Phú khám phá món cà phê vỉa hè Hà Nội độc và lạ, nên muốn mang chút không khí đó sang Paris, một mảnh đất cũng nổi tiếng về cà phê :

"Chúng tôi muốn đem lại trải nghiệm có được ở Hà Nội. Có nghĩa là mang lại bầu không khí, sự thân thiện qua việc ngồi ghế đẩu. Chúng tôi cũng muốn tái hiện lại những chi tiết nhìn thấy ngoài phố, như bức tường mầu vàng có vẻ rêu phong kia, chúng tôi bắt chước và in lên đó những số điện thoại quảng cáo thông tắc bể phốt, như ở Hà Nội. Chúng tôi cũng treo những chiếc mũ bảo hiểm của những người giao hàng Grab. Có rất nhiều yếu tố, mà nếu như ai đó đã đến Việt Nam, sẽ thấy ở trong quán".

Mai Phương, cô chủ quán luôn tươi cười niềm nở, cho biết muốn mang và chia sẻ với cộng đồng người Việt tại Paris những kỉ niệm tích góp suốt 20 năm ở Hà Nội :

"Từ bé đến lớn em đã quen với những quán cà phê đường phố, với những chiếc ghế đỏ rất thấp, kể cả không có bàn, khi mình ăn hoặc uống, cũng chỉ có những chiếc ghế đó thôi. Lúc chúng em làm cà phê thì muốn làm cho mọi người nhìn thấy, mọi người nhớ đến Việt Nam ngày xưa, chỉ có những chiếc ghế nhỏ như thế. Nói thật là để mang sang đây toàn bộ ghế nhựa thì không thể, tại vì người Tây cũng khác mình, người ta quá cao to, quá nặng nên em chỉ mang một số ghế nhựa sang, còn tất cả ghế gỗ trong cửa hàng là được đặt ở bên Pháp để mọi người thoải mái hơn và chắc chắn hơn".

Nâu đá, đen đá, sinh tố…, khách hàng vẫn có thể vẫn tìm thấy trong những nhà hàng Việt, nhưng một cốc cà phê trứng đậm chất Hà Nội, một cốc cà phê cốt dừa, có lẽ ngon nhất vẫn là ở Vỉa hè Cà phê, tí tách trong tiếng cắn hạt hướng dương.

"Chú của vợ tôi có một cửa hàng cà phê ở Việt Nam, anh Tống Văn Phú giải thích. Chúng tôi học nghề từ ông trong khoảng 2 tuần. Trong thời gian này, chúng tôi làm việc trong cửa hàng của ông, học đúng những công thức pha chế của ông. Chúng tôi không thay đổi gì hết, ngay cả vị cà phê, chúng tôi cũng cố giữ nguyên vị, có nghĩa là loại cà phê rất mạnh và hòa quyện với sữa đặc.

Chúng tôi muốn thực hiện triệt để ý tưởng này. Vì thế, chúng tôi cũng làm những món đồ uống đậm chất Việt nên mọi loại cà phê pha chế theo kiểu Việt Nam đều được pha từ cà phê Việt. Chúng tôi may mắn có một người bạn là nhà cung cấp cà phê và họ nhập cà phê hạt từ Việt Nam và rang xay tại Pháp cho chúng tôi".

Địa điểm của giới trẻ Paris biết và từng đến Việt Nam

Khác với những quán cà phê vỉa hè Paris có bàn sắt đen, ghế mây, Vỉa hè Cà phê chỉ có ghế đẩu, bàn mây, ngả lưng vào tường, ngắm người qua lại. Điểm khác biệt lại thu hút sự tò mò của người qua đường. Mai Phương giải thích :

"Từ lúc chúng em mở cửa hàng, người Pháp đến quán không hề sốc một chút nào. Họ rất vui vẻ, rất tò mò. Có nhiều khách từng đi Việt Nam rồi, đã thử ngồi trên những chiếc ghế thấp ở Việt Nam, nên họ rất vui tìm lại được cảm giác như ở Việt Nam. Còn những người mới đến thì cũng rất tò mò bởi vì thực sự ở Paris, chưa có chỗ nào có những chiếc ghế thấp như thế. Cũng có nhiều người đi qua lại nghĩ là cửa hàng mở ra cho trẻ con vì tất cả bàn ghế là quá thấp".

Những buổi chiều tan ca, những ngày cuối tuần, Vỉa hè Cà phê tấp nập khách qua lại. Hết chỗ, họ sẵn sàng chờ hoặc mua cà phê đứng uống bên ngoài. Còn với Loan Kim, nữ sinh viên Paris, quán trở thành nơi gắn kết tình bạn :

"Em là người sinh ở bên Pháp, dần dần càng lớn, em mới bắt đầu chơi với người Việt nhiều hơn, rồi có nhiều bạn người Việt ở bên Pháp hơn. Cho nên khi phát hiện ra quán này, tụi em rất thích vì tụi em ở nhà rất bé, tự nhiên có một chỗ để tụ tập, uống cà phê với nhau, nói chuyện rất vui.

Em nghĩ là tụi em từ hôm bắt đầu tụ tập ở Vỉa hè Cà phê, có thể tụi em gắn kết với nhau nhiều hơn, tại vì chơi ở nhà nhau cũng khó, không phải ai cũng rảnh, làm xong thì phải dọn dẹp. Còn đến đây, mỗi người mua một cốc nước, một cốc cà phê, có nhiều bạn của em đến từ trưa, chờ tụi em đến chiều tối đi học đi làm về, cho nên là có gắn bó hơn".

Vỉa hè Cà phê cũng trở thành nơi thử nghiệm của một nhóm đam mê về cà phê, nơi đánh thức cảm nhận về hương vị của một số loại cà phê, nơi giải đáp những thắc mắc, như tại sao cà phê đắng... Cà phê của workshop được pha theo cách cổ, bằng bình siphon, như những ống thí nghiệm, hoặc trong nhiều loại dụng cụ khác nhau, để cuối cùng, những người tham gia tự pha chế một tách cà phê riêng thể hiện đúng tính cách của mình.

Ngoài mong muốn trở thành nơi tập trung mang tính chất cộng đồng, Vỉa hè Cà phê cũng rất chú ý đến vấn đề môi trường. Mai Phương giải thích :

"Từ đầu mở ra, cửa hàng đã áp dụng luôn là toàn bộ ống hút của cửa hàng là dùng ống hút thủy tinh và đồ uống mang đi sẽ được dùng ống hút giấy. Cửa hàng không dùng đồ nhựa. Chúng em cũng biết là mình phải thay đổi toàn bộ cách sống, cách hoạt động, không nên dùng đồ nhựa. Nên cửa hàng cố gắng áp dụng từ đầu, triệt để luôn, bây giờ hay về sau thì cũng không dùng đồ nhựa trong cửa hàng".

Một buổi chiều thứ Bẩy, trời Paris bắt đầu se lạnh, nhưng khách hàng vẫn túc tắc đến. Đa số là sinh viên, họ đi làm thêm về, muốn sưởi ấm cùng ly cà phê nóng và trong hơi ấm giữa những người con xa nhà.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 13/12/2019

***

Bài hát được sử dụng trong tạp chí : Hanoï  (2015) của nữ ca sĩ La Grande Sophie.

Hanoï

Dans le rétro je regarde si je t'aperçois

Hanoï, Hanoï, je me souviens

Ton visage, ton parfum, tes ruelles aussi

Je te regarde passer je suis chez toi

Hanoï, Hanoï, tu me retiens

Tes typhons pleurent

Tes héros meurent

La pluie dégringole

Autour du lac j'entends comme

Des bruits qui raisonnent

Des vagues de motos

Quelle est cette autre personne?

Ton coeur qui klaxonne

Sous ton regard à croupis

Autour du lac il y a comme

Un monde qui bouillonne

Devant moi un tableau

Des amoureux se questionnent

Et ma voix chantonne

Je te reverrai

Dans la chaleur humide sur tes trottoirs

Hanoï, Hanoï, tu me fais voir

Ton sourire, ta vie dehors, tes couleurs aussi

Sous la jungle électrique j'perds mon chemin

Hanoï, Hanoï, je t'appartiens

Sur l'eau verte Tes marionnettes

Dansent une autre vie

Autour du lac j'entends comme

Des bruits qui raisonnent

Des vagues de motos

Quelle est cette autre personne?

Ton coeur qui klaxonne

Sous ton regard à croupis

Autour du lac il y a comme

Un monde qui bouillonne

Devant moi un tableau

Des amoureux se questionnent

Et ma voix chantonne

Je te reverrai

Dans le rétro je regarde si je t'aperçois

Hanoï, Hanoï, si loin de moi

Le vélo, la fleur de lune et moi à Paris

Hanoï, Hanoï

La Grande Sophie

(19/12/2015)

Published in Văn hóa

Trên trang Asia Times ngày 15/11/2019, nhà báo Bertil Lintner nhận định : "Việt Nam và Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng thuận về Biển Đông" (1). Những lý do được nhà báo Thụy Điển đưa ra, có thể được tóm lược trong bốn ý chính, nhấn mạnh đến thái độ coi thường luật pháp quốc tế, thiếu trung thực của Trung Quốc, cũng như hành vi cậy lớn ăn hiếp các nước nhỏ trong vùng.

vntq1

Không quân Trung Quốc luyện tập bắn đạn thật ở Biển Đông. Ảnh do báo Japan Times chụp lại trên truyền hình Trung Quốc ngày 29/09/2018. Capture d'image www.japantimes.co.jp

UNCLOS 1982 : Trung Quốc ký nhưng từ chối áp dụng

Lý do đầu tiên là bất đồng về việc áp dụng luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà cả Việt Nam và Trung Quốc cùng ký.

Trong hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 11, với chủ đề "Hợp tác vì An ninh và Phát triển khu vực", diễn ra tại Hà Nội ngày 06-07/11/2019, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Lê Hoài Trung cho rằng những xung đột gần đây ở bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cần được giải quyết theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Hà Nội không loại trừ khả năng đưa vụ việc ra Tòa Trọng Tài Thường trực La Haye.

Ngay ngày 08/11, Bắc Kinh gia tăng sức ép đối với Hà Nội, thông qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang), khi đe dọa Việt Nam "phải tránh đưa ra những biện pháp làm phức tạp thêm tình hình hoặc gây hại đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông, cũng như đến quan hệ song phương". Trơ trẽn hơn, ông Cảnh Sảng còn khuyến cáo Việt Nam "phải đối mặt với thực tế lịch sử", có nghĩa là phải chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông, mà Bắc Kinh một mực khẳng định có từ lâu đời.

Về khả năng Việt Nam đưa vụ việc ra Tòa Trọng tài La Haye nếu như hai bên không tìm được thỏa thuận bất chấp các cuộc đàm phán song phương hiện nay, nhà báo Bertil Lintner nhắc lại, Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận phán quyết của Tòa vì đối với Bắc Kinh, phán quyết sẽ đi ngược lại với lợi ích của Trung Quốc.

Trường hợp điển hình chính là phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 về đơn kiện của Philippines. Theo Tòa, những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc được thể hiện trong bản đồ "đường lưỡi bò" chiếm đến 90% diện tích Biển Đông là không có giá trị xét về mặt luật quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Bắc Kinh bỏ ngoài tai phán quyết không mang tính ràng buộc, dù Trung Quốc đã ký UNCLOS.

Chính phản ứng ngoan cố của Trung Quốc trước những biện pháp của Philippines và Việt Nam buộc cộng đồng quốc tế phải xem xét lại mức độ uy tín của Bắc Kinh trong việc tuân thủ quy định, luật pháp quốc tế.

Trung Quốc : Hứa suông và nuốt lời

Điểm thứ hai : Liệu có nên tin vào những lời hứa của Trung Quốc không ? Bắc Kinh ký UNCLOS, nhưng từ chối áp dụng thông qua sự kiện phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye. Chủ tịch Tập Cận Bình trịnh trọng phát biểu với tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 09/2015 tại Washington rằng "Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa" ở Biển Đông.

"Nói một đằng, làm một nẻo", trong nhiều năm liên tiếp, Trung Quốc cứ lặng lẽ bồi đắp các bãi cạn, rạn san hô thành đảo nhân đạo, xây nhà chứa máy bay, đường băng có thể phục vụ máy bay quân sự, trang bị hệ thống radar, xây cảng cho tầu chiến lưu trú, lắp hệ thống tên lửa... Hệ thống cơ sở hạ tầng quân sự này giúp Bắc Kinh chiếm được ưu thế kiểm soát toàn bộ tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới.

Một ví dụ khác được nhà báo Thụy Điển nêu lên để xác định xem có nên tin vào lới hứa của Bắc Kinh hay không, đó là trường hợp Hồng Kông. Vào tháng 06/2017, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng từng phát biểu : "Hiện giờ Hồng Kông đã quay trở về với mẫu quốc từ 20 năm nay, tuyên bố chung giữa Vương quốc Anh và Trung Quốc, với tư cách là tài liệu lịch sử, không có ý nghĩa thực tế... Tôi hy vọng các bên liên quan ghi nhận thực tế này".

Theo các nhà quan sát ngoại giao trong khu vực, phát biểu của ông Lục Khảng đã trắng trợn bác những điều khoản trong Tuyên bố chung Anh-Trung Quốc được thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) và thủ tướng Anh Margaret Thatcher ký năm 1984. Theo văn kiện này, Hồng Kông được hưởng quy chế tự trị "một nhà nước, hai chế độ" và sẽ không có gì thay đổi trong giai đoạn 50 năm, cho đến năm 2047. Thực tế đang diễn ra ở Hồng Kông cho thấy điều ngược lại.

Khăng khăng đòi chủ quyền ở Biển Đông... dựa theo truyền thuyết

Trở lại với lời khuyến cáo Việt Nam "phải đối mặt với thực tế lịch sử" của ông Cảnh Sảng, nhà báo Bertil Lintner nhắc lại là những yêu sách đòi chủ quyền trong đường 9 đoạn của Bắc Kinh đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực bác bỏ. Các tấm bản đồ cổ của Trung Quốc không biết đến sự tồn tại của những hòn đảo, đá ngầm hiện đang có tranh chấp ở Biển Đông.

Bắc Kinh nêu những chuyến hải trình của Trịnh Hòa (Zhang He, 1371-1433), nhà thám hiểm và thương nhân Trung Quốc ở thế kỷ XV, để biện minh cho đòi hỏi chủ quyền, nhưng Trịnh Hòa chưa đi qua, thậm chí là còn không nhắc đến những hòn đảo đó. Những tài liệu và bản đồ được Trịnh Hòa và Mã Hoan (Ma Huan) sưu tầm ghi danh mục 700 địa điểm ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, trong đó có nhiều đảo và cảng biển rất xa như quần đảo Andaman và Nicobar, Maldives và Lakshadweep, nhưng không nêu một điểm nào ở Biển Đông.

Nguyên nhân rất đơn giản, vì trên thực tế, đó không phải là những hòn đảo, mà chỉ là những bãi cạn, rạn san hô ngầm rất nguy hiểm, mà các đoàn thuyền vào thời kỳ đó, kể cả tầu của Trịnh Hòa, cũng phải đi vòng để tránh va chạm có nguy cơ làm vỡ tầu. Nhưng dưới tay chính quyền Bắc Kinh hiện nay, những bãi ngầm nửa chìm nửa nổi đó biến thành những hòn đảo nhân tạo.

Cấm quốc tế can thiệp "chuyện nội bộ" - Ỷ mạnh ép các nước Đông Nam Á

Trung Quốc luôn khẳng định, Biển Đông là vấn đề giữa Bắc Kinh và các nước có tranh chấp, là chuyện giữa Trung Quốc với các nước ASEAN và luôn cảnh báo, lên án mọi can thiệp vào "chuyện nội bộ".

Việc Trung Quốc coi thường các công ước, luật pháp quốc tế sẽ không được cộng đồng quốc tế tha thứ. Nhưng, theo nhiều nhà phân tích, cho đến giờ Trung Quốc luôn ỷ mạnh gây sức ép với các nước nhỏ trong vùng.

Phát biểu hôm 09/11 trước các nhà báo Philippines, Dereck Grossman, chuyên gia phân tích của Rand Corporation cho rằng quyết định gần đây của tổng thống Rodrigo Duterte về việc tham gia khai thác dầu khí chung với Trung Quốc ở Biển Đông có thể được diễn giải như là một "phần thưởng" cho việc tạm gác sang một bên phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài La Haye. Dĩ nhiên, việc thăm dò khai thác sẽ được tiến hành "theo quy định của Bắc Kinh" và "dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc".

Một dấu hiệu khác cho thấy Philippines cúi mình trước Bắc Kinh, đó là vào tháng 11/2019, Manila đã cho đóng dấu vào hộ chiếu in hình bản đồ "đường lưỡi bò", có nghĩa là công nhận bản đồ chính thức của Trung Quốc.

Trong bốn nước Đông Nam Á có chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc (Malaysia, Philippines, Việt Nam và Brunei, cùng với Đài Loan), Việt Nam là nước duy nhất mạnh mẽ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở trong vùng, thông qua việc phản đối, theo dõi sát sao hoạt động của tầu Hải Dương Địa Chất 8 quần thảo trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vậy mà khi đáp trả những lời phản đối, kêu gọi tôn trọng chủ quyền từ phía Việt Nam, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng, chuyển sang vu cáo Việt Nam và các nước có tranh chấp chủ quyền "xâm phạm và chiếm các đảo của Trung Quốc".

Tác giả Bertil Lintner kết luận, với thái độ coi thường trắng trợn các định chế quốc tế, như Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, cùng với những lập luận nặng tính dân tộc về các hiệp ước dựa trên luật pháp, quan điểm của Trung Quốc về lịch sử hàng hải ở trong vùng sẽ tiếp tục gây nhiều sóng gió trong tương lai.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 26/11/2019

(1) Trung Quốc, Việt Nam sẽ không bao giờ đồng thuận về Biển Đông

Published in Diễn đàn

Với những kiệt tác La Joconde (1503-1506), Bữa ăn cuối cùng (1495-1498) hay Đức mẹ trong hang đá (1483-1486)… và đã tròn 500 năm ngày ông ra đi, nhưng Leonardo da Vinci vẫn không ngừng thu hút sự hiếu kỳ của cả thế giới. Lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối cùng, gần như toàn bộ tác phẩm của danh họa Ý được tập trung trưng bày tại bảo tàng Louvre (Paris) trong vòng 5 tháng (24/10/2019 đến 24/02/2020).

vinvi01

Tượng Leonardo de Vinci tại Piazza della Scala, Milan (Ý) @dimitrisvetsikas1969-pixabay

Bảo tàng Louvre là cơ quan duy nhất có thể tổ chức được một triển lãm quy mô lớn như vậy về danh họa Ý, qua đời ở Pháp (15/04/1452 - 02/05/1519) vì riêng Louvre đã có 5 bức tranh, chiếm khoảng 1/3 đến 1/4 kho tranh của Leonardo da Vinci, và 22 bản phác thảo. Sau 10 năm chuẩn bị, khoảng 160 tác phẩm hội họa, điêu khắc, bản thảo, đồ vật nghệ thuật… đã được nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, kể cả Hoàng gia Anh, cho mượn để trưng bày nhân sự kiện lịch sử này.

Hội họa, kỹ thuật cao cấp của tất cả các ngành khoa học

Trong suốt sự nghiệp, danh họa Ý để lại từ 14-19 bức tranh, tất cả đều là những kiệt tác. Một số người cho rằng Leonardo da Vinci không thực sự quan tâm đến hội họa vì ông vẽ rất ít. Nhưng ông Vincent Delieuvin, trưởng giám tuyển Di sản, bảo tàng Louvre, không đồng tình với ý kiến này khi trả lời nhà báo Lunsmann Carmen của RFI :

"Leonardo da Vinci là người có nhiều yêu cầu cao. Ông vẽ ít nhưng hoàn hảo. Leonardo da Vinci cần thời gian nghiên cứu khoa học, hoàn thiện kỹ thuật vẽ tranh trước khi cầm cọ vẽ. Ông vẽ ít không đồng nghĩa với việc ông không quan tâm đến hội họa, mà đó là dấu hiệu cho thấy đòi hỏi cao của ông. May mắn là Leonardo da Vinci vẽ ít, nhờ vậy, danh họa có những tác phẩm vô cùng tuyệt vời.

vinci02

Chân dung ghép Leonardo da Vinci và La Joconde

Khi nhìn những tác phẩm như La Joconde hay Sainte Anne, hiệu ứng chuyển tiếp khi tiếp xúc với ánh sáng tạo cảm giác viền của tác phẩm hơi rung rung. Khi mà chưa có kỹ thuật nhiếp ảnh, video, thì với nhiều người, đây là điều kì diệu, thậm chí "khiếp sợ". Chính điều kì diệu của Leonardo da Vinci đã giúp tái hiện lại được sự chuyển động của cuộc sống trong tranh của ông".

Leonardo da Vinci chưa bao giờ quan tâm đến việc trở thành họa sĩ thực thụ hoặc vẽ những bức tranh tường dài vài mét. Nhưng đối với Leonardo da Vinci, hội họa là một ngành khoa học cao hơn tất cả những ngành khoa học khác, hội họa phải tái hiện được kiến thức về thế giới, sự thật về con người, cơ thể con người. Chính vì thế, danh họa Ý nghiên cứu khoa học để đạt đến sự hoàn thiện về kỹ thuật vẽ, như giải thích của ông Vincent Delieuvin, bảo tàng Louvre :

"Leonardo da Vinci là người đa tài, ông vừa là họa sĩ, kiêm kiến trúc sư, nhà khoa học, nghiên cứu thực vật, nhà sáng chế máy móc… Nhưng hội họa luôn là trọng tâm trong cuộc đời, trong các công trình nghiên cứu của ông. Và triển lãm này nhằm mục đích chứng minh điều đó, chứng minh rằng Leonardo da Vinci chưa bao giờ quên hội họa. Ngược lại, trong mọi chủ đề mà ông quan tâm suốt đời, chưa bao giờ danh họa bỏ sót hội họa. Ví dụ trong các công trình nghiên cứu khoa học của Leonardo da Vinci, có rất nhiều bức tranh đẹp về sự phát triển của cây cối. Ông quan sát quy luật tự nhiên, sự tăng trưởng hàng năm của thực vật…".

Sinh ở Vinci, gần Florence, tên nguyên quán được đặt cho danh họa Ý vì Leonardo là "con rơi" của một chưởng khế quyền quý với một cô thôn nữ. Cha mẹ lập gia đình riêng, Leonardo được ông nội mang về nuôi nấng. Không được đào tạo chính quy, Leonardo mày mò tự học và muốn tìm hiểu tất cả, từ lịch sử hình thành Trái đất đến ánh xạ Mặt trời, từ sự chuyển động của nước đến quá trình tiến hóa của các loài động-thực vật và đặc biệt là cơ thể con người.

Chính những kiến thức khoa học, kết hợp với tự do trong cách vẽ, đã đưa Leonardo da Vinci đến độ chín muồi trong nửa sau thập niên 1490 với tác phẩm Bữa ăn tối cuối cùng (L’Ultima Cena/La Cène), được coi là sự hoàn thiện giữa nghiên cứu khoa học và nghệ thuật. Ông Vincent Delieuvin cho biết :

"Leonardo da Vinci trở nên nổi tiếng, có thể nói là từ bức họa Đức Mẹ trong hang đá (Vergine della rocce/La Vierge aux Rochers). Đó là bức tranh đầu tiên được các xưởng sao chép lại. Nhưng tác phẩm thực sự biến Leonardo da Vinci thành người hoàn thiện quá trình nghiên cứu Phục hưng, đó là tác phẩm Bữa ăn cuối cùng vẽ trong nhà ăn tu viện Sainta Maria della Grazie ở Milano. Với tác phẩm Bữa ăn cuối cùng, Leonardo da Vinci xuất hiện như bậc thầy hội họa thời Phục Hưng và là họa sĩ hoạt động chính ở Ý.

Sau đó, tất cả những tác phẩm khác khẳng định vị trí của danh họa, như bức La Joconde, Thánh Anna (Sant’Anna/Sainte Anne), Trận đánh Anghiari (Battaglia di Anghiari/ La Bataille d’Anghiari), Salvator Mundi… tất cả đều khiến người đương thời kinh ngạc và biến ông thành bậc thầy thời kỳ Phục Hưng".

Đưa công nghệ để khám phá tác phẩm của Leonardo

Ngoài triển lãm theo cách truyền thống, bảo tàng Louvre còn đưa công nghệ vào triển lãm về Leonardo da Vinci. Lần đầu tiên, khách tham quan có thể "Một mình ngắm La Joconde" (En tête-à-tête avec La Joconde) trong vòng 7 phút nhờ công nghệ thực tế ảo. Mọi bí mật về kỹ thuật sfumato được Leonardo sử dụng, đời tư của nàng Monna Lisa… được giải thích, trừ nụ cười bí hiểm của nàng.

Ngoài ra, kỹ thuật quang phổ hồng ngoại (infrared reflectography) còn giúp khách tham quan xem được những nét vẽ đầu tiên của Leonardo da Vinci, tiếp theo là những bước sửa đổi, cũng như kỹ thuật vẽ ngày càng điêu luyện của danh họa. Ông Vincent Delieuvin nhận xét Leonardo da Vinci ngày càng sử dụng ít chất liệu, nhưng tinh tế hơn, và vận dụng điêu luyện kỹ thuật sfumato : nhờ một lớp dầu mỏng (glacis), ít sắc tố, tráng trên bề mặt tranh, hình nét trong tranh như hiện lên qua một lớp voan mỏng, khó nhận ra, và tạo rung động cho tác phẩm.

Khác với những triển lãm hoặc sách tiểu sử về Leonardo da Vinci thường được trình bày theo niên đại, bảo tàng Louvre lập một lộ trình tham quan theo bốn chủ đề chính tương ứng với bốn giai đoạn trong sự nghiệp của thiên tài người Ý. Ông Vincent Delieuvin giải thích :

"Trong giai đoạn đầu sự nghiệp, Leonardo da Vinci quan tâm đến hình dạng, được gọi là "Sáng-Tối-Hình nổi", một Leonardo da Vinci tìm cách vẽ những tác phẩm hoàn hảo. Sau đó, vào cuối năm 1470, họa sĩ nhận ra rằng hình dạng đã chết, phải tạo sự chuyển động cho những bức tranh và tác phẩm của mình. Và ông bắt đầu vẽ theo cách hoàn toàn khác, với một năng lượng mới và cố tình không hoàn thiện tác phẩm.

Vào cuối năm 1480, ông tiếp tục chinh phục sự chuyển động, nhưng đồng thời muốn hiểu thêm về cách hoạt động của thế giới, bên trong mọi vật. Hình dạng không còn giúp danh họa hiểu được lý do của chuyển động. Và vì thế ông bắt tay chinh phục khoa học thế giới, chinh phục cái vô tận. Danh họa quan tâm đến mọi hình thức thiên nhiên và gọi đó là khoa học của hội họa. Hội họa được dựa trên khoa học. Ông bắt đầu phân tích cơ thể, nghiên cứu thực vật, đam mê hình học và toán học. Không có gì thoát khỏi đam mê của ông về thế giới và thiên nhiên".

Leonardo da Vinci : Hòa giải Pháp-Ý

Bức vẽ nổi tiếng Người Vitruvius (Uomo vitruvianon/Homme de Vitruve) nghiên cứu về tỷ lệ lý tưởng của cơ thể người được Leonardo da Vinci vẽ vào khoảng năm 1490, cuối cùng cũng được triển lãm tại Louvre, nhưng với thời hạn hai tháng và với điều kiện đèn chiếu không được quá 25 lux.

vinci03

Bức vẽ nổi tiếng Người Vitruvius 

Để tác phẩm Người Vitruvius đến được bảo tàng Louvre là cả một quá trình và từng xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị nhỏ giữa Ý và Pháp. Ngày 16/10/2019, Tòa án Hành chính Venice cuối cùng đã bác đơn của hội bảo vệ di sản Italia Nostra phản đối đưa tác phẩm ra nước ngoài vì theo Luật Tài sản Văn hóa của Ý, "mọi tài sản tạo thành fond chính và là bản sắc của một bảo tàng hoặc phòng trưng bày thì không được đưa ra khỏi Ý".

Lý do, theo thông tín viên RFI Anne Le Nir tại Roma, "Người Vitruvius được một nhà sưu tầm Milano nhượng lại năm 1822. Và vì chưa bao giờ được trưng bày liên tục, nên "bức vẽ không phải là một tác phẩm đại diện cho bản sắc của Venice". Các thẩm phán đã bác đơn kiện của hội Italia Nostra, với lý do "không đủ chứng cứ". Tòa cũng công nhận rằng lựa chọn của chính phủ Ý cho mượn các tác phẩm của Leonardo da Vinci liên quan trực tiếp đến "tầm quan trọng đặc biệt của cuộc triển lãm và mong muốn của Ý phát triển tiềm năng di sản quốc gia".

Triển lãm Leonardo da Vinci cũng khép lại một vài căng thẳng ngoại giao giữa Ý và Pháp khi chính phủ cũ, gồm liên minh giữa đảng cực hữu Liên đoàn và Phong trào Năm sao, không hài lòng về việc cho bảo tàng Louvre mượn tác phẩm vì "Leonardo là người Ý, ông chỉ qua đời ở Pháp", theo một phát biểu của thứ trưởng Văn Hóa Ý Lucia Borgonzoni với tờ Corriere della Sera ngày 18/11/2018.

Trước đó, theo một thỏa thuận ký năm 2017 với Ý (bộ trưởng Văn Hóa thời đó là Dario Franceschini), bảo tàng Louvre được mượn toàn bộ tác phẩm của Leonardo da Vinci thuộc sở hữu của Nhà nước Ý. Đổi lại, Louvre cho mượn toàn bộ tác phẩm của Raphaël để chuẩn bị cho triển lãm về danh họa người Ý vào năm 2020 tại bảo tàng Scuderie del Quirinale ở Roma. Trở lại làm bộ trưởng Văn Hóa Ý trong chính phủ Conte 2, ông Dario Franceschini đã ký với đồng nhiệm Pháp hôm 25/09/2019 một thỏa thuận mới, theo đó hai bên sẽ cho nhau mượn 7 tác phẩm, lần lượt của Leonardo da Vinci và Raphaël.

Dù đã qua đời 500 năm, Leonardo da Vinci vẫn giúp hai nước "thể hiện rõ tình hữu nghị vì sự hợp tác văn hóa", theo phát biểu của bộ trưởng Văn Hóa Pháp.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 01/11/2019

Published in Văn hóa

Chuyến thăm Hà Nội năm 1993 của tổng thống François Mitterrand xúc tiến nhanh hơn quá trình bình thường hóa quan hệ Pháp-Việt. Bốn năm sau, năm 1997, tổng thống Jacques Chirac (1932-2019) tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ song phương thông qua chính sách mở cửa của Việt Nam và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (Organisation internationale de la Francophonie).

jacques1

Tổng thống Pháp, Jacques Chirac bắt tay trẻ em Việt Nam tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội, ngày 07/10/2004. AFP PHOTO PATRICK KOVARIK

Quan hệ với Pháp là một niềm hy vọng đối với Hà Nội vào thời điểm Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, ba năm sau khi Việt Nam thực hiện chính sách Đổi Mới. Paris đã không ngừng nỗ lực giúp Việt Nam hội nhập cộng đồng quốc tế. Đầu thập niên 1990, Việt Nam gần như trong tình trạng vỡ nợ. Nhờ khoản vay gối 85 triệu đô la mà Ngân hàng Ngoại thương Pháp cấp vào tháng 09/1993, cùng với khoản tài trợ 55 triệu đô la của Nhật, Hà Nội đã có thể trả 140 triệu đô la đến kỳ thanh toán cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Tính đến cuối năm 1992, Việt Nam nợ các nước không thuộc khối Cộng sản 4,2 tỉ đô la (1).

Đến tháng 12/1993, Pháp đã thuyết phục được Câu lạc bộ Paris miễn 50% số nợ của Việt Nam đối với các khoản tín dụng thương mại và giãn thời gian trả trong vòng 30 năm đối với các khoản tín dụng ưu đãi. Nhờ đó, nợ nước ngoài của Hà Nội được giảm bớt. Tháng 02/1994, Mỹ xóa bỏ cấm vận Việt Nam, các nhà cung cấp tín dụng, như Ngân hàng Thế giới, có thể đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam. Năm 1995, Việt Nam gia nhập khối ASEAN và năm 1996, Việt Nam tham gia thượng đỉnh đầu tiên của ASEM (Đối thoại Á-Âu) được tổ chức tại Bangkok.

Chirac : Người đưa thượng đỉnh đầu tiên đến Việt Nam

Năm 1997, hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ được tổ chức ở Việt Nam và đây cũng là lần đầu tiên, thượng đỉnh Francophonie được tổ chức ở Châu Á. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hai ngày (12-13/11/1997), trước phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh, tổng thống Jacques Chirac khẳng định mong muốn phát triển "đối tác ưu tiên" giữa hai nước. Thông qua Pháp, Việt Nam có thể tiếp cận được Châu Âu cũng như những định chế tài chính quốc tế. Còn nhờ Việt Nam, Pháp có thể thâm nhập vào khu vực Đông Nam Á đang trỗi dậy và thị trường Việt Nam còn nhiều cơ hội, với sức tăng trưởng 9% trong những năm 1990.

Trong chuyến công du đầu tiên của ông Jacques Chirac, hai bên đã ký kết khoảng 4 tỉ franc hợp đồng thương mại. Nhật báo kinh tế Les Echos (ngày 12/11/1997) từng đánh giá tổng thống Chirac đã biết sử dụng đòn bẩy chính trị của thượng đỉnh Pháp ngữ để thu về một số lợi nhuận trong thương mại. Vì trên thực tế, chưa đầy 1% dân số Việt Nam nói tiếng Pháp vào thời kỳ đó, và chủ yếu là người cao tuổi, từng sống dưới thời thuộc địa.

Đặc phái viên của đài truyền hình Pháp France 2 nhận định trong bản tin thời sự ngày 14/11/1997 : "Đối với Việt Nam, tổ chức thành công thượng đỉnh Pháp ngữ là cơ hội quý giá để có được vị trí trên trường quốc tế. Còn đối với Pháp, thành công này sẽ khẳng định Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ vẫn tồn tại và vẫn có ích".

Trước tiên là có ích cho Paris, vì thượng đỉnh tại Hà Nội giúp Pháp mở rộng ảnh hưởng và bảo tồn tiếng Pháp trong khu vực. Theo đánh giá của hãng tin Mỹ AP, dù được thành lập trên cơ sở ngôn ngữ, thượng đỉnh của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ ngày càng đề cập nhiều đến các vấn đề kinh tế và chính trị. Đây là một khía cạnh được tổng thống Chirac đề cập trong bài diễn văn khai mạc thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 7 ở Hà Nội :

"Tôi thấy trong số các nước đang họp tại đây, có những nước thịnh vượng, nhiều nước khác đang trên đà phát triển, kể cả những nước ở phía nam (so với Pháp, về địa lý), có những nhu cầu cơ bản về giáo dục, đào tạo, trang thiết bị và về vốn, mà lại không được thỏa mãn. Đây là điều vô cùng bất công. Và đây cũng là nhiệm vụ của cộng đồng Pháp ngữ, phải đáp ứng những vấn đề mà tình trạng này gây ra, bởi vì khối Pháp ngữ là lòng tương ái. Và tinh thần tương ái này phù hợp với đòi hỏi cấp bách về đạo đức đối với các nước phát triển, và cũng phù hợp với lợi ích của họ".

Ngay đầu những năm 1990, tại Việt Nam, việc giảng dạy tiếng Pháp ở cấp phổ thông đã được đầu tư nhiều hơn với việc mở nhiều lớp song ngữ, đầu tư thiết bị nghe nhìn phục vụ giảng dạy. Trong chyến thăm Việt Nam năm 1997, tổng thống Chirac đã khánh thành một lớp song ngữ tại trường trung học cơ sở Chương Mỹ, Hà Nội. Vào thời điểm đó, Việt Nam có khoảng 491 lớp song ngữ tại 71 trường, với khoảng 14.000 học sinh. Các lớp được tài trợ các thiết bị nghe nhìn hiện đại để học tiếng Pháp.

Trong hai nhiệm kỳ kéo dài 12 năm, tổng thống Jacques Chirac hai lần đến thăm Việt Nam. Lần thứ hai diễn ra vào năm 2004 trước khi ông tham dự Đối thoại Á-Âu lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội (ASEM, 07-09/10/2004). Ông Chirac luôn tin rằng "Pháp và Việt Nam, vì biết đối thoại và hiểu nhau để vượt qua gánh nặng quá khứ, nên có tính chính đáng để gửi đến thế giới thông điệp hòa bình và bác ái" (2). Trước đó, trong chuyến thăm Pháp của chủ tịch Việt Nam Trần Đức Lương (28-31/10/2002), lãnh đạo hai nước nhất trí kỉ niệm 50 năm Điện Biên Phủ trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau.

Trong giai đoạn này, Pháp tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường hợp quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu, ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc niên khóa 2008-2009. Pháp trở thành đối tác thương mại Châu Âu lớn nhất của Việt Nam với tổng trị giá trao đổi thương mại hai chiều là 1,7 tỉ đô la vào năm 2003.

Văn hóa : Trục thứ ba trong hợp tác song phương

Nổi tiếng là người thân thiện, gần gũi, là vị tổng thống được người dân Pháp yêu quý nhất, ông Jacques Chirac còn được biết là người đam mê những nền văn hóa nguyên thủy. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, dự án được thông qua ngày 14/12/1987, đã được phó chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Thị Bình và tổng thống Pháp Chirac cắt băng khánh thành ngày 12/11/1997 nhân dịp hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội. Kiến trúc sư người Pháp Véronique Dollfus tham gia thiết kế phần nội thất.

Là người phiên dịch cho tổng thống Pháp nhân sự kiện này, phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Lân Trung nhớ lại phát biểu của ông Chirac :

"Trong bài phát biểu của mình, ông nói về nhiều thứ, nhưng ông nhấn mạnh đến văn hóa, cốt cách văn hóa là tinh hoa của một dân tộc. Và ông nói một dân tộc có 54 dân tộc như đất nước Việt Nam mà có được một bảo tàng ghi lại nền văn hóa của từng ấy dân tộc là một điểm sáng, một viên kim cương lưu giữ lại được của văn hóa dân tộc Việt Nam. Cho nên, từ điểm đó, ông đúc kết rằng văn hóa là nền tảng, là cốt cách của một dân tộc và mỗi dân tộc phải nên giữ lại cốt cách đó. Yếu tố văn hóa, vai trò của văn hóa rất là quan trọng !"

Phải chăng bảo tàng Dân tộc học Việt Nam góp phần tạo nguồn cảm hứng cho tổng thống Chirac thành lập bảo tàng Quai Branly, được khánh thành năm 2006, dành riêng cho nghệ thuật và các nền văn minh Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Mỹ ? Mang tên bảo tàng Quai Branly, nằm ngay cạnh tháp Eiffel, đến năm 2016, bảo tàng mang tên người sáng lập, Musée du Quai Branly - Jacques Chirac. Và đây cũng là lần cuối, cựu tổng thống Pháp xuất hiện trước truyền thông.

Cũng trong nhiệm kỳ của tổng thống Chirac, Pháp và Việt Nam gia tăng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, như tổ chức triển lãm di sản văn hóa Chàm tại Paris năm 2005. Một ví dụ điển hình là Festival Huế, lần đầu tiên được chính phủ Việt Nam chính thức cho phép tổ chức vào năm 2000.

Thực ra, trước đó, cả phái đoàn Việt Nam tại UNESCO , cộng đồng Pháp ngữ và Pháp đã nỗ lực để có thể hình thành một đề án về Huế với tên gọi "Huế, toujours recommencé". Phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Lân Trung nhớ lại :

"Huế ngay từ những năm đó đã được phía Pháp và cộng đồng Pháp ngữ nhìn nhận là một di sản rất lớn. Phát huy di sản đó, chúng tôi đã cố gắng làm được những sự kiện về Huế và sau này, Festival Huế là tiếp nối được tư tưởng từ đề án của UNESCO về "Huế, toujours recommencé". Phải nói rằng tổng thống Jacques Chirac rất là thích thú với đề án này, rất quan tâm và với uy tín của mình, ông đã thúc đẩy.

Để xây dựng một Festival Huế không đơn giản chút nào, làm sao phải có một điều gì đó rất đặc trưng của một nước Đông Nam Á, của một nước có nền văn hóa như thế, của một cố đô như thế mà lại mở rộng hơn, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở trong khu vực và quốc tế. Tổng thống Jacques Chirac đã quan tâm và đã có quyết định cùng với chính phủ Việt Nam để xây dựng những chương trình của Festival.

Tôi cho rằng Festival Huế, mỗi lần, đã để lại tình cảm rất sâu đậm cho người Việt Nam, và đặc biệt đó cũng là một trong những cầu nối, một trong những yếu tố văn hóa rất quan trọng đã gắn kết lịch sử phải nói là lâu đời giữa hai dân tộc Pháp và Việt Nam. Festival Huế phát huy được truyền thống lâu đời đó trong xã hội hiện đại, trong bối cảnh mới của hai nước Pháp-Việt".

Trong bài diễn văn tại tiệc chiêu đãi năm 2004 do chủ tịch Việt Nam Trần Đức Lương tổ chức, tổng thống Chirac phát biểu : "Nếu như Việt Nam và Pháp duy trì được mối quan hệ đặc biệt đến như vậy, đó là nhờ vào di sản của Lịch sử, thêm vào đó là những hy vọng cho tương lai và tấm lòng. Nhờ đó mà niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau được tôi luyện. Tin vào đất nước Việt Nam, vào sự năng động và tuổi trẻ Việt Nam ; tôn trọng những khác biệt của chúng ta làm chúng ta gần nhau, cũng như làm chúng ta coi trọng nhau".

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 27/09/2019

(1) Pascal Bergeret, Paysans, Etat et marchés au Vietnam : dix ans de coopération agricole dans le bassin du Fleuve Rouge (Nông dân, Nhà nước và thị trường ở Việt Nam : 10 năm hợp tác nông nghiệp trong lưu vực sông Hồng), Nhà xuất bản Karthala (01/11/2003), 291 trang.

(2) Bài phát biểu của tổng thống Pháp Jacques Chirac tại tiệc chiêu đãi do chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức ngày 06/10/2004.

Published in Diễn đàn

Việt Nam là một trong ba đối tác Châu Á quan trọng nhất của trường đại học Aix-Marseille (Aix-Marseille Université, AMU), được xếp hạng top 4 các trường tốt nhất tại Pháp và thứ 112 trong bảng xếp hạng Thượng Hải. Được chính thức thành lập năm 2012 sau khi sáp nhập ba trường trước đó, đại học Aix-Marseille có số lượng sinh viên đông đảo, hơn 75.000 người, trong đó có khoảng 10.000 sinh viên quốc tế.

aix1

Áp phích triển lãm "Đông Dương và biển, 1858-1954" tháng 09-11/2018 do Viện IrAsia và ANOM đồng tổ chức, Aix-en-Provence, Pháp. IrAsia

Aix-Marseille Université là đại học Pháp ngữ lớn nhất và luôn chú trọng đến chính sách sách tiếp đón sinh viên nước ngoài "Bienvenue en France". Có thể nói, Aix-Marseille Université phát triển một chính sách hợp tác quốc tế đầy tham vọng, tập trung vào đào tạo, sáng tạo, nghiên cứu và tỏa sáng danh tiếng của trường.

Trả lời RFI tiếng Việt, bà Sylvie Daviet, phó chủ tịch đại học Aix-Marseille, phụ trách quan hệ đối ngoại, cho biết :

"Đại học Aix-Marseille có mạng lưới đối tác trên toàn thế giới. Chúng tôi đã cố gắng phân tích các thỏa thuận đã ký kết để chú trọng vào một số đối tác ưu tiên. Đại học Aix-Marseille có đến 350 thỏa thuận hợp tác và đối với chúng tôi, xác định một số đối tác ưu tiên là điều quan trọng để chúng tôi có thể đưa ra một số phương tiện đối với họ. Vì phải nói rằng trong số 350 thỏa thuận, chúng tôi không thể tài trợ cùng mức ngân sách cho tất cả các trường. Việt Nam nằm trong số những nước được ưu tiên về hợp tác quốc tế của trường AMU và trong khu vực Châu Á".

Chỉ tính riêng năm 2018, trường có 15 chương trình Erasmus+ Trao đổi Quốc tế theo tín chỉ (Mobilité internationale de crédits, MIC), do Liên Hiệp Châu Âu đồng tài trợ, với tổng chi phí lên đến hơn 68 triệu euro. Ông Michel Dolinsky, trưởng khoa Trung Quốc, kiêm cố vấn về Châu Á cho chủ tịch đại học Aix-Marseille, giải thích thêm :

"Ở Châu Á, chúng tôi có ba đối tác ưu tiên. Đó là những nước mà chúng tôi đã có quan hệ hợp tác từ khá lâu và chúng tôi tiếp tục muốn phát triển thông qua kế hoạch MIC. Ngoài ra, trường chúng tôi còn có chương trình học bổng riêng, với ngân sách khoảng 1 triệu euro/năm, dành cho giáo viên và sinh viên sang giảng dạy ở các trường đối tác. Đây là khoản ngân sách đáng kể, được chia thành hai đợt, theo hai học kỳ. Các đối tác ưu tiên của đại học Aix-Marseille là những trường mà chúng tôi sẽ huy động các loại học bổng trên.

Trong số các đối tác ưu tiên Châu Á, chúng tôi có quan hệ rất chặt chẽ, lâu năm với Việt Nam trên các lĩnh vực đào tạo khác nhau của trường, như Khoa học, Luật, Y, Dược, Quản lý… Chúng tôi chú ý tăng cường giúp đỡ thông qua các chương trình học bổng "vào", có nghĩa đón sinh viên từ Việt Nam sang, và "ra", sinh viên và giảng viên của đại học Aix-Marseille sang Việt Nam. Đối tác Châu Á ưu tiên thứ hai hiện nay là Trung Quốc và nước thứ ba là Nhật Bản".

Gần 200 du học sinh Việt Nam học tại AMU

Chuyến công tác Việt Nam vào tháng 01/2018 của đoàn giáo sư trường Aix-Marseille đã thắt chặt thêm quan hệ hợp tác toàn diện và lâu dài với các đối tác ở Việt Nam, ví dụ một thỏa thuận về đào tạo và nâng cao chuyên môn của lưu trữ viên được ký với Đại học Quốc gia Hà Nội vào tháng 07/2017, cùng với Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD) và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp (ANOM) trong việc triển khai Dự án Trung tâm Tư liệu nghiên cứu Việt Nam học tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phó chủ tịch đại học Aix-Marseille Sylvie Daviet cho biết thêm về những đối tác Việt Nam của trường :

"Ở thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Đào tạo Quản lý Pháp-Việt hợp tác với trường Quản lý của chúng tôi. ở Hà Nội, trường Đại học Quốc gia là đối tác của chúng tôi, đặc biệt là trường Khoa học Xã hội nhân văn thuộc Đại học Quốc gia hợp tác với Khoa Lịch sử của Aix-Marseille đào tạo cấp bằng về ngành Lưu trữ.

Trong số những cơ sở hợp tác với đại học Aix-Marseille còn có trường đại học Y Hà Nội, trường đại học Bách khoa (Politech) của Aix-Marseille hợp tác với đại học Bách khoa Hà Nội và đại học Bách khoa Đà Nẵng. Năm 2018 đã có rất nhiều trao đổi hiệu quả giữa hai bên. Chúng tôi rất hài lòng về kết quả hợp tác khoa học, công nghệ với Đà Nẵng".

Cũng trong năm 2018, lần đầu tiên, đại học Aix-Marseille nhận được một khoản ngân sách từ chương trình Erasmus+ của Liên Hiệp Châu Âu để tài trợ dự án trao đổi nghiên cứu sinh và giảng viên trong khuôn khổ hợp tác với Việt Nam. Ngoài ra, còn phải kể đến 185 du học sinh Việt Nam theo diện tự túc trong giai đoạn 2016-2018, tập trung chủ yếu vào hai ngành Khoa học và Quản lý Kinh tế.

Dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam

Bà Nguyễn Phương Ngọc, giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á (IrAsia), cho biết các lớp tiếng Việt được tổ chức từ năm 2000 tại đại học Aix-Marseille. Đến năm 2018 có thêm các lớp dạy về văn hóa Việt Nam. Hiện có khoảng 40 sinh viên theo học tiếng Việt ở ba cấp độ từ đại học đến nghiên cứu tiến sĩ.

"Ở đại học Aix-Marseille có truyền thống lâu đời là nghiên cứu về Việt Nam và về Đông Dương nói chung. Viện Nghiên cứu Châu Á (IrAsia), ngay từ ngày đầu thành lập, tức là tính đến nay đã hơn 20 năm, có một nhóm nghiên cứu khá mạnh về Việt Nam.

Một trong những thành viên sáng lập của Viện, lúc đó là Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Irsea), là giáo sư Trịnh Văn Thảo. Cách đây mấy năm, giáo sư được trao giải thưởng Phan Chu Chinh và ông là một nhà khoa học có tiếng ở Pháp, cũng như trên thế giới và Việt Nam. Vì vậy, trong các hoạt động của viện IrAsia, nghiên cứu khoa học về Việt Nam và tổ chức hội thảo, cũng là một trong những hoạt động chủ yếu".

Tổ chức hội thảo, sự kiện về Việt Nam và Đông Dương

Một lợi thế của đại học Aix-Marseille là nằm ngay cạnh Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp (ANOM), nơi lưu trữ tài liệu về Đông Dương thời thuộc Pháp. Vì vậy, Viện IrAsia thường xuyên kết hợp với ANOM để tổ chức hợp tác với Việt Nam cũng như các hội thảo liên quan đến Đông Dương và Việt Nam. Bà Olivia Pelletier, phụ trách fonds Đông Dương ở ANOM cho biết :

"Đại học Aix-Marseille thường xuyên đề xuất ANOM tham gia các cuộc hội thảo, seminar hoặc là ngày nghiên cứu về nhiều chủ đề khác nhau. Mới đây, ANOM cũng đón một buổi seminar trong khuôn khổ hợp tác của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS) và đại học Aix-Marseille về vấn đề di cư trong đế quốc thực dân Pháp, từ các vùng đất ở Châu Á-Thái Bình Dương sang Pháp lục địa. CNRS và IrAsia cũng đề nghị ANOM tham gia vào hội thảo được tổ chức trong hai ngày 24-25/10/2019, về những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực lưu trữ liên quan đến Đông Dương".

Hội thảo mang tên "Ký ức và Tài liệu lưu trữ" được Viện Nghiên cứu Châu Á đồng tổ chức với trường Khoa học Xã hội-Nhân văn (Đại họcQuốc gia Hà Nội) và trường đại học Texas.

Trước đó, ngày 26/04/2019, Viện IrAsia tổ chức hội thảo "Người Châu Á và người ở vùng Provence" (Asiatiques et Provençaux : Regards croisés). Theo bà Nguyễn Phương Ngọc, hội thảo này là bước chuẩn bị cho một hội thảo có tầm cỡ hơn, dự kiến diễn ra vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11/2020 cũng về vấn đề người Châu Á ở vùng miền nam nước Pháp. Đây sẽ là hội thảo quốc tế với sự tham gia của rất nhiều học giả, không chỉ nghiên cứu về Việt Nam mà còn về các nước Châu Á nói chung.

Năm 2018, ANOM và IrAsia tổ chức một cuộc triển lãm ấn tượng về "Đông Dương và biển" (L’Indochine et la mer, 1858-1954). Bà Olivia Pelletier cho biết :

"Vào tháng 09/2018, một triển lãm về chủ đề "Đông Dương và biển" đã được tổ chức tại ANOM trong vòng hai tháng (14/09 đến 14/11/2018), cùng với sự hợp tác của lưu trữ Vincennes và Viện IrAsia. Triển lãm gồm những tấm bảng mang tính chuyên môn về lịch sử hải dương của Việt Nam, Cam Bốt, bên cạnh những tủ kính trưng bày tài liệu được lưu ở ANOM về chủ đề trên.

Khách tham quan là dân vùng Aix-en-Provence, độc giả của ANOM… Chúng tôi hài lòng về triển lãm đó. Ngoài ra, còn có một danh mục nhỏ về triển lãm "Đông Dương và biển" sắp được tải lên website của ANOM".

Với thế mạnh gần 30 năm nghiên cứu về Việt Nam, cùng lợi thế nằm sát Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp, đại học Aix-Marseille sẽ còn tiếp tục thúc đẩy chương trình hợp tác với các đối tác Việt Nam. Ngoài ra, nhờ tài trợ của dự án Erasmus+, cũng như ngân sách hợp tác riêng của trường, trong tương lai có thể sẽ còn có nhiều chương trình hội thảo khác, cũng như việc nhiều nghiên cứu sinh và giảng viên của cả hai bên được hưởng học bổng trao đổi.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 13/09/2019

Published in Văn hóa

Sau khi thử thành công cuộc gọi qua mạng 5G ngày 10/05/2019, Việt Nam gia nhập câu lạc bộ những nước đầu tiên thử mạng điện thoại di động thế hệ mới nhất, mạnh nhất cùng với Hàn Quốc và Mỹ. Tốc độ triển khai dự án, từ tiếp nhận thiết bị ngày 25/03 đến thời điểm tích hợp và phát sóng chỉ mất một tháng tại điểm thử nghiệm đầu tiên quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngày 25/04.

huawei1

Logo của Hoa Vi tại sân bay Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh minh họa. Reuters/Aly Song

Rút kinh nghiệm từ mạng 4G bị triển khai khá chậm, chính phủ Việt Nam muốn tạo điều kiện, khẩn trương thúc đẩy triển khai mạng 5G để phục vụ cho việc chuyển đổi số của Việt Nam, sẵn sàng cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong khi một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan, Philippines, Indonesia nghiêng về phía tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc, các nhà mạng Việt Nam lại muốn dựa vào công nghệ tự phát triển hoặc của phương Tây để cho ra đời dịch vụ 5G.

Trang Nikkei (10/04/2019) của Nhật Bản từng nhận xét : "Việt Nam không tin Hoa Vi một inch". Còn tờ New York Times (20/07) viết : "Trong khi thế giới bị chia rẽ vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, các công ty viễn thông ở Việt Nam dường như kín đáo tránh tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc trong các dự án mạng 5G".

Riêng tập đoàn viễn thông Viettel, khi trả lời hãng tin Nikkei, đặt mục tiêu sản xuất "80% thiết bị cho hệ thống cơ sở hạ tầng mạng viễn thông" từ giờ đến năm 2020. Và để thực hiện được kế hoạch này, "Viettel đã đầu tư hàng triệu đô la để phát triển chip công nghệ 5G và đang phát triển các thiết bị sử dụng chip 5G". Một đại diện của Viettel cho biết : "Song song với việc tự phát triển chip mạng 5G, Viettel tiếp tục tìm kiếm những cơ hội hợp tác, đầu tư và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia và các đối tác trong nước cũng như quốc tế".

Tại sao chính phủ Việt Nam thúc đẩy việc triển khai mạng 5G ? Tại sao các tập đoàn viễn thông Việt Nam đều tránh Hoa Vi ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Center for Security Studies, APCSS), Hawai.

RFI : Việt Nam tiếp tục thử nghiệm 5G năm 2019, dự kiến triển khai thương mại năm 2020. Dựa vào những điều kiện và tiềm năng nào, Việt Nam có thể thực hiện được kế hoạch này một cách nhanh chóng ?

Alexander Vuving : Tôi nghĩ là về mặt công nghệ, Việt Nam đi sau các nước khác. Nhiều nước khác đã thử nghiệm và sử dụng mạng 5G rồi nên về mặt công nghệ, Việt Nam đi sau nên không có gì là quá khó, chỉ cần có tiềm năng về tài chính, có một số người tài. Ở Việt Nam, trên thực tế, một số công ty lớn như Viettel, họ cũng có đủ tiềm năng tài chính để nhập công nghệ cao từ nước ngoài. Việt Nam cũng có một số người tài, đủ khả năng làm chủ công nghệ, thậm chí là cải tiến công nghệ.

Tiếp theo, những kiến thức về công nghệ bây giờ rất mở, không như ngày xưa là chỉ một vài người biết, rồi tiếp cận kiến thức rất khó. Bây giờ kiến thức gần như có trên mạng hết. Cộng đồng làm những công nghệ mới, họ để mở trên toàn thế giới. Cho nên chỉ cần có những người tài, có nhiệt huyết và có cơ chế để họ chịu khó làm việc, chịu khó sáng tạo, tận dụng khối kiến thức công nghệ mở trên thế giới là có thể làm chủ được công nghệ và cải tiến được công nghệ.

Một vấn đề nữa về hạ tầng, bản thân một số công ty lớn của Việt Nam, đặc biệt là Viettel, họ có hạ tầng, máy phát ở khá nhiều nơi, giờ họ chỉ phải bổ sung thêm. Vậy tôi nghĩ rằng một trong những điều kiện Việt Nam có thể làm được là vì họ đã có công nghệ, không phải là quá khó, người tài và hạ tầng cũng tương đối.

Nhưng điểm chính là chính sách ! Bộ trưởng hiện nay là ông Nguyễn Mạnh Hùng, là người đi lên từ chính công ty viễn thông, làm về công nghệ, và ông rất am hiểu vấn đề công nghệ và kinh doanh. Cho nên, ông biết phải là gì, thúc đẩy cái gì. Bản thân ông cũng có chính sách rất phù hợp, rất mở để thực hiện, đặc biệt là ông có quyết tâm chính trị. Cho nên, tôi nghĩ đấy là những điều kiện để Việt Nam có thể thực hiện được kế hoạch này.

RFI : Gần đây chính phủ Việt Nam thường nhắc tới cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Mạng 5G có vai trò như thế nào trong cuộc cách mạng mà chính phủ Việt Nam hướng đến ?

Alexander Vuving : Những công nghệ mũi nhọn của cách mạng công nghiệp 4.0 đều sử dụng dữ liệu lớn, rồi sử dụng trí tuệ nhân tạo và kết nối vạn vật. Tất cả những công nghệ đó đòi hỏi có đường truyền không dây, băng thông cực kỳ rộng và tốc độ cực kỳ cao. Mạng 5G đáp ứng được công việc đó.

Những mạng trước đây, như 4G chẳng hạn, chủ yếu mới chỉ là mạng của điện thoại thông minh, kết nối giữa các điện thoại thông minh. Những mạng đó truyền dữ liệu nhưng tốc độ không được cao và không được nhiều. Nhưng bây giờ, mạng 5G truyền được dữ liệu lớn, với tốc độ gần như tức thì với băng thông rộng, tốc độ cao. Như vậy, nó không chỉ kết nối các điện thoại thông minh mà nó kết nối vạn vật. Chẳng hạn giải pháp về ngôi nhà thông minh hoặc thành phố thông minh, hoặc sau này có xe tự lái, internet kết nối vạn vật. Những "kết nối vạn vật" này được truyền qua mạng không dây và phải sử dụng mạng 5G. Do đó, mạng 5G đóng vai trò giống như xương sống của những công nghệ hàng đầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

RFI : Viettel chọn hợp tác với Ericsson Việt Nam, Vinaphone chuẩn bị hợp tác với Nokia, Vietnam Mobile Telecom có thể sẽ làm việc với Samsung Electronics. Hoa Vi từng tự tin được chọn làm đối tác nhưng cuối cùng bị loại. Phải chăng Hoa Vi là mối đe dọa cho an ninh quốc gia Việt Nam ?

Alexander Vuving : Vâng, tôi nghĩ rằng nếu sống ở những nước như Việt Nam, Trung Quốc, cũng có thể tạm hiểu là Hoa Vi là một loại doanh nghiệp bình phong của Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, đồng thời cũng là một loại sân sau của một số tập đoàn "thái tử đỏ". Về điểm này, bên ngoài không nói được vì người ta không có bằng chứng đầy đủ. Nhưng khi hiểu cách làm ăn của Trung Quốc, thì có thể hiểu như thế.

Hơn nữa, bất kỳ công ty nào của Trung Quốc, kể cả của tư nhân, họ cũng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với chính phủ và đảng Cộng sản Trung Quốc. Cho nên một khi họ đã có được những dữ liệu, ví dụ vào Việt Nam cung cấp mạng và lấy được những dữ liệu, thì những dữ liệu đó được đưa về Trung Quốc xử lý. Đó cũng là chuyện bình thường !

Còn chuyện "ảnh hưởng" đến an ninh, đương nhiên là có. Vào thời bình, có thể không có vấn đề gì, nhưng vào thời chiến, đương nhiên những dữ liệu đó đóng vai trò "con ngựa thành Troie" hoặc là công cụ gây áp lực, thậm chí để gây chiến tranh mạng. Cho nên, tôi thấy chuyện đó là hoàn toàn hợp lý.

RFI : Liệu những cáo buộc của chính quyền tổng thống Trump rằng thiết bị của Hoa Vi có thể bị sử dụng làm tình báo cho Bắc Kinh, có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà cung cấp viễn thông Việt Nam ?

Alexander Vuving : Tôi nghĩ rằng chẳng cần đến chính quyền tổng thống Trump nói như vậy. Ở Việt Nam, nhiều người cũng đã nghi ngờ, thậm chí tin rằng thiết bị của Hoa Vi có thể được sử dụng làm tình báo cho Trung Quốc. Và Việt Nam cũng đã bị những cuộc tấn công mạng vào thời kỳ Trung Quốc đưa giàn khoan năm 2014. Tiếp theo là những vụ tấn công mạng, chẳng hạn vụ tấn công vào mạng của Vietnam Airlines. Cho nên, Việt Nam bây giờ cũng rất cân nhắc vấn đề an ninh mạng.

Tôi nghĩ là không cần sự cáo buộc của chính quyền Mỹ, bản thân Việt Nam ý thức được nguy cơ đối với an ninh quốc gia trong việc sử dụng Hoa Vi cho những dự án gọi là xương sống của công nghệ mới, của cách mạng 4.0.

RFI : Tránh Hoa Vi, phải chăng Việt Nam cố không làm ảnh hưởng, tác động tới khả năng hợp tác về quốc phòng trong tương lai với Hoa Kỳ, cũng như với các đồng minh của Mỹ ?

Alexander Vuving : Điều này cũng là một yếu tố. Tức là Việt Nam cũng biết rằng nếu sử dụng Hoa Vi, chắc chắn Mỹ sẽ không chia sẽ và sẽ không hợp tác mạnh mẽ trong tương lai về nhiều mặt an ninh quốc phòng.

Nhưng mà, như đã nói ở trên, kể cả trong trường hợp Mỹ không có áp lực đó, bản thân Việt Nam cũng e ngại và tìm cách loại bỏ thiết bị của Hoa Vi ra khỏi những mạng có tính chất "nhạy cảm" đối với an ninh quốc gia. Ví dụ, đối với những mạng nhỏ nhỏ mà có thể cô lập được, không quá ảnh hưởng đến toàn quốc về an ninh quốc gia, thì họ vẫn có thể cho phép, như là một hình thức xoa dịu Trung Quốc, như để chứng tỏ cho Trung Quốc thấy Việt Nam không hề phân biệt đối xử.

Nhưng đối với những thiết bị có tính chất toàn quốc, có sử dụng đến quân sự, như mạng của Viettel, hoặc những thiết bị trong thời chiến có thể trở nên rất nhạy cảm, đương nhiên Việt Nam không thể nào để cho một "con ngựa thành Troy" vào như thế được.

RFI : RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Alexander Vuving, từ Hawai.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn RFI, 02/09/2019

Published in Diễn đàn

Hiệp định Thương mại Tự do Liên Hiệp Châu Âu-Việt Nam (EVFTA), được ký ngày 30/06/2019 tại Hà Nội, sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Hiệp Châu Âu tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

nongpham1

Năm công ty Việt Nam giới thiệu nông phẩm nhân "Tuần hàng Việt Nam", chợ Thanh Bình, Ivry-sur-Seine, Pháp, ngày 29/06/2019. RFI / Tiếng Việt

Phía Liên Hiệp Châu Âu, trong thông cáo báo chí chung ngày 30/06/2019, nhấn mạnh đây là "những hiệp định thương mại tự do tham vọng nhất của EU với một nền kinh tế mới nổi cho tới nay". Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đánh giá hai Hiệp định EVFTA và EVIPA "mở ra chân trời mới hợp tác rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn của Việt Nam và EU".

Theo bộ Công Thương Việt Nam, hiệp định EVFTA là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường hơn 500 triệu dân có thu nhập cao và giúp Việt Nam đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản và một số sản phẩm khác mà Việt Nam chiếm ưu thế.

Pháp là một thị trường lớn, tiềm năng cho hàng nông phẩm Việt Nam. Chinh phục thị trường Pháp là mục tiêu của khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu chuyên về hoa quả khô, hoa quả tươi, rau tươi, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, trà, cà phê, hạt điều… khi tham gia "Tuần hàng Việt Nam" tại chợ đầu mối Rungis, lớn nhất nước Pháp, nằm ở ngoại ô Paris, từ 24-26/06/2019, tiếp theo là tại chợ Thanh Bình, ở Ivry-sur-Seine, trong hai ngày 29-30/06. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng làm việc với chuỗi siêu thị Leader Price của Pháp ngày 27/06 để đưa sản phẩm Việt vào hệ thống phân phối của thương hiệu này.

Tìm chỗ đứng trong thị trường đầy cạnh tranh

Một khu gian hàng được dựng lên ngay lối vào của chợ Thanh Bình ở Ivry-sur-Seine để năm công ty đến từ Việt Nam, gồm GVA, Hamona, Orgen, Nhật Minh Foods, Cát Hải trực tiếp giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng tại Pháp. Dưới nhiệt độ lên đến 36°C, đúng đợt nắng nóng nhất tại Pháp, những nữ đại diện công ty vẫn duyên dáng trong tà áo dài, niềm nở mời những vị khách đầu tiên nếm sản phẩm của họ.

Trả lời RFI tiếng Việt, chị Hán Thị Minh Tâm, trợ lý giám đốc công ty cổ phần GVA, chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất-nhập khẩu, phân phối các mặt hàng nông sản và giống cây trồng tại Việt Nam, cho biết mục đích của chuyến đi sang Paris là để giới thiệu các mặt hàng nông sản, hoa quả tươi của Việt Nam tại chợ đầu mối Rungis và tại các hệ thống siêu thị Leader Price và Thanh Bình Jeune.

"Trước tiên để vào được Pháp, mình cũng phải có những tiêu chuẩn để đáp ứng được thị trường khó tính như Liên Hiệp Châu Âu. Về tiêu chuẩn này, công ty khẳng định là một số mặt hàng hoa quả mang sang giới thiệu tại Pháp là đã đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu vào Liên Hiệp Châu Âu. Riêng đối với thị trường Pháp, đây cũng là một trong những thị trường rất là tiềm năng nhưng cũng rất là nhiều thách thức. Vì vậy, công ty nhận thấy cũng có một phần nào có cơ hội để vào được thị trường Pháp".

Đối với công ty Nhật Minh Foods, chuyên về đồ khô, thách thức lại nằm ở điểm khác. Nếu như công ty thành công tại thị trường Đức, thì tại Pháp, những mặt hàng khô bún, miến, măng, phở… đã có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, trong đó nhiều thương hiệu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng.

Chị Nguyễn Thị Toan, tổng giám đốc Nhật Minh Foods, hiểu rõ thách thức trên nhưng cho biết vẫn tự tin kết hợp với Thanh Bình Jeune để quảng bá cho những mặt hàng được đích thân chị khảo sát và kiểm tra chất lượng trước khi mua vào và đưa vào nhiều chuỗi siêu thị ở Việt Nam hoặc xuất ra nước ngoài :

"Tôi vừa rồi có trao đổi với nhân viên kinh doanh của Thanh Bình Jeune. Sản phẩm của công ty Nhật Minh như đứa con sinh sau đẻ muộn nên cần có những chiến lược làm sao thu hút được người tiêu dùng, chẳng hạn như sản phẩm miến, với bốn cửa hàng của Thanh Bình Jeune, tôi sẽ làm chương trình ăn thử bằng cách nấu bún miến măng. Trong món ăn đó, đã có hai sản phẩm của công ty Nhật Minh, để cho người tiêu dùng biết được chất lượng sản phẩm như thế nào. Đồng thời, tôi rất tự tin về sản phẩm của công ty vừa về giá, vừa về chất lượng thì tôi mới có thể xâm nhập được thị trường Pháp".

nongpham2

Công ty GVA giới thiệu hoa quả tươi tại chợ Thanh Bình (Ivry-sur-Seine), nhân "Tuần lễ hàng Việt Nam", ngày 29/06/2019. RFI / Tiếng Việt

Mang "chất lượng" và "khác lạ" chinh phục thị trường mới

Chị Minh Tâm, công ty cổ phần GVA, tỏ ra lạc quan về cơ hội sản phẩm hoa quả tươi, đặc biệt là nhãn và vải đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Úc và Mỹ, có thể vào được thị trường Rungis.

"Sau buổi làm việc đầu tiên tại chợ đầu mối Rungis, công ty GVA nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ một số nhà phân phối, trong đó có công ty Capexo, một công ty phân phối rất lớn cho các lồng hàng tại chợ đầu mối Rungis. Công ty nói rằng hoa quả nhiệt đới của Việt Nam có hương vị rất đậm đà, rất thơm và ngon, cảm giác tươi ngon. Và họ rất quan tâm đến quả nhãn của Việt Nam vì họ nói rằng công ty Capexo phân phối rất nhiều mặt hàng của các nước nhiệt đới nhưng chưa có nhãn. Họ nhận thấy mặt hàng này khá là có tiềm năng để vào được chợ đầu mối Rungis".

Giá bán hợp lý cũng là một yếu tố khiến chị Minh Tâm cho rằng quả nhãn và vải có thể vào được chợ đầu mối Rungis hoặc các hệ thống siêu thị đối tác tiềm năng, như Thanh Bình Jeune và Leader Price :

"Sau buổi làm việc với Leader Price, công ty nhận được phản hồi từ phía giám đốc của Leader Price về mặt hàng vải tươi. Họ quan tâm đến mặt hàng vải tươi để sử dụng cho chế biến món cocktail. Hai bên đã trao đổi và nhận được những lời tư vấn làm sao để xuất khẩu vải sang Pháp, xuất khẩu với mục đích để làm gì và bảo quản như thế nào, thì ông cũng đã tư vấn cho công ty rất nhiều điều".

Nếm xong quả vải, trái nhãn của công GVA, khách hàng có thể thưởng thức nước dừa nguyên trái của của công ty Hamona (Hài hòa với thiên nhiên), nằm gọn trên lòng bàn tay và được lọc hết xơ, chỉ cần cắm ống hút vào là thưởng thức. Anh Nguyễn Hoàng Long, tổng giám đốc Hamona, cho RFI tiếng Việt biết là sản phẩm của công ty đã được xuất sang nhiều nước (Canada, Hoa Kỳ, Liban, Singapore), nhưng đây là lần đầu tiên sản phẩm được giới thiệu tại đất Pháp :

"Dừa Hamona đặc biệt ở chỗ không dùng chất bảo quản, không dùng chất hóa học để giữ mà hoàn toàn dùng nhiệt độ. Ví dụ nước dừa đông lạnh đóng túi là một sản phẩm đã rời ra khỏi quả dừa. Nó đã bị xử lý thanh trùng. Còn sản phẩm dừa Hamona hoàn toàn là tự nhiên và chưa thanh trùng gì cả, chưa bị rời ra khỏi quả dừa cho nên nó vẫn giữ được những đặc tính mà trời ban cho nó và những đặc tính đó rất tốt cho sức khỏe. So với các sản phẩm dừa của Thái Lan hay nguyên trái bề ngoài hình kim cương tẩy trắng, thì dừa Hamona rất tiện lợi, vì quả dừa kia là phải đập và nó rất lớn, không cầm đi xài được".

Ngoài ra, anh Hoàng Long còn nhấn mạnh đến tiêu chí "bền vững" trong sản phẩm dừa của Hamona :

"Công ty và nhà máy tập trung làm tại Tiền Giang và Bến Tre, ký hợp đồng bao tiêu với từng nhà vườn một và kiểm soát chất lượng của từng nhà vườn. Giá trị cốt lõi của công ty Hamona là tạo ra những tác động xã hội tích cực, trong đó là đảm bảo cho cuộc sống và thu nhập của người nông dân. Bởi vì khi người nông dân bán dừa theo thương lái thì giá cả rất bấp bênh. Công ty Hamona luôn tạo điều kiện để thu nhập của người nông dân, thứ nhất là được ổn định, họ được bao tiêu một cách lâu dài và thứ ba là thu nhập của họ cao hơn 20% so với cách bán hàng thông thường cho các thương lái".

Nhấn mạnh đến công nghệ sấy tiên tiến đối với hoa quả khô (xoài, thanh long, vải…), cùng với các dòng sản phẩm mới và sạch (như bột nêm tự nhiên làm từ rau củ), anh Đặng Trần Việt, tổng giám đốc công ty Orgen chuyên về nông nghiệp hữu cơ, hy vọng có thể chinh phục được thị trường Pháp :

"Thực ra hoa quả khô không phải là mới nhưng sản phẩm của bên mình là sấy lạnh, tức là sấy ở nhiệt độ thấp, chỉ là hút ẩm thôi, chứ công ty không đẩy nhiệt cao, gây sốc, vật liệu có thể sẽ bị mất đi hương vị, dưỡng chất ở trong đó và giữ nguyên hầu như là mầu sắc và mùi vị.

Ngoài ra, về mặt đa dạng của sản phẩm, mình cũng tiếp xúc với một số nhà buôn về sản phẩm khô, họ cũng đánh giá cao về những sản phẩm này về sự khác biệt, đặc biệt là về quả vải hiện chưa có, hoặc quả thanh long thì có rất ít. Vì thực ra, những sản phẩm sấy hiện giờ ở trên thị trường Pháp, mình thấy vẫn chủ yếu là sấy có đường. Còn sản phẩm của bên mình khác, đó là những sản phẩm sấy dẻo, thì chưa có nhiều lắm".

Cuối cùng, dừng chân ở quầy giới thiệu nước mắm Cát Hải (trước là nước mắm Vạn Vân) của công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải (Hải Phòng), khách hàng có thể thử nước mắm ăn chung với giò và một ít cơm trắng. Chị Trịnh Thanh Huệ, trưởng chi nhánh Cát Hải tại Hà Nội, giới thiệu với RFI tiếng Việt :

"Sản phẩm nước mắm Cát Hải là thương hiệu có từ hơn 100 năm rồi, được chế biến từ cá biển với quy trình để lên men tự nhiên : cá với muối chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời và khuấy đảo trong vòng một năm để ra sản phẩm.

Loại nước mắm mà độ đạm cao nhất hiện tại của Cát Hải đang là 50 đạm (để được gọi là nước mắm, nước mắm phải có 12 đạm trở lên). Và độ đạm hoàn toàn tự nhiên, được kiểm nghiệm chất lượng HACCP và ISO, không sử dụng bất cứ chất xúc tác nào để lên men, được bảo quản 100% bằng muối. Chính vì vậy, loại nước mắm này có nhược điểm là sẽ mặn hơn, nhưng nhược điểm này lại chính là ưu điểm bởi vì mình không dùng hóa chất gì cả, giữ bảo quản bằng muối. Khi ăn, chỉ cần pha thêm một chút là được".

Tương tự như những mặt hàng khác, thị trường Pháp đã có nhiều loại nước mắm khác nhau. Nếu xuất được sang Pháp, nước mắm Cát Hải sẽ có giá bán sẽ cao hơn nước mắm đang được bày bán trên thị trường. Đây là điểm mà chị Thanh Huệ lo lắng :

"Chắc là mình phải chọn lựa khách hàng thôi, nhắm vào những khách hàng có kiến thức về sản phẩm và hy vọng tìm được những nhà phân phối đối tác như Thanh Bình ở bên này (Pháp), thì mọi người sẽ truyền thông để người tiêu dùng lựa chọn và phân cấp sản phẩm. Mình nhấn mạnh đến chất lượng, phân cấp khách hàng. Những khách hàng nào chấp nhận được giá đắt để tìm đến sản phẩm tốt thì mình phục vụ được dòng khách hàng đấy".

Khâu vận chuyển là khó khăn chung đối với đa số các công ty xuất khẩu Việt Nam. Năm doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm trong "Tuần lễ hàng Việt Nam" đều mong muốn tìm được các đối tác là đầu mối, là nhà phân phối để có thể xuất trọn một container. Nếu thuyết phục được họ về chất lượng sản phẩm, các nhà xuất khẩu nông phẩm Việt Nam còn có được một lợi thế khác về thuế ngay khi hiệp định Thương mại Tự Do với Liên Hiệp Châu Âu có hiệu lực. Với mức thuế gần như bằng không, giá bán đến người tiêu dùng sẽ cạnh tranh hơn so với những sản phẩm cùng chủng loại được nhập từ các nước khác, không có thỏa thuận thương mại tự do với Liên Hiệp Châu Âu.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 08/07/2019

Published in Diễn đàn

Ngày 20/03/2019 là ngày quốc tế cộng đồng Pháp ngữ. Tạp chí Thế giới Đó đây Tuần này xin dành số đặc biệt điểm lại hiện trạng tiếng Pháp, ngôn ngữ thứ năm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay ; các giải pháp để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Pháp mà Việt Nam là một ví dụ điển hình và nhất là quyết định xây một "mái ấm" cho Cộng đồng Pháp ngữ của tổng thống Macron.

phap1

Ảnh minh họa : "Xin vui lòng nói bằng tiếng Pháp" : Khẩu hiệu Ngày Quốc Tế Pháp Ngữ 2019.OIF

Tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ năm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tầm mức ảnh hưởng của ngôn ngữ được mệnh danh là "Ngôn ngữ Molière" trên thế giới hiện nay ra sao. Nhà báo Ali Laidi, trên kênh truyền hình France 24 đưa ra vài con số tổng kết.

"Hiện có khoảng 300 triệu người sử dụng tiếng Pháp tại 88 quốc gia và chính phủ theo như tổng kết của Tổ chức Các nước nói tiếng Pháp OIF. Nhưng nếu thu hẹp lại tại những nước mà tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức, hoặc đồng chính thức, thì trên thực tế chỉ có khoảng 30 quốc gia.

Ngôn ngữ Molière là ngoại ngữ thứ năm được sử dụng nhiều trên thế giới đứng sau tiếng Hoa, Anh, Tây Ban Nha và Ả Rập. Tiếng Pháp cũng là thứ tiếng thứ hai được dùng trong giảng dậy, và ngôn ngữ thứ tư trên mạng Internet, sau tiếng Anh, Hoa và Tây Ban Nha".

Vẫn theo nhà báo Ali Laidi, không gian Pháp ngữ từ năm 2000 trở đi đã không ngừng mở rộng. Đây sẽ là một lợi thế cho việc phát triển và trao đổi hợp tác kinh tế bằng tiếng Pháp. Theo đó, thị trường tiêu thu tiềm tàng trong không gian Pháp ngữ ước tính có khoảng 545 triệu dân. Mức tăng trưởng này tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây, nhất là tại các vùng Hạ Sahara của Châu Phi.

Tiếng Pháp đứng hàng thứ ba trong số các ngôn ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, làm ăn. Tuy nhiên, tiếng Anh có trọng lượng rất lớn. đơn giản là vì ngôn ngữ được sử dụng trong kinh doanh là ngôn ngữ của luật pháp mà luật pháp được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong kinh doanh làm ăn là hệ thống pháp luật Anglo-Saxon. Có thể tạm coi hệ thống luật Anglo Saxon có nguồn gốc từ những nước nói tiếng Anh, với Thông Luật – Common Law, chủ yếu dựa trên các án lệ và khác biệt với luật lệ của Châu Âu dựa vào các bộ luật, được gọi là luật của lục địa, luật La-tinh. Do vậy, người ta cho rằng việc áp dụng Thông Luật tốt hơn, linh hoạt hơn trong kinh doanh, làm ăn.

phap2

Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội - L'Espace - Ảnh minh họa

Theo phân loại của Ngân Hàng Thế Giới về các nước môi trường thuận lợi cho kinh doanh, có nhiều nước nói tiếng Anh được xếp thứ hạng cao. Do vậy, theo nhận định của nhà báo Ali Laidi, vẫn còn có nhiều việc phải làm để tiếng Pháp có thể có vai trò quan trọng hơn trong tương lai.

Việt Nam : Hợp tác giáo dục khoa học để phát triển tiếng Pháp ?

Trong bối cảnh này, chính phủ Pháp phải làm gì để quảng bá hơn nữa cho tiếng Pháp ? Để tìm câu trả lời, phóng sự của đặc phái viên Stephane Lagarde đài RFI dẫn quý vị đến với Việt Nam, đất nước mà tiếng Pháp gần như đã mất ảnh hưởng trong những năm gần đây.

Thế nhưng, nhờ vào các chương trình trao đổi học sinh với các nước nói tiếng Pháp, ngôn ngữ Molière đang dần thấy lại nụ cười. Ví dụ điển hình là chương trình kết nghĩa giữa trường Amsterdam, trường trung học phổ thông lớn nhất Hà Nội với trường trung học Louis Le Grand tại Paris, một trong những trường có uy tín nhất ở Pháp và Châu Âu. Cả hai trường này đều nổi tiếng trong phương diện đào tạo các ngành khoa học cơ bản.

"Tôi là Chloé Ledoux, giáo viên Vật Lý ở trường trung học Louis Le Grand. Chúng tôi đi công tác và làm việc tại Việt Nam trong ba ngày, để thảo luận về khả năng hợp tác, thiết lập quan hệ đối tác. Cụ thể là tổ chức các cuộc giao lưu cho các em học sinh ở hai bên, trước tiên là giữa học sinh trường Louis Le Grand và trường trung học Amsterdam Hà Nội.

Chúng tôi dự một số giờ giảng, như giờ dậy tiếng Pháp. Các em học sinh ở đây có trình độ tuyệt vời vì các em đã theo học các môn bằng tiếng Pháp từ nhiều năm, từ lớp bốn (tương đương CM1 tại Pháp). Các em học sinh rất chăm chỉ và được giảng dậy rất tốt.

Chúng tôi cũng muốn tìm hiểu việc giảng dậy các bộ môn khoa học vì chúng tôi rất khâm phục trình độ của học sinh Việt Nam trong các cuộc thi Olympic quốc tế. Học sinh Việt Nam đã đoạt nhiều giải, huy chương vàng trong các cuộc thi Olympic về toán, lý, hóa… trình độ lý thuyết của các em thật đáng khâm phục. Trình độ toán của các em ở đây tương đương như ở trường Louis Le Grand.

Ngược lại, điều mà chúng tôi có thể góp phần cải thiện, nâng cao là thực nghiệm. Các thiết bị, giáo cụ hơi cũ kỹ và không có nhiều. Do vậy, chúng tôi có thể thảo luận vấn đề tài chính để giúp các em học sinh có thêm thiết bị thực nghiệm".

phap3

Viện Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh minh họa

Theo giải thích của hiệu trưởng trường Amsterdam, cơ sở hiện tại có 6 lớp song ngữ Pháp – Việt, với khoảng gần 160 em học sinh. Trường Amsterdam là cơ sở duy nhất tại Hà Nội đón nhận nhiều học sinh học tiếp Pháp nhất. Còn theo ghi nhận của Stéphane Lagarde, đối với học sinh ưu tú của trường, việc chọn học tiếng Pháp được xem như là một "giấy thông hành" cho phép đăng ký vào học ở những trường có đẳng cấp ở nước ngoài.

Về phía Pháp, ngoài lợi thế mở rộng thêm không gian Pháp ngữ, đây còn là dịp để thu hút các nhân tài, trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt trong việc săn lùng các tài năng giữa các cường quốc lớn, như nhận định của ông Jean-Louis Perez, giáo sư về vật lý trường Louis Le Grand.

"Tôi nghĩ đúng như vậy và chúng tôi không thể từ chối, bác bỏ nhu cầu đào tạo có chất lượng cao. Hơn nữa, có sự ganh đua giữa những học sinh giỏi, ưu tú. Các em đăng ký vào trường Louis Le Grand và làm hết sức mình để được nhận vào trường. Các em đã được rèn luyện và có thái độ lịch sự… Chúng tôi phải đối mặt với sự cạnh tranh của Mỹ vì họ tìm kiếm trong các trường đại học, thu hút những học sinh giỏi, tài năng của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan…

Do vậy, tôi cho rằng nước Pháp phải có đủ khả năng đáp ứng một cách thuận lợi các nhu cầu đào tạo. Do vậy, chúng tôi khai thác uy tín, chất lượng của trường Louis Le Grand, một trường trung học danh giá và chúng tôi rất tự hào, vinh dự. Chúng tôi rất muốn giúp đỡ các học sinh Việt Nam.

Chúng tôi cảm ơn các đồng nghiệp Việt Nam ở đây vì họ làm phần việc khó nhất, đó là đào tạo, dậy dỗ học sinh. Nói một cách ví von, như trong thể thao, chúng tôi muốn tiếp nhận các tay đua giỏi trong cuộc đua xe tốc độ cao Công Thức Một F1. Ông hiệu trưởng của trường chúng tôi đã không lầm khi ông tìm cách thu hút các học sinh giỏi nước ngoài".

Villers-Cotterêt : Dinh cơ của A. Dumas, mái ấm cho OIF ?

Tổ chức các nước nói tiếng Pháp OIF rồi cũng có nơi để đặt hành trang ? Nơi để giao lưu giữa các nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu ? Nơi để giới thiệu về lịch sử phát triển tiếng Pháp cũng như là quá trình hình thành cộng đồng Pháp ngữ trên thế giới ? Đây cũng chính là mong mỏi của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, được thổ lộ trong kỳ trong Hội nghị các nước nói tiếng Pháp tại Erevan, Armenia ngày 12/10/2018.

Nếu Alexandre Dumas còn sống, chắc ông sẽ rất lấy làm hãnh diện. Bởi vì, không ở đâu khác, chính tại lâu đài Villers-Cotterêt, cách Paris 70km, nơi ông được sinh ra, tổng thống Macron đã chọn làm "tổng hành dinh" cho OIF. Quyết định này còn mang tính biểu tượng cao bởi vì, Villers-Cotterêt, vào thế kỷ 16, chính xác là vào năm 1539, hoàng đế François I, đã ký sắc lệnh quy định sử dụng tiếng Pháp trong các hoạt động hành chính và tư pháp. Bước đi quyết định này mở đường cho việc phổ quát tiếng Pháp trong cả nước và xây dựng tính thống nhất đất nước.

Đây có lẽ còn là một niềm an ủi to lớn cho đại văn hào người Pháp. Bởi vì trong vòng hai thế kỷ, Villers-Cotterêt gần như là bị "thất sủng". Năm 1808, tuy thuộc sở hữu thành Paris, nhưng lâu đài này đã bị biến thành kho chứa các phái "cái bang", nửa là nhà tù, nửa là nhà trọ, đón hàng nghìn người hành khất, tội phạm hay những người già mà Paris không muốn. Đến cuối thế kỷ XIX, Villers-Cotterêt lại bị biến thành nhà cho người già. Nhưng đến năm 2014, khu trang viên rộng 90.000 m² này lại một lần nữa bị bỏ rơi do tình trạng quá hư nát gây nguy hiểm.

Giờ đây, với quyết tâm xây dựng một "mái nhà chung" cho OIF, nhằm tạo điều kiện cho việc phát huy rộng rãi ngôn ngữ và văn hóa Pháp, chính phủ tổng thống Macron đã quyết định chi ra 200 triệu euro để trùng tu và cải tiến khu dinh thự. Theo France 24, điền trang của đại văn hào Pháp Alexandre Dumas dự kiến sẽ mở cửa cho công chúng vào năm 2022.

Mô hình trồng trọt ra đời, tiền đề cho sự phát triển tiếng nói

Cuối cùng, mục tạp chí hôm nay xin được khép lại với một nghiên cứu ngôn ngữ học khá kỳ thú và có nguy cơ gây bùng nổ tranh cãi dữ dội. Một nghiên cứu đăng trên tờ Science ngày 15/03/2019 cho rằng sự ra đời của ngành trồng trọt vào thời kỳ đồ đá, cùng với việc nguồn thực phẩm ít dai hơn dường như đã làm nảy sinh các âm [f] và [v] trong hệ thống âm vị nhân loại.

Nếu như phần lớn các ngôn ngữ nói tại Châu Âu đều có âm [f] và [v], mà giới nghiên cứu âm vị học gọi là các phụ âm môi răng, thì tại nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, hệ thống âm vị lại không có những phụ âm này. Vì sao như vậy ?

Bí ẩn này đã làm đau đầu các nhà ngôn ngữ học từ mấy thập niên qua. Năm 1985, ông Charles Hockett, nhà ngôn ngữ học người Mỹ từng giả định rằng con người trước thời kỳ đồ đá, sống theo mô hình săn bắn và hái lượm, do phải dùng các loại thực phẩm dai cứng, nên có bộ xương hàm khá rắn chắc và làm mòn răng khá nhanh. Kết quả là răng và nhất là răng cửa đã bị mòn ngay ở tuổi trưởng thành và hàm trên và dưới gần như sát vào nhau, gây khó khăn cho việc tạo ra các âm [f] và [v].

Xuất phát từ định đề này, các nhà khoa học trường đại học Lyon 2 tìm cách chứng minh rằng đến thời kỳ đồ đá, con người biết trồng trọt, sản xuất và chế biến thực phẩm, làm cho chúng mềm hơn và dễ nhai hơn. Lực nhai hầu như giảm hẳn và răng như vậy mòn chậm hơn. Điều đó cho phép duy trì vị trí của bộ xương hàm sao cho răng cửa hàm trên có thể che răng cửa hàm dưới. Theo giải thích của Dan Dediu, nhà ngôn ngữ học trường đại học Lyon 2 và đồng tác giả của nghiên cứu được Le Monde trích dẫn, với cấu hình này, "con người dễ dàng phát ra các âm [f] và [v]".

Đương nhiên, để kiểm chứng cho kết quả trên, các tác giả nghiên cứu đã so sánh bản đồ ngôn ngữ thế giới với bản đồ các sắc dân hiện vẫn sống theo mô hình săn bắt và hái lượm. Họ nhận thấy rằng về mặt bình quân, những nhóm người này tạo ra các phụ âm môi răng ít hơn những nhóm dân sống bằng trồng trọt.

Cuối cùng, các nhà khoa học còn "đi ngược thời gian", tái lập một dạng cây sinh học ngôn ngữ Ấn Âu. Việc tái lập quá trình tiến triển ngôn ngữ cho phép xác định "cách đây từ 2000 – 3000 năm, việc sử dụng các âm môi răng đã tăng lên một cách ngoạn mục trong dòng ngôn ngữ Ấn Âu". Đối với các nhà khoa học, yếu tố khởi đầu rất có thể là sự bùng nổ của các kỹ thuật chế biến thực phẩm như các loại cối xay chẳng hạn.

Dù vậy, các tác giả cũng ý thức được rằng kết luận nghiên cứu này chắc chắn sẽ làm dấy lên nhiều tranh cãi. Quá trình nghiên cứu vẫn còn một số thiếu sót về mặt phương pháp thống kê, so sánh cũng như là bỏ qua nhiều yếu tố khác như xã hội, tâm lý, cơ chế sinh học, môi trường, sinh lý học…

Miễn bình luận

Không rõ nhật báo Le Monde có đồng tình với các tác giả bài nghiên cứu hay không, chỉ biết rằng để minh họa cho bài viết, tờ báo đăng ảnh dàn hợp xướng quân đội Bắc Triều Tiên với dòng chú thích : "Trong tiếng Triều Tiên, các âm [f] và [v] hầu như không tồn tại".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 23/03/2019

***************

Tiếng Pháp chật vật khẳng định chỗ đứng tại Việt Nam

Thu Hằng, RFI, 20/03/2017

Ngày 20/03 hàng năm được chọn là Ngày hội Pháp ngữ (Journée internationale de la Francophonie) của 56 nước thành viên và 19 thành viên không chính thức. Việt Nam gia nhập Cộng đồng Pháp ngữ ngay từ năm 1970, dù tiếng Pháp không phải là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày.

phap4

L'Espace, Viện Pháp (Institut français), phố Tràng Tiền, Hà Nội. CC/Nicolas Lannuzel

Theo thống kê của sứ quán Pháp tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2016, tiếng Pháp được dạy tại 40 trên 63 tỉnh, chủ yếu ở các thành phố lớn, một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, miền trung và đồng bằng sông Cửu Long. Với khoảng 80.000 học sinh-sinh viên theo học, ngôn ngữ của Molière và Victor Hugo trở thành ngoại ngữ được dạy nhiều thứ hai tại Việt Nam song vẫn bị tiếng Anh bỏ xa.

Tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục phổ thông

Trong những năm 1990, sứ quán Pháp, Tổ chức Quốc tế các Quốc gia nói tiếng Pháp (còn gọi là Cộng đồng Pháp ngữ, Organisation internationale de la Francophonie, OIF) và Cơ quan Đại học Pháp ngữ (Agence universitaire de la Francophonie, AUF) cùng điều phối việc giảng dạy tiếng Pháp trong chương trình phổ thông và đại học tại Việt Nam.

Ngay trong thời gian này, chương trình chuyên Pháp được triển khai ở một số trường trung học cơ sở (THCS, cấp II cũ) và đến năm 1994 là chương trình song ngữ bắt đầu từ lớp 1. Sứ quán Pháp cũng như Cộng đồng Pháp ngữ - hai đơn vị phụ trách dạy tiếng Pháp ở cấp phổ thông - muốn đặt trọng tâm vào chất lượng giáo dục để thu hút học sinh, như áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá, trang bị cơ sở vật chất...

Vì những lý do này, nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng cho con em học song ngữ như trường hợp của An Nhân, cựu học sinh trường Hà Nội-Amsterdam, hiện là sinh viên ngành Y ở Pháp :

"Hồi xưa em được mẹ chọn cho vào học lớp song ngữ vì lúc đó sĩ số một lớp Pháp rất ít, chỉ tầm 20-30 bạn một lớp. Trong khi đó, trừ lớp chuyên, lớp chọn ra, thì mỗi lớp đều có trung bình từ 50 đến 60 học sinh. Thời điểm đó cũng là đợt đầu triển khai chương trình song ngữ ở Việt Nam, nên Pháp đầu tư cho đội ngũ giáo viên rất kĩ. Giáo trình Il était… une Petite Grenouille (Chú ếch nhỏ)hồi xưa được in màu cũng đều được phát miễn phí hết. Một hai khoá sau em, các bạn mới phải bỏ tiền ra mua hoặc dùng sách photo, rất khổ và xấu. 

Học song ngữ ngay từ cấp I, chương trình của em có các hoạt động rất hay, như cắt dán, làm bánh crêpe, đóng kịch, đi hát, đi diễn, vui hơn nhiều so với các chương trình bình thường".

Ngoài những lý do trên, theo kết quả một cuộc điều tra do CREFAP/OIF thực hiện năm 2013-2014, nhờ chương trình song ngữ, các bậc phụ huynh có thể đăng ký cho con em vào học trường tốt, trường điểm dù bị "trái tuyến". Đây cũng là trường hợp của Tuấn Khang, cựu học sinh trường Lê Hồng Phong, thành phố Hồ Chí Minh, hiện là sinh viên năm thứ 2 ngành Toán, đại học Paris-Diderot :

"Trường học mà ba con muốn cho con vô là trường điểm và có người bạn thân dạy trong đó. Trường đó ở quận 5 mà nhà con ở quận 8, vì khác quận nên phải vô lớp tiếng Pháp, từ lớp 1. Học xong 5 năm, thì cứ đi thẳng tiếp, sợ bỏ nó uổng cho nên đi tiếp lên cấp II rồi lên cấp III luôn, thành ra 12 năm học tiếng Pháp".

Một điểm lợi khác của chương trình song ngữ là học thông theo chương trình đã vạch sẵn, như giải thích của Thanh Thảo, cựu học sinh chuyên Pháp ở trường THPT Quốc gia Chu Văn An (Hà Nội) và Quang Hưng, cựu học sinh song ngữ ở trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội-Amsterdam :

Thanh Thảo : "Thường thì lớp song ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 9. Khi học lớp 9 xong sẽ có một chương trình thi để xem học chuyên hay học song ngữ. Tại vì học song ngữ thường đầu tư nhiều thời gian hơn, vẫn phải học thêm Toán và Vật lý bằng tiếng Pháp, theo chương trình của Pháp. Học chương trình chuyên thì cần đầu tư ít thời gian hơn và theo chương trình của bộ Giáo Dục-Đào Tạo Việt Nam".

Quang Hưng : "Chương trình song ngữ là tiếp tục 3 năm chương trình song ngữ từ lớp 1 đến lớp 9 do bộ Giáo Dục Pháp tài trợ. Sau khi học chương trình song ngữ xong, sẽ có một bằng tốt nghiệp tú tài (baccalauréat francophone) tương đương với bằng "bac" (tú tài) ở Pháp".

Lý do cuối cùng là rất nhiều bậc phụ huynh định hướng cho con đi du học Pháp hoặc một nước trong cộng đồng Pháp ngữ. Tấm bằng tú tài Pháp ngữ là chiếc chìa khoá đưa thẳng các em đến một trường đại học và bớt bỡ ngỡ trong môi trường giáo dục Pháp. Nếu học chuyên Pháp, với vốn ngoại ngữ chắc chắn, các em dễ dàng vượt qua được kỳ kiểm tra kỹ năng tiếng.

phap5

Một lớp học song ngữ ở trường Trưng Vương, Sa Đéc, Việt Nam. CC/Jean-Pierre Dalbéra

Tiếng Pháp mất hơn 70% học viên trong vòng 10 năm

Điều đáng tiếc là càng lên cấp cao hơn số học sinh song ngữ giảm đi rõ rệt, "như hình kim tự tháp" theo so sánh của ông Pierre-Yves Turellier, tuỳ viên hợp tác giáo dục tại sứ quán Pháp. Lý do chính là chương trình học thường nặng hơn vì ngoài các môn học phổ thông, các em học thêm một số môn khác bằng tiếng Pháp.

Ngoài ra, trong 10 năm đầu hoạt động (1996-2006) dưới sự quản lý trực tiếp của sứ quán Pháp, chương trình lớp song ngữ được đánh giá đạt kết quả tương đối khả quan. Đội ngũ giáo viên tiếng Pháp và một số bộ môn dạy bằng tiếng Pháp (Sinh học, Toán học, Vật lý và Hoá học) được đào tạo theo chương trình do Cơ quan Đại học Pháp ngữ tài trợ. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên và các trường triển khai lớp song ngữ được nhận thêm phụ cấp từ phía Pháp.

Tuy nhiên, từ khi chương trình được bàn giao lại cho bộ Giáo Dục-Đào Tạo Việt Nam vào năm 2006, Pháp và các đối tác khác giảm dần những khoản hỗ trợ này. Trong khi đó, phía Việt Nam lại chưa huy động hết nguồn lực cần thiết để duy trì sự năng động của dự án. Trong vòng 10 năm, tiếng Pháp mất hơn 70% học sinh ở các cấp tiểu học và phổ thông : từ 81.270 học sinh vào năm 2009, giảm xuống còn 48.446 vào năm 2014 và chỉ còn 39.992 vào năm 2016.

Ở cấp đại học, số sinh viên chọn học tiếng Pháp cũng không nhiều vì tiếng Anh luôn là ưu tiên số một. Một lý do khác là Cơ quan Đại học Pháp ngữ dần dần rút khỏi dự án đầu tư cho các lớp cử nhân tài năng ở một số trường đại học. Theo thống kê, năm 2016 có 6.331 sinh viên chọn tiếng Pháp là một ngoại ngữ ở 16 ngành học khác nhau, trong đó sinh viên chuyên ngành tiếng Pháp chiếm hơn 1/3 (2.758 sinh viên) và ít nhất là hai ngành luật quốc tế (7 sinh viên) và địa lý (6 sinh viên).

Hệ thống Viện Pháp, nơi quảng bá văn hoá-ngôn ngữ Pháp

Song song với việc giảng dạy tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục phổ thông và đại học, phía Pháp còn thành lập bốn trung tâm tiếng Pháp và Viện Pháp (Institut français) tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh (IDECAF). Ngoài chức năng là nơi giao lưu, quảng bá văn hoá Pháp và tư vấn du học, các trung tâm này cũng tổ chức các lớp tiếng Pháp cho mọi đối tượng và thu hút khoảng 10.220 người trong năm 2016.

Ông Lionel Sourisseau, giám đốc đào tạo tiếng Pháp tại Viện Pháp Hà Nội, giới thiệu với ban tiếng Việt đài RFI các chương trình học của Viện :

"Chúng tôi có nhiều loại khoá học khác nhau, có những khoá dành cho các doanh nghiệp hay cơ quan. Ngoài ra, chúng tôi cũng mở nhiều lớp dành cho cá nhân, như ở khoá học này (12/2016), chúng tôi có hơn 1.000 học viên. Hầu hết học viên ở đây là thanh niên từ 18 đến 25 tuổi.

Từ vài năm nay, chúng tôi cũng mở một số lớp học dành cho trẻ em tiểu học và trung học cơ sở. Chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu từ phía phụ huynh học sinh. Lý do khiến các bậc phụ huynh cho con đi học tiếng Pháp ở Viện là muốn con em đi du học ở Pháp. Hàng năm luôn có rất nhiều học sinh đi du học. Chúng tôi tạo điều kiện cải thiện ngôn ngữ cho các em để có thể đi học ở nước ngoài.

Mỗi khoá học, chúng tôi có khoảng 250 học sinh tiểu học và trung học cơ sở đăng ký và giờ học thường là vào cuối tuần vì học sinh ở Việt Nam có thời gian biểu trong tuần rất bận rộn và chỉ có thời gian rảnh vào cuối tuần. Phương pháp giảng dạy các em được các chuyên gia trong ngành soạn thảo, cho phép các em diễn đạt một cách tự nhiên và tự do. Sĩ số mỗi lớp thường ít để các em có cơ hội được nói, hiểu và diễn đạt".

phap6

Một lớp học tiếng Pháp cấp tốc tại Viện Pháp, Hà Nội. RFI tiếng Việt

Theo "Kế hoạch 2020" của bộ Giáo Dục-Đào Tạo Việt Nam, chương trình phổ thông chỉ dạy một ngoại ngữ duy nhất là tiếng Anh. Như vậy, số lượng người học tiếng Pháp sẽ còn giảm thêm rất nhiều. Điều an ủi duy nhất là tiếng Pháp vẫn được chọn là ngoại ngữ thứ hai được chọn dạy đầu tiên, trước cả tiếng Hàn hay tiếng Nhật, ngôn ngữ của hai đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Sứ quán Pháp cố gắng duy trì chương trình song ngữ với việc thêm giờ học tiếng Anh cho học sinh, đồng thời nhấn mạnh đến điều kiện thuận lợi du học Pháp sau khi tốt nghiệp tú tài. Một lợi thế khác để thu hút học sinh là các lớp song ngữ thường được đặt trong các trường điểm, trong trường hợp trượt kỳ thi tuyển, các em vẫn đủ khả năng theo học ở trường thường.

Như nhiều quốc gia khác trên thế giới, tiếng Pháp bị tiếng Anh bỏ xa ở Việt Nam. Thế nhưng, ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của sự lãng mạn, luôn để lại những ấn tượng đẹp cho người học, như tâm sự trên Facebook của một bạn từng học song ngữ :

"Tuổi thơ của mình gắn liền với một chú ếch màu xanh nhạt. Chú ếch đó đi theo từng câu chuyện, từng bài hát mà mình được học. Chú ếch nhảy múa trong từng trang sách màu trơn láng, thơm cái mùi giấy đặc trưng. Chú ếch trong quyển sách Une petite grenouille. Thế là một thế giới mở ra với một cô bé 6 tuổi ! (…).

Mình biết nhiều bạn có tuổi thơ giống mình lắm, cái tuổi thơ mà việc được học cái ngôn ngữ này (tiếng Pháp) là một may mắn không tưởng. Nó ảnh hưởng rất nhiều tới tính cách và cả thói quen của mình đến bây giờ. Đi nhà sách không bao giờ mình bỏ qua quầy truyện tranh tiếng Pháp, cứ vào đó là ngấu nghiến đọc. Cái thứ ngôn ngữ ăn sâu vào từ bé đó, mặc dù bây giờ chẳng còn cơ hội để sử dụng nhiều nữa, nhưng mình rất trân trọng. Nó nhẹ nhàng, thanh thoát như một bản nhạc vậy". (Facebook của Hoài An, khách sạn Ngọc Lan, Đà Lạt)

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 20/03/2019

Published in Văn hóa

Lính Đông Dương, đặc biệt là người Việt, thường được nhắc đến là chiến đấu cùng quân đội Pháp trong Thế Chiến II. Nhưng rất nhiều người Đông Dương đã có mặt trên chiến trường Châu Âu trong Thế Chiến I (1914-1918).

linh1

Đội bóng của lính Đông Dương trong Thế Chiến I (1914-1918). Carte postale

Thậm chí, họ còn đông hơn cả số lượng lính Đông Dương trong Thế Chiến II do trong giai đoạn này, Pháp ký thỏa thuận định chiến với quân Đức nên phần lớn số lính Đông Dương được dự kiến gửi sang chiến trường Châu Âu đã không đi được hoặc bị gửi về nước.

Trong giai đoạn Thế Chiến II, theo dự kiến có khoảng 75.000 lính thợ và lính tập Đông Dương được gửi sang Pháp nhưng cuối cùng chỉ còn 25.000 người. Con số này thấp hơn 1/4 so với con số hơn 93.000 người Đông Dương được đưa sang Pháp trong giai đoạn Thế Chiến I (1914-1918), trong đó gần một nửa là lính chiến đấu trực tiếp trên chiến trường.

Công lao của người lính Đông Đương được ghi công tại Vườn Nông Học Nhiệt Đới Paris (Jardin d’Agronomie Tropicale de Paris). Ngoài ra, còn có sáu công trình Ký Ức Đông Dương (Souvenir Indochinois), còn gọi là "tượng người lính An Nam chiến thắng" (Soldat annamite victorieux), được dựng ở Marseille, Aix-en-Provence, Montpellier, Tarbes, Bergerac và Toulouse.

Nhân kỷ niệm 100 năm kết thúc Chiến Tranh Thế Giới thứ nhất, RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với sử gia Pierre Brocheux về những người lính Đông Dương, đặc biệt là lính Việt Nam, đã sát cánh cùng quân đội Pháp trên chiến trường Châu Âu.

linh2

Hoàng đế Bảo Đại khánh thành khu nhà dành cho lính Đông Dương trong bệnh viện Val-de-Grâce, Paris, ngày 09/03/1927. BNF/Agence Rol

RFI : Thưa sử gia Pierre Brocheux, lính Việt Nam tham gia vào Chiến Tranh Thế Giới thứ nhất, sát cánh với quân đội Pháp. Họ được đưa đến những mặt trận nào ở Châu Âu ?

Pierre Brocheux : Phía bộ tham mưu Pháp có một định kiến về lính Việt Nam. Thậm chí ban đầu, họ còn không muốn đưa lính Việt Nam sang Pháp vì sợ người Việt không chịu được giá lạnh vào mùa đông, hoặc sợ họ ngại đạn lửa trên tuyến đầu, không xông pha ngoài mặt trận. Lính Đông Dương còn bị so sánh với người Sénégal, được gọi là "lực lượng đen", gồm hơn 200.000 người.

Cuối cùng, sau khi chấp nhận lính Đông Dương vào năm 1915, rất nhiều người trong số này lại không được đưa ra tiền tuyến, thậm chí còn không có mặt trên chiến trường. Nhưng điều này không ngăn cản họ đóng góp trong chiến tranh. Vì có khoảng 8.000 người trong số họ được tuyển làm lái xe tải chở đạn dược, cung cấp đạn dược cho chiến trường. Ngoài ra, họ còn lái xe cứu thương và cũng xuất hiện trên tuyến đầu để tìm người bị thương.

Rất nhiều lính thợ Việt Nam cũng được đưa sang Pháp vì công nhân Pháp được điều động ra chiến trường. Vì vậy, phụ nữ phải tham gia vào sản xuất công nghiệp chiến tranh và được lao động Việt Nam hỗ trợ, từ đó mà xuất hiện từ "lính thợ". Lính thợ cũng được tổ chức thành trung đoàn, đại đội… và mặc đồng phục như những quân nhân thực thụ. Nhưng phần lớn số họ làm việc trong các nhà máy ở hậu phương.

Tóm lại, phần lớn là lính thợ, nhưng cũng có rất nhiều lính chiến đấu trên chiến trường. Thậm chí, có người nói là nhiều quân nhân Việt Nam đã hy sinh trong trận đánh lớn Verdun, nhưng xác của lính Việt tử trận bị vùi cùng lính Bắc Phi. Vì thế mà sau này đóng góp của họ họ bị lu mờ.

RFI : Ngoài ra lính Đông Dương còn được điều tới chiến trường nào khác không ?

Pierre Brocheux : Nhiều lính Đông Dương có mặt trong các đơn vị chiến đấu không chỉ ở Pháp, mà sau đó, họ còn được cử sang các nước vùng Balkan để chiến đấu chống quân Bulgaria, đồng minh của Đức, và chống lực lượng Bolsheviks vào năm 1917, lúc diễn ra Cách mạng Bolsheviks Nga lan sang vùng Trung Âu và Balkan.

Ngoài ra, lính Đông Dương còn được điều đến chống người Druze gốc Ả Rập theo đạo Hồi sống ở phía bắc Syria-Lebanon - người Druze không được người theo đạo Hồi khác coi trọng. Pháp được ủy quyền quản lý Lebanon và Syria, cùng lúc với việc Anh Quốc được quản lý Palestine, Jordan, có nghĩa là Pháp-Anh chia sẻ việc cai quản một phần đế chế Ottoman ngày trước. Người Druze nổi dậy vào khoảng năm 1925 khi các đội quân Pháp đến Trung Đông, mà người ta vẫn gọi là "Cuộc nổi dậy của người Druze", kéo dài khoảng 2-3 năm. Và lính Đông Dương được cử đến đây để chống người Druze.

Trên mặt trận Balkan, tất cả sĩ quan Pháp đều đánh giá lính Đông Dương là những người lính giỏi, làm tốt nhiệm vụ được giao. Lời đánh giá này được tướng Weygand, chỉ huy trưởng quân đội Pháp trong những năm 1939-1940, viết trong cuốn sách về Lịch sử quân đội Pháp (Histoire de l’armée français, 1938), trong đó có một phần nói về Quân đội thuộc địa (L’armée coloniale) và dành một chương cho lính Đông Dương. Ông đánh giá họ là những người lính tuyệt vời nếu họ được chỉ huy tốt.

Lính Bắc Kỳ cũng được điều đến Maroc để trấn áp cuộc nổi dậy ở vùng Rif (miền Bắc Morocco). Ngoài ra, họ còn được gửi đến Vladivostok (miền Viễn Đông Nga). Khi cuộc Cách Mạng Nga nổ ra năm 1917, phe Bônsêvic lên nắm quyền và thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên Bang Nga. Lính Đông Dương có mặt tại Vladivostok để chống phe Bolsheviks, trong đạo quân viễn chinh quốc tế gồm người Anh, Pháp, Mỹ, Nhật.

linh3

Lính Đông Dương ở Saint-Raphael (miền nam nước Pháp). BNF/Agence Rol

RFI : Lính Việt Nam được đưa sang Châu Âu là ai ? Quá trình tuyển mộ diễn ra như thế nào ?

Pierre Brocheux : Trên nguyên tắc, phần lớn là tình nguyện viên, có nghĩa là họ nhận được một khoản tiền ban đầu, nên có thể tạm gọi là "tình nguyện viên", tôi sẽ giải thích tại sao. Sau đó, họ được lĩnh lương, dù không cao. Lương của quân nhân Pháp cũng chẳng khả quan hơn. Rồi họ còn có trợ cấp cho gia đình trong trường hợp họ bị thương, thậm chí bị chết.

Trên nguyên tắc, quá trình tuyển quân diễn ra ở các làng, cũng có thể ở thành phố, và được giao cho thân hào trong làng đảm trách. Dĩ nhiên là thân hào xoay sở theo cách của họ và tình trạng hối lộ rất cao. Ví dụ, nếu một người đàn ông thuộc gia đình giàu có, người này hối lộ quan để không bị đăng lính. Vậy là quan chức trong làng phải đi tìm những người nghèo nhất, không có đất cày, không có việc làm… và giải thích cho những nông dân này là họ sẽ được lĩnh trước một khoản tiền. Viễn cảnh cũng được vẽ ra là khi trở về họ có thể sẽ trở thành thân hào, nếu có huân chương, họ sẽ được lĩnh trợ cấp quân nhân hoặc họ có thể vào làm trong ngạch hành chính.

Dĩ nhiên, ngoài những người "được liên lạc", "bị ép" theo một số ý kiến gây tranh cãi vẫn gọi như thế, nhưng thực ra họ không bị như vậy, còn có rất nhiều tình nguyện viên, thường là phiên dịch, thư ký, kế toán.

Đừng quên một điều là những người này, dù bị ép đi lính hay không, đều phải qua kỳ kiểm tra sức khỏe. Tại sao Pháp lại phải tuyển những người bị bệnh lao hoặc quá yếu ? Họ phải trải qua hai cuộc kiểm tra. Lần đầu ở trung tâm tuyển quân và ở vòng này, khá nhiều người đã bị loại. Khi đến bến cảng trước khi lên tầu sang Pháp, những người vượt qua vòng kiểm tra lần một được kiểm tra sức khỏe lần nữa.

Theo nhiều tài liệu lưu trữ, vào khoảng năm 1916 hoặc sau đó, trên tổng số 6.000 người đến cảng xuất phát, vài nghìn người đã bị loại trong đợt kiểm tra sức khỏe thứ hai. Đó là chuyện đã diễn ra, là thực tế và trái với những lời đồn đại.

Vậy tại sao lại có nhiều người tình nguyện ? Không phải chỉ có mỗi phiên dịch viên, hoặc người làm việc văn phòng, mà còn có nhiều tình nguyện viên khác vì họ muốn thoát cảnh đói. Chín trên 10 lính thợ đến từ tỉnh Thái Bình, một tỉnh đông dân ở Bắc Kỳ và rất nhiều người trong số đó không có đất cày.

linh4

Lính thợ Đông Dương (1914-1918) yên nghỉ ở nghĩa trang Bagneux, ngoại ô Paris.BNF/Agence Meurisse

RFI : Tại Pháp, điều kiện sống của người lính Đông Dương ra sao ? Họ được đối xử ra sao ? Và sau khi hết nghĩa vụ, họ làm gì ?

Pierre Brocheux : Thư từ trao đổi của những người lính này cho thấy điều kiện sống của họ rất đa dạng, rất khác nhau. Có thư nói rằng họ bị ngược đãi hoặc có nhiều thư viết rằng dù gì thì Pháp cũng yếu hơn Đức và Pháp sẽ không thắng trận.

Nhưng cũng có nhiều lá thư nói ngược lại. Họ được người Pháp đón rất chu đáo, như một bức thư viết : "Tôi được một gia đình Pháp đón và coi tôi như con trai họ", hoặc "Đồng đội của tôi tên là Joseph. Gia đình anh ấy đón tôi". Một số lính thợ có bạn gái người Pháp.

Ví dụ, trong một bức thư được sử gia Kim Loan Vũ Hiến trích lại trong cuốn sách của bà, cho biết một hạ sĩ quan người Việt yêu một cô giáo tiểu học sống ở tỉnh. Vào năm 1919, khi được giải ngũ, người ta nói với ông rằng nếu về Đông Dương, ông sẽ tiếp tục giữ chức hạ sĩ quan trong quân đội, nhưng nếu vẫn quyết tâm cưới người phụ nữ đó, ông sẽ gia nhập lực lượng quân đội Pháp chính quốc nhưng bị mất quân hàm, chỉ còn là một quân nhân bình thường. Trong thư gửi một đồng đội khác ở Marseille, người đàn ông đó viết là đã bỏ chức vụ, ở lại Pháp và cưới người yêu.

Ngoài ra còn có một số bức thư khác mà tác giả cho biết là được chăm sóc rất cẩn thận trong bệnh viện khi họ bị ốm hoặc bị thương, rồi họ được các gia đình Pháp đón trong thời gian hồi phục.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều bức thư cho thấy, một cách chung chung là rất nhiều người Việt, với vị thế là người dân của một xứ bị đô hộ, mong Pháp thua trận. Nhưng khi Đức thất bại, người ta nhận thấy là lính Đông Dương không thể hiện niềm vui, nhưng khoảng một-hai năm sau đó, họ cũng thừa nhận là Pháp đã chiến thắng.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 12/11/2018

***********************

"Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất" (Dân Trí, 21/11/2014)

"Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918)" là tên cuộc triển lãm ảnh do Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) tổ chức tại trụ sở của Hội tại Paris từ ngày 19/11 đến ngày 30/12/2014.

linh5

Pano giới thiệu Triển lãm ảnh về Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, hơn 100 bức ảnh tư liệu được khai thác từ Kho Hình ảnh tư liệu quân sự được lưu giữ tại Thư viện Tài liệu đương đại quốc tế của Pháp đã cho thấy điều kiện sống và làm việc của những người Việt Nam đầu tiên bị Chính phủ bảo hộ Pháp đưa sang "mẫu quốc" trong những năm đầu thế kỷ XX để phục vụ chiến tranh.

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc triển lãm, đại diện ban lãnh đạo UGVF cho biết cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Pháp là một cộng đồng có truyền thống lâu đời nhất. Năm nay, nước Pháp kỷ niệm 100 năm Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đây là dịp để UGVF tổ chức hoạt động tưởng nhớ những người Việt Nam bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp để phục vụ chiến tranh, nhưng thường bị lãng quên trong các lễ kỷ niệm tại Pháp.

linh6

Nhà sử học Pierre Brocheux giới thiệu bối cảnh lịch sử khi người Việt Nam bị trưng dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Nhân dịp này, nhà sử học Pierre Brocheux đã giới thiệu bối cảnh lịch sử khi gần 100.000 người Việt Nam được tuyển dụng và đưa sang Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo ông, những người này vừa là "thợ" vừa là "lính", làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực như hậu cần, chế tạo vũ khí và quân dụng, thu dọn chiến trường, vận chuyển thương binh và trực tiếp tham gia chiến đấu. Cụ thể, 4 tiểu đoàn chiến đấu lính thuộc địa Đông Dương đã được thành lập, trong đó 2 tiểu đoàn chiến đấu chống lại quân Đức trên các chiến trường ở Đông Bắc nước Pháp, 2 tiểu đoàn còn lại chiến đấu ở mặt trận phía Đông bao gồm Hy Lạp, Macedonia chống lại các đạo quân đến từ Áo, Bulgaria và Albania. 15 tiểu đoàn khác cũng được hình thành để làm công tác hỗ trợ hậu cần cho quân đội. Họ là những người thợ được đưa đến làm việc tại các kho vũ khí, xưởng thuốc súng và các xưởng quân giới khác thay thế những người Pháp phải ra chiến trường.

Theo các tài liệu lưu trữ, gần 100.000 người xuất thân chủ yếu từ các vùng quê nghèo của Việt Nam được huy động cho các cuộc chiến tranh của Pháp trên tổng số 340.000 lính thuộc địa đến từ châu Phi và Đông Dương là một một tỷ lệ khá lớn. Ngoài ra, Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. Bên cạnh đó, hàng chục tấn vũ khí và hàng hóa các loại cũng được chuyển từ Đông Dương thuộc địa nhằm cung ứng cho chiến trường tại Pháp. Đối với những người lao động Việt Nam, hành trình di chuyển cực khổ đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. Khi đến Pháp, họ phải làm những công việc nặng nhọc và độc hại. Nhiều người trong số họ đã sớm nhận thức được sự phi nghĩa khi nước Pháp bắt người dân các nước thuộc địa phải đổ máu và chi tiền cho cuộc chiến tranh của họ.

linh7

linh8

Ảnh tư liệu về những người lính thợ Việt Nam được khai thác từ Thư viện tư liệu quốc tế đương đại của Pháp

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, nhà nghiên cứu François Triệu, người đã dành 4 tháng để nghiên cứu và tập hợp các bức ảnh tư liệu cho biết, đối với ông, một người Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Pháp, triển lãm này là một "nghĩa vụ tinh thần" nhằm thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn với những hy sinh của lớp người đi trước. Đồng thời, nó cũng cho người Pháp và người Việt Nam tại Pháp thấy được một phần trang sử đã qua, để hiểu và trân trọng những gì có được ngày nay.

Bích Hà

(Phóng viên TTXVN tại Paris)

Published in Văn hóa
Trang 1 đến 3