Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vĩnh biệt nhà văn hóa Phạm Toàn (1/7/1932-26/6/2019)

Phạm Đình Trọng, 26/06/2019

Phạm Toàn nghệ sĩ

Nhiều người đã biết Phạm Toàn, nhà giáo ; Phạm Toàn – Châu Diên, nhà văn ; Phạm Toàn, một trong ba chân kiềng vững chãi của trang web boxitvn mang chí khí Việt Nam. Ít người biết đến Phạm Toàn nghệ sĩ.

phamtoan1

Phạm Toàn nghệ sĩ - Nhóm Cánh Buồm gặp gỡ bầu bạn đánh dấu chặng đường 8 năm. Nhà văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội, tháng 12/2017

Đầu năm 2013, trong một tháng về Hà Nội để được đắm trong hơi lạnh của một mùa heo may sắp qua đi, tôi đã có một tuần được sống trong gian nhà anh Phạm Toàn thuê bên Hồ Tây và tôi đã thấy một Phạm Toàn nghệ sĩ.

Nghệ sĩ trong phong cách sống. Nghệ sĩ trong làm việc say mê quên tuổi tác, quên thời gian. Gần mười hai giờ khuya tôi và anh Toàn mới rời laptop, tắt đèn đi ngủ. Anh Toàn có phòng ngủ riêng. Tôi ngủ ngay phòng làm việc trên chiếc giường đơn. Chợt thức giấc tôi thấy trong quầng sáng đèn thu gọn vào chỗ bàn làm việc, bóng anh Toàn nghiêng nghiêng bên bàn phím và tiếng bàn phím đổ hồi, khi rào rào hối hả như mưa sa, khi ngập ngừng, khoan nhặt như giọt nước mưa phùn mùa xuân nhỏ tí tách dưới mái hiên. Coi đồng hồ, chưa đến bốn giờ sáng, tôi xoay mặt vào tường ngủ tiếp. Gần bảy giờ sáng tôi trở dậy đã thấy trên bàn uống nước hôm thì hai phần xôi gói trong lá chuối xanh, hôm thì hai ổ bánh mì bên cạnh lọ ruốc bông. Hộp cà phê hòa tan bên cạnh chiếc ấm điện, nước đang reo trong ấm. Ăn sáng xong, anh Toàn lại ôm máy, khi dịch sách, khi viết bài.

Hết mạch làm việc buổi chiều, anh Toàn dẫn tôi đi dạo trên con đường ven Hồ Tây. Sương khói bảng lảng trên mặt hồ. Sương khói bảng lảng cả trong hồn người gợi lên bao liên tưởng gần xa. Chỉ hai con rồng bê tông thô thiển lù lù nổi trên sóng nước Hồ Tây, choán mất tầm nhìn cả một khoảng hồ rộng đầy gợi cảm, anh Toàn than cho Hà Nội đang bị kẻ có quyền lớn mà văn hóa thấp, thẩm mĩ kém phóng tay tiêu tiền thuế của dân không phải để làm đẹp Hà Nội mà chỉ làm xấu xí Hà Nội, làm cho không gian văn hóa, không gian lịch sử và chiều sâu tâm linh của Hà Nội thành kệch cỡm, ô trọc.

Bữa ăn tối, hôm thì chúng tôi ghé vào quán vịt cỏ Vân Đình bên đường Lạc Long Quân. Một con vịt luộc. Một chai rượu nhỏ. Thêm mỗi người một tô bún măng vịt là xong bữa tối. Hôm thì những người bạn thân thiết kéo chúng tôi đi nhà hàng. Chúng tôi đi bộ ra nhà hàng Sen bên Hồ Tây theo lời mời của kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Chúng tôi đi bộ đến quán cà phê Lộc Vàng nghe tiếng hát Lộc Vàng.

phamtoan2

Từ trái qua : Nhà giáo Phạm Toàn, nghệ sĩ Lộc Vàng và tác giả Phạm Đình Trọng

Vụ án Lộc Vàng và Toán Xồm tù đày cả một dòng nhạc trữ tình, chà đạp lên cuộc đời Lộc Vàng và giết chết người nghệ sĩ tài hoa Toán Xồm. Lộc Vàng và Toán Xồm những nghệ sĩ chân chính, đích thực đã phải trải qua cả chục năm trời trong nhà tù hà khắc của nhà nước cộng sản chỉ vì họ hát những bài hát còn lắng mãi trong hồn một thế hệ hào hoa mà bây giờ gọi là nhạc tiền chiến. Ra tù, nhà bị nhà nước chiếm, Toán Xồm sống vật vờ hè đường rồi chết thảm ngay trên hè phố trong một đêm mùa đông mưa phùn gió bấc. Bây giờ chỉ còn Lộc Vàng, nhân chứng về một thời tăm tối, đau buồn cần phải được khắc vào lịch sử. Lộc Vàng hỏi chúng tôi thích nghe anh hát bài gì rồi anh cầm mic bước lên bục diễn. Nghệ sĩ ca nhạc Lộc Vàng say sưa hát Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay, Giọt Mưa Thu. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán mải mê chụp ảnh Lộc Vàng, chụp ảnh chúng tôi. Còn ông già Phạm Toàn thì như một đứa trẻ hồn nhiên,  mắt sáng lấp lánh nhìn Lộc Vàng, miệng thì thầm theo tiếng nhạc

Từ quán xá trở về đã muộn, anh Phạm Toàn lại ngồi ngay vào bàn làm việc. Có đêm đã khuya, Andre Menras Hồ Cương Quyết mới gửi bài viết bốn trang bằng tiếng Pháp từ Paris, Pháp sang cho anh Nguyễn Huệ Chi. Anh Nguyễn Huệ Chi lại chuyển email cho anh Phạm Toàn đề nghị anh Toàn dịch ngay để sáng hôm sau có bài trên trang boxitvn. Thế là đêm đó, bàn phím máy tính của anh Toàn lại rào rào đến hai, ba giờ sáng.

Cầm quyển sách anh Phạm Toàn tặng, Nền Dân Trị Mỹ của Alexis de Tocqueville, một học giả Pháp "hiểu nước Mỹ hơn cả người Mỹ", dày hơn tám trăm trang, khổ 16 X 24 do anh Phạm Toàn dịch từ tiếng Pháp vừa được nhà xuất bản Tri Thức phát hành, tôi lại như nghe thấy tiếng bàn phím máy tính rào rào như mưa sầm sập, như gió ào ào trong những đêm thâu thanh vắng.  

Ngày một tháng bảy năm trước, từ Sài Gòn, tôi gọi điện chúc mừng sinh nhật, anh Toàn cười vang bảo rằng mình có nghĩ đến sinh nhật bao giờ đâu. Chả năm nào mình làm sinh nhật cả. Rồi anh khoe ngay anh vừa hoàn thành tập Toán Lớp Một.

Mãi đến bây giờ mới soạn sách Toán Lớp Một vì nhóm Cánh Buồm chỉ chủ trương làm mảng sách xã hội. Qua chuyện trò, tôi biết rằng anh Phạm Toàn day dứt nhận ra giáo dục cộng sản không có con người cá thể, chỉ có con người bày đàn, con người công cụ. Tài nguyên lớn nhất của đất nước là con người, Giáo dục cộng sản đã làm hỏng con người Việt Nam và những con người đó đang phá nát đất nước Việt Nam. Phải có những con người tử tế cứu đất nước, cứu giống nòi. Anh Phạm Toàn tập trung công sức nhóm Cánh Buồm vào làm sách xã hội giáo dục tính người cho lớp người trẻ. Nhưng bà Nguyễn Thị Bình, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục tin ở nhóm Cánh Buồm, đặt Cánh Buồm làm cả sách Toán. Bà thúc giục mãi, Cánh Buồm lại phải làm cả sách về những chữ số.

Không ai có thể nghĩ một ông già ngoài tám mươi tuổi mỗi ngày làm việc không dưới mười hai tiếng. Con người ham làm việc đó phải có tâm hồn nghệ sĩ và có một tình yêu thật lớn lao với cuộc sống. Những người như vậy đôi khi bỗng nhớ ra năm tháng tuổi tác mới chợt nhận ra tuổi mình đã cao. Nhưng nhớ đến công việc lại có cái hăm hở, hối hả, miệt mài làm việc của người trẻ, lại quên năm tháng, tuổi tác.

Nghệ sĩ trong tiếng cười sảng khoái, vô tư. Nghệ sĩ trong những câu chuyện tếu táo. Vô tư và tếu táo nhưng con người nghệ sĩ Phạm Toàn đã phẫn nộ gọi phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bảy năm tù là phiên tòa ô nhục và Phạm Toàn đã dành nhiều đêm cho những bài viết bộc lộ tình yêu và khâm phục với Cù Huy Hà Vũ, dành nhiều thời gian giúp vợ tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ hoàn chỉnh những văn bản về Cù Huy Hà Vũ. Tình yêu và sự khâm phục của anh Phạm Toàn dành cho Cù Huy Hà Vũ cũng là tình yêu và sự khâm phục của tôi và tháng ba năm trước tôi đã đến nhà anh Phạm Toàn ngủ một đêm để bốn giờ sáng hôm sau chúng tôi ngồi taxi đến 24 phố Điện Biên Phủ cùng vợ tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, luật sư Dương Hà đến nhà tù K5 ở Yên Định, Thanh Hóa thăm Cù Huy Hà Vũ.

Nghệ sĩ trong tình bạn đẹp đẽ với những người bạn từ thuở hàn vi, từ lúc hoạn nạn đến tận hôm nay. Tôi đã được nghe anh Phạm Toàn nhắc đến các anh Nguyễn Đỗ Ngọc, Vũ Thư Hiên, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Vũ Bão…, suồng sã, thân tình, chí cốt, không có chút nào khoảng cách giữa những nhân cách con người và tâm hồn nghệ sĩ đó.

Năm 1993, một cô gái trẻ người Úc đến Việt Nam học ngôn ngữ và văn hóa Việt. Đến Hà Nội hôm trước thì ngay hôm sau cô tìm đến thầy giáo Phạm Toàn xin được làm học trò thầy Toàn. Giúp cô gái Úc nhanh chóng nói được tiếng Việt, đọc được sách báo chữ Việt, hiểu được văn hóa Việt Nam, ông thầy tài hoa và nghệ sĩ Phạm Toàn còn đánh thức được trái tim cô gái Úc, chinh phục được trái tim cô gái có học vấn lịch lãm ở một xứ sở xa xôi, của một nền văn hóa khác biệt. Cô gái Úc đem lòng yêu ông thầy người Việt lớn hơn cô hơn ba mươi tuổi. Đó không phải chỉ là tình yêu đàn ông, đàn bà. Đó còn là tình yêu của hai nền văn hóa dành cho nhau, soi vào nhau. Ngày anh Toàn phải mổ tim, cô gái Úc đã bay từ Úc sang Hà Nội, đến bên giường bệnh nâng giấc cho anh Toàn. Tháng tư năm nay, đang ở với anh Toàn tôi đành phải chuyển đi chỗ khác nhường gian nhà bên Hồ Tây cho cô gái Úc từ Myanmar về ở lại với anh Toàn.

Có phải văn hóa là "vàng mười" và cuộc gặp gỡ của hai nền văn hóa là "ràng buộc tình cờ" ? Có phải vì những "mong", những "chờ", vì những "biệt ly" với người đàn bà tóc vàng Úc mà tâm hồn nghệ sĩ Phạm Toàn đã viết thành thơ : 

Áo xiêm ràng buộc tình cờ

Một mong là nghĩa

Một chờ là nhân

Vàng mười

Hạnh phúc

phân vân

Chợt xa

Đã thấy mây vần trời xanh

Đã nghe nức nở nắng hanh

Chợt khuất lối nhỏ

đã thành biệt ly

Bài viết mừng nhà văn hóa Phạm Toàn bước sang tuổi tám mốt, 1/7/2013.

Phạm Đình Trọng

(26/06/2019)

*****************

Phạm Toàn : Cánh buồm vừa rời bến

Mặc Lâm, VOA, 26/06/2019

Năm 2010 tôi viết bài v b sách giáo khoa do nhóm Cánh Bum ch trương, lúc y tôi được biết tác gi tht s ca nhng cun sách đc bit này là nhà giáo Phm Toàn và t ln đu tiên phng vn ông tôi đã b sc hút t con người đc bit y hp dn, đến nỗi tôi tin ông là người có kiến thc uyên bác có th gii quyết cho tôi bao điu v Vit Nam nht là trong thế gii ca Hà Ni, nơi ông sng c đi và làm vic không h mt mi cho ti ngày nhm mt.

pham1

Phạm Đoan Trang đến thăm nhà giáo Phm Toàn. (Hình : Trang Facebook của Phm Đoan Trang)

Hai ngày trước đc mt bài viết ngn ca Đoan Trang v "cái ôm cuối cùng" vi ông, tôi biết rng ngày ra đi ca ông đã ti nhưng không đ can đm gi cho ông, bi tôi s ông mt trong cơn bo bnh và mt ni s khác âm nhưng mãnh lit hơn khiến tôi không đành lòng bm nút, tôi s s khóc và làm ông khóc theo n đã tng xy ra nhiu năm trước, bi tôi biết ông rt quý tôi qua thi gian tôi và ông chia s nhng điu mà cho ti nay tôi t hi không biết có ai thay thế được ông trong cun sách đi ca lòng tôi hay không.

Tôi có duyên lắm mi nghe được ging nói sang sảng hào phóng ca ông qua nhiu ln trò chuyn trước các vn đ but nhc ca nước nhà. T trăn tr ln khó khăn khi làm Cánh Bum, ti nhng bài viết, dch ca ông trên trang Bauxite. Ông tr lm trong li ăn tiếng nói mà còn tr c nhân sinh quan, cung cách sống và quan nim v gii tính. Vi ai ông cũng m lòng ra mà trò chuyn vì ch như vy ông mi nhìn thy chính mình. Nhà giáo Phm Toàn được người chung quanh quý trng không phi kh năng thuyết phc mà s minh mn l l trong tng ging cười cho ti tng cái siết tay thân thin.

Có lần gi v cho ông ch đ hi thăm tình trng ca trang Bauxite, ông im lng mt chc ri hi tôi : Thế cu có ý kiến gì giúp cho nó mnh hơn lên hay không ? Tôi cũng bt ng và hi li : Nó đang mnh như thế còn gì ? Ông cười ln : chưa đ mnh đ công an tránh xa.

Làm Cánh Buồm vic quan trng nht là kinh phí cho các bn tr trong nhóm. May mn cho ông là có khá nhiu mnh thường quân nhiu nước gi v giúp đ, nhưng nhng đng tin nhn được vn không đ trang tri. Ông thường xuyên ln li vào Nam nhm kiếm thêm mnh thường quân nhưng không may, Sài gòn t ra không mn mà lm vi chương trình mà Cánh Bum khi xướng ngoi tr nhng người bn thân ca ông. Ông không bun chút nào khi nói vi tôi ông s li vào giới thiệu Cánh Bum na cho ti khi nào "v ra" mi thôi.

Ông sống mt cuc đi gin d và khiêm tn mc dù cuc sng dành cho ông khá nhiu cm tình. Dưới mt ông đng tin không là gì c mc dù thu nhp ca ông khó ai đoán được t ngun nào. Tôi nh như in khi ông nhắn tin cho tôi bo gi ông gp có chuyn quan trng, khi gi được thì ông cho biết : lâu quá không nghe mày gi nên….nh, vy thôi.

Thay vì bực mình, tôi xúc đng như người say rượu. Tôi biết ông quý tôi mc dù chưa h gp nhau. Ln tôi v Hà Ni gần nht có yêu cu Phm Xuân Nguyên dn tôi ti thăm ông nhưng lúc y ông li đi vng, tiếc nhưng không còn cơ hi nào khác tôi ch biết e-mail nhn tin cho ông vì không gi được mc dù đang ngi ti H Gươm. Ln duy nht y vn làm tôi tiếc nui không ôm được người mình yêu quý. Duyên vi nhau chưa đ đ gp mt nhưng tôi và ông có nhng cuc đin thoi dài nhiu tiếng đng h bàn v nhng vn đ hoc ông hoc tôi chăm chú.

Khi tôi cần tìm hiu v mt vn đ giáo dc hay văn hóa Hà Ni ông sn sàng ngi hàng giờ t m cho tôi biết nhng gì đã xy ra, và hơn thế ông còn đưa ra nhng kết qu hết sc thuyết phc v nhng gì ông suy đoán. Tuy nhiên chưa bao gi tôi thy ông t v tuyt vng v bt c vn đ gì k c vn đ gai góc nht khi ông gp khó khăn lúc điều hành trang Bauxite. Lúc nào ông cũng cười thoi mái, không h gi to hay gượng ép, nghe tiếng cười ca ông người ta cm thy cuc đi gn gũi và đáng sng hơn. Cũng trong tiếng cười y ông thường k cho tôi nghe v nhng người an ninh có thi gian vây chung quanh ông đã bị tiếng cười làm cho h bi ri ngn nào. Nếu Lão ngoan đng trong tiu thuyết ca Kim Dung là có tht thì hình nh n cười ca ông đáng được ghi nhn như mt ct cách, mt tâm trng thin lương lúc nào cũng túc trc trong tâm hn ông.

88 tuổi đáng được gi là đi th cho nhng người bình thường nhưng vi ông thì không đ đ ông làm vic. Căn nhà s 713 Lc Long Quân, tng 7, Qun Tây Hồ, Hà Ni tng cha hàng ngàn n cười ca ông gi chc nó s nh như bn bè thân quyến ca ông tng chng kiến. Tôi luôn c tin rng Phm Toàn không bao gi nui tiếc cuc đi này bi ông tha biết sng đến ngn y thi gian, chưa làm điu gì bun lòng cho người khác ngược li còn mang đến nim kỳ vng cho bao thế h qua b sách Cánh Bum đã quá đ cho mt sĩ phu Bắc Hà mc dù đa ch e-mail ca ông là phamtoankhiemton.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 26/06/2019

********************

Nhà giáo Phạm Toàn tạ thế : một dòng sông giáo dục đã qua đời !

Nguyễn Hiền, VNTB, 26/06/2019

Sáng ngày 26/06, nhà giáo Phạm Toàn, người chủ xướng nhóm Cánh Buồm, nhà dịch giả cuốn sách "Nền Dân trị Mỹ" đã tạ thế, hưởng thọ 88 tuổi.

Ông ra đi sau một thời gian kiên cường chống lại bệnh tật về già.

pham2

Ngày 26/06/2019, nhà giáo Phạm Toàn, người chủ xướng nhóm Cánh Buồm, đã tạ thế, hưởng thọ 88 tuổi

Phạm Toàn là người trí thức được phủ bởi lớp đào tạo chất lượng của Pháp, cũng như lòng yêu nước Việt nồng nàn. Ông nổi lên với sự đau đáu về vận mệnh nước nhà cũng như chất lượng sản phẩm giáo dục, ông kỳ vọng một tương lai thay đổi và biến chuyển lớn của Việt Nam, một Việt Nam "tươi đẹp hơn, đàng hoàng hơn" dựa trên những con người, những sản phẩm được xây dựng bởi nền giáo dục hiện đại, nơi "đảm bảo hạnh phúc đi học cho trẻ em".

Facebook Hoàng Hưng, người bạn của nhà giáo Phạm Toàn trong lời vĩnh biệt được đăng tải trên trang cá nhân, đã nhận xét nhà giáo trên nhiều khía cạnh, trong đó, nhà giáo Phạm Toàn là con người rất tình cảm, yêu ghét phân minh nhưng bao dung và hồn hậu, hài hước, trẻ trung đến những ngày cuối đời, một "lão ngoan đồng".

Chuyên gia nghiên cứu quốc tế Nguyễn Quang Dy trong một bài viết tưởng nhớ nhà giáo Phạm Toàn, đã trích dẫn câu nói của triết gia Hegel, "Không thể đạt được điều gì vĩ đại trên thế gian này nếu không tâm huyết". Và nói đến nhà giáo Phạm Toàn chính là nói đến sự miệt mài của ông đối với trường thực nghiệm, bauxite, dự án Cánh Buồm…

Nhà giáo Phạm Toàn cho thấy sự tâm huyết của một học giả, một nhà xây dựng giáo dục đích thực. Bởi góc nhìn giáo dục hiện đại và lòng yêu thương trẻ em vô hạn. Và trong những từ khóa hiển thị trên website nhóm Cánh buồm, đã thể hiện thuộc tính nêu trên, bởi thứ liên quan nhất đến chính trị lại là những ngôn từ thể hiện sự đau đáu và khát vọng cùng nhà nước thực hiện cải cách, như báo cáo quốc hội, cải cách giáo dục, giao dục hiện đại. Còn những từ khóa còn lại, là biểu hiện tinh thần giáo dục của nhóm Cánh buồm, như giáo dục Pháp ; hành trình trí tuệ ; học làm thơ ; học văn ; Hồ Ngọc đại ; Jean Piaget ; Ngô Bảo Châu ; triết học ; trí khôn. Nói cách khác, có vẻ như nhà giáo Phạm Toàn đã chắt lọc cái tinh túy của nền giáo dục Pháp mà ông hưởng thụ thời thơ ấu và tinh thần "dân trị Mỹ" trong giáo dục để cùng với những người bạn, người em của mình định hình một giá trị giáo dục Việt.

Nhà giáo Phạm Toàn từng đề cập một cách khái quát nhất về nền giáo dục Việt Nam, nơi mà trẻ em luôn là nạn nhân, và thực tế cho thấy, những vấn đề bất cập trong nền giáo dục hiện tại, bao gồm cả bạo lực, sự gian lận,… là hệ quả của nỗi sợ mà ông từng đề cập đến trong một tọa đàm.

"Bắt nạt ở đây tôi hiểu theo cái nghĩa là dọa bằng điểm số, dọa bằng xếp hạng, dọa bằng sổ liên lạc, dọa bằng gọi phụ huynh đến để đe nẹt, dọa bằng bài tập, dọa bằng không được lên lớp", nhà giáo Phạm Toàn chia sẻ trong bàn tròn trực tuyến của báo VietnamNet vào tháng 08/2014.

Người viết không đồng ý với quan điểm về một "thế hệ trí thức tinh hoa cuối cùng", trong đó ám chỉ nhà giáo Phạm Toàn là một trong số đó. Bởi giá trị mà nhà giáo Phạm Toàn tạo ra trong suốt cuộc đời của ông, tài sản của ông để lại qua dự án Cánh Buồm, thậm chí cả "mơ ước một nhà trường không bắt nạt trẻ con"đã và sẽ tiếp tục khởi tạo một thế hệ tinh hoa tiếp nối. Cái thế hệ hưởng thụ nền giáo dục đầy nhân bản, nơi bạo lực và sự gian dối chỉ là những khái niệm đã qua. Bởi triết lý, nền tảng giáo dục hiện đại mà Phạm Toàn và những đồng nghiệp của ông miệt mài khởi tạo trong thời gian qua đã là những nền tảng cơ sở tốt nhất, nhân văn nhất, và tương lai nhất của chính tương lai Việt Nam.

Sẽ chẳng có sự thay đổi nào diễn ra, nếu như dân trí không được nâng cao. Và dân trí không thể nào nâng cao, nếu như phương pháp và môi trường giáo dục không được thay đổi theo hướng tiếp cận và hiểu được trẻ em mong muốn gì. Nhà giáo Phạm Toàn đã làm được điều đó.

"Giáo dục là tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên cả dân tộc. Giáo dục tiểu học ổn định đảm bảo chất lượng thì toàn bộ nền giáo dục mới được ổn định, từng gia đình ổn định, cả xã hội cùng ổn định"., Triết lý giáo dục của nhóm Cánh Buồm được đăng tải công khai trên website.

Nếu xã hội và tương lai bất ổn, đó là vì nền giáo dục đào tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa. Nếu xã hội và tương lai Việt Nam ổn định, đó là vì những con người đi ra từ dự án giáo dục Cánh buồm.

"Thầy vừa từ giã tất cả chúng ta", sự ra đi của ông là một mất mát to lớn đối với nền giáo dục Việt Nam, nhưng điều đó không đồng nghĩa Cánh Buồm sẽ dừng lại, bởi tinh thần của ông sẽ tiếp tục tồn tại và dẫn đường, vì nền giáo dục hiện đại là khát vọng ngày càng lớn của chính những người Việt Nam

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 26/06/2019

**********************

Chia tay người gieo mầm hy vọng

Tuấn Khanh, RFA, 26/06/2019

Sáng sớm 26/6/2019, nghe nhà giáo Phạm Toàn qua đời. Mới thấy mọi thứ là lẽ đương nhiên của tạo hóa, rồi thấy nỗi buồn nở một đóa hoa trong khu vườn ký ức của mình.

pham3

Blogger Tuấn Khanh (trái) và nhà giáo Phạm Toàn -Photo by Tuấn Khanh

Vài năm trước, khi gặp ông. Vừa nhìn mặt, ông hỏi ngay "Tuấn Khanh phải ông ?", nói xong ông ôm chặt, rồi bỗng nhiên ông khóc.

Lúc ấy tôi ngỡ ngàng, bác Vũ Sinh Hiên đứng cạnh tôi, cũng ngỡ ngàng, rồi bác cười "ừ, thế đấy, thế đấy".

Ông lau nước mắt, rồi cười, nói xin lỗi vì xúc động quá. Cho đến ngày ông mất, tôi vẫn chưa bao giờ có thể giải thích được vì sao ông lại xúc động đến như vậy. Chỉ nhớ lúc đó, ông quay sang bác Vũ Sinh Hiên, nói như giải thích "Chúng ta cần con người, đất nước này cần con người, anh à". Bác Hiên, một nhà chép sử Công giáo Độc Lập cũng cười, gật gù "qui, qui.."..

Thật ra buổi gặp đó cũng cho tôi một niềm xúc động kỳ lạ. Bởi tôi được chứng kiến hai con người với tuổi tác đi cùng trời đất, không mang gì theo mình ngoài ước muốn cho một đất nước có những con người. Nếu gọi họ là những học giả thì cũng là xứng đáng, vì cả đời những con người ấy luôn mải mê đi tìm làm sao để chấn hưng đất nước, làm sao để có được những con người với sự thật, giữa bóng tối mênh mông của nền tuyên truyền cộng sản. Họ, những học giả của nhân dân, học giả của thuyết hy vọng.

Lúc đó, ông Phạm Toàn đang chuẩn bị để cho ra mắt những cuốn sách giáo khoa đầu tiên của nhóm Cánh Buồm. Ông dành rất nhiều thời gian cho buổi gặp mặt đó, để nói một cách mê say với tôi về những điều ông sẽ làm. "Chúng ta sẽ xây lại từ những gì mà chủ nghĩa cộng sản đã phá nát các thế hệ trên đất nước này", ông nói và nhìn tôi, như sợ tôi không tin, "khó đấy, nhưng sẽ rồi làm được".

Không lâu sau đó tôi thấy những tập đầu tiên của bộ sách giáo khoa Cánh Buồm ra đời. Tôi cũng được biết rằng ông đã phải đánh vật không biết bao nhiêu lần với những người kiểm duyệt để có thể đưa được một vài nội dung tiến bộ vào trong bộ sách ấy. Ông đã cố lược bỏ tất cả những phần chính trị cộng sản ngu ngốc nhất trong những cuốn sách giáo khoa - trong khả năng có thể - nhưng đồng thời cũng phải giữ lại một vài thứ mà nhà cầm quyền ép buộc.

pham4

Sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm Courtesy of canhbuom.edu.vn

Tôi biết ông cũng cô đơn vô cùng khi đối diện với những ý kiến phê bình về sự bất toàn ấy. Và tôi biết những người đang muốn ngăn cản bộ sách của ông, cũng như những nhà kiểm duyệt cũng vui mừng khi thấy ông cô đơn như vậy.

Cô đơn nhưng ông không dừng lại. Thầy giáo Phạm Toàn lấy dùng hết tất cả những năng lực cuối cùng của cỗ máy thời gian, được Thượng đế gắn tặng trong con người của ông, để phụng sự con người và đất nước Việt Nam như một người yêu nước phụng sự với niềm hy vọng, vì hiểu rõ giáo dục cộng sản là gì, và một tương lai không cộng sản sẽ là gì. Thậm chí ông đã thầm lặng phụng sự trong niềm hy vọng rất đỗi cô đơn ấy của riêng mình.

Tôi nhớ cái bắt tay không còn khỏe của ông. Tôi nhớ nụ cười của các bậc nguyên lão như của bác Phạm Toàn, bác Vũ Sinh Hiên... trên đất nước này. Sự nhọc nhằn của họ đi qua thời gian, chứng kiến và thầm lặng của kẻ gieo hạt vĩ đại mà không có bất kỳ một sức mạnh nào của những kẻ độc tài có thể khuất phục được họ.

Tôi đã sống đủ để chứng kiến có nhiều con người như vậy ra đi trên đất nước này, tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều điều ước mơ dang dở về một dân tộc Việt luôn khẳng định mình là không chấp nhận sống hèn, sống tồi.

Và tôi cũng đã nuôi dưỡng những hạt mầm hy vọng, như bác Phạm Toàn đặt xuống cho tôi và nhiều người khác, cho đến lúc tôi không sức để giữ được nữa trong tay, và trao lại cho thế hệ mới. Tôi cũng tin rằng như hạt mầm đó, dù hôm nay chỉ là cây con, chưa thể trở thành cổ thụ, nhưng vẫn luôn được nhân giống và gieo ra trên khắp đất nước đầy oan trái này.

Đất nước Việt, con người Việt vẫn luôn lạc quan và hy vọng nên đã đi qua rất nhiều những triều đại hung ác và tàn bạo. Lịch sử đã ghi chép vậy.

Tôi tin là bác Phạm Toàn sẽ vui khi nghĩ đến điều này.

Hẹn gặp lại bác, cùng những ai đã sống và chết vì mang ơn nợ quê hương và dân tộc.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 26/06/2019

**********************

Phạm Toàn 'đi hết cuộc đời vẫn giữ được cốt cách sĩ phu'

BBC tiếng Việt, 26/06/2019

Tin cho hay nhà giáo Phạm Toàn, đồng sáng lập trang Bauxite Việt Nam, qua đời hôm 26/6, thọ 88 tuổi.

pham5

Giáo viên trường Olympia đến thăm ông Phạm Toàn hôm 14/6

Ông Phạm Toàn là dịch giả cuốn 'Nền dân trị Mỹ' và lãnh đạo nhóm 'Cánh Buồm'.

Năm 2009, ông cùng với giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, thành lập ra trang mạng Bauxite Việt Nam nhằm phản đối khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Ngay sau khi ra đời, trang này đã thu hút sự chú ý đặt biệt của hàng triệu độc giả cả trong và ngoài Việt Nam, dù sau đó trang này bị nhà cầm quyền Việt Nam dựng tường lửa và tin tặc liên tục đánh phá. Đến nay, trang mạng đã tồn tại được 10 năm.

Một số báo ở Việt Nam đưa tin ông qua đời nhưng không nhắc gì đến trang Bauxite Việt Nam.

Khi tin ông qua đời được loan báo trên mạng xã hội, nhà báo Huy Đức viết trên trang cá nhân : "Vĩnh biệt nhà giáo Phạm Toàn, người đi hết cuộc đời trong chính thể này mà vẫn giữ được cốt cách sĩ phu".

'Yêu tự do dân chủ'

Nhà thơ Hoàng Hưng viết trên trang cá nhân :

"Phạm Toàn, với tôi, là gì ? Là nhiều thứ lắm ! Nhà giáo tận tuỵ yêu thương trò ; nhà giáo dục đầy kiến văn và kinh nghiệm giảng dạy theo nguyên lý giáo dục hiện đại, mang tính cách mạng đối với giáo dục Việt Nam ; người tổ chức thực hành gíao dục kiên định và kiên trì, đem lại kết quả thực tiễn ; người thầy-nghệ sĩ.

Nhà trí thức cả đời khắc khoải tìm lẽ sống đời mình, cống hiến hết mình cho xã hội, say mê làm việc với năng lượng phi thường ngay ở tuổi U90.

Người công dân yêu nước, yêu tự do dân chủ, khẳng khái, không sợ bạo quyền, tận tình với bạn bè đồng chí.

Con người rất tình cảm, yêu ghét phân minh nhưng bao dung và hồn hậu, hài hước, trẻ trung đến những ngày cuối đời, một "lão ngoan đồng". Trẻ con và phụ nữ rất mến anh !

Người bạn tâm đầu, người anh nêu gương, người truyền cảm hứng cho tôi ở cuối đời".

Trang Bauxite Việt Nam hôm 26/6 dẫn chia sẻ của Facebooker Đinh Thảo : "Điều khiến tôi ngưỡng mộ hơn cả chính là tấm lòng khoan dung của bác. Bác yêu mến và luôn trân trọng đóng góp của tất cả mọi người. Hiếm có khi nào nghe thấy bác phán xét ai. Có lần tôi hỏi bác tình tình đất nước như vậy thì người trẻ nên làm gì. Bác đáp : "Làm gì cũng được, làm việc lớn cũng được, việc nhỏ cũng được. Chỉ cần luôn nhớ là làm điều đúng và thật là được". Chỉ giản dị như vậy đấy, mà lời nói đó trở thành kim chỉ nam để tôi hoạt động, để sống và để ghi nhận những người xung quanh mình".

Trang Văn Việt viết về ông Phạm Toàn, tức nhà văn và dịch giả Châu Diên, thành viên sáng lập Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam : "Ông có đóng góp quan trọng vào tư duy đổi mới, hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam. Là đồng sáng lập website Bauxite Việt Nam của các trí thức phản biện.

Phạm Toàn là nhà giáo tận tuỵ yêu thương trò ; nhà giáo dục đầy kiến văn và kinh nghiệm giảng dạy theo nguyên lý giáo dục hiện đại, mang tính cách mạng đối với giáo dục Việt Nam ; người tổ chức thực hành gíao dục kiên định và kiên trì, đem lại kết quả thực tiễn ; người thầy - nghệ sĩ.

Nhà trí thức cả đời khắc khoải tìm lẽ sống đời mình, cống hiến hết mình cho xã hội, say mê làm việc với năng lượng phi thường ngay ở ngưỡng tuổi 90. Người công dân yêu nước, yêu tự do dân chủ, khẳng khái, không sợ bạo quyền, chí tình với bạn bè đồng chí".

Nguồn : BBC tiếng Việt, 26/06/2019

Published in Văn hóa

Ba tên tuổi, ba khí phách dựng lên trang báo mạng Bauxite Việt Nam là giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn, nhà giáo Phạm Toàn và tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng. Trong ba tên tuổi đó, người gần gũi nhất với tôi là người thầy của Đạo học Phạm Toàn.

bauxite2

Nhà giáo Phạm Toàn nhận ra rằng sách giáo khoa nhà trường xã hội chủ nghĩa không dạy yêu thương mà dậy hận thù, hận thù giai cấp. Không dạy cái đẹp mà dạy cái ác. Ảnh : Xuân Trung / giaoduc.net.vn.

1.  Một chiều tháng 5/2019, tôi cùng thầy giáo Vũ Mạnh Hùng đến thăm người thầy của một đạo học, thầy Phạm Toàn.

Tâm hồn và trí tuệ làm nên phần Người trong mỗi con người. Loài người khác muôn loài, vượt lên trên muôn loài cũng bởi có tâm hồn và trí tuệ. Tâm hồn để yêu thương. Trước hết là yêu cái đẹp, yêu cái thiện, không chấp nhận cái ác. Con người còn có nhu cầu sáng tạo và có trí tuệ để sáng tạo, Không có lao động sáng tạo, không có sự tiến hóa tạo ra loài người. Đạo học chân chính là mở cánh cửa tâm hồn và đánh thức năng lực sáng tạo ở lớp người trẻ.

Cuộc đời nhà giáo cho thầy Phạm Toàn nhận ra rằng sách giáo khoa nhà trường xã hội chủ nghĩa không dạy yêu thương mà dậy hận thù, hận thù giai cấp. Không dạy cái đẹp mà dạy cái ác. Dạy lớp người trẻ nhìn con người, nhìn xã hội bằng con mắt giai cấp hẹp hòi, méo mó, nhà trường xã hội chủ nghĩa chuẩn bị hành trang cho lớp người trẻ là lòng hận thù giai cấp và đẩy họ vào đời thành công cụ đấu tranh giai cấp, làm cái ác, gieo rắc tội ác. Giai cấp vô sản được đưa lên thành chủ thể thế giới, thành giai cấp ưu việt, giai cấp thượng đẳng, giai cấp sáng tạo ra thế giới có sứ mệnh lịch sử là tiêu diệt. xóa bỏ các giai cấp khác. Từ nhà trường xã hội chủ nghĩa, những lớp người trẻ vào đời để thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, sứ mệnh làm điều ác với chính đồng bào ruột thịt của mình.

Môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa không đánh thức tâm hồn lớp người trẻ để họ biết yêu thương, biết cảm hứng trước cái đẹp, đề mỗi người tự hình thành cho mình lí tưởng thầm mĩ. Môn văn dạy hận thù và bắt người học thuộc lòng bài văn mẫu. Những bài văn mẫu đã giết chết tư duy sáng tạo, giết chết năng lực cảm hứng, đóng kín tâm hồn lớp người trẻ. Nhà thơ Trần Đăng Khoa thú nhận : "Tât cả các nhà văn có tài thuở đi học đều dốt văn. Những học trò giỏi văn đều chẳng thành gì cả. Tôi là học sinh giỏi văn, giải nhất toàn miền Bắc. Tôi mất mười năm luyện thành học sinh giỏi văn và khi ra trường tôi cũng phải mất mười năm rũ bỏ câu văn nhà truờng để thành một nhà văn".

Trong nhà trường là những bài văn mẫu. Trong xã hội là những nghị quyết của đảng. Đi học chỉ biết học thuộc bài văn mẫu. Vào đời làm việc chỉ biết làm theo nghị quyết. Nhà trường xã hội chủ nghĩa như những xưởng chế tạo ra những robot, những con người công cụ. Đạo học cộng sản chỉ tạo ra con người công cụ.

Thầy Phạm Toàn và giáo sư Hồ Ngọc Đại cùng có một triết lí giáo dục, một đạo học là giúp những người trẻ phát hiện ra chính họ, giúp họ mở ra cánh cửa tâm hồn và đánh thức năng lực sáng tạo của họ. Thực hiện đạo học đó, giáo sư Hồ Ngọc Đại hăm hở mở trường thực nghiệm còn ông thầy Phạm Toàn thì lặng lẽ tập hợp một nhóm những thầy cô giáo trẻ đã tốt nghiệp đại học sư phạm, đồng cảm với đạo học tạo ra con người sáng tạo, thành nhóm Cánh Buồm âm thầm và bền bỉ soạn sách giáo khoa.

Sau 40 năm hăm hở làm trường thực nghiệm, nhà khoa học Hồ Ngọc Đại với niềm tin lãng mạn đã đưa trường thực nghiệm Hồ Ngọc Đại tới 43 tỉnh thành trên cả nước nhưng ông vừa nghỉ hưu đượcc ít ngày thì bộ Giáo đục Đào tạo liền loại bỏ trường thực nghiệm gợi mở tư duy sáng tạo cho lớp người trẻ ra khỏi nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó luật Giáo dục xác định rằng một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trên cả nước được sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa. Và người thầy 87 tuổi Phạm Toàn vẫn miệt mài biên soạn sách giáo khoa cho lớp người trẻ.

2. Trên đất nước mình không nơi nào có tiết thu rõ rệt và thăm thẳm, và bâng khuâng gợi cảm như tiết cuối thu Hà Nội. Ngọn gió heo may xào xạc trên vòm sấu đường Phan Đình Phùng, đường Trần Phú mà hơi lạnh lại se se gợi cảm trên má. Sương khói huyền thoại lãng đãng trên mặt hồ Tây. Sương chiều bảng lảng trên tán xà cừ đường Hoàng Diệu làm cho con đường như sâu hút trong thăm thẳm lịch sử. Mùi thơm mùa thu từ rau cần. Sắc vàng mùa thu trên quả chuối tiêu trứng quốc. Cuối thu năm nào tôi cũng bay từ cái nắng của đầu mùa khô Sài Gòn ra với sương khói mùa thu Hà Nội.

Làm sách giáo khoa, thầy Phạm Toàn được trường tư thục sử dụng sách của thầy thuê căn hộ gần trường để thầy ở và làm việc. Biết tôi ra Hà Nội, thầy Phạm Toàn bảo tôi đến ở với thầy.

Tôi nhớ nhất những ngày ở với thầy Phạm Toàn trong gian nhà thuê trên đường ven hồ phía Bắc hồ Tây. Sáng nào tôi thức dậy cũng thấy có bát xôi lạc nóng với những sợi ruốc thịt trên bàn cạnh giường tôi ngủ. Buổi trưa ít khi tôi về ăn cơm với thầy Toàn nhưng bữa cơm chiều nào thầy Toàn cũng chờ tôi về rồi cùng nhóm Cánh Buồm đến quán vịt cỏ Vân Đình bên đường Lạc Long Quân uống bia hơi, ăn thịt vịt nướng và ăn cháo vịt. Buổi tối chúng tôi lững thững đi dạo một đoạn ven hồ đến quán cà phê ca nhạc Lộc Vàng.

Đi một đoạn ngắn về phía Trích Sài là quán Lộc Vàng. Đi đoạn dài gấp đôi về phía đê Âu Cơ là nhà kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Bà kiến trúc sư uyên bác về phong thủy và rất đằm thắm với thầy Phạm Toàn nhưng đã quyết liệt, dữ dội ngăn chặn dự án thủy cung Thăng Long xâm phạm long mạch hồ Tây, đã chặn đứng mưu đồ cắm cọc bê tông làm đường cắt đôi không gian huyền thoại hồ Tây. Một tối mùa thu, kiến trúc sư Trần Thanh Vân đã mời thầy Phạm Toàn và tôi đến nhà hàng Sen bên hồ Tây nghe nhạc dân ca và cảm nhận tiết thu Hà Nội về đêm dịu dàng trong đất trời ở chốn linh thiêng hồ Tây.

Dù thầy Phạm Toàn không nói nhưng rồi tôi cũng biết khi tôi rời khỏi nhà thầy Phạm Toàn, công an liền đến cật vấn, tra hỏi về mối quan hệ của thầy Phạm Toàn với tôi. Buổi tối tôi theo thầy Phạm Toàn đến quán Lộc Vàng, công an tung quân, lẻn vào ngồi trong quán, rải những bóng đen ở bờ hồ Tây đối mặt với quán làm cho người nghệ sĩ già Lộc Vàng thân phận mong manh, đau khổ như dòng nhạc vàng mà ông hát phải giật mình lo sợ. Bóng tối của công cụ bạo lực, của hận thù giai cấp, của khủng bố tinh thần, của đàn áp văn hóa lại đè nặng một góc hồ Tây. Thầy Phạm Toàn cần một không gian bình yên và sự thư thái trong lòng để làm ra những trang sách ánh sáng cho tuổi trẻ. Từ đó, ra Hà Nội tôi không đến ở nhà thầy Phạm Toàn nữa. Cũng từ đó, ra Hà Nội, tôi không xài điện thoại với nhiều người thân thiết nữa. Cần đến nhà ai cứ lặng lẽ đến. Không cần điện thoại hỏi xem họ có nhà hay không. Đến nhà, gặp được người cần gặp thì ngồi hàn huyên với nhau. Không gặp, lại lủi thủi ra về. Xài điện thoại như rải lông ngỗng trên đường, vạch lối cho những kẻ trong lòng chứa chất hận thù giai cấp săn đuổi.

3.  Không đến ở nhà thầy Phạm Toàn nhưng mỗi lần ra Hà Nội tôi đều đến thăm người thầy của đạo học đánh thức phần Người trong mỗi con Người, để những người trẻ của đạo học Phạm Toàn bước vào đời là những con Người chứ không phải những công cụ. Tôi đã đến căn hộ của tòa nhà cao tầng ở 699 Lạc Long Quân gần làng đào Nhật Tân. Căn hộ của tòa nhà cạnh trường Olympia đường Trung Văn. Căn hộ trong tòa nhà nhìn ra công viên Cầu Giấy. Lần này tôi và thầy giáo Vũ Mạnh Hùng qua cầu Chương Dương rồi cứ mải miết đi ngược lên phía Bắc. Tòa nhà Ecohome có lẽ là tòa nhà cao tầng ở đỉnh cực Bắc của thành phố Hả Nội.

Thầy Phạm Toàn thả mình trong chiếc ghế tựa lót nệm mút. Nhìn nước da nhợt nhạt không còn sắc hồng hào của thầy và thỉnh thoảng lại nghe tiếng rên nhẹ, tôi biết trái tim người thầy nặng yêu thương đã hai lần dao kéo can thiệp nay ở tuổi 87, nó đã mệt mỏi, không còn làm tốt chức phận. Nhưng trên bàn trước mặt thầy, màn hình laptop vẫn sáng và thầy Toàn vẫn nói về công việc: Phần sách cấp ba này mới thích chứ. Tôi hỏi phần việc còn lại có nhiều không. Thầy bào còn khoàng một trăm trang nữa.

Biết nhà thơ Dương Tường và nhà văn Châu Diên – Phạm Toàn là đôi bạn chí cốt từ thời kháng chiến chống Pháp, tôi nói : Em nhớ hình như anh với anh Dương Tường cùng tuổi. Tôi vẫn thường gọi anh và xưng em với Phạm Toàn như vậy. Phạm Toàn bảo : Mình với Dương Tường và Nguyên Ngọc cùng sinh năm 1932. Mình hơn Tường một tháng và hơn Ngọc năm tháng. Hai thằng Tường, Ngọc đều gày bé, nhẹ cân mà bền bỉ, dẻo dai hơn mình nhiều.

Tôi đi xem căn hộ bảy mươi sáu mét vuông. Ba phòng ngủ. Hai toilet. Một phòng làm việc. Thầy Phạm Toàn bảo : Trước đây mình viết sách cho trường nào, trường đó thuê nhà cho mình làm việc. Nay sức khỏe kém rồi, có chuyện gì, mình không muốn làm phiền cho họ, thầy trò bảo nhau góp tiền mua căn hộ này một tỉ hai.

Chỗ thầy Toàn ngồi làm việc ngay cạnh khung cửa và ban công nhìn ra cánh đồng. Nhìn qua khung cửa, tôi bất ngờ nhận ra một đoạn sông Đuống của thơ Hoàng Cầm "Sông Đuống nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì". Đoạn sông lấp lánh nắng chiều giữa hai bờ cỏ cây xanh mướt đẹp như bức tranh Isaac Levitan. Người yêu cái đẹp luôn tìm đến cái đẹp. Một vẻ đẹp bình dị và thầm lặng nên không phải ai cũng nhận ra. Tôi nói với thầy Phạm Toàn : Anh Toàn ơi, căn hộ của anh giá tỉ hai thì riêng khung cửa này đã đáng giá một tỉ rồi !

Phạm Đình Trọng

(31/05/2019)

Published in Diễn đàn

Hành trình 8 năm của Nhóm Cánh Buồm

Ngày 26 tháng 11 năm 2009 Cánh Buồm ra mắt dè dặt, rụt rè, sơ sài nhân cuộc Hội thảo Hiểu Trẻ em–Dạy Trẻ em giới thiệu cuốn sách Hợp lưu các dòng Tâm lý học Giáo dục.

tamnam1

Nhà giáo Toàn và các bạn đồng hành với Cánh Buồm. Ảnh : Hiệu Minh

Quen gọi là "nhóm Cánh Buồm" nhưng nó không phải là một tổ chức – nó là một tư duy và là một cách tư duy khác về Giáo dục. Nếu nghĩ đến sinh lợi từ "tổ chức", Cánh Buồm sẽ sớm rời bỏ công việc.

Cánh Buồm cùng nhau làm cho một tư duy Giáo dục khác hiện rõ dần qua những bộ sách giáo khoa đủ sức tham gia vào việc tổ chức thực tiễn Giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của lý thuyết.

Công việc đó tiến hành dần dần và hoàn thiện dần trong thực tiễn Giáo dục. Các tên gọi Hội thảo thay đổi mỗi năm cho thấy sự trưởng thành chậm chạp đó trong thực tiễn Giáo dục tám năm qua.

- Hiểu Trẻ em–Dạy Trẻ em (2009), 

- Chào Lớp Một (2010), 

- Tự học–Tự giáo dục (2011), 

- Em biết cách học (2012), 

- Cánh buồm ra khơi–Thời đại Internet (2013), 

- Cao hơn xa hơn và dễ tự học (2014), 

- Hành trình trí tuệ–Từ mầm non đến lớp 9 (2016),

- và các cuộc hội thảo tiếp tục tìm hiểu trẻ em qua các tác phẩm của Jean Piaget, Howard Gardner (2014, 2015, 2016, 2017).

Và năm nay Hành trình 8 năm Cánh Buồm tự tổng kết những gì và gửi gắm những gì tới xã hội ?

1. Một tư duy giáo dục khác

Trong tám năm, Cánh Buồm đã phát biểu cái tư duy giáo dục khác của mình bằng những việc làm cụ thể.

Cánh Buồm nói mình chỉ là một cách tư duy khác, vì tôn trọng những cách tư duy khác nữa của những tác giả khác.

Cánh Buồm "phản biện" bằng việc làm, qua đó cũng tự kiểm tra và tự hoàn thiện phương án của chính mình.

Cánh Buồm nói một tư duy khác chứ không nói một tư duy đổi mới. Đổi mới giáo dục sẽ diễn ra cùng với sự trưởng thành của trẻ em – một công việc dài lâu qua rất nhiều thế hệ, có khi dài lâu cả trăm năm hoặc hơn, chứ không chỉ qua một thời gian tính trước của một dự án.

Cánh Buồm do đó chỉ tập trung nghiên cứu một đối tượng bất biến là Trẻ em. Cánh Buồm nghiên cứu việc tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên.

Sự trưởng thành đó mang tính biến động – trình độ trưởng thành năm chục năm sau, một trăm năm sau sẽ khác hẳn trình độ trưởng thành hôm nay.

Sự trưởng thành của học sinh lại cần được nuôi dưỡng trong một không gian văn hóa. Một nền văn hóa đang cần tổ chức lại khó chẳng kém gì trồng rừng và giữ rừng. Để có một tâm hồn Việt Nam trong hơi thở từng gia đình là mảnh đất màu cho việc trồng người !

2. Tổ chức con đường trưởng thành

Có hai cách tổ chức con đường trưởng thành của thanh thiếu niên.

Một cách là đưa ra những lời khuyên tốt đẹp kèm theo những tiêu chí để thanh thiếu niên phấn đấu.

Cách thứ hai là đưa cho thanh thiếu niên những phương tiện để các em tự trở nên những thanh thiếu niên trưởng thành.

Con đường trưởng thành thứ hai này diễn ra cùng các em ít nhất trong 9 năm học trường phổ thông. Hết 9 năm học, các em sẽ mang theo trình độ trưởng thành của mình để trưởng thành tiếp trên con đường tự chọn, ở nơi lao động, ở nơi học nghề, hoặc ở khoa dự bị của một trường nghề bậc cao, vẫn gọi bằng đại học.

Cách thứ hai này hoàn toàn do nhà trường đảm trách, không chia sẻ trách nhiệm với ai – đúng sai, tốt xấu, thành bại, tất cả do nhà trường quyết định.

Tóm lại, đó là tổ chức con đường trưởng thành của thanh thiếu niên thông qua phương thức nhà trường – phương thức đó diễn ra thông qua các môn học, các bài học và qua các tiết học.

Phương thức đó không nhằm đem đến cho thanh thiếu niên những cái đầu đầy ắp kiến thức, mà đem tới mỗi em một cái đầu có tổ chức – cái đầu của tư duy người.

Cái đầu mang tư duy người đó sẽ giúp thanh thiếu niên ngay từ ghế nhà trường đã biết sống tự lập, với một tinh thần trách nhiệm và một tâm hồn phong phú.

3. Học phương pháp học

Con đường tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên đi qua phương thức nhà trường, và là trường phổ thông bình thường cho mọi em nhỏ bình thường, kể từ khi em nhỏ tròn 6 tuổi theo luật định và về tâm lý thì đã đủ chín để mong đợi được đến trường.

Đến trường để học, nhưng học như thế nào mới là điều quan trọng. Chắc chắn không thể học như sách Quốc văn giáo khoa thư đã dạy.

"Tôi đi học. Năm nay tôi lên bảy. Tôi đã lớn. Tôi không còn chơi đùa lêu lổng như những năm còn bé. Tôi đi học. Tôi học đọc, học viết, học tính, học vẽ và nhiều khoa học khác nữa. Tôi cố tôi học. Tôi chăm tôi học. Học sao cho mau tấn tới, cho "văn hay chữ tốt", cho cha mẹ và thầy giáo được vui lòng".

(Bài "Tôi đi học")

Tư duy giáo dục Cánh Buồm chỉ thay đổi một việc nhỏ như sau : đến trường là để học phương pháp học để sau đó, suốt những năm ở các bậc học từ thấp đến cao, cho tới khi vào đời làm những công việc khác nhau, giữ những cương vị khác nhau, sẽ đủ sức tiếp tục học suốt đời.

Kiến thức thì có khối lượng lớn và biến động vô tận như những cái cây mọc lên chẳng cây nào có hình thù giống cây nào. Phương pháp chiếm lĩnh kiến thức thì bất biến vì chỉ tập trung vào một khái niệm cây – một cho tất cả.

Mong ước từ muôn đời "học một biết mười" sẽ chỉ là khẩu hiệu, nhưng chiếm lĩnh được một khái niệm thì rất có thể tự nắm bắt mười vật liệu có cùng bản chất với khái niệm đã nắm bắt.

Các bộ sách Cánh Buồm thể hiện quan điểm đó như thế nào ?

4. Phương pháp dạy học Cánh Buồm

Cuối cùng, vẫn là câu hỏi đúc kết vậy phương pháp Cánh Buồm là gì ? Cách Dạy học của Cánh Buồm được gói trước hết trong khái niệm gốc về nhiệm vụ của người giáo viên : Dạy học là tổ chức việc tự học của học sinh.

Khái niệm gốc đó dẫn tới cách hiểu khác đi với những khái niệm quen thuộc : Môn học, Bài học và Tiết học.

Thực tại thì lộn xộn muôn hình muôn vẻ. Để giúp học sinh khám phá thực tại, các nhà sư phạm định ra khái niệm Môn học. Mỗi môn học chắt lọc những yếu tố bản chất nhất của thực tại đã có từ hàng triệu năm để đưa cho học sinh chiếm lĩnh trong thời gian hữu hạn một học kỳ, một năm học, một cấp học… có khi là một tiết học, tiết hình thành khái niệm.

Mỗi môn học có sự sống riêng. Phương pháp học nằm trong việc người học đi vào sự sống riêng mang tính bản chất của sự vật đã thu lại trong môn học.

Việc khám phá bản chất của sự vật thuần túy là công việc của nhà bác học về đối tượng đó. Phương pháp học của học sinh bao hàm bản chất sự vật cộng với mục đích học hành dụng của đời mình.

Nhà bác học nghiên cứu Ngôn ngữ chỉ để khám phá sự sống riêng của ngôn ngữ đó là Ngôn ngữ học – học sinh đi theo con đường Ngôn ngữ học để hoạt động ngôn ngữ của mình trong cuộc sống được chân xác, phong phú, có nhiều cách dùng vốn từ đồng nghĩa cùng những biểu đạt đồng nghĩa.

Nhà bác học nghiên cứu rung động thẩm mỹ để khám phá sự sống riêng của nghệ thuật và tạo thành khoa Văn học hoặc các bộ môn Ngôn ngữ nghệ thuật – học sinh đi theo con đường khám phá những cách biểu đạt nghệ thuật để làm phong phú cho cuộc đời mình trong một tâm hồn đầy rung cảm nghệ thuật.

Thừa kế từ Công nghệ Giáo dục, Cánh Buồm tổ chức cho người học đi lại con đường nhà khoa học và nhà sáng tạo nghệ thuật đã đi để chính mình "khám phá lại" khoa học và nghệ thuật thuần khiếtNgười học khi đó được sống thực như chính mình là một nhà khoa học hoặc một nghệ sĩ – thay cho vai trò nhại lại những "kết luận khoa học" hoặc những "tác phẩm tiêu biểu" (!).

5. Một vài minh họa

Cuộc Hội thảo năm 2017 này giới thiệu ba bộ sách mới hoàn thiện : Tiếng Anh, Lối sống,Khoa học. Vì vậy, xin phép giải thích việc áp dụng khái niệm dạy học Cánh Buồm vào ba bộ sách vừa nói.

Sách Tiếng Việt và sách Văn từ lớp 1 đến lớp 9 đã nhiều lần giới thiệu và mổ xẻ. Lần này xin đi vào ba bộ sách mới để minh họa cho rõ một vài khái niệm Dạy học sẽ được nhận rõ hơn qua mỗi môn học.

Để mở đầu, ngay khái niệm dạy học cũng đã thay đổi. Nó đã thành công việc tổ chức việc Học của giáo viên, thay cho những điều giảng giải tùy thích và tùy tiện của người chiếm lĩnh được bục giảng.

5.1 Môn Tiếng Anh

Nhiệm vụ (hoặc mục đích) của bộ sách Tiếng Anh cho 5 lớp bậc Tiểu học của Cánh Buồm là cung cấp một công cụ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ để người học có thể thâm nhập vào một nền văn hóa xa lạ phục vụ cho mục đích sống riêng của mình.

Quy trình tổ chức việc học ngoại ngữ đó diễn ra như sau. Người học phải làm ra bộ công cụ và sau đó đem dùng công cụ đó – tương tự như làm ra con dao và dùng con dao. Quá trình dùng bộ công cụ sẽ củng cố và giúp cho công cụ được sắc bén dần lên. Quy trình đó diễn ra như sau :

Lớp 1 – Âm và từ. Công cụ ngoại ngữ nhất thiết phải bắt đầu bằng phát âm. Việc phát các âm được gửi trong những từ. Vậy là giai đoạn đầu tiên làm ra "con dao tiếng Anh" đối với người Việt sẽ gồm có việc tập phát âm và sửa chữa những khuyết tật do đã quen tiếng nói đơn âm tiết và âm cuối khép lại. Tập 1 Tiếng Anh vừa luyện giọng cho học sinh vừa yêu cầu các em ghi nhớ chừng 300 từ.

Lớp 2 – Từ loại và Từ vựng. Công cụ phát âm cần được củng cố thêm với việc mở rộng các cách cấu tạo từ tiếng Anh và giúp học sinh mở rộng vốn từ. Những câu nói đơn giản lúc này được học bằng kinh nghiệm nhằm phục vụ cho việc luyện phát âm và mở rộng vốn từ.

Lớp 3 – Từ Câu Văn bản. Qua Lớp 1 và Lớp 2, việc tạo công cụ ngoại ngữ đã đi được một đoạn đường. Lớp 3 là giai đoạn hoàn thiện "con dao" : dùng vốn từ vựng vừa đủ để tạo các loại câu và dùng vào các loại văn bản khác nhau.

Lớp 4 – Tìm hiểu nền văn hóa Anh. Lõi của lớp này là những văn bản về văn hóa Anh, từ lịch sử, địa lý, đến cuộc sống văn minh đương đại của người Anh.

Lớp 5 – Tìm hiểu nền văn hóa Anh ngữ. Lõi của lớp này là những văn bản về văn hóa các quốc gia nói tiếng Anh. Đó là Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Ấn Độ, v.v…

Nguyện vọng của Cánh Buồm trong bộ sách ngoại ngữ này là phổ biến một tư duy khác nhằm giúp các vùng còn nghèo khó, thiếu thốn (kể từ các trung tâm văn hóa lớn đến các vùng sâu vùng xa).

Sao cho người thiếu thốn bớt tủi và thêm tự tin trong việc tự mình có được một công cụ ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ để có thể thâm nhập vào một nền văn hóa xa lạ phục vụ cho mục đích riêng của mình.

5.2 Môn Lối sống

Nhiệm vụ (hoặc mục đích) của bộ sách Lối sống cho 5 lớp bậc Tiểu học của Cánh Buồm là cung cấp một tư duy và nếp sống đồng thuận cho người Việt Nam bắt đầu từ tuổi lên sáu. 

Một lối sống mới cho trẻ em được hình thành theo một trục chính là năng lực sống đồng thuận. Đó là học để biết cùng tìm cách sống hòa hợp giữa cá nhân với cộng đồng và giữa các cộng đồng với nhau. Đó cũng là lối sống hằng ngày, ngay ngày hôm nay, từ lớp Một, và ý thức sống đó sẽ có tác động tới lối sống của nhiều đời trong mai sau.

Chương trình học được phân bố theo các chủ đề như sau :

Lớp 1 – Cá nhân (ý thức sống tự lập – tự phục vụ. Tự lập là mặt tinh thần, còn tự phục vụ là mặt vật chất).

Lớp 2 – Cộng đồng (Nguyên lý sống đồng thuận thể hiện rõ nhất ở lối sống của con người trong cộng đồng ; và đồng thuận là (a) cùng lao động, (b) cùng tôn trọng giá trị văn hóa – tinh thần của nhau, (c) cùng tháo ngòi xung đột).

Lớp 3 – Gia đình (Nguyên lý ba yếu tố sống đồng thuận áp dụng vào cộng đồng gia đình để sống hạnh phúc và biết xử lý khi hạnh phúc gia đình bị đe dọa).

Lớp 4 – Tổ quốc (Nguyên lý ba yếu tố sống đồng thuận áp dụng vào cộng đồng quốc gia-dân tộc : học sống đồng thuận trong một dân tộc ở đó em có những đồng bào ; và sống đồng thuận trong một quốc gia ở đó có những ràng buộc bằng luật pháp).

Lớp 5 – Nhân loại (Nguyên lý ba yếu tố sống đồng thuận áp dụng trong cộng đồng loài người văn minh đang phải cùng học lối sống văn minh hơn để tránh bị tuyệt diệt).

Nguyện vọng của Cánh Buồm trong bộ sách Lối sống này là được thấy học sinh thanh thiếu niên thực sự có một nếp sống đồng thuận, như cái mẫu của con người hôm nay cho con người mai sau.

5.3 Môn Khoa học

Nhiệm vụ (hoặc mục đích) học môn Khoa học ở nhà trường phổ thông là giáo dục trẻ em biết cách làm việc theo lối thực nghiệm và nhờ đó mà có tư duy thực chứng.

Tư duy thực chứng là cách suy nghĩ và xét đoán của người chỉ tin vào cái thực. Con người sống trong cái thực, hưởng thụ cái thực, nghiên cứu để làm ra cái thực. Tư duy thực chứng giúp con người chỉ tin vào cái có thực, cái có thực do mình làm ra được, cái có thực do người khác tạo ra được, không có đầu óc viển vông, mê tín quàng xiên.

Tư duy thực chứng vô cùng cần thiết cho con người trưởng thành và ngày càng phát triển trong lao động, trong học tập, và trong lối sống cả cuộc đời mình.

Theo lý tưởng đó, chương trình bộ môn Khoa học sư phạm của nhóm Cánh Buồm như sau.

Lớp 1 – Cách học môn Khoa học. Học sinh ngay từ bậc Tiểu học đã không học những thứ vẫn thường được gọi bằng "Khoa học thường thức". Các em cần học cách thức nhà bác học đi vào sự vật, mà ở bậc Tiểu học, đó là công việc quan sát và cảm nhận để từ đó tự đề ra điều cần giải đáp qua thực nghiệm.

Lớp 2 – Tự nhiên. Học sinh đem năng lực nghiên cứu đã có từ Lớp 1 để xem xét giới tự nhiên, và phân biệt được tự nhiên và văn hóa – tự nhiên như là mọi thứ "Giời đất sinh ra" và văn hóa như là mọi thứ bàn tay con người nhúng vào tự nhiên để cái tự nhiên không còn là tự nhiên hoang dã.

Lớp 3 – Thực vật Lớp 4 – Động vật. Học sinh đi sâu vào hai giới Thực vật và Động vật như những bài "luyện tập mở rộng" để thêm hiểu và yêu quý thế giới tự nhiên đa dạng, phong phú.

Lớp 5 – Người. Đây là đích đến của cả 5 năm học Khoa học bậc Tiểu học. Con người như một động vật đặc biệt, ngoài cái năng lực tự do trong không gian còn có năng lực đặc biệt mà sách Cánh Buồm gọi bằng Tâm linh người – một sự Tự do trong Thời gian, cái thực tại buộc mỗi con người sống có ý thức người, vì nó kéo dài sự sống của cá thể mình trong Thời gian.

Nguyện vọng của Cánh Buồm trong bộ sách Khoa học này là được thấy những thanh thiếu niên tự tin, không mê tín, vững bước trên đường đời.

6. Khái niệm sách giáo khoa

Các nội dung sách giáo khoa như được nói đến bên trên vẫn chỉ tạo ra những cuốn sách giáo khoa chết. Chúng nằm chết trên giá sách, chết đẹp như nàng công chúa ngủ chờ trong Rừng.

Sách giáo khoa tốt nhất vẫn chỉ là biên bản cho trước của những tiết học, của từng tiết học, mỗi tiết học ngắn ngủi nhưng qua đó giáo viên và học sinh cùng làm ra cuốn sách giáo khoa sống của mình.

Trí tuệ do Giáo dục giúp học sinh tạo dựng không là những cái đầu đầy ắp thứ quen gọi là "kiến thức". Trí tuệ quan trọng nhất do nhà trường đem lại cho học sinh là cách tìm đến tri thức. Gọi nôm là cách học.

Cách học ở trường có thể đi theo hai cách : cách theo chủ nghĩa kinh nghiệm, như người từ thượng cổ vẫn tiến hành theo lối "trực quan sinh động".

Nhà trường không đủ thì giờ và không lãng phí thời giờ của trẻ em, sẽ chọn cách học của phương thức nhà trường tiến hành từ trừu tượng đến cụ thể.

Phải có "bản thiết kế" để học sinh khám phá từng bước những điều phải chiếm lĩnh để tự hình thành trí tuệ của mình. Hồ Ngọc Đại gọi đó là Công nghệ Giáo dục. Còn Jean Piaget gọi đó là thích nghi với cái mới và điều tiết cái mới "đã cũ" với cái "mới hơn" để thành "cái mới mới" cho bản thân mình.

Và xin nhắc lại, từng bước nhỏ trong cả tiến trình được diễn ra trong tiết học – trong thời gian vàng bạc đó, giáo viên và học sinh cùng tìm ra cái mới – đó là sách giáo khoa sống để nếu đối chiếu với sách giáo khoa chết hoặc những biên bản cho trước cả thầy và trò đều thấy mình có thể bổ sung cho những tác giả giáo khoa uyên bác.

Tuy nói vậy, nhưng những cuốn sách giáo khoa còn ở dạng "chết" cũng phải được viết một cách công phu – phải chính xác về khoa học, phải hợp lý về hệ thống, và phải tinh tế, thân tình và có duyên trong biểu đạt.

Theo cách học thành quy trình chặt chẽ đó, nhà trường phổ thông hoàn toàn có thể loại bỏ tất cả các cuộc kiểm tra, thi cử, kể cả kỳ thi tốt nghiệp với mọi sáng kiến quý báu một trong hai hoặc hai trong một.

Đôi điều kết luận

Tám năm hành trình Cánh Buồm đã được kể lại mà không thấy một trích dẫn "lý luận" hoặc "khoa học" nào !

Thật đáng ngờ ! Hoặc thật đáng tin cậy !

Cả hai thái độ, ngờ vực tính khoa học và tin cậy ở lập luận và kết quả thực tiễn, đều có thể đúng như nhau.

Cánh Buồm không chia sẻ lợi ích với cả phe ngờ vực lẫn phe ủng hộ.

Người thầy vĩ đại của Cánh Buồm là các em nhỏ ngay ngày hôm nay và ngay ở chỗ này trên mảnh đất Việt Nam thương yêu.

Chân lý nằm trong tư duy vì Trẻ em do nhà giáo thực sự đồng hành cùng Trẻ em, để tổ chức sự trưởng thành của trẻ em do Trẻ em tiến hành theo bản thiết kế chết ban đầu.

Bản thiết kế đó sẽ chết ngóm không gì biện bạch nổi nếu bị Trẻ em khước từ – các em ngại học, các em chán học, các em không thích học, thậm chí các em chống lại việc học "để có tương lai tươi sáng".

Dẫu sao, Cánh Buồm vẫn thấy cần ngỏ lời cảm ơn một người, giáo sư Hồ Ngọc Đại với những gợi ý kích thích từ khi vào năm học 1978-1979 ông đã đòi dỡ ra làm lại từ đầu chính cái nền Giáo dục đã đem lại cho ông học vị cao quý.

Đến lượt mình, Cánh Buồm gửi lại cho Tổ quốc và Dân tộc một tư duy Giáo dục khác cùng với một vài khái niệm khác đối với công việc Dạy học.

Di sản quan trọng nhất cho cuộc đời thực là ở một tư duy và những khái niệm.

Thế hệ tương lai sẽ có thái độ riêng với di sản đó phù hợp với các giai đoạn phát triển của Đời, của Thời, và của Người.

Hà Nội, 15 tháng 12 năm 2017

Phạm Toàn

**********************

Vài suy nghĩ về "Cánh Buồm"

Nguyễn Hải Hoành, 22/12/2017

tamnam2

Nhà giáo Phạm Toàn và trẻ em lớp 1. Nguồn : Phạm Toàn

Điều đáng nói hơn cả

Khi nói về nhóm cải cách giáo dục Cánh Buồm, người ta thường chú ý nhiều tới các bộ sách giáo khoa nhóm đã biên soạn và xuất bản trong hoàn cảnh khó khăn hoàn toàn không được dùng tiền ngân sách Nhà nước. Quả thật đây là một thành tích cụ thể mang ý nghĩa đạo đức và có thể thấy ngay của Cánh Buồm. Nhưng có lẽ chúng ta nên quan tâm hơn tới những công trạng khó định lượng được của nhóm này, đây mới là cái quý nhất.

Đầu tiên cần nói tới tinh thần dũng cảm của nhóm Cánh Buồm, trước hết là của "Thuyền trưởng" Phạm Toàn. Bao năm nay xã hội ta phàn nàn về chất lượng giáo dục, đòi hỏi cải cách giáo dục. Người nói thì nhiều, người làm thì ít, làm được lại càng ít. Nhà nước cũng đã chi không ít tiền của để cải cách giáo dục, nhưng chẳng "cải" được bao nhiêu, thậm chí còn bị chê nhiều hơn. Đó là vì cải cách giáo dục rất khó, nhất là giáo dục phổ thông, một công việc "quá khó, rất ít người đủ trình độ và đủ tấm lòng để làm", như nhận xét của anh Phạm Toàn. Thế mà nhóm Cánh Buồm chỉ có "một con gà trống già U80 và mấy con gà nhép" dám tự tay làm cải cách giáo dục với tinh thần "tay không bắt giặc". Thật là dũng cảm !

Không chỉ nói, chỉ hô hào hoặc thuyết giảng suông, mà Cánh Buồm chủ trương làm ngay ra sản phẩm cụ thể, "làm cái gì đó trực quan để xã hội thấy và xem xét". Nhóm đã nghiên cứu xác định chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, biên soạn sách giáo khoa, tất cả đều theo tinh thần sáng tạo mới, và đã tổ chức thực nghiệm tại một số trường, thu được kết quả mong muốn. Rõ ràng phải dũng cảm liều mình dấn thân lắm mới làm được như vậy, nhất là trong tình hình phía "quan phương" hầu như cố ý phớt lờ các hoạt động của Cánh Buồm (trừ lần "rút thẻ vàng" với trường Nguyễn Văn Huyên).

Ai cũng biết, giáo dục và y tế là hai lĩnh vực thiết thân nhất với đời sống của đông đảo người dân trong một xã hội hiện đại. Cũng vì thế hai lĩnh vực ấy được mọi người quan tâm nhất, theo dõi sát sao nhất và dễ bị phàn nàn chê trách nhất, ở bất cứ nước nào cũng vậy, đặc biệt ở những nước chính quyền quản lý tất cả mọi lĩnh vực đời sống của dân. Tại các nước mà chính quyền không quản lý toàn diện như vậy, xã hội công dân [xã hội công dân, chúng tôi tránh dùng từ xã hội dân sự vì lý do mọi người đã biết] được dịp phát triển mạnh, người dân chủ động lo liệu việc giáo dục con em mình qua hệ thống trường tư (thường là được nhà nước hỗ trợ). Ở ta, chính quyền muốn nắm tất cả, làm tất cả, nhưng lực bất tòng tâm, chưa kể một số quan chức vừa bất lực lại vừa chẳng có "tâm" để mà "tòng". Cho nên các đợt cải cách giáo dục phổ thông đều khó đạt mục đích, thậm chí bị dư luận chê trách. Ví dụ gần đây VNEN học từ Colombia rồi mô hình giáo dục Phần Lan đều kết thúc buồn sau khi tiêu tốn khá nhiều kinh phí. Dư luận cảm thấy bế tắc. Lĩnh vực cải cách giáo dục phổ thông có quá nhiều khó khăn !

Một số nhà giáo đã dũng cảm lao vào lĩnh vực này, và họ đã bước đầu gặt hái thành công. Như thầy Văn Như Cương mở trường tư thục Lương Thế Vinh, thầy Phạm Toàn tổ chức nhóm Cánh Buồm… Có thể thấy đây là hai tổ chức của xã hội công dân mới nhen nhóm ở Việt Nam nhưng đã được dư luận đón nhận với tình cảm tốt đẹp. Lẽ tự nhiên, xã hội hiện đại nào cũng chia làm ba mảng : mảng những người nắm chính quyền, mảng những người làm kinh doanh, và mảng xã hội công dân, được hiểu là tập hợp các tổ chức tự nguyện của dân chúng nhằm bảo vệ quyền lợi của dân và làm cho xã hội ngày một tốt hơn. xã hội công dân là một tồn tại khách quan, chẳng ai cấm đoán được, xã hội công dân càng phát triển thì nhà nước càng đỡ vất vả, xã hội càng dân chủ và ổn định hơn, dân sống tốt, yêu nhà yêu nước hơn.

Điều đáng nói nữa là tính sáng tạo của Cánh Buồm. Bất cứ nhà cải cách nào trước hết cũng phải nêu ra ý tưởng cải cách của mình. Gần đây nhiều người bàn chuyện cần xác định triết lý giáo dục của nước ta. Dường như một số nhà lãnh đạo muốn chính trị hóa triết lý đó, nhằm đào tạo ra những công cụ thực hiện đường lối của họ. Thực ra triết lý giáo dục bậc phổ thông nên có tính phổ quát, bởi lẽ trẻ em toàn thế giới đều như nhau, chúng được nhận sự giáo dục để trước hết thành người biết nghĩ. Vấn đề này không hoàn toàn mới. Từ thế kỷ trước, nhà nhân loại học Margaret Mead (1901-1978) đã nói : "Trẻ em cần được dạy cách suy nghĩ chứ không phải nghĩ cái gì (Children must be taugh how to think, not what to think)". Hiểu đơn giản, trẻ em tới trường là để được "kích hoạt" bộ óc, để được suy nghĩ về những kiến thức mới chúng được thấy, được học. "Biết nghĩ" là yêu cầu đầu tiên, quan trọng nhất đối với trẻ em bất kỳ dân tộc nào. Cách dạy quen thuộc ở ta là "Thầy nói trò nghe", trò luôn chịu sức ép phải chấp nhận một chiều mọi điều thầy dạy mà không được suy nghĩ hoặc nghi ngờ những điều đó. Cách dạy và học ấy làm cho học sinh kém hào hứng học tập và chẳng thể phát huy được năng lực tư duy.

Các phát biểu về triết lý giáo dục của Cánh Buồm hoàn toàn phù hợp quan điểm "dạy trẻ cách suy nghĩ". Nhóm đã đưa ra nhiều ý tưởng để áp dụng một cách sáng tạo quan điểm đó. Ví dụ : "Nghệ thuật giảng dạy là nghệ thuật tổ chức sự tự học", "Tự học là năng lực các nhà sư phạm hai tay dâng lên thanh thiếu niên Việt Nam", "Tổ chức các việc làm của học sinh để học sinh tự tìm đến các khái niệm, tự tạo ra các kỹ năng cần thiết", "Bậc Phổ thông cơ sở là bậc tạo nền tảng trí tuệ cho trẻ em – sau chín năm học, một trí tuệ nền tảng gồm có (a) một phương pháp học đúng đắn ; (b) một tư duy mạch lạc ; và (c) một năng lực hành dụng – hành trang và đạo lý vào đời của người thiếu niên 15-16 tuổi", "Từ lớp Một đến lớp Chín, các em được hưởng nền giáo dục phổ thông cơ sở – năm năm đầu học phương pháp học, bốn năm tiếp theo tự trau dồi kiến thức để có thể sống có ích cho mình, cho gia đình và xã hội"…

"Tự học, tự tìm hiểu, tự làm" là những kỹ năng cần thiết nhất cho sự trưởng thành của con người, chỉ khi ấy đầu óc mới được vận dụng với hiệu suất cao để học hỏi và sáng tạo. Đặc biệt trong thời nay, người biết cách tự học thì sẽ tự mình học được cực kỳ nhiều từ kho kiến thức vô tận trên mạng Internet. Bill Gates từng nói vui : Thời đại Internet thì cần gì phải tới trường nữa. Nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể tự học lấy mọi kiến thức cần thiết. Nhưng tự học là một kỹ năng, lũ trẻ cần được dạy kỹ năng đó. Bậc phổ thông là bậc dạy trẻ làm người, tức con người biết nghĩ, biết học suốt đời. Thực tế lịch sử nhân loại cho thấy, hầu hết nhân tài, thiên tài đều là người biết cách tự học, biết cách vận dụng tư duy. Tổ chức sự tự học cho trẻ là một nghệ thuật, thể hiện trong phương pháp giảng dạy. Một lần được dự cuộc hội thảo do các em lớp ba tự tổ chức theo phương pháp do Cánh Buồm đề xuất, tôi hết sức ngạc nhiên, thán phục. Mấy em được giao nhiệm vụ điều khiển hội thảo tỏ ra rất chủ động và có tự tin, sáng tạo. Tôi tin rằng cứ dạy và học theo kiểu thầy kiếm việc và giao việc cho trò tự làm thì nhất định các em sẽ có thể có đủ kỹ năng trưởng thành. Chớ nên yêu cầu các em phải đạt được những mục tiêu cao xa, trừu tượng, có tính chính trị. Trước hết hãy dạy các em trở thành một con người dần dần biết làm lấy những việc cụ thể để tự trưởng thành, trong đó có việc học.

Cánh Buồm khởi đầu việc soạn sách giáo khoa môn tiếng Việt và môn Văn là rất đúng, vì hai môn học này góp phần quan trọng nhất trau dồi năng lực tư duy cho trẻ mới lớn và tạo điều kiện cho chúng dễ tiếp thu các kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội. Trẻ mới lớn trước hết cần phải nói ra được gãy gọn ý nghĩ của mình, muốn vậy các em cần giỏi tiếng mẹ đẻ, cần biết nói và viết tiếng Việt đúng luật, rõ ý. Phạm Toàn thường nhắc các bậc phụ huynh hãy cho trẻ học giỏi tiếng Việt đã rồi mới học ngoại ngữ, chớ nên làm ngược lại.

Nỗi lo và niềm tin về Cánh Buồm

Trong suốt tám năm qua, nhóm Cánh Buồm đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được những thành tích vẻ vang không ai có thể phủ nhận. Tuy vậy những người yêu mến Cánh Buồm vẫn chưa thể yên lòng, nhất là khi nghĩ tới chặng đường dài phía trước. Cải cách giáo dục là sự nghiệp lâu dài nhưng đời người thì quá ngắn. Chẳng ai có thể đoán trước những gì sẽ xảy ra trên chặng đường ấy. "Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh". Có người sẽ nghĩ về nỗi lo lấy đâu ra kinh phí để Cánh Buồm tiếp tục hoạt động, nỗi lo liệu các nhà trường có còn cho tiếp tục thực nghiệm phương pháp và chương trình giảng dạy của Cánh Buồm hay không… Ở đây tôi muốn nói về một nỗi lo khác.

Có thể ví nhóm Cánh Buồm như một đoàn thủy thủ giương buồm đưa con thuyền ra khơi trên đại dương mênh mang sóng to gió lớn. Đoàn người ấy, con thuyền ấy không thể thiếu một nhân vật quan trọng nhất – thuyền trưởng. Không có thuyền trưởng giỏi thì con thuyền chẳng thể đi xa. Tám năm qua, nhóm Cánh Buồm may mắn được thuyền trưởng Phạm Toàn chỉ huy. Là người hết lòng tâm huyết với công cuộc cải cách giáo dục, anh đã dũng cảm một mình đứng ra tổ chức nhóm Cánh Buồm để thực hiện các ý tưởng cải cách nung nấu trong lòng mình đã mấy chục năm. Không chỉ tâm huyết cùng dũng cảm mà anh đặc biệt giỏi tổ chức công việc. Con người ấy có các tố chất đáng quý của hai tầng lớp tinh hoa xã hội – nhà giáo và nhà văn. Đứng trên bục giảng mấy chục năm, anh hiểu rõ các suy nghĩ của thanh thiếu niên học sinh và nắm vững tình hình giáo dục nước nhà. Là nhà văn, anh quan sát thế sự với con mắt phê phán, nhanh chóng thấy được các mặt tích cực và tiêu cực của sự vật. Trời cho anh một trí nhớ cực tốt và năng lực diễn đạt những điều phức tạp thành đơn giản. Thói quen chăm đọc sách giúp bộ óc anh tích trữ được một lượng kiến thức đáng ghen tị. Khi được con người tài ba và hăng say làm sự nghiệp lớn ấy đề nghị điều gì, rất ít người có thể từ chối. Cánh Buồm "tay không bắt giặc", nếu thuyền trưởng không có tài thuyết phục thiên hạ giúp sức thì sao có thể vượt qua tám năm khó khăn và đạt được những thành tích như đã thấy.

Nhưng Phạm Toàn năm nay đã 87 tuổi. Sức khỏe giảm dần không cho phép anh tiếp tục cầm lái con thuyền Cánh Buồm, tuy rằng anh có thừa nhiệt tình để làm nhiệm vụ ấy. Rõ ràng cần phải tìm được người thay thế anh. Đây có lẽ là nỗi lo của nhóm này cũng như của những người yêu quý họ. Chắc hẳn vị thuyền trưởng lão luyện họ Phạm lo hơn cả. Nhưng giờ đây con thuyền đã đi được một chặng đường khá xa, đoàn thủy thủ đã dày dạn nhiều. Tre già măng mọc. Tin rằng nhóm Cánh Buồm sẽ chọn được một người kế nghiệp xứng đáng cầm lái đưa con thuyền đi tiếp. Mong sao nỗi lo nói trên sẽ là thừa và Cánh Buồm sẽ tiếp tục băng băng lướt sóng tới bến bờ mơ ước.

Nguyễn Hải Hoành

Nguồn : Tiếng Dân, 23/12/2017

Published in Văn hóa
samedi, 07 octobre 2017 15:10

Sự bế tắc của ngôn ngữ

Đọc bài viết của nhà báo Phạm Toàn được báo Vietnamnet trích đăng với tựa đề : "Không nên quá kiêu ngạo nghĩ mình mãi là thầy", thú thật là tôi có cảm giác bế tắc như đụng đầu vào bức tường chặn lối lên phía trước, trông thấy ẩn hiện, nhưng không có cách nào qua để bắt lấy nó. Loáng thoáng hiểu điều ông muốn nói, chờ để được giải thích, hoặc sẽ có gì rõ hơn ở phía sau, nhưng đọc mãi, cho đến hết, cuối cùng không thấy có và cảm giác bế tắc tới uất ức, bất lực. Những triết lý trừu tượng, tối nghĩa, những khái niệm mông lung lơ lửng.

bacthay1

"Không nên quá kiêu ngạo nghĩ mình mãi là thầy"

Có thể một nhà giáo uy tín và nổi tiếng mà có khó khăn trong cách diễn đạt ý tưởng của mình ? Thế thì làm sao là làm nghề giáo được ? Làm sao truyền dậy ?

Câu trả lời nằm ở chỗ khác ?!

Làm thế nào để có một nền giáo dục đa chiều trong một chế độ chính trị độc quyền chân lý ? Làm sao khai phóng tư duy trong một thế giới thông tin bị sàng lọc một chiều ? Làm sao thông với vũ trụ trong một không gian đóng kín ?

Ông Phạm Toàn cố diễn đạt một cái gì đó. Người ta cố gắng hiểu rằng cái gì đó là cái vĩnh cửu vượt ra khỏi giới hạn của thời gian, nghĩa là nền giáo dục không lấy triết lý đương thời làm khung khổ. Cái đương thời rồi sẽ chết, hoặc ít nhất cũng biến hoá, trong khi nền tảng của nền giáo dục có căn bản bất biến. Cái bất biến đó là bản năng tự hoàn thiện mình bằng năng lực tự nhiên của con người. Năng lực tự nhiên và bản năng tự hoàn thiện là cái vẫn tồn tại sau tất cả những áp lực nhân tạo chỉ xuất hiện trong một không gian và thời gian nhất định có hạn.

Nói cho rõ ra thì là thế này : Hãy vượt ra ngoài sự trói buộc bởi tư duy giáo dục cộng sản để quay trở lại với bản chất con người. Có phải Nhà giáo định nói vậy không ?

Đấy có thể là điều mà nhà giáo Phạm Toàn muốn "bắn" tới những đồng nghiệp có trách nhiệm của ông ? Nhưng giáo dục là sự minh bạch, rành mạch, rõ ràng và chuẩn xác về phương pháp tư duy. Ông muốn mọi người phải hiểu và phải làm một điều đang bị cấm kỵ bởi những thế lực quyết định sinh mệnh của họ và của chính ông. Nhưng ngay nói thẳng những điều đó ra, ông cũng còn chưa dám. Nói những điều không giám nói, thì những điều nói ra trở thành tối nghĩa và khó hiểu. Muốn nói về màu đen, nhưng sử dụng ngôn ngữ dùng để diễn tả một mầu không đen, và lại muốn trách người xem sao không thấy nó đen. Đó là bi kịch của ước vọng khai phóng, cũng chính là bi kịch của nền giáo dục thời cộng sản hiện đại trong lốt nhà giáo dục.

Không biết có ai cùng cảm giác bế tắc khi đọc bài viết của nhà giáo Phạm Toàn không, xin đọc ở đây :

"Không nên quá kiêu ngạo nghĩ mình mãi là thầy.

Nhà giáo Phạm Toàn đã khẳng định như vậy trong bài viết gửi tới hội thảo giáo dục 2017 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tổ chức sáng 23/9. VietNamNet xin trích đăng bài viết này.

Vấn đề

Chúng ta đang bàn bạc về sự nghiệp giáo dục của dân tộc.

Chúng ta đang bàn bạc về công việc lớn lao này trong nỗi lo lắng và tinh thần trách nhiệm.

Lo lắng và trách nhiệm đè nặng lên vai từng cá nhân có mặt ở hội thảo này và chúng ta còn gánh nặng cả những nỗi ưu tư của biết bao con người vắng mặt tại đây, trong đó có những nhà khoa học và có cả những phụ huynh có con em đi học.

Và không chỉ có thế, vắng mặt hôm nay nhưng luôn luôn có mặt, còn là tổ tiên chúng ta, những ân nhân đã giao lại đất nước này cho chúng ta và còn là cả những bé em sẽ ra đời trên mảnh đất thiêng liêng này, những thế hệ của trăm năm, của nghìn năm sau.

Không ai buộc chúng ta phải lo lắng và phải có trách nhiệm như vậy. Tự chúng ta từng người từng người mang nỗi lo và trách nhiệm đó, đơn giản vậy thôi.

Chúng ta nhất trí trong nỗi lo và tinh thần trách nhiệm.

Nhưng chúng ta lại rất khó nhất trí trong giải pháp cứu nguy, chấn hưng sự nghiệp giáo dục của dân tộc.

Và nỗi bất đồng to lớn nhất lại rơi vào một điều cốt lõi của mọi điều cốt lõi : tư duy về giáo dục.

Cái bất biến của giáo dục

Chọn lựa thứ nhất là đi tìm một cái nút bấm mà nếu tác động vào điều bất biến đó thì mọi việc sẽ hanh thông.

Chọn lựa thứ hai là sa đà vào những điều khả biến với vẻ ngoài đầy hấp dẫn, nhưng sẽ làm ta rơi vào một cái bẫy mê hồn trận.

Chọn lựa thứ nhất dẫn nhà giáo dục và các lực lượng xã hội khác đến với trẻ em - người học như một mục tiêu bất biến. Nó bất biến vì nó nằm trong tầm tay xử trí của nhà giáo dục.

Chọn lựa thứ 2 dẫn các nhà cải cách đến những vấn đề thuộc về thể chế, nằm ngoài tầm tay xử lý của nhà giáo dục.

Cả hai lựa chọn đều là hai cuộc đại phiêu lưu. Không có lựa chọn nào dẫn đến thành công "thần tốc" hết. Nhưng chọn lựa thứ nhất sẽ tạo ra một sự thâm canh - cũng hệt như thâm canh trong sản xuất nông nghiệp - trong khi chọn lựa thứ 2 cũng tương tự như đi tìm cách thay đổi chế độ tô thuế.

Có điều "thâm canh" trong sự nghiệp giáo dục sẽ tạo ra một cái nền màu mỡ, để một trăm năm nữa (có khi lâu hơn thế) sẽ có những sản phẩm mà những bậc thầy ngày hôm nay không sánh kịp. Con hơn cha, trò hơn thầy, đó là mơ ước của công cuộc thâm canh vào cái bất biến cần được tư duy đổi mới giáo dục nhận ra ngay ngày hôm nay : trẻ em.

Nghịch lý cõng người khổng lồ

Nhà cải cách giáo dục đúng sẽ thành công nếu trong tư duy giáo dục và dạy học họ luôn nghĩ rằng mình đang cõng trên vai những người khổng lồ. Không nên quá kiêu ngạo để luôn luôn nghĩ mình mãi là thầy, mãi mãi là người khổng lồ để các em đứng lên vai.

Ấy thế nhưng, ở nơi đây và vào lúc này, họ vẫn đang là thầy. Nghịch lý là ở chỗ đó. Khi tư duy để tìm cách cứu nguy nền giáo dục hiện thời, chúng ta luôn luôn đứng trước hai cách chọn lựa.

Diễn đạt theo cách khác sẽ nói như sau : nhà cải cách giáo dục như những chú lùn có sứ mệnh tạo ra những con người cao ráo hơn mình. Khi chúng ta đang nhắc lại những khái niệm như tự do hoặc khai phóng vô tình hay hữu ý, ta đang thực hiện một phương thức bất biến chi phối công việc đào tạo những người khổng lồ.

Vì thế, đừng có nghĩ nền giáo dục được ta lên kế hoạch chấn hưng sẽ đào tạo những học trò có vài ba năng lực nào đó cộng với dăm bẩy giá trị nào đó rập theo tiêu chuẩn biến động của những chốn vu vớ nào đó.

Một cách khiêm nhưng đủ tự tin như một nghịch lý, chúng ta hãy tổ chức sự trưởng thành của cái đối tượng bất biến mà chúng ta đang phục vụ bằng việc vun trồng bằng chính bàn tay tầm thường của chúng ta ở đây và ngay lúc này.

Mục tiêu tổ chức sự trưởng thành của trẻ em, đến lượt nó, cũng thành một điều bất biến trong tư duy giáo dục. Không phải là tổ chức cuộc chạy đua học giỏi mà tổ chức sự trưởng thành về tâm hồn, về trí tuệ, về lối sống của một nhân cách đúng nghĩa.

Những sản phẩm mang tầm vóc trưởng thành đó sẽ phải là những con người có một năng lực bất biến - năng lực tự học - và tự học để tự lập thành người Việt Nam chính hiệu.

Lộ diện giải pháp

Cuối cùng, "trăm dâu đổ đầu tằm", dù chọn đi theo cách tư duy nào và theo lý thuyết trời biển gì đi nữa thì cũng phải trình ra xã hội bộ chương trình và bộ sách giáo khoa.

Đến lượt chúng, những công cụ này cũng sẽ phải thể hiện một tầm tư duy giáo dục dựa trên những điều bất biến.

Đặt câu hỏi đơn giản hơn : chương trình và sách giáo khoa có tuổi thọ dài, thậm chí rất dài hay là chúng cứ bị thay đổi luôn soành soạch theo tuổi đời từng dự án ?

Xin nói luôn để đỡ mất công chờ đợi : Chương trình và sách giáo khoa cũng phải bất biến. Điều này hoàn toàn trái với những phát ngôn đương thời cho rằng sách giáo khoa trên thế giới cũng chỉ tuổi thọ dăm mười năm.

Ta hãy cùng lý giải về tính bền vững của chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa cho học sinh phổ thông. Chúng sẽ bền vững và có tuổi thọ dài vì những lý do sau :

- Chúng thể hiện cách học của người học, cách học thể hiện ở các thao tác tư duy, là điều bất biến.

- Những vật liệu dùng để tổ chức cách học của học sinh đều mang tính phổ thông và đó là điều bất biến.

- Sách giáo khoa phải giúp giáo viên dễ thực hiện nhiệm vụ tổ chức việc học của trẻ em - một định nghĩa khác về nghề "dạy học" xưa nay.

Tư duy sáng sủa

Càng dấn thân vào sự nghiệp giáo dục, càng thấy mọi chuyện không dễ dàng và càng không thể xong trong ngày một ngày hai.

Vì thế, việc tư duy về giáo dục cần phải rất sáng sủa.

Không được lẫn lộn giữa khái niệm Chương trình tổng thể với chỉ một việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa phổ thông.

Và ngay cả khi rút gọn việc viết sách giáo khoa như là cốt lõi của cái tổng thể thì cũng cần xử lý nghiêm cẩn.

Thời Khổng Tử, sách giáo khoa nằm trong tay vài ba ông "Tử", và thế là đủ.

Thời Pháp thuộc cũng còn đơn giản : những tên tuổi đọng lại không nhiều, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Huy Lục, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, và Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Tố cùng với Brachet, Don Lafferanderie. Hết.

Sau năm 1945, cả ngành giáo dục vẫn mới chỉ có một ban thu thư lèo tèo. Dẫu sao, các ban tu thư thời đó đều có uy tín.

Ngày nay, chẳng ai có đủ uy tín để xử lý riêng một khái niệm tích hợp.

Và ai có đủ uy tín để bảo đảm sách đang viết chưa xong, có xong cũng chưa qua thực nghiệm… liệu có đủ độ tin cậy để được thực nghiệm và đem dùng theo lối cuốn chiếu.

Hãy nghĩ lại !

Hãy để các nhóm và các cá nhân tự do đóng góp để có thêm những người lùn cùng công kênh những người khổng lồ.

Hãy minh bạch các sản phẩm - mạng internet có sẵn để mọi người lùn cùng bớt lùn.

Hãy tập sống dân chủ vì dân chủ cũng là cái bất biến trong tư duy người, còn bao trùm lên cả tư duy giáo dục nữa" (hết dẫn).

Nếu cảm giác bế tắc không phải là của riêng tôi, thì tôi nghĩ nút mở của nó là cái đã xảy ra với Gíao sư Tương Lai và cựu Đại sứ Nguyễn Trung.

Paris, 07/10/2017

Bùi Quang Vơm

********************

"Không nên quá kiêu ngạo nghĩ mình mãi là thầy"

Phạm Toàn, VietnamNet, 24/09/2017

"Con hơn cha, trò hơn thầy, đó là mơ ước của công cuộc thâm canh vào cái bất biến cần được tư duy đổi mới giáo dục nhận ra ngay ngày hôm nay: trẻ em".

Nhà giáo Phạm Toàn đã khẳng định như vậy trong bài viết gửi tới hội thảo giáo dục 2017 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội tổ chức sáng 23/9. VietNamNet xin trích đăng bài viết này.

Vấn đề

Chúng ta đang bàn bạc về sự nghiệp giáo dục của dân tộc.

Chúng ta đang bàn bạc về công việc lớn lao này trong nỗi lo lắng và tinh thần trách nhiệm.

Lo lắng và trách nhiệm đè nặng lên vai từng cá nhân có mặt ở hội thảo này và chúng ta còn gánh nặng cả những nỗi ưu tư của biết bao con người vắng mặt tại đây, trong đó có những nhà khoa học và có cả những phụ huynh có con em đi học.

Và không chỉ có thể, vắng mặt hôm nay nhưng luôn luôn có mặt, còn là tổ tiên chúng ta, những ân nhân đã giao lại đất nước này cho chúng ta và còn là cả những bé em sẽ ra đời trên mảnh đất thiêng liêng này, những thế hệ của trăm năm, của nghìn năm sau.

Không ai buộc chúng ta phải lo lắng và phải có trách nhiệm như vậy. Tự chúng ta từng người từng người mang nỗi lo và trách nhiệm đó, đơn giản vậy thôi.

bacthay2

Nhà giáo Phạm Toàn phát biểu tại hội thảo sáng 23/9. Ảnh : Lê Văn

Chúng ta nhất trí trong nỗi lo và tinh thần trách nhiệm.

Nhưng chúng ta lại rất khó nhất trí trong giải pháp cứu nguy, chấn hưng sự nghiệp giáo dục của dân tộc.

Và mỗi bất đồng to lớn nhất lại rơi vào một điều cốt lõi của mọi điều cốt lõi: tư duy về giáo dục.

Cái bất biến của giáo dục

Khi tư duy để tìm cách cứu nguy nền giáo dục hiện thời, chúng ta luôn luôn đứng trước hai cách chọn lựa.

Chọn lựa thứ nhất là đi tìm một cái nút bấm mà nếu tác động vào điều bất biến đó thì mọi việc sẽ hanh thông.

Chọn lựa thứ hai là sa đà vào những điều khả biến với vẻ ngoài đầy hấp dẫn, nhưng sẽ làm ta rơi vào một cái bẫy mê hồn trận.

Chọn lựa thứ nhất dẫn nhà giáo dục và các lực lượng xã hội khác đến với trẻ em - người học như một mục tiêu bất biến. Nó bất biến vì nó nằm trong tầm tay xử trí của nhà giáo dục.

Chọn lựa thứ 2 dẫn các nhà cải cách đến những vấn đề thuộc về thể chế, nằm ngoài tầm tay xử lý của nhà giáo dục.

Cả hai lựa chọn đều là hai cuộc đại phiêu lưu. Không có lựa chọn nào dẫn đến thành công "thần tốc" hết. Nhưng chọn lựa thứ nhất sẽ tạo ra một sự thâm canh - cũng hệt như thâm canh trong sản xuất nông nghiệp - trong khi chọn lựa thứ 2 cũng tương tự như đi tìm cách thay đổi chế độ tô thuế.

Có điều "thâm canh" trong sự nghiệp giáo dục sẽ tạo ra một cái nền màu mỡ, để một trăm năm nữa (có khi lâu hơn thế) sẽ có những sản phẩm mà những bậc thầy ngày hôm nay không sánh kịp. Con hơn cha, trò hơn thầy, đó là mơ ước của công cuộc thâm canh vào cái bất biến cần được tư duy đổi mới giáo dục nhận ra ngay ngày hôm nay: trẻ em.

Nghịch lý cõng người khổng lồ

Nhà cải cách giáo dục đúng sẽ thành công nếu trong tư duy giáo dục và dạy học họ luôn nghĩ rằng mình đang cõng trên vai những người khổng lồ. Không nên quá kiêu ngạo để luôn luôn nghĩ mình mãi là thầy, mãi mãi là người khổng lồ để các em đứng lên vai.

Ấy thế nhưng, ở nơi đây và vào lúc này, họ vẫn đang là thầy. Nghịch lý là ở chỗ đó.

Diễn đạt theo cách khác sẽ nói như sau: nhà cải cách giáo dục như những chú lùn có sứ mệnh tạo ra những con người cao ráo hơn mình. Khi chúng ta đang nhắc lại những khái niệm như tự do hoặc khai phóng vô tình hay hữu ý, ta đang thực hiện một phương thức bất biến chi phối công việc đào tạo những người khổng lồ.

Vì thế, đừng có nghĩ nền giáo dục được ta lên kế hoạch chấn hưng sẽ đào tạo những học trò có vài ba năng lực nào đó cộng với dăm bẩy giá trị nào đó rập theo tiêu chuẩn biến động của những chốn vu vớ nào đó.

Một cách khiêm nhưng đủ tự tin như một nghịch lý, chúng ta hãy tổ chức sự trưởng thành của cái đối tượng bất biến mà chúng ta đang phục vụ bằng việc vun trồng bằng chính bàn tay tầm thường của chúng ta ở đây và ngay lúc này.

Mục tiêu tổ chức sự trưởng thành của trẻ em, đến lượt nó, cũng thành một điều bất biến trong tư duy giáo dục. Không phải là tổ chức cuộc chạy đua học giỏi mà tổ chức sự trưởng thành về tâm hồn, về trí tuệ, về lối sống của một nhân cách đúng nghĩa.

Những sản phẩm mang tầm vóc trưởng thành đó sẽ phải là những con người có một năng lực bất biến - năng lực tự học - và tự học để tự lập thành người Việt Nam chính hiệu.

Lộ diện giải pháp

Cuối cùng, "trăm dâu đổ đầu tằm", dù chọn đi theo cách tư duy nào và theo lý thuyết trời biển gì đi nữa thì cũng phải trình ra xã hội bộ chương trình và bộ sách giáo khoa.

Đến lượt chúng, những công cụ này cũng sẽ phải thể hiện một tầm tư duy giáo dục dựa trên những điều bất biến.

Đặt câu hỏi đơn giản hơn: chương trình và sách giáo khoa có tuổi thọ dài, thậm chí rất dài hay là chúng cứ bị thay đổi luôn soành soạch theo tuổi đời từng dự án?

Xin nói luôn để đỡ mất công chờ đợi: Chương trình và sách giáo khoa cũng phải bất biến. Điều này hoàn toàn trái với những phát ngôn đương thời cho rằng sách giáo khoa trên thế giới cũng chỉ tuổi thọ dăm mười năm.

Ta hãy cùng lý giải về tính bền vững của chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa cho học sinh phổ thông. Chúng sẽ bền vững và có tuổi thọ dài vì những lý do sau:

- Chúng thể hiện cách học của người học, cách học thể hiện ở các thao tác tư duy, là điều bất biến.

- Những vật liệu dùng để tổ chức cách học của học sinh đều mang tính phổ thông và đó là điều bất biến.

- Sách giáo khoa phải giúp giáo viên dễ thực hiện nhiệm vụ tổ chức việc học của trẻ em - một định nghĩa khác về nghề "dạy học" xưa nay.

Tư duy sáng sủa

Càng dấn thân vào sự nghiệp giáo dục, càng thấy mọi chuyện không dễ dàng và càng không thể xong trong ngày một ngày hai.

Vì thế, việc tư duy về giáo dục cần phải rất sáng sủa.

Không được lẫn lộn giữa khái niệm Chương trình tổng thể với chỉ một việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa phổ thông.

Và ngay cả khi rút gọn việc viết sách giáo khoa như là cốt lõi của cái tổng thể thì cũng cần xử lý nghiêm cẩn.

Thời Khổng Tử, sách giáo khoa nằm trong tay vài ba ông "Tử", và thế là đủ.

Thời Pháp thuộc cũng còn đơn giản: những tên tuổi đọng lại không nhiều, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Huy Lục, Đặng Đình Phúc, Đỗ Thận, và Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Tố cùng với Brachet, Don Lafferanderie. Hết.

Sau năm 1945, cả ngành giáo dục vẫn mới chỉ có một ban thu thư lèo tèo. Dẫu sao, các ban tu thư thời đó đều có uy tín.

Ngày nay, chẳng ai có đủ uy tín để xử lý riêng một khái niệm tích hợp.

Và ai có đủ uy tín để bảo đảm sách đang viết chưa xong, có xong cũng chưa qua thực nghiệm… liệu có đủ độ tin cậy để được thực nghiệm và đem dùng theo lối cuốn chiếu.

Hãy nghĩ lại !

Hãy để các nhóm và các cá nhân tự do đóng góp để có thêm những người lùn cùng công kênh những người khổng lồ.

Hãy minh bạch các sản phẩm - mạng internet có sẵn để mọi người lùn cùng bớt lùn.

Hãy tập sống dân chủ vì dân chủ cũng là cái bất biến trong tư duy người, còn bao trùm lên cả tư duy giáo dục nữa.

Nhà giáo Phạm Toàn

Published in Quan điểm