Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhận xét về một nhân vật nào đó nào đó, nhất là đối với những kẻ có đôi chút tiếng tăm, người ta thường nhắc nhở nhau bốn chữ : "Cái quan định luận" (nghĩa là "đậy nắp áo quan rồi mới bình luận").

lugiang1

Ông Nguyễn Cần (1935-2019)

Bốn chữ này vốn nằm trong hai câu thi của Lý Tăng Bá, một nhà thơ Trung Hoa đời Tống :

"Cái quan công luận định,

Bất mẫn thị nhân tâm"

Nghĩa là : Đậy nắp quan tài mới luận định công bằng, không vội vàng đó mới chính là lòng con người. Cuộc đời anh Nguyễn Cần vốn có nhiều sóng gió trong trường văn trận bút nên bốn chữ "cái quan định luận" mang lại nhiều suy gẫm cho những ai quan tâm đến sự nghiệp và đời sống của anh giữa dòng chảy của thời cuộc.

Nhiều năm về trước, những khi có dịp về Nam Cali, tôi thường gặp thăm anh Nguyễn Cần, cùng nhau đi ăn uống, trò chuyện. Các cô em họ nhà tôi gọi Nguyễn Cần bằng cậu và cũng hay thường làm bánh bột lọc theo kiểu Quảng Bình để đãi tôi nhân thể mời "cậu Cần" dự luôn vì cậu rất thích loại bánh quê hương này khác với bánh bột lọc kiểu Huế chỉ độc có một chút tôm nhỏ xíu và chút thịt mỡ ăn chẳng thấm tháp vào đâu. Bánh bột lọc làm theo kiểu Tam Tòa, Quảng Bình của chúng tôi to gấp đôi bánh Huế, cái nhân ở trong gồm có tôm, thịt nạc hoặc thịt mỡ, nấm mèo, măng non xé từng sợi, tất cả đem xào tiêu ớt trước và nêm nếm cho đúng khẩu vị, rồi đem từng muỗng nhân đó bọc bột lọc hay bột năng : bánh trần thì nặn theo hình bán nguyệt hoặc gói lá chuối đem hấp. Khi ăn phải chấm bánh vào chén nước mắm thật mặn với ớt thật cay. Đang khi ăn có người còn bưng chén nước mắm lên húp sùm sụp mới đã. Trong ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây cất nhà thờ Tam Tòa ở Đồng Hới, Quảng Bình, cách đây bốn năm (2014), qua đó nhờ sự vận động tài chánh của Nguyễn Cần rất có năng hiệu bằng các bài báo trên mạng hoặc báo giấy cùng sự hỗ trợ của giáo dân khắp mọi nơi, cha xứ Phêrô Trần Văn Thành đã khoản đãi một bữa ăn lớn cho khoảng 1.500 khách tham dự có Giám mục Giuse Võ Đức Minh (vốn là con dân của giáo xứ Tam Tòa cũ ở Quảng Bình trước năm 1954) của Giáo phận Nha Trang, và giáo dân địa phương thuộc Giáo phận Vinh, con dân giáo xứ Tam Tòa khắp nơi trên thế giới về tham dự ngày lễ hội này, thực đơn gồm nhiều món dĩ nhiên trong đó không thể thiếu bánh bột lọc đặc sản Tam Tòa.

Vào buổi sáng ngày thứ sáu 30/08/2019 vừa qua, tôi cùng một người bạn, anh Phùng Ngọc Thọ, và người em họ của tôi gọi Nguyễn Cần bằng cậu vào bệnh viện Garden Grove Hospital, Nam Cali thăm anh lúc đó đã hôn mê. Trước đó mấy ngày Nguyễn Cần còn gọi cho anh Thọ và bảo : "Tau đi". Anh Thọ hỏi lại : "Anh đi đâu ?". Anh Cần lặp lại : "Tau đi" sau đó nghe nói anh hôn mê cho đến khi mất khoảng hai tuần lễ.

Tôi với anh Nguyễn Cần là người đồng hương, làng Đồng Mỹ, cùng xứ đạo Tam Tòa thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Anh ít tuổi hơn người chị thứ hai của tôi, lúc nhỏ học cùng lớp cho nên đối với tôi anh là bậc trưởng thượng về tuổi tác và anh nhập Tiểu Chủng Viện An Ninh năm 1949 trước tôi đến sáu năm.

Thân sinh của Nguyễn Cần là cụ Nguyễn Sá, chuyên gia điêu khắc tượng gỗ là một trong những người học trò của cụ Nguyễn Văn Tư (1860-1944) vốn là ông tổ ngành chạm mộc làng Đồng Mỹ tỉnh Quảng Bình, có nhiều công trình đóng góp xây cất cung điện cho các vua triều Nguyễn nên có chức "huyện hàm" thường gọi là cụ Huyện Tư. Năm 1905, khi linh mục Léopold Cadière tức Cố Cả, một nhà Việt Nam học nổi tiếng làm chánh xứ Tam Tòa, ngài đã khuyến khích ngành chạm gỗ trong xứ đạo để làm kế sinh nhai cho giáo dân. Tác phẩm thuộc loại nghệ thuật thánh này như thánh giá, tuợng Chúa Giê-su, Đức Mẹ, các hộp gỗ đựng chuỗi kinh hạt, tượng các thánh được Cố Cả đem triển lãm nhiều lần tại Paris và một số thành phố khác ở bên Tây. Bạn cùng nghề với cụ Nguyễn Sá thân phụ anh Nguyễn Cần ở trong làng còn các các cụ Hoàng Văn Giao có thời làm chánh trương tức Trùm Giao, cụ Nguyễn Khiếng (con là Nguyễn Kim Khánh). Các cụ nghệ nhân này thường thuê các tay thợ chạm ở làng Trúc Ly ở huyện Lệ Thủy về nhà làm công cho họ.

Cụ Nguyễn Sá có bốn người con hai trai hai gái đặt tên Ân, Cần, Kinh, Lễ mà anh Cần là con thứ hai. Chị cả Ân hiện còn sống tại giáo xứ nhà thờ chính tòa Giáo Phận Đà Nẵng, Việt Nam, em trai là Nguyễn Công Kinh, dạy học, tham gia sinh hoạt chính trị trong Lực lượng Đại Đoàn Kết của cựu Nghị sĩ Nguyễn Gia Hiến tức Hiến Mập, sống tại Giáo xứ Thanh Bình Đà nẵng, em gái tên Lễ chết hồi còn trẻ trước năm 1960.

Anh Nguyễn Cần sinh ngày 13 tháng 2 năm 1935 tại làng Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, tên thánh Thomas, rửa tội tại nhà thờ Tam Tòa, thuở nhỏ học Trường Sainte Marie (sau đổi là Trung Học Chơn Phước Phượng) của Linh mục Viry (thường gọi Cố Vị, người Pháp lúc đó làm Hiệu trưởng của Trường Providence (Thiên Hựu) ở Huế) mở ra tại Giáo xứ Tam Tòa, Đồng Hới, bạn đánh bi với người anh rể của tôi thuở nhỏ. Gia đình Nguyễn Cần di cư vào Đà Nẵng năm 1954, cư ngụ tại Giáo xứ Thanh Bình. Anh tự học để thi Tú tài bán phần và toàn phần ban Cổ ngữ La Tinh, bị bệnh phổi và phải cắt bỏ một lá. Thời gian điều trị bệnh anh đã tỏ ra khéo tay bằng cách gom các hộp thuốc dùng kéo cắt thành hình tòa nhà của Viện Bài Lao Huế là nơi anh nằm điều trị, học Luật khoa Sài Gòn, đậu thẩm phán (ngành xử án), làm việc tại Long Xuyên và Sài Gòn. Khi về già, do ảnh hưởng của việc cắt bỏ một lá phổi, lưng anh gù lại, dáng đi lệch một bên nhưng giọng nói của anh vẫn luôn luôn sang sảng, rõ ràng, mạch lạc, đặc biệt là đôi mắt vẫn toát lên vẻ tinh anh.

Trong một bài báo có tên "Nhìn lại cuộc di cư đẫm máu" viết nhân kỷ niệm đúng 64 năm ngày Hiệp định Genève chia đôi đất nước, với một tiết mục nhỏ có tên "Những tên điếc không sợ súng", Lữ Giang tức Nguyễn Cần viết :

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, tỉnh Quảng Bình được trao cho Việt Cộng. Quân đội, công chức và dân chúng khắp nơi trong tỉnh tìm mọi phương tiện để rời khỏi Quảng Bình. Hai phương tiện được dùng để di cư đồng bào một cách nhanh chóng là tàu thủy và máy bay. Lúc đó tôi mới 15 tuổi, nhưng đã cùng một số anh em tham gia vào toán tiếp cư do linh mục Georges Neyroud, tuyên úy Quân Đội Pháp thành lập. Ngày 1/8/1954, linh mục cho biết linh mục phải vào gấp Đồng Hà và Đà Nẵng để lo cho đồng bào mới vào, ông cần mấy người biết tiếng Pháp ở lại tiếp tục đón tiếp các đồng bào ở xa tới và cấp giấy cho họ đi. Gia đình chúng tôi đã vào Đà Nẵng hết rồi, nhưng tôi và một số anh em vẫn còn ở lại lo công việc tiếp cư. Khi nghe linh mục Georges Neyroud hỏi như trên, tôi, anh Nguyễn Kim Thuyên, và anh Lê Trung Tha xin tình nguyện ở lại. Thấy chúng tôi còn quá nhỏ, ông hơi do dự, nhưng không còn ai khác, mọi người đã lo đi càng sớm càng tốt, nên ông đành chấp nhận cho chúng tôi ở lại và giới thiệu một Trung Úy người Pháp đến làm việc chung với chúng tôi. Ông ném lại cho chúng tôi hai tạ gạo và một thùng lựu đạn OF. Đó là lương thực của chúng tôi. Mỗi ngày chúng tôi đem một trái lựu đạn OF ném xuống sông rồi lặn xuống bắt cá đem lên luộc ăn với cơm. Sông Nhật Lệ quá nhiều cá nên có khi chúng tôi ăn cá thay cơm.

Công việc của chúng tôi cũng không có gì khó khăn. Chúng tôi tiếp những người trốn được từ vùng quê hay từ Nghệ An và Hà Tĩnh vào, lấy lý lịch của họ ghi vào một tấm thẻ màu đỏ, bắt họ lăn ngón tay cái vào thẻ, rồi chuyển cho Trung úy người Pháp để anh này dẫn họ đến một phòng tiếp cư đợi lên tàu vào Đà Nẵng. Cứ theo lời khai của những người trốn được từ bên kia sông Gianh vào, nếu có sự can thiệp của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến, sẽ có hàng chục ngàn người thuộc hạt Bình Chính như Hướng Phương, Hòa Ninh, Đồng Trác, Gia Hưng v.v… và ở Hà Tĩnh sẽ bỏ ra đi. Nhưng chúng tôi chẳng biết làm gì để giúp đỡ họ.

Trung úy người Pháp đến giúp chúng tôi chưa đến 30 tuổi và rất tháo vát. Trong những lúc rảnh việc, ông quay về đơn vị mượn dây dù và các dụng cụ để trục cái chuông lớn từ trên tháp cao của nhà thờ Tam Tòa và cây đàn Harmonium ở phòng ca đoàn xuống rồi đưa lên tàu. Vì thấy tàu của Pháp còn khá rộng, ông và chúng tôi tháo các bàn thờ và ghế trong nhà thờ ra và cho xuống tàu luôn. Các vật dụng này hiện đang được xử dụng tại nhà thờ Tam Tòa ở Đà Nẵng.

Trong khi chúng tôi lo tiếp những người từ xa đến thì trên đường phố của thành phố Đồng Hới, Việt Cộng tổ chức biểu tình "hoan hô Cách mạng" liên tiếp từ ngày này qua ngày khác với thái độ hung hăng, nhưng chúng tôi chẳng ai lo sợ gì cả !

Sáng ngày 8/8/1954, Trung úy người Pháp đến báo tin cho chúng tôi biết phải rời thành phố chiều hôm nay và phải đi bằng đường bộ vợt qua sông Bến Hải, vì không còn phương tiện tàu thủy hay máy bay nữa. Con đường từ Đồng Hới đến Bến Hải dài 71 cây số. Cách đây một năm, ba chúng tôi đã dám vượt qua các bãi mìn, đi bộ từ Bến Hải đến Đồng Hới, nên khi được bảo phải đi bằng đường bộ, chúng tôi không có chút lo ngại nào. Đúng là điếc không sợ súng !

Chiều hôm đó, khi chúng tôi qua khỏi phà Quán Hàu, cách thành phố Đồng Hới khoảng 3 cây số, quay nhìn lại thì thành phố đang cháy !

Tôi nhớ lại, khi tôi trao tấm thẻ đỏ di cư cho người anh họ của tôi là anh Nguyễn Thật để lên đường vào Đà Nẵng, anh ấy đã cúi đầu xuống và thở dài : "Đi như thế này rồi cũng mất nữa thôi !" - Lời tiên đoán đó đã đúng 20 năm sau !

Trong ba chúng tôi, anh Lê Trung Tha vừa qua đời, anh Nguyễn Kim Thuyên đang ở Việt Nam, còn tôi ở Mỹ đã ngồi ghi lại những dòng này.

Ngày 20/7/2018

Lữ Giang

***************

Đoạn đường Tiểu Chủng Viện An Ninh Quảng Trị đến giáo xứ Tam Tòa Quảng Bình vốn là đoạn đường đi bộ quen thuộc hơn 70 cây số đối với vài chủng sinh trong làng tôi khi những mùa tựu trường đến và họ phải nhập học. Tâm tính khí khái của anh Nguyễn Cần bộc lộ ngay từ hồi nhỏ.

Trước năm 1975, trong thời gian làm việc ở Sài Gòn, Nguyễn Cần cộng tác với Linh mục Phan Văn Thăm và Cha Nicholas Huỳnh Văn Nghi (sau này là Giám mục Giáo phận Phan Thiết) ở Giáo xứ Tân Định, xuất bản tờ Tuần báo Thẳng Tiến do cha Phan Văn Thăm làm Chủ nhiệm, Nguyễn Cần viết nhiều bài ký sự dưới bút danh Đường Thế Sự, sinh hoạt cùng nhóm Pax Romana tức Nhóm Trí Thức Công giáo ở Sài Gòn có trụ sở ở Nhà thờ Tân Định đường Hai Bà Trưng, Phú Nhuận. Tờ báo Thẳng Tiến không chỉ thuần túy ghi lại các sinh hoạt tôn giáo của Địa Phận Sài Gòn mà còn phản ảnh quan điểm người Công giáo trước thời cuộc đặc biệt trong các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v…

Sau ngày 30/4/1975, Nguyễn Cần đã trải qua nhiều trại tù ở trong Nam và ngoài Bắc như trại tù Long Thành, Thủ Đức rồi ra trại Thanh Cẩm ở Thanh Hóa và ra khỏi tù vào dịp tết năm 1988. Trong thời gian anh đi tù, vợ con vượt biên và có một đời sống riêng biệt, nghe nói ở New York, nhưng bạn bè tôn trọng anh nên không ai dám hỏi chuyện riêng tư gia đình cho đến khi anh sắp mất… mới được hé lộ chút đỉnh. Qua bản cáo phó, chúng tôi biết thêm anh có hai người con trai Châu Giang, Lữ Giang đã có gia đình và ở xa.

Là người có một bộ nhớ tuyệt vời, ngòi bút sắc sảo, bén nhạy, Nguyễn Cần đã nhờ thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, cổ ngữ La Tinh nên tiếp cận được rất nhiều nguồn tư liệu, sách vở, báo chí khắp nơi trên thế giới, cập nhật hóa các nguồn tin tức, nhất là đã có cơ hội phỏng vấn các nhân vật giữ nhiều chức vụ quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 nhờ ở tù chung với rất nhiều người thuộc đủ mọi thành phần chính trị, tình báo, tôn giáo, đảng phái cũng như trong thời gian ở Hoa Kỳ từ năm 1991 đến nay anh đã tiếp xúc và ghi lại các buổi trò chuyện, thăm viếng, phỏng vấn v.v… phản ảnh trong rất nhiều bài viết và tác phẩm gây chấn động dư luận như Những bí ẩn đàng sau các cuộc thánh chiến tại Việt Nam, Những bí ẩn đàng sau cuộc chiến Việt Nam, một trang web có tên Một Góc Trời với hàng nghìn bài viết giá trị. Có thể nói không một cây bút nào ở hải ngoại thuộc giới làm báo có tính dẻo dai về sức viết, dồi dào về tư liệu và phong phú về chủ đề như những bài viết của anh dưới bút hiệu Lữ Giang, hay Tú Gàn.

Trong thời gian cộng tác làm Tuần báo Thẳng Tiến, Nguyễn Cần tức nhà báo Đường Thế Sự không quên "chiếu cố" đến các nhân vật trong chính quyền thời Đệ Nhị Cộng Hòa, và các cơ quan như Thượng Viện, Hạ Viện, các vị đứng đầu tỉnh. Có lần Đường Thế Sự chê cánh dân biểu thân chính của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là không đọc nổi các tập dự thảo về ngân sách quốc gia. Điều này cũng hơi quá đáng vì thực ra trong Hạ Viện hay Thượng Viện Việt Nam Cộng Hòa cũng có một số nghị sĩ hay dân biểu thuộc thành phần sắc tộc, trình độ có đôi chút thấp nhưng so ra chắc chắn trình độ họ cao hơn các vị "đại biểu quốc hội" của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa bây giờ, và rõ ràng tinh thần quốc gia chống Cộng của họ rất cao, chẳng hạn Dân biểu Nay-Lo từng làm Tỉnh Trưởng tỉnh Pleiku (1967-68), Dân biểu Touneh-Tơn của Tuyên Đức (tham gia Đại Việt Cách Mạng Đảng) nói tiếng Pháp không thua gì người Pháp, tổ tiên có nhiều công trong việc thành lập thành phố Đà Lạt.

Sau biến cố 30/4/1975, Nguyễn Cần cũng như nhiều thành phần thuộc các giới quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa bị bắt và đưa vào các trại tập trung, không hề qua thủ tục của tòa án, chịu trên 12 năm khổ sai lao động của nhiều trại giam ở miền bắc do chính sách trả thù của chế độ cộng sản Việt Nam.

Ra hải ngoại, Nguyễn Cần sống ở Orange County, hành nghề viết báo ở Nam Cali với bút danh Lữ Giang hay Tú Gàn đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trị có liên quan tới Việt Nam, thuộc mọi đề tài trong lãnh vực luật pháp mà anh vốn rất am tường và nắm vững. Trong nhiều năm sau khi dời khỏi Sài Gòn Nhỏ, anh thường xuyên xuất hiện trong các chương trình truyền hình của Cộng Đồng Người Việt ở Nam Cali chuyên trách các vấn đề thời sự, tin tức báo chí, sinh hoạt văn học, nghệ thuật, tôn giáo v.v… Với một số lượng văn phẩm hơn 2.000 bài còn để lại đọc thấy trên Web có tên Một Góc Trời cùng với một số sách đã xuất bản, nhà báo Tú Gàn hay Lữ Giang đã thực sự có một vị thế đáng kính nể trong báo giới ở hải ngoại mặc dù anh đã bị nhiều phe phái, nhiều nhóm thuộc các tôn giáo và lập trường chính trị khác nhau công kích, dè bỉu, thậm chí lăng mạ, đặt điều nói xấu anh trong suốt nhiều thập kỷ qua. Trong khi đó cũng có nhiều, rất nhiều người có lập trường quốc gia chân chính kính phục anh, khen ngợi, cổ vũ, nhiều người Công giáo mến yêu anh tìm đọc các bài viết của anh, nhiều người Phật giáo tâm đắc các bài viết của anh trong suốt từ thập niên này đến thập niên khác.

Cũng cần nói rõ rằng Nguyễn Cần là một nhà báo từ trước năm 1975 cho đến nay, một đời viết lách, không phải là một nhà nghiên cứu sử học cho nên một số vấn đề anh viết hoặc đề cập đến mang đậm tính thời sự cần phải có những khoảng thời gian để gạn lọc tư liệu, lắng đọng tâm tư tình cảm đối với chế độ hoặc với những người trong cuộc, hoặc với thể chế còn đứng vững hay đã bị xóa đi trong lịch sử.

Đề cập tới các nguồn sử liệu xuất phát từ báo chí, Linh mục Nguyễn Phương, giáo sư sử học thuộc Viện Đại học Huế từ 1957 đến 1975, đã viết rằng :

Phần nhiều, ký giả khi lượm tin tức để đăng trên báo, cũng làm việc theo những nguyên tắc như sử gia khi lượm lặt và án khảo sử liệu. Họ cũng dò xét tư cách của người chứng, cũng cân nhắc tính cách đáng tin của chứng tích. Nhưng một điều sử gia không nên quên là ký giả làm việc trong những điều kiện phần nhiều bất lợi cho việc suy xét chặt chẽ, vì họ phải tranh thủ thời gian để cho tin tức của họ mang tính cách sốt dẻo, giật gân, như người ta thường nói. Bởi đó, không lạ gì nếu sử gia nhận thấy trong câu chuyện họ thuật xen lẫn vào những thiếu sót về chi tiết, những hấp tấp trong phán đoán, những sai lạc trong kết luận. Khi dùng đến nhật báo, sử gia cố nhiên phải cân nhắc, so sánh, để loại trừ những sơ hở rất thường gặp đó.

Sử gia nên nhớ nữa rằng giá trị của một tờ báo thường lệ thuộc bầu không khí chính trị trong đó tờ báo ra đời. Nếu đó là một chính thể tôn trọng tự do tư tưởng, thì tờ báo sẽ có nhiều bảo đảm về phần tin tức và bình luận. Nhưng nếu chính phủ thi hành chính sách độc tài, thì báo chi tất cả chỉ là những phương tiện tuyên truyền đường lối riêng của chính phủ, và bấy giờ sử gia phải phê bình báo chí như phê bình những tờ truyền đơn.

Rồi, báo còn có thể là cơ quan ngôn luận của một phe phái, một đảng chính trị, nên dầu là ở trong một nước tự do được tôn trọng, vẫn có thể bị óc đảng phái làm cho thiên lệch. Cả những tờ báo không có mầu sắc chính trị cũng có thể bị ảnh hưởng khi ít khi nhiều bởi những thành kiến về kinh tế, xã hội hoặc tôn giáo, và nhiều khi uốn nắn tin tức hay dư luận theo chiều hướng của mình.

(Nguyễn Phương, Phương Pháp Sử Học, Phòng nghiên cứu Sử, Viện Đại Học Huế, 1964, trang 137).

Những bài báo được soi chiếu dưới ánh sáng của phương pháp sử học như nói trên đây chắc chắn không thiếu gì trong số hàng nghìn bài viết của Tú Gàn hay Lữ Giang còn để lại, do đó chúng ta cần phải cẩn trọng khi sử dụng để chắt lọc lấy những yếu tố gần với sự thật được bao nhiêu hay bấy nhiêu.

Cũng may, Nguyễn Cần (Tú Gàn hay Lữ Giang) như nhiều người lớn tuổi khác sống tại Miền Nam Việt Nam tương đối được hưởng những năm tháng tự do, dân chủ của nền Đệ I và Đệ II Cộng Hòa nên ngòi bút của anh cũng như của nhiều người kỳ cựu trong làng báo trước năm 1975 và nay tại hải ngoại còn có tiếng tăm như ký giả Phạm Trần chẳng hạn được kể là những cây bút có bản sắc.

Trong cuốn sách có tên Bốn mươi năm "nói láo", Vũ Bằng, một ký giả "nằm vùng" của cộng sản đã tỏ ra cảm mến lớp ký giả trẻ như Phạm Trần, Phạm Văn Đại. Vũ Bằng viết rằng :

Có dịp chuyện trò với Phạm Trần, tôi thấy anh là một người từ tốn. Ước vọng của anh là làm việc không ngừng cho báo chí, nhưng theo anh, muốn làm nên việc thì chỉ riêng lớp ký giả trẻ, không thể đủ ; trẻ và già phải hợp tác chặt chẽ với nhau ; trẻ không được miệt thị già, già cũng chẳng nên coi trẻ là những kỳ-quan, đứng né ra hẳn phía ngoài. Hoạt động và sự hăng say của lớp trẻ cộng thêm với học hỏi và kinh nghiệm của lớp già không những đã nói lên được sự đoàn kết, mà chắc chắn chỉ đem lại thêm cái hay, cái đẹp cho ngành báo và tăng cường nỗ lực tranh đấu của những người làm việc cho ngành báo chí ngày mai.

(Vũ Bằng, Bốn mươi năm "nói láo", Đại Nam xuất bản, không đề năm in, trang 293).

Tôi không biết rõ niên kỷ của ông Phạm Trần nhưng được đọc nhiều bài của ông về chế độ cộng sản hiện nay, theo dõi các cuộc phỏng vấn của ông với các vị lãnh đạo Công giáo Việt Nam như Giám mục Nguyễn Thái Hợp chẳng hạn và nghĩ rằng ông Phạm Trần tuổi chắc cũng không thua Tú Gàn hay Lữ Giang bao nhiêu. Chính bầu khí tự do, dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã đào tạo nên những nhà báo tên tuổi, có trình độ như vậy.

Đối với những chủ đề, kiến thức, tư liệu, biến cố cùng nhân vật được anh Nguyễn Cần đưa vào bài viết đã giúp cho rất nhiều độc giả có thêm nhiều hiểu biết với những luận cứ mang tính thuyết phục của anh tuôn trào dưới ngòi bút sắc bén, linh hoạt với giọng văn phản ảnh cá tính của một con người "bất cần đời" nhưng trọng lẽ phải. Một số bài viết của anh dựa trên sử liệu thuộc các nguồn chính sử và dã sử của các triều đại Việt Nam trước đây, dựa trên khả năng luật học vốn là sở trường của một luật gia được đào tạo có bài bản, đã tăng thêm giá trị ngòi bút của anh. Công tâm mà nói, có khi Tú Gàn hay Lữ Giang cũng không kìm hãm được sức mạnh ngòi bút của mình nên cũng có thể vì đó mà gây nên nhiều bất mãn cho nhiều kẻ khác thậm chí cho một số anh em cùng môi trường tu học trước đây với anh.

Nếu trong lịch sử Ki-tô giáo đã xuất hiện những vị giám mục, linh mục hoặc các nhà văn được gọi là những nhà hộ giáo (apologist) thường dùng khả năng văn chương của mình để bênh vực cho tôn giáo chống lại người ngoại giáo hay người Do Thái, như trường hợp St. Justin (apologia tiếng Hy-Lạp có nghĩa là bảo vệ) chẳng hạn, (Pope Benedict XVI, Great Christian Thinkers, from the early Church through The Middle Ages, First Fortress Press, 2011, page 9), thì sau biến cố ngày 1/11/1963 ở Miền Nam Việt Nam do người Mỹ nhúng tay vào trong việc lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, đạo Công giáo cũng gặp phải rất nhiều chống đối, bôi nhọ, hiểu lầm, thậm chí đàn áp, đốt phá, bách hại v.v… như hai giáo xứ Thanh Bồ Đức lợi ở Đà Nẵng bị đốt phá tháng 8/1964, linh mục Nguyễn Cao Lộc bị nhóm tranh đấu hành hung ở vùng Túy Vân, quận Phú Lộc nên đã khiến cho một số người cầm bút hoặc trí thức Công giáo cảm thấy cần thiết phải dấn thân tranh đấu cho sự công bằng và ổn định của xã hội. Trong hoàn cảnh đó, về phương diện chính trị, sự xuất hiện Lực lượng Công dân Công giáo của Linh mục Hoàng Quỳnh, Lực lượng Đại Đoàn Kết của Nguyễn Gia Hiến, Khối Công giáo di cư vùng Hố Nai, Gia Kiệm, Nhật báo Xây Dựng của Linh mục Nguyễn Quang Lãm đã được coi như những đối lực cần thiết giữa lúc cuộc chiến hai miền Nam Bắc vẫn còn trong thế nghiêng ngửa chưa phân định lẽ hơn thua. Từ trong môi trường chính trị đó mà có lẽ anh Nguyễn Cần đã phác cho mình một lối đi của một người có tinh thần hộ giáo chăng ? Nói chung các vị thánh tử đạo Công giáo ở khắp nơi trên hoàn vũ cũng như tại Việt Nam đều là những vị thánh mang tinh thần hộ giáo dưới hình thức này hay hình thức khác. Phẩm phục màu đỏ của các vị hồng y nói lên tinh thần sẵn sàng đổ máu ra vì đức tin phản ảnh tinh thần hộ giáo một cách rõ ràng nhất.

Cũng sau ngày chế độ Đệ I Cộng Hòa sụp đổ, để chạy tội cho chính quyền Mỹ, trường phái sử học chính thống Mỹ đã tỏ ra bất công khi trút tất cả mọi lỗi lầm, yếu kém, tham nhũng lên Tổng thống Ngô Đình Diệm và gia đình với hàng tấn tài liệu đầy ngụy tạo, thiên lệch, xảo trá nhằm biện minh cho việc nhúng tay vào máu của chính quyền Tổng thống Kennedy qua các chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu. Rất may sự thật lịch sử đã dần dần được tỏ lộ qua tinh thần tôn trọng công bằng lẽ phải của một số các sử gia Hoa Kỳ thuộc trường phái phi chính thống như Suzanne Labin, Ellen J. Hammer, Mark Moyar, Geoffrey Shaw,Tiến sĩ Ronald Frankum, Tiến sĩ Phạm Văn Lưu, Minh Võ, Lữ Giang, Tú Gàn, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Hữu Duệ, Nguyễn Văn Châu, Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên v.v…

Năm 2006, chúng tôi xuất bản quyển sách "Quảng Bình chín trăm năm nhìn lại, 1075-1975" và có tặng cho anh Nguyễn Cần một quyển cũng như những lần xuất bản các sách trước đây. Sau đó trên Sài Gòn Nhỏ anh đã viết một bài có tên "Con đường Nam Tiến của người Việt" như một ghi nhận mới về cuốn sách này, trong đó có đoạn :

Phải công nhận rằng đây là một tác phẩm nghiên cứu rất công phu, có thể giúp chúng ta hình dung được cha ông chúng ta đã hành xử như thế nào để đưa toàn bộ nước Chiêm và một phần nước Chân Lạp vào lãnh thổ Việt Nam. Dĩ nhiên, ngoài khía cạnh "Nam Tiến", tác giả cũng đã nghiên cứu nhiều vấn đề khác của Quảng Bình như dấu tích tiền sử và lịch sử, dấu tích Chămpa, những sơn kỳ thủy tú và địa danh v.v… Nhưng chúng tôi chú ý tới khía cạnh Nam Tiến như một khám phá đặc biệt.

Trong bộ The Study of History, sử gia nổi tiếng người Anh Arnold J. Toynbee đưa ra nhận định : "Những miền nằm trên miền biên giới đều có sinh lực mạnh mẽ" (1). Thời tiền sử, Quảng Bình là vùng "bản lề" của hai nền văn hóa Đông-Sơn và văn hóa Sa-Huỳnh, và thời hữu sử đó là đất biên cương tranh chiếm khá đẫm máu giữa hai dân tộc Chăm-pa và Đại-Việt trong nhiều thế kỷ. Quảng Bình là vùng đất nằm trên miền biên giới nên những người như Đường Thế Sự, Lữ Giang, Tú Gàn hay Nguyễn Cần vốn có sinh lực mạnh mẽ thể hiện qua cuộc đời 84 tuổi và nhiều tác phẩm về lịch sử quan trọng, pháp luật, văn hóa hơn 2000 bài khảo luận, phiếm luận được phổ biến trước đây trong nước và hải ngoại.

Khi chúng tôi viết bài này thì ngày mai 16/9/2019 thánh lễ an táng cho anh Thomas Nguyễn Cần sẽ được cử hành tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang 288 S. Harbor Blvd, Santa Ana, CA 92704 và sau đó sẽ hỏa thiêu. Theo di chúc, tro cốt của anh sẽ được chuyển về Quảng Bình và rải dọc theo bờ biển, nơi thuở nhỏ anh từng nhiều lần tắm biển nô đùa với muôn vàn ngọn sóng hòa trong dòng nước mát của sông Nhật Lệ chảy ngang qua giáo xứ cũ Tam Tòa mà cách đó khoảng hơn hai cây số tại Phường Nam Lý, Đồng Hới một thánh đường mới cũng mang tên Nhà thờ Tam Tòa đang hoành tráng vươn cao sẽ được khánh thành trong một dịp gần đây mà qua đó công lao vận động của Thomas Nguyễn Cần được coi là rất nhiều.

Philadelphia,15/9/2019

Nguyễn Đức Cung

(1) Arnold J Toynbee, The Study of History, tác phẩm tóm lược (hai tập) của D.C. Somervell, A laurel edition, Dell Publishing Co., Inc xuất bản, 1971. Nguyễn Thế Anh, Nhập môn Phương pháp Sử học, Sài Gòn 1974, trang 17

Published in Diễn đàn

Khi Bảo Đại đưa ông Diệm về làm Thủ tướng, một trận đấu đá đã xảy ra

Trong cuốn "Việt Nam Máu lửa Quê hương tôi" do Đỗ Mậu đứng tên, được Văn Nghệ xuất bàn tại Weatminster, California, năm 1993, nhóm viết cuốn sách này đã dựa theo những tài liệu truyền truyền của CSViệt Nam, cho rằng có ba cuộc vận động đưa ông Diệm về làm Thủ Tướng : Hồng Y Spellman, Ngoại Trưởng Foster Dulles và Phong Trào Bình Dân Thiên Chúa Giáo Pháp (MRP).

diem1

Quốc trưởng Bảo Đại

Nhưng trong cuốn "Vietnam, A history", một cuốn sách viết về lịch sử chiến tranh Việt Nam nổi tiếng của Mỹ, sử gia Stanley Karnow, lại viết hoàn toàn khác :

"Khi cuộc các cuộc thương thuyết tại Geneva gần kết thúc, cuối cùng Bảo Đại nhận thức rằng địa vị của ông treo mỏng manh như sợi tóc, ông ta mời ông Diệm đến. Người ăn chơi và nhà đạo đức không thích hợp nhau, nhưng họ có thể dùng nhau. Diệm coi Bảo Đại là con đường đưa đến chính quyền. Còn Bảo Đại nhìn thấy hai cái lợi ở ông Diệm. Thứ nhất Ngô Đình Nhu, em ruột ông Diệm, đã thành lập được Mặt trận Cứu nguy Dân tộc ở Sài Gòn, một cơ cấu xem ra được coi là một liên minh chính trị đáng tin cậy. Thứ hai Bảo Đại nghĩ rằng Diệm đã từng ở Hoa Kỳ, có thể đưa Mỹ vào chính trường Việt Nam thay thế Pháp mà sự có mặt sẽ chấm dứt trong những ngày gần đây. 

"Nhưng trái với chuyện hoang đường cho rằng (Ngoại trưởng) Foster Dulles, Hồng y Spellman và nhiều người Mỹ khác vận động đưa ông Diệm lên, Hoa Kỳ lúc ấy vẫn chưa chấp nhận Diệm. Quả thật các viên chức ngoại giao Mỹ tại Geneva đã từ chối khéo ông Luyện, em ông Diệm, khi ông thúc đẩy họ tiếp kiến ông Diệm. Trong khi đó chính phủ Pháp nhìn Diệm với sự thờ ơ."

(Stanley Karnow, Vietnam a History, Penguin Book 1984, tr. 234).

Bảo Đại nói rõ lý do đưa ông Diệm về

Trong cuốn hồi ký "Le Dragon d’Annam" do Plon, Paris, xuất bản năm 1980, Quốc trưởng Bảo Đại đã trình bày tình hình chính trị và những lý do cá nhân khiến ông mời ông Diệm làm thủ tướng với toàn quyền quân sự và dân sự như sau : 

"Chúng tôi không còn có thể trông cậy vào người Pháp được nữa. Tại bàn hội nghị Geneva, chỉ còn người Mỹ là đồng minh của chúng ta. Trước tình thế đang biến chuyển, họ muốn dựng nên một hệ thống phòng thủ mới tại Đông Nam Á. Họ có thể giúp chúng tôi tiếp tục cuộc chiến đầu chống cộng sản. Tại Sài Gòn thủ tướng chính phủ (Bửu Lộc) gặp phải sự chống đối mãnh liệt của những thành phần quốc gia được kết hợp lại trong phòng trào Đoàn Kết Quốc Gia do Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Những thành phần này tiên thiên chống lại những quyết định sẽ được đạt đến tại Geneva. Tôi bèn triệu tập đến Cannes các lãnh tụ của tất cả các xu hướng chính trị và tôn giáo của Việt Nam để tham khảo ý kiến. Tôi giải thích cho họ những gì sẽ xảy ra, tôi cho họ biết tất cả đã được sắp xếp, kể cả việc phân chia đất nước. Tôi gợi ra sự cần thiết phải đem lại cho nước Việt Nam một hướng đi rõ rệt hơn, và đề nghị thay thế Hoàng thân Bửu Lộc trong chức vụ thủ tướng bởi ông Ngô Đình Diệm. Tất cả những người có mặt đã nồng nhiệt chấp thuận đề nghị của tôi".

Quốc trưởng Bảo Đại viết tiếp :

"Biết trước mình khó lòng theo đuổi được con đường đã vạch, Bửu Lộc đệ đơn xin từ nhiệm cho cả chính phủ.

"Sau khi thảo luận với ông Foster Dulles, để cho ông ta biết ý định ấy, tôi cho mời ông Ngô Đình Diệm và bảo ông ta :

- Cứ mỗi khi mà tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ.

- Thưa Hoàng thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu...

- Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay, tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.

Sau một hồi yên lặng, cuối cùng ông ta đáp :

- Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.

"Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá, tôi bảo ông ta :

- Đây Chúa của ông đây. Ông hãy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.

"Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu rồi nhìn tôi, sau khi nhìn lên thánh giá, ông nói với một giọng nghẹn ngào :

- Tôi xin thề.

(Bảo Đại, Le Dragon d’Annam, Plon, Paris 1980, tr. 514 - 515)

Ngày 16/06/1954 Thủ tướng Bửu Lộc từ chức. Bảo Đại ký Sắc lệnh số 38-QT cử Ngô Đình Diệm thành lập tân chính phủ.

Bốn mươi tám giờ đồng hồ sau, ông Diệm trở về Sài Gòn cùng với Hoàng thân Bửu Lộc để bàn giao quyền hành. Trước khi ra đi, Bảo Đại đã trao cho ông một đạo Dụ ủy cho ông mọi quyền hành về hành chánh cũng như quân sự. Nhưng khi ông Diệm vừa rời Paris thì một nhóm người Pháp thuộc Ngân hàng Đông Dương (Bank de l’Indochine) đã đến phản đối Bảo Đại về việc cử ông Diệm làm Thủ tướng. Họ sợ rằng ông Diệm sẽ gạt bỏ mọi quyền lợi về kinh tế và văn hoá của Pháp tại Việt Nam. Nguyễn Đệ, Đổng lý Văn phòng Quốc trưởng, và một số người thân cận với Bảo Đại cũng không đồng ý việc cử ông Diệm. Họ sợ ông thâu tóm hết mọi quyển hành.

Ngày 24/06/1954, ông đáp phi cơ hãng Air France rời Ba Lê và hai ngày sau đến Sài Gòn. Cùng đi với ông, có người em trai là Ngô Đình Luyện, ông Trần Chánh Thành, ông Nguyễn Văn Thoại, một giáo sư đại học tại Pháp,

Ông Diệm và các ông Luyện, Thành, Thoại đều vui vẻ hân hoan ra mặt. Ngày 26/06/1954, phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Ngoài số người đón tiếp tại phi trường, nhiều nhóm dân chúng chờ đợi hai bên các con đường mà đoàn xe chở thủ tướng Ngô Đình Diệm đi qua, như nhân chứng Đại tá Edward Lansdale thuật lại, chứ không phải họ tránh né như ông Joseph Buttinger đã viết. Nhưng đoàn xe chở Thủ tướng Diệm chạy nhanh làm dân chúng không thấy rõ mặt thủ tướng, theo nhận xét của Trung tá Lansdale.

Ông Diệm gặp nhiều khó khăn khi lên cầm quyền

Bảo Đại nói rằng công việc của ông Diệm không dễ dàng. Việc ông đến Sài Gòn chẳng ai hoan nghênh. Người ta cần phải động viên tinh thần của mọi người đang rơi vào tình trạng hoang mang. Ngày 30/06/1954 ông đến Hà Hội. Những điều ông thấy không thể tưởng tượng được. Chẳng còn ai nghỉ đến chống lại cộng sản. Hàng trăn ngàn người đau khổ, trong đó có những người công giáo mà ông tin rằng sẽ ủng hộ ông, đang tìm đường chạy vào miền Nam. Thật quá chậm trể để không còn hành động gì được nữa. Ông trở về Sài Gòn.

diem2

Thủ tướng Ngô Đình Diệm

Việc thành lập chính phủ rất khó khăn vì có sự tranh chấp của các đảng phái và giáo phái, nhưng rồi ngày 6/7/1954, ông Diệm cũng đã ban hành Sắc Lệnh số 43-CP công bố thành phần chính phủ và ngày 7/7/1954 chính phủ Ngô Đình Diệm bắt đầu chấp chánh.

Ngày 20/07/1954 đại diện Pháp và Việt Minh ký hiệp định Genève chia cắt đất nước làm đôi, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ và đọc một bài diễn văn chống lại sự bất công của Hiệp Định Genève đã trao cả miền Bắc cho Cộng Sản và thêm 4 tỉnh miền Trung. Thủ tướng nói : "Chúng tôi không thể đặt vào vòng nô lệ hàng triệu đồng bào trung thành với chủ nghĩa quốc gia...". Từ trên sự đổ nát và hổn loạn, ông Diệm đã đưa được khoảng một triệu người từ miền Bắc vào miền Nam, ổn định tình miền Nam và xây dựng chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.

Mặc dầu tuyên bố chính thức chấp chánh, chính phủ Ngô Đình Diệm không nằm được bao nhiêu quyền hành. Người thật sự có quyền lúc đó là tướng Pháp Paul Ely, Cao ủy Pháp kiểm Tổng Tư lệnh Quân đội Pháp, đóng tại dinh Norodom của Toàn quyền Pháp ngày trước tại Sài Gòn. Tướng Ely cầm đầu luôn cả guồng máy dân sự.

Chỉ có Bộ Tư lệnh Pháp có quyền điều động "Quân đội quốc gia Việt Nam" và chỉ huy tác chiến. Pháp cử tướng Nguyễn Văn Hinh, con cựu thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, "Hùm Xám Cai Lậy", làm Tham mưu trưởng "Quân đội Quốc gia". 

Ông Diệm căn cứ vào các thỏa ước mà Pháp đã ký kết về việc thừa nhận và hoàn thành nền độc lập của Việt Nam, để đòi Pháp trao trả các quyền và tài sản của một quốc gia độc lập mà Pháp còn sử dụng hay nắm giữ. Hai tháng sau, Pháp mới chịu giao trả dinh Norodom cũng như Phủ Toàn quyền tại Hanoi.

Mỹ chớp thời cơ nhảy vào cuộc

Khi nhận thấy tình hình đang thuận lợi, ngày 20/08/1954, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã họp và ban hành các nghị quyết nói về chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp định Genève (US policies toward post-Geneva Vietnam), đồng thời phái Trung tá Lansdale thuộc cơ quan OSS (tiền thân của CIA) đến hướng dẫn ông Diệm thi hành.

Nghị Quyết số NSC 5429/2 ngày 20/08/1954 và Nghị Quyết số NSC 5429/3 ngày 19/11/1954 nhận định rằng Pháp đã mất ý chí chiến đấu tại Việt Nam và Mỹ phải đưa ra kế hoạch để đảm đương vai trò của Pháp trên đất nước này. Ngoài phần nhận định, sau đây là những điểm chính của hai Nghị Quyết :

1) Pháp phải trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam ;

2) Truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai) ;

3) Diệm phải mở rộng căn bản chính phủ, bầu cử quốc hội và soạn thảo hiến pháp ;

4) Thành lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) ;

5) Kết hợp việc cải cách ruộng đất với việc định cư người tỵ nạn và

6) Xây dựng những lực lượng quân sự có thể bảo đảm an ninh quốc nội.

Tuy đã có nghị quyết như vậy, việc thì hành không dễ dàng vì tình hình miền Nam lúc đó rất phức tạp, đặc biệt là mức sống và dân trí còn quá thấp và thiếu đoàn kết. Quyền hành về chính trị và quân sự lại vẫn còn nằm trong tay người Pháp, nên việc hình thành một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) như Mỹ muốn để ổn định tình hình và thống nhất miền Nam rất khó. Một cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Pháp đã xảy ra.

Trong thời gian chiến tranh, ngoài quân đội chính quy, Pháp phải xử dụng những tổ chức tự lâp để bảo vệ những khu vực mà Pháp không chiếm giữ được. Hai lực lược Bình Xuyên và giáo phái Phật Giáo Hòa Hảo được Pháp coi như là Phụ lực quân (Supplétifs). Bình Xuyên giữa phía Nam Sài Gòn, còn Hòa Hảo giữ một số vùng ở miền Tây. Trong khi đó, giáo phái Cao Đài lại hình thành một lực lượng riêng để vừa chống Việt Minh vừa chống Pháp. Nay thấy Mỹ muốn xử dụng chính phủ Ngô Đình Diệm do Bảo Đại mới thành lập để hất chân Pháp ra khỏi Đông Dương, dĩ nhiên là Pháp phải chống lại để khi quân đội Pháp không còn ở đây nữa, ảnh hưởng về chính trị, kinh tế và văn hóa của Pháp vẫn còn. Vì thế Pháp đã dùng mọi cách để phá sập chính phủ Ngô Đình Diệm.

Một trận đấu đá cạn tàu ráo máng

Vốn biết Bảo Đại là một tay ăn chơi trác táng, nên Pháp đã hướng dẫn Lê Văn Viễn, thường được gọi là Bảy Viễn, vốn là tướng cướp và là người chỉ huy lực lượng Bình Xuyên, tìm cách mua chuộc Bảo Đại để nắm chính quyền. Với sự giúp đỡ của Bảo Đại, kể từ năm 1951, Bình Xuyên trúng thầu sòng bạc Đại Thế Giới (Grand Monde) ở Chợ Lớn. Mỗi tháng Bảy Viễn nạp cho Bảo Đại 240.000 đồng như đã giao kết. Còn gái và rượu, Bảo Đại muốn bao nhiêu cũng có. Tính chung, tổng số thu nhập của Bảo Đại khoảng từ 110 đến 120 triệu đồng mỗi năm (tương đương 6 triệu Mỹ kim).

Ngày 22/04/1952, Bảo Đại ký Sắc lệnh phong cho Bảy Viễn làm Thiếu tướng Quân đội Quốc gia Việt Nam. Ngày 30/04/1954, Bảo Đại gởi về một công điện, cử người phụ tá quân sự của Bảy Viễn là Lai Hữu Sang, làm Tổng Giám đốc Công an Cảnh sát Quốc gia. Nhưng theo tướng Edward G.Lansdale, một nguồn tin từ người Pháp cho biết, Bảo Đại thiếu tiền ăn chơi ở Riviera, đã về bán chức Tổng Giám đốc Công an Cảnh sát Quốc gia cho Bảy Viển với giá 44.000.000 đồng, tương đương với 1.250.000 USD.

Thấy Bảy Viễn là người có thế lực, tướng Hinh đã liên kết với Bảy Viễn để loại bỏ ông Diệm. Ngày 11/09/1954, Thủ tướng Diệm cho tướng Hinh nghỉ phép 6 tuần và rời khỏi xứ trong vòng 24 giờ.

diem3

Ngày 17/09/1954, ông Diệm ký Sắc lệnh số 84/CP cử tướng Nguyễn Văn Xuân làm Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng thay Luật sư Lê Ngọc Chấn. Ngày 20/09/1954, tướng Xuân đã nhận chức và ra lệnh cho tướng Hinh phải rời khỏi Việt Nam. Cũng trong ngày hôm đó. 9 trong số 15 tổng trưởng trong chính phủ Ngô Đình Diệm từ chức. Tướng Hình liền gởi một điện văn cho Bảo Đại yêu cầu cất chức ông Diệm.

Ngày 23/09/1954, Bảo Đại gởi cho ông Diệm một công điện đồng ý để cho ông Diệm được trút bỏ gắng nặng do lời hứa trung thành. Đây là một cách yêu cầu từ chức nhẹ nhàng. Bảo Đại cũng gởi cho Tướng Nguyễn Văn Xuân một công điện ủy quyền cho tướng Xuân lập chính phủ. Tướng Xuân đã vào trình công điện này cho ông Diệm xem. Ngay lập tức, Đại sứ Heath gởi một công điện cho Bộ Ngoại giao, đề nghị tiếp xúc với Bảo Đại và yêu cầu hủy bỏ hay tạm đình hoãn ý định thay thế ông Diệm. Thứ Trưởng Ngoại Giao Smith liền chỉ thị cho Đại Sứ Dillon cử người gặp Bảo Đại, yêu cầu Bảo Đại nên khuyến khích ông Diệm cầm quyền.

Sau nhiều cuộc tranh luận kéo dài, sáng 28/03/1955 Bình Xuyên đã pháo kích vào Dinh Độc Lập. Cuộc chiến bắt đầu. Nhưng với sự quyết tâm chiến đấu của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, sự cộng tác của giáo phái Cao Dài, mưu lược của ông Ngô Đình Nhu và sự vận động khôn khéo và quyết liệt của Tướng Lansdale, Pháp đã rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, chính phủ đã dẹp tan được các lực lượng của phiếm quân, thống nhất quân đội, truất phế Bảo Đại và thành lập một chính quyền bản xứ mạnh với một chế độc độc đảng theo mô thức của Trung Hoa Quốc Dân Đảng Đài Loan để chống cộng theo như sự đòi hỏi của chính phù Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, sau khi chế độ miền Nam đã ổn định, Mỹ muốn đổ quân vào để mở một cuộc chiến mới, ông Diệm từ chổi, Mỹ đã tổ chức một cuộc đảo chánh và ra lệnh giết ông Diệm. Đây là một bài học lịch sử quan trọng mà các nước trên thế giới đã học được mỗi khi quyết định làm đồng minh với Mỹ.

Bảo Đại nhìn nhận việc ông Diệm phải làm

Năm 1982, nhân khai trương Hội Hoàng tộc ở hải ngoại tại California, Bảo Đại sang thăm Mỹ lần đầu tiên với tư cách cá nhân, ông Cao Xuân Vỹ có hỏi Bảo Đại : "Ngài nghĩ thế nào về việc ông Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế Ngài ?" Bảo Đại trả lời : "Việc thế thì phải thế thôi. Pháp đã quyết định trước rồi !".

Trong một bài phỏng vấn được đăng trên tạp chí Phụ Nữ Diễn Đàn số 104, xuấn bản ở Burke, Virginia, ký giả Phan văn Trường hỏi Bảo Đại : "Tại sao Ngài lại trao quyền cho ông Ngô Đình Diệm để rồi bị ống ấy lật Ngài ?" Bảo Đại trả lời ngay :

"Ông Diệm là người tôi tín nhiệm. Lúc đó thế lực của Pháp đã thất bại. Phía CS đã được Liên Xô tích cực ủng hộ về mọi mặt, nên tôi khuyên ông Diệm nên tìm sự ủng hộ của Mỹ để ngăn chận sự bành trướng của CS. Việc ông ta lật đổ tôi là do sức ép của chính trị. Ông Diệm là người yêu nước, lúc trao quyền tôi có yêu cầu ông ấy cam kết với tôi hai điều trước bàn thờ Chúa và ông rất mộ đạo, là phải giữ miền Nam và nếu ông không làm được sứ mạng ấy thì phải trao trả lại quyền cho tôi. Nhưng rồi ông ta chết khi thi hành nhiệm vụ. Dù sao ông ta cũng cố sức giữ những lời cam kết ấy mà không được".

Bảo Đại không hay biết gì về nghị quyết của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ truất phế ông.

Ngày 30/10/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Lời tác giả : Muốn chứng minh hay tranh luận về chủ quyền lãnh thổ phải căn cứ vào sử liệu và các quy luật dẫn chứng (rules of evidence), trong vấn đề này các văn kiện chính thức và các văn kiện pháp lý đóng vai trò quan trọng nhất. Các sử liệu đó hiện còn được lưu trử trong văn khố của Pháp.

Trước đây chúng tôi phải nhờ các thân hữu ở Pháp sao chụp giúp những phần chính để viết. Nay toàn bộ hồ sơ này đã được in trong cuốn "Biên giới Việt – Trung 1885 – 2000" từ trang 257 đến 273 (bản đánh máy lại) và từ trang 274 đến 324 (bản hình chụp), ai cũng có thể tham khảo một cách dễ dàng.

ai1

Ải Nam Quan ngày xưa

Những tài liệu chính thức nói trên cho thấy Ải Nam Quan là của Tàu, chưa bao giờ là của Việt Nam. Ai cho rằng các tài liệu chính thức nói trên không đúng có thể dùng phản chứng (counterevidence) để chống lại, nhưng phản chứng cũng phải căn cứ vào sử liệu và các quy luật dẫn chứng, chứ không thể "chọi đá đường rày xe lửa" hay nói theo cảm tính của cá nhân hay số đông, vì một triệu con số không cộng lại cũng là số không (A million zeros joined together equal zero).

Sau đây là tóm lược những dẫn chứng đã được chúng tôi trích dẫn nhiều lần trong các bài trước…

*********************

Tài liệu lịch sử cho thấy Nam Quan là của Tàu

1. Tài liệu của nhà Nguyễn

Về phương diện lịch sử, sách "Đại Nam Nhất Thống Chí" viết bằng chữ Hán do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn biên soạn thời vua Tự Đức, đã viết rất rõ về ải Nam Quan như sau :

"Cửa [Nam Giao] này dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại ; có tên nữa là "Đại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở giữa, có biển đề ba chữ "Trấn Nam quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có Chiêu Đức đài, đằng sau đài có Đình tham đường (nhà dừng ngựa), của nước Thanh ; phía nam có Ngưỡng Đức đài, của nước ta, bên tả bên hữu đài có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan, thì dùng chỗ này làm nơi tạm nghỉ"

[Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 4, trang 385, Nhà xuất bản Thuận Hóa năm 1997].

ai2

"Trấn Nam quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu đời Càn Long nhà Thanh.

Như vậy theo sử của Triều Đình nhà Nguyễn, ải Nam Quan được Tàu xây từ đời Gia Tỉnh nhà Minh (1522 – 1567), đến thời Ung Chính nhà Thanh (1723 – 1736) được tu chỉnh lại và gọi tên là "Trấn Nam Quan", qua thời Càn Long nhà Thanh (1736 – 1796) dựng thêm cái bảng "Trung ngoại nhất gia" (Trung Quốc và bên ngoài là cùng một nhà) ở tầng trên. 

Đây là sử liệu chính thức. Không hề có tài liệu nào cho thấy ải đó do Việt Nam xây. Nếu ải đó là của Việt Nam và do Việt Nam xây thì phải gọi là Bắc Quan hay Củng Bắc (cổng phía Bắc - như người Tàu thường dùng), chứ không bao giờ gọi là Nam Quan. 

2. Ai giữ Ải Nam Quan ?

Đại Nam Nhất Thống Chí cũng cho biết ải Nam Quan "có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở". Vậy ai là người canh giữ cửa quan này ?

ai3

Không lẻ "Nam Quan là của ta" mà khi sứ giả Việt Nam đi qua lại bị quan Tàu làm khó dễ sao ?

Sử Việt Nam có kể lại năm 1308 Mạc Đỉnh Chi đi sứ Trung Quốc, khi qua ải Nam Quan đã bị chận lại không cho qua vì đến trể hẹn. Sau đó quan Tàu bắt phải làm câu đối mới cho qua

Mạc Đĩnh Chi (1280 – 1346) quê ở Chí Linh, Hải Dương, đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn (1304), được sung chức Nội Thư Gia và bốn năm sau (1308) được cử cầm đầu một phái bộ sứ giả sang Trung Hoa mừng Nguyên Vũ Tông lên ngôi. Ông người bên ngoài thấp bé, xấu xí, nhưng có một trí tuệ rất sắc sảo và thông minh tuyệt vời.

Hôm đó, vì đường sá xa xôi và mưa gió, phái bộ của Mạc Đỉnh Chi đến cửa ải Nam Quan trễ mất một ngày, không đúng với ngày hẹn, nên viên qua Tàu giữ cửa làm khó dễ, không chịu mở cửa cho đi qua. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải đã thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, bảo nếu đối được sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau :

"Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan"

(Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua)

Đây là một câu đối khá hóc búa, có đến 4 chữ quan và 3 chữ quá. Nhưng Mạc Đĩnh Chi nhanh trí, dùng mẹo để đối lại như sau :

"Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối"

(Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước)

Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, đúng với yêu cầu câu đối của viên quan Tàu đã ra. Quan Tàu rất phục, liền mở cửa ải để đoàn sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.

Không lẻ "Nam Quan là của ta" mà khi sứ giả Việt Nam đi qua lại bị quan Tàu làm khó dễ sao ?

Pháp phá sập Ải Nam Quan

Đầu năm 1885, Thiếu tướng De Négrier đem quân đánh vào Lạng Sơn rồi tiến lên Đồng Đăng. Quân Tàu chạy về hai ngả, một phần qua cửa ải Nam Quan, còn một phần chạy lên Thất Khê cách Lạng Sơn khoảng 70km. Tướng De Négrier đuổi quân Tàu lên đến cửa Nam Quan, truyền phá sập ải Nam Quan rồi quay về giữ Lạng Sơn.

ai4

Đầu năm 1885, Thiếu tướng De Négrier đem quân đánh vào Lạng Sơn rồi tiến lên Đồng Đăng.

Nhưng sau đó quân Tàu trở lại đông hơn và ngày 22/03/1885 đã đánh bại quân Pháp ở Lạng Sơn. Tướng De Négrier bị thương ở Kỳ Lừa. Tháng 4 năm 1885, Trung – Pháp mở hội nghị đình chiến, quân Tàu rút khỏi Bắc Kỳ, sau đó Công Sứ Patenôtre và Lý Hồng Chương ký hiệp ước Thiên Tân ngày 6/9/1885, Pháp rút khỏi Cơ Long, Đài Loan và Bành Hồ, còn Tàu trao Bắc Kỳ lại cho Pháp những được phép giao thương buôn bán tự do.

Tài liệu pháp lý cho thấy Nam Quan là của Tàu

1. Pháp và Trung Hoa ấn định biên giới Việt - Trung

Theo điều 3 của hiệp ước Thiên Tân, 6 tháng sau khi ký hiệp ước này, phái đoàn của hai bên sẽ họp và ấn định biên giới Việt – Trung. Loạt bài "Sur les frontières du Tonkin" (Trên các biên giới của Bắc Kỳ) của Bác sĩ Néis, người đi theo phái đoàn Pháp phụ trách việc ấn định biên giới Việt – Trung, đã cho chúng ta biết nhiều điều thú vị trong công việc khó khăn này. Chẳng hạn như chuyện Pháp làm thế nào để có thể buộc Tàu chấp nhận cột mốc trước ải Nam Quan nằm rất gần cửa ải.

ai5

Theo Bác sĩ Néis, Pháp đã buộc Tàu chấp nhận cột mốc trước ải Nam Quan nằm rất gần cửa ải.

Mặc dù quân Tàu đã rút về Trung Quốc, nhưng vùng trước ải Nam Quan kéo dài qua Đồng Đăng (cách cửa ải 3 km) cho đến phía bắc sông Kỳ Cùng (cách cửa ải 18 km), đều không có người Việt sinh sống. Dân ở vùng đó đều là các sắc tộc thiểu số của Tàu. Ông De St Chaffray, trưởng phái đoàn Pháp, tin rằng Tàu sẽ đòi lấy sông Kỳ Cùng, làm biên giới, nên nói với các nhân viên dưới quyền :

"Chúng ta phải xem Đồng Đăng như thuộc về Bắc Kỳ, và, nếu phái đoàn Trung Hoa muốn đến ở thành phố này, chúng ta phải tiếp đón họ như những người khách của chúng ta, nhường cho họ những nơi tốt nhất, nhưng phải cho họ biết họ đang ở trên đất chúng ta".

("Nous devions regarder Dong-dang comme faisant partie du Tonkin, et, si les commissaires chinois désiraient venir habiter cette ville, nous voulions les recevoir comme nos hôtes, mettre en cette qualité les meilleurs logements à leur dispositions, mais le bien montrer qu’ils étaient chez nous).

Năm 1886, khi phái đoàn Pháp đến Nam Quan, một cổng Nam Quan mới đã được xây lại bằng đá đẽo để thay thế cổng cũ đã bị Tướng De Négrier phá sập năm 1885. Kiểu của cổng này cũng gióng kiểu các lầu canh của Vạn Lý Trường Thành, trên cổng có khắc ba chữ Trấn Nam Quan. Một cầu thang bằng đá nối từ cổng lên núi dài 377m. Năm 1953 Trung Quốc lại xây một cổng khác thay thế cổng cũ.

ai6

Ra khỏi Đồng Đăng, cờ nheo của Tàu cắm đầy trên các ngọn đồi.

Đúng như ông De St Chaffray đã tiên đoán, ra khỏi Đồng Đăng, phái đoàn đã thấy cờ nheo của Tàu cắm đầy trên các ngọn đồi. Khi phái đoàn đến, lính Tàu đứng hai bên đường phất cờ nheo chào. Vào cuộc họp, gặp ông Đặng Thừa Tu (Tseng-Tcheng-Siéou), Chủ tịch Ủy ban Trung Hoa, Pháp đánh phủ đầu ngay, đòi cắm cột mốc biên giới sát chân cổng Đại Nam Quan. Sau những cuộc tranh luận gay cấn, cuối cùng, phái đoàn Trung Hoa đồng ý cắm cột mốc biên giới chỉ cách chân ải Nam Quan 100m về phía nam, chứ không phải ở sông Kỳ Cùng, cách chân ải Nam Quan đến 18 cây số như Trung Hoa đòi hỏi. Nếu không có mưu lược và áp lực của Pháp, chúng ta đã không có biên giới Việt - Trung như ngày nay.

2. Những văn kiện pháp lý căn bản

Sau đây là những văn kiện pháp lý căn bản liên quan đến Ải Nam Quan :

- Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Thương mại (Traité de Paix, d'Amitié, et de Commerce) ngày 9/6/1885 giữa Pháp và Trung Hoa. 

- Công ước về hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc ngày 26/6/1887 được bổ sung bởi Công ước ngày 20/6/1895 với biên bản và bản đồ hoạch định kèm theo. 

- Các biên bản và bản đồ cắm mốc thực hiện tại hai Công ước vừa nói ký kết từ ngày 15/4/1890 đến ngày 13/6/1897.

Biên bản của Ủy ban Phân định Biên giới Trung - Việt, phần phía Đông tỉnh Quảng Tây (Procès Verbal de la Commission d'Abornement de la Frontière Sino - Anamite, Section Est du Kouang Si) lập ngày 21/8/1891, được đính theo Hiệp ước Thiên Tân ngày 26/6/1887, đã ghi rõ :

"Từ Nam Quan đến Bình Nhi, cột mốc thứ nhất : trên đường từ Nam Quan đến Đồng Đăng (100m về phía nam của cổng)".

"De Nam Quan à Bình Nhi, 1ère borne : sur le chemin de Nam Quan à Dong Dang (à 100m au sud de la porte)".

Nói rõ hơn, cột móc phân chia biên giới giữa hai nước đã được cắm cách ải Nam Quan 100 m về phía Nam xác định Nam Quan là của Tàu.

Khi vẻ các bản đồ quân sự vùng biên giới Việt – Trung, người Pháp và người Mỹ đều ghi Ải Nam Quan là "Porte de Chine" (Cửa của Trung Hoa hay Cửa khẩu Trung Quốc).

ai7

Lối vào Cửa của Trung Hoa và bức Đại Tường Thành

Rất nhiều hình ảnh do nhà nhiếp ảnh Pierre Dieulefils (1862-1937) của Pháp chụp về Ải Nam Quan từ 1902 – 1924 cũng đều ghi tương tự, chẳng hạn như tấm bưu thiệp mang số 111, chụp đường đi vào Ải Nam Quan, có đông người đang ra vào và ghi : "Entrée de la Porte de Chine et la grande Muraille" (Lối vào Cửa của Trung Hoa và bức Đại Tường Thành)

Lịch sử là lịch sử

Như vậy các tài liệu lịch sử chính thức cũng như các văn kiện pháp lý đều xác định Nam Quan là của Tàu, nằm ở phía Bắc đường ranh giới giữa hai nước, cách đường ranh giới 100 m.

Những phản đối, dù rất dữ dội, cũng không bao giờ trở thành bằng chứng lịch sử và pháp lý chứng minh chủ quyền về lãnh thổ. 

Đức Dalai Lama đã nói : "Lịch sử là lịch sử, và lời tuyên bố của tôi không làm thay đổi lịch sử đã qua được".

"History is history, and my statement will not change past history". 

Ngày 20/03/2014

Lữ Giang

Published in Tư liệu
vendredi, 19 octobre 2018 09:36

Khi Đồng minh đi đêm với Địch

Mới cầm quyền chưa đến hai năm, Donald Trump đã làm đảo lộn cả nước Mỹ và thế giới. 

trump1

Donald Trump tự nhận tự nhận mình là người hành động theo bản năng), không cần kế hoạch, chiến lược hay chiến thuật gì cả !

Ông Richard N. Haass, nguyên Giám đốc Hoạch định Chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ và hiện là Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho biết Trump đã gặp hay điện đàm với khoảng 130 nhà lãnh đạo trên thế giới, nhưng phần lớn họ chẳng hiểu Trump đã nói gì và muốn gì. Họ đã nói với ông : "Hãy giúp chúng tôi thấu hiểu vị tổng thống này, cho chúng tôi lời khuyên xử lý tình huống này ra sao ?". Chẳng ai dám trả lời câu hỏi đó, vì Trump đã tự nhận mình là người hành động theo bản năng (instinct), không cần kế hoạch, chiến lược hay chiến thuật gì cả !

Lãnh đạo một công ty địa ốc thì có thể làm như thế được, nhưng không thể làm như thế khi lãnh đạo nước Mỹ và thế giới. Do đó, cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ cũng như các nhà lãnh đạo ở Tòa Bạch Ốc đang kết hợp với nhau và đưa ra các biện pháp để vô hiệu hóa các quyết định và hành động của Trump có thể gây tác hại cho nước Mỹ, đợi sau bầu cử sẽ có biện pháp.

Còn người Việt đấu tranh thì sao ? Trong 43 năm qua, họ cũng thường suy nghĩ và hành động theo cảm tình (emotion) như Trump nên khi "tần số" của Trump được phát ra là họ chụp lấy ngay, và nghĩ ra một tương lai rất tốt đẹp sắp đến : "Trump là người được Thiên Chúa sai đến để cứu nước Mỹ và Việt Nam. Ông ta sẽ đánh Trung Quốc và giải phóng Việt Nam". 

Nhưng đó chỉ là hoang tưởng. Phải nhớ lại lời của Tôn Tử : "Bất tri bỉ, bất tri kỉ, mỗi chiến tất đãi", có nghĩa là "Không biết người, không biết mình, trăm trận đều thua".. Vậy cần phải nhìn lại chính mình và thế trận mà Đồng Minh và Địch đang phối trí để quyết định phải hành động như thế nào.

Não trạng phân biệt giới tuyến

Đa số người Việt tỵ nạn đều sinh ra và lớn lên trong thời chiến tranh lạnh, trong thời đại đó "não trạng phân biệt giới tuyến" (demarcation mentality) đã được tạo ra để hình thành hai khối đối đầu với nhau : Bạn và Thù hay Ta và Địch.

Talà ai và Địchlà ai ?

Ta là Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ và các quốc gia đồng minh ; Địch là cộng sản Việt Nam, Tàu, Nga và khối cộng sản. Ta tốt Địch xấu, Ta hay Địch dỡ, Ta khôn Địch dại, Ta mạnh Địch yếu, Ta thắng Địch thua... Cả hai đều nhất quyết không đội trời chung và tìm cách tiêu điệt lẫn nhau. Chủ trương "Bốn Không" của Tổng thống Thiệu cũng phát xuất từ đó. Nhưng sau đó Mỹ đã biến Bốn Không thành Hai Có : "Có thừa nhận cộng sản" và "Có nhượng đất cho cộng sản". Ngày 20/06/1972 Tổng thống Nixon đã sai Kissinger đến Bắc Kinh gặp Thủ tướng Chu Ân Lai và giao Miền Nam cho Trung Quốc, rồi lừa Tổng thống Thiệu mở các cuộc hành quân "tái phối trí" làm mất Miền Nam chỉ trong 40 ngày.

Quan niệm mới về Bạn và Thù

Năm 1991, Liên Bang Xô Viết sụp đổ, khối Cộng sản tan rã, Chiến tranh lạnh chấm dứt. Thế giới lưỡng cực -Cộng sản và Tự do - đã trở thành đơn cực : Mỹ một mình lãnh đạo thế giới. Não trạng phân biệt giới tuyến cũng thay đổi.

Carl Schmitt, một luật gia và là một nhà lý luận chính trị người Đức đã đưa ra một quan niệm mới về "sự phân biệt bạn - thù" (friend-enemy distinction) có ảnh hưởng đến sự tương quan giữa các khối cũng như các quốc gia trên thế giới : Bạn hay Thù, Ta hay Địch được thay đổi tùy theo trường hợp và giai đoạn, chứ không căn cứ và một ranh giới cố định như trước nữa.

Trường hợp tương quan giữa 5 cường quốc trên thế giới hiện nay là Nga, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc là một thí dụ điển hình. Trong vụ tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc là kẻ thù của Mỹ, Anh và Pháp. Nga đứng ngoài. Trong vụ Ukraine, Nga trở thành kẻ thù của Mỹ, Anh và Pháp còn Trung Quốc đứng ngoài. Nhưng đối với Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu và Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, cả 5 nước đều là bạn.

Donald Trump đưa đến những tướng quan quái đản !

Sự xuất hiện của Donald Trump đầu năm 2017 đã đem đến hai tương quan chưa từng có trong lịch sử. Với hai chủ trương "Nước Mỹ trước hết" và "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại", Trump đã biến Thù thành Bạn và Đồng Minh thành Thù.

1. Coi kẻ Thù như Bạn

Hôm 7/9/2016, trong một cuộc phỏng vấn của NBC, Donald Trump khen ngợi ông Putin là nhà lãnh đạo giỏi hơn Tổng thống Mỹ Obama. Ông nói : "Tôi nghĩ tôi sẽ có mối quan hệ rất tốt với ông Putin và đồng thời có mối quan hệ rất tốt với Nga. Ông Putin kiểm soát đất nước rất mạnh mẽ. Đó là một hệ thống rất khác và chắc chắn ở hệ thống đó, ông ấy là một nhà lãnh đạo thực sự, vượt xa tổng thống của chúng ta".

Bà Nina Khrushcheva, giáo sư người Mỹ gốc Nga về quan hệ quốc tế thuộc đại học New School ở New York đã có nhận xét : "Rõ ràng là Trump mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo quyền lực và mạnh mẽ, có thể uy hiếp đối phương chỉ bằng ánh mắt giống như ông Putin". 

Nói cách khác, Trump đang muốn lãnh đạo nước Mỹ theo phương thức Putin đang lãnh đạo nước Nga. Thấy Trump đã vào đúng tần số, hôm 17/06/2017 Putin gọi tỷ phú Trump là một người "đa sắc" và hoan nghênh đề xuất "khôi phục hoàn toàn" mối quan hệ Nga - Mỹ của Trump.

Trước tình trạng này, cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã soạn thảo một đạo luật trừng phạt Nga lấy cớ là Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ 2016, để chận đứng sự thỏa hiệp giữa Trump và Putin. Ngày 25/07/2017 Hạ viện đã thông qua dự luật này với 419 phiếu thuận và 3 phiếu chống. Hai ngày sau, ngày 27/07/2017 Thượng viện cũng thông qua với 98/2 phiếu. Trump định phủ quyết, nhưng các cố vấn cho ông biết tỷ số chấp thuận dự luật là tuyệt đối nên không thể phủ quyết được. Ngày 2/8/2017 Trump đành phải ký ban hành luật này. Tình nghĩa Trump - Putin bổng ra mây khói !

2. Biến Đồng Minh thành Kẻ Thù số 1

Trump là một con buôn bất động sản, gần như không biết gì về kinh tế vĩ mô (macroeconomy) nên nghĩ rằng thâm thủng mậu dịch giữa Mỹ và các quốc gia khác, nhất là với Liên Hiệp Âu Châu, Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật... là một hình thức ăn cắp của Mỹ nên ông nhất quyết lấy lại bằng cách phá bỏ tất cả các hiệp ước thương mại quốc tế hiện nay và ký lại với từng nước theo các điều kiện áp đảo của Mỹ. Mặc dầu các chuyên gia đã cho ông biết thâm thủng mậu dịch còn mang những ý nghĩa khác, nhưng Trump nhất định làm.

Liên Âu gồm 28 nước, vốn là đồng minh chí cốt và lâu đời nhất của Mỹ nay bị Trump coi là kẻ thù số 1. Trong cuộc phỏng vấn của CBS News được phát sóng hôm 15/07/2018, Donald Trump tuyên bố :

"Tôi nghĩ chúng tôi có rất nhiều kẻ thù. Liên Hiệp Châu Âu (EU) là kẻ thù vì những gì họ làm với nước Mỹ trong thương mại. Có thể bạn không nghĩ tới nhưng họ là kẻ thù".

Còn Trung Quốc tuy có thâm thủng lớn nhất và Nga lại được Trump xếp vào hàng thứ yếu :

"Nga là kẻ thù ở một số khía cạnh nào đó. Trung Quốc là kẻ thù kinh tế, chắc chắn họ là kẻ thù. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ xấu mà chỉ mang nghĩa họ là đối thủ cạnh tranh. Họ muốn làm tốt và chúng tôi cũng vậy".

Dĩ nhiên, các quốc gia bị áp lực đều không chấp nhận các điều kiện của Trump đưa ra. Họ đòi Trump phải tôn trọng các nguyên tắc vận hành của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) đã được 164 quốc gia ký kết, trong đó có Hoa Kỳ.

Bà Merkel, Thủ tướng Đức nói : "Liên Âu sẽ không đàm phán với một khẩu súng dí vào đầu". Còn phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng tuyên bố Bắc Kinh sẽ không tham gia đàm phán kiểu "tự sát" như vậy. Ông Philippe Martin, Chủ tịch Hội đồng Phân tích Kinh tế của Liên Âu cảnh báo ý đồ phá vỡ các nguyên tắc đa phương của Donald Trump. Bà Agnès Benassy-Quéré, chuyên gia kinh tế và giáo sư đại học Paris-I cho rằng Donald Trump muốn làm tan rã Liên Âu.

Trump bỏ rơi Biển Đông

Sau khi nhận chức, ngày 23/01/2017 Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định TPP và ngày 14/03/2013 tuyên bố "chính thức chấm dứt chính sách xoay trục" về Biển Đông. Lợi dụng sự rút lui của Hoa Kỳ, Trung quốc đã phát triển một cách nhanh chóng về cả quân sự lẫn kinh tế ở Biển Đông và Đông Nam Á. Phần lớn các nước Châu Á Thái Bình Dương đã bỏ Mỹ đi theo Trung Quốc.

Bị phản đối dữ dội, ngày 30/07/2018 Trump đã cho Ngoại trưởng Mike Pompeo công bố thành lập"Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng" với một gói đầu tư trị giá 113 triệu USD để xây dựng hạ tầng cơ sở. Nhưng không ai tin rằng với số đầu tư nhỏ bé đó các nước Nam Thái Bình Dương sẽ từ bỏ Trung Quốc và quay về với Mỹ. Hiện nay Trung Quốc đang bỏ ra hơn 1.000 tỷ USD để đầu tư và xây dựng đường sắt, đường cao tốc và cảng nối liền Châu Á và Châu Âu.

Trước tình thế này, hôm 3/10/2018 tướng James Mattis Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ lên kế hoạch tổ chức một tuần thao diễn quân sự tại Biển Đông và eo biển Đài Loan, để cảnh cáo Trung Quốc và trấn an các quốc gia trong vùng. Còn Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố : "Mỹ sẽ không để bị hù dọa tại Biển Đông". Nhưng hôm 14/10 Trump lại bắn tiếng rằng ông Mattis là người của đảng Dân chủ, ông ấy có thể ra đi... Tướng Mattis là người thường hay chống lệnh của Trump như lệnh rút quân khỏi Syria hay lệnh hủy bỏ xoay trục về Biển Dông. Ông tuyên bố sẽ không ra đi.

Người Việt đấu tranh đi về đâu ?

Khác với các cộng động di dân khác, cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ, thường tự coi mình là cộng đồng đấu tranh chính trị, có nhiệm vụ giải phóng Viêt Nam khỏi chế độ cộng sản ở trong nước. Vì thế cộng đồng này thường được tổ chức và sinh hoạt giống các tổ chức chính trị và có những đặc điểm chính sau đây :

1. Vẫn ôm chặt não trạng phân biệt giới tuyến

Mặc dầu chiến tranh lạnh đã qua, cho đến nay, đa số người Việt đấu tranh vẫn ôm chặt não trạng phân biệt giới tuyến của thời đó : Ta là Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ và các quốc gia đồng minh ; Địch là cộng sản Việt Nam, Tàu, Nga và khối cộng sản.

Ngay trong sinh hoạt của nước Mỹ, não trạng phân biệt giới tuyến cũng được nhiều người Việt đấu tranh dùng để phân biệt giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Khi đến Mỹ, đa số người Việt đã ghi danh theo Đảng Cộng hòa vì cho rằng Đảng này chống cộng. Còn Đảng Dân chủ bị coi là đảng thiên tả, tức theo cộng sản !

Theo sử liệu, lúc đầu hai đảng Dân chủ và Cộng hòa là một với một tên gọi chung là Đảng Dân chủ - Cộng hòa (Democratic - Republican Party), được thành lập năm 1791 để đối lập với Đảng Liên bang (Federalist Party) trong các cuộc bầu cử. Năm 1812 Đảng Liên bang tan rã, Đảng Dân chủ - Cộng hòa được chia thành hai đảng là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa để bảo vệ dân chủ, không cho nước Mỹ trở thành một chế độ độc đảng và độc tài như trong các chế độ cộng sản.

Luật bầu cử Hoa Kỳ cho phép cử tri, khi bỏ phiếu có quyền bầu cho bất cứ ai, không bắt buộc phải bỏ phiếu cho người của đảng mình. Tiêu chuẩn để chọn thường không phải là đảng phái mà là tư cách, khả năng, đường lối và tinh thần phục vụ của ứng cử viên.

Não trạng của người Việt bắt đầu thay đổi dần. Năm nay, số cử tri người Mỹ gốc Việt ở Orange County, thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa nối dài, có khoảng 100.000 người, trong đó có 29,5% theo Đảng Dân chủ, 32% theo Đảng Cộng hòa, và 35% không theo đảng nào.

Niềm tin vào Đảng Cộng hòa đã dâng cao khi Donald Trump lên nắm chính quyền. Tuy nhiên, vì tỷ lệ cử tri người Mỹ gốc Việt quá thấp, khoảng 0,5%, nên những nỗ lực của người Việt ảnh hưởng rất ít đến các cuộc bầu cử cấp liên bang.

2. Nuôi dưỡng một chế độ Chống Cộng Giống Cộng

Vốn đi ra từ trong chế độ cộng sản, nhiều người Việt đấu tranh chống cộng sản lại thích hình thành ở hải ngoại một chế độ giống chế độ cộng sản ở trong nước.

Ở trong nước, những ai nói hay làm gì trái với chế độ đều bị coi là phản động, sẽ bị truy tố và trừng phạt về "tội tuyên truyền chống Nhà nước" hay "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Ở hải ngoại, ai nói hay làm khác những người tự xưng là chống cộng hay đe dọa "chỗ đứng" của họ đều bị kết án là "tay sai cộng sản" hay "đặc công cộng sản nằm vùng". Do đó, khi Luật sư trẻ Trần Kiều Ngọc vừa tuyên bố : công việc của tôi "không phải là chống cộng" mà là "chống cái ác"... Tiếng la hét đã vang lên. Vì thế, trong cộng đồng người Việt hải ngoại, gần như ở đâu cũng thấy có Nón Cối.

Một "đạo luật" hà khắc và vượt lên trên cả Hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ đã được công bố : "Không nói, không viết, không làm những gì có lợi cho công sản. Diệt Việt gian trước, Việt cộng sau". Ai làm khác đều bị coi là "thi hành Nghị quyết số 36" của Đảng cộng sản Việt Nam.

Vì quyền tự do ngôn luận được Tu chính án số 1 của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm đã bị tước đoạt, nên chúng ta thấy có đến 80% các bài "bình luận chính trị" trên các cơ quan truyền thông Việt ngữ hàng ngày đều là những bài tố cộng, từ anh lớp 3 trường làng đến anh ghi danh là tiến sĩ đều viết như nhau và đi tới một kết luận gióng nhau : "Chúng nó gian ác, chúng nó ngu dốt, chúng nó bán nước, chúng nó thất bại, chúng nó sắp sụp dỗ rồi", v.v.

Đây là một khuôn mẫu viết bình luận thường được gọi là "quốc văn giáo khoa thư chống cộng". Những phân tích và bình luận dựa trên sự thật khách quan ít khi được tìm thấy.

Khi Đồng minh và Địch đi đêm với nhau

Từ ngày qua Mỹ đến nay, đa số người Viêt vẫn tin Mỹ chống Cộng và tôn trọng Nhân quyền nên bị CIA dùng làm công cụ. Khi Kháng chiến mới được phát động thì Mỹ lập bang giao với Việt Nam và ra lệnh bỏ chiến khu, trở về thành lập "xã hội dân sự" để "đấu tranh chính trị". Phải công nhận Đảng Việt Tân đã tiến hành công tác này rất xuất sắc. Đùng một cái, Mỹ tuyên bố "đối tác toàn diện" với Việt Nam và ra lệnh cho Việt Tân đi chỗ khác chơi.

trump2

Đã đến lúc cộng đồng người Việt phải ủng hộ các phong trào đấu tranh tư tưởng và chính trị trước rồi mới hành động sau

Bây giờ Mỹ đang biến cộng sản Việt Nam thành một "Tiền đồn chống Trung Quốc ở Đông Nam Á" nên viện trợ cho Việt Nam cả về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng cũng như Nga, Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn do dự không muốn đưa ra những cam kết dứt khoát vói Mỹ, vì nghĩ rằng với tính bất định, sáng nắng chiều mưa của Donald Trump, chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Trong năm nay, tướng Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, phải đến Việt Nam hai lần. Lần này tướng Mattis đã xác định với Việt Nam về chính sách "trước sau như một" của Mỹ dù có Trump hay không có Trump, và hứa sẽ tiến hành công tác tẩy chất độc Da Cam cho Việt Nam bắt đầu từ năm tới. Đây là một yêu cầu mà Việt Nam đã đưa ra từ sau chiến tranh nhưng vẫn không được Mỹ chấp thuận. Liên Hiệp Châu Âu cũng xúc tiến nhanh hiệp ước thương mại với Việt Nam. Trước những tiến bộ đó, Việt Nam có vẽ đang mạnh dạn nghiêng phía Mỹ hơn. 

Hình như hai bên cũng đã thảo luận về vấn đề can thiệp của Mỹ vào các cuộc đấu tranh ở trong nước và Mỹ đồng ý đưa ra khỏi nước các thành phần "bất khả trị" của Việt Tân đã bị nhận diện và bị bắt. Vì thế, nhà cầm quyền đã không còn nương tay với các phong trào đấu tranh ở trong nước. Hôm 5/10/2018, Tổ chức Ân Xá Quốc tế cho biết số tù nhân lương tâm bị bắt giam ở trong nước đến nay đã lên đến 246 người, bao gồm 219 người đã bị kết án. Con số này đang tăng lên mỗi ngày.

Có thể coi đây là một trong những giai đoạn khó khăn của người Việt đấu tranh ở trong cũng như ngoài nước. Nếu người Việt đấu tranh không đổi phương thức hoạt động và thận trọng, có thể bị biến thành công cụ hay con bài thí giống như những lần trước đây.

Ngày 19/10/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Ông Lê Xuân Nhuận, một người chuyên đả kích Công giáo và chính phủ Ngô Đình Diệm, cho phổ biến cuốn "Những ngày bên Ngô Đình Diệm" của Văn Bia trên diễn đàn của Phật Giáo (Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.), tôi đoán ngay anh này lại định chơi trò ném đá giấu tay nữa rồi, mượn Văn Bia để đánh phá. Quả đúng như vậy. Anh ta đã trích toàn những đoạn xuyên tạc lịch sử để bêu xấu ông Diệm và Công giáo. Đây là những chuyện hoàn toàn bịa đặt.

ngo1

Sách "Những ngày bên Ngô Đình Diệm" của Lê Văn Bia

Những chuyện Văn Bia viết trong phần "IIa. Giai đoạn 1947…", như sau :

1. Chuyện ông Diệm ở Dòng Chúa Cứu Thế Huế

Văn Bia viết :

"Riêng ở Việt Nam, ông Ngô Đình Diệm đã nương thân trong nhà dòng Chúa Cứu Thế tại Huế trước khi tá túc trong nhà dòng ở Sài Gòn, và lần ở ngoài đó ổng đã lâm cảnh khốn đốn đến nỗi phải đội lốt ông già gánh cháo heo để thoát thân. Lần nào cũng vào lúc tôi có mặt tại chỗ mà không để ý" (trang 31)...

"Sau đó không bao lâu, cha Yến đưa tôi tới ông Diệm, nói là cụ Diệm muốn gặp tôi và cha khuyên tôi nên làm việc giúp cụ. Cuộc diện kiến diễn ra tại phòng ông Diệm trọ trong nhà dòng....

"Và càng ngạc nhiên hơn, là sau đó ông Diệm lại thâu dùng tôi, thường chuyện vãn với nhau thân mật. Nhiều lần ông còn nói với tôi :

- Anh làm thư ký cho tôi hỉ ?...".

Láo :

Ở Huế ông Diệm luôn ở nhà ông Ngô Đình Khả ở Phủ Cam chứ không bao giờ ở Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Gia đình ông Diệm thuộc loại giàu có ở Huế, có ruộng vườn làm nguồn lợi. Từ ngày ông thôi chức Thượng thư, đi đâu cũng đi bằng xe kéo có vài người đi theo. Ông Võ Văn Hải và ông Võ Như Nguyện thường được ông Diệm sai đi chuyện nọ chuyện kia. Ông Hải theo ông Diệm từ hồi còn làm Tuẫn Vũ, qua Pháp học đậu về Science Politique, trở về vẫn theo ông Diệm. Ông Võ Như Nguyện là giáo sư, từng giữ chức Giám Đốc Công An Trung Phần.

Ông Diệm chẳng bao giờ "lâm cảnh khốn đốn đến nỗi phải đội lốt ông già gánh cháo heo để thoát thân" như Văn Bia bịa đặt.

2. Chuyện ông Diệm ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn

Văn Bia viết :

"Nhà dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng Sài Gòn là nơi tôi gặp ông Ngô Đình Diệm lần đầu tiên vào khoảng năm 1947, trong một căn phòng nhỏ mà trước đó vài năm, chính tôi cũng đã có tạm trú đôi ngày, để chờ chuyến xe lửa ra Huế, đi học tu trở lại lần thứ hai…

"Ông Diệm ở ẩn trong một căn phòng, sống đời yên lặng của một tu sĩ, cũng luôn luôn mặc áo dài thâm quần trắng. Có ai tình cờ gặp chắc cũng tưởng đây là một người trong nhà dòng…

"Tôi hình dung cách ông được tiếp đãi ở đó giống như trước kia tôi đã hưởng qua trong mấy ngày, như vào giờ cơm được một thầy giúp việc mang ẩm thực đến, có chuông bấm gọi mỗi khi cần việc gì, v.v…

"Nhưng tôi nào biết nhà dòng cũng đang có cho ông Diệm nương náu, và cũng không rõ ông đã đến ẩn náu trong nhà dòng trước hay sau tôi… (các trang 21-22).

Láo :

Ngày 15/07/1944 mật thám Pháp bắt đầu đến vây nhà ông Khả ở Phủ Cam, Huế, để bắt ông Diệm, thấy chiếc xe kéo còn trước sân nên tin rằng ông Diệm vẫn còn trong nhà. Biết đang bị Pháp vây, trong nhà cho ông Trưng ra đứng bên xe giả như đang đợi đưa ông Diệm ra đi, rồi ông Diệm mặc bộ áo bà ba lụa cùng với ông Hoàng Văn Phẩm đi ra cửa sau phía đường Phan Châu Trinh và qua cầu Phủ Cam. Mật thám Pháp gác hai bên cầu, nhưng không nhận ra ông Diệm vì họ không ngờ ông đi bộ. Cả hai giả nói chuyện về làm vườn và đi đến phía nhà ông Lãnh sự Nhật gần Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Ông Phẩm cho biết ông Diệm đã vào nhà ông lãnh sự Nhật và ở đó ba ngày, rồi ngày 17/07/1944 Trung úy Kuga của Nhật đưa ông Diệm vào Đà Nẵng và lấy máy bay đưa ông Diệm đi Sài Gòn, rồi đưa ông đến ở trong trường Petrus Ký với vài nhà cách mạng khác, nơi đây đang bị Nhật chiếm làm căn cứ quân sự... Ít lâu sau, ông Diệm đi về Vĩnh Long ở với Giám mục Ngô Đình Thục, chớ không ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Chính Giám mục Thục đã tìm cách giúp ông Diệm liên lạc với các nhà cách mạng để thành lập các tổ chức chống Pháp.

Tháng 8 năm 1945, khi Việt Minh cướp chính quyền ở Huế, các nhà cách mạng nhờ ông Diệm đi về Huế xem tình hình ra sao. Ông Diệm đi với ông Võ Văn Hãi đến Tuy Hòa thì vào cư ngụ tạm tại nhà Linh mục Đại. Việt Minh biết được đã đến bắt ông Diệm đưa ra Hà Nội. Võ Nguyên Giáp định đưa ông Diệm đi giam ở Tuyên Quang. Giám mục Lê Hữu Từ được tin đã đến can thiệp với Hồ Chí Minh. Ông Diệm được thả ra, đã lén về lại Vĩnh Long và tiếp tục hoạt động.

Giữa năm 1947, ông Ngô Đình Diệm và ông Nguyễn Tôn Hoàn thành lập Việt Nam Quốc gia Liên hiệp và ông Diệm thường về Sài Gòn họp. Mỗi lần lên Sài Gòn ông thường tạm trú tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Phải chăng đây là chuyện Văn Bia đã dựa vào đó để bịa đặt thêm ?

3. Chuyện ông Ngô Đình Diệm ở Mỹ

Văn Bia viết :

"Trong thời gian lưu vong ở Hoa Kỳ (1950-53), ông lặng lẽ sống suốt mấy năm nữa trong một nhà dòng khác, cũng làm người giúp việc khiêm nhường, hằng ngày lau quét dọn dẹp. Trong khi đó, ông vua cũ của ông là Bảo Đại lưu vong ở Hương Cảng rồi Pháp, sống đời trụy lạc".

Láo :

Để tránh sự theo dõi của Pháp, nhân dịp Năm Thánh năm 1950, ông Diệm và Dức Giám mục Ngô Đình Thục đã xin đi Roma dự Năm Thánh, nhưng khi đi lại đi vòng qua Nhật và Mỹ. Hai anh em ông Diệm đã đến Hoa Kỳ vào mùa hè năm 1950, mang theo một giấy giới thiệu với Tổng Giám mục Paul Yu Pin, Viện Trưởng Học Viện Văn Hóa Trung Hoa ở Hoa Kỳ. Khi mới đến Hoa Kỳ, ông Diệm và Giám mục Thục đã cư ngụ tại Học viện Văn hóa Trung Hoa vài tháng và đi thăm nhiều nơi tại Hoa Kỳ.

Sau khi qua Roma dự Năm Thánh, ông Diệm đã đi một vòng viếng thăm Pháp, Thụy Sĩ và Bỉ rồi trở lại Pháp, còn Giám mục Ngô Đình Thục trở về Việt Nam. Khi đó, ông Diệm đến cư ngụ tại nhà ông Tôn Thất Cẩn ở 28 Rue Kleynoff, 94250 Gentilly, Paris, phía sau khu Học Xá Đại Học Paris.

Vì ông liên lạc quá nhiều với các nhà cách mạng VN ở Pháp nên Pháp không muốn cho ông ở Pháp.

Không biết ai đã báo tin đó cho tu viện Mary Knoll ở New Jersey hay do một sự tình cờ, tu viện này đã viết thư mời ông Diệm trở lại Mỹ làm nhân viên giảng dạy đặc biệt cho tu viện, nên đầu năm 1951 ông Diệm trở lại Hoa Kỳ và lưu trú trong tu viện Mary Knoll ở Lakewood thuộc tiểu bang New Jersey hay ở Ossining thuộc tiểu bang New York. Như vậy không thể có chuyện ông Diệm "cũng làm người giúp việc khiêm nhường, hằng ngày lau quét dọn dẹp" cho nhà dòng như Văn Bia bôi bác.

Kết luận

Cuốn "Những ngày bên Ngô Đình Diệm" của Văn Bia cũng như cuốn "Trong lòng địch"của Trần Trung Quân hay cuốn "Giặc thầy chùa" của Đặng Văn Nhâm trước đó, chỉ là những tiểu luận được viết theo cảm tính (emotion), tức viết theo điều họ nghĩ ra hay "nghe nói" (hearsay)... chứ không căn cứ vào sử liệu. Luật học cũng như sử học không chấp nhận "nghe nói" như là bằng chứng (hearsay evidence is inadmissible). Nói cách khác, đây không phải là sách viết về lịch sử mà chỉ là sách viết về huyền thoại nhằm bôi bác và xuyên tạc lịch sử. Nhìn chung, cuốn sách này có giá trị thấp về cả hình thức lẫn nội dung.

Những câu chuyện nói về cuộc đời của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và các nhà cách mạng khác của Việt Nam trước 1975 đã được nhiều người viết và chúng tôi cũng đã ghi lại đầy đủ trong cuốn "Những bí ẩn lịch sử đàng sau cuộc chiến Việt Nam". Chúng ta không thể chấp nhận những chuyện bôi bác và xuyên tạc lịch sử như thế này được.

Ngày 10/10/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Hôm 14/09/2018, một cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam lại được tổ chức tại Cơ quan Văn khố Quốc gia Mỹ với đề tài "The Vietnam War Revisited" (Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam) do Tập hợp vì Dân chủ cho Việt Nam (ADVN) thực hiện.

vietnam1

Buổi hội thảo về chiến tranh Việt Nam với đề tài "The Vietnam War Revisited" Đức được tổ chức tại Cơ quan Văn khố Quốc gia Mỹ ,ngày 14/09/2018

Có 15 diễn giả được mời thuyết trình. Qua các bài thuyết trình, chúng ta có thể thấy rất rõ Mỹ đang tiếp tục vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để thực hiện mục tiêu mới như họ đã làm trong những năm gần đây, đó là đạp Việt Nam Cộng Hòa xuống sâu hơn và nâng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lên cao hơn, với mục tiêu biến cộng sản Việt Nam thành "Tiền đồn chống Trung quốc ở Đông Nam Á" thay Việt Nam Cộng Hòa trước đây.

Mặc dầu vậy, ngoài hai đài RFA và VOA tiếng Việt, không cơ quan truyền thông hay đấu tranh nào của người Việt lên tiếng. Cũng như trước 1975, họ là những người đấu tranh không cần biết Đồng minh và Địch đang làm gì cho đến khi bỏ chạy.

vietnam2

Mỹ đang tiếp tục vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để thực hiện mục tiêu mới như họ đã làm trong những năm gần đây

Trước khi trình bày những ngụy biện của các diễn giả chính trong buổi hội thảo nói trên, chúng tôi xin tóm lược lại các tài liệu lịch sử đã được công bố, diễn biến của cuộc chiến và thủ đoạn vẽ lại lịch sử để đánh lừa dư luận của chính phủ Hoa Kỳ.

Vài nét về tài liệu lịch sử

Từ khi rút khỏi miền Nam Việt Nam đến nay, chính phủ Hoa Kỳ đã cho giải mã và công bố lần lần các tài liệu mật liên quan đến chiến tranh Việt Nam, khởi đầu là "The Pentagon Papers" (Tài liệu Ngũ Giác Đài) do Bộ Quốc Phòng biên soạn và Daniel Ellsberg đem phổ biến lần đầu tiên trên New York Times năm 1971 và các văn bản sau đó. Tiếp theo là bộ "Foreign Relations of the United States" (Quan hệ Đối ngoại của Hoa Kỳ, gọi tắt là FRUS) gồm nhiều tập, mỗi tập khoảng 700 trang, do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xuất bản, khởi đầu từ năm 1952. Đây là bộ tài liệu được sắp xếp có hệ thống, rất dễ tham khảo. Sau đó là những tài liệu được giải mã tiếp theo qua nhiều năm, được phổ biến rải rác dưới hình thức băng ghi âm hay từng văn kiện. Tính chung, đã có hơn 90% tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam đã được giải mã (khoảng 300.000 trang).

Chúng tôi đã bỏ ra hơn 10 năm để đọc những văn kiện chính và quan trọng. Mặc dầu các tài liệu này còn nằm đờ sờ ra đó, từ năm 2010 đến nay, cứ hai năm một lần, Hoa Kỳ lại cho thực hiện các cuốn phim và các cuộc hội thảo với mục tiêu vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam một cách trắng trợn.

Tài liệu cho biết, năm 1954 khi chiến tranh Việt Nam sắp chấm dứt, Quốc trưởng Bảo Đại đã tìm cách đưa ông Ngô Đình Diệm về để "giữ vững ngôi báu" của nhà Nguyễn, nhưng Hoa Kỳ lại nhảy vào và đưa ra những kế hoạch thay thế Pháp ở Đông Dương để thực hiện các mục tiêu của Hoa Kỳ. Quốc trưởng Bảo Đại, ông Diệm và ông Nhu không hay biết gì cả.

Ông Diệm mới chấp chánh ngày 7/7/1954 thì ngày 20/08/1954, tức chỉ 43 ngày sau, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã họp và ban hành nghị quyết nói về chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp định Genève (US policies toward post-Geneva Vietnam), đồng thời phái Trung tá Lansdale thuộc cơ quan OSS (tiền thân của CIA) đến hướng dẫn ông Diệm thi hành.

Nghị Quyết số NSC 5429/2 ngày 20/08/1954 và Nghị Quyết số NSC 5429/3 ngày 19/11/1954 nhận định rằng Pháp đã mất ý chí chiến đấu tại Việt Nam và Mỹ phải đưa ra kế hoạch để đảm đương vai trò của Pháp trên đất nước này. Ngoài phần nhận định, sau đây là những điểm chính của hai Nghị Quyết :

1. Pháp phải trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam ;

2. Truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao Dai) ;

3. Diệm phải mở rộng căn bản chính phủ, bầu cử quốc hội và soạn thảo hiến pháp ;

4. Thành lập một chính phủ bản xứ mạnh (a strong indigenous government) ;

5. Kết hợp việc cải cách ruộng đất với việc định cư người tỵ nạn ;

6. Xây dựng những lực lượng quân sự có thể bảo đảm an ninh quốc nội.

(FRUS 1952–1954, East Asia and the Pacific, Vol. XII, Part 1. p. 769–976)

Căn cứ vào các nghị quyết này, chính phủ Hoa Kỳ cứ đẩy chính phủ Ngô Đình Diệm đi.

Chỉ với những câu viết vắn gọn như vậy, khi được triển khai, nó trở thành những biến cố lớn. Rõ ràng là Trung tá Lansdale, ông Diệm, ông Nhu và các tổ chức chính trị tại miền Nam không hay biết các nghị quyết này. Họ bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lái đi qua Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nên khi thi hành đã gặp nhiều rắc rối.

Một thí dụ cụ thể là phải truất phế Bảo Đại đến hai lần : lần thứ nhất do các đảng phái và giáo phái thực hiện hôm 29/04/1955, nhưng tướng Joshep Lowton Collin, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Mỹ bác bỏ. Ông Diệm phải tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế Bảo Đại lần thứ hai vào ngày 23/10/1955, được gọi là "legally dethrone" như nghị quyết của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ !

Mở đường đi vào cuộc chiến

Với sự giúp đỡ của Trung tá Lansdale, ông Diệm đã dẹp được các phiến quân, ổn định tình hình và ông Nhu đã thành lập "một chính phủ bản xứ mạnh" (a strong indigenous government) dưới hình thức một chế độ độc đảng mạnh như Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Đài Loan "để loại bỏ cộng sản ra khỏi đất nước" (to rid the country of communists), đúng như khuyến cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, được đặt tên là Cần Lao Nhân Vị Đảng.

Tuy nhiên, kể từ đó Hoa Kỳ nhận thấy ông Diệm là người muốn bảo vệ một chính quyền độc lập và không muốn đi theo sự chỉ đạo của Hoa Kỳ, ngày 14/03/1957, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã bổ nhiệm ông Elbridge Durbrow đến làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Kinh nghiệm cho thấy khi nào Mỹ muốn phá bỏ một chế độ nào, công việc đầu tiên là đòi hỏi thực hiện dân chủ và thành lập "xã hội dân sự". Ông Durbrow cũng đã làm như thế khi đến Việt Nam. Ông đòi hỏi phải hủy bỏ chế độ độc đảng mà Mỹ bắt lập trước đó, và kêu gọi "thực hiện dân chủ để được lòng dân và thắng cộng sản". Sau đó, một tổ chức "xã hội dân sự" được thành lập, lấy tên là "Khối Tự Do Tiến Bộ", thường được gọi là nhóm Caravelle, do ông Phan Khắc Sửu làm Trưởng khối, để đối kháng với chính phủ Ngô Đình Diệm. Khối này gồm các chính khách và đảng phái đã bị ông Diệm loại bỏ khi hình thành một chế độc độc đảng. Tướng Lansdale đã viết giác thư đề ngày 20/09/1960 phân tích những sai lầm của Đại sứ Durbrow. Nhưng Washington im lặng.

Nhóm Caravelle đã thực hiện cuộc đảo chánh ngày 11/11/1960 nhưng thất bại. Mỹ liền quyết định dùng lá bài Phật giáo và cử ông Henry Cabot Lodge đến làm Đại sứ tại Sài Gòn để tổ chức lật đổ và giết ông Diệm và ông Nhu. Cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 được giao cho hai người được ông Diệm tin cậy nhất, dó là tướng Trần Thiện Khiêm đang là Tham mưu trưởng Liên quân, và Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5. Ông Diệm không hề biết đó là nhân viên CIA.

Cựu Tổng thống Johnson đã mô tả cuộc đảo chánh này như sau : "Lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm. Ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và sử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa để hạ sát ông ta…".

Sau cuộc đảo chánh, miền Nam rối loạn, Phật giáo lộng hành và âm mưu cướp chính quyền.Không cần xin phép ai, lúc 9 giờ sáng ngày 8/3/1965, Lữ đoàn 9 Thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng, mở màn cho sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam. Lúc đó Thủ tướng Phan Huy Quát chẳng hay biết gì. Nhưng rồi một thông cáo "chúc mừng" đã được đưa ra !

Đến 19/06/1965 Mỹ yểm trợ các tướng Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có và Đại tá Nguyễn Ngọc Loan làm đảo chánh, loại bỏ chính quyền dân sự và thành lập một chính quyền quân sự, dep tan nạn Phật giáo, rồi sau đó đưa hai nhân vật chính đã thực hiện cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 là Trần Thiện Khiêm, nhân viên CIA, và Nguyễn Văn Thiệu, cộng tác viên của CIA, lên nắm chính quyền và hành động theo sự chỉ đạo của Mỹ.

Thực hiện cuộc chiến

Trước hết, Mỹ tạo ra vụ tấn công của hải quân Bắc Việt vào hai tàu khu trục USS Maddox và USS Turner Joy của Hải quân Mỹ vào các ngày 2 và 4/8/1964 ở vịnh Bắc Bộ rồi ra lệnh oanh tạc miền Bắc. Nhưng năm 2005, Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã giải mật báo cáo Spartans in Darkness, trong đó khẳng định Hải quân Bắc Việt không hề tấn công tàu chiến Hoa Kỳ trong đêm 4/08/1964.

Mỹ đã thực hiện cuộc chiến một cách tàn bạo. Tướng Curtis LeMay, Tư lệnh Không quân Mỹ tuyên bố : "Chúng tôi sẽ ném bom để đưa chúng về Thời kỳ Đồ đá" (We're going to bomb them back into the Stone Age). Cuộc chiến chỉ kéo dài trong 3 năm, từ 1965 đến 1967. Mỹ đã thả bom xuống những mục tiêu chỉ định không cần biết dưới đất có gì.

Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ đã thực hiện tất cả 1.899.688 phi vụ, ném xuống Đông Dương 6.727.084 tấn bom, so với 2.700.000 tấn đã ném xuống Đức trong Đại Chiến Thứ II. Tổng số chi phí là 352 tỷ USD (giá thời đó). Có 5 tỉnh của Việt Nam có tỷ lệ bom mìn nặng nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Việt Nam ước tính khoảng 6,6 triệu ha đất đang bị ô nhiễm do bom mìn. Theo sự ước tính của Mỹ, nếu muốn rà phá toàn bộ bom mìn này phải mất 320 năm. Nạn nhân của cuộc chiến được ước tính là 5.773.190 người, trong đó có khoảng 2.122.700 người bị chết. Có 58.169 quân nhân Mỹ bị giết, 153.303 bị thương và 1.643 bị mất tích. miền Nam có 440.357 quân nhân bị chết và khoảng 499.000 bị thương.

Rút khỏi Việt Nam bằng mọi giá

Sau khi đã sử dụng hết số bom đạn còn tồn động lại từ sau Đại Chiến II và thí nghiệm các vũ khí mới, Hoa Kỳ đã lập kế hoạch để rút quân ra. Kế hoạch này được Kissinger gọi là "Khoảng cách vừa phải" (Decent Interval), nghĩa là làm thế nào để sau khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam khoảng 2 năm miền Nam mất là vừa, lúc đó dư luận sẽ không đổ lỗi việc miền Nam mất là do sự phản bội của Mỹ, mà do sự bất tài (incompetence) của người miền Nam.

Trước hết, các phong trào phản chiến được tạo dựng lên. Ngày 2/6/1966, Thiền sư Nhất Hạnh đang ở Pháp được đưa qua Mỹ, vào trình bày trước Thượng Viện. Tại đây ông đã đọc một bài diễn văn dài giống những lời tuyên bố của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam. Ông tố cáo những thảm họa mà quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã gây ra tại Việt Nam và đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam.

Trong khi đó, tại Việt Nam, Asia Foundation của Mỹ (ở sau Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa) đã thuê Trịnh Công Sơn sáng tác những bản nhạc phản chiến, đồng thời cho George Washnis làm cuốn phim phản chiến có tên là "Land of Sorrow" (Miền đất khổ) do Hà Thúc Cần làm đạo diễn và Trịnh Công Sơn đóng vai chính. 

Trung úy John Kerry đã từng được trao thưởng ngôi sao đồng, ngôi sao bạc và ba huân chương Purple Heart. Nhưng sau đó ông trở thành một nhà phản chiến nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Năm 1971 ông xuất hiện trong một phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và tuyên bố cuộc chiến tranh Việt Nam là "man rợ".

Ngày 20/06/1972 Kissinger đến Bắc Kinh gặp Thủ tướng Chu Ân Lai và giao miền Nam cho Trung Quốc. Kissinger nói "Tôi tin rằng tương lai quan hệ giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh quan trọng đối với Châu Á, hơn là những gì có thể xẩy ra tại Phnom Penh, Hà Nội hay Sài Gòn".

Thủ đoạn vẽ lại lịch sử

Trước hết, Mỹ dùng các bộ phim để dàn dựng lại cuộc chiến, chẳng hạn như cuốn "Vietnam The Ten Thousand Day War" của Michael Maclear hay cuốn "The Vietnam War" (Cuộc chiến Việt Nam) của Ken Burnes và Lynn Novick, v.v. Xem những cuốn phim này, những người đã từng tham gia cuộc chiến thường cảm thấy mình bị bôi nhọ.

Ngoài dùng phim ảnh, Mỹ còn tổ chức các cuộc hội thảo để vẽ lại cuộc chiến Việt Nam. Từ năm 2010 đến nay, cứ 2 năm một lần, có một cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam. Đề tài năm 2010 : "Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á, 1946-1975" ; năm 2012 : "Hồi tưởng về nền Đệ nhị Cộng hòa của Nam Việt Nam (1967-1975)" ; năm 2014 : Cựu chiến binh tranh luận về chiến tranh Việt Nam, v.v. Gần như buổi hội thảo nào cũng có ba phần :

Phần 1 : Cho các thành phần phản chiến, thường là một sử gia hay một giáo sư về sử học của Mỹ, lên diễn đàn lên án cuộc chiến tranh, đạp Việt Nam Cộng Hòa xuống và đưa cộng sản Việt Nam lên.

vietnam3

Dư luận sẽ không đổ lỗi việc miền Nam mất là do sự phản bội của Mỹ, mà do sự bất tài của người miền Nam

Phần 2 : Cho các thành phần của Việt Nam Cộng Hòa cũ lên trình bày về sự chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa và lên án cộng sản... 

Phần 3 : Tranh luận và đưa ra những lý do giải thích tại sao Mỹ thua và cộng sản Việt Nam thắng, ca tụng cộng sản Việt Nam.

Có lẽ cuộc hội thảo năm 2102 đã gây ra những phản ứng nặng về phía người Việt tỵ nạn, nên năm 2014 Mỹ cho các cựu chiến binh Mỹ mở cuộc hội thảo nói về công trạng của các cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, và sự phản bội của Mỹ. Tiến sĩ Robert Turner của Đại Học Virginia đi đến kết luận rằng sự bỏ rơi miền Nam Việt nam của Hoa kỳ là một sự xấu hổ trong lịch sử.

Khi Mỹ biến địch thành "đối tác toàn diện"

Trong cuộc hội thảo ngày 14/09/2018 về đề tài "Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam" tuy có đến 15 diễn giả, nhưng chỉ có 3 diễn giả chính là Pierre Asselin, Giáo sư Sử học thuộc Đại học San Diego ; Vũ Tường, Giáo sư chính trị tại Đại học Oregon và Robert Turner, Giáo sư Trường Luật Đại học Virginia. Những người còn lại chỉ đóng vai trang trí hay vuốt đuôi như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Đình Thắng, Kieu‑Linh Valverde, Nguyễn Thanh Tùng, Neil Nay, Tạ Đức Trí, v.v.

Với chủ đề "Tư tưởng, cách mạng cộng sản Việt Nam và Nguồn gốc của chiến tranh Hoa Kỳ tại Việt Nam", Giáo sư Pierre Asselin cho rằng chiến dịch đấu tranh ngoại giao ‘hết sức quyết liệt và hiệu quả’ của chính quyền Hà Nội trên trường quốc tế là ‘một trong những chìa khóa’ giúp miền Bắc giành chiến thắng chung cuộc bên cạnh chiến dịch quân sự ở miền nam và "Hà Nội đã có thể cô lập cả người Mỹ và miền Nam Việt Nam về ngoại giao". Theo ông, "Sài Gòn đã thất bại thảm hại trong việc thể hiện tính hợp pháp của mình ngay cả với dư luận trong nước".

Giáo sư Vũ Tường với chủ đề "Xây dựng quốc gia trong chiến tranh : Kinh nghiệm của Việt Nam Cộng Hòa 1955-1975", xác định rằng về lý tưởng dân tộc thì miền Nam cũng mong muốn Việt Nam ‘trở thành một quốc gia thống nhất, không bị lệ thuộc vào ngoại bang. Ông nói : "Tổng thống Ngô Đình Diệm từng nhấn mạnh rằng sự can thiệp quân sự của người Mỹ là đi ngược lại lý tưởng dân tộc".

Về vấn đề huy động quần chúng, ông Tường giải thích : "Chế độ độc tài có thể huy động quân lính, huy động lương thực, huy động tài nguyên cho chiến tranh dễ hơn chế độ dân chủ vốn phải qua nhiều cuộc thảo luận mới có thể quyết định". Ông cho biết ở miền Bắc những ai bất đồng chính kiến thì bị bỏ tù ngay lập tức trong khi ở miền Nam thì không thể làm thế vì người dân có quyền biểu tình, có quyền thể hiện chính kiến của mình". Ông đi đến kết luận : "Việt Nam Cộng hòa vẫn trung thành với lý tưởng của mình cho dù họ có thua trong cuộc chiến đi nữa".

Trong khi đó, trong đề tài "Rút lui : Tại sao Nam Việt Nam bị mất", Giáo sư Robert Turner chỉ lặp lại luận điệu của Giáo sư Pierre Asselin. Ông cho rằng "Chúng ta tham chiến với sự ủng hộ áp đảo của người dân Mỹ". Thời Tổng thống Johnson đã có 58% ủng hộ và khi ông ra lệnh dùng vũ lực đối với miền Bắc, đã có 99,6% Quốc hội ủng hộ. Nhưng Bắc Việt "đã giành được khối óc và trái tim của người dân Việt Nam" và họ cũng đã "chiếm được tình cảm và suy nghĩ của người dân Mỹ" nên họ đã thắng.

Rõ ràng là cuộc hội thảo lần này có mục đích lèo lái công luận tin rằng cộng sản Việt Nam đã thắng là do vận động chính trị giỏi ở trong cũng như ngoài nước và chứng minh cuộc chiến của họ có chính nghĩa, còn Việt Nam Cộng Hòa vận động chính trị yếu kém và không có chính nghĩa.

Nguyễn Đình Thắng nói về "Vai trò của người Việt di cư trong giải cứu, bảo vệ và tái định cư người Việt tị nạn" và Tạ Đức Trí trình bày về "Triển vọng của các thế hệ trẻ ở nước ngoài và quan điểm của họ về dân chủ ở Việt Nam" chỉ với mục đích làm giảm bớt sự căng thẳng khi nghe các giáo sư Mỹ ngụy biện để bênh vực cho sự trở mặt của Mỹ. Đạo luật SB 895 về giáo dục cho học sinh về lịch sử chiến tranh Viêt Nam và lịch sử của người Việt tỵ nạn do Thượng nghị sĩ Cali là Janet Nguyễn đề xuất cũng nằm trong mục tiêu đó.

Sự thật lịch sử như thế nào ?

Sau khi đọc tài liệu lịch sử do cả hai bên công bố, chúng tôi thấy có hai lý do chính khiến Việt Nam Cộng Hòa đã thua và cộng sản Việt Nam đã thắng :

1. Trung Quốc đã viện trợ cho cộng sản Việt Nam tối đa cả về quân sự lẫn kinh tế để chiến thắng.

Tài liệu chính chức của cả Trung Quốc lẫn cộng sản Việt Nam công bố cho thấy viện trợ của Nga và Trung Quốc cho cộng sản Việt Nam gấp 5 lần viện trợ của Mỹ cho Việt Nam Cộng Hòa. Khi bộ đội cộng sản Việt Nam có AK-47, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn phải xài loại súng bắn phát một là Grant và Carbine M1 và M2. Khi Mỹ ra đi có để lại cho Hải quân Việt Nam Cộng Hòa một số chiến hạm nhưng lại tháo giàn radar đi nên không thể bắn tầm xa được, v.v.

Chính Lê Duẩn, Tổng bí thư uy quyền nhất của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác nhận : 

"Một điều rõ ràng và dễ thấy là không có Trung Quốc làm cách mạng thành công thì không thể có Việt Nam ngày hôm nay. Đó là lô-gích lịch sử".

(Tạp chí "Nghiên cứu vấn đề quốc tế", Trung Quốc, số 2/1981)

Nếu Mao Trạch Đông không chiếm được Trung Quốc và đuổi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan năm 1949, Đảng cộng sản Việt Nam đã không như ngày nay.

2. Hoa Kỳ chỉ coi miền Nam như một công cụ, xài xong rồi bỏ.

Mỹ đã nhảy vào chiến trường Việt Nam và gây ra nhiều biến loạn là vì Mỹ coi Việt Nam là thị trường tiêu thụ vũ khí tồn động của Mỹ và nơi thử nghiệm các vũ khí mới sáng chế (như smart bomb). Sau khi đạt mục tiêu, Mỹ đã đem miền Nam bán cho Bắc Kinh để đổi lấy quan hệ thương mại với Trung Quốc. Chủ trương này được thể hiện qua lời nói của Kissinger khi đến gặp Chu Ân Lai tại Bắc Kinh ngày 20/06/1972 : "Tôi tin rằng tương lai quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh quan trọng đối với Châu Á hơn là những gì có thể xẩy ra tại Phnom penh, Hà Nội hay Sài Gòn".

Đó là một sự thật phũ phàng. Còn tệ hơn nữa, ngày nay Mỹ đang biến Việt Nam Cộng Hòa thành Bad gay (tên xấu xa), Mỹ là Urgly gay (tên dơ dáy) còn cộng sản Việt Nam là Good gay (tên tốt lành) để giải thích việc Mỹ tiến tới "đối tác toàn diện" với cộng sản Việt Nam và dùng cộng sản Việt Nam làm "Tiền đồn chống Trung Quốc ở Đông Nam Á". Nói cách khác, Mỹ đang phản bội lần thứ hai. Trong khi đó, đa số những người Việt ở hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ và phú cường, không hay biết gì về chủ trương của Mỹ, phó thác cả "linh hồn và xác" cho Mỹ, đang bị Mỹ biến thành một công cụ cho những kế hoạch mới của Mỹ.

Đảng cộng sản Việt Nam đã trở thành tên "đẻ bọc điều", bắt cá ba tay, vừa Tàu, vừa Nga và vừa Mỹ, để làm cho thế đứng của chế độ vững mạnh hơn. Tuy nhiên, Đảng cộng sản Việt Nam không bao giờ tin Mỹ như Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nên Mỹ không thể lừa đảng này được. Khi nào Mỹ bắt đầu trở mặt, Đảng này lại quay về với Trung Quốc. Còn Việt Nam Cộng Hòa trước đây và ngày nay không có nơi nào để quay về, vì luôn tin rằng "con đường một chiều" là con đường duy nhất để chiến thắng. Nhưng đó là con đường đã đưa tới mất miền Nam !

Ngày 3/10/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Theo vietnamnet.vn, tối 22/09/2018, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, tăng ni 2 trường Hạ gồm chùa Yên Vệ (huyện Yên Khánh) và chùa Đồng Đắc (huyện Kim Sơn) đã đồng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm và tụng kinh cầu siêu cho hương linh Chủ tịch nước Trần Đại Quang. 

ninhbinh1

Quang cảnh buổi lễ dâng hương tưởng niệm và tụng kinh cầu siêu cho hương linh Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở Ninh Bình ngày 22/09/2018.

Tham dự lễ dâng hương và tụng kinh cầu siêu cho Chủ tịch nước có hàng nghìn tăng ni, tín đồ Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình.

Sau lễ dâng hương, các tăng ni, phật tử cùng nhau tụng kinh cầu siêu cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang siêu sinh tịnh cảnh.

Sáng nay, tại chùa Bái Đính, hàng trăm phật tử cũng đã đến dự lễ tụng kinh, cầu nguyện để hương linh Chủ tịch nước Trần Đại Quang được vãn sinh tịnh độ.

Trong khi đó, báo Sài Gòn Giải Phóng online, vào ngày 25/09 viết : Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, chủ lễ tưởng niệm đã ôn lại công đức và những đóng góp to lớn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đối với Phật pháp và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

ninhbinh2

Các nhà sư cầu nguyện cho ông Trần Đại Quang ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 23/9.

Báo này cũng đã phỏng vấn Hòa Thượng Thích Trí Quảng, vốn là người Củ Chi, một đảng viên lão thành của Đảng cộng sản Việt Nam. Ông ca ngợi công lao của Trần Đại Quang Quang, để biện minh cho việc "cầu siêu" cho Tướng Quang như sau : "…Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất, tôi và giới tăng ni, đồng bào phật tử Thành phố Hồ Chí Minh vô cùng đau buồn về sự mất mát này… Một đóng góp rất quan trọng của chủ tịch nước Trần Đại Quang đối với Phật giáo và dân tộc…", đó là việc ông giúp đúc tượng Phật cho chùa Việt Nam Quốc Tự Quận 10.

Báo Người Việt ngày 23/09/2018 có viết :

"Khi hình ảnh về lễ cầu siêu cho ông Quang được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều blogger đặt câu hỏi tại sao một quan chức thuộc "tứ trụ" của cộng sản Việt Nam vốn theo thuyết vô thần, phủ nhận, bài trừ tôn giáo mà đến khi chết lại có lễ cầu siêu theo đạo Phật".

Rồi báo này trả lời :

"Sự thực khi còn sống, ông Quang được ghi nhận có rất nhiều hoạt động tín ngưỡng tại các chùa chiền ở Việt Nam cũng như nước ngoài".

ninhbinh3

Chủ tịch nước Trần Đại Quang dâng hương,
phát biểu chúc mừng Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân đại lễ Phật đản ngày 21/05/2016 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội.

Trên STBN.TV ngày 24/09/2018, Chân Tâm cũng đã lặp lại một luân điệu tương tự.

Thật sự đây cũng chỉ là nhai lại luận điệu ngụy biện của Thích Trí Quảng mà thôi.

Tất cả chỉ là một lời biện minh vụng về cho Phật giáo quốc doanh ở trong nước bằng cách đánh lận giữa tuyên truyền và lòng "mộ đạo" của người Phật tử.

Ở trong nước, hiện nay có đến 90% cơ sở Phật giáo là công cụ phục vụ chế độ, đa số các chùa lớn đều do "Sư Công An" trù trì. Do đó, thái độ "ngưỡng mộ" và yểm trợ Phật Giáo của tướng Trần Đại Quang chỉ là một hình thức tuyên truyền nhằm chiêu dụ Phật tử đứng về phía Đảng cộng sản Việt Nam. Trên nguyên tắc, với tư cách là một đảng viên cao cấp và là một nhà lãnh đạo cộng sản không công nhận tôn giáo, ông không có quyền làm như vậy, nhưng Đảng đã bảo ông làm để chiêu dụ Phật Giáo. Việc tổ chức cầu siêu long trọng cho tướng Quang cũng nằm trong thủ đoạn dó.

Khi biện minh cho việc Phật giáo quốc doanh ở trong nước tổ chức "cầu siêu" long trọng cho tướng Trần Đại Quang, các Phật tử ở hải ngoại đã đẩy Phật Giáo trong nước ngày càng dính chặt với Đảng cộng sản Việt Nam hơn, trong khi đó nhiều tổ chức dân sự đang đứng lên đòi hỏi dân chủ và nhân quyền.

Năm 1964, khi bị Phật Giáo biểu tình đòi hạ bệ, tướng Nguyễn Khánh đã "hối lộ" cho Phật Giáo một khu đất rộng 45.000 m2 ở đường Trần Quốc Toản, Sài Gòn, và 10 triệu đồng để xây Việt Nam Quốc Tự. "Công đức" này lớn hơn "công đức" của Trần Đại Quang nhiều, nhưng khi tướng Khánh qua đời, có Giáo hội Phật giáo nào "cầu siêu" đâu ?

Ngày 22/09/2018 Văn phòng Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc đã đưa ra tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, trong đó Tổng thống Trump đã nói :

"Chủ tịch Trần Đại Quang là một người bạn tuyệt vời của Hoa Kỳ. Ông đã ân cần đón tiếp tôi trong chuyến thăm cấp nhà nước lịch sử của tôi đến Hà Nội vào tháng 11/2017. Tôi cám ơn ông về cam kết của cá nhân ông nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam".

Donald Trump i tờ rít về chính trị và cộng sản, nên ông nói như thế là chuyện không lạ. Ông ta không chỉ mê Trần Đại Quang mà còn mê cả Putin, Tập Cận Bình và Kim Jong-un nữa ! Với ông tên cộng sản khát máu nào cũng "tuyệt vời" cả.

Nhưng nhiều người Việt vốn là nạn nhân của cộng sản và đang đi tỵ nạn cộng sản, lại dùng nguỵ biện để biện minh cho việc Phật giáo quốc doanh ở trong nước đẩy Phật giáo về phía Đảng cộng sản Việt Nam chặt chẽ hơn. Đó là một hành động khó chấp nhận được.

Lữ Giang

(26/09/2018)

Quang cảnh buổi lễ dâng hương tưởng niệm và tụng kinh cầu siêu cho hương linh Chủ tịch nước Trần Đại Quang ở Ninh Bình ngày 22/09/2018.

Published in Diễn đàn
mardi, 18 septembre 2018 23:12

Trump đang làm nước Mỹ nhỏ lại ?

Ngày 1/9/2018, khi làm lễ truy điệu cho Thượng nghị sĩ John McCain tại Washington National Cathedral, trước sự hiện diện của khoảng 3.000 quan khách, cô Meghan McCain, con gái của Thượng nghị sĩ McCain đã nói : "Nước Mỹ không cần phải được làm cho vĩ đại trở lại, bởi vì nước Mỹ luôn luôn vĩ đại". 

McCain

Meghan McCain nói : "Nước Mỹ không cần phải được làm cho vĩ đại trở lại, bởi vì nước Mỹ luôn luôn vĩ đại" - Ảnh Wbur News

Còn Giáo sư Danielle Allen, một nhà nghiên cứu về lý thuyết chính trị của Đại học Harvard viết trên tờ Washington Post : "Ngày này qua ngày khác, Trump đang làm cho nước Mỹ nhỏ hơn".

Bình luân gia Gilbert Schramm cũng viết tương tự : "Từ tuần này qua tuần khác, chúng ta thấy đất nước chúng ta trở thành nhỏ hơn" (Week after week we watch our country become smaller)...

Nhưng hôm 15/08/2018, Donald Trump đã ca cải lương trên Twitter : "Tôi đã làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, chỉ cần nhìn vào thị trường vốn, tỷ lệ thất nghiệp, lực lượng vũ trang và chúng tôi sẽ còn làm tốt hơn nữa". 

Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt IMF) và Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (Congressional Budget Office, viết tắt là CBO), một cơ quan liên bang độc lập thuộc Quốc hội Hoa Kỳ, lại công bố những tài liệu cho thấy những gì mà Donald Trump đã khoe khoang về phát triển kinh tế dưới thời ông là không đúng với sự thật và có khi còn trái ngược lại. IMF nói rằng biện pháp áp thuế của Trump có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại dến 430 tỷ USD.

Về đối nội, Trump đã làm nợ công và thâm hụt ngân sách Mỹ ngày càng trở nên trầm trọng. Về đối ngoại, với chính sách áp thuế, Trump đã gây rối loạn trên thế giới và thiệt hại cho Hoa Kỳ. Các đồng minh lâu đời của Mỹ đã tách ra khỏi Mỹ, còn các đối thủ của Mỹ lại củng cố và phát triển thế lực để bành trướng và tranh giành chỗ đứng của Mỹ trên thế giới.

Tự nhận là công của mình

Theo công bố của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết hôm 27/07/2018, mức tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm nội địa) của tam cá nguyệt thứ nhì là 4,1%, so với tam cá nguyệt thứ nhất chỉ có 2,2%. Donald Trump ca cải lương ngay : "Đã có tiên đoán từ trước là 3,8% đến 5,3% - không ai nghĩ là tốt đẹp đến thế...".

Hôm 3/8/2018, Bộ Lao động cho biết tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4% xuống còn 3,9%. Tỷ lệ này đã giảm xuống gần tới 3,8% vào tháng 5 vừa qua, một mức thấp nhất trong 18 năm. Tổng thống Trump đắc thắng phát biểu trong một hội nghị tại Texas : "Tỷ lệ thất nghiệp như chúng ta thấy ngày hôm nay lần đầu tiên nằm dưới mức 4% kể từ đầu thế kỷ 21".

1. Tranh luận về những con số

Từ ngày nhận chức đến nay, Trump chưa đưa ra một kế hoạch nào có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Mỹ, ngoại trừ biện pháp cắt giảm thuế cho nhà giàu. Ông cho rằng biện pháp đó sẽ làm cho kinh tế Mỹ tăng trưởng, nhưng các chuyên gia về kinh tế chẳng ai tin điều đó và giả sử như có, thì cũng phải mất ít nhất năm hay bảy năm nữa mới có.

Tất cả những diễn biến kinh tế hiện nay đều chỉ là "di sản" của kế hoạch "Nới lỏng định lượng" (Quantative Easing) với khoảng 7.500 tỷ USD mà Cục Dự trữ Liên Bang (FED) và Tổng thống Obama đã đưa ra để cứu vãn nền kinh tế Mỹ sắp sụp đổ dưới thời Tổng thống Bush (2007-2009). Các chuyên gia cho rằng mức phát triển hiện nay là giai đoạn cuối của chu kỳ.

Một viên chức cao cấp của Tòa Bạch Ốc đã viết trên tờ New York Times hôm 6/9/2018 rằng các mục tiêu đang đạt được mặc dù có Trump, chứ không nhờ Trump.

Về sự gia tăng của GDP ở quý hai năm nay là 4,1% được Trump ca tụng là "tốt đẹp đến thế". Nhưng nhìn vào bản tổng kê về sự thăng trầm của GDP từ 2010 đến 2018 vừa được công bố, chúng ta hấy rằng ngay dưới thời Tổng thống Obama, có lúc GDP đã sụt xuống còn 0,5% nhưng cũng có lúc đã tăng lên đến 5,5% (2010) hay 5,6% (2014), v.v.

my2

Sự tăng giảm của GDP từ 2010 đến 2018 - MSN.com

Các chuyên gia nói rằng sở dĩ GDP quý 2 năm nay tăng cao hơn quý 1 là vì nông gia Mỹ đã vội bán đậu nành để tránh biện pháp áp thuế mới của Trump sắp áp dụng. GDP trung bình cuối năm rồi cũng chỉ khoảng 3%.

Tỷ lệ thất nghiệp trước đây cũng có lúc đã tăng đến 10%, nay hạ xuống còn 3,9%, nhưng theo các chuyên gia, đó là một dấu hiệu của lạm phát sắp xảy ra. Trong cuốn "Đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp", (Trade-Off between Inflation and Unemployment), kinh tế gia A.W. Phillips cho biết có thể mua một mức độ thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn.

Dự trù lạm phát từ 2% đầu năm nay, sẽ tăng lên 2,1% ở cuối năm và 3% vào năm 2020. Nhưng cũng có tài liệu cho biết mức lạm phát hiện nay đã lên đến 2,9%, một mức cao nhất trong vòng 6 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2008.

Lãi suất dưới thời Obama là 0%. Vì sự gia tăng lạm phát nói trên, FED đã phải tăng lãi suất 7 lần để làm giảm khối lượng tiền tệ lưu hành, tránh lạm phát xảy ra. Sau khi nâng lãi suất thêm 0,25% vào ngày 13/06/2018, lãi suất hiện nay là 1,75% - 2%.  

2. Trump muốn đối đầu với FED

Trump chẳng hiểu gì về điều hành kinh tế, nên ông đã chỉ trích FED về gia tăng lãi suất. Hôm 20/08/2018 ông nói : "Tôi không hài lòng với việc ông ấy (Jerome Powell) tăng lãi suất. Tôi không hài lòng. FED nên hỗ trợ tôi phần nào". Trump nói sẽ chỉ trích FED nếu cơ quan này tiếp tục tăng lãi suất.

Đài VOA của Mỹ cho rằng trong những thập niên vừa qua, các Tổng thống Mỹ hiếm khi phê phán FED bởi vì FED là cơ quan độc lập, có nhiệm vụ làm cho nền kinh tế Mỹ ổn định. Ông Trump đã tách mình ra khỏi truyền thống này và nói rằng ông sẽ không né tránh chỉ trích nếu FED tiếp tục nâng lãi suất.

Dĩ nhiên, FED cũng chẳng quan tâm đến những phê phán của ông, vì FED hành động vì quyền lợi của nước Mỹ chớ không vì ý muốn của bất cứ tổng thống nào. Lãi suất có thể sẽ được FED tăng thêm 2 lần trong năm nay và 3 lần trong năm 2919.

Làm nợ công và thâm thủng ngân sách tăng cao

1. Nợ công Mỹ gia tăng mạnh

Giữa tháng 2/2018, Tổng thống Trump đã ký quyết định tăng nợ trần. Quyết định này có hiệu lực vào đầu tháng 3 và đã đẩy mức nợ công thêm 1.000 tỷ USD, chạm ngưỡng 21.000 tỷ. Cho đến ngày 15/3, tổng số nợ công đã đạt mức 21.031 tỷ USD.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) hồi tháng 6 đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm về tình hình tài chính Mỹ khi dự báo nợ công của nước này đang tiến tới mức cao nhất trong lịch sử và nhiều khả năng sẽ tăng mạnh trong 30 năm tới. Theo CBO, nợ công của chính phủ liên bang sẽ ở mức 78% GDP trong năm tài chính này, mức cao nhất trong gần 70 năm, trước khi lên tới 152% vào năm 2028.

Ông Keith Hall, Giám đốc CBO, nhận định nguy cơ nợ công tăng cao gây rủi ro lớn cho Mỹ và đặt ra những thách thức đáng kể đối với những nhà hoạch định chính sách. Chẳng hạn, nợ công có thể khiến Mỹ gặp khó khăn hơn khi đối phó với một cuộc khủng hoảng tài chính thông qua giảm thuế hoặc tăng chi tiêu ngân sách.

2. Gia tăng thâm hụt ngân sách

Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách tài khóa năm 2016 của chính quyền Obama, kết thúc ngày 30/9 ở mức 587 tỷ USD, đã tăng lên 666 tỷ USD năm 2017 và sẽ vượt thu tới 804 tỷ USD trong năm 2018. Trong năm 2019, số thâm hục sẽ lên tới 981 tỷ USD.

Những người chỉ trích chính sách kinh tế của Trump nói rằng khoản thâm hụt ngân sách này là kết quả của gói giảm thuế trị giá 1.500 tỷ USD mà Tổng thống Trump đưa ra cho Quốc hội thông qua hồi tháng 12 năm ngoái. Ông Trump đã phản bác lại rằng việc cắt giảm thuế này sẽ có tác dụng cân bằng lại ngân sách khi sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ được củng cố trong những năm kế tiếp.

Nhưng CBO cho biết thâm hụt ngân sách của nước này sẽ vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2020 do việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu. Khi bị chỉ trích về thâm hụt ngân sách quá lớn, ông Trump nói : "Chúng ta sẽ có quân đội mạnh nhất mà chúng ta từng có. Chúng ta chăm lo cho quân đội theo cách chưa từng có trước đây".

Để giảm bớt các chỉ trích về chi tiêu, Trump đã cho cắt giảm gần 15 tỷ USD tiền của Chính phủ chưa sử dụng cho bảo hiểm y tế của trẻ em và các chương trình khác, tức lấy của nhà nghèo đem cho nhà giàu.

Làm cho nước Mỹ nhỏ lại

Sau khi chế độ Liên Xô sụp đổ và chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới lưỡng cực trở thành đơn cực, một mình Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới. Nhưng từ khi Donald Trump lên nắm chính quyền và áp dụng chính sách "Nước Mỹ trước hết" (America first), nước Mỹ bắt đầu nhỏ lại dần.

1. Thâm hụt mậu dịch : công cụ của Mỹ

Về thương mại, Trump đã coi thâm hụt mậu dịch như là một hình thức "ăn cắp" của Hoa Kỳ và đòi phải trả lại công bằng. Mặc dầu các chuyên gia đã giải thích cho ông biết trong bang giao và thương mại quốc tế, thâm hụt mậu dịch còn mang nhiều ý nghĩa khác, nên từ lâu Hoa Kỳ đã khai thác nó để giữ vững vai trò lãnh đạo thế giới và đem về cho Hoa Kỳ những mối lợi to lớn.

Một thí dụ cụ thể : Thâm hụt mậu dịch giữa Việt Nam và Mỹ 2017 lên đến -38,3 tỷ USD. Khi tranh cử, Trump liệt Việt Nam vào danh sách các nước bị đánh thuế nặng. Nhưng sau khi đắc cử, các chuyên gia khuyến cáo, nếu bị đánh thuế nặng Việt Nam sẽ bỏ Mỹ và đứng hẳn về phía Trung Quốc, Mỹ sẽ mất luôn cả vùng Đông Nam Á, nên họ đã không cho Trump tăng thuế Việt Nam. 

Trung Quốc là nước có thặng dư mậu dịch với Mỹ lớn nhất, nhưng hiện có hàng trăm công ty Mỹ đang đầu tư tại Trung Quốc, sản xuất vô số hàng Mỹ "Made in China" với giá rẻ để bán tại thị trường nội địa có trên 1 tỷ dân, bán ra các nước Châu Á và bán về Mỹ..., hàng năm đưa về cho nước Mỹ những khoản lợi tức lớn. Nếu đem các công ty này về sản xuất tại Mỹ với hàng giá cao hơn nhiều, ai sẽ mua loại hàng đó ? 

2. Biến đồng minh thành kẻ thù

Trong cuộc phỏng vấn của CBS News ngày 15/07/2018 tại Helsinki Donald Trump đã tuyên bố rằng Liên Âu là kẻ thù (I think the European Union is a foe) và cho rằng "họ thực sự đã lợi dụng chúng tôi", vì thâm thùng mậu dịch với Liên Âu khá lớn.

Ngày 31/05/2018 Chính quyền Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Châu Âu, Canada và Mexico kể từ ngày 1/6. Hôm 2/7/2018, Liên Hiệp Châu Âu (EU) cảnh báo rằng 300 tỷ USD hàng hóa Mỹ sẽ bị áp thuế trả đũa trên toàn cầu nếu Tổng thống Trump thực thi lời đe dọa dựng hàng rào thuế quan đối với xe hơi nhập khẩu vào Mỹ và cho biết sẽ đưa nội vụ ra trước Tổ chức Thương mại thế giới (WHO). Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Liên Âu bắt đầu.

Ông Joschka Fisher, cựu ngoại trưởng Đức, đã tuyên bố : "Rốt cuộc thì Châu Âu phải trở thành một thế lực độc lập".

3. Đồng minh và đối thủ kết hợp chống Trump

Khi Donald Trump gọi Liên Âu là kẻ thù và ăn cắp của Mỹ, Liên Âu phải đi tìm đối tác khác để làm ăn, Nga nhảy vào liền. Trước hết, Liên Âu gia tăng về nhập khẩu khí đốt từ Nga. Hiện nay, Nga đang xây dựng hai dự án ống dẫn để đưa khí đốt từ Nga đến các nước Liên Âu.

- Dự án thứ nhất là "Dòng chảy Phương Bắc 2" (North Stream 2) dài hơn 1.200 km, sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2019. 

- Dự án thứ hai có tên là "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" gồm hai nhánh với công suất 15,75 tỷ m3 nhánh/năm.

Nhánh thứ nhất cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2018. Nhánh thứ hai cung cấp cho các nước Nam Âu và Đông Nam Âu sẽ hoạt động năm 2019. Theo Ủy ban Châu Âu (EC), hiện nay Liên Âu đang nhập khẩu 69% khí đốt để đáp ứng nhu cầu của mình, trong đó có 37% nhập khẩu từ Nga, 33% từ Na Uy và 11% từ Algeria.

Về thương mại, Đức đứng dầu trong việc phát triển thương mại với Nga. Số liệu của Cục Thống kê Liên bang Đức công bố ngày 5/3/2018 cho thấy sau khi Trump gây chiến, ngoại thương của Đức với Nga đã tăng trưởng mạnh. Trong năm 2017, Đức xuất khẩu số hàng hóa trị giá 25,9 tỷ euro sang Nga, và nhập khẩu gần 32 tỷ euro từ Nga.

Tại Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc đã âm thầm đứng lên thay thế Mỹ. So với Donald Trump, Tập Cận Bình là con cáo già, còn Trump chỉ là con cừu non háu đá. Các nhà phân tích cho biết trước những tuyên bố áp thuế của Trump, Tập Cận Bình có 5 phương cách hữu hiệu để chống lại, trong đó có biện phá giá đồng nhân dân tệ và bán trái phiếu nợ Mỹ trên thị trường, nhưng Tập Cận Bình chỉ phản ứng giới hạn để tình hình đừng trở nên quá nghiêm trọng. Trong khi đó, Tập đi tiếp thu các thị trường trong vùng đang bị Trump đe dọa trừng phạt và mở rộng thị trường mới.

Hiện nay, hầu hết các nước trong vùng Đông Nam Á đã bỏ Mỹ đi theo Trung Quốc như Philippines, Mã Lai, Brunei, Lào, Cambodia, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh và Sri Lanka, còn Việt Nam và Indonesia chơi trò bắt cá ba tay. Trung Quốc đã bỏ ra 1.000 tỷ USD để xây dựng hạ tầng cơ sở nối liền Nam Châu Á qua Ấn Đô Dương, tới Trung Đông và Châu Phi. Ngày 3/9/2018 vừa qua, 53 lãnh đạo Châu Phi đã đến dự thượng đỉnh "Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu Phi" lần thứ 7 tại Bắc Kinh. Trung Quốc nay đang trở thành cường quốc số 1 ở Châu Phi.

Trump đang gây thiệt hại

Hôm 12/9/2018, hơn 60 tập đoàn công nghiệp Mỹ tuyên bố thành lập một liên minh nhằm công khai phản đối chính sách của Trump được cho là gây hậu quả vượt xa so với dự kiến. Đa số thành phần của Liên Hiệp là các công ty hàng đầu như ExxonMobil, Chevron, Hiệp hội Các tập đoàn bán lẻ Mỹ như Amazon, Macy Walmart, Target, Autozone, v.v. Liên minh cho rằng chính sách áp thuế của Trump đã làm căng thẳng thương mại leo thang, sẽ gây phương hại cho các doanh nghiệp Mỹ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định trong một báo cáo ra ngày 16/07/2018 : "Căng thẳng thương mại gia tăng giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 430 tỷ USD, trong đó Mỹ 'đặc biệt dễ tổn thương' nếu cuộc chiến tranh thuế quan leo thang xa hơn".

Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bà Christine Lagarde phát biểu rằng trong cuộc chiến thương mại xuất phát từ tăng thuế nhập khẩu, không ai là người chiến thắng, và nhìn chung cả hai bên đều thua.

Ngày 17/9/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Lời giới thiệu : Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế đã được 120 quốc gia tham gia Hội nghị Ngoại giao của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Rome từ 15/6 đến 17/07/1998 chấp thuận, được phê chuẩn ngày 11/04/2002 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2002. Thẩm quyền của tòa án là điều tra, truy tố và trừng phạt các cá nhân vi phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.

cpi1

Trụ sở Tòa án Hình sự Quốc tế tại Den Haag (La Haye) Hòa Lan

Hiện nay đã có đã có tất cả 114 quốc gia tham gia hiệp ước này. Ngoài ra, còn có 34 quốc gia, trong đó có Nga, đã ký vào hiệp ước nhưng chưa được quốc hội phê chuẩn.

Mỹ là một trong các quốc gia đứng ra vận động mạnh mẽ cho việc thành lập Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế và đã ký tên vào hiệp ước này ngày 31/12/2000. Tuy nhiên, ngày 11/09/2001 quân khủng bố mở cuộc tấn công Tòa Tháp Đôi thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Bin Laden được coi là nghi can đầu tiên trong thảm kịch này và đang ở Afghanistan. Ngày 7/10/2001, sau khi Taliban từ chối giao nộp Bin Laden và nhiều lần thách thức, Hoa Kỳ và các đồng minh bắt đầu mở cuộc tấn công vào Afghanistan. Sau đó, ngày 20/03/2003 Mỹ mở cuộc tấn công vào Iraq không có sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, viện lý do Saddam Hussein tàng trử võ khí giết người hàng loạt. Để tránh bị truy tố về tội ác xâm lược, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại, ngày 6/05/2002 Tổng thống Bush đã rút tên ra khỏi hiệp ước Tòa án Hình sự Quốc tế.

cpi2

Cố vấn Tòa Bạch Ốc, Jared Kushner, găp Thủ tướng Do Thái, Benjamin Netanyahu, tại Jerusalem ngày 24/08/20147 - Ảnh minh họa

Nhiều người tin rằng Donald Trump là người được Thượng Đế sai đến để cứu nước Mỹ. Nhưng họ quên rằng Donald Trump còn có một "sứ mạng" quan trọng hơn là cứu Do Thái, vì Jared Kushner con rể của ông, là người Do Thái, tức con Thiên Chúa. Luật sư Michael Cohen, người đã cứu ông ra khỏi 3.500 vụ tranh tụng cũng là người Do Thái. Do Thái lại là nguồn tài chánh tranh cử của Donald Trump. Vì thế, ngày 14/05/2018, Donald Trump đã ra lệnh chuyển sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem và coi Jerusalem là thủ dô của Do Thái, mặc dầu hành động này trái với Nghị quyết số 478 ngày 20/08/1980 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đây làm hành động không chính phủ nào của Mỹ trước đó muốn làm.

Trong thực tế, Jerusalem hiện nay là di sản chung của ba tôn giáo : Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.

Trong tập "Le Loup et l'agneau" (Chó sói và cừu non), La Fontaine đã nói : "La raison du plus fort est toujours la meilleure", nghĩa là lý của lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Donald Trump đang áp dụng nguyên tắc đó để cai trị. Hiến pháp, luật pháp và hiệp ước quốc tế được đặt dưới ghế ngồi, vì ông không biết tý gì vế luật pháp.

Dưới đây là bản tin "Mỹ đe dọa trừng phạt Tòa án Hình sự Quốc tế" do đài VOA của chính phủ Hoa Kỳ công bố ngày 10/09/2018. Lý do được Mỹ đưa ra dể trừng phạt là vì Tòa án Hình sự Quốc tế dọa sẽ tiến hành điều tra về tội phạm chiến tranh của người Mỹ ở Afghanistan và các tội phạm của Israel đối với người Palestine.

Lữ Giang

(12/09/2018)

**************

Mỹ đe dọa trừng phạt Tòa án Hình sự Quốc tế (VOA, 10/09/2018)

Ngày 10/9, Hoa Kỳ đưa ra lập trường cứng rắn đối với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC-International Criminal Court), đe dọa sẽ trừng phạt các thẩm phán ICC nếu họ tiến hành điều tra về tội phạm chiến tranh của người Mỹ ở Afghanistan, theo Reuters.

cpi3

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton.

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, John Bolton, dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố trong bài phát biểu vào giữa trưa 10/9 ở Federalist Society, một tổ chức bảo thủ ở Washington. Đây sẽ là bài phát biểu lớn đầu tiên của ông kể từ khi gia nhập chính quyền của ông Trump.

"Hoa Kỳ sẽ sử dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào để bảo vệ công dân và các đồng minh của chúng tôi khỏi bị tòa án bất hợp pháp này truy tố một cách bất công", Reuters dẫn lại lời ông Bolton sẽ nói dựa theo bài phát biểu mà hãng thông tấn này xem được.

Ông Bolton dự kiến cũng sẽ cho biết việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo đóng cửa văn phòng Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) tại Washington vì lo ngại về những nỗ lực của Palestine nhằm thúc đẩy ICC điều tra Israel.

"Hoa Kỳ sẽ luôn luôn đồng hành với người bạn và đồng minh của chúng tôi là Israel", vẫn theo bản thảo bài phát biểu của ông Bolton.

Phía Palestine nói rằng họ không hề nản chí trong vấn đề ICC và Israel. Họ mô tả kế hoạch đóng cửa PLO là chiến thuật gây áp lực mới nhất từ chính quyền của ông Trump. Trước đó, Mỹ cắt giảm tài trợ cho cơ quan của Liên Hiệp Quốc dành cho người tị nạn Palestine và các bệnh viện ở Đông Jerusalem, nơi người Palestine muốn là thủ đô của quốc gia tương lai của mình.

"Chúng tôi lặp lại rằng các quyền của người Palestine không phải là để bán, chúng tôi sẽ không để yên cho những đe dọa và bắt nạt của Hoa Kỳ", Reuters dẫn lời ông Saeb Erekat, một quan chức Palestine, nói trong một tuyên bố.

"Theo đó, chúng tôi tiếp tục kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế mở cuộc điều tra trực tiếp về tội ác của Israel".

Israel chưa có phản ứng gì. Các văn phòng chính phủ nước này hiện đang đóng cửa nhân dịp năm mới của người Do Thái.

cpi4

Tòa nhà của ICC ở La Haye, Hà Lan.

Theo bản thảo bài phát biểu của ông Bolton, chính quyền của ông Trump "sẽ chống lại" nếu ICC tiến hành mở cuộc điều tra về tội phạm chiến tranh do các binh sĩ và chuyên gia tình báo Mỹ thực hiện trong cuộc chiến ở Afghanistan.

Nếu một cuộc điều tra như vậy xảy ra, chính quyền của ông Trump sẽ xem xét cấm các thẩm phán và công tố viên ICC nhập cảnh vào Hoa Kỳ, đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ khoản tiền nào mà họ có trong hệ thống tài chính của Mỹ và truy tố họ tại các tòa án Mỹ.

"Chúng tôi sẽ không hợp tác với ICC. Chúng tôi sẽ không hỗ trợ cho ICC. Chúng tôi sẽ không tham gia ICC. Chúng tôi sẽ để ICC tự tàn lụi. Thực ra, ICC đã chết đối với chúng tôi", bản thảo của ông Bolton nói.

Ngoài ra, Hoa Kỳ có thể đàm phán các thỏa thuận song phương ràng buộc hơn để ngăn cấm các quốc gia tố cáo công dân Mỹ ra tòa án có trụ sở tại La Haye, vẫn theo bản văn.

Mục đích của tòa án quốc tế là xét xử các thủ phạm gây tội ác chiến tranh, tội ác chống lại nhân loại và tội diệt chủng.

Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiệp ước Rome thành lập ICC vào năm 2002 và Tổng thống George W. Bush vào thời điểm đó đã phản đối tòa án này. Người kế nhiệm ông Bush, Tổng thống Barack Obama, đã thực hiện một số bước hợp tác với tòa án.

"Chúng tôi sẽ xem xét các bước trong Hội đồng Bảo an LHQ để hạn chế quyền hạn của tòa án, bao gồm đảm bảo rằng ICC không thực thi thẩm quyền đối với người Mỹ và công dân của các đồng minh chúng tôi, những người không phê chuẩn Quy chế Rome".

Trong khi đó, người Palestine phản ứng bất bình đối với việc cắt giảm tài trợ của Hoa Kỳ, cảnh báo rằng việc này có thể dẫn đến đói nghèo và thịnh nộ hơn, vốn là hai trong những yếu tố châm ngòi cho nhiều thập niên xung đột với Israel.

Tuần trước, Tổng thống Trump ra lệnh phân bổ 25 triệu đôla dành cho việc chăm sóc người Palestine ở Đông Jerusalem sang mục đích sử dụng khác.

"Quyết định này sẽ gây ra khó khăn nghiêm trọng về tiền bạc cho các bệnh viện và chắc chắn sẽ gây ra chậm trễ trong việc cứu sống và các điều trị khẩn cấp khác", ông Walid Nammour, người đứng đầu mạng lưới 6 bệnh viện bị ảnh hưởng nói với các phóng viên hôm 10/9. "Nói chung, quyết định này gây ra nguy cơ cho sức khỏe của 5 triệu người Palestine".

Published in Diễn đàn

Tháng 1/2017, sau khi Tổng thống Donald Trump nhận chức, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) lưỡng đảng đã công bố một báo cáo khuyến nghị rằng Chính phủ Mỹ dưới thời Donald Trump nên thông qua một chiến lược kinh tế toàn diện đối với khu vực Châu Á -Thái Bình Dương năng động.

Sau đó, nhân buổi điều trần hôm 17/04/2018 trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Thái Bình Dương, đã đưa ra một bản tuyên bố bằng văn bản, nói rằng tại Biển Đông, Trung Quốc đã xây dựng hàng loạt các trạm radar, hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống phòng thủ trên những thực thể đang tranh chấp như Đá Châu Viên, Đá Chữ thập, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Vành Khăn và Đá Xu bi. Ông nhận định : "Nói một cách ngắn gọn, Trung Quốc giờ có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống, trừ khi gây chiến với Mỹ".

my1

Bản đồ Vòng đai và Con đường của Trung Quốc

Hai bản phúc trình này được đưa ra nhằm lưu ý chính phủ Donald Trump về tầm quan trọng của vùng Châu Á - Thái Bình Dương và những gì đang xảy ra ở đó, nhưng với chính sách "Nước Mỹ trước hết" Trump đang làm gì để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông và vùng Đông Nam Á Châu ?

Trước khi nhận định về kế hoạch đối phó với Trung Quốc của chính phủ Donald Trump, chúng tôi xin trình bày qua đường lối và chính sách của chính phủ Hoa Kỳ trong thập niên vừa qua.

Chính sách thời Obama

Ngày 7/5/2009, phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã gửi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc công hàm về ranh giới thềm lục địa của Trung Quốc kèm theo bản đồ "đường 9 đoạn". Như vậy Trung Quốc đã chính thức nêu yêu sách khu vực nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn thuộc về Trung Quốc, mặc dầu không được luật pháp quốc tế công nhận. Kể từ đó, Trung Quốc công khai mở cuộc lấn chiếm trên Biển Đông. Chính quyền Obama đã đưa ra nhiều kế hoạch để đối phó lại.

1. Tuyên bố xoay trục về Châu Á - Thái Bình Dương

Ngày 17/11/2011, khi phát biểu trước Quốc hội Úc ở Canberra, Tổng thống Obama tuyên bố chiến lược "Quay trục về vùng Châu Á - Thái Bình Dương" (Pivot to Asia Pacific regional strategy). Ông nói : "Hoa Kỳ là cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ mãi hiện diện ở đây".

2. Hình thành Hiệp định TPP

Để đối phó với chiến lược "Made in China 2025" do Trung Quốc ban hành ngày 19/5/2015, ngày 4/2/2016 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - viết tắt TPP) đã được 12 nước ký kết tại Auckland, New Zealand, sau 5 năm đàm phán. Mục tiêu chính của Hiệp định này là xóa bỏ các rào cản trong việc phát triển kinh tế, cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế, điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại, gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.

Các thành viên của Hiệp định gồm có Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Trung Quốc bị loại ra ngoài.

3. Ngăn chặn Viêt Nam đứng hẵn về phía Trung Quốc

Việt Nam có một vi thế chiến lược quan trọng trong vùng Đông Nam Á, vì thế cả Mỹ, Trung Quốc lẫn Nga đều quan tâm đến Việt Nam. Cả Mỹ lẫn Nga đang biến Việt Nam thành một tiền đồn ngăn chận Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á.

3/01/ Tuyên bố đối tác toàn diện : Ngày 25/3/2013, tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký Tuyên bố chung về "Đối tác Toàn diện" (Comprehensive Partnership) giữa hai nước.

3.2. Viện trợ cho Việt Nam phát triển kinh tế : Mỹ đã giao việc yểm trợ Việt Nam phát triển kinh tế cho các đồng minh trong vùng. Trong 30 năm qua, tổng số vốn đầu tư FDI mà Việt Nam đã nhận được là 315,72 tỷ USD, trong đó Nam Hàn đứng đầu với 48,6 tỷ USD, Nhật Bản đúng thứ nhì với 39,8 tỉ USD, Singapore đứng thứ 3 với 38 tỉ USD… Hoa Kỳ đứng thứ 8 với 10,9 tỉ USD, còn Trung Quốc đứng thứ 9 với 10,7 tỷ USD.

3.3. Ưu đãi Việt Nam về thương mại : Hoa Kỳ cũng đã dành cho Việt Nam một định số xuất cảng cao với phần thâm hụt mậu dịch lớn về phía Hoa Kỳ. Năm 2015 Hoa Kỳ bị thâm hụt 30,91 tỷ USD ; năm 2016 : 31,99 tỷ USD ; năm 2017 : 38,35 tỷ USD... Nhờ sự ưu đãi này, Việt Nam mới có một số ngoại tệ đủ để trang trải các nhu cầu cần thiết.

Nhìn lại, chúng ta thấy mặc dầu được Mỹ ưu đãi, về chính trị và phát triển kinh tế, Việt Nam vẫn đi theo mô thức của Trung Quốc, còn về vũ khí Việt Nam đã mua đa số của Nga. Như vậy, Việt Nam đang "bắt cá ba tay" để thủ lợi. Mỹ cũng chấp nhận đường lối này để Việt Nam đừng đứng hẳn về phía Trung Quốc.

Donald Trump chủ trương phá bỏ

Sau khi lên nắm chính quyền, Donald Trump đưa ra chủ trương "Nước Mỹ trước tết" và quyết tâm phá sập tất cả các chính sách của nước Mỹ có từ trước, về đối nội cũng như đối ngoại, trong đó có kế hoạch bảo vệ Châu Á - Thái Bình Dương khỏi lọt vào tay Trung Quốc.

my2

Donald Trump đang bỏ rơi Biển Đông và Đông Nam Á ?

1. Rút khỏi Hiệp định TPP

Khi đang tranh cử, Đonald Trump đã tuyên bố sẽ hủy bỏ Hiệp Định TPP ngay sau khi đắc cử. Mới nhận chức ba ngày, ngày 23/01/2017, ông đã ký sắc lệnh hành pháp (executive order) rút khỏi hiệp định TPP. Số 11 quốc gia còn lại phải họp và điều chỉnh lại thành Hiệp định TPP-11, bỏ Mỹ ra ngoài, với cái tên mới là "Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương" (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership). Nhưng thiếu Mỹ, hiệu quả của hiệp định yếu đi nhiều. Các nước trong vùng tin rằng Mỹ sẽ trở lại sau khi Trump ra đi.

2. Hủy bỏ "chính sách xoay trục" về Đông Á

Ngày 14/3/2013, chính phủ Donald Trump tuyên bố "chính thức chấm dứt chính sách xoay trục" và sẽ có chính sách mới thay thế.  Nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy chính sách nào được công bố.

Trung Quốc thừa cơ lấn tới

Lợi dụng chủ trương bỏ ngỏ vùng Châu Á - Thái Bình Dương của Donald Trump, Trung Quốc đã đẩy mạnh chủ trương lấn chiếm Biển Đông và vùng Đông Nam Á Châu.

1. Đẩy mạnh lấn chiếm Biển Đông

Một nguồn tin của CNBC ngày 3/5/2018 cho biết, Trung Quốc đã âm thầm lắp đặt tên lửa hành trình YJ-12B và tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9B trên ba bãi Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn. Bản phúc trình ngày ngày 16/08/2018 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết Bắc Kinh "có thể tiếp tục mở rộng tầm hoạt động xa khỏi chuỗi đảo đầu tiên, chứng tỏ khả năng tấn công các lực lượng Mỹ và đồng minh tại Thái Bình Dương, kể cả đảo Guam". 

Năm ngoái, lần đầu tiên các máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc đã bay sát đảo Okinawa của Nhật, nơi đồn trú của phân nửa trong số 47.000 quân Mỹ tại Nhật Bản.

2. Mở rộng vùng ảnh hưởng ở Nam Á ?

Để thực hiện chính sách "Vòng đai và Con đường", Trung Quốc đã kết hợp với 21 quốc gia trong vùng đã thành lập "Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á" (AIIB - Asian Infrastructure Investment Bank) có trụ sở tại Bắc Kinh với số vốn điều lệ lên tới 100 tỷ USD. Trước tiên, Trung Quốc bỏ ra 40 tỷ USD. Đến nay đã có 57 quốc gia tham gia. Mỹ và Nhật đứng ngoài. Ngân hàng này sẽ tài trợ cho các công tác xây dựng đường bộ, đường sắt, nhà máy điện và các mạng lưới viễn thông cần thiết cho sự phát triển của các nền kinh tế trong khu vực. Trung Quốc sẽ chi ra hơn 1.000 tỷ USD để đầu tư xây dựng đường sắt, đường cao tốc và cảng nối liền Châu Âu và Châu Á.

Tính đến tháng 4/2017, Trung Quốc đã xây dựng 77 đặc khu tại 36 quốc gia, với 56 đặc khu nằm tại 20 quốc gia dọc theo tuyến "vành đai". Hơn 1.000 công ty Trung Quốc đã đầu tư 18,55 tỷ USD tại các đặc khu này. 

Phản ứng của Donald Trump

1. Những tiếng báo động đáng lo ngại

Trên The National Inteterest, Robert D. Blackwill, chuyên gia của Đại Học Harvard, đã đặt câu hỏi : "Liệu chính quyền Trump có phát triển chiến lược lớn đúng đắn để đối phó với Trung Quốc và bảo vệ những lợi ích sống còn của Hoa Kỳ hay không ?".

Ông Gregory B.Poling, Giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, nói rằng "chưa bao giờ cán cân ở Biển Đông nghiêng hẳn về Bắc Kinh như lúc này". CIA, FBI và nhiều chuyên gia đã cảnh báo Biển Đông và Miền Nam Châu Á đang rơi vào tay Trung Quốc.

Cựu Bộ trưởng quốc phòng của Mỹ Ashton Carter nói : "Có tới 1/2 dân số toàn cầu và gần 50% nền kinh tế thế giới tập trung tại Châu Á - Thái Bình Dương (APAC - Asia Pacific). Vì những lý do đó, khu vực này có một ý nghĩa hàng đầu đối với tương lai của Mỹ và của toàn thế giới".

2. Những giải pháp vô vọng

Trước những lời báo động nói trên, ông Alex Wong, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, tuyên bố thành lập "Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng" với lời giải thích rằng vùng này sẽ là một "hệ thống kinh tế quốc tế công bằng, bền vững và dựa trên luật lệ, các nguyên tắc của thị trường". Nhưng ông không đưa ra kế hoạch hành động cụ thể nào.

Ngày 30/5/2018, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, viết tắt là PACOM (Pacific Commant) nay được đổi tên là Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, viết tắt là IPCOM (Indo Pacific Commant). Nhưng một số nhà phân tích nói rằng đây chỉ là một hình thức nới rộng hoạt động của Hạm Đội 7 trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, chứ không có sự tăng cường lực lượng nào cả.

Nhiều nhận định cho rằng việc Mỹ hình thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương không phải để bảo vệ khu vực này mà chỉ nhắm thuyết phục ba cường quốc trong vùng là Nhật Bản, Ấn Độ và Úc hình thành một tổ chức đối đầu với Trung Quốc và mua võ khí của Mỹ, nhất là hỏa tiễn tầm xa THAAD. Nhưng Nhật từ chối mua hỏa tiễn THAAD của Lockheed Martin và chỉ mua tượng trưng 2 hệ thống Aegis có giá khoảng 2 tỷ USD, Úc từ chối không mua vì không có nhu cầu, còn Ấn Độ chẳng những không mua mà còn đi thương lượng để mua hỏa tiễn S-400 của Nga !

Trước tình trạng này, ngày 30/07/2018 tại một diễn đàn của Phòng Thương mại Mỹ ở thủ đô Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố một số sáng kiến đầu tư của Mỹ ở Châu Á, tập trung vào kinh tế, năng lượng và cơ sở hạ tầng. Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh : "Mỹ không tìm kiếm vai trò thống trị trong khu vực và sẽ chống lại bất kỳ nước nào có ý đồ này". Ông thông báo gói đầu tư trị giá 113 triệu USD cho các sáng kiến phát triển công nghệ mới, năng lượng và cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ông khẳng định : "Đây là một minh chứng cho sự cam kết của Mỹ đối với hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Hôm 24/07/2018, trong một cuộc họp báo sau khi gặp Ngoại trưởng Úc Julie Bishop, Ngoại trưởng Pompeo nói rằng ông tin các nước Nam Thái Bình Dương sẽ chọn Mỹ làm đồng minh chứ không phải Trung Quốc, bất chấp Bắc Kinh đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực.

Không ai tin rằng với một gói đầu tư trị giá 113 triệu USD, Hoa Kỳ có thể làm cho các nước Nam Thái Bình Dương từ bỏ Trung Quốc và quay trở lại làm đồng minh với Mỹ. Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể chiếm 1/2 nền kinh tế toàn cầu trong vòng nhiều thập kỷ tới, song vẫn cần đầu tư gần 26.000 tỷ USD để hoàn thiện tiềm năng này.

Các nước sẽ đứng về phía Trung Quốc ?

Trong Báo cáo về Chiến lược Quốc phòng của Mỹ 2018, Tướng Mattis, Bộ trưởng quốc phòng, nhận định rằng Trung Quốc đang sử dụng các hoạt động gây ảnh hưởng, hiện đại hóa quân sự và kinh tế để xâm lấn các nước láng giềng nhằm tạo một trật tự mới ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ông Christopher Wray, Giám đốc FBI của Hoa Kỳ nói tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado : "Trung Quốc đang là một mối đe doạ lớn nhất mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt". Còn ông Michael Collins, Phó Trợ lý Giám đốc thuộc Trung tâm nhiệm vụ Đông Á của CIA, đã đi đến kết luận rằng "cuối cùng các nước trên thế giới khi quyết định các lợi ích của họ trong các vấn đề chính sách sẽ chọn về phía Trung Quốc thay vì Mỹ".

Trong thực tế, các nước Đông Nam Châu Á là Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh, Sri Lanka, Philippines và Brunei đã đi theo Trung Quốc. Malaysia đang thương lượng lại với Trung Quốc về kế hoạch đầu tư, còn Indonesia bỏ mặc. Việt Nam chơi trò đu dây bằng cách "bắt cá ba tay". Mỹ gần như không còn ảnh hưởng bao nhiêu trong vùng này.

Ngày 24/08/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 5