Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

30/04/1975 : Những nữ tu âm thầm tìm "mộ tình thương" của tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa

Bùi Thư, BBC, 01/05/2020

Suốt gần 20 năm qua, có những phụ nữ Công giáo đã âm thầm tìm kiếm hài cốt quân nhân Việt Nam Cộng Hòa từ các nghĩa trang hoang phế để đưa về an táng giữa một nơi chốn thanh bình.

tpb1

Hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa được chuyển về nghĩa trang mới

Cuộc kiếm tìm hài cốt quân nhân Việt Nam Cộng Hòa không chỉ có người thân, cựu đồng đội thực hiện mà còn có những sự tham gia của những con người không phải bà con thân thuộc, ít có liên hệ với cuộc chiến từ gần nửa thế kỷ trước, nhưng đầy lòng vị tha, như các sơ ở mái ấm tình thương này.

Buổi sáng trước ngày 30/4, thị xã nhỏ ở tỉnh Bình Thuận trở lại nhộn nhịp sau khi chỉ thị cách ly xã hội chống dịch Covid-19 được nới lỏng.

Ở cổng chào đi vào thị xã, dòng chữ đỏ "Nhiệt liệt chào mừng ngày giải phóng Miền Nam…" bằng đèn LED đập vào mắt người đi đường. Trên phố, bên cạnh những khẩu hiệu kêu gọi phòng dịch là cờ và băng rôn nhắc nhớ lễ kỷ niệm "Ngày đại thắng".

Một góc lặng lẽ khác, các bà sơ, những người không thân thích đang chăm sóc những ngôi mộ màu xanh giữa nghĩa trang mênh mông. Đó là những mộ phần của lính Việt Nam Cộng Hòa, mộ được xây chỉn chu, có cắm nhiều hoa cúc vàng rực, khói nhang tỏa ra dưới ánh nắng mai thơm ngát.

20 năm đưa người về từ miền hoang phế

"Bạn nghĩ gì trong những ngày này ?", bà sơ là giám đốc một mái ấm tình thương ở thị xã hỏi khi tiếp chuyện phóng viên BBC News tiếng Việt qua điện thoại. Không chờ nghe câu trả lời từ phía này, bà đã nghẹn ngào : "Tôi thấy đau lòng lắm".

Bà kể rằng năm 1975, bà mới là nữ tu 20-21 tuổi, đến giờ vẫn không quên cuộc vật đổi sao dời.

tpb2

Bà sơ giữa những "mộ tình thương" ở Bình Thuận

"Các ngài chết trong chiến trận, rồi thời cuộc đổi thay, mộ phần trở nên hoang phế. Tôi cùng các sơ ở đây quy tập về, khâm liệm tươm tất, mồ mả đàng hoàng. Các ngài không phải người thân của các sơ nhưng các sơ mong muốn đưa các ngài về để chăm sóc. Nhìn cảnh hoang tàn thấy đau lòng lắm, nên tìm mọi cách để đưa về cho các ngài được ấm cúng", bà chia sẻ về công việc thầm lặng nhưng gian khó hiện tại.

Chuyện bắt đầu từ năm 2000, khi bà cùng các sơ tại mái ấm tình thương quy tập các mộ phần vô danh hoặc những ngôi mộ không có người chăm sóc, trẻ sơ sinh tử vong về chôn cất trong khu nghĩa trang. Đến năm 2003, bà phát hiện các khu nghĩa trang hoang phế của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và một hành trình mới bắt đầu.

"Xung quanh đây có những nghĩa trang cũ chôn cất quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đến đó, thấy mồ mả hoang lạnh. Có những nơi xói lở hoặc bị đào bới khiến xương cốt lộ ra, rất xót xa. Có nơi người ta lập các dự án bất động sản, hạ tầng giao thông trên nền các nghĩa trang đó. Tôi làm đơn xin chính quyền cho phép đưa các ngài về an táng", bà kể.

tpb3

Những nấm mộ trong nghĩa trang hoang tàn đang được quy hoạch thành dự án bất động sản ở Bình Thuận

Với sự cho phép của chính quyền, bà cùng các sơ và các em bé được nuôi dạy ở trung tâm liền tổ chức đi cải táng. Công việc được thực hiện với sự giám sát của cán bộ địa phương.

"Có nhiều lúc không tìm được hài cốt, phải nhờ nhà ngoại cảm", bà kể. "Mồ mả từ nửa thế kỷ trước, rồi chiến tranh bom đạn, rồi các hoạt động của con người, bây giờ đâu còn giữ nguyên hiện trạng. Không phải tới đó là có thể xác định được ngay".

"Khi đưa về, chúng tôi tổ chức lễ tang, tưởng niệm như đối với người thân của mình. Những người vị quốc vong thân, có người chết từ tận năm 1960, tính ra đã hơn nửa thế kỷ. Đưa các ngài về là điều mà mỗi một người chúng tôi nên làm", bà sơ nói. "Tất nhiên là chỉ có các sơ và đám trẻ ở đây thì không làm được, phải có sự hỗ trợ, giúp sức của nhiều ân nhân. Chẳng hạn để thực hiện việc đào cốt, vận chuyển, rồi xây mộ mới,… rất nhiều chi phí và công sức phải bỏ ra".

"Ở đây luôn có khói nhang, có hoa và người thăm viếng", bà nói khi đứng giữa những ngôi mộ màu xanh được đặt tên là "mộ tình thương". Đa phần "mộ tình thương" là của tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, có hàng trăm ngôi mộ như vậy được cải táng về đây. Một số khác là mộ những người không bà con thân thích, chết trong thời loạn lạc chiến tranh và cả sau này.

tpb4

Người dân tưởng niệm tại nghĩa trang bị bỏ hoang trước khi thực hiện cải táng

Phía trước các "mộ tình thương" của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa thường có kèm chữ viết tắt biểu thị nghĩa trang mà họ được táng trước khi đưa về đây, như BA là viết tắt của "Bảo An", vốn là nghĩa trang dành cho lính Bảo an.

"Đa phần lính Bảo an dưới đây khi đi đánh trận, chủ quan, cứ mặc nhiên nghĩ đánh xong rồi về nên không mang thẻ bài theo. Sau chết thì không xác định được, trở thành vô danh", bà giải thích, đoạn nói thêm. "Chúng tôi làm bia đề tên phía sau mộ, không làm phía trước để tránh bị chú ý".

Thỉnh thoảng có người thân ghé đến thăm, họ nhang khói, cầu khấn rồi gửi lại tiền nhưng các sơ không nhận. "Khi chúng tôi cải táng một ngôi mộ lính Việt Nam Cộng Hòa, thấy có rễ cây đi xuyên qua đầu", bà kể. "Sau vài ngày thì con trai người đó vào thăm, cậu ta kể đêm nào cũng nằm mơ thấy cha mình bị ai đó đâm xuyên qua đầu, chỉ mới hết cách đây vài hôm. Thế là cậu ta đi kiếm, rốt cuộc đã gặp chúng tôi và tìm được mộ của cha cậu ấy".

"Chúng tôi không lấy tiền của các gia đình nghèo, dù rất cần nguồn tài trợ để tiếp tục công việc", bà chia sẻ. "Có ông ấy từ Canada về tìm được người thân, sau đó tài trợ cho trung tâm để thực hiện tiếp việc cải táng. Chỉ có các bà sơ và trẻ con thì đâu có thể làm được".

Bà cho biết còn rất nhiều việc phải làm, vì trong vùng còn có nhiều nghĩa trang bỏ hoang, chẳng hạn gần thành phố Phan Thiết và trong Long Điền có những nghĩa trang cũ nằm trong các dự án bất động sản, đang được cắm cọc, phân lô.

tpb5

Hài cốt của các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa được chuyển lên xe để về nghĩa trang mới

Những con người đã ra đi trong "cuộc chiến 10.000 ngày", họ chết trong bom đạn, trong khói súng. Sau khi được các sơ và người thân tìm kiếm hài cốt, họ mới thực sự được an nghỉ. Họ nằm bên nhau, bốn bề cây cối, núi đồi chở che. Những ân oán của cõi dương gian không còn quấy rầy họ.

"Tôi mong một ngày mồ mả của các ngài hết cảnh hoang phế, điêu tàn và được phép mang các ngài về đây trước khi người ta san ủi. Nhìn mồ mả hoang tàn, không ai thắp cho một nén nhang, rất đau lòng", bà nói.

"Vì đâu hận thù vẫn còn ở lại ?"

Chiến tranh Việt Nam, một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất thế kỷ XX, để lại mất mát cho tất cả các bên. Quân nhân tử trận, dù là của Việt Nam cộng sản, Việt Nam Cộng Hòa hay Mỹ thì đều còn rất nhiều người mất tích, nằm lại nơi rừng sâu, hoặc dưới những ngôi mộ vô danh.

Tuy nhiên, trong khi hai nhóm kia được các nhà nước tổ chức kiếm tìm với nguồn tài lực, vật lực, công nghệ đồ sộ thì những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tử trận, ở về phía bên thua cuộc và chính thể mà họ phụng sự không còn nữa, bị đẩy ra bên lề của các mối quan tâm dòng chính.

Các cuộc tìm kiếm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa hoặc quy tập, sửa sang mộ phần ở các nghĩa trang bị bỏ hoang thường được tiến hành trong thầm lặng, lễ tưởng niệm được tổ chức kín đáo, tránh sự để ý của chính quyền.

tpb6

Hài cốt của lính Việt Nam Cộng Hòa được đưa về để chuẩn bị an táng tại nghĩa trang mới

Cho đến hôm nay, 45 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, những nỗi lo sợ vẫn còn ám ảnh nhiều quân nhân, người thân trong hành trình tìm kiếm hài cốt. Rất nhiều nỗ lực tiếp cận của BBC News tiếng Việt đã bất thành do nhân vật lo ngại gặp phiền phức.

Có rất nhiều những uẩn ức, những nỗi niềm trong các cuộc kiếm tìm. Bà sơ ở Bình Thuận đã khóc khi nói về thân phận những người lính trong các mộ phần ở nghĩa trang bị bỏ hoang. "Các ngài có người chết từ năm 1960, có người chết sau đó. Hơn nửa thế kỷ rồi, phải có ai chăm sóc chứ", bà chia sẻ.

Năm 2007, nhà thơ Linh Phương, người từng được biết đến với bài thơ "Để trả lời một câu hỏi" được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát "Kỷ vật cho em" rất nổi tiếng, đã viết những dòng đầy day dứt :

Những người lính Bắc Việt chết - đều được trở về nhà

Những người lính Mỹ chết - đều được trở về Tổ quốc

Những người lính Việt Nam Cộng Hòa chết - vẫn còn nằm nơi rừng thiêng- nước độc

Trong cuộc trò chuyện với BBC News tiếng Việt hôm 28/4, nhà thơ Linh Phương, cũng là một cựu thủy quân lục chiến, chia sẻ : "Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất đau xót khi nghĩ về chuyện đó, nghĩ về những đồng đội chưa trở về dù chỉ là nắm xương khô. Đau xót, buồn tủi lắm".

Sau 45 năm, nước mắt của ông vẫn đầy qua điện thoại khi nói về thân phận của các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa : "Sau chiến tranh, tôi phải đi cải tạo, rồi đi lang bạt khắp các tỉnh thành để kiếm sống, không có điều kiện gặp lại đồng đội còn sống, cũng không thể cùng anh em đi tìm kiếm những người đã tử trận. Tôi làm bài thơ này là trong niềm tâm sự đó, chứ không phải về một trường hợp cụ thể nào", ông ngậm ngùi kể về chặng đời buồn tủi của chính ông cũng như thân phận của các đồng đội.

Các nghĩa trang cũ của Việt Nam Cộng Hòa vốn là đề tài "nhạy cảm" tại Việt Nam sau năm 1975. Tại Đồng Nai, Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa trước đây đã được chính quyền mới đổi tên thành Nghĩa trang nhân dân Bình An. Như một cử chỉ biểu thị thiện chí hòa giải, từng có quan chức Việt Nam tới viếng nghĩa trang này.

Nhưng những ngôi mộ bị bỏ hoang nằm phơi dưới nắng, những người cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa là hiện thân bi kịch của một cuộc chiến tưởng chừng như đã trôi vào quá khứ xa lắc. Nhưng thực ra, vết thương của nó vẫn hiện diện trong mọi ngõ ngách, trên từng phận người và trên bình diện quốc gia.

tpb7

Mộ tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa được cải táng ở Bình Thuận

Một vết chém xẻ ngang mình đất nước, cắt chia những con người Việt Nam, đẩy họ đứng về những chiến tuyến khác nhau. Để rồi, suốt 45 năm sau khi tiếng súng ngưng bặt, người ta vẫn còn ngại nhau, e dè nhau, nghi kị nhau.

Bài thơ "Tôi xin được hỏi đồng bào của tôi" của nhà thơ Linh Phương kết thúc bằng câu hỏi tu từ :

"Ba mươi hai năm cuộc chiến trôi qua

Vì đâu hận thù vẫn còn ở lại ?"

Câu hỏi của ông từ 13 năm trước, đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời, cũng như số phận các đồng đội ông vẫn còn nơi rừng thiêng nước độc, 45 năm sau khi cuộc chiến trôi qua.

***********************

Thương binh Việt Nam Cộng Hòa : ‘chạnh lòng’ ngày 30/4, ‘khốn đốn’ vì Covid-19

VOA, 01/05/2020

Các thương phế binh ca Việt Nam Cộng Hòa nm trong nhóm người d b tn thương nht vì dch bnh Covid-19 Vit Nam trong khi h gn như đã b gt ra bên l s phát trin ca đt nước tròn 45 năm sau ngày hai min được thng nht, theo tìm hiu ca VOA.

tpb8

Nghĩa trang của các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tnh Bình Dương

Việt Nam va ra khi ba tun cách ly xã hi k t ngày 1/4 đ chng dch Covid-19 và k nim ngày ‘Gii phóng Min Nam, thng nht đt nước’ theo cách gi ca chính quyn trong nước vào ngày 30/4.

Trong khi đó, các thương phế binh ca min Nam trước đây, vn b tt nguyn, mt sc lao đng và phi làm các công vic như bán vé s, đi bán do hay lượm ve chai, đang phi vt ln vì mt kế sinh nhai trong mùa dch.

‘Tủi thân’

Ông Trần Văn T, 69 tui, hin đang thuê tr đường Tôn Tht Thuyết, Qun 4, thành ph H Chí Minh, là mt trong s đó. Hin ông đang đy xe bán bánh tiêu do đ kiếm tin sng qua ngày. Trước năm 1975, ông T thuc Sư đoàn 18 B binh, Trung đoàn 48, Tiu đoàn 1 ca Quân lc Việt Nam Cộng Hòa. Đôi chân ông trúng đn b thương hi năm 1973 trong một trn đánh Cm M, Long Khánh, ông nói vi VOA.

"Ngày 30/4 đối vi tôi là mt ngày bun – ngày bun ca các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa", ông nói. "Thm chí tôi không đi bán, tôi nhà bun nguyên ngày".

"45 năm qua nhiều khi tôi cm thy ut c trong lòng : Ti sao mình đ máu, hy sinh mt phn thân th mà bây gi thành ra như vy", ông than th.

Ông Tỷ nói ông thường lên mng đ tìm li nhng ký c ngày xưa ca Quân lc Việt Nam Cộng Hòa, trong đó có cuc diễn binh có s tham gia ca c Tng thng Nguyn Văn Thiu.

"Tôi coi trên mạng thy din hành ngày trước có tt c các binh chng, t thy quân lc chiến cho đến b binh. Tôi coi mà nước mt tôi chy. Ti sao nhng anh em mình ngày xưa oai phong lm lit mà giờ này tan rã hết trơn. Tôi đau không có cái gì mô t được", ông bày t vi VOA.

"Tại sao đn không bn trúng đu cho tôi chết luôn đi mà trúng ngay giò", ông nói thêm và khng đnh rng ‘l 30/4 (ca chính quyn) không liên can gì đến tôi’.

Theo lời ông thì do lệnh cách ly xã hi my tun nay ông nhà nên ‘không biết năm nay h có làm l ăn mng không’.

"Mấy ngày nay tôi cũng hơi ngc nhiên. Thường my năm trước còn chng na tháng đến 30/4 bt vô tuyến lên thy chiếu phim tài liu ca my ng không hà. Từ ngày có dch Covid-19 đến nay không thy chiếu gì hết mà cũng ít có ai nhc nh v 30/4", ông cho biết.

‘Cố gng gng gánh’

Về cuc sng ca v chng ông trong mùa dch bnh, ông cho biết là ‘khó khăn lm’. Ông nói mc dù có lnh cách ly xã hi, nhưng vẫn phi c đy xe đi bán bánh vì ‘không đi bán thì không có tin tr tin nhà’.

Ông cho biết thêm là ông đang n 2 tháng tin nhà, mi tháng trên 1 triu, trong khi my tun ri đi bán rt ế m vì ‘ai cũng trong nhà’.

"Hồi sm mơi v chng tôi ăn mì gói trừ cơm. Thnh thong cũng phi ăn bánh tiêu ế", ông nói. "Cũng thèm ăn món này món kia nhưng không dám mua vì s thâm vào tin tr tin nhà".

Theo lời ông T thì trước kia ông đi bán vé s nhưng ngh này đòi hi phi đi rt nhiu nên đôi chân ông ‘chịu không nổi’. Sau đó ông chuyn qua đy xe bánh tiêu đi bán – mc dù có thu nhp ít hơn nhưng chân ông đ đau hơn.

"Tôi đi bán từ 6g sáng, đi đến chng 12g trưa là v. Khi đó đui sc ri nên không đi bán ni na", ông nói thêm và cho biết v ông làm công nhân bên Quận 7 mi tháng được 4-5 triu nhưng do m đau nên phi ngh thường xuyên.

Ông nói đi bán mùa dịch ông cũng s dính bnh ‘nhưng vì miếng cơm manh áo nên mình phi liu gan’ và cho biết ông luôn luôn phi đeo khu trang khi đi bán.

Những khi xy ra chuyện đt xut như m đau thì ông T nói ‘ông vay mượn đu này đp đu kia ri mai mt đi bán ly tin tr li’ và rng ông ‘còn mnh đn dưới chân nhưng phi chu vì không có tin m’.

Về s giúp đ ca nhng người xung quanh, ông nói ‘hai v chng ông rất cô đc thành ph không có bà con, anh em, bn bè gì hết nên phi t thân mà sng’.

"Tôi và vợ tôi có đi nhà th Tin Lành. Bên đó h có cho 10 kg go, 1kg đường, chai du ăn", ông nói v s giúp đ ông nhn được trong mùa dch.

Còn về s giúp đ của chính quyền, ông T nói ông ‘không nhn được mt ht go hay mt đng bc nào. Nhng người có hoàn cnh cơ nh trong xóm ông ‘đu được t trưởng đến đưa giy biu ra phường nhn h tr’ nhưng người t trưởng đó ‘không kêu ông’.

"Cây ATM gạo tôi có nghe nói mà không biết ch nào. Tôi có nghe khách mua bánh nói là phi xếp hàng dài. Trong khi đó tôi bán bánh tiêu hng l tôi đy xe li đó xếp hàng ri xe bánh tiêu tôi đ đâu ? Nếu tôi ch thì ch biết chng nào trong lúc mình bán buôn như vy", ông bày t.

Tương t, nhng hàng quán phát cơm t thin ông nói ông cũng không đến được vì không th đng xếp hàng vi xe bánh tiêu.

"Ngay bữa bt đu cách ly có bà bán cà phê thy tôi ti nghip sao hng biết b cho tôi được 10 gói mì. Tôi nhn được tôi mng lm", ông kể.

Ông nói hy vọng ln nht gi đây là chương trình tr giúp ca nhà th Dòng Chúa Cứu Thế mà ông đã tng được tham d mt ln chương trình ‘Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa’. Tuy nhiên, ông nói ông b ‘thit thòi’ vì biết được chương trình tr giúp của nhà th này ‘quá mun’ nh vào mt người đi đường nói cho ông biết. Do đó, ông ch ‘hưởng được s tri ân mt ln duy nht t hi 1975 đến gi’.

"Tới gi tôi biết nhà th Dòng Chúa Cứu Thế, ch phòng Công lý-Hòa bình (cũ) đã b di đi hết", ông than thở.

‘Bị nhòm ngó’

Ông Tỷ nói mc dù ông không b chính quyn đa phương làm khó d gì trong cuc sng nhưng ‘hàng xóm thì hay đ ý’ vì biết ông là người ca chế đ cũ.

"Hôm trước vui ming tôi khoe mình được hưởng chương trình tri ân ca nhà th, có người nói ‘ông coi chừng có ngày công an làm vic vi ông này kia’", ông k và cho biết ông đi đâu ‘cũng b đ ý.’

"Họ ám ch tôi là thương phế binh ch ch cơ hi biu tình đ quy ri trt t", ông nói thêm.

Hoài niệm v thi kỳ ca Việt Nam Cộng Hòa, ông T k ngày xưa ông vn là ‘Vit kiu Campuchia được chính quyn min Nam cho tàu qua rước v vào năm 1970 sau khi chính quyn Lon Nol đàn áp và giết hi người Vit’. Khi đó, c gia đình ông được chính quyn cấp nhà, nuôi ăn, cung cp thuc men trong 18 tháng. Vì l đó mà c nhà ông đu tham gia quân lc Việt Nam Cộng Hòa, ông cho biết.

"Tôi không bao giờ quên được thi kỳ đó. Đến ngày tôi đi lính cũng vy. Tôi ăn cơm ca nhà binh, sng nh lương ca quân lc Việt Nam Cộng Hòa", ông nói thêm.

"Những năm qua tôi bt đin thoi lên thăm chng hoài đ coi hi ngoi mình có gi được quân lc Việt Nam Cộng Hòa đến đâu đ mình thy mình mng", ông chia s.

Khi được hi so sánh cuc sng bây gi vi trước kia, ông Tỷ nói : "Hi đó có chiến tranh, nhà nước (Việt Nam Cộng Hòa) không my lo cho dân đy đ. Bây gi không có chiến tranh, nhà nước cũng có điu kin lo cho người nghèo, người tàn tt. Nhưng không phi ai cũng được".

"Sài Gòn bây giờ phn hoa hơn ngày xưa nhưng cũng có nhiều giai cp lm", ông cho biết. "Có người có vn, có kh năng, có thân thích người ta làm giàu. Nhưng cũng có nhiu người tha phương cu thc làm đ th vic như ph h, bán vé s, chy xe ôm".

‘Ngày đau buồn’

Từ Giáo x Thng Nht thuc xã Phú Cường, huyn Đnh Quán, tnh Đng Nai, ông Nguyn Ngc Tt, 68 tui, nguyên là lính thy quân lc chiến, nói vi VOA rng ngày 30/4 ‘gi cho ông nhiu đau bun’.

"Đã 45 năm rồi, ngày này đi vi tôi vn là ngày mình b mt nước – ngày đau bun", ông thổ lộ. "Còn người dân đâu có biết gì, h vn vui v ăn nhu vi nhau vào ngày này".

Cũng giống như ông T, ông Tt nói ông bun vì ‘ngày xưa mt thi oanh oanh lit lit mà bây gi phi lâm cnh ng như vy’.

Tuy nhiên, ông Tốt, người tng tham gia các chiến trường min Tây, H Lào ri Khe Sanh Qung Tr vào năm 1972 và có mnh pháo trong đu, nói do năm nay trong nước không t chc rình rang ăn mng ngày 30/4 nên ông cũng cm thy ‘bt chnh lòng’.

Ông cho biết ông ‘có cm giác mc cm’ khi có người vn gọi ông là ‘ngụy quân, ngy quyn’. "Nhưng tôi nói đt nước đã thng nht ri thì không có ngy quân, ngy quyn gì hết vì tt c đã là anh em mt nhà", ông nói.

Hiện ti ông Tt đi bán vé s kiếm sng. Tuy nhiên, do nhng ngày cách ly xã hi, vé s b ngưng bán, ông phải nhà ‘sng cm hơi’.

"Tôi không đi bán được, nhà có go vi nước tương nu ăn", ông nói và cho biết c v và người con trai ca ông đu bnh tt.

Ông cho biết khi chính quyn có chính sách h tr nhng h khó khăn vì dch bnh, trưởng p i ông có ‘đến nhà cho phiếu biu ra xã lãnh đ’. Khi đó, ông được cho ‘thùng mì gói, chc ký go, nước tương, bt ngt, đường, du ăn’.

Ngoài ra, những người dân xung quanh ‘cũng cho go, cho đ ăn, lâu lâu có người cho 100, 200 ngàn đng’.

"Coi như gạo trong gia đình ăn có bao nhiêu đâu. Cô bác người ta cho đ ăn, ngoài ch người ta kêu cho cá, mm các th", ông nói.

Những lúc đi khám bnh không có tin ông nói ‘có khi phi mượn li xóm nhưng có khi người ta không cho mượn mà cho luôn’.

Cũng giống như ông Tỷ, ông Tt cũng có xung nhà th Dòng Chúa Cứu Thế đ nhn quà Tết và ‘khám bnh t thin’.

Hiện ông Tt đang nhà tình thương do y ban xã cp cho nhng h nghèo. Ông k rng chính quyn xung thy nhà ông nghèo, mun sp nên mi đưa ông vô danh sách được cp nhà tình thương.

Theo lời ông thì mc dù vé s đã được phép bán li t ngày 29/4, nhưng ông đi đến sau l mi đi bán li vì ‘my ngày l không có khách nhiu’.

Ông cho biết đi bán vé s trong mùa dch ông cũng ‘rt lo’ vì ‘l mà dính bnh mt cái là thua luôn’.

Trong lúc chính quyền Vit Nam dn sc chng dch đ làm nên ‘Chiến thng mùa Xuân mi’, ông Tt nói rng ông s ‘mng’ nếu Vit Nam đy lui được dch bnh.

Published in Diễn đàn

Khi chúng ta tuyệt vọng

Tuấn Khanh, RFA, 17/05/2019

Một người bạn của tôi kể rằng anh ấy hụt hẩng kinh khủng khi trãi qua đại lễ Vesak 2019 của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Việt Nam. Thậm chí, có cái gì đó giống như là tuyệt vọng trỗi lên, khi anh thấy trên truyền hình, trên báo chí trương hình ảnh ông Thích Thanh Quyết cho ra mắt bức tranh cố gắng nối Hồ Chí Minh một bên và Đức Phật Thích Ca một bên.

giot3

Bên cạnh sự rộn rịp tại một lễ hội, mà Hòa thượng Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (ICDV) khẳng định nói rằng đã thành công tốt đẹp, cuộc tranh luận và bình phẩm về sự kiện nhà nước vô thần đem biểu tượng cao nhất của Phật giáo để đứng cùng lãnh tụ của họ, đang xuất hiện khắp mọi nơi, thậm chí khiến nhiều trang tin tức quốc tế cũng ghi nhận.

Tháng 5-2019 tại Việt Nam không chỉ có vậy. Đã có nhiều điều diễn ra quyết liệt ở mọi nơi, tạo nên một bức tranh tổng thể đỏ ngầu và dữ dội hơn cả sự mô tả ông Hồ Chí Minh đứng trong bức tranh Đạo Pháp và Dân Tộc đó. Những bắt bớ liên tục diễn ra, những nhà máy có sự che chở giới lãnh đạo đang phủ đầy ô nhiễm tang tóc trên đất nước này. Những kẻ giàu có, mua chuộc được sự dốt nát và hám lợi của bọn cầm quyền đang bóp nghẽn các dòng sông, đang cày nát núi đồi và rừng xanh…

Lễ hội Vesak 2019 đã thành công đến mức nói về hòa bình thế giới, nói về ô nhiễm trên tầng cao khí quyển hành tinh, nói về hòa hợp các dân tộc nhưng lại làm ngơ những người nông dân, những làng xóm từ Nam chí Bắc luôn nơm nớp vì bị cướp đất, bị cưỡng đoạt.

Lễ hội Vesak 2019 cũng không nói đến sông Hàn bị bóp nghẹt, nói về những cánh rừng mất dần để thế chỗ bằng sân golf hay biệt phủ của giai cấp mới.

Lễ hội Vesak 2019 cũng không nhắc gì đến việc làm sao để Hà Nội ngừng rượt đuổi những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, làm sao ngừng chặn bắt hay đánh đập những người bất đồng chính kiến. Từ ngày 12-5 đến 14-5, suốt trong đại lễ này không ngớt xuất hiện những cụm từ "từ bi" và "sám hối", nhưng hàng ngàn tỉ đồng từ mồ hôi nước mắt lao động của người Việt để tạo nên sự hoàng tráng của đại lễ, vẫn không hề giúp giác ngộ được bộ máy lãnh đạo vô thần Hà nội.

Trong tuyệt vọng, nhận thức luôn là một lối đi mới, tôi vẫn phải đùa và an ủi người bạn mình. Nụ cười lặng lẽ và đôi mắt nhắm của Đức Thích Ca trước các vở hài kịch nhân gian cũng là một suy niệm đủ cho anh bạn tôi – hay bất kỳ ai – bừng tỉnh. Trong bài diễn văn của ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhắc rằng "mỗi người chúng ta chính là sứ giả của đức Phật". Nhiều năm qua, những sứ giả nhân danh Đức Phật có hơi thở nhà cầm quyền, đã không ngừng dạy con người mũ ni che tai trước hiện thực, bài xích tôn giáo khác, thậm chí tạo sự lạc lối, về lịch sử dân tộc.

Trong tiếng vỗ tay và đồng tuyên bố về tình nhân loại và tự do tín ngưỡng từ đại lễ Vesak 2019, cũng đã đồng tình chôn sống sự thật về những ngôi chùa bị san lấp, về những tu sĩ bị sách nhiễu tại Việt Nam. Thậm chí, vị Bồ tát có thật của hành tinh là Đức Đạt Lạt Ma thứ 14 cũng được đại lễ sắp xếp cho lãng quên bằng trò đơn giản như thắp nến hay ca hát.

Mỗi lúc thế giới đang mở ra. Những lời nói dối của thế kỷ 21 luôn tinh xảo hơn ở thế kỷ trước. Nhưng bên cạnh đó, nhận thức của con người trước những sự dối trá giờ đây cũng khác biệt và tinh tế hơn. Sau 1975, khi ông Mai Chí Thọ - giám đốc công an thành phố - đối thoại với những bậc trí giả của Giáo hội Phật giáo Thống Nhất đã đặt vào cuộc trò chuyện là xe tăng và nhà tù. Còn 2019, trên bàn đối thoại với Phật giáo và tín đồ, nhà cầm quyền đặt cược bằng cả chùa lớn và đại lễ. Nhưng dẫu vậy, mắt của Đức Phật qua năm tháng ấy vẫn khép, nụ cười vẫn bí ẩn. Những trò vui có thay hình đổi dạng, vẫn vậy, vẫn vô nghĩa cùng những lời nói dối có hệ thống.

Nên bạn tôi, đừng tuyệt vọng, đừng từ bỏ.

Nhận thức không nhằm để chúng ta tuyệt vọng. Nhận thức để chúng ta có được cái nhìn thông tuệ và xuyên suốt, để luôn mang trong tim mình niềm hy vọng. Nhận thức rõ được sự thật sẽ khiến bạn thấy mình khép mắt lặng im và mỉm cười như Đức Phật. Sự thật ấy sẽ dắt tay anh em qua ngõ tối và sợ hãi. Sự thật rồi cũng sẽ giải thoát dân tộc này qua sự mê muội và muộn phiền.

Vì mỗi con người chỉ có một cuộc đời, nên nếu chúng ta tuyệt vọng và từ bỏ, tức đã tự dâng hiến sự sống duy nhất của mình cho kẻ ác, cho bọn vô thần. Trong nhận thức, ta vẫn đang gieo niềm hy vọng, không chỉ riêng mỗi mình, tôi nói với người bạn, và có thể, ta sẽ còn nhìn thấy Đức Phật bí ẩn mỉm cười.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 17/05/2019 (tuankhanh's blog)

**************

Hòa thượng Thích Không Tánh lên tiếng vụ ‘ngưng Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa’

Cát Linh, Người Việt, 17/05/2019

Tin tức về việc "Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng, Quận 3, Sài Gòn, bất ngờ chấm dứt chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa " gây xôn xao trên mạng xã hôi.

giot4

Hòa thượng Thích Không Tánh. (Hình : Hội Anh Em Dân Chủ)

Tuy nhiên, vào tối 15 tháng Năm, trang web Nhà Thờ Thái Hà lại đăng bài trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt của Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Trong đó Linh mục Bích cho biết "Bề Trên vẫn cho phép tiếp tục giúp đỡ các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa". Đáng lưu ý, bài trả lời phỏng vấn này lại chưa chính thức xuất hiện trên trang chủ của BBC tiếng Việt.

Sáng sớm ngày 16 tháng Năm, Hòa thượng Thích Không Tánh, người khởi xướng chương trình "Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa", cho nhật báo Người Việt biết những vấn đề xung quanh sự kiện đang gây nhiều tranh cãi này.

Vì sao phải thuyên chuyển ?

Hòa thượng Thích Không Tánh nêu lên các sự việc : "Hôm Hội Đồng Liên Tôn tiếp xúc với phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở chùa Giác Hoa, có sự tham dự của Linh mục Lê Xuân Lộc, cũng là thành viên của Hội Đồng Liên Tôn. Khi Linh mục Lộc qua thì tôi thấy ông rất buồn. Ông cứ nói là chỉ vài thời gian nữa là phải bàn giao Văn phòng Công lý và Hòa bình ; chương trình chia sẻ với anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa gặp khó khăn".

"Trong lòng tôi lúc đó nghĩ là chuyện này đã khó khăn ngay từ khi Linh mục Phạm Trung Thành mãn nhiệm, bên hệ thống Công giáo bổ nhiệm Linh mục Bích về làm giám tỉnh. Khi Linh mục Bích về một thời gian ngắn liền đưa Linh mục Thoại đi xa. Linh mục Thoại là ‘nòng cốt’ ở Phòng Công lý và Hòa bình và chương trình chia sẻ với anh em thương phế binh", hòa thượng nói tiếp.

"Mới đây thì đưa Linh mục Lê Ngọc Thanh đi xuống miền Tây để nhận nhiệm sở dưới đó. Rồi Linh mục Lộc và Linh mục Vũ cũng bị thuyên chuyển. Tôi thấy tất cả là do vị giám tỉnh mới. Bây giờ có dư luận nói là vị giám tỉnh mới thuộc về quốc doanh, nghe theo lệnh của nhà nước sao đó, làm cho chương trình Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời gặp khó khăn và bị gián đoạn", hòa thượng nhấn mạnh.

Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích nói gì ?

Trước đó, trong bài trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt của Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích đăng trên trang web Nhà thờ Thái Hà có năm câu hỏi và trả lời được Linh mục Bích đăng nguyên vẹn, gồm cả phần tự giới thiệu của ông.

"Thông thường, tôi rất ít trả lời phỏng vấn, nhưng khi đọc các câu hỏi của ông từ đài BBC tiếng Việt, tôi thấy các câu hỏi rất đúng đắn và có sự tôn trọng nên tôi sẵn sàng trả lời. Sau đây là các câu trả lời những câu hỏi của ông", Linh mục Bích viết.

giot5

Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích. (Hình : Nhà thờ Thái Hà)

Ngay câu hỏi đầu tiên BBC hỏi về phản hồi đối với việc "đổi tên Phòng Công lý và Hòa bình và việc giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa tại đây sẽ không còn tiếp tục", Linh mục Bích khẳng định : "Chúng tôi chưa hề ra văn thư hoặc tuyên bố nào thay đổi chủ trương hoạt động. Vì vậy, một số blogger bày tỏ sự băn khoăn là không cần thiết".

Đài BBC có đặt câu hỏi với Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích về việc thuyên chuyển các linh mục mà Hòa thượng Thích Không Tánh nhắc đến tên, Giám tỉnh Bích phản hồi rằng :

"Sự bổ nhiệm và thuyên chuyển là việc rất bình thường của tất cả các Dòng tu. Đó là công việc nội bộ mà người ngoài, thậm chí cả các Giám mục, chẳng có lý do gì để xen vào hay thắc mắc vì họ không thể biết được những gì liên quan đến phẩm chất, đến tư cách và đến hoàn cảnh của từng tu sĩ và vì họ cũng không có trách nhiệm phải trả lời trước mặt Chúa về những gì liên quan đến sứ mạng và sự phát triển của Dòng".

Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn của Người Việt, Hòa thượng Thích Không Tánh đặt vấn đề là "Tại sao khi vừa nhậm chức giám tỉnh đã vội thuyên chuyển hàng loạt linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ?"

Hòa thượng nói tiếp : "Theo tôi nhớ thì hình như sự bầu bán cũng có sự vận động sao đó. Ở đây cũng đã có dư luận là Linh mục Bích là tu sĩ quốc doanh. Nếu không như thế thì tại sao đưa họ đi ra tận Quảng Nam ? Rồi nghe nói bàn giao sổ sách, giấy tờ, các thứ. Rồi đổi tên nữa, một cái tên nghe rất xã hội chủ nghĩa, rất mông lung. Nếu Linh mục Bích nói rằng vẫn tiếp tục việc giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa vậy thì việc cứu trợ như thế nào ? Rồi ngân quỹ đó ra sao ?".

Tuy nhiên, trong phần trả lời của Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích dành cho đài BBC, ông viết rõ : "Tôi chưa thấy ai đổi tên phòng này với tên gọi khác. Tôi cũng vừa trao đổi với cha Tân Bề Trên Tu Viện Sài Gòn. Ngài khẳng định vẫn tiếp tục việc giúp các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy, những thông tin nêu trên là không đúng sự thật".

Ngày 15 tháng Năm, Linh mục Đinh Hữu Thoại đăng lên trang cá nhân một thông cáo dán trước Phòng Công lý và Hòa bình có nội dung : "Kể từ ngày 15 tháng Năm, 2019, Phòng Công lý và Hòa bình tạm ngưng làm việc đến khi có thông báo mới".

Phòng Công lý và Hòa bình của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn là địa chỉ quen thuộc của tất cả các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Chương trình này được chuyển giao vào năm 2012 từ Hòa thượng Thích Không Tánh, chùa Liên Trì, Quận 2, Sài Gòn, về Phòng Công lý và Hòa bình, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

Linh mục Đinh Hữu Thoại, một trong những người phụ trách chương trình này, nhớ lại : "Năm chúng tôi bắt đầu tổ chức giúp cho chùa Liên Trì là tháng Bảy, 2012. Do chúng tôi làm truyền thông thì nhiều người biết tới và con số thương phế binh đến càng ngày càng nhiều. Chương trình chúng tôi giúp đỡ họ là khám sức khỏe, trang bị cho họ những phương tiện trong cuộc sống như bảo hiểm y tế, xe lắc, xe lăn, xe ba bánh hay nạn, gậy, tùy nhu cầu mà chúng tôi giúp. Rồi thì sửa nhà, xây nhà mới, đi thăm bịnh và khi các ông qua đời thì chúng tôi đi viếng…".

Theo Hòa thượng Thích Không Tánh, lý do năm đó phải chuyển giao chương trình về Phòng Công lý và Hòa bình là vì số lượng thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa ngày càng tăng thêm. Chùa Liên Trì khi đó (nay không còn nữa vì bị chính quyền Đảng cộng sản Việt Nam phá bỏ) không đủ khả năng và không có địa điểm đủ rộng để gần 200 thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa sinh hoạt.

Đức Vâng Lời

Các linh mục của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn trong những ngày qua từ chối đưa ra bình luận. Ngay cả khi nội dung trả lời của Giám tỉnh Nguyễn Ngọc Bích được đăng tải trên trang Nhà thờ Thái Hà gặp nhiều phản ứng trái chiều của dư luận thì các vị cũng chọn giải pháp im lặng.

Theo Hòa thượng Thích Không Tánh, "hệ thống Công giáo có một cái gọi là Đức Vâng Lời, nên với quý cha cấp dưới, bề trên nói gì thì phải nghe theo thôi".

Nhạc sĩ Tuấn Khanh đặt câu hỏi trong một bài viết liên quan : "Có cái gì đó rất bất thường đang diễn ra ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Kỳ Đồng, nơi mà lâu nay, được khắp nơi ngưỡng mộ là ngôi nhà của lòng lành và công lý".

Theo nhạc sĩ Tuấn Khanh : Đặc biệt, trong bối cảnh của một nước Việt Nam với vết thương nội chiến vẫn chưa lành, sự kỳ thị với những cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa vẫn là một chủ trương thấy rõ.

Còn nhà giáo, nhà hoạt động Phạm Minh Hoàng viết trên trang cá nhân của ông : "Cuối năm 2018, Cha Bích tái đắc cử, và những ‘nề nếp mới’ được điều chỉnh cho ngày ‘một mới hơn.’ Những ‘ánh mắt mang hình viên đạn’ ngày một sắc nét hơn. Và sau nhiều chi tiết không tiện nêu lên đây − chuyện phải đến đã đến. Cha Trương Hoàng Vũ nhận lệnh rời Sài Gòn, vài ngày sau văn phòng được lệnh giải tán. Ngày 14 tháng Năm, các tình nguyện viên thu dọn đồ đạc, sáng 15 tháng Năm linh mục độc nhất còn lại, Cha Lộc khép lại cánh cửa sắt của văn phòng lần cuối".

Những tình nguyên viên trẻ của Phòng Công lý và Hòa bình đều bất ngờ và tức giận trước diễn biến này. Họ cho biết họ cảm thấy như đang bị mất đi một gia đình và tâm trạng của họ đau buồn, không thể nói gì được.

Tuy không cùng một tôn giáo, nhưng Hội Đồng Liên Tôn và Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn trong mấy năm qua đã có chung một mục đích, đó là "Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời". Những người quan tâm đến các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đều đưa ra câu hỏi : "Ai sẽ cùng với họ đi nốt cuộc đời còn lại ?" 

Cát Linh

Nguồn : Người Việt, 17/05/2019

*********************

Thương cho thân phận thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa

Paulus Lê Sơn, VNTB, 16/05/2019

Thượng đế không loại trừ bất cứ một ai, chỉ có con người loại trừ nhau mà thôi. Người Công giáo xác tín một điều, Thiên Chúa không bỏ rơi một ai, nhất là những con người yếu thế, khổ đau. Thân phận của người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trong xã hội này là thân phận của người yếu thế, đau khổ. Họ đáng được chúng ta tôn trọng, bảo vệ và yêu thương.

phebinh1

Tác giả cùng những tình nguyện viên trợ giúp các TPB trong chương trình "Bên nhau đi nốt cuộc đời" do Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức từ ngày 27 đến 30 tháng 12 năm 2017.

Cuộc xua đuổi từ sau kết thúc cuộc chiến năm 1975 cho đến ngày hôm nay hầu như vẫn không hềdừng lại đối với những con người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Họ là những con người có phẩm giá và nhân vị, thiệt thòi hơn, họ còn bị thương tích, khuyết thiếu một phần thân thể do chiến tranh để lại. Họ thực là những con người yếu thế trong xã hội. Đáng ra họ phải được tôn trọng, bảo vệ, nâng đỡ. Cớ sao lại ra tay truy cùng diệt tận họ ?

Đầu năm 2019, khi nhà cầm quyền tấn công, đập phá, xóa bỏ vườn rau Lộc Hưng, hàng chục thương phế binh đã bị ném bỏ đồ đạc chăn mùng ra khỏi phòng trọ. Các thương phế binh này được sự nâng đỡ, chở che của các Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế và người dân vườn rau Lộc Hưng cho thuê trọ một căn nhà. Các ông ban ngày lê lết đi bán vé số ban đêm về có chỗ ngả lưng qua đêm.

Mới hôm 28/04/2019, công an tiếp tục đe dọa trấn áp những con người tàn phế này. Đồng thời gây áp lực với chủ nhà trọ, ép chủ nhà phải đuổi các chú thương phế binh ra khỏi nhà. Họ chả biết phải đi đâu, trú ngụ ở đâu, cuộc sống trước mắt như thế nào đây ?

Trước thông tin văn phòng Công Lý và Hòa Bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam sẽ đổi tên và đổi thay một số nhân sự, người ta lo lắng rất nhiều cho phần cuối cuộc đời của thân phận thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa.

phebinh2 - Copie

Thương Phế Binh đến sinh hoạt chương trình xuân 2017 tại Dòng Chúa Cứu Thế. Ảnh : Facebook Tri Ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa

Sự lo lắng cũng là chính đáng, vì phòng Công Lý và Hòa Bình như là mái nhà chung cho hàng chục ngàn thương phế binh tựu về hàng năm, hàng tháng trong chương trình "Bên nhau đi nốt cuộc đời". Quả thật, nơi đây đã tạo nên bầu khí yêu thương, tin tưởng và tôn trọng đối với người thương phếbinh Việt Nam. Những con người mà từ sau 1975, họ bị chế độ cộng sản coi là tàn dư của "ngụy quân" tìm mọi cách loại trừ. Thế nên giữa chốn đời khốn khổ đó, họ tìm thấy vùng trời bình yên mỗi khi tề tựu bên nhau.

Tôi có may mắn được dự phần vào những công việc trợ giúp thương phế binh trong các chương trình tri ân tại Dòng Chúa Cứu Thế 38 Kỳ Đồng, và đã đi đến nhiều gia đình của họ. Qua đó tôi thấu hiểu, cảm nhận hết sức rõ ràng tâm hồn, tình cảm và sự mẫn cảm của họ đối với con người, thời cuộc và từng cá nhân cụ thể đến với họ bằng tình thương, lòng nhân ái của con người.

Tôi thấy từng giọt lệ rỉ ra trên những khóe mắt nhăn nhúm già nua của họ khi họ được gặp lại chiến hữu từng vào sinh ra tử, khi họ lắng nghe những bài hát đầy trữ tình mang âm hưởng của người lính bảo vệ tự do.

Một thương phế binh nói trong sự biết ơn : "Chúng tôi đã và đang sống trong những sự ruồng bỏ và kiềm kẹp từ xã hội này (chính quyền cộng sản), những năm gần đây các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức cho chúng tôi có cơ hội gặp mặt, đem đến cho chúng tôi sự an ủi trợ lực rất lớn, chúng tôi chân thành cám ơn những tấm lòng hảo tâm đã nhớ đến chúng tôi".

Cũng có những ông lo lắng nói rằng : "Nếu một ngày nào đó không còn chương trình bên nhau đi nốt cuộc đời của Dòng Chúa Cứu Thế thực hiện thì chúng tôi biết trông cậy ở đâu, nương nhờ ai. Chúng tôi đâu còn cơ hội gặp nhau như thế này. Tâm hồn chúng tôi có lẽ sẽ héo úa buồn bã vì cái cuộc sống này đã, đang bạc bẽo, kỳ thị chúng tôi".

Tôi còn nhớ như in câu nói của Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cựu Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, và là một trong những người khởi xướng chương trình Tri Ân Thương Phế Binh đã chia sẻ với các cộng tác viên : "Chúng ta hãy đến với họ bằng tất cả tình thương".

Vì tình thương đó mà các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã sưởi ấm được hàng ngàn trái tim bị cái xã hội, cái chế độ vây ráp trong sự ghẻ lạnh, ruồng bỏ, truy diệt.

Chúng ta sẽ tiếp tục đốt lửa và thêm vào nhiều năng lượng hơn để sưởi ấm cuộc đời, thân phận thương phế binh hay chúng ta sẽ dập tắt nó ? Điều này thì tương lai sẽ cho chúng ta câu trả lời.

Vui mừng và hi vọng luôn cho con người kết quả tốt đẹp. Trong biến cố thay đổi danh xưng, nhân sự, và cách thức làm việc tại văn phòng Công Lý và Hòa Bình tại Dòng Chúa Cứu Thế. Trên Facebook Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết : "Bề trên nhà Sài Gòn vẫn tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, nhưng cách thức và nhân sự sẽ thay đổi tạ ơn Chúa và đợi xem".

Thượng đế không loại trừ bất cứ một ai, chỉ có con người loại trừ nhau mà thôi. Người Công giáo xác tín một điều, Thiên Chúa không bỏ rơi một ai, nhất là những con người yếu thế, khổ đau. Thân phận của người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trong xã hội này là thân phận của người yếu thế, đau khổ. Họ đáng được chúng ta tôn trọng, bảo vệ và yêu thương.

Paulus Lê Sơn

Nguồn : VNTB, 16/05/2019

Published in Diễn đàn
samedi, 18 décembre 2021 19:44

NMĐRN 1.2 - Những bóng ma trên hè phố

1.2. Những bóng ma trên hè phố

Quê hương, hai tiếng thân thương ai trong chúng ta cũng đã một lần gọi đến. Bình thường hai tiếng gọi thân thương ấy không gợi lên trong ta một cảm xúc nào vì đang sống với nó. Giống như không khí, con người hít thở nó để sống mà không cảm nhận sự hiện hữu của nó trong từng mạch sống. Chỉ đến khi thiếu dưỡng khí chúng ta mới cảm thấy nó là cần thiết. Cũng như thế, chỉ đến khi nào tôn miếu, xã tắc Việt Nam Cộng Hòa bị người cộng sản tiêu hủy, ngôi từ đường thờ kính tổ tiên bị bỏ phế, mồ mả cha mẹ, ông bà bị xúc phạm, khi ấy chúng ta mới cảm thấy thực sự mất mát, hụt hẫng vì quê hương không còn nữa. Chắc không ít ai trong chúng ta đã hơn một lần nhỏ lệ khóc cho quê hương điêu linh, tang tóc này. Vậy thì, các bạn hỡi, từ nỗi đau thương mất nước này hãy cùng chúng tôi lắng nghe tiếng nấc nghẹn ngào của những mảnh đời rách nát.

bongma1

Ai khóc thương cho những chiến sĩ vô danh này, ai đoái hoài những người bị thương tật vì chiến tranh như chúng tôi chờ ngày tàn của cuộc sống ?

Theo những biến đổi của thời cuộc, Hoa Kỳ và đồng minh rút quân ra khỏi chiến trường miền Nam từ sau 1973, Việt Nam Cộng Hòa chao đảo theo từng đợt tấn công ào ạt của cộng quân. Nhà cầm quyền cộng sản miền Bắc nuôi dưỡng âm mưu thôn tính miền Nam từ lâu, họ cho người nằm vùng trong những cơ quan, bộ phận trọng yếu của chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa để quấy phá. Bị nội công ngoại kích, miền Nam sụp đổ mau chóng trước đợt tiến công quyết liệt từ đầu tháng 4/1975 của quân đội miền Bắc.

Kể từ sau ngày 30/04/1975 thủ đô Sài Gòn không còn nữa. Lăng mộ, tôn miếu, sơn hà, xã tắc của Việt Nam Cộng Hòa bị chà đạp. Mồ mả, nghĩa trang của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, những người đứng ra bảo vệ tổ quốc và đã hy sinh vì chủ nghĩa tự do ở miền Nam, bị đào bới, san bằng trong khi xác của Hồ Chí Minh được long trọng ướp trong hòm kiếng đặt ở quảng trường Ba Đình để được chiêm bái. Có người còn đến đó để khóc thương trong khi những nơi tôn nghiêm, thờ phượng ở miền Nam thì bị biến thành những khu "văn hóa" vui chơi tập thể. Ai khóc thương cho những chiến sĩ vô danh này, ai đoái hoài những người bị thương tật vì chiến tranh như chúng tôi chờ ngày tàn của cuộc sống ? Bất công này biết bao giờ được gột rửa ? Xin mọi người hãy chia sẻ và cố gắng xoa dịu nỗi đau của dân tộc nói chung và của chúng tôi nói riêng.

Chủ nghĩa cộng sản loang nhanh như vết máu trên mảnh vải trắng tự do. Chủ thuyết vô sản tràn lấp những giá trị xưa, rồi lấn chiếm mọi ngõ ngách tâm hồn, đe dọa mọi suy tư của người dân trong thành phố bị đổi tên, ai phê bình hay chỉ trích chế độ mới đều bị trừng trị. Các lãnh tụ cộng sản Các Mác, Lênin, Mao Trạch Đông được ngợi ca, xác ướp Hồ Chí Minh được tôn thờ. Một phó sản mới được nhào nặn ra, "thành phần 30 tháng 4" ngoan ngoãn vâng lời chủ mới, hống hách với bà con, họ hàng và còn ác độc hơn cả quân "giải phóng".

Chế độ cộng sản không cần đến tôn giáo đã đành, họ còn phỉ báng thần linh, ngăn cấm nghi thức thờ cúng ông bà, vong hồn người quá cố ; tất cả đều là "mê tín dị đoan". Cảm xúc thiêng liêng và tình cảm riêng tư của con người nhưng đối với người cộng sản không là gì cả. Không những thế họ còn xúc phạm đến các tôn giáo, Chúa hay Phật, hoặc bất cứ đấng thiêng liêng nào cũng đều bị đem ra "đầu tố", nếu không bị mắng chửi bởi những người cuồng tín thì cũng bị bôi tro trát trấu. Những người lãnh đạo tôn giáo nếu không phải là thành phần "quốc doanh" thì bị liệt vào hàng "phản động", nếu không bị bắt giam thì cũng bị theo dõi, kiểm tra ráo riết. Họ còn cho người len lỏi vào các giáo phái, chia rẽ tín đồ, khai thác ngộ nhận, bẻ cong giáo lý, gài bẫy bắt giam giáo dân, hạn chế nghi thức thờ phượng. Chế độ cộng sản còn hủy diệt tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc Việt Nam, các đình làng đều biến thành khu vui chơi, giải trí.

Để đạt mục tiêu mong muốn, nghĩa là "xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội" trên khắp cả nước, tập đoàn lãnh đạo cộng sản không ngần ngại chà đạp nhân phẩm con người nhưng khôn khéo che đậy bằng những mỹ từ nhân đạo, nào là thông cảm nỗi khổ của nhân dân, nào là xóa đói giảm nghèo, khiến dư luận quốc tế và cộng đồng người Việt hải ngoại tin lầm. Khi đạt mục tiêu mong muốn, tất cả những thành phần dại dột tin theo đều bị bỏ rơi như những giẻ rách, kể cả những gia đình "liệt sĩ, cách mạng và mẹ chiến sĩ". Người đời có câu : "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời cộng sản biết thương đồng bào" thật là xác đáng.

Trong xã hội mới này, đạo đức bị coi thường, khôn sống dại chết, con người tranh nhau từng miếng ăn và nhìn người quen như... những con mồi. Liên đới xã hội mất dần chỗ đứng, có tiền thì có tất cả, không tiền thì không có gì hết. Quan hệ giữa người với người lần hồi mục rữa, kể cả những người sống ở nấc thang thấp cùng nhất xã hội. Chính quyền nhìn dân như kẻ thù địch và sẵn sàng dùng bạo lực trấn áp những ai tranh đấu đòi quyền sống trong danh dự. Chủ nghĩa xã hội không phải là chế độ của người nghèo. Quê hương này thật là bất hạnh, không có một tên êm đẹp nào đặt cho lá cờ sặc tanh mùi máu và cũng không thể tìm được một tên nhân từ nào để gọi những người cộng sản. Màu đỏ không phải là màu của tươi vui trong ngày lễ hội, nó là màu của tang thương và đọa đày bao phủ quê hương. Chủ nghĩa cộng sản gắn liền với sự độc ác.

* * *

Hạnh phúc không bao giờ có thật trong chế độ này, một chế độ lấy sự ác độc làm phương châm và lường gạt làm kim chỉ nam hành động. Như một kiếp luân hồi không được siêu thoát, các chế độ cộng sản phải độc ác để tồn tại.

Sau khi áp đặt bạo lực của kẻ chiến thắng trên người bại trận, các ủy ban quân quản buộc công chức và sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa ra trình diện rồi đưa họ vào những nhà tù tập thể, dưới tên gọi mỹ miều "trường học tập cải tạo". Tiếp theo sau là chính sách quản lý "hộ khẩu" khắc nghiệt, nó là sợi dây thòng lọng thắt vào cổ nhân dân, chế độ không ưa ai thì người đó phải chết. Để cướp trọn bộ số tiền nằm trong túi dân chúng miền Nam, nhà cầm quyền cộng sản ra lệnh "đổi tiền", 500 đồng cũ ăn một đồng mới, như thế cứ mỗi 500 đồng Việt Nam Cộng Hòa mới bằng một đồng xã hội chủ nghĩa, thêm vào đó họ còn quy định mỗi hộ khẩu chỉ được đổi 200 đồng mới mà thôi, số tiền còn dư do nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý. Sau hai lần "đổi tiền" như thế, toàn bộ tài sản của dân chúng miền Nam đã lọt vào tay nhà cầm quyền cộng sản. Đúng là quân cướp ngày.

Xã hội cũng thay ngôi đổi chủ. Những người trước kia thuộc thành phần ăn trên ngồi trước nay bị lọt sổ thành ăn dưới ngồi sau. Cán bộ cộng sản có chức có quyền thì "vinh thân phì gia" trong khi đất nước đã nghèo lại càng nghèo thêm. Nhà nước còn chiếm tất cả các cơ sở sản xuất lớn, "đánh" tư sản mại bản, quản lý tất cả các mặt hàng "nhu yếu" để làm chủ thật sự miền Nam. Bà con nghèo khó buôn bán trên lề đường đều bị xếp vào hàng "bóc lột". Cán bộ hạ tầng và "thành phần 30" hàng ngày săn lùng, bắt bớ, tịch thu hàng hóa của những thành phần "bóc lột", những người buôn gánh bán bưng trên các hè phố để... bán lại cho những thành phần "bóc lột" khác. Chính vì vậy mà không ít cán bộ nhà nước núp dưới danh nghĩa "cách mạng" hà hiếp dân chúng, vơ vét của công cho vào... túi riêng.

Dân chúng quá sợ hãi đã trở thành ngu dốt và yếu hèn. Người ta không biết phải sống làm sao với hệ thống luật pháp ma quái, nay thế này mai thế kia của nhà cầm quyền cộng sản. Bị ép vào đường cùng, dân chúng chỉ biết im lặng làm theo. Nhà nước cộng sản hứa cho dân một cuộc sống ấm no trong vùng kinh tế mới, nơi đây người ta chỉ thấy địa ngục trần gian. Không một cây lương thực nào có thể mọc lên trên những vùng đất khổ, biết bao gia đình tan nát và biết bao người âm thầm bỏ nắm xương tàn nơi chốn rừng sâu nước độc. Người dân đói quá phải đào những cây khoai mì mới trồng chưa kịp lớn, củ chỉ bằng ngón tay em bé, để ăn. Ăn càng non thì càng đói nặng. Ai kiên nhẫn chờ đợi những củ khoai mì lớn lên trong lòng đất thì ăn bất cứ vật gì có thể ăn được để cầm cơn đói, từ cóc nhái, ễnh ương, "bù toọt", rắn mối, dế cơm, bò rầy, trứng kiến, chuột rừng, rắn mối con còn đỏ hỏn đến măng non, củ dại, nấm rừng. Nói chung họ ăn tất cả những gì động đậy. Tại nhiều nơi, dân kinh tế mới ăn nhằm nấm độc chết hết cả nhà.

Thiếu ăn, da thịt người kinh tế mới biến sắc, áo quần rách nát, chân tay phù thủng, bệnh sốt rét rừng, dịch tả, kiết lị cướp đi rất nhiều mạng sống. Số trẻ em sinh ra trên vùng kinh tế mới không đủ bù lắp số người bị chết vì đói và bệnh tật. Đi hay ở, đó những câu hỏi được lặp đi lặp lại trong lòng mỗi người. Bỏ về thành phố thì không biết sẽ ở nơi đâu, nhà cửa, vốn liếng đã lỡ dồn cả cho chuyến đi "lập nghiệp" trên vùng kinh tế mới rồi. Ở lại thì thần chết sống kề bên hông, sẵn sàng đòi mạng. Người dân trên vùng kinh tế mới tự đặt câu hỏi rồi tự tìm câu trả lời. Thói thường vẫn vậy, khi quá cùng khổ người ta thường "đứng núi này trông núi kia". Do nhận thức yếu kém, họ chỉ mơ ước được đi... những vùng kinh tế mới khác với hy vọng sẽ có một cuộc sống khá hơn nơi đang sống.

************

Những tin đồn mà dân chúng thành thị nghe được, do những người trốn từ các vùng kinh tế về thành phố kể lại, rất là hãi hùng.

Trên một vùng kinh tế xa xôi nọ ở tỉnh Sông Bé, có một gia đình gồm có hai vợ chồng và ba đứa con nhỏ. Đứa con gái đầu lòng mới 11 tuổi phải theo cha mẹ vào rừng đào nương phát rẫy trồng khoai mì. Có lúc thiếu ăn cả nhà hái rau cỏ rừng về ăn lót dạ, chính vì thế mà hai đứa em nhỏ (đứa em gái 7 tuổi và đứa em trai 4 tuổi) chỉ lớn hơn con mèo. Người chồng trước kia là cựu quân nhân biệt phái về dạy ở một trường tiểu học nên không thích nghi kịp với nghề tay chân. Người vợ thay chồng làm việc quần quật nhưng cũng không đủ ăn, một hôm bà mắc bệnh kiết lị rồi qua đời vì thiếu thuốc men. Gia đình còn lại trở nên túng thiếu, nhiều bữa không có đủ khoai cho bốn miệng ăn, người cha và đứa con gái lớn phải nhường phần của họ cho hai đứa nhỏ, còn họ thì ăn... lá khoai mì luộc, uống nước lá mì luộc nên bị say nôn. Đêm nằm có nhiều ảo giác ngất ngây, cứ như bị ai đó nắm chân dốc ngược lên trời, oẹ mửa thốc tháo ra tới mật xanh mật vàng, trông thật khủng khiếp.

Một đêm nọ vì quá đói, hai cha con lén vào rẫy nhà hàng xóm bới trộm khoai mì. Đang lúc hì hụt đào trộm thì cả bị nhóm "dân quân tự quản" đi tuần bắt quả tang. Thế là trong đêm tối, những ánh đuốc trong thôn thắp dọi lên theo tiếng gõ dồn dập của thùng thiếc, dân chúng vây quanh cha con kẻ trộm. Người cha đứng cúi gằm mặt im lặng bên cạnh đứa con gái mặt mày tái xanh, tay còn ôm rỗ khoai mì. Một cán bộ xã, người miền Bắc, dáng vạm vỡ bước xộc đến, vẻ mặt nghiêm nghị chỉ tay vào mặt người cha hống hách nói :

- Không "nao" động hả, ông thầy ? Bắt quả tang đang ăn trộm rồi nhá.

Rồi quay sang đám dân quân, người cán bộ này ra lệnh :

- Đưa về huyện nhốt, cho chúng nó bỏ thói "nười" !

Đang khi ông thầy còn lúng túng thì người cán bộ hùng hổ tiến tới túm lấy đôi vai gầy guộc của ông thầy, kéo xuống rồi lên gối một cái "huỵch" vào ngực. Đứa con gái thấy cha bị đánh liền thét lên : "Cha !", rồi quăng rổ khoai chạy tới nhưng bị hai người đàn ông khác nắm áo đẩy qua một bên té xuống đất. Mặt ông thầy tái lại, mắt mở to, sụm đầu gối, hai tay định ôm lấy ngực thì "bịch", một cú đấm mốc từ dưới lên tống vào mặt ông thầy làm ông chúi nhủi. Người đàn bà chủ rẫy thấy vậy thét lên : "Ngưng tay, tôi không thưa kiện gì hết". Bao nhiêu căm ghét kẻ trộm nơi bà bay biến đâu mất, bà nói : "Để hai cha con ông thầy mang rổ khoai về nhà". Mặc dù khoai củ ở vùng kinh tế mới trong mùa khô này rất quí, bà còn biếu cha con ông thầy 40 đồng tiền mới (bằng một phần năm số tiền nhà nước quy định đổi cho mỗi gia đình). Hai cha con ông thầy cúi đầu tạ ơn bà hàng xóm rồi lầm lủi đi về.

Nhưng người cha trở nên quẫn trí, thay vì dùng số tiền đó để mua khoai cho con ăn, ông ra chợ mua hai kí gạo và một con gà mang về nhà nấu một nồi cháo thật to cho con ăn. Đang lúc nấu, đứa con gái thấy cha nó vừa khóc vừa bỏ một thứ bột gì đó vào nồi bốc lên mùi nồng nặc khó ngửi nên nó bỏ chạy ra ngoài không chịu ăn. Nó vừa chạy vừa khóc trong đêm tối, ba cha con ông thầy tiếp tục ngồi ăn ngon lành. Sáng hôm sau người ta thấy xác ba cha con ông thầy nằm chết bên cạnh nồi cháo. Chính quyền địa phương không cho dân chúng chôn ba cái xác ấy ngay, họ được đắp chiếu để trước cửa 24 tiếng đồng hồ, bên cạnh là bản án có ghi hàng chữ "Tự tử là có tội". Vì chiếc chiếu không đủ che ba cái xác nên đôi chân cứng đờ và tái xanh của ông thầy lòi ra trông rất rùng rợn. Sang ngày hôm sau bà con lối xóm mới được phép chôn cất ba cha con ông thầy, đứa con gái 11 tuổi ấy theo đoàn người bỏ về thành phố rồi mất tích luôn.

Các vùng kinh tế mới đúng là địa ngục trần gian, con người bị cái đói và bệnh tật dằn vặt hàng ngày, dân chúng trốn về thành phố rất nhiều. Chính quyền địa phương dựng lên nhiều chốt ngăn chặn luồn người trốn về thành phố và tung chiến dịch tuyên truyền hứa "cứu đói". Nhưng không ai nói láo bằng "vẹm", chẳng ai đến cứu đói và dân cứ tiếp tục trốn về. Trong đêm tối, từng đoàn người lũ lượt gánh đồ, vác bị trốn về thành phố. "Về đi thôi, nếu có chết thì chết ở thành phố sướng hơn chết trên rừng", mọi người rỉ tai nhau.

Về được thành phố, họ ngủ trên các vỉa hè, bến xe, sạp chợ, kể cả trong các nghĩa địa. Họ lấy nền xi măng làm giường, bao ny lông làm chiếu, mùng màn thì không cần vì da thịt họ quá cằn cỗi, ruồi muỗi có viếng thì cũng bỏ đi thôi.

bongma2

Về được thành phố, họ ngủ trên các vỉa hè, bến xe, sạp chợ, kể cả trong các nghĩa địa. Họ lấy nền xi măng làm giường, bao ny lông làm chiếu…

Nhiều người còn cảm thấy vui thích được ngủ dưới trăng sao của thành phố. Họ nói trăng Sài Gòn đẹp hơn trăng vùng kinh tế mới : "trăng gì mà trắng bệch như... mặt người chết đói, thấy mà ghê". Mọi người sung sướng chia nhau cảm giác về lại quê xưa, dẫu cho thân thể có tồi tàn rách nát trở về sống tại quê nhà vẫn thích thú hơn.

Họ làm bài thơ sau đây hiến tặng độc giả :

Về đi thôi

Nhà nước nhà nôi thôi đừng nói nữa !

Nói đi nói lại cũng chừng đó thôi.

Nơi đây khốn khổ muôn người thiếu ăn,

Chỉ mong có gạo có khoai qua ngày.

Cuốc ngày cuốc tối, cuốc cả trời mưa,

Bụng thì cứ đói, ruột thì cứ than.

Tay chân bủn rủn, toàn thân bàng hoàng,

Đêm về chỉ thấy bầy con khóc rần.

Ở thì không được chỉ nước về thôi,

Về thì du kích hung hăn hầm hừ.

Trốn chui trốn nhủi mới về tới nơi,

Chẳng may bị bắt, tiêu tan cuộc đời.

Về lại thành phố có phiền ai đâu,

Không nhà không cửa, chúng tôi ngủ đường.

Ngày ngày sớm tối lang thang ngoài đời,

Đói thì đứng chợ ăn xin của người...

"Về đi thôi", tôi nghe thấy tiếng lòng thôi thúc. Mỗi đêm nhìn bà con lối xóm bỏ về, tôi cũng nôn nao. Được những người quen cho biết tin cha tôi lâm bệnh, tôi càng xót xa. Trước kia ông đi lập nghiệp ở khu kinh tế mới Tây Ninh, cạnh Núi Bà Đen cùng với mẹ và các em tôi. Mẹ tôi chẳng may mắc bệnh sốt rét rừng đã qua đời cách đây sáu tháng, cha tôi cùng các em đã trở về thành phố cách đây bốn tháng. Hiện cha tôi sống bằng nghề xin ăn, mỗi bữa ông đứng chực ở mấy cửa hàng ăn uống quốc doanh, chờ khi thực khách ăn xong, còn sót lại những thức ăn trên tô dĩa, ông vội vàng trút hết vào lon guigoz đem về nhà hâm lại cho các em tôi ăn. Xưa kia ông có lần dạy kèm Pháp văn cho trẻ nhỏ nên hiếm khi ông dám ngước nhìn thực khách hoặc chìa lon xin tiền vì sợ người quen nhận diện, ông chỉ nói lí nhí trong miệng. Tôi cứ lo âu hình dung cha tôi với mái tóc bạc trắng đứng bơ vơ bên đường, lỡ gặp cán bộ vạm vỡ nào đó túm áo mà xô đẩy thì sao.

Miên man nghĩ đến cha, rồi nhớ lại câu chuyện ba cha con ông thầy, tôi càng nôn nóng trở về hơn. Càng suy nghĩ, tôi càng thấy nóng nặt, máu dồn lên óc. Cuối cùng thì gia đình tôi cũng chuẩn bị khăn gói lên đường. Thế là chúng tôi bỏ nhà bỏ cửa, bỏ cả mảnh đất đang làm dở dang trên vùng kinh tế mới, theo chân những người đi trước trốn về thành phố.

Sau gần một tuần lễ lòn lách, trốn tránh các nút chặn trên các con đường rừng, chúng tôi về tới thành phố cũ với tên gọi mới. Sài Gòn vẫn còn đó nhưng đời sống đã khác xưa. Khu nhà tôi còn đây, nhưng căn nhà cũ không còn. Những người dân đi xây dựng vùng kinh tế như gia đình chúng tôi về lại phố cũ đều đau lòng nhìn các gia đình cán bộ tập kết miền Bắc đến xây nhà trên những nền nhà cũ của chúng tôi, họ ăn sung mặc sướng, đời sống sung túc, no đủ trong những căn nhà đep đẽ. Tôi mới chợt hiểu "cách mạng" không có nghĩa là xóa bỏ cái cũ để nâng cao mức sống người dân, mà là "loại bỏ" những người chủ cũ, những người thất trận và người dân nghèo như chúng tôi, ra khỏi thành phố, lùa họ vào những vùng đất chết để cho thiên nhiên, bệnh tật và đói khổ tiêu diệt. Còn tại thành phố, họ nâng cao mức sống cho những công bộc, dành những khu phố đẹp cho cán bộ cao cấp và gia đình họ ở. Trong những khu lao động, người nghèo khổ bị xua đuổi để lấy đất xây thêm những khu nhà mới, gọn đẹp hơn cho những cư dân mới, những người đến từ miền Bắc xa xôi, những gia đình "có công với cách mạng" (nằm vùng cũ) hay thành phần người giàu có mới.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa như vậy chỉ là sự thay ngôi đổi chỗ giữa những thành phần giàu có mới và giàu có cũ. Những người nghèo khổ như chúng tôi không có chỗ đứng trong xã hội này, nếu có chăng thì ở chốn rừng sâu, nước độc. Nhiều người không biết cứ ngỡ rằng chế độ mới đã làm nhiều cố gắng cải thiện đời sống "nhân dân", nhưng nhân dân ở đây là "nhân dân cán bộ", thành phần ăn trên ngồi trốc. Những hào nhoáng bên ngoài có mục đích phô trương, khoe mẽ với các quốc gia khác, với Liên Hiệp Quốc rằng nhà cầm quyền cộng sản đang "thay da đổi thịt", lo lắng cho lớp người cùng khổ của xã hội miền Nam xưa kia, nhưng thật ra là gạt chúng tôi ra ngoài rìa xã hội, để phải sống lây lất trên các vỉa hè, nghĩa địa và hành nghề ăn xin.

Chúng tôi mới chính là người vô sản, nhưng vì là thành phần vô sản miền Nam nên chỉ hưởng đày đọa và hà hiếp. Chúng tôi không còn gì cả ngoài những thân hình ốm yếu, tật nguyền cùng với đàn con rách rưới, sống không có ngày mai và chết không ai thừa nhận. Chúng tôi không buồn vì bệnh tật ốm đau không được chữa trị, đói không được cho ăn, nhưng buồn vì quê hương thiếu vắng tình người. Những người "vô sản" ngày hôm qua đang đày đọa những người "vô sản" ngày hôm nay.

Không riêng gì dân chúng miền Nam, cả những người vô sản miền Bắc cũng là nạn nhân của nhà cầm quyền cộng sản. Họ được hứa hẹn đủ điều để rồi chỉ toàn bánh vẽ, nhà cầm quyền cộng sản luôn luôn hứa hẹn thực hiện cho cái "sẽ là", và cái "sẽ là" không bao giờ tới. Con cái họ tiếp tục vào Nam làm bia đỡ đạn, lúc chết xác thân không biết chôn vùi ở đâu, hòa bình trở lại họ trở về kiếp sống nông dân, bị bạc đãi và khốn khổ như chúng tôi. Trẻ em cũng bị lợi dụng, các khẩu hiệu ra vẻ yêu thương chăm sóc trẻ em chỉ là bánh vẽ, các em bé miền Bắc cũng như miền Nam ở thôn quê đều suy dinh dưỡng, bụng ỏng da chì trong khi con cái những cán bộ có chức có quyền ăn sung mặc sướng và được đi học. Những đứa trẻ con ông cháu cha này tiếp tục sẽ đè đầu đè cổ con cháu chúng tôi. Cuối cùng sau bao nhiêu năm sống dưới sự ách cai trị của cộng sản, dân chúng miền Bắc rủ nhau từng đoàn vào Nam... ăn xin như những người trốn từ vùng kinh tế mới về vậy.

* * *

Từ vùng kinh tế mới trở về, tôi thấy gì kể đó.

Vào thời điểm mà ly cà phê đen trộn bắp giá 150 đồng (năm 1981) thì trên các vỉa hè, góc phố bán đầy rẫy những quán hàng bán phở ruột bò 50 đồng một bát. Cứ mỗi buổi sáng, tại chợ Cầu Ông Lãnh những người lao động nghèo sống bằng đủ thứ nghề vặt vãnh, từ những anh em thương phế binh mua bán nhang đèn rong dạo, những quả phụ mua bán áo quần cũ ở những chợ trời, đến những em cô nhi, những người ăn xin và những người làm nghề khuân vác, đạp xe ba bánh, xích lô cùng những phu phụ hồ, v.v... thường xúm quanh những hàng quán phở ấy. Họ xì xụp ăn húp ngon lành những bát phở ruột bò, có người ăn hai ba bát mà vẫn còn thèm. Cơ khổ mới rõ điềm trời, nhiều người vừa mới ăn xong thì ngay lát sau bụng đã kêu đói lại rồi.

Anh em phế binh chúng tôi chú ý đến các em cô nhi, vì trong lúc chúng tôi ăn bát phở giá 50 đồng, có vài lát ruột bò xắt mỏng như giấy, thì các em cô nhi hoặc nhịn đói, hoặc kêu ăn những bát phở giá 30 đồng chỉ có nước lèo mùi ruột bò và bánh phở. Ăn xong, anh em phế binh ngồi trên ghế cóc phì phèo điếu "Hoa Mai" hay "Đà Lạt", thứ thuốc lá đen phế phẩm loại 3, bên ly cà phê đen trộn bắp, định hướng chia nhau khu vực bán nhang. Các em nhỏ cũng ngồi bệt dưới đất chia khu đi... lượm bọc ny lông, ve chai ở các thùng rác chợ và giấy vệ sinh ở những nhà cầu công cộng trên những "ao cá Bác Hồ".

Thời ấy người ta có phong trào lấy tên vị lãnh tụ "vĩ đại" đặt tên cho các công trình công cộng, những ao cá cũng vậy. Vì lúc ấy cái gì cũng có thể bán được cả, từ những bao ny lông tái sinh đen thủi đen thui đến những loại giấy vệ sinh tái sinh đi tái sinh lại đều có thể cân kí lô bán cho vựa ve chai nên các cán bộ có nhiệm vụ quản lý ao cá cũng tranh thủ làm... kinh tế. Vì thấy nguồn giấy "chùi" đáng kể ở các nhà cầu công cộng nên các em thường ngồi chầu chực đợi người ta vừa "vệ sinh" liền tranh nhau vào nhặt. Giấy vệ sinh vừa "dùng" xong liền đem ra sông giặt sạch, phơi khô, cân ký bán lấy tiền ăn cơm trưa. Nhưng nguồn giấy đó cũng là "tài sản của nhà nước", cán bộ giữ ao dọa nạt ngăn cấm các em không được vào nhặt. Một hôm cán bộ giữ ao túm được một em gái đang vào trộm "tài sản nhà nước xã hội chủ nghĩa" quăng xuống ao, trút sạch bao giấy của em vào giỏ đựng của nhà cầu công cộng "của" ông ta. Lúc bò lên bờ, chân nó bị mẻ chai cắt đứt nhiều chỗ, máu chảy đầm đìa. Người đi "vệ sinh" thường quăng mẻ chai xuống chỗ đi cầu dưới ao vì sợ cá tra tranh nhau ăn cứt, quậy nước dơ bắn lên người, do đó dưới ao toàn là mẻ chai.

Chiều hôm ấy các em có vẻ buồn buồn, chúng nó lo âu vì không biết làm sao để có tiền ăn cơm. Nếu đi xin thì dễ bị công an bắt và đưa đi "nuôi" ở mấy "trường cải tạo" giáo dục thiếu nhi, huấn luyện cho chúng biết "lao động là vinh quang". Người ta thường bảo "cái khó nó bó cái khôn" nhưng đối với các em trai thì không vậy, "cái khó nó ló cái khôn". Chúng bàn nhau chung sức để dành tiền rồi góp lại mua sắm những bình điện ắc quy loại 6 vôn. Chúng lượm những cái căm xe đạp rồi mài cho thật nhọn, gắn vào những khúc tre, từng cặp một chúng chờ đêm tối xuống cùng nhau mở những nắp cống thoát nước dọc các vệ đường quanh chợ Bến Thành, Cầu Ông Lãnh, An Đông, Hòa Bình và Bình Tây chui xuống rọi đèn đâm chĩa cá.

Có một thời dân chúng thành phố đổ tội cho những em này ăn cắp những nắp cống bằng gang đem bán. Thật sự thì cũng có chuyện đó, nhưng không phải mấy em này ăn cắp mà là người khác. Vì nắp cống quá nặng các em không khiêng nổi nên chỉ đủ sức nạy lên rồi đẩy qua một bên. Những "bạn hiền" đạp xích lô sáng sớm đi ngang thấy tiện "bợ nhẹ" đi luôn mà không cần biết hậu quả xảy ra cho người đi sau vô ý lọt xuống. Sau khi xảy ra nhiều tai nạn sụp lỗ cống, công an và dân quân canh gác ngày đêm những miệng ống cống, các em buộc phải mở những nắp cống ở xa để tránh dòm ngó, có khi phải khui những miệng cống từ các đường Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ (Phan Thanh Giản cũ), Hùng Vương, An Bình, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trãi... Mỗi lần chui xuống, các em cẩn thận đậy nắp miệng cống lại để tránh gây tai nạn. Vào lúc giữa khuya hay tờ mờ sáng, khi muốn lên các em cũng mở he hé miệng cống nhìn dáo dác chung quanh rồi mới vội vàng nhảy lên.

Đường cống dài, luồn lách quanh co và tối om, nhưng nhờ những cái bóng đèn nhỏ gắn ở trên đầu, ở trước trán, chúng lùng sục, săn tìm được cá. Nguồn cá khá nhiều nên các em nhỏ không những có ăn mà còn dư đem ra chợ bán nên chúng có vẻ rủng rỉnh tiền bạc. Kể từ đó, vào mỗi buổi sáng chúng cũng gọi những bát phở loại 50 đồng ăn đàng hoàng, cũng "bắt chước" những nhà "trí thức" phế binh (chúng gọi chúng tôi như vậy, vì hay hóng nghe những chuyện anh em phế binh kể về cuộc đời lính tráng) ngồi uống cà phê và hút thuốc lá cho đỡ lạnh. Nhờ đồng tiền kiếm được, chị và em gái của chúng cũng sắm thêm vài manh áo mới mua ở các chợ trời bán quần áo cũ, mặt mũi trông sạch sẽ hơn.

Thằng Nô (12 tuổi) và Phát (14 tuổi) thì không thấy mua sắm gì, các bạn gọi chúng nó là "trùm sô". Cả hai quê ở Long An, là con của tử sĩ Nguyễn Văn Thuận, cùng mẹ đi vùng kinh tế mới ở Cao Lãnh, Đồng Tháp Mười, nhưng đời sống quá cực nhọc và không đủ ăn, bà dẫn hai con về Sài Gòn sống lang thang. Một hôm hay tin mẹ mất, bà gởi hai đứa nhỏ cho một gia đình phế binh rồi về quê luôn, bà sống bằng nghề đi mót lúa và ở tạm nhà người bà con. Nô và Phát thường khoe với chúng tôi rằng cha chúng đi lính mặc áo "hoa rừng" (nhảy dù) chết vào mùa mưa năm 1972. Mẹ chúng đã khóc như mưa lúc nhận xác cha nên mỗi khi thành phố vào mùa mưa, chúng cảm thấy buồn buồn. Gần đến ngày giỗ cha rồi chúng cố "làm ăn" cho có nhiều tiền để về Long An thăm mẹ. Trong khi các bạn đồng lứa bắt đủ cá xong trở lên mặt đường ngủ đêm thì chúng tiếp tục lặn lội dưới các ống cống để tìm thêm cá. Có những buổi sáng chúng tôi thấy hai anh em rét run vì ngâm người dưới nước quá lâu.

Vào một đêm nọ, chúng tôi sắp đi ngủ thì thấy hai anh em thằng Phát lặng lẽ mở nắp cống chui xuống. Khoảng vài ba giờ sau thì sấm chớp ầm ầm, chúng tôi choàng thức dậy tìm chỗ trú mưa. Một trận mưa như vũ bão đổ ào xuống thành phố và kéo dài đến sáng sớm. Các ống cống rút nước không kịp làm nước mưa tràn lên các đường phố, ngập gần đến gối những bạn hàng dọn chợ đêm. "Bình thường hai anh em thằng Phát ở lâu hơn bạn bè cùng lứa dưới cống để đâm thêm cá, nhưng giờ này trời đã gần sáng mà sao lạ chúng vẫn chưa lên ?", tôi lo âu tự hỏi. Thôi rồi, tôi hốt hoảng chợt hiểu ra mọi sự. Anh em chúng tôi báo động với nhau, kẻ đi tìm người đi hỏi những đám nhỏ còn ngủ gà ngủ gật cạnh những đống rác "giữ chỗ" trước cho buổi sáng hôm sau, nhưng không ai thấy hai anh em thằng Phát đâu cả. Chúng tôi buồn bã bàn tán với nhau, hình dung cảnh tượng nguồn nước mưa tuôn ồng ọc vào các cống rãnh, hai đứa nhỏ mãi mê bắt cá không biết bên ngoài trời mưa lớn, đến khi thấy nước dâng lên quá nhanh thì đã quá muộn, dòng nước đã bít các lối chui lên và cuốn trôi hai xác thân nhỏ bé. Ôi, cuộc đời thật quá mong manh.

Cho đến một hôm, 33 ngày sau, một em bé trai khác đang lội bì bõm dưới các ống cống gần chợ Cầu Ông Lãnh tìm cá, bất ngờ đụng phải cái gì giống như "trái dừa", nó nhặt lên soi nhìn trước ánh đèn thì liền hét lên bỏ chạy, nó chui đại lên miệng cống ngay gần chợ trước sự kinh ngạc của những bạn hàng, mặt mày tái xanh. Nó vừa lượm một cái đầu lâu. Cả chợ hay tin đó liền kêu đội dân quân gác chợ và ban quản lý cho người mở nắp cống dọi đèn tìm kiếm xác hai đứa nhỏ, nhưng chỉ nhặt được một khúc đùi đã thối rữa và một nửa thân người còn lại. Người ta biết là thân xác còn lại của hai đứa trẻ bất hạnh và bọn trẻ nhận ra cái quần đùi màu đỏ của thằng Phát, bên trong còn ít tiền gài kim băng cẩn thận. Tiền đó thằng Phát để dành về quê giúp mẹ làm đám giỗ cha.

Kể từ đó bọn trẻ ở các chợ Cầu Ông Lãnh, Bến Thành, An Đông, Hòa Bình, Bình Tây và các chợ nhỏ khác không dám chui xuống những đường cống thoát nước của thành phố để kiếm cá nữa, chúng sợ ma. Từ đó biết bao nhiêu chuyện đồn đại về những xác người bị giết và bí mật quăng xuống cống để phi tang. Không còn em nào dám mạo hiểm xuống các cống nước để kiếm cá dù có đói. Thế là bọn trẻ tiếp tục chia nhau đi lượm bọc ny lông, giấy vệ sinh và xin ăn trên hè phố. Không có ánh sáng ở cuối đường hầm cho những cô nhi.

* * *

Trong cuộc sống đầy gian khổ, tạm trú ở đầu đường xó chợ hay trên vỉa hè, những anh em phế binh còn độc thân hiếm khi có ý nghĩ tìm người bạn đường. Phế binh Phan Tiến Dũng, thủy quân lục chiến cụt một chân, cũng vậy. Mặc dù còn trẻ, hiền hậu và đẹp trai nhưng từ sáng đến tối anh vẫn lầm lủi đi đi về về một mình với những bao nhang đèn. Có lẽ vì chọn nơi tạm trú ồn ào bên cạnh chợ An Đông, Tiến Dũng ít khi rãnh rỗi nhìn lên trời cao để biết rằng có một vì sao đang chiếu mạng. Thật buồn cười, có nhiều người ước ao sống trong hạnh phúc nhưng không bao giờ bắt gặp, nhiều người khác không ao ước gì thì luôn gặp may.

Trong chợ An Đông, có một phụ nữ người Việt gốc Hoa thích nghe chuyện lính. Cô tên Vòng A Muội, nhưng không hiểu tại sao ở chợ người ta thường gọi là "A Chế", còn anh em chúng tôi thì gọi là "A Phụng". A Muội, A Chế hay A Phụng là một thiếu nữ còn trẻ, duyên dáng và thật thà, cô thường hay giúp Tiến Dũng sửa soạn nhang đèn, thích nghe kể chuyện lính tráng, đánh giặc, bị bắt làm tù binh, v.v... Có lẽ A Chế có cha đi lính đánh giặc và chết trận nên mến Tiến Dũng chăng ? Mặc kệ, đó là chuyện đã qua, còn bây giờ A Chế đang hiện diện trong tập thể "gia đình" anh em phế binh chợ An Đông. Nhiều lúc tôi thấy A Chế nhìn Tiến Dũng với ánh mắt đăm chiêu, không nói gì. Anh em chúng tôi thường đùa giỡn, mối mai, khuyến khích Tiến Dũng rủ A Chế đi ăn chè. Cô không những không từ chối mà còn giành trả tiền ăn mì, ăn cháo ban đêm rồi bao Tiến Dũng đi coi cải lương và xem xi nê. Tình cảm của hai người từ đó ngày thêm gắn bó, anh em chúng tôi rất mừng.

bongma3

Cuộc sống thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa sau chiến tranh - Ảnh RFA

Tuy vậy cuộc sống trên hè phố chợt thoáng rồi tan. Mới hôm qua còn gặp nhau đó ngày mai thì chia tay vĩnh viễn. Có những cuộc gặp gỡ chỉ được một lần rồi không bao giờ xảy ra nữa. Hiểu được những điều ấy, những người sống lang thang trên vỉa hè như chúng tôi lúc nào cũng sẵn sàng chấp nhận mất mát, rủi ro và bất hạnh. Nhưng chính trong cuộc sống vội vã này nảy sinh biết bao tình cảm chân thật, rụt rè khiến cho anh em xúc động và càng muốn vun đắp cho nhau. Huống chi Tiến Dũng là một người bạn tốt, nghèo nhưng sống có tình có nghĩa, anh thường hay giúp đỡ anh em mỗi khi hoạn nạn nên rất được lòng người.

Anh em để ý thấy Tiến Dũng chăm chỉ đi bán nhanh, lại biết dành dụm tiền bạc. Những buổi trưa, Tiến Dũng chịu khó lê cái chân giả (anh cụt chân trái, xương còn mọc nên hay bị đau, đi lại khó khăn) ra ga xe lửa Sài Gòn. Ở đấy, bên góc đường Hàm Nghi - Phạm Ngũ Lão có những người đàn bà gánh cơm bán dạo, những dĩa cơm ấy rẻ vì có độn bobo (lúa mì thô dành cho súc vật), thức ăn là những con cá lòng tong kho mặn hay những con tép, giá 500 đồng một dĩa, trong khi ở cửa hàng quốc doanh một dĩa cơm bình dân giá rẻ nhất cũng phải từ 2.500 đồng đến 3.000 đồng. Tiến Dũng đã ăn những bữa cơm như thế, anh muốn để dành tiền mua tặng A Chế một cái quần tây màu cà phê sửa, kiểu điếu thuốc xì gà, bởi vì qua những mẫu chuyện trao đổi, Tiến Dũng khám phá ước mơ thầm kín của người bạn gái.

Có lần A Chế kể cho Tiến Dũng nghe : "Nhà em ở xóm Gò Vấp gần khu quân sự, những ngày cuối cùng của tháng 4 quân cộng sản pháo kích lung tung, đạn lạc vào nhà dân. Hôm đó, em cùng hai em nhỏ đang ngồi ăn cơm với mẹ thì nghe một tiếng ầm khủng khiếp. Cả xóm kinh hoảng, lao nhao la lên : "Pháo kích, pháo kích, chạy đi bà con ơi !". Em vội thu xếp đồ đạc cùng mẹ dẫn hai em chạy ra ngoài đường theo những người hàng xóm. Chạy ngang nhà con nhỏ bạn định rủ nó cùng chạy giặc như em, nhưng... ôi thật khủng khiếp. Nhà của nó tan hoang, đồ đạc gãy nát, máu thịt văng tứ tung. Đạn pháo kích rớt trúng nhà nó, giết chết cả nhà. Con Hoa nằm ngữa, thân hình phủ đầy bụi đen xì, tóc tai rũ rượi phủ trên gương mặt trắng bệch, trên ngực nó máu me đầm đìa, cơ thịt cánh tay phải của nó còn giựt giựt nhưng bàn tay bay đâu mất rồi. Em nhìn nhỏ bạn nằm im không cục cựa, lòng se thắt lại nhưng cái quần tây màu cà phê sữa của nó vẫn còn "mô đen" quá. Em nghĩ nhỏ Hoa khi chết mà còn mặc cái quần tây như thế chắc cũng được thỏa lòng".

Thạch Chia, phế binh Biệt Động Quân cụt chân phải, mặt đen như cột nhà cháy, nghe Tiến Dũng thuật lại liền nhe hàm răng ngựa cười khà khà :

- Còn chú rể nữa chi, hổng lẽ ngày lễ tuyên bố lại bận xà rong khoe cái giò bằng cây sao ?

Bà Hồng già, ho lao gần chết, phê bình A Chế :

- Đi lượm bọc ny lông mà bày đặt mặc áo bà ba - rồi bà lại hứa hẹn. Ê, đám cưới tụi bay tao đi nguyên con "dịt" cổ lùn Sa Đéc đó nghe !

Thạch Chia trề cặp môi dầy thâm xì :

- Ờ, con "dịt" của bà bằng mủ nhựa hả, ở Chợ Lớn bán thiếu gì. Nếu bà đi con "dịt" thì tui đi con heo Lái Thiêu !

Anh em cười hể hả. Thạch Chia bình thường ít nói, tính tình cộc cằn, nóng nảy, hôm nay hỗng hiểu sao như con nhồng lột lưỡi. Niềm vui nhẹ nhàng lan tỏa trong anh em như áng mây bay làm dịu ánh nắng gay gắt ban trưa, nó như làn sinh khí thoáng lên bộ mặt xám ngoẹt của người hấp hối trước đi từ trần. Đang lúc những người khốn khổ đang quay quần đóng góp mỗi người một câu cho vui câu chuyện, cho đám cưới "tưởng tượng" ấy, chị Liên (quả phụ) bỗng nhiên lạc "tông", không hiểu sao lại tru tréo lên :

- Ôi giời ơi, nếu cộng sản đừng đánh vào miền Nam thì con tôi vẫn còn có cha.

Anh em chúng tôi biết là chị đang nghĩ tới đứa con trai duy nhất 8 tuổi của chị, thằng Đức, đang theo lũ trẻ cùng trang lứa moi móc, lặn lội trong những ống cống ngầm để tìm cá. Bà Hồng nhìn chị :

- Tháng này cũng bớt mưa rồi, không sao đâu mà ! - rồi bỗng dưng bà ấy thở dài nhìn các anh em phế binh nói tiếp. Giá mà tôi được sống lại giờ phút lịch sử ấy nhỉ. Tôi sẽ đến cùng anh em chiến sĩ, được chạm tay vào cò súng một lần thôi rồi lỡ có chết cũng cam lòng. Cứ đánh một trận cho tan tành té bẹ đi, ai xui thì chết, ai may thì sống, biết đâu sẽ hưởng được tự do.

Thạch Chia cười :

- Bà già cầm nổi cây M16 không ? Nếu nổi thì tui cõng bà nha, nhưng nhớ lỡ quýnh quá đừng có "xả" ướt lưng tui đó nha bà.

Bà Hồng già giả bộ không nghe trầm tư kể tiếp :

- Một hôm tui đang đi ăn xin, gặp trúng ngay nhà cán bộ, cha này người miền Nam tập kết ra Bắc hồi còn nhỏ, năm 1954. Tui lỡ bộ tính nói vài câu rồi rút êm, nhưng "ổng" nhìn tui có vẻ thông cảm. Cha này có vẻ "trí thức" chứ không phải bậm trợn dốt đặc cán mai như mấy thằng "cách mạng ăn theo" (còn gọi là bọn "30", hay "30/4").

Ổng kể : "Khi ấy tôi còn ở Tòa Thánh Cao Đài, chiếm được Tây Ninh và thấy cảnh sinh hoạt của dân chúng dưới chế độ mới, tôi hiểu là giải phóng rồi đồng bào miền Nam sẽ khổ như đồng bào miền Bắc nên chúng tôi đâu có muốn giải phóng thành phố Sài Gòn làm chi. Không hiểu sao lính miền Nam lại bỏ chạy, đầu hàng. Chỉ cần giữ vững tinh thần, cầm cự hơn tháng nữa thôi thì tụi nó sẽ kiệt quệ thôi, xe tăng hết nhiên liệu, đạn dược không được tiếp tế, tinh thần xuống thấp và nhất là đói".

Rồi ổng kêu "bả" (vợ ổng người miền Bắc, còn trẻ) vô lấy cho tui một kí gạo, dặn tôi nhớ né tránh mấy chỗ gác dân quân. Ổng nói : "Tụi nó còn hăng lắm, tập làm cách mạng, muốn lập công với đảng, chúng không ưa mấy người ăn xin bêu xấu chế độ đâu". Còn bả thì ân cần hỏi thăm tui bịnh lâu chưa, trời mưa có lạnh không, bả cho tui bộ quần áo rồi tâm sự : "Khi miền Nam giải phóng xong, tôi bỏ miền Bắc theo ông ấy vào trong này. Vì sau bao năm chịu đựng với nhà nước này, tôi hiểu ra một điều là đừng chờ đợi pháp luật hoàn tất, bởi vì pháp luật của nhà nước lập ra không phải vì nhân dân (mặc dù họ mượn danh nghĩa nhân dân, mà vì quyền lợi của nhà nước). Khi pháp luật chưa hoàn tất thì những người dân (ở trong Nam) hãy còn "kẽ hở" để mà sống, khi đã hoàn tất (như ngoài Bắc) thì chỉ có chết đói mà thôi". Bả còn nói thêm : "Miền Nam vẫn còn sung sướng hơn miền Bắc đấy chị ạ, cố mà sống và đừng nghe chính sách gì cả nhé bởi vì sẽ cứ thế mãi thôi. Họ lừa hết lớp người này xong lại tiếp tục lừa lớp người kế tiếp, ai cũng sợ hãi nên đành im lặng để mà sống".

Nghe xong tui nhìn bả ngỡ ngàng, tuyệt vọng. Một cặp vợ chồng được chế độ này ưu đãi đủ thứ mà còn nói như vậy thì kể gì đời sống của tui. Bả tiễn tui ra về : "Thôi, chị đi đi nhé, nói chuyện nhiều không ích lợi gì". Tui bật ra cơn ho rũ rượi, bả nhìn tui thương hại, bả biết là tui sắp "đi" rồi nên dặn nhỏ : "Xin đừng gọi chúng tôi là cách mạng".

Huệ và Đồng, hai người lính cũ, cùng nói :

- Té ra là người dân miền Bắc đâu có sướng gì. Họ cũng chỉ là nạn nhân của vụ lừa thế kỷ như miền Nam mà thôi. Trong khi chúng ta lấy ngày 30/4 (1975) là ngày quốc tang thì miền Bắc có ngày 10/10 (1954) làm ngày giỗ quê hương của họ.

Thạch Chia, vốn là con sâu rượu đế (anh còn có biệt danh "đại ca tiếu ngạo" vì hay cười cợt đời khi có rượu vô), thêm vào :

- Dzậy là đúng như bà Bình hay nói ở Hiệp định Paris : "Bình mới rượu cũ", chẳng có cải cách gì ráo trọi. Ôi, nói ba cái chuyện đó chi nghe bắt mệt. Ê, Lê A, mày tính đi đám cưới tụi nó cái gì đây ?

Lê A, phế binh Dù bị cụt cả hai chân phải gắn chân gỗ bước đi trên cặp nạng lều nghều như con cua, đáp :

- Tui chỉ cần đi một vòng chợ Hòa Bình, Nguyễn Tri Phương là đem về một bọc ny lông đầy đầu gà, cánh vịt, phao câu, "pê đan" giò dĩa, lòng mề đủ thứ cho anh "nhậm chẩu" mệt nghỉ.

Lê A triết lý thêm :

- Cái khổ của chúng ta là biết những cái mà chúng ta không giải quyết được. Khi mà mọi sự đã trở thành vô nghĩa, khi mà chúng ta bị hất ra bên lề đời sống và đã trở thành những bóng ma vật vờ trên những đường phố thì chúng ta hãy sống như những bóng ma, sống như kẻ vắng mặt trong cuộc sống hào nhoáng này, cứ để ngày tháng qua đi rồi cái gì phải tới sẽ tới. Thôi đừng mất thì giờ tìm ánh mặt trời vào giữa đêm khuya, không bao giờ có đâu. Đừng có được voi đòi tiên nữa, anh em hãy nhớ lại lúc ở kinh tế mới chúng ta mơ ước gì, chúng ta có khác gì con vật nay đang hưởng ân huệ của cuộc sống đây nè : được uống nước phông ten, được ăn đầu gà cánh vịt, được ăn "pê đan" giò dĩa, được "nhậm chẩu" còn gì sướng hơn. Hãy vui với những gì đang có.

Chị Liên thở dài u uất, tiếp tục lạc "tông" :

- Lạy Chúa của con ơi, Ngài có nghe không ? Người kiên trinh chung thủy sao lại bị bỏ rơi, kẻ man trá phản bội lại cứ được đền bù. Lũ Giuđa thời đại đang đè đầu cổ nhân dân đây này, lạy Chúa của con ơi.

Chị Liên nghĩ về chồng chị. Lần về phép sau cùng, anh biết cuộc chiến sẽ còn khốc liệt hơn nữa nhưng vẫn quyết chí ra đi bảo vệ đất nước. Giờ đây chung quanh chị bao nhiêu kẻ chạy theo cuộc sống mới, có ai cần gì đến lý tưởng. Kìa nhiều người còn chỉ lối, dẫn đường cho chế độ cộng sản khống chế cuộc sống nhân dân miền Nam, họ được đền bù bằng sự no đủ, ăn sung mặc sướng trong khi con chị, "giời ạ, giờ này đang chui đầu dưới ống cống". Chị nhìn bầu trời một hồi rồi mặc cả :

- Lạy giời, xin đừng mưa nữa, nhưng không mưa thì làm sao có cá. Thôi xin mưa nho nhỏ thôi, cho con tôi có được miếng ăn.

Trong lúc những anh em phế binh khốn khổ như Tưởng lù đù, Tài râu, Hùng cụt tay, Long què giò, Bin khờ... cứ chết dần chết mòn vì bệnh hoạn, bị bắt vào "nhà nuôi", thì trên đường phố xuất hiện nhiều gia đình miền Bắc đi ăn xin ở các hàng quán. Họ vào cả cơ quan nhà nước xin tiền tàu, vé xe để về lại quê. Họ không sợ gì cả. Họ đi từng làng, từng xã vào Nam. Họ có lý do để đi vì mất mùa, lũ lụt... Họ là những ngươi đã một thời tuân hành nghiêm chỉnh những chủ trương chính sách nọ kia của nhà nước cộng sản. Bây giờ nhà nước không còn quan tâm đến họ nữa, tất cả chạy theo chỉ tiêu "tưởng tượng", các báo chí, đài cứ lải nhải nói nọ nói kia, ngợi ca những con số, phóng đại những kế hoạch 5 năm, 10 năm, thậm chỉ lập kế hoạch cho nhiều thế hệ đến năm 2020. Nhân dân khốn khổ miền Bắc bị bỏ rơi cho nên bây giờ họ đi xin công khai đấy, nhà nước có giỏi thì cứ bắt đi, họ không đi lẻ tẻ, họ đi từng đoàn, ai mà đụng đến họ thì họ kéo cả bầy tới bao vây làm áp lực. Những cán bộ miền Nam sợ những đám bần dân này vì hễ gây khó khăn gì thì họ làm đơn khiếu tố, khiếu nại lên các cấp lãnh đạo gốc miền Bắc tại Sài Gòn. Họ dùng luật pháp nhà nước miền Bắc đặt ra để đòi hỏi, yêu sách ngược trở lại nhà nước miền Nam.

Thạch Chia tức lắm, trong khi anh là người "gương mẫu" tình nguyện đi xây dựng vùng kinh tế mới, thất bại trở về không nhà không cửa, vợ anh bị sốt rét rừng nằm rên ư ử như con chó, con anh 8 tuổi không biết chữ phải đi lượm rác (đi xin sợ bị bắt vào trường "giáo dục thiếu nhi bụi đời"). Anh đã nhìn thấy người ta giựt đứa con nhỏ ra khỏi tay người mẹ đang ngồi xin ăn rồi đưa đi cải tạo lao động, đứa bé 4 tuổi được đưa vào "nhà nuôi", một thời gian sau thì chết vì phổi có nước. Khi cải tạo về, người mẹ đến nhận con mới hay hung tin, từ đó bà trở thành người điên, ăn nói ngớ ngẫn, vô duyên. Biết thưa kiện ai trong xã hội này ?

Chưa phải hết, Thạch Chia còn buồn phiền cảnh đời thay đổi trắng đen. Có những anh em tàn phế như mình, trong cơn túng quẩn đến van xin anh giúp đỡ, hứa hẹn lung tung, khi được giúp rồi thì ôm tiền trốn luôn. Thật là phiền vì Thạch Chia dẫn những anh em đó đến giới thiệu với "anh Cả", một cựu sĩ quan cụt một chân, để đến chùa lãnh nhang về bán. Bán hết nhang những anh em này lo trả nợ nần riêng rồi đi luôn, ăn luôn cả vốn của mấy ông thầy, rồi ăn luôn cái chân cụt của người giúp đỡ mình. Thạch Chia xấu hổ với người "anh Cả", gầm lên : "Ta là một kẻ cương trường, một lần thất hứa còn gì thanh danh. Thôi lần này ra đi quyết không trở lại". Thế là Thạch Chia bỏ đất Sài Gòn, dẫn đứa con trai 8 tuổi vào Chợ Lớn... ăn xin.

Bà quản lý Chợ Lớn Mới (chợ An Đông) là một phụ nữ mập ú, thân hình tròn như cái lu, trên khuôn mặt bánh bèo lủng lẳng một cặp má heo, nung núc những thịt và mỡ. Bà ngồi chễm chệ giữa chợ, giương cặp mắt cú vọ quan sát khắp nơi qua cặp kiếng trắng gọng vàng nằm ở xệ ở chóp mũi. Cặp mắt kiếng không làm tăng thêm vẻ "trí thức" sỏi đời mà chỉ tạo cho bà nét nghiêm khắc, soi mói lỗi lầm của người khác. Một ngày kia nhìn thấy hai cha con Thạch Chia đang ăn xin ở dãy hàng thịt, bà dẫn hai dân quân cầm AK47 tiến đến, bắt quả tang thằng nhỏ đang chìa nón xin tiền một khách hàng. Thế là... "chách" một cái, bà vả vào mặt thằng nhỏ thật mạnh làm nó khóc rống lên. Nghe tiếng con khóc, Thạch Chia đang khất thực bên dãy kia vội vàng chống nạng lò cò (anh không mang chân giả khi đi xin) nhảy đến cạnh bà quản lý chợ, rồi bất thần khom người xuống... "huỵch" một cái, anh thúc cùi chỏ vào mặt bà quản lý làm bà ngã bệt xuống vũng nước hôi hám ở hàng thịt, áo quần bê bết sình đen, cặp mắt kiếng cũng văng sang một bên. Hai dân quân ngơ ngác, người đi chợ đứng nhìn. Vừa lồm cồm ngồi dậy vừa quơ tay tìm cặp mắt kiếng, bà hầm hầm chỉ tay vào mặt Thạch Chia hét lên :

- Bớ người ta ! Quân ăn cướp ! Trời ơi quân ăn cướp đánh người ! Ngụy quân, bà con ơi. Ngụy quân làm loạn. Ăn cướp, ăn cướp, bắt nó lại, bớ người ta !

Thạch Chia quơ nạng trước mặt bà hăm dọa :

- Đ... mẹ, ăn hiếp con nít hả mậy ! Đồ heo nái...

Chưa nói kịp hết câu thì... "bộp" một cái, báng súng của một dân quân thúc vào miệng của anh, máu tuôn xối xả. Hàm răng đang còn ê ẩm, chưa kịp phản ứng gì thì "bịch" một cái nữa, lưng anh bị dân quân kia nện cho một cây gậy. Sau đó là những tiếng "thình thịch" vang lên, hai dân quân đấm đá loạn xạ vào người anh như đánh trống cúng đình trong ngày giỗ hội. Thạch Chia chỉ biết khom người ngồi xuống, hai tay che mặt, che đầu. Dân chúng hai bên bất mãn đứng nhìn, một ông già la lên :

- Tụi bây muốn giết người hả ? Bộ không thấy nó què giò hay sao mà đánh đập dã man như vậy ?

Thạch Chia nằm lăn lộn giữa vũng sình hôi hám, người ngợm đen sì, hai tay ôm đầu tránh né đòn thù. Đánh đá một hồi, bà quản lý giả bộ đứng ra can và phân trần với bà con :

- Thằng này là ngụy quân, nó định giết tôi. Coi nè (bà chỉ vào má bên trái vừa bị Thạch Chia thúc cho một cùi chỏ còn tím bầm), nó tính ám sát tôi đó thấy không.

Bà con trong chợ nhìn bà quản lý một cách khinh bỉ, nhiều chị phụ nữ còn che miệng cười khúc khích. Một dân quân túm áo lôi cổ anh dậy, dân quân kia trói quặt hai tay anh ra phía sau. Thạch Chia gào lên giữa hai hàm răng loan đầy máu đỏ :

- Các người biết sống thì cũng để cho người khác sống với chớ. Tui cũng là con người, tôi cũng muốn sống như mọi người chớ có giựt đồ ai đâu ?

Bà quản lý sửa lại cái kính, giả bộ hỏi :

- Nó nói vậy là sao ?

Một dân quân nét mặt hầm hầm hô lên :

- Đưa nó về trụ sở, để nó ở đây mất "quan điểm" với nhân dân.

Thằng con anh may mắn trốn thoát chạy về báo động, ai cũng khuyên nó ngồi yên nghe ngóng. Về tới trụ sở, Thạch Chia chửi bới một hồi thì bị một dân quân khác tát vào mặt mấy cái rồi đá một cú giò lái vào bụng, anh ngã quỵ xuống nằm im bất động. Chiều hôm đó, người ta lôi anh ra xích vào một cây cột giữa trời trong nghĩa địa Triều Châu, nay là Khu Du Lịch Đầm Sen. Cũng may là cây cột bị mục. Trời mát dần, Thạch Chia hồi tỉnh lại, anh đứng một chân chịu đựng từ buổi chiều đến tối. Vào lúc giữa khuya, bọn dân quân ngủ gà ngủ gật, anh lấy tay lay cho cây cột mục ngả xuống rồi từ từ rút tay bị xiềng ra khỏi thân cột. Anh vác sợi dây xích nặng 12 kí lô lên vai, nhảy lo cò ra ngoài lộ đón xe xích lô về gặp lại anh em. Vợ anh sụt sùi khóc và xoa muối ở các chỗ đau bị bầm tím trên thân mình anh. Chưa hả giận, Thạch Chia nói với vợ :

- Mài cho tui cái rựa, tui không sợ thằng nào hết, phải ăn thua đủ với tụi nó thôi. Ai cũng một lần chết, tui phải chết anh hùng, không chịu nhục được nữa. Tui có trời độ mà đừng lo.

Mọi người khuyên can mãi Thạch Chia mới nguôi. Rồi những khó khăn thường nhật trong cảnh sống bần cùng cứ bẻ gãy dần ý chí "đứng thẳng người" của anh em phế binh. Làm sao đứng thẳng được khi chỉ còn một chân, tay này chống nạng tay kia chìa ra xin tiền bố thí. Làm sao đứng thẳng khi đàn con nheo nhóc kêu khóc vì thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu học. Thạch Chia nhìn thẳng vào cuộc đời trước mắt, chịu đựng và nhịn nhục. Ai sống thì cứ sống, ai chết thì cứ chết. Thạch Chia bất lực và tuyệt vọng.

Bà Hồng già chết rồi. Bà chết khi đang đi xin ở chợ Nguyễn Tri Phương. Bà được một bạn hàng cho một trứng hột vịt lộn, khi đang ăn thì máu từ miệng ộc ra, bà mắc nghẹn ngộp thở chết. Những anh em khác khôn ngoan hơn tìm đường ăn xin ở những vùng xa. Vào những dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, họ xin ăn ở Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh. Công an và cán bộ có trách nhiệm thu gom không bắt họ ngay mà chờ cho họ xin năm ba ngày, khoảng mùng 6 hay 7 gì đó rồi mới ào tới bắt và tiền xin được bị tịch thu sung vào "công quỹ" riêng. Anh em nào có kinh nghiệm, chỉ xin ăn một hai ngày rồi chuồn đi thì thoát nạn, hoặc là ra mấy tiệm vàng ở chợ Long Hoa mua vài ba phân vàng cất vào túi, lỡ khi bị bắt trong các chiến dịch thu gom thì dúi cho nhân viên thi hành số vàng đó để họ ngó lơ rồi trà trộn vào nhà dân tẩu thoát. Nhưng cũng phải cẩn thận vì nhiều khi "tiền mất tật mang", cán bộ thu gom ác ôn vừa lấy tiền vừa bắt giam người.

Những loại tin như vậy càng làm anh em mệt mỏi và nản lòng vì khi ấy chưa có các hội đoàn nhân đạo và ân nhân tại hải ngoại biết đến hoàn cảnh của anh em phế binh trong nước để mà giúp đỡ. Cuộc sống của người nghèo khổ rất là khắc nghiệt, mọi người cảm thấy như nghẹt thở trong nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa này. Những khẩu hiệu, bích chương, biểu ngữ loại "đánh cho Mỹ cút, đánh Ngụy nhào", không còn gây chú ý cho bất cứ ai trong thành phố. Riêng anh em phế binh, cô nhi, quả phụ chúng tôi thì thấm thía câu "đình đám người, mẹ con ta" vào những ngày lễ mừng "quốc khánh" như ngày 2/9 này. Trong lòng chúng tôi tuy không dám nói ra vì sợ trả thù, khủng bố, tù đày nhưng lúc nào cũng ngầm ngầm "nỗi hờn vong quốc" và những cảm xúc giận hờn không biết phải trút vào đâu.

* * *

Trở lại cuộc tình giữa Tiến Dũng và A Chế. Thấm thoát đã ba năm hai người hiểu nhau khá lâu và cảm thấy cần phải có nhau trong đời. Anh em cũng mừng vì cuộc đời phế binh vẫn còn có người thương mến và cũng nhân dịp gặp lại nhau, thăm hỏi, vui chơi và ăn uống cho bỏ những ngày cực khổ lang thang đó đây. Vả lại, những dịp lễ "quan trọng" của người cộng sản như thế này, kinh nghiệm cho anh em biết là không nên đi đứng ngoài đường lêu têu dễ bị chiến dịch "làm sạch đẹp tành phố" thu gom lắm. Thế là anh em quyết định chọn một chỗ gần chợ An Đông, nơi "cư ngụ" của Tiến Dũng và A Chế làm lễ cưới.

Hôm ấy mỗi người một chút tùy theo khả năng mà đóng góp. Chú rể và cô dâu "chịu" năm kí gạo ngon và một kí cá biển, mắm muối, bột ngọt, v.v... Anh em khoảng chừng mười mấy người, toàn là phế binh què cụt, vài bà quả phụ cũng đến chung vui, mỗi người góp thêm vài bó rau sống và những nhúm mì vụn mà các em cô nhi đi xin được. Lê A giữ lời hứa "danh dự" đi bán nhang một vòng đường Nguyễn Tri Phương, vừa mua vừa đổi nhang mang về một bọc gần ba kí đầu gà, cánh vịt, lòng mề, ruột heo và những cái chân vịt quay. Thành và Bé Ba thì đi một vòng chợ ca bài "Qua Cơn Mê" nên cũng đem về đóng góp vài trăm gờ ram chả cá. Chị Mạc vì chồng mới chết nên anh em cảm thông không để chị đóng góp, nhưng chị cũng xà vào phụ với cô dâu và mấy bà quả phụ khác nấu nướng.

Người vui nhất có lẽ là Thạch Chia, không biết bằng cách nào anh đã mang đến một can mười lít rượu đế, gọi là để "mừng đôi trẻ" nên duyên chồng vợ. Chú rể Tiến Dũng mặc cái áo sơ mi trắng dài tay, cái quần xanh nước biển càng khiến anh ra vẻ học trò. Cô dâu A Phụng thì mặc cái quần tây màu nâu kiểu điếu thuốc xì gà và chiếc áo bà ba cùng màu, theo cách nói của Thạch Chia, ra vẻ "tân cổ giao duyên" nhưng mà "kệ bà nó". Thạch Chia mở đầu buổi lễ :

- Hôm nay chúng ta đều có mặt đầy đủ, chỉ thiếu bà già Hồng, thôi kệ bả, mình cúng bả một ly khai màn là được rồi.

Vừa nói anh vừa đổ một chút rượu xuống đất, rồi anh đưa lên môi uống một cái ực chỗ còn lại. Anh thì thầm : "Kính lão đắc thọ". Anh gắp cái mề gà, đôi cẳng vịt quay bỏ vào cái dĩa mời bà Hồng già "về" ăn. Tiếp đó anh em nâng ly chúc cô dâu A Chế và chú rể Tiến Dũng được nhiều may mắn trong cuộc sống, sớm thoát ly cuộc đời nghèo khó, có đàn con đông v.v...

Thức ăn gồm ba món để trong nồi, ai ăn nấy múc, tô dĩa của khách để dưới nền gạch. Đầu tiên mỗi người làm một tô cơm với cá kho cho chắc bụng, sau đó là cuộc nhậu gồm một món canh hầm bà lằng đủ thứ nấu với xương heo, phổi, huyết, bao tử cùng những thứ rau cải, giá, hẹ, mì vụn... và những con cá nục chiên sốt cà chua. Món đầu gà, cánh vịt của Lê A được chiếu cố kỹ lưỡng vì mùi vị thơm thơm của nó gợi cho anh em cảm giác về những món ăn mà trước kia anh em đã từng được thưởng thức.

Câu chuyện trở nên rôm rả hơn khi có thêm mấy người anh em từ Thủ Đức cùng đến chung vui. Họ đem theo mười mấy ổ bánh mì, vài bịch huyết luộc và một kí lô ruột bò. Vài người làm nghề bốc vác quanh chợ cũng nhào vô nhập cuộc, đóng góp mười lít bia hơi cùng hai kí phá lấu vụn. Mãi vui, trời đã về chiều, chợ đã dẹp xong, anh em mỗi người góp vui một bài ca nào đó. Thạch Chia lúc này mặt mày đỏ như con tôm luộc, gõ đũa vào dĩa nước chấm, ca bài "Xuân này con không về". Lê A ngâm nga bài "Mẹ ơi, hoa cúc hoa mai nở rồi". Huệ khen cô dâu : "Đẹp ghê nơi đó à nha". Nãy giờ chú rể không uống rượu, bấy giờ "hội đồng" bắt phạt hai người phải hát bản nhạc Tàu "Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài". Đồng hứng quá hát bài "Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi...". Riết rồi mỗi người chêm vào một câu, mạnh ai nấy nói. Tự nhiên giữa lúc mọi người đang chan hòa niềm vui, chị Liên lại lạc "tông" :

- Giời ạ, nước mất nhà tan, gia đình ly tán thế này mà còn vui nỗi gì !

- Trời đất, đám cưới mà thế này thì xui quá - Thạch Chia sắp sửa rầy chị thì ở góc đường xuất hiện hai dân quân, tay đeo băng đỏ và cầm gậy đi tuần.

Anh em im bặt vì nhận ra họ là những người có trách nhiệm giữ an ninh ở khu chợ này. Họ bước đến gần, người to lớn vạm vỡ hất mặt hỏi :

- Này, mấy người làm cái gì ở đây mà ồn ào thế hả ? Âm mưu gì đó ? Định tụ tập gây rối trị an, làm xáo trộn đời sống của nhân dân hả ?

Vừa hỏi xong, người to lớn thò đầu vào bàn nhậu quan sát. Tiến Dũng còn tỉnh táo, vội phân trần :

- Dạ, tụi em đâu có làm gì đâu, đồng chí.

- Câm mồm ! - người to lớn nạt nộ. Ai đồng chí với lũ Mỹ Ngụy chúng mày.

Tiến Dũng vội nói :

- Dà, anh Hai tha lỗi, bữa nay đám giỗ ông bà, tụi em lỡ vui quá.

- Im ngay, không thì tao cho một cái tát vào mặt bây giờ. Ăn với nhậu - người to lớn lừ con mắt nghiêm nghị. Ngày xưa tụi tao ở trong rừng, ăn củ năng ấy mà còn đánh giặc, có đâu ăn nhậu lười biếng như chúng mày, không đóng góp gì cho nhân dân, cho cách mạng cả.

- Còn mày ? - người trẻ tuổi dựa hơi "cách mạng" hất hàm hỏi Lê A, lúc đó đang mặc chiếc áo lính màu hoa rừng còn tươm tất. Ngày xưa giết được bao nhiêu Việt Cộng rồi, cấp bậc gì, sĩ quan hả ?

     Thạch Chia mặt đỏ gay, ngước mắt nhìn người dân quân trẻ, trả lời thay :

- Nó ở kinh tế mới về, bị sốt rét rừng, đi bán nhang thấy... mẹ luôn. Vì ít bữa nữa cũng tới lễ quốc khánh 2/9 rồi, nó ghé đây ăn mừng mà. Sĩ quan gì cha nội.

Người to con bước xấn tới, hất đổ ly rượu trước mặt Thạch Chia :

- Ai hỏi mày mà thay lay.

Quá mức chịu đựng rồi, giọt nước đã làm tràn ly. Thạch Chia bật đứng dậy và... trời ơi anh có võ Tàu. Hai ngón tay của Thạch Chia chĩa tới như hai cái dùi đâm vào mắt người to con theo thế "song long sang châu" (con rồng cướp trái châu). Nhưng người to con cũng không phải tay vừa, hắn ngửa mặt ra phía sau né đòn rồi nghiêng người quét ngang chân phải vào cái chân còn lại của Thạch Chia (anh quên mang chân giả vào). Thạch Chia mất thăng bàng té ngồi xuống đất, người to con xông tới, hai người vật nhau lăn lộn dưới đất. Người to con đè đầu Thạch Chia xuống, thét bảo người trẻ tuổi phụ trói Thạch Chia đưa về trụ sở. Lê A nãy giờ cố gắng nhịn nhục, liền lao tới đập cái tô canh vào đầu người trẻ tuổi. Chú rể không uống rượu, bấn loạn tâm thần, cũng bước tới túm tóc người to con lôi dậy, quất cái chân giả vào mặt một cái "bộp", máu rỉ ra nhền nhệt. Say máu vì thấy người to con tay còn nắm tóc Thạch Chia, Tiến Dũng co tay quất thêm một cái nữa vào đầu khiến người to con chúi nhủi về phía trước. Huệ và Đồng nhào tới, chị Liên thét bảo con tìm cục gạch. Những tiếng thoi, đập vang lên liên hồi. Hai dân quân quên cả đau lật đật ngồi dậy, bỏ chạy.

Chưa đầy mười phút sau, anh em phế binh cùng bạn bè chưa kịp chạy trốn thì một toán dân quân khoảng hơn chục người cầm gậy gộc và súng AK chạy tới bao vây các ngõ chợ. Trời vừa xẩm tối, mạnh ai nấy chạy. Toán dân quân hễ cứ thấy ai mặc áo lính, què cụt, bước chân dậm dệch là nhào tới đánh đập. Thạch Chia bị nện báng súng tới tấp vào mình, Huệ và Đồng bị hai dân quân khi nãy nhận diện nên bị đánh hội đồng, Huệ mềm người gục xuống, máu từ miệng ồng ộc chảy ra... Chủ rể nhờ khuôn mặt hiền hậu, đẹp trai, mặc áo sơ mi trắng, quần xanh dương, dáng học trò nên dân quân sơ ý không nhìn thấy cái chân giả, thoát nạn. Anh cùng cô dâu trốn ra khỏi chợ, ngồi co ro ở một góc đường. Những người dự tiệc bị bắt dẫn đi. Thạch Chia cũng bị lôi theo, hai tay bị trói tay quặt ra đằng sau, nhảy cà nhắc theo toán dân quân. Chú rể thấy người anh của mình bị hành hạ, định bước ra can thiệp, cô dâu A Chế nắm chặt tay Tiến Dũng, nhìn anh với vẻ van nài tha thiết :

- Không làm được gì nữa đâu, anh !

Thấy cô dâu chú rể đứng bên kia góc đường lẫn lộn với đám người hiếu kỳ, Thạch Chia mặc dầu bị lôi đi xềnh xệch vẫn tìm cách quay đầu lại nói với đám đông :

- Đừng làm gì vô ích anh em ơi. Chúc cô dâu chú rể hạnh phúc.

Tiến Dũng im lặng nhìn những bạn đồng cảnh ngộ bị giải về trụ sở dân quân, lòng đau như cắt. Anh bất lực. Cuộc đời kham khổ của những anh em phế binh trở về những tháng ngày đen tối.

Đoàn người bị trói tay đi theo toán dân quân đằng đằng sát khí, tay cầm gậy gộc, súng ống, miệng thì chửi bới tục tằn, họ hùng hùng hổ hổ như thể sắp lôi ra pháp trường hành quyết những kẻ thù không đội trời chung.

Chúng tôi có làm gì để trở thành kẻ thù của ai đâu, chúng tôi chỉ muốn được vui chơi như mọi người khác trong một tiệc cưới mà cũng không yên. Lê A chịu không nổi cảnh kham khổ trong trại cải tạo đã chết một năm sau đó, để lại hai đứa con gái hiện đang hành nghề bia ôm trên các vỉa hè.

Viết lại theo lời thuật của Nhị Nguyên

Mục lục :

NMĐRN 1.0 - Lời tựa 

NMĐRN 1.1 - Có một niềm tin 

NMĐRN 1.2 - Những bóng ma trên hè phố 

NMĐRN 1.3 - Chúng tôi phải sống 

NMĐRN 1.4 - Cuộc đời tưởng đẹp như bài thơ

Published in Tư liệu
samedi, 18 décembre 2021 15:17

NMĐRN 1.1 - Có một niềm tin

1.1. Có một niềm tin

 

Sau biến cố 30/04/1975, gia đình và bản thân tôi nói riêng và đại gia đình anh em phế binh nói chung sống những ngày đen tối. Vì bị chế độ mới xếp vào loại "thành phần xấu", chúng tôi bị áp bức đủ điều. Nhà cửa của chúng tôi vốn đã không có gì bị cưỡng đoạt, thân thể không nguyên vẹn của chúng tôi cũng bị cưỡng chế và chịu đựng đủ mọi nhục hình. Một số anh em chúng tôi bị cưỡng bức đưa đi "tập trung cải tạo". Tập trung cải tạo ở đây phải hiểu là đi ở tù, tâm hồn và thể xác bị hành hạ. Nhà tù ở đây cũng không phải là nhà tù trong những thành phố mà là giữa chốn rừng sâu, khỉ ho cò gáy, trong những căn cứ của cộng sản cũ, thiếu thốn trăm bề. Nhiều anh em chúng tôi đã bỏ mình, thân thể nằm lại vĩnh viễn tại những chốn này, mồ hoang cỏ lạnh và bị đời quên lãng.

ktm1

Người ta cưỡng bức gia đình chúng tôi ra khỏi thành phố và đưa vào những vùng kinh tế mới giữa chốn rừng thiêng nước độc. Ảnh minh họa 

Gia đình chúng tôi cũng không thoát nạn. Người ta cưỡng bức gia đình chúng tôi ra khỏi thành phố và đưa vào những vùng kinh tế mới giữa chốn rừng thiêng nước độc. Ông già, bà cả, vợ con tay yếu chân mềm, chưa bao giờ biết chặt cây phá rừng, đào mương phát rẫy, đều phải vật vả làm lụng mới có ăn. Những người bị thương tật như chúng tôi, không đủ sức cày sâu cuốc bẩm, khai phá núi rừng, đã bị chói nước rét rừng ngã bệnh nặng trong các vùng kinh tế mới. Tại những nơi này, người ốm đau không có thuốc men chữa trị, người không có sức lao động không có cơm ăn, trẻ em không biết trường học, ông già bà lão thì thiếu ăn thiếu áo. Sau một thời gian, phần lớn những người đi vùng kinh tế mới đều lén trở về thành phố, trong đó có chúng tôi vì không muốn bỏ mình trong chốn rừng sâu.

Trở về thành phố (Sài Gòn) thân yêu, dù phải hành khất xin ăn, lượm vỏ ve chai hoặc bọc ny lông cũ, sống trong cảnh đói khổ kiệt cùng chúng tôi cũng cam chịu. Vì nhờ đó chúng tôi có tiền mua gạo nấu cơm ăn cho đỡ đói. Đêm đêm chúng tôi phải ngủ bụi ngủ bờ, đầu đường xó chợ, vì không nhà không cửa và không có người quen thân để có chỗ che mưa trú nắng.

Ngày ngày chúng tôi chống đôi nạng gỗ lê lết tấm thân tàn đi xin ăn hết nơi này đến nơi khác, gặp gì lượm đó. Cũng nhờ bà con cô bác rủ lòng xót thương, bố thí cho chút tiền mọn hay chén cơm bạc, chúng tôi cũng sống tạm qua ngày. Nhiều lúc quá mỏi mệt, sức lực kiệt cùng, anh em chúng tôi bạ đâu ngủ đó, ngủ thiếp đi lúc nào không biết đến khi bị "người của xã hội này" bao vây tứ phía lúc đó mới tỉnh dậy thì quá muộn màng. Người ta lùa anh em chúng tôi lên xe bít bùng, đánh đập những người chống cự và chở vào trại tập trung. Về đến trại, dù với tấm thân tàn phế, anh em chúng tôi cũng bị đày đọa dầm sương, dãi nắng suốt ngày. Từ sáng sớm, từng tốp người chống nạng lò cò, lọt thọt, bị chia toán đi lao động, nhóm thì cuốc đất trồng khoai, tưới nước ở những miền đất xa, nhóm thì ở lại trại rào kẽm gai, nhổ cỏ. Mỗi ngày người ta chỉ cho ăn tiêu chuẫn mỗi bữa một chén cơm bạc với muối hoặc một củ khoai nướng khét.

Không chịu nổi cảnh khổ cực, đày ải trong các trại tập trung lao động đó, nhiều anh em đã tìm cách trốn trại về lại thành phố. Những ai không may bị phát hiện thì coi như lúa đời, hình phạt dành cho những người trốn trại rất là tàn ác. Mỗi khi nghe tiếng kêu la thảm thiết vọng về từ phòng tra tấn, chúng tôi ai nấy đều xót thương cho những anh em xấu số. Không hiểu tại sao cũng là người như nhau mà người ta có thể tàn ác với nhau đến như vậy, kinh ngạc hơn nữa là tàn ác với những người tàn tật chỉ vì quá sợ họ mà tìm đường trốn thoát. Trưa hôm sau, một vài anh em chúng tôi được gọi lên văn phòng dìu người bạn xấu số về lại phòng giam. Không ai cầm được nước mắt và căm hận khi thấy dáng người phế binh nằm bất động, máu me be bét, hơi thở khó khăn, mặt mũi sưng vù đầy vết tím đen. Những người quản trại dùng báng súng đánh vào đầu anh, dùng chân đá vào người anh và lấy cây đánh cả vào vết thương đã lành nơi khúc chân bị cưa. Máu từ vết thương cũ ở khúc chân cứ ri rỉ theo tiếng rên. Làm sao với một thân hình ốm yếu, cụt què như anh ta chịu nổi đòn thù. Vài ngày sau, anh bạn xấu số kia lìa đời, xác thân bị chôn vùi nơi chốn trại này. Chúng tôi cúi đầu nhìn người ta mang xác anh thảy vào một hố đất ở bìa rừng. Xét cho cùng, chúng tôi là những người thất trận và thật bại trước bạo tàn. Chúng tôi đã không bỏ xác trên chiến trường nhưng đã ngả gục nhục nhã nơi đây bởi những con người hèn mọn.

Thời gian cứ trôi qua. Chúng tôi chứng kiến hàng ngày cảnh đời trái ngang và đau lòng đó. Và chúng tôi là một trong những số ít người may mắn sống sót trong những trường trại đó. Chúng tôi sẽ không ngần ngại làm chứng nhân những điều mắt thấy tai nghe và thét lên tiếng kêu cầu cứu giùm những người không còn tiếng nói. Tưởng nhớ lại những người anh em xấu số bị hành hạ và phải bỏ mạng trong nỗi nhục đó, nước mắt chúng tôi cứ tuôn trào.

ktm2

Người thương phế binh cụt hai chân băng qua đường giữa Sài Gòn nắng gắt năm 1980 - Ảnh Nam Úc tuần báo

Chúng tôi là những nạn nhân thiệt thòi nhất trong cái xã hội này, một xã hội mang tên xã hội chủ nghĩa nhưng bóc lột không ai bằng. Không những thế nó còn tàn ác hơn cả thú dữ, cảnh đánh đập, chửi bới người cùng khổ xảy ra hàng ngày và công khai. Chính quyền cộng sản đã không làm một cử chỉ gì giúp chúng tôi cải thiện cuộc sống mà còn tìm cách vùi dập, đàn áp không cho chúng tôi xuất hiện trước mắt người khác. Họ chỉ muốn chúng tôi chết đi cho khuất mắt họ, họ không muốn lương tâm họ bị dằn vặt bởi cuộc sống khó khăn do chính họ gây ra. Chúng tôi có làm điều gì ác đức đâu để phải bị hành hạ như vậy, chỉ vì quá nghèo đói chúng tôi phải lang thang cầu thực, chúng tôi có cướp bóc, lường gạt ai đâu mà bị đối xử vô nhân đạo như thế ? Những người đại diện chế độ này không có tình người, họ không những ăn sung mặc sướng, ỷ lại chức quyền, cướp của công, ăn hối lộ và làm tiền người khác mà còn ruồng bỏ, hất hủi những người đã bị họ lợi dụng.

Trên bước đường ăn xin, chúng tôi còn chứng kiến bao cảnh trái ngang của những gia đình "cách mạng", có nhiều "liệt sĩ" bị hất hủi, bị bỏ quên bởi chính đồng đội cũ của con cháu mình. Không những thế những đám thanh niên vừa mới lớn lên, a dua theo chế độ này, còn vênh vặt chửi bới những "bà mẹ chiến sĩ" buôn thúng bán bưng lấn chiếm lòng lề đường. Ôi, cảnh đời thật quá bất công ! Chúng tôi chỉ là những kẻ sống bên lề cuộc sống, không có quyền gì cả, kể cả quyền đi ăn xin.

ktm3

Chúng tôi là những chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã chiến đấu anh dũng với kẻ thù - Ảnh thomasviet.wordpress.com

Những khi bị đời hất hủi, chúng tôi chỉ tìm an ủi khi nhớ lại dĩ vãng xa xưa. Dù sao chúng tôi cũng có một thời oanh liệt và đáng tự hào, chúng tôi là những chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã chiến đấu anh dũng với kẻ thù, trừ gian diệt bạo trên khắp nẻo đường Việt Nam thân yêu, đem lại bình yên cho đất nước, yên bình cho muôn dân. Chẳng may khi bị thương, anh em chúng tôi phải bỏ đi một phần thân thể, giã từ vũ khí trở về đời sống dân sự.

Trước kia, chúng tôi được mọi người kính mến, nhân phẩm được tôn trọng, nhưng từ sau 30/04/1975 chúng tôi sống trong hỏa ngục. Làm sao có cuộc sống bình thường khi mỗi ngày phải tìm cách đối phó những nanh vuốt, tránh né những đòn thù của kẻ ác. Vũ khí tự vệ của chúng tôi là chịu đựng và niềm tin.

* * *

Riêng về cá nhân tôi, thời trai trẻ đã tham gia nhiều cuộc hành quân diệt giặc. Chẳng may năm 1970, trong một trận đánh, tôi đã để lại một khúc chân trên rừng núi Tây Ninh. Trở về đời sống dân sự, cuộc sống của tôi cùng với gia đình cũng tạm yên. Nhưng không ngờ đất nước thân yêu rơi vào tay giặc, cuộc sống bình yên bị cướp, chúng tôi trở nên nghèo khổ. Chúng tôi bị phân biệt đối xử, sống trên quê hương tưởng như sống trong vùng đất lạ, chúng tôi không có quyền gì cả, kể cả quyền ăn xin. Chúng tôi sống trong sự kềm kẹp, trên đe dưới búa, và không còn ai nâng đỡ trong quảng đời tàn phế này. Chúng tôi đã gào thét lên đến trời xanh : "Tại sao cuộc đời anh em chúng con quá vô phước, bất hạnh thế này", mà trời cao nào có thấu cảnh đời đen tối mà anh em chúng tôi đang trải qua, một cuộc sống khổ nhục tuyệt vọng không có ngày mai.

Có lần đi ngang qua cầu Sài Gòn, anh em chúng tôi nắm tay nhau định nhảy xuống sông để tự tử nhưng nghĩ đến mẹ già, vợ dại, đàn con thơ không ai chăm sóc, chúng tôi chỉ biết ôm nhau khóc thương cho số phận. Lúc đó tôi chợt nhớ đến lời người bác tôi nói một câu như thế này : "Con chó nó còn muốn sống để ăn, tại sao tụi mày lại muốn chết ? Phải sống để nhìn đời. Thà chết trên chiến trường còn hơn chết trên đường người ta đi". Từ đó chúng tôi có lại niềm tin, tin rằng sẽ có một ngày mai tươi sáng, tươi sáng cho chính chúng tôi và tươi sáng cho đất nước này. Chân trời sáng đó đã đến.

Một hôm đang trên đường khất thực, chúng tôi được một người tốt bụng nói rằng ở hải ngoại có nhiều người giàu lòng nhân ái muốn giúp đỡ anh em phế binh đang sống khổ sở tại quê nhà. Hay được tin này, anh em chúng tôi vui mừng quá cỡ, mừng đến rơi nước mắt, thân thể run rẫy. Một trong những người đó là bác sĩ Phan Minh Hiển, với tấm lòng bao dung bác sĩ Hiển đã lao mình xuống hố sâu kéo anh em phế binh chúng tôi lên bờ danh dự.

Bác sĩ Hiển đã tặng cho anh em chúng tôi mỗi người tùy theo thương tật một cặp nạng hay một xe lăn, sau đó tùy hoàn cảnh của mỗi người tặng cho chúng tôi tiền. Ôi, còn gì sung sướng cho bằng, sung sướng không những cho anh em phế binh chúng tôi mà sung sướng cho cả gia đình. Chưa bao giờ chúng tôi được nghe lại những tiếng cười rộn rã của gia đình và vợ con đến như vậy. Trong giờ phút lâm nguy, nghĩa cử cao đẹp đó thật là quí.

Kế là các ký giả Nguyễn Văn Huy (báo Thông Luận, Ngày Nay và Việt Luận), Yên Mô - Cao Sơn (Thời Báo), Lê Quang Vinh (báo Phổ Thông), Gàn Bát Sách (báo Tiền Phong)... đã liên tục gióng lên những hồi chuông nhân ái, tiếng vang của những bài báo viết từ hải ngoại đã vọng về đến Việt Nam. Nhiều ân nhân và hội đoàn thiện nguyện khác đã tìm cách giúp đỡ anh em phế binh chúng tôi. Ông Lê Đình Vọng, chủ tịch hội Huynh Đệ Chi Binh tại Hoa Kỳ, đã hết lòng cứu giúp anh em phế binh.

Nhờ quí ân nhân giàu lòng nhân ái ở hải ngoại cho chút ít tiền, nhiều người trong chúng tôi đã tìm lại nhân phẩm, không phải ăn xin ở khắp nẽo đường. Những món tiền tuy nhỏ nhưng đượm biết bao tình, lòng chúng tôi được sưởi ấm trở lại. Chúng tôi tin rằng bên cạnh sự ác độc vẫn có tình yêu, một thứ tình người chân thật, chỉ tiếc rằng ngày nay trở nên hiếm thấy.

Anh em chúng tôi thành thật cảm ơn, và không biết nói gì hơn là cầu nguyện Thượng Đế ban phước lành cho quí vị ân nhân phương xa vạn dậm được an lành và thành công trên mọi lãnh vực. Chúc quí ân nhân dồi dào sức khỏe và gia đình hạnh phúc. Nhờ số tiền do quí ân nhân ở hải ngoại giúp đỡ, anh em chúng tôi làm vốn mua nhang đi bán dạo trên khắp nẻo đường Việt Nam, từ Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Bảo Lộc, Di Linh, Tây Ninh, Sài Gòn xuống đến Long An, Bến Lức, Mỹ Tho, Bắc Mỹ Thuận, Rạch Giá, Bạc Liêu rồi về tận cùng mũi Cà Mau. Không làng xã, chợ búa ở thôn quê nào chúng tôi không đi qua. Nơi đâu chúng tôi cũng chỉ thấy cảnh người nghèo bị bạc đãi, đất nước điêu tàn và lòng người oán hận.

Những lúc từ thành phố (Sài Gòn) về các địa phương, anh em chúng tôi chứng kiến nhiều cảnh thương tâm : những người bạn phế binh ở những cầu phà, bến xe, chợ búa, tay cầm gậy tay cầm cây đàn dắt nhau vừa xin vừa hát lại những bản nhạc xưa nghe thật nảo lòng. Chúng tôi đã chia sẻ với nhau nỗi bất hạnh và cùng ngậm ngùi cho cảnh ngộ không may.

Có lần tôi nghe một người anh em hát lên bản nhạc mà tôi nhớ không lầm là bản "Anh đi chiến dịch", trong có đoạn như vầy : "Anh đi chiến dịch xa vời, nòng súng nhân đạo cứu người lầm than". Một bản nữa mang tên "Cho người vào cuộc chiến", anh bạn đó hát : "Anh bỏ trường xưa, bỏ áo thư sinh theo tiếng gọi lên đường, anh đi vì đất nước khổ đau, anh đi anh quên thân mình, dù anh trở về trên đôi nạng gỗ, dù anh trở về bằng chiếc xe lăn". Rồi nào là "Năm cụm núi quê hương", trong đó câu : "Chiều nay có người thương binh không về với bàn tay năm ngón, nhưng về với vạn chiến công, anh mất đi bàn tay".

Anh em hát trong nghẹn ngào để được bà con cô bác bố thí ít tiền mua cơm. Mỗi lần nghe là mỗi lần buồn tủi. Nòng súng nhân đạo của chúng tôi đã mòn, cò súng nhân đạo chúng tôi đã sét, chúng tôi không cứu được chính chúng tôi thì làm sao cứu được những người lầm than. Anh em chúng tôi chỉ biết đến với nhau chia sẻ nỗi đau trong nước mắt.

Một hôm đến Bắc Mỹ Thuận, tôi gặp một phế binh cầm chiếc đàn ghi ta cũ nát ngâm bài thơ, nghe thật não lòng. Tôi hỏi xin bài thơ này, anh nói : "Thơ của Khất Vương mà người anh em xin làm gì". Tôi không hiểu, hỏi lại anh : "Khất Vương là gì ?". Anh tươi cười trả lời : "Là vua đó, nhưng là vua ăn mày", rồi đưa tay vào bị lôi ra một tờ giấy đưa tôi và nói : "Cho anh bài thơ này đó, về ngâm chơi cho đời bớt khổ".

Xin gởi tặng lại quí ân nhân bài Mùa xuân chết của Khất Vương để làm chút quà tri ơn :

Mùa xuân chết

Hai mươi hai năm khắp nẻo non sông

Tôi là sương gió long đong bể đời

Trăng xuân đưa cảnh tuyệt vời

Gió xuân mang mác vọng lời âm ba

Hai mươi hai năm không cửa không nhà

Bạt màu áo trận nhạt nhòa xác xơ

Ngồi buồn đưa cảnh vào thơ

Gối đầu hiện tại tôi mơ thanh bình

Hai mươi hai năm từ cõi u minh

Nhớ gì tôi viết vào linh cảm này

Hai mươi hai năm dài biết bao nhiêu

Mộng mơ phủ kín sông dài núi cao

Khất Vương

Cuộc chiến đã tàn, anh em phế binh chúng tôi sống trong một xã hội đầy bất công và đen tối, nó kéo dài hơn hai mươi bốn năm nay và nó chỉ mang lại cho anh em chúng tôi nói riêng và cho nhân dân nói chung cuộc sống bầm dập, đầy đói rách và đau khổ. Anh em phế binh chúng tôi tin rằng sau cơn mưa trời lại sáng. Chúng tôi cầu mong cộng đồng người Việt hải ngoại sớm mang lại bầu trời tươi sáng đó cho Việt Nam, trong đó sẽ không còn ai thấy cảnh bất công đau khổ trong quảng đời tàn phế còn lại của anh em chúng tôi.

Mong rằng quí ân nhân cùng các chiến hữu thân thương nơi hải ngoại nghe và hiểu những lời tâm sự này mà những người bạn phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã và đang gánh chịu cảnh sống ngục tù trong tủi nhục và nước mắt.

* * *

Một hôm trên đường khất thực, anh em chúng tôi đi ngang qua Nghĩa Trang Quân Đội cũ ở Thủ Đức. Khi nhìn vào thì thấy một cảnh tượng rất đau lòng, những ngôi mộ của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đều bị mục nát, rêu phong phủ kín vì thiếu người chăm sóc. Những chiến sĩ này đã nằm xuống, đã hiến dâng cuộc đời mình cho tổ quốc Việt Nam thân yêu, thế mà cũng không được nằm yên. Những người cộng sản đã đập phá mồ mả các anh, dày vò xương cốt các anh.

ktm4

Những ngôi mộ của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong Nghĩa Trang Quân Đội cũ ở Thủ Đức đều bị mục nát, rêu phong phủ kín vì thiếu người chăm sóc, không những thế mồ mả còn bị đập phá, đào xới

Tại nhiều nơi khác, chính quyền cộng sản sang bằng các nghĩa trang để xây nhà cửa, nhà văn hóa hay vườn trẻ. Trong những nghĩa trang quân đội ở các tỉnh nhỏ, phần lớn các bia mộ đều bị đập phá, có ngôi bị cỏ đất lấp vùi bia tự không còn đọc được nữa như những mộ hoang. Các anh đúng là "bạc màu áo trận", hương tàn khói lạnh, nhưng vẫn còn chút an ủi. Nhờ có một số anh em phế binh lớn tuổi ở gần các nghĩa trang hoang vu cô quạnh đó ráng chống nạng gỗ vào nhổ cỏ, dựng lại mộ bia, đắp đất, quét lại vôi... rồi đốt cho các anh vài nén hương xin lỗi thay cho những con người tàn ác và cầu chúc các anh được ấm lòng nơi chín suối.

Cảm nhận sự an ủi đó, anh em chúng tôi cũng lần vào hỏi thăm, bà con cô bác gần đó cho biết có vài anh em phế binh chế độ cũ đã có lòng từ tâm, thỉnh thoảng lén vào nghĩa trang sửa sang mồ mả những đồng đội cũ đã nằm xuống, tránh những con mắt cú vọ của những đại diện chế độ. Chúng tôi đã gặp lại nhau, hàn huyên trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau trong việc chăm lo mộ phần những chiến sĩ vô danh. Mỗi khi thực hiện xong những việc làm nhỏ nhặt này chúng tôi cũng cảm thấy được an ủi phần nào vì chính nhờ họ mà tổ quốc Việt Nam đã tồn tại ít ra cho đến ngày 30/04/1975.

Mỗi đêm anh em chúng tôi thường nhìn một góc trời xa xôi tự hỏi thiên đàng có thật không mà sao số phận chúng tôi đau thương đến như vậy. Chúng tôi đang sống trong một cơn ác mộng, trong sự nhẫn nhục triền miên. Chúng tôi phải đối phó hàng ngày với một bầy sư tử chỉ chực chờ vồ nuốt mạng sống chúng tôi. Mong rằng sẽ có một ngày anh em chúng tôi cũng như những anh em phế binh may mắn khác được cộng đồng người Việt trong và ngoài nước chiếu cố tới. Đó là những điều mà chúng tôi ước ao : "Mong rằng ai kia ở nơi xa xôi nghe và hiểu được nỗi lòng của anh em chúng tôi", được như thế anh em chúng tôi vô cùng cảm kích.

Biết rằng ước mơ đó đối với anh em chúng tôi rất là mong manh, nhưng chúng ai cũng hy vọng. Hy vọng rồi sẽ có một ngày chúng tôi có được cuộc sống như mọi người bình thường khác, không phải ăn xin ăn chực nơi cuối đầu đường góc chợ, con cái được đi học hay đi bán vé số mà không phải đi theo cha ăn xin hay lượm bao ny-lông, giấy vụn. Đến đây anh em chúng tôi đã trình bày hết tâm tư đau buồn và nguyện vọng của những người tàn phế, mong được trời xanh thấu cho mà đối với chúng quí vị ân nhân tại hải ngoại là bầu trời xanh.

Anh em chúng tôi viết ít, ngắn gọn xin quí vị ân nhân hiểu nhiều. Anh em phế binh chúng tôi trước đây chỉ là những chiến sĩ giữ gìn đất nước chớ không biết cầm bút viết văn. Kính xin quí độc giả và ân nhân đọc xong nếu có điều gì sơ sót kính xin được thông cảm mà bỏ qua cho. Đó là những lời nói chân thành xuất phát từ đáy lòng và con tim của anh em phế binh chúng tôi đang sống tại quê nhà. Đối với những anh em thương phế binh như chúng tôi, không có gì quí hơn tự do và nhân quyền, sống mà không có tự do và nhân quyền giống như thể xác mất đi hơi thở.

Sau đây xin kính tặng quí vị độc giả bài thơ do tôi đột ngẩu sáng tác :

Người sống từ vực thẳm

Nhìn trời nước mắt tuôn rơi,

Nào ai thấu hiểu cuộc đời phế binh.

Đêm đêm ngủ bụi ngủ bờ,

Áo không đủ mặc, cơm thời chẳng no.

Cơm chang nước mắt nhạt nhòa,

Dù đời tàn phế nhưng tôi không tàn.

Tôi đây chịu cảnh lầm than,

Cuộc đời là thế ai buồn như tôi.

Mong sao đất nước yên bình,

Không nghe hành khất bên đường van xin,

Không còn thấy cảnh tan thương,

Anh em đoàn tụ huy hoàng vui xuân.

Viết lại theo lời kể của Độc Cước,

một phế binh ở Sài Gòn

Mục lục :

NMĐRN 1.0 - Lời tựa 

NMĐRN 1.1 - Có một niềm tin 

NMĐRN 1.2 - Những bóng ma trên hè phố 

NMĐRN 1.3 - Chúng tôi phải sống 

NMĐRN 1.4 - Cuộc đời tưởng đẹp như bài thơ

Published in Tư liệu
samedi, 18 décembre 2021 13:57

NMĐRN 1.0 - Lời tựa

Vài lời về Phan Minh Hiển

Tôi vừa tiễn Hiển về nơi an nghỉ cuối cùng, Nhà hỏa táng Crematorium de Champigny sur Marne, tỉnh Val de Marne, ngoại ô Paris, lúc 16 giờ ngày 17/12/2021. Lễ nhập quan trước đó đã được tổ chức tại Nhà Vĩnh Biệt, Bệnh viện Jossigny, lúc 14 giờ.

Bác sĩ Phan Minh Hiển đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12g12 ngày 12/12/2021 tại Bệnh viện Grand Hôpital de l'Est Francilien, thị xã Jossigny, tỉnh Seine et Marne, sau hai tuần hôn mê vì bạo bệnh Covid-19. Hiển giã từ cõi đời này vào tuổi 65 (21/11/1956-12/12/2021).

Trước đó vài ngày, vào đầu tháng 11, Hiển đã mời tôi cùng hai người bạn gần gũi nhất dự buổi tiệc giã từ nghề bác sĩ để về hưu. Nhưng không ngờ… chỉ vài ngay sau tôi đã mất vĩnh viễn một người bạn sau 38 năm quen biết.

pmh1

Bác sĩ Phan Minh Hiển (ảnh chụp tại phòng mạch số 215 avenue Pierre Brossolette, 94170 Le Perreux - France)

Tôi được một tàu buôn Pháp, Le Chevalier Valbelle, thuộc công ty hải hành La Compagnie générale maritime, trên đường đến Nhật Bản vớt ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu và đưa vào Hồng Kông tháng 4/1983. Sau 4 tháng bị giam trong trại cấm Argyle II ở Kowloon, cuối tháng 8/1983 những người trong chuyến tàu của chúng tôi được đưa sang Pháp. Tôi cùng vài bạn đồng thuyền được đưa về Besançon (miền đông nước Pháp), những người khác được phân tán khắp nước Pháp : Lyon, Nancy, Troyes, Monceau les Mines… Vào đầu tháng 11, một vài bạn đồng thuyền ở Nancy liên lạc được với tôi và nhắn phải tìm cách lên Nancy (phía đông-đông bắc nước Pháp) gấp để gặp một nhân vật độc đáo có cùng lý tưởng với tôi. Những người bạn ở Nancy đã gặp may mắn vì ở đây có một cộng đồng người Việt, do anh Vũ Dương Tự đại diện, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn hội nhập. Cuối tháng 11 tôi lên Nancy gặp những người bạn đồng thuyền và anh Tự.

Tại đây anh Tự giới thiệu với chúng tôi Phan Minh Hiển, người vừa về lại Pháp sau hai tháng cứu người trên biển. Hiển cho biết lúc đó vừa chấm dứt chương trình nội trú bác sĩchuyên khoa bệnh nhiệt đới và điều hành y tế công cộng tại Bordeaux nên đã tình nguyện tham gia công tác cứu người trên Biển Đông từ năm 1980 đến 1982 do bác sĩ Bernard Kouchner, thuộc Hội Médecins du Monde, khởi xướng. Hiển được Bernard Koutcher chấp nhận tham gia chương trình năm 1982 và được gởi lên tàu Goélo và chiến hạm Le Balny tham gia công tác vào tháng 6.

Sau buổi họp mặt này, chúng tôi gồm vợ chồng anh Vũ Dương Tự, Phan Minh Hiển và tôi thành lập hội Đường Mới (La Nouvelle Voie) đầu năm 1984 nhằm giúp đỡ người tị nạn đến định cư tại thành phố Troyes, tỉnh Aube (phía đông-bắc Paris). Trong suốt năm 1984, mỗi cuối tuần, vợ chồng anh Tự, Hiển và tôi đến trang trại cách thành phố Troyes vài chục cây số, được một gia đình Pháp tặng, để lập trại chăn nuôi giúp người tị nạn. Chúng tôi tân trang lại nội thất căn nhà, dựng lại hàng rào, phát hoang và kêu gọi đồng hương tới ở miễn phí (được nuôi ăn, hướng dẫn học tập, chăm sóc sức khỏe…). Nhưng chờ đến suốt năm không người tị nạn nào ngỏ ý muốn đến thăm, chưa nói đến ở, vì không ai muốn sống ở vùng thôn quê hẻo lánh. Cuối cùng chương trình này đành phải bỏ dỡ, trang trại được giao lại cho chủ cũ và chúng tôi ai về nhà nấy, tiếp tục cuộc sống thường ngày.

Năm 1988, tôi rời Besançon lên vùng Paris tìm việc khác và gặp lại Phan Minh Hiển, lúc này đã là bác sĩ khá nổi tiếng và nhất là đã lập gia đình với Nguyễn Thị Huỳnh Liên và có một con trai, Phan Hiển Đạt. Hai chúng tôi như đã tìm được cái phân nửa của mình bị thất lạc. Công tác cứu trợ người kém may mắn trong nước của hai chúng tôi gia tăng vận tốc. Hiển vận động tài chánh, tìm người để giúp đỡ, tôi viết bài, vận động giới truyền thông hỗ trợ, nhất là tại Mỹ.

Ban đầu là giúp sư cô Huỳnh Thị Thành, pháp danh Thích Nữ Quang Đạo, trụ trì ở chùa Tịnh Quang, huyện Long Thành có thêm điều kiện để giúp đỡ trẻ em mồ côi và bụi đời có nơi ăn ở và học tập, xây dựng nhà nuôi dưỡng người già tứ cố vô thân (cf. Những tâm hồn cao quý). Tiếp theo là giúp những gia đình nghèo con đông, và sau cùng là cứu trợ những anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa bị cuộc đời bỏ rơi ra khỏi vùng bóng tối (cf. Ai đền ơn đáp nghĩa những người này ?). Không ngờ, công tác kêu gọi giúp đỡ ni cô Quang Đạo thành công ngoài dự đoán. Cái am nơi sư cô Quang Đạo tu tịnh lúc ban đầu đã trở thành một ngôi chùa khang trang, phạm vi hoạt động nhân đạo của ni cô lan ra tận miền Trung, với những căn nhà dưỡng lão ngày càng đông người đến ở. Nhưng bất hạnh thay, sư cô Quang Đạo bị buộc phải giao lại những cơ sở vật chất (chùa chiềng và viện dưỡng lão đã xây dựng do tiền của cộng đồng người Việt hải ngoại quyên tặng) cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tức Giáo hội Nhà nước, quản lý. Quá buồn phiền, sư cô Quang Đạo đã qua đời liền sau đó.

Công tác cứu trợ anh em thương phế binh trong nước, do cách tổ chức giúp đỡ khá đặc biệt : người giúp và người nhận giao tiếp trực tiếp với nhau, đã được sự tiếp tay tận tình của những hội đoàn từ thiện ở nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ (báo Ngày Nay, Houston, do ký giả Trương Trọng Trác tận tình tiếp trợ) và Pháp (hội Nạng Gỗ do ông Nguyễn Quang Hạnh tiếp tay quảng bá), và ở trong nước với sự hưởng ứng của Dòng Chúa Cứu Thế ở Kỳ Đồng và chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm (cf. SOS Phế binh Việt Nam). Có thể nói cho đến nay gần như tất cả những anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trong nước còn sống đều đã ít nhất một lần được giúp đỡ.

Trong buổi tiệc giã từ nghề y sĩ để về hưu, Hiển nói sẽ chấm dứt công tác cứu trợ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa vì đa số đã già, rất nhiều người đã mất, những người khác đã được con cháu chăm sóc tận tình. Đối với Hiển, công việc giúp người cùng khổ ở Việt Nam của Hiển coi như đã hoàn tất. Có lẽ vị Thiên sứ đã hoàn thành nhiệm vụ ở cõi trần này nên đã được gọi về nước Trời để nhận nhiệm vụ giúp đỡ nhân loại ở một nơi khác !

pmh01

Trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả phần tiếp những bài viết về cô nhi, quả phụ và anh em thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, trong tuyển tập "Những mảnh đời rách nát" do Ngày Nay Houston xuất bản năm 1999 (1). Một cách để nhớ tới Phan Minh Hiển.

Nguyễn Văn Huy

(22/12/2021)

(1) Quốc Phương, Gặp gỡ đồng tác giả 'Những mảnh đời rách nát'BBC tiếng Việt, 17/09/2018

 

----------------------------

Thay lời tựa

 

Những Mảnh Đời Rách Nát là tuyển tập những bài viết ngắn do các anh em thương phế binh và quả phụ trong nước gởi ra hải ngoại. Đây là tuyển tập đầu tiên ghi lại cuộc sống cùng nỗi đau thương mà chính các anh em thương phế binh, cô nhi, quả phụ đã và đang trải qua từ sau ngày 30/04/1975 cho đến nay.

tpb10

Ảnh : hung-viet.org

Phan Minh Hiển đảm nhận phần liên lạc và góp nhặt tài liệu, tôi phụ trách phần biên soạn. Vì phải đối diện thường trực với những đe dọa đến từ mọi phía và, hơn nữa, vì không phải là những người có tài viết văn, tác giả các bài viết chỉ thuật lại một cách trung thực và mộc mạc những cảm nghỉ về thương tật hay hoàn cảnh họ đang sống và ủy nhiệm chúng tôi quyền trau chuốt câu văn, bổ túc những dữ kiện để nội dung từng bài viết thêm phần mạch lạc và chính xác.

Mục đích ra mắt tuyển tập vào lúc này nhằm đánh động lương tâm dư luận quốc tế và cộng đồng người Việt hải ngoại về những bất công và chèn ép mà các anh em thương phế binh, cô nhi, quả phụ trong nước đã và đang gánh chịu dưới chế độ cộng sản, đồng thời cũng để tỏ lòng biết ơn những tấm lòng cao cả trong cộng đồng người Việt hải ngoại, sau bao nhiêu năm xa lìa tổ quốc, vẫn còn thương tưởng đến những nạn nhân của một thời chinh chiến đã qua.

CAMBODIA WAR-WOUNDED

Ảnh : hung-viet.org

Tuyển tập này là một đóng góp quan trọng và hữu ích cho những người nghiên cứu lịch sử, chính trị và xã hội miền Nam Việt Nam sau ngày 30/04/1975. Nó cung cấp những dữ kiện mới về thực trạng đời sống dân chúng miền Nam dưới một khía cạnh khác, "xã hội vỉa hè", do chính những người trong cuộc kể lại. Nó cũng là tiếng la cầu cứu của những người không có chỗ đứng và không có tiếng nói sau cuộc đổi đời khắc nghiệt. Nó còn là tiếng chuông đánh động lương tâm chúng ta và nhân loại, hòa bình đã trở lại trên quê hương nhưng chưa có thật trong lòng mọi người.

Tuyển tập được chia ra làm hai phần. Phần một, phần chính, "Những Bóng Ma Trên Hè Phố", là những mẫu chuyện chung do các thương phế binh và quả phụ kể về cuộc sống thường nhật của họ trên các vỉa hè. Phần hai, "Những Kiếp Sống Gian Truân", thuật lại những mảnh đời đau thương dưới dạng hồi ký.

Vietnam War Fall of Saigon

Ảnh : vnchdalat.blogspot.com

Một cảm giác thường được tỏa ra trong các bài viết là sức sống mãnh liệt của những người ở nấc thang cùng thấp nhất của xã hội. Dù bị vùi dập trong bất cứ hoàn cảnh nào, tất cả đều ao ước ao được sống. Sống để làm chứng nhân và sống để nuôi hy vọng. Gần một phần tư thế kỷ đã đi qua, thân thể tàn phế của những thanh niên ở lứa tuổi 20 năm 1975 ngày nay suy kiệt, nhiều người đã chết trong chốn rừng sâu, trên vùng kinh tế mới hay trên các vỉa hè, số người còn lại thưa dần với thời gian.

Nếu những phế binh còn lại không có tiếng nói, các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ biết có những người tàn phế vì đã chiến đấu bảo vệ miền Nam tiếp tục bị đày đọa sau ngày mất nước. Những phế binh đang lang thang cầu thực trên các vỉa hè là những chứng nhân của cuộc tranh chấp vô lý vừa qua, người Mỹ đã về nước, người cộng sản lên ngôi và những người thua cuộc không có chỗ đứng.

tpb40

Ảnh : vnchdalat.blogspot.co

Trong cuộc đổi đời không may này, hy vọng là nguyên do duy nhất nuôi dưỡng quyết chí sinh tồn của những người không còn gì để mất. Hy vọng cũng có lẽ là mẫu số chung giữa những người Việt trong và ngoài nước, tất cả chúng ta đều hy vọng sớm thấy một đất nước có lại tình người, nụ cười nở lại trên môi trẻ thơ, niềm vui trong ánh mắt cụ già và các anh em phế binh được sống trong danh dự.

Qua những mẫu chuyện ngắn này, độc giả sẽ thấy chúng ta là những người may mắn. May mắn vì đã ra khỏi cuộc chiến một cách lành lặn trong khi nhiều người thân thể đã không toàn vẹn còn phải chịu đựng biết bao điều khổ nhục. May mắn vì đã thăng hoa trong những xã hội dân chủ tự do và nhân quyền trong khi những người ở lại chỉ biết câm lặng cúi đầu mà vẫn không được yên. May mắn vì bản thân, gia đình và con cái sống trong ấm no và hạnh phúc trong khi nhiều người vẫn còn mò mẫm trong vùng bóng tối kiếm miếng sống hằng ngày. Chúng ta không thể không chia sẻ những may mắn đó với những người thua thiệt, vì họ là một phần thịt da chúng ta đang còn rên xiết.

* * *

Nhìn lại cộng đồng người Việt hải ngoại, chúng ta đã sống gần một phần tư thế kỷ trên đất khách quê người, quê hương vẫn là tiếng gọi thiết tha. Cuộc sống mỗi người nếu không khá hơn thì cũng đã ổn định, những chập chững lúc ban đầu đã qua đi, một tương lai sáng lạn chờ đón trước mắt. Tiếp xúc với các xã hội dân chủ Tây phương, cách nhìn và cách sống của chúng ta có nhiều thay đổi mà thay đổi lớn nhất là cách nhìn của chúng ta đối với đất nước. Thay vì cắt đứt quan hệ với tổ quốc, cộng đồng người Việt hải ngoại đang nhìn về đất nước với tất cả yêu thương và đùm bọc. Những bực bội ban đầu đối với một chế độ bất dung đã vơi đi, nhiều người trong chúng ta đã về thăm lại đất nước. Không những chúng ta đã giúp gia đình và thân nhân vượt qua nỗi khó, chúng ta còn chia sẻ nỗi đau của người cùng khổ. Giúp đỡ những người bất hạnh có lẽ là trọng tâm chính của cộng đồng người Việt hải ngoại trong những năm gần đây.

Chính qua cách nhìn này, chúng tôi muốn mượn tuyển tập Những Mảnh Đời Rách Nát đề cao tinh thần tương thân của cộng đồng người Việt hải ngoại, nó đánh dấu sự trưởng thành của một cách sống và sự lớn mạnh của một cộng đồng.

tpb50

Tết Trung Thu ở trường Việt Ngữ Thăng Long, Virgina, Hoa Kỳ (Ảnh : Sơn Tùng)

Tìm một thống kê chính xác những công tác xã hội do cộng đồng người Việt hải ngoại thực hiện trong nước rất khó. Khác với các hội đoàn thiện nguyện quốc tế, sự giúp đỡ của chúng ta có tính cá biệt, nó không công khai và cũng không rầm rộ nhưng vô cùng hiệu quả. Cách thức cưu mang, giúp đỡ đồng bào trong nước thiên hình vạn trạng, ở mỗi nơi vào mỗi lúc chúng ta có những phương thức riêng để tặng phẩm đến tay người nhận. Ai cũng có thể giúp, ai cũng có thể nhận. Nó trực tiếp và không qua trung gian bất cứ một tổ chức hay chính quyền địa phương nào.

Sự giúp đỡ ban đầu mang tính tự phát, càng về sau càng được sự hưởng ứng của nhiều người, phong trào cứu trợ người cùng khốn trong nước lớn rộng và mang một tầm vóc mới. Nhiều tổ chức, nhiều hội đoàn thiện nguyện đã được thành lập, chương trình giúp người nghèo khó trong nước đến được nhiều nơi, ban đầu tập trung tại một vài thành phố lớn, về sau đến tận các làng xã xa xôi. Chu kỳ và trọng lượng của sự giúp đỡ tăng cùng với thời gian, trong vài trường hợp có thể nói ngang bằng tầm vóc của các tổ chức thiện nguyện quốc tế.

Hơn các tổ chức quốc tế, lần này chính người Việt đứng ra cưu mang người Việt. Không những cộng đồng người Việt hải ngoại đang trực tiếp giúp đỡ đồng bào ruột thịt trong nước mà còn tha thứ cho một đất nước đã từng bội tình bạc nghĩa. Ngoài vòng đai thân tộc, không người Việt hải ngoại nào đã không một lần giúp một người không may trong nước, sợi dây thân ái giữa người Việt trong và ngoài nước ngày càng thắt chặt. Qua những giúp đỡ này, chúng ta xứng đáng với chính chúng ta. Đây là điểm son nổi bật của cộng đồng người Việt hải ngoại, chúng ta đang chứng tỏ với thế giới và các quốc gia cưu mang chúng ta : Việt Nam sau này sẽ là một dân tộc lớn.

Người trong nước cũng đang nhìn đồng bào ruột thịt ngoài nước với con mắt khác. Trước đây, do chính sách bế quan tỏa cảng của chế độ chỉ một số ít người được về thăm nhà, sự huênh hoang quá lố của những người này lem luốt hóa cộng đồng hải ngoại. Ngày nay, lượng người về nước ngày càng đông hơn, cuộc sống tại hải ngoại của chúng ta được người trong nước biết rõ, nhân cách của chúng ta được thêm kính trọng. Người trong nước đã không ngần ngại trao đổi tâm tình, hoàn cảnh khốn khó của họ đã được biết đến và mong đợi cánh tay nối dài từ hải ngoại. Chúng ta là những phao cấp cứu cho những người đang còn ngụp lặn trong sự nghèo khổ.

Trái với những lời chỉ trích bi quan cho rằng gởi tiền và quà về cho người nghèo khó trong nước là tiếp tay giúp chế độ cộng sản kéo dài. Ngược lại, công tác nhân đạo này là một thắng lợi lớn về mặt tinh thần và chính trị. Giúp người nghèo khó là điểm đúng vào tử huyệt của chế độ. Công bằng bác ái là những khẩu hiệu khi phong trào cộng sản khởi đầu, cũng chính nhờ khẩu hiệu đó mà đông đảo quần chúng đã nghe và đưa họ lên cầm quyền. Nhưng người cộng sản lại rất mau quên, khi nắm được chính quyền họ bỏ rơi quần chúng lao động, bỏ rơi luôn cả những người đã từng vì họ hy sinh. Chủ nghĩa xã hội đang áp đặt tại Việt Nam không phải chủ nghĩa của người nghèo khó, nó là chủ nghĩa của kẻ cướp ngày. Chính quyền cộng sản đã chọn thế đứng của giai cấp bóc lột, một giai cấp mà họ đã từng mạt sát và tiêu diệt xưa kia. Ngày nay những người cộng sản không còn tư cách để nhân danh giai cấp vô sản khi chính họ đang chà đạp những người đang ở nấc thang thấp cùng nhất của xã hội. Những chiêu bài ý hệ của người cộng sản chỉ là những khẩu hiệu bịp bợm.

Vai trò đang đảo ngược. Chúng ta đang giành trên tay chế độ cộng sản quyền chăm sóc đồng bào nghèo khổ trong nước, một quyền mà bất cứ chính quyền nào cũng phải ưu tiên thực hiện. Chúng ta không thể để chính quyền cộng sản tiếp tục bạc đãi đồng bào trong nước, kềm hãm đà tiến của một dân tộc. Quyền chăm sóc đồng bào ruột thịt ngày nay không còn là của riêng một tổ chức tôn giáo, xã hội hay chính trị nào, nó ở trong tầm tay của tất cả mọi người, những người bình thường như chúng ta giàu lòng nhân ái.

Dân tộc Việt Nam không phải là một dân tộc nghèo hèn, chúng ta không xứng đáng với số phận đó. Đất nước chúng ta có đủ điều kiện để vươn lên nhưng cơ cấu tổ chức chính trị hiện nay không tạo cơ hội đó. Cộng đồng người Việt hải ngoại không thể bình yên đứng nhìn dân tộc Việt Nam bị trói tay, cúi đầu đi vào tương lai trong hổ nhục. Hổ nhục không những cho chúng ta trong đời này mà cho cả con cháu chúng ta đời sau. Không, chúng ta không chấp nhận tương lai đó và sẽ không cho phép chính quyền cộng sản tiếp tục khống chế dân tộc. Giúp đỡ đồng bào nghèo khó trong lúc này là góp phần xây dựng tương lai Việt Nam. Chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cứu trợ đồng bào nghèo khốn trong nước.

Yêu nước trước hết là yêu đồng bào, yêu niềm vui cùng thương nỗi khổ. Nhưng niềm vui thì ít nỗi khổ thì nhiều, chúng ta không thể làm ngơ. Xoa dịu nỗi đau của người cùng khổ chính vì vậy cao đẹp như bàn tay người mẹ vuốt tóc con thơ. Giúp đỡ người thiếu thốn không cần một chủ thuyết cao siêu, chỉ cần một tấm lòng. Mang lại hạnh phúc cho người khốn khó trong lúc này là rất cần thiết, nó là mẫu số chung kết hợp những tấm lòng quảng đại. Nếu hận thù đã chia rẽ chúng ta hôm qua, tình thương đang kết hợp chúng ta hôm nay và mai sau, chúng ta muốn thấy Việt Nam sau này là miền đất hứa của tình anh em tìm lại.

Ước muốn là như vậy nhưng cũng phải nhìn thẳng vào sự thật. Làm công tác từ thiện trong những điều kiện hiện nay trong nước rất là khó khăn, chính quyền cộng sản không muốn để cộng đồng người Việt hải ngoại là một sức mạnh, họ không cho chúng ta quyền chăm sóc người nghèo khó trong nước. Họ không có phương tiện giúp đỡ nhưng cũng không khuyến khích chúng ta làm thay. Nhưng những khó khăn đến từ phía chính quyền cộng sản không thể ngăn cản quyết tâm của chúng ta. Ngoài sự quyết tâm, chúng ta phải tôn trọng một số nguyên tắc để công việc cứu trợ tiến hành dài lâu.

Trước hết là sự kín đáo. Kín đáo để bảo vệ những người đang cần sự giúp đỡ vì các chính quyền địa phương thường nhìn một cách ác cảm những ai được cộng đồng người Việt hải ngoại cứu trợ. Đối với những người làm công tác nhân đạo trong nước, ngưỡng cửa của tự do và ngục tù không có làn ranh. Chỉ cần một chút sơ suất cánh cửa tự do sẽ bị khép lại.

Thứ hai là tính hiệu quả. Hiệu quả là với món quà tặng, người cho muốn nó đến tận tay người nhận không phải qua một trung gian, không bị mất mát và đến tận những thôn xóm xa xôi.

Thứ ba là lòng nhẫn nại. Nhẫn nại nhưng khôn khéo. Làm công tác từ thiện trong bối cảnh đất nước hiện nay phải có tấm lòng thật bao dung để phẩm vật đến tận tay người nhận, chúng ta sẽ không được đền bù gì ngoài niềm vui mang lại cho người khác và lương tâm được thanh thản.

Trong ba nguyên tắc vừa kể, khó ai có thể bảo đảm một kết quả trọn vẹn. Trước đây đã có rất nhiều cá nhân hoặc nhiều tổ chức từ thiện hải ngoại thực hiện công tác cứu trợ người bất hạnh trong nước, nhưng phạm vi hoạt động có phần giới hạn. Chỉ những người trong vòng quen biết mới nhận được sự giúp đỡ, hơn nữa sự giúp đỡ này cũng không đều đặn, vì khả năng tài chánh giới hạn hoặc vì thiếu thông tin. Tài chánh là vấn đề mà mọi ân nhân đều muốn rõ ràng. Có người muốn cá nhân hay hội đoàn đứng ra tổ chức làm những báo cáo chi tiêu rõ ràng gởi đến họ, việc này không phải là vấn đề đối với những tổ chức đã từng có kinh nghiệm thực hành, nhưng nó đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc. Trả lời thư tín và in ấn tài liệu cũng là một gánh nặng cho những người tổ chức.

Tuy nhiên với những kinh nghiệm đã thực hiện trong những năm qua con đường đã mở sẵn. Một phương thức đã được tìm ra : người cho liên lạc và gởi quà trực tiếp đến người nhận. Mỗi ân nhân có thể chọn một phương án thích hợp với khả năng mình, tiền nhiều giúp người khốn khó nhiều, tiền ít giúp người khốn khó ít. Người cho và người nhận liên lạc trực tiếp với nhau. Công việc cứu trợ như vậy không còn là độc quyền của bất cứ một ai, nhưng phần lớn những người giàu lòng nhân ái đặt hết niềm tin vào một vài cá nhân hay hội đoàn từ thiện có uy tín và nhờ họ thay mặt mình chọn và giúp người cần giúp.

Nguyễn Văn Huy

Paris, Xuân 1999

--------------------

Mục lục :

NMĐRN 1.0 - Lời tựa 

NMĐRN 1.1 - Có một niềm tin 

NMĐRN 1.2 - Những bóng ma trên hè phố 

NMĐRN 1.3 - Chúng tôi phải sống 

NMĐRN 1.4 - Cuộc đời tưởng đẹp như bài thơ

Published in Tư liệu