Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

samedi, 12 mars 2022 10:09

Giang Nam

Giang Nam (Giang Nam) nổi tiếng với bài thơ Quê Hương, viết từ năm 1960. Tác phẩm được giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, và cho mãi đến nay vẫn còn có người còn nhớ được đôi câu – theo như lời kể của tác giả với phóng viên Quảng Nam online :

giangnam1

Ông khoe với tôi rằng suýt nữa thì mất cái vé tàu bay từ Sài Gòn về Cam Ranh : "Tôi bị kẹt xe, lại vừa "kẹt nước ngập" nên đến sân bay làm thủ tục bị trễ. Nhân viên nhà tàu bay họ thấy ông già lớ ngớ nên hỏi "ông ơi, ông đi chuyến nào ạ ?". Tôi đưa vé ra thì… tàu chuẩn bị bay rồi. Nhìn cái tên Giang Nam, cô bé nhân viên chợt hỏi : "Ủa chớ ông là nhà thơ… "Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm" đó hả ?". Tôi gật đầu xác nhận.

Thế là cô bé đó dặn tôi "đứng im chỗ này" và chạy đi trao đổi với ai đó một lúc khá lâu rồi quay lại : "Ông đi chuyến sau nhé". Tôi đi vé giá rẻ, nghĩa là đến làm thủ tục trễ thì mất, phải mua tiếp chuyến sau, nhưng trong trường hợp này, tôi được… miễn mua vé lần nữa. Tôi cứ suy nghĩ mãi, không biết do cái tên trên chứng minh nhân dân là Giang Nam hay là do trời mưa ngập nước và kẹt xe nên họ "tha" cho ông già này ?

Tôi nói với ông : "Chắc là do cái tên Giang Nam chớ Sài Gòn mưa ngập và kẹt xe thì như cơm bữa, còn lâu nhà tàu bay họ mới "tha" cho chuyện hành khách đến trễ !". Ông gật gù : "Thì ra cái "uy" nhà thơ cũng được ấy chứ, anh nhỉ ?". Nói rồi ông cười thành tiếng – điều khá hiếm ở nhà thơ đang ở tuổi 90 này.

Cái "uy" của nhà thơ – quả nhiên – "được" thật, và (rõ ràng) là đã giúp cho Giang Nam đỡ phải tốn tiền mua thêm một cái vé tầu bay. Tuy thế, cũng chính vì chút ảo tưởng về cái "uy" của mình nên thi sĩ vừa bị… lỡ một chuyến tầu đời !

Ngày 11 tháng 2 năm 2022, Bộ Văn hóa và Thông tin có thông cáo rằng "nhà thơ Giang Nam không được xét đặc cách Giải thưởng Hồ Chí Minh" và "đề nghị Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Khánh Hòa hướng dẫn tác giả đăng ký xét tặng giải thưởng trong đợt đăng ký kế tiếp".

"Đề nghị" oái oăm này, đối với một người đã gần đất xa trời, khiến tôi nhớ đến mấy câu thơ viết vào năm 1920 của Tản Đà :

"Vèo trông lá rụng đầy sân

Công danh phù thế có ngần ấy thôi"

khi thi sĩ vừa mới qua tuổi ba mươi. Giang Nam nay đã sắp "hai 50 rồi" mà xem chừng vẫn chưa hiểu thế nào là "công danh phù thế" vậy ? Ông tiếc vì đã hy sinh quá nhiều mà nhận lại được quá ít nên vẫn cứ phải cố vớt vát, gỡ gạc được (thêm) chút nào hay chút đó chăng ?

giangnam2

Nếu "lỡ" đúng vậy thì e là thi nhân đã kỳ vọng hơi quá nhiều vào những câu thơ sáng tác do "lầm lẫn" của mình – theo như lời của chính ông tâm sự với phóng viên báo Thanh Niên :

Bà Phạm Thị Chiều, vợ nhà thơ Giang Nam, vừa qua đời tại Nha Trang, hưởng thọ 83 tuổi. Bà chính là "cô du kích" trong bài thơ Quê hương nổi tiếng của Giang Nam, từng lay động nhiều thế hệ những người yêu thơ suốt 53 năm qua.

"Cô du kích" trong bài thơ với tiếng cười "khúc khích" và đôi mắt "đen tròn" đã bị "giặc giết em rồi quăng mất xác", còn bà Chiều thì vẫn gắn bó với nhà thơ Giang Nam đến tận hôm nay.

Sở dĩ có sự "vô lý" trên là do nhầm lẫn từ một nguồn tin của cơ sở trong thành báo ra. Nhà thơ Giang Nam nhớ lại : "Tôi và nhà tôi có cảm tình với nhau từ khi còn ở chiến khu Đá Bàn (Khánh Hòa) trong kháng chiến chống Pháp. Mãi đến năm 1955 chúng tôi mới cưới nhau. 

Cuộc chiến tranh chống Mỹ mỗi lúc một khốc liệt, để tránh sự bố ráp của kẻ thù, tổ chức phân công cả hai chúng tôi vào hoạt động tại Biên Hòa. Chẳng bao lâu sau, vợ và con gái tôi bị địch bắt giam tại nhà tù Phú Lợi. 

Giữa năm 1960, tôi nghe tổ chức thông báo rằng vợ con tôi bị địch sát hại trong nhà tù này. Quá đau đớn, trong một buổi tối ở rừng, tôi đã viết xong bài thơ Quê hương. Sau này tôi mới biết, thông tin trên là do nhầm lẫn".

Chuyện nhà tù Phú Lợi thì tôi cũng có được biết sơ sơ, qua lời của đôi ba tác giả : 

Ngô Nhật ĐăngNăm 58, ở miền Bắc có một sự kiện gây xúc động sâu sắc, đó là vụ ‘Đầu độc ở nhà tù Phú Lợi’, ‘Chính quyền Ngô Đình Diệm đã bỏ thuốc độc vào thức ăn, làm chết 4 ngàn tù nhân’. Đến năm tôi lên 6, 7 tuổi vẫn còn được nghe kể về nó, các cuộc mít-tinh đông đảo ở quảng trường Nhà hát lớn, ở nhà Đấu xảo, hàng chục ngàn người đầu chít khăn tang khóc ròng, thanh niên chích máu viết đơn xin vào Nam chiến đấu v.v.

Ở trường chúng tôi được học bài thơ ‘Thù muôn đời muôn kiếp không tan’ của Tố Hữu. Sau 75 mới biết, vụ này là bịa đặt, có mấy người ăn phải thức ăn thiu, bị ngộ độc thực phẩm, ông Diệm phải cho xe chở đi cấp cứu, thế là thành chuyện… 

Thái Bá Tân :

Tháng Năm năm Bảy Bảy

Tôi đến nhà tù này

Một khu nhà hoang vắng

Xung quanh cỏ mọc dày

Hỏi thì người ta nói

Đó là chuyện tầm phào

Không hề có chuyện ấy

Không có thảm sát nào

Vậy là những ngày ấy

Chúng tôi, lũ học sinh

Đã uổng công bỏ học

Để tham gia biểu tình

Khóc cho cái không có

Căm thù cái hư vô.

Đảng nhờ vào lòng "căm thù Đế quốc Mỹ xâm lược" của lắm người nên đã chiếm thêm được miền Nam. Còn Giang Nam thì cũng nhờ "căm thù cái hư vô" mà được "cơ cấu" làm Đại biểu Quốc hội Khóa VI, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Khánh (1989-1993), và nhận lãnh Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001, cùng vô số huy chương/huy hiệu khác : Huân chương Quyết Thắng Chống Pháp, Huân chương Chống Mỹ Cứu Nước, Huân chương Độc Lập, Huy chương Vì Sự Nghiệp Văn Học Nghệ Thuật, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng …

Cùng là thi nhân nhưng Phùng Quán – một người sinh cùng thời với Giang Nam – chỉ mong có thể "vịn câu thơ và đứng dậy" vào "những phút yếu lòng" thôi, và vẫn sống âm thầm bằng "cá trộm/rượu chịu/văn chui, chớ nào có bao giờ dám nghĩ đến việc dùng thi ca để "leo trèo" trên những nấc thang danh lợi.

Thôi thì cứ tặng thêm cho Giang Nam một cái Giải thưởng Hồ Chí Minh nữa đi cho nó vui cửa vui nhà. Hẳn là Bộ Văn Hóa cũng chả hẹp hòi hay xét nét gì đâu. Vấn đề, tuy thế, có chút trở ngại về "thủ tục hành chánh" mà thôi – theo như lời giải thích của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, vào hôm 21 tháng 2 vừa qua : 

"Xét những đóng góp trong cuộc đời và sự sáng tạo trong văn chương, theo chúng tôi, nhà thơ Giang Nam hoàn toàn xứng đáng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải làm theo những quy chế đã đặt ra từ trước. Theo đó, chỉ những ai đăng ký tham dự giải thưởng Nhà nước, hoặc giải thưởng Hồ Chí Minh thì hội đồng mới có quyền bình xét".

Té ra là như vậy. Nghe xong mà thấy "nhẹ" cả người !

Ấy thế mà tôi lại cứ tưởng là vì Giang Nam đã hết thời rồi nên không còn được "đoái hoài" gì đến. Ông tuy chưa chôn nhưng đã chết, và đã hóa ra một quả chanh khô. Tôi còn tưởng rằng Đảng và Nhà nước không muốn dây dưa gì với hình ảnh cái mũ tai bèo, cái khăn rằn, và đám du kích nữa. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì đã mồ yên mả đẹp tự lâu. Chớ nên nhắc đến sợ giây thừng trong một gia đình đã có người thắt cổ ? 

Tưởng vậy mà không phải vậy. Thiệt là tưởng năng thối !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 04/03/2022

Published in Văn hóa

Mấy nước cộng sản độc tài đang lúng túng về thiết chế và tổ chức xã hội, vì có thể đã nhận ra nó khá kỳ quặc đối với xã hội dân chủ và văn minh. Một số lãnh đạo khi lúng túng thì tuyên bố "chúng ta đi còn đường khác, xây dựng đất nước kiểu khác" để phản đối mọi kiến nghị của giới trí thức tiến bộ muốn hòa nhập với thế giới.

dang1

Cờ hiệu Đảng cộng sản Việt Nam - Ảnh minh họa

Dẫn nhập

Hiện nay vấn đề "Chính trị học xã hội chủ nghĩa Việt Nam" có quá nhiều vấn đề nổi cộm. 

Từ nền chính trị phong kiến trong quan hệ văn hoá nghìn năm với Trung Quốc để lại một nền ngôn ngữ Việt Nam hiện đại với số lượng từ Hán -Việt cực lớn. Sang đầu thế kỷ XX, con tàu văn hoá Việt Nam bẻ ngoặt đột ngột chuyển từ hướng Bắc sang hướng Tây, liên hệ ngày càng mật thiết với văn hoá dân chủ nhân văn Âu- Mỹ. Tuy nhiên quan hệ chính trị tư tưởng lại bị buộc chặt với Trung Quốc, chính xác là Trung Quốc, chưa biết đến bao giờ mới "thoát". Do vậy, nền chính trị- văn hoá Việt Nam hiện nay ngổn ngang trăm mối về ngôn từ, về sự chính danh, dẫn đến hành xử lúng túng trong thực tế.

Hai thuật ngữ chính trị cơ bản nhất là tên hiệu quốc gia (nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đảng cộng sản Việt Nam) đã được nhiều học giả bàn kỹ, đề nghị thay đổi trong một số bản Kiến nghị của nhóm trí thức tiên phong và cá nhân gửi cho Đảng toàn trị. Tuy nhiên Đảng độc tài không thể hồi âm, vậy nên chúng tôi không bàn nữa. Xin bàn tiếp về một số thuật ngữ khác.

1. Đảng ?

Khái niệm "đảng" vốn xuất sinh như nhau từ cả phương Đông và phương Tây, đó là nhu cầu phát triển xã hội từ hàng ngàn năm qua.

Chữ "đảng" trong Hán ngữ và chữ Nho : 

dang1

Đảng gồm các nghĩa gần nhau : nhóm, băng, bè, lũ, tùng đảng, họ hàng…

Đảng là kiểu chữ hội ý, do nhiều thành tố tổ hợp lại (kể từ trên xuống, các nét chữ thể hiện : ánh sáng, mái nhà, ngôn luận, màu đen, bí mật, lãnh thổ, hoạt động).

Phương Tây lập đảng với chữ Party (Partes, Latin ; Partie, Pháp ; Partido, Tây ban nha) để chỉ nhóm người, đoàn người, bàn tiệc, đảng phái… Tương đồng ngữ nghĩa đó cho thấy "đảng" là nhu cầu chung, tất yếu của các cộng đồng nhân loại. 

"Kết bè lập đảng" là nhu cầu tự nhiên của cộng đồng. Vốn từ trong một làng xã, "đảng" mặc nhiên thành lập : đó là hình thức họ tộc. Nhiều nhóm người khác sẽ hình thành trong một cộng đồng, từ làng quê tới phố thị (phường) và rộng ra đất nước, trên cơ sở lãnh thổ. Các thể loại đảng rất phong phú. Đảng kinh tế (nghề nghiệp), đảng tôn giáo, đảng võ lâm…và sau hết, đảng chính trị.

Ở đây chỉ bàn về đảng chính trị. 

Đương nhiên sẽ có sự ganh đua giữa các đảng, lành mạnh hay không là do pháp luật, hiến pháp qui định. Cạnh tranh là động lực phát triển xã hội cộng đồng. Khi một đảng chính trị giữ quyền độc tài thì nó tìm cách tiêu diệt hết đảng khác. Khi ấy cộng đồng sẽ tê liệt và ngừng phát triển, thậm chí rối loạn. Thực ra khi xu hướng cạnh tranh tự nhiên được điều khiển bằng thiết chế pháp luật thì đó sẽ là động lực phát triển xã hội. Có những kẻ gọi cạnh tranh tự nhiên ấy là "đấu tranh giai cấp"và đương nhiên phải dùng "bạo lực cách mạng". Đây là sự ngụy biện đầu tiên và mê muội đầu tiên.

Chính nhờ sự ganh đua giữa đảng chính trị, loài người đã đẩy chế độ phong kiến trung cổ vào quá khứ. Chế độ dân chủ tư sản thường xuyên tự đấu tranh và cải thiện vì các đảng tự do hoạt động (đa đảng). Trong đó có thể nảy sinh một "đảng cách mạng" tự cho là duy nhất và tìm mọi cách tồn tại một mình một chợ. Hiển nhiên nó trở nên độc tài.

"Liên minh búa liềm" là sự áp đặt, khiên cưỡng của đảng cộng sản. Họ chọn 2 quần thể số lượng đông đảo nhất để lấn áp phần cộng đồng còn lại.

Hai giai cấp lao động với 2 phương thức sản xuất khác nhau, được điều chỉnh bằng qui luật kinh tế thị trường. Đảng cộng sản duy ý chí hòng "chỉ đạo quản lý", "liên kết" hai giai cấp thực ra là sự phá hoại giai cấp.

Đảng cộng sản chỉ kích động "hai giai cấp" để giành được chính quyền. Kế đó họ tạo ra một "giai cấp mới" theo kiểu "chọn lọc". Như công trình nghiên cứu sớm nhất về chủ nghĩa cộng sản và Đảng cộng sản của Donovan Djilas một lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản Nam Tư đã vạch ra rõ ràng bản chất và quá trình vòng đời của nó từ năm 1963.

Khi chỉ còn một đảng tồn tại duy nhất trong một cộng đồng thì coi như "đảng" đã chết, khái niệm đã tiêu biến. Nếu muốn sống dai thì nó phải đánh tráo khái niệm, nói cách khác là, nó phải lừa dối cộng đồng. Chỉ tồn tại 1 đảng là điều bất thường - trái đạo lý tự nhiên của một cộng đồng.

"Mặt trận tổ quốc" là gì ?

Rõ ràng xưa nay ai cũng biết "Mặt trận" là chỗ đánh nhau, là tổ chức hoạt động chiến tranh. Xuất phát từ chữ "tiền tuyến"- nơi đối mặt tiếp xúc hướng về phái kẻ thù. Ở phương Tây, tổ chức Front- line cũng là mặt trận, chỉ tồn tại trong chiến tranh. Mặt trận Bình dân Pháp (tiếng Pháp : Front Populaire) là một liên minh chính trị của các lực lượng cánh tả ở Pháp bao gồm Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản, Chi hội Pháp của Công nhân Lao động Quốc tế (SFIO) đóng vai trò khoảng 1936-1939. Xong nhiệm vụ của nó thì giải thể.

dang2

Ngày nay "mặt trận tổ quốc" là một tổ chức trá hình dân chúng mang cái vẻ cộng đồng.

Khi thế chiến II nổ ra chống bọn phát xít, mặt trận mới xuất hiện. Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Tây, trong chiến tranh thế giới thứ II chống phe Trục (phe phát xít Đức Ý Nhật). Khi chiến tranh kết thúc, các mặt trận đó mặc nhiên giải tán hoạt động.

Mặt trận Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh) với mục đích công khai là "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, cùng nhau giành lại nền độc lập Việt Nam bằng bạo lực"..

Chiến tranh và xung đột kết thúc, đương nhiên các "mặt trận" cũng hoàn thành mục tiêu của họ và mặc nhiên giải thể tổ chức.

Lẽ nào khi Việt Nam độc lập, chiến tranh kết thúc, Đảng cộng sản lại lập ra "Mặt trận tổ quốc" để chống lại "mặt trận" nào, đối mặt với đối tượng nào ? !

Ngày nay "mặt trận tổ quốc" là một tổ chức trá hình dân chúng mang cái vẻ cộng đồng. Chưa nói chuyện ghép chữ "tổ quốc" rất khiên cưỡng vào "mặt trận" để mị dân.

Hóa ra, hãy xem chức năng của "Mặt trận tổ quốc" thì biết rằng đây là công cụ của Đảng cộng sản nhằm củng cố quyền lực độc tài của họ.

Ở Trung Quốc, một tổ chức công cụ tương tự "Mặt trận tổ quốc". Tuy nhiên họ khôn ngoan gọi là "Chính hiệp". (Hội nghị hiệp thương chính trị Trung Quốc) viết tắt "Chính hiệp Toàn quốc", tức là cấp trung ương, và các cấp thấp hơn ở tỉnh thành.

Tuy hai bên biên giới dùng từ ngữ khác nhau, nhưng hai nước cộng sản cùng một mục đích. Người Trung Quốc có ưu điểm dùng từ chính xác hơn. Họ nói thẳng mục đích của họ và dùng "chính hiệp" làm "công cụ" giúp cho Đảng cai trị được chính danh. Còn Việt Nam thì láu cá ranh ma, dùng từ ngữ bất chính danh (mặt trận tổ quốc) chỉ nhằm mị dân thôi.

Mục đích của hai đảng là tước đoạt quyền bầu cử của nhân dân. Họ dành quyền đó cho "Chính hiệp" và "Mặt trận", nôm na gọi "đảng cử dân bầu". Thậm chí ngày nay họ chẳng cần "dân bầu" nữa, họ chọn người gọi là "qui hoạch" rồi phân công, chuyển đổi tùy hứng, bất kỳ lúc nào, họ chỉ thông báo cho cộng đồng biết, qua báo chí.

"Mặt trận tổ quốc Việt Nam" làm việc gì ?

Thực chất "Mặt trận" chỉ nhằm giữ chặt cái quyền lực "Hội đồng bầu cử quốc gia" bên trong do đảng thao túng, chọn nhân sự theo ý đảng, dưới danh nghĩa "tổ quốc" ! Vài năm một lần, cái Mặt trận này bao thầu cái việc chọn nhân sự cho bầu cử. Ngoài ra thì "Mặt trận" thi thoảng đi cứu trợ nạn nhân thiên tai lũ lụt, kêu gọi làm từ thiện. Đáng lẽ công việc này có thể ghép vào Bộ Lao động, thương binh và xã hội đảm nhiệm cũng xong. 

Quyền dân chủ cơ bản nhất của nhân dân là bầu cử người đại diện cho mình. Quyền đó đã bị Đảng giành lấy bằng công cụ "Mặt trận tổ quốc" (và "Chính hiệp" ở Trung quốc) chính là trò dân chủ giả hiệu. Đảng chủ trương nắm chắc 100% công tác cán bộ. Đảng đã chuẩn bị sẵn qui hoạch "cán bộ cấp chiến lược" cho các loại đại hội. Họ chẳng thèm giấu diếm sự độc tài, thỉnh thoảng lại đăng lên báo "nhân sự mới" lãnh đạo tỉnh này thành kia, bộ này ngành nọ. Nhân dân cứ trơ mắt ra mà nhìn đảnh cộng sản dùng "Mặt trận" diễn trò như xem bóng đá, khán giả chỉ được ngồi trên các khán đài vỗ tay, không được "nhảy vào sân".

Dân Vận là gì ?

Đó là một thiết chế đảng nắm lấy các hội đoàn chính trị-xã hội như Công doàn, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, các Hội khoa học, Hội văn học nghệ thuật… Tiến một bước nữa, họ không công nhận hội đoàn xã hội dân sự như một hoạt động tự nhiên của cộng đồng xã hội. Đảng đã giữ quyền toàn trị, họ sẽ biến mọi ý đồ thành luật pháp. Bên cạnh chức năng hàng ngang kể trên, "Mặt trận tổ quốc" và "Ban dân vận" cũng thiết kế theo hàng dọc từ trung ương đến địa phương. Hiện nay Ban Dân vận Trung ương, ngoài văn phòng và một Tạp chí còn có 6 vụ và 2 cơ quan đại diện. Có một trưởng và 5 phó ban, có trên 30 vụ trưởng, vụ phó hoặc tương đương (số cán bộ và nhân viên chắc phải đến trên trăm).

dang3

Ban Dân vận Trung ương, ngoài văn phòng và một Tạp chí còn có 6 vụ và 2 cơ quan đại diện. 

Ban Dân vận ở các tỉnh thành quận huyện cứ theo quy mô của Trung ương mà phát triển, tổng số cán bộ, nhân viên có lẽ đến nhiều ngàn. Hình như các đảng cầm quyền ở các nước dân chủ không nơi nào có tổ chức tương tự. Để tỏ ra Dân vận là quan trọng nên Đảng cần có một ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác này. Tuy nhiên có khi họ cũng chỉ cần một ủy viên trung ương đảng. Về tuyên truyền, đảng nói : Chính quyền của Dân, do Dân, vì Dân, nhưng thực tế chính quyền là của họ, họ dùng bạo lực và thủ đoạn để cướp Quyền Dân.

Đã tới lúc Đại hội đảng 13 cần lo tính việc giải tán nhiều ban bệ của Đảng, trong đó có Mặt trận Tổ quốc và Ban Dân vận. Mặt khác cần phải công nhận xã hội dân sự với các luật tương ứng.

Chưa ở đâu có một "siêu chính phủ" kè kè bên cạnh một chính phủ của "đảng cử dân bầu".

Họ khuyến khích các địa phương nên sáp nhập những cơ quan đảng và cơ quan chính quyền, giữa các cơ quan đảng với nhau. Nhưng chừa lại giữ nguyên ở cấp trung ương. Không có một cơ chê nào, mặc cho địa phương tùy hứng.

Cần Thơ vừa hân hoan công bố ghép hai tổ chức Mặt trận và Dân vận vào một mâm, dồn Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy và Thanh tra nhà nước Tỉnh vào ngồi một cỗ… 

Ô hay, tỉnh nào tỉnh đó xúm nhau chơi bàn cờ chính trị tùy hứng, cứ coi đất nước là của riêng nhà họ.

Mấy nước cộng sản độc tài đang lúng túng về thiết chế và tổ chức xã hội, vì có thể đã nhận ra nó khá kỳ quặc đối với xã hội dân chủ và văn minh. Một số lãnh đạo khi lúng túng thì tuyên bố "chúng ta đi còn đường khác, xây dựng đất nước kiểu khác" để phản đối mọi kiến nghị của giới trí thức tiến bộ muốn hòa nhập với thế giới. 

Đó cũng chỉ là một biểu hiện rõ rệt của thói kiêu ngạo cộng sản mà thôi.

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 13/11/2018

Published in Diễn đàn
lundi, 14 octobre 2019 21:02

Văn nghệ sĩ làm khổ lãnh tụ

Trong lịch sử loài người, thực ra một lãnh tụ cao cả đến đâu cũng có quyền hưởng một cuộc sống bình thường. Đôi khi có thể khác thường một chút cũng được. Công chúng xưa nay không quá khắt khe với vĩ nhân. Nhất là cuộc đời nhiều khi lâm vào những cảnh huống khó lường. Các triều đại Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn có những chuyện bê bối nhân dân biết cả nhưng vẫn thờ phượng công lao chủ yếu của vua chúa tướng lãnh… Thậm chí đôi nét đời thường của lãnh tụ còn làm người dân cảm thấy gần gũi và có thể học tập được. 

Mỹ học chân chính xưa nay đã lập thuyết như vậy.

vns0

Chính vì quan niệm sai lầm và / hoặc bốc đồng mà đám văn nghệ sĩ muốn tỏ lòng mình kính yêu lãnh tụ - Ảnh minh họa 

Chính vì quan niệm sai lầm và / hoặc bốc đồng mà đám văn nghệ sĩ muốn tỏ lòng mình kính yêu lãnh tụ, tỏ ra mình là người ca tụng giỏi, nên đã ra tay ca tụng một lãnh tụ thoải mái ngôn từ, vô hình trung tạo một vòng vây ngôn từ bao quanh lãnh tụ khiến lãnh tụ trở nên… khó xử. 

Quan niệm sai lầm khi "xức dầu thành" cho lãnh tụ thành thần tượng cao vời vợi, người dân "kính nhi viễn chi", nên khi hô hào "học tập làm theo" thì lại khó khăn. "Xức dầu thánh" là thi pháp thời trung cổ, đến thời hiện đại trở nên rất lạc hậu, trái lại trở thành hài kịch 

Tuy vậy có lãnh tụ như Mao trùm Trung Quốc mặc kệ tuyên truyền ca tụng, ông ta vẫn mặc sức ăn chơi xả láng sáng về sớm (1). Lãnh tụ Mao coi việc ca tụng như đó là nghĩa vụ công tác của các người văn nghệ sĩ. 

Bài hát "Vì nhân dân quên mình" của Doãn Quang Khải nhờ giai điệu và một số ca từ hào hùng của nó nên bộ đội dễ thuộc. Thế nhưng các câu khoa trương "Người chỉ biết có dân", "người chỉ vui khi nào toàn dân hết đau thương" thì quả là khoa trương quá mức. Bởi vì sự thật là trong suốt thời gian cuộc đời của lãnh tụ ấy thì toàn dân còn đói khổ và tổn hại vì chiến tranh, chưa hết đau thương. Vậy thì cả đời lãnh tụ sẽ không được vui . 

Nhưng ông Tố Hữu lại làm thơ ví von thế này : 

"Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười,

Người rực rỡ một mặt trời cách mạng.

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập chạng dưới chân Người".

Vậy mà nhà nước lại chọn bài hát này làm bài hát chính thức cho quân đội. 

Ông Cụ đi công tác, nhìn mãi khẩu hiệu "muôn năm" dọc đường đi, bèn cười cười bảo mấy ông tháp tùng rằng "mình chỉ muốn nằm hôi". Có thể đó là nói đùa vui, có thể là nói thật. Ai khẳng định ? Có thể ông Cụ cũng chẳng thích cái câu tung hô kiểu phong kiến đó nghe rất nhàm tai. 

Hay chuyện "cậu bé đuốc sống Lê Văn Tám", tác giả Trần Huy Liệu phó thác cho Giáo sư Phan Huy Lê công bố (sau khi ông Liệu qua đời) đó là hư cấu phục vụ tuyên truyền. Báo chí chính thống cũng chả dám công bố rộng rãi, Đảng im lặng, sợ dân sốc. Nhưng đã có những công viên, trường học lỡ quá trớn tuyên truyền đặt tên mất rồi, nay đục sửa làm sao ? ! 

Rồi chuyện xe tăng nào vào dinh Độc lập đầu tiên nữa. Trót chỉ đạo cho lãnh đạo có công to nhất rồi, giờ cần ghi công lại cho ông cấp thấp hơn thì phức tạp quá. Hóa ra lãnh đạo cướp công của lính ? Thôi đành mặc nó vùi sâu chôn chặt. Ai ngờ bọn nhà báo có bằng chứng nước ngoài cứng họng, chọc thối, nên đành công bố sự thật. Lại còn vụ ai soạn văn bản "bàn giao/đầu hàng" ngày 30/4 nữa. Sau cùng quân đội chọn đi hàng hai là : hai người cùng soạn. Báo chí nước ngoài vẫn kiên quyết chỉ có một ông trung tá Bùi Tùng thôi, chẳng phải anh đại úy (nay là trung tướng). 

Hay như việc công bố ngày lãnh tụ qua đời, nó không hề nhạy cảm khi nói ra sự thật. Nhưng cũng phải mất 20 năm mới dám công bố sự thật, đó cũng là sau "đổi mới", quan niệm cũng đã cởi mở hơn. 

Chuyện phức tạp hơn nhiều lần là duy trì việc ướp xác. Bao năm nay đã tuyên truyền về việc phải ướp xác ồi, giờ muốn hỏa táng là cực kỳ khó ăn khó nói, bởi đồng bào quen nghe vậy rồi. Trươc đây đã nêu ra lý do "ướp xác" là cần thiết, là tỏ lòng biết ơn. Nay dân trí thay đổi, kể cả một số quan trí cũng thay đổi, nghĩ lại, thực lòng muốn ngừng lại, thì biết lấy lý do gì bây giờ ? 

Mặt khác ai cũng biết di chúc của bất kỳ ai cũng là thiêng liêng, trừ phi di chúc đó trái luật hoặc trái đạo đức. Nhưng đố ông quan đương chức nào dám mở miệng đòi thực hiện đúng di nguyện của lãnh tụ. Thế nên, có lẽ các ông "đương" mới phải gợi ý (xúi) các ông cựu, hưu trí nói ra chuyện đó. Vừa rồi có ông Nguyễn Đình Bin (cựu thứ trưởng ngoại giao), trước đó là ông Nghị (cựu bí thư Hà Nội). Ông Phạm Quang Nghị nói trong tạp chí "Xưa và Nay" của Hội sử học, ông Bin viết bản Kiến nghị gửi thẳng trung ương và quốc hội, và nói luôn trên trang FB cho đồng bào cùng biết để gây áp lực rộng rãi. Vậy mà các báo chính thống cũng không dám đăng tin vì chưa biết ý chính thống Ban tuyên giáo thế nào. Ngay cả ý kiến của ông Nghị chỉ có tạp chí "Xưa và Nay" của Hội Lịch sử dám đăng. Mà Tạp chí đó có mấy ai đọc đâu. Lỡ mấy ông cựu chiến binh "vào sinh ra tử" mà đọc được có khi kéo nhau đi đào cả mả bố tổng biên tập lên ấy chứ. 

Tương tự vậy, về danh xưng "ngụy Sài gòn". Có thể thực tâm đảng và tuyên giáo cũng muốn bỏ từ đó lâu rồi, vì nói thế khó xử ngoại giao lắm. Lại còn gây bất đồng dân tộc nữa. Trên hệ thống media của đảng cũng đã giảm tối đa khi nhắc tới "ngụy". 

Nhưng đảng cũng chả dám ra 1 văn bản chính thức nào về việc từ bỏ danh xưng "ngụy" để chỉ chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Vì trót nhồi sọ nhân dân lâu quá rồi, bây giờ mà ra văn bản đấy, khéo "bò đỏ" nó biểu tình. Thế nên đảng mới chơi bài lẳng lặng xúi hội anh em sử gia sửa lại quốc sử, xóa chữ "ngụy" đi. Vụ đấy hẳn là có chỉ đạo từ Bộ Chính trị, chứ bố các anh sử gia nào dám tự tiện. Việc bỏ khái niệm "ngụy" là tất yếu phải làm, lý do cơ bản nhất là để có lý lẽ mà đòi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Thực tế là thế, nhưng cuộc "tái tẩy não" cho "quần chúng kiên trung" là vô cùng khó. Đảng cũng phải sợ "đám cứng não" này, nhất là mấy bố tướng tá, cậy công dây dưa tý máu xương, giờ vỗ ngực công thần, nhận mình "có chính nghĩa hơn cả đảng" ! 

Trên mạng có đăng clip mấy ông tướng và một ông tiến sĩ bò đỏ đòi gặp cả Tổng bí thư để kiến nghị, bức xúc về việc bỏ chữ ngụy. Tổng bí thư cáo bận, trưởng ban Tuyên giáo cáo bận, đẩy cho anh Đam phó thủ ra tiếp cựu chiến binh ! Xem clip đó buồn cười lắm. Anh Đam học thạc sĩ quản trị kinh doanh ở vương quốc Bỉ, dĩ nhiên không tự tin về lịch sử nên phải ngồi cạnh với anh gì giáo sư tiến sĩ lịch sử, các anh vuốt ve xoa dịu, vuốt mông đàn bò. Đại khái là : "Mình bỏ từ ngụy đi thôi, để còn dễ ăn nói với bạn bè quốc tế, chứ bản chất bọn kia vẫn là ngụy thôi, anh em cứ yên tâm, chỉ thay đổi cái danh xưng thôi". Anh em bò hỉ hả ra về ca khúc khải hoàn. Nhưng mà anh em sử gia vẫn kệ họ, vẫn chẳng có ngụy ngiếc gì cả sất, báo chí quốc doanh vẫn cứ "quân lực Việt Nam Cộng Hòa" với "chính quyền Việt Nam Cộng Hòa". 

Vừa rồi, chương trình "Đối diện" của VTV lên sóng cho ông tướng chém gió chửi "ngụy", để được đúng 1 ngày là xóa luôn khỏi clip online VTV. Anh em bò đỏ lại lên cơn bức xúc làm đơn từ kiến nghị với anh Trần Bình Minh tổng trùm VTV, đòi phục hồi clip, mà có ăn thua đâu, bố anh Minh cũng chả dám phục hồi, khéo đã bị kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc rồi. Tổng biên tập có lẽ đã lôi đầu anh nhà báo Thân Đức Hoàng ra mắng ngu làm khổ tụi tao rồi. Anh em "bò đỏ" nghe nói hiện đang lập team đấu tố bọn Giáo sư lật sử mới ghê chứ. 

Đảng lâm vào cảnh "đi mắc núi về mắc sông". 

Thôi thì, đảng đành mặc kệ đợi họ chết già đi. Mắng họ thì họ cãi sao ngày trước đã nói vậy bây giờ lại thay đổi. Đảng muốn hòa hợp dân tộc, muốn bắt tay với Mỹ để phát triển đất nước và bảo vệ lãnh thổ (chính là để bảo vệ đảng), hóa ra "lực lượng kiên trung" lại đang là lực cản lớn nhất để thay đổi. Mà cản trở chính là chống đảng, chống lại sự phát triển, chứ chẳng phải phản động nào cả. 

Thiên hạ đang chờ bộ sách giáo khoa Lịch sử phổ thông đang biên soạn, sẽ tung ra thực hiện vài năm nữa, chờ xem tác giả sẽ viết sao về "giai đoạn nhức nhối" này. Đến đó sẽ lại có tranh luận không nhỏ giữa các lực ượng tuyên truyền và công luận. Mặc kệ cũng chẳng được đâu. 

Lại còn câu hát quốc tế ca "Đấu tranh này là trận cuối cùng… Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình" thực là rất chướng tai. Trót qui định làm bài hát chính thức của hội nghị lễ lộc của đảng, nay muốn sửa thì khó quá. Thôi thì đành để cho băng nhạc phát không lời cho đỡ ngượng. 

Trở lại chuyện tuyên giáo Đảng ra sức mắng mỏ Mạng Xã Hội, nhắc dân cảnh giác MXH. Nếu không có MXH, câu chuyện tráo nhân thân của trưởng phòng thuộc tỉnh ủy Đắk Lắk đã vỡ ra sau thời gian lặng lẽ dài vì cố che đậy. Chỉ khi mạng xã hội đăng tin thì báo chí nhà nước mới có cớ vào cuộc. Tỉnh ủy mới buộc phải ráo riết giải quyết hậu quả, không che mãi được. Đảng ủy xã quê quán nhân vật cô Thảo mới té ngửa nói họ chưa bao giờ xác minh lí lịch của đương sự. 

Cái mạng Lotus hệ quả của "triết học Phây sờ búc" của Nguyễn Mạnh Hùng bộ trưởng Thông tin và truyền thông đã ra đời. Đó cũng là chỉ biện pháp tuyên truyền, "rung cây nhát khỉ" hoặc xài một số kinh phí lại được báo công.Thiên hạ bảo là "châu chấu đá voi", chưa biết kết quả ra sao nhưng chỉ được vài ngày báo đài ồn ào, còn dư luận lặng sóng luôn. Không một tiếng vang. 

Trái ngược với tuyên truyền là bưng bít. 

Tỉnh ủy Sóc Trăng cấp 1 tỷ đồng lắp camera cho thường vụ tỉnh ủy, họ biết rõ trái qui định và trái lòng dân. "Bưng bít" cao thủ bằng cách qui định "Bảo Mật" ngay trong cái Lệnh chi xuất do phó bí ký. Vậy mà vẫn "bật mí", do chính nội bộ tung ra mạng xã hội chứ ai vào đây. 

Nào là chuyện 8 cán bộ doanh nghiệp "đi nhờ chuyên cơ thủ lãnh Quốc hội" cố ém nhẹm được 10 tháng nay bị báo chí nước ngoài làm lộ. Bộ Đầu tư vẫn cố che kín tên tuổi 9 người đào thoát hi hữu đó. Một số báo và mạng xã hội vẫn kêu đòi công khai danh tính. Im lặng rất nguy hại, nó cho thấy 9 người kia liên quan lãnh đạo cao cấp chứ chẳng phải người thường. "Tuyên truyền" và "bưng bít" là con dao hai lưỡi rất nguy hại. 

Kể ra hết những cái lỗi "việt vị tuyên truyền" và "bưng bít thông tin" bây giờ nhiều lắm. 

Có ai nhã hứng tranh luận với người viết không ?

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 13/10/2019

(1) Thiên thu công tội Mao Trạch Đông (千秋功罪毛泽东"), Thông tấn xã Việt Nam dịch và in phát hành nội bộ

Published in Diễn đàn

"Ta nhất định thắng, địch nhất định thua !"

1. Tướng đấu tướng

ta11

Trong nhiệm kỳ (2011-2016), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký quyết định thăng quân hàm cấp tướng cho 194 sĩ quan quân đội và 119 sĩ quan công an.

Ta có 4 đại tướng, chưa kể "đại tướng về hiu". 

Trung Quốc bỏ đại tướng, nguyên soái từ 1994, nay cao nhất chỉ là thượng tướngtrình độ hẳn kém hơn ta.

Thế là ta hơn tuyệt đối : 4 đánh 1 chẳng chột cũng què.

Trung Quốc có hơn 300 tướng. 

Ta có 720 tướng, nhiều gấp hơn 2 lần.

Nếu phải đấu nhau, cứ đấu theo kiểu của Trung Quốc, kiểu "Tam Quốc diễn nghĩa". Tướng đấu với tướng, quân đứng xem. Tướng thua thì quân chạy khỏi trận địa, tướng thắng thì lính tiến lên giải quyết chiến trường.

Việc gì phải "quan ngại" !

2. Cựu binh đấu tân binh

Ta có hàng triệu chiến binh dày dạn còn tại thế, vẫn sinh hoạt đều đặn.

Địch không còn cựu binh nào (kể từ sau chiến tranh Triều tiên), nay toàn tân binh.

3. Tỉnh ủy đấu tỉnh ủy và tương đương

Trung Quốc có 30 tỉnh thành ủy, khu tự trị ủy

Ta có tới 63 tỉnh, thành ủy.

Trong đó gồm các binh chủng : Ban tuyên giáo, Ban tổ chức, Ủy ban kiểm tra, Ban nội chính, Ban Dân vận, Hội đồng Nhân dân, Đoàn đại biểu QH, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Tỉnh đoàn thanh niên cộng sản, Hội cựu binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Liên hiệp công đoàn và Hội văn học nghệ thuật…

Cứ dàn trận hai chọi một, cơ nào đội ấy theo ngọn cờ binh chủng cùng tên, ta chắc thắng.

4. Dân đấu dân

Ta ít dân hơn, phải dùng mẹo, dùng "quân ảo" cổ xưa gọi là phép "nghi binh".

Ban tuyên giáo, Tổng cục chính trị phối kết hợp Bộ Văn Thể Du, Bộ 4T và Bộ tài chính chi nhiều tiền chế thật nhiều cờ, phướn, pano, áp phích, khẩu hiệu… dán khắp nơi từ xóm ấp đến phố thị. (Ngoài biển đã làm thí điểm trước rồi, Ban tuyên giáo đã phát một triệu lá cờ đỏ sao vàng cho ngư dân cắm lên mũi tàu thuyền). 

Loa phường loa xã phát thanh 24/24 nội dung tập sách "Quân trung từ mệnh tập" bản gốc Nguyễn Trãi giao cho Hội nhà văn và Hội sử học chế lại hệ thống danh từ cho thích hợp thời hiện đại.

5. Hoạt động tình báo

Bộ Giáo dục nhắn tin khẩn cho 15.000 lưu học sinh đại học và trên đại học ở Trung Quốc (số lượng hàng năm liên tục, gối đầu) về nước. Họ sẽ mang tất cả tài liệu khảo sát đất nước rộng lớn về tổ quốc. 

Mỗi tình báo viên có sức mạnh một sư đoàn.

"Ta nhất định thắng, địch nhất định thua !"

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 14/09/2019

(PS : có tham khảo phần quân sự của chiến lược gia Trần Thanh Cảnh)

Published in Diễn đàn

Ông Tổng Chủ rất thích huấn thị hai thanh bảo kiếm. Đến Hội nghị quân đội và Công an đầu năm, ông nhắc lại điệp khúc "Trung thành với Đảng…". Việc này đều đặn diễn ra mấy năm qua nên thôi không bàn nữa. Có điều, động thái của ông thiên về "lực lượng vũ trang" không khỏi khiến thiên hạ suy luận bàn tán về tình hình an ninh nội bộ nhiều hơn việc Nước.

huanthi1

Được biết bà Ngân xuất thân ngành tài chính. Liều mình đến gặp văn nghệ sĩ, tất nhiên bà có trợ lý soạn diễn ngôn. Hay dở còn tùy năng lực đội ngũ này.

Mượn mẫu câu thơ của nhà thơ Bùi Minh Quốc (Cả một thời ú ớ đã lên ngôi), Giang Nam tôi xin bàn về một dạng diễn ngôn khác.

Bà Ngân dạy dỗ Văn nghệ sĩ

Tuy nhiên bà tin tưởng vào diễn ngôn của ông Trùm văn nghệ sĩ Hữu Thỉnh mới nói cách đây 1 tuần "Thế là nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta… 4 vạn chiến sĩ giữ vững mặt trận tư tưởng văn hóa".

Chủ tịch quốc hội khẳng định, "vai trò của đội ngũ văn nghệ sĩ rất quan trọng trong việc tham gia chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân ; trong giáo dục, xây dựng nhân cách con người, nhất là thế hệ trẻ".

Hỡi hàng vạn đồng nghiệp giáo viên, giảng viên văn học, nghệ thuật trong cả nước.

Các bạn đã từng học tập nguyên lý nghệ thuật văn chương ở trường đại học. Các bạn đã từng giảng dạy nhiều năm. Các bạn cũng đã sáng tạo nhiều năm rồi.

Nghĩ sao về câu mở đầu lời huấn thị của bà Chủ tịch Quốc hội nước nhà ?.

Hình như bà Ngân nhầm lẫn chức năng văn hóa nghệ thuật với bộ máy tuyên truyền của Đảng.

Bà Ngân khuyên bảo Hệ thống báo chí

Gặp gỡ báo chí, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh khi phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí vào chiều 21/1 tại Nhà Quốc hội.

"Dân rất tin báo chí. Chỉ khi nào báo chí tạo niềm tin vững chắc của độc giả, cử tri thì định hướng thông tin, đấu tranh với luận điệu sai trái, xuyên tạc mới phát huy hiệu quả" – chủ tịch Quốc hội nói.

Bà chủ tịch quốc hội có vẻ không nắm được tình hình báo chí và công luận, khác với anh Trưởng tuyên giáo Võ Văn Thưởng theo sát báo chí hơn. Anh Thưởng lo lắng dặn dò "Báo chí phải cạnh tranh với mạng xã hội". Có nghĩa "Dân tin mạng xã hội hơn báo chí".

Bà Ngân và ông Thưởng diễn ngôn mâu thuẫn với nhau mặc dù cùng ngồi ghế UV Bộ chính trị cao chất ngất.

Ông thủ tướng Phúc phát ngôn cổ vũ tỉnh Đắk Nông

Gặp gỡ đầu năm hệ thống chính trị tỉnh Đak Nông, sau khi đội tuyển bóng đá VN thua trận không thể nói gì được như lần gặp gỡ Quảng Nam, ông liền vồ lấy cô hoa hậu Hhen Nier để cổ vũ hệ thống chính trị Tây Nguyên :

"Dân tộc thiểu số của chúng ta có hoa hậu thế giới, lọt tốp 5 hoa hậu thể giới đấy, Việt Nam tự hào với thế giới lắm chứ !".

Nghĩa là, tỉnh Tây Nguyên chúng ta phải phát huy thế mạnh đào tạo hoa hậu Hơ Hen Nier mạnh lên đi !

Phó thủ tướng Đan chỉ đạo Hội nghị Bộ văn hóa đầu năm 2019

Viện trưởng Viện Văn hóa Bùi Hoài Sơn nhận định "Các hệ giá trị đang khủng hoảng khiến nhiều người mất niềm tin và lạc lối".

Đọc báo thấy quý ngài Viện trưởng phát biểu đúng quá mà phì cười !

Phì cười vì ngài cố dùng ngôn từ hàn lâm cho ra vẻ học giả !

Cười vì ngài đã công bố cái điều mà dân đen chúng tôi đã biết tỏng tòng tong từ đời tám hoánh nào rồi.

Từ khi có nhà thơ đã nói rất to, cách đây chừng chục năm : "Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi !".

Không hiểu vì lí do gì mà bây giờ ngài Viện trưởng mới bước đầu nghiên cứu đề tài này ?

Khoa học thì phải dự báo. Khi thực tế đã rõ ràng còn nói gì nữa !

Khoa học là phải chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp, còn nếu chỉ cất tiếng than vãn thì không ai cần (FB Tiến Đặng).

Ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam qui nhầm trách nhiệm

Phát biểu tại hội nghị triển khai Nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Văn -Thể - Du, phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ trăn trở khi đạo đức xã hội đang có biểu hiện xuống cấp. Ông cho rằng vấn đề này là trách nhiệm của nhiều cơ quan (!), trong đó có cá nhân ông và Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Ngọc Thiện, bởi Bộ này từ xưa vốn được coi là Bộ Lễ.

(Xin hỏi ông phó Đam : Ông có dám đưa kẻ chịu trách nhiệm ra Tòa không ?)

PV hỏi Viện trưởng : Tình trạng quan chức hư hỏng, sai phạm cũng gây tác động xấu và làm ảnh hưởng lớn đến xã hội. Ông nghĩ sao về điều này ?

Viện trưởng văn hóa đáp : Theo tôi, tình trạng một bộ phận cán bộ, quan chức không gương mẫu, tham nhũng, hành dân là vấn nạn nhức nhối nhất hiện nay. Người xưa có câu "thượng bất chính, hạ tắc loạn". Nếu giải quyết được vấn đề này thì bức tranh đạo đức xã hội sẽ sáng hơn. 

Ông này còn chưa dám nói rõ nguyên nhân chính : chế độ toàn trị của Đảng.

Và ông thừa nhận thêm : "xã hội hôm nay rất khó tìm được những tấm gương có tác động như vậy. Ngược lại, nhân vật phản diện ngày càng nhiều và được công chúng biết đến rộng rãi qua truyền thông, mạng xã hội".

Giang Nam tôi phản biện ý kiến Viện trưởng rằng đạo đức hỏng là do kinh tế thị trường. Ông biết không, rất nhiều nước đã theo nền kinh tế thị trường, có việc gì đâu ! Ông quên lời tổng chủ Trọng, rằng nước ta là "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" kia mà !.

Giáo sư Trần Đình Sử cựu Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nói "ông VIện trưởng là quan chức cho nên không thể nói rõ được nguyên nhân xuống cấp của các hệ giá trị".

Thử hỏi ai có quyền chà đạp lên hệ giá trị truyền thống ?

Ai công khai tước đoạt đất đai, mua rẻ bán đắt, ai nhũng nhiễu nhân dân ? 

Ai làm cho dân mất lòng tin vào chính nghĩa ? 

Khi chính nghĩa không có thì các giá trị bị xóa sổ, mạnh ai nấy làm. 

Người ta phạm tội là vì tuyệt vọng.

Bệnh chém gió của chính khách dễ lây lan

Báo chí quốc doanh lây bệnh chém gió của chính khách quá lố, bất kể việc gì có thể.

Giải bóng đá ASIAD 2019 đội nhà được vào vòng 8 đội. Tờ báo VTC.VN giật tít "Tuyển Việt Nam vào tứ kết Asian Cup : Kiêu hãnh thách thức cả bầu trời xanh " (!).

Một tờ báo khác khen cầu thủ Bùi Tiến Dũng sút phạt luân lưu thành công rằng "Cú sút của Đảng viên cộng sản là phải sút như thế" được hai ngày sau bị mạng xã hội mắng như tát nước phải vội vã gỡ bài (!).

Bóng đá là trò chơi lớn, hấp dẫn công chúng ít ngày, Đài báo quốc doanh suốt năm qua ầm ĩ khen đội tuyển Việt Nam là "niềm tự hào dân tộc". Họ quên rằng người thầy của đội bóng là ông huấn luyện viên mang hồn "dân tộc Hàn quốc". Nói quá đà rồi phải chịu mắc cỡ với thiên hạ.

Kết

Giang Nam tôi giải pháp giúp quý lãnh đạo nước nhà : 

Hãy thiết lập một thể chế chính trị mới với cơ chế tự hành tự động. Ai làm việc nấy, Đảng nên bỏ bao cấp lãnh đạo toàn diện và đề cao DÂN CHỦ thực sự thì mọi sự sẽ đâu ra đấy.

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 26/01/2019

Tham khảo

Viện trưởng Văn hóa : 'Xã hội Việt Nam đang khủng hoảng giá trị'

Published in Diễn đàn

Vụ án hai viên tướng công an đánh bạc ngàn tỷ đang cuốn hút báo chí và mạng xã hội, hàng ngày, hàng giờ. Mạng xã hội có khả năng cung cấp nhiều tin có giá trị không nhỏ cho Tòa. Tin tức từ trong lọt ra, từ ngoài thấm vào. Bổn phận của cơ quan điều tra là sàng lọc.

danhbac1

Phan Sào Nam tại phiên tòa xử vụ đánh bạc ngàn tỷ. Ảnh : Đình Hiếu

Ai đưa đường dẫn lối cho giám đốc CNC Nguyễn Văn Dương ?

- Tòa hỏi : Vì sao bị cáo quen biết và tin cậy Nguyễn Văn Dương dẫn vào làm việc trong ngành công an ?

- Tướng Hóa đáp : quen ngẫu nhiên trên đường thôi. Tướng Hóa kể bị giữ xe ở Đền Trần phải nhờ Nguyễn Văn Dương xin công an Nam Định mới về được. Đó là lý do Hóa quen Dương. 

Ôi trò cười cho thiên hạ thôi, thiếu tướng Hóa à.

Hai nhân chứng liên quan đã qua đời :

1. Người giới thiệu Dương với Hóa để làm công ty bình phong cho C50 là thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Ông Ngọ có dính líu một vụ án rất nhiều việc chưa được làm rõ về hối lộ, ăn tiền báo cho tội phạm trốn ra nước ngoài. Tại phiên tòa ngày 7/1/2014, Dương Chí Dũng đã khai người báo tin cho mình đi trốn là thượng tướng Phạm Quý Ngọ và đã hối lộ ông Ngọ hơn 500 ngàn USD.

Hơn một tháng sau đó, khi cuộc điều tra đối với những nhân sự liên quan đang tiến hành thì Phạm Quý Ngọ đột tử vì "ung thư" vào ngày 18/02/2014. Nhiều đầu mối lãnh đạo đảng liên quan khác, trong đó nhân vật chính là bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, đã theo ông Ngọ chôn sâu vào lòng đất với quyết định đình chỉ vụ án "Làm lộ bí mật Nhà nước" vì Phạm Quý Ngọ đã không còn tại thế.

2. Người được Hóa khai là đã đề xuất để Hóa ký hợp đồng với Dương là Đại tá cục phó C50 Võ Tuấn Dũng. Người này đã tự sát tại phòng làm việc sau khi làm việc với Viện Kiểm sát và Công an Phú thọ, đã bị đình chỉ. Sáng 4/5/2018, Trung tướng Đồng Đại Lộc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, xác nhận việc đại tá Võ Tuấn Dũng, Phó Cục trưởng Cục C50 được phát hiện "đột tử" trong phòng làm việc cơ quan vào sáng cùng ngày. Liên quan đến sự việc, trưa 4/5, ông Đoàn Minh Hương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ cho biết, chiều một ngày trước, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh và đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, đã xuống Hà Nội gặp, làm việc trực tiếp với Đại tá Võ Tuấn Dũng. Ông này chết bí ẩn, thế là một số bí mật liên quan đến ai đó cũng chôn cùng...

Vạ lây đến Phạm Quang Nghị cựu bí thư Hà Nội

Cựu bí thư Hà Nội bố vợ giám đốc Nguyễn Văn Dương đang ngồi xe sang đến sân golf, phải bắt xe ôm chạy về.

Về chiếc xe mà anh Phạm Quang Nghị sử dụng đi chơi golf bị thu giữ tại sân golf trước mắt nhiều người là có nguồn gốc như sau.

Qua điều tra ban đầu, Công an tỉnh Phú Thọ làm rõ số tiền các đối tượng thu lợi bất chính từ hành vi đánh bạc là 2.777 tỷ đồng, tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản ngân hàng 381 tỷ đồng tiền mặt và sổ tiết kiệm, 20 căn hộ trị giá gần 190 tỷ đồng và 13 ô tô các loại.

Nguồn tin cho biết bằng hình thức chuyển khoản qua nhiều tài khoản lòng vòng dưới dạng hợp đồng kinh tế và cuối cùng được rút ra bằng tiền mặt, Nguyễn Văn Dương đã chuyển đến ông Hóa hơn 17 tỷ đồng, trong đó có 12 tỷ đồng (do Dương xách va ly đến gặp ông Hóa) thể hiện là tiền ông Hóa "vay" trong khoảng thời gian năm 2016-2017, và chưa thấy có chứng cứ ông Hóa trả lại.

Có những tình tiết nói lên số lượng tiền "khủng" thu được từ vụ án cờ bạc đã khiến cả điều tra viên và cán bộ tố tụng phải ngạc nhiên. Trong một lần khám xét ở một địa chỉ tại Quảng Ninh, các nghi phạm đã để nhiều tỷ đồng trong hai thùng gỗ lớn trong gara ô tô. Hai thùng gỗ chứa tiền bọc trong băng dính đen chỉ được che đậy sơ sài, chèn vài thanh sắt và lốp xe hỏng lên trên. Khi khám xét bắt giữ, chiếc ôtô 7 chỗ của cơ quan tố tụng đã không thể chở hết mà phải thuê xe tải để di chuyển tang vật. Số tiền này được Phan Sào Nam khai là có được từ cờ bạc game online mà có, "để tạm" ở đó và sẽ dùng vào đầu tư một công trình xây dựng tại Quảng Ninh. Một lần khác tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan điều tra cũng đã phải mất nhiều công sức trong đêm để vận chuyển số vàng và đô-la (còn nguyên seri) thu lời bất chính từ cờ bạc trị giá lên hàng trăm tỷ đồng mà Phan Sào Nam có ý định chuyển hóa vào bất động sản.

Nhân lực Cơ quan điều tra đã phải đếm số vàng và đô la này từ 10g đêm đến 4g30 sáng mới hết. Và khi Cơ quan điều tra đưa "hàng" lên máy bay vận chuyển ra Hà Nội, đã phải có sự can thiệp của PA92 Công an Thành phố Hồ Chí Minh để giảm bỏ thủ tục đưa hàng đặc biệt qua đường hàng không. Ra đến Nội Bài, lực lượng điều tra đã phải dùng đến 4 ô tô chuyển hàng đến nơi quản lý tang vật.

Một trong 13 chiếc xe đó Dương giao cho bố vợ sử dụng, anh cựu bí Nghị rất tự hào về thằng rể tài giỏi, giầu có...

Hôm anh Nghị đi chơi golf, vừa dừng xe có mấy cậu thanh niên vây quanh, giơ thẻ và yêu cầu anh giao xe, anh nói :

- Các cậu nhầm rồi, tớ là Phạm Quang Nghị mà.

- Vâng, anh xưng tên thì bọn em đỡ phải hỏi. Đề nghị anh giao xe vì đây là tang vật phải thu hồi của vụ án…".

Hôm ấy sau nửa đời lên xe xuống ngựa áo mão xênh xang, anh Nghị phải đón xe honda ôm đi khỏi hiện trường cho nhanh kẻo người ta nhận mặt.

Ông Trần Đại Quang đã khuất núi rồi : chất vấn sao được nữa ?

Ngày 25/03/2016, đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, có bút phê : "Kính gửi anh Vương chỉ đạo, chú ý không trùng chức năng của Cục An ninh mạng".

Ngày 29/03/2016, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương bút phê : "Tổng cục Cảnh sát thực hiện ý kiến của Bộ trưởng".

Thế có nghĩa là, cố cựu bộ trưởng Đại Quang đã đồng ý thành lập công ty CNC.

Họ thực hiện rất đúng ý chỉ của bộ trưởng, họ là công ty đánh bạc chứ có "an ninh mạng" gì đâu.

Khai trước tòa, bị cáo Phan Văn Vĩnh cho biết, ngày 17/03/2016, Tổng cục Cảnh sát có văn bản trình Bộ trưởng Trần Đại Quang về lộ trình phát triển Công ty CNC là công ty nghiệp vụ. Trong đó, có đề cập đến hệ thống phòng thủ quốc gia, an ninh mạng, lộ trình phát triển của nó. Sau đó, ngày 25/03/2016, Bộ trưởng có bút phê gửi ông Lê Quý Vương, ngày 29/03/2016 có bút phê gửi Tổng cục Cảnh sát thực hiện theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công an.

"Sau đó, theo ý kiến chỉ đạo này, Tổng cục Cảnh sát thực hiện. Ngày 20/05/2016, Cục trưởng C50 là anh Nguyễn Thanh Hóa có tờ trình bị cáo với văn bản 1155. Như vậy, bị cáo khi đó đang thực hiện theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công an" - bị cáo Vĩnh khai trước tòa.

Ba bị cáo chưa thừa nhận đủ hành vi phạm tội của mình

Sau 9 ngày khai mạc, xét xử công khai 92 bị cáo, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tuyên bố kết thúc phần thẩm vấn, chuyển sang phần tranh luận. Đại diện cơ quan giữ quyền công tố tại tòa phát biểu bản luận tội đối với các bị cáo.

Trích bản luận tội : "...Phan Sào Nam hoàn toàn nhận tội như cáo trạng truy tố, là người cùng khởi xướng đường dây đánh bạc. Thông qua hoạt động tổ chức đánh bạc trái phép, Nam thu lời bất chính hơn 1.475 tỉ.

Đến nay cơ quan tố tụng đã thu hồi hơn 1.300 tỉ đồng tiền thu lời bất chính của Phan Sào Nam. Hành vi của bị cáo phạm tội tổ chức đánh bạc và tội rửa tiền. Đề nghị tuyên Phan Sào Nam 6-7 năm tù.

Nguyễn Văn Dương tại tòa hoàn toàn thừa nhận hành vi của mình phạm 2 tội như cáo trạng truy tố là tổ chức đánh bạc và rửa tiền. Viện Kiểm sát nhận thấy Dương giữ vai trò cầm đầu, trực tiếp chỉ huy nhóm đối tượng tại Công ty CNC... đã gây ra hậu quả đặc biệt cho xã hội. Từ đó gây ra hàng loạt tội phạm khác, làm tha hóa cán bộ. Nguyễn Văn Dương thu lợi bất chính hơn 1.500 tỉ đồng. Để che giấu nguồn tiền Dương thực hiện hành vi rửa tiền hơn 300 tỉ đồng. Dương tự nguyện bán trụ sở CNC khắc phục hậu quả. Bị tạm giữ 4 ô tô các loại, phong tỏa nhiều tài khoản ngân hàng. Đến nay thu hồi được hơn 245 tỉ và 4 ô tô chưa định giá. Trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương bị đề nghị 11-13 năm tù.

Bị cáo Lê Thị Lan Thanh không thừa nhận hành vi phạm tội tổ chức đánh bạc mà chỉ thừa nhận hành vi mua bán hóa đơn trái phép. Bị cáo Phan Văn Vĩnh không thừa nhận hành vi "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" mà cho rằng mình chỉ có lỗi cố ý gián tiếp, thiếu trách nhiệm. Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa quanh co chối tội, không thừa nhận hành vi của mình, đổ tội cho người khác.

Dư luận bức xúc nhất là giám đốc Nguyễn Văn Dương phò mã thoát tội đưa hối lộ. Người ta có quyền nghi ngờ cựu bí Phạm Quang Nghị chạy tội giảm bớt cho rể quý.

Kết

Ngày 20/11, quốc hội khóa XIV vừa kết thúc kỳ họp thứ 6. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi).

Kế sách chống tham nhũng sửa đổi ráo riết đưa ra đã thất bại !

Chỉ 32% Đại biểu quốc hội tán thành thu thuế với tài sản không chứng minh được nguồn gốc

68% đại biểu thừa nhận những tài sản bất minh là trong sáng, không xử lý. Họ công nhận các quan tham có nghề phụ là buôn chổi đót, lá chít, sửa giày, nuôi heo, nấu rượu… và một danh mục mới thêm "trồng cây cảnh vườn nhà" - nghề phụ của cựu trung tướng Phan Văn Vĩnh (y khai bán một cây cảnh 1,1 tỷ mua cái đồng hồ Rolex).

Chỉ có 1 đại biểu đề nghị tịch thu tài sản bất minh (không chứng minh được nguồn gốc) của quan chức.

Vì sao vậy ?

Hãy đếm xem có bao nhiêu quan chức đang ngồi ghế đại biểu quốc hội, chiếm tỷ lệ bao nhiêu thì biết ngay kết quả bỏ phiếu.

Sự nghiệp "đốt lò" của Tổng chủ sẽ đi về đâu ?

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 24/11/2018

Published in Diễn đàn

Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741–1798) viết bằng chữ Nôm cả thảy 356 câu. Kiệt tác của ông có hàng trăm câu được nhắc nhở như những hạt ngọc tiếng Việt, trong đó có 4 câu thứ 101-104. 

Tuồng ảo hóa đã bày ra đấy

Kiếp phù sinh trông thấy mà đau.

Trăm năm còn có gì đâu

Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì !

Nhiều sách khác chép :

Trăm năm còn có gì đâu

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì

Cho đến khi ai đó tìm được bản viết tay của cụ Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều và thấy câu 104 cụ dùng chữ "cổ khâu" là đúng nhất (cổ : cũ , khâu : gò, mộ / chữ nho).

chet1

Một góc khu Văn hóa Tâm linh của tướng Nữu Ước. Ảnh : Dân Việt

Các nhà nghiên cứu phê bình văn học theo quan điểm mác- xit chê rằng nhà thơ quí tộc Nguyễn Gia Thiều đắm chìm trong triết lý của chủ nghĩa hư vô, tiêu cực. Nhưng dân gian và nhất là các bậc hiền triết lại ưa thích câu thơ triết lý nhân sinh đó sau khi đã hoàn thành bổn phận con người.

Trước thời đại Nguyễn Gia Thiều, Đức Thánh Trần nguyên tước hiệu Hưng Đạo đại vương - Trần Quốc Tuấn (1228–1300) để lại Di cảo được tái hiện lại trong tiểu thuyết lịch sử "Đức Thánh Trần". Tác giả : nhà văn Trần Thanh Cảnh, nhà xuất bản Hội nhà văn.

Nhà văn tâm đắc lời huấn dụ của Đức thánh Trần :

Đất chật người đông, xin đừng bắt ông làm quan lớn Mộ

Con yêu cháu quí, hãy để người hoá cỏ thành cây.

Thánh Trần sinh thời được phong chức Tiết chế, như bây giờ tương đương "đại tướng, tổng tư lệnh quân đội". Ngài di chcu1 cho con cháu đốt xác, chôn xương, xóa dấu tích. Ngôi mộ của ngài được san phẳng trên bề mặt đất, để Ngài được mau chóng hoà vào đất nước theo đúng di nguyện của Ngài. Dòng họ Trần vinh hiển, quyền uy trấn thiên hạ nhưng không dám nại ra lý do nào để làm trái Di huấn của ngài. Trái lại dân chúng khắp nơi tự nguyện lập đền thờ Ngài. Người dân ba miền đều nhớ ngày 20 tháng 8 âm lịch là ngày giỗ ngài và họ hẹn rủ nhau hành hương vào dịp ấy. Thậm chí cái ấn giả bằng giấy do đời nay chế ra cũng trở nên thiêng liêng trong phong tục phát ấn Đền Trần. Bỏ qua việc những người lợi dụng phát ấn với sự đồng loã của chính quyền địa phương để trục lợi, nhưng chúng ta thấy niềm tín ngưỡng của dân gian chẳng phải ngẫu nhiên..

Tình cờ thay, đến thời Lê - Trịnh lại có nhà thơ quí tộc Nguyễn Gia Thiều tước hiệu Ôn Như Hầu có cùng quan niệm về "nấm cổ khâu".

Và cũng tình cờ nữa, để hình dung "nấm cổ khâu", có thể chiêm ngưỡng ngôi mộ cỏ của văn hào Lev Tolstoi nước Nga thế kỷ XIX –XX. Nhà văn Tolstoi niềm tự hào của nước Nga cổ cận đại, di sản của cả nhân loại. Chuyện kể rằng trong Thế chiến II, khi mặt trận chống phát xít Đức lan đến gần làng quê Iasnaia Poliana nơi sinh văn hào quí tộc Tolstoi, một sư đoàn trưởng pháo binh xe tăng của Hồng quân cho liên lạc gặp chỉ huy quân Đức hung hãn tàn bạo xin kéo quân đi nơi khác pháo kích để bảo tồn ngôi mộ cỏ của văn hào. Tên thủ lĩnh quân đội Đức đồng ý. Hẳn là anh ta cũng biết và cảm tiếng tăm đức độ nhà văn quí tộc Nga. Ngày nay làng quê và ngôi mộ cỏ được người du lịch văn hóa cả thế giới đến nước Nga chiêm bái và suy ngẫm.

chet2

Ngôi mộ của Lev Tolstoi. Nga. Ngày 30 tháng 4 năm 2017. Ảnh : pond5

Suốt các triều đại lịch sử phong kiến Việt Nam chỉ có nhà Nguyễn làm lăng mộ kỳ công hơn cả. Tuy nhiên, đó là những công trình kiến trúc và phối cảnh chứa đựng đầy giá trị thẩm mỹ dân tộc và đặc biệt là tính khiêm tốn. Khiêm tốn ở chỗ không chiếm đất rộng, không xây hoành tráng. (ngày nay các Lăng vua nhà Nguyễn là những điểm nhấn của quần thể Di sản văn hóa thế giới tại Huế).

Ông Tổng bí thư thường hay nhắc nhở đảng viên cán bộ "giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc", thậm chí còn sinh ra Nghị quyết mang nguyên câu nói ấy (Đại hội X Đảng đã nhấn mạnh kế thừa, phát huy và phát triển giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế : "Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế).

Thực ra thì chẳng biết ông Tổng thích "bản sắc nào ? - nhà Trần hay nhà Lê, nhà Nguyễn, hay là bản sắc dân gian thể hiện trong ca dao tục ngữ dân tộc ? Liệu di nguyện về cái chết và tang ma của người sáng lập Đảng (Di chúc) có được các đảng viên "học tập và làm theo" mà coi như triết lý không ?

Chỉ biết rằng, lời ông Tổng huấn thị như nước đổ đầu vịt. Bao nhiêu biệt phủ của quan chức đảng rải khắp nước Việt từ Yên Bái đến tận Bến Tre. Biệt phủ "dương trạch" ấy kiêm luôn cả chức năng "âm phần". Họ chỉ khoe khoang giàu sang nhiều tiền lắm của chứ không có mấy năng lực thẩm mỹ văn hoá đặc trưng nào cả (trung tướng công an Hữu Ước xây sẵn âm phần ngoại ô Hà Nội và đặt tên mỹ miều là "Khu văn hóa tâm linh" được xây dựng trên mảnh đất rộng 1,5 ha, tiến hành xây dựng từ năm 2014. Trong không gian "tâm linh" này, tướng Ước đã xây dựng một quần thể bao gồm đình, chùa, khu thờ tự, ao cá, rất nhiều cây xanh và các phiến đá quý. Tướng Ươc rất khôn, xây cùng lúc cả "dương trạch" và "âm phần" lại đặt tên mơ hồ là "khu văn hoá tâm linh" ?! Ý hẳn anh ta xóa lằn ranh ngăn cách giữa hai cõi : "cõi tạm" và "cõi vĩnh hằng". Khôn bá cháy !

Dân gian ngày nay

Người cao tuổi xứ mình bây giờ đa phần đều nói rất trơn tru từ "Cõi tạm", rất thích khấn nguyện được siêu thoát. Thoát cho mau khỏi cõi đời cực nhọc bất công kêu trời không thấu. Tín ngưỡng thờ cúng đền chùa và lập thêm chùa mới tưng bừng cả nước từ bắc chí nam… Bà Q.chủ tịch Nước cũng cầu mong anh CT.Trần Đại Quang "giấc ngủ bình an" đi vào cõi "vĩnh hằng", nghĩa là bà ấy cũng xem đời này là "cõi tạm" ! (xem sổ tang- báo Vietnamnet đăng và trang web văn phòng CTN).

Thế sao thực tế các vị lại chăm lo quá đáng cho cái xác phàm sau khi chết ? Phải chăng để linh hồn người mất quẩn quanh mãi cõi tạm không thể siêu thoát đến cõi vĩnh hằng ? Hay là để tưởng thưởng cho gia đình người "có công" hưởng thụ ?

Bởi vậy theo đà kinh tế thị trường, nghề dịch vụ hậu sự lại phát triển mạnh mẽ vào bậc nhất xứ này.

Chỉ một thành phố nhỏ trung du có hàng chục cơ sở kinh doanh dịch vụ tang ma, đặc biệt là mộ đá làm sẵn. Mồ mả đẹp kiên cốnhư thế thì siêu thoát thế nào được !. "Buông" làm sao bây giờ ? "Bỏ" thì tiếc hùi hụi. Nhất là khi những người được hưởng chính sách chẳng phải tốn tiền xây âm phần.

Liệu nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam có đi vào cuộc sống nếu các "ông to" không ai chịu làm gương ?

Thơ cố, triết lý cổ về sự sống và cái chết thực ra rất tương hợp với triết lý lành mạnh dân gian.

damtang0

Chữ G rụng xuống khiến "Vô Cùng" thành "vô cùn".

Nhà văn nữ Y Ban suy ngẫm về sự cố lễ truy điệu "rụng một con chữ" : "Một cái lá rụng xuống cũng có lý do của nó thì chữ G cũng thế.

Chữ G rụng xuống khiến "Vô Cùng" thành "vô cùn". Ừ thì cứ cho là ngẫu nhiên nó thế. Nhưng cái bỗng dưng này chẳng phải bỗng dưng của con người mà là bỗng dưng của đất trời. 

Đất trời dung dưỡng"ba tấc đất" chứ không dung thứ "ba héc ta". Hỏi có những vua chúa nào ở xứ này khiến Đất Mẹ phải bỏ ra đến 3 ha bờ xôi ruộng mật ở vùng đất thuần nông chỉ để dung nạp một thân xác ?".

Tại sao lại phải vin vào đất trời ? Bởi còn biết tin vào ai nữa ở cái cõi này ? Đất trời minh bạch lắm.

Đấy là suy ngẫm tâm linh của nhà văn ngày 27/9.

Còn tôi suy ngẫm tâm linh về đôi câu đối cổ nhân để lại.

未歸三尺土難保百年身

既歸三尺土難保百年墳

"Vị quy tam xích thổ, nan bảo bách niên thân.

Ký quy tam xích thổ, nan bảo bách niên phần".

Dịch là :

"Chưa về với ba thước đất, khó mà giữ được thân mình đến trăm tuổi.

Đã về với ba thước đất, cũng khó mà giữ được cái mộ đến trăm năm".

Đâu phải cứ đầu tư đá quí granite đá đỏ và đá trắng sẽ giữ ngôi mộ vĩnh cửu với thời gian !.

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 29/09/2018

Published in Diễn đàn

Hồi này dư luận, công luận nước ta có rất nhiều cơn bão liên tục chồng lên nhau, trong đó có cả cơn bão những trò chơi dung tục do Đoàn viên (Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) tổ chức.

tncs1

Những trò chơi phản cảm trong giới thanh thiếu niên (thuộc Đoàn Thanh niên cộng sản) hiện nay đang có xu hướng mở rộng. 

Mạng xã hội đang truyền tải đoạn video clip học sinh lớp 10, 11 của Trường trung học thực hành sư phạm (trực thuộc Đại học Cần Thơ) sinh hoạt tập thể bằng trò chơi có xu hướng kích dục công khai. 

Video clip này nhanh chóng nhận sự phản ứng tiêu cực từ phía dư luận xã hội, ngay lập tức Bộ giáo dục và Trung ương Đoàn đã vào cuộc… Thực ra, có hàng trăm video clip sinh hoạt Đoàn tương tự như thế, và trường hợp diễn ra nêu trên chỉ là giọt nước... tràn ly mà thôi.

Clip dài khoảng một phút, ghi hình ảnh học sinh trung học đang chơi một trò chơi rất hào hứng. Mỗi đội gồm nhiều cặp học sinh nam nữ. 2 học sinh khác giới đặt một tấm thẻ có hình dạng nhỏ mỏng như tấm thẻ ATM lên môi. Họ nằm xuống đất, ôm nhau, áp mặt nhau giữ chặt tấm thẻ khỏi rơi, lăn một vòng rồi chuyền cho cặp khác (như chạy tiếp sức). Đội nào chuyền thẻ nhanh nhất sẽ là kẻ thắng cuộc.

Ông Đặng Trung Nghĩa trong một phản ứng có liên quan đã viết "Thư ngỏ gửi ông Võ Văn Thưởng - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ; ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ông Lê Quốc Phong - Bí thư thứ nhất Trung ương đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh". Trong thư, ông cho rằng - những trò chơi dung tục nêu trên của Đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản chính là sựsáng tạo để chống lại xu hướng lớp trẻ "nhạt đảng, khô đoàn" theo lời nửa huấn thị (than thở) gần đây của Tổng bí thư.

Khi xem các Clip tôi thấy người chơi có nhiều bạn mặc nguyên đồng phục Đoàn Thanh niên cộng sản lại rất hào hứng, phấn khích với những trò bệnh hoạn này, chủ yếu nhắm vào những bộ phận nhạy cảm của nữ hoặc nam. 

Phải chăng đó là phép màu chống "khô" để nhanh chóng làm "ướt Đoàn" !

Sau khi vụ Cần Thơ bùng nổ, trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, trả lời : "Trường Đại học Cần Thơ đã họp với UBND Thành phố Cần Thơ và đã có báo cáo về Bộ Giáo dục và đào tạovụ việc này. Đây là hoạt động của Đoàn Thanh niên được Trung ương Đoàn cho phép tổ chức ở các trường Trung học phổ thông nhưng học sinh lại đăng trên Facebook cá nhân, rồi ai đó đưa lên mạng với bình luận sai". Theo ông Toàn, trò chơi này xuất phát từ Nhật và được Đoàn Thanh niên cho phép như một trò chơi lớn, trò chơi này không phản cảm như nhiều người nghĩ. Dự kiến vào ngày 29/8, Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ sẽ họp để thông tin về vụ việc" (hết trích báo Người Lao động).

Theo lý luận của hiệu trưởng đại học Cần Thơ, trò chơi này do trung ương Đoàn cho phép tổ chức ở các trường Trung học phổ thông như một trò chơi lớn (!) là không sai ư ?

tncs2

Hình ảnh được cắt trong video clip về trò chơi của một trường Trung học (trực thuộc Đại học Cần Thơ) gây phản ứng dư luận gần đây.

Hiệu trưởng còn ngụy biện loanh quanh rằng nếu có sai là do : Học sinh đăng lên Facebook cá nhân làm rối dư luận ; dân mạng hay người lớn nghĩ bậy.

Và, đúng như nhiều người đã suy đoán, em học sinh đưa công khai clip trò chơi kích dục lên Facebook kia đã bị phê bình và phải gỡ bỏ clip trên mạng.

Đã gọi là "trò chơi lớn" do TW đoàn cho phép, sao hiệu trưởng còn phải kêu gỡ bỏ ? Và định nghĩa thế nào là trò chơi lớn, là trò "người lớn" ư ?

Tiến sĩ Chu Mộng Long viết, "Tôi khóc cho cái hàm phó giáo sư tiến sĩ gắn với tên ông Hà Thanh Toàn. Thà là một đứa cán bộ Đoàn chỉ có tay mà không có não phát ngôn như vậy chứ lẽ nào trình độ như ông lại không vượt qua một cán bộ đoàn, coi Trung ương Đoàn là chân lý ?".

Thà như hiệu trưởng phổ thông trung học sư phạm Trần Văn Minh dưới quyền ông đã nhận lỗi và trách nhiệm ngay từ đầu, càng bào chữa càng lộ ra sự lì lợm, ông Toàn ạ ! Cấp bậc càng cao thì ngụy biện càng cao ư ?

Trước phản ứng của dư luận, đại diện Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên thuộc Bộ Giáo dục và đào tạovà lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạophủi tay ngay, cho rằng Đoàn và nhà trường đã quản lý lỏng lẻo, thiếu giám sát chặt chẽ khi tổ chức trò chơi ... Còn Trung ương Đoàn sẽ ăn nói sao đây ?

Liệu đây có phải là biểu hiện khủng hoảng lý tưởng và tinh thần văn hoá thấp kém dung tục của Đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản.

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 31/08/2018

Tham khảo :

https://www.facebook.com/100004683964266/videos/946781795487944/UzpfSTEwMDAxMDYzNzI5MzcwMzo2OTM2NTI2Mzc2NjU5NzM/ ?fref=ts

https://nld.com.vn/thoi-su/tro-choi-phan-cam-o-can-tho-duoc-trung-uong-doan-cho-phep-20180827153522826.htm

*********************

Chuyện gì đang xảy ra với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ?

Kiều Phong, VNTB, 29/08/2018

Trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân và trong bộ phim đi liền kinh điển bản 1986, người xem thấy rằng trước khi chết, một con yêu quái thường hiện nguyên hình động vật của nó. Có con hiện nguyên hình là chồn, có con hiện nguyên hình là hồ ly, có là rết, là cá... Lúc chưa chết hẳn, thường những con yêu quái này nửa trên là hình người, nửa dưới là hình thú trông rất đáng thương.

tncs3

Những dấu hiệu tương tự cũng đang được hiển hiện nơi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, khi gần đây liên tiếp lộ ra những trò chơi kích dục của tổ chức thanh niên do đảng Cộng sản điều khiển. Đặc biệt là khi đoàn thanh niên huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa công khai đăng tấm hình ủng hộ cho đặc khu. Cho dù tấm biển không nói rằng người thuê đặc khu là Trung Quốc, cũng không nói là cho thuê ở đâu, thì hành động đó của đoàn thanh niên huyện Vạn Ninh làm cho dân tộc thức tỉnh rằng, đoàn thanh niên ở quận huyện nào thì cũng một loại như vậy cả.

Bạn Võ Nguyên Sơn trong cơn tức giận đã nhắn rằng : "Chúng chỉ là một lũ VẸT thôi... ! Chúng được đào tạo thành những KBB... theo quy trình đào tạo của... !".

Độc giả Nguyễn Minh Tâm, một người dùng Facebook trông thấy đã thốt lên rằng : "Nếu các em đoàn viên thanh niên này cứ u mê như thế thì trước sau gì các em cũng thành nô lệ cho Tàu thôi : trai thì bị mổ lấy nội tạng, gái thì làm đĩ điếm".

Tấm hình được huyện đoàn huyện Vạn Ninh đăng ngày 16.08.2018, ngay sau đó họ cố xóa tấm hình đó đi, nhưng đã không thể gỡ lại được. Không chỉ riêng huyện Vạn Ninh mà tại mọi nơi trên nước Việt Nam, đến ngay cả những thầy cô giáo tâm huyết làm công tác đoàn nhiều năm cũng phải lấy làm nhục nhã do đã tham gia tổ chức ấy. Bao nhiêu vụ mùa hè xanh, bao nhiêu nhà tình nghĩa xây nên để đánh bóng tên tuổi của đoàn đã đổ sông đổ bể chỉ vì những hành động khiêu dâm và phản quốc.

Người ta không khỏi bức xúc. Những trò chơi kiểu như bắt các nữ đoàn viên ăn hết một trái dưa leo (dưa chuột) treo lủng lẳng trên quần áo chỗ gần hạ bộ của các nam đoàn viên, có hình thù giống dương vật xúc phạm văn hóa dân tộc. Đặc biệt, có nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của văn hóa "cộng thê"- một cụm từ rất gần gũi với cụm từ "cộng sản" là đặc trưng của tổ chức mẹ sinh ra chi bộ cộng sản đầu tiên trên thế giới.

Kỹ sư xây dựng Nguyễn Lân Thắng đã viết trên trang blog cá nhân của anh rằng : "Nhưng tôi muốn có một lời chân thành với các bạn thế này, hãy biết đặt câu hỏi, đừng dễ dàng tin vào những điều người ta mang tới. Miếng phô mai chỉ có ở trong những cái bẫy chuột. Các bạn còn rất trẻ, còn rất nhiều thời gian, nhưng nếu các bạn không có nhận thức đúng điều phải trái trong cuộc đời này, thì rồi sẽ bị kẻ khác lợi dụng, và phí hoài tuổi trẻ vào những điều ngu ngốc, thậm chí những điều có hại cho dân tộc, cho đất nước này". Khi đi học, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng từng được bầu làm bí thư chi đoàn, đau lòng trước một thế hệ thanh niên được lãnh đạo bởi những con người như vậy. Kết thư, anh vẫn nói một câu tự tình cảm rằng : "Yêu thương tất cả các bạn".

Xâu chuỗi những biểu hiện bất thường đồng loạt xảy ra và lan truyền nhanh chóng gần đây của đoàn thanh niên cộng sản, thì thấy đoàn thanh niên này đã hiện ra nguyên hình và có thể những cô bé cậu bé được sai đi quảng cáo cho đặc khu có thể là lứa thanh niên kế cận cuối cùng. Giống như những con yêu quái hiện nguyên hình lúc sắp chết trong tiểu thuyết Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân, vẻ bề ngoài vừa đẹp vừa sexy, khi chết thì cũng rất đáng thương.

Kiều Phong

Nguồn : VNTB, 29/08/2018

Published in Diễn đàn

Mùa hè đỏ lửa 1972, chiến sự thành cổ Quảng Trị. Hai bên giằng co 81 ngày đêm giành và giữ 1 km vuông thành cổ. Bên quân giải phóng thiệt mạng khoảng từ 4 000 đến 20 000, có ý kiến là khoảng 10 000. Bên đối phương (quân Mỹ và quân đội Sài Gòn) thiệt mạng ước hơn 4000). Dòng sông Thạch Hãn kế đó còn chìm khuất rất nhiều thi thể quân giải phóng không vớt được…Kết quả, sau gần ba tháng giành giật ấy, thành cổ Quảng Trị lại trở về đối phương. Ngày 16 tháng 9 năm 1972, một toán quân của tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến đã dựng cờ của Việt Nam Cộng hòa lên Thành Cổ. Uổng biết bao xương máu. Nói đơn giản đây là chiến dịch thất bại nặng nề nhất của quân giải phóng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

tutuyet1

Bia đá đứng bên bờ bắc sông Thạch Hãn

Tin do các cựu binh truyền miệng : đang khi bên ta đổ quân vào thành cổ, phải vượt sông Thạch Hãn nguy hiểm, bị đối phương bắn rát, từng lớp chiến sĩ hi sinh, chỉ huy điện ra Hà Nội báo cáo tình hình xin ý kiến. Tướng Giáp điện vào hạ lệnh cứ tiến lên, phải chiếm được thành cổ bằng mọi giá (!)

Sự kiện văn học

Nhật ký viết tay bỏ lại của Nguyễn Văn Thạc một binh nhì nguyên là sinh viên năm 2 đại học Bách khoa Hà Nội lần đầu lâm trận đã hi sinh tại Quảng Trị. Cuốn tập này đã được in ấn, khai thác tối đa toàn quốc năm 2003, cùng với Nhật ký bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm (dịp khác chúng tôi sẽ bàn luận vê sự kiện này).

Bài thơ tứ tuyệt của cựu binh nhà báo Lê Bá Dương hiện được khắc trên hai bia đá đặt 2 bên bờ sông Thạch Hãn. Trớ trêu thay, hai văn bản khác nhau và đều là dị bản. Bia lại không thèm ghi tên tác giả. Coi như vô danh (mà cũng không chịu ghi khuyết danh). Lãnh đạo Quảng Trị muốn nhập nhèm chi đây ?

tutuyet2

Tác giả Lê Bá Dương đứng bên 1 tấm bia khắc sai thơ và không ghi tên tác giả.

Bài tứ tuyệt Lê Bá Dương nổi bật lên, làm át đi tất cả những văn chương đủ kiểu về trận chiến thành cổ Quảng Trị một thời.

Nhà báo Lê Bá Dương đã gặp và phản đối với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, và được trả lời tỉnh queo (chúng tôi sẽ nói ở phần sau).

Trước hết xin kể một chuyện hài về bài thơ tứ tuyệt Lê Bá Dương. 

Nhà báo Lê Bá Dương nói về bài thơ bị Đại tá Thanh "xuyên tạc".

Thư tác giả Lê Bá Dương gửi nhà báo blogger Bùi Văn Bồng. 

“Chào anh Bùi Văn Bồng :

Cám ơn anh đã giành sự ưu ái cho một người lính như tôi. Anh đã kịp thời cải chính giúp tôi sau khi Đại tá Trần Đăng Thanh đọc sai bài thơ của tôi trong cuộc nói chuyện mới đây về Biển Đông ở một trường Đại học tại Hà Nội”.

“Nhưng tất cả các dị bản mà tôi là tác giả đã biết thì không có bản nào bị sai do tự biên tập lại nhiều và mất nghĩa như bài thơ mà Đại tá Trần Đăng Thanh đã đọc. Ông ta đã quên thơ và quên tên tác giả nên mới nói như vậy ! ”.

Đại tá Trần Đăng Thanh là ai ?

Là Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú, công tác Học viện Chính trị Bộ quốc phòng. Bài nói chuyện cho các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học Cao đẳng Hà Nội) *“bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu”.

tutuyet3

Bài thơ Lời người bên sông đã được cấp bản quyền tác giả cho ông Lê Bá Dương

Trong khi nói chuyện, đại tá Thanh cao hứng giới thiệu và đọc thơ :

”Một cựu chiến binh Lê Tỉnh Dương từ Nha Trang ra thả hoa cho đồng đội của mình xúc động phải viết 4 câu thơ :

“Đò lên Thạch Hãn ơi sầu nhé

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm,

Góp tuổi hai mươi thành sóng biếc

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”

(Blog Anhbasam gỡ băng ngày 19/12/2012)

Cựu binh Lê Bá Dương cho rằng việc không khắc tên mình (tác giả bài thơ Lời người bên sông) sẽ dẫn đến những hiều lầm, đã đề nghị tỉnh Quảng Trị xác định và ghi tên tác giả và chỉnh sửa nội dung bài thơ được tạc bia bên dòng Thạch Hãn.

Ngày 19/6, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị lúng túng đành phải giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) nghiên cứu, đề xuất giải quyết kiến nghị của ông Lê Bá Dương (cựu binh Thành Cổ, nhà báo, hiện trú tại Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) đề nghị khôi phục tên tác giả (Lê Bá Dương) và trả lại nguyên vẹn nội dung, hình thức bài thơ Lời người bên sông được tạc lên bia đá tại Bến thả hoa bờ bắc và bờ nam sông Thạch Hãn.

Bài thơ mà ông Dương nhắc đến khá nổi tiếng, được ví là bài “thơ thần” của dòng sông Thạch Hãn bi hùng trong chiến tranh và trước nay nhiều người đều biết là sáng tác của ông Dương (nguyên văn theo Giấy đăng ký chứng nhận đăng ký quyền tác giả do Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa Thẻ thao và Du lịch cấp : 

“Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”.

Tuy nhiên, cả hai bia đá tạc bài thơ ở đôi bờ Thạch Hãn đều không ghi tên tác giả. Đặc biệt, bia ở bờ nam sông Thạch Hãn, bài thơ đã bị biến tướng một số từ so với nguyên bản và trở thành : 

“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ bãi, mãi ngàn năm”.

Trao đổi với Thanh Niên, Lê Bá Dương cho biết sở dĩ ông có đề nghị này là để không tiếp tục gây ra những hiểu lầm không đáng có, làm vẩn đục, tổn thương tình cảm thiêng liêng của đồng bào Quảng Trị với đồng đội đã hi sinh và của cả cá nhân ông.

Sự ngụy biện của chính quyền tỉnh Quảng Trị

Tại sao, Sở văn hoá và chính quyền Quảng Trị không ghi tên anh Lê Bá Dương vào tấm bia đá ? 

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà thơ Lê Bá Dương nói rằng, về chuyện không ghi tên tác giả, tôi đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại cả nước gọi hỏi, bày tỏ sự băn khoăn, thậm chí bày tỏ sự bức xúc về tác quyền. Tôi đã có lần được một lãnh đạo địa phương “hỏi” rằng : “Thơ anh đã thành thơ của nhân dân nên không đề tên tác giả có được không ?”.

Cũng chẳng biết nói sao với câu hỏi như đã khẳng định này, tôi trả lời như thế này : “Thứ nhất, thơ tôi được người dân nhớ, chứ không thể gọi là thơ của nhân dân được. Còn việc nên hay không nên đề tên tác giả, theo tôi các anh thử nghĩ xem, nếu đề tên tôi dưới bài thơ của tôi mà thêm một người yêu Quảng Trị thì nên để, còn nếu vì để tên tôi mà làm giảm bớt một hay nhiều người yêu Quảng Trị thì dĩ nhiên không nên để làm gì...”.

Lê Bá Dương nói một cách thành thực và khiêm tốn, anh viết bài thơ chỉ để tri ân và dành tặng đồng đội đã ngã xuống, chứ không nghĩ để khắc lên bia đá. Nhưng chính quyền không ghi tên anh lại là chuyện không thể chấp nhận. Chưa thấy ở đâu khắc văn thơ lên bia mà không có tên tác giả. Trường hợp khuyết danh, người ta cũng phải ghi hai chữ đó vào. (Khi người ta khắc thơ ông Cụ Hồ hay lãnh tụ khác lên bia đá, có ông nào dám không ghi tên Cụ rồi giải thích “thơ của Cụ đã trở thành thơ của nhân dân thì không cần ghi tên ?).

Chính quyền Quảng Trị đã ngụy biện để thương lượng với tác giả như thế.

Thực ra ta có thể đi guốc trong bụng các quan chức Sở văn hoá tỉnh Quảng Trị. Họ đố kỵ, họ máy móc, họ nghĩ bụng một anh Lê Bá Dương cựu binh bình thường may có 4 câu thơ thôi mà lại đáng được ghi tên bia đá ư ? Sánh ngang lãnh tụ, danh nhân ư ? Không được mô !

Họ không hiểu NHÂN DÂN là gì cả ! Họ sợ mất mặt với thiên hạ. 

Họ sẽ phải đục sửa ba chữ viết sai và khắc thêm tên Lê Bá Dương bên dưới.

Bây giờ trước sự khiếu nại của tác giả bài tứ tuyệt, báo chí ủng hộ anh, lãnh đạo Quảng Trị sượng sùng phải chỉ đạo sửa chữa. Hãy cùng chờ xem !

Lời bình thơ

Bài thơ của Lê Bá Dương có ưu điểm là chọn đề tài lạ lùng, hiếm với tứ thơ độc đáo.

Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Hai câu đầu không hề miêu tả ca tụng phẩm chất anh hùng dũng cảm của quân giải phóng. Hai câu thơ ấy chỉ nhắm nổi bật ý này : quân ta chết nhiều quá, chưa vớt được hài cốt dưới sông (và sẽ không bao giờ vớt được hài cốt đã phân rã trong bùn cát và dòng nước chảy phân tán nhiều năm qua). Vì thế ngày nay sông Thạch Hãn được coi là nấm mộ tập thể. Tuy nhiên tác giả mượn hình ảnh bà con chèo thuyền, lái đò trên sông làm hình ảnh tương phản thì e rằng hơi khiên cưỡng “đừng chèo mạnh, động hài cốt”. E rằng hình ảnh so sánh và lời nhắn nhủ này chứa đựng sự vô lý và phi hiện thực. Chèo thuyền lái đò tuỳ theo con nước mà chèo mạnh hay chèo nhẹ tay. Ngược nước thì chèo mạnh, xuôi dòng thì chèo nhẹ. Sự đối sánh hơi cường điệu cầu kỳ, không thuận lẽ tự nhiên.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

Hai câu sau chỉ là tự ca tụng công lao hi sinh của bộ đội trong đó có bản thân anh. Về mặt tình cảm, có thể cảm thông với anh cựu binh đã từng chiến đấu nơi đây…Tuy nhiên lại miêu tả sự phi lý thứ nhì : “sóng vỗ” làm cho “yên bờ” được ư ? Ai cũng biết thực tế là sóng vỗ bờ thì ít nhiều ắt làm bào mòn xói lở bờ bãi chứ ! Nước chảy đá mòn kia mà ! Thứ ba, dùng trạng từ “mãi mãi ngàn năm” thì hơi vụng về.

Hai câu kết vẫn theo công thức bài Làm văn ở trường phổ thông về ý nghĩa giá trị. Kỹ năng làm văn này chính là sở đoản của người làm thơ. Có chăng bài thơ cũng làm một sự nhắc nhở cho Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội.

Chúng ta tôn trọng tình cảm đồng đội của một cựu binh, nhưng chẳng nên ca tụng quá lời một bài thơ ngẫu hứng với ít chất nghệ thuật ngẫu hứng và sơ sài.

Chẳng nên cao hứng tụng ca ngất trời như nhà báo Nguyễn Chính trong một buổi giao lưu với các bạn văn nghệ sỹ đã nhắc đến các bài thơ nổi tiếng rằng : Lịch sử dân tộc ghi nhận nhiều bài thơ, câu thơ nổi tiếng thời đại. Riêng bài thơ “Lời người bên sông” của Lê Bá Dương không những nổi tiếng mà còn là bài thơ có mãnh lực đánh thức mọi thời đại ( ! ?) Tôi sực nhớ đến cô nhà thơ Vi Thuỳ Linh bình luận bóng đá Worldcup Nga 2018 sau trận Nga thắng Tây ban Nha rằng “Các cầu thủ Nga đã thi đấu với tinh thần chiến sĩ Hồng quân xô viết…”. 

Nhà báo Nguyễn Chính và nhà thơ họ Vi cùng viết theo một phương pháp tư duy thơ cũ mèm và lỗi thời.

Ít nhất, bài thơ tứ tuyệt như một cây que văn chương đánh dấu trong nền văn học một địa chỉ bi thảm - trận thành cổ Quảng Trị 1972 thất bại nặng nề. 

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 22/07/2018

Published in Văn hóa

Nhân ngày "Nhà báo cách mạng Việt Nam 21/06/2018", tôi cũng muốn góp kể đôi chuyện về nhà báo. Chuyện hay thì ít, chuyện buồn nhiều. Kể sao cho xiết. 

thuthiem0

Nước mắt và nỗi uất ức của người dân Thủ Thiêm trong đợt tiếp xúc với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh.

Nhân đọc bài bình luận của nhà báo Ánh Liên trên VNTB về câu nói độc đáo của ông Nguyễn Thiện Nhân "Tôi nói giọng bắc, nhưng tôi người nam" trong cuộc gặp gỡ Thủ Thiêm 21/6, ông (bà ?) Liên dẫn nguồn đài BBC và băn khoăn rằng "Câu nói trên được BBC Việt ngữ dẫn lại từ báo Tuổi Trẻ, nhưng vẫn cần thêm sự kiểm chứng tính chính xác của nó về mặt có hay không, và trong ngữ cảnh nào". 

Chưa biết nhà báo Ánh Liên sẽ "kiểm chứng tính chính xác" bằng cách nào khi ông băn khoăn chưa hắn tin cậy báo Tuổi Trẻ hoặc chưa tin đài BBC. Tôi xin dẫn ra một nguồn tin chính xác giúp củng cố cơ sở bình luận sâu sắc của ông.

Theo tôi, trang FB của một nhà báo Tuổi Trẻ trực tiếp đi dự buổi Nguyễn Thiện Nhân gặp dân Thủ Thiêm là một nguồn đáng tin cậy. Có thể FB tin cậy hơn bài đăng trên báo chính thống. Nhiều người bạn kết nối friends nổi tiếng của Hương Quỳnh giúp tôi xác nhận đây không phải trang FB giả mạo. Tôi xin dẫn lại để giúp nhà báo Ánh Liên không còn băn khoăn. 

Trước hết để hình dung một nét phác thảo chân dung tinh thần nhà báo, chúng ta có thể đọc bài thơ cô thích vào ngày 15 tháng 6, ngày biểu tình bị trấn áp bi thảm ở Sài Gòn mà cô đã linh tính trực cảm thấy khi nó sắp xảy ra. 

Một bài thơ "lẩy Chế Lan Viên" có vẻ già trước tuổi, tuy thích hợp cảnh và tình, xác thơ họ Chế, hồn thơ nhà báo đương đại. Nhà báo vốn dựa vào sự kiện, vậy mà có lúc phải tựa vào thi ca để sống.

Một nhà báo "cách mạng" còn trẻ mà đã sớm nhận ra thân phận của mình :

"Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp

Giấc mơ con đè nát cuộc đời con

Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp

Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.


Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày

Ta đành mặc cho mưa tuôn và gió thổi

Lòng ta thành con rối

Cho cuộc đời giật dây...".

Bạn đọc đã coi tường thuật trên báo Tuổi Trẻ về cuộc gặp Nguyễn Thiện Nhân – dân Thủ Thiêm. Tất nhiên bài báo được viết cẩn thận và biên tập kỹ. Dù thế nào thì nó vẫn chưa trung thực như nhật ký FB không bị kiểm duyệt của một nữ nhà báo. Nhà báo Hương Quỳnh cũng đi gặp gỡ bí thư Nguyễn Thiện Nhân tuy không được phân công viết bài. Vậy thì cô viết FB, tờ báo của riêng cô.

thuthiem2

Người dân Thủ Thiêm chen nhau đến nghe Bí thư thành ủy Sài Gòn nói chuyện ngày 21/6 - Ảnh Hương Quỳnh

"Đến Thủ Thiêm nghe về 21/6

Ở Thủ Thiêm làm gì có ai quan tâm đến 21/6. Đúng thế. Nhưng ngày 20/6, giữa những bức xúc Thủ Thiêm lại nghe được, ngẫm được về nghề báo.

Ngồi ở hàng ghế phía trên giữa những người phụ nữ trên tay trĩu nặng chồng đơn từ, hồ sơ, phía trước là một hàng ngang những anh nhà báo lăm lăm máy ảnh, máy quay phim, mình nghe : "Đám nhà báo này đông quá, chắn chỗ, không thấy đường…", "Cả chục năm, mỗi lần xảy ra cưỡng chế lại gọi nhà báo, mà có mấy ai xuống đâu. Có người xuống rồi về cũng không thấy đăng…", "Nhà báo nào có đèn xanh cho đăng mới đăng được. Bữa trước có ông nào cho đèn xanh, đăng quá trời mấy ngày rồi lại im…", "Nay tiếp xúc, chắc đăng ngày nay ngày mai nữa rồi lại thôi…"...

Ngồi nghe. Im lặng. Cay đắng. Vâng, đúng thế. Nghề này ở xứ này,

"Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao"...

Một người đanh thép : "Chúng tôi đi khiếu nại không đặt nặng vấn đề vật chất mà mong những sai phạm đến mức tội ác ở đây phải được làm rõ. Thế lực này mạnh lắm, mạnh hơn bà đại biểu Quốc hội kiêm phó Bí thư nên không nên trách bà. Thế lực này bao năm điều khiển được chính quyền, điều khiển được tòa án, bịt miệng được báo chí. Cho đến tận hôm nay vẫn điều khiển được báo chí chứng tỏ vẫn còn rất mạnh…".

Ngồi nghe. Im lặng. Chua chát. Vâng, đúng thế. Nghề này ở xứ này, đôi khi chỉ để giữ im lặng không nghiêng bút về phía thế lực nào đó cũng đã là quá khó.

Ngồi nghe. Dưới kia cô Loan như điên như dại từng cơn khi thấy người đã từng ra lệnh đập nhà cô, cưỡng chế chiếc giường và tấm bạt cuối cùng căng trên đống xà bần, đang chễm chệ ngồi đó. Phải nhăn mặt vì không khí hội trường chốc chốc lại náo loạn nhưng cũng phải nhăn mặt vì thương. Mười mấy năm vùi trong khiếu nại, không ít người Thủ Thiêm đã không còn giữ được trạng thái tâm lý bình thường. Nghĩ đến sứ mệnh của "nhà báo cách mạng" bảo vệ người yếu thế mà cũng phải nhăn mặt.

Ngồi nghe. Thế rồi nghĩ đến cái còn lại ở Thủ Thiêm sau khi đã mất gần như tất cả : ấy là người dân. Những người dân vẫn lương thiện dù bị đẩy vào đường cùng mất nhà cửa, tài sản, sinh kế. Người dân xoay xở đổi nghề : lái xe, buôn bán, làm thuê, lầm lũi trong khu nhà tạm cư không đủ tiêu chuẩn sống, chắt chiu từng đồng theo đuổi cuộc khiếu nại. Người dân giận hờn tức uất, nói "Không tin ai cả" nhưng rồi lại vẫn kiên nhẫn trình bày, kiên nhẫn gửi đơn, kiên nhẫn chờ đợi… Dân vẫn còn đã là quá nhiều.

Ngồi nghe. Ông Bí thư Nguyễn Thiện Nhân rất chân thành kể về chuyến thăm Thủ Thiêm lần thứ nhất của ông, lặp đi lặp lại "Tôi không có gạt bà con". Một người đứng lên : "Tôi thấy lời hứa của ông còn tư duy nhiệm kỳ. Ông chỉ còn hai năm mà lại bảo giải quyết cho tất cả dân Thủ Thiêm còn cần thời gian dài...". Ông Bí thư có vẻ giận nhưng vẫn kiên nhẫn lặp lại, nhấn mạnh : "Tôi không gạt bà con... Tôi nói giọng Bắc nhưng là người miền Nam...". Nghe giọng ông thật thà. Chợt vui. Cuối cùng mình cũng góp được một giọt nước nào đó để xoa dịu Thủ Thiêm. (…)

Ngồi nghe. Cuối ngày mấy đồng nghiệp mệt mỏi xếp máy tính và quay sang tự chúc nhau ngày 21/6. Mình không thích nhắc đến ngày này là ngày báo chí, nhất lại là báo chí cách mạng. Những gì bà con Thủ Thiêm nói đến nhà báo đã đủ cay đắng. Tôn vinh giá trị thì quan trọng hơn việc kỷ niệm ngày thành lập một tờ báo nào đó, dù có là tờ báo đầu tiên hay không… Vậy thì, giá trị nào của 21/6 ?

Tất nhiên là giá trị của báo chí. Nghề này ở xứ này. Khi nào thì 21/6 được gọi là Ngày Sự thật Việt Nam ?".

Kết

Trên mạng xã hội một tuần qua, danh ngôn "nói giọng Bắc nhưng là người miền Nam" của bí thư Nguyễn Thiện Nhân được lan truyền. Bình luận khá rôm rả. Hai chều trái ngược. Có người bảo, đó là nghệ thuật cắt xén lắp ghép để chia rẽ kỳ thị dân tộc. Có người khẳng định đó là sự thật.

Tôi biết các vị lãnh đạo cao cấp khá thận trọng khi phát ngôn chính thức trước hội nghị. Họ có đội ngũ trợ lý, thư ký hùng hậu soạn sẵn văn bản, phê duyệt cẩn thận. Như ông Nguyễn Xuân Thắng giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có sẵn một Ban chuyên môn soạn diễn văn để ông khỏi bị hớ khi phát biểu dịp lễ lạc. Nói gì đến các ủy viên Bộ chính trị như ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thiện Nhân… Ngoại trừ khi các ông đi gặp gỡ trực tiếp cử tri hay dân oan. Câu hỏi của dân bật ra tại chỗ, các ông không có thời gian cho thư ký chuẩn bị. Vì thế các ông nói luôn theo tiềm thức. Mặt khác các ông muốn tỏ ra thân mật gần gũi, nên ưa nói nôm na dễ hiểu. Như ông Nguyễn Phú Trọng trả lời cử tri chất vấn về chuyện tịch thu tài sản tham nhũng, ông nói "đó là ta đánh ta, khó lắm" rồi lại "đó là chuyện nhạy cảm". Nói xong về nhà chắc các ông sẽ hối hận. Vì một chính khách không thể phát ngôn tùy tiện như vậy dù nó là sự thật.

Trở lại phát ngôn của ông Nguyễn Thiện Nhân. Mặc dù dẫn chứng nhân chứng sống là nhà báo Hương Quỳnh đi tác nghiệp ghi chép lại, tôi vốn đã khẳng định từ trước. Đã hơn một lần ông Nhân nói điều này gần tương tự. Khi tiếp xúc dân oan Thủ Thiêm, ông Nhân cảm thấy gần gũi và thoải mái để tâm sự. Có thể, ông vô tình cảm xúc trút ra điều ấp ủ bấy lâu về những đồng chí "nói giọng Bắc" của ông.

Mặt khác có lẽ ông dự đoán uẩn ức của bà con Thủ Thiêm mà nói đón lõng để lấy lòng tin của bà con. Nếu quả thật trong tâm ông Nhân nghĩ vậy thì quả là biểu lộ một sự rạn vỡ khó lành của giàn lãnh đạo cao cấp. Chẳng phải sự phân biệt kỳ thị của dân gian sau hơn 4 chục năm đất nước thống nhất, như một số ý kiến phản bác trên mạng xã hội.

Giang Nam

Nguồn : VNTB, 29/06/2018

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2