Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhà Thờ Đức Bà Paris cháy : Sững sờ… và chiêm nghiệm

Notre-Dame de Paris lâm nạn. Từ sững sờ đến chiêm nghiệm : Sau thảm họa bất ngờ, truyền thông đồng loạt nói đến những giá trị của công trình độc nhất vô nhị này. Nhiều bài học lịch sử được nhắc lại, nhiều suy ngẫm được rút ra.

notre1

Ngôi thánh đường của nước Pháp nhìn từ mặt tiền ngày 15/04/2019. B.MOSER©BSPP via REUTERS

Tuần báo L’Obs chạy tựa trang bìa : "Nhà Thờ Đức Bà, chuyện ngày xửa ngày xưa. Từ huy hoàng đến thảm kịch". Courrier International với tựa đề "Notre-Dame, thánh đường của nhân loại", dẫn nhiều phản ứng từ báo chí nước ngoài. Le Point nói về "Notre-Dame, 9 thế kỷ tình yêu".

Sững sờ…

Báo Đức Suddeutsche Zeitung ghi nhận "Nước Pháp bị đâm trúng tim". Báo Ba Lan Gazeta Wyborcza so sánh hỏa hoạn với vụ khủng bố tháng 11/2015 nhắm vào nhà hát Bataclan và một số địa điểm khác ở Paris, khiến 137 người chết. Trong vụ cháy kinh hoàng này, không có nạn nhân nào, nhưng theo Gazeta Wyborcza, một cú sốc tương tự hiện rõ trên gương mặt người dân Paris, đau đớn trước một tổn thất lớn lao. Triết gia Đức Peter Sloterdijk trên Le Point hay xã luận cũng của báo này thậm chí so thảm họa với vụ khủng bố tháp đôi New York 11/09.

Tuần báo Le Point thốt lên : "Trưởng nữ của Giáo hội Công giáo bị đánh đúng vào nơi linh thiêng nhất". Bởi, Nhà Thờ Đức Bà là "Trái tim Thiên Chúa của nước Pháp". Notre-Dame, chứng nhân của những thời khắc vinh quang và đau đớn. Vào mỗi ngày Chủ Nhật, tiếp theo một thảm kịch quốc gia, chính tại Notre-Dame, mọi người thường tề tựu tham gia thánh lễ tưởng nhớ các nạn nhân. Nhưng lần này, nạn nhân lại chính là Notre-Dame, là đức tin của người Thiên Chúa.

Le Point trong bài "Một cuốn sách kỳ diệu về lịch sử nước Pháp" cho biết ngôi thánh đường khổng lồ trong suốt 850 năm tồn tại, đã từng nhiều lần thoát khỏi họa tiêu vong qua những biến động lớn, từ các cuộc chiến tranh tôn giáo, thời Đại Cách mạng cuối thế kỷ XVIII, Cách mạng 1831, Thế chiến thứ nhất, rồi Thế chiến Hai… Điều gây sững sờ là thảm họa lại xảy ra trong một xã hội được coi là bình an như hiện nay, công nghệ hùng hậu như hiện nay.

Xã luận Courrier International với tựa đề "Một di sản chung" ghi nhận : từ Thượng Hải, Mexico, Luân Đôn, hay Montréal…, hầu như ai cũng biết đến Nhà Thờ Đức Bà Paris, qua những đồ lưu niệm nho nhỏ, một bức hình, hay nhân vật chàng gù Quasimodo của Victor Hugo, khảm sâu trong tâm tưởng người xem phim hoạt hình Disney... Nhà Thờ Đức Bà không phải của riêng 2,2 triệu người Paris, hay 67 triệu người Pháp, mà là di sản chung của 7 tỉ rưỡi cư dân Trái đất.

Nhưng giờ đây, chuông Notre-Dame bặt tiếng. Mọi người chợt nhận ra : các thánh đường vĩ đại tưởng như vĩnh cửu, cũng giống như các nền văn minh, "đều theo lẽ có sinh, có tử".

…chợt ngộ ra

Nhưng có một nghịch lý đã xảy ra : cùng với tai họa kinh hoàng, mọi người đột ngột nhận ra những giá trị phi thường của ngôi thánh đường. Như nhận định của nhà nghiên cứu về thời Trung Cổ, viện sĩ hàn lâm Michel Zink, trong bài trả lời phỏng vấn của Le Point, với tựa đề "Zink : Quel soulagement déchirant !" (tạm dịch là : "Zink : Thở phào trong đau xót ! ) : "Làn sóng cảm thông, chia sẻ và đóng góp hào phóng mà thảm họa tối thứ Hai dấy lên tại nước Pháp và trên thế giới là một bằng chứng cho thấy Notre-Dame / Đức Bà vẫn sống".

Notre-Dame không chỉ là linh hồn của nước Pháp, mà còn là của cả Châu Âu. ABC, tờ báo Tây Ban Nha nhận xét : Ít có công trình kiến trúc nào tiêu biểu đến như vậy cho lịch sử Châu Âu, không phải ngẫu nhiên đây là công trình được thăm viếng nhiều nhất ở Liên Hiệp Châu Âu (với 13 triệu du khách hàng năm). Vụ hỏa hoạn là một bi kịch đối với tất cả mọi người, nhưng cũng có thể chính là một cơ hội để đo lường "giá trị biểu tượng" của công trình này.

Báo Anh The Guardian nhắc lại những gắn bó lịch sử Anh - Pháp thời trung cổ qua ngôi đền thờ. Notre-Dame là nơi vua Anh Henri VI được phong làm người đứng đầu nước Pháp hồi thế kỉ XV, nơi vua Pháp François đệ nhất làm lễ thành hôn với Marie Stuart, hoàng hậu tương lai xứ Scotland… Tuy nhiên, điều đáng nói nhất theo The Guardian là, công trình Trung Cổ này đáng được coi là "một hiện thân cho nền văn minh Châu Âu trong một thời gian dài", về vẻ đẹp của tượng, của tranh, của âm nhạc và nhiều sưu tập.

Hồn Gothic với tinh thần Khai Sáng

Báo Ba Lan Gazeta Wyborcza chỉ ra tính chất độc nhất vô nhị của Notre-Dame, như một công trình mang tính "nối kết" lịch sử, gắn liền Châu Âu hiện đại với Châu Âu thời Trung Cổ.

Vương cung thánh đường của nước Pháp sở dĩ có được hình hài như ngày nay chính là nhờ can thiệp phi thường của văn hào Victor Hugo. Tác phẩm "Nhà Thờ Đức Bà Paris" ra đời năm 1831 là một đóng góp quyết định cho sự phục sinh của ngôi thánh đường thời Trung Cổ, vốn bị khinh rẻ trong suốt giai đoạn Phục Hưng và thế kỷ Khai sáng, tiền Cách mạng, sau đó.

Bài "Cái đích đầy cuốn hút" của L’Obs chú ý đến giai đoạn đứt gẫy văn hóa đặc biệt này của Châu Âu, mà nước Pháp chính là một ví dụ tiêu biểu.

Đầu thế kỷ XIX, các thánh đường Thiên Chúa Giáo lâm vào tình trạng hoang phế. Kiến trúc gothic bị đánh giá là "hỗn độn", "quá mong manh", hay "trang trí thừa thãi"… Nghệ thuật thời Trung Cổ nhìn chung có xu hướng bị vứt vào sọt rác của lịch sử, bị gắn nhãn mê tín, phong kiến, hay kém thẩm mỹ. Kiến trúc La Mã và Hy Lạp, theo phong cách Corinth, với các cột trụ và trán tường vuông vức từng được coi là mẫu mực trong suốt ba thế kỷ.

Theo L’Obs, "các nhà Khai Sáng đã đánh mất chiếc chìa khóa" cho phép họ nhận ra vẻ đẹp của các di sản văn hóa cổ xưa đó. Thế hệ các nghệ sĩ lãng mạn đầu thế kỷ XIX đã tuyên chiến chống lại trào lưu thống trị này.

Victor Hugo là người tiên phong. Tiểu thuyết "Nhà Thờ Đức Bà Paris" đã tạo nên một mặt trận thống nhất, quy tụ hai nhóm xã hội lớn : những người theo quan điểm tự do và những người chủ trương phục hưng đức tin Công giáo. Kết quả là : Ủy ban Quốc gia về các Công trình Lịch sử ra đời, nhiều nguồn vốn quan trọng được huy động.

Kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc đã nỗ lực khôi phục và cải biến Nhà Thờ Đức Bà với khát vọng thầm kín. Hòa trộn tâm hồn gothic, phóng khoáng và huyền bí, với tinh thần duy lý của kỷ nguyên Khai Sáng. Nhiều ý tưởng nghệ thuật của Victor Hugo được dùng làm kim chỉ nam.

Tâm thức nào bừng dậy ? Rung động nào lan tỏa ?

Vẫn bài "Nước Pháp bị đâm trúng tim" trên báo Đức Suddeutsche Zeitung nhận xét : "Notre-Dame – công trình kiến trúc mà nghệ thuật và lịch sử phương Tây hóa thân trong từng viên đá – chính là trái tim của một dân tộc từng được hình thành với hai hạt nhân, nền quân chủ và Giáo hội Công giáo. Thế nhưng Nhà Thờ Đức Bà cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống của những người Pháp vô thần, hay những người không theo đạo. Công trình được coi là biểu tượng cho phong cách nghệ thuật vừa uy nghi, đường bệ, nhưng cũng vừa tinh tế và thanh lịch kiểu Pháp… biểu tượng của lòng hiếu khách và sự tỏa sáng của nước Pháp ra thế giới".

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Le Point, triết gia Đức Peter Sloterdijk trở lại với Victor Hugo. Để giúp công chúng hiểu hơn những giá trị kỳ lạ của ngôi đền, từng hồi sinh sau nhiều lần bị phế bỏ, rồi phục dựng. Với đại văn hào Pháp, ngôi đền thờ thuộc loại cổ xưa nhất Paris này chẳng khác gì "một thứ quái vật" đầu Ngô, mình Sở. Nhưng nhà phân tâm học Freud từng chỉ rõ : tâm hồn con người cũng sâu xa và chất chứa, như những trầm tích (khảo cổ) được bảo tồn trong lòng đất. Cái kiến trúc "cổ sơ, hỗn tạp" đầu Ngô, mình Sở ấy lại chính là một không gian văn hóa đặc biệt, nơi lưu giữ những trầm tích lộ thiên.

Triết gia Đức đặt câu hỏi : Vào thời điểm ngọn tháp Mũi Tên của Notre-Dame bốc cháy, rồi gục xuống, những gì sâu thẳm trong lòng người bị đánh thức ? Khi Nhà Thờ Đức Bà lâm nạn - không gian văn hóa ấy tan nát - Cung Thánh đổ vỡ, những rung động nào tỏa ra thế giới ?

"Bình an mầu nhiệm"

Trên Le Point, viện sĩ Michel Zink đưa công chúng trở về với thời khởi thủy, với giám mục Maurice de Sully, người khởi công Nhà Thờ Đức Bà năm 1163. Ít người biết cũng chính vị giám mục này đã để lại một "tác phẩm đồ sộ" khác : các bài thuyết giảng ngày Chủ Nhật hàng tuần cho đại chúng bằng tiếng Latinh. Ngay lập tức được dịch sang tiếng Pháp, những lời giảng ấy vẫn tiếp tục vang lên trong các thánh đường cho đến tận thế kỷ XIX.

"Bình an mầu nhiệm" là cảm nhận của nhà báo Stefan Hrib, trên tờ Tyzden của Slovakia. Đối với người phóng viên này, Notre-Dame de Paris là biểu tượng cho "lòng từbi". Theo ông, "… lịch sử như một vở kịch không hồi kết… với những điều tuyệt vời… với những thảm kịch… tình yêu… hận thù… Giáo hội khi thịnh, lúc suy, khi yêu thương, lúc kiêu ngạo… những người đối lập khi cao thượng, lúc tàn ác…". Nhưng tại đây, trên hết, mãi mãi là "bình an huyền nhiệm". Trong không gian đẹp vô cùng này, mỗi người như được mời gọi : hãy khiêm nhường. Nhà Thờ Đức Bà bốc cháy, nhưng những điều tốt đẹp nhất ở chốn này chẳng thể biến thành tro bụi.

Thiếu tiền bảo trì : Nguyên nhân chính của thảm họa ?

Khơi dậy những giá trị lịch sử, nghệ thuật, xã hội của báu vật bị tổn thương, báo chí cũng bắt đầu tìm cách lý giải các nguyên nhân dẫn đến thảm họa. Le Point, với bài "Notre-Dame : Báu vật quốc gia bị coi nhẹ từ quá lâu", cho biết để phục chế Nhà Thờ Đức Bà, trong tình trạng ngày càng xuống cấp, cần khoảng 150 triệu euro trong vòng 20 năm. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ chấp nhận bỏ ra 2 triệu/năm. Theo một thỏa thuận với chính quyền mới đây, cứ một euro của mạnh thường quân, Nhà nước sẽ góp thêm một euro. Tốc độ huy động đầu tư rốt cục quá trễ. Không chỉ Nhà Thờ Đức Bà Paris xuống cấp, mà nhiều công trình văn hóa, lịch sử khác trên khắp đất nước cũng cần được trùng tu.

Về phần mình, trong khi chờ đợi kết quả điều tra của Công tố Paris, L’Obs có bài "Đáng lẽ có thể tránh được điều này !" thuật lại cuộc tranh luận xung quanh vấn đề những ai phải chịu trách nhiệm về thảm họa. L’Obs dành lời cho ông Didier Rykner. Nhà sáng lập "Tribune de l’art" cực lực lên án tình trạng các công trình phục chế nhìn chung không tuân thủ các quy tắc an toàn.

Báo Ý Repubblica, được Courrier International dẫn lại, trực diện buộc tội : "Nhà nước Pháp là thủ phạm của sự lơ là". Repubblica tố cáo chính quyền thu được gần 4 triệu euro/năm, nhờ bán vé cho du khách thăm tháp, nhưng chỉ rót một nửa số tiền này cho Nhà Thờ. Trong khi đó, ban quản lý Nhà Thờ cương quyết không buộc du khách thăm thánh đường phải mua vé, chỉ nhận quyên góp tình nguyện.

Theo Repubblica, chính Nhà nước phải chịu trách nhiệm về tình trạng Notre-Dame de Paris, cũng như việc nhiều nhà thờ khác bị bỏ rơi, bởi Nhà nước là chủ sở hữu, theo Đạo Luật phân ly Giáo hội với Nhà nước năm 1905. Tóm lại, trong việc "quản lý các di sản tôn giáo, ở quê hương của các nhà Khai sáng và Thể chế thế tục (Laïcité), có nhiều điều phải được xem lại !".

Tái thiết : Cơ hội đoàn kết

Trên hầu hết các tuần báo lần này, độc giả liên tục chứng kiến những kêu gọi tái thiết nhanh chóng. Về góc độ kỹ thuật, Courrier International nhấn mạnh đến một đóng góp có thể sẽ rất quan trọng của nhà sử học Mỹ Andrew Tallon và đồng nghiệp Stephen Murray. Trước khi qua đời, Andrew Tallon – được coi là người hiểu rõ nhất về kiến trúc Notre-Dame de Paris - đã để lại cho hậu thế các bản chụp chi tiết bằng laser. Toàn bộ mọi ngóc ngách của kiệt tác, với khoảng một tỉ điểm chụp, từ nền móng cho đến đỉnh tháp, chỉ với sai số 5 mm. Với các dữ liệu này, Nhà Thờ Đức Bà hoàn toàn có thể được dựng lại giống hệt như trước.

Nhưng tái thiết Notre-Dame không đơn giản chỉ là khôi phục một công trình kiến trúc. Theo báo Ba Lan Gazeta Wyborcza, tái thiết cũng chính là để "Châu Âu nối lại với những cội rễ của mình". "Một nước Pháp đa văn hóa - với những người thế tục, những người theo đạo Hồi - cùng nhau đoàn kết xây dựng lại thánh đường Công giáo, di sản của toàn dân tộc, của nền văn minh chung. Đó là một bài học rất đáng để suy ngẫm".

Lửa "Đức Bà" thổi bạt lửa Fouquet’s ?

Vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại Nhà Thờ Đức Bà Paris xảy ra trong một thời điểm hết sức đặc biệt. Với L’Obs, trong bài viết trang nhất với tựa đề "Đức Bà ấy là của chúng ta", dường như trong cái rủi, có cái may.

Vụ hỏa hoạn bất ngờ đặt trở lại cái tâm linh – tôn giáo và những giá trị nghìn năm của Notre-Dame vào tâm điểm của công luận. "Ngày 16 tháng Ba, trong tiếng la ó của "nhiều người Áo Vàng", mặt tiền của tiệm ăn nổi tiếng Fouquet’s trên đại lộ Elysée bị phóng hỏa. Ngọn lửa - mà chính quyền rất mong dập tắt - ấy, ít nhất có thể cũng tạm thời bị thổi bạt bởi ngọn lửa đánh chặn (contre-feu) khủng khiếp Notre-Dame".

Trong bài trả lời phỏng vấn Le Point mang tựa đề "Đây là tín hiệu !", triết gia Đức Peter Sloterdijk cũng liên hệ giữa hai đám cháy : ở tiệm ăn Fouquet’s và ở Notre-Dame de Paris để nói về tình thế nghiêm trọng hiện tại ở nước Pháp. "Đốt cháy Fouquet’s là một chuyện, nhưng nhìn thấy Nhà Thờ Đức Bà cháy có thể khiến người ta phải thay đổi quan điểm". Peter Sloterdijk cho rằng một bài học có thể rút ra từ đây : phải chăng tai nạn này là một "tín hiệu", một cơ hội cho phép người Pháp hướng đến một sự đoàn kết mới với chất lượng khác trước ? Phải chăng chính trong bối cảnh này, đông đảo dân chúng có thể tập hợp xung quanh tổng thống, "rời bỏ những lập trường tiêu cực cố hữu, và hiểu rằng chừng nào Notre-Dame chưa được dựng lại, chừng đó các đấu tranh xã hội cần phải tạm lắng.Tính toàn vẹn về mặt biểu tượng của cả một dân tộc là điều rất cần được trân trọng".

Thánh đường cháy, "mô hình xã hội" bị đe dọa

Cũng trong hướng chiêm nghiệm này, Courrier International giới thiệu một bài viết của báo Mỹ New York Times, với tựa đề "Mặt trận mới của Macron". Nhà báo Michael Kimmelman nhìn thấy sự "tương đồng đầy ấn tượng", giữa vụ hỏa hoạn kinh hoàng Notre-Dame với phong trào xã hội "Áo Vàng" kéo dài từ nhiều tháng nay.

Theo tác giả, phong trào này sở dĩ đã bùng lên, do đông đảo người dân lo sợ "mô hình xã hội", hệ thống an sinh xã hội, vốn là niềm tự hào của người Pháp từ nhiều thế hệ nay, có nguy cơ "tan thành mây khói". Trong vụ hỏa hoạn Nhà Thờ Đức Bà, không có ai là nạn nhân, nhưng nhà báo Mỹ cũng so sánh với vụ hỏa hoạn khu chung cư xã hội Grenfell (Luân Đôn) năm 2017, khiến gần 100 người chết, vụ sập cầu Genova (nước Ý) năm 2018, hay vụ Thư viện Quốc gia Brazil bị thần lửa thiêu trụi cũng hồi năm ngoái, để nhấn mạnh đến nguy cơ bất bình đẳng gia tăng, tư nhân hóa mù quáng…

New York Times ghi nhận nước Pháp đang trong giai đoạn tìm đường sáng tạo mới. Với độ lùi thời gian, cuộc phản kháng Áo Vàng sẽ chỉ là một giai đoạn trên con đường tiến hóa của một đất nước từng vượt qua bao thách thức. Mỗi lần đều biết cách tái sinh trong vinh quang. Thánh đường của nước Pháp cũng vậy !

Hỏa hoạn Notre-Dame, vận mệnh Giáo hội

Xã luận của Le Point thì đặt câu hỏi : "Vụ hỏa hoạn bùng lên đúng vào giữa Tuần Thánh (một thời điểm hệ trọng với người Công giáo – người viết) và đúng vào lúc chỉ hơn một giờ trước phát biểu dự kiến của tổng thống Macron (với toàn thể nhân dân, để trình bày một số giải pháp sau ba tháng Thảo luận toàn quốc – người viết). Liệu có thể coi là một chuyện tình cờ ?".

Le Point tin tưởng là với tư cách một công trình kiến trúc, Nhà Thờ Đức Bà "sẽ lại tái sinh" như trong suốt những thăng trầm nhiều thế kỷ. Thế nhưng, về mặt biểu tượng, liệu có thể nào không nhìn thấy mối liên hệ giữa thảm họa này với "một thế giới đang rơi vào thời kỳ suy sụp" ? Sau hai ngàn năm tồn tại, phải chăng đã đến lúc Thiên Chúa Giáo bước vào thời kỳ "thoái trào không thể cứu vãn", với xu thế giải ảo thượng phong ở phương Tây, với những bê bối tình dục của một bộ phận giới tăng lữ, đang trên đường chấp nhận đầu hàng nhục nhã.

Cũng chính trong bối cảnh này, bài xã luận "Notre-Dame, ngôi thánh đường bất khuất" nhắc đến hàng loạt xuất bản trong những ngày gần đây liên quan đến Giáo hội, đòi dân chủ hóa, minh bạch, trở về những giá trị tâm linh nguyên thủy…, của sơ Véronique Margron, nhà thần học dòng Đa Minh ("Un moment de vérité"), của nhà văn, nhà báo Jean-Pierre Denis ("Un catholique s’est échappé") hay của nữ văn sĩ Christiane Rancé ("Dictionnaire amoureux des saints").

Le Point đặc biệt khuyên nên khẩn cấp đọc cuốn "Un catholique s’est échappé". Tác phẩm của Jean-Pierre Denis nhắc đến văn hào Bernanos với cuốn "Scandale de la vérité" (ra đời năm 1939). Trong tác phẩm vừa ra mắt, Jean-Pierre Denis nói đến tình trạng gần như "chết não" của Giáo hội hiện nay. Le Point nhắn nhủ : Hãy đọc sách này trong tư thế của Nhà Thờ Đức Bà, "luôn tái sinh sau mọi phong ba, bình thản và chính trực".

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Nhà thờ Đức Bà bị cháy, dân Paris mới tiếc nuối viên ngọc quý

Nhà thờ Đức Bà vẫn là chủ đề lớn nhất của các báo Paris hôm nay 19/04/2019. Bên cạnh đó là việc công bố báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Muller về nghi vấn ê-kíp tranh cử Donald Trump thông đồng với Nga, và việc Bắc Triều Tiên lại thử hỏa tiễn.

chay1

Tín đồ Công giáo dự Chặng Đàng Thánh Giá nhân lễ Phục Sinh dọc theo bờ sông Seine (Paris) gần Nhà Thờ Đức Bà, ngày 19/04/2019. Reuters

Giữ lại hồn xưa hay hiện đại hóa ?

Trên trang nhất của Le Figaro là bức hình Nhà thờ Đức Bà Paris chụp từ trên cao, chạy tựa "Nhà thờ Đức Bà : Câu hỏi về tái thiết". Xây dựng lại y như cũ hoặc mạnh dạn có sáng tạo về kiến trúc ? Trong khi vấn đề dựng lại tháp mũi tên đang gây tranh luận, các chuyên gia nhắc nhở rằng trước hết cần giữ an toàn khu vực hỏa hoạn.

Tương tự, Le Monde đặt vấn đề "Có nên tái thiết Nhà thờ Đức Bà y như xưa ?". Cựu kiến trúc sư trưởng công trình này cho rằng "hầu như không thể thực hiện được". Việc thẩm định những hư hại và giữ ổn định địa điểm sẽ mất rất nhiều thời gian, khó thể hoàn thành trong 5 năm. Trong bài xã luận mang tên "Vì một Vương cung Thánh đường của thế kỷ 21", Le Monde hoan nghênh quyết tâm của tổng thống Emmanuel Macron "trùng tu Nhà thờ Đức Bà đẹp đẽ hơn trước", nhưng cho rằng cần thận trọng. Bởi vì đó là một di sản độc đáo, chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử và là một hình ảnh đã bắt rễ lâu đời qua nhiều thế hệ người Paris.

Le Figaro nhắc lại câu nói của Eugène Viollet-le-Duc, kiến trúc sư nổi tiếng thế kỷ 19 đã trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris : "Người nghệ sĩ phải hoàn toàn nép mình phía sau. Đây không phải là làm nghệ thuật, mà là tuân thủ theo nghệ thuật của một thời đại đã đi vào dĩ vãng". Ông cảnh báo : "Việc tái thiết có thể gây thiệt hại cho di tích nhiều hơn cả sự tàn phá của những thế kỷ qua".

Khi viên ngọc quý bị bỏ quên

Trên trang Ý kiến của Les Echos, tác giả Eric Le Boucher kêu gọi "Và bây giờ hãy tái thiết Vương cung Thánh đường của nước Pháp". Rất nhiều người Paris vì đi qua hàng ngày, đã quên mất vẻ đẹp của Nhà thờ Đức Bà, cũng như nhiều người Pháp quên rằng mình có một cuộc sống khá tốt đẹp trên đất nước này. Những khó khăn vẫn hiện diện, nhưng không thể biện hộ cho bạo lực trong những tháng gần đây, cũng như các tranh cãi vô ích về những món tiền đóng góp.

Đối với người dân Paris, vụ hỏa hoạn Nhà thờ Đức Bà khiến họ phải tự trách mình : đã đi qua không biết bao nhiêu lần, cứ nghĩ rằng lần khác sẽ vào nhà thờ, sẽ thảnh thơi đi dạo ở khu vườn bên cạnh, nhưng cứ tất bật rồi bỏ qua. Cũng như hàng ngày vẫn nhìn thấy Vẻ Đẹp này, người ta không còn chú ý nhiều nữa.

Thế rồi vụ hỏa hoạn đã đốt cháy sự chểnh mảng. Thế rồi hồi chuông báo động đã đánh thức cái thú mỗi ngày được ngắm nhìn ngôi đại giáo đường, cảm thấy được ưu đãi khi sống trong một trong những thành phố xinh đẹp nhất thế giới - thủ đô Paris.

Tương tự đối với nước Pháp. Cú sốc trên thế giới khi ngôi tháp nhọn sụp đổ đã nhắc nhở người Pháp rằng họ may mắn được sống trong một trong những đất nước tươi đẹp nhất. Thời tiết ôn hòa, đất đai phì nhiêu nhất là cho rượu vang và sợi lanh, phong cảnh xinh đẹp và đa dạng. Lịch sử nước Pháp cũng đã làm nên những giáo đường, lâu đài… nổi tiếng, vô số di sản giá trị.

Người Pháp "bất hạnh" trong nước Pháp xinh đẹp

Vụ hỏa hoạn cũng đã thiêu rụi một sự bất hợp lý : trong các thăm dò về hạnh phúc, người Pháp tự cho là "bất hạnh", được xếp hạng thứ 24 bên cạnh Mexico (World Happiness Report 2019). Trong khi người Anh đứng thứ 15 dù đang khốn khổ vì Brexit, người Đức thứ 17, còn người Phần Lan đứng đầu. Chỉ có tuổi thọ là được đánh giá tích cực, còn lại thì theo những người Pháp được thăm dò, tất cả đều tệ hại : thu nhập trên đầu người, tình trạng xã hội, quyền tự do, nạn tham nhũng, lòng hào hiệp…

Những món tiền hiến tặng tới tấp được gởi đến để tái thiết Nhà thờ Đức Bà cho thấy trên thực tế người Pháp hào phóng hơn rất nhiều so với bảng xếp hạng trên đây của Liên Hiệp Quốc. Những tiêu chí khác cũng vậy, người dân Pháp nói rằng họ kém may mắn trong khi họ không thực sự nghĩ như thế, một sự "bất hạnh" không thực sự là bất hạnh.

Trong cái rủi có cái may, sự kiện Nhà thờ Đức Bà như một bức tường chặn lửa đối với "Áo Vàng". Đã hẳn là những khó khăn vẫn còn đó và tăng thêm đối với giai cấp trung lưu, những vấn đề to lớn đang đặt ra cho chủ nghĩa tư bản toàn thế giới mà hiện chưa ai có được giải pháp. Nhưng từ sáu tháng qua, việc phóng đại sự "bất hạnh" đã dẫn đến bạo lực, mạng xã hội dẫn dắt dư luận thay cho báo chí truyền thống.

Bên cạnh đó là những tranh cãi vô nghĩa nổi lên khi những người giàu tặng những món tiền lớn để tái thiết Nhà thờ Đức Bà : lợi ích được giảm thuế, lẽ ra nên đem cho người nghèo… Theo tác giả, điều này chứng tỏ một nước Pháp đã mất đi ý niệm về văn hóa, về lịch sử, về sự đoàn kết, trong khi sự đa dạng về mọi mặt, trong đó có thu nhập, đã làm nên xã hội. Bài viết kết luận, tái thiết Nhà thờ Đức Bà cũng là mang đến niềm hạnh phúc lại được nhìn thấy, được vào chiêm ngưỡng di sản vô giá này, và hạnh phúc được sống trên đất Pháp.

"Thằng gù" một lần nữa sẽ cứu vãn Nhà thờ Đức Bà Paris ?

Về mặt văn hóa, Le Monde nói về việc cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của văn hào Victor Hugo về Nhà thờ Đức Bà đang lại trở thành best-seller, đóng góp vào việc gây quỹ tái thiết.

"Thằng gù ở Nhà thờ Đức Bà" (tựa gốc "Le bossu de Notre Dame de Paris") liệu một lần nữa có thể cứu vãn được di sản hơn 850 tuổi này ? Ngay sau vụ hỏa hoạn hôm 15/4, bộ tiểu thuyết ra đời từ năm 1831 vọt lên dẫn đầu danh sách trên trang Amazon và vô số các nhà sách Pháp. Cùng với hiện tượng best-seller bất ngờ này, các nhà xuất bản cam kết dành một phần lợi nhuận cho quỹ tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris.

Phiên bản bỏ túi hiện đang "cháy hàng". Nhà xuất bản Folio sẽ tái bản thêm 30.000 cuốn, giảm giá phân nửa để thu hút người mua, Pocket cũng đang vội vã in thêm 23.000 cuốn. Các nhà Dargaud, Dupuis, Lombard khuyến khích các tác giả tham gia vào bộ truyện hoạt hình về chủ đề Nhà thờ Đức Bà Paris, toàn bộ tác quyền và lợi nhuận sẽ được tặng cho quỹ.

Báo cáo Mueller : Trump trắng án nhưng chưa hẳn vô tội

Nhìn sang nước Mỹ, Le Figaro nhận định "Trump bình an vô sự sau khi báo cáo Mueller được công bố". Libération cho rằng "Báo cáo Mueller : Trump được trắng án tuy chưa hẳn vô tội", còn Les Echos nhấn mạnh "Báo cáo Mueller không loại trừ việc ông Trump cản trở tư pháp".

Libération dành hai trang lớn để giải thích cặn kẽ hồ sơ này. Kết luận của công tố viên đặc biệt Robert Mueller không cho rằng nhà tỉ phú và các cộng sự thông đồng với Moskva. Tuy nhiên một khi đã đắc cử, tổng thống nhiều lần gây áp lực để ngăn trở cuộc điều tra, nhưng không thành công.

Les Echos nhắc lại : 22 tháng trời điều tra, một ê-kíp lên đến 60 người, 500 nhân chứng, 2.800 trát tòa, 34 vụ buộc tội, tiêu tốn 25 triệu đô la… để cho ra bản báo cáo dày 400 trang công bố hôm qua, và được diễn đạt theo hai cách hoàn toàn đối nghịch. Các luật sư của ông Trump cho rằng đây là một "chiến thắng toàn bộ", "không hề có sự thông đồng" trong khi báo cáo không khẳng định dứt khoát như vậy.

Người ta cũng được biết rằng Donald Trump hết sức lo âu về cuộc điều tra. Ngay khi biết ông Robert Mueller được bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt, ông Trump đã nói với những người thân cận : "Khủng khiếp ! Đây là hồi kết của nhiệm kỳ tổng thống, tôi coi như tiêu rồi !" - theo ghi chép trong sổ tay của chánh văn phòng Jeff Sessions.

Để làm rõ hơn tình hình, Quốc hội muốn ông Mueller ra điều trần. Ủy ban Pháp luật Hạ Viện đã gởi thư mời "trễ nhất là đến ngày 23/5", và Ủy ban Tình báo cũng thế. Phe Dân Chủ sau đó có thể tiến hành những thủ tục chống lại tổng thống, thậm chí có thể dẫn đến thủ tục phế truất.

Mất kiên nhẫn, Kim Jong-un thử hỏa tiễn để trêu Donald Trump

Liên quan đến Bắc Triều Tiên, Les Echos nhận định "Để trêu chọc Washington, Kim cho thử nghiệm một hỏa tiễn mới". Nhà độc tài cũng muốn chứng tỏ với tổng thống Mỹ là sẵn sàng đối đầu nếu không nhanh chóng dỡ bỏ cấm vận.

Kim Jong-un muốn thu hút sự chú ý của ông Donald Trump. Sau nhiều tháng trời tránh các hành động quân sự phô trương, hôm qua nhà độc tài trẻ tuổi đã xuất hiện trên báo chí nhà nước và tại địa điểm thử nghiệm  "vũ khí chiến thuật thế hệ mới, có gắn một đầu đạn uy lực lớn". Các chuyên gia cho biết thử nghiệm này không vi phạm lời hứa hồi tháng 4/2018 về hỏa tiễn đạn đạo và đầu đạn nguyên tử, trước thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ nhất, vì ông Kim hoàn toàn có thể cho thử một loại hỏa tiễn mới. Nếu Kim Jong-un thận trọng không muốn nhận lãnh một loạt chỉ trích hoặc trừng phạt mới, ông ta cũng chứng tỏ không có gì ngăn cản được Bình Nhưỡng triển khai các chương trình vũ khí.

Trong cuộc họp ở Hà Nội mà theo Les Echos đã không được chuẩn bị kỹ lưỡng, Donald Trump từ chối dỡ bỏ cấm vận nếu Bắc Triều Tiên không có được nhượng bộ ý nghĩa. Harry Kazianis, thuộc Center for National Interest nhận định : "Chế độ Bình Nhưỡng bắt đầu cảm thấy bực tức vì Washington thiếu linh hoạt trong các cuộc đàm phán gần đây".

Tại Nhà Trắng, không chắc rằng những trò "chọc quê" nho nhỏ của Kim Jong-un có thể khiến ông Donald Trump thay đổi chiến lược đàm phán. Nhiều chuyên gia Mỹ ghi nhận hành động có vẻ thiếu kiên nhẫn của nhà độc tài Bắc Triều Tiên chứng tỏ chế độ đang gặp nhiều khó khăn do trừng phạt, và như vậy càng cần phải duy trì để buộc Bình Nhưỡng phải thực sự giải trừ vũ khí nguyên tử.

Thụy My

Published in Quốc tế

Những gì còn, mất sau vụ hỏa hoạn Nhà Thờ Đức Bà ? (VOA, 17/04/2019)

Không chỉ đơn gin là mt thánh đường mang tính biu tượng và là mt viên ngc quý ca phong cách kiến trúc Gothic, Nhà th Đc Bà là mt kho báu cha đng những bo vt vô giá và không th thay thế có giá tr tôn giáo, ngh thut, âm nhc, lch s và kiến trúc hết sc to ln.

notre1

Quang cảnh bên trong Nhà th Đc Bà Paris, ngày 16 tháng 4, 2019

Một s bo vt đó đã vĩnh vin mt đi vì đám cháy hung bo hôm th Hai. Nhng bo vt khác thoát nn, ít nht là mt phn, hoc được cứu thoát trước khi ngn la thiêu ri mái nhà và tháp nhn.

Đây là những gì được biết v các bo vt ca thánh đường và s phn ca chúng.

Vòng mão gai

Được coi là thánh tích thiêng liêng nht ca thánh đường, Th trưởng Paris Anne Hidalgo nói rng Vòng Mão Gai đã được cu thoát. Nó được cho là vương min đt trên đu ca Chúa Giêsu Kitô khi ông b đóng đinh, được vua Louis IX ly được và đưa v Paris vào thế k 13. Nó được làm t mt loi c h Bc qun thành vòng và buc bng si vàng. T năm 1896, nó đã được bo qun trong vòng kính và ch thnh thong được đem ra trưng bày. Phó Th trưởng Paris Emmanuel Gregoire cho biết đây là mt trong nhng bo vt được gii hu trách nhanh chóng đưa đến mt "đa đim bí mt" sau v cháy. Bà Hidalgo cũng nói trên Twitter rằng áo tunic ca Thánh Louis, mt loi áo dài ging như áo sơ mi t thế k 13 và được cho là thuc v vua Louis IX, cũng đã được cu thoát.

notre2

Vòng Mão Gai đã được cu thoát.

notre3

Áo tunic ca Thánh Louis, mt loi áo dài ging như áo sơ mi t thế k 13 và được cho là thuc v vua Louis IX, cũng đã được cu thoát.

Thập tự giá và dinh

Mảnh g dài 24 cm và nhng cây đinh dài 9 cm (3,5 inch) được cho là t thp t giá mà Chúa Giêsu Kitô b đóng đinh trên đó. Các mnh g được gi trong mt hp kính. Chưa rõ s phn ca hai thánh tích này ra sao.

Đàn Organ

Cây đàn organ đồ s, có niên đi t nhng năm 1730 và có ước tính khong 8.000 ng, không b cháy và vn nguyên vn, nhưng không ai biết liu nó có b hư hi vì hơi nóng hay nước hay không. "Đàn organ là mt nhc c rt mong manh", Bertrand de Feydeau, phó chủ tch Qu Di sn chuyên bo v di sn văn hóa Pháp, nói vi AP. Ông nói đàn organ có âm thanh "đáng kinh ngc", vi nhng "màu sc rt phong phú", và có mt danh sách nhng nhc công mun chơi nó ch đi đã hơn hai năm nay. Tng ống đàn được làm sch trong ln nâng cp vào năm 2013.

Mái Thánh đường

Mái thánh đường được xây bng mt mng lưới các đà g đan cài được chế tác t cây trong các khu rng nguyên sinh vào thế k 12 và 13. Các chuyên gia nói Pháp không còn nhng cây đ ln đ thay thế nhng đà g c xưa b thiêu cháy trong v ha hon. Ông Feydeau nói vi đài phát thanh France Info rng mái ca thánh đường không th được xây li chính xác như trước khi ha hon xy ra bi vì "hin ti, chúng tôi không có cây trên lãnh thổ của chúng tôi có kích thước như cây đn vào thế k 13". Ông nói công tác trùng tu s phi s dng công ngh mi đ xây li phn mái.

notre4

Chuông

Theo sau cuộc Cách mng Pháp, thánh đường được tuyên b là Ngôi đn Lí trí như mt phn ca phong trào chng li gii tăng l. Tt c nhng qu chuông nguyên thy đu b phá hy và thay thế — ngoi tr mt qu, được gi là Emmanuel và nng 13 tn. Vào năm 2013, khi thánh đường k nim 850 năm bng mt cuc tân trang, chín qu chuông mi khng l thay thế nhng qu chuông thế k 19. Tiếng vang ca chuông đã ni tiếng t lâu. Quasimodo là người rung chuông trong tiu thuyết "Thng gù Nhà th Đc Bà" năm 1831 của Victor Hugo. Chưa rõ mc đ ca bt kì thit hi nào đi vi các qu chuông và cu trúc đ chúng.

Những bức họa

Khoảng 12 bc ha ln mô t các cnh tượng tôn giáo, được gi là "Mays" và có niên đi t năm 1630 đến 1708, được treo Nhà thờ Đức Bà. Bộ trưởng Văn hóa Pháp Franck Riester nói rng nhng bc ha to ln nht ca thánh đường s được đem đi vào ngày th Sáu. "Chúng tôi cho rng chúng chưa b thit hi do ha hon nhưng có th có thit hi vì khói", ông nói.

Các bức tượng

Tuần trước, 16 bức tượng tôn giáo may mn thoát khi v ha hon hôm th Hai : chúng đã b g khi đnh ca Nhà th Đc Bà ln đu tiên sau hơn mt thế k đ đem đi c ra. Vic di di là mt phn ca công tác trùng tu tháp nhn cao vút ca thánh đường, gi đã mt. Những bức tượng đng cao 3 mét tượng trưng cho 12 tông đ và bn người truyn bá phúc âm.

Cửa sổ kính màu

notre5

Ba cửa s hoa hng tr danh ca thánh đường có t thế k 13. Giám đc ca t chc văn hóa Liên Hip Quc nói rng còn quá sm đ nói liu chúng có b nh hưởng hay không. Audrey Azoulay nói vi AP rng các chuyên gia ngh thut vn chưa th thm đnh được đa đim này sau v ha hon, mc dù bà nghe thy nhng báo cáo đáng khích l. Nhà th Đc Bà đã được công nhn là di sn UNESCO.

******************

Hỏa hoạn : Nhà Thờ Đức Bà Paris về cơ bản vẫn đứng vữngb (RFI, 17/04/2019)

Vụ hỏa hoạn tối ngày thứ Hai, 15/04/2019, gây thiệt hại nặng nề, nhưng về cơ bản kiến trúc Nhà Thờ Đức Bà vẫn đứng vững. Đó là nhận định chung của nhiều giới chức Pháp, trong đó có quốc vụ khanh bộ Nội Vụ Laurent Nuñez, có mặt tại hiện trường hôm qua, 16/04.

notre6

Ảnh chụp bên trong Nhà Thờ Đức Bà Paris, ngày 16/04/2019AFP

Thiệt hại lớn nhất là tháp mũi tên, cao 93 mét, được coi là một biểu tượng của Nhà Thờ Đức Bà Paris, bị cháy rụi. Tháp mũi tên nói trên là kết quả của đợt trùng tu năm 1859-1860, do kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc chủ trì. Ngọn tháp nguyên thủy được xây dựng vào năm 1250 thực ra đã bị dỡ bỏ hồi cuối thế kỷ XVIII.

Toàn bộ phần khung mái sau bằng gỗ, dài hơn 110 mét, rộng 13 mét, cao 10 mét, cũng bị thiêu hủy. Đây là một công trình kiến trúc của thế kỷ XIII, với một số yếu tố kiến trúc từ thế kỷ VIII. Theo người phát ngôn lực lượng Cứu Hỏa Paris, thì một phần mái vòm nhà thờ cũng bị sụp. Tuy nhiên, toàn bộ vòm mái về nguyên tắc vẫn đứng vững, theo bộ trưởng Văn Hóa Franck Riester.

Cây đàn orgue nhỏ nằm ngay dưới tháp mũi tên bị tổn hại nặng nề do lửa, nhưng cây đàn orgue lớn được chế tạo vào thế kỷ XV, với 5 bàn phím và 8.000 ống đồng, thì gần như an toàn, cho dù ít nhiều bị gạch đá đổ nát và nước cứu hỏa gây tổn hại nhẹ.

Cùng với hai tháp chuông được bảo tồn gần như nguyên vẹn, là bốn quả chuông đồng của Nhà Thờ Đức Bà, trong đó có quả chuông nổi tiếng 13 tấn. Thánh tích con gà trống trên đỉnh tháp nhọn, tưởng bị thiêu cháy, rốt cục đã được tìm thấy hôm qua trong đống đổ nát. Theo một nguồn tin từ bộ Văn Hóa, di vật này hoàn toàn có thể phục chế được.

12 tượng thánh tông đồ và bốn bức tượng của các nhà truyền giáo bằng chì trên tháp nhọn cũng an toàn, do trước đó ít ngày, đã được di chuyển đi nơi khác để chuẩn bị tu bổ. Thánh tích được coi là quý báu nhất đối với các tín đồ Công Giáo, là vòng mũ gai tương truyền là mang trên đầu Chúa Giê Su lúc bị đóng đinh trên thập giá, cũng còn nguyên vẹn, theo đức ông Patrick Chauvet, phụ trách Nhà Thờ Đức Bà.

Theo Giáo Hội Công Giáo, một phần của vòng mũ gai này nằm trong con gà trống trên đỉnh tháp nhọn, vừa được tìm thấy gần như nguyên vẹn. Báu vật con gà trống cũng chứa cả thánh tích của Sainte-Geneviève, được coi là vị nữ thánh bảo trợ của thành Paris.

Nhiều báu vật khác, trong đó có toàn bộ các tác phẩm nghệ thuật được lưu giữ trong "kho báu" của Nhà Thờ Đức Bà, trong đó có bức tranh tuyệt tác Visitation (hay "Lễ Thăm"), đầu thế kỷ XVIII, của Jean Jouvenet, còn nguyên vẹn. Cũng như toàn bộ ba ô kính hoa hồng, đường kính 13 mét, cũng được coi là một tuyệt tác, được chế tạo từ thế kỷ XIII.

Trọng Thành

***********************

Nhà thờ Đức Bà Paris : Pháp kêu gọi ý tưởng thiết kế mới cho ngọn tháp giữa (BBC, 17/04/2019)

Pháp sẽ mời các kiến trúc sư trên toàn thế giới đưa ý tưởng thiết kế để xây lại ngọn tháp nhọn giáo đường Notre-Dame vừa bị cháy.

notre7

Hình ảnh ngọn tháp giữa bị sụp trong trận hỏa hoạn

Thủ tướng Edouard Philippe nói với các phóng viên rằng họ hy vọng sẽ có "một ngọn tháp mới, thích ứng với các kỹ thuật mới, các thách thức trong kỷ nguyên của chúng ta".

Ngọn tháp gốc đã hoàn toàn bị phá hủy trong trận hỏa hoạn vừa tàn phá phần mái tòa cấu trúc Gothic 850 năm tuổi.

Thánh đường đã may mắn được cứu thoát, chỉ vài chục phút trước khi bị phá hủy toàn bộ, giới chức nói.

Hầu hết tòa nhà, gồm cả các tòa tháp nổi tiếng, đã được cứu, và nay người ta đang tập trung tìm cách tái xây dựng những phần bị hủy hoại.

Tổng thống Emmanuel Macron cam kết rằng ngôi giáo đường sẽ được xây dựng lại "thậm chí còn đẹp hơn", và nói thêm rằng ông muốn công tác tái thiết được hoàn thành trong thời gian năm năm.

Các chuyên gia cảnh báo rằng việc phục dựng có thể mất tới hàng thập niên.

Ông Philippe đặt câu hỏi "liệu chúng ta có nên tái dựng lại ngọn tháp như nó từng được [kiến trúc sư người Pháp] Viollet-le-Duc thai nghén hay không... hay là như thường xảy ra trong trường hợp có những bước tiến trong di sản, là chúng ta nên đem đến cho Notre-Dame một ngọn tháp mới".

Tổng số cho tới nay đã có 800 triệu euro đã được các công ty và các nhà tài phiệt cam kết đóng góp cho công tác tái thiết công trình Di sản Thế giới Unesco này.

Ông Philippe cam kết "mỗi euro được chi cho việc xây Notre-Dame sẽ phục vụ đúng mục tiêu, không dùng cho bất kỳ việc nào khác", đồng thời tuyên bố giảm thuế cho những ai đóng góp cho việc tái thiết.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra vụ hỏa hoạn là gì. Công tác điều tra đang được tiến hành.

Thiệt hại thế nào ?

Ngọn lửa bùng lên - được phát hiện vào lúc 18 :43 (16 :43 GMT) hôm thứ Hai và chỉ bị dập tắt hoàn toàn sau đó 15 tiếng - đã phá hủy hầu như toàn bộ phần mái của thánh đường, khiến cho ngọn tháp giữa đổ sụp.

Lính cứu hỏa đã dùng thiết bị bay tự động (drone) để điều tra khảo sát về mức độ bị tàn phá.

notre8

Các hình ảnh cho thấy ít nhất một trong các cửa sổ hoa hồng nổi tiếng đã thoát nạn, nhưng có những lo ngại về khả năng hư hại của một số cửa sổ kính màu khác.

Cây đàn organ có từ Thế kỷ 18 không bị bén lửa, nhưng không rõ có bị hư hại gì không.

Hiện còn quá sớm để ước tính mức độ thiệt hại, nhóm Fondation du Patrimoine hoạt động độc lập, phi lợi nhuận, chuyên theo dõi về các di sản, nói.

Thứ trưởng Nội vụ Laurent Nuñez nói cấu trúc nhà thờ "nhìn chung" là trong tình trạng tốt, nhưng đã xác định được "một số chỗ dễ bị tổn hại" trong phần khung vòm đá và phần còn lại của trần nhà.

Cấu trúc chính, gồm hai tòa tháp chuông, đã được nhóm 400 lính cứu hỏa bảo vệ kịp thời trong khung thời gian 15-30 phút, ông nói.

notre9

Phần tháp giữa và mái nhà thờ (đánh dấu đỏ trong hình) đã bị ngọn lửa phá hủy ; cửa sổ trên cũng bị phá hủy, nhưng cửa sổ hoa hồng có vẻ như không sao

*********************

Chính phủ Pháp họp bàn khôi phục Nhà Thờ Đức Bà "trong vòng 5 năm" (RFI, 17/04/2019)

Nhà Thờ Đức Bà Paris bị hư hại, nhưng đã được cứu khỏi hỏa hoạn. Ngày 17/04/2019, trong phiên họp vào thứ Tư hàng tuần, chính phủ Pháp chỉ bàn về giải pháp khôi phục Nhà Thờ Đức Bà trong vòng "5 năm", theo mong muốn của tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

notre10

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe, bộ trưởng Văn Hóa Franck Riester và tổng thống Emmanuel Macron trước Nhà thờ Đức Bà Paris, ngày 15/04/2019. Reuters/Philippe Wojazer/Pool

Có mặt tại Nhà Thờ Đức Bà Paris khi xảy ra hỏa hoạn, tổng thống Pháp đã hứa "khôi phục"lại công trình kiến trúc hơn 850 tuổi. Tối 16/04, trong bài diễn văn dài 6 phút gửi tới quốc dân, ông Macron khẳng định : "Chúng ta sẽ khôi phục lại nhà thờ lớn còn đẹp hơn và tôi muốn công việc này kết thúc trong 5 năm tới".

Sau phiên họp nội các, thủ tướng Edouard Philippe đã thông báo một số biện pháp để thực hiện lời hứa của tổng thống Pháp, trong đó có việc tổ chức một cuộc thi kiến trúc mang quy mô quốc tế, một dự thảo luật về "khung pháp lý" đối với các khoản quyên góp trùng tu Nhà Thờ Đức Bà, như giảm thuế 75% cho khoản quyên tặng lên đến 1.000 euro từ cá nhân, 66% đối với những khoảng tiền trên 1.000 euro.

Giáo hoàng Phanxicô, trong cuộc điện đàm ngày 16/04 với tổng thống Pháp, cũng kêu gọi "mọi người chung sức" để khôi phục Nhà Thờ Đức Bà, đồng thời bày tỏ "lòng biết ơn của toàn Giáo Hội" đối với đội ngũ cứu hỏa và những người đã không quản sinh mạng để cứu Nhà Thờ Đức Bà Paris khỏi ngọn lửa.

Vào đúng 18h50 (giờ Pháp) ngày 17/04, tất cả các nhà thờ trên khắp nước Pháp sẽ đồng loạt rung chuông thể hiện lòng tương thân tương ái với Nhà Thờ Đức Bà. Chỉ trong vòng 24 giờ sau vụ hỏa hoạn, số tiền quyên góp để khôi phục nhà thờ đã lên đến 900 triệu euro, nhờ các nhà hảo tâm cũng như các tổ chức và 7 tỉnh trong vùng Ile-de-France phụ cận Paris.

Sau khi thể hiện "xúc động của toàn quốc" ngay tối xảy ra thảm họa, ngày 16/04, các đảng phái chính trị Pháp lần lượt thông báo tạm ngừng vận động cho cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu trong giai đoạn "đau buồn" này, thời gian tạm ngừng có thể kéo dài ít nhất 24 giờ.

Vụ hỏa hoạn xảy ra vào đúng ngày đầu cử hành tuần thánh lễ Phục Sinh. Nhà Thờ Saint-Sulpice (quận 6) sẽ thay thế cho Nhà Thờ Đức Bà Paris cử lễ cho đến thứ Bẩy 20/04. Lễ Phục Sinh sẽ được tiến hành vào Chủ Nhật 21/04 tại nhà thờ Saint-Eustache, ở khu Les Halles, trung tâm Paris.

Thu Hằng

***********************

Cháy Nhà thờ Đức Bà Paris : Do chạm điện ? (RFI, 17/04/2019)

Ngay từ tối thứ Hai, 16/04/2019, khi vụ cháy Nhà Thờ Đức Bà chưa kết thúc, Viện Công tố Paris đã mở cuộc điều tra về "sơ ý gây hỏa hoạn", vì theo biện lý Paris Rémy Heitz, không có yếu tố gì cho thấy đây là một hành động cố tình.

notre11

Khu vực Nhà Thờ Đức Bà Paris Pháp sau vụ hỏa hoạn. Ảnh chụp ngày 16/04/2019. Reuters/Gonzalo Fuentes

Theo bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner, gần 50 nhà điều tra được huy động để làm sáng tỏ nguyên nhân vụ cháy. Trước khi xẩy ra hỏa hoạn, tổng cộng có năm công ty tham gia vào việc trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Paris. Viện Công tố Paris cho biết hôm qua, các nhà điều tra đã thẩm vấn khoảng 30 nhân chứng, bao gồm nhân viên các công ty này. Các cuộc thẩm vấn sẽ tiếp tục hôm nay.

Theo nhật báo Le Parisien, lửa dường như đã xuất phát từ chân của ngọn tháp bị thiêu rụi trong vụ hỏa hoạn. Các nhân viên bảo vệ dường như đã khai với các nhà điều tra rằng vụ cháy có thể là do chạm điện trong hệ thống thang máy lắp tạm để phục vụ cho việc trùng tu.

Nhưng trên đài truyền hình BFMTV, chủ tịch tổng giám đốc công ty Europe Echafaudage, đặc trách công trình trùng tu Nhà Thờ Đức Bà, khẳng định họ đã tuân thủ toàn bộ các quy định về an toàn.

Cũng theo tờ Le Parisien, vào lúc 18h15 hôm thứ Hai, trên màn hình kiểm soát, các nhân viên đã nhìn thấy tín hiệu báo động hỏa hoạn, thế nhưng, do trục trặc của hệ thống tin học, họ đã không chạy đến đúng nơi là lửa xuất phát. Đến khi các nhân viên bảo vệ xác định đúng nơi, thì lửa đã cháy cao đến 3 mét.

Tiếp tục bảo vệ Nhà Thờ Đức Bà

Hôm 17/04/2019, lực lượng cứu hỏa và các chuyên gia về bảo tồn di sản tiếp tục gấp rút bảo vệ cấu trúc của Nhà Thờ Đức Bà Paris, mà hiện còn bị đe dọa ở ba điểm.

Mục tiêu là gia cố các điểm yếu đó để các chuyên gia có thể đến lấy đi một cách an toàn những bức tranh và bức tượng, đem đến Viện bảo tàng Louvres để bảo quản. Theo lời bộ trưởng Văn Hóa Franck Riester, tối qua, một bức tượng nằm trên đỉnh mặt phía bắc của nhà thờ đã được lấy đi. Nhưng một bức tượng khác thì đã bị cháy đứt làm đôi. Hôm nay, người ta sẽ tìm cách tháo bức tượng đó đi.

Thanh Phương

Published in Văn hóa

Nhà Thờ Đức Bà : Bảo vật Tôn giáo và Cộng hòa

Lịch sử của chúng ta, Nhà Thờ Đức Bà sẽ tái sinh,Tổng động viên, làn sóng liên đới tràn ngập các trang chính báo chí Pháp hôm nay bên cạnh hai chủ đề Châu Á : Indonesia quốc gia đạo Hồi đông nhất thế giới đứng giữa hai mô hình xã hội và nợ Trung Quốc đến mức độ nguy hiểm.

baovat1

Mão gai đội đầu của Chúa Giêsu trong một dịp trưng bày tại Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 21/03/2014. Reuters/Philippe Wojazer/File Photo

Mái Nhà Chung

Nhà Thờ Đức Bà bốc khói trên Le Monde. Ngôi đại giáo đường 800 năm sừng sững sau cơn bão lửa trên trang nhất của Le Figaro, thánh giá vẫn rực rỡ màu vàng ánh trước đống gỗ cháy thành than trên báo La Croix là những hình ảnh tiêu biểu cho các bài xã luận, 24 giờ sau khi ngọn lửa được dập tắt.

Trong bài "Ngôi nhà chung của chúng ta", nhật báo công giáo nhận xét, sau ngọn lửa thiêu đốt báu vật tôn giáo xuất hiện một ngọn lửa khác, ngọn lửa hy vọng. Ở nước Pháp ngày nay, hiếm khi có một niềm xúc động chung được tất cả mọi người chia sẻ. Khi mái nhà thờ sụp xuống, không ai là không cảm thấy một nỗi buồn sâu kín tràn ngập tâm hồn và vẫn kéo dài cho đến hôm sau. Vì sao ? Bởi vì một ngôi nhà thờ, từ muôn đời là một mái nhà chung.

Nhà Thờ Đức Bà là một trong những nơi mà cả mọi người, không phân biệt giai tầng xã hội, không phân biệt tôn giáo có thể quy tụ về mà không tốn một đồng xu. Có đạo hay vô thần, mọi người đều ý thức giá trị chung đó khi thấy Nhà Thờ Đức Bà, thiếu chút nữa, bị thiêu rụi. Nhưng báu vật này, dù đẹp cách mấy, không phải chỉ là một tòa kiến trúc đơn thuần mà vì nó là ngôi nhà chung của mỗi chúng ta. Tái thiết nó, như đã từng giúp cho các nhà thờ Reims, Rouen, Turino bị lửa đạn tàn phá hồi sinh là xây lại chính căn nhà của mình.

Cầu nối giữa con người và Thiên Chúa

Le Monde, cùng một nhận định : Trái tim nước Pháp bị trúng thương. Nằm bên bờ hai nhánh sông Seine từ muôn đời, Nhà Thờ Đức Bà là cầu nối đặc biệt giữa con người hữu hạn và Thượng Đế vĩnh hằng.

Từ địa lý, quốc sử cho đến văn học, Nhà Thờ Đức Bà là trung tâm của nước Pháp. Đó là cây số "số không", là tọa độ gốc tính khoảng cách Paris với các địa danh khác. Cung thánh (chánh điện) là nguồn cảm hứng làm nên những chương tiểu thuyết tuyệt tác của văn học Pháp và cũng là nơi chứng kiến những vì vua quỳ gối trước thánh giá trong lễ đăng quang, lễ cưới hay mừng chiến thắng.

Nhà Thờ Đức Bà cũng là một chứng nhân lịch sử của chế độ Cộng hòa khi vui cũng như lúc buồn. Vui khi mừng ngày chiến thắng Đệ nhất Thế chiến 1918, hay vào ngày 26/05/1944 tướng De Gaulle dự thánh lễ giải phóng thủ đô. Lúc tai biến, Cung thánh đã ba lần đón tiếp hàng trăm nhân vật của địa cầu trong năm 1970, 1974 và 1996 đến dự tang lễ của De Gaulle, Pompidou và Mitterand - ba vị tổng thống Cộng hòa. Văn hào Victor Hugo viết lại một câu để đời : bên cạnh những nét nhăn trên mặt nhà thờ người ta luôn thấy một vết sẹo. Vết sẹo lần này, không cách nào xóa được cho dù "Chúng ta sẽ xây lại nhà thờ" mà tổng thống Macron cam kết trong đêm xảy ra hỏa hoạn.

Trái tim thế giới trúng thương

Libération : Nhà Thờ Đức Bà của nhân dân. Trong vòng ít phút, tâm trạng xúc động lan khắp địa cầu. Thế giới như bị trúng tên vào giữa trái tim.

Trong bài xã luận, nhật báo thiên tả khẳng định Nhà Thờ Đức Bà là cội rễ của Thiên Chúa Giáo lẫn Cộng Hòa là "bản sắc của dân Pháp" : Jeanne d’Arc, Henri 4, Louis 14, Napoleon, De Gaulle cho đến tu sĩ Pierre… cả một kho tàng ấn tượng, hình ảnh, ký ức, cảm xúc làm nên chất keo gắn bó với nước non, như mô tả của Jean Jaurès đã bị cháy. Nhưng, hy vọng là đây "sau ngọn lửa, các nhà hảo tâm chữa cháy", Libération chơi chữ. Trong vòng 24 giờ, tiền quyên góp tái xây dựng Nhà Thờ Đức Bà lên đến 700 triệu euro.

Nhưng không phải chỉ có các nhà tài phiệt hay đại công ty hảo tâm, một làn sóng liên đới lan khắp thế giới và khắp nước. Tại trụ sở Quỹ Bảo Tồn Di Sản Quốc Gia, chuông điện thoại reo không ngớt : buổi sáng nhận được 1,3 triệu euro, đến buổi chiều được 4 triệu. Le Figaro dành một trang tóm lược những lời chia buồn và bài tỏ tình liên đới trên khắp thế giới tái thiết nhà thờ. Nhật báo thiên hữu cảnh báo : đây là một công trình gian nan cho dù tổng thống Pháp cam kết sẽ hoàn tất trong vòng năm năm, trước Thế vận hội Paris 2024.

Làm cách nào ? Nhật báo Les Echos chú ý đến ngọn gió "tổng động viên tái thiết". Cùng quan điểm, La Croix thông báo nỗ lực chung phối hợp quỹ tư nhân và ngân sách nhưng cái khó không phải là có tiền là làm nhanh và làm gì cũng được. Kiểm điểm thiệt hại và bảo tồn cho được kiến trúc thời Trung Cổ là hai công trình mất nhiều thời gian. Một vấn đề nát óc khác mà Le Figaro, cũng như đồng nghiệp Le Monde nêu lên là "điều tra tìm nguyên nhân hỏa hoạn". 50 thanh tra được huy động.

Indonesia giữa hai mô hình xã hội

Thời sự Châu Á nổi bật với hai chủ đề : Trang quốc tế của Les Echos phân tích ý nghĩa cuộc bầu cử tổng thống ở Indonesia, quốc gia Đông Nam Á có dân số đông nhất khu vực và có tín đồ đạo Hồi đông nhất địa cầu.

Theo nhật báo kinh tế, với 260 triệu dân mỗi năm tăng thêm 2,5 triệu, cuộc bầu cử hôm nay, thể hiện nền dân chủ non trẻ đã bắt rễ tại Indonesia và lợi thế có vẻ nghiên về tổng thống mãn nhiệm.

Cử tri Indonesia có hai lựa chọn : hoặc tổng thống mãn nhiệm Joko Widodo hoặc cựu tướng Prabowo Subianto, nguyên là rể của nhà độc tài Suharto.

Joko Widodo đại diện cho xu hướng đất nước tân tiến, trẻ trung. Tại quốc gia Hồi giáo mà ông táo bạo chủ trương nam nữ bình quyền. Về kinh tế, chiến lược phát triển đặt trên nền tảng kích thích kinh tế vĩ mô, kiến thiết hạ tầng cơ sở. Nhưng chiến lược này cần nhiều thời gian nên chưa mang lại kết quả thấy được sau năm năm nhiệm kỳ một. Hệ quả là tổng thống Joko Widodo đứng trước phán xét của người dân với thành tích nửa tốt nửa tồi, theo phân tích của một chuyên gia Pháp.

Ngoài khác biệt giữa hai cá nhân ứng cử viên, kẻ dân sự người quân sự, cử tri Indonesia còn đứng trước hai mô hình phát triển xã hội.

Đối thủ của Joko Widodo là cựu tướng biệt kích Prabowo Subianto, nay là một doanh nhân giàu có, tìm hậu thuẫn ở phe Hồi giáo bảo thủ. Ông thu hút cử tri qua lời hứa tận diệt nạn tham ô, tiết kiệm ngân sách và nhất là "rà soát lại" ảnh hưởng, thế lực của Trung Quốc tại quốc đảo.

Mẫu số chung duy nhất của hai ứng cử viên là tập trung vận động giới trẻ từ 18 đến 35, chiếm đến 40% lực lượng cử tri. Để trấn an cử tri theo đạo Hồi, tổng thống Joko Widodo chọn giáo sĩ Ma’ruf Amin, chủ tịch Hội Đồng Thần Học làm phó. Trong khi đó, đối thủ Prabowo Subianto chọn một doanh nhân trẻ đứng chung liên danh.

Trung Quốc : Nợ công, nợ tư

Nợ Trung Quốc đã quá tải, chính quyền không cứu không được mà ra tay cứu còn nguy hiểm hơn. Đó là thông tin báo động cũng trên trang quốc tế của Les Echos.

Xí nghiệp Trung Quốc nợ ngập đầu. Đó là nội dung bản báo cáo hàng năm của OCDE, Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế. OCDE nhận thấy nợ doanh nghiệp Trung Quốc cao hơn nhiều so với bất cứ nước nào khác trên thế giới. Đây là một thử thách lớn nhất của một nền kinh tế đang bị suy yếu vì cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.

Các biện pháp đối phó của nhà nước như tăng ngân sách, đổ thêm tiền đầu tư vào hạ tầng cơ sở, nới lỏng điều kiện cho vay có thể thúc đẩy được tỉ lệ tăng trưởng nhưng lại tạo ra thêm rủi ro nếu tiền không được sử dụng đúng chỗ, chỉ tạo thêm nợ chỗ này và bỏ rơi chỗ kia.

OCDE đương cử hai thí dụ điển hình : tập trung đổ vốn vào phi trường nhưng xao lãng giao thông và những nhu cầu thiết yếu của dân thành phố. OCDE cảnh báo Trung Quốc coi chừng tình trạng dân số già nua trong những năm tới sẽ gây ra nhiều vấn đề cho hệ thống an sinh xã hội. Nói cách khác, Trung Quốc đang đứng trước một ngã ba đường với nhiều thử thách nghiêm trọng với các yếu tố bất lợi trong cũng như ngoài nước.

Đừng lo cháu mất gốc

Ở trang Gia đình, La Croix đưa độc giả vào thế giới trẻ con với những khám phá mới bổ ích làm an tâm các ông bà nội ngoại có cháu đi xa. Xa mặt nhưng không cách lòng, trái lại là khác. Vì ở xa nên hai bên chỉ có chuyện vui trao đổi qua internet, khiến tình bà cháu, ông cháu ấm áp hơn. Theo giới tâm lý, trẻ con có khả năng thích nghi rất lớn. Khi theo cha mẹ định cư hay tạm cư ở một góc trời nào đó xa quê hương, đứa trẻ sẽ học hỏi thêm văn hóa phổ quát và đa dạng. Ông bà có thể yên tâm, đừng lo con cháu mất gốc.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Nhà Thờ Đức Bà Paris : Dư luận trái chiều về các khoản quyên góp lớn

Dưới dạng tựa đậm hay ảnh lớn trang nhất, các báo Pháp ra ngày 18/04/2019 tiếp tục đưa tin rộng rãi về vụ hỏa hoạn đã phá hủy đáng kể Nhà Thờ Đức Bà Paris hôm 15/04, phân tích về quyết tâm tái thiết nhanh chóng công trình văn hóa độc nhất vô nhị này, cũng như làn sóng đoàn kết, sẵn sàng quyên góp khôi phục di tích. Thế nhưng, các báo cũng nêu bật luồng dư luận trái chiều tại Pháp, chỉ trích các đại gia giầu có, rất hào phóng tái thiết Nhà Thờ Đức Bà, nhưng dửng dưng trước cảnh khốn khó của nhiều tầng lớp xã hội Pháp.

notre1

Một cuộc biểu tình của người Áo Vàng trước Nhà Thờ Đức Bà Paris, đầu năm 2019. ERIC FEFERBERG / AFP

Theo ghi nhận của Le Monde, ngay khi tai họa giáng xuống đầu Nhà Thờ Đức Bà được biết đến, những người hảo tâm lớn cũng như nhỏ đã tỏ ý sẵn sàng quyên góp để tái thiết di sản này.

Hàng ngàn người "vô danh" đã đăng ký góp tiền cho Quỹ Di Sản, gởi tiền tặng các quỹ nhỏ đã được mở ra trên Internet để quyên góp, trong lúc các đại gia giầu có nhất nước Pháp, các doanh nghiệp lớn, cả trong nước lẫn ngoài nước, đã đua nhau loan báo quyên tặng những món tiền khổng lồ… Mốc một tỷ euro, theo Le Monde sẽ dễ dàng được vượt qua.

Les Echos ghi nhận là chính phủ Pháp vào tuần tới, sẽ đệ trình ngay một dự luật tăng cường quyền lợi về thuế cho tất cả các cá nhân đóng góp tiền bạc cho việc tái thiết Nhà Thờ Đức Bà.

Thế nhưng, theo Le Monde, chỉ ít lâu sau khi phong trào quyên góp xuất hiện, từ thứ Ba 16/04, nhiều tiếng nói đã vang lên, cả trong đa số cầm quyền lẫn trong phe đối lập, để chỉ trích việc giảm 60% thuế trên các khoản tiền mà các doanh nghiệp đóng góp cho việc tái thiết Nhà Thờ Đức Bà. Đối với cá nhân, khoản khấu trừ này sẽ là 75% cho những khoản dưới 1.000 euro, và 66% cho các khoản lớn hơn.

Dân biểu đảng Những Người Cộng Hòa Gilles Carrez, báo cáo viên đặc biệt phụ trách vấn đề di sản tại Ủy Ban Tài Chính Quốc Hội Pháp, hôm thứ Ba vừa qua, đã cho rằng trong số gần 700 triệu euro [tiền quyên góp được các đại gia công bố vào thời điểm đó], có khoảng 420 triệu sẽ được Nhà nước tài trợ, theo ngân sách năm 2020.

Nói cách khác, chính người dân, qua tiền đóng thuế, sẽ phải chịu gánh nặng tái thiết, trong khi những người quyên tặng lại được quảng cáo nhờ hành động rất hào phóng của mình.

Một luồng dư luận chỉ trích thứ hai nhắm vào các nhà tài trợ lớn, cho rằng giới giầu có đã có thể búng tay một cái là tung ra 100 triệu, 200 triệu euro chi cho việc tái thiết. Họ đã lợi dụng thảm kịch, tỏ ra rất hào phóng để quảng cáo cho mình trong tư cách là cứu tinh của Nhà Thờ Đức Bà, trong khi không thèm đếm xỉa gì đến "tình trạng cấp bách" của xã hội, với những tầng lớp nghèo đang bị rơi vào cảnh khốn cùng.

Những lời chỉ trích này được ghi nhận chủ yếu trong những người thuộc phong trào Áo Vàng, giới công đoàn, các đảng cánh tả hay cực hữu.

Tái thiết Nhà Thờ Đức Bà trong 5 năm : Nhiệm vụ bất khả ?

Một điểm chung giữa Le MondeLibération hôm nay là cả hai tờ báo đã tiếp tục giành tựa lớn trang nhất cho Nhà Thờ Đức Bà Paris, và đều chú ý đến tuyên bố của tổng thống Pháp Emmanuel Macron theo đó công trình lịch sử này sẽ được khôi phục trong thời hạn 5 năm.

Dưới tựa đề lớn rất khách quan : "Công trình khôi phục Nhà Thờ Đức Bà", Le Monde nhắc lại rằng trong thông điệp gởi toàn dân tối thứ Ba 16/04, tổng thống Macron đã tỏ hy vọng là Nhà Thờ Đức Bà sẽ được khôi phục trong vòng 5 năm.

Trái lại, Libération lại tỏ ý hoài nghi về thời hạn mà tổng thống Pháp đề ra. Ngay trang nhất, bên trên một bức hình tháp "Mũi Tên" của Nhà Thờ Đức Bà lúc còn nguyên vẹn, chưa bị phá hủy, tờ báo cho rằng "5 năm để tái thiết Nhà Thờ Đức Bà : Macron tin vào kỳ tích".

Đối với Libération, 5 năm là một kỳ hạn không thực tế do quy mô to lớn của công việc, nhất là khi công trình chưa được gia cố một cách an toàn sau hỏa hoạn. Theo tờ báo, tổng thống Pháp Macron, đã cho rằng 5 năm là điều "có thể", nhưng nếu làm được trong thời hạn đó thì quả là một "kỳ công".

Libération đã nêu bật một loạt những công việc cần thời gian lâu dài. Trước hết là phải đảm bảo sao cho phần còn lại của Nhà Thờ vẫn vững vàng sau khi nhiều cột gỗ đã thiêu rụi, sau khi khối gạch đá làm nên công trình bị tưới nước trong 48 tiếng đồng hồ liên tục. Một chuyên gia đã cho rằng, để cho Nhà Thờ khô hẳn, phải mất một năm.

Vấn đề tiếp theo là phải ước tính được sức nặng của các vật thể sẽ được chồng lên cái sườn còn đứng vững của tòa nhà, mà sức chịu đựng đã giảm sụt đáng kể sau cơn hỏa hoạn.

Về kiến trúc công trình, cũng có vấn đề, đặc biệt là Mũi Tên đã bị phá hủy hoàn toàn. Thủ tướng Philippe đã loan báo khởi động một cuộc thi kiến ​​trúc quốc tế về tái thiết tháp Mũi Tên (của Nhà Thờ Đức Bà), cho rằng công cuộc tái thiết là "một thách thức to lớn, một trách nhiệm lịch sử, là công trình mà thế hệ hiện thời cũng như các thế hệ về sau phải đảm đương". Vấn đề là làm lại Mũi Tên như thế nào, như cũ (tức là từ thế kỷ 19) mà người ta thường thấy, như vào thời khởi thủy khi Nhà Thờ mới được xây dựng, hay thay bằng một cái gì mới hoàn toàn cho phù hợp với công nghệ ngày nay.

Libération còn nêu lên nhiều vấn đề khác như đấu thầu xây dựng, các thủ tục hành chánh phải thực hiện, tìm được nhân công lành nghề…, biết bao vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian, làm cho thời hạn 5 năm trở thành quá ngắn.

Nhà nước Pháp thiếu quan tâm đến bảo tồn di sản văn hóa ?

Một tranh cãi khác liên quan đến cái gọi là sự "thiếu quan tâm của chính quyền" đến việc bảo tồn các công trình văn hóa.

Trên vấn đề này, Le Monde ghi nhận những tiếng nói phê phán từ phía giới hoạt động bảo vệ di sản văn hóa, tố cáo tình trạng phương tiện eo hẹp mà Nhà nước cung cấp cho việc bảo vệ di sản, cũng như tình trạng thiếu tôn trọng các quy định phòng cháy chữa cháy.

Chuyên gia Didier Rykner, tổng biên tập của tạp chí trực tuyến La Tribune de l’Art chẳng hạn, đã tố cáo tình trạng thiếu bảo trì tại các di tích lịch sử và đặc biệt là các nhà thờ ở Paris.

Chủ tịch Trung Tâm André-Chastel, Alexandre Gady, người đứng đầu nhóm nghiên cứu lớn nhất của Pháp về lịch sử nghệ thuật, cũng chỉ ra sự nghèo nàn trong ngân sách của các di tích lịch sử Pháp, không tương xứng với tầm cỡ một cường quốc văn hóa như Pháp, một trong những quốc gia cung cấp nhiều di sản thế giới nhất cho cơ quan Unesco.

Tuy nhiên, theo Le Monde, một chuyên gia khác về các vấn đề di sản, xin ẩn danh đã phản bác lập luận bi quan kể trên, cho rằng các di tích như Viện Bảo Tàng Louvre, Lâu Đài Versailles hoặc Nhà Thờ Đức Bà chẳng hạn, được cung cấp những phương tiện hoạt động quan trọng, không hề bị bỏ bê chút nào.

Chuyên gia này nhắc lại rằng Nhà nước chi khoảng 320 triệu euro mỗi năm cho tất cả các di tích lịch sử tại Pháp.

Các trang nhất khác

Ngoài chủ đề Nhà Thờ Đức Bà trên Le MondeLibération, các tờ báo khác đều dành tựa lớn trang nhất cho thời sự Pháp.

Nhật báo kinh tế Les Echos đã chạy tít lớn một cách đắc thắng : "Tăng trưởng : Tại sao Pháp làm tốt hơn Đức".

Tờ báo ghi nhận là Berlin không còn nhắm mục tiêu tăng trưởng 0,5% trong năm nay. Lần đầu tiên kể từ năm 2005, Pháp rõ ràng là đã vượt qua được Đức với 1,4%. Đức bị cản trở vì căng thẳng thương mại, trong lúc Pháp cầm cự tốt nhờ tình trạng tăng sức mua đến từ các biện pháp được gọi nôm na là Áo Vàng.

Một hệ quả của phong trào Áo Vàng cũng được Le Figaro đưa thành tựa lớn trang nhất : "Khủng hoảng Áo Vàng : Trường Quốc gia Hành chánh Pháp ENA trên ghế bị cáo".

Theo Le Figaro, bị vạch mặt chỉ tên trong nhiều đề nghị được gởi đến trang web của Cuộc Thảo Luận Toàn Quốc, định chế đào tạo cán bộ lãnh đạo nổi tiếng này có nguy cơ bị xóa sổ hay thay đổi đáng kể.

Riêng nhật báo công giáo La Croix đã tạm thời bỏ rơi hồ sơ Nhà Thờ Đức Bà để nêu bật một chủ đề xã hội trên trang nhất : "Phải chấm dứt tệ nạn không chi tiền cấp dưỡng". Theo La Croix, tổng thống Macron dự kiến ​​sẽ loan báo việc Nhà nước can dự sâu hơn vào vấn đề này, trong bối cảnh từ 30 đến 40% các khoản tiền cấp dưỡng không được thanh toán hoặc thanh toán thất thường.

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Notre Dame de Paris bốc cháy

Từ Thức, 17/04/2019

Hỏa hoạn thiêu rụi nóc Thánh đường Notre Dame de Paris đã bị dập tắt vào khoảng ba giờ sáng nay. Lính cứu hỏa vẫn tiếp tục làm việc để bảo đảm không còn một ngọn lửa nào có thể bùng cháy trở lại. Việc trước mắt là điều tra nguyên nhân hoả hoạn và gây quỹ tái thiết một kỳ công của nghệ thuật kiến trúc ra đời từ thế kỷ 12.

bocchay1

Thánh đường Notre Dame de Paris bốc cháy

Nóc nhà thờ hầu hết bằng gỗ chêne đã bốc cháy từ 18 giờ 50 ngày thứ Hai 15/ 04 . Mũi tên (la flèche) trên nóc nhà thờ, cao 96 mét, nhìn thấy từ xa rực lửa đã sụp đổ đầu tiên. Lính cứu hỏa đã chiến đấu tích cực, và từ 22h50 cho hay đã cứu được hai tháp (tours), mặt tiền và sườn (cơ cấu kiến trúc căn bản) nhà thờ, một yếu tố quan trọng trong công cuộc tái thiết.

Tổng thống Pháp tuyên bố "chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng lại Notre Dame", vì nhà thờ Đức Bà là bảo vật chung của nhân loại.

Một cuộc quyên góp rộng lớn sẽ được phát động trong những ngày tới, nhưng nhiều foundations đã hứa đóng góp hàng trăm triệu Euros. Chính phủ Pháp sẽ vận động những chuyên gia trên khắp thế giới để xây lại một Notre Dame như cũ, nhưng vững chắc hơn

850 năm lịch sử

Hai phần ba nóc nhà thờ, những tấm tranh lớn vô giá đã bị thiêu rụi, nhưng một phần kho tàng nghệ thuật và lịch sử trong ngôi nhà thờ xây cất tại trung tâm thành phố từ 850 năm đã được bảo toàn.

Trên 400 lính cứu hỏa với 18 giàn phun nước từ sông Seine ngay bên cạnh, đã làm việc tích cực, nhưng hầu như bất lực trước ngọn lửa vũ bão. May mà người ta đã không dùng máy bay chữa cháy, như Donald Trump khuyên từ những phút đầu, vì theo các chuyên viên, sức nước quá mạnh từ máy bay đổ xuống sẽ làm sụp luôn toàn bộ nhà thờ. Hỏa hoạn đã được báo động nhanh chóng, không một thiệt hại nhân mạng nào cho 2000 người đang có mặt trong khuôn viên nhà thờ.

Vương miện gai

Ban trị sự Notre Dame cho hay một số di sản văn hóa cuả nhà thờ đã được cứu khỏi ngọn lửa, hiện lưu trữ ở toà thị chính Paris, trong đó có vương miện gai Chúa Jésus đội đầu khi bị đóng đinh trên thánh giá.

Những bức tranh lớn, những thảm quý treo tường đã bị lửa thiêu hủy, nhưng nhiều tranh nhỏ, một số cửa kính muôn màu (vitraux) và một phần kho tàng nghệ thuật còn nguyên vẹn. Cây đàn ống (grand orgue), một tác phẩm nghệ thuật trong nhà thờ từ 6 thế kỷ bị hư hại, nhưng có thể sửa chữa.

Quan trọng nhất đối với tín đồ tôn giáo là vương miện bằng gai nhọn (couronne d’épines) mà hàng triệu người hành hương đến chiêm ngưỡng đã thoát khỏi mồi lửa. Trước khi đóng đinh, những người lính La Mã, để chế diễu Jésus, đã đội lên đầu ngài một vương miện bằng cỏ gai. Vương miện gai đã được lưu giữ, truyền tay từ vương quốc này sang vương quốc khác, trước khi được trao tặng cho vua Pháp St Louis từ năm 1239.

Tới nay, khoa học chưa xác nhận vương miện gai thực sự thuộc về Chúa, nhưng là một thánh tích cực kỳ linh thiêng đối với giáo dân trên khắp thế giới từ 16 thế kỷ. Vương miện gai, từ 1896, được đặt trong một ống tròn bằng pha lê mạ vàng.

Đứng vững ngàn năm

Thật buồn và khó tin nổi là ngôi nhà thờ khởi công xây từ thế kỷ 12, đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đã đứng vững trước bão tố, chiến tranh, khủng bố đã bị thiêu rụi trong vài giờ vì tai nạn trong cuộc trùng tu.

Đầu tháng, người ta đã dùng trực thăng gỡ 16 bức tương cao trên 3 thước rưỡi trên nóc nhà thờ, để khởi đầu công cuộc trùng tu nhà thờ dự trù kéo dài 3 năm, với ngân khoản khởi đầu trên 6 triệu Euros.

Những giàn gỗ cất chung quanh nhà thờ để công nhân làm việc đã góp phần cho mồi lửa cháy nhanh hơn và mãnh liệt hơn. Cảnh sát sẽ điều tra để biết rõ nguyên nhân của hỏa hoạn.

Xây cất từ đầu thế kỷ 12, tới đầu thế kỷ 14 mới hoàn tất, Notre Dame de Paris là một trong những kiến trúc cổ kính nhất ở Âu Châu. Mỗi năm, nhà thờ đón tiếp từ 12 tới 14 triệu du khách.

Cùng với tháp Eiffel, Notre Dame de Paris tiêu biểu cho Paris, cho nước Pháp và một phần văn hóa nhân loại.

Notre Dame cháy, Paris mang một vết sẹo lớn trên mặt, nhức nhối.

Trầm cảm tập thể

Sáng nay, 16 tháng Tư, Paris thức dậy trong không khí ảm đạm của một ngày tang. Mỗi người cảm thấy mất mát, đau xót, như vừa đưa tang một người thân. Kể cả những nguời không theo Thiên Chúa giáo, kể cả những người chưa bao giờ đặt chân tới nhà thờ

Sáng sớm, xuống uống café ở một tiệm gần nhà. Quán café đông hơn thường lệ. Có những lúc người ta không muốn ngồi một mình, muốn ở giữa những người khác. Câu chuyện xoay quanh hỏa hoạn Notre Dame.

Không ai cười đùa, kể chuyện tiếu lâm như thường lệ. Quầy café là nơi người ta trao đổi những câu chuyện tếu. Có người đã thu thập những chuyện tiếu lâm, những câu nói buồn cười hay ngớ ngẩn in thành sách, gọi là " Brèves de Comptoir " (Trao đổi bên quầy café) .

Mặt người nào cũng buồn xo, như đưa đám. Y khoa nói tới hiện tượng trầm cảm tập thể. Dépression collective. Ông Tây bên cạnh, vốn ba hoa, nói : "c’est bien triste, tout ça" (đáng buồn thật) rồi ngậm tăm cả buổi, không nói gì nữa. Một bà : suốt đêm hôm qua trằn trọc, không ngủ được Nghe như tiếng thở dài. Hay tiếng khóc. Sáng nay, mỗi người thấy mất mát một cái gì đó.

Paris 16/04/2019

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com, 16/04/2019

Tham khảo :

http://www.rfi.fr/diaporama/20190416-cathedrale-notre-dame-paris-joyau-architecture-medievale-devoree-flammes

******************

Notre Dame de Paris, khi một linh hồn vĩnh viễn ra đi

Tôi viết những dòng này không bằng những giọt mực mà bằng những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt nhỏ xuống một linh hồn của nước Pháp vừa cất cánh bay vào vĩnh cửu và sẽ không bao giờ trở lại.

dame1

Thánh đường Notre Dame Paris trước ngày 15/04/2019

Linh hồn của Thánh đường Notre Dame Paris đã ra đi. Linh hồn của chàng Quasimodo tật nguyền, song có trái tim nhân hậu, trong sáng, đã xả thân cứu cô gái di gan Esmeranda trong tiểu thuyết 'Thằng Gù nhà thờ Đức bà' không còn chốn quay về dưới mái vòm 800 năm tuổi nữa rồi.

Ngọn lửa cuồng nộ

Tám thế kỷ tồn tại, trải qua những cuộc chiến tranh tôn giáo, cuộc cách mạng Pháp 1789 cướp đi đầu của Vua Louis XVI, Hoàng hậu Marie-Antoinette d'Autriche, Công xã Paris quật mộ các vua chúa trong các thánh đường, những ngày năm 1871 quân Phổ kéo thần công và gươm giáo kỵ binh đen ngập Paris, ngày quân phát xít duyệt binh trên quảng trường Khải Hoàn Môn đau đớn, tủi nhục năm 1940 ấy… Notre-Dame vẫn tồn tại, vẫn thơ mộng như một lời an ủi bằng sự trường tồn của mình rằng bóng tối sẽ qua đi. Vậy mà sao có ngày hôm nay, tháng Tư, ngày 15 của Thế kỷ 21 ?

Buổi tối Định mệnh gọi tên linh hồn của Paris, các bạn Pháp của tôi trở nên cuồng phẫn. Họ thét gào, phẫn uất, "Thời đại này, với những công nghệ, những 4.0, với máy bay chống cháy, với trực thăng, những ông nghị, những nhà rao giảng đạo đức… chúng mày đi đâu hết rồi mà để lửa thiêu như thế ? Sao các người có đổ tại gió, tại đường xá, người đi… Ôi, những thần linh, các ngài ở đâu trong giờ phút này ? Làm gì đây với bất hạnh khủng khiếp này ?".

Chẳng còn ai bình tĩnh nổi khi nhìn ngọn lửa réo gào, hung hãn quật đổ ngọn tháp cao 96m.

Họ như cảm nhận lại cảnh tòa Tháp Đôi tại New York bị nung chảy và sụt xuống ngày 11/9 đau thương. Mà cuối tuần là Chủ nhật Lễ Phục Sinh (Pâques) rồi, Lễ trọng nhất trong cuộc sống tâm linh của người Công giáo.

dame2

Tổng thống Emmanuel Macron nói đây là một "bi kịch khủng khiếp" và cam kết sẽ phục chế lại nhà thờ

'Trái tim Paris'

Với người Pháp, Notre Dame de Paris không thuần chỉ là một công trình kiến trúc. "Đó là trái tim Paris, nơi tình thương của Chúa trên trời chia sẻ cho thành phố", Đức cha Tổng giám mục Chánh tòa Philipe de Maistre nói.

Người ta tin rằng vào thời kỳ đầu, kỷ nguyên Kitô giáo đã tồn tại trên khu vực của nhà thờ Đức Bà hiện nay, cũng là nơi phát tích của thành phố Paris. Năm 1771, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những nền móng của Thánh đường thờ thần Jupiter thời kỳ trung đại, sau đó vào Thế kỷ 4 (trước năm 452 sau CN), một ngôi nhà thờ khác thế chỗ cho phế tích này là nhà thờ St. Etienne.

Trước sự bùng nổ dân số, Paris bức thiết cần có một chốn giao lưu mới cho tín hữu. Các chuyên gia ước tính rằng dân số Paris đi qua trong một vài năm từ 25.000 cư dân vào năm 1180, bắt đầu triều đại Vua Philip II Augustus vào năm 1220, đã tăng lên thành 50.000 người, biến Paris thành thành phố Thiên Chúa giáo lớn nhất ở Châu Âu, sau Rome.

Năm 1160, những viên đá đầu tiên, trong số đó là những phiến đá của các thánh đường trước đó được gọt đẽo lại, được thu thập cho việc khởi công xây dựng Notre Dame Paris tại vị thế hiện nay, dưới sự hiện diện của Giáo hoàng Alexandre III, Vua Pháp Louis VII và Giám mục Maurice de Sully.

Tên của kiến trúc sư đầu tiên đã không được nhắc tới. Giám mục Maurice de Sully chỉ đạo công việc xây dựng cho tới năm 1196, rồi tiếp tục bởi Giám mục Eudes de Sully.

Việc thi công đầu tiên gồm bốn giai đoạn chính :

1163-1182 : Xây dựng điện và hai hành lang chính diện

1182-1190 : Xây dựng hai gian cuối, các gian bên và diễn đàn

1190-1225 : Xây dựng mặt ngoài, hai gian đầu của nhà thờ

1225-1250 : Xây dựng hành lang thượng, hai tháp cùng thay đổi, mở rộng các cửa sổ

1350 : Chính thức xây dựng xong

Các xây dựng tiếp theo từ cuối Thế kỷ 13 cho tới đầu Thế kỷ 14. Tên tuổi các kiến trúc sư được ghi lại có Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Pierre de Chelles, Jean Ravy và Jean le Bouteiller.

Việc xây dựng kéo dài đến 200 năm, nên kiến trúc Notre Dame de Paris mang nhiều phong cách. Song không vì thế mà vị thế của Notre Dame bị gièm pha hay ghẻ lạnh.

Gắn liền với lịch sử, tôn giáo

Hoàng đế Pháp được biết đến nhiều nhất, cũng là người viết ra bộ Dân Luật ảnh hưởng rất nhiều tới các bộ luật dân sự trên toàn thế giới là Napoleon Bonaparte đã cử hành hôn lễ ngày 2/12/1804 tại Notre Dame de Paris.

00613957

Lễ tấn phong Hoàng đế Napoleon Bonaparte được cử hành tại Thánh đường Notre Dame de Paris ngày 2/12/1804

Napoleon cũng chỉ nối bước theo vết chân của một vị vua Pháp khác cũng lẫy lừng không kém, cũng để lại thánh tích tại Notre Dame de Paris.

Đó là Vua Louis IX, được phong thánh vào ngày 11/08/1297 dưới tên Thánh Louis bởi Giáo hoàng Boniface VIII, cùng sự có mặt của Vua Philip IV.

Thánh Louis (Saint Louis) đóng vai trò vĩ đại như Sa hoàng Nga Petrer le Great (1672-1725), nhưng trước đó cả bốn thế kỷ.

Một ông vua được lưu truyền về những đạo luật ngăn cản việc tra tấn, nhục hình hay trả thù trong các phiên tòa sử tại các lãnh địa của các thân vương, hay đưa nền tảng luật 'bào chữa vô tội' đối với bị can.

Những tệ nạn xã hội như tội báng bổ, đánh bạc, cho vay lãi và mại dâm đều có khung hình trừng phạt. Dân oan có quyền kháng cáo lên tận của vua, nhờ phán xử lại.

Thậm chí việc xung đột, tranh chấp đất đai, lãnh thổ giữa các quốc gia hoặc lãnh địa của các thân vương được khuyến nghị bằng Hội đồng hòa giải với lời mời các Nhà nước quân chủ khác tại Châu Âu.

Danh tiếng của Saint Louis vượt qua biên giới Pháp. Dưới triều đại của ông, một đồng tiền tệ duy nhất lưu hành trong Vương quốc và tiền thân của Nghị viện và Tòa án được thành lập, nền tảng của Đại học Sorbonne được xây dựng.

Rất ngoan đạo, nhân ái, Vua Louis đã cho xây dựng nhiều nhà thờ, tu viện và nhà tế bần, giúp đỡ dân nghèo, xây dựng Thánh Đường Sainte Chapelle vào năm 1242.

dame4

Một buổi lễ trình diễn ánh sáng có tên 'Dame de Coeur' bên trong Notre-Dame trong dịp kỷ niệm 100 năm Đệ nhất Thế chiến, hồi 10/2018

Trong tầng hầm của Notre Dame còn gìn giữ chiếc áo choàng trắng của Thánh Louis, và được coi là bảo vật quốc gia. May mắn thay, theo thông báo mới nhất thì hỏa hoạn không đụng chạm được tới thánh tích này.

Vua Louis cũng là một trong những thủ lĩnh của Cuộc Thập tự chinh thứ bảy giải phóng đất Thánh cùng với các vương hầu Robert of Artois, Alphonse of Poitiers và Charles of Anjou.

Một trong những thánh tích được St.Louis mua về năm 1239 và cũng gìn giữ tại Notre Dame de Paris trong một vòng pha lê rút chân không là chiếc vòng gai được cho là đội trên đầu Chúa Jesus ngày chịu nạn.

Chiếc 'vương miện' bện bằng rơm và cỏ gai này do các binh lính Roma nhạo báng Chúa đặt lên đầu người khi người nói mình là 'vua xứ Nazareth'. Thông báo đầu tiên ngay sau vụ hỏa hoạn là những báu vật kể trên đã được đưa về Tòa thị Chính Paris bảo quản.

St. Louis cũng đã từng đứng đây, trước Quảng trường nhà thờ này năm 1270 đọc di chiếu của mình trước khi đáp thuyền mở đầu cuộc Thập Tự chinh thứ tám. Và vĩnh viễn ra đi.

dame5

Do đang trong giai đoạn trùng tu nên nhiều bức tượng của Nhà thờ Đức Bà Paris đã được đưa đi trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn

Đơn cử thêm những sự kiện quan trọng khác đã diễn ra tại đây :

  • Vua Henri VI d' Angleterre lên ngôi ở năm 1431, kết thúc cuộc chiến tranh 100 năm (1337-1453).
  • Năm 1447, vua Charles VII cử lễ cầu hồn sau khi giành lại Paris.
  • Năm 1456, làm lễ phục hồi lại danh dự cho Jeane d'Arc, bị xử tử vì kết tội tà giáo, trở thành Nữ Thánh của nước Pháp sau này.

- 24/04/1558, hoàng hậu, vua xứ Scotland cử hành hôn lễ với François II.

- Napoleon III cử hành hôn lễ ngày 30/01/1853.

- Ngày 26/8/1944, bản Thánh ca Magnificat cất lên tại đây trong Ngày Giải phóng Paris khỏi tay phát xít.

- Tháng 8/2008, Giáo hoàng Benoit XVI đã làm Thánh lễ tại Notre Dame.

- 15/11/2015, lễ tưởng niệm những vong hồn vụ khủng bố Paris cũng được cử hành trọng thể tại Notre Dame

Khi mới đến Paris, Notre Dame de Paris cũng là nơi tôi đón nghe những bài học tiếng Pháp đầu tiên.

Thầy Bảo, giáo sư của trường Quốc học Huế năm đó đã 95 tuổi, sau những buổi chiều dạy tôi phát âm tại nhà thầy thường khuyên tôi nên đi ra nhà thờ nghe các thánh lễ.

Buổi đầu đến đây, tôi không để ý là đổi giờ mùa đông sang mùa hè, nên đến sớm hơn một tiếng.

Tại đây tôi cũng gặp một cô gái Ba Lan cũng ở tình trạng tương tự. Cả hai cùng cười về sự vô tâm, song cũng là cái duyên thành bạn. Cô gái chia cho tôi nửa chiếc bánh croissant, chiếc bánh mang nỗi nhớ của Hoàng hậu Antoinette từ nước Áo xa xôi tới đất này, dạy dân Pháp làm. Cũng vì nhắc tới chiếc bánh croissant mà vợ vua Louis XVI bị rơi đầu, khi bà nói 'Chúng nó không có bánh mỳ thì cho ăn bánh croissant'.

Hôm nay quay lại chốn này, hồi tưởng lại những ngày đi học. Nhìn lại kè đa, nơi thời xa vắng mà hai đứa ngồi ngắm nhìn những chiếc du thuyền vui vẻ trôi trên dòng Seine.

Quasimodo, linh hồn chàng tạm trú ngụ trên những vòm cây quanh đây vậy nhé. Chữa xong Notre Dame thì về.

Không có Notre Dame, sông Seine côi cút làm sao.

Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do sống tại Paris, Pháp.

Nguyễn Cao Phong, BBC, 16/04/2019

******************

Chỉ quân nhà nghèo mới khóc thương di sản !

Tre, RFA, 17/04/20149

Giời, đúng là quân thực dân. Cháy có mỗi tí cái nhà thờ già cỗi cũng khóc ầm lên. Tại vì ít di sản quá đấy mà, chứ giàu như Việt Nam di sản cả rổ thì buồn buồn đốt chơi vài cái cũng vô tư thôi chứ đáng gì mà khóc ?

dame6

Hình minh họa. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn với kiến trúc hao hao Notre Dame ở Paris, Pháp, bị cháy hôm 15/04/2019 - AFP

Đây ngay ở Sài Gòn có một nhà thờ đệ của Notre Dame Paris đây, cũng được gọi là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, với kiến trúc hao hao Notre Dame. Nằm giữa trái tim Sài Gòn, trong không gian đầy lá xanh và những cánh bồ câu xây tròn bay liệng. Xây bằng những viên gạch trần đỏ ong không mọc rêu mang từ Pháp qua. Gần 150 năm, qua bao binh lửa, hai ngọn tháp mũi tên vẫn kiêu hãnh vút lên trời.

Nhà thờ Đức bà Sài Gòn đẹp như thế, nên rất nhiều người Việt Nam đến đây muốn để lại dấu ấn. Họ viết, vẽ bằng bút mực, bút xóa màu trắng lên những viên gạch, họ dùng cả vật nhọn khắc thật sâu. Những góc khuất của nhà thờ (nhìn từ trên xuống, nhà thờ mang hình chiếc thánh giá), người ta đái vào thật đẫm, đến nỗi gạch không bao giờ khô nổi, chuyển màu nâu và tróc lở, rơi rụng từng mảng. Cha xứ phải quây rào sắt và dán bảng thông báo nơi tôn nghiêm, thì người ta đái luôn vào rào sắt.

dame7

Một phần bức tường Nhà thờ Đức Bà ở Thành phố Hồ Chí Minh Photo by Tre

Đấy là nhà thờ.

Di tích quốc gia chùa Sổ (huyện Thanh Oai, Hà Nội) được mô tả "xây dựng từ thời Mạc, đến năm 1634 được tu sửa, tạc thêm 20 pho tượng và đúc chuông, lưu giữ một phong cách kiến trúc độc đáo với những viên gạch đất nung, hòm sớ thời Mạc, trang trí các hình rồng, cua, lân, hoa cúc, rắn, ngựa long mã, rùa, hổ, chim, thỏ…". Báo chí Việt Nam viết : "Năm 2014, đoàn kiểm tra của Bộ Văn hóa-Thông tin-Du lịch đến kiểm tra chỉ biết thở dài. Vì giống như ở đình Hương Canh (tỉnh Vĩnh Phúc) cũng được trùng tu trong năm ấy, những người thợ được thuê trùng tu đã dỡ ngói bằng cách dùng cuốc xẻng bổ vỡ mái ngói rồi gạt thẳng từ trên xuống".

Quang cảnh được đoàn kiểm tra nói trên tả lại là "như một đống đổ nát sau chiến tranh".

Notre Dame 855 tuổi. Chùa Sổ mới chừng… gần 2.000 tuổi thôi.

Di tích quốc gia chùa Đậu (Hà Nội), được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên Trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ III (năm 200 - 210) hiện còn cất giữ tại chùa, có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Việt Nam, là nơi lưu giữ chứng tích của sự phát triển Phật giáo ở Việt Nam. Vì vậy, chùa còn có tên gọi khác là chùa Vua, chùa Bà.

Cũng theo "Sách đồng", chùa Đậu được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, cách đây gần 2000 năm. Chùa đã được nhiều đời vua chúa sau đó sửa chữa, tôn tạo và được gọi là Đệ nhất đại danh lam.

dame8

Các bức tượng La Hán ở Chùa Đậu (Hà Nội). Photo by Tre

Nhưng theo tác giả Trinh Nguyễn (Báo Thanh Niên), lần tu tạo mới nhất, người ta đã tô môi, sơn móng tay móng chân đỏ chót và bóng loáng cho… các bức tượng La Hán trong chùa. Tác giả Trinh Nguyễn viết : "Giáo sư Trần Lâm Biền, một chuyên gia mỹ thuật cổ, đánh giá : Đấy là xu hướng đĩ thõa hóa tượng".

Di tích quốc gia đặc biệt, đền Gióng (Hà Nội) ít nhất hơn ngàn năm tuổi. Nhưng trong lần tu bổ gần nhất, những mảng gỗ chạm khắc nghệ thuật và vì kèo từ thế kỷ 17, 18 đã bị sơn một lớp sơn đỏ rực rất dày lên toàn bộ chi tiết khiến không thể phục hồi như cũ. "Chuyên gia mỹ thuật sau giám định cho biết, nếu bóc lớp sơn này đi sẽ làm hỏng mảng chạm tốt nhất, đẹp nhất ở đây"(trích báo Thanh Niên).

Hang động đá vôi Đầu Gỗ ở Hạ Long, được tạo thành từ cách đây 2 triệu năm, di sản UNESCO, được một doanh nghiệp tổ chức hòa nhạc bên trong cho 150 người dự, thắp nhiều nến và đóng cọc thẳng vào những cột đá.

Vẫn theo báo chí Việt Nam, năm 2013, suối Khe Thẻ tại di sản thế giới, thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam) gây kinh ngạc cho giới bảo tồn vì được đổ bê tông làm kè cứng. Trưởng ban quản lý khu di tích Mỹ Sơn giải thích do mùa lũ dòng suối này chảy rất dữ, gây xói lở và sắp làm nghiêng một tháp cổ nên phải làm vậy. Lịch sử bảo tồn cho thấy trước kia người Pháp đã từng làm đập để can thiệp dòng chảy của suối Khe Thẻ nhưng không thành công, do vậy những giải pháp cực đoan này không được xem là tối ưu. tha

Cùng tuổi với Notre Dame có ngọn tháp Chăm hùng vĩ mang tên Po Klong G’Rai nằm trên đồi Trầu, TP Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Đây được đánh giá là ngọn tháp đẹp nhất còn lại, là di tích đặc biệt cấp quốc gia và cho đến tận bây giờ vẫn là nơi tế lễ của cộng đồng người Chăm. Cũng như nhiều di tích khác, tháp được du khách viết, vẽ, khắc lên những viên gạch không nung hiếm có, trèo lên chụp ảnh bất chấp biển cảnh báo gây tổn thương cho tháp. 

dame9

Tháp Po Klong G’Rai, Phan Rang Photo by Tre

Trong lòng một ngọn tháp Chăm khác là tháp Po Sha Inư tại Bình Thuận, được xây dựng từ thế kỷ 15, là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, người viết bài này có lần tận mắt chứng kiến một chiếc chiếu cũ nát cuộn tròn trong lòng tháp, cùng với đầy phân dơi.

Thôi nói túm lại, hầu như bất cứ di sản chùa chiền nhà thờ đình miếu đền quán nào của Việt Nam cũng đã và đang bị xâm phạm thô bạo. Phổ biến nhất là viết vẽ khắc chạm, đóng đinh… lên chính di sản, phổ biến nhì là trùng tu theo cách phá hoại.

Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di sản thế giới. Ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới (vịnh Hạ Long, vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và cao nguyên đá Đồng Văn), Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Ấy thế nhưng chẳng thấy ngôi sao MC nào nửa đêm chợt bừng giấc hoang mang khóc nghẹn cho những di sản tuyệt vời ấy cả.

Giàu mà lị ! Phong cách quý s’ tộc nó phải coi khinh mọi sự như thế chứ ai như bọn nhà nghèo Pháp mất có tí cái tháp gỗ cũ mốc meo cũng khóc ầm cả lên, lêu lêu, rõ xấu !

Tre

Nguồn : RFA, 17/04/2019

Tham khảo :

https://dulich.tuoitre.vn/van-hoa/chum-anh-muon-kieu-buc-tu-thap-co-po-klong-garai-1181397.htm

https://vtv.vn/vtv8/xot-xa-di-tich-bi-viet-ve-bay-20180507094013047.htm

https://news.zing.vn/cong-trinh-xuyen-loi-di-san-trang-an-bat-dau-bi-thao-do-post830362.html

https://nhandantv.vn/di-san-lai-ton-thuong-va-nhung-van-de-dat-ra-n79852.htm

Published in Diễn đàn

Pháp : Cháy Nhà thờ Đức Bà Paris, thảm kịch quốc gia

Ngoại trừ tờ Le Monde ra từ chiều qua, toàn bộ các nhật báo hôm nay đều đã sửa kịp trang nhất trong buổi tối để đưa tin về vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris), với hình ảnh ngọn tháp của nhà thờ đang bị sập trong khói lửa, trước sự bàng hoàng không chỉ của dân Pháp, mà của cả thế giới.

chay1

Quang cảnh Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp, sáng ngày 16/04/2019 Reuters/Benoit Tessier

Nhật báo công giáo La Croix nhấn mạnh đến việc vụ cháy Nhà thờ Đức Bà Paris xảy ra ngay đầu Tuần Thánh, trước sự chứng kiến của hàng ngàn du khách ngoại quốc.

Tờ báo trích lời tổng giám mục Reims, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, Eric de Moulins-Beaufort : 

"Đó là một phần máu thịt của chúng ta đang bị thiêu hủy. Cả nước Pháp đều xúc động, vì Nhà thờ Đức Bà Paris là nơi tập hợp của nhiều sự kiện lớn. Thật là kinh khủng khi nhìn thấy công trình của bao thế kỷ bị thiêu rụi như vậy, nhất là một giáo đường đã được Nhà nước rất quan tâm chăm sóc".

Trong bài xã luận, tờ báo viết : 

"Nhà thờ Đức Bà Paris chiếm một vị trí đặc biệt trong ký ức tập thể, ở Pháp, ở Châu Âu, cũng như trên thế giới. Công trình kiến trúc được tham quan nhiều nhất Châu Âu đã từng trải qua bao thế kỷ, bao cuộc chiến và bao cuộc cách mạng. Tại đây, người ta đã cử hành hôn lễ cho các vì vua, tang lễ cho các vị nguyên thủ quốc gia. Đây cũng là một trong những biểu tượng của nghệ thuật gothique".

Nhưng La Croix tin tưởng : 

"Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ tái sinh từ đóng tro tàn. Cả một dân tộc sẽ lo việc đó. Cả một dân tộc sẽ ăn mừng ngày nhà thờ này mở cửa lại".

Tờ Libération cũng nhắc lại là từ thời Trung cổ, Nhà thờ Đức Bà Paris đã từng chứng kiến những thăng trầm của thủ đô Paris, từ thời nữ hoàng Margot cho đến lúc giải phóng thủ đô khỏi ách Đức Quốc Xã.

Nhưng không chỉ đánh dấu lịch sử nước Pháp, Notre-Dame de Paris còn là một di sản của quần chúng, nhờ tác phẩm nổi tiếng của Victor Hugo. Tờ báo trích lời linh mục Olivier Ribadeau Dumas, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Pháp : 

"Tôi đã thụ phong linh mục tại đây, nhưng Notre-Dame cũng là biểu tượng cho sự đoàn kết dân tộc, là nơi mà người dân Pháp vẫn tề tựu khi xảy ra những bi kịch".

Về phần Le Figaro, trong bài xã luận, tờ báo này lưu ý : 

"Kiệt tác kiến trúc, nằm giữa lòng Paris, đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, từng nhiều lần bị cướp phá. Nhưng chưa bao giờ nó là bị hủy hoại đến mức đó, chưa bao giờ bị thiêu rụi trong ngọn lửa kinh khủng như thế. Dù là người có đạo hay không, dù có mê nghệ thuật hay không, ai cũng cảm thấy bàng hoàng : một cái gì đó trong cái đẹp của nước Pháp, trong sự vĩ đại của nước Pháp, trong linh hồn của nước Pháp đã tan theo khói bụi và đây quả là một tin buồn vô hạn".

Trong một bài báo khác, Le Figaro nhấn mạnh : 

"Đối với người Công giáo, giống như là nhà của họ đang bốc cháy. Các giám mục nước Pháp không nói nên lời, mà chỉ biết khóc than cho sự mất mát không phải của một người bạn, mà là của một người mẹ". Tờ báo cho rằng Nhà thờ Đức Bà "không chỉ là một giáo đường, di sản của một thời mà con người chỉ biết hướng lên trời, nhưng đó là một căn nhà chung, là cái vòm của lịch sử nước Pháp".

Nhật báo Kinh tế Les Echos nhân dịp này cũng nhắc lại rằng Nhà thờ Đức Bà Paris là di sản kiến trúc được tham quan nhiều nhất ở Châu Âu, với khoảng 13 triệu du khách và khách hành hương mỗi năm, có những ngày nhà thờ đón tiếp đến 50 ngàn người.

Tờ báo cũng quan tâm đến hậu quả của vụ hỏa hoạn này đối với chính trường nước Pháp, vì tối qua, vài phút trước khi lên tiếng thông báo các biện pháp để xoa dịu phong trào Áo Vàng, tổng thống Emmanuel Macron đã buộc phải đình hoãn bài phát biểu của ông. Theo Les Echos, mọi việc đã được chuẩn bị đến từng chi tiết nhỏ cho bài phát biểu long trọng này, nhưng hình ảnh vụ cháy dữ dội Nhà thờ Đức Bà đã làm đảo lộn tất cả.

Tuy vậy, theo tờ báo này, đó chỉ là tạm hoãn thôi, ông Macron sẽ phải nhanh chóng ngỏ lời với quốc dân đồng bào, vì cả nước đang chờ những thông báo của ông và đây sẽ là khởi đầu tập 2 của nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Kế hoạch "hòa bình" của Trump cho Trung Đông

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị một kế hoạch hòa bình cho vùng Trung Đông. Đó là đề tài được tờ Le Monde nêu bật hôm nay ở phần trang quốc tế.

Theo tờ báo này, tuy hầu như mỗi ngày đều có những tiết lộ về chính quyền Trump, nhưng có một đề tài cho tới nay vẫn được giữ bí mật, đó là kế hoạch hòa bình để giải quyết xung đột Israel – Palestine. Kế hoạch này đã được ba nhân vật thân cận của tổng thống Mỹ vạch ra : Jason Greenblatt, trước đây là luật sư của ông Trump, Jared Kushner, con rễ của ông Trump và David Friedman, đại sứ Hoa Kỳ ở Israel. Cả ba nhân vật này đều là những người chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng các khu định cư Do Thái và cũng là những người ủng hộ thủ tướng Israel Benjamin Netayahou. Họ tự tin rằng có thể làm được một việc mà các chính quyền Mỹ từ nhiều thập niên qua vẫn thất bại, thông qua việc tạo điều kiện cho bình thường hóa bang giao giữa Israel với các nước Ả Rập.

Le Monde cho biết, theo tiết lộ của ông Robert Malley, nguyên là nhà thương thuyết dưới thời tổng thống Obama, kế hoạch hòa bình nói trên trước hết bao gồm một vế kinh tế nhằm cải thiện đời sống của người dân Palestine, "nhưng với một tính toán sai lầm là việc cải thiện này sẽ thúc đẩy người Palestine chống lại các lãnh đạo của họ". Theo kết quả một cuộc thăm dò vừa được công bố ngày 19/03, có đến 79% người dân Palestine bác bỏ kế hoạch của tổng thống Trump, ngay cả trước khi biết nội dung của nó.

Kèm theo vế kinh tế sẽ là một kế hoạch chính trị. Theo Le Monde, tuy không đề nghị một quốc gia Palastine, kế hoạch này có nguy cơ gây căng thẳng trong liên minh mới mà thủ tướng Netayahou sẽ phải thành lập trong những tuần tới với phe cực hữu và các đảng tôn giáo.

Trên thực tế, kế hoạch của tổng thống Trump đã được thực hiện, vì Washington kể từ nay xem giải pháp hai quốc gia Israel, Palestine chỉ là "khẩu hiệu suông". Hoa Kỳ cũng đã đơn phương công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và không còn công khai lên án việc mở rộng các khu định cư Do Thái ở vùng West Bank (Cisjordanie) chiếm đóng.

Indonesia : Bầu cử và "fake news"

Về thời sự Châu Á, tờ Le Monde chú ý đến tình hình Indonesia, một ngày trước cuộc tổng tuyển cử 1/04. Mặc dù có nhiều fake new (tin giả) chống ông, tổng thống mãn nhiệm Joko Widodo vẫn là ứng cử viên nặng ký nhất.

Tờ báo trích lời tỉnh trưởng tỉnh Tây Java Ridwan Kamil, ủng hộ tổng thống Widodo, lo ngại : "Internet kể từ nay quan trọng đến mức sự lan truyền các tin giả có thể đóng một vai trò trọng yếu". 

Với 48 triệu dân, Tây Java là tỉnh đông dân nhất và lá phiếu của cử tri tỉnh này sẽ có một ảnh hưởng đặc biệt.

Theo Le Monde, mối lo ngại của tỉnh trưởng Ridwan Kamil là có cơ sở, bởi vì theo các số liệu thống kê gần đây, có đến khoảng 130 triệu người Indonesia, tức gần phân nữa tổng dân số, mỗi ngày bỏ ra ba tiếng đồng hồ để lên các mạng xã hội, một tỷ lệ thuộc loại cao nhất thế giới. Theo lời ông Kamil, những tin đồn khó tin nhất về tổng thống "Jokowi" có thể ảnh hưởng đến quyết định của một số người ít học, nhất là những cử tri dễ "bức xúc". Một trong những tin đồn đó là tổng thống "Jokowi" đã đặt mua từ Trung Quốc các thùng chứa đầy lá phiếu mang tên ông để bỏ vào các thùng phiếu.

Ngay cả đối thủ chính của ông "Jokowi" là trung tướng Prabowo Subianto, cựu sĩ quan lực lượng đặc nhiệm Indonesia, cũng là nạn nhân của fake news, vì có tin đồn là ông đã bị cắt mất "của quý" trong một chiến dịch quân sự. Đến mức ứng cử viên này đã phải công bố một thông cáo nói rõ : "Nếu tôi không có cái đó, làm sao tôi có con được ?".

Bầu cử Indonesia cũng thu hút sự chú ý của tờ Libération, trong một bài báo với hàng tựa "Indonesia : Hai thời kỳ trong các thùng phiếu". Tờ báo dự báo rằng tổng thống mãn nhiệm "Jokowi", người đã thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa Indonesia, dường như sẽ giành chiến thắng trước đối thủ của ông, cựu trung tướng Prabowo.

Theo Libération, ngày mai, người dân Indonesia sẽ chọn lựa giữa hai thế giới. Một bên là tổng thống Joko Widodo, vẫn tin tưởng là Indonesia trong tương lai có thể đảm nhận vai trò là tác nhân quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Ông đã cho tiến hành nhiều công trình lớn để hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là xây dựng các cơ sở hạ tầng mà quốc gia quần đảo này đang thiếu rất nhiều. Hiện đang hơn đối thủ từ 13 đến 20 điểm, "Jokowi" được sự ủng hộ của các thành phần cấp tiến và trí thức, vì ông được họ xem là biểu tượng của nước Indonesia hiện đại.

Bên kia là cựu trung tướng Probowo Subianto, vẫn cho rằng chỉ có một quân nhân như ông mới đủ sức lãnh đạo Indonesia, giống như vào thời chế độ độc tài, tuy chế độ này đã chấm dứt cách đây 21 năm. Tại quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới, với 264 triệu dân, lập trường cực đoan về tôn giáo thu hút một phần cử tri ở nông thôn và những người tiếc nuối chế độ độc tài.

Theo Libération, tuy là cuộc đối đầu giữa hai gương mặt quen thuộc, cuộc bầu cử này có tính chất lịch sử : Lần đầu tiên, 192 triệu cử tri Indonesia, đông hàng thứ ba thế giới, sẽ bầu liên danh tổng thống – phó tổng thống trong một vòng, đồng thời bầu lại cả hai viện của Quốc Hội, cũng như bầu các hội đồng địa phương.

Bắc Triều Tiên : Dịch lao thêm trầm trọng

Cũng về Châu Á, tờ Le Figaro quan tâm đến tình hình tại Bắc Triều Tiên, nơi mà các trừng phạt của quốc tế đang khiến cho dịch lao đang trở nên trầm trọng.

Theo Le Figaro, kể từ nạn đói của thập niên 1990, bệnh lao đã bùng phát mạnh mẽ trở lại ở Bắc Triều Tiên. Các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân khiến cho công việc của số hiếm hoi các tổ chức phi chính phủ thêm phức tạp, theo một báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc. Những loại thuốc nào có chứa những chất bị cấm đều có thể bị cấm xuất khẩu sang Bắc Triều Tiên.

Cuộc đọ sức về hạt nhân giữa quốc tế với Bắc Triều Tiên cũng khiến cho việc quyên góp tiền thêm khó khăn. Le Figaro trích lời một bác sĩ thuộc tổ chức Eugene Bell của Mỹ : "Bây giờ có ai muốn cho tiền một người Bắc Triều Tiên ? Nhiều người vẫn không phân biệt giữa người dân với chế độ". Vào năm ngoái, trước sự ngạc nhiên của mọi người, Global Fund, tổ chức quốc tế phòng chống SIDA, lao và sốt rét, đã thông báo rút khỏi Bắc Triều Tiên. Theo lời báo động của nhiều nhà khoa học trên tạp chí y khoa The Lancet, quyết định nói trên có thể dẫn đến một "khủng hoảng nhân đạo lớn" ở nước này. Theo thẩm định của tổ chức Eugene Bell, phải cần đến 10 triệu đôla để nhổ tận gốc dịch lao kháng thuốc ở Bắc Triều Tiên.

Thanh Phương

Published in Quốc tế