Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

vendredi, 14 avril 2023 17:03

Tốn kém phát khùng

Chiến tranh là điều tệ hại nhất cho con người và chẳng có chi tiêu nào tốn kém bằng chi tiêu cho chiến tranh. Của cải vật chất do nhân loại tạo ra, nếu được phục vụ cho các mục tiêu y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật thì đương nhiên là có lợi hơn cho con người. Tuy nhiên, con người từ thời khai sinh lập địa đến nay cứ chìm đắm trong chiến tranh và, theo hiểu biết rất hạn hẹp của tôi, bất hạnh thay chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt, nó chỉ thay đổi ở hình thức, quy mô và địa điểm…

quocphong1

Một cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc tháng 2/2016 - Ảnh minh họa

Nếu Chiến tranh thế giới thứ 2 đã gây ra tổn thất nhiều nhất về nhân mạng thì các cuộc chạy đua vũ trang sau Chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn tiếp tục gây ra những tổn thất có thể cũng nhiều nhất về của cải. Chiến tranh lớn nhất sau Chiến tranh thế giới thứ 2 chính là chiến tranh ý thức hệ mà nước ta rất "vinh hạnh" được trực tiếp hứng chịu trọn vẹn vài chục năm và chẳng để làm gì.

Theo nghiên cứu của SIPRI (Stockholm International Peace Research Institute), trong thời gian chiến  tranh lạnh 1974-1991, năm 1987 là năm thế giới tiêu tiền nhiều nhất cho chi phí quân sự, đó là một con số kỷ lục với 1.540 tỷ USD (theo giá năm 2010). Đương nhiên Liên Xô và Mỹ là hai nước chi nhiều nhất. Trong suốt giai đoạn này, hai nước đã tiêu tốn cho những chi tiêu quốc phòng một số tiền khổng lồ gần bằng nhau, nhưng Liên Xô có phần nhỉnh hơn là 7 nghìn tỷ đô, Mỹ 6,4 nghìn tỷ. Những chi tiêu này chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực vũ khí hạt nhân, vũ khí qui ước, kỹ nghệ chống tên lửa và hoạt động tình báo.

Năm 1991, đế chế cộng sản Liên Xô sụp đổ, cả thế giới phương Tây đều vui mừng, đe dọa chiến tranh không còn nữa nên chi phí quân sự do đó đã sút giảm đáng kể. Chi phí quốc phòng của cả thế giới đã giảm xuống gân một nửa, từ 1.500 tỷ USD/năm trong những năm 80 xuống còn khoảng 800 tỷ USD/năm trong những năm 90. Phải nhấn mạnh để biết là do mối đe dọa chiến tranh với khối cộng sản quốc tế không còn, nên Mỹ đã chủ động giảm chi phí quân sự. Ngược lại, khi đế chế Liên Xô tan rã, sinh hoạt kinh tế của các nước trong khối cộng sản xô viết cũng đều rã rượi, lấy tiền đâu ra mà tăng. Cũng nên biết chi phí quốc phòng của Mỹ và Liên Xô luôn chiếm già nửa chi phí của cả thế giới.

Nghịch lý thay, từ nhiều năm qua đà giảm chi tiêu quân sự này đã không tiếp tục mà ngược lại còn tiếp tục tăng bởi những lý do như sau :

- Sau khi đế chế Liên Xô sụp đổ, thế giới lại biết đến sự trỗi dậy khủng khiếp của chủ nghĩa khủng bố của Nhà nước Hồi giáo cực đoan, điển hình là sự kiện 11/09/2001 (cảm tử quân Hồi giáo cực đoan đã cho nổ tung 3 máy bay hàng không dân dụng vào

- Bóng ma của chủ nghĩa cộng sản với Putin vẫn chập chờn, khơi lại ngọn lửa chiến tranh lạnh, chiến tranh ý thức hệ.

Để khôi phục cái xác chết CCCP (Союз Советских Социалистических Республик - Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết) và chuẩn bị chiến tranh với Ukraine, Putin đã gia tăng đáng kể chi phí quân  sự trong những năm gần đây, cụ thể từ 9,23 tỷ USD năm 2000 lên 88,35 tỷ USD năm 2013, để rồi giữ mức trung bình từ 61,71 tỷ đến 65,91 tỷ USD trong những năm 2020, tương đương với 4,26% GDP.

quocphong2

Máy bay không người lái (unmanned aircraft) đời mới của Mỹ

Mỹ cũng phải tăng đáng kể chi phí quân sự để đáp lại những hoạt động quân sự của Nga, để chống khủng bố… với một ngân sách trung bình 770 tỷ/năm, khoảng 3,74% GDP.

Ngoài ra, Trung Quốc, một nước lớn đang thay thế vị trí của Nga cũng phải dành những khoản chi không lồ cho quân sự. Theo các báo chí của Pháp và thế giới, Trung Quốc đã tăng chi tiêu quân sự một cách rất đáng kể : từ 178 tỷ USD năm 2020 lên 230 tỷ USD năm 2022, tương đương với 1,74% GDP.

Một cách tóm tắt, tổng chi tiêu quân sự của cả thế giới trong từ năm 2020 tới nay ở vào khoảng 2.000 tỷ USD/năm.

Cuộc xâm lược trắng trợn của Nga vào Ukraine đã là một đe dọa bất thần nhưng lại vô cùng hiển nhiên cho tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu, và nguy hiểm nhất cho các nước lân cận của Nga. Hiện nay tại Châu Âu, tái trang bị hiện đại cho quốc phòng là một nhu cầu cấp thiết của nhiều nước. Nước nào hiện nay cũng nghĩ đến vấn đề này. Và cứ như vậy, chi phí cho chiến tranh của cả thế giới gia tăng vùn vụt đến chóng mặt, buồn nôn…

Tôi sống ở Pháp nên có số liệu mới nhất của Pháp. Xin được cung cấp để các bạn thấy tôi nói không có sai về ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nga Ukraine.

Pháp dự định ngân sách quân sự từ năm 2024 đến năm 2030 là 413 tỷ euro, tăng 40% so với giai đoạn 2019-2024. Bộ quốc phòng Pháp công bố sẽ khởi công đóng một tầu sân bay đời mới vào đầu năm 2026. Con tầu này có giá trị hơn 5 tỷ euro và sẽ là tầu to nhất, hiện đại nhất Châu Âu.

Thế giới vừa trải qua một cuộc khủng hoảng dịch Covid kinh hoàng, làm 636 triệu người bị nhiễm và gần 7 triệu người chết, trong đó Pháp 162.055 người, Mỹ 1.118.800, Nga 397.384, Vương quốc Anh 211.155, Đức 171.059…

Dịch Covid làm cho kinh tế thế giới trì trệ, nước nào cũng bị ảnh hưởng. Đã thế, khi chưa ra khỏi hẳn cơn bĩ cực, thì Putin lại còn bồi thêm cho thế giới một cuộc khủng hoảng khác, tuy số người chết chưa bằng, nhưng độ man rợ thì ngang với thời Trung cổ hay Nhà nước hồi giáo cực đoan. Và rồi, vì cuộc chiến này, các nước lại phải tăng cường chi phí quốc phòng, không chăm lo được nhiều hơn cho đời sống nhân dân. Tất cả chỉ tại bọn khủng bố. Không ai có thể ngờ là nước Nga lại là một nước khủng bố đầu sỏ.

Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai. Đúng thế. Giời ơi là giời.

Hoàng Quốc Dũng

(14/04/2023)

Published in Quan điểm

Trung Quốc tăng 7,2% chi tiêu quân sự cho năm 2023, mức cao nhất từ 2019

Thùy Dương, RFI, 05/03/2023

Mặc dù tỏ ra thận trọng về chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2023, Bắc Kinh lại thúc đẩy mạnh chi tiêu quân sự. Ngân sách Trung Quốc dành cho quốc phòng hiện đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, theo dự kiến sẽ tăng thêm 7,2% trong năm nay, lên thành hơn 1 533 tỉ nhân dân tệ (221 tỉ đô la), mức tăng cao nhất tính từ năm 2019 đến nay.

quocphong1

Phiên khai mạc Quốc hội Trung Quốc (có tên gọi chính thức là "Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc"), tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 05/03/2023. Reuters – Thomas Peter

Theo báo cáo Bộ Tài chính công bố hôm nay 05/03/2023 bên lề phiên họp toàn thể, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Trung Quốc khóa 14, mức tăng ngân sách quốc phòng năm nay như vậy tăng nhẹ so với tỉ lệ tăng 7,1% của năm 2022.

Điểm đáng lưu ý là, theo Niklas Swanström, giám đốc Viện Chính sách An ninh và Phát triển, tại Stockholm, Thụy Điển, được AFP trích dẫn, "một phần lớn kinh phí cho nghiên cứu quân sự, chẳng hạn về tên lửa, phòng thủ trước các cuộc tấn công mạng… không nằm trong chi tiêu quân sự của Trung Quốc, mà được xem là nghiên cứu và phát triển dân sự".

Cũng về quốc phòng, phát biểu trước gần 3.000 đại biểu trong phiên họp toàn thể, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Trung Quốc khóa 14, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân, ở Bắc Kinh, hôm nay 05/03/2023, thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường kêu gọi "đẩy mạnh" huấn luyện, "cải thiện năng lực quân sự" và "chuẩn bị chiến đấu" trong bối cảnh căng thẳng Trung - Mỹ ngày càng gia tăng.

Liên quan đến vấn đề Đài Loan, ông Lý Khắc Cường cũng kêu gọi "thống nhất hòa bình", "thúc đẩy sự phát triển hòa bình của quan hệ Trung Quốc-Đài Loan", bởi vì "người Hoa ở cả hai bờ eo biển Đài Loan là một gia đình có chung dòng máu".

Đáp lại, Đài Bắc kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền, nền dân chủ và tự do của Đài Loan.

Thùy Dương

********************

Trung Quốc tiếp tục gia tăng chi tiêu quốc phòng, kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu

RFA, 05/03/2023

Trung Quốc vào ngày 5/3 công bố ngân sách quốc phòng cho năm 2023 là 1,55 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 224 tỷ dô la), tăng 7,5% so với năm trước và là năm thứ tám Trung Quốc liên tục tăng chi tiêu quốc phòng ở mức một con số.

quocphong2

Diễu binh của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại Quảng trường đỏ ở Moscow nhân kỷ niệm 75 năm chiến thắng Phát xít Đức hôm 24/6/2020 (minh hoạ) - AFP

Ngân sách quốc phòng trong năm mới được công bố tại Quốc hội Trung Quốc vào khi cơ quan này chuẩn bị phê chuẩn nhiệm kỳ thứ ba chủ tịch nước đối với Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu tại Quốc hội Trung Quốc nhân việc công bố ngân sách quốc phòng mới rằng "có những nỗ lực đang gia tăng từ bên ngoài nhằm kiềm chế Trung Quốc".

"Các lực lượng vũ trang cần gia tăng huấn luyện quân sự và sẵn sàng chiến đấu trên mọi mặt, phát triển hướng dẫn chiến lược quân sự mới, đặt nhiều nỗ lực hơn vào huấn luyện quân sự trong điều kiện chiến trường và có những nỗ lực phối hợp tốt để tăng cường công tác quân đội ở mọi hướng và mọi mặt" - ông Lý Khắc Cường nói tiếp.

Trung Quốc hiện đang có những thách thức liên quan đến vấn đề Đài Loan và khu vực Biển Đông. 

Hồi tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc đã có cuộc diễn tập quân sự lớn gần Đài Loan để bày tỏ sự tức giận trước chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan, đảo quốc mà Bắc Kinh khẳng định thuộc chủ quyền của Hoa Lục.

Trung Quốc hiện là nước có số lượng quân nhân đông nhất thế giới và đang tích cực phát triển các vũ khí quân sự mới bao gồm tàu sân bay và chiến đấu cơ tàng hình.

Bắc Kinh nói rằng, chi tiêu quốc phòng của nước này hiện vẫn thấp so với GDP và cho rằng quốc tế đã làm xấu hình ảnh Trung Quốc khi cho rằng nước này là mối đe dọa cho hòa bình thế giới.

Hiện ngân sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ mới tương đương khoảng 1/4 ngân sách quốc phòng của Mỹ, mặc dù một số chuyên gia cho rằng con số chi tiêu quốc phòng thực sự của Trung Quốc trên thực tế có thể cao hơn.

Ngân sách quốc phòng năm 2023 của Mỹ là 858 tỷ đô la được dùng cho việc mua các vũ khí, tàu chiến và máy bay, hỗ trợ Đài Loan và Ukraine. 

Published in Châu Á

Báo chí Trung Quốc biện minh cho việc tăng ngân sách quốc phòng (RFI, 06/03/2018)

Hôm 06/03/2018, báo chí Nhà nước Trung Quốc biện minh cho việc tăng ngân sách quốc phòng cho năm 2018 và khẳng định là Bắc Kinh không hề muốn lao vào một cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ

budget1

Ảnh minh họa : Quân đội Trung Quốc tại căn cứ Chu Nhật Hòa (Zhurihe), Nội Mông. Ảnh ngày 30/07/2017. Reuters

Hôm qua, tại buổi khai mạc kỳ họp thường niên của Quốc hội, chính phủ Trung Quốc thông báo là ngân sách quốc phòng sẽ tăng 8,1% trong năm 2018, mức tăng cao nhất trong 3 năm qua, để tiếp tục hiện đại hóa quân đội. Như vậy, chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm 2018 sẽ là 175 tỷ đôla.

Trong bài xã luận hôm nay, tờ China Daily nhấn mạnh, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không phải là cao nhất thế giới và cũng không có mức tăng cao nhất thế giới. Theo tờ báo này, nếu tính trên đầu người, ngân sách quân sự của Trung Quốc thua xa nhiều nước lớn trên thế giới.

Theo các số liệu chính thức, chi tiêu quân sự của Trung Quốc chỉ bằng 1 phần 4 của Mỹ, nhưng các nhà phân tích ngoại quốc và các nhà ngoại giao cho rằng Bắc Kinh đưa ra con số thấp hơn thực tế.

Trong khi đó, Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định, nếu thật sự Trung Quốc muốn bành trướng về quân sự, ngân sách quốc phòng của nước này lẽ ra phải tăng từ 20% tới 30%. Theo tờ báo, Trung Quốc không hề có ý định lao vào một cuộc chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ. Tờ báo này cho rằng chính những hành động "khiêu khích" của Mỹ ở Biển Đông, tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan và việc Mỹ, Úc, Nhật và Ấn Độ thiết lập liên minh là những yếu tố khiến Trung Quốc phải tăng ngân sách quốc phòng.

Cho tới nay, Trung Quốc vẫn khẳng định rằng chi tiêu quân sự của nước này hoàn toàn minh bạch và không hề là một mối đe dọa với bất cứ ai. Theo Bắc Kinh, việc tăng ngân sách chỉ là nhằm đáp ứng nhu cầu tân trang thiết bị quân sự và bảo vệ các lợi ích chính đáng, mặc dù Trung Quốc trong những năm gần đây đã có nhiều hành động nhằm áp đặt chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Thanh Phương

****************

Trung Quốc biện minh cho việc tăng ngân sách quốc phòng (RFA, 06/03/2018)

Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất trong ba năm qua và không hề chạy đua vũ trang với Mỹ.

budget2

Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc diễu hành với cờ quốc gia trong lễ khai mạc Thế vận hội Quân đội 2017 ở Guangshui thuộc tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc vào ngày 30 tháng 7 năm 2017. AFP

Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói như thế vào hôm 6/3/2018, nhấn mạnh rằng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn thấp và tương xứng với nền kinh tế quốc gia.

Tuy vậy con số tăng ngân sách quốc phòng 8.1% của năm nay mà Quốc hội Trung Quốc vừa công bố hồi hôm thứ hai 5/3 là con số mà theo các nhà quan sát nước ngoài,chứng tỏ một chương trình hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng của Bắc Kinh, và điều đó gây lo ngại cho những lân bang của Trung Quốc như Nhật Bản và Đài Loan.

Nhật Bản đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, trong khi Đài Loan bị Hoa Lục xem là một vùng đất thuộc Trung Quốc mà Bắc Kinh có thể thu hồi bằng vũ lực nếu cần thiết.

Tờ Trung Hoa nhật báo của Trung Quốc bình luận rằng ngân sách quốc phòng của nước mình chỉ bằng một phần tư của Hoa Kỳ, và nếu so sánh trên đầu người thì còn kém xa nhiều quốc gia khác.

Trong khi đó thì người đứng đầu Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương là Đô đốc Scott Swiff nói rằng Trung Quốc không minh bạch trong chuyện quốc phòng của mình, và điều đó làm cho các quốc gia trong vùng lo lắng không biết Bắc Kinh gia tăng ngân sách để làm gì.

Ông Swift nói như thế ở Tokyo trong một cuộc thảo luận bàn tròn với báo chí sau khi gặp gỡ các viên chức Nhật Bản.

Trung Quốc nói rằng chuyện gia tăng quốc phòng của mình không đe dọa ai hết, còn tờ báo hay bình luận cứng rắn của Đảng cộng sản Trung Quốc là Hòan Cầu Thời Báo thì nói rằng chính sự khiêu khích của Hoa Kỳ cùng với sự tạo lập một liên minh với Nhật Bản, Úc, Ấn Độ tại Biển Đông và eo biển Đài Loan đã thúc đẩy Trung Quốc phải gia tăng ngân sách quốc phòng của mình.

Cũng xin nhắc lại là hồi năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tuyên bố rằng sẽ xây dựng quân đội Trung Quốc trở thành có đẳng cấp quốc tế vào năm 2050.

*********************

Trung Quốc cố bành trướng thế lực quân sự, nhưng chưa thể bắt kịp Mỹ (RFI, 06/03/2018)

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, một mặt củng cố thế lực trong nước qua việc trở thành chủ tịch suốt đời, mặt khác đẩy mạnh phát triển tiềm lực quân sự, để thách thức thế thượng phong của Hoa Kỳ ở vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, qua dự án triển khai đến 6 hàng không mẫu hạm đến mọi đại dương trên thế giới. Nhưng hiện giờ, Trung Quốc hãy còn thua xa Hoa Kỳ về hải quân, về chi tiêu quân sự và về số căn cứ quân sự ở nước ngoài, theo nhận định của hãng tin Bloomberg hôm nay, 06/03/2018.

budget3

Ảnh minh họa : Hàn không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc đóng. Ảnh chụp nhân lễ hạ thủy ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, ngày 26/04/2017. Reuters/Stringer

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực để thách thức sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông, phát triển các tên lửa để chống các chiến hạm Mỹ, đồng thời bồi đắp các đảo đang tranh chấp ở Trường Sa để xây trên đó các căn cứ quân sự.

Bắc Kinh cũng đã bắt đầu gởi các tàu ngầm và các khu trục hạm đến vùng Ấn Độ Dương, mở căn cứ quân sự đầu tiên ở Djibouti và bỏ ra rất nhiều vốn để đầu tư vào nhiều hải cảng trên thế giới, với ý đồ là sau này có thể dùng làm căn cứ hải quân.

Những hành động nói trên đã gây quan ngại cho một số nước trong khu vực, nhưng Trung Quốc trấn an rằng căn cứ quân sự ở Djibouti chỉ là nhằm chống hải tặc trên các tuyến hàng hải ở Trung Đông, còn các hải cảng mà họ bỏ vốn đầu tư là nằm trong khuôn khổ sáng kiến "Một Vành đai, Một Con đường" do chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng.

Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ mới có một căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong khi Hoa Kỳ hiện có đến hàng chục căn cứ, chưa kể hàng trăm cơ sở quân sự nhỏ hơn.

Về ngân sách quốc phòng, hiện giờ Trung Quốc vẫn còn thua xa Hoa Kỳ, nhưng theo báo cáo "2018 Military Balance" của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ( IISS), kể từ năm 2000, 7 xưởng đóng tàu chủ yếu của Trung Quốc sản xuất nhiều tàu ngầm, khu trục hạm, tuần dương hạm và hộ tống hạm hơn là của Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cộng lại.

Về chương trình phát triển hàng không mẫu hạm, hiện giờ Trung Quốc chỉ mới có một chiếc đang hoạt động, đó là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Trong số 5 chiếc được dự trù, hiện chỉ có 2 chiếc đang được đóng. Trong khi đó, hải quân Hoa Kỳ đang có đến hơn một chục hàng không mẫu hạm, trong đó có chiếc USS Carl Vinson hiện đang thăm Đà Nẵng.

Khi hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đi ngang eo biển Miyako lần đầu tiên vào năm 2016, sự kiện này đã được xem như là một bước đi ngàn dặm đối với Trung Quốc, vì như vậy coi như Bắc Kinh đã chọc thủng cái gọi là "First Island Chain" ( Chuỗi Đảo Đầu Tiên), bao gồm những đồng minh thân thiết của Mỹ (Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc).

Thế nhưng, hiện giờ Mỹ và các đồng minh vẫn có thể nắm được đường đi nước bước của các chiến hạm Trung Quốc, cho tới khi nào Bắc Kinh có các căn cứ hải quân ở nước ngoài để đặt một phần hạm đội của họ ở nơi khác. Trong khi đó, hạm đội của Mỹ có thể rời khỏi căn cứ San Diego mà không bị phát hiện và sau đó có thể mất dấu trong vùng Thái Bình Dương mênh mông.

Thanh Phương

Published in Châu Á