Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thư chủ nhiệm

Nếu có lúc nào mà trên thềm một năm mới người Việt Nam chúng ta có thể lạc quan chúc nhau sức khỏe, nghị lực, sự sáng suốt và niềm vui để cùng thành công một khúc quanh lịch sử trọng đại đầy hứa hẹn thì chính là lúc này. Cuộc đấu tranh vì dân chủ chưa bao giờ được một vận hội thuận lợi hơn.

hope0

Trên ngưỡng của một năm mới, tình cảm quý mến và nồng nàn nhất của chúng ta chắc chắn hướng về các tù nhân lương tâm đang chịu gian lao vì đất nước và lẽ phải.

Trước hết là một bối cảnh thế giới đột ngột trở thành thuận lợi. Phong trào dân túy đã lắng xuống, ngay cả tại Mỹ, sau khi trong mấy năm liền làm chao đảo nhiều quốc gia và giành được chính quyền tại một số quốc gia khác. Tình hình đã thay đổi và trong những tháng cuối năm 2019, chúng ta đã thấy bùng lên khắp nơi những cuộc biểu tình lớn mà bản chất, xét cho cùng, là đòi dân chủ hoặc một mức độ dân chủ lớn hơn. Dù là Châu Á với Ấn Độ, Thái Lan và Hồng Kông, hay Trung Đông với Algeria, Iran, Iraq và Lebanon, hay Châu Mỹ la tinh với Bolivia, Ecuador và Chile, hay ngay cả tại Nga nơi chế độ dân túy được coi là vững chắc nhất. Trung Quốc, thủ lãnh mới của các chế độ độc tài, đã yếu mệt thấy rõ ; mô hình tăng trưởng hoang dại bất chấp con người và môi trường, bất chấp cả những quy luật kinh tế căn bản, đã bộc lộ những tật bệnh không thể chữa chạy. Làn sóng dân chủ thứ tư đã hồi phục và đang mạnh lên.

Tại nước ta, sự kiện trọng đại nhất là Đảng cộng sản đã bị bắt buộc phải lấy một quyết định, mà họ đã cố tình chống trả trong hơn ba mươi năm qua, là quay lưng lại với Trung Quốc và đứng hẳn về phía Mỹ và các nước dân chủ. Họ thừa biết là quyết định này tương tương với khai tử chế độ độc tài đảng trị trong một tương lai rất gần nhưng họ không còn chọn lựa nào khác. Ban lãnh đạo Đảng cộng sản không thể khoe khoang bất cứ một sự sáng suốt hay một tinh thần trách nhiệm nào trong sự thay đổi đồng minh này mà vả lại chính họ không dám thú nhận.

Tuy vậy quyết định miễn cưỡng của họ cũng đã mở ra một vận hội mới cho đất nước. Một mặt, Đảng cộng sản sẽ bắt buộc phải làm những nhượng bộ ngày càng quan trọng hơn về dân chủ và nhân quyền. Mặt khác, trong thế đối đầu ngày càng rõ rệt và gay gắt hơn với Trung Quốc, Việt Nam có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng ; các nước dân chủ, đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật và Châu Âu sẽ đương nhiên giúp đỡ Việt Nam để làm đối trọng với Trung Quốc trong vùng và bảo đảm an ninh trên Biển Đông. Đất nước ta đang có một cơ hội rất lớn để trở thành một nước dân chủ và phát triển. Chúng ta không có quyền bỏ lỡ cơ hội này.

Câu hỏi đã được đặt ra từ lâu nhưng hơn lúc nào hết phải được đặt lại trong lúc này là phải đấu tranh như thế nào để có dân chủ trong thời gian ngắn nhất ? Đây là câu hỏi rất nhức nhối vì, trong gần 45 năm qua mặc dù Đảng cộng sản đã hành xử như một lực lượng chiếm đóng hung bạo và gây những thiệt hại rất lớn cho đất nước, đối lập dân chủ Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một lực lượng dân chủ có tầm vóc. Lý do là vì chúng ta chưa hiểu rõ và nhìn đúng cuộc đấu tranh này. Nhiều người đã lẫn lộn khát vọng dân chủ với sự hận thù cộng sản, nhiều người khác đã pha trộn đấu tranh vì đất nước và đấu tranh để có một chỗ đứng hay một tầm quan trọng cho chính mình. Càng nhiều người không hiểu rằng đấu tranh chính trị bắt buộc phải là đấu tranh có tổ chức, và trong số ít ỏi những người hiểu rằng phải đấu tranh có tổ chức vẫn còn những người chưa ý thức được rằng xây dựng một tổ chức chính trị đòi hỏi những cố gắng rất kiên trì trong rất nhiều năm. Thời điểm của sự sáng tỏ đã đến, những ngộ nhận này không thể tiếp tục được nữa.

Đã đến lúc những người yêu nước và mong muốn dân chủ cho đất nước cần ý thức rằng cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho dân chủ là một cuộc đấu tranh rất mới và rất khó khăn bởi vì, tuy tự hào là có một lịch sử dài, chúng ta chưa bao giờ có dân chủ. Những giai đoạn độc lập cũng chỉ thay thế một ách nô lệ ngoại bang bằng một ách nô lệ bản xứ.

Tự do, dân chủ, nhân quyền không phải là những khẩu hiệu, đó là những giá trị mà nhân loại đã chỉ có được sau những cố gắng trí tuệ lớn, sự thực hiện chúng trong sinh hoạt quốc gia còn đòi hỏi những cố gắng lớn hơn, cùng với quyết tâm, nhất là vì chúng chưa hề hiện diện trong xã hội ta. Như vậy, cuộc đấu tranh này đòi hỏi một tư tưởng chính trị đúng đắn và một dự án chính trị chính xác và khả thi. Đó là điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng một lực lượng chính trị đủ mạnh để đánh bại sự ngoan cố của những thành phần thủ cựu đang cầm quyền trong Đảng cộng sản Việt Nam. Đó cũng đã là niềm tin nền tảng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên từ ngày thành lập.

Một mong ước tha thiết của chúng tôi trên ngưỡng của năm mới này là từ nay chúng ta đừng phí phạm thời giờ và sinh lực cho những hoạt động hời hợt nữa.

Ngày nay có lẽ không còn ai phản bác phương thức đấu tranh bất bạo động. Nhưng đấu tranh bất bạo động là gì nếu không phải là đấu tranh chủ yếu bằng truyền thông, với niềm tin rằng một thắng lợi dứt khoát về tư tưởng và lý luận trước sau cũng biến thành thắng lợi chính trị ?

Trang Web Thông Luận, trang website/blog Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyêntrang Blog Thông Luân và Trang FaceBook Tập Hợp Dân Chủ Đa NguyênFaceBook Thông Luận là những dụng cụ của cuộc đấu tranh cho dân chủ trên mặt trận truyền thông. Độc giả có thể nhận thấy rằng, tuy liên tục cải tiến về giao diện và cách truy cập, chúng tôi vẫn luôn khiêm tốn tự giới hạn trong chức năng của những diễn đàn chính trị, dành riêng cho những người quan tâm tới tương lai đất nước. Dầu vậy, sau ba năm tái lập từ ngày bị kẻ gian cướp đoạt, trang Web đã được gần một triệu độc giả chiếu cố, trang Blog đã được gần 5 triệu lượt đọc. Kết quả càng đáng khích lệ vì độc giả Thông Luận thuộc thành phần chọn lọc của những thân hữu đi tìm những sự kiện, ý kiến và lý luận chính xác. Xin bày tỏ với họ lòng kính mến.

Trên ngưỡng của một năm mới, tình cảm quý mến và nồng nàn nhất của chúng ta chắc chắn hướng về các tù nhân lương tâm đang chịu gian lao vì đất nước và lẽ phải. Lịch sử đang sang trang và chúng tôi tin rằng ngày họ tìm lại được tự do trong vinh quang không còn xa.

Một lần nữa, tôi lại được vinh dự thay mặt Khối Truyền Thông Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên gửi đến quý độc giả và thân hữu lời chúc một năm 2020 an vui, hạnh phúc và thành đạt.

Nguyễn Văn Huy

(31/12/2019)

Published in Quan điểm

Lời tòa soạn : Từ tháng 5/2018, sau vụ Thủ Thiêm, Thông Luận đã đăng một loạt bài viết về thủ thuật loại trừ phe nhóm Hai Nhựt giành lại quyền lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh để sau đó giao lại cho những tập đoàn bất động sản đến từ Trung Quốc vào trực tiếp đầu tư (1). Dư luận trong và ngoài nước lúc đó không quan tâm và chỉ chú tâm vào vụ "đốt lò" của ông Nguyễn Phú Trọng. Nay tình hình đã qua nghiêm trọng buộc báo chí trong nước lên tiếng báo động : Việt Nam đang biến thành thuộc địa của Trung Quốc qua trung gian Đảng cộng sản Việt Nam và những "thực dân bất động sản", như Tập đoàn E-House, v.v.

bds1

Phối cảnh dự án D’. Palais Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh, đơn vị phân phối E-House, nhìn từ trên cao

Cơ quan chủ quản lãnh đạo kế hoạch đầu tư bất động sản ồ ạt vào Sài Gòn và vùng phụ cận (Đồng Nai-Biên Hòa) là Chính Hiệp Thượng Hải. Mặt trận Tổ quốc trung ương và Ban Bí thư thàu ủy Thành phố Hồ Chí Minh là hai cơ quan được Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam ủy nhiệm ký kết những văn bản cho phép doanh nhân Trung Quốc trực tiếp vào đầu tư, dưới hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) để nắm giữ toàn bộ sinh hoạt kinh tế chủ yếu của Thành phố Sài Gòn.

Điều trớ trêu và cũng là nghịch lý ở Việt Nam là do không còn tin tưởng về sự bền vững và chính đáng của chính quyền cộng sản hiện hành, giới có tiền trong nước, kể cả gia đình quan chức đang tại chức, thay vì bỏ tiền đầu tư cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc lại ôm của ra nước ngoài mua nhà tậu đất, nhiều nhất là Bắc Mỹ và Tây Âu - một hình thức trốn chạy và đào nhiệm. Tình trạng này giống Sài Gòn trước ngày 30/04/1975, chính quan chức chính quyền tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài để trốn chạy.

Dưới đây là loạt bài viết về bất động sản chưa bị kiểm duyệt đăng trên những tờ báo lớn phát hành trong nước.

Nguyễn Văn Huy

(1) Những thỏa thuận hậu Thành Đô 4 - Khu đô thị mới Thủ Thiêm

****************

Lo ngại doanh nghiệp ngoại thâu tóm bất động sản

Phan Diệu, Một Thế Giới, 11/09/2019

Trước làn sóng doanh nghiệp bất động sản ngoại đổ vào Việt Nam gần đây, nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ doanh nghiệp trong nước bị thâu tóm, thất bại ngay trên sân nhà.

bds2

Doanh nghiệp bất động sản "ngoại" đang thâu tóm nhiều dự án thông qua các thương vụ M&A - Ảnh : Internet

Thông tin từ Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, qua phản ánh từ báo chí, nhiều chuyên gia lo ngại doanh nghiệp trong nước bị thâu tóm, thất bại trước làn sóng doanh nghiệp bất động sản ngoại đổ vào Việt Nam. Về vấn đề này, thành phố nói rằng sẽ sớm nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Vài năm trở lại đây, bất động sản đang trở thành ngành dẫn đầu về thu hút vốn FDI. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/6, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào bất động sản là 1,32 tỉ USD. Trong số các ngành, vốn vào bất động sản vẫn chiếm vị trí thứ hai với tỷ trọng 7,2%.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong nửa đầu năm 2019, thành phố có 572 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn với tổng vốn đăng ký đạt 528 triệu USD. Đồng thời, có thêm 137 lượt dự án với tổng vốn đăng ký thêm 285 triệu USD. Ngoài ra, còn có 2.209 lượt nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đạt 2,27 tỉ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ.

Tính chung, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp FDI vào Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 3 tỉ USD. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng đầu về vốn đăng ký với 26 dự án, vốn đạt 225,9 triệu USD, chiếm 42,7% tổng vốn dự án được cấp phép mới.

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh - Giám đốc cấp cao Thị trường vốn JLL Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, xu hướng dịch chuyển lĩnh vực sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho cả khu vực, bao gồm cả Việt Nam. Các nhà đầu tư đang không ngừng tìm kiếm tài sản công nghiệp và hậu cần, thông qua liên doanh với các nhà phát triển công nghiệp địa phương hoặc mua lại quỹ đất và các bất động sản đang hoạt động.

Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho rằng, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đang khiến doanh nghiệp địa ốc gặp nhiều thách thức.

Phan Diệu

Nguồn : Một Thế Giới, 11/09/2019

*******************

Đừng để người dân bị "vắt kiệt" để "nuôi béo" khối FDI

Bùi Trinh, TBKTSG, 11/09/2019

Mới đây Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 50 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Điều này thể hiện sự quan tâm và đưa ra một góc nhìn mới của Đảng với vấn đề đầu tư nước ngoài.

bds3

Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị tăng cường thu hút FDI nhưng cần phải lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với chiến lược là nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất, hàm lượng công nghệ; tăng cường hoạt động thẩm định, chọn lọc một cách kỹ càng. Ảnh minh họa : TTXVN

Trong hai năm 2018-2019, Bộ Chính trị có ba Nghị quyết đáng chú ý liên quan vấn đề doanh nghiệp, đầu tư. Thứ nhất là nghị quyết về kinh tế tư nhân, được coi là động lực kinh tế quan trọng. Lần đầu tiên đánh giá kinh tế tư nhân quan trọng như vậy. Thứ hai là nghị quyết về doanh nghiệp nhà nước nhằm đẩy nhanh cổ phần hóa và bây giờ là nghị quyết về đầu tư nước ngoài (FDI). Nghị quyết đưa ra đánh giá thành quả quan trọng của việc thu hút đầu tư FDI đồng thời vạch ra khiếm khuyết và giải pháp. Như vậy có thể thấy nghị quyết của Đảng nêu cao vai trò quan trọng của doanh nhân và xác định doanh nghiệp là đội quân chủ lực kinh tế đất nước. Cùng với kinh tế nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài đóng vai trò lớn. Câu hỏi đặt ra là :

Thứ nhất, Chính phủ, bộ, ngành có nên coi thu hút đầu tư nước ngoài như thành tích để đưa vào báo cáo theo nghĩa thu hút vốn đăng ký càng nhiều, dự án nước ngoài càng nhiều thì càng thành công ?

Khi vẫn còn tư tưởng thành tích trong thu hút đầu tư nước ngoài, sẽ dẫn đến cấp phép ngược với chủ trương của Đảng, như vậy, khó tránh khỏi tác động không tốt đến môi trường và ảnh hưởng vấn đề an ninh quốc phòng. Do đó, các bộ phải thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài. Đi kèm với đó là chế tài xử lý sai phạm thu hút đầu tư nước ngoài. Ví dụ vai trò trách nhiệm của bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh ra sao khi dự án nước ngoài đầu tư địa phương không hiệu quả, gây ô nhiễm, bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, chúng ta tôn trọng nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải có thái độ công bằng giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước ở cả các chính sách về thuế, về tiếp cận đất đai. Phải có biện pháp kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng nơi đặt dự án là "thế giới riêng" của doanh nghiệp nước ngoài...

Thứ hai, nghị quyết nói đến vấn đề không chấp nhận dự án đầu tư nước ngoài đưa công nghệ lạc hậu, thay vào đó là công nghệ hiện đại tiên tiến. Đây là định hướng quan trọng, có ý nghĩa lớn để tránh việc Việt Nam trở thành "bãi rác" công nghiệp. Thế nhưng, một vấn đề nảy sinh từ thực tế cho thấy dù doanh nghiệp nước ngoài đưa công nghệ hiện đại vào nhưng lại không chia sẻ, không cho người lao động Việt Nam tiếp cận. Như vậy vấn đề công nghệ hiện đại nhưng việc tiếp cận, chuyển giao từ doanh nghiệp nước ngoài có diễn ra không ? Nếu công nghệ hiện đại nhưng chúng ta chỉ làm thuê và làm công việc gia công thì cũng không có ý nghĩa.

Thứ ba, vấn đề là hiệu quả của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam là gì ? Doanh nghiệp FDI được hưởng lợi từ chính sách thuế, đất đai, lao động giá rẻ, sử dụng năng lượng. Những doanh nghiệp này làm ăn rất hiệu quả, tiền họ có thể giữ lại tái đầu tư, họ cũng có thể chuyển về công ty mẹ (hoặc nước mẹ).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2017 chi trả sở hữu ra nước ngoài khoảng 11 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, cần đặt ra hiệu quả của doanh nghiệp FDI là hiệu quả cho ai ? Nếu chỉ hiệu quả cho bản thân các doanh nghiệp FDI thì họ đang rất hiệu quả; trong khi nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam ngày càng bị hao hụt thông qua chỉ số để dành ngày càng nhỏ.

Điều này khiến người ta có cảm giác doanh nghiệp nội và người dân Việt Nam đang bị vắt kiệt để nuôi béo khối FDI qua chính sách thuế (doanh nghiệp FDI được ưu đãi quá nhiều, trong khi người dân và doanh nghiệp nội bị tận thu qua thuế, phí và cả các khoản đóng góp mang tên xã hội hóa).

Đây là vấn đề cốt lõi cũng là câu hỏi được đặt ra. Doanh nghiệp nước ngoài ưu đãi về đất, thuế... nhưng hiệu quả mang lại cho Việt Nam là gì ngoài chất thải gây ô nhiễm nước, không khí và chất thải rắn khác ? 

Bùi Trinh

Nguồn : TBKTSG, 11/09/2019

*****************

Người Trung Quốc "núp bóng" thâu tóm đất : Không đơn thuần coi là quan hệ thương mại

Hà Vũ, VnEconomy, 04/06/2019

Chúng tôi không coi đơn thuần đó chỉ là những vấn đề về quan hệ thương mại, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc về người Việt đứng tên mua đất đai cho người Trung Quốc, sáng 4/6 tại Quốc hội.

bds4

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn. Ảnh : Quovhoi.vn

Như đã thông tin, hồi âm ý kiến cử tri, Bộ Công an đã nêu tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc "núp bóng" người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương mại, dịch vụ hoặc thuê diện tích đất dọc ven biển, khu vực biên giới biển, biên giới đất liền; thâu tóm các vị trí đất đẹp, trung tâm.

Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn, Bộ trưởng có coi đó là những giao dịch thương mại không hay đó là những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia và Bộ có quan tâm và để giải quyết dứt điểm chuyện này không?

Bộ trưởng Tô Lâm trả lời, vấn đề mua đất đai của người nước ngoài, Bộ coi đó là một mặt phát triển quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, cho nhà đầu tư trong môi trường kinh doanh tốt. Bên cạnh đó, bảo đảm an ninh trật tự luôn là nhiệm vụ quan trọng.

"Chúng tôi không coi đơn thuần chỉ là những vấn đề về quan hệ thương mại, ở mức độ thế nào, tập trung thế nào hoặc đối với những dự án nào, khu dân cư nào, theo phát triển, theo mật độ người nước ngoài ở mức độ như thế nào để bảo đảm được vấn đề an ninh quốc gia chúng tôi sẽ có tính toán, đề xuất, biện pháp để báo cáo với cơ quan chức năng phối hợp với các ngành, kể cả thương mại và xây dựng để quản lý những vấn đề này", Bộ trưởng cho biết.

Một "điểm nhấn" đáng chú ý khác tại phiên chất vấn, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) hỏi, vì sao số lượng tướng lĩnh của ngành công an thời gian qua đến mức phải xử lý bằng chế tài hình sự nhiều đến như vậy ? Ai là người chịu trách nhiệm trong việc giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm những cá nhân này.

Từ vị trí điều hành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói : "vấn đề tướng vi phạm hình sự thì đã được xử lý, không có khoảng đất nào trống cho các vị tướng công an mà vi phạm pháp luật đã bị xử lý. Còn trách nhiệm ai đề bạt, bổ nhiệm thì Quốc hội biết rồi. Để bổ nhiệm một vị tướng phải đúng pháp luật quy định mà Quốc hội đã ban hành các bước quy trình. Khi bổ nhiệm người ta tốt thì bổ nhiệm nhưng sau đó người ta vi phạm pháp luật thì xử lý. Chuyện rất bình thường. Tôi nghĩ câu này thì Bộ trưởng khỏi trả lời".

Tín dụng ngân hàng về tận xã, sao tín dụng đen vẫn tăng ?

Một trong những vấn đề trở đi trở lại trong phiên chất vấn người đứng đầu ngành công an là trấn áp tội phạm tín dụng đen.

Trong khi hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng được tổ chức từ trung ương đến cấp xã, tại sao hoạt động tín dụng đen gia tăng trọng thời gian gần đây? Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và có giải pháp gì để ngăn chặn hoạt động tín dụng đen, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) nêu câu hỏi.

Một số vị đại biểu khác cũng "truy" Bộ trưởng giải pháp căn cơ cho "đại dịch" tín dụng đen.

Trả lời chung về những chất vấn này, Bộ trưởng cho biết không chỉ người cho vay mà người đi vay cũng có nhiều dấu hiệu liên quan đến hoạt động tội phạm, nếu sản xuất kinh doanh bình thường thì rất khó để có đủ điều kiện kinh doanh để có thể trả lãi cao lên tới 300%.

Người đi vay cũng có mục tiêu sử dụng trong những việc vi phạm pháp luật, việc không lành mạnh như cờ bạc, buôn bán hàng lậu, gian lận về thương mại. Người ta cần khoản tiền rất nhanh ngay trong một phi vụ thì người ta bất chấp lãi suất của các tổ chức tín dụng, sẵn sàng để huy động những việc đó, hoặc là lừa đảo, Bộ trưởng giải thích.

Vẫn theo Bộ trưởng thì đằng sau các tổ chức tín dụng đen là tổ chức tội phạm. Những người lập ra các quỹ tín dụng đen cho vay, đằng sau những ông chủ đó bản thân là đối tượng hình sự hoặc nếu không thì cũng nuôi, chăn dắt một số lượng đối tượng hình sự để phục vụ mục tiêu hoạt động tín dụng đen của mình. 

Nếu không thực hiện được trong thời gian vay tín dụng đen với lãi suất cao như thế thì dùng những đối tượng xăm trổ, những đối tượng hình sự đến đe dọa, đòi nợ thuê, gần như đến cướp ngày, Bộ trưởng nói.

Trước phiên chất vấn, tại báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Tô Lâm đã "hứa" thời gian tới sẽ tăng cường các mặt công tác nghiệp vụ, phát hiện, kịp thời triệt phá các băng nhóm tội phạm hình sự ngay từ khi mới manh nha hình thành, không để hoạt động theo kiểu "xã hội đen"; không để tội phạm liên quan đến "tín dụng đen" phức tạp trở lại.

Hà Vũ

Nguồn : VnEconomy, 04/06/2019

****************

Núp bóng người Việt, người Trung Quốc thâu tóm "đất đẹp" tại Việt Nam

Nguyên Vũ, VnEconomy, 02/06/2019

Có tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc "núp bóng" người Việt thâu tóm các vị trí đất đẹp ở Việt Nam.

bds5

Theo Bộ Công an, có tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc "núp bóng" người Việt mua bán bất động sản.

Gửi kiến nghị tới Chính phủ, cử tri Đà Nẵng phản ánh tình trạng ở các địa phương, vùng miền của đất nước đều có sự xuất hiện của người Trung Quốc, nhất là các dự án kinh tế, nhà máy đặt ở các vùng nhạy cảm về an ninh quốc gia, như bô xít ở Tây Nguyên, Formosa ở Hà Tĩnh... và khu vực dọc theo bờ biển của miền Trung. 

Cử tri kiến nghị Chính phủ cần có sự xem xét cẩn trọng, cảnh giác với thực trạng này để đảm bảo vấn đề an ninh chủ quyền quốc gia.

Tại văn bản trả lời, Bộ Công an cho biết, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, hiện đang triển khai 6.175 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 65 tỷ USD. Các dự án của Trung Quốc có ở hầu hết các địa phương, tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, khu kinh tế trọng điểm, các tỉnh ven biển, biên giới và trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Theo đánh giá của Bộ, các dự án của Trung Quốc đã góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, các vùng miền có dự án đầu tư nói riêng, tuy nhiên, một số dự án do Trung Quốc làm chủ đầu tư còn một số vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Như, một số dự án bỏ vốn đầu tư thấp, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, giá thành rẻ, chất lượng thấp, thời gian thực hiện kéo dài. Nhà thầu Trung Quốc chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, lợi dụng kẽ hở quy định về quản lý lao động, quản lý xuất, nhập cảnh để đưa lao động phổ thông vào Việt Nam hoặc sử dụng lao động người Trung Quốc trái phép (không có giấy phép lao động, sử dụng visa du lịch, làm giả giấy tờ, hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự)...

Bên cạnh đó là tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc "núp bóng" người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương mại, dịch vụ hoặc thuê diện tích đất dọc ven biển, khu vực biên giới biển, biên giới đất liền; thâu tóm các vị trí đất đẹp, trung tâm... văn bản trả lời nêu rõ.

Ngoài ra, số lượng người Trung Quốc vào Việt Nam du lịch, công tác, học tập tăng nhanh đi cùng với nhu cầu sở hữu, thuê, mua nhà ở tập trung đông đúc, lập gia đình, sinh con nhưng không đăng ký với chính quyền địa phương. Nhiều trường hợp không tuân thủ pháp luật Việt Nam, gây mâu thuẫn với người dân địa phương, thậm chí sang Việt Nam hoạt động phạm tội, trốn truy nã...

Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngay từ khâu thẩm định, cấp phép, kiểm tra, giám sát các dự án.

Bộ cũng kiến nghị các bộ, ngành chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến năng lực, điều kiện hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khắc phục tình trạng dự án "treo", nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm, chuyển nhượng dự án trái phép... 

Đồng thời, chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung điều tra, nắm tình hình hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, kịp thời phát hiện các vi phạm về hợp đồng, tiêu chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu về môi trường, sử dụng lao động trái phép... để đề xuất biện pháp xử lý; nâng cao hiệu quả quản lý xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại đối với người nước ngoài tại Việt Nam...

Liên quan đến vấn đề trên, vừa qua, qua giám sát về quản lý sử dụng đất đai đô thị, đoàn giám sát của Quốc hội cũng đã kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm việc người Việt Nam đứng tên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất cho người nước ngoài.

Nguyên Vũ

Nguồn : Người Đô Thị, 04/06/2019

******************

Bất động sản Việt 'nóng' vì nhà sản xuất Trung Quốc dịch chuyển

Quang Huy, Pháp Luật, 28/04/2019

Xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á đang mang đến nhiều cơ hội cho phân khúc bất động sản công nghiệp.

bds6

Nguồn cung bất động sản công nghiệp tại Việt Nam tăng trưởng để hưởng lợi từ việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc. Ảnh minh họa

Nghiên cứu thị trường của công ty CBRE Việt Nam cho biết trong năm 2018, thị trường ghi nhận sự gia tăng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Xu hướng này không quá mới khi chi phí sản xuất tại Trung Quốc tiếp tục tăng khiến cho việc di dời trở thành một sự lựa chọn khả thi về mặt tài chính đối với nhiều nhà sản xuất.

UBS Evidence Lab đã thực hiện cuộc khảo sát vào tháng 11.2018, dựa trên phản hồi từ hơn 200 công ty sản xuất có lượng xuất khẩu đáng kể hoặc cung cấp cho các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc.

Theo CBRE, trong tương quan đến quy mô kinh tế của các nước ASEAN, Việt Nam có thể sẽ được hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất này do các chỉ số kinh tế quan trọng của Việt Nam như tăng trưởng GDP, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lạm phát vẫn duy trì ở mức tích cực.

Trong khi đó, Chính phủ tiếp tục đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và giúp cho những nhà sản xuất tiếp cận được tốt hơn với các thị trường xuất khẩu chính bằng việc tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Dự báo cho các quý còn lại năm 2019 và cả năm 2020, CBRE cho rằng nguồn cung bất động sản công nghiệp tại Việt Nam tăng trưởng để hưởng lợi từ việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc.

Để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng, các chủ đầu tư bất động sản công nghiệp nước ngoài có thể tìm đến những đối tác trong nước với kinh nghiệm và quỹ đất lớn để giúp quá trình thâm nhập thị trường của họ được diễn ra nhanh hơn.

Ngoài ra, với thị trường và khách thuê đang ngày càng am hiểu, chủ đầu tư cần đa dạng sản phẩm cho thuê gồm đất cho thuê, nhà xưởng và kho xây sẵn cho thuê, bán xưởng, bán và cho thuê lại để mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng.

Tại một số vị trí chiến lược, CBRE cũng nhận thấy nhà xưởng xây sẵn cũng đang thay đổi, với nguồn cung dịch chuyển từ nhà xưởng một tầng truyền thống thông thường sang nhà xưởng cao tầng, khoảng từ 2 đến 6 tầng. Dù hiện tại nguồn cung nhà xưởng cao tầng còn hạn chế, đây có thể sẽ là một xu hướng mới khi Việt Nam mong muốn thu hút các ngành công nghệ cao và công nghiệp nhẹ, dạng ngành nghề đòi hỏi nhà xưởng chất lượng cao.

Quang Huy

Nguồn : Pháp Luật, 04/06/2019

*********************

Vì sao khách Trung Quốc ồ ạt mua căn hộ cao cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh ?

An Chi, The Leader, 27/12/2018

Khách hàng người Trung Quốc đang ngày càng quan tâm tới thị trường bất động sản Việt Nam và xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

bds7

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ sông Sài Gòn.

Diễn biến lạ trên thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh

Phân khúc căn hộ hạng sang tại Thành phố Hồ Chí Minh thời gian gần đây đang nhận được sự quan tâm rất lớn của thị trường với mức giá cao kỷ lục.

Đáng chú ý như dự án Alpha City (số 87 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1) với giá bán từ 8.000 - 10.000 USD/m2 tùy vị trí căn hộ, chưa tính thuế VAT và phí bảo trì. Đây được xem là dự án căn hộ có mức giá cao nhất hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tập đoàn Novaland cũng vừa tung ra thị trường 1.000 căn hộ dự án The Grand Manhattan tại trung tâm Quận 1 với giá từ 6.000USD/m2.

Trước đó, Novaland cũng đã mở bán một dự án căn hộ tại đường Thi Sách (Quận 1) với mức giá khoảng 4.500 USD/m2. Công ty SonKim Land cũng xây dựng 45 căn biệt thự trên không Serenity Sky Villas ngay góc đường Điện Biên Phủ và Trần Quốc Thảo (Quận 3) với giá khoảng 120 triệu đồng/m2.

Giá cao "ngất ngưởng" nhưng theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, một số dự án căn hộ có giá bán 150 - 200 triệu/m2 tại các khu trung tâm đang được giới thượng lưu và khách nước ngoài rất quan tâm. Lượng cung căn hộ siêu sang trong quý III/2018 đạt 1,5% với 135 căn, tỷ lệ hấp thụ đạt tới 100%.

Đặc biệt, các dự án siêu sang tại Thành phố Hồ Chí Minh thu hút sự quan tâm rất lớn của khách nước ngoài. Bằng chứng cho sự sôi động này là tại các dự án có vị trí tốt, chất lượng đạt tiêu chuẩn từ các chủ đầu tư uy tín, lượng khách nước ngoài luôn chiếm hết room dành cho khối ngoại.

Theo thống kê dựa trên các giao dịch thông qua CBRE ở phân khúc căn hộ cao cấp và hạng sang, trong 9 tháng đầu năm 2018 tỉ lệ người nước ngoài mua căn hộ dựa trên giao dịch của CBRE chiếm 76%. 

Đáng chú ý, số lượng khách mua là người Trung Quốc chiếm tới 31% tổng số giao dịch của CBRE, so với chỉ 4% trong năm 2017 và 2% trong năm 2016.

Bên cạnh đó, càng ngày càng có nhiều sự quan tâm đến từ các khách mua chưa từng đặt chân tới thị trường Việt Nam. Nếu như trước đây khách nước ngoài mua nhà chủ yếu là những người sống và làm việc ở Việt Nam lâu năm thì hiện nay nhờ có sự chủ động tiếp thị từ các chủ đầu tư tại thị trường nước ngoài nên các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài biết tới Việt Nam nhiều hơn và nhiều người trong số họ đã quyết định mua ngay cả khi chưa hề đặt chân tới Việt Nam. 

Điều này cho thấy ngoài nhóm khách hàng là những người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, nhóm khách hàng đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài cũng có sự quan tâm rất lớn đến thị trường căn hộ trong nước, xác định được dự án hoặc sản phẩm mà mình quan tâm để sang Việt Nam tham quan dự án và tiến hành thủ tục ký kết hơp đồng.

Mặc dù đơn vị này cho rằng, số liệu khách hàng Trung Quốc mua nhà tăng mạnh chỉ là số liệu thống kê thông qua sàn giao dịch của CBRE và ở phân khúc hạng sang, cao cấp, do đó, con số này chỉ mang tính chất tham khảo, không đại diện cho toàn thị trường. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy một xu hướng mới của thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo bà Dương Thuỳ Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, rõ ràng người Trung Quốc đang ngày càng quan tâm tới thị trường căn hộ Việt Nam nhiều hơn so với trước và xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

"Điều này thực ra cũng chưa có gì đáng lo ngại bởi Việt Nam cũng đã có quy định hạn chế người nước ngoài mua ở mức 30% trong tổng số căn hộ của một toà nhà chung cư, khu đô thị. Mặt khác, xét trên toàn bộ thị trường, số lượng khách hàng mua nhà là người Việt Nam vẫn chiếm đa số, lên tới 90 - 95%", bà Dung nhận định.

Đâu là nguyên nhân ?

Lý giải việc bất động sản hạng sang tại Thành phố Hồ Chí Minh thu hút khách hàng nước ngoài, đặc biệt là các khách hàng Trung Quốc, CBRE cho rằng, nguyên nhân chính là do từ năm 2015 Việt Nam bắt đầu mở cửa cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu bất động sản tại Việt Nam. 

Thêm nữa, các chủ đầu tư Việt Nam cũng chủ động mang các dự án sang nước ngoài giới thiệu. Nếu như năm 2016 - 2017, các chủ đầu tư mang dự án sang chào tại Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) thì năm 2018, họ mang các dự án của mình sang cả Bắc Kinh và Thượng Hải.

Bên cạnh đó, một trong những lý do chính khiến nhà đầu tư Trung quốc quan tâm hơn đến việc đầu tư vào thị trường bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh là vì họ nhìn thấy được sự tương đồng trong phát triển giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thượng Hải (Trung Quốc). 

Cách đây 30 năm, Thượng Hải gần như giống Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay với nhiều khu đất trống và nhà thấp tầng. Trong quá trình phát triển hàng chục năm qua, giờ đây Thượng Hải là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu trên thế giới kéo theo đó là giá bất động sản tăng lên rất nhiều lần. 

Cụ thể, theo số liệu của CBRE thì trong vòng 20 năm từ năm 1995 – 2015 giá căn hộ tại khu vực trung tâm phố Đông, Thượng Hải có thời điểm lên đến 180.000 NDT/m² tương ứng hơn 600.000.000 VND/m² còn giá cho thuê văn phòng trong giai đoạn này tăng gần gấp đôi.

Trong khi đó, nói đến giá phân khúc hạng sang mà khách hàng Trung Quốc quan tâm, CBRE nhận định năm 2017, thị trường thậm chí không ai nói tới phân khúc hạng sang nhưng đến nay đã có vài dự án với giá 5.000 - 6.000 USD/m² thậm chí lên tới 9.000 USD/m². Do nguồn cung còn quá ít nên dự báo giá căn hộ trong phân khúc này sẽ còn biến động trong thời gian tới.

Nói về sự phát triển mạnh mẽ của phân khúc căn hộ hạng sang tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây, ông Richard Leech, Tổng quản lý cấp cao mảng thương mại Alpha King cũng cho rằng, mặc dù Việt Nam là quốc gia thu nhập trung bình thấp nhưng cũng giống như các quốc gia khác, thành phố và đô thị của Việt Nam đang phát triển rất nhanh. 

Kéo theo đó là thu nhập người dân tăng lên sẽ thúc đẩy mong muốn có nơi ở tốt hơn với chất lượng cao hơn. Hiện giá bất động sản tại đây đang ở mức cao nhưng các chủ đầu tư vẫn có thể phát triển dự án và bán được hàng.

"Tôi tin rằng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành thành phố toàn cầu và đến lúc đó, những vị trí tại trung tâm thành phố sẽ ngày càng khan hiếm hơn, đó chính là cơ hội của bất động sản cao cấp, siêu sang", ông Richard Leech nhận định.

An Chi

Nguồn : The Leader, 27/12/2018

**********************

Nhà đầu tư Trung Quốc âm thầm gom đất ở nhiều nơi

Thùy Linh, Người Đô Thị, 18/12/2018

Theo thống kê của CBRE, trong chín tháng đầu năm 2018, tỉ lệ người Trung Quốc mua nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 31%, trong khi người Việt Nam chỉ đạt 24%.

bds8

Trong chín tháng đầu năm 2018, tỉ lệ người Trung Quốc mua nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 31%, trong khi người Việt Nam chỉ đạt 24%.

Mới đây, tại hội nghị bất động sản "Động lực tăng trưởng mới CBRE", bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao Công ty Nghiên cứu thị trường CBRE, công bố kết quả thống kê về khách hàng mua nhà tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, trong chín tháng đầu năm nay, tỉ lệ người Trung Quốc mua nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 31%, trong khi người Việt Nam chỉ đạt 24%.

Nhờ người Việt đứng tên giấy tờ

Số liệu CBRE đưa ra dựa trên số lượng giao dịch thành công tại các dự án mà doanh nghiệp này phân phối chứ không phải của toàn thị trường; đồng thời cho đến thời điểm hiện tại cũng chưa có bất cứ cơ quan chức năng nào cung cấp số liệu thống kê về số người nước ngoài mua nhà tại các dự án trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, con số này cho thấy nhu cầu đầu tư của người Trung Quốc vào thị trường bất động sản Việt Nam là có thật.

Anh Huỳnh Đức (môi giới đất ở Kiên Giang) chia sẻ: Trước đây chỉ có người ở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc từ Hà Nội vào mua nhưng khoảng vài năm trở lại đây thì số lượng khách hàng là người Trung Quốc tìm hiểu thông tin về đất đai ở khu vực Kiên Giang ngày càng nhiều. Song theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài không được phép mua đất nền, do đó người Trung Quốc đã thuê người Việt đứng tên để mua.

"Mới đây, có một nhóm người Trung Quốc cũng thuê người Việt đứng tên trên hợp đồng mua bán trên lô đất khoảng 23 ha ở xã Cửa Cạn, Phú Quốc, Kiên Giang, có giấy tờ hợp pháp, giá là 60 triệu/công (một công tương đương 1.000 m2). Tính ra lô đất này có giá khoảng 13,8 tỉ đồng. Do giá trị khu đất lớn nên để phòng rủi ro, họ muốn đứng song song tên trên hợp đồng mua bán tại dự án. Tuy nhiên, khi ra công chứng thì xã không chấp thuận nên thương vụ này đổ bể. Như vậy, nếu họ không đề xuất để tên trong hợp đồng mua bán thì rõ ràng một khu đất lớn đã nằm trong tay người Trung Quốc rồi" - anh Đức nói.

Tương tự, chị Thúy Vy (môi giới địa ốc ở Long An) cho biết: "Đúng là không có cấp chính quyền nào dám công chứng những hợp đồng đất đai cho người nước ngoài cả. Nhưng thông thường những mảnh đất có diện tích khoảng 1.000-2.000 m2 hoặc có giá thành khoảng 1-2 tỉ đồng đổ lại thì rất nhiều người Trung Quốc sẵn sàng thuê người Việt đứng tên".

Chị Vy cho biết thêm sau khi hoàn tất các thủ tục, ngay lập tức người Trung Quốc giữ toàn bộ hồ sơ giấy tờ, chỉ khi nào sang nhượng thì hai bên mới gặp mặt và tiếp tục làm các thủ tục liên quan. "Những người được thuê đứng tên có thể vừa được hưởng hoa hồng vừa được tính % lợi nhuận sau khi sang nhượng, trong khi chẳng bỏ ra bất cứ đồng vốn nào thì thử hỏi có ai lại không ham. Tôi được biết có nhiều nhà đầu tư cá nhân là người Trung Quốc bỏ tiền mua đất ruộng ở huyện Bến Lức, huyện Đức Hòa thuộc Long An hoặc ở Bình Dương…" - chị Vy khẳng định.

bds0

Theo thống kê của CBRE, tỉ lệ người Trung Quốc mua nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh trong ba năm qua. Ảnh : QUANG HUY

Thị trường bất động sản Việt Nam còn rất hấp dẫn

Ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản, cho biết: Thực tế cho thấy ở phân khúc căn hộ thì xu hướng nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc săn lùng bất động sản cao cấp tại nhiều thành phố lớn, dự án có vị trí đắc địa, chủ đầu tư uy tín tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc,… là có thực và đã diễn ra vài năm rồi. Sở dĩ giới đầu tư Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài để đầu tư bất động sản, trong đó có thị trường địa ốc Việt Nam, là do dư địa phát triển của thị trường bất động sản ở Việt Nam còn rất lớn.

"Chẳng hạn, ở Thành phố Hồ Chí Minh có những căn hộ cao cấp hiện chào bán với mức giá 7.000-10.000 USD/m2 đã được xem là kỷ lục nhưng so với giá ở những nơi như Singapore, Hong Kong, Bắc Kinh, Thượng Hải,… thì mức giá ở này vẫn còn rất thấp. Do đó, người Trung Quốc nhìn thấy cơ hội lợi nhuận ở đâu thì đổ tiền vào đó thôi".

Ngoài ra, theo ông Chánh, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng tác động không nhỏ đến quyết định này của nhà đầu tư Trung Quốc. "Dĩ nhiên khi có một lượng cầu lớn như vậy thì cũng sẽ khiến giá nhà tại những khu vực đó tăng cao trong thời gian tới, nhất là trong phân khúc mà người nước ngoài đầu tư" - ông Chánh nhấn mạnh.

Ông Chánh phân tích thêm: Ngoài phân khúc căn hộ thì cũng có hiện tượng nhà đầu tư Trung Quốc thông qua người Việt Nam, bằng cách góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp của các doanh nghiệp Việt Nam hoặc thuê người đứng tên để sở hữu đất nền ở một số khu vực. "Đối với những người đứng tên hộ người Trung Quốc để mua bán đất nền cũng cần phải ý thức được rằng trong mối quan hệ này có tiềm ẩn rủi ro khi mà quy định về pháp luật có sự thay đổi" - ông Chánh cảnh báo.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho rằng : Do thị trường bất động sản hiện nay tại Trung Quốc có thể gặp nhiều khó khăn, cho nên nhiều nhà đầu tư muốn tìm một nơi trú ẩn an toàn hơn và có khả năng sinh lời tốt hơn, trong đó có các thành phố như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc…

Người Trung Quốc dẫn đầu danh sách khách hàng mua nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh

Theo thống kê của CBRE, tỉ lệ người Trung Quốc mua nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng đột biến trong ba năm qua. Năm 2016, chỉ 2% người Trung Quốc mua nhà ở Việt Nam. Đến năm 2017, tỉ lệ này đã tăng gấp đôi.

Đáng chú ý, trong chín tháng đầu năm 2018, người Trung Quốc từ chỗ xếp vị trí thứ sáu đã lên vị trí đầu tiên, vượt cả người Việt Nam, Hàn Quốc, Hong Kong trong danh sách khách hàng mua nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh phân theo lãnh thổ. Con số này chỉ được thống kê thông qua sàn giao dịch của CBRE với hầu hết khách mua nhà là người nước ngoài, chủ yếu giao dịch ở phân khúc căn hộ cao cấp và hạng sang.

Thùy Linh

Nguồn : Pháp Luật, 18/12/2018

*****************

Đầu tư bất động sản ra nước ngoài có đáng lo ?

Lao Động Online, 11/09/2019

Dự án Luật Đầu tư sửa đổi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản. Theo cơ quan soạn thảo, riêng kinh doanh bất động sản, đã có 262 dự án vốn đăng ký khoảng 9.000 tỉ đồng ra nước ngoài nhằm dịch chuyển tài sản hoặc để cư trú tại nước ngoài.

bds10

Một hội thảo về định cư tại Mỹ được các Cty môi giới di trú tổ chức. Ảnh : PV

Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo luật nêu ra vậy là không phù hợp với quyền tự do đầu tư của cá nhân và doanh nghiệp, thậm chí nếu kiểm soát chặt có thể vi phạm thô bạo quyền tự do đầu tư.

Lo ngại tiền, tài sản chạy ra nước ngoài

Tại hồ sơ gửi Quốc hội về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) đang được xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hoạt động bỏ vốn đầu tư bất động sản ở nước ngoài đang có xu hướng tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như thất thoát nguồn lực đất nước. Do đó, bộ này đã đề xuất đưa ngành này vào diện đầu tư ra nước ngoài có điều kiện, cùng với 5 ngành, nghề khác, gồm : Ngân hàng ; bảo hiểm ; chứng khoán ; khoa học và công nghệ ; báo chí, phát thanh, truyền hình. Riêng kinh doanh bất động sản là ngành, nghề không khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, bởi theo báo cáo giải trình, hiện phần lớn dự án trong lĩnh vực này do cá nhân đăng ký thực hiện (gồm 262 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 390,9 triệu USD, tương đương gần 9.000 tỉ đồng) nhằm dịch chuyển tài sản hoặc để được cư trú dài hạn ở nước ngoài và đang có xu hướng tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như thất thoát nguồn lực đất nước "Việc đặt ra điều kiện để kiểm soát hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là cần thiết nhằm đảm bảo nguồn lực cho hoạt động đầu tư trong nước" - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Với số tiền 390,9 triệu USD tiền dịch chuyển ra nước ngoài kinh doanh bất động sản do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thấp hơn nhiều so với số tiền các tổ chức nước ngoài tiết lộ. Cụ thể, cuối năm 2017, Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Mỹ (NAR) công bố trong báo cáo Hồ sơ hoạt động quốc tế về bất động sản tại Mỹ năm 2017, người Việt đã bỏ ra 3 tỉ USD (tương đương gần 70.000 tỉ đồng) để mua nhà ở Mỹ, đứng thứ 6 trong số các quốc gia có nhiều người mua nhà tại Mỹ. Tổ chức này đánh giá, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có công dân mua nhà đất tại Mỹ nhiều nhất thế giới. Việt Nam đã đứng trong danh sách này 5 năm liên tiếp, từ năm 2013 đến nay.Tuy nhiên, ngay sau đó Ngân hàng Nhà nước đã có đính chính rằng việc người Việt chi 3 tỉ USD mua nhà tại Mỹ chỉ là thống kê của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc của Mỹ qua phiếu điều tra, không có cơ sở xác định.

Vi phạm quyền tự do đầu tư ?

Trao đổi với PV Lao Động, một doanh nhân đang tìm kiếm cơ hội mua nhà tại Úc cho rằng, ông thật sự lo ngại với từ ngữ "không khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra. "Nếu cá nhân dùng "tiền bẩn" do tham nhũng, vi phạm pháp luật để mua nhà nước ngoài thì chuyện đó đương nhiên cấm, thậm chí phải xử lý hình sự. Còn họ dùng những đồng tiền do công sức chính đáng làm ra, được pháp luật bảo hộ để mua nhà, mua tài sản ở nước ngoài lại không khuyến khích, thậm chí làm khó họ mua nhà nước ngoài khi liệt vào diện kinh doanh có điều kiện thì không thể chấp nhận. Hiện tại, hàng vạn người nước ngoài tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam, nếu các nước cũng không khuyến khích công dân họ mua nhà, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam thì dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam sẽ ra sao, kinh tế của Việt Nam thế nào ? Điều này hoàn toàn trái với thông lệ quốc tế" - vị này nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam - cho rằng, khó có thể chấp nhận việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra quan điểm không khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản và đưa đầu tư bất động sản ra nước ngoài vào diện đầu tư ra nước ngoài có điều kiện. Theo ông Đính, với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản muốn đầu tư ở nước ngoài, quan điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là bước cản cho doanh nghiệp trong nước tìm kiếm cơ hội đầu tư. Còn với cá nhân đầu tư bất động sản ở các nước như Mỹ, Úc, Châu Âu thì cũng không dễ bởi các nước kiểm soát rất chặt do lo ngại rửa tiền, bởi vậy, dựng thêm hàng rào ngay trong nước sẽ làm khó khăn hơn cho nhu cầu chính đáng của người Việt muốn mua nhà nước ngoài. "Xét góc độ cả cá nhân hay doanh nghiệp thì việc này đều không chấp nhận được" - ông Đính phân tích.

Người Việt mua nhà ở Mỹ bằng cách nào ?

Theo khảo sát của PV Lao Động tại các công ty môi giới cho người Việt mua nhà tại Mỹ, có 3 cách để công dân Việt Nam có thể sở hữu nhà tại quốc gia này. Thứ nhất, lấy "thẻ xanh" đẩy nhanh tiến độ. Thứ hai, đầu tư vào dự án ở Mỹ, thường là các doanh nhân muốn hợp pháp hóa việc chuyển tiền sang Mỹ theo đúng mục đích đầu tư ban đầu. Thứ 3 là chuyển tiền bằng kênh không chính thức. Với hình thức này, người mua nhà phải trả thêm một khoản phí vài phần trăm từ tổng số tiền muốn gửi. Tuy nhiên, các công ty tư vấn cảnh báo, cũng phải xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện cách này vì vẫn có nguy cơ bị mất trắng nếu chưa hiểu rõ nguồn gốc và mức độ tin cậy. 

Thông Chí

Nguồn : Lao Động, 11/09/2019

Published in Diễn đàn
jeudi, 20 juin 2019 10:34

Hậu Thành Đô 0 - Tổng quan

Những thỏa thuận với Trung Quốc

 

Bằng chứng của một sự phản bội

 

 

co1

 

 

Tổng quan

Thời sự chính trị Việt Nam những tháng gần đây gần như không có gì đáng nói, tất cả đều bị ngăn chặn hay sàn lọc bởi Ban Tuyên giáo trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Những tin được phép đăng tải trên các báo đài quốc doanh chỉ là những thông tin vô thưởng vô phạt, biết thì tốt mà không biết cũng không sao.

Tin ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ ngày 14/04/2019 phải chờ hơn 10 ngày sau mới chính thức được công bố. Từ ngày đó đến nay, không ai biết sức khỏe ông Trọng thực hư như thế nào, dư luận đồn đoán đang có một cuộc tranh giành không nhân nhượng giữa người đồng sàn với nhau về những chức vụ mà ông Trọng đang nắm giữ. Trong khi chờ đợi một khuôn mặt mới xuất hiện, nội bộ Đảng và Nhà nước để lộ khoảng trống quyền lực lớn, những chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam năm 2021 bước vào một khúc quanh quyết định.

thanhdo1

Sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng suy giảm để lộ khoảng trống quyền lực lớn trong Đảng và Nhà nước. Ảnh chụp màn hình ông Nguyễn Phủ Trọng chủ trì hội nghị Trung ương 10 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội, ngày 16/05/2019. (VTV1).

Nhưng cho dù có thế nào, theo nhận xét riêng, phe thân Trung Quốc, đúng ra là những con cờ của Bắc Kinh cài cắm trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam sẽ công khai lộ diện và tiếp tục hoàn tất những công việc mà Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang tiến hành đúng theo lộ trình mà Bắc Kinh ấn định cho từng giai đoạn, qua những Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc đã được công bố.

Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang tiến hành những gì ?

Chiến dịch đốt lò chống tham nhũng, bắt quan tham lúc đầu gây phấn khởi nhưng với thời gian đang trở thành nhàm chán, vì suy cho cùng đây chỉ là vấn đề "trâu cột ghét trâu ăn". Dư luận tin rằng những người thời Nguyễn Phú Trọng muốn chiếm lại những nguồn lợi béo bỡ mà những người thời Nguyễn Tấn Dũng đã và đang nắm giữ. Người ta chờ đợi "ong chúa", tức "đồng chí X", bị sa lưới nhưng chuyện này vẫn còn xa, hoặc sẽ không bao giờ xảy ra.

Gần đây nổ ra vụ Thủ Thiêm. Trong vụ này, Ban tuyên giáo hướng dẫn dư luận chĩa mũi dùi vào ban lãnh đạo Thành phố Sài Gòn cũ để tố cáo và giành quyền kiểm soát những nguồn lợi đã có và sắp có. Phe nhóm lãnh chúa Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang lâm vào thế yếu và có thể bị mất hết, trừ khi có một phép lạ. Nếu không có sự hớ hên của ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, không ai nhìn thấy hậu ý của Ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam trong vụ này : giành lại Thủ Thiêm để giao cho một thế lực tài phiệt lớn đến từ Hoa Nam, Trung Quốc (1).

Lo sợ sự thật này được loan truyền và bị khai thác bởi những "thế lực thù địch" bất lợi cho sự có mặt của những chủ đầu tư mới, Ban tuyên giáo Đảng lèo lái dư luận qua những thông tin thời sự gây xôn xao nhưng không ảnh hưởng gì đến chế độ, như bắt thêm tay chân của "đồng chí X", đập phá vườn rau Lộc Hưng, bạo lực học đường, ô nhiễm sông ngòi, thức ăn nhiễm độc, trạm thu phí, sư sãi lem nhem, xây chùa để kinh doanh, xa lộ Bắc-Nam, ấu dâm, gian lận thi cử, tăng giá điện xăng…

Trong khi đó, ở ngoài nước, cộng đồng người Việt hải ngoại cũng chỉ tập trung chú ý vào những vi phạm nhân quyền trong nước, cuộc sống của tù nhân lương tâm, tin giật gân về nội bộ Đảng cộng sản, cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sự hiện diện của hải quân Mỹ trên Biển Đông, đôi khi còn sa vào cuộc đôi co giữa phe thân và chống Donald Trump…

Nói chung từ sau Đại hội Đảng lần thứ 12, chưa bao giờ Đảng cộng sản Việt Nam hài lòng như hiện nay. Với thế giới, Việt Nam đang trở thành một quốc gia độc tài bình thường, không còn ai quan tâm đến những vi phạm nhân quyền và các quyền tự do khác của người dân Việt Nam. Những cuộc xuống đường qui mô chống dàn khoan HD-981, Formosa Hà Tĩnh, Luật đặc khu… chìm dần vào quên lãng trong khi những tác hại về môi trường, môi sinh, sức khỏe của người dân vẫn còn nguyên vẹn và sinh hoạt kinh tế của Việt Nam ngày càng tồi tệ thêm.

Chỉ một vài tổ chức quốc tế về nhân quyền và bảo vệ động vật quí hiếm tố cáo những hành vi vô pháp của chính quyền cộng sản Việt Nam như bắt cóc người, tước đoạt các quyền tự do của nhân dân, buôn người, buôn lậu sừng tê, ngà voi, vẩy tê tê và nhiều loại thú quí hiếm… Nhưng những phản đối này không ảnh hưởng gì đến sự tồn tại và an nguy của chế độ.

Một hiện tượng mới nhưng vô cùng hệ trọng là sự xuất hiện ngày càng đông đảo "du khách Trung Quốc" trên lãnh thổ Việt Nam mà không ai có thể cung cấp một con số chính xác. Số du khách này không đi tham quan mà chỉ tập trung vào một số địa điểm nhất định để chờ vào làm việc trong những đặc khu và nhượng địa : Quảng Ninh, Đà Nẵng và các hải đảo chung quanh, Khánh Hòa, Tiền Giang, Sihanoukville… Sắp tới số du khách Trung Quốc không đi tham quan này sẽ hiện diện ồ ạt quanh những khu chung cư mới vừa được xây cất xong dọc bờ sông Sài Gòn-Đồng Nai và Kiên Giang-Phú Quốc. Hiện tượng này trùng hợp với một số yêu cầu về luật đặc khu, luật đất đai, luật cư trú, luật mua bán bất động sản, luật lao động, luật thanh khoản, thông tư cho phép sử dụng nhân dân tệ trên lãnh thổ Việt Nam...

Gần đây bong bóng một số dự án khủng xây dựng hạ tầng cơ sở đại qui mô đã được tung ra để thăm dò phản ứng của dư luận, như Xa lộ cao tốc Bắc-Nam, Đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Cảng lớn trên sông Đồng Nai, mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất, tẩy độc Sân bay Biên Hòa và có thể trong những ngày sắp tới sẽ có bong bóng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các khu công nghiệp Long Hưng và Long Tân (Biên Hòa, Đồng Nai). Giá đất đai quanh những nơi vừa kể đột nhiên tăng vọt, cuộc mua bán những vùng đất tốt, còn gọi là đất vàng hay đắc địa, sẽ không khoang nhượng giữa những đại gia đất và xây dựng hạ tầng cơ sở.

Một câu hỏi đặt ra : tại sao Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam lại chú ý đến miền Nam trong lúc này ? Chuyến viếng thăm Kiên Giang, đặc biệt là Phú Quốc, của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong hai ngày 13 và 14/04/2019 chắc chắn không phải là xã giao. Dư luận còn đồn đoán rằng ông Nguyễn Phú Trọng muốn dứt điểm ông Nguyễn Tấn Dũng ngay tại căn cứ địa cuối cùng này, v.v. Nhưng không ai dại gì một thân một mình vào hang cọp bắt cọp con. Hơn nữa ông Nguyễn Phú Trọng không có lý do gì để thù oán "đồng chí X" cả. Phe Nguyễn Phú Trọng hiện nay cũng tham nhũng và lộng hành không thua gì phe Nguyễn Tấn Dũng lúc còn cầm quyền.

Nhưng lá không thể che lấp rừng. Ai cũng biết sự hiện diện ngày càng công khai và ồ ạt của người Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam không phải tình cờ, nó bắt nguồn từ Hội nghị Thành Đô năm 1990 với những thỏa thuận mà hai Đảng cộng sản đã ký kết những năm sau đó.

Nguyễn Văn Huy

Paris, tháng 6/2019

 

Chú thích :

(1) Nguyễn Văn Huy, "Khu đô thị Thủ Thiêm : quan Trung Quốc chỉ tay, quan Việt Nam thi hành", Thông Luận, 06/05/2018

 

nguyenvanhuy-Paris

Nguyễn Văn Huy, Tiến sĩ dân tộc học, nguyên Giảng viên Phụ trách bộ môn Dân tộc học khu vực Đông Nam Á, Phân khoa Nhân chủng, Dân tộc và Khoa học Tín ngưỡng, Đại học Denis Diderot, Paris 7 (1995-1999)

---------------------------

Mc lục

 

Phần 0 - Tổng quan

Phần 1 - Nắm giữ miền Bắc

Phần 2 - Hai hành lang một vành đai kinh tế

Phần 3 - Muốn làm chủ luôn cả miền Nam

Phần 4 - Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Phần 5 - Bằng chứng của một sự phản bội

 

 

Published in Tư liệu

Phần 5

Bằng chứng của một sự phản bội

Những văn kiện chuyển nhượng chủ quyền đất nước

Lời giới thiệu : Từ nhiều năm qua, người Việt trong và ngoài nước đã bỏ ra nhiều công sức để tìm hiểu nội dung những thỏa thuận đã được ký kết giữa hai ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc trong Hội nghị Thành Đô tháng 9 năm 1990. Lý do là vì từ sau ngày đó Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã thay đổi cách quản trị đất nước của những bậc cha anh trước đó, nghĩa là nhu nhược và liên tục nhượng bộ Trung Quốc trước những đòi hỏi ngày càng quá đáng, kể cả muốn chiếm luôn quyền lãnh đạo đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam, nguy cơ mất nước ngày càng hiện thực.

tuyenbo1

"Sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan" trong quan hệ Việt Trung. Ảnh minh họa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến viếng thăm Việt Nam tháng 11/2015

Lo âu này thể hiện qua Kiến nghị của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 2/9/2014 yêu cầu : Đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam công bố những gì đã thỏa thuận với phía Trung Quốc qua Hội nghị Thành Đô tháng 9 năm 1990. Cho đến nay Kiến nghị này chưa bao giờ được trả lời và có lẽ đã bị chìm đắm trong lãng quên.

Mặc dù vậy, nếu chịu khó quan sát và cũng không cần phải viết thư, gởi kiến nghị yêu cầu Ban lãnh đạo Đảng và Chính phủ trả lời hay giải thích, chỉ cần đọc kỹ từng Tuyên bố chung, người ta sẽ thấy Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam đã thỏa thuận những gì với Trung Quốc từ sau Hội nghị Thành Đô 1990 đến nay.

Việt Nam là một thể chế chuyên chính, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, theo Điều 4 Hiến pháp, thay mặt những định chế của Nhà nước để ký những thỏa thuận cấp quốc gia mà không cần phải thông qua sự phê duyệt của Quốc hội. Chính vì thế, văn khố của Quốc hội và Ngân hàng nhà nước không có văn bản gốc những thỏa thuận này để lưu trữ, do đó rất khó tìm.

Như vậy, nếu muốn biết Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã ký những gì với Trung Quốc sau Hội nghị Thành Đô thì phải yêu cầu công bố những thỏa thuận đã ký và được ghi trong từng Tuyên bố chung, hay Thông cáo chung. Để gợi ý, mỗi Tuyên bố chung đều có ghi phần tóm lược những thỏa thuận đã ký.

Từ sau năm 2000 đến 2015, Trung Quốc và Việt Nam đã công bố trên dưới 10 Tuyên bố chung và từ 2016 đến nay đã có ít nhất 5 Thông cáo chung cấp Đảng, Nhà nước và Chính phủ được phổ biến (tài liệu chưa đầy đủ, cần bổ túc thêm).

Sau khi tìm được và đọc những văn bản này, người đọc phải giữ cho mình một tinh thần sáng suốt, một thái độ bình tĩnh, một sự kiên nhẫn không phai để đọc nhiều lần, nhiều ngày và ghi chép những gì muốn tìm hiểu thêm, vì cách hành văn mang tính tuyên truyền, dài và luộm thuộm, và sử dụng những danh từ đầy ẩn ý như trong thi ca Hán tự. Chẳng hạn như "ngoài khơi Vinh Bắc bộ", phải hiểu là Biển Đông…

Mặc dù vậy, những Tuyên bố chung và Thông cáo chung này được ban soạn thảo trình bày theo một bố cục khá ổn định, không thay đổi nhiều theo thời gian và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định :

Phần 1 nói về lý do của chuyến viếng thăm cùng với tên và chức vụ của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước để ra Tuyên bố chung.

Phần 2 nhắc lại phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.

Phần 3 (dài nhất và quan trọng nhất) nhấn mạnh quyết tâm làm sâu sắc hợp tác chiến lược toàn diện trong từng lãnh vực :

- tóm lược những thành quả đã đạt được của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương (chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược) trong từng giai đoạn ;

- tăng cường chỉ đạo vĩ mô, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy toàn diện sự hợp tác đang hoặc sẽ thực hiện ("Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc") cấp Đảng trong tất cả các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, tư pháp, kinh tế, tài chính, nông nghiệp, ngư nghiệp, văn hóa, giáo dục, khoa học, du lịch.

- ấn định lịch trình và nội dung hợp tác của từng giai đoạn về kinh tế (giao thông và vận tài, trị giá kim ngạch trao đổi), về tài chính (tạo điều kiện đầu tư, thanh quyết bằng đồng nhân dân tệ ở vùng biên giới).

- khuyến khích gặp gỡ hữu nghị giữa thanh niên Việt Nam và Trung Quốc, khuyến khích nghiên cứu sinh Việt Nam sang Trung Quốc thực tập.

- Từ năm 2013, Trung Quốc đề nghị tăng cường hợp tác giữa các tỉnh biên giới hai nước, cụ thể là 7 tỉnh của Việt Nam (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh) với 4 tỉnh và khu tự trị của Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam để tạo thành một đơn vị hành chính mới.

Phần 4 phác họa cách giải quyết những bất đồng về biên giới trên đất liền, và nhất là những bất đồng trên vùng biển chủ quyền. Nhóm công tác về vùng biển có nhiệm vụ soạn thảo những thỏa thuận về hợp tác khai thác trên và dưới mặt nước, trong và ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Phần 5 ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc, không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan.

Phần 6 điều phối và phối hợp với Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Phần 7 tóm lược những thỏa thuận đã ký.

Phần 8 đề nghị lần gặp gỡ cấp cao để ra một Tuyên bố chung cho lần tới.

Có lẽ biết những thỏa thuận này là xấu, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam luôn tìm cách che đậy và giấu giếm. Khi bị bắt buộc, vì là những văn bản ký kết giữa hai cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước, những Tuyên bố chung và Thông cáo chung này chỉ được phổ biến giới hạn trên các phương tiện truyền thông của Đảng, Đoàn, Quân đội, Công an, An ninh, Chính phủ…, không được báo đài nói đến nhiều và biến mất sau một vài ngày công bố. Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam có lẽ hiểu rõ hậu quả tai hại của những thỏa thuận này đối với dân tộc và đất nước nên đã tìm mọi cách ém nhẹm, vì đây là những bằng chứng cụ thể về sự phản bội, hành động bán nước của Đảng cộng sản Việt Nam.

Dưới đây là một số văn kiện của những thỏa thuận chuyển nhượng chủ quyền đất nước của Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam cho Trung Quốc mà chúng tôi đã sưu tầm được.

Nguyễn Văn Huy

******************

Những Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 2000 đến nay

1. Tuyên bố chung 25/12/2000

Thứ hai 25/12/2000

Tuyên bố chung về Hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2000)

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa (dưới đây gọi tắt là "hai bên") là hai nước láng giềng Xã hội Chủ nghĩa có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Trong 50 năm qua kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt – Trung đã không ngừng củng cố và phát triển.

tuyenbo02

Từ khi bình thường hóa quan hệ hai nước năm 1991, trên cơ sở những nguyên tắc được ghi nhận trong các "Thông cáo chung" năm 1991, năm 1992, năm 1994, năm 1995 và "Tuyên bố chung" năm 1999 nhân các cuộc gặp giữa các lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, giao lưu giữa các ngành, các cấp diễn ra thường xuyên.

Tháng 2 năm 1999, Tổng Bí thư hai Đảng đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Điều này phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi ích cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Hai bên khẳng định lại, tiếp tục căn cứ theo tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các quan hệ quốc tế đã được thừa nhận, thúc đẩy quạn hệ giữa hai nước phát triển toàn diện. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở các nguyên tắc : độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Để thực hiện có hiệu quả phương châm chỉ đạo 16 chữ, không ngừng thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21, hai bên đồng ý tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực sau :

I. Duy trì gặp gỡ cấp cao thường xuyên, tạo thêm động lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ; tăng cường hơn nữa tiếp xúc hữu nghị và giao lưu hợp tác dưới nhiều hình thức giữa các ban ngành, các tổ chức quần chúng và các địa phương của hai nước.

II. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với thế hệ trẻ hai nước về truyền thống hữu nghị ; triển khai trao đổi, giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên hai nước, góp phần tăng cường sự tin cậy và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, làm cho tình hữu nghị, sự tin cậy và hợp tác giữa nhân dân hai nước được kế tục và không ngừng phát triển.

III. Trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, coi trọng hiệu quả thực tế, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển, tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Vì vậy, hai bên đồng ý cùng nỗ lực hỗ trợ trong các lĩnh vực sau : 

1. Phát huy đầy đủ vai trò của Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại trong việc tăng cường quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác đầu tư giữa hai nước. Thông qua nhiều hình thức đa dạng như phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của các công ty lớn, mở rộng buôn bán hàng hóa khối lượng lớn, khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên triển khai các dự án hợp tác lớn, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên. Tạo dựng môi trường kinh doanh tốt đẹp, không ngừng khai thác tiềm năng, đảm bảo mậu dịch giữa hai bên tăng trưởng ổn định liên tục ; duy trì chính sách đầu tư ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư giữa các doanh nghiệp của hai bên ; tích cực quán triệt thực hiện "hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới", tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, quy phạm hóa buôn bán biên giới giữa hai nước.

2. Phát huy vai trò điều tiết và chỉ đạo vĩ mô của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác khoa học kỹ thuật, thúc đẩy hợp tác và trao đổi về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn và khuyến khích các cơ quan hữu quan của chính phủ, các cơ sở và viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các xí nghiệp phục vụ khoa học kỹ thuật của hai nước phát triển rộng rãi hợp tác khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực như thông tin, sinh học, nông nghiệp, khí tượng, hải dương, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình và các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

3. Tích cực thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa hai nước về nông, lâm, ngư nghiệp, khuyến khích và ủng hộ các xí nghiệp và các cơ quan hữu quan của hai nước tăng cường trao đổi và hợp tác trên các mặt như tạo ra các giống cây trồng nông nghiệp, giống gia súc gia cầm tốt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, chế tạo máy móc công nghiệp, đánh bắt trên biển, nuôi trồng thủy sản.

4. Tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và điều tiết kinh tế vĩ mô. 

5. Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực giao thông vận tải, cùng nhau phát triển vận chuyển hành khách, hàng hóa qua tuyến đường sắt quốc tế giữa hai nước, mở rộng đường sắt liên vận quốc tế đến nước thứ 3, thúc đẩy ttrao đổi nhân viên và hàng hóa.

6. Khuyến khích ngành bưu điện hai nước tăng cường trao đổi và hợp tác trên các mặt hiện đại hóa mạng lưới bưu chính, viễn thông, ứng dụng kỹ thuật mới, khai thác nghiệp vụ mới. 

7. Mở rộng hợp tác du lịch, khuyến khích nghành du lịch giữa hai nước tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trên các mặt như quản lý, quảng cáo tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực mới và tạo thuận lợi cho công nhân hai nước và công dân nước thứ ba đi du lịch hai nước.

8. Tăng cường trao đổi hợp tác thông tin trên các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và khí tượng thủy văn ; cùng nỗ lực hợp tác và khai thác khu vực sông Mê Công. 

9. Mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trên các mặt như qui hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị và đào tạo nguồn nhân lực.

IV. Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp giữa hai bên tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực như Liên Hợp quốc, ARF, Hợp tác Đông Á, ASEM, APEC, thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác giữa các nước đang phát triển, tiếp tục ra sức xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lý, có đóng góp mới cho việc bảo vệ hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và tên thế giới.

Hai bên đánh giá cao vai trò tích cực của tổ chức ASEAN đối với sự ổn định và phát triển của khu vực, khẳng định lại sẽ tiếp tục dốc sức tăng cường quan hệ láng giềng, đối tác tin cậy giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, nỗ lực tích cực vì ổn định và phồn vinh lâu dài của Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á.

Tiếp tục tăng cường cơ chế trao đổi ý kiến hàng năm giữa quan chức cấp cao Bộ ngoại giao hai nước, trao đổi ý kiến về những vấn đề song phương, khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

V. Thông qua việc triển khai qua lại quân sự ở các cấp và các lĩnh vực khác nhau, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các cơ quan quốc phòng và quân đội hai nước, mở rộng trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực an ninh.

VI. Tăng cường trao đổi và hợp tác về văn hóa, thể dục thể thao, và các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm tăng cường thăm lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, triển khai đào tạo nhân lực...

VII. Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, bao gồm trao đổi lưu học sinh, cán bộ giảng dạy, khuyến khích và ủng hộ các trường đại học, các ngành giáo dục và các cơ sở nghiên cứu của hai bên tăng cường hợp tác trực tiếp.

VIII. Tăng cường hợp tác trong các mặt phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia cũng như trao đổi và hợp tác giữa các cơ quan tư pháp, công an, tòa án, viện kiểm sát của hai bên, tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan kỷ luật, kiểm sát, giám sát của hai bên về chống tham nhũng đề cao liêm khiết .

IX. Hai bên nhất trí cho rằng, việc hai nước ký kết "Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" có ý nghĩa lịch sử sâu rộng, sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển mạnh hơn nữa trong thế kỷ 21. Hai bên cam kết sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các thỏa thuận liên quan đã ký kết giữa hai nước, tích cực hợp tác, nỗ lực xây dựng biên giới hai nước thành biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.

Hai bên khẳng định, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình để tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tích cực bàn bạc, tìm kiếm khả năng và giải pháp triển khai hợp tác trên biển trong các lĩnh vực như : bảo vệ môi trường biển, khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai. Đồng thời, hai bên đều không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Hai bên cần bàn bạc kịp thời và giải quyết những bất đồng nảy sinh với thái độ bình tĩnh xây dựng, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước.

X. Hai bên khẳng định lại những nhận thức chung đã đạt được trong các Thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc 10/11/1991, 22/11/1994, 2/12/1995 và tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc 27/2/1999 : phía Việt Nam khẳng định một nước Trung Quốc, Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc ; Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại phi chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định vấn đề Đài Loan hoàn toàn là vấn đề thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc và kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ chính phủ dưới bất cứ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính Chính phủ với Đài Loan.

Tuyên bố chung được ký tại Bắc Kinh, ngày 25 tháng 12 năm 2000 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

Đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên

Đại diện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đường Gia Triền

Nơi nhận

- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo), 

- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo), 

- Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, 

- Bộ Tài chính, 

- Bộ Thương mại, 

- Bộ Nông nghiệp và PTNT, 

- Bộ Giao thông vận tải, 

- Bộ Giáo dục và Ðào tạo, 

- Bộ Công nghiệp, 

- Bộ Khoa học, CN – MT, 

- Bộ Thủy sản, 

- Bộ Quốc phòng, 

- Bộ Văn hóa - thông tin, 

- Bộ Tư pháp, 

- Bộ Xây dựng, 

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 

- Tòa án nhân dân tối cao, 

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 

- Tổng cục Bưu điện, 

- Tổng cục Du lịch, 

- Tổng cục Khí tượng thủy văn, 

- Ðại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, 

- Vụ Châu Á 1, 

- Vụ LPQT, 

- Lưu trữ.

************************

2. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 02/11/2005

Thứ Tư, 02/11/2005

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11 năm 2005. Trong thời gian thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, lần lượt gặp Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và đã nhận lời mời đến phát biểu tại Quốc hội Việt Nam. Trong không khí thân mật, hữu nghị, lãnh đạo hai bên đã đi sâu trao đổi và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

Hai bên cho rằng, chuyến thăm thành công lần này sẽ đưa quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt-Trung phát triển lên một tầm cao mới, đồng thời sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với hòa bình, ổn định, phát triển và hợp tác ở khu vực và thế giới.

2. Hai bên vui mừng trước những thành tựu mang tính lịch sử mà hai Đảng, hai nước giành được trong việc tìm tòi con đường phát triển xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình của mỗi nước. Phía Trung Quốc chân thành chúc và tin tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam sẽ giành được những thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp vĩ đại xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phía Việt Nam tin tưởng vững chắc rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ không ngừng giành được những thành tựu mới trong sự nghiệp vĩ đại xây dựng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.

3. Hai bên đã điểm lại và tổng kết những thành quả to lớn mà quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước đã giành được trong 55 năm qua kể từ khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, nhất trí cho rằng, tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng nhau là kinh nghiệm quan trọng để quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và thuận lợi. Tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước. Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai là phương châm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời kỳ mới. Mãi mãi là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt là mục tiêu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.

Hai bên cho rằng, tăng thêm hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy cùng phát triển là phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước Việt - Trung. Vì vậy, hai bên quyết tâm xuất phát từ đại cục và tầm cao chiến lược, áp dụng các biện pháp có hiệu quả, làm sâu sắc và triển khai toàn diện quan hệ hai Đảng, hai nước, tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp thăm viếng lẫn nhau ở cấp cao, tăng cường trao đổi và hợp tác giữa các ngành của Đảng và chính phủ, quốc hội, đoàn thể quần chúng và địa phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh, văn hóa, giáo dục, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, quản lý đất nước cũng như lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội, củng cố và làm sâu sắc hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặt biệt là tăng cường tuyên truyền và giáo dục thanh niên hai nước về truyền thống hữu nghị Việt-Trung, để tình hữu nghị muôn đời Việt - Trung thấm sâu vào lòng nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước không ngừng mở ra cục diện mới.

4. Hai bên hài lòng về sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây. Hai bên nhất trí phấn đấu thực hiện trước thời hạn mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 10 tỷ USD vào năm 2010.

Hai bên bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển hơn nữa, thực hiện bổ sung ưu thế cho nhau, hai bên cùng có lợi cùng thắng. Trên tinh thần tích cực, thực tế, hai bên nhất trí mở rộng hơn nữa quy mô thương mại, đồng thời cùng có biện pháp thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân đối ; hai bên phối hợp chặt chẽ, tích cực thúc đẩy những dự án hợp tác kinh tế lớn giữa hai nước ; cùng khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác lâu dài, tích cực triển khai đầu tư hai chiều và hợp tác kinh tế cùng có lợi với nhiều hình thức ; tăng cường phối hợp cùng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Hai bên bày tỏ hài lòng trước những tiến triển đạt được trong việc nghiên cứu về hợp tác kinh tế "hai hành lang, một vành đai" và hết sức tin tưởng vào triển vọng hợp tác của dự án này.

Hai bên đánh giá cao việc hai nước hoàn thành thuận lợi đàm phán về mở cửa thị trường liên quan đến việc Việt Nam gia nhập WTO. Phía Trung Quốc bày tỏ kiên quyết ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO. Hai bên đồng ý tăng cường hợp tác trong các vấn đề kinh tế thương mại khu vực và quốc tế ; cùng nhau thúc đẩy tiến trình xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc.

Hai bên đã ký kết nhiều Thỏa thuận hợp tác kinh tế kỹ thuật. Phía Việt Nam cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ nhất quán của Trung Quốc đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam.

5. Hai bên cho rằng, công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước đã đạt được tiến triển rõ rệt. Hai bên đồng ý phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình công tác, bảo đảm thực hiện đúng thời hạn mục tiêu hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới và ký văn kiện mới về qui chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008, xây dựng biên giới hai nước trở thành biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định lâu dài.

Hai bên đánh giá tích cực tình hình thực hiện Hiệp định phân định và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ, đồng ý tiếp tục thực hiện nghiêm túc hai Hiệp định này ; cùng giữ gìn an ninh trên biển và trật tự sản xuất nghề cá ; tích cực triển khai điều tra liên hợp nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ ; khởi động hợp tác thăm dò khai thác các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định ; sớm thực hiện việc tuần tra chung giữa Hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đồng ý sớm bắt đầu đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa vịnh và trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển ở khu vực này.

Hai bên đánh giá cao "Thỏa thuận công tác địa chấn biển liên hợp 3 bên tại khu vực thỏa thuận ở biển Đông" do Công ty dầu khí 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Philipin ký tháng 3 năm nay, cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này là đóng góp quan trọng thực hiện "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), có ảnh hưởng tích cực đối với việc thúc đẩy hợp tác cùng phát triển và ổn định tình hình trên biển, tăng cường tình hữu nghị láng giềng và sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước liên quan. Hai bên đồng ý tích cực ủng hộ các công ty liên quan, bảo đảm thực hiện Thỏa thuận một cách nghiêm chỉnh, làm cho việc hợp tác sớm đạt được thành quả cụ thể. Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được ; trong quá trình đó, hai bên sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm được mô hình và khu vực hợp tác cùng phát triển phù hợp với Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là "Công ước Luật biển" năm 1982 của Liên Hợp Quốc và "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" mà hai bên có thể chấp nhận được. Đồng thời, hai bên đồng ý nghiêm túc tuân thủ nhận thức chung cấp cao, tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông", cùng giữ gìn ổn định tình hình biển Đông.

6. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức, hoàn toàn hiểu và ủng hộ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua "Luật chống chia cắt đất nước", hoan nghênh xu thế hòa dịu của quan hệ hai bờ trong những năm gần đây. Việt Nam không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.

7. Hai bên nhất trí cho rằng Việt Nam và Trung Quốc có lợi ích chiến lược chung trên nhiều vấn đề quan trọng. Mong muốn hòa bình, thúc đẩy phát triển và tìm kiếm hợp tác là nhịp điệu chính của thời đại hiện nay. Hai bên nhấn mạnh cần phải kiên trì chủ nghĩa đa phương trong các vấn đề quốc tế, thực hiện cùng phồn vinh, phát triển hợp tác nhiều bên trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.

Hai bên chủ trương tôn trọng văn hóa lịch sử, chế độ xã hội, mô hình phát triển của các nước cũng như tính đa dạng của nền văn minh thế giới, thúc đẩy dân chủ hóa quan hệ quốc tế, cùng nhau xây dựng một khu vực châu Á cũng như thế giới hòa hợp, hòa bình lâu dài, cùng thịnh vượng.

8. Hai bên hoan nghênh Văn kiện cuối cùng được thông qua tại Hội nghị cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9 năm 2005 nhân 60 năm thành lập Liên hợp quốc và cho rằng việc cấp bách hiện nay là thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, thiết thực giúp đỡ các nước đang phát triển giải quyết vấn đề phát triển. Hai bên nhất trí cho rằng cải tổ Liên Hợp quốc cần góp phần nâng cao vai trò, uy tín, hiệu quả và năng lực của Liên Hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đối phó với những thách thức và đe dọa mới, thúc đẩy sự phát triển chung của các nước thành viên, phục vụ cho việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Hai bên cho rằng việc cải tổ Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc cần xuất phát từ lợi ích lâu dài của Liên Hợp quốc, tuân theo nguyên tắc dân chủ hóa quan hệ quốc tế và cần tăng thêm tính đại diện của các nước đang phát triển trên cơ sở hiệp thương rộng rãi, tìm kiếm giải pháp có tính đến lợi ích các bên. Trên tinh thần đó, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi ý kiến và hợp tác về vấn đề này.

Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp trong khuôn khổ đa phương tại các diễn đàn Liên Hợp quốc, Trung Quốc-ASEAN, ASEAN+3, ACD, ARF, APEC, ASEM, GMS. Phía Trung Quốc khẳng định ủng hộ Việt Nam đăng cai Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 năm 2006.

9. Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và thắm tình hữu nghị của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đồng thời mời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc vào thời gian thuận tiện. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Phía Việt Nam nhắc lại lời mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào dự Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 tại Hà Nội vào cuối năm 2006. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã vui vẻ nhận lời./.

***********************

3. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 17/11/2006

Thứ sáu, 17/11/2006

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 15 đến 17 tháng 11 năm 2006.

tuyenbo3

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cùng với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết duyệt đội danh dự Việt Nam trong chuyến thăm tháng 11/2006.

Trong thời gian thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã hội đàm với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Hai bên thông báo cho nhau tình hình mỗi Đảng, mỗi nước ; trao đổi ý kiến sâu rộng về quan hệ giữa hai Đảng, hai nước cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm và đã đạt được nhận thức chung rộng rãi. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm lần này đã thành công tốt đẹp, chắc chắn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục phát triển. 

2. Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu có tính chất lịch sử mà hai Đảng, hai nước đã giành được trong quá trình tìm tòi con đường phát triển xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình của mỗi nước. Việt Nam đánh giá cao những thành tựu vĩ đại mà Trung Quốc đã giành được trong sự nghiệp cải cách, mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ thực hiện được mục tiêu hùng vĩ xây dựng toàn diện xã hội khá giả và đẩy nhanh hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.

Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam đã giành được trong công cuộc đổi mới 20 năm qua, ủng hộ các phương châm và chính sách do Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ do Đại hội X của Đảng xác định, xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3. Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước không ngừng được củng cố và phát triển, nhất trí cho rằng Trung Quốc và Việt Nam có lợi ích chiến lược chung trên nhiều vấn đề quan trọng. Trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có những diễn biến sâu sắc, việc tiếp tục tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phù hợp với lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hai bên thỏa thuận sẽ tăng cường các cuộc chuyến thăm cấp cao, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế hợp tác giữa các ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh…, mở rộng hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục…, triển khai mạnh mẽ giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên hai nước, làm cho tình hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hai bên cùng nhau nỗ lực phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và mãi mãi là "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

4. Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước đã chính thức thành lập và tiến hành phiên họp đầu tiên của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt- Trung. Hai bên nhất trí cho rằng, sự kiện này có lợi cho việc tăng cường chỉ đạo vĩ mô, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy toàn diện sự hợp tác trong tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc, điều phối giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình hợp tác. Ủy ban này sẽ phát huy tác dụng quan trọng góp phần bảo đảm quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển lâu dài, ổn định, lành mạnh và bền vững.

5. Hai bên hài lòng về tiến triển đã đạt được trong lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên đồng ý trên tinh thần "bổ sung ưu thế cho nhau, cùng có lợi và cùng thắng", mở rộng hơn nữa quy mô, nâng cao chất lượng và trình độ hợp tác kinh tế thương mại. Tích cực phát triển điểm tăng trưởng mới về thương mại, duy trì đà tăng trưởng nhanh chóng kim ngạch mậu dịch song phương, thực hiện mục tiêu mới là nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2010.

Từng bước cải thiện cơ cấu mậu dịch, cố gắng thực hiện phát triển cân bằng và tăng trưởng bền vững thương mại hai chiều. Tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông…

Đẩy nhanh tiến trình xây dựng "Hai hành lang, một vành đai kinh tế", thúc đẩy vững chắc, hiệu quả các dự án hợp tác cụ thể. Tăng cường hợp tác trong các thể chế kinh tế khu vực, liên khu vực và quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trung Quốc chúc mừng Việt Nam đã gia nhập WTO và tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tích cực đóng góp phần mình vào các hoạt động của tổ chức này sau khi trở thành thành viên chính thức.

Hai bên đã ký và nhất trí sẽ nhanh chóng triển khai thực hiện "Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp tác kinh tế thương mại song phương", đề ra phương hướng tổng thể về hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong 5-10 năm tới, xác định các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước.

Hai bên còn ký kết Bản ghi nhớ về việc triển khai Hợp tác "hai hành lang, một vành đai kinh tế" và một số văn kiện hợp tác kinh tế khác. 

6. Hai bên đánh giá tích cực những tiến triển mà hai nước đã đạt được trong việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ. Hai bên đồng ý phối hợp chặt chẽ hơn nữa, áp dụng các biện pháp thiết thực và hiệu quả hơn, đẩy nhanh tiến độ phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, bảo đảm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền và ký văn bản mới về quy chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008.

Tiếp tục thực hiện tốt "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ", triển khai tốt tuần tra chung giữa hải quân hai nước, công tác điều tra liên hợp nguồn lợi cũng như kiểm tra liên hợp trong Vùng đánh cá chung, tích cực hợp tác đẩy nhanh việc thực hiện Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong Vịnh Bắc bộ, tiến hành công tác thăm dò chung các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định, giữ gìn trật tự sản xuất nghề cá bình thường, tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực khác như nghề cá, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn trên biển…

Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển ở khu vực này. Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được. Hai bên cùng nhau cố gắng giữ gìn ổn định tình hình biển Đông, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực phù hợp.

7. Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, ủng hộ "Luật chống chia cắt đất nước", kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. Mong muốn Trung Quốc sớm thực hiện thống nhất đất nước. Việt Nam không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.

8. Hai bên hài lòng về hợp tác giữa hai nước trong công việc quốc tế và khu vực. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp và hợp tác trong khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), EAS, ARF, Tiểu vùng sông Mê-công mở rộng…, cùng nhau làm hết sức mình vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hai bên nhất trí cho rằng Liên hợp quốc cần góp phần nâng cao vai trò, hiệu quả trong việc đối phó với những thách thức và các mối đe dọa mới, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các thành viên, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Trung Quốc bày tỏ ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

9. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cảm ơn Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho đoàn sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và hữu nghị, và trân trọng mời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Trung Quốc vào thời gian thuận tiện. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời. 

Ngày 17 tháng 11 năm 2006

******************

4. Tuyên bố chung Trung Quốc - Việt Nam 01/06/2008

Chủ nhật 01/06/2008

Ngày 1/6, Tuyên bố chung Trung Quốc-Việt Nam đã được ký kết tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh.

Tuyên bố chung viết :

"Hai bên đã đạt được nhận thức chung rộng rãi về quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng và tích cực đối với việc đi sâu phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong thời kỳ mới, đối với hòa bình và phát triển của khu vực và thế giới.

Hai bên nhấn mạnh con đường phát triển xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của mỗi nước là sự lựa chọn đúng đắn, đáp ứng lợi ích căn bản của nhân dân hai nước.

Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu rực rỡ mà Trung Quốc giành được trong 30 năm cải cách mở cửa, tin tưởng vững chắc rằng, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả.

Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam giành được trong sự nghiệp đổi mới, tin tưởng vững chắc rằng, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Phía Việt Nam bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và lời thăm hỏi chân thành đối với những mất mát to lớn về người và của do trận động đất nghiêm trọng ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, gây ra và tin tưởng nhân dân Trung Quốc anh em nhất định sẽ sớm khắc phục được hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống ; bày tỏ hoan nghênh đối với công tác chuẩn bị chu đáo của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc cho Đại hội Ôlimpích Bắc Kinh 2008 và sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của phía Trung Quốc để tổ chức thành công Đại hội thể thao này. Phía Trung Quốc bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với tình cảm hữu nghị và sự ủng hộ nói trên của phía Việt Nam.

Hai bên bày tỏ hài lòng trước những thành quả to lớn đã đạt được trong quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước trong những năm qua ; khẳng định tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần hết sức gìn giữ và không ngừng phát huy mạnh mẽ.

Hai bên nhất trí phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" ; luôn luôn nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ hai nước, đảm bảo chắc chắn cho quan hệ hai nước phát triển lâu dài, ổn định và lành mạnh.

Hai bên bày tỏ sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực, tăng cường tin cậy toàn diện lẫn nhau, đi sâu hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy cùng nhau phát triển, thúc đẩy thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

Trên tinh thần coi trọng đại cục, hiệp thương hữu nghị, công bằng, hợp lý, cùng có lợi, cùng thắng, hai bên sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các nhận thức chung mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, tích cực hợp tác để xử lý và giải quyết thỏa đáng các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước. Hai bên tăng cường phối hợp trong các công việc quốc tế và khu vực, cùng nhau thúc đẩy xây dựng hòa bình lâu dài, cùng phồn vinh ở châu Á và trên thế giới.

Hai bên nhấn mạnh sẽ tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp tiếp xúc mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước ; tuyên bố thiết lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc.

Hai bên nhất trí phát huy đầy đủ vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy toàn diện sự hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực ; xây dựng cơ chế giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan Trung ương hữu quan của hai Đảng ; đi sâu trao đổi về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và về xây dựng Đảng, quản lý đất nước ; tiếp tục tổ chức tốt các cuộc hội thảo lý luận giữa hai Đảng ; thúc đẩy hợp tác về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ; thúc đẩy cơ chế hợp tác có hiệu quả giữa các bộ, ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh ; mở rộng hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục ; triển khai mạnh mẽ giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức nhân dân ; phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Hai bên hài lòng trước đà phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây ; nhất trí tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp tác kinh tế thương mại song phương ; khẩn trương bàn bạc, ký kết và thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc", xác định các lĩnh vực và dự án hợp tác trọng điểm ; nâng cao hơn nữa quy mô và mức độ hợp tác kinh tế thương mại.

Hai bên đồng ý trên tinh thần bổ sung ưu thế cho nhau, cùng có lợi, cùng thắng, tích cực tìm kiếm những lĩnh vực tăng trưởng mậu dịch mới, duy trì kim ngạch mậu dịch song phương tăng trưởng nhanh ; đồng thời áp dụng những biện pháp thiết thực và có hiệu quả để cải thiện cơ cấu mậu dịch, thực hiện phát triển cân bằng mậu dịch song phương.

Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác.

Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như Bôxít Đắk Nông, các dự án trong khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" và các dự án lớn khác. Hai bên khẳng định tăng cường hợp tác trong các cơ chế kinh tế khu vực, liên khu vực và quốc tế, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật, và một số thỏa thuận kinh tế thương mại khác về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam tín dụng ưu đãi và cho vay ưu đãi bên mua.

Hai bên hài lòng đối với việc cơ bản hoàn thành công tác phân giới biên giới trên đất liền ; đồng ý phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tích cực giải quyết các vấn đề còn lại và đẩy nhanh tiến độ công tác, đảm bảo thực hiện đúng thời hạn mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền trong năm 2008 và sớm ký văn bản mới về quy chế quản lý biên giới nhằm xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Hai bên tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ ; thực hiện tốt công tác kiểm tra liên hợp cũng như điều tra liên hợp nguồn thủy sản trong Vùng đánh cá chung và việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ ; đẩy nhanh việc thực hiện "Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong vùng thỏa thuận tại Vịnh Bắc Bộ", phấn đấu sớm đạt kết quả thực chất trong hợp tác thăm dò, khai thác chung các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định Vịnh Bắc Bộ ; giữ gìn trật tự sản xuất nghề cá bình thường, tích cực triển khai hợp tác nghề cá, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn trên biển ở Vịnh Bắc Bộ.

Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động cùng khảo sát ở khu vực này. Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình Biển Đông ; tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được ; đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực phù hợp.

Phía Việt Nam khẳng định thực hiện nhất quán chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ Đài Loan độc lập dưới mọi hình thức ; Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.

Hai bên hài lòng về sự hợp tác giữa hai nước trong các công việc quốc tế và khu vực. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường sự hợp tác và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, APEC, Trung Quốc-ASEAN..., cùng nhau giữ gìn và thúc đẩy hòa bình, phồn vinh và phát triển của thế giới".

Theo TTXVN

********************

5. Tuyên bố chung Trung Quốc - Việt Nam 25/10/2008

Thứ Bảy 25/10/2008

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị cấp cao ASEM 7 từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 10 năm 2008.

Trong thời gian thăm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo và lần lượt hội kiến các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Ðào, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Ðại hội Ðại biểu nhân dân toàn quốc Ngô Bang Quốc. Ngoài Bắc Kinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm tỉnh Hải Nam.

Trong không khí chân thành, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến về quan hệ song phương, các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, đạt được nhận thức chung quan trọng về việc làm phong phú nội hàm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển lên một tầm cao mới vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

2. Phía Việt Nam đánh giá cao thành tựu rực rỡ mà nhân dân Trung Quốc anh em đạt được sau 30 năm cải cách mở cửa ; nhấn mạnh những thành công của Trung Quốc trong việc tổ chức Ô-lim-pích và Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, phóng tàu vũ trụ có người lái "Thần Châu 7" và tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM 7 góp phần nâng cao thêm một bước vị thế và uy tín quốc tế của Trung Quốc ; bày tỏ tin tưởng chắc chắn nhân dân Trung Quốc sẽ đạt được thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện.

Phía Trung Quốc đánh giá cao thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam giành được trong công cuộc đổi mới mở cửa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống nhân dân ; chúc mừng những thành công của Việt Nam trong hội nhập quốc tế và đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ; bày tỏ tin tưởng nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3. Hai bên hài lòng nhận thấy, quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác Việt - Trung có bước phát triển quan trọng, sự tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa hai bên không ngừng được tăng cường, hợp tác kinh tế thương mại đạt thành quả to lớn, hợp tác giao lưu giữa các bộ ngành và các địa phương ngày một mở rộng, các vấn đề tồn tại từng bước được giải quyết ổn thỏa. Hai bên nhất trí cho rằng, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị quốc tế đang diễn biến phức tạp hiện nay, việc tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phù hợp lợi ích căn bản của hai Ðảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như thế giới.

4. Hai bên đạt được nhận thức chung quan trọng về những biện pháp triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên nhất trí duy trì tiếp xúc mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai Ðảng, hai nước dưới các hình thức linh hoạt và đa dạng như các chuyến thăm song phương, trao đổi qua đường dây nóng, gặp gỡ tại các diễn đàn đa phương, kịp thời trao đổi ý kiến về những vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước ; phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung trong việc quy hoạch tổng thể và đẩy mạnh toàn diện hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực ; hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa các bộ ngành, thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác giữa các ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh... ; mở rộng hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch... ; tăng cường giao lưu hữu nghị giữa thanh niên, thiếu niên, đoàn thể quần chúng, các tổ chức dân gian hai nước ; làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa quan trọng và nội hàm cụ thể của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung, để tình hữu nghị của nhân dân hai nước mãi mãi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hai bên thỏa thuận sẽ cùng nhau phối hợp tổ chức các hoạt động, với hình thức đa dạng, long trọng kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

5. Hai bên nhất trí làm sâu sắc hơn nữa hợp tác kinh tế mậu dịch, phấn đấu nâng kim ngạch mậu dịch hai bên đạt 25 tỷ USD vào năm 2010. Hai bên giao Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung : Ðẩy mạnh thực hiện "Quy hoạch 5 năm phát triển hợp tác kinh tế mậu dịch Việt - Trung" mà hai bên đang thảo luận để ký kết ; Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước đầu tư tại nước kia ; Sớm thành lập tổ công tác hợp tác kinh tế thương mại để thông báo tình hình cho nhau và trao đổi ý kiến về các công việc cụ thể trong hợp tác kinh tế thương mại, tìm các biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại ; Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp quản lý chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại..., bảo đảm các hoạt động mậu dịch biên giới phát triển lành mạnh.

Chính phủ hai nước tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ về chính sách, thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước thực hiện và chấp hành những thỏa thuận hợp tác và hợp đồng kinh tế đã ký kết theo quy tắc thị trường để tăng cường lòng tin trong hợp tác song phương ; tiếp tục trao đổi thỏa thuận về các dự án hợp tác lớn, khuyến khích các doanh nghiệp lớn của hai nước mở rộng hợp tác lâu dài, cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện lực, xây dựng nhà ở, tư vấn thiết kế, công nghiệp hóa chất, công nghiệp phụ trợ, đóng tàu... Hai bên nhất trí, tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác "Hai hành lang một vành đai", nghiên cứu nghiêm túc ý tưởng về khu kinh tế, thương mại, du lịch xuyên biên giới, thắt chặt mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới hai nước.

Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa chuyên gia kinh tế hai nước, đề xuất các kiến nghị về chính sách ứng phó với những biến động của tình hình kinh tế quốc tế.

6. Hai bên bày tỏ hài lòng đối với việc cơ bản hoàn thành công tác phân giới trên bộ, đồng ý tiếp tục cùng phối hợp chặt chẽ, tích cực giải quyết vấn đề còn lại, bảo đảm thực hiện mục tiêu kết thúc công việc phân giới cắm mốc toàn tuyến biên giới trên bộ đúng thời hạn trong năm nay ; sớm ký kết Nghị định thư phân giới cắm mốc và Hiệp định quy chế quản lý biên giới mới nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, hữu nghị lâu dài giữa hai nước. Hai bên đồng ý tổ chức lễ mừng công hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc tại cặp cửa khẩu mà hai bên nhất trí.

Hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ", làm tốt công tác kiểm tra liên hợp và điều tra liên hợp nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh cá chung và việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ ; thúc đẩy hợp tác thăm dò, khai thác cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định Vịnh Bắc Bộ đạt được những tiến triển thực chất. Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động khảo sát chung ở khu vực này.

Hai bên đã trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn và hữu nghị về việc gìn giữ hòa bình ổn định ở Biển Ðông ; khẳng định tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Ðông", duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển của LHQ năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp. Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Ðông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước.

7. Phía Việt Nam một lần nữa khẳng định việc kiên định thực hiện chính sách một Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp thống nhất của Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động "Ðài Loan độc lập" dưới bất kỳ hình thức nào. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Ðài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

8. Hai bên trao đổi và đạt nhận thức chung về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, bày tỏ sự hài lòng về sự phối hợp chặt chẽ trong các công việc quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, WTO, APEC, ASEM, ASEAN+1, ASEAN+3, đồng ý tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đa phương, góp phần thúc đẩy xây dựng một thế giới hòa bình lâu dài và cùng phát triển phồn vinh.

9. Trong thời gian thăm, hai bên đã ký 8 Hiệp định và Thỏa thuận, trong đó có Hiệp định về thiết lập đường dây nóng ; Hiệp định về kiểm dịch y tế biên giới ; Hiệp định khung về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ; Thỏa thuận về xây dựng khu kinh tế - thương mại Trung Quốc tại thành phố Hải Phòng ; Thỏa thuận về hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc và một số thỏa thuận hợp đồng kinh tế khác.

10. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn chân thành Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Ðảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và hữu nghị, mời Thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm lại Việt Nam, Thủ tướng Ôn Gia Bảo bày tỏ sự cảm ơn.

Bắc Kinh, ngày 25/10/2008

********************

6. Tuyên bố chung Trung Quốc - Việt Nam 15/10/2011

Thứ Bảy 15/10/2011

Ngày 15/10, tại thủ đô Bắc Kinh, Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung về chuyến thăm chính thức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Nội dung tuyên bố chung như sau :

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 10 năm 2011. 

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào ; lần lượt hội kiến với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Ngô Bang Quốc ; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo ; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Giả Khánh Lâm. Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện Lý Khắc Cường cũng đã tham gia các hoạt động liên quan. 

Trong bầu không khí chân thành, hữu nghị, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước ; đi sâu trao đổi ý kiến về việc tăng cường hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, đạt được nhận thức chung rộng rãi. Ngoài Bắc Kinh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm tỉnh Quảng Đông.

Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và đi vào chiều sâu, đồng thời có ảnh hưởng tích cực thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. 

2. Hai bên vui mừng trước những thành tựu mang tính lịch sử mà nhân dân hai nước, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản, đã đạt được trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, trong đổi mới của Việt Nam và cải cách mở cửa của Trung Quốc. 

Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự mở đầu thuận lợi trong thực hiện Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc ; tin tưởng vững chắc Đảng Cộng sản Trung Quốc nhất định sẽ đoàn kết chặt chẽ và dẫn dắt nhân dân Trung Quốc thực hiện thắng lợi mục tiêu vĩ đại xây dựng toàn diện xã hội khá giả và đẩy nhanh hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. 

Phía Trung Quốc chúc mừng thành công của Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam và tin tưởng vững chắc rằng, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ mà Đại hội XI đã đề ra, xây dựng Việt Nam thành nước xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Hai bên đã nhìn lại và tổng kết những thành tựu to lớn đã giành được trong quá trình phát triển quan hệ hai nước 61 năm qua kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, và nhất trí cho rằng, quan hệ hai nước đã phát triển nhanh và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. 

Hai bên nhấn mạnh tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau, hợp tác với nhau là kinh nghiệm quan trọng cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lành mạnh ; khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt-Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau.

Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục, sẽ tăng cường giao lưu hữu nghị giữa hai nước, mở rộng hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, trân trọng, giữ gìn, phát triển tốt quan hệ hai Đảng, hai nước Việt-Trung, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển một cách ổn định, lành mạnh, lâu dài. 

Hai bên nhất trí cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến sâu sắc, phức tạp, việc hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa sự tin cậy chiến lược, hợp tác chặt chẽ toàn diện, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại hay mới nảy sinh giữa hai nước, là phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho sự nghiệp chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

4. Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hữu hiệu, thiết thực để mở rộng toàn diện và đi sâu hợp tác hữu nghị trên các lĩnh vực giữa hai nước : 

Một là, duy trì truyền thống tốt đẹp các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song phương, trao đổi qua đường dây nóng, gặp gỡ tại các diễn đàn đa phương, cử đặc phái viên…, kịp thời trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, khu vực và các vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương, tăng cường trao đổi chiến lược, nắm chắc phương hướng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển lâu dài, lành mạnh, ổn định. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên chính thức khai thông đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.

Hai là, phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc trong việc đi sâu hợp tác thực chất, thúc đẩy quan hệ song phương, tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo và quy hoạch chính sách đối với hợp tác trong các lĩnh vực, thúc đẩy tổng thể sự hợp tác, phối hợp xử lý vấn đề phát sinh, thúc đẩy hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực đạt thành quả phong phú hơn nữa, không ngừng làm phong phú nội hàm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện hai nước.

Ba là, thắt chặt giao lưu hợp tác giữa hai Đảng, thực hiện có hiệu quả "Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2011-2015". 

Tổ chức tốt Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, tăng cường trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý đất nước ; mở rộng và đi sâu hợp tác đào tạo cán bộ Đảng, chính quyền ; tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp Trưởng Ban theo cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và hai Ban Tuyên truyền hai Đảng vào thời điểm thích hợp.

Bốn là, đi sâu hợp tác giữa hai quân đội, tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao quân đội hai nước ; tiếp tục tổ chức tốt Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng Quốc phòng ; thúc đẩy thiết lập đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng hai nước ; tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ ; triển khai thí điểm tuần tra chung biên giới đất liền vào thời điểm thích hợp ; tiếp tục tổ chức tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ; tăng cường hợp tác trong các mặt như tàu hải quân hai nước thăm nhau.

Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh ; tổ chức tốt Hội nghị cấp Bộ trưởng Hợp tác phòng chống tội phạm lần thứ 3 giữa hai Bộ Công an hai nước ; thúc đẩy triển khai các hoạt động chung chống xuất nhập cảnh trái phép ở khu vực biên giới ; tăng cường phối hợp có hiệu quả trong các lĩnh vực phòng chống tội phạm kiểu mới như tấn công tội phạm lừa đảo viễn thông. 

Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp ; cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới ; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình.

Sáu là, tăng cường và mở rộng hợp tác thiết thực giữa hai nước theo các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả thực tế, bổ sung thế mạnh lẫn nhau, bằng nhiều hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển :

- Phát huy đầy đủ vai trò của Ủy ban hợp tác kinh tế-thương mại, Ủy ban liên hợp hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước trong việc chỉ đạo, điều phối tổng thể, đôn đốc thực hiện hợp tác thiết thực giữa hai nước trong các lĩnh vực liên quan. Thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam-Trung Quốc" vừa được ký kết trong chuyến thăm này.

- Tích cực thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, nông lâm nghiệp, giao thông, điện lực, công nghệ thông tin, khoáng sản, năng lượng, du lịch..., tăng cường trao đổi về thúc đẩy cân bằng thương mại song phương, khuyến khích và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp của hai nước mở rộng hợp tác lâu dài cùng có lợi, xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới và hợp tác "hai hành lang, một vành đai"... 

- Tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như khoa học kỹ thuật, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, văn hóa, y tế, thể thao, báo chí… Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, quản lý nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện tốt "Thỏa thuận trao đổi giáo dục 2011-2015", mở rộng số lượng lưu học sinh cử sang nhau.

- Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân, như Diễn đàn Nhân dân Việt-Trung, Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, đẩy mạnh tuyên truyền tình hữu nghị Việt-Trung, tăng cường định hướng dư luận và quản lý báo chí, thúc đẩy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, giữ gìn đại cục quan hệ hữu nghị hai nước, làm cho tình hữu nghị Việt-Trung được kế thừa và phát huy rạng rỡ.

- Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc. 

- Tiếp tục thực hiện tốt các văn kiện có liên quan đến biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ" ; tích cực tìm tòi mô hình mới trong kiểm tra liên hợp khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ ; thúc đẩy thiết lập đường dây nóng liên lạc giữa cơ quan ngư nghiệp hai nước.

- Đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm ký kết "Hiệp định tàu thuyền qua lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân" và "Hiệp định hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc", cùng nhau duy trì ổn định và phát triển ở khu vực biên giới.

Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký "Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc (2011-2015)", "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế-thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 2012-2016", "Thỏa thuận trao đổi giáo dục 2011-2015 giữa Bộ Giáo dục và đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", "Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về sửa đổi Hiệp định vận tải ôtô giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc", "Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về thực hiện Hiệp định vận tải ôtô giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc", "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa". 

5. Hai bên đã trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển ; nhấn mạnh ý chí và quyết tâm chính trị thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị để giải quyết tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định tại Biển Đông ; cho rằng điều này phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển tại khu vực. 

Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ tầm cao chính trị và chiến lược, kịp thời chỉ đạo xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển.

Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước ký kết "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển" ; cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, sẽ cùng nỗ lực thực hiện nghiêm chỉnh Thỏa thuận này.

Căn cứ vào nhận thức chung đã có giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển", hai bên đẩy mạnh đàm phán vấn đề trên biển, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực trao đổi tìm kiếm giải pháp có tính quá độ, tạm thời, không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Hai bên thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển ở khu vực này. Hai bên tích cực thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, thăm dò khai thác dầu khí, phòng chống thiên tai…

Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng, hai nước, xử lý các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

6. Phía Việt Nam khẳng định thực hiện nhất quán chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. 

Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.

7. Hai bên khẳng định tiếp tục mở rộng giao lưu và hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao hai nước, tổ chức tốt trao đổi chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước, tăng cường trao đổi và hợp tác tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng…, cùng giữ gìn và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và phồn vinh của khu vực và thế giới.

8. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và hữu nghị. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào sớm sang thăm lại Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào bày tỏ cảm ơn về lời mời.

********************

7. Tuyên bố chung Trung Quốc - Việt Nam 21/06/2013

Thứ sáu, 21/06/2013

1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang đã thăm cấp Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2013.

Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình ; lần lượt hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang. Trong không khí thẳng thắn, hữu nghị, Lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. 

Ngoài Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm tỉnh Quảng Đông.

2. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài.

3. Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây :

(i) Duy trì tiếp xúc cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song phương, điện đàm qua đường dây nóng, gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương... để tăng cường trao đổi chiến lược, nắm vững phương hướng đúng đắn phát triển quan hệ hai nước. Phía Việt Nam hoan nghênh lãnh đạo Trung Quốc sớm sang thăm Việt Nam, phía Trung Quốc hoan nghênh Lãnh đạo Việt Nam sang thăm và tham dự các Hội nghị tại Trung Quốc. 

(ii) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Phiên họp lần 6 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế quan trọng này, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện tốt "Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc" được ký kết trong chuyến thăm này, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai nước đạt được tiến triển mới.

(iii) Hai bên hài lòng trước sự phát triển của quan hệ hai Đảng trong những năm qua, nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo, Tuyên truyền của hai Đảng vận hành thuận lợi, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ, cùng nhau tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng lần thứ 9, tăng cường hơn nữa trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, thúc đẩy xây dựng Đảng và đất nước ở mỗi nước.

(iv) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, tổ chức Tham vấn Ngoại giao thường niên và tăng cường giao lưu cấp Cục, Vụ giữa hai Bộ Ngoại giao.

(v) Hai bên đánh giá tích cực kết quả Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lần thứ 4, nhất trí duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò của cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng để tăng cường tin cậy lẫn nhau. Đi sâu trao đổi kinh nghiệm công tác Đảng và chính trị trong quân đội, tăng cường đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ. Thực hiện tốt "Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam-Trung Quốc" (sửa đổi) ký kết trong chuyến thăm này, tiếp tục triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền. Làm sâu sắc thêm hợp tác biên phòng trên đất liền và trên biển, trong năm nay triển khai hai đợt tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ. Tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề an ninh đa phương khu vực. Trao đổi nghiên cứu hình thức mới, nội dung mới trong triển khai hợp tác quốc phòng, làm sâu sắc thêm hợp tác giữa quân đội hai nước.

(vi) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước, tăng cường các chuyến thăm cấp cao và đơn vị nghiệp vụ của cơ quan thực thi pháp luật hai bên, thúc đẩy hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như phòng chống tội phạm xuyên biên giới, giữ gìn trật tự trị an xã hội cũng như xây dựng năng lực thực thi pháp luật, sớm triển khai các hoạt động thực thi pháp luật chung trên các lĩnh vực, duy trì an ninh và ổn định khu vực biên giới hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai giao lưu hợp tác giữa cơ quan cảnh sát biển hai nước. Hai bên nhất trí sớm khởi động đàm phán về "Hiệp định dẫn độ Việt-Trung" trong nửa cuối năm nay.

(vii) Hai bên nhất trí tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016" và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp chế tạo và phụ trợ, dịch vụ cũng như hợp tác khu vực "Hai hành lang, một vành đai".

Hai bên sẽ sử dụng tốt cơ chế Ủy ban Hợp tác kinh tế-thương mại song phương, thực hiện tốt "Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công Thương Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc" ; hai bên nhất trí tích cực áp dụng các biện pháp hữu hiệu, quyết liệt để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở đảm bảo thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cố gắng hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD. Tiếp tục thúc đẩy xây dựng các dự án hợp tác kinh tế - thương mại quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, khu công nghiệp, kết nối giao thông trên bộ, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội... 

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương. Tiếp tục thúc đẩy tiện lợi hóa thương mại và đầu tư song phương, bao gồm khuyến khích thanh quyết toán bằng đồng bản tệ trong trao đổi mậu dịch tại khu vực biên giới. Khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư. 

(viii) Hai bên nhất trí tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương về nông nghiệp, tăng cường giao lưu khoa học kỹ thuật nông nghiệp và nâng cao năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nhân rộng các loại giống cây trồng nông nghiệp sản lượng cao và chất lượng tốt, bao gồm các loại giống lúa lai, thúc đẩy ngành chế biến và thương mại hàng nông sản phát triển, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống phòng chống dịch bệnh động thực vật xuyên biên giới và an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, nâng cao khả năng dự báo và mức độ chia sẻ thông tin.

(ix) Tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện tốt "Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011 - 2015", "Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015", sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực sản nghiệp văn hóa, nguồn nhân lực. Hai bên nhất trí tổ chức Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ 2 vào nửa cuối năm nay tại Trung Quốc, đồng thời tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, Diễn đàn nhân dân Việt-Trung…, tăng cường tuyên truyền về tình hữu nghị Việt-Trung để gia tăng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

(x) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban hợp tác về khoa học công nghệ giữa Chính phủ hai nước, khuyến khích và ủng hộ giới nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hai nước triển khai hợp tác với nhiều hình thức như cùng nghiên cứu và phát triển, cùng xây dựng phòng thí nghiệm chung, chuyển giao công nghệ… trong các lĩnh vực hai bên quan tâm như nông nghiệp, công nghệ thông tin, năng lượng mới, bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước…

(xi) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam ; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước ; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế… ; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển. 

(xii) Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước ; đánh giá tích cực việc hai nước thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trong chuyến thăm lần này ; đồng ý thúc đẩy việc tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam ; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước ; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế… ; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển vào nửa cuối năm nay, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý sông suối biên giới, phòng chống thiên tai lũ lụt, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên sông suối xuyên biên giới.

(xiii) Hai bên sẽ tiếp tục thực hiện tốt "Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ" ; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đánh giá cao "Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển" được ký kết trong chuyến thăm lần này, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước phù hợp với quan hệ hai nước.

4. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí việc Lãnh đạo hai Đảng, hai nước duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước. Hai bên sẽ nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc", sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới lãnh thổ cấp Chính phủ..., kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, trong năm nay khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, sớm xác định khu vực và lĩnh vực hợp tác để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực. 

Hai bên nhất trí gia tăng mật độ đàm phán của Nhóm công tác chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt-Trung, trong năm nay thực hiện một đến hai dự án hợp tác trong số ba dự án đã thỏa thuận, bao gồm Dự án về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocene khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang ; tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.

Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. 

5. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

6. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc cùng là hai nước đang phát triển, có lập trường tương tự và gần nhau trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị cấp cao Đông Á..., cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Hai bên nhất trí lấy năm nay - năm kỷ niệm 10 năm ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, làm cơ hội để thực hiện toàn diện nhận thức chung mà Lãnh đạo các nước ASEAN và Lãnh đạo Trung Quốc đã đạt được, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 10 năm, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, kết nối giao thông, hải dương, xã hội nhân văn..., đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. 

7. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký "Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc", "Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc" (sửa đổi), "Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển", "Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu", "Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc", "Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước", "Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc", "Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ" và nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác.

8. Hai bên hài lòng trước những kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, hữu nghị của phía Trung Quốc và mời Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn.

Bắc Kinh, ngày 21 tháng 6 năm 2013

***********************

8. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 15/10/2013

Thứ Ba, 15/10/2013

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường đã thăm chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 10 năm 2013.

Trong thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ; hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Trong không khí chân thành, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong tình hình mới, cũng như tình hình quốc tế, khu vực hiện nay và các vấn đề cùng quan tâm.

2. Hai bên đã nhìn lại và đánh giá cao sự phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, khẳng định sẽ tuân theo những nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc theo phương châm "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Hai bên nhất trí cho rằng, trong tình hình kinh tế, chính trị quốc tế diễn biến phức tạp hiện nay, việc hai bên tăng cường trao đổi chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác thực chất, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài phù hợp lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như thế giới.

3. Hai bên đánh giá cao vai trò quan trọng không thể thay thế của tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, nhất trí tiếp tục duy trì tiếp xúc và thăm viếng cấp cao, xuất phát từ tầm cao chiến lược nắm vững phương hướng phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới.

Đồng thời, thúc đẩy trao đổi cấp cao qua nhiều hình thức như gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương, sử dụng tốt đường dây nóng giữa Lãnh đạo cấp cao để đi sâu trao đổi các vấn đề trọng đại trong quan hệ song phương cũng như các vấn đề cùng quan tâm.

4. Hai bên nhất trí tiếp tục sử dụng tốt cơ chế của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, thúc đẩy tổng thể hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực ; thực hiện tốt "Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc" ; sử dụng tốt các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa các ngành Ngoại giao, Quốc phòng, Kinh tế, Thương mại, Công an, An ninh, Báo chí hai nước và giữa Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo của hai Đảng ; tổ chức tốt Phiên họp Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm, Phiên họp Ủy ban hợp tác kinh tế thương mại, Hội thảo lý luận giữa hai Đảng ; làm tốt các công tác như Tham vấn Ngoại giao thường niên, Tham vấn An ninh-Quốc phòng, đào tạo mở rộng cho cán bộ Đảng và Nhà nước ; sử dụng hiệu quả đường dây điện thoại trực tiếp giữa Bộ Quốc phòng, tăng cường định hướng đúng đắn báo chí và dư luận... góp phần quan trọng cho việc tăng cường sự tin cậy giữa hai bên, duy trì phát triển ổn định quan hệ hai nước. 

5. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng và đối tác quan trọng của nhau, đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích chung của hai nước, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện với trọng tâm là các lĩnh vực dưới đây :

a. Về hợp tác trên bộ :

(i) Hai bên nhất trí nhanh chóng thực hiện "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016" và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm ; thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng giữa hai nước để quy hoạch và chỉ đạo thực hiện các dự án cụ thể ; sớm đạt nhất trí về phương án thực hiện và huy động vốn đối với dự án đường bộ cao tốc Lạng Sơn-Hà Nội nhằm sớm khởi công xây dựng.

Hai bên sẽ tích cực thúc đẩy dự án đường bộ cao tốc Móng Cái-Hạ Long, phía Trung Quốc ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc tham gia dự án này theo nguyên tắc thị trường, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ về huy động vốn trong khả năng. Các bộ, ngành hữu quan hai nước đẩy nhanh công tác, sớm khởi động nghiên cứu khả thi dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.

Hai bên nhất trí thực hiện tốt "Bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới", tích cực nghiên cứu đàm phán ký kết "Hiệp định thương mại biên giới Việt-Trung" (sửa đổi) nhằm phát huy vai trò tích cực thúc đẩy hợp tác và phồn vinh ở khu vực biên giới hai nước.

(ii) Hai bên đồng ý tăng cường điều phối chính sách kinh tế thương mại, thực hiện tốt "Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản" và "Hiệp định về việc mở Cơ quan xúc tiến Thương mại nước này tại nước kia", để thúc đẩy cân bằng thương mại song phương trên cơ sở bảo đảm thương mại tăng trưởng ổn định, phấn đấu hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD.

Phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa có tính cạnh tranh của Việt Nam, ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam đầu tư kinh doanh, đồng thời sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc mở rộng thị trường.

Phía Việt Nam sẽ tạo thuận lợi, hỗ trợ sớm hoàn thành Khu công nghiệp Long Giang và Khu công nghiệp An Dương. Hai bên sẽ đẩy nhanh thi công, thúc đẩy sớm hoàn thành dự án Cung Hữu nghị Việt-Trung.

(iii) Hai bên nhất trí làm sâu sắc thêm giao lưu hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế…

(iv) Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền giữa hai nước, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác hằng năm ; tiến hành Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu giữa hai nước, thúc đẩy công tác mở cửa, nâng cấp một số cặp cửa khẩu biên giới trên bộ, sớm chính thức mở cặp cửa khẩu quốc gia Hoành Mô-Động Trung ; thúc đẩy đàm phán về "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc" sớm đạt được tiến triển thực chất, sớm khởi động vòng đàm phán mới và đạt nhất trí về "Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân", sớm hoàn thành xây dựng các cầu qua biên giới như cầu đường bộ Bắc Luân 2, cầu đường bộ 2 Tà Lùng-Thủy Khẩu, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới hai nước.

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các địa phương, nhất là giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước ; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước.

b. Về hợp tác tiền tệ :

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tích cực tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương về thương mại và đầu tư. Trên cơ sở Hiệp định thanh toán bằng đồng bản tệ song phương trong thương mại biên giới ký giữa ngân hàng Trung ương hai nước năm 2003, tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thanh toán bằng đồng bản tệ, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư hai bên.

Hai bên quyết định thành lập Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ giữa hai nước, để nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tài chính tiền tệ của hai bên, duy trì ổn định và phát triển kinh tế hai nước và khu vực. Tăng cường điều phối và phối hợp đa phương, cùng nhau thúc đẩy hợp tác tài chính tiền tệ khu vực Đông Á.

c. Về hợp tác trên biển :

Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc", sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Theo tinh thần đó, hai bên đồng ý thành lập Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc.

Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo đối với các cơ chế đàm phán và tham vấn hiện có, gia tăng cường độ làm việc của Nhóm công tác vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và Nhóm công tác cấp chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này và trong năm nay khởi động khảo sát chung ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Nhanh chóng thực hiện các Dự án hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng vịnh Bắc Bộ ; nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocene khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang…, tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển.

Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, xử lý kịp thời, thỏa đáng các vấn đề nảy sinh, đồng thời tiếp tục tích cực trao đổi và tìm kiếm các biện pháp có hiệu quả để kiểm soát tranh chấp, duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

6. Hai bên nhất trí tổ chức tốt các hoạt động như Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ hai ; Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung ; Liên hoan nhân dân Việt-Trung… nhằm bồi dưỡng ngày càng nhiều thế hệ tiếp nối sự nghiệp hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc. Hai bên nhất trí thành lập Viện Khổng Tử tại Việt Nam và đẩy nhanh việc thành lập Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia, thiết thực tăng cường tuyên truyền về quan hệ hữu nghị Việt-Trung, làm sâu sắc sự hiểu biết và hữu nghị giữa người dân hai nước.

7. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

8. Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại thế giới, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, Diễn đàn Hợp tác Á-Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 với Trung-Nhật-Hàn, Hội nghị Cấp cao Đông Á… cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Hai bên đánh giá cao những thành tựu to lớn đạt được trong phát triển quan hệ ASEAN-Trung Quốc, nhất trí lấy dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc làm cơ hội tăng cường hơn nữa tin cậy chiến lược. Phía Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Trung Quốc về việc ký kết "Điều ước hợp tác láng giềng hữu nghị giữa các nước ASEAN và Trung Quốc", nâng cấp Khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á. Việc ASEAN và Trung Quốc triển khai hợp tác rộng rãi có vai trò hết sức quan trọng đối với thúc đẩy hòa bình, ổn định, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau tại khu vực Đông Nam Á.

Hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ, hiệu quả "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, theo tinh thần và nguyên tắc của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), trên cơ sở đồng thuận, nỗ lực hướng tới thông qua "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC).

9. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký "Hiệp định về việc mở Cơ quan Xúc tiến thương mại nước này tại nước kia", "Bản ghi nhớ về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới", "Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hỗn hợp hỗ trợ các dự án do doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam", "Hiệp định về việc xây dựng cầu đường bộ 2 Tà Lùng-Thủy Khẩu" và Nghị định thư kèm theo, "Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng vịnh Bắc Bộ", "Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang", "Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội" và một số văn kiện hợp tác kinh tế. 

10. Hai bên bày tỏ hài lòng về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhất trí cho rằng chuyến thăm lần này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển và hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực.

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013

***************************

9. Thông cáo chung Trung Quốc - Việt Nam 09/04/2015

Thứ Năm 09/04/2015

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiến hành thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 7 đến ngày 10/4/2015.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình ; hội kiến với Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường (Li Keqiang) ; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) ; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng). Trong không khí hữu nghị, chân thành, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước ; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc tăng cường quan hệ hai Đảng, hai nước trong tình hình mới và về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Ngoài Bắc Kinh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm tỉnh Vân Nam (Yunnan).

Hai bên nhất trí cho rằng chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

2. Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của mỗi nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường phát triển xã hội chủ nghĩa đặc trưng của mỗi nước là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực, học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc phát triển về phía trước, không ngừng tạo sức sống mới cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã giành được trong việc thúc đẩy toàn diện sự nghiệp đổi mới từ Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, chân thành chúc và tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện được những nhiệm vụ mục tiêu mà Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành nước xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phía Việt Nam đánh giá cao những tiến triển to lớn trong các lĩnh vực mà Trung Quốc đạt được từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII đến nay, chân thành chúc và tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo kiên định của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ thúc đẩy hài hòa xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công nhà nước hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.

3. Nhân dịp 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhìn lại truyền thống tốt đẹp kề vai sát cánh, ủng hộ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân hai nước trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và trong tiến trình thúc đẩy sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia.

Hai bên đã tổng kết những kinh nghiệm và gợi mở quan trọng về sự phát triển của quan hệ Việt - Trung : tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông (Mao Zedong) cùng các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được quý trọng, gìn giữ và phát huy ; hai nước Việt Nam - Trung Quốc có lợi ích chung rộng rãi làm cơ sở cho đại cục quan hệ hai nước, hai bên cần luôn kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương chân thành, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng ; tin cậy chính trị Việt - Trung là cơ sở cho quan hệ song phương phát triển lành mạnh, ổn định, hai bên cần tăng cường thăm viếng và trao đổi cấp cao, từ tầm cao chiến lược, đưa quan hệ song phương phát triển về phía trước ; hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy hòa bình, phát triển và phồn vinh của khu vực, cần tăng cường và làm sâu sắc toàn diện.

4. Hai bên nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì nỗ lực thực hiện tốt phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", luôn nắm vững phương hướng phát triển của quan hệ Việt - Trung, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển lên phía trước. 

Hai bên nhất trí chú trọng đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực sau đây :

- Tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp tiếp xúc mật thiết cấp cao giữa hai Đảng, hai nước bằng các hình thức linh hoạt, kịp thời trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, khu vực và những vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương, không ngừng đi sâu trao đổi chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo đối với sự phát triển của quan hệ Việt - Trung. 

- Tiếp tục phát huy tốt vai trò của các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước như Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung ; thúc đẩy tổng thể hợp tác, điều phối giải quyết các vấn đề, phục vụ cho lợi ích của nhân dân hai nước. Thực hiện tốt "Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc", thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực giữa hai nước đạt tiến triển mới.

- Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng, tiếp tục tổ chức tốt các hội thảo lý luận, thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đất nước..., đi sâu hợp tác về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Đảng và chính quyền. Tích cực thúc đẩy giao lưu hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc.

- Thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016", thúc đẩy thực hiện Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm và các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại mà hai bên đã ký kết. Thúc đẩy thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cân bằng, bền vững ; phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam ; hai bên tích cực nghiên cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung. Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới ; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng. Thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch, v.v... Phía Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư phát triển và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đến Trung Quốc khai thác mở rộng thị trường. Phía Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho các doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ, đồng ý tăng cường điều hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện.

- Tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thực thi pháp luật và an ninh. Tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao thường niên, mở rộng giao lưu hợp tác giữa bộ Ngoại giao hai nước. Duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước và đối thoại quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh giao lưu hữu nghị giữa hai lực lượng biên phòng, quản lý thỏa đáng bất đồng, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác Đảng và công tác chính trị trong quân đội ; tăng cường hợp tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ ; tiếp tục tổ chức tuần tra chung trong vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân hai bên thăm nhau. Đi sâu hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, tăng cường đối thoại an ninh, triển khai có hiệu quả các cơ chế hợp tác và thỏa thuận hợp tác đã ký kết ; tăng cường hợp tác về chống khủng bố, phòng chống tội phạm ma túy, tội phạm lừa đảo viễn thông, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý biên giới, an ninh mạng... ; bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và công dân nước này tại nước kia.

- Mở rộng giao lưu và hợp tác hữu nghị giữa hai bên trong các lĩnh vực báo chí, văn hóa, giáo dục, du lịch và giữa các địa phương hai nước ; tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, diễn đàn nhân dân Việt - Trung ; tích cực thúc đẩy công tác thành lập trung tâm văn hóa nước này tại nước kia, tăng cường giao lưu báo chí và thăm viếng lẫn nhau giữa phóng viên hai nước ; đi sâu giao lưu hữu nghị giữa các cơ quan nghiên cứu và học giả ; thiết thực đẩy mạnh tuyên truyền về tình hữu nghị Việt - Trung, không ngừng tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

- Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung, thực hiện tốt các văn kiện về biên giới trên đất liền giữa hai nước ; sớm ký "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc" và "Hiệp định về quy chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân" ; cùng duy trì bảo vệ sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới. Phát huy tốt vai trò của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt - Trung ; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước.

5. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc" ; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. 

Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.

6. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ Đài Loan độc lập dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam. 

7. Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường phối hợp trong khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc, Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc ; cùng duy trì, bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, phồn vinh và phát triển của thế giới. Phía Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017, Việt Nam chúc mừng Trung Quốc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2014. Hai bên đồng ý tăng cường hợp tác xây dựng kết nối khu vực, thúc đẩy cùng phát triển trong khu vực.

8. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết "Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020" ; "Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" ; "Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc" giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ; "Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc" ; "Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ" (MOU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc ; "Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc" ; và "Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc".

9. Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, chân tình và hữu nghị, trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sớm sang thăm chính thức Việt Nam ; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời./. 

Bắc Kinh, ngày 8 tháng 4 năm 2015

****************************

10. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 06/11/2015

Thứ Sáu 06/11/2015

 

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 6/11/2015.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Trong không khí hữu nghị, chân thành, thẳng thắn, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung quan trọng về việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước, về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Hai bên nhất trí cho rằng chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc củng cố tình hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

2. Hai bên vui mừng trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của mỗi nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình mỗi nước ; nhất trí tăng cường giao lưu và tham khảo kinh nghiệm của nhau, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc không ngừng phát triển, tạo sức sống mới cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi nước.

Phía Việt Nam chân thành chúc và tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ thúc đẩy hài hòa xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý đảng nghiêm minh toàn diện, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công nhà nước hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.

Phía Trung Quốc chân thành chúc Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vào đầu năm 2016 ; tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, xây dựng Việt Nam trở thành nước xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Hai bên nhìn lại chặng đường phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong 65 năm qua kể từ khi Việt Nam - Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân xây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước cần được gìn giữ, kế thừa và phát huy ;

Thực hiện tốt phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" ;

Nắm vững phương hướng đúng đắn của tình hữu nghị Việt - Trung, tăng cường trao đổi chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định.

4. Hai bên cho rằng, việc duy trì tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa hai Đảng, hai nước có vai trò quan trọng trong việc tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy phát triển quan hệ song phương ; nhất trí duy trì trao đổi cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm lẫn nhau, cử Đặc phái viên, điện thoại qua đường dây nóng, gặp gỡ thường niên và gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương để kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai Đảng, hai nước.

5. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc đều đang trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, hai bên coi sự phát triển của nước này là cơ hội phát triển cho nước kia, nhất trí phát huy tốt vai trò điều phối tổng thể của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung, tập trung thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực dưới đây :

(i) Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng và làm sâu sắc các hoạt động giao lưu hợp tác giữa các tổ chức Đảng ở Trung ương và địa phương, nhất là các địa phương có chung đường biên giới ; tiếp tục tổ chức tốt Hội thảo lý luận, thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020 được ký trong chuyến thăm này. 

Tích cực thúc đẩy giao lưu hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân toàn quốc Trung Quốc ; thúc đẩy giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

(ii) Thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, duy trì trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ, tiếp tục tổ chức Tham vấn Ngoại giao thường niên, tăng cường giao lưu giữa các Vụ/Cục tương ứng, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cán bộ giữa hai Bộ.

Phía Việt Nam sẵn sàng tạo thuận lợi để Trung Quốc thành lập Tổng Lãnh sự quán tại Đà Nẵng, Việt Nam.

(iii) Duy trì trao đổi cấp cao giữa hai quân đội, sử dụng tốt cơ chế Đối thoại chiến lược Quốc phòng, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung và đường dây thông tin điện thoại trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng ; tăng cường giao lưu hợp tác giữa quân đội hai nước trên các lĩnh vực như giao lưu hữu nghị biên phòng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu học thuật quân sự, tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân thăm lẫn nhau ; đi sâu trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội ; tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển giữa Cảnh sát biển hai nước, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam với Cục Cảnh sát biển Trung Quốc.

Đi sâu hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, tiếp tục tổ chức tốt Hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm giữa hai Bộ Công an và Đối thoại an ninh chiến lược cấp Thứ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc ; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như chống khủng bố, chống tội phạm ma túy, tội phạm lừa đảo qua mạng viễn thông, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý biên giới, an ninh mạng, trao đổi kinh nghiệm về bảo đảm an ninh tại mỗi nước, phối hợp điều tra và truy bắt tội phạm bỏ trốn, ngăn chặn lao động bất hợp pháp...

(iv) Tăng cường kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước ; thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "một vành đai, một con đường" ; tăng cường hợp tác về năng lực sản xuất trên các lĩnh vực như vật liệu xây dựng, công nghiệp phụ trợ, máy móc thiết bị, điện lực, năng lượng tái tạo... 

Khẩn trương thành lập Nhóm công tác, tích cực bàn bạc, ký kết Phương án tổng thể chung xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thúc đẩy việc xây dựng và tích cực thu hút đầu tư đối với hai Khu Công nghiệp Long Giang (Tiền Giang) và An Dương (Hải Phòng) ở Việt Nam, đôn đốc và chỉ đạo doanh nghiệp hai nước thực hiện tốt các dự án hợp tác như gang thép và phân đạm do doanh nghiệp Trung Quốc nhận thầu xây dựng tại Việt Nam.

Sử dụng hiệu quả cơ chế Ủy ban hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung, tích cực nghiên cứu ký tiếp "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung", khẩn trương sửa đổi "Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung", thực hiện thương mại song phương phát triển cân bằng, vững chắc và bền vững, phấn đấu thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2017.

Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ "Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản" ; khuyến khích các doanh nghiệp hai bên mở rộng hợp tác thương mại đối với các mặt hàng nông sản, hoan nghênh các cơ quan chức năng và địa phương liên quan của hai nước trao đổi thành lập Cơ quan xúc tiến thương mại.

Tăng cường vai trò Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực liên quan không ngừng có tiến triển tích cực.

Thực hiện tốt dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ; khẩn trương lập quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, thúc đẩy hợp tác kết nối cơ sở hạ tầng như tuyến đường bộ cao tốc Móng Cái - Vân Đồn.

Đi sâu hợp tác hải quan, cùng chống các hành vi buôn lậu qua biên giới, tiếp tục tìm kiếm các biện pháp hợp tác thúc đẩy tiện lợi hóa thông quan, tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng, nâng cao mức độ hợp tác mở cửa khu vực cửa khẩu biên giới giữa hai nước.

(v) Mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa, du lịch và báo chí... Sử dụng tốt cơ chế Ủy ban liên hợp về hợp tác khoa học công nghệ giữa hai nước, tích cực thúc đẩy hợp tác về chuyển giao công nghệ, giao lưu giữa các nhà khoa học, trao đổi về việc xây dựng Phòng thí nghiệm chung.

Phấn đấu hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng Cung Hữu nghị Việt - Trung vào năm 2017, sớm thành lập Trung tâm Văn hóa nước này tại nước kia, vận hành có hiệu quả Học viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội.

Tăng cường giao lưu báo chí hai nước, gia tăng mức độ tuyên truyền về tình hữu nghị Việt - Trung. Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Diễn đàn Nhân dân, tổ chức Liên hoan thanh niên Việt - Trung lần thứ 3 tại Việt Nam vào năm 2016.

6. Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp về biên giới trên đất liền Việt - Trung, thực hiện tốt "Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân" và "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc" được ký kết trong chuyến thăm này ; tiến hành tổng kết tình hình 05 năm thực hiện 03 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền giữa hai nước.

Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới, thúc đẩy sự phát triển của khu vực biên giới hai nước.

7. Hai bên đã trao đổi chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh nghiêm túc tuân thủ những nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước ; nghiêm túc thực hiện "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Hai bên tuyên bố khởi động hoạt động khảo sát chung trên thực địa tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ vào trung tuần tháng 12 năm 2015, cho rằng đây là bước khởi đầu quan trọng cho việc hai bên triển khai hợp tác trên biển ; thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này ;

Nhất trí gia tăng cường độ đàm phán Nhóm công tác cấp chuyên viên về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, tuyên bố khởi động dự án hợp tác nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang.

Hai bên nhất trí cùng nhau kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), thúc đẩy sớm đạt được "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và quan hệ Việt - Trung.

8. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách một Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức.

Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

9. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường phối hợp trong khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc ; cùng duy trì, bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, phồn vinh và phát triển của thế giới. Phía Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017.

10. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký các văn kiện hợp tác : "Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020", "Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc thành lập Trung tâm Văn hóa nước này tại nước kia", "Công hàm trao đổi giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc khả thi tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng", "Bản ghi nhớ về việc thúc đẩy hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", "Bản ghi nhớ về việc ưu hóa thiết kế dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", "Bản thỏa thuận giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đảng Cộng sản Việt Nam với Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng Cộng sản Trung Quốc về thiết lập giao lưu hữu nghị giữa các tổ chức cơ sở Đảng địa phương", "Thỏa thuận triển khai giao lưu hữu nghị Đảng bộ địa phương giữa Tỉnh ủy Lào Cai, Đảng Cộng sản Việt Nam và Tỉnh ủy Vân Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc"...

11. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình và hữu nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

*************************

11. Thông cáo chung Trung Quốc - Việt Nam 15/09/2016

Thứ Năm 15/09/2016

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 10 đến ngày 15/9/2016.

Trong thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình ; hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường ; có các cuộc gặp với Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Du Chính Thanh.

Trong không khí hữu nghị, chân thành, thẳng thắn hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước ; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Ngoài Bắc Kinh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN lần thứ 13 tại Nam Ninh, thăm Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong.

2. Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Phía Trung Quốc chân thành chúc Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu đổi mới và xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, xây dựng Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Phía Việt Nam chân thành chúc Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Nhà nước hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.

3. Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần cùng nhau kế thừa, gìn giữ và phát huy. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp hiện nay, hai bên sẽ kiên trì tôn trọng lẫn nhau, tăng cường trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại và các vấn đề nảy sinh, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần tích cực thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.

4. Hai bên nhất trí duy trì truyền thống tiếp xúc mật thiết giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước bằng các hình thức linh hoạt, kịp thời trao đổi ý kiến về những vấn đề lớn và quan trọng trong quan hệ song phương và tình hình quốc tế, khu vực, tăng cường định hướng và chỉ đạo đối với sự phát triển của quan hệ Việt - Trung ; phát huy tốt vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung trong việc điều phối, thúc đẩy thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước ; triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý nhà nước, tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng, thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng (2016 - 2020) ; tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các Ban Đảng ở Trung ương và các tổ chức Đảng địa phương, nhất là các địa phương khu vực biên giới ; tăng cường giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.

5. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật. Triển khai tốt các cơ chế và thỏa thuận hợp tác hiện có ; thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì giao lưu thường xuyên giữa Lãnh đạo và trao đổi giữa các Cục/Vụ của hai Bộ ; tăng cường giao lưu về nghiệp vụ, chuyên môn giữa quân đội và lực lượng thực thi pháp luật hai nước ; tổ chức các hoạt động tuần tra chung trong Vịnh Bắc Bộ và huấn luyện chung về tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, chống khủng bố trên biển ; phòng chống các loại tội phạm ; thực hiện tốt "Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc" ; triển khai hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển ; gia tăng tần suất kiểm tra liên hợp nghề cá tại khu vực đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ ; căn cứ nhận thức chung về nguyên tắc đã đạt được tại cuộc gặp làm việc lần thứ nhất giữa Cảnh sát biển Việt Nam - Trung Quốc, xử lý thỏa đáng các vụ việc nảy sinh về nghề cá trên biển phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước.

6. Hai bên cho rằng, hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước có tiềm năng lớn. Thời gian qua, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc bước đầu có dấu hiệu cải thiện. Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hữu hiệu thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư song phương tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân hai nước :

(i) Thực hiện tốt "Thỏa thuận gia hạn và bổ sung Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại giữa Chính phủ hai nước Việt - Trung" ; sớm xác định danh mục các dự án hợp tác trọng điểm phù hợp với nhu cầu và lợi ích của hai bên, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, mở rộng lĩnh vực và nâng cao mức độ hợp tác.

(ii) Phát huy vai trò Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung và các cơ chế hợp tác liên quan, áp dụng các biện pháp thiết thực cải thiện hơn nữa tình trạng mất cân bằng thương mại hai nước ; thực hiện tốt "Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản", ủng hộ doanh nghiệp hai nước hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, trong đó có gạo, các sản phẩm sữa, hoa quả đã chế biến sau khi nhanh chóng hoàn tất công tác kiểm nghiệm kiểm dịch ; sớm phê chuẩn và thực hiện "Hiệp định Thương mại biên giới" (sửa đổi) ; đẩy nhanh nghiên cứu, bàn bạc thống nhất "Phương án tổng thể xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới" theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với quy định pháp luật của mỗi bên. Phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam ; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại tại một số địa phương của Trung Quốc.

(iii) Thúc đẩy hợp tác đầu tư và kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước. Phát huy vai trò Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng, tích cực nghiên cứu và thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối trong khuôn khổ "hai hành lang, một vành đai" và "một vành đai, một con đường" ; khẩn trương lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ; ủng hộ doanh nghiệp hai bên đẩy nhanh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong các dự án hợp tác liên quan giữa hai bên ; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các dự án phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.

(iv) Tăng cường hợp tác tài chính và tiền tệ. Thực hiện tốt các công việc tiếp theo sau Phiên họp lần thứ 2 Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ ; đồng thời, phối hợp chặt chẽ sử dụng hiệu quả các khoản tín dụng và các khoản viện trợ không hoàn lại Trung Quốc dành cho Việt Nam.

7. Hai bên đồng ý đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về nông nghiệp, môi trường, khoa học công nghệ, giao thông vận tải. Tích cực thúc đẩy triển khai đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của các hoạt động nghề cá trên biển, duy trì trao đổi về cách thức xử lý thỏa đáng các vấn đề liên quan ; tăng cường hợp tác trong việc tạo các giống lúa, giống cây trồng thích nghi với điều kiện hạn hán, nhiễm mặn và hợp tác trồng rừng ; triển khai tốt hợp tác sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong - Lan Thương, chia sẻ dữ liệu thủy văn sông suối khu vực biên giới ; thực hiện tốt kết quả Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban hỗn hợp khoa học và công nghệ Việt Nam - Trung Quốc ; tích cực nghiên cứu và bàn bạc ký kết "Hiệp định vận tải đường sắt biên giới mới", đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác hàng không giữa hai bên.

8. Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch. Tăng cường giao lưu báo chí hai nước ; tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước, tổ chức tốt Liên hoan thanh niên Việt - Trung lần thứ 3 tại Việt Nam trong năm nay.

9. Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo và ủng hộ giao lưu hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh/khu biên giới ; thúc đẩy các địa phương liên quan phát huy tốt vai trò của các cơ chế hiện có, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm như kinh tế, thương mại, du lịch, kết nối cơ sở hạ tầng giao thông ; tích cực nghiên cứu giải quyết vấn đề lao động thời vụ khu vực biên giới hai nước.

10. Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung, thực hiện tốt các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền giữa hai nước ; tăng cường công tác quản lý, giữ gìn trật tự xã hội, an ninh khu vực biên giới ; tiếp tục thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cặp cửa khẩu, áp dụng các biện pháp tiện lợi hóa thông quan, tạo thuận lợi cho phát triển của khu vực biên giới hai nước.

11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc" ; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Hai bên nhất trí làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này ; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển ; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thỏa thuận.

Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) ; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

12. Phía Việt Nam khẳng định thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

13. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường phối hợp trong các công việc đa phương, cùng nhau giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới. Phía Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2017. Phía Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tích cực tham gia các hội nghị quốc tế liên quan tổ chức tại Trung Quốc.

14. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết "Hiệp định gia hạn và bổ sung Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021" ; "Hiệp định thương mại biên giới (sửa đổi) giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" ; "Bản ghi nhớ về Danh mục các dự án hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" ; "Bản ghi nhớ về cùng xây dựng Kế hoạch hợp tác cơ sở hạ tầng trên bộ giai đoạn 2016 - 2020 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" ; "Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2016 - 2020 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" và một số văn kiện hợp tác khác.

15. Hai bên hài lòng về các kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ; nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chân thành cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp thân tình và hữu nghị, trân trọng mời Thủ tướng Lý Khắc Cường sang thăm lại Việt Nam. Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ cảm ơn về lời mời./.

Bắc Kinh, ngày 15/09/2016

*******************

12. Thông cáo chung Trung Quốc - Việt Nam 14/01/2017

Thứ Bảy 14/01/2017

1. Nhận lời mời của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước CHND Trung Hoa từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 01 năm 2017.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình ; lần lượt hội kiến với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường ; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang ; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Du Chính Thanh ; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Du Chính Thanh cùng tham dự gặp gỡ hữu nghị nhân dịp chào mừng kỷ niệm 67 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và đón Xuân 2017.

Trong bầu không khí thân tình, hữu nghị, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước ; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc, phát triển hơn nữa quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời kỳ mới, về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Ngoài Bắc Kinh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm tỉnh Chiết Giang.

Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, tăng cường tin cậy lẫn nhau, củng cố hơn nữa tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

2. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung ; sự phát triển bền vững của mỗi nước và quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước.

Trong điều kiện lịch sử mới với tình hình quốc tế, khu vực thay đổi sâu sắc, phức tạp, việc kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường xã hội chủ nghĩa là lựa chọn đúng đắn phù hợp với lợi ích căn bản, lâu dài của hai nước và nhân dân hai nước.

Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng thành công tốt đẹp của Hội nghị Trung ương 6 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc ; đánh giá cao những tiến triển to lớn mà Trung Quốc đạt được trong các lĩnh vực từ sau Đại hội 18 đến nay ; chân thành chúc và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo kiên cường của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân, Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân các dân tộc Trung Quốc nhất định sẽ thúc đẩy hài hòa xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu "hai 100 năm" là xây dựng toàn diện xã hội khá giả, xây dựng Trung Quốc trở thành quốc gia hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa ; chúc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thành công tốt đẹp.

Phía Trung Quốc nhiệt liệt chúc mừng thành công tốt đẹp của Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam ; đánh giá cao những thành quả quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giành được kể từ Đại hội 12 đến nay trong các mặt đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ; chân thành chúc và bày tỏ tin tưởng rằng, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, nhất định sẽ thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội 12 Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hai bên bày tỏ sẽ tăng cường hơn nữa giao lưu, học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình mỗi nước không ngừng phát triển, cùng không ngừng nỗ lực vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

3. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Việt-Trung ; nhất trí cho rằng, tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần phải kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa trong tình hình mới.

Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" ; luôn nhìn nhận và phát triển quan hệ song phương từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài ; luôn nắm chắc phương hướng lớn của tình hữu nghị Việt-Trung ; kiên trì tôn trọng lẫn nhau, tăng cường trao đổi chiến lược, tăng cường tin cậy chính trị, xử lý thỏa đáng bất đồng, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển liên tục, lành mạnh, ổn định, đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho hai nước và nhân dân hai nước, có những đóng góp mới to lớn hơn cho việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực và thế giới.

4. Hai bên cho rằng, việc lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, đặc biệt là lãnh đạo cao nhất duy trì tiếp xúc thường xuyên, có vai trò định hướng chiến lược rất quan trọng đối với việc thúc đẩy quan hệ song phương phát triển.

Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục thông qua các hình thức như thăm viếng song phương, cử Đặc phái viên, đường dây nóng, gặp gỡ thường niên và gặp gỡ bên lề các diễn đàn đa phương, duy trì và tăng cường truyền thống tốt đẹp trao đổi cấp cao Việt Nam-Trung Quốc, kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề trọng đại trong quan hệ hai Đảng, hai nước và tình hình quốc tế, khu vực ; từ tầm cao chiến lược định hướng và chỉ đạo quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển trong thời kỳ mới.

5. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng của nước kia, cần thiết thực phát huy tốt vai trò điều phối tổng thể của các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước như Cơ chế gặp gỡ cấp cao hai Đảng, Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương, tập trung thúc đẩy nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực sau :

(i) Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2016-2020, phát huy tốt vai trò điều phối, thúc đẩy của cơ quan đối ngoại hai Đảng, tiếp tục tổ chức tốt Hội thảo lý luận, thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng giai đoạn 2016-2020 ; tăng cường giao lưu hợp tác giữa các cơ quan Trung ương của hai Đảng, giữa tổ chức Đảng các địa phương đặc biệt là các tỉnh/khu biên giới ; tăng cường trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý đất nước như xây dựng tư tưởng, xây dựng tổ chức, xây dựng tác phong, xây dựng thể chế, xây dựng liêm khiết, phòng chống tham nhũng, đi sâu cải cách và đổi mới toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật..., cùng nâng cao năng lực và trình độ cầm quyền. Tích cực thúc đẩy giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.

(ii) Làm sâu sắc thêm giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật. Thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa hai Bộ Ngoại giao và giao lưu giữa các cơ quan tương ứng của hai Bộ.

Duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước ; sử dụng tốt các kênh như cơ chế Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, đối thoại chiến lược quốc phòng và đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng ; thực hiện hiệu quả Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025 ; tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước trên các lĩnh vực như giao lưu hữu nghị biên phòng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu học thuật quân sự ; tiếp tục tiến hành tuần tra chung trong Vịnh Bắc Bộ và hoạt động tàu quân sự thăm viếng lẫn nhau.

Tăng cường giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật ; triển khai có hiệu quả các cơ chế và thỏa thuận hợp tác hai bên đã ký kết ; tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực như chống khủng bố, phòng chống các loại tội phạm, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý biên giới, an ninh mạng, xây dựng năng lực thực thi pháp luật. Tăng cường hợp tác thực thi pháp luật và an ninh trên biển giữa cảnh sát biển hai nước ; tích cực triển khai hợp tác thực chất như giao lưu giữa sỹ quan cảnh sát trẻ, tàu thuyền thăm viếng lẫn nhau, huấn luyện chung tìm kiếm cứu nạn ; tiếp tục tổ chức gặp mặt công tác giữa cảnh sát biển hai nước ; cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Căn cứ theo nhận thức chung về nguyên tắc mà hai bên đã đạt được, tích cực thúc đẩy thực hiện đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển, xử lý thỏa đáng các vấn đề liên quan phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước.

(iii) Tăng cường hơn nữa hợp tác thực chất về kinh tế thương mại. Làm tốt quy hoạch chiến lược tổng thể trong hợp tác song phương. Tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, bao gồm kết nối khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến"Một vành đai, một con đường". Tăng cường trao đổi về hợp tác năng lực sản xuất giữa hai nước, triển khai thực hiện có hiệu quả "Bản ghi nhớ về danh mục các dự án hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công thương Việt Nam với Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc". Tích cực bàn bạc thống nhất để sớm ký kết "Phương án tổng thể xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc".

Phát huy tốt vai trò của Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung và các cơ chế hợp tác liên quan ; thực hiện tốt các văn kiện hợp tác kinh tế thương mại song phương như "Hiệp định gia hạn và bổ sung Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc", "Hiệp định thương mại biên giới" (sửa đổi năm 2016) ; tích cực triển khai hợp tác kinh tế, thương mại trên các lĩnh vực song phương, đa phương.

Áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm cải thiện hơn nữa tình trạng mất cân bằng thương mại hai nước. Thực hiện tốt "Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản" ; ủng hộ doanh nghiệp hai nước căn cứ theo yêu cầu, tiêu chuẩn của quy định pháp luật về kiểm nghiệm, kiểm dịch, triển khai hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, trong đó có gạo, sắn, các sản phẩm sữa, hoa quả đã chế biến.

Thực hiện tốt "Bản ghi nhớ về cùng xây dựng Kế hoạch hợp tác cơ sở hạ tầng trên bộ giai đoạn 2016-2020 giữa Bộ Kế hoạch-Đầu tư Việt Nam với Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc".

Thực hiện tốt dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông ; khẩn trương thúc đẩy hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, thực hiện hiệu quả quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.

Tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực như nông nghiệp, môi trường, khoa học công nghệ, giao thông vận tải. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lai tạo các giống lúa, giống cây trồng thích nghi với điều kiện hạn hán, nhiễm mặn và trồng rừng. Triển khai tốt hợp tác sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công-Lan Thương ; tăng cường hơn nữa giao lưu và hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước.

Phát huy tốt cơ chế Ủy ban hỗn hợp Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Trung Quốc. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác hàng không giữa hai bên. Phối hợp chặt chẽ, sử dụng tốt các khoản tín dụng và viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam.

Phát huy vai trò Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng, Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ, cùng thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực không ngừng giành được những tiến triển mới.

Phía Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp tiêu biểu cho công nghệ tiên tiến và trình độ phát triển của Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư vào các dự án phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam ; khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam, đồng thời sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc đầu tư kinh doanh ; phía Việt Nam bày tỏ hoan nghênh về điều này và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi tăng cường hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Trung Quốc.

Hai bên ủng hộ doanh nghiệp hai nước đẩy nhanh giải quyết các khó khăn và vướng mắc trong các dự án hợp tác liên quan. Phía Trung Quốc nhất trí việc Việt Nam thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại tại Hàng Châu (Trung Quốc), sẵn sàng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thành lập thêm các cơ quan xúc tiến thương mại tại các địa phương liên quan của Trung Quốc.

(iv) Thúc đẩy giao lưu sôi động, gắn kết mật thiết giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là giữa thế hệ trẻ thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng nhằm tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai bên. Mở rộng hơn nữa giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, du lịch, báo chí.

Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân như Liên hoan thanh niên Việt - Trung và Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung. Thực hiện tốt "Kế hoạch thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2016-2018", "Thỏa thuận hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2016-2020" ; khuyến khích hai bên cử nhiều hơn nữa lưu học sinh sang nước nhau học tập.

Đẩy nhanh thành lập Trung tâm Văn hóa nước này tại nước kia ; vận hành tốt Học viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội. Tăng cường giao lưu giữa các cơ quan truyền thông, báo chí và cơ quan nghiên cứu của hai nước. Hoàn thành việc xây dựng Cung Hữu nghị Việt-Trung trong năm 2017. Khuyến khích các địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh/khu biên giới triển khai giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi.

(v) Phát huy tốt vai trò của cơ chế Ủy ban liên hợp về biên giới trên đất liền Việt-Trung và Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt-Trung ; thực hiện tốt các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền giữa hai nước ; nâng cao mức độ hợp tác về xây dựng, quản lý và mở cửa các cửa khẩu biên giới hai nước ; tiếp tục áp dụng các biện pháp tiện lợi hóa thông quan ; tích cực nghiên cứu giải quyết vấn đề lao động thời vụ khu vực biên giới hai nước ; giữ bình yên lâu dài và cùng phát triển tại khu vực biên giới.

6. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn, chân thành về vấn đề trên biển ; nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc" ; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt-Trung ; kiên trì thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được ; tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.

Hai bên nhất trí làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này ; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển ; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thỏa thuận.

Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) ; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

7. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách một nước Trung Quốc ; ủng hộ quan hệ hai bờ phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc ; kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.

8. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường điều phối và phối hợp tại các khuôn khổ đa phương như Liên Hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Trung Quốc, Mê Công-Lan Thương ; cùng nhau giữ gìn hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực và thế giới. Phía Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công và sẵn sàng tích cực tham gia Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam.

Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc tổ chức thành công và sẵn sàng tích cực tham gia Diễn đàn Thượng đỉnh Hợp tác quốc tế về "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc tổ chức trong năm 2017.

9. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết các văn kiện hợp tác : Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2017-2020 ; Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đến năm 2025 ; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc ; Hiệp định khung về hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ; Công thư trao đổi về việc Trung Quốc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng ; Bản ghi nhớ về hợp tác triển khai viện trợ không hoàn lại chuyên về lĩnh vực y tế công cộng giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ; Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Nông nghiệp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương giữa Việt Nam-Trung Quốc ; Bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc ; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc ; Kế hoạch hợp tác du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cục Du lịch Quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2017-2019 ; Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2017- 2021 giữa Liên hiệp Các Tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc ; Thỏa thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ; Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam và Ngân hàng phát triển Trung Quốc về việc hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung dài hạn giai đoạn 2017 - 2019 ; Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Sự thật Việt Nam và Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021.

10. Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và hữu nghị ; trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm lại Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lời mời và vui vẻ nhận lời.

Trước thềm Tết Đinh Dậu, lãnh đạo hai bên chúc nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc năm mới an khang, thịnh vượng và hạnh phúc.

Bắc Kinh, ngày 14 tháng 01 năm 2017.

****************************

13. Thông cáo chung Trung Quốc  - Việt Nam 15/05/2017

Thứ Hai 15/05/2017

1. Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đã thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 5 năm 2017.

Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình ; hội kiến với Thủ tướng Quốc Vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Lưu Vân Sơn. Trong không khí hữu nghị, thẳng thắn, chân thành, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước ; đi sâu trao đổi ý kiến về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm ; đạt nhận thức chung quan trọng về việc không ngừng làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thăm tỉnh Phúc Kiến.

2. Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Trung Quốc chân thành chúc Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XII, xây dựng Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp hiện đại, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Việt Nam chân thành chúc Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội lần thứ XIX ; tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, xây dựng Trung Quốc trở thành đất nước hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.

3. Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần không ngừng kế thừa, gìn giữ và phát huy. Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực biến chuyển sâu sắc, phức tạp, hai bên cần kiên trì tôn trọng lẫn nhau, duy trì trao đổi chiến lược, tăng cường tin cậy chính trị, không ngừng đi sâu hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại và các vấn đề nảy sinh, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần tích cực thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.

4. Hai bên nhất trí duy trì truyền thống tiếp xúc mật thiết giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước bằng các hình thức linh hoạt, kịp thời trao đổi ý kiến về những vấn đề lớn và quan trọng trong quan hệ song phương và tình hình quốc tế, khu vực, tăng cường định hướng và chỉ đạo đối với sự phát triển của quan hệ Việt - Trung ; phát huy tốt vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc trong việc điều phối, thúc đẩy thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước ; triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020, tổ chức tốt Cuộc gặp Đại diện hai Bộ Chính trị, Hội thảo lý luận hai Đảng ; thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn, hợp tác đào tạo cán bộ kênh Đảng ; tiếp tục thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa các tổ chức Đảng địa phương ; tăng cường giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.

5. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật. Thực hiện tốt Thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong tình hình mới giữa Bộ Ngoại giao hai nước ký kết trong chuyến thăm lần này ; duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo Bộ và giao lưu giữa các đơn vị tương ứng của hai Bộ Ngoại giao. Thực hiện tốt Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025, sử dụng hiệu quả đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng, tổ chức tốt Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng. Phát huy vai trò Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm Việt Nam - Trung Quốc, Đối thoại an ninh chiến lược, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực chống khủng bố, phòng chống các loại tội phạm xuyên biên giới, quản lý xuất nhập cảnh, an ninh mạng ; phối hợp bảo đảm an ninh các hội nghị quốc tế, sự kiện chính trị lớn diễn ra tại mỗi nước ; thúc đẩy "Hiệp định dẫn độ Việt Nam - Trung Quốc" sớm có hiệu lực ; tổ chức tốt các hoạt động tuần tra chung trong Vịnh Bắc Bộ và tàu thuyền thăm viếng lẫn nhau, huấn luyện chung tìm kiếm cứu nạn giữa Hải quân và Cảnh sát biển hai nước ; tăng cường giao lưu về nghiệp vụ, chuyên môn giữa quân đội và lực lượng thực thi pháp luật hai nước.

6. Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, năng lực sản xuất và đầu tư, cơ sở hạ tầng, tài chính - tiền tệ phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.

(i) Phát huy vai trò của Ủy ban hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung và các cơ chế hợp tác liên quan trong việc thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân bằng ; thực hiện tốt "Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản" ; ưu tiên triển khai công tác đánh giá tiêu chuẩn gia nhập thị trường Trung Quốc đối với sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ; đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục pháp lý mở cửa thị trường đối với một số loại hoa quả của Việt Nam ; triển khai hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, trong đó có gạo, sắn,... ; đẩy nhanh nghiên cứu, bàn bạc, ký kết "Thỏa thuận tổng thể chung về xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc" theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, phù hợp với quy định pháp luật của mỗi bên và thông lệ quốc tế. Phía Trung Quốc sẵn sàng tạo thuận lợi triển khai hoạt động của các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh, Hàng Châu và tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thành lập thêm các cơ quan xúc tiến thương mại tại các địa phương liên quan của Trung Quốc.

(ii) Thúc đẩy hợp tác về đầu tư, năng lực sản xuất sớm đạt tiến triển mới ; khuyến khích các doanh nghiệp tiêu biểu cho công nghệ tiên tiến và trình độ phát triển của Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư vào các dự án phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.

(iii) Khẩn trương bàn bạc, ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác kết nối giữa khuôn khổ "hai hành lang, một vành đai" và sáng kiến "Vành đai và Con đường" phù hợp với lợi ích, khả năng, điều kiện của mỗi nước ; phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ trong việc tăng cường kết nối giữa hai nước ; tích cực thúc đẩy công tác nghiên cứu và xây dựng kế hoạch hợp tác 5 năm trong lĩnh vực giao thông và năng lượng trong hợp tác cơ sở hạ tầng trên bộ, thúc đẩy khánh thành dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 (Cát Linh - Hà Đông) theo kế hoạch, sớm hoàn thành lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ; chỉ đạo doanh nghiệp hai bên nhanh chóng giải quyết các vấn đề tồn tại, vướng mắc của các dự án hợp tác.

(iv) Phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các chương trình, dự án hợp tác đủ điều kiện nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước. Hai bên tạo điều kiện để Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) cung cấp các nguồn vốn cho các dự án đầu tư kết nối cơ sở hạ tầng, trong đó khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân. Phía Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Trung Quốc và các nguồn vốn khác theo các quy định liên quan.

7. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, nguồn nước, môi trường, khoa học công nghệ, giao thông vận tải. Căn cứ theo nhận thức chung hai bên đã đạt được, tích cực thúc đẩy thực hiện đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển, xử lý thỏa đáng các vấn đề liên quan phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước. Tăng cường hợp tác nghiên cứu lai tạo các giống lúa thích hợp với điều kiện hạn hán và xâm nhập mặn. Triển khai hiệu quả hợp tác sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công - Lan Thương, tăng cường hơn nữa giao lưu và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước. Tổ chức tốt Kỳ họp Ủy ban hỗn hợp hợp tác khoa học công nghệ Việt - Trung, thúc đẩy hiệu quả hợp tác trong các dự án nghiên cứu chung, giao lưu các nhà khoa học trẻ, chuyển giao công nghệ, tăng cường đào tạo nhân lực khoa học kỹ thuật ; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quản lý, giám sát an toàn hạt nhân. Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác kết nối cơ sở hạ tầng giao thông giữa hai bên.

8. Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, giáo dục, y tế. Tăng cường định hướng dư luận, đẩy mạnh giao lưu báo chí, mở rộng mức độ tuyên truyền về tình hữu nghị giữa hai nước ; tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân như Gặp gỡ Hữu nghị Thanh niên lần thứ 17, Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung, hoàn thành việc xây dựng Cung Hữu nghị Việt - Trung trong năm 2017.

9. Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo và ủng hộ giao lưu hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh/khu biên giới ; phát huy tốt vai trò của các cơ chế hiện có giữa các địa phương, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch ; tích cực nghiên cứu các biện pháp tăng cường quản lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho lao động thời vụ tại khu vực biên giới hai nước.

10. Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy tốt vai trò của cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung, thực hiện tốt các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ; tăng cường quản lý an ninh, an toàn khu vực biên giới ; tiếp tục thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cặp cửa khẩu, áp dụng các biện pháp tiện lợi hóa thông quan, trao đổi, bàn bạc về quy phạm hoạt động mở các đường qua lại tại khu vực biên giới, ngăn ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội tại khu vực biên giới.

11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc" ; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Hai bên nhất trí làm tốt công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này ; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển ; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thỏa thuận. Hai bên đánh giá cao hoạt động thả giống thủy sinh và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ.

Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

12. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách một nước Trung Quốc ; ủng hộ quan hệ hai bờ phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc ; kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.

13. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường điều phối và phối hợp tại các khuôn khổ đa phương như Liên Hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc, ASEAN và Trung, Nhật, Hàn (10+3), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), hợp tác Mê Công - Lan Thương ; cùng thúc đẩy các tiến trình liên kết và hội nhập khu vực, ủng hộ đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực và thế giới. Phía Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công và sẵn sàng tích cực tham gia Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam. Phía Việt Nam chúc mừng Diễn đàn cấp cao hợp tác "Vành đai và Con đường" thành công tốt đẹp, tin tưởng điều này sẽ mang lại lợi ích chung cho tất cả các nước.

14. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết các văn kiện hợp tác, trong đó có Thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong tình hình mới giữa Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

15. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm thành công tốt đẹp, tăng cường tin cậy lẫn nhau, củng cố hơn nữa tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc và góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững của khu vực và thế giới. Chủ tịch nước Trần Đại Quang chân thành cảm ơn Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và hữu nghị ; trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm lại Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Bắc Kinh, ngày 15 tháng 05 năm 2017

*******************

14. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 13/11/2017

Thứ Hai 13/11/2017

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình tiến hành thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 25 từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 11 năm 2017.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ; đồng thời, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, đi sâu trao đổi ý kiến về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm ; đạt nhận thức chung quan trọng về việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong tình hình mới.

2. Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của hai Đảng, hai nước trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình mỗi nước, nhất trí cho rằng Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung, sự phát triển bền vững của mỗi nước và quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước. Trong điều kiện lịch sử mới, việc kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường phát triển xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc của mỗi nước là lựa chọn đúng đắn, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Hai bên sẽ tham khảo kinh nghiệm lẫn nhau, cùng phát triển, tiếp thêm sức sống mới cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước, không ngừng nỗ lực vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp, đánh giá cao thành quả sáng tạo lý luận quan trọng của Đại hội về xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, chân thành chúc và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân, nhân dân Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy đồng bộ bố cục tổng thể "5 trong 1", thúc đẩy nhịp nhàng bố cục chiến lược "bốn toàn diện", tiến tới thực hiện "hai mục tiêu 100 năm", xây dựng Trung Quốc trở thành quốc gia hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.

Trung Quốc đánh giá cao những thành quả quan trọng mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã giành được trên các lĩnh vực tăng cường xây dựng Đảng, thúc đẩy đổi mới toàn diện, cải thiện đời sống nhân dân kể từ Đại hội XII đến nay ; chân thành chúc và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi những mục tiêu do Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, sớm xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3. Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, hai bên cần cùng nhau kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt. Hai bên sẽ luôn nhìn nhận và phát triển quan hệ Việt - Trung từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài, kiên định thực hiện chính sách hữu nghị đối với nhau. Hai bên sẵn sàng cùng nhau nỗ lực, nắm vững phương hướng lớn phát triển quan hệ Việt - Trung, tăng cường trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, xử lý thỏa đáng bất đồng, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, mang lợi ích thiết thực cho hai nước và nhân dân hai nước, góp phần tích cực thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.

4. Hai bên cho rằng, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đặc biệt là lãnh đạo cao nhất duy trì tiếp xúc thường xuyên có vai trò định hướng quan trọng đối với việc phát triển quan hệ song phương ; nhất trí thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng như thăm song phương, cử đặc phái viên, đường dây nóng, gặp gỡ thường niên và tại các diễn đàn đa phương để duy trì và tăng cường truyền thống tốt đẹp về giao lưu cấp cao, kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề lớn và quan trọng trong quan hệ hai Đảng, hai nước và các vấn đề cùng quan tâm.

5. Hai bên cho rằng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng và đối tác hợp tác quan trọng của nhau, đều đang trong giai đoạn then chốt của cải cách phát triển, sự phát triển của nước này là cơ hội của nước kia. Hai bên cần thiết thực phát huy vai trò điều phối tổng thể của các cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Đảng, hai nước như cuộc gặp Đại diện hai Bộ Chính trị, Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung ; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực sau :

5.1. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về quản lý đất nước, tăng cường giao lưu kênh Đảng, triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020, tổ chức tốt Cuộc gặp Đại diện hai Bộ Chính trị, Hội thảo lý luận hai Đảng, làm sâu sắc giao lưu trao đổi đoàn và hợp tác đào tạo cán bộ kênh Đảng, tiếp tục tăng cường giao lưu hợp tác giữa các cơ quan trung ương hai Đảng và các tổ chức Đảng địa phương, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên. Tích cực thúc đẩy giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc Trung Quốc.

5.2. Thực hiện tốt Thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong tình hình mới giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ, tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao hằng năm, tăng cường giao lưu giữa các Cục/Vụ tương ứng, thực hiện tốt kế hoạch đào tạo cán bộ, ủng hộ và tạo thuận lợi cho việc cải thiện điều kiện trụ sở và nhà ở của cơ quan đại diện ngoại giao hai bên.

5.3. Tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật, thực hiện tốt Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025, sử dụng hiệu quả đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng, tổ chức tốt Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng. Tổ chức tốt các hoạt động mang tính cơ chế như tuần tra liên hợp ở Vịnh Bắc Bộ giữa hải quân, cảnh sát biển hai nước và tàu thuyền thăm lẫn nhau, tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực công tác Đảng, công tác chính trị, y học, gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc giữa hai quân đội. Phát huy tốt vai trò của các cơ chế như Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm, đối thoại an ninh chiến lược ; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như chống khủng bố, ma túy, tiền giả, lừa đảo qua mạng, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý biên giới, an ninh mạng ; triển khai giao lưu kinh nghiệm trong các lĩnh vực như bảo vệ an ninh trong nước, phối hợp truy bắt tội phạm bỏ trốn. Thúc đẩy Hiệp định dẫn độ Việt Nam - Trung Quốc sớm có hiệu lực.

5.4. Áp dụng các biện pháp hiệu quả, cùng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế thương mại, năng lực sản xuất, đầu tư, cơ sở hạ tầng, tài chính tiền tệ không ngừng đạt tiến triển thực chất.

(i) Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ việc triển khai sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, liên kết kinh tế giữa các nước và kết nối khu vực, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới ; sẵn sàng cùng Trung Quốc thực hiện tốt văn kiện hợp tác về kết nối "hai hành lang, một vành đai" và "Vành đai và Con đường" đã ký kết, sớm xác định các lĩnh vực ưu tiên, phương hướng trọng điểm và dự án hợp tác cụ thể, phù hợp với lợi ích, khả năng và điều kiện của mỗi nước ; thúc đẩy kết nối về chính sách, hạ tầng, thương mại, vốn và con người, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

(ii) Sử dụng hiệu quả cơ chế hợp tác về năng lực sản xuất, tăng cường hơn nữa việc kết nối giữa doanh nghiệp hai nước, thực hiện tốt các dự án hợp tác trọng điểm đã xác định, thúc đẩy hợp tác năng lực sản xuất đạt tiến triển thực chất. Tiếp tục triển khai trao đổi về chính sách đầu tư, nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy hợp tác đầu tư phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của mỗi bên. Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp tiêu biểu cho công nghệ tiên tiến và trình độ phát triển của Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam.

(iii) Cùng nhau thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung giai đoạn 2017-2021", ký kết và thực hiện danh mục các dự án hợp tác trọng điểm. Thúc đẩy hoàn thành dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 (Cát Linh - Hà Đông) theo kế hoạch. Chỉ đạo doanh nghiệp hai bên nhanh chóng giải quyết các vấn đề tồn tại, vướng mắc của các dự án hợp tác.

(iv) Phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ đối với việc tăng cường kết nối giữa hai nước ; xây dựng tốt kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực giao thông và năng lượng trong khuôn khổ hợp tác cơ sở hạ tầng trên bộ, hoàn thành việc lập quy hoạch xây dựng dự án đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng theo kế hoạch.

(v) Phát huy vai trò của Ủy ban hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung và các cơ chế hợp tác liên quan, thúc đẩy đi sâu phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư hai nước, thực hiện cùng có lợi cùng thắng giữa hai bên. Thúc đẩy thương mại song phương tiếp tục phát triển cân bằng, ổn định ; thực hiện tốt "Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản". Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu từ Việt Nam, ưu tiên triển khai công tác đánh giá tiêu chuẩn gia nhập thị trường Trung Quốc đối với sữa và sản phẩm từ sữa của Việt Nam ; đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục pháp lý, mở cửa thị trường đối với một số loại hoa quả của Việt Nam ; triển khai hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, trong đó có gạo, sắn. 

Trên cơ sở "Bản ghi nhớ về đẩy nhanh tiến độ đàm phán Thỏa thuận khung xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt - Trung" ký kết trong chuyến thăm lần này, tích cực bàn bạc Thỏa thuận khung về xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thúc đẩy phát triển khu vực biên giới hai nước, nâng cao mức độ kết nối giữa hai bên. Phía Trung Quốc tuyên bố hoàn thành thủ tục phê duyệt Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hàng Châu ; sẵn sàng tạo thuận lợi để các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh, Hàng Châu triển khai công việc.

(vi) Sử dụng tốt cơ chế Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ, tiếp tục trao đổi, nghiên cứu việc sử dụng đồng bản tệ trong thương mại và đầu tư song phương ; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm về chính sách tiền tệ và ổn định tài chính ; tiếp tục ủng hộ các tổ chức tài chính của nhau triển khai các nghiệp vụ liên quan tại nước mình theo pháp luật mỗi bên. Phía Việt Nam tuyên bố chấp thuận nguyên tắc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc tại Hà Nội ; khuyến khích các tổ chức tài chính của hai bên ủng hộ việc huy động vốn cho các dự án hợp tác đủ điều kiện. Triển khai tốt các khoản tín dụng Trung Quốc cung cấp, tạo điều kiện để sử dụng các nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) để triển khai các dự án kết nối cơ sở hạ tầng. Phía Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Trung Quốc và các nguồn vốn khác theo các quy định liên quan.

5.5. Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, nguồn nước, môi trường, khoa học công nghệ, giao thông vận tải. Tăng cường hợp tác nghiên cứu lai tạo các giống lúa thích hợp với điều kiện hạn hán và xâm nhập mặn. Căn cứ theo nhận thức chung hai bên đã đạt được, tích cực thúc đẩy thực hiện đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển, xử lý thỏa đáng vấn đề liên quan phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước. Tích cực triển khai hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và quản lý, bảo vệ, sử dụng bền vững các nguồn nước trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương, trong đó có cơ chế hợp tác Mê Công - Lan Thương. Tăng cường giao lưu và hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực phòng chống lũ lụt, thiên tai. Sử dụng tốt cơ chế Hội nghị Ủy ban hỗn hợp hợp tác khoa học công nghệ Việt - Trung, thúc đẩy hiệu quả các dự án nghiên cứu chung, giao lưu các nhà khoa học trẻ, hợp tác chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giám sát an toàn hạt nhân. Tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác kết nối giao thông và cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không giữa hai bên.

5.6. Mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, báo chí, y tế, giao lưu nhân dân. Triển khai tốt Kế hoạch thực hiện hàng năm Hiệp định văn hóa Việt - Trung và Bản ghi nhớ hợp tác về công nghiệp văn hóa, vận hành tốt Học viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội, thúc đẩy sớm đưa vào sử dụng Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội và Cung hữu nghị Việt - Trung. Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa cơ quan báo chí hai nước, mở rộng mức độ tuyên truyền về tình hữu nghị giữa hai nước. Triển khai tốt Kế hoạch hợp tác y tế Việt - Trung. Trên cơ sở các văn kiện liên quan ký kết trong chuyến thăm lần này, đẩy nhanh nghiên cứu khả thi Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, sớm triển khai các dự án về giáo dục, y tế tại khu vực phía Bắc Việt Nam do Trung Quốc viện trợ. Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân như Gặp gỡ Hữu nghị Thanh niên, Liên hoan Nhân dân biên giới, Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung.

5.7. Tăng cường chỉ đạo và ủng hộ giao lưu hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh/khu biên giới ; phát huy tốt vai trò của các cơ chế hiện có giữa các địa phương, tăng cường hợp tác thực chất về kinh tế, thương mại, du lịch ; tích cực nghiên cứu các biện pháp tăng cường quản lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho lao động thời vụ tại khu vực biên giới hai nước.

5.8. Phát huy tốt vai trò của cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung, thực hiện nghiêm túc các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ; tăng cường quản lý an ninh, an toàn khu vực biên giới. Tăng cường hợp tác về cửa khẩu giữa hai nước và cửa khẩu giữa các địa phương, tiếp tục thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cặp cửa khẩu biên giới, áp dụng các biện pháp nâng cao mức độ tiện lợi hóa thông quan, trao đổi, bàn bạc về quy phạm hoạt động mở các đường qua lại tại khu vực biên giới, ngăn ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu, giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới.

6. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc" ; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Hai bên nhất trí làm tốt công việc tiếp theo sau khi khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này ; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển ; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thỏa thuận. Hai bên đánh giá cao hoạt động thả giống thủy sinh và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vịnh Bắc Bộ.

Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

7. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách một nước Trung Quốc ; ủng hộ quan hệ hai bờ phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc ; kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.

8. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường phối hợp tại các khuôn khổ đa phương và khu vực như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Trung Quốc, hợp tác Mê Công - Lan Thương, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực và trên thế giới. Trung Quốc chúc mừng Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25. Việt Nam chúc mừng Trung Quốc tổ chức thành công Diễn đàn cấp cao hợp tác "Vành đai và Con đường", tin tưởng điều này sẽ mang lại lợi ích chung cho các nước.

9. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký Thỏa thuận về hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Bản ghi nhớ về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường", Biên bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực điện lực và năng lượng tái tạo, Bản ghi nhớ về danh mục dự án hợp tác năng lực sản xuất năm 2017, Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý pháp quy an toàn hạt nhân, Bản ghi nhớ về việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận khung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới, Bản ghi nhớ về việc thành lập nhóm công tác hợp tác thương mại điện tử, Bản ghi nhớ về việc xác định danh mục các dự án hợp tác trọng điểm của Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017- 2021, Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển nguồn nhân lực, Công thư trao đổi về việc nghiên cứu tính khả thi trước khi lập dự án về Dự án viện trợ xây mới cơ sở 2 Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng, Bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp văn hóa, Kế hoạch hành động về hợp tác y tế, Thỏa thuận hợp tác về trao đổi khoa học giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Thỏa thuận khung hợp tác giữa Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, Việt Nam và Cục Sự nghiệp xuất bản - phát hành Ngoại văn Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2022, Thỏa thuận giao lưu và hợp tác báo chí giữa Hội nhà báo Việt Nam và Hội nhà báo toàn quốc Trung Quốc, Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Đảng Cộng sản Việt Nam và Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng Cộng sản Trung Quốc và một số thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp, tổ chức tài chính.

10. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng trong việc củng cố tình hữu nghị truyền thống, làm sâu sắc hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới, mang ý nghĩa dấu mốc quan trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam về sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và hữu nghị ; trân trọng mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm lại Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ cảm ơn.

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2017

******************

15. Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc ký nhiều văn bản hợp tác 27/05/2019

Thứ Hai 27/05/2019

TTO - Chiều 27/5, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã đón tiếp đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước CHND Trung Hoa, hội đàm cùng Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Sau lễ đón trọng thị lúc 14g30, hai bộ trưởng đã bước vào hội đàm tại phòng họp Quân ủy Trung ương ở trụ sở Bộ Quốc phòng.

Sau hội đàm, hai bộ trưởng đã chứng kiến cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng hai nước ký kết hàng loạt văn bản hợp tác, như bản ghi nhớ hợp tác y tế quân sự ; thỏa thuận giữa hai bộ quốc phòng về đào tạo nhân viên quân sự năm học 2019 - 2020 ; bản ghi nhớ hợp tác giáo dục quân sự giữa Học viện Quốc phòng Việt Nam và Đại học Quốc phòng Trung Quốc ; lễ bàn giao trang bị vật tư y tế, tìm kiếm cứu nạn do Bộ Quốc phòng Trung Quốc trao tặng.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, đoàn đại biểu quân sự cấp cao của Trung Quốc đã vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và thăm Học viện Quốc phòng, Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng, tại buổi hội đàm, hai bộ trưởng đã trao đổi về tình hình thế giới, khu vực, tình hình mỗi nước và quan hệ quốc phòng song phương.

Trong đó tập trung đánh giá kết quả triển khai nghị định thư về hợp tác quốc phòng song phương năm 2003, tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025 của bộ quốc phòng hai nước đã ký năm 2017.

Hai bên thống nhất với kết quả hợp tác được triển khai tương đối toàn diện, từng bước được cơ chế hóa với nội dung thiết thực phù hợp với nhu cầu và khả năng đáp ứng của mỗi bên. Nổi bật là hoạt động tiếp xúc cấp cao và các chuyến thăm của lãnh đạo quân đội hai nước được thúc đẩy duy trì thường xuyên ; một số cơ chế hợp được thiết lập, mở rộng về nội dung và hình thức.

Hai bộ trưởng cũng khẳng định quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian qua đã có sự phát triển, xứng đáng là trụ cột quan trọng của hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước, thể hiện được sự tin cậy chính trị cao.

Về vấn đề tồn tại giữa hai nước, hai bên nhất trí cần kiên trì giải quyết vướng mắc bằng biện pháp hòa bình, tạo sự tin cậy vững chắc. Quyết tâm cùng nhau xây dựng môi trường hòa bình trên Biển Đông.

Khẳng định môi trường hòa bình trên Biển Đông mà hai bên cùng nhau xây dựng không chỉ dành riêng cho Trung Quốc hay Việt Nam, mà còn cho các đối tác có thiện chí hợp tác với hai nước để cùng nhau phát triển.

Tại hội đàm, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Ngô Xuân Lịch cũng thông báo và mời bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng, cũng như cử tàu hải quân tham dự diễn tập an ninh hàng hải và lễ duyệt binh tàu quốc tế vào năm 2020 khi Việt Nam là chủ tịch ASEAN.

Đức Bình

----------------------

Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc 26/05/2019

(Quân đội nhân dân, 26/05/2019)

Dấu ấn và những định hướng mới, tiếp tục là một trong những trụ cột trong quan hệ giữa hai nước

Nhân dịp đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 đến 29/5/2019, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có bài viết về kết quả hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam-Trung Quốc những năm gần đây và phương hướng hợp tác thời gian tới. Báo Quân đội nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung bài viết.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ truyền thống lâu đời, có nhiều điểm tương đồng. Vượt qua những khác biệt, thử thách, hai nước tiếp tục gìn giữ, củng cố quan hệ hòa bình, hợp tác và phát triển, vì lợi ích của mỗi nước và hòa bình, ổn định của khu vực. Trong đó, quan hệ quốc phòng là một trụ cột, điểm sáng, đóng góp tích cực cho quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

Trong những năm qua, hợp tác quốc phòng giữa hai nước không ngừng được mở rộng theo hướng tích cực, đi vào chiều sâu, thực chất. Bộ Quốc phòng hai nước đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025. Các nội dung trong Tuyên bố Tầm nhìn chung được lãnh đạo hai Bộ Quốc phòng quan tâm, chỉ đạo, triển khai một cách toàn diện, hiệu quả. Trước hết là tăng cường tiếp xúc, giao lưu cấp cao về quốc phòng, trao đổi chiến lược ; chỉ riêng năm 2018, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc đã 3 lần gặp nhau. Thông qua các chuyến thăm, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, hợp tác quốc phòng song phương được đẩy lên một bước, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tăng cường hiểu biết, lòng tin, duy trì môi trường hòa bình, định hướng đúng đắn cho quan hệ hai nước.

Lực lượng bảo vệ biên giới hai nước đã tích cực triển khai các hình thức hợp tác, như : Giao lưu, thường xuyên thăm hỏi lẫn nhau, tuần tra liên hợp, gặp gỡ trao đổi thông tin, diễn tập chung… Nổi bật là hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Trải qua 5 kỳ, giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới thực sự là điểm sáng, một hình mẫu, đóng góp tích cực vào việc xây dựng, bảo vệ đường biên giới trên bộ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới không chỉ giới hạn trong lực lượng vũ trang mà mở rộng, lan tỏa, thu hút sự tham gia của chính quyền, các ngành chức năng và nhân dân địa phương hai bên biên giới ; khơi dậy nguồn lực to lớn trong hợp tác biên giới ; tạo thêm động lực mới cho hợp tác giữa hai nước, hai quân đội trên các lĩnh vực, khu vực khác.

Hợp tác giữa hải quân, cảnh sát biển và các lực lượng chức năng trên biển của hai nước vẫn được duy trì thông qua hoạt động tuần tra chung ; tiếp tục tìm kiếm những nội dung, hình thức hợp tác mới. Lãnh đạo hai Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo triển khai hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như : Đào tạo cán bộ, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, hợp tác báo chí, tuyên truyền, quân y, công nghiệp quốc phòng… Hai Bộ Quốc phòng cũng đã phối hợp trong quan hệ, hợp tác quốc phòng đa phương như : Diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh, Diễn đàn Shangri-La, ADMM+, xây dựng khung Quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và ASEAN trên Biển Đông… Phía Trung Quốc khẳng định sẵn sàng hỗ trợ, ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và cùng nhau có các sáng kiến thúc đẩy quan hệ hai nước. Việt Nam khẳng định ủng hộ vai trò quan trọng của Trung Quốc trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là trong việc củng cố hòa bình, ổn định, phát triển chung của khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh những kết quả tốt đẹp, hai nước và quân đội hai nước cũng còn những việc phải tiếp tục cùng nhau giải quyết và ứng phó với những diễn biến phức tạp, nhanh chóng của tình hình, các thách thức an ninh của khu vực và thế giới, trong đó có vấn đề Biển Đông. Hai nước có những nhận thức khác nhau trong vấn đề Biển Đông, nhưng đều thấy rõ tầm quan trọng của việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác giải quyết tranh chấp, bất đồng trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, tuân thủ thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước, phù hợp với luật pháp quốc tế ; phấn đấu xây dựng vùng biển “Hòa bình-hợp tác-phát triển”. Điều đó không chỉ vì lợi ích của hai nước mà còn đóng góp quan trọng cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Trên tinh thần đó, sự kiện đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 đến 29/5/2019 có ý nghĩa rất quan trọng. Chuyến thăm sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, những nội dung đã thỏa thuận, nhất là trong chuyến thăm Trung Quốc của đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu tháng 10/2018 ; đồng thời mở ra phương hướng hợp tác quốc phòng mới, làm sâu sắc quan hệ, hợp tác giữa quân đội hai nước, trong đó có những nội dung quan trọng, như : Tăng cường đoàn kết, hợp tác xây dựng quân đội mỗi nước ; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công tác đảng, công tác chính trị, nhất là công tác thông tin, báo chí nhằm xây dựng không khí hòa bình, hữu nghị, làm cho nhân dân hiểu đúng về quan hệ hai nước, hai quân đội ; xử lý thỏa đáng những bất đồng, tuân thủ thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước ; tổng kết, rút kinh nghiệm giao lưu quốc phòng hữu nghị biên giới, tổ chức tốt giao lưu lần thứ sáu và nhân rộng ra các khu vực khác ; cụ thể hóa nội dung hợp tác, nâng cao chất lượng, mở rộng loại hình và quy mô hợp tác đào tạo, nghiên cứu chiến lược, quân y, công nghiệp quốc phòng, hỗ trợ đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…

Thực tiễn chứng tỏ, quan hệ quốc phòng giữa hai nước không ngừng được củng cố, phát triển ; tuân thủ thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước ; xứng đáng là một trong những trụ cột quan trọng trong tổng thể quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Đó là nền tảng cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước, hai quân đội trong những năm tới. Việc củng cố, phát triển quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc là một đòi hỏi khách quan, không chỉ vì lợi ích của hai nước mà còn vì hòa bình, ổn định của khu vực. Khó khăn vẫn còn, nhưng tương lai trong tay chúng ta, phụ thuộc vào nỗ lực của cả hai bên.

Trong bối cảnh đó, chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa và đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc sẽ góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị giữa nhân dân và quân đội hai nước, phát triển quan hệ tốt đẹp giữa hai Đảng, hai nước và hai quân đội ; là đòn bẩy tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn trong quan hệ hợp tác quốc phòng song phương, nhất là việc triển khai các cam kết mà lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước đã đạt được. Chúng ta chúc mừng, chào mừng và tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh 

Ủy viên Trung ương ĐảngỦy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng 

--------------------

Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc thăm chính thức Việt Nam

(Quân đội nhân dân, 27/05/2019)

QĐND Online - Nhận lời mời của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 đến 29/5/2019.

Chiều 27/5, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã chủ trì Lễ đón Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngay sau Lễ đón, hai Bộ trưởng đã tiến hành hội đàm.

Tại hội đàm, hai bên trao đổi về tình hình thế giới, khu vực, tình hình mỗi nước và quan hệ quốc phòng song phương. Trong đó, tập trung đánh giá kết quả triển khai Nghị định thư về hợp tác quốc phòng song phương năm 2003, Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025 của Bộ Quốc phòng hai nước đã ký năm 2017.

Hai bên thống nhất với kết quả hợp tác được triển khai tương đối toàn diện, từng bước được cơ chế hóa với nội dung thiết thực phù hợp với nhu cầu và khả năng đáp ứng của mỗi bên. Nổi bật là hoạt động tiếp xúc cấp cao và các chuyến thăm của lãnh đạo quân đội hai nước được thúc đẩy duy trì thường xuyên ; một số cơ chế hợp tác được thiết lập, mở rộng về nội dung và hình thức như : Đối thoại chiến lược quốc phòng, giao lưu sĩ quan trẻ, tuần tra liên hợp trên Vịnh Bắc Bộ, giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, hợp tác công tác đảng, công tác chính trị, đào tạo, hợp tác giữa các quân khu giáp biên…

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa khẳng định, quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian qua đã có sự phát triển, xứng đáng là trụ cột quan trọng của quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước, thể hiện được sự tin cậy chính trị cao.

Hai bên xác định năm 2019 là năm bản lề mang tính đột phá trong quan hệ giữa hai quân đội, hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 2020. Hai bên cũng thống nhất thời gian tới tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng trên các lĩnh vực công tác đảng, công tác chính trị ; hoàn thành các công trình nghiên cứu khoa học lịch sử, phim tài liệu ; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quân y, hợp tác giữa các quân chủng Hải quân, Phòng không - Không quân, lực lượng bảo vệ biên giới, công nghiệp quốc phòng, gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới và quan hệ giữa các quân khu, Biên phòng, Hải quân, Không quân/Việt Nam với Chiến khu Miền Nam/Trung Quốc…

Về vấn đề tồn tại giữa hai nước, hai bên nhất trí cần kiên trì giải quyết vướng mắc bằng biện pháp hòa bình, tạo sự tin cậy vững chắc ; quyết tâm cùng nhau xây dựng môi trường hòa bình trên Biển Đông ; đồng thời khẳng định môi trường hòa bình trên Biển Đông mà hai bên cùng nhau xây dựng không chỉ dành riêng cho Trung Quốc hay Việt Nam, mà còn cho các đối tác có thiện chí hợp tác với hai nước để cùng nhau phát triển.

Kết thúc hội đàm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa đã chứng kiến cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng hai nước ký các văn bản hợp tác, bao gồm : Bản ghi nhớ Hợp tác y tế quân sự giữa hai Bộ Quốc phòng ; Thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng về đào tạo nhân viên quân sự năm học 2019 - 2020 ; Bản ghi nhớ hợp tác giáo dục quân sự giữa Học viện Quốc phòng Việt Nam và Đại học Quốc phòng/Trung Quốc ; Lễ bàn giao trang bị vật tư y tế, tìm kiếm cứu nạn do Bộ Quốc phòng Trung Quốc tặng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Nhân dịp này, Đại tướng Ngô Xuân Lịch trân trọng cảm ơn Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tặng Bộ Quốc phòng Việt Nam một số trang bị, vật tư y tế, tìm kiếm cứu nạn ; coi đây là biểu tượng có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa quân đội hai nước.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch thông báo và mời Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) cũng như cử tàu Hải quân tham dự Diễn tập an ninh hàng hải và Lễ duyệt binh tàu quốc tế vào năm 2020 khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN.

Tin, ảnh : VIỆT CƯỜNG - VŨ HÙNG

* Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ; thăm Học viện Quốc phòng và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

***********************

16. Quy hoạch phát triển của khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Chủ nhật 21/08/2006

Thủ tướng chính phủ         Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

                                        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


                                -------

Số : 1107/QĐ-TTg              

Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2006

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 ;
Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây :

1. Mục tiêu :

a) Mục tiêu tổng quát :

Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.

Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 – 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.

b) Mục tiêu cụ thể :

- Giai đoạn đến năm 2010 :

+ Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấy đầy các khu công nghiệp đã được thành lập ; thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với diện tích tăng thêm khoảng 15.000 ha – 20.000 ha, nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2010 lên khoảng 45.000 ha – 50.000 ha.

+ Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp hiện có, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong các khu công nghiệp theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Giai đoạn đến năm 2015 :

+ Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có, thành lập mới một cách có chọn lọc các khu công nghiệp với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 ha – 25.000 ha ; nâng tổng diện tích các khu công nghiệp đến năm 2015 khoảng 65.000 ha – 70.000 ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%.

+ Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp trong các khu công nghiệp đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hóa phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ.

+ Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm.

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 – 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 36 – 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%.

- Giai đoạn đến năm 2020 :

+ Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng khu công nghiệp.

+ Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020.

+ Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công nghiệp đã được thành lập theo hướng đồng bộ hóa.

2. Việc hình thành các khu công nghiệp trên các địa bàn lãnh thổ phải đáp ứng các điều kiện và tiêu chí sau :

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương.

- Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các khu công nghiệp ; riêng đối với các địa phương thuần túy đất nông nghiệp, khi phát triển các khu công nghiệp để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu tư chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả.

- Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

- Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.

- Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

- Đối với các địa phương đã phát triển khu công nghiệp, việc thành lập mới các khu công nghiệp chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp hiện đại có đã được cho thuê ít nhất là 60%.

- Việc mở rộng các khu công nghiệp hiện có chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp đó đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung.

- Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha và có nhiều chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng, phải tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết khu công nghiệp để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.

- Trong khu công nghiệp, khu chế xuất không có khu dân cư. Trong khu công nghiệp có thể có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.

3. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục 117 khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 (Phụ lục 1) và Danh mục 27 khu công nghiệp dự kiến mở rộng (Phụ lục II). Các danh mục này không bao gồm các khu công nghiệp thuộc các khu kinh tế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Phổ biến quy hoạch :

Công bố công khai Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 sau khi được phê duyệt.

2. Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch :

Căn cứ vào các điều kiện và tiêu chí về việc thành lập mới và mở rộng khu công nghiệp được quy định tại Quyết định này và trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung việc thành lập mới và mở rộng các khu công nghiệp vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp.

3. Phân công trách nhiệm :

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, triển khai thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về bổ sung, điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp cần thiết.

- Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm công bố danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.

- Các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp đồng bộ với việc xây dựng các khu công nghiệp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng

   
   

Nơi nhận : 
- Ban Bí thư Trung ương Đảng ;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ ; 
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng ;
- Văn phòng Chủ tịch nước ;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH ; 
- Văn phòng Quốc hội ;
- Toà án nhân dân tối cao ; 
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể ; 
- Học viện Hành chính quốc gia ;
- VPCP : BTCN, các PCN 
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, 
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo ;
- Lưu : Văn thư, CN.

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP DỰ KIẾN ƯU TIÊN THÀNH LẬP MỚI ĐẾN NĂM 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020)

STT Tên khu công nghiệp Địa phương Dự kiến diện tích đến năm 2015 (ha)
I. Trung du miền núi phía Bắc  
1. KCN Song Khê - Nội Hoàng Bắc Giang 150
2. KCN Lương Sơn Hòa Bình 72
3. KCN Mai Sơn Sơn La 150
4. KCN Lương Sơn Thái Nguyên 150
5. KCN Sông Công 2 Thái Nguyên 250
6. KCN Phù Ninh Phú Thọ 100
7. KCN Long Bình An Tuyên Quang 200
8. KCN Đông Phố Mới Lào Cai 100
9. KCN phía Đông Nam Điện Biên 60
10. KCN Thanh Bình Bắc Kạn 70
11. KCN Bình Vàng Hà Giang 100
12. KCN phía Nam Yên Bái Yên Bái 100
13. KCN Đồng Bành Lạng Sơn 207
14. KCN Đề Thám Cao Bằng 100
 
II. Vùng đồng bằng sông Hồng  
15. KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh Bắc Ninh 200
16. KCN Yên Phong II Bắc Ninh 300
17. KCN Quế Võ II Bắc Ninh 200
18. KCN Thuận Thành Bắc Ninh 200
19. KCN Việt Hòa Hải Dương 47
20. KCN Phú Thái Hải Dương 72
21. KCN Cộng Hòa Hải Dương 300
22. KCN Tàu thủy Lai Vu Hải Dương 212
23. KCN thị xã Hưng Yên Hải Dương 60
24. KCN Minh Đức Hưng Yên 200
25. KCN Vĩnh Phúc Hưng Yên 200
26. KCN Đò Nống - Chợ Hỗ Hải Phòng 150
27. KCN Nam Cầu Kiền Hải Phòng 100
28. KCN Tràng Duệ Hải Phòng 150
29. KCN Tàu thủy An Hồng Hải Phòng 30
30. KCN Đông Mai Quảng Ninh 200
31. KCN Tàu thủy Cái Lân Quảng Ninh 70
32. KCN Đông Anh Hà Nội 300
33. KCN Sóc Sơn Hà Nội 300
34. KCN Khai Quang Vĩnh Phúc 262
35. KCN Chấn Hưng Vĩnh Phúc 80
36. KCN Bá Thiện Vĩnh Phúc 327
37. KCN An Hòa Thái Bình 400
38. KCN Châu Sơn Hà Nam 170
39. KCN Mỹ Trung Nam Định 150
40. KCN Bảo Minh Nam Định 150
41. KCN Thành An Nam Định 105
42. KCN Hồng Tiến (Ý Yên I) Nam Định 150
43. KCN Nghĩa An (Nam Trực) Nam Định 150
44. KCN Ý Yên II Nam Định 200
45. KCN Tam Điệp Nam Định 200
 
III Duyên hải Trung Bộ  
46. KCN Bỉm Sơn Thanh Hóa 450
47. KCN Lam Sơn Thanh Hóa 200
48. KCN Cửa Lò Nghệ An 50
49. KCN Hạ Vàng Hà Tĩnh 100
50. KCN Gia Lách Hà Tĩnh 100
51. KCN Bắc Đồng Hới Quảng Bình 150
52. KCN Quán Ngang Quảng Trị 140
53. KCN Tứ Hạ Thừa Thiên-Huế 100
54. KCN Phong Thu Thừa Thiên-Huế 100
55. KCN Hòa Cầm 2 Đà Nẵng 150
56. KCN Hòa Ninh Đà Nẵng 200
57. KCN Thuận Yên Quảng Nam 230
58. KCN Đông Quế Sơn Quảng Nam 200
59. KCN Phổ Phong Quảng Ngãi 140
60. KCN Nhơn Hòa Bình Định 320
61. KCN Hòa Hội Bình Định 340
62. KCN Đông Bắc Sông Cầu Phú Yên 105
63. KCN An Phú Phú Yên 100
64. KCN Hòa Tâm Phú Yên 150
65. KCN Nam Cam Ranh Khánh Hòa 200
66. KCN Bắc Cam Ranh Khánh Hòa 150
67. KCN Du Long Ninh Thuận 410
68. KCN Hàm Kiệm Bình Thuận 580
 
IV Tây Nguyên  
69. KCN Hòa Phú Đắk Lắk 400
70. KCN Tây Pleiku Gia Lai 200
71. KCN Hòa Bình Kon Tum 100
72. KCN Phú Hội Lâm Đồng 174
73. KCN Nhân Cơ Đắc Nông 100
 
V. Đông Nam bộ  
74. KCN Tân Phú Đồng Nai 60
75. KCN Ông Kèo Đồng Nai 300
76. KCN Bàu Xéo Đồng Nai 500
77. KCN Lộc An – Bình Sơn Đồng Nai 500
78. KCN Long Đức Đồng Nai 450
79. KCN Long Khánh Đồng Nai 300
80. KCN Giang Điền Đồng Nai 500
81. KCN Dâu Giấy Đồng Nai 300
82. KCN Mỹ Phước 3 Bình Dương 1000
83. KCN Xanh Bình Dương Bình Dương 200
84. KCN An Tây Bình Dương 500
85. KCN Nam Đồng Phú Bình Phước 150
86. KCN Tân Khai Bình Phước 700
87. KCN Minh Hưng Bình Phước 700
88. KCN Đồng Xoài Bình Phước 650
89. KCN Bắc Đồng Phú Bình Phước 250
90. KCN Long Hương Bà Rịa-Vũng Tàu 400
91. KCN Phú Hữu TP. Hồ Chí Minh 162
92. KCN Trâm Vàng Tây Ninh 375
 
VI. Đồng bằng sông Cửu Long  
93. KCN Cầu Tràm (Cầu Đước) Long An 80
94. KCN Mỹ Yên-Tân Bửu-Long Hiệp (Bến Lức) Long An 340
95. KCN Nhật Chánh Long An 122
96. KCN Đức Hòa III Long An 2300
97. KCN Thạnh Đức Long An 256
98. KCN An Nhật Tân Long An 120
99. KCN Long Hậu Long An 142
100. KCN Tân Thành Long An 300
101. KCN Nam Tân Tập Long An 200
102. KCN Bắc Tân Tập Long An 100
103. KCN Tàu thủy Soài Rạp Tiền Giang 290
104. KCN An Hiệp Bến Tre 72
105. KCN Sông Hậu Đồng Tháp 60
106. KCN Bình Minh Vĩnh Long 162
107. KCN Hưng Phú 2 Cần Thơ 226
108. KCN Bình Long An Giang 67
109. KCN Bình Hòa An Giang 150
110. KCN Thạnh Lộc Kiên Giang 100
111. KCN Rạch Vượt Kiên Giang 100
112. KCN Sông Hậu Hậu Giang 150
113. KCN Trần Đề Sóc Trăng 140
114. KCN Đại Ngãi Sóc Trăng 120
115. KCN Trà Kha Bạc Liêu 66

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP DỰ KIẾN MỞ RỘNG ĐẾN NĂM 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020)

STT Tên khu công nghiệp Địa phương Dự kiến diện tích mở rộng (ha)
1. KCN Quế Võ Bắc Ninh 300
2. KCN Tiên Sơn Bắc Ninh 100
3. KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn Bắc Ninh 300
4. KCN Đại An Hải Dương 470
5. KCN Phố Nối B Hưng Yên 155
6. KCN Đình Vũ Hải Phòng 200
7. KCN Nomura Hải Phòng 200
8. KCN Phú Cát Hà Tây 500
9. KCN Quang Minh Vĩnh Phúc 362
10. KCN Đình Hương Thanh Hóa 121
11. KCN Nam Cấm Nghệ An 100
12. KCN Hòn La Quảng Bình 203
13. KCN Phú Bài Thừa Thiên Huế 120
14. KCN Quảng Phú Quảng Ngãi 48
15. KCN Long Mỹ Bình Định 100
16. KCN Hòa Hiệp Phú Yên 221
17. KCN Định Quán Đồng Nai 150
18. KCN Việt Hương II Bình Dương 140
19. KCN Chơn Thành Bình Phước 255
20. KCN Mỹ Xuân A2 Bà Rịa-Vũng Tàu 90
21. KCN Mỹ Xuân B1 (Đại Dương) Bà Rịa-Vũng Tàu 146
22. KCN Hiệp Phước TP. Hồ Chí Minh 630
23. KCN Tây Bắc Củ Chi TP. Hồ Chí Minh 170
24. KCN Trảng Bàng Tây Ninh 163
25. KCN Thuận Đạo Long An 200
26. KCN Tân Kim Long An 56
27. KCN Tân Hương Tiền Giang 59

 

****************************

17. Toàn văn Tuyên bố chung Trung Quốc - Việt Nam 01/11/2022

Nhân Dân online, 01/11/2022

Lời giới thiệu : Chúng tôi giới thiệu sau đây Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam và Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 01/11/2022. Từ nhiều năm qua, ban lãnh đạo hai Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc đã ký nhiều thỏa thuận quan trọng như đã được thỏa thuận sau Hội nghị Thành Đô tháng 9 năm 1990. Bản Tuyên bố chung ngày hôm nay nằm trong tiến trình đó. Nội dung bản tuyên bố lần này không có nhiều khác biệt so với những tuyên bố chung đã công bố từ năm 2000 đến nay. Quý độc giả sẽ dễ dàng nhận thấy Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc và phá tan hy vọng thoát Trung của Việt Nam. (NVH)

tuyenbochung0

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh chung ngày 01/11/2022 (vào dịp Halloween). (Ảnh : TTXVN)

Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc

1. Nhận lời mời của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/10 đến ngày 1/11.

Trong chuyến thăm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình ; nhận Huân chương Hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thay mặt Đảng, Chính phủ Trung Quốc trao tặng ; hội kiến Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Lật Chiến Thư, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Uông Dương.

Tại các cuộc hội đàm, hội kiến, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước ; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về quan hệ hai Đảng, hai nước Việt-Trung và tình hình quốc tế, khu vực hiện nay.

2. Phía Trung Quốc đã thông báo cho phía Việt Nam những kết quả chủ yếu về Đại hội XX Đảng cộng sản Trung Quốc. Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Đại hội XX Đảng cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp, đánh giá cao những thành quả chiến lược to lớn mà Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân đã đoàn kết, dẫn dắt nhân dân Trung Quốc đạt được trong quá trình kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội, thúc đẩy Trung Quốc hóa, thời đại hóa chủ nghĩa Mác, hoàn thành mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ nhất, xây dựng thành công toàn diện xã hội khá giả, đánh thắng trận chiến công kiên thoát khỏi đói nghèo, không ngừng phát triển và hoàn thiện nền dân chủ nhân dân toàn quá trình, phát triển kinh tế và phòng, chống dịch, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là thực tiễn sinh động, kinh nghiệm quý báu cho các nước đang phát triển tham khảo.

Phía Việt Nam chúc và bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, Đảng cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ tiếp tục mở rộng và làm phong phú con đường hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, thúc đẩy mạnh mẽ công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng, hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội XX Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ hai, xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp.

Phía Việt Nam thông báo cho phía Trung Quốc về những kết quả chủ yếu của Đại hội XIII Đảng cộng sản Việt Nam. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn, chưa từng có mà Việt Nam đã đạt được sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Đặc biệt, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực, giữ vững ổn định chính trị-xã hội ; kinh tế tăng trưởng duy trì ở mức khá cao ; kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 ; đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện ; vị thế quốc tế ngày càng nâng cao, thể hiện tiềm lực và tương lai tươi sáng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.

Phía Trung Quốc chúc và tin tưởng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ to lớn mà Đại hội XIII Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra, sớm đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; có vai trò quan trọng hơn nữa đối với hòa bình, ổn định và phồn vinh ở khu vực và thế giới.

3. Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng giềng tốt, bạn bè tốt, núi sông liền một dải, vừa là đồng chí tốt, đối tác tốt cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, cùng dốc sức vì nhân dân hạnh phúc, đất nước giàu mạnh và sự nghiệp cao cả hòa bình và phát triển của nhân loại.

Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau sự giúp đỡ quý báu và trong sáng. Trong thời kỳ đổi mới và cải cách mở cửa, hai bên đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm, hợp tác cùng có lợi, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình mỗi nước, đạt được những thành tựu phát triển mang tính lịch sử.

Hai bên nhất trí cho rằng tình hữu nghị truyền thống vừa là đồng chí, vừa là anh em do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần tiếp tục được kế thừa tốt, bảo vệ tốt và phát huy tốt.

Hướng tới tương lai, hai Đảng, hai nước cần kiên trì phương hướng tiến lên, thúc đẩy chủ nghĩa xã hội không ngừng phát triển, thể hiện ưu thế và tương lai tươi sáng của thể chế xã hội chủ nghĩa.

Hai bên nhấn mạnh, kiên định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm tình hình mỗi nước, cần tăng cường đoàn kết hợp tác, giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng làm sâu sắc nhận thức đối với quy luật cầm quyền của Đảng cộng sản, quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội và quy luật phát triển của xã hội loài người ; kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng Đảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi Đảng không ngừng phát triển, cùng nỗ lực vì sự nghiệp hòa bình, tiến bộ của nhân loại.

4. Hai bên đánh giá tình hình thế giới đang trải qua những biến đổi mang tính lịch sử, sâu sắc, khó lường, bước vào thời kỳ biến động mới. Hai Đảng, hai nước cần kiên trì thực hiện mục tiêu, lý tưởng và sứ mệnh vì hạnh phúc nhân dân, vì tiến bộ nhân loại ; kiên trì nhìn nhận và phát triển quan hệ song phương trên tầm cao chiến lược và tầm nhìn dài hạn ; kiên trì phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển lâu dài, lành mạnh, ổn định trong thời đại mới.

Để làm được điều đó, hai bên cần tăng cường trao đổi chiến lược, tin cậy chính trị, kiên trì bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, nắm chắc phương hướng tiến lên đúng đắn của quan hệ Việt-Trung ; đi sâu hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, góp phần mang lại hạnh phúc và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ; phát huy truyền thống hữu nghị, tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là kết nối gặp gỡ, gia tăng hiểu biết và gắn kết tình cảm giữa thế hệ trẻ ; xử lý thỏa đáng bất đồng liên quan trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, giữ gìn cục diện quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định ở khu vực, tạo môi trường bên ngoài tốt đẹp cho sự phát triển của hai nước ; tăng cường phối hợp trên các vấn đề quốc tế, chung tay ứng phó các thách thức mang tính khu vực và toàn cầu, đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, thúc đẩy cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới.

5. Hai bên cho rằng, việc Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng duy trì trao đổi thường xuyên, định hướng, dẫn dắt quan hệ Việt-Trung, có vai trò định hướng chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước.

Hai bên nhất trí, tiếp tục duy trì và tăng cường truyền thống tốt đẹp giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức như thăm lẫn nhau, cử đặc phái viên, điện thoại đường dây nóng, trao đổi thư điện, gặp gỡ thường niên và tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương, kịp thời trao đổi ý kiến về các vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước cũng như tình hình quốc tế, khu vực ; định hướng và chỉ đạo tầm cao chiến lược đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc trong thời đại mới.

6. Hai bên cho rằng, Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc đảm đương sứ mệnh lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tại mỗi nước, phát huy vai trò định hướng chính trị đối với quan hệ Việt-Trung. Trong tình hình mới, hai Đảng cần củng cố ưu thế hợp tác truyền thống, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, địa phương của hai Đảng, hai nước đi sâu giao lưu, hợp tác, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước và giữ cho quan hệ Việt-Trung tiến vững, tiến xa.

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò chỉ đạo, điều phối tổng thể của cơ chế gặp gỡ cấp cao hai Đảng và vai trò điều phối, thúc đẩy của cơ quan đối ngoại hai Đảng, tiếp tục thực hiện tốt "Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2021-2025 giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc", "Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giai đoạn 2021-2025 giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc", tổ chức tốt Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng ở Trung ương và tổ chức Đảng các địa phương, nhất là các tỉnh/khu biên giới, tiếp tục triển khai giao lưu, học hỏi lẫn nhau về lý luận và kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý đất nước, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ; tích cực khuyến khích giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với Chính phủ, Nhân đại toàn quốc Trung Quốc và giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò của cơ chế Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực như ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật. Triển khai tốt Thỏa thuận về tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao trong tình hình mới, duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ và trao đổi giữa các Vụ/Cục tương ứng.

Hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột của quan hệ hai nước. Tiếp tục tăng cường tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước ; triển khai giao lưu, hợp tác như hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng, Tuần tra liên hợp trên Vịnh Bắc Bộ giữa hải quân, đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng ; làm sâu sắc hợp tác biên phòng, thúc đẩy tuần tra chung biên giới trên đất liền giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước.

Tăng cường giao lưu cấp cao giữa cơ quan thực thi pháp luật hai nước, làm sâu sắc hợp tác về an ninh chính trị và thực thi pháp luật trên các lĩnh vực ; điều phối, phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề an ninh đa phương. Phát huy tốt vai trò của các cơ chế như Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng, chống tội phạm, Đối thoại an ninh chiến lược cấp Thứ trưởng, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực chống khủng bố, chống "diễn biến hòa bình", "cách mạng màu", tội phạm ma túy, chống lừa đảo trên mạng và viễn thông, đánh bạc qua biên giới, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao, quản lý xuất nhập cảnh, truy bắt tội phạm truy nã…

Thúc đẩy đàm phán, ký kết Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù Việt Nam-Trung Quốc, Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm Việt Nam-Trung Quốc, Kế hoạch tổ chức cao điểm phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép giữa Bộ Công an Việt Nam với Cơ quan Quản lý di dân Trung Quốc. Hai bên nhất trí tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa hai nước nhằm tạo cơ sở pháp lý tăng cường hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc. Làm sâu sắc hợp tác thực thi pháp luật trên biển giữa Cảnh sát biển hai nước, xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất trên biển, cùng nhau duy trì an ninh, ổn định trên biển.

7. Hai bên nhấn mạnh hai nước Việt Nam và Trung Quốc kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa với mục tiêu căn bản là mang lại sự phát triển phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân ; cần phát huy ưu thế gần gũi về địa lý và bổ sung lẫn nhau về ngành nghề, tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực, đáp ứng tốt hơn lợi ích của nhân dân hai nước.

(1) Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển hai nước, đẩy nhanh trao đổi, ký kết Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa Khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với Sáng kiến "Vành đai và Con đường", triển khai hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng và kết nối giao thông, sớm hoàn thiện đánh giá Quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.

(2) Hai bên cho rằng thương mại điện tử là lĩnh vực quan trọng trong hợp tác kinh tế-thương mại song phương, tiếp tục thực hiện tốt "Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc", phát huy vai trò của Nhóm Công tác hợp tác về thương mại điện tử, tăng cường trao đổi chính sách và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thương mại điện tử qua biên giới, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp về logistic, nghiên cứu thúc đẩy hợp tác giữa các ngân hàng, tổ chức chuyển mạch quốc gia hai nước về thanh toán điện tử, nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ để mở rộng các kênh thương mại, đầu tư mới thông qua thương mại điện tử.

Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng tiêu thụ các sản phẩm đặc sắc, chất lượng cao của Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến tiêu dùng bằng thương mại điện tử.

(3) Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm giảm bớt vấn đề mất cân bằng thương mại giữa hai nước, thúc đẩy xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao của cả hai nước. Phía Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho khoai lang, các loại hoa quả có múi, tổ yến và một số nông thủy sản của Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho sữa của Trung Quốc.

Hai bên cho rằng, bảo đảm phòng, chống dịch chính là bảo đảm thông quan hàng hóa, nhất trí phát huy vai trò của Cơ chế liên hợp giải quyết ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới và hợp tác phòng, chống dịch, duy trì hoạt động thương mại thông suốt tại các cửa khẩu với tiền đề bảo đảm công tác phòng chống dịch, nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa và tạo thuận lợi thông quan ; tiếp tục tăng cường hợp tác phòng chống ma túy và buôn bán trái phép các loại động vật có nguy cơ tuyệt chủng, triển khai chương trình thực thi pháp luật liên hợp "Con rồng Mê Công", bảo đảm thương mại song phương phát triển an toàn, lành mạnh, cân bằng, thuận lợi.

Phía Trung Quốc ủng hộ các văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh và Hàng Châu phát huy vai trò tích cực trong hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước. Trung Quốc nhất trí ủng hộ Việt Nam thành lập các văn phòng xúc tiến thương mại khác tại Trung Quốc ; hoan nghênh Việt Nam tham gia Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 5.

(4) Phía Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư và kinh tế-thương mại. Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đủ điều kiện, đầu tư vào Việt Nam trên nguyên tắc thị trường và thương mại.

(5) Hai bên sẵn sàng triển khai tốt "Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc", thúc đẩy an toàn, ổn định chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng giữa hai nước.

(6) Nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước, hai bên nhất trí thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt ; sớm trao đổi, đàm phán sửa đổi Hiệp định đường sắt biên giới Việt Nam-Trung Quốc ký năm 1992 ; ủng hộ doanh nghiệp đường sắt hai nước tăng cường hợp tác về nâng cao lượng vận chuyển hàng hóa Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc.

(7) Hai bên sẽ tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp về hợp tác nông nghiệp Việt-Trung và Ủy ban liên hợp về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ, tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực như trồng trọt, chế biến nông sản, kiểm soát dịch bệnh tổng hợp các loại sâu bệnh, triển khai hợp tác thả giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ, làm sâu sắc hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm đàm phán ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ ; đạt nhất trí về Thỏa thuận tìm kiếm cứu nạn trên biển, Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt Nam-Trung Quốc và đồng ý sớm tiến hành ký kết.

Tăng cường hợp tác chia sẻ số liệu khí tượng, thủy văn trên sông Hồng- sông Nguyên, sông Kỳ Cùng-Tả Giang, sông Mê Công-Lan Thương và các dòng sông quốc tế nhằm bảo đảm nâng cao năng lực phòng ngừa hạn hán, lũ lụt. Đẩy mạnh hợp tác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước cân bằng hợp lý trong cơ chế hợp tác Mê Công-Lan Thương, cùng nhau nâng cao trình độ sử dụng an toàn, hiệu quả, bền vững tài nguyên nước.

(8) Hai bên sẽ tiếp tục thúc đẩy đàm phán, tiến tới ký kết Hiệp định hợp tác y tế Việt-Trung, hợp tác chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về y sinh, dược phẩm phòng chống dịch Covid-19, thực thi tốt dự án hợp tác phòng, chống dịch bệnh lây lan qua biên giới khu vực sông Mê Công-Lan Thương.

(9) Hai bên sẵn sàng phát huy tốt vai trò của các cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền, Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc, tiếp tục thực hiện tốt các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc ; tăng cường quản lý an ninh trật tự khu vực biên giới, bảo đảm đồng bộ phòng chống dịch bệnh và tạo thuận lợi thông quan tại khu vực biên giới ; tiếp tục đẩy mạnh mở cửa cửa khẩu/lối mở biên giới, thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng qua biên giới, trong đó tập trung trao đổi thống nhất phương án kết nối đoạn đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) - ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) ; giữ gìn trật tự tốt đẹp và thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới.

Hai bên nhất trí thúc đẩy triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc), nỗ lực thúc đẩy sớm đưa vào vận hành thí điểm cho du khách hai nước, qua đó xây dựng mô hình kiểu mẫu về du lịch qua biên giới, du lịch xanh.

(10) Hai bên nhất trí tích cực tìm tòi giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực như phát triển xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế số v.v... ; tạo thêm nhiều điểm tăng trưởng cho hợp tác Việt-Trung.

(11) Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban hỗn hợp hợp tác về khoa học và công nghệ Việt Nam-Trung Quốc ; tích cực thúc đẩy triển khai hợp tác khoa học và công nghệ, nghiên cứu chung và trình diễn công nghệ ; thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp nhằm làm sâu sắc quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực nêu trên.

(12) Hai bên nhất trí tiếp tục tập trung bám sát thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao và Sáng kiến Phát triển toàn cầu, tích cực nghiên cứu có thêm nhiều dự án hợp tác nhằm thúc đẩy kinh tế, làm lợi cho đời sống của nhân dân.

8. Hai bên nhất trí về việc tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tăng cường triển khai giáo dục về tình hữu nghị Việt-Trung tới người dân, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch Việt Nam-Trung Quốc, trên cơ sở phù hợp với chính sách phòng chống dịch của hai nước, thúc đẩy giao lưu trao đổi đoàn các cấp về văn hóa và du lịch, thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển lành mạnh, tăng cường hợp tác về công nghiệp văn hóa. Phía Trung Quốc hoan nghênh, ủng hộ Việt Nam thành lập Trung tâm Văn hóa tại Trung Quốc ; phía Việt Nam tích cực ủng hộ hoạt động của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội.

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Hiệp định hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc ; khuyến khích cử lưu học sinh sang học tập ở mỗi nước. Phía Trung Quốc coi trọng việc lưu học sinh Việt Nam quay trở lại Trung Quốc học tập, hoan nghênh lưu học sinh Việt Nam có nguyện vọng đều có thể trở lại trường trên cơ sở làm tốt công tác phòng chống dịch ; tuyên bố trong 5 năm tới cung cấp cho Việt Nam không dưới 1.000 suất học bổng Chính phủ Trung Quốc, và không dưới 1.000 suất học bổng dành cho giáo viên tiếng Trung Quốc ; giúp đỡ Việt Nam bồi dưỡng nhân tài chất lượng cao và giáo viên tiếng Trung Quốc.

Hai bên tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị, giao lưu văn hóa như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, Diễn đàn nhân dân Việt-Trung, Liên hoan nhân dân biên giới…, khuyến khích các địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh/khu giáp biên giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Hai bên sẵn sàng tăng cường giao lưu báo chí, truyền thông và phóng viên hai nước thăm lẫn nhau, tăng cường tình hữu nghị Việt-Trung, tạo nền tảng xã hội và không khí dư luận tốt đẹp cho sự phát triển của quan hệ song phương.

9. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển ; cho rằng kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông vô cùng quan trọng ; nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực.

Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước và "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", sử dụng hiệu quả cơ chế đàm phán biên giới cấp Chính phủ Việt Nam-Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương, đàm phán hữu nghị, tích cực bàn bạc về các biện pháp giải quyết mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương của mỗi bên ; tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hai việc trên sớm đạt tiến triển thực chất. Hai bên sẵn sàng tiếp tục tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển ; tích cực trao đổi về đi sâu, mở rộng hợp tác trên biển tại Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên.

Hai bên đồng ý tiếp tục thúc đẩy thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có nội dung thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy hợp tác trên biển.

10. Phía Việt Nam tái khẳng định kiên trì chính sách "Một Trung Quốc", ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức và nhất quán ủng hộ nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của các nước. Việt Nam không phát triển quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ đánh giá cao lập trường của phía Việt Nam.

11. Hai bên cho rằng, cục diện thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, căng thẳng tại các điểm nóng gia tăng, thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đan xen, chủ nghĩa đa phương, toàn cầu hóa kinh tế, hòa bình và phát triển của thế giới đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Cộng đồng quốc tế cần cùng nhau nỗ lực, dốc sức vì hòa bình, hợp tác và phát triển, tiếp thêm tính ổn định và năng lượng tích cực cho thế giới.

Hai bên nhấn mạnh, phát triển là sự bảo đảm của an ninh, là then chốt để giải quyết các vấn đề khó, thực hiện hạnh phúc cho nhân dân. Phía Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia Sáng kiến Phát triển toàn cầu, theo nội dung và cách thức phù hợp, nỗ lực cùng các bên góp phần thực hiện Chương trình phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các khuôn khổ quốc tế và khu vực như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Trung Quốc-ASEAN, Mê Công-Lan Thương ; thực hiện tốt Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ; thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy các nước cùng phát triển.

Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và có đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hai bên nhấn mạnh, an ninh là tiền đề của phát triển. Việt Nam ghi nhận tích cực Sáng kiến An ninh toàn cầu của Trung Quốc trên cơ sở mục tiêu, nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các đối tác liên quan cùng duy trì hòa bình và an ninh lâu dài trên thế giới.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp quốc, duy trì trao đổi và phối hợp chặt chẽ trong những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Kiên trì thực hiện và đề cao chủ nghĩa đa phương, cùng bảo vệ công bằng, chính nghĩa quốc tế, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Hai bên chủ trương, các nước triển khai giao lưu và hợp tác trong vấn đề nhân quyền trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, không chính trị hóa vấn đề nhân quyền.

12. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên ký kết :

- Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ;

- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ;

- Bản ghi nhớ hợp tác hữu nghị giai đoạn 2022-2027 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc ;

- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực sinh thái và môi trường giữa Bộ Tài nguyên và môi trường nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Sinh thái và môi trường nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tăng cường hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng Việt-Trung ;

- Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2023-2027 ;

- Bản ghi nhớ giữa Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng Cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về xây dựng lĩnh vực ưu tiên hợp tác ;

- Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng Cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc ;

- Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Thành phố Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Thành phố Bắc Kinh, Thủ đô nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế-thương mại ;

- Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu, hợp tác trong lĩnh vực tài sản nhà nước và doanh nghiệp nhà nước giữa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

13. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp, góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc trong thời đại mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới. Hai Đảng và nhân dân hai nước rất vui mừng về những thành quả này.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, thân tình và hữu nghị ; trân trọng mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Bắc Kinh, ngày 01 tháng 11 năm 2022"

Nguồn : Nhân Dân online, 01/11/2022

****************************

18. Thông cáo chung Việt Nam-Trung Quốc (29/06/2023)

Chính phủ online, 30/06/2023

Lời giới thiệu : Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Thiên Tân từ ngày 25-28/6 của Thủ tướng Phạm Minh Chính theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

thongcao-29062023

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh - Ảnh : VGP/Nhật Bắc

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính đã thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Thiên Tân từ ngày 25 đến ngày 28/6/2023.

Trong thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ; hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường ; lần lượt có các cuộc gặp với Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc Vương Hộ Ninh. 

Trong không khí hữu nghị, chân thành, tin cậy, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước, đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhiều nhận thức chung quan trọng về việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong tình hình mới và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính còn đi khảo sát Khu mới Hùng An, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc).

2. Hai bên nhất trí cho rằng, hiện nay quan hệ hai Đảng, hai nước Việt - Trung phát triển tốt đẹp, hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước thu được thành quả thiết thực. 

Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện tốt "Tuyên bố chung về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc" trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2022, duy trì chặt chẽ giao lưu cấp cao, tăng cường giao lưu kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc ; tăng cường giao lưu học hỏi lẫn nhau trong tiến trình sự nghiệp thúc đẩy xây dựng chủ nghĩa xã hội của mỗi nước và tìm tòi hiện đại hóa mang đặc sắc của mỗi nước. 

Phát huy tốt vai trò điều phối tổng thể của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung, làm sâu sắc giao lưu hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm như ngoại giao, quốc phòng, thực thi pháp luật, kinh tế thương mại, nhân văn.

3. Hai bên nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc núi sông liền một dải, cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung, đều nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân, sự giàu mạnh của đất nước, nỗ lực cho sự nghiệp cao cả vì hòa bình và phát triển của nhân loại. 

Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu, Trung Quốc coi Việt Nam là phương hướng ưu tiên của ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. 

Việt Nam đánh giá cao Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu do Trung Quốc đưa ra, hai bên sẽ đi sâu trao đổi về các biện pháp cụ thể.

4. Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, đẩy nhanh hợp tác cùng xây dựng "Vành đai và Con đường" chất lượng cao ; tăng cường kết nối đường bộ, đường sắt khu vực biên giới, xây dựng hệ thống logistics đa phương thức, hiệu quả cao, bền bỉ ; bảo đảm thông suốt cửa khẩu biên giới, đẩy nhanh việc nâng cấp mở cửa và kết nối cơ sở hạ tầng cửa khẩu, thúc đẩy hợp tác cửa khẩu thông minh, đẩy nhanh thực hiện phát triển hài hòa chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng. 

Tăng cường giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp nhà nước, tích cực tìm kiếm khả năng tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực khoáng sản then chốt. Phía Việt Nam sẽ tiếp tục tạo môi trường kinh doanh tốt đẹp cho doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam.

5. Hai bên nhất trí tăng cường giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh khu biên giới ; tăng cường giáo dục về tình hữu nghị Việt - Trung cho nhân dân hai nước đặc biệt là thế hệ trẻ ; tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, Liên hoan nhân dân biên giới Việt - Trung, Diễn đàn nhân dân Việt - Trung.

6. Hai bên sẽ thực hiện nghiêm túc nhận thức chung quan trọng liên quan đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước và "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc", kiểm soát thỏa đáng bất đồng trên biển, tăng cường hợp tác trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy thực hiện toàn diện, hiệu quả "Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), trên cơ sở hiệp thương nhất trí, sớm đạt được "Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

7. Phía Việt Nam nhất quán kiên định chính sách "một Trung Quốc", tái khẳng định Đài Loan là bộ phận không thể tách rời của Trung Quốc, kiên quyết phản đối các hoạt động chia rẽ đòi "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức ; không phát triển bất cứ quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan.

8. Hai bên chủ trương các nước trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau triển khai giao lưu, hợp tác về vấn đề nhân quyền, thúc đẩy tăng cường đối thoại và hợp tác quốc tế trong vấn đề nhân quyền, kiên quyết phản đối chính trị hóa vấn đề nhân quyền.

9. Hai bên đồng ý kiên trì chủ nghĩa đa phương chân chính, cùng bảo vệ công bằng chính nghĩa quốc tế, tăng cường phối hợp trong các vấn đề lớn và quan trọng của quốc tế, khu vực ; tiếp tục tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong các khuôn khổ quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ASEAN - Trung Quốc, Mekong - Lan Thương. 

Thực hiện tốt Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Việt Nam ủng hộ Trung Quốc gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn và trình tự của Hiệp định.

10. Trong thời gian chuyến thăm, hai Thủ tướng đã chứng kiến việc ký kết các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực giám sát thị trường, cửa khẩu thông minh, lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển…

Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thành công tốt đẹp, làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn sự đón tiếp hữu nghị, nhiệt tình của phía Trung Quốc, trân trọng mời Thủ tướng Lý Cường thăm Việt Nam. Thủ tướng Lý Cường vui vẻ nhận lời.

Bắc Kinh, ngày 29 tháng 6 năm 2023

Nguồn : xaydungchinhsach.chinhphu.vn, 30/06/2023

 ********************************

19. Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc

Nhân Dân online, 13/12/2023

Lời giới thiệu : Tuyên bố chung nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược

tcbnpt1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh : Đăng Khoa)

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13/12/2023.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có các cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, các cuộc hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốclà láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chế độ chính trị tương đồng, lý tưởng niềm tin tương thông, con đường phát triển gần gũi, cùng chung chí hướng, chia sẻ tương lai chung, đều nỗ lực vì nhân dân hạnh phúc và đất nước giàu mạnh, nỗ lực vì sự nghiệp cao cả hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Nhằm kế thừa và phát huy truyền thống hữu nghị "mối tình thắm thiết Việt-Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em", tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Phía Việt Nam ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu. Các sáng kiến nêu trên có mục tiêu đề ra là nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn nhân loại, vì sự nghiệp hòa bình, chính nghĩa và tiến bộ của nhân dân thế giới, đáp ứng mong muốn xây dựng thế giới tốt đẹp của nhân dân các nước.

Hai bên nhất trí cho rằng, phát triển quan hệ giữa các nước cần tuân theo Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình.

Theo các định hướng trên, hai bên đồng ý thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Trung Quốc bước vào giai đoạn mới với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng-an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn, chung tay thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới phát triển, đóng góp tích cực cho sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

2. Trong bầu không khí hữu nghị, thẳng thắn, hai bên thông báo cho nhau tình hình của mỗi Đảng, mỗi nước, cũng như lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ; vui mừng trước những thành tựu to lớn, mang tính lịch sử mà mỗi Đảng, mỗi nước đã đạt được trong sự nghiệp phát triển đất nước, thực hiện hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình đất nước mình ; cho rằng điều này thể hiện đầy đủ sức sống và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Trung Quốc.

Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu to lớn mà Đảng, Chính phủ và Nhân dân Trung Quốc đạt được trong 10 năm thời đại mới và những thành quả quan trọng đã đạt được trong việc quán triệt thực hiện tinh thần Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phía Việt Nam chúc và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo kiên cường của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân, dưới sự định hướng của tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới, Đảng, Chính phủ và Nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ tiếp tục làm phong phú và mở mang con đường hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, không ngừng hoàn thiện nền dân chủ nhân dân toàn quá trình, thúc đẩy mạnh mẽ công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng, hoàn thành đúng thời hạn các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra, thực hiện thắng lợi mục tiêu phấn đấu 100 năm thứ hai, xây dựng Trung Quốc thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.

Phía Trung Quốc ủng hộ và đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong gần 40 năm đổi mới, 10 năm thực hiện "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung sửa đổi năm 2011)", đặc biệt là những thành quả quan trọng, toàn diện kể từ sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, thúc đẩy sức mạnh tổng hợp và ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam đạt tới tầm cao chưa từng có.

Phía Trung Quốc chúc và tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ lớn mà Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, xây dựng Việt Nam thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045. Phía Trung Quốc khẳng định ủng hộ Việt Nam phát triển phồn vinh, nhân dân hạnh phúc, xây dựng nền kinh tế lớn mạnh, độc lập, tự chủ, thúc đẩy đồng bộ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế toàn diện, phát triển quan hệ đối ngoại rộng mở, hữu nghị, phát huy vai trò ngày càng quan trọng hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh của khu vực và thế giới.

3. Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc ; trân trọng sự giúp đỡ quý báu và vô tư mà hai Đảng, hai nước và Nhân dân hai nước dành cho nhau trong các thời kỳ ; nhất trí cho rằng tình hữu nghị truyền thống "vừa là đồng chí, vừa là anh em" do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, cần phải kế thừa tốt, bảo vệ tốt, phát huy tốt. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn đánh giá cao và trân trọng sự ủng hộ mạnh mẽ và giúp đỡ to lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc và giải phóng đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước.

Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã xác lập phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt". 15 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện vào năm 2008 đến nay, hợp tác trên các lĩnh vực đã đạt được tiến triển tích cực, toàn diện. Bước vào thời đại mới, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu, đặc biệt là Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi bế mạc Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến hành chuyến thăm mang tính lịch sử tới Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Trung Quốc lên tầm cao mới.

Hướng tới tương lai, phía Trung Quốc nhấn mạnh kiên trì chính sách hữu nghị với Việt Nam, coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong ngoại giao láng giềng. Phía Việt Nam khẳng định luôn coi quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Đây là lựa chọn chiến lược của hai bên.

Hai bên nhấn mạnh, kiên định ủng hộ hai Đảng, hai nước và Nhân dân hai nước kiên trì tự chủ chiến lược, tự chủ lựa chọn con đường phát triển phù hợp với tình hình đất nước mình ; kiên trì xử lý thỏa đáng và tích cực giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, duy trì đà phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, đóng góp tích cực hơn nữa cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Trên cơ sở những nhận thức chung nêu trên, trong bối cảnh tình hình thế giới trải qua những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường và chưa từng có tiền lệ, hai bên đồng ý kiên trì định hướng chính trị của Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, nhìn nhận và phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài, tuân theo phương châm "16 chữ" và tinh thần "4 tốt", lấy dịp 15 năm thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện làm thời cơ, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

4. Để tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy vững chắc việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc, hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò điều phối tổng thể của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, tích cực thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào 6 phương hướng hợp tác lớn dưới đây, xác định mục tiêu, hoàn thiện cơ chế, đưa ra biện pháp, đôn đốc thực hiện :

4.1. Tin cậy chính trị cao hơn

Để tập trung nắm bắt phương hướng phát triển của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi chiến lược, kiên trì đối xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, củng cố hơn nữa tin cậy chính trị.

(1) Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa giao lưu mật thiết giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước thông qua các hình thức như thăm song phương, cử đặc phái viên, đường dây nóng, trao đổi thư điện, gặp gỡ thường niên và tiếp xúc tại các diễn đàn đa phương, kịp thời trao đổi chiến lược về các vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương và tình hình khu vực, quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, định hướng và chỉ đạo chiến lược đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh của quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời kỳ mới.

(2) Hai bên nhất trí phát huy đầy đủ vai trò đặc biệt của kênh Đảng, tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, điều phối của cơ chế Gặp gỡ cấp cao hai Đảng và vai trò thúc đẩy, điều phối của các cơ quan đối ngoại của hai Đảng ; nâng cao hiệu quả giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng ở Trung ương, các tổ chức đảng địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh (khu) giáp biên ; thông qua cơ chế Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ, trao đổi đoàn kênh Đảng, tăng cường giao lưu, tham khảo lẫn nhau về xây dựng Đảng và quản lý đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong các lĩnh vực như tổ chức, tuyên giáo/tuyên truyền, kiểm tra kỷ luật, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp, dân vận/mặt trận thống nhất, kinh tế-xã hội. Tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

(3) Hai bên nhất trí triển khai tốt Thỏa thuận về làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong thời kỳ mới giữa Bộ Ngoại giao hai nước ; duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao ; tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao thường niên, tăng cường giao lưu cấp Vụ (Cục) tương ứng, thực hiện tốt kế hoạch đào tạo cán bộ, ủng hộ và tạo thuận lợi cho việc cải thiện điều kiện trụ sở và nhà ở của cơ quan đại diện ngoại giao hai nước.

(4) Phía Việt Nam tái khẳng định kiên định thực hiện chính sách "một Trung Quốc", công nhận Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ "Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức, ủng hộ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, không phát triển bất cứ quan hệ cấp Nhà nước nào với Đài Loan. Phía Việt Nam cho rằng các vấn đề Hồng Công, Tân Cương, Tây Tạng là công việc nội bộ của Trung Quốc, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, các khu vực trên sẽ duy trì ổn định và phát triển thịnh vượng. Phía Trung Quốc bày tỏ đánh giá cao điều này. Phía Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của phía Việt Nam trong việc duy trì ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia và thúc đẩy đoàn kết dân tộc.

4.2. Hợp tác quốc phòng-an ninh thực chất hơn

Hợp tác quốc phòng-an ninh là một trong những trụ cột của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, có vai trò quan trọng trong việc củng cố tin cậy chiến lược giữa hai Đảng, hai nước. Để bảo vệ an ninh của nước mình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực và thế giới, hai bên nhất trí tăng cường các cơ chế hợp tác về quốc phòng, công an, an ninh, tòa án tối cao, viện kiểm sát tối cao, nghiên cứu xây dựng cơ chế giao lưu giữa các cơ quan tư pháp tương ứng của hai nước, thúc đẩy các hợp tác trọng điểm sau :

(1) Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa giao lưu cấp cao giữa quân đội hai nước ; phát huy tốt vai trò của các kênh như Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, Đối thoại chiến lược quốc phòng và Đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng ; triển khai hiệu quả "Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025" giữa Bộ Quốc phòng hai nước. Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa quân đội hai nước trong các lĩnh vực như công tác chính trị, đào tạo cán bộ, nghiên cứu chung ; tăng cường hơn nữa hợp tác về công nghiệp quốc phòng, diễn tập và huấn luyện chung, y tế hậu cần, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Tiếp tục đi sâu hợp tác biên phòng, thúc đẩy triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền, khuyến khích các đồn trạm biên phòng của hai nước thiết lập quan hệ hữu nghị, tăng cường phối hợp về quản lý và bảo vệ biên giới. Tiếp tục triển khai tốt tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ và hoạt động tàu quân sự thăm nhau ; làm sâu sắc cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hải quân và cảnh sát biển hai nước.

(2) Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao giữa các cơ quan thực thi pháp luật hai nước ; phát huy tốt vai trò của các cơ chế Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng chống tội phạm, Đối thoại an ninh chiến lược ; thiết lập cơ chế Đối thoại cấp Thứ trưởng về An ninh chính trị và Đường dây nóng giữa Bộ Công an hai nước. Tăng cường hợp tác giữa Bộ Công an của Việt Nam và cơ quan an ninh, thực thi pháp luật của Trung Quốc trong các lĩnh vực an ninh, tình báo, đặc biệt là đi sâu hợp tác về bảo vệ an ninh chính quyền và an ninh chế độ ; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh truyền thống và phi truyền thống như phòng chống khủng bố, phòng chống tội phạm lừa đảo qua mạng, an ninh mạng, quản lý xuất nhập cảnh, di dân, vượt biên trái phép, truy bắt tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài.

Đi sâu hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực an ninh kinh tế, an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước, cải cách mở cửa. Tăng cường giao lưu tình báo giữa hai bên và phối hợp chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong các vấn đề chống can thiệp, chống ly khai, phòng chống "diễn biến hòa bình", "cách mạng màu" của các thế lực thù địch, phản động. Tăng cường hợp tác trong việc phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo, quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ; thúc đẩy hợp tác đào tạo cán bộ. Tăng cường hợp tác bảo vệ an toàn của các cơ quan, doanh nghiệp và công dân của nước này ở nước kia.

(3) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các lĩnh vực ; tích cực thực hiện nghĩa vụ của các điều ước quốc tế mà hai bên là thành viên. Triển khai có hiệu quả "Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự", "Hiệp định dẫn độ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" ; thúc đẩy "Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về chuyển giao người bị kết án tù" đi vào thực hiện có hiệu quả ; thúc đẩy Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước đạt kết quả thực chất, cùng nhau hoàn thiện cơ chế tương trợ về tư pháp giữa hai bên ; nghiên cứu việc thiết lập các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự và thương mại biên giới ; thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp địa phương có chung đường biên giới với các hình thức phù hợp.

4.3. Hợp tác thực chất sâu sắc hơn

Nhằm kiên trì hợp tác cùng thắng, phục vụ sự phát triển của hai nước, thúc đẩy kinh tế khu vực và thế giới phục hồi, tăng trưởng bền vững, hai bên sẽ tăng cường các cơ chế hợp tác tương ứng trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đầu tư ngành nghề, thương mại, nông nghiệp, tài chính tiền tệ ; nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, cơ quan giao thông vận tải, thúc đẩy các hợp tác trọng điểm sau :

(1) Cùng xây dựng "Hai hành lang, một vành đai" và "Vành đai và Con đường"

Hai bên nhất trí thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thực hiện tốt "Kế hoạch hợp tác kết nối giữa khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai với Sáng kiến Vành đai và Con đường giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa". Thúc đẩy kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc, nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, nghiên cứu về các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng-Hà Nội, Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng vào thời điểm phù hợp. Đẩy nhanh việc thúc đẩy kết nối xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới, trong đó có xây dựng Cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam)-Bá Sái (Trung Quốc). Khuyến khích doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng đường bộ, cầu, đường sắt, điện sạch, viễn thông, logistics ; tiếp tục phối hợp mật thiết, thúc đẩy và tạo thuận lợi cho hợp tác vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, tăng cường hợp tác logistics.

(2) Đầu tư

Hai bên nhất trí triển khai tốt khu hợp tác kinh tế-thương mại, trọng điểm tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực như nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng lượng, kinh tế số, phát triển xanh. Khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực, uy tín, công nghệ tiên tiến sang đầu tư tại nước kia trong lĩnh vực phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của mỗi nước, tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho các doanh nghiệp này. Đẩy nhanh triển khai các dự án sử dụng viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Trung Quốc cho Việt Nam, trong đó có Dự án Xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Y dược cổ truyền.

Hai bên nhất trí đi sâu trao đổi kinh nghiệm cải cách doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hợp tác đào tạo nhân lực giữa hai nước, nhất là nhân lực quản lý cấp cao của các doanh nghiệp nhà nước ; khuyến khích cơ quan quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp của hai nước triển khai trao đổi, kết nối, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác cùng có lợi. Tích cực tìm kiếm khả năng tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực khoáng sản then chốt trên nguyên tắc thị trường và tinh thần thực chất, bền vững, bảo đảm an ninh chuỗi sản xuất và cung ứng năng lượng.

(3) Thương mại

Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm mở rộng quy mô thương mại song phương theo hướng cân bằng, bền vững. Phát huy tốt vai trò của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Khu thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc ; tăng cường hợp tác trên các nền tảng như Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE), Hội chợ triển lãm ASEAN-Trung Quốc (CAEXPO), Hội chợ hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair) ; mở rộng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của nước này sang nước kia. Hai bên nhất trí, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, bảo đảm hài hòa về tiêu chuẩn đối với hàng hóa và sản phẩm của Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác thương mại song phương.

Phía Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường đối với nông sản của Việt Nam như dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, roi, dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật, thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm. Phía Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy nhập khẩu các loại cá tầm của Trung Quốc, tăng cường giao lưu, trao đổi giữa các tổ chức ngành nghề của hai bên, thúc đẩy các ngành nghề liên quan của hai nước phát triển lành mạnh.

Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hiệu quả bảo đảm thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng giữa hai nước và trong khu vực. Nâng cao hiệu suất thông quan, thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa qua khu vực mốc 1088/2-1089 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa tại cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài (khu vực mốc 1090-1091) thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) ; phân luồng hợp lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới, bảo đảm các cửa khẩu biên giới trọng điểm vận hành thông suốt.

Hai bên nhất trí sẽ tích cực phát huy vai trò của Nhóm công tác thuận lợi hóa thương mại Việt Nam-Trung Quốc, tiếp tục khai thác tiềm năng thương mại song phương ; thúc đẩy thực hiện "Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về tăng cường bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa Việt Nam-Trung Quốc", duy trì an toàn, ổn định chuỗi sản xuất và cung ứng giữa hai nước. Hai bên nhất trí, phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về thương mại điện tử, thúc đẩy doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác thương mại điện tử.

Hai bên nhất trí phát huy tốt vai trò của các cơ chế Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền, Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc, tiếp tục thực hiện tốt 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và các thỏa thuận liên quan ; tăng cường quản lý an ninh trật tự khu vực biên giới ; tích cực thúc đẩy mở mới, nâng cấp cửa khẩu biên giới. Tiếp tục triển khai hiệu quả "Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân". Nghiên cứu triển khai hợp tác cấp "Chứng nhận Doanh nghiệp ưu tiên" (AEO) của nhau, tăng cường giao lưu, hợp tác "một cửa", tiếp tục làm sâu sắc hợp tác về thực thi pháp luật chống buôn lậu, thúc đẩy Hành động phối hợp thực thi pháp luật quốc tế "Con rồng Mê Công" đạt được nhiều thành quả hơn nữa.

Phía Trung Quốc ủng hộ việc mở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Trùng Khánh, các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trùng Khánh và Hàng Châu (Trung Quốc) phát huy vai trò tích cực trong hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước ; sẵn sàng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho phía Việt Nam sớm mở thêm các văn phòng xúc tiến thương mại tại các địa phương liên quan của Trung Quốc.

Hai bên ủng hộ chính quyền các địa phương hai nước thiết lập cơ chế phối hợp công tác, nhất là các địa phương có quy mô kinh tế và dân số tương đối lớn trong nội địa, cùng nhau tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên, tạo động lực tăng trưởng mới cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Tiếp tục ủng hộ các doanh nghiệp đường sắt hai nước tăng cường hợp tác nâng hiệu suất hàng hóa Việt Nam quá cảnh Trung Quốc.

(4) Tài chính, tiền tệ

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và giữa các cơ quan giám sát, quản lý tài chính của hai nước. Phát huy vai trò của Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ, nhằm thúc đẩy hợp tác tiền tệ giữa hai nước. Ủng hộ hai bên đi sâu hợp tác tại Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á, cung cấp hỗ trợ về vốn cho các dự án liên quan theo chiến lược, chính sách và quy trình của Ngân hàng.

(5) An ninh lương thực và phát triển xanh

Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy hợp tác về kỹ thuật nông nghiệp và trao đổi chính sách nông nghiệp, nghiên cứu triển khai hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp các-bon thấp, nông nghiệp số, nông nghiệp xanh, bảo vệ đất và nguồn nước, thúc đẩy các sản phẩm xanh, phát thải các-bon thấp, phát triển bền vững ; tăng cường trao đổi, điều phối chính sách về bảo đảm an ninh lương thực.

Hai bên nhất trí tích cực tham gia và xây dựng quan hệ đối tác hợp tác năng lượng sạch toàn cầu. Làm sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực như bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu, ô-tô năng lượng mới, bao gồm quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Châu Á, bảo tồn các loài hoang dã di cư, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại giữa khu vực biên giới. Phía Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam tham gia vào các hoạt động liên quan của Liên minh quốc tế phát triển xanh "Vành đai và Con đường".

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông sản ; triển khai hợp tác nghiên cứu quản lý tổng hợp môi trường biển và hải đảo, triển khai hợp tác thả cá giống và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ. Sớm ký kết Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ ; thực hiện tốt Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt Nam-Trung Quốc.

Hai bên nhất trí trao đổi số liệu thủy văn mùa lũ, triển khai hợp tác trong các lĩnh vực như quản lý tổng hợp tài nguyên nước, ngăn ngừa thiên tai lũ lụt, hạn hán, nước uống an toàn khu vực nông thôn, tưới tiêu tiết kiệm, khoa học kỹ thuật thủy lợi. Tổ chức đối thoại chính sách cấp cao về sử dụng bền vững tài nguyên nước xuyên biên giới ; tăng cường phối hợp về phòng, chống hạn hán, ngập lụt và bảo đảm an toàn đập thủy điện. Tăng cường trao đổi thông tin dự báo khí tượng, thời tiết, thời tiết nguy hiểm và hợp tác phát triển dịch vụ khí tượng khu vực Châu Á.

4.4. Nền tảng xã hội vững chắc hơn

Nhằm tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị, thúc đẩy giao lưu và hiểu biết, gắn bó lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, củng cố nền tảng xã hội của quan hệ hai Đảng, hai nước, hai bên sẽ tăng cường các cơ chế giao lưu giữa cơ quan tuyên giáo/tuyên truyền của hai Đảng, truyền thông chủ lực và các nhà xuất bản, giữa các cơ quan văn hóa, du lịch, thanh niên và địa phương ; nghiên cứu xây dựng cơ chế hợp tác giữa các cơ quan giáo dục, y tế, y học cổ truyền, hàng không dân dụng, thúc đẩy các hợp tác trọng điểm sau :

(1) Tuyên truyền

Cơ quan tuyên giáo/tuyên truyền của hai Đảng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc. Khuyến khích hai nước triển khai hợp tác truyền thông, xuất bản báo chí, phát thanh, điện ảnh, truyền hình, tăng cường sự hiểu biết và tình cảm hữu nghị lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ.

(2) Văn hóa và du lịch

Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc xây dựng Trung tâm Văn hóa tại Việt Nam ; phía Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thiết lập Trung tâm Văn hóa tại Trung Quốc, vận hành tốt Cung Hữu nghị Việt-Trung. Phía Việt Nam tích cực ủng hộ Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội triển khai hoạt động. Hai bên ủng hộ các tổ chức văn hóa, đoàn nghệ thuật, trường đào tạo văn hóa-nghệ thuật của hai nước triển khai giao lưu, hợp tác. Tăng cường phối hợp, trao đổi chính sách du lịch giữa hai nước, phối hợp khai thác các tuyến du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch.

Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác Văn hóa và Du lịch Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2023-2027, tăng cường giao lưu trao đổi đoàn các cấp về văn hóa và du lịch, thúc đẩy ngành du lịch nhanh chóng phục hồi và phát triển lành mạnh. Vận hành tốt thí điểm Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam)-Đức Thiên (Trung Quốc) an toàn, hiệu quả, tạo nền tảng để vận hành chính thức, khuyến khích các du khách hai bên tham quan Khu cảnh quan. Ủng hộ doanh nghiệp vận tải hàng không của hai bên tăng thêm chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc căn cứ theo nhu cầu thị trường.

(3) Giáo dục, thể thao, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ

Hai bên nhất trí thực hiện tốt Hiệp định hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc ; khuyến khích tăng cường trao đổi lưu học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ giảng dạy hai nước ; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Việt Nam thông qua các chương trình học bổng du học tại Trung Quốc ; thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục hai nước ; tích cực phát huy vai trò của Học viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội, làm sâu sắc hợp tác giáo dục dạy nghề, giáo dục số và thể thao. Tăng cường giao lưu giữa các trường đại học, cơ quan nghiên cứu của hai nước.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lao động trên cơ sở triển khai hiệu quả các thỏa thuận về quản lý lao động qua biên giới của các tỉnh/khu biên giới hai nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động vùng biên giới hai nước. Thúc đẩy các chương trình giao lưu, hợp tác phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng, an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của hai nước.

Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban hỗn hợp hợp tác về khoa học công nghệ Việt Nam-Trung Quốc ; tích cực tăng cường hợp tác kết nối trong các lĩnh vực về quy định quản lý pháp quy an toàn hạt nhân, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng ; tăng cường giao lưu trao đổi đoàn các cấp nhằm làm sâu sắc hợp tác trong các lĩnh vực trên.

(4) Y tế sức khỏe và phòng, chống thiên tai

Hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hợp tác, giao lưu trong các lĩnh vực y tế, sức khỏe, bao gồm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, y học cổ truyền, phòng chống thiên tai. Ủng hộ địa phương hai nước triển khai hợp tác về cùng chia sẻ thông tin và liên hợp phòng, chống dịch bệnh qua biên giới.

(5) Giao lưu địa phương, nhân dân và thanh niên

Hai bên nhất trí ủng hộ các địa phương hai nước, đặc biệt là các tỉnh/khu biên giới triển khai giao lưu, hợp tác. Nâng cao hiệu quả của các cơ chế giao lưu định kỳ giữa các tổ chức đoàn thể Việt Nam-Trung Quốc như công đoàn, phụ nữ, thanh niên ; tổ chức tốt các hoạt động như Gặp gỡ Hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc, Diễn đàn nhân dân Việt Nam-Trung Quốc, Liên hoan Nhân dân biên giới ; tăng cường giao lưu giữa lãnh đạo trẻ, doanh nghiệp trẻ, tình nguyện viên trẻ hai nước.

4.5. Phối hợp đa phương chặt chẽ hơn

Để bảo vệ công bằng, chính nghĩa và lợi ích chung quốc tế, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển phồn vinh của khu vực, kiến tạo môi trường bên ngoài có lợi cho sự phát triển của mỗi nước và quan hệ Việt-Trung, hai bên nhất trí kiên trì phát huy chủ nghĩa đa phương, tăng cường phối hợp và hợp tác đa phương, cùng nhau bảo vệ hệ thống quốc tế lấy Liên hợp quốc làm hạt nhân và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế.

(1) Hai bên nhất trí tăng cường cơ chế tham vấn về nhân quyền, chính sách giữa hai Bộ Ngoại giao và giao lưu không định kỳ giữa Cơ quan đại diện thường trú tại hai nước, cũng như Phái đoàn/Văn phòng đại diện của hai nước thường trú tại nước thứ ba hoặc tổ chức quốc tế.

(2) Phía Việt Nam hoan nghênh quan điểm xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại mà phía Trung Quốc đưa ra nhằm thúc đẩy những giá trị chung về hòa bình, phát triển, công bằng, chính nghĩa, dân chủ, tự do ; ủng hộ và sẵn sàng chủ động tham gia các dự án hợp tác cụ thể trong khuôn khổ Sáng kiến Phát triển toàn cầu phù hợp với khả năng, điều kiện, nhu cầu của Việt Nam ; cùng thực hiện tốt Chương trình phát triển bền vững đến năm 2030 ; trao đổi, điều phối chính sách, ủng hộ lẫn nhau và triển khai hợp tác thực chất trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

(3) Hai bên khẳng định tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, nỗ lực vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Phía Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ Sáng kiến An ninh toàn cầu, hai bên sẽ nghiên cứu triển khai hợp tác phù hợp trong khuôn khổ Sáng kiến An ninh toàn cầu. Tiếp tục duy trì trao đổi, phối hợp mật thiết trên các vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu.

(4) Hai bên cho rằng, các nước có tiền đồ vận mệnh liên quan chặt chẽ với nhau, các nền văn minh khác nhau chung sống bao dung, giao lưu học hỏi lẫn nhau. Phía Việt Nam ủng hộ Sáng kiến Văn minh toàn cầu, vì hòa bình, phát triển, công bằng, chính nghĩa và tiến bộ của nhân loại, sẵn sàng nghiên cứu triển khai hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến này.

(5) Hai bên chủ trương các nước triển khai giao lưu và hợp tác trong vấn đề nhân quyền trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy việc tăng cường đối thoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, không chính trị hóa vấn đề nhân quyền, không dùng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

(6) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các tổ chức và cơ chế quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Á-Âu (ASEM), ủng hộ nhau ứng cử các vị trí tại các tổ chức quốc tế.

(7) Hai bên ủng hộ ASEAN duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang không ngừng diễn biến, thay đổi. Trung Quốc ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển. Đẩy nhanh xây dựng Khu thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN phiên bản 3.0, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc.

(8) Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác Mê Công-Lan Thương, nỗ lực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai vì hòa bình và thịnh vượng giữa các quốc gia Mê Công-Lan Thương. Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hợp tác kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Công (GMS).

(9) Hai bên nhất trí, nỗ lực bảo vệ các nguyên tắc cơ bản và giá trị cốt lõi của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thúc đẩy cải cách cần thiết trong WTO, đặc biệt là khôi phục hoạt động bình thường cơ chế giải quyết tranh chấp xét xử hai cấp và có sức ràng buộc. Tăng cường hợp tác trong khuôn khổ WTO, hai bên cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên đang phát triển, thúc đẩy WTO phát huy vai trò hiệu quả hơn.

(10) Phía Việt Nam ủng hộ Trung Quốc gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn và trình tự của Hiệp định. Hai bên sẵn sàng cùng thực hiện tốt Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực.

4.6. Bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn

Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

(1) Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, tăng cường cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc và các nhóm công tác trực thuộc ; tích cực tìm kiếm các biện pháp giải quyết cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, phù hợp với "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc", luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

(2) Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hai việc trên sớm đạt tiến triển thực chất. Hai bên sẽ tiếp tục tích cực triển khai hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển. Tăng cường hợp tác thực thi pháp luật nghề cá và hợp tác nuôi trồng, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật trên Biển Đông. Tăng cường hợp tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

(3) Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả "Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Thực hiện cơ chế Cuộc họp quan chức cao cấp (SOM) và Cuộc họp nhóm công tác chung ASEAN-Trung Quốc về triển khai "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) ; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, cùng duy trì ổn định trên biển.

(4) Hai bên nhất trí trong năm 2024 cùng nhau kỷ niệm 25 năm phân định biên giới trên đất liền và 15 năm ký kết 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc.

5. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước, góp phần quan trọng vào phát huy tình hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc, nâng tầm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong thời kỳ mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước nhất trí chỉ đạo các ban, bộ ngành hữu quan và địa phương hai nước Việt Nam-Trung Quốc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế giao lưu tương ứng, xác định rõ đơn vị có trách nhiệm và phương hướng thực hiện, căn cứ theo phân công nhiệm vụ và tình hình thực tế, xây dựng phương án triển khai chi tiết, kịp thời báo cáo tiến triển hợp tác với Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc. Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương phụ trách công tác đánh giá, giám sát, đôn đốc, điều phối các công việc giai đoạn tiếp theo, báo cáo Lãnh đạo cấp cao mỗi bên về tình hình tiến triển hợp tác. Căn cứ theo nhu cầu, hai bên trao đổi, kết nối, rà soát tình hình triển khai và giải quyết các vấn đề phát sinh thông qua hiệp thương hữu nghị.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Nhân dân Việt Nam về sự tiếp đón hết sức trọng thị, thân tình và hữu nghị ; trân trọng mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sớm thăm lại Trung Quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2023

Nhân Dân online, 13/12/2023

****************************

Phụ lục

Việt Nam - Trung Quốc ký kết 36 văn kiện hợp tác

VoV.vn, 12/12/2023

36 văn bản thỏa thuận hợp tác đã được các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương ký kết trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

tcb3

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng xem và nghe giới thiệu các văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực đã được ký kết giữa các ban, bộ, ngành, địa phương của hai nước.

Chiều 12/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình nghe báo cáo về 36 văn bản thỏa thuận hợp tác đã được các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương ký kết trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, bao gồm :

- Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2024 -2028.

- Bản Ghi nhớ giữa Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc về việc dịch và xuất bản các tác phẩm kinh điển.

- Kế hoạch triển khai Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Nội chính Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2023-2027.

- Thỏa thuận về làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong thời kỳ mới giữa Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Hiệp định về phòng, chống tội phạm giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc về Tuần tra liên hợp trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

- Kế hoạch hợp tác cùng nhau thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, Một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường" giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực biên giới Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam - Bá Sái, Vân Nam, Trung Quốc.

- Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh cho nhân viên, phương tiện giao thông vận tải, thiết bị thi công và vật liệu xây dựng qua cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu để cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát, Việt Nam - Bá Sái, Trung Quốc.

- Bản ghi nhớ (MoU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục hợp tác phát triển quốc tế quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc tăng cường hợp tác phát triển và thúc đẩy thực hiện Sáng kiến phát triển toàn cầu.

- Thỏa thuận hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng thông tin về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.

- Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực phát triển xanh giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Thỏa thuận triển khai giao lưu hữu nghị Đảng bộ địa phương giữa Thành ủy Hải Phòng, Đảng cộng sản Việt Nam và Tỉnh ủy Vân Nam, Đảng cộng sản Trung Quốc.

- Kế hoạch hành động giai đoạn 2023 – 2026 triển khai Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại.

- Kế hoạch hành động giai đoạn 2024-2026 giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Đảng cộng sản Việt Nam và Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng cộng sản Trung Quốc về làm phong phú hơn nữa nội hàm của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

- Kế hoạch hành động giai đoạn 2024 - 2026 triển khai Bản ghi nhớ trong lĩnh vực kinh tế thương mại giữa Bộ Công thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.

- Bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tăng cường hợp tác đường sắt Việt Nam - Trung Quốc.

- Bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông vận tải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tăng cường hợp tác viện trợ phát triển đường sắt qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực kinh tế số.

- Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông và chuyển đổi số giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.

- Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực truyền thông số giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Tổng cục phát thanh truyền hình Nhà nước Trung Quốc.

- Biên bản ghi nhớ về trao đổi hợp tác truyền thông giữa Bộ Thông tin và Truyền thông nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác kinh tế số và dữ liệu số giữa Bộ Thông tin và Truyền thông nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cục Quản lý Dữ liệu quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Chương trình hợp tác năm 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Tổng Cục hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực.

- Thỏa thuận hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Ủy ban Dân tộc Nhà nước Trung Quốc.

- Bản ghi nhớ các yêu cầu đối với việc xây dựng vùng sạch bệnh lở mồm long móng có sử dụng vaccine.

- Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

- Bản ghi nhớ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài nguyên nước nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về trao đổi số liệu thủy văn mùa lũ.

- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Phát triển xanh, Biến đổi khí hậu và Bảo vệ môi trường.

- Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng Cục Bản quyền Quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

- Thỏa thuận hợp tác giữa Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG).  

- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Đài truyền hình Việt Nam (THVN) và Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG).

Nguồn : VoV.vn, 12/12/2023

Hết

 

---------------------------

Mc lục

 

Phần 0 - Tổng quan

Phần 1 - Nắm giữ miền Bắc

Phần 2 - Hai hành lang một vành đai kinh tế

Phần 3 - Muốn làm chủ luôn cả miền Nam

Phần 4 - Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Phần 5 - Bằng chứng của một sự phản bội

Published in Tư liệu

Phần 2

Hai hành lang một vành đai kinh tế

 

Những thỏa thuận thực hiện chiến lược "hai hành lang một vành đai kinh tế"

Nếu đọc kỹ từng lãnh vực hợp tác liệt kê trong những Tuyên bố chung, người đọc rất dễ dàng nhận thấy Việt Nam luôn ở thế bị động vì không có tiền, không có phương tiện, nhân sự yếu kém về kiến thức chuyên môn lẫn tư cách lãnh đạo để có thể đối thoại ngang hàng với những quan chức đồng cấp và những chủ đầu tư Trung Quốc.

Để bù lấp sự chênh lệch về phương tiện và trình độ này, phía Trung Quốc ưu đãi hậu hĩnh về vật chất lẫn tinh thần nguồn nhân sự của Việt Nam được cử tham gia vào những ủy ban và nhóm/tổ công tác soạn thảo Tuyên bố chung để không bị phản đối khi biểu quyết lấy quyết định.

Nguồn nhân sự phía Việt Nam trong những ủy ban và nhóm/tổ công tác soạn thảo này gồm hai phần :

- phần đông nhất đến từ đảng bộ các bộ quốc phòng, công an, an ninh nội chính, ngoại giao, tư pháp, tài chính, công thương, giao thông và vận tải, lao động thương binh và xã hội, giáo dục, văn hóa thể thao và du lịch, ban bí thư những thành phố trực thuộc trung ương ;

- phần ít hơn đến từ đảng bộ các đảng ủy địa phương cấp tỉnh, xã, huyện, nơi những cơ sở hoạt động của phía Trung Quốc được thiết đặt.

Chỉ cần quan sát cách sống cũng như nơi cư trú của những cán bộ trung ương hay địa phương được tuyển chọn vào làm việc trong những ủy ban/nhóm/tổ liên quan đến quan hệ giữa hai nước thì sẽ rõ sự ưu đãi của phía Trung Quốc như thế nào, lò chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng còn lâu mới dám động tới.

hanhlang1

Quần đảo Cát Bà trong Vịnh Bắc bộ, nổi tiếng về đa dạng sinh học, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO công nhận năm 2014

 

Nội dung những Tuyên bố chung và Thông cáo chung

Từ sau năm 2000 đến 2015, Trung Quốc và Việt Nam đã công bố trên dưới 10 Tuyên bố chung và từ 2016 đến nay có ít nhất 5 Thông cáo chung cấp Đảng, Nhà nước và Chính phủ được phổ biến.

Bố cục những Tuyên bố chung và Thông cáo chung không thay đổi nhiều theo thời gian và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định :

Phần 1 nói về lý do của chuyến viếng thăm cùng với tên và chức vụ của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước để ra Tuyên bố chung.

Phần 2 nhắc lại phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.

Phần 3 (dài nhất và quan trọng nhất) nhấn mạnh quyết tâm làm sâu sắc hợp tác chiến lược toàn diện trong từng lãnh vực :

- tóm lược những thành quả đã đạt được của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương (chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược) trong từng giai đoạn ;

- tăng cường chỉ đạo vĩ mô, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy toàn diện sự hợp tác đang hoặc sẽ thực hiện ("Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc") cấp Đảng trong tất cả các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, tư pháp, kinh tế, tài chính, nông nghiệp, ngư nghiệp, văn hóa, giáo dục, khoa học, du lịch.

- ấn định lịch trình và nội dung hợp tác của từng giai đoạn : về kinh tế : giao thông trên bộ (đường bộ và đường sắt), trị giá kim ngạch trao đổi ; về tài chính : tạo điều kiện đầu tư, thanh quyết bằng đồng nhân dân tệ ở vùng biên giới.

- khuyến khích gặp gỡ hữu nghị giữa thanh niên Việt Nam và Trung Quốc, khuyến khích nghiên cứu sinh Việt Nam sang Trung Quốc thực tập. Từ năm 2013, Trung Quốc đề nghị tăng cường hợp tác giữa các tỉnh biên giới hai nước, cụ thể là 7 tỉnh của Việt Nam (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh) với 4 tỉnh và khu tự trị của Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Vân Nam.

Phần 4 phác họa cách giải quyết những bất đồng về biên giới trên đất liền, và nhất là những bất đồng trên vùng biển chủ quyền. Nhóm công tác về vùng biển có nhiệm vụ soạn thảo những thỏa thuận về hợp tác khai thác trên và dưới mặt nước, trong và ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Phần 5 ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc, không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan.

Phần 6 điều phối và phối hợp với Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Phần 7 tóm lược những thỏa thuận đã ký.

Phần 8 đề nghị lần gặp gỡ cấp cao để ra một Tuyên bố chung cho lần tới.

Theo bố cục và nội dung của từng Tuyên bố chung này, được những Ủy ban liên chính phủ, Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương do phía Trung Quốc gợi ý và viết sẵn, phía Việt Nam chỉ bổ túc một vài chi tiết về cách hành văn và đồng ý.

Qua những Tuyên bố chung này, một cách tổng quan, người đọc có cảm tưởng phía Trung Quốc ưu ái muốn giúp Việt Nam phát triển để bắt kịp mình. Nhưng thực tế đã không phải vậy, Việt Nam chỉ là con cờ được Trung Quốc sử dụng để thực hiện những tham vọng lớn trong vùng ("hai hành lang một vong đai kinh tế") và trên thế giới ("Sáng kiến Vòng đai Con đường"), nhằm biến Giấc mơ Trung Hoa do Tập Cận Bình vẽ ra thành hiện thực.

Tập Cận Bình muốn gì ? Qua Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình muốn biến Trung Quốc thành một đại cường về kinh tế lẫn quân sự, đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ để tranh giành ngôi vị đứng đầu thế giới về kinh tế sau năm 2025. Để thực hiện, Tập Cận Bình xây dựng một lộ trình chiến lược gồm hai giai đoạn : Giai đoạn đầu là củng cố nội lực (đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về kỹ thuật và ổn định các vùng biên giới phía tây và phía nam Trung Quốc), giai đoạn kế tiếp là, qua những con đường tơ lụa mới trên đất liền và trên biển cả, xây dựng cơ sở hạ tầng tại những quốc gia đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Châu Âu để làm bàn đạp tranh giành và củng cố ngôi vị số một về kinh tế trên toàn thế giới, sau đó là ngôi vị đệ nhất đại cường về quân sự .

Củng cố bằng cách nào ? Bằng cách xuất khẩu nguồn lao động có trình độ kỹ thuật xây dựng hạ tầng cơ sở và quản lý kinh tế tài chính đi khắp nơi trên thế giới làm việc. Khi hoàn tất nhiệm vụ, một số công nhân và chuyên viên được chuyển đi nơi khác để tiếp tục công tác xây dựng, số còn lại được khuyến khích ở lại để phục vụ sự điều hành của những cơ sở sản xuất hay dịch vụ vừa được xây dựng tại chỗ.

hanhlang2

"Hai hành lang, một vành đai kinh tế"

Việt Nam ở giai đoạn nào trong chiến lược con đường tơ lụa mới của Trung Quốc ? Giai đoạn 2, tức giai đoạn xây dựng hạ tầng cơ sở dưới tên gọi "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" :

- Hành lang 1 : trục giao thông đường bộ và đường sắt "Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng" ;

- Hành lang 2 : trục giao thông đường bộ và đường sắt "Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng" ; và

- Vành đai kinh tế, tức vùng biển đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, từ Móng Cái tới Đà Nẵng.

Theo nội dung những Tuyên bố chung đã được công bố, chiến lược "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" sẽ hoàn tất vào năm 2020. Không đợi kế hoạch này chấm dứt, ngay từ năm 2015, Bắc Kinh đã chuẩn bị tiến hành giai đoạn tiếp theo, chiến lược "Sáng kiến Một vành đai Một con đường" (Belt and Road Initiative) để đến năm 2025 đổi tên thành "Made in China 2025", nghĩa là Trung Quốc sẽ làm chủ toàn bộ sản phẩm sản xuất trên thế giới. Tại Việt Nam, chiến lược này đang nhắm vào miền Nam, con gà đẻ trứng vàng của đất nước.

Nội dung các Tuyên bố chung với những thỏa thuận được công bố

Không cần phải viết thư, gởi kiến nghị yêu cầu Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước trả lời hay giải thích, chỉ cần đọc kỹ từng Tuyên bố chung, người đọc sẽ thấy Đảng cộng sản Việt Nam đã thỏa thuận những gì với Trung Quốc từ sau Hội nghị Thành Đô 1990 đến nay. Mỗi Tuyên bố chung đều có phần tóm lược những thỏa thuận đã ký.

Thỏa thuận là sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai hoặc nhiều đối tác. Về mặt luật pháp, thỏa thuận có thể gọi giao ước, một hợp đồng ràng buộc pháp lý đối với các bên về một hay nhiều mục đích và hành động cụ thể. Mỗi thỏa thuận gồm có các điều khoản và quy định cụ thể, được các bên tuyên bố và xác nhận cụ thể vào thời điểm đưa ra thỏa thuận. Có nhiều loại thỏa thuận khác nhau như thỏa thuận thương mại, thỏa thuận đầu tư hạ tầng cơ sở, kết hợp vùng, sử dụng bản vị trao đổi chung, chuyển giao tài sản… Theo nội dung những Tuyên bố chung và Thông cáo chung, những thỏa thuận ký với Việt Nam là những thỏa thuận cấp chiến lược phát triển quốc gia, nghĩa là ở cấp lãnh đạo cao nhất do Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam chủ động.

Việt Nam là một thể chế chuyên chính, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, theo Điều 4 Hiến pháp, thay mặt những định chế của Nhà nước để ký những thỏa thuận cấp quốc gia mà không cần phải thông qua sự phê duyệt của Quốc hội. Chính vì thế, văn khố của Quốc hội và Ngân hàng nhà nước không có văn bản gốc những thỏa thuận này để lưu trữ, do đó rất khó tìm.

Nếu muốn biết Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã ký những gì với Trung Quốc sau Hội nghi Thành Đô thì phải yêu cầu công bố những thỏa thuận đã ký trong từng Tuyên bố chung hay Thông cáo chung.

1. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 02/11/2005 (cấp Đảng và Nhà nước : Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương họp với Tổng bí thư - Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào), ngoài việc đánh giá tình hình thực hiện Hiệp định phân định và Hiệp định Hợp tác nghề cáVịnh Bắc bộ :

- Về Vịnh Bắc bộ, hai bên tích cực triển khai điều tra liên hợp nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ ; khởi động hợp tác thăm dò khai thác các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định ; sớm thực hiện việc tuần tra chung giữa Hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ.

- Về biên giới đất liền, hai bên bảo đảm thực hiện đúng thời hạn mục tiêu hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới và ký văn kiện mới về qui chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008.

- Về thương mại, hai bên nhất trí phấn đấu thực hiện trước thời hạn mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 10 tỷ USD vào năm 2010. Hai bên đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế kỹ thuật : những dự án hợp tác kinh tế lớn giữa hai nước, khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác lâu dài, triển khai đầu tư và hợp tác kinh tế cùng có lợi dưới nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, nghiên cứu về hợp tác kinh tế "hai hành lang, một vành đai".

- Về Biển Đông, hai bên đánh giá cao "Thỏa thuận công tác địa chấn biển liên hợp 3 bên tại khu vực thỏa thuận ở biển Đông" do Công ty dầu khí 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines ký tháng 3 năm 2005 ; trong quá trình đó, hai bên sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm được mô hình và khu vực hợp tác cùng phát triển phù hợp với Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là "Công ước Luật biển" năm 1982 của Liên Hợp Quốc và "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" mà hai bên có thể chấp nhận được.

2. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 17/11/2006 (cấp Đảng và Nhà nước : Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết họp với Tổng bí thư - Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào), ngoài những câu chúc mừng xã giao, hai bên ký kết Bản ghi nhớ về việc triển khai Hợp tác "hai hành lang, một vành đai kinh tế" và một số văn kiện hợp tác kinh tế khác. 

- Về kế hoạch hai hành lang, hai bên thực hiện mục tiêu mới là nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD (thêm 5 tỷ USD so với năm 2005) vào năm 2010. Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước hợp tác lâu dài và cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, khai thác nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông… ; đề ra phương hướng tổng thể về hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong 5-10 năm tới, xác định các lĩnh vực hợp tác trọng điểm, phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước.

- Về kế hoạch một vòng đai, hai bên tiếp tục thực hiện tốt "Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ" và "Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ", thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển ở khu vực này.

3. Tuyên bố chung Trung Quốc - Việt Nam 01/06/2008 (cấp Đảng : Tổng bí thư - Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Tổng bí thư Nông Đức Mạnh) :

- Hai bên khẩn trương bàn bạc, ký kết và thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc", xác định các lĩnh vực và dự án hợp tác trọng điểm ; nâng cao hơn nữa quy mô và mức độ hợp tác kinh tế thương mại. Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác, như Bôxít Đắk Nông, các dự án trong khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai kinh tế"…

- Hai bên đã ký Hiệp định cấp chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, về hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật, và một số thỏa thuận kinh tế thương mại khác về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam tín dụng ưu đãi và cho vay ưu đãi bên mua.

- Về kế hoạch một vòng đai, hai bên đẩy nhanh việc thực hiện "Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong vùng thỏa thuận tại Vịnh Bắc Bộ", phấn đấu sớm đạt kết quả thực chất trong hợp tác thăm dò, khai thác chung các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định Vịnh Bắc Bộ… Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển…

4. Tuyên bố chung Trung Quốc - Việt Nam 25/10/2008 (cấp Chính phủ : Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng), ngoài việc hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa các bộ ngành, thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác giữa các ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh... ; mở rộng hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch...

- Về thương mại, hai bên nhất trí làm sâu sắc hơn nữa hợp tác kinh tế mậu dịch, phấn đấu nâng kim ngạch mậu dịch hai bên đạt 25 tỷ USD (thêm 15 tỷ USD so với năm 2005) vào năm 2010. Ðẩy mạnh thực hiện "Quy hoạch 5 năm phát triển hợp tác kinh tế mậu dịch Việt - Trung" mà hai bên đang thảo luận để ký kết…

- Về hợp tác chiến lược, hai bên tiếp tục trao đổi thỏa thuận về các dự án hợp tác lớn, khuyến khích các doanh nghiệp lớn của hai nước mở rộng hợp tác lâu dài, cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện lực, xây dựng nhà ở, tư vấn thiết kế, công nghiệp hóa chất, công nghiệp phụ trợ, đóng tàu... ; nghiên cứu nghiêm túc ý tưởng về khu kinh tế, thương mại, du lịch xuyên biên giới, thắt chặt mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới hai nước.

- Về Vịnh Bắc bộ và Biển Đông, hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động khảo sát chung ở khu vực này.

Trong thời gian viếng thăm, hai bên đã ký 8 Hiệp định và Thỏa thuận, trong đó có :

- Hiệp định về thiết lập đường dây nóng ;

- Hiệp định về kiểm dịch y tế biên giới ;

- Hiệp định khung về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ;

- Thỏa thuận về xây dựng khu kinh tế - thương mại Trung Quốc tại thành phố Hải Phòng ;

- Thỏa thuận về hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu khí Hải dương quốc gia Trung Quốc và một số thỏa thuận hợp đồng kinh tế khác.

5. Tuyên bố chung hai nước Trung Quốc - Việt Nam 15/10/2011 (cấp Đảng : Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng), ngoài việc cố gắng hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD (tăng thêm 35 tỷ USD so với năm 2008 là 25 tỷ USD), hai bên đã ký :

- Kế hoạch hợp tác giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc (2011-2015) ;

- Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế-thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 2012-2016, và Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm, thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng, khoáng sản, công nghiệp chế tạo và phụ trợ, dịch vụ cũng như hợp tác khu vực "Hai hành lang, một vành đai" ;

- Bản ghi nhớ hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản giữa Bộ Công thương Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc ;

- Thỏa thuận trao đổi giáo dục 2011-2015 giữa Bộ Giáo dục và đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Kế hoạch hành động thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt-Trung giai đoạn 2013-2015, sớm hoàn thành việc xây dựng Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia ;

- Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về sửa đổi Hiệp định vận tải ôtô giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc ;

- Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc về thực hiện Hiệp định vận tải ôtô giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc ;

- Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển.

6. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 21/06/2013 (cấp Nhà nước : Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang), ngoài việc tiếp tục thúc đẩy xây dựng các dự án hợp tác kinh tế - thương mại quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, khu công nghiệp, kết nối giao thông trên bộ, trong đó ưu tiên thúc đẩy xây dựng các dự án đường bộ và đường sắt kết nối khu vực biên giới trên bộ hai nước như tuyến đường bộ cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội...

- Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam ; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước ; tập trung thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại, cơ sở hạ tầng giao thông, khoa học, giáo dục, văn hóa, y tế… ; thúc đẩy các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước cùng phát triển. 

- Hai bên nhất trí thực hiện nghiêm túc Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước ; thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới ; thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cửa khẩu biên giới giữa hai nước ; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu biên giới, cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người, hàng hóa, phương tiện qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế - thương mại giữa hai nước. Sớm khởi động việc xây dựng cầu Bắc Luân II Việt-Trung.

- Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán mới "Hiệp định về quy chế tàu thuyền đi lại tự do tại khu vực cửa sông Bắc Luân" và "Hiệp định về hợp tác và khai thác phát triển du lịch khu vực thác Bản Giốc" vào nửa cuối năm 2013, cố gắng sớm đạt được tiến triển thực chất…

- Hai bên hoan nghênh Thỏa thuận sửa đổi liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa doanh nghiệp hữu quan hai nước, nhất trí mở rộng diện tích khu vực thỏa thuận, kéo dài thời hạn thỏa thuận, cùng nhau thúc đẩy hoạt động thăm dò chung đối với cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định trong Vịnh Bắc Bộ sớm đạt được tiến triển tích cực.

Trong thời gian viếng thăm, hai bên đã ký :

- Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc ;

- Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc (sửa đổi) ;

- Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển ;

- Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu ;

- Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc ;

- Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước ;

- Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2013-2017 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc ;

- Thỏa thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa thuận thăm dò chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ ;

- và nhiều văn kiện hợp tác kinh tế khác.

7. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 15/10/2013 (cấp Chính phủ : Thủ tướng : Nguyễn Tấn Dũng và Lý Khắc Cường), ngoài những tuyên bố xã giao và phấn đấu hoàn thành trước thời hạn mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch thương mại hai chiều đạt 60 tỷ USD,

- Hai bên nhất trí về phương án thực hiện và huy động vốn đối với dự án đường bộ cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội nhằm sớm khởi công xây dựng.

- Hai bên sẽ tích cực thúc đẩy dự án đường bộ cao tốc Móng Cái - Hạ Long, phía Trung Quốc ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc tham gia dự án này, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ về huy động vốn ; đẩy nhanh nghiên cứu khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

- Hai bên nhất trí thực hiện tốt "Bản ghi nhớ về việc xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới", tích cực nghiên cứu đàm phán ký kết "Hiệp định thương mại biên giới Việt-Trung" (sửa đổi) nhằm phát huy vai trò tích cực thúc đẩy hợp tác và phồn vinh ở khu vực biên giới hai nước, tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các địa phương, nhất là giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước ; phát huy vai trò của cơ chế hợp tác liên quan giữa địa phương hai nước.

- Phía Việt Nam sẽ tạo thuận lợi, hỗ trợ sớm hoàn thành Khu công nghiệp Long Giang (Tiền Giang) và Khu công nghiệp An Dương (Hải Phòng). Hai bên sẽ đẩy nhanh thi công, thúc đẩy sớm hoàn thành dự án Cung Hữu nghị Việt-Trung.

- Thúc đẩy đàm phán về "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc" sớm đạt được tiến triển thực chất, sớm khởi động vòng đàm phán mới và đạt nhất trí về "Hiệp định tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân", sớm hoàn thành xây dựng các cầu qua biên giới như cầu đường bộ Bắc Luân 2, cầu đường bộ 2 Tà Lùng-Thủy Khẩu, tạo nền tảng cho sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới hai nước.

- Hai bên hỗ trợ dịch vụ tài chính cho các dự án hợp tác song phương về thương mại và đầu tư trên cơ sở Hiệp định thanh toán bằng đồng bản tệ song phương trong thương mại biên giới ký giữa ngân hàng Trung ương hai nước năm 2003, tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thanh toán bằng đồng bản tệ, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư hai bên.

- Hai bên nhất trí tổ chức tốt Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ hai ; gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung ; liên hoan nhân dân Việt-Trung… nhằm bồi dưỡng ngày càng nhiều thế hệ tiếp nối sự nghiệp hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc.

- Hai bên nhất trí thành lập Viện Khổng Tử tại Việt Nam và đẩy nhanh việc thành lập Trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia…

Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký :

- Hiệp định về việc mở Cơ quan Xúc tiến thương mại nước này tại nước kia ;

- Bản ghi nhớ về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới ;

- Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hỗn hợp hỗ trợ các dự án do doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam ;

- Hiệp định về việc xây dựng cầu đường bộ 2 Tà Lùng-Thủy Khẩu và Nghị định thư kèm theo ;

- Dự án hợp tác nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng vịnh Bắc Bộ ;

- Dự án nghiên cứu so sánh trầm tích thời kỳ Holocenne khu vực châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Trường Giang ;

- Thỏa thuận về việc thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội ;

- và một số văn kiện hợp tác kinh tế. 

8. Thông cáo chung Trung Quốc - Việt Nam 09/04/2015 (cấp Đảng : Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng), ngoài việc nhắc lại những thành tựu đã thực hiện qua những thỏa thuận trước, hai bên đã ký kết :

- Kế hoạch hợp tác giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020 ;

- Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc" giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ;

- Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ (MOU-Memoranum of Understanding) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc ;

- Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ;

- Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.

9. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 06/11/2015 (cấp Đảng và Nhà nước : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình), ngoài việc nhắc lại nội dung những hợp tác toàn diện và thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "một vành đai, một con đường", hai bên :

- Khẩn trương thành lập Nhóm công tác, tích cực bàn bạc, ký kết Phương án tổng thể chung xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thúc đẩy việc xây dựng và tích cực thu hút đầu tư đối với hai Khu Công nghiệp Long Giang (Tiền Giang) và An Dương (Hải Phòng) ở Việt Nam, đôn đốc và chỉ đạo doanh nghiệp hai nước thực hiện tốt các dự án hợp tác như gang thép và phân đạm do doanh nghiệp Trung Quốc nhận thầu xây dựng tại Việt Nam.

- Ký tiếp "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung", khẩn trương sửa đổi "Hiệp định thương mại biên giới Việt - Trung", thực hiện thương mại song phương phát triển cân bằng, vững chắc và bền vững, phấn đấu thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2017 (tăng thêm 40 tỷ USD so với 2011).

- Tăng cường vai trò Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực liên quan không ngừng có tiến triển tích cực.

- Thực hiện tốt dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ; khẩn trương lập quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, thúc đẩy hợp tác kết nối cơ sở hạ tầng như tuyến đường bộ cao tốc Móng Cái - Vân Đồn.

- Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng Cung Hữu nghị Việt - Trung vào năm 2017, sớm thành lập Trung tâm Văn hóa nước này tại nước kia, vận hành có hiệu quả Học viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội.

Hai bên đã ký các văn kiện hợp tác :

- Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020 ;

- Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực tàu thuyền đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc thành lập Trung tâm Văn hóa nước này tại nước kia ;

- Công hàm trao đổi giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc khả thi tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ;

- Bản ghi nhớ về việc thúc đẩy hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản ghi nhớ về việc ưu hóa thiết kế dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung giữa Bộ Kế hoạch và đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản thỏa thuận giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh, Đảng cộng sản Việt Nam với Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng cộng sản Trung Quốc về thiết lập giao lưu hữu nghị giữa các tổ chức cơ sở Đảng địa phương ;

- Thỏa thuận triển khai giao lưu hữu nghị Đảng bộ địa phương giữa Tỉnh ủy Lào Cai, Đảng cộng sản Việt Nam và Tỉnh ủy Vân Nam, Đảng cộng sản Trung Quốc...

Đối với Trung Quốc, chiến lược "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" coi như hoàn tất với mốc thời gian năm 2020. Kể từ năm 2016, những Tuyên bố chung không còn cần thiết nữa, thay vào đó là những Thông cáo chung trong mục đích duy trì và củng cố mối quan hệ toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước.

10. Thông cáo chung Trung Quốc - Việt Nam 14/09/2016 (cấp Chính phủ : Thủ tướng Trung Quốc Lý Khác Cường và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc), ngoài việc nhắc lại những hiệp định và thỏa thuận đã ký, hai bên đã ký :

- Hiệp định gia hạn và bổ sung Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021 ;

- Hiệp định thương mại biên giới (sửa đổi) giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản ghi nhớ về Danh mục các dự án hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và cải cách nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản ghi nhớ về cùng xây dựng Kế hoạch hợp tác cơ sở hạ tầng trên bộ giai đoạn 2016 - 2020 giữa Bộ Kế hoạch và đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2016 - 2020 giữa Bộ Giáo dục và đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- và một số văn kiện hợp tác khác.

11. Thông cáo chung giữa hai nước Trung Quốc - Việt Nam 14/01/2017 (cấp Đảng : Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng), mốc thời gian 2020 được nhắc lại trong quan hệ giữa hai Đảng và hai nước :

- Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng giai đoạn 2016-2020, phát huy tốt vai trò điều phối, thúc đẩy của cơ quan đối ngoại hai Đảng.

- Tiếp tục tổ chức tốt Hội thảo lý luận, thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng giai đoạn 2016-2020 ; tăng cường giao lưu hợp tác giữa các cơ quan Trung ương của hai Đảng, giữa tổ chức Đảng các địa phương đặc biệt là các tỉnh/khu biên giới…

- Thực hiện hiệu quả Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025…

- Thực hiện tốt "Kế hoạch thực hiện Hiệp định Văn hóa Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2016-2018", "Thỏa thuận hợp tác giáo dục Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2016-2020" ; khuyến khích hai bên cử nhiều hơn nữa lưu học sinh sang nước nhau học tập.

- Thực hiện tốt "Bản ghi nhớ về cùng xây dựng Kế hoạch hợp tác cơ sở hạ tầng trên bộ giai đoạn 2016-2020 giữa Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam với Ủy ban Phát triển và cải cách nhà nước Trung Quốc".

- Thực hiện tốt dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông ; khẩn trương thúc đẩy hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, thực hiện hiệu quả quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

- Tích cực bàn bạc thống nhất để sớm ký kết "Phương án tổng thể xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam-Trung Quốc".

Hai bên đã ký kết các văn kiện hợp tác :

- Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2017-2020 ;

- Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đến năm 2025 ;

- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc ;

- Hiệp định khung về hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Công thư trao đổi về việc Trung Quốc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ;

- Bản ghi nhớ về hợp tác triển khai viện trợ không hoàn lại chuyên về lĩnh vực y tế công cộng giữa Bộ Kế hoạch và đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Nông nghiệp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về an toàn thực phẩm trong thương mại song phương giữa Việt Nam-Trung Quốc ;

- Bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc ;

- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc ;

- Kế hoạch hợp tác du lịch giữa Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cục Du lịch quốc gia nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2017-2019 ;

- Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2017- 2021 giữa Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc ;

- Thỏa thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ;

- Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng phát triển Trung Quốc về việc hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung dài hạn giai đoạn 2017 - 2019 ;

- Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật Việt Nam và Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021.

12. Thông cáo chung Trung Quốc - Việt Nam 15/05/2017 (cấp Nhà nước : Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trần Đại Quang), ngoài việc ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác kết nối giữa khuôn khổ "hai hành lang, một vành đai" và sáng kiến "Vành đai và Con đường" :

Hai bên tích cực thúc đẩy công tác nghiên cứu và xây dựng kế hoạch hợp tác 5 năm trong lĩnh vực giao thông và năng lượng trong hợp tác cơ sở hạ tầng trên bộ, thúc đẩy khánh thành dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 (Cát Linh - Hà Đông) theo kế hoạch, sớm hoàn thành lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ; tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân như Gặp gỡ Hữu nghị Thanh niên lần thứ 17, Diễn đàn Nhân dân Việt - Trung, hoàn thành việc xây dựng Cung Hữu nghị Việt - Trung trong năm 2017.

Hai bên tạo điều kiện để Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) cung cấp các nguồn vốn cho các dự án đầu tư kết nối cơ sở hạ tầng, trong đó khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân. Phía Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Trung Quốc và các nguồn vốn khác theo các quy định liên quan.

Hai bên đã ký kết các văn kiện hợp tác, trong đó có :

- Thỏa thuận về tăng cường hợp tác trong tình hình mới giữa Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ;

- Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại điện tử giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Thương mại nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ;

- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Trường Đảng trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc.

13. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 13/11/2017 (cấp Đảng : Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình), ngoài việc hô hào cùng nhau thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung giai đoạn 2017-2021", ký kết và thực hiện danh mục các dự án hợp tác trọng điểm, thúc đẩy hoàn thành dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 (Cát Linh - Hà Đông) theo kế hoạch. Ngoài ra hai bên đã ký :

- Thỏa thuận về hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc ;

- Bản ghi nhớ về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường" ;

- Biên bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực điện lực và năng lượng tái tạo ;

- Bản ghi nhớ về danh mục dự án hợp tác năng lực sản xuất năm 2017 ;

- Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý pháp quy an toàn hạt nhân ;

- Bản ghi nhớ về việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán thỏa thuận khung về xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới ;

- Bản ghi nhớ về việc thành lập nhóm công tác hợp tác thương mại điện tử ;

- Bản ghi nhớ về việc xác định danh mục các dự án hợp tác trọng điểm của Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017-2021 ;

- Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển nguồn nhân lực, Công thư trao đổi về việc nghiên cứu tính khả thi trước khi lập dự án về Dự án viện trợ xây mới cơ sở 2 Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam ;

- Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin thanh tra, giám sát ngân hàng ;

- Bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp văn hóa, Kế hoạch hành động về hợp tác y tế ;

- Thỏa thuận hợp tác về trao đổi khoa học giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ;

- Thỏa thuận khung hợp tác giữa Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, Việt Nam và Cục Sự nghiệp xuất bản - phát hành Ngoại văn Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2022 ;

- Thỏa thuận giao lưu và hợp tác báo chí giữa Hội nhà báo Việt Nam và Hội nhà báo toàn quốc Trung Quốc ;

- Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Đảng cộng sản Việt Nam và Khu ủy Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Đảng cộng sản Trung Quốc ;

- và một số thỏa thuận hợp tác giữa doanh nghiệp, tổ chức tài chính.

***************

Sự cố Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vị đột quỵ tại Kiên Giang là một bất ngờ đối với hai Đảng và hai nước. Sự vắng mặt của ông Nguyễn Phú Trọng tại diễn đàn Diễn đàn Con đường Tơ lụa mới tại Bắc Kinh ngày 28/04/2019 khiến Bắc Kinh hụt hẫng, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã không có tuyên bố chung nào với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, người thay mặt Nguyễn Phú Trọng, để khai triển chiến lược mới này tại Việt Nam trong giai đoạn tới. Để bù đắp sự thiếu vắng này, phía Trung Quốc đành phải cử người ký kết những thỏa thuận với từng cấp cao trong Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, như những thỏa thuận ký giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc viếng thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 đến 29/05/2019.

Về những thỏa thuận đã ký, những tai họa về kinh tế, tài chính do phía Trung Quốc áp đặt lên Việt Nam bắt nguồn từ năm 2008, dưới thời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh : Trung Quốc được quyền xây dựng những cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp trên những địa bàn chiến lược của Việt Nam), cao điểm là trong hai năm 2013 và 2015, dưới thời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng : cho phép Trung Quốc đổ tiền ồ ạt vào Việt Nam dưới hình thức tín dụng cho vay, và cho phép những công ty lớn của Trung Quốc trúng thầu toàn bộ những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở cần thiết và không cần thiết. Dưới thời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tình hình càng trầm trọng thêm, năm 2017 Trung Quốc đẩy thương vụ trao đổi lên 100 tỷ USD (tăng thêm 40 tỷ USD so với năm 2015) (60 tỷ), vượt quá sức chịu đựng của một nền kinh tế yếu kém với những món nợ không thể trả nổi.

Tình trạng bị thúc ép gia tăng thương vụ với Trung Quốc sẽ còn bị thúc ép hơn nữa trong những năm sắp tới. Hiện nay, với sự tiếp tay của Đảng cộng sản Việt Nam qua ông Nguyễn Phú Trọng, giới đầu tư và doanh nhân Trung Quốc đang tiến vào miền Nam Việt Nam theo sách lược "Sáng kiến Vành đai Con đường" được khởi động từ năm 2015.

Trong những ngày sắp tới, Đảng cộng sản Việt Nam sẽ bằng mọi cách vay thêm tiền và loại bỏ những nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế để cho phép nhà đầu tư Trung Quốc trúng thầu xây dựng đường bộ cao tốc Bắc Nam, đường sắt cao tốc Bắc Nam, cảng sông Đồng Nai-Biên Hòa, đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong và Phú Quốc nhằm phục vụ sinh hoạt của những cơ sở kinh tế mà Trung Quốc muốn trực tiếp xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Nguyễn Văn Huy

 

---------------------------

Mc lục

 

Phần 0 - Tổng quan

Phần 1 - Nắm giữ miền Bắc

Phần 2 - Hai hành lang một vành đai kinh tế

Phần 3 - Muốn làm chủ luôn cả miền Nam

Phần 4 - Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Phần 5 - Bằng chứng của một sự phản bội

Published in Tư liệu

Phần 1

Nắm giữ miền Bắc

 

Trung Quốc củng cố biên giới phía Nam và mở rộng vòng đai ảnh hưởng trên toàn miền Bắc Việt Nam

Lo âu trước sự áp đặt của Bắc Kinh về kinh tế và sự xuất hiện ngày càng đông đảo người Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam, nhiều cán bộ cách mạng lão thành, sĩ quan quân đội và đảng viên kỳ cựu đã viết thư, viết kiến nghị gởi lên Ban lãnh đạo Đảng cộng sản yêu cầu bạch hóa những thỏa thuận đã ký trong Hội nghị Thành Đô. Theo suy nghĩ của những công thần cách mạng này, nguy cơ mất chủ quyền bắt nguồn từ Hội nghị Thành Đô tháng 9 năm 1990.

Kiến nghị của 20 cựu sĩ quan quân đội ngày 02/09/2014 và Hội nghị Thành Đô

Cho đến nay nội dung cũng như những thỏa thuận trong Hội nghị Thành Đô chưa được công bố. Phía Việt Nam hoàn toàn im lặng về hội nghị này. Cổng thông tin Đảng cộng sản Trung Quốc chỉ công bố tấm hình chụp chung những người tham dự hội nghị.

thanhdo2

Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng (phía Trung Quốc) đã hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười (phía Việt Nam) về vấn đề bình thường hóa quan hệ hai đảng và các quốc gia từ ngày 3 đến ngày 4/9/1990. Ảnh được chụp sau cuộc hội đàm. Nguồn : www.idcpc.org.cn

Mặc dầu vậy, một phần tư liệu về Hội nghị bí mật Thành Đô 1990 đã được tiết lộ qua "Lý Bằng Nhật ký ngoại sự" (1) và "Hợp tác phát triển Hòa Bình".

Ngay khi hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam : "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc !" (2). Nội dung của tuyên bố này đã được tờ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã cùng nhau công bố những chi tiết mà hai cơ quan này gọi là sự thật về "Kỷ Yếu Hội Nghị" trong những ngày vừa qua với những câu chữ như sau :

Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…

Phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.

Sự thật như thế nào ?

Theo RFA, số ra ngày 06/08/2014 "Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô ?", và BBC, số ra ngày 17/10/2014 "Đã đến lúc công bố mật ước Thành Đô ?" (3), rất nhiều người đã thấy nguy cơ mất độc lập và chủ quyền sau hội nghị này. Theo RFA, số ra ngày 06/06/2014, "Nỗi sợ hãi của Đảng và Nhà nước Việt Nam" (4), người đầu tiên báo động nguy cơ mất chủ quyền là cố ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch với câu nói bất hũ : "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự".

Nhưng phản ứng một cách công khai và qui mô nhất là Kiến nghị của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân (5) gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 2/9/2014 yêu cầu :

1. Chấm dứt ngay việc huy động quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với nhân dân Việt Nam, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa… ;

2. Phải sớm khôi phục danh dự và quyền lợi đã bị lãng quên của các liệt sĩ và thương binh đã hy sinh xương máu trong chiến tranh biên giới phía Bắc và ngoài biển đảo… ;

3. Phải xác định rõ ràng và chính xác đối thủ là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và Tổ quốc trong hiện tại và trong tương lai… ;

4. Phải báo cáo rõ ràng với nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đế lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của quốc gia.

Khi nhắc đến Hội nghị Thành Đô năm 1990, đoạn viết trích từ Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo tháng 4 năm 2014 gây lo ngại : "…Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…".

Bản Kiến nghị yêu cầu Chủ tịch nước và Thủ tướng cho biết rõ hai bên đã thỏa thuận cụ thể cái gì chứ không phải là những câu sáo ngữ. Bản Kiến nghị còn yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đối sách đúng đắn trước mưu đồ và hành vi xâm lược của thế lực bành trướng Trung Quốc, không thể chấp nhận thái độ thể hiện sự thần phục họ, và đòi hỏi phải công khai, minh bạch thực trạng quan hệ giữa hai bên.

Đây rõ ràng là những lời tâm huyết của những người lính đã hy sinh cả đời mình cho sự trường tồn của đất nước. Không có lời lẽ nào hơn là sự kính phục và lòng nễ trọng. Nhưng, như tất cả những kiến nghị, tâm thư của những cán bộ lão thành còn quan tâm đến tương lai đất nước, bản kiến nghị này sẽ không bao giờ được trả lời và chìm vào quên lãng. Không chừng những người ký tên và con cháu của họ có thể bị trù dập bởi chính guồng máy mà họ đã cống hiến cả cuộc đời để phục vụ nếu không mua chuộc được sự im lặng.

Cựu Đại tá Bùi Văn Bồng, một trong số 20 người ký tên, nói : "Trong tâm tư của các cựu chiến binh thì họ ủng hộ đông lắm nhưng khi lên tiếng ủng hộ thì họ sợ sệt thế này thế kia. Có khi bị cho là suy thoái tư tưởng" (BBC, 04/09/2014).

Về phía Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam, không ai dại gì đứng ra trả lời những chất vấn chính đáng này, một phần vì sợ bị lộ danh và mang tội với núi sông, một phần vì sợ bị mất quyền lợi cho chính mình và gia đình khi tiết lộ sự thật. Có bao giờ một nghi phạm tự viết cáo trạng tố cáo chính mình ? Hội nghị Thành Đô là một sai phạm lớn mà Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam muốn che giấu.

Nội dung những thỏa thuận Thành Đô có những gì mà những lãnh đạo cấp cao và cấp trung trong đảng và quân đội không dám công bố ?

Về Hội nghị Thành Đô, nội dung cốt lõi của Hội nghị đã được phổ biến trên Wikipedia một cách khá trung thực và có thể tin cậy được (6). Theo đó, cuộc họp cao cấp giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã được tổ chức trong khách sạn Kim Ngưu (Kim Ngưu tân quán) tại Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) trong hai ngày 3 và 4/9/1990, nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai đảng cộng sản. Mục tiêu trước mắt của Hội nghi Thành Đô là chấm dứt sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất Campuchia, kế đến là bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Từ sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước năm 1991, trên cơ sở những nguyên tắc được ghi nhận trong Hội nghị Thành Đô năm 1990, quan hệ hữu nghị giữa hai nước được cụ thể hóa qua những Thông cáo chung năm 1991, năm 1992, năm 1994, năm 1995. Trong suốt thời gian đó, phái đoàn chuyên viên hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã ráo riết trao đổi, bàn bạc, thảo luận để hoàn tất hiệp ước biên giới trên đất liền.

Cuộc thảo luận về biên giới trên đất liền chắc hẵn đã rất gay go, vì kéo dài trong suốt gần 10 năm. Đảng cộng sản Việt Nam có lẽ là phía mong muốn ký kết hiệp ước biên giới trên đất liền trước hết, vì muốn có sự rõ ràng trong việc phân định làn ranh phân chia hai lãnh thổ sau cuộc chiến biên giới năm 1979. Mặc dù hai bên đều nói thắng lợi trong cuộc đụng độ này, nhưng phía Trung Quốc bị thiệt hại rất nặng về nhân mạng và phía Việt Nam bị chiếm rất nhiều cao điểm và vị trí chiến lược quan trọng dọc vùng biên giới các tỉnh biên giới phía Bắc. Chính vì thế, mặc dù Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được ký ngày 30/12/1999, nhưng phía Trung Quốc đã cố tình kéo dài sự hiện diện hay gây nhiều khó khăn trong việc di dời căn cứ quân sự và phải chờ đến 8 năm sau, ngày 31/12/2008 công tác cắm mốc mới hoàn tất. Tổng kết : hai bên đã phân giới khoảng 1.400 km biên giới, cắm 1.971 cột mốc, trong đó có 1.549 cột mốc chính và 422 cột mốc phụ. Toàn bộ 38 chốt quân sự trên đường biên giới đã được dỡ bỏ.

Cùng lúc đó, cái bất ngờ cho phía Việt Nam là "Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ" đã được ký một năm sau đó, ngày 25/12/2000. Trong những cuộc thảo luận gấp rút xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ, phía Việt Nam có lẽ gần như bị động vì thiếu chuẩn bị, thiếu dữ liệu và thiếu hiểu biết chuyên môn về luật biển. Trong những thỏa thuận hợp tác ký kết sau năm 2000, phía Trung Quốc tập trung mọi nổ lực để củng cố sự hiện diện của họ trong 7 tỉnh dọc biên giới và trong Vịnh Bắc bộ, một hình thức để vô hiệu hóa hai văn kiện về biên giới ký trong những năm 1999 và 2000.

Cũng nên lưu ý là văn bản những ký kết về biên giới trên đất liền và trong Vịnh Bắc bộ trong thời kỳ này mang hai tên khác nhau : Hiệp ước cho biên giới trên đất liền và Hiệp định cho lãnh hải trong Vịnh Bắc bộ. Theo định nghĩa, Hiệp ước (Treaty) là một thỏa thuận ký kết giữa hai hay nhiều nước ; ở đây hiệp ước có thể hiểu đó là văn bản được ký kết sau khi đã thảo luận giữa các bên (có thể sẽ có bên không thực hiện). Còn Hiệp định (Agreement) là bản giao ước ký kết giữa các nước ký để cùng nhau thỏa thuận về một vấn đề nào đó ; ở đây là đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ, và có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Trong vụ việc này, phía Trung Quốc đã không vô tư khi chọn cách đặt tên riêng cho từng văn kiện về biên giới.

Chỉ sau khi ký xong hai văn kiện cơ bản về phân đinh biên giới trên đất liền và trong vịnh Bắc bộ, từ sau năm 2000, quan hệ hữu nghị giữa hai Đảng cộng sản và hai Nhà nước trở nên thắm thiết hơn và bước sang giai đoạn hợp tác toàn diện : những Thông cáo chung trở thành những Tuyên bố chung.

Những Tuyên bố chung từ năm 2000 đến nay

Theo Thư viện Pháp luật tư vấn (7), "Tuyên bố chung là Văn kiện ghi nhận về sự thống nhất quan điểm, lập trường về các vấn đề quốc tế trong các cuộc đàm phán, gặp gỡ, viếng thăm giữa các đại diện của hai hoặc nhiều hơn quốc gia, thường là giữa những người đứng đầu quốc gia, những người đứng đầu chính phủ và được công bố rộng rãi trên thế giới. Tuyên bố chung được công bố tại nước ký kết hoặc được công bố cùng một thời điểm tại các nước tham gia đàm phán. Việc ra được tuyên bố chung chứng tỏ là các bên tham gia đàm phán đã có sự thống nhất về quan điểm, lập trường trong cách nhìn nhận và giải quyết các vấn đề có liên quan đến hai nước hoặc các vấn đề quốc tế, hoặc trước đây có sự khác biệt nay đã tìm được tiếng nói chung để đi đến hành động chung. Nó cũng chứng tỏ quan hệ của các quốc gia tham gia đàm phán là tốt đẹp hoặc đã được cải thiện. Ngược lại, các bên tham gia đàm phán không ra được tuyên bố chung là dấu hiệu chứng tỏ quan hệ của các bên tham gia đàm phán đã và đang nảy sinh những tranh chấp".

Ngày 25/12/2000, hai bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam đã ra một Tuyên bố chung về Hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ở đây cũng nên lưu ý về hai cụm từ "hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới" và "đối tác chiến lược toàn diện", Đảng cộng sản Việt Nam đã đặc biệt dành hai cụm từ này cho riêng Trung Quốc. Đối với các quốc gia khác, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ sử dụng cụm từ "đối tác chiến lược toàn diện" với Nga và Ấn ; đối với các quốc gia phương Tây, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN, Việt Nam chỉ sử dụng cụm từ "đối tác chiến lược" ; và "đối tác toàn diện" với các quốc gia Châu Mỹ la-tinh, Châu Phi và một vài quốc gia Châu Âu còn lại.

Trở lại với Tuyên bố chung về Hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2000), hai cấp lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam đã phác họa một khung thảo luận và hợp tác cấp Đảng và Nhà nước gồm 10 điểm như sau :

1. Duy trì gặp gỡ cấp cao thường xuyên, tạo thêm động lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển…

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với thế hệ trẻ hai nước về truyền thống hữu nghị…

3. Tăng cường và mở rộng hợp tác của Ủy ban liên Chính phủ trong các lĩnh vực kinh tế thương mại và khoa học kỹ thuật giữa hai nước…

4. Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp giữa hai bên tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực…

5. Tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các cơ quan quốc phòng và quân đội hai nước…

6. Tăng cường trao đổi và hợp tác về văn hóa, thể dục thể thao, và các phương tiện thông tin đại chúng…

7. Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, bao gồm trao đổi lưu học sinh, cán bộ giảng dạy…

8. Tăng cường hợp tác trong các mặt phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia…

9. Ký kết những Hiệp ước biên giới trên bộ Việt-Trung 1999, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ 2000, Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ...

10. Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc ; Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc…

Theo khung thảo luận và nội dung 10 điểm hợp tác cấp Đảng và Nhà nước này, ba điểm đầu thiết đặt nền tảng hợp tác : giữ gìn quan hệ giữa hai Đảng và Nhà nước (quá khứ), đào tạo thế hệ trẻ (tương lai) và thành lập Ủy ban liên chính phủ (hiện tại). Chính Ủy ban liên chính phủ này đặt khung cho sự lệ thuộc Việt Nam vào Trung Quốc trong đủ mọi lãnh vực : kinh tế thương mại và đầu tư, hợp tác khoa học và kỹ thuật, nông lâm ngư nghiệp, tài chính tiền tệ và kinh tế vĩ mô, giao thông vận tải đường bộ và đường sắt, viễn thông và tin học, du lịch và lữ hành, khai thác lưu vực sông Mekong, và sau cùng là xây dựng, phát triển đô thị. Bảy điểm còn lại phân chia khu vực hợp tác : quốc tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, tư pháp, biên giới và ngoại giao. Nói chung đây là khung hợp tác chỉ dành riêng cho những lãnh đạo quốc gia.

Nhân sự được tuyển vào Ủy ban liên chính phủ này rất là chọn lọc. Phía Trung Quốc tuyển lựa rất kỹ nhân sự của họ để đưa vào Ủy ban này, đó là những chiến lược gia, những chuyên viên có trình độ học vấn và kiến thức cao trong từng lãnh vực chuyên môn để áp đặt sự khống chế của Bắc Kinh và mang về tối đa những quyền lợi cho Trung Quốc.

Từ Ủy ban này đẻ ra những Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc (Ủy ban hợp tác kinh tế-thương mại, Ủy ban liên hợp hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước, Ủy ban liên hợp hợp tác dầu khí, cửa khẩu biên giới…), Nhóm công tác (Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm công tác về hợp tác tiền tệ..), Tổ công tác… Chính những ủy ban và nhóm công tác này thiết kế lãnh vực hợp tác giữa hai nước và, tùy theo chỉ thị của trung ương,  ấn định lộ trình thực hiện cho từng giai đoạn. Người của những Nhóm và Tổ công tác này được cài cắm trong khắp các đảng ủy, ban bí thư, ban tham mưu trực thuộc đảng cộng sản, chính phủ, quân đội, công an, an ninh và trong các bộ, ngành kinh tế, tài chính, tư pháp, văn hóa, xã hội, giáo dục…

Những Tổ công tác cho từng lãnh vực được thành lập để khai triển và theo dõi tiến độ thi hành và làm báo cáo gởi lên cấp trên. Sau khi đã bàn bạc, thảo luận và quyết định những lãnh vực hợp tác và phương tiện thực hiện, những tổ và nhóm công tác này đúc kết thành một hồ sơ chi tiết và trình lên những Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc xét duyệt. Mỗi câu, mỗi chữ đều được cân nhắc kỹ lưỡng để không thể bị hiểu sai hay hiểu lầm khi thực hiện. Sau khi được chấp thuận, những hồ sơ này sẽ được trình lên Ủy ban liên chính phủ để đúc kết thành những văn kiện chính thức : ngày và địa điểm ký kết sẽ do cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai nước quyết định.

Phía Trung Quốc, cơ quan đầu não chỉ đạo những Ủy ban và nhóm công tác này gồm hai nơi : ở Việt Nam là Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán ở Sài Gòn và những lãnh sự quán khác ; ở Trung Quốc, cơ quan chỉ đạo chính trị nằm ở Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông), tài chính ở Phúc Kiến và công nghệ ở Chiết Giang, phối hợp quân sự, an ninh, giáo dục và văn hóa ở Quảng Tây và Vân Nam, hải quân ở Hải Nam.

Một vài thí dụ cụ thể về việc cài cắm người trong các cơ quan Đảng và Nhà nước : về giáo dục : cố vấn Trung Quốc đã góp phần đáng kể trong việc xóa bỏ hoặc viết lại lịch sử chống Trung Quốc trong sách giáo khoa, khuyến khích học tiếng quan thoại như sinh ngữ 1, in cờ Trung Quốc 5 sao nhỏ, ngăn cản không cho tưởng niệm những nạn nhân của Trung Quốc, ủng hộ những bản án nặng cho những ai chống Trung Quốc, ngăn chặn những trang mạng chống Trung Quốc, truy lùng và xử những án tù nặng cho những người xuống đường chống Trung Quốc…

Sự hiện diện đông đảo của những cố vấn này trong các cơ quan Đảng và Nhà nước đã khiến một số cán bộ nòng cốt trong Đảng lo âu, nhưng không ai biết phải làm gì hơn là cam chịu và cảnh giác. Không phải tình cờ bài nói chuyện của Giáo sư Tiến sĩ Thiếu tướng công an Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục chính trị Công an nhân dân, đồng thời là Giám đốc Học viện Chính trị Công an nhân dân về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc được phát tán rộng rãi trên mạng vào trung tuần tháng 3 năm 2017 vừa qua.

Giáo sư Tiến sĩ Thiếu tướng công an Trương Giang Long phát biểu trong một buổi học tập chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị của Bộ Công an trung tuần tháng 3/2017.

Cho dầu biết rõ Trung Quốc cài cắm người trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để khống chế mọi sinh hoạt của Việt Nam, toàn bộ cán bộ và đảng viên trong Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn chấp hành một cách triệt để những quyết định của Ban lãnh đạo Đảng, tức Bộ Chính trị và Trung ương đảng. Do đó chỉ cần nắm số cán bộ lãnh đạo chóp bu của hai cơ quan này là Bắc Kinh nắm toàn quyền lãnh đạo đất nước Việt Nam, bất chấp nguyện vọng của 97 triệu dân Việt và 4,5 triệu đảng viên.

Cuộc gặp mặt cấp lãnh đạo cao nhất giữa hai đảng cộng sản tại Thành Đô thang 3/1990 là một cơ hội "trời cho" mà Bắc Kinh không thể bỏ lỡ. Để củng cố mối quan hệ thâm tình giữa hai đảng cộng sản, từ sau năm 2000, Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc đã phát minh ra "phương châm 16 chữ" và "tinh thần 4 tốt" làm kim chỉ nam chỉ đạo mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và Nhà nước.

Phương châm 16 chữ

Trong phiên họp cấp lãnh đạo hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc tại Bắc Kinh tháng 2 năm 1999, ông Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc công bố phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 gồm 16 chữ, đó là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".  (Không hiểu vì lý do gì, phía Việt Nam sau đó lại lồng thêm chữ "vàng" sau 16 chữ này). Tổng bí thư (mãn nhiệm kỳ) Đảng cộng sản Việt Nam lúc đó là ông Lê Khả Phiêu đã hoàn toàn đồng ý và lấy đó làm kim chỉ nam chỉ đạo quan hệ giữa hai đảng và hai nước.

Không biết sau khi ký Hiệp định biên giới ngày 30/12/1999, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ngày 25/12/2000 và chấp nhận phương châm 16 chữ này, ông Lê Khả Phiêu đã được phía Trung Quốc hậu đãi như thế nào ? Dư luận chỉ biết vào cuối tháng 1/2009, nhân dịp Tết Kỷ Sửu, một loạt hình ảnh nhà riêng của ông Lê Khả Phiêu được phát tán trên Internet và đã gây xôn xao dư luận : xa hoa và tráng lệ vượt mức thường tình của một viên chức cao cấp (8).

Tháng 11/2000, ngay sau khi được đề cử vào chức vụ Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam thay ông Lê Khả Phiêu, ông Nông Đức Mạnh liền sang Trung Quốc để được Bắc Kinh công nhận. Trong lần gặp gỡ này, Tổng bí thư Giang Trạch Dân "nói rõ" 16 chữ này là phương châm quan trọng chỉ đạo sự phát triển quan hệ hai nước. Và, như để trấn an phía Việt Nam trong quan hệ hợp tác giữa hai Đảng và hai Nước, ông Giang Trạch Dân tô thêm "4 nguyên tắc" vào quan hệ giữa hai nước : độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nhưng 4 nguyên tắc này không bao giờ được ghi vào nội dung những Tuyên bố chung và chỉ được nhắc tới trong những thông cáo cấp bộ và ngành mà thôi.

Là một người hiền lành và không có ý kiến, ông Nông Đức Mạnh có lẽ đã được Bắc Kinh chiếu cố đặc biệt để giữ chức Tổng bí thư liên tiếp trong hai nhiệm kỳ. Trong suốt thời gian 10 năm dưới thời Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, từ 22/4/2001 đến 19/1/2011, quan hệ giữa hai Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam trở nên thắm thiết và nồng ấm hơn bao giờ hết : Trung Quốc đã tích cực giúp đỡ Việt Nam phát triển kinh tế, bù lại Việt Nam nhường cho Trung Quốc quyền chủ động mọi sinh hoạt trong Vịnh Bắc bộ. Cũng như Lê Khả Phiêu, dư luận chỉ biết sự giàu sang của ông Nông Đức Mạnh qua hình ảnh được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội, nhân một cuộc phỏng vấn ngày 19/2/2015, tức mồng một Tết Ất Mùi (9).

Gần đây hơn, ngày 6/5/2018, ngay trước ngày khai mạc Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, trong một bức thư ký tên tập thể, 54 đảng viên đảng cộng sản kỳ cựu yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng hãy công khai tài sản của mình (10).

Điều này cho thấy Bắc Kinh ưu đãi rất hậu hĩnh những cấp lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam để mua sự trung thành và sự thần phục. Những cố gắng giải thích hay biện minh cho sự nhích lại với Mỹ hay phương Tây của một số lãnh đạo cấp cao trong Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là hoang tưởng hay chỉ là suy diễn theo cảm nhận riêng tư của mỗi người.

Tinh thần 4 tốt và danh xưng "toàn cục", "đại cục"

Sang năm 2002, ngay khi vừa đắc cử Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào, phát minh ra thêm một phương châm mới, gọi là tinh thần "4 tốt", đó là : "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" để hướng dẫn phong cách thảo luận trong quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước về những va chạm trên Biển Đông và trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

Danh xưng "toàn cục" và "đại cục" cũng chính thức xuất hiện trong giai đoạn này : Hai bên khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục kiên trì phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt", từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn toàn cục (Tuyên bố chung 2005) ; không để các vấn đề tranh chấp trên biển ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt-Trung  (Tuyên bố chung 2013).

Toàn cục (sau này phía Việt Nam đổi thành đại cục) ở đây phải hiểu là tuy hai là một, nghĩa là duy trì sự thống nhất toàn diện trong quan hệ giữa hai Đảng và Nhà nước, cụ thể là thăm viếng lẫn nhau ở cấp cao, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa hai nước, mở rộng hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, trân trọng, giữ gìn, phát triển tốt quan hệ hai Đảng, hai nước Việt-Trung, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển một cách ổn định, lành mạnh, lâu dài trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh, văn hóa, giáo dục, đặt biệt là tăng cường tuyên truyền và giáo dục thanh niên hai nước về truyền thống hữu nghị Việt-Trung để mở ra cục diện mới.

Về cách hành văn, nội dung những Tuyên bố chung và Thông cáo chung sử dụng rất nhiều ngôn từ tưởng là sáo ngữ nhưng thật ra đó là những ngôn từ chuyên chở một nội dung có chủ ý, tích cực và lạc quan để tạo cảm tưởng thống nhất về quyết tâm lẫn ý chí. Thí dụ như "phát huy vai trò", "tăng cường trao đổi", "mở rộng hợp tác", "hai bên hài lòng", "hai bên đánh giá cao", "hai bên nhất trí", "hai bên khẳng định"…

Khúc quanh mới trong quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước

Trở về với nội dung 16 chữ, phải hiểu như thế nào ? Thoạt nghe phương châm này, mọi người đều thấy bình thường vì nghĩ đó chỉ là những khẩu hiệu suông hô hào ca ngợi quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước : đã là láng giềng tốt thì sự hợp tác giữa hai nước phải phù hợp với nguyện vọng và lợi ích lâu dài của hai nước và hai dân tộc. Nhưng đối với Bắc Kinh, đó là một tôn chỉ phải nghe theo : nếu không tôn trong nội dung 16 chữ này, nhất là hợp tác toàn diện, thì Việt Nam sẽ bị chế tài (tài chính, kinh tế, thương mại, quân sự…).

Phương châm này làm nhớ lại "trụ đồng" thời Bắc thuộc (11). Sau khi khống chế được cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Mã Viện cho khắc 6 chữ trên một trụ đồng dựng ở vùng biên giới phía nam Giao Chỉ (Thanh Hóa ngày nay) : "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng ngã xuống, Giao Chỉ không còn). Thông điệp 6 chữ này thật ra chỉ là lời nhắn nhũ cho các quan lại địa phương : muốn giữ yên đất Giao Chỉ phải ngăn chặn phiến quân từ phía nam (Chăm và Mường) tràn lên, nếu không đất Giao Chỉ sẽ mất. Quan lại địa phương ở đây là quan quân Lạc Việt hợp tác với nhà Hán (gọi chung là người Kinh, tức những nhóm người Việt định cư trên đồng bằng) cai trị đất Giao Chỉ. Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay cư xử với dân chúng không khác gì quan quân Lạc Việt thần phục nhà Hán thời đó. Cái khác là 6 chữ ngày trước được thay bằng 16 chữ ngày nay.

Từ sau năm 2000, số phận của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam bước sang một khúc quanh mới : lệ thuộc vào Trung Quốc để được giúp đỡ và tồn tại. Trong mỗi Tuyên bố chung, các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh "Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc tăng cường tình hữu nghị truyền thống, đi sâu hợp tác thực chất, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển ổn định, lành mạnh". Những vọng động mở cửa ra bên ngoài với thế giới phương Tây (Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản) chỉ là giả hiệu nhằm trấn an dư luận trong nước và quốc tế để nhận tài trợ và  giúp đỡ.

Sự lún sâu vào vòng lệ thuộc Trung Quốc của Đảng cộng sản và đất nước Việt Nam ngày càng lộ liễu và công khai để không còn che đậy được nữa. Gần như tất cả những công trình xây dựng hạ tầng cơ sở chiến lược và qui mô lớn ở Việt Nam đều được ghi trong những Tuyên bố chung với sự chỉ định những công ty nào của Trung Quốc sẽ đảm nhiệm, như bến cảng, xa lộ, đường cao tốc, đường sắt và những công trình kiến trúc đồ sộ.

Phải đọc kỹ nội dung những Tuyên bố chung này mới hiểu sự hiện diện của người Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam càng ngày càng đông và nắm giữ gần như hầu hết mọi sinh hoạt kinh tế, tài chính, sản xuất và buôn bán qui mô lớn, đặc biệt là sở hữu những vi trí kinh tế chiến lược trong các trung tâm thành phố, trục giao thông đường bộ và đường sắt, hải cảng, giang cảng, phi trường, khu chế xuất, v.v.

Những hiện tượng tiêu cực như buôn lậu ma túy, mua bán thú quí hiếm, lường gạt nông dân là do những thành phần bất hảo chủ trương chứ không bởi Đảng và Nhà nước Trung Quốc chủ đạo.

Nguyễn Văn Huy

Chú thích :

(1) Lý Bằng, "Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô", Nghiên Cứu Quốc tế, Nguyên Hải dịch, 17/11/2014

(2) Lý Bằng, "Hợp tác hòa bình và phát triển - Nhật ký đối ngoại Lý Bằng"  ("Peace and Development Cooperation - Li Peng Foreign Affairs Diary" -"和平 发展 合作——李鹏外事日记"), Dân Làm Báo, Huỳnh Tâm dịch, 19/10/2014. 

(3) Mặc Lâm,"Đã đến lúc giải mật Hội Nghị Thành Đô ?", RFA tiếng Việt, 06/08/2014

(4) Nam Nguyên, "Nỗi sợ hãi của Đảng và Nhà nước Việt Nam", RFA tiếng Việt, 06/06/2014

(5) "Kiến nghị của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", boxitvn, 04/09/2014

(6) "Hội nghị Thành Đô", Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt

(7) Thư viện pháp luật, "Tuyên bố chung là gì ?", Ngân hàng pháp luật

(8) Thanh Quang, "Những hình ảnh của người được gọi là 'đầy tớ của nhân dân'", RFA tiếng Việt, 04/02/2009

(9) "Vì sao bức ảnh nhà ông Nông Đức Mạnh làm ‘dậy sóng’ dư luận?", VOA tiếng Việt, 23/02/2015

(10) "Thư yêu cầu công khai 'Bản kê khai tài sản'", Tiếng Dân, 06/05/2018

(11) Nguyễn Văn Huy, "Người Chăm 2 - Thời kỳ xác định bản thể", Thông Luận, 01/09/2017

 

---------------------------

Mc lục

Phần 0 - Tổng quan

Phần 1 - Nắm giữ miền Bắc

Phần 2 - Hai hành lang một vành đai kinh tế

Phần 3 - Muốn làm chủ luôn cả miền Nam

Phần 4 - Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Phần 5 - Bằng chứng của một sự phản bội

Published in Tư liệu
vendredi, 01 juillet 2022 17:04

Đà Lạt - 120 năm sau nhìn lại

 Lời tác giả : Ngày 15/03/2019, chính quyền Thành phố Đà Lạt công bố dự án biến Khu Hòa Bình Đà Lạt thành một khu cao tầng thương mại phức hợp. Khu trung tâm Hòa Bình được quy hoạch thành 5 phân khu.

dalat1

Bản vẽ thiết kế đô thị khu Hòa Bình - Đà Lạt

Cụ thể, phân khu 1 (khu vực chợ Đà Lạt) là khu vực chợ truyền thống, kết hợp với quảng trường trung tâm (quảng trường hoa mang tính đặc trưng của Đà Lạt) ; khu phố đi bộ kết hợp trung tâm thương mại và khu vực đậu xe ngầm. Tổng diện tích khu vực này là 6,95 ha.

Phân khu 2 (khu trung tâm Hòa Bình) là khu phức hợp đa chức năng với các loại hình dịch vụ và giải trí phục vụ người dân địa phương và du khách với tổng diện tích 3,37 ha.

Phân khu 3 (khu vực đồi Dinh) là khu thương mại, dịch vụ cao cấp với tổng diện tích 4,43 ha.

Phân khu 4 (khu vực chỉnh trang đô thị) là khu vực chỉnh trang kiến trúc công trình và cảnh quan các tuyến đường đi bộ với mục tiêu hình thành khu ở kết hợp thương mại, phát triển hỗn hợp các loại hình dịch vụ và giải trí phục vụ người dân địa phương và du khách. Tổng diện tích khu vực này khoảng 9,19 ha. 

Bên cạnh đó, quy hoạch cũng quy định rõ các chỉ tiêu về chiều cao, mật độ xây dựng công trình, kiến trúc công trình. Việc thiết kế xây dựng công trình phải tận dụng tối đa địa hình tự nhiên ; khuyến khích trồng cây xanh trong khuôn viên và trên mái công trình ; sử dụng cây xanh đặc trưng, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Đà Lạt… hạn chế việc san gạt theo diện rộng, phá vỡ địa hình tự nhiên ; không xâm hại đến môi trường, cảnh quan khu vực... 

Phân khu 5 (khu vực ven hồ Xuân Hương) là khu vực công trình dịch vụ - du lịch, khách sạn, công trình công cộng giáp hồ Xuân Hương với tổng diện tích khoảng 6,06 ha.

Theo thể hiện trên bản quy hoạch, chợ Đà Lạt sẽ được giữ lại, kết nối với Quảng trường trung tâm và mở phố đi bộ, trung tâm thương mại. Ngoài ra sẽ có các hầm phục vụ dịch vụ thương mại và bãi đậu xe. Một cụm khách sạn cao cấp với kiến trúc mái tròn, cao tầng sẽ mọc lên ngay trên đồi Dinh Tỉnh trưởng. Được biết, dinh thự di sản kiến trúc Pháp quen gọi là Dinh Tỉnh trưởng sẽ bị đập bỏ nhường chỗ cho cụm công trình mới này. Dự kiến, những con đường uốn khúc quanh Dinh hiện tại sẽ được thay bằng các trục giao thông rộng "cho các phương tiện tiếp cận"…

Liền tức thì xảy ra một làn sóng phản đối trên mạng và báo chí dự án này. Những người gắn bó với Đà Lạt nói chung và Khu Hòa Bình nói riêng, cho rằng dự án sẽ biến một khu Hòa Bình đầy dấu ấn lịch sử, ký ức đô thị, không những tạo ra sự bất an nơi những cư dân trong khu vực bị chi phối, cư dân quan tâm đến lịch sử văn hóa Đà Lạt mà còn gây tranh cãi trong giới chuyên môn nghiên cứu, quy hoạch, kiến trúc đô thị địa phương và trong nước muốn bảo tồn di sản kiến trúc địa phương với những kiến trúc sư thuê từ nước ngoài. Có đề nghị giữ nguyên công trình kiến trúc thời Pháp nhưng sẽ được nâng lên khoảng 30m cao hơn và trở thành Viện bảo tàng Đà Lạt, còn vị trí hiện tại của Dinh Tỉnh trưởng sẽ là một khách sản 5 sao, Hôtel du Printemps, do kiến trúc sư Thierry Van de Winageart (Pháp) thiết kế, cùng với nhiều tầng nhân tạo bao gồm một trung tâm hội nghị quốc tế, nhiều khu thương mại, giải trí và khách sạn cao cấp.

doidinh0

Dự án Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng lên khoảng 30m cao hơn và trở thành Viện bảo tàng Đà Lạt, còn vị trí hiện tại của Dinh Tỉnh trưởng sẽ là một khách sản 5 sao, Hôtel du Printemps, do kiến trúc sư Thierry Van de Winageart (Pháp) thiết kế...

Cho dù những phản đối có đúng hay sai, chính quyền Đà Lạt vẫn tiến hành dự án như đã dự trù. Lý do là những nhà đầu tư bất động sản và xây dựng hạ tầng cơ sở đều đã sẵn sàng chờ lệnh thi công.

Là thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở Đà Lạt, chúng tôi có thể tự nhận mình là thế hệ Khu Hòa Bình, còn gọi là băng "Nhà Gỗ" đường Phan Bội Châu. Thời niên thiếu, chúng tôi được cha mẹ dẫn ra Khu Hòa Bình mỗi sáng Chủ nhật để ăn kem, xem phim tây rạp Ngọc Lan, xem phim tàu rạp Ngọc Hiệp hay mua sắm quanh Khu Hòa Bình. Thời học sinh và sinh viên, ngoài những buổi xem phim, uống cà phê, ăn mì chúng tôi đi lang thang quanh Khu Hòa Bình không biết bao nhiêu lần trong ngày, đó là chưa kể những mối tình và những cuộc ẩu đả, những cuộc đua xe hay lạn xe gắn máy biểu diễn quanh Khu Hòa Bình. Cũng rất khó quên những buổi xếp hàng trước tiệm Winh Chan chờ mua đợt bánh mì "sợi chỉ" (ficelle) nóng dòn vừa mới ra lò…

Do đó, đối với tôi, việc đổi mới bộ mặt thành phố Đà Lạt nói chung và Khu Hòa Bình nói riêng là một bắt buộc. Từ sau ngày 30/04/1975, tình trạng xuống cấp của một số công trình kiến trúc, tính thẩm mỹ và sinh hoạt thương mại của một thành phố du lịch đang phát triển mạnh đòi hỏi một giải pháp thích ứng. Nhìn chung, đồ án quy hoạch mới này đáp ứng đúng những yêu cầu vừa kể. Vấn đề là làm sao giải quyết việc di dời và bồi thường cho khoảng 5.370 người (1.064 hộ) đang sinh sống trong Khu Hòa Bình một cách xứng đáng, kế là phục hồi cảnh quan thiên nhiên một cách tích cực.

Nói thêm về Vallée d'amour (Thung lũng tình yêu)

Nhân nói tới Đà Lạt, tôi muốn cung cấp một thông tin nhỏ về tên gọi Thung lũng Tình yêu.

Tết Mậu Thân 1968, ngôi trường chúng tôi theo học, Lycée Yersin, bị quân cộng sản tràn vào chiếm đóng vì lầm tưởng là Nha Địa Dư, ở cạnh đó. Ngôi trường bị hư hỏng nặng sau khi được quân đội Việt Nam Cộng Hòa chiếm lại. Trong thời gian trường cho nghỉ học để sửa chữa, chúng tôi (một nhóm học sinh ở lứa tuổi 15, 16) rủ nhau lái xe gắn máy chạy rong từ phía sau trường Yersin ở cuối hồ Xuân Hương, rồi men theo con dốc chạy sau khu Nguyên Tử Lực Cuộc đến ấp Đa Thiện. Đến đây thì hết đường tráng nhựa, chúng tôi liền phiêu lưu theo những con đường đất đỏ chạy tản mạn trên khắp những ngọn đồi chung quanh. Một cách vô tình, chúng tôi khám phá ra một thung lũng phủ đầy cỏ hoang với một rừng thông vừa được trồng trong khu vực xây dựng hồ Đa Thiện, lúc đó là hai hồ nước nhỏ được ráp nối với nhau bằng những bệ cỏ lau sình nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Trước khung cảnh đẹp và hoang vắng đó, chúng tôi thường chở bạn gái đến đây tình tự, vừa để tránh xa sự theo dõi của gia đình vừa để thưởng ngoạn một khung cảnh thiên nhiên vừa yên bình vừa xinh đẹp dành riêng cho hai người, tên gọi Vallée d'amour khởi sinh một cách tự nhiên từ đó. 

yersin1

Học sinh lớp Seconde A, niên khóa 1968-1969, trường Yersin - Ảnh minh họa 

Khác với giải thích của những cơ quan du lịch và một số "học giả" sau 1975, tên gọi Vallée d'amour là do những học sinh trường Yersin đặt ra trong những năm 1968-1970, và chỉ lưu truyền trong giới trẻ của trường. Chỉ từ sau 1970, khi tin về thung lũng này được giới sinh viên và học sinh trường Việt biết đến,  địa danh này mới được dịch ra tiếng Việt thành "Thung Lũng Tình Yêu". Không có người Pháp nào trước đó biết đến địa danh này, vì thung lũng này chỉ xuất hiện sau khi ấp Đa Thiện được thành lập năm 1956 để đón nhận những di dân từ miền Trung đến Đà Lạt lập nghiệp và canh tác rau cải và trái cây ôn đới : bắp sú, sú lơ, cà rốt, khoai tây, ớt tây, hành tây, tỏi tây, đậu boa, đậu cô ve, hành boa rô, sà lách, sà lách xoong, cà tô mát..., dâu tây, táo, bôm, mận, đào lông, trái bơ (avocado)...

valleedamour1

valleedamour2

Một buổi sinh hoạt ngoài trời của nhóm Hướng Dương, sinh viên năm Khái Luận khóa 8 CTKD, cùng với Giáo sư David Brown (University of Michigan) tại Thung Lũng Tình Yêu tháng 11/1972.

Ấp Đa Thiện có hai đập nước nhỏ do Ty nông lâm mục cùng với Trung tâm thực nghiệm rau hoa Đà Lạt xây dựng trong thập niên 1960 để giữ nước tưới tiêu cho nông dân ấp Đa Thiện canh tác và cung cấp rau cải ôn đới cho thành phố Đà Lạt và quân đội Mỹ. Một đập nước thứ ba lớn hơn do Ty canh nông Đà Lạt khánh thành năm 1972 để gia tăng lượng trữ nước cho sản xuất. Thung lũng ấp Đa Thiện từ đó trở thành một khung cảnh thiên nhiên đẹp với sự kết hợp của ba hồ trữ nước nhân tạo, đặc biệt là những đồi thông ba lá trãi dài trên những thảm cỏ hồng giữa một không gian rộng lớn. Với lượng nước tích trữ từ ba hồ nước này, ấp Đa Thiện trở thành nơi canh tác rau cải lớn nhất thành phố Đà Lạt và là trung tâm cung cấp rau cải ôn đới cho toàn miền Nam Việt Nam.

Sau đây là bài viết về Đà Lạt, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, đăng trên tạp chí Phụ Nữ Diễn Đàn (Hoa Kỳ) tháng 11 năm 1999.

Nguyễn Văn Huy


Ai lên xứ hoa đào - tiếng hát Ánh Tuyết - Sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Nguyên với nhiều video clip về thắng cảnh Đà Lạt, có một số clip không phải cảnh xứ hoa đào nhưng lấy cho phù hợp với lời nhạc - Courtesy of Hung Le, 14/08/2012

***************

Bài viết này tặng Bảo Ngọc (Linh Linh Ngọc),

giọng nói truyền cảm của đài Tiếng Nói Quân Đội về đêm,

để nhắc lại một lần gặp gỡ trong khuôn viên Viện Đại Học Đà Lạt 1973

numérisation0215

Nguyễn Văn Huy (1973)

 

Đà Lạt - Một trăm năm sau nhìn lại (1899-1999)

Những ai đã từng biết Đà Lạt không khỏi ngậm ngùi cho thân phận của một thành phố không may.

Nếu Đà Lạt trước kia được ví như một thiếu nữ diễm kiều, quí phái trong chiếc áo dài màu tuyết trinh, ngồi nép mình dưới gốc cây thông yên bình đọc sách, mái tóc chảy dài trên bờ vai…

dalat2

Sau ngày 20/04/1975 (ngày thành phố Đà Lạt bỏ ngỏ), cô gái ấy đã trở thành một thiếu phụ cằn cỗi, đầu quấn khăn với chiếc nón lá rách, thân hình bó chặt dưới nhiều lớp áo bà ba thùng thình và trong chiếc quần bạc màu gió bụi, hai tay ôm bó rơm vừa cắt, lạc lõng đứng nhìn khách qua đường là những chủ nhân mới từ trong rừng tiến vào thành phố, với nụ cười khó khăn trên khuôn mặt sạm màu nắng cháy.

dalat1

Ngày nay thành phố đó trở thành nơi thử nghiệm của những phong trào quần chúng bình dân. 

dalat2

Cuộc đổi đời nào cũng đau xót, nhưng cuộc đổi đời sau tháng 4/1975 là đau đớn nhất, số phận của Đà Lạt đã thay đổi hẳn. Từ một thành phố du lịch và văn hóa sạch sẽ và đẹp đẽ nhất Đông Dương, Đà Lạt trở thành một thành phố nông nghiệp, phi văn hóa, nghèo nàn và dơ bẩn như mọi thành phố nghèo nàn và dơ bẩn khác của Việt Nam. Những cố gắng trang điểm một thành phố dáng dấp phương Tây bởi những người chưa bao giờ biết quản trị một thành phố văn hóa chỉ để lộ những nét quê mùa, cục mịch của một người thiếu văn hóa.

dalat1

Sự nhập cư ồ ạt của những thành phần "cơ bản" đến từ miền Bắc và các "gia đình cách mạng" từ rừng Trường Sơn và vùng đồng bằng duyên hải nghèo khó miền Trung sau tháng 4/1975 đã biến thành phố cao nguyên này thành một eldorado sơ đẳng. Nghề sinh sống chính của những cư dân mới này là phá rừng làm than, đốn cây để bán, tiêu diệt thú rừng, khai hoang làm rẫy, đã làm mất đi nhiều khoảng không gian tươi thắm và những đồi cỏ bao la. Thêm vào đó, việc đô thị hóa không qui hoạch, sự mở rộng các vùng canh tác nông nghiệp không ưu tư sinh thái và khai thác gỗ thông vô tổ chức đã tiêu diệt môi sinh và môi trường, thành phố Đà Lạt xuống cấp ngày càng trầm trọng.

dalat3

Rừng thông vốn là một trong những biểu tượng của thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đang bị tàn phá không tiếc thương.

Một tai họa khác đến sau 1988 là việc khai thác sa khoáng chứa quặng thiếc quanh các vùng Thái Phiên, hồ Than Thở, đầu nguồn hồ Đa Thiện, hồ Chiến Thắng, khu vực Lạc Dương, bột vàng quanh Dinh 2, Mang Ling và hồng ngọc tại Tà Nung, càng biến cao nguyên Lang Bian thêm phần xác xơ. Tồn hệ sinh thái có nguy cơ bị tiêu hủy vì các chất độc hóa học tiếp tục thải ra trên sông hồ, suối nước, nhiều loại cá nước ngọt và thú rừng đã bị diệt chủng. Diện tích rừng và đồi cỏ teo hẹp lại như thân thể một người ốm đói. Đồ hình tại nhiều nơi loang lỗ giống đất Mặt Trăng, các hồ chứa nước bị đất sình bồi lấp chỉ còn lại tên (hồ Mê Linh, hồ Than Thở, hồ Vạn Kiếp và hồ Đội Có).

dalat4

Đà Lạt ngày nay với những vụ phá hủy rừng để làm vườn và vòm trồng rau

Đà Lạt không xứng đáng phải chịu một số phận như vậy. Với khung cảnh thiên nhiên tươi mát, Đà Lạt phải là nơi nhiều người tìm đến để quên khí trời oi ả ở miền đất thấp. Đà Lạt phải được biết đến như một trung tâm du lịch với những phong cảnh thần tiên, những công trình kiến trúc mỹ thuật. Đà Lạt phải được biết đến như một trung tâm văn hóa với những trường học, dòng tu danh tiếng, nơi đào tạo và hội tụ những tinh hoa của đất nước, chứ không là thành phố chỉ biết sản xuất gỗ thông, khoai tây, cà rốt…

Đà Lạt ngày nay không còn xa lạ đối với một ai, nhưng sự khai sinh thành phố cao nguyên này cần được biết đến. Đó là cả một mối tình. Những người đầu tiên đến đây đã yêu mến vùng đất này, đã làm mọi cách để biến nơi này thành một trung tâm du lịch và một thành phố văn hóa. Chính vì vậy Đà Lạt phải được gìn giữ như một tài sản văn hóa quí.

Ru ta ngậm ngùi - Lời tự sự của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly

Nhớ lại ngày xưa...

Đà Lạt đã được khám phá trong một giai đoạn u buồn của lịch sử, đất nước mất chủ quyền vào tay người Pháp. Hiệp ước 1884 là một nhục nhã lớn không những cho triều đình Huế mà cho cả toàn dân tộc, Việt Nam mất độc lập. Trong sự không may này có một thuận lợi khác. Chính vì muốn mở rộng vùng đất bảo hộ, người Pháp đã củng cố và mở rộng lãnh thổ Việt Nam, Đà Lạt là nằm trong sự mở rộng đó.

So với các thành phố khác tại Việt Nam, Đà Lạt tương đối đối trẻ, tuổi đời vừa đúng trăm năm nếu dựa theo những văn kiện hành chánh. Ngày 1/11/1899, toàn quyền Paul Doumer (1897-1902) ban hành nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, một khu vực hành chánh mới trực thuộc Trung Kỳ, bao gồm một vùng đất rộng lớn từ thượng lưu sông Đồng Nai đến ranh giới các lãnh thổ Nam Kỳ và Nam Lào. Tòa công sứ tỉnh đặt tại Di Linh và hai trạm hành chánh phụ thuộc, một tại tại Tánh Linh và một tại Lang Bian.

Lang Bian là tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này. Vào thời điểm đó, người Pháp lưỡng lự giữa việc chọn làng Dankia (cạnh đập Ankroet, Suối Vàng) và làng K'Mlây (Cam Ly, vị trí Đà Lạt ngày nay) để xây một trạm nghỉ dưỡng (sanatorium) chứ không phải trạm hành chánh (poste administratif) như Tánh Linh (nay thuộc tỉnh Bình Thuận). Trong thực tế, việc chọn Đà Lạt thay cho Dankia là một quá trình phức tạp kéo dài trong nhiều năm, vì cả hai địa danh đều nằm trong cao nguyên Lang Bian và chỉ cách nhau 15 km.

Có ba ý kiến chọn Đà Lạt làm trung tâm nghỉ dưỡng tại Đông Dương nổi bật nhất, đó là báo cáo của ông Capus, giám đốc nông nghiệp và Thương Mại Đông Dương (30/03/1900), của tướng Baylié, trưởng ban khảo sát xây dựng một đồn quân sự trên cao nguyên Lang Bian (tháng 5/1903) và của ông Champoudry, nhà trắc địa và là thị trưởng Đà Lạt (12/03/1906). Ông Alain Capus là người khởi xướng thành lập một trung tâm thí nghiệm trồng hoa quả ôn đới cạnh suối Cam Ly (dưới chân đồi Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc ngày nay) mà thành quả là các giống bắp cải, khoai tây, cà rốt và mận đào được gieo trồng khắp Đà Lạt. Thiếu tướng Baylié là người đề xướng xây dựng một đồn lính cạnh suối Cam Ly (trên ngọn đồi bên trái Chợ Mới Đà Lạt ngày nay, sau này là Dinh Tỉnh trưởng) để bảo vệ các công trình xây dựng thành phố. Ông Paul Champoudry, nguyên là chủ tịch Hội Đồng Paris, đã phát thảo một đồ án thiết kế được nhiều kiến trúc sư dựa theo để qui hoạch thành phố Đà Lạt sau này. Cuộc tranh luận về địa điểm xây dựng trạm nghỉ dưỡng cuối cùng đã được giải quyết năm 1906, Đà Lạt được chọn làm địa điểm xây dựng chính thức.

Qua những ý kiến này, từ một làng thổ dân hẻo lánh Đà Lạt đã biến thành một đô thị tân tiến, đẹp đẽ trong một thời gian kỷ lục. Tuy vậy, công lao lớn nhất vẫn thuộc về bác sĩ Yersin, một người Pháp gốc Thụy Sĩ và là người đồng bằng đầu tiên khám phá cao nguyên Lang Bian, chính ông đã vận động chọn nơi này làm trạm nghỉ dưỡng tại Đông Dương.

…cùng bác sĩ Yersin khám phá Lang Bian

Sinh ngày 22/09/1863 tại làng Lavaux, thị xã Vaud, Thụy Sĩ, Alexandre John-Emile Yersin đã trải đời niên thiếu tại thị trấn Morges, cạnh hồ Léman. Sau một thời gian theo học tại các trường đại học Lausanne (Thụy Sĩ) và Marburg (Đức), Yersin sang Paris học tiếp ngành y khoa, tốt nghiệp bác sĩ năm 1890 và làm việc tại phòng thí nghiệm do bác sĩ Louis Pasteur sáng lập tại đường Ulm (Paris 5ème) cùng với bác sĩ Emile Roux. Năm 1894 Yersin khám phá ra vi trùng bệnh dịch hạch và trở nên nổi tiếng.

Là một người có óc mạo hiểm, Yersin quyết định nhập quốc tịch Pháp năm 1889 để có cơ hội phiêu lưu. Ngày 21/09/1890, cơ hội đã đến, Yersin xin vào làm việc tại hãng chuyên chở tàu biển Messageries Maritimes ở cảng Marseille và được cử sang Đông Dương phục vụ trên các chuyến tàu Saigon - Manila và Saigon - Haiphong. Lúc đó ông vừa tròn 27 tuổi.

Trên đường từ Sài Gòn ra Hải Phòng, tàu "Saigon" của ông cập bến Nha Trang nghỉ vài ngày. Nha Trang có lẽ là thành phố đã hấp dẫn Yersin ngay khi vừa mới đến, nhất là dãy núi xa xăm về phía Tây. Ngày 29/07/1891, khi tàu vừa bỏ neo ông xin thuyền trưởng cho xuống tàu để tổ chức một cuộc thám hiểm lên cao nguyên, với dự định băng rừng đi từ Nha Trang vào Sài Gòn trong vòng 10 ngày, nhưng không thành công. Phái đoàn của Yersin, gồm sáu người (Yersin, người hầu và 4 phu khuân vác), đi gần đến Di Linh thì phải trở về vì tới ngày tàu của ông nhổ neo ra Hải Phòng. Cuối năm 1891 Yersin xin nghỉ việc để có thì giờ thực hiện các cuộc thám hiểm riêng.

Từ 28/3 đến 9/6/1892, Yersin thực hiện cuộc thám hiểm lần thứ hai. Lần này theo lời yêu cầu của đại úy Cupet, một thành viên của phái bộ Pavie khai sinh ra nước Lào, Yersin đi từ Nha Trang sang Stung Treng (Campuchia), băng qua cao nguyên Darlac. Sau chuyến thám hiểm này, Yersin về lại Paris và được bộ giáo dục Pháp cấp kinh phí để thực hiện công tác khảo sát khoa học trên cao nguyên Đông Dương tháng 10/1892.

Trở lại Sài Gòn tháng 1/1893, Yersin được toàn quyền Lanessan giao nhiệm vụ khảo sát, mở một tuyến đường bộ đi từ Sài Gòn ra Phan Thiết xuyên cao nguyên. Cùng đi với Yersin có người gác rừng giỏi nhất Nam Kỳ thời đó là ông Wetzel, cùng bốn người Việt sinh quán tại Sài Gòn. Ngày 24/2, phái đoàn đi từ Biên Hòa ra Tân Uyên bằng xe hơi, sau đó dùng thuyền đến Trị An, rồi đi bộ băng rừng đến Trà Cú và Tánh Linh, và từ Tánh Linh tìm đường về Phan Thiết.

Sau chuyến đi này, Yersin nắm vững một phần địa hình và dân cư trên cao nguyên, ngày 8/4/1893 ông quyết định tổ chức một cuộc thám hiểm thứ ba từ Phan Rí đến Tánh Linh, băng qua những vùng đất lạ phía Đông-Bắc. Lần này đoàn thám hiểm được trang bị rất hùng hậu : 80 phu khuân vác, 6 ngựa và một voi. Từ Phan Rí phái đoàn đi dọc theo sông Lũy đến Kalon, sau đó trèo dốc liên tục đến làng Laogouan (nay là Laouan Krela) để đến làng Riong Bolieng trên sông Đa Dung, rồi từ Riong trở về Ta La (Di Linh) khảo sát khu vực hữu ngạn sông La Ngà, tiếp tục băng rừng lên Konhin rồi đi dọc theo thượng lưu sông Đa Hoai để đến Mépou, băng qua Cao Can (Định Quán), Võ Đắt, Trà Cú rồi trở về Tánh Linh ngày 28/05/1893.

Kết quả cuộc khảo sát này không làm ông hài lòng vì không thể thiết lập một con đường xuyên qua vùng này : các thung lũng thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa, vả lại dân cư bản địa không đông để có thể chiêu mộ làm phu xây dựng đường sá. Yersin liền tổ chức một chuyến thám hiểm khác từ Tánh Linh đi Phan Rang xuyên qua cao nguyên phía Bắc. Lần này phái đoàn đi dọc tả ngạn sông La Ngà, tới làng Droum (nay là Kondroum), băng qua sông La Ngà rồi đi dọc hữu ngạn con sông này lên phía Bắc. Phái đoàn vượt qua sông Đa Riam và Đa Dung (thượng nguồn sông Đồng Nai) tới núi Tadoung (1974 m), rồi quay về làng Riong nghỉ chân. Từ Riong, Yersin cùng bốn phu khuân vác đi ngược sông Da Tam (một chi lưu sông Đa Nhim) về phía Đông đến các làng Kréan (nay là Fimnom, gần núi Mnil), Brenne (làng Thiên Sa, gần thác Prenn), rồi tiến lên dãy núi phía Tây-Bắc. Sau gần một giờ leo núi, phái đoàn trèo qua thác Datanla (thác Mây) đến một thung lũng nhỏ có một dòng nước chảy qua.

Khi đi dọc theo con suối nhỏ trong thung lũng, phái đoàn Yersin tiếp xúc với người M'Lates (một sắc dân Koho thuộc nhóm ngữ hệ Nam Môn Khmer) và được biết con suối nhỏ đó tên là Dak K'Mlây (Camly). Đi thêm độ hơn chục cây số và vừa ra khỏi rừng thông 3 lá (Pinus Khasya Royle), phái đoàn nhìn thấy trước mắt... cao nguyên Lang Bian hùng vĩ.

Lúc đó là 15 giờ 30 ngày 21/06/1893. Trong sổ hành trình, bác sĩ Yersin viết : "3h30, grd plateau dénudé mamelonné" (cao nguyên rộng lớn trơ trụi lồi lõm).

Trong hồi ký, ông mô tả thảo nguyên Langbian như sau :

"...15 à 20 km avant d'arriver au pied de la montagne, on sort de la forêt et on se trouve dans un pays absolument dénudé et recouvert d'herbe. De grandes ondulations de terrain permirent croire que l'on marche sur un océan agité de vagues énormes. Le Lang Bian se dresse au milieu comme une ìle, et paraìt s'éloigner à mesure qu'on avance. On calcule mal les distances dans ces vastes plaines. Dans le bas-fond, la terre est noire et tourbeuse. De grands troupeaux de connai se laissent approcher jusqu'à une centaine de mètres puis s'éloignent au grand galop en s'arrêtant de temps en temps pour se retourner et nous regarder curieusement".

(...khoảng từ 15 đến 20 cây số trước khi đến chân núi, chúng tôi ra khỏi rừng và đứng trước một vùng đất hoàn toàn trơ trụi, phủ đầy cỏ. Mặt đất dợn lên những lượn sóng dài làm cho chúng tôi có cảm tưởng như đang trên một vùng biển đầy sóng lớn. Núi Lang Bian đứng sừng sững trước mắt như một hòn đảo và dường như càng lùi xa khi chúng tôi tiến tới. Trước những cánh đồng rộng lớn này, thật khó tính được cự ly chính xác. Đáy thung lũng là đất bùn đen. Nhiều đàn nai để chúng tôi đến gần độ vài trăm mét rồi vụt bỏ chạy, thỉnh thoảng chúng còn ngoáy đầu nhìn lại chúng tôi một cách tò mò).

Bác sĩ Yersin viết tiếp : "Chúng tôi chạy hết tốc lực lên xuống những ngọn đồi như một chú học trò nhỏ".

Độ 15 phút sau, phái đoàn lội qua suối Cam Ly tiến về phía Tây-Bắc đến làng Deung lúc 17 giờ 55, sau đó vượt sông Đa Dung (thượng nguồn sông Đồng Nai) đến làng Dankia lúc 18 giờ 15.

Trong hồi ký, bác sĩ Yersin viết : "Vùng đất này dân cư thưa thớt, một vài làng người M'Lates sống tập trung dưới chân núi, những ruộng lúa nước rất đẹp. [...] Người M'Lates nói thạo tiếng Chăm cũng như tiếng Mạ. Phụ nữ có vành tai thật rộng để để sỏ vào đó những vành tròn hay treo vào đó những ống thiếc hình xoắn ốc rất nặng. Dân chúng tiếp tôi trong căn nhà làng. Mỗi già làng mang tới vò rượu cần của mình. Có đến sáu vò rượu xếp hàng dài trước mặt tôi, cũng may là người ta không bắt tôi phải thưởng thức hết".

Vì thời gian quá cấp bách và nguồn lương thực cạn dần, Yersin chỉ lưu lại cao nguyên Lang Bian một ngày đêm rồi trở lại làng Riong tìm đường rừng xuống Phan Rang. Trên đường về, khi phái đoàn băng qua thung lũng sông Đa Nhim thì bị một nhóm người võ trang tấn công. Nhóm này gồm khoảng 30 người chia làm 5 tốp do một người tên Thước cầm đầu. Theo dò xét, đây là những tù nhân chính trị đã phá nhà tù Phan Rí, giết quan án sát và tổ chức nổi dậy nhưng không thành công, họ tấn công kho đạn và tịch thu nhiều súng ống rồi rút lên cao nguyên. Vốn là những người đồng bằng, không nắm rõ địa hình khu vực rừng núi, và tình cờ biết có một đoàn thám hiểm trên cao nguyên, nhóm kháng chiến quân liền đi theo dấu chân phái đoàn Yersin để tìm đường xuống Phan Rang. Trong cuộc chạm trán này Yersin bị trọng thương nhưng toán kháng chiến quân cũng bị thiệt hại nặng nề. Yersin được đưa cấp tốc về Phan Rang chữa trị ngày 26/06/1893. Nhóm kháng chiến quân cũng tìm được đường về đồng bằng tổ chức đánh phá các đồn bót Pháp nhưng vì thế cô, sức yếu, thủ lãnh tên Thước bị bắt tại Nha Trang và bị chém đầu ngày 5/7/1893. Yersin có đến dự buổi hành quyết và, trong thư gửi cho mẹ, tỏ ý thán phục con người can đảm không sợ chết này.

Trở lại cao nguyên Lang Bian. Kết quả cuộc khám phá mới này được Yersin công bố trên Revue Indochinoise Illustrée cuối năm 1893 và được chính quyền thuộc địa Pháp đặc biệt chú ý. Ngày 28/12/1893, Hội Đồng Thuộc Địa cấp cho Yersin một kinh phí mới để thực hiện một chuyến thám hiểm khác từ Nha Trang băng qua cao nguyên tìm đường xuống Đà Nẵng. Đoàn thám hiểm đi từ Nha Trang đến Dankia bằng một lộ trình mới dọc theo chân núi, băng qua thung lũng các phụ lưu sông Cái, men theo các khe suối lên tới làng Diom thuộc cao nguyên Dran (Đơn Dương). Từ Diom, Yersin theo đường mòn Prenn đến Dankia lần thứ hai. Từ Dankia, ông tìm đường lên cao nguyên Darlac và Kontum để đến Attopeu (Hạ Lào) rồi băng rừng tìm đường về Đà Nẵng. Cuộc thám hiểm bắt đầu ngày 12/2 và kết thúc ngày 7/5/1894.

Hai lần tiếp xúc với cao nguyên Lang Bian đã để lại trong lòng Yersin nhiều ấn tượng đẹp. Vùng cao nguyên hùng vĩ, khí hậu trong lành có lẽ đã làm Yersin nhớ lại nơi sinh trưởng cũ, thị trấn Morges cạnh hồ Léman bên Thụy Sĩ, nên trong suốt thời gian sau đó ông đã tích cực vận động với các cấp chính quyền thuộc địa để xây dựng một trung tâm nghỉ dưỡng tại đây. Cố gắng này trùng hợp với ước muốn của toàn quyền Paul Doumer (1897-1902), lúc đó cũng vừa tới Đông Dương nhậm chức. Năm 1897, trên đường sang Đông Dương, Doumer đã có dịp ghé thăm Ấn Độ và Indonesia. Tại hai nơi này ông thấy người Anh và người Hòa Lan đã thành lập nhiều khu nghỉ dưỡng có khí hậu mát mẽ gần giống Châu Âu, nên có ý định thành lập những khu tương tự tại Đông Dương để cư dân Pháp lên nghỉ mát hay dưỡng sức thay vì về lại mẫu quốc, quá tốn kém.

Ngày 23/07/1897, Doumer gửi thư cho thống sứ Bắc Kỳ và khâm sứ Trung Kỳ yêu cầu tìm địa điểm thiết lập những khu nghỉ dưỡng cho kiều dân Pháp tại Đông Dương với những chi tiết như sau : "Phải có độ cao tối thiểu 1.200 m, dồi dào nguồn nước, có thể canh tác rau quả và thiết lập đường giao thông dễ dàng". Nhiều đoàn thám hiểm đã lên miền thượng du Bắc Kỳ, cao nguyên Nam Lào và Trung Kỳ dò tìm. Cuối cùng có hai địa điểm được chú ý nhất, đó là cao nguyên Bà Na (gần núi Bạch Mã) tại Đà Nẵng và cao nguyên Lang Bian. Cao nguyên Bà Na không hội đủ điều kiện vì khí hậu nóng lạnh bất thường, mưa bão thường xuyên, hơn nữa lại gần kinh đô Huế do đó khó tự quyền lấy quyết định. Ngày 17/08/1897, theo lời đề nghị của Yersin, cao nguyên Lang Bian được Paul Doumer chọn làm thí điểm xây dựng.

Về tên địa danh mới, bác sĩ Yersin không biết phải gọi là gì. Sau nhiều suy nghĩ, ông liền ghép chữ đầu của tên con suối "Dak K'mlây" và tên của sắc dân "M'Lates" thành "Dak Lates". "Dak" là suối nước và "M'Lates" là tên của một bộ tộc Koho, "Dak M'Lates" là "con suối của người M'Lates", tức suối Cam Ly. Danh xưng "Dak M'Lates" có lẽ khó đọc nên được viết thành "Dak Late". Vì xuất hiện sau cao nguyên "Dak Lak" (Hồ nước tại làng Lak), được phát hiện năm 1888 (đổi thành Darlac năm 1903) và trùng cách phát âm, nên để tránh mọi nhầm lẫn Yersin đã bỏ mẫu tự "k" của chữ Dak để đọc thành "Da" và bỏ chữ "e" (đọc là "ơ" theo tiếng Việt) ở cuối chữ Late để đọc thành "Lat", từ đó có tên "Dalat" (1906).

Yersin còn là một học giả thông thạo chữ la-tinh. Muốn cho vùng đất mới này một ý nghĩa đặc biệt, ông phát minh một câu chữ la-tinh : "Dat Aliis Laetitiam Aliis Teperriem" ("Cho người này niềm vui, Cho người kia sự mát dịu"). Nhiều người đã lầm tưởng chữ Dalat xuất phát từ những chữ đầu của câu này. Cũng nên biết, thành phố Đà Lạt từ lúc được phát hiện và xây dựng, không người Việt nào được quyền đến sinh cư lập nghiệp nếu không được chính quyền thuộc địa Pháp cho phép (hành chính và trồng rau quả), vì chỉ muốn dành riêng cho cư dân gốc Pháp.

Sau 1954, thành phố được giao lại cho chính quyền Ngô Đình Diệm, người Việt được đến đây lập nghiệp. Để cho dễ đọc, người Việt thêm dấu phiên âm, đọc và viết thành "Đà Lạt". Các con sông bắt nguồn từ cao nguyên Langbian cũng được Việt hóa : Dak K'Mlây thành Cam Ly, Dak K'nim thành Đa Nhim, Dak Yung thành Đa Dung, Dak Wai thành Đa Hoai, Dak R'gna thành La Ngà, v.v...

Xây dựng...

Tháng 10/1897, Doumer cử đại úy Thouard chỉ huy một phái đoàn lên Lang Bian khảo sát địa hình, mở một con đường từ Nha Trang lên cao nguyên. Cùng đi với Thouard có trắc địa sư Cunhac thám hiểm các vùng đất quanh Đà Lạt (Suối Vàng, Suối Bạc, sông Đa Dung, sông Ankroet và sông Dankia). Sau một năm thám sát và đo đạc, tháng 10/1898 phái đoàn Thouard kết luận không thể làm một con đường trực tiếp từ Nha Trang mà phải mở một lộ trình từ Phan Rang lên Lang Bian, băng qua thung lũng Đa Nhim. Thouard còn đề nghị mở thêm một tuyến đường khác từ Sài Gòn lên Lang Bian, dọc theo thung lũng sông Đồng Nai để tránh các triền dốc núi, đề nghị này được Doumer chấp thuận. Nhiều đoàn thám hiểm, do các ông Odhéra, Garnier, Bernard và Génin chỉ huy, được cử đi khảo sát trong suốt thời gian từ 1898 đến 1900.

Kết quả những cuộc khảo sát này đã thuyết phục toàn quyền Doumer. Cuối tháng 3/1899, Doumer cùng Yersin lên Lang Bian quan sát trực tiếp. Phái đoàn dùng ngựa đi từ Nha Trang đến Krong Pha, leo đèo Ngoạn Mục đến Dran (Đơn Dương), băng qua Trạm Hành (Cầu Đất) đến Dankia rồi trở về lại Phan Rang. Một trạm quan sát và thử nghiệm trồng ra được thành lập tại Dankia.

Sau chuyến đi này, Doumer quyết định thành lập một trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Bian và cử đại úy Guynet đi khảo sát, mở một con đường đi từ Phan Rang lên Dankia (đường bộ và đường sắt). Sau hơn một năm băng rừng vượt suối, từ tháng 5/1899 đến tháng 6/1900, phái đoàn Guynet đã mở được một con đường lớn từ Phan Rang đến Xóm Gòn cho xe hơi, và từ Xóm Gòn lên Dankia (qua Dran, Cầu Đất và Đà Lạt) một con đường cho xe ngựa.

Ngày 1/11/1899, Doumer thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng với hai trạm hành chánh, một đặt tại Tánh Linh (do Ernest Outrey làm đốc lý) và một tại Dankia (do Cunhac làm đốc lý). Năm 1902 Doumer mãn hạn toàn quyền phải về Pháp, mọi dự án phát triển trung tâm nghỉ dưỡng trên cao nguyên bị đình chỉ, kinh phí bị cắt giảm, những công trình xây cất dở dang bị đình chỉ.

Cuộc tranh luận về địa điểm xây dựng trạm nghỉ dưỡng trên Lang Bian bùng sống lại khi Paul Champoudry được toàn quyền Paul Beau (1902-1908) cử làm thị trưởng Đà Lạt năm 1906. Cho tới thời điểm này Đà Lạt vẫn chỉ là hai làng Thượng hẻo lánh nằm cạnh thác Cam Ly với vài viên chức Pháp. Nhờ tài năng và quyết tâm của Champoudry, thành phố Đà Lạt được phân lô xây dựng thành những khu công sở, thương mại, nghỉ dưỡng và canh tác. Đặc điểm của đồ án này là dành nhiều khoảng trống giữa thiên nhiên (cấm xây dựng nhà cửa hay đường sá) để tôn tạo và bảo vệ vẽ đẹp của thiên nhiên, đặc biệt là phải làm nổi bật dãy núi Lang Bian ở bất cứ góc cạnh nào.

Tỉnh Lang Bian được thành lập ngày 6/1/1916 dưới thời toàn quyền Roumer. Thành phố Đà Lạt được hợp thức hóa bởi dụ ngày 20/4/1916, do vua Duy Tân ban hành, và đặt dưới quyền quản trị trực tiếp của người Pháp. Dân cư Việt đầu tiên được đưa lên làm việc là những tù nhân bị án khổ sai, họ cùng người Thượng phá rừng, khai hoang dựng nhà và làm đường sá, nhiều người đã thiệt mạng vì các chứng bệnh nhiệt đới.

Trong thế chiến thứ nhất, vì không thể trở về mẫu quốc trong dịp nghỉ hè, người Pháp bắt đầu lên Đà Lạt khá đông. Người Lat được dời về xã Lát gần suối Dankia (dưới chân núi Lâm Viên, còn gọi là núi Voi), người Chil sống dọc suối Camly được dời lên vùng đất cao hơn, Camly Thượng, và các vùng đất khác : Tà Nung và Đức Trọng (Tùng Nghĩa), nhường chỗ cho kiều dân Pháp và lao động Việt.

Quốc lộ Phan Rang-Đà Lạt và Sài Gòn-Đà Lạt, được hoàn tất trong những năm 1914 và 1915, có thể đưa người và vật liệu lên cao nguyên khá dễ dàng. Các tuyến đường sắt đang được thiết kế. Tháng 11/1915, toàn quyền (Ernest) Roume cho xây dựng ty bưu điện, ty ngân khố. Những con đường chính trong thành phố có bề rộng 20m, các đường phụ rộng từ 12m đến 16m cũng vừa hoàn tất. Khoảng 50 biệt thự bằng gỗ (châlets) được dựng lên gấp rút để đón du khách. Hôtel Langbian (Palace) bắt đầu xây từ 1916 và khánh thành năm 1922 ; nhà thờ đầu tiên (Saint Nicolas, còn gọi là Nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông là chong chóng định hướng gió hình con gà) được xây xong năm 1918 ; nghĩa trang của người Pháp được thành lập cùng thời gian phía sau nhà thờ. Hôtel du Parc cũng đươc xây dựng trong thời gian này trên một thung lũng cạnh nhà thờ.

Nóc chuông Nhà thờ Con Gà đã là nguồn cảm hứng của nhiều nhạc sĩ và nhà thơ ghi lại những cuộc tình đẹp... - Bài Thánh ca buồn - Sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Vũ qua tiếng hát Trần Thái Hòa - Courtesy of Thuy Nga Paris By Night 2016

Năm 1919, viên công sứ đầu tiên của Đà Lạt và là kỹ sư công chánh, Labbé, dựa theo dự án của kỹ sư Rouselle năm 1900, cho xây một đập nước chắn ngang sông Cam Ly thành một hồ nước nhân tạo, gọi là Grand Lac (nay là hồ Xuân Hương). Năm 1920, Đà Lạt có nhà máy nhiệt điện (cạnh lò sát sinh) và nhà máy nước. Nước uống được bơm từ hồ lớn vào hồ Đội Có để lọc và sau đó phân phối đến người tiêu dùng qua hệ thống nước máy. Tư nhân Pháp lên xây biệt thự nghỉ hè dọc theo những con lộ dẫn đến các ấp Du Sinh, Trại Hầm, Chi Lăng và đầu đèo Prenn.

...và phát triển thành phố Đà Lạt

Sự ra đời của một thành phố trên cao nguyên gây nhiều chú ý trong dư luận người Pháp tại Đông Dương. Chính quyền thuộc địa, quyết tâm biến nơi này thành một nơi nghỉ mát đúng nghĩa, thuyết phục vua Duy Tân ban hành dụ ngày 11/10/1920 mở rộng cao nguyên Lang Bian và ngày 31/10/1920 toàn quyền Maurice Long ký nghị định thành lập khu tự trị Lang Bian, Đà Lạt được nâng lên hàng thị xã hạng 2 và trực thuộc phủ toàn quyền. Từ đó nổi lên một phòng trào lên Đà Lạt mua đất xây biệt thự nghỉ mát của người Pháp, nhiều công trình xây dựng lớn được xây dựng. Điều kiện y tế vệ sinh ngày càng ổn định, các bệnh nhiệt đới giảm hẳn. Dân số Đà Lạt năm 1916 lên tới 1.500 người, trong đó có 833 người Việt đa số là lính, phu thợ, tù nhân được đưa lên xây dựng thành phố cùng 54 di dân tình nguyện, nhưng đến năm 1920 tụt xuống còn 571 người và 37 nông dân.

Năm 1921, toàn quyền Maurice Long giao kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết lập một đồ án mở rộng thành phố với mục đích biến Đà Lạt thành thủ đô Đông Dương. Năm 1923 Hébrard hoàn tất đồ án, Đà Lạt được qui hoạch để có thể chứa một dân số từ 30.000 đến 50.000 người. Bề rộng của thành phố gồm 7 km bề ngang theo hướng Đông-Tây và 4,3 km bề sâu theo hướng Nam-Bắc, diện tích tổng cộng khoảng 30.000 hecta, tương đương 17% diện tích toàn cao nguyên Lang Bian. Những khoảng trống nhằm tôn tạo và bảo vệ khung cảnh thiên nhiên theo đồ án Champoudry năm 1906 được tôn trọng triệt để, bên cạnh 6 hồ nước nhân tạo là các đồi Cù, đồi Cô Giang, đồi Đa Thiện và các rừng thông cạnh Hồ Than Thở và ấp Thái Phiên. Đồ án Hébrard còn dự trù xây dựng một con đường lớn đi vòng phía Bắc khu trung tâm để săn bắn và ngoạn cảnh, gọi là đường Vòng Lâm Viên. Luật lệ xây dựng trong thành phố được ban hành với những quy định cụ thể về kiến trúc, hạ tầng cơ sở và các khu sinh hoạt.

Từ đó khu vực dành cho người Pháp tập trung ở phía Nam suối Cam Ly (đường Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ, Quang Trung, Cô Giang, Phan Chu Trinh, Huyền Trân Công Chúa, Pasteur) gồm các khu hành chánh, thương mại, dinh thự và trường học được thành lập. Khu vực hành chánh gồm ngân khố, bưu điện, cảnh sát, công chánh, trường học, tu viện, khách sạn hạng 2, khu thương mại người Âu, văn phòng du lịch được xây dựng về phía Đông Nam trên một trục lộ dài từ nhà ga tới thác Cam Ly. Các Dinh 1, 2 và 3 được xây trên các đỉnh đồi phía Nam sông Cam Ly pha trộn lối kiến trúc cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 tại Châu Âu. Hai trường Yersin, Petit Lycée xây xong năm 1927 và Grand Lycée với lối kiến trúc vòng cung độc đáo được hoàn tất năm 1935. Biệt thự của người Pháp, được xây dựng bằng vật liệu cứng chắc, mang dáng dấp những kiểu nhà vùng Normandie, Bretagne, Pays Basque và Haute Savoie tại Pháp mà chức năng chính là làm nơi nghỉ mát cho những gia đình người Pháp làm việc tại Đông Dương. Một số gia đình người Việt được tuyển dụng vào làm gác-dan, bảo quản, chăm sóc vườn hoa, tài xế và phục dịch khách vãng lai.

dalat5

Trường trung học Yersin (Grand Lycée Yersin)

Dự án Hébrard thiết lập khu vực dành cho người Việt tập trung về phía Tây-Bắc và phía Đông-Nam (các ấp Hồng Lạc, Ánh Sáng, Xuân An, Dốc Nhà Bò, Dốc Nhà Làng, Trường Xuân và hạ lưu của Hồ Lớn) của thành phố, với các chợ, trường học, chùa, công viên, vườn tược và một lò sát sinh. Chợ Đà Lạt được thành lập tại ấp Ánh Sáng và năm 1929 được đời lên phố trung tâm, gọi là Chợ Cây vì vật liệu xây dựng bằng gỗ (tiền thân của khu Hòa Bình).

Trong thời gian từ 1922 đến 1939, dân số người Việt tăng vọt lên hơn 400%, từ 2.694 người (trong đó có 84 nông dân) năm 1922 lên 6.591 người (với 614 nông dân) năm 1937, sau đó là cả một phong trào di dân ồ ạt, trong đó có cả người Pháp : 9.000 người năm 1938 và 11.500 người năm 1939. Khi dân số người Việt lên lập nghiệp khá đông, người Pháp cho mở rộng thêm nhiều khu vực khác xa trung tâm thành phố, phần lớn nằm trong những thung lũng và triền đồi, để dựng nhà cửa và trồng rau quả. Các ấp Hà Đông, Nghệ Tĩnh, Đa Thiện, Thái Phiên, Sào Nam, Trại Hầm, Trại Mát, Thánh Mẫu... là nơi sản xuất các loại rau quả ôn đới cung ứng cho dân cư thành phố và Sài Gòn. Hạt giống các loại hoa quả ôn đới được lấy từ các vườn thử nghiệm của người Pháp. Người Hoa bắt đầu buôn bán dọc đường Cầu Quẹo và quanh Chợ Đà Lạt (khu Hòa Bình) từ năm 1923.

Bề rộng các tuyến giao thông đường bộ nối liền đồng bằng với cao nguyên (Sài Gòn - Đà Lạt và Phan Rang - Đà Lạt) được nới rộng thêm, con đường nối liền Sài Gòn - Đà Lạt xây xong năm 1932 qua ngã "xóm Bà Thái" (đoạn đường qua đèo Prenn chỉ bắt đầu có từ tháng 2/1943). Phi trường Liên Khương dài 700m bằng đất nện, đoạn đường sắt từ Phan Rang lên Đà Lạt được hoàn tất năm 1933 (nhà Ga Đà Lạt, dựa theo kiểu Nhà Ga Deauville vùng Normandie Pháp, được xây dựng xong năm 1938). Nhờ hai trục gia thông chính này, vật liệu nặng được chuyển lên khá dễ dàng nhờ đó thành phố Đà Lạt phát triển với một vận tốc cao. Lộ giới nội thành được phân chia thành nhiều loại : đại lộ từ Nhà Ga đến Cam Ly và Trần Hưng Đạo bề ngang rộng 20m, đường trong các khu dân cư và thương mại của người Pháp rộng 18m ; đường Vòng Lâm Viên và các khu dân cư và thương mại người Việt rộng 13m và đường đến các thôn ấp xa rộng 8m. Tất cả đều được tráng nhựa, trừ các đường đi vào các khu canh tác nông nghiệp được cán đá. Lề đường trong nội thành và các đại lộ cũng được nới rộng thêm 5m mỗi bên, nền tráng xi măng hoặc đá cuội và được trồng các loại cây merisier (mai hồng, anh đào), cerisier đắng (trái chát chát xám nâu) và thông ba lá, hệ thống đèn đường được cung cấp bởi nhà máy nhiệt điện cạnh lò sát sinh.

Nghị định ngày 30/07/1926 đổi khu tự trị Lang Bian thành thị xã Đà Lạt, cai trị bởi một đốc lý người Pháp với sự phụ tá của một thư ký và một hội đồng thị xã gồm 4 người (2 Pháp, 2 Việt). Đến năm 1930 hội đồng thị xã tăng lên 9 người (6 Pháp, 2 Việt và 1 Hoa). Triều đình Huế cử một quản đạo lên cai trị trực tiếp di dân Việt (lúc đầu là ông Phạm Khắc Hòe, sau là các ông Trần Văn Lý, Âng An...) và Pháp cử một tri huyện Thượng (lúc đầu là ông Bahnaria Ya Gut, người Churu, kế là ông K'Brai, người Koho Sré, sau là ông Touneh Han Dang, người Churu ; tất cả những lãnh tụ người Thượng này đều đã từng nắm các chức vụ lý trưởng, trù dịch, tri huyện Tân Khai do triều đình Huế ban phong) quản trị dân Thượng trên cao nguyên Lang Bian, từ Di Linh, Đơn Dương tới Dankia. Touneh Han Dang được tặng huân chương Kim Tiền hạng 3 khi tuyến đường sắt Krongpha-Ngoạn Mục được khánh thành ngày 14/2/1927, Kim Long Bảo Quốc năm 1929 và Kim Khánh hạng 3 năm 1933.

Ngày 4/5/1932, một cơn lũ lớn đã cuốn trôi cả hai đập trên Hồ Lớn và đập thủy điện nhỏ của nông trại Cam Ly. Một đập nước bằng đất được dựng lên phía dưới đập lớn (nay là cầu Bá Hộ Chúc) tạo thành hai hồ (một lớn, một nhỏ) để có thêm nguồn nước. Hồ Lớn được tu bổ lại và đến năm 1935 thì hoàn chỉnh sau khi xây xong một đập xi-măng lớn do kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế, mang tên Cầu Ông Đạo (Ông Đạo là biệt hiệu của ông Phạm Khắc Hòe, quản đạo đầu tiên do triều đình Huế cử lên Đà Lạt năm 1926, dinh của ông được xây cạnh bên đập nên dân chúng gọi là Cầu Ông Đạo), nhà thủy tạ La Grenouillère, sòng bạc Casino (sau đổi thành Câu Lạc Bộ Thể Thao) và sân tennis được xây dựng thêm. Một con đường tráng nhựa dài 5 cây số, rộng 13 m được thành lập quanh hồ với những cây đại tùng mang từ Savoie về trồng gần Cầu Ông Đạo.

Chiến tranh lần thứ hai tại Châu Âu làm cho người Pháp không thể về chính quốc, đa số đã lên Đà Lạt nghỉ hè. Toàn quyền Decoux, ngay khi vừa nhậm chức năm 1940, muốn biến Đà Lạt thành trung tâm hành chánh Đông Dương. Ông dời văn phòng làm việc từ Sài Gòn lên Đà Lạt và đặt tại Dinh Mùa Hè (Palais d'Eté hay Dinh Decoux, xây từ 1933 đến 1937 mới xong), một năm làm việc 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. Ông giao cho kiến trúc sư Lagisquet thiết lập đồ án chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt. Trong thời gian chờ quy hoạch mới, mọi việc sang nhượng, phân lô đất đai trong thành phố đều bị đình chỉ.

Ngày 27/4/1943 đồ án Lagisquet được chấp thuận, Đà Lạt phát triển với một vận tốc lớn : nhiều cơ quan y tế, quân sự, tôn giáo và biệt thự nghỉ mát được hoàn thành. Viện Pasteur Đà Lạt do bác sĩ Yersin thành lập khánh thành năm 1936. Trường Thiếu Sinh Quân (Ecole d'enfants de troupes de Dalat) được cất tại khu vực cạnh Đồi Cù (Viện Đại Học Đà Lạt ngày nay) năm 1939. Một bệnh viện lớn được thành lập trên ngọn đồi phía Tây-Nam thành phố và ty công chánh trên đường Lý Thái Tổ được khánh thành năm 1942.

Hội thánh Tin Lành, được thành lập tai Đà Lạt năm 1929, xây một nhà thờ Tin Lành lớn nhất (trên đường Hàm Nghi) dưới dinh đốc lý (sau được dùng làm Lữ Quán Thanh Niên). Nhiều tu viện công giáo nam nữ được thành lập ngoài vòng đai thành phố : dòng Chúa Cứu Thế (Redemptoristes), các dòng sư huynh Lasan, nữ tu Franciscaines, Domaine de Marie, Mến Thánh Giá. Nhà thờ công giáo thứ hai xây năm 1922, sau đó bị đập bỏ. Nhà thờ thứ ba (Nhà thờ Con Gà, Saint Nicolas) được xây năm 1931 và hoàn tất năm 1942 (nay là nhà cầu nguyện của các tu sĩ, cạnh trường Trí Đức cũ).

Đập thủy điện tại Suối Vàng (hồ Ankroet) với công suất 3.000 kW được xây xong năm 1945 để tăng thêm nguồn điện cho thành phố. Sở Địa Dư Đông Dương từ Gia Định được dời lên Đà Lạt năm 1944, cạnh Grand Lycée. Đèo Prenn được mở theo tuyến lộ mới năm 1944 nối liền Sài Gòn - Đà Lạt, đầu tuyến đường cũ (ở Xóm Bà Thái) đến thác Prenn bị bỏ. Hơn 500 biệt thự mới được xây cất xong trong vòng 5 năm bằng tổng số biệt thự xây trong 30 năm trước đó, đặc biệt là tại khu Saint Benoit (Chi Lăng), Cité Decoux, Cité Bellevue. Năm 1942 Đà Lạt có 728 biệt thự, năm 1945 1.000 biệt thự. Đà Lạt trở thành một thành phố đẹp nhất Đông Nam Á thời đó.

Để tự túc về lương thực, Decoux cho người Việt từ đồng bằng lên lập nghiệp nhưng chỉ được canh tác hoa màu và làm nghề phục dịch, nhờ đó dân số người Việt tăng trưởng mạnh (13.500 người năm 1940, 25.500 người năm 1945), nhiều ấp mới được lập thêm ở các vùng ngoại ô Tây-Bắc (Hà Đông, Nghệ Tĩnh) và Đông-Nam (Sào Nam, Trại Mát). Các công trình thể thao, hệ thống các trường trung tiểu học dành cho học sinh Việt (Phan Chu Trinh, Phan Sào Nam, Trần Hưng Đạo và Bùi Thị Xuân) hoàn tất năm 1942. Nghĩa trang công giáo dành cho người Việt được thành lập tại ấp Du Sinh trong những năm 1940. Các chùa Phật giáo xuất hiện hơi muộn và do chính người Việt xây cất lấy. Chùa Linh Sơn do các ông Võ Đình Dung (nhà thầu khoán giàu có nhất Đà Lạt) và Nguyễn Văn Tiến cùng với bà con bá tánh quyên góp xây cất từ 1936-1940. Nghĩa trang Phật giáo được thành lập năm 1938 trên đồi gần cây số 4, còn gọi là Số Bốn, trên đường đi Suối Vàng. Chùa Linh Phong (Trại Hầm) được thành lập năm 1944 bằng vật liệu nhẹ (mái tôn vách ván), sau được xây bằng xi-măng năm 1948.

Cho tới đầu năm 1945, Đà Lạt đạt tới mức cực thịnh của một thành phố lớn dưới thời Pháp thuộc. Không những là một trung tâm nghỉ mát mang dáng dấp Tây phương, Đà Lạt còn là một trung tâm chính trị (thủ đô mùa hè) và văn hóa lớn (các nhân vật chính trị của ba nước Việt Nam Campuchia và Lào đa số đều xuất thân từ trường Yersin) của Đông Dương.

Nhưng vinh quang này đến ngày 9/3/1945 thì hết, Nhật đảo chánh lật đổ chính quyền thuộc địa và làm chủ toàn cõi Đông Dương. Tất cả kiều dân Pháp (dân sự và quân sự) đều bị bắt đem về giam tại các đồn điền cao su ở Trảng Bàng, tài sản của họ đều bị tịch thu. Quân đội Nhật không màng tới những gì Pháp đã làm trên cao nguyên, họ tận dụng vật dụng và hạ tầng cơ sở (đường sá, phi đạo, đường sắt) của Pháp để tiếp ứng các chiến trường Miến Điện và Thái Lan. Người Việt bị mất lợi tức, phần lớn đã bỏ về đồng bằng, dân số Đà Lạt giảm xuống còn 5.200 người. Ngày 20/8/1945, Nhật đầu hàng Mỹ, phong trào Việt Minh hô hào dân chúng đứng lên tiếp quản thành phố Đà Lạt lúc đó bị bỏ trống. Ông Trần Xuân Biền, một nông dân gốc Thừa Thiên, được Việt Minh đưa lên làm chủ tịch Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời gồm 7 người ngày 23/08/1945, sau đó nhường cho Phan Đức Huy, một cán bộ Việt Minh từ Phan Rang lên thay.

Nhưng không may...

Năm 1946 Pháp tái chiếm lại Đà Lạt, người Pháp trở lại đông đảo, nhưng thiếu nguồn cung cấp rau quả tươi, đã khuyến khích người Việt lên Đà Lạt lập nghiệp. Dân số Đà Lạt tăng lên 18.513 người năm 1948, trong đó 15.000 người Việt, 1.897 người Pháp, 827 người Thượng Koho và 807 người Hoa.

Trường sĩ quan Catroux (năm 1950 đổi tên thành trường Võ Bị Liên Quân Việt Nam) nhằm đào tạo sĩ quan Việt Nam thay thế quân đội Pháp và trường dành cho người Thượng được thành lập tại Chi Lăng (Saint Benoit). Hai trường công giáo cũng được xây dựng thêm : trường nam Lasan Adran và trường nữ Couvent des Oiseaux sau 1945. Tuyến đường hàng không Hà Nội - Đà Lạt khai trương năm 1948. Để cung cấp thêm điện năng cho thành phố, Pháp cho xây thêm một đập thủy điện tại Suối Bạc, trên hồ Dankia.

Chiến cuộc Đông Dương đến hồi quyết liệt, Pháp và Việt Minh tổ chức một hội nghị sơ bộ từ 17/4 đến 12/05/1946 tại Đà Lạt chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Fontainebleau (tháng 9/1946). Sự kiện này không vừa ý cao ủy d'Argenlieu nên ông tổ chức một loạt lễ tuyên thệ trung thành của người Thượng đối với Pháp : tại Buôn Ma Thuột ngày 14/05/1946, tại Đà Lạt và Kontum ngày 30/06/1946 và 12/8/1946.

Ngày 27/05/1946 d'Argenlieu ban hành sắc luật thành lập "Xứ Thượng Nam Đông Dương" (PMSI, Pays Montagnard du Sud Indochinois) thuộc Liên Bang Đông Dương, lấy thành phố Đà Lạt làm thủ đô. Xứ này bao gồm tất cả những vùng đất có người Thượng cư trú nằm giữa ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam, cảng Cam Ranh được dùng làm nơi xuất nhập hàng hóa lên cao nguyên bằng đường biển. Ý đồ này bị bãi bỏ vì không được mẫu quốc chấp nhận.

Qua trao đổi thư, ngày 8/3/1949 tổng thống Pháp Vincent Auriol Pháp khuyến khích Bảo Đại thành lập một lãnh thổ dành cho những sắc dân không phải người Việt. Ngày 15/04/1950, Bảo Đại ban hành dụ số 6 thành lập Hoàng Triều Cương Thổ (Domaine de la Couronne), bao gồm Xứ Thượng Miền Nam và Xứ Thượng Miền Bắc (nơi cư ngụ của các sắc dân Thái, Mèo, Nùng, Mường), thủ phủ đặt tại Đà Lạt và văn phòng làm việc đặt tại Dinh 3, nhưng người Pháp vẫn cai trị và điều hành trực tiếp. Dinh 3, hay Dinh Bảo Đại, là nơi cư ngụ của Nam Phương hoàng hậu, hoàng tử Bảo Long và Phương Mai công chúa trong suốt thời gian từ 1949 đến 1954. Tháng 12/1949 ông Trần Đình Quế làm tỉnh trưởng Đà Lạt, sau nhường lại cho ông Cao Minh Hiệu. Dân số Đà Lạt năm 1954 là 52.000 người.

Sau hiệp định Genève 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm yêu cầu Bảo Đại giải tán Hoàng Triều Cương Thổ (11/03/1955) và thành lập một chính quyền dân sự trực thuộc Sài Gòn. Người Pháp bỏ về nước rất đông, dân số Đà Lạt giảm xuống còn 23.744 người năm 1956. Nhiều đợt di dân từ miền Bắc (Thái Bình, Phát Diệm) và miền Trung (Huế và Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) lên Đà Lạt lập nghiệp. Những gia đình di cư miền Bắc về các xã quận Tùng Lâm, Tùng Nghĩa, Lạc Thiện canh tác nông nghiệp, những gia đình nghèo miền Trung về các ấp gần Đà Lạt (Cô Giang, Cô Bắc, Hồng Lạc, Thái Phiên, Số 4, Đa Thiện, Trại Mát, Sào Nam) canh tác hoa màu. Những gia đình giàu có miền Trung mở tiệm buôn tại trung tâm thành phố, một số đầu tư vào nghành tiểu thủ công và dịch vụ. Nhiều gia đình giàu có tại Sài Gòn cũng lên mua đất xây nhà nghĩ mát. Dân số Đà Lạt tăng lên 60.960 người năm 1957.

Ngày 19/05/1958, chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh 261-VN thành lập tỉnh Tuyên Đức, thủ phủ đặt tại Đà Lạt, và cắt một phần đất ở phía Nam Lang Bian thành lập tỉnh Lâm Đồng, thủ phủ đặt tại Bảo Lộc.

Các danh lam thắng cảnh tại Đà Lạt được canh tân và bảo trì để đón tiếp thêm du khách. Một vườn bách thú được thành lập tại thác Prenn. Chợ Mới Đà Lạt được xây lại năm 1958, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ mẫu gồm ba tầng ăn thông lên phố trung tâm Hòa Bình. Trường thiếu sinh quân Pháp được tân trang và mở rộng thêm năm 1958 để trở thành Viện Đại Học Đà Lạt, do Giáo Hội Công Giáo quản lý. Trung tâm nghiên cứu Nguyên Tử Lực cuộc được xây từ 1958 đến 1962. Đập thủy điện Đa Nhim được Nhật xây dựng từ năm 1959 trong thỏa ước bồi thường chiến tranh. Những trường trung tiểu học công lập được xây thêm để dạy Việt ngữ cho học sinh. Nhiều trường tư thục cũng được thành lập để mở rộng kiến thức cho khối lượng học sinh ngày càng tăng : Trí Đức, Việt Anh, Đoàn Thị Điểm, Bồ Đề, Hiếu Học (sau đổi tên là Văn Học). Năm 1959 Trường Võ Bị Liên Quân đổi thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Chi Lăng, sau dời về Thái Phiên. Trong những năm 1960, Trường Cao Đẳng Quân Sự đổi thành Trường Chỉ Huy Tham Mưu tại Chi Lăng. Trường Chiến Tranh Chính Trị và Giáo Hoàng Học Viện Pio X, trường trung học sắc tộc Camly Thượng, Thư viện quốc gia, thư viện Hội Việt Mỹ cũng được xây cất trong những năm này. Nhiều dòng tu, nhà thờ được xây dựng. Đà Lạt có 38 dòng tu Công giáo và Phật giáo, gồm : 20 dòng nữ và 18 dòng nam.

Năm 1960 giáo xứ Đà Lạt được nâng lên hàng giáo phận dưới sự điều hành của một vị giám mục, nhà thờ Saint Nicolas được đổi thành Nhà Thờ Chánh Tòa năm 1960. Cũng trong những năm 1960, nhiều nhà thờ thuộc các hệ phái Tin Lành được thành lập, nhất là trong các bản Thượng : nhà thờ Cam Ly được xây năm 1960, hoàn thành năm 1968. Chùa Tàu được cộng đồng người Hoa tại Đà Lạt xây năm 1965 gần Trại Hầm và nổi tiếng với những bữa cơm chay miễn phí. Gần Trại Mát có một nhà thờ Cao Đài xây năm 1960. Chùa Linh Phong cũ bị đập bỏ vì quá cũ, được tân trang kiên cố và đẹp hơn năm 1962.

Sau 1963, các tỉnh trưởng tiếp tục bảo trì, sửa sang thành phố. Đường sá được tân trang, tráng nhựa. Quân đội Mỹ đã trùng tu lại đại lộ Lý Thái Tổ (con đường mà các viên chức Pháp ngày xưa đã xây cất những dinh thự nguy nga, đồ sồ nhất thành phố). Nhà cửa của dân chúng mọc lên rất nhiều, nhất là của phong trào thương phế binh năm 1968. Anh em thương phế binh đã chiếm đất cắm dùi ngay giữa trung tâm thành phố (gần rạp Ngọc Lan) để xây nhà ổ chuột. Sĩ quan, quân nhân, công chức và dân chúng cũng dựa theo đó chiếm đất, xây nhà, khai thác hoa màu làm giảm mỹ quan của thành phố. Lúc đó là thời chiến !

Năm 1972, dự án Phát Triển Đà Nẵng và Phụ Cận giúp tỉnh Tuyên Đức chỉnh trang lại thành phố Đà Lạt, nhờ đó Đà Lạt đã tìm lại vẽ đẹp của ngày xưa. Một phần hồ Xuân Hương được nạo vét, bờ hồ được đắp cỏ, vườn Bích Câu được trùng tu, mặt đường được tráng nhựa dầy hơn, các lề đường được đắp xi-măng và cây cối được trồng thêm hai bên lề đường. Các công viên khác cũng được cấu trúc lại thẩm mỹ hơn và các phòng trà ca nhạc cũng tăng thêm hơn. Khung cảnh Đà Lạt được phương Tây hóa trở lại và tưng bừng hơn. Dân số tăng đều từ 73.290 người năm 1965 lên 89.656 người năm 1970. Sinh viên từ khắp nơi ghi danh vào Viện Đại học Đà Lạt ngày càng đông hơn với hai phân khoa mới được thành lập : Chính Trị Kinh Doanh và Khoa Học (1964), trước đó đã có hai trường Văn Khoa (1958) và Sư Phạm (1960).

Tình yêu như bóng mây - Sáng tác : Song Ngọc - Trình bày : Khánh Hà - Courtesy of Song Ngọc & Khánh Hà

Nhưng Đà Lạt cũng bị mất an ninh khi chiến tranh gia tăng cường độ. Nhiều người đã hy sinh trong việc bảo vệ thành phố. Trong những năm 1965-1967, phe cộng sản đã đặt bom trong các rạp hát, tổ chức ám sát các viên chức địa phương, giựt mìn và bắt cóc hành khách trên các chuyến xe đò liên tỉnh, làm thiệt mạng rất nhiều thường dân. Tết Mậu Thân 1968, quân đội cộng sản vào chiếm thành phố nhưng bị đẩy lui, để lại nhiều xác chết trên các đường phố và công sở. Trong những năm 1970, Đà Lạt có phần yên bình nhờ Tiểu đoàn trinh sát 203 và Đại đội 302 địa phương quân tảo thanh ráo riết các mật khu cộng sản trong vùng rừng núi.

Đà Lạt sống những ngày đen tối...

Xuôi theo cuộc chiến, mặc dù không thấy xuất hiện bóng dáng của một cán binh cộng sản nào, ngày 20/04/1975 lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ thành phố Đà Lạt đi dọc quốc lộ 11 rút về đồng bằng (Phan Rang), dân số Đà Lạt giảm hẳn, còn 85.833 người.

Khi vào tiếp thu Đà Lạt những ngày sau đó, những cán bộ cộng sản đã phải ngạc nhiên về sự an ninh của thành phố. Nạn hôi của nhà vắng chủ tuy có nhưng mức độ không quan trọng, phần lớn nhà cửa vẫn còn nguyên vẹn. Người Đà Lạt trở về sau cuộc di tản sống những ngày đen tối, chế độ cộng sản bao trùm lên mọi sinh hoạt. Những người hàng xóm "bần cố nông" trước kia nổi lên tố giác những chủ nhân cũ ; nhà cửa các gia đình có cơ sở kinh doanh tại trung tâm thành phố đều bị tịch thu ; vườn hoa, thảm cỏ biến thành nương khoai, liếp bắp.

Chính quyền cộng sản đưa người từ miền Bắc ồ ạt vào thành phố. Dân số Đà Lạt kể từ sau 1975 tăng lên đáng kể, năm 1979 có 91.937 người, năm 1989 tăng lên 116.052 người và năm 1999 trên 150.000 người. Tất cả những công sở, biệt thự đều bị tịch thu, những cán bộ cao cấp thi nhau vào chiếm những biệt thự làm của riêng.

Trình độ của những chủ nhân mới này cần bị lên án, họ đập phá những công trình kiến trúc một cách vô trách nhiệm. Thiếu củi nấu ăn họ lấy bàn ghế, cửa, tủ của các công sở ra đốt. Tài liệu, sách vở trong các thư viện, kiến thức chung của người Việt bị vứt bừa bãi ra ngoài đường phố. Cơ quan, trường học, biệt thự trở thành nơi phóng uế, súc vật được nuôi ngay trong lớp học và các phòng ốc, hệ thống cống rảnh ứ nghẹt, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Nạn trộm cắp của công được hợp thức hóa, số lượng hàng hóa và đồ đạc lấy từ các cơ quan, nhà vắng chủ chở đi không sao kể hết. Nạn xây cất nhà cửa không qui hoạch làm mất sư duyên dáng của thành phố. Vùng đồi núi trước kia được gìn giữ để tôn vinh thiên nhiên và cảnh quang thành phố bị các cán bộ đương quyền chiếm dụng xây nhà dựng cửa và trồng rau.

dalat3

Hồ Than Thở trước 1975 là một địa danh thơ mộng nằm giữa rừng thông xanh bát ngát

hothantho

Hai Hồ Than Thở và Mê Linh ngày nay trở thành hai ao nước giữa rừng nhà lồng trồng rau và hoa màu 

Lỗi của những cấp lãnh đạo cộng sản không nhỏ, họ không những không tôn trọng giá trị văn hóa của Đà Lạt mà còn đập phá, bôi bẩn nét thanh tao của một thành phố du lịch tầm cỡ quốc tế để trở thành một thành phố nghèo nàn và lạc hậu. Hệ thống hạ tầng cơ sở không được tu sửa, mục nát theo thời gian ; nhiều cơ sở phải đập phá hẳn nếu muốn tân trang làm lại. Các trường Yersin, Viện Đại Học, trường Võ Bị, các cơ sở công quyền, dòng tu, nhà vắng chủ không được chăm sóc hư hỏng nặng. Cây rừng bị đốn để xuất khẩu và làm than củi. Hệ thống thoát nước không còn, sình đất mùa mưa làm tắc nghẽn các sông hồ, suối thác thiên nhiên đục ngầu màu nước đỏ. Đường sá mất hết nhựa đường, ổ gà lổm chổm, bụi bặm mùa khô sình lầy mùa mưa. Một phong trào bảo tồn cảnh quang và văn hóa của Đà Lạt, do một số người trước kia theo cộng sản, khởi xướng bị dập tắt trong bạo lực. Các ông Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu bị quản chế tại gia, nhóm bạn bè còn lại bất lực nhìn sự xuống cấp của thành phố.

Ý thức sự phá hoại của mình, đầu thập niên 1990 chính quyền cộng sản mời Hoa kiều Đông Nam Á lên đầu tư khai thác dịch vụ du lịch. Những công trình xây cất mới thay vì mở rộng thành phố cho mọi người chỉ đào sâu thêm hố ngăn cách chính quyền - người dân. Cán bộ lãnh đạo cộng sản bán đứng cho tư bản ngoại quốc Đồi Cù, thắng cảnh đẹp nhất của Đà Lạt, để lập sân golf, xây khách sạn, mở nhà hàng và lập sòng bạc cho thành phần giàu có mới ăn chơi. Nhiều tượng đài chiến tranh được dựng ngay giữa trung tâm thành phố và chốn trang nghiêm nhắc nhở mọi người bạo lực là lẽ sống của chế độ.

* * *

Sau 24 năm dưới sự quản lý của chính quyền cộng sản, Đà Lạt tàn tạ và hư hao. Công lao xây dựng và phát triển của những người yêu mến ngày xưa nhường chỗ cho sự tầm thường và trơ trẽn. Tình trạng này cần sớm chấm dứt, Đà Lạt phải được giao lại cho những con người sáng suốt để thành phố này mãi là trung tâm du lịch và văn hóa.

Nguyễn Văn Huy

(Phụ Nữ Diễn Đàn, tháng 11/1999 )

Published in Tư liệu
vendredi, 22 février 2019 20:54

Po Dharma không còn nữa

Ban biên tập Thông Luận vô cùng thương tiếc thông báo cùng quý độc giả Thông Luận tin buồn :

Nhà văn hóa sử học Po Dharma vừa từ trần ngày 21/02/2019 tại thành phố Toulouse, miền Nam nước Pháp, sau một cơn bạo bệnh, hưởng thọ 74 tuổi.

Lễ hỏa thiêu sẽ được cử hành tại Toulouse ngày 26/02/2019.

Ban biên tập Thông Luận chân thành chia buồn cùng gia đình Po Dharma, một thân hữu của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tại Pháp.

podharma1

Di ảnh Phó Giáo sư Tiến sĩ Po Dharma

Po Dharma tên thật là Quảng Văn Đủ, sinh năm 1945 (trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp ghi năm sinh của ông là 1948) tại thôn Chất Thường (palei Baoh Dana), xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là một nhà nghiên cứu văn hóa sử người Chăm.

Sau khi gia nhập tổ chức Fulro tại Campuchia năm 1968, ông Quảng Đại Đủ đổi tên thành Po Dharma. Po theo tiếng Phạn cũ là tên gọi tôn kính một cấp lãnh đạo hay một chức sắc, Dharma ở đây không mang nghĩa Phật giáo mà chỉ là ký hiệu tiếng chăm của tên Đại Đủ. Từ đó Po Dharma trở thành tên gọi chính thức của Quảng Đại Đủ trong mọi giao dịch và tác phẩm nghiên cứu. Tại Pháp, tên chính thức của ông la Po Dharma Quang.

Xuất thân từ một gia đình nông dân gồm 7 anh chị em, Po Dharma là người duy nhất trong gia đình tốt nghiệp đại học. Tháng 9/1972 ông được đưa sang Pháp du học và theo đuổi nghiệp nghiên cứu sử và văn hóa người Chăm vùng Phan Rang cho đến khi từ trần.

Sinh trưởng trong lãnh thổ của vương triều Panduranga-Champa cũ (Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay), Po Dharma đã dành trọn thời gian của đời mình để nghiên cứu và phục hồi bản chất chăm trong lãnh vực lịch sử và văn hóa. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu trong lãnh vực này.

Trong thời gian còn là học sinh, từ 1966 đến 1968, Po Dharma là thành viên tích cực trong phong trào bảo vệ văn hóa chămpa trong môi trường Việt Nam ở Phan Rang. Trốn sang Campuchia tháng 9/1968, Po Dharma tham gia phong trào Fulro và là thành viên tích cực của lực lượng này tại xứ Chùa Tháp. Tốt nghiệp trường liên quân Cao Miên (Ecole Militaire Interarmes du Cambodge) năm 1969 và sau nhiều thương tích trong chiến đấu võ trang, tháng 9/1972 Po Dharma được chính quyền Lon Nol cho sang Pháp du học. Năm 1978 ông tốt nghiệp cử nhân tại Phân khoa Lịch sử và văn tự học (Sciences historiques et philologiques) thuộc Đại học Sorbonne, năm 1980 đậu cao học tại Trường Cao đẳng thực hành (Ecole pratique des hautes études-EPHE) và năm 1986 tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Paris-III (Sorbonne).

Năm 1972, Po Dharma gia nhập Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (Ecole française de l'Extreme-Orient-EFEO) với tư cách là cộng tác viên kỹ thuật chuyên về lịch sử và nền văn minh Chămpa và năm 1982 trở thành thành viên khoa học biên chế của trường. Năm 1987, ông được gửi sang Mã Lai để mở và tổ chức điều hành chi nhánh của trường EFEO tại Kuala Lumpur. Trở về lại Paris năm 1993, Po Dharma là giảng viên tại Trường Cao đẳng khoa học xã hội (Ecole des hautes études en sciences sociales-EHESS).

Năm 1999, Po Dharma được cử làm giám đốc chi nhánh của trường EFEO tại Kuala Lumpur. Năm 2003, ông lên chức Phó Giáo sư của trường EFEO và giảng dạy tại nhiều trường đại học Pháp (EFEO, EHESS, INALCO) và nước ngoài như đại học Malaya, đại học Kebangsaan (Mã Lai), đại học Tokyo (Nhật Bản), đại học Bắc Kinh, Quảng Châu, Quảng Tây (Trung Quốc). Ông cũng thường có mặt trên các diễn đàn khoa học quốc tế ở Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ để trình bày những đề tài liên quan đến Chămpa.

Về hưu năm 2016, Po Dharma đã cùng gia đình dọn nhà từ Sarcelles, một thành phố ngoại ô phía bắc Paris, về Toulouse, một thành phố nắng ấm miền Nam nước Pháp dưới chân núi Pyrénées.

Bên cạnh chuyên đề nghiên cứu và giảng dạy, Po Dharma còn nằm trong phái bộ trực thuộc Bộ Ngoại giao Pháp ở Kuala Lumpur để điều hành chương trình hợp tác song phương Pháp-Mã Lai về vấn đề xã hội và nhân văn, đào tạo sinh viên cấp thạc sĩ và tiến sĩ chuyên về lịch sử và văn hóa Chămpa và tổ chức hơn 15 hội thảo quốc tế về mối liên hệ giữa Chămpa và thế giới Mã Lai, đặc biệt là các nguồn phương ngữ Đông Dương (Indochina), Mã Lai và Nam Á (Austronesian).

Trong hơn 40 năm làm việc trong ngành nghiên cứu khoa học và xã hội Chămpa, Po Dharma đã xuất bản 14 tác phẩm khoa học về lịch sử và văn hóa Chămpa ; tập trung hơn 2.565 trang viết bằng tiếng Pháp và song ngữ Pháp-Mã Lai. Ông cũng từng làm chủ biên của 7 công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa Chămpa và thế giới Mã Lai, tổng cộng hơn 1.283 trang, 45 bài khảo luận đăng rải rác trên mặt báo chí khoa học trên thế giới tập trung gần 700 trang.

Các tác phẩm của Po Dharma, dựa trên tài liệu lưu trữ và bản thảo viết bằng chữ viết tay, tập trung vào lịch sử và nền văn minh Chămpa từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX. Ông đã cùng với Giáo sư Pierre-Bernard Lafont thực hiện một bản danh mục gồm các bản thảo thư viện Pháp và thư mục về Chămpa và Chăm, một bài phê bình về các tác phẩm của những người tiên phong nghiên cứu về chữ chăm. Ngoài ra Po Dharma còn cho xuất bản một tài liệu văn hóa bằng tiếng chăm cổ. Nhưng công trình đóng góp phục hồi và lưu trữ lịch sử và văn hóa chăm đáng kể nhất của Po Dharma là đã vi tính hóa các bản thảo và tài liệu lưu trữ bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công của thời gian (Bộ sưu tập nghiên cứu các bản thảo chăm, bản sao lại các bản thảo chăm).

Đối với những nhà sử học và dân tộc học, công trình nghiên cứu khoa học về lịch sử lãnh địa Panduranga-Champa cổ (Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay) của Po Dharma rất là quí giá vì tính khoa học và khách quan của nó. Po Dharma đã đối chiếu của nguồn sử liệu của hoàng gia Chămpa với biên niên sử Việt Nam, biên niên sử Khmer, biên niên sử Malay cũng như những câu chuyện về du khách Châu Âu.

Đài SBTN phỏng vấn Tiến sĩ Po Dharma

Bên cạnh những công trình khoa học viết bằng tiếng Pháp và Mã Lai, Po Dharma còn là tổng biên tập của Tập San Chămpaka viết bằng tiếng Việt dành cho độc giả Chăm và Việt Nam muốn tìm hiểu lịch sử và nền văn minh Chămpa. Hình thành vào năm 1999 do IOC-Chămpa ấn hành, Tập San Chămpaka ra mắt cho đến hôm nay là 14 số, tập trung những bài viết có giá trị khoa học của những nhà nghiên cứu trên thế giới và một số trí thức Chăm ở hải ngoại, tổng cộng hơn 2.000 trang.

Song song với trách nhiệm điều hành Tập san Chămpaka, Po Dharma còn là sáng lập viên của trang web champaka.info, ra mắt vào ngày 1/4/2012, cơ quan ngôn luận duy nhất của dân tộc Chăm trên thế giới nhằm bảo vệ danh dự, quyền lợi và di sản văn hóa của dân tộc này. Website champaka.info còn là trung tâm tư liệu chứa đựng hàng ngàn trang của bài viết về lịch sử và nền văn minh Chămpa.

Công trình lớn nhất mà Po Dharma đã thực hiện tái bản Archives royales du Champa viết từ năm 1702 cho đến triều đại Tự Đức (1847-1883) tập trung 4.402 trang viết bằng ký tự Akhar Thrah Chăm được chứng thực bởi 408 ấn triện mà nhà Nguyễn ban cho vương quốc Chămpa. Mục tiêu của chương trình này nhằm trình bày mỗi trang tư liệu hoàng gia có hình nguyên gốc, kèm theo bản chuyển ngữ Latin và phần tóm tắt về nội dung.

Sự ra đi của Po Dharma là một mất mát lớn cho dân tộc Việt Nam, ông là một trí thức, một nhà nghiên cứu làm việc có phương pháp, những công trình nghiên cứu của ông mang tính khách quan và khoa học xứng đáng là những tài liệu tham khảo có giá trị.

Đối với cộng đồng người Chăm, sự ra đi của Po Dharma còn hơn một sự mất mát, đó là sự hụt hẫng về lãnh đạo tinh thần và văn hóa. Cũng may là Po Dharma đã để lại cho các thế hệ trẻ chăm một gia tài văn hóa khổng lồ cần phải giữ gìn và vinh danh trong lòng dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Văn Huy

Published in Quan điểm
lundi, 31 décembre 2018 17:14

Bước vào một năm đầy ẩn số

Thư đầu năm

 

Thế giới từ giã một năm 2018 đầy thử thách để bước vào một năm 2019 đầy ẩn số. 2018 đã là một năm rất khó khăn cho dân chủ. Trong khi chế độ cộng sản Trung Quốc của Tập Cận Bình lộng hành và tiếp sức cho chế độ độc tài Nga của Putin hung hăng hơn thì nước Mỹ của Donald Trump trên thực tế đã đào ngũ khỏi liên minh các nước dân chủ sau những tuyên bố ngang ngược đầy giọng đả phá.

20191

Trong suốt hai năm, ở chức vụ tổng thống Mỹ, Donald Trump chưa bao giờ bày tỏ, dù chỉ là một lần, một quan tâm nào đối với các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền, ngay cả tình người. Hơn thế nữa, ông hầu như không bỏ lỡ một cơ hội nào để khiêu khích các nước đồng minh và bày tỏ cảm tình với các tay độc tài sát nhân như Vladimir Putin, Kim Jong-un và Tập Cận Bình. Và dĩ nhiên Trump cũng không hề phiền lòng trước những bản án chính trị cực kỳ thô bạo tại Việt Nam. Khối NATO, lực lượng quân sự của liên minh dân chủ phương Tây, chỉ còn trên giấy tờ chừng nào Trump vẫn còn cầm quyền.

Lời nói là hành động chính trị quan trọng nhất, và bằng lời nói Trump đã gây rất nhiều đổ vỡ cho dân chủ trên thế giới. Trump cũng phá hoại dân chủ bằng hành động cụ thể. Mỹ rút khỏi Cao ủy Nhân quyền và Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên Hiệp Quốc làm yếu đi định chế quốc tế lớn nhất đặt nền tảng trên nhân quyền với chức năng ngăn chặn các xung đột và các vi phạm luật pháp quốc tế. Liên Hiệp Quốc chưa làm tròn được sứ mạng của nó nhưng cũng đã đạt được những kết quả khả quan theo chiều hướng thăng tiến dân chủ, như buộc các quốc gia phải báo cáo định kỳ về nhân quyền trong những năm gần đây. Liên Hiệp Quốc cần được tăng cường nhưng đang yếu đi vì Trump.

Quyết định mới nhất của Trump là bội ước, rút quân khỏi Syria để mặc cho Nga, Iran và chính quyền diệt chủng al-Assad tiêu diệt các lực lượng dân chủ mà chính Mỹ đã khuyến khích thành lập và sau đó hỗ trợ. Chủ nghĩa cô lập vốn đã là một cám dỗ truyền thống của Mỹ nhưng lần này Donald Trump đẩy mạnh hơn, Mỹ không chỉ tự cô lập với thế giới mà với cả các nước thuộc Châu Mỹ, kể cả hai nước láng giềng Canada và Mexico. Donald Trump không chỉ khiến nước Mỹ xa cách với các nước khác mà còn cố tách rời nước Mỹ khỏi các giá trị đạo đức như tôn trọng các cam kết, liên đới với những người nghèo khổ, hoạn nạn. Nước Mỹ cũng chia rẽ như chưa bao giờ thấy và yếu đi.

Nếu nước Mỹ dân chủ của Donald Trump co cụm lại thì Trung Quốc chuyên chính của Tập Cận Bình đang tiếp tục bung ra bành trướng sự hiện diện và ảnh hưởng trên khắp thế giới, đặc biệt là Châu Phi và gần đây cả Châu Mỹ La Tinh, qua chiến lược Vành Đai và Con Đường. Các chế độ độc tài bạo ngược được Trung Quốc tài trợ, khuyến khích và củng cố. Trung Quốc không xét lại mà còn huênh hoang quảng bá mô hình chuyên chính của mình. Thế giới quá phẫn nộ với Donald Trump đến nỗi quên đi cuộc chiếm đóng thô bạo Tây Tạng và hàng triệu người đang bị giam giữ trong các trại tập trung tại Tân Cương. Cũng bị quên đi cuộc chiếm đóng bán đảo Crimea và những vụ ám sát những người đối lập của chế độ tội ác Putin.

Bối cảnh thế giới còn ảm đạm hơn khi người ta ý thức rằng Châu Âu, thành trì vững nhất hiện nay của dân chủ, sẽ rất khó có được những hành động tầm vóc để bảo vệ trật tự dân chủ vào giữa lúc chính mình cũng đang bối rối đương đầu với việc nước Anh ra đi và với sự trỗi dậy khắp nơi của các lực lượng dân túy. Pháp, một trong những cột trụ của Liên Hiệp Châu Âu, đang rã rượi vì phong trào phản đối Áo Vàng và sẽ còn bất lực khá lâu với một tổng thống đã mất gần hết uy tín. Câu hỏi đặt ra và có thể khiến nhiều người bi quan là phải chăng đà tiến của dân chủ trên thế giới đã khựng lại và bị đảo ngược ?

Hơn lúc nào hết những người dân chủ cần bình tĩnh và sáng suốt để ý thức rằng đây chỉ là những trở ngại nhất thời mà làn sóng dân chủ nào cũng đã gặp.

Hãy nhìn lại làn sóng dân chủ thứ ba bắt đầu bằng cuộc cách mạng hoa cẩm chướng năm 1974 tại Portugal mà thành quả lớn nhất là đánh gục chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế. Nó đã được tiếp theo ngay sau đó bằng hàng loạt chiến thắng lớn của cộng sản tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Angola, Ethiopia, Afghanistan, Nicaragua v.v. So với giai đoạn đó thì những khó khăn hiện nay của làn sóng dân chủ thứ tư mà chúng ta đang sống không là bao. Nhưng rồi sau đó Liên Xô và các chế độ cộng sản Đông Âu sụp đổ và chủ nghĩa Marx Lenin bị ném vào sọt rác lịch sử.

Những lý do cụ thể để chúng ta giữ vững lòng tin cũng đã có thể nhìn thấy. Quần chúng Mỹ đã bắt đầu thấy được những tác hại mà Donald Trump gây ra không chỉ cho thế giới mà còn cho chính nước Mỹ. Ảo tưởng và ngộ nhận đang qua đi, nhường chỗ cho thất vọng và phẫn nộ. Trump chắc chắn sẽ thảm bại trong cuộc bầu cử năm 2020 trừ khi bị truất phế trước đó. Có mọi triển vọng ngay trong năm 2019 này cảm tình dành cho ông sẽ xuống thấp tới mức mà dù trơ lì tới đâu Trump cũng không thể ngang ngược như trong hai năm qua. Tại họa Trump đang qua đi.

Sự sụp đổ của chế độ cộng sản Trung Quốc cũng không còn ngờ vực được nữa, như loạt bài gần đây của ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đã phân tích. Tất cả chỉ còn là vấn đề của một vài năm. Tập Cận Bình hiện nay không khác Napoléon đầu thế kỷ 19 : ào ạt xông ra trước khi kiệt sức và gục ngã.

Bước vào năm 2019, dù đang ở trong một thời điểm đầy hỗn loạn, chúng ta có mọi lý do để tin rằng làn sóng dân chủ thứ tư vẫn tiếp tục tràn tới để cuốn đi những chế độ cộng sản còn lại và nó sắp gia tăng vận tốc. Đất nước sẽ có dân chủ trong một ngày không còn xa.

Trong niềm tin đó, tôi lại thêm một dịp được hân hạnh thay mặt Khối Truyền thông Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên gửi tới quý độc giả và thân hữu lời chúc một năm mới tràn đầy niềm vui và ý chí tiếp tay đưa đất nước vào Kỷ Nguyên Dân Chủ.

Nguyễn Văn Huy

Published in Quan điểm

"Chỉ có những người có tiền, nhất là những người có tiền trong Đảng Cộng sản, mới lãnh đạo xã hội. Thành ra tôi thấy Chủ nghĩa cộng sản, mặc dù người ta vẫn nhân danh nó, nhưng nó đã biến thoái và không còn có ý nghĩa gì của thời Karl Marx đưa ra, nghĩa là mọi người đều bình đẳng và được bảo vệ như nhau trước luật pháp của một xã hội dân sự tốt", Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy bình luận.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44223801

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 23/05/2018

Published in Video
Trang 1 đến 4