Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giấc mơ Miến Điện

Sau ngày 30/4/1975, tôi có nghe một viên chức tuyên giáo Đảng cộng sản Việt Nam nói như thế này : Các đồng chí biết không, có những nước nhân dân mơ rằng, sau một đêm thức dậy, họ trở thành người Việt Nam.

reve01

Không rõ ông tuyên giáo nọ có được những "nhân dân" nước ngoài kể lại với ông ta hay không, nhưng chắc chắn ý nghĩa biểu tượng của phát biểu trên là Việt Nam vĩ đại quá, ôi giấc mơ Việt Nam !

Trái với giấc mơ của ông tuyên giáo, dân chúng Việt Nam không ngừng bỏ xứ ra đi, dù hàng chục năm sau khi được "giải phóng", mặc mọi hiểm nguy chết chóc.

Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam cải cách kinh tế năm 1986, người dân Việt ít liều mạng ra đi hơn, nhưng họ cũng không có giấc mơ của ông tuyên giáo, mà chỉ giấc mơ Mỹ thôi.

Thế nhưng, hơn 45 năm sau, ông tuyên giáo có ngờ đâu rằng, một số đồng bào của ông, còn ở Việt Nam hay đã sang Mỹ, không biết có được giấc mơ Mỹ hay chưa, lại có giấc mơ… Miến Điện !

Số là vào hôm thứ Hai, ngày 1/2/2021, giờ địa phương, tại Miến Điện, quân đội Miến làm đảo chánh, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi, cố vấn quốc gia, đồng thời là lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện, cùng nhiều lãnh đạo khác, với lý do là có "gian lận bầu cử" hồi tháng 11/2020, trong đó Liên đoàn của bà Suu Kyi thắng lớn.

Tại Mỹ, sau cuộc bầu cử ngày 3/11/2020, cựu tổng thống Donald Trump bị thất bại thảm hại. Một số người Mỹ gốc Việt, cùng một số người còn sống ở Việt Nam, vì yêu mến Trump, mơ rằng Trump sẽ chỉ huy quân đội bắt giữ ông Biden, Obama, Pelosi,…

Thế nhưng, do quân đội Mỹ phi chính trị, chỉ bảo vệ Hiến pháp, không đứng về phe phái nào, cho nên giấc mơ của những người Việt Nam muốn ông Trump đảo chính thành công đã không xảy ra. Ông Trump muốn đảo chánh, nhưng quân đội không ủng hộ, cho nên ông ta thất bại thảm hại. Tôi tạm gọi đó là giấc mơ Miến Điện của người Việt.

Giấc mơ Việt Nam

Đầu bài tôi có đề cập đến giấc mơ của vị tuyên giáo, tôi tạm gọi đó là giấc mơ cộng sản.

reve2

Sau thảm họa kinh tế trong thập niên 1980, người cộng sản tỉnh mộng. Họ trở thành những con người rất thực dụng, thực dụng đến lạnh lùng. Họ sử dụng bộ máy cai trị khổng lồ giám sát dân chúng ở từng khu phố, thôn xã. Họ cho phép dân chúng làm ăn nhưng dân bị kiểm soát gắt gao. Và họ trục lợi. Khi họ thấy sự bất bình nào đó thì họ xả van một chút.

Bây giờ đến lượt những người chống cộng sản lại mơ mộng. Ngoài giấc mơ Miến Điện trên kia, họ còn nhiều giấc mộng khác nữa. Hai giấc mộng làm cho tôi ấn tượng nhất là giấc mộng chính phủ lưu vong, mà gần đây nhất là chính phủ Đào Minh Quân, còn giấc mộng kia là giấc mộng hiệp định Paris.

Bạn đã nhìn thấy hình chụp chính phủ Đào Minh Quân chưa ? Một ông ăn mặc rất lịch lãm, ngồi giữa một nhóm tướng tá độ thất, bát tuần, nhưng oai hùng hơn các binh lính Miến Điện vừa đảo chánh nhiều. Một hình ảnh rất siêu thực.

Khoảng năm 2019, giấc mộng hiệp định Paris dấy lên. Người ta đi thu thập chữ ký gửi lên chính giới Mỹ, nói rằng Việt Cộng đã vi phạm hiệp định Paris ký năm 1973, do vậy nước Mỹ với tư cách người ký hiệp định đó, có quyền đòi … ai đó lật ngược thế cờ, trả lại miền Nam Việt Nam dưới vĩ tuyến 17 cho… Việt Nam Cộng hòa.

Đến thời điểm của cuộc vận động đó, hiệp định Paris đã hơn 46 tuổi, Hà Nội và Washington tái lập bang giao gần ¼ thế kỷ. Những người chủ trương cuộc vận động này lên cả báo Người Việt, nói rằng họ rất hy vọng người hùng chống cộng của họ là Donald Trump sẽ giúp họ trong việc này. Tôi nghĩ, Trump chẳng biết hiệp định Paris là cái giống gì !

Những giấc mộng của người Việt lại càng mộng mị hơn nữa với sự lan tràn của mạng xã hội, trong đó người ta hay tụ tập trong những nhóm có cùng giấc mộng với nhau, được gọi là những phòng đồng vọng (echo chamber). Trong những nhóm này, một người mộng thì những người khác được vuốt ve, và giấc mộng ngày càng lớn.

Liên quan đến hai giấc mộng siêu thực trên kia, cùng với giấc mộng Miến Điện, còn vô vàn giấc mộng con khác nữa. Người ta mơ chuyện cơ quan tình báo Mỹ đã có hết bằng chứng phản quốc của ông Biden, rằng ông Trump đang điều hành nước Mỹ từ Mar-a-Lago, còn ông Biden đang làm tổng thống Mỹ là giả,… Và người ta còn mơ, sớm muộn gì cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ khi ông Trump vẫn còn đang cầm quyền ở Mỹ.

Mà không phải chỉ có người bình dân, giới khoa bảng tiến sĩ, luật sư, từ trong nước đến hải ngoại đều có những giấc mơ như thế. Một người từng là nhà báo lão làng vùng thủ đô Hoa Kỳ cũng mơ Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ sẽ xử cho những cáo buộc gian lận bầu cử của Trump thắng.

Một luật sư bên trong Việt Nam, ông Đặng Đình Mạnh, phải thốt lên : Đồng bào, tỉnh lại nào !

Nhưng là con người, ai mà chả mơ, giấc mơ làm ta hướng thiện, làm cho ta thấy được cái không tốt của hiện tại, đòi hỏi tương lai tốt hơn.

Tôi cũng có một giấc mơ, tôi mơ rằng nước Việt Nam có những cuộc bầu cử bốn, năm năm một lần, trong đó người dân có thể đuổi việc các quan chức bất tài. Tôi mơ rằng, hàng triệu công nhân Việt Nam có được nghiệp đoàn thực sự của họ. Tôi mơ, người nông dân Việt Nam được quyền làm chủ mảnh đất của mình. Tôi gọi giấc mơ của tôi là một giấc mơ lành.

Nhưng chắc chắn tôi không dám có giấc mơ Miến Điện như một số đồng bào tôi, từ trong đến ngoài nước, vì đó là ác mộng, chứ không phải là một giấc mơ lành.

Jackhammer Nguyễn

Nguồn : Tiếng Dân, 01/02/2021

Published in Diễn đàn
mercredi, 31 juillet 2019 13:10

Chung một giấc mơ ?

Làm thế nào để có một giấc mơ Việt Nam chung thay vì mỗi người một giấc mơ riêng ? Không khó. Cái khó là phải mơ. Nếu mỗi người tạm từ bỏ cái tôi để trở về với mình và thành thực nghĩ về những gì mà mình có thể mơ ước cho đất nước Việt Nam rồi viết ra giấc mơ Việt Nam của mình họ sẽ thấy giấc mơ đó không khác bao nhiêu giấc mơ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.

giacmo0

Thế giới đã biết đến Việt Nam như là nạn nhân của hận thù và chia rẽ, của óc độc quyền lẽ phải thì thế giới sẽ phải biết đến Việt Nam sau này như là vùng đất của sự bao dung, như là một mẫu mực thành công của tình anh em tìm lại, của sự hồi sinh từ điêu tàn và đổ nát. Ảnh minh họa 

Một người bạn hỏi tôi "tại sao các vị lại kết thúc dự án chính trị của các vị bằng chương "Chung một giấc mơ Việt Nam". Các ngài định đấu tranh hay mơ mộng ?"

Không biết anh hỏi thực hay hỏi đùa nhưng những từ "các vị", "các ngài" chắc chắn cũng có hàm ý trêu chọc là chúng tôi, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, không thực tế và vì thế không phù hợp với chính trị. Câu hỏi khiến tôi khựng lại. Không phải vì không có câu trả lời mà vì không biết phải trình bày nó như thế nào. Dù Giấc Mơ Việt Nam đã là kết luận của các dự án chính trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên từ mấy chục năm nay nhưng đây là lần đầu tiên có người hỏi chúng tôi như vậy. Sau một lúc chần chừ tôi quyết định bắt đầu bằng cách hỏi lại anh : "Tôi sẽ trả lời nhưng trước hết xin hỏi lại là ngài có giấc mơ nào cho Việt Nam không ?". Đến lượt anh bạn lúng túng. Anh là một trí thức lớn, uyên bác và chân chính.

Nhưng giấc mơ là gì ? Nó không giản dị như người ta thoạt tưởng.

Ở nghĩa thông thường nhất giấc mơ chỉ là một sản phẩm của hoạt động của khối óc trong giấc ngủ. Các nơ-rôn chuyển động, va chạm và kết hợp với nhau tạo ra các diễn biến ảo –hình ảnh, âm thanh, cảm xúc v.v.- hoàn toàn không có thực mà bình thường chính người mơ cũng không biết và không nhớ. Tất cả đến và đi trong giấc ngủ. Đôi khi người ta nhớ được khúc cuối, lúc sắp thức dậy, khi giấc ngủ đã mất cường độ và ý thức đã dần dần trở lại. Người ta gọi những gì còn nhớ được là giấc mơ. Đặc tính chính của giấc mơ là người mơ hoàn toàn không chủ động. Đó không phải là giấc mơ Việt Nam mà anh em chúng tôi theo đuổi.

Giấc mơ Việt Nam của chúng tôi là một giấc mơ trong lúc thức tỉnh, cả trí tuệ lẫn tâm hồn. Giấc mơ này giống như một ước mơ, nghĩa là những gì chúng ta muốn thấy, xuất phát từ thực tại mà chúng ta đang sống và ý muốn vượt lên thay đổi thực tại đó và đạt tới một thực tại khác đẹp hơn. Tuy vậy nó vẫn là một giấc mơ chứ không phải là một ước mơ bởi vì, khác với một ước mơ, nó vượt thoát hẳn khỏi thực tế và không thể đạt tới được một cách trọn vẹn trong một thời gian dự trù được. Trong giấc mơ không có kết quả cụ thể, cũng không có quyền lợi và tham vọng cá nhân, ngay cả tham vọng chính đáng. Nó là phẩm chứ không phải là lượng, một hướng đi chứ không phải một cột mốc, một lý tưởng chứ không phải một mục tiêu.

Và tại sao phải mơ ?

Trước hết là vì giấc mơ, dù hiểu theo nghĩa nói trên, trong lúc tỉnh, hoàn toàn không có sự giả dối. Lý do là vì không ai bắt mình mơ, mình tự ý mơ trong một khoảng khắc bình yên và chỉ đối diện với chính mình cho nên tuyệt đối không có nhu cầu nói dối. Giấc mơ vì vậy bao giờ cũng là một khoảng khắc chân thành và khiến người ta trong sạch hơn.

Nó cũng khiến người ta gắn bó với đất nước hơn bởi vì người ta luôn luôn mơ bằng tiếng mẹ đẻ. Một điều có thể nhận thấy là các thế hệ di dân thứ hai –con của những người vừa tới định cư ở một nước mới- thường ít mơ mộng. Họ có thể rất năng động và thành công ngoạn mục trong học hành cũng như trong nghề nghiệp nhưng họ ít mơ mộng. Không phải vì phải phấn đấu nhiều và không còn thời giờ để mơ mộng như họ thường nói mà vì không có tiếng mẹ đẻ để mơ. Họ được cha mẹ chăm nom trong những năm đầu đời cho nên tiếng mẹ đẻ vẫn là tiếng của cha mẹ, nhưng rồi họ đi học và sau đó đi làm bằng tiếng của nước nhập cư và dần dần quên đi tiếng mẹ đẻ hay chỉ còn giữ lại được một chút ít không đủ để mơ. Họ không thể mơ vì đã mất tiếng mẹ đẻ. Đó là một thiệt thòi lớn vì mơ mộng là một điều kiện cần để sống hạnh phúc.

giacmo2

Giấc mơ cũng khiến người ta gắn bó với đất nước hơn bởi vì người ta luôn luôn mơ bằng tiếng mẹ đẻ. Ảnh minh họa 

Quan trọng hơn, giấc mơ làm đẹp tâm hồn và gắn bó những con người.

Giấc mơ chỉ có thể đẹp và hiền hòa. Một người Cao Ly có thể nguyền rủa Kim Jong-un, rất mong ước hắn bị lật đổ và trừng trị thật đích đáng nhưng người ta không thể mơ như thế. Giấc mơ chỉ có thể có những điều tốt và đẹp. Và vì nó vừa thành thực vừa tốt và đẹp nên nên nó khiến chúng ta cùng hướng về cái Tốt, cái Đẹp và cái Đúng. Nó khiến chúng ta gắn bó với nhau trong sự chia sẻ những điều mà ai cũng muốn. Điều này tổ tiên ta đã biết ngay từ một ngày rất xa xưa. Các cụ gọi những kết hợp tạm bợ là "đồng sàng dị mộng" (cùng một chiếu nhưng không cùng một giấc mơ). Như vậy các cụ đã biết từ lâu điều mà nhiều người đấu tranh chính trị ngày nay, ngay cả những người rất thông thái, không ý thức được một cách rõ ràng là người ta chỉ có thể chung sức hành động lâu dài nếu cùng chia sẻ một giấc mơ. Như vậy giấc mơ tuy xa vời nhưng lại là một nhu cầu rất cụ thể cho một kết hợp bền vững.

Có cần những bằng chứng cụ thể cho những khẳng định này không ?

Hai tôn giáo lớn quen thuộc với chúng ta, Phật Giáo và Kitô Giáo, đã gắn bó hàng tỷ người trong hàng ngàn năm trong một giấc mơ chung là sẽ được vào Niết Bàn, hay lên Thiên Đàng cũng thế vì hai tôn giáo này là anh em (1). Ngày nay cả hai đều đang gặp khó khăn bởi vì giấc mơ đó, ít nhất theo cách mô tả cổ điển, không còn được chia sẻ nồng nhiệt như trước nữa.

Một thí dụ khác, cũng là một thảm kịch cho nhiều dân tộc trong đó có chúng ta, là phong trào cộng sản. Cũng như tất cả mọi đảng cộng sản đã từng xuất hiện trên thế giới và hầu hết đã tiêu vong, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được xây dựng trên danh nghĩa như là một phương tiện để tiến tới giấc mơ Thế Giới Đại Đồng không giai cấp, tuyệt đối bình đẳng và liên đới trong đó mỗi người làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu. Giấc mơ này rất đẹp cho nên có lúc đã động viên được hàng tỷ người và hàng triệu người đã say mê đến độ sẵn sàng chết cho nó và sẵn sàng giết người vì nó. Tại Việt Nam nó đã qui tụ được một số người không nhiều cũng không có trình độ hiểu biết nào đáng kể, chủ yếu theo cộng sản vì mù quáng, nhưng cuồng nhiệt chia sẻ giấc mơ chung đó và đã có thể lôi kéo hoặc cưỡng bức nhiều người khác theo họ và hy sinh cho họ. Sau cùng họ đã thắng trước một phe chống cộng tuy đông hơn, kiến thức cao hơn, phương tiện dồi dào hơn, nhưng đồng sàng dị mộng. Đó là một trong những bài học lịch sử lớn nhất.

Sau cùng phong trào cộng sản thế giới đã sụp đổ khi giấc mơ tan biến. Lý tưởng này tuy đẹp nhưng không có đường đi tới. Đường đi tới được đưa ra là tư tưởng Mác-Lênin sai cả về phương pháp lý luận lẫn chính lý luận. Và giấc mơ đã chỉ là ác mộng. Các chế độ cộng sản và các đảng cộng sản đã tiêu vong, chỉ còn lại hai chế độ cộng sản Trung Quốc và Việt Nam và hai chế độ khốn cùng là Triều Tiên và Cuba. Nhưng cả hai chế độ cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đều đã chấp nhận kinh tế thị trường và không những thế còn tạo ra một tình trạng chênh lệch giầu nghèo thách đố hơn cả các nước tư bản. Giấc mơ cộng sản đã bị chối bỏ, hai đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam không thú nhận chỉ vì gian trá và ngụy biện mà thôi. Sự sụp đổ của cả hai chế độ là chắc chắn bởi vì những người cộng sản không còn giấc mơ chung.

Còn đối lập dân chủ Việt Nam ?

Phải nói thật vắn tắt và quả quyết : muốn đánh bại được sự ngoan cố của Đảng Cộng Sản phải có một tổ chức dân chủ mạnh và muốn có một tổ chức dân chủ mạnh chúng ta cũng cần một giấc mơ Việt Nam chung. Chúng ta thiếu một giấc mơ Việt Nam và vì thế không thấy cần có một tư tưởng chính trị để chứng minh rằng có đường đi tới lý tưởng đó và một dự án chính trị để biết phải đi tới như thế nào. Mỗi người theo đuổi một ước vọng cá nhân, có khi chỉ tầm thường như được đóng một vai trò nào đó hay được thừa nhân một tư cách nào đó. Hậu quả là đấu tranh nhân sĩ hoặc đồng sàng dị mộng. Chính vì thế mà chúng ta vẫn chưa có nổi một tổ chức dân chủ có tầm vóc, cuộc vận động dân chủ vẫn dậm chân tại chỗ và chính quyền cộng sản vẫn còn tồn tại dù đã mất lý tưởng, đã phân hóa cùng cực, đã trở thành một lực lượng chiếm đóng cướp bóc và đã thất bại trên mọi phương diện. Nhiều người có thể nghĩ giấc mơ xa vời, nhưng cũng chính vì thế mà nó đoàn kết chúng ta một cách lâu dài.

Sau một hồi trao đổi anh bạn nói : "Thú thực là mình không có một giấc mơ nào cho Việt Nam, chỉ ghét bọn cầm quyền hiện nay vì chúng nó quá nhảm nhí thôi. Có lẽ là vì trong thâm tâm mình cũng không yêu nước lắm". Anh là một người hiểu biết và chân thực, anh thành công lớn, được mọi người quý trọng ; các con anh cũng đều rất thành đạt, nhưng họ chủ yếu quan tâm tới cuộc sống cá nhân.

Rồi anh hỏi tôi làm thế nào để có một giấc mơ Việt Nam chung thay vì mỗi người một giấc mơ riêng ?

Không khó. Cái khó là phải mơ. Nếu mỗi người tạm từ bỏ cái tôi để trở về với mình và thành thực nghĩ về những gì mà mình có thể mơ ước cho đất nước Việt Nam rồi viết ra giấc mơ Việt Nam của mình họ sẽ thấy giấc mơ đó không khác bao nhiêu giấc mơ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên :

     Nước Việt Nam sẽ là một nước lớn.

     Làm người Việt Nam cho tới nay đã là một điều bất hạnh thì làm người Việt Nam trong một tương lai gần sẽ phải là một niềm vui, một may mắn và một nguồn hãnh diện.

     Thế giới đã biết đến Việt Nam như là nạn nhân của hận thù và chia rẽ, của óc độc quyền lẽ phải thì thế giới sẽ phải biết đến Việt Nam sau này như là vùng đất của sự bao dung, như là một mẫu mực thành công của tình anh em tìm lại, của sự hồi sinh từ điêu tàn và đổ nát.

Giấc mơ chung đó chắc chắn sẽ nhanh chóng khiến cuộc vận động dân chủ khởi sắc.

Nguyễn Gia Kiểng

(31/07/2019)

-----------------

Đề nghị đọc thêm :

(1) Trên núi Phúc nghĩ về một vết thương của dân tộc

(2) Nhìn lại chủ nghĩa Mác-Lênin

Published in Quan điểm
samedi, 17 février 2018 20:26

Giấc Mơ Việt Nam

Ngày Xuân, người dân ước mong chúng ta s không đánh mt mình quá lâu, vong thân vi nhng th ch nghĩa li thi mà ngay ti nhng nước trót mang nó khiến quê hương đến cnh khn cùng, mt khi t b trong s run ri s hãi xu h cho chính dân tc đã có mt thi kỳ như thế.

giacmo1

Câu chúc Tết trên cành lc xuân ti mt ngôi chùa Vit Nam bang Maryland. Hình minh ha. (Hình : Trà Mi)

Người dân ước mơ trên mt đt nước s không còn các quan tham, nn hi l nhũng nhiu dân phi dit tn gc r. Tt c phi trên mt nn tng nhân bn mi. Mi người đu có cơ hi nếu biết khi đu vi s t làm li chính mình hu làm li tt c trên nn tng văn minh mi.

Người dân ước mơ vi khóa hc công ngh tin hc s đưa đt nước bt kp thi đi trong quan h vi các nước có công ngh tiên tiến ngày nay. Mà đòn by đó là gii tr có kh năng tri thc. Con dân Vit Nam s hãnh din : Tôi thôi không còn ăn cắp bn quyn và tôn trng vic s hu trí tu. Đó là lòng t trng dân tc và cũng là s khi đu cho Vit Nam đng lên.

Sinh viên và Quý Thầy Cô ging dy ti các Đi hc ước mơ s có mt nn t tr đi hc trên quê hương, cũng như chương trình ging dạy theo các giá tr ph quát mà nhân loi cùng tôn trng. Đó chính là s khi đu đ có sáng to mai sau và phi sm cũng như thường xuyên có s kim đnh quc gia nhm đt đến chun quc tế v cht lượng ging dy ti đi hc. Các khó khăn mà Hiu Trưởng đại hc nào cũng than, đó là cơ s vt cht vì s phát trin không đng b, s đnh hướng vĩ mô không rõ ràng, không có s kim tra cht ch cũng như s phân cp minh bch trong vai trò đm nhim vic đào to vi mi đi hc. Vic thc hin kim toán tài chánh, phát huy vai trò của Hi đng nhà trường, thc hin công khai hóa các thông tin v trường trên các phương tin truyn thông đi chúng, hãy còn là mt cái gì đó còn phi gi bí mt ti đt nước này.

Người dân ước mong có mt nn giáo dc công bng, bác ái, hợp lý, đó s là nn tng cho s khi đu trong vic sáng to tht s. Mt nn giáo dc đc thù trên nhng giá tr khóa hc, ph quát ca nhân loi.

Một khi đu mi không còn nhng sáng tác chết người, do hu qu ca mt nn giáo dc ch nhm mc đích tuyên truyền phc v cho các mc tiêu nht thi trong chính tr, khiến các công dân tr không còn nhn ra Mát-xcơ-va li là Pháp ? "Vua Khi Đnh đi S sang Pháp"… Ôi đã là vua mà làm s gi cho ai, đến tú tài mà còn sai li chính t na ? Mt đám bòng bong chết người như bình lon x Tng Bit Hành : "Tng Bit Hành nm trong không khí ca nhng cuc ra đi như Tây tiến, Đt nước… trong cuc kháng chiến chng Pháp…" !

Người dân ước mơ s có được cơ s h tng ngày càng tt hơn. mt h thng giao thông, điện nước, bến cng, phi trường và truyn thông hiu qu… Đó là s khi đu nn tng cho s phát trin kinh tế. Nim mong ước vì tht s ai cũng biết nhưng cái biết đ nhân danh nó mà cùng nhau đp hít chia chát miếng đnh chung.

Niềm mong ước các nhà lãnh đạo tht s cho đt nước s không ging như các cu th bóng đá trên đt nước Giao Ch này : đó là bng t đâu nhy xung làm vua. H phi được hun luyn k lưỡng nht là đi ngũ công chc phi là nhng chuyên viên t người lãnh đo cao nht đu mang mt triết lý sng vì dân tht s, nghĩa là không ch có các nhà lãnh đo mi là nhng "Vì Vua minh triết", nhưng tt c các công dân đu là nhng con người khôn ngoan, chân tht.

Khi chúng ta đồng lòng tách ra khi lòng tham, c dân tc cùng nhau gii quyết được tham nhũng, thế là ngay bước khi đu chúng ta đã có mt s khác bit mà nhân loi vn tn ti trên cái Thin s cùng nm tay tiến bước vi chúng ta lên phía trước mt cách nhân bn trong nim hãnh din chúng ta cùng sinh ra làm người và ít ra đã sng xng đáng vi b mt con người.

Người dân ước mơ s không còn ni lo thn hóa đến thăm, hin ti nim mong ước này hãy còn xa vi, nhiu khu dân cư đang sng trong lo lng bi kh năng phòng chng cháy n con s không. Theo thng kê ti Sài Gòn có hơn vài trăm ngôi nhà với tng cao t chín đến ba mươi ba tng, nhưng hu hết không có sân đ trc thăng đ cu h phòng khi bt trc. Nhiu khu vc có tr nước cha cháy nhưng không có nước trong đường ng và nét chung ca các th thành : nhà dày đc san sát nhau mà lòng đường còn b chiếm dng đ hp ch, nên nếu có cháy rt d bó tay !

Người dân ước mong các con tr s không còn b chết non, phá thai như mt phương cách hn chế sinh sn dưới chế đ Cng sn. Vit Nam là mt trong nhng nước có t l phá thai cao nhất thế gii. T no, hút thai gây nh hưởng đến sc kho không biết bao nhiêu nn nhân ph n phi gánh chu, đến s qung bá rng rãi ca các giám đc bnh vin trong vic trc thai an toàn qua phương pháp phá thai ni khóa là khi sy thai - giết mt em bé, theo nguyên văn : "có tính nhẹ nhàng, ít gây nh hưởng đến tâm lý ch em ph n".

Sự trit tiêu các em bé được ph biến rng rãi như các phòng khám đu có s đin thoi đ người có nhu cu thông báo v tình trng thai nhi ca mình vi bác s khi cn thiết đ trc ra. Và mt cách nói ngy bin công khai trong vic giết hi tr em qua phát ngôn ca Ch tch Hi Kế hoch hóa gia đình Vit Nam : "Phương pháp phá thai ni khóa tăng thêm s la chn v dch v phá thai là mt bước quan trng đi vi quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc sc kho sinh sn cho ph n". Dưới con mt ca nhng người còn chút lương tri vi s tn vong ca dân tc : ôi sao vic giết người mà vi nhng t hóa m hay quá thế !

Người dân ước mong nhng cánh rng già s không b biến thành mương ry ! Trên đường đi thăm quan Đc Lc, du khách s tn mt nhìn thy nhng cánh rng đang co cm như thoi thóp c gng tn ti trong nhng gi phút cui cùng ca cuc đi ! Người dân ước mơ nhng cánh rng cùng thác Trinh N, Buôn Mê… s có mt ngày hồi sinh như nguyên sơ ca nó ! Nhưng có l s mãi còn là ước mơ khi chế đ Cng sn tn ti vì mi ý kiến tha thiết ca các bc thc gi đu b các lãnh đo làm ngơ v thm hóa môi trường cũng như an ninh quc gia !

Người dân ước mơ s có mt nn kinh tế tài chánh công khai, minh bạch th hin qua sàn chng khoán n đnh vì đó là thước đo cho s tăng trưởng kinh tế mà điu này chúng ta hoàn toàn t con s khng, hin tượng làm gi, thông tin sai lch đ đy giá c phiếu tăng cao quá mc so vi giá tr thc, dù chỉ bước đu hình thành th trường này mi s đã trên s gian di mà vn khi đu làm sao thường kết thúc như vy.

Các nhà doanh nghiệp quc doanh hu như đã không được giáo dc rng nếu đưa ra thông tin sai là vi phm pháp lut vì mt điu d hiu h luôn quen đng bên trên pháp lut. Nên các thông tin t th trường nơi này rt mang tính hình thc, tt c do quen s ch đo ca đng, tính pháp lý ch là hình thc. Người dân ước mong h được nghe thông tin mt cách chun xác t đó mà xác đnh giá trị ca các c phiếu s bao nhiêu là hp lý, nghĩa là phi có người công b công khai, minh bch và chu trách nhim trước pháp lut, thế nhưng trong các chế đ toàn tr cng sn h ch chu trách nhim trước đng !

Người dân mong ước khi vào cuc chơi toàn cầu trên nhng nn tng mà nhân loi đã có được, chúng ta nên tuân th nhng tp quán quc tế. Giá tr ca sn phm được tính bng phương pháp có khóa hc, đó là giá c phiếu trên th trường thế nào, cao thp đu liên quan đến phm trù giá tr. S nói di và la lc ln nhau ch dn đến phá sn mà thôi, qua biu đ nóng lnh bt thường ca th trường này hin ti xy ra Vit Nam.

Các công dân nói lên cảm nghĩ ca mình đã đến lúc không còn là chuyn báo đng na mà phi chm dt tình trng tht thoát, lãng phí của công, trong vic s dng ngân sách nhà nước t trung ương đến tt c các đa phương. Các câu chuyn t nhiu đa phương v vic thu tin s dng đt hoc đường sá, nhưng không np ngân sách mà đưa vào qu riêng, cui cùng chy vào túi ca các quan tham đảng ch trên đt nước này.

Xin nghiêng mình khâm phục nhng con người thm lng, nhng t chc thin nguyn, các N Tu đang ngày đêm chăm sóc nhng bnh nhân cùi ti Di Linh cũng như nhiu tri cùi khác và nay đm trách c các tri gm nhng nn nhân đang mắc phi căn bnh ca thế k SIDA. Nhng tm lòng trc n chuyên lo nht xác người, nhng nghĩa trang thanh niên, các nghĩa đa hài nhi s không còn na.

Tất c đu phi đi thay trên đt nuc này. Tt c đu lưu chy trong s biến đng không ngừng của vn vt như li triết gia Héraclite : không ai tm hai ln trên cùng mt dòng sông.

Nguyễn Quang Hồng Nhân

Nguồn : VOA, 17/02/2018

Published in Diễn đàn
mardi, 19 septembre 2017 09:22

Một ngày rất lạ

Một buổi sáng chủ nhật, nắng rực rỡ, trời xanh và sạch như thủy tinh, mát mẻ. Y xách chiếc xe gắn máy ra đường, bà vợ chạy theo : "Anh phơi đầu trần, lại đau cho mà coi". Bà vợ cằn cỗi, nhăn nhó mọi ngày, dịu dàng chụp lên đầu y cái mũ vải, với nụ cười thật tươi. Y bắt gặp nụ cười đám cưới năm nào.

Y buột miệng "cám ơn em", ngạc nhiên không biết ba chữ rất lạ, kỳ cục ấy, không biết ở đâu rơi xuống. Bình thường, người ta chỉ dấm dẳn, gây gổ, cằn nhằn, đay nghiến nhau về chuyện tiền bạc, ăn uống. Đề tài trao đổi luẩn quẩn chung quanh cái dạ dầy. Những lời âu yếm, những câu tử tế nó trốn đâu đó, sâu trong tiềm thức, hôm nay tự nhiên bò ra.

Y cao hứng, huýt sáo một bản nhạc vàng tình tứ, tưởng đã quên, lơ đãng vượt qua đèn đỏ, ở một ngã tư.

Một viên cảnh sát giao thông dơ tay chặn y lại.

motngay1

Y ngừng xe, lập cập kiếm giấy tờ, lập cập vuốt thẳng mấy tờ giấy bạc vợ đưa cho, để đong gạo và mua chai nước mắm, kẹp vào giữa mớ giấy tờ. Đau xót, giã từ tờ giấy bạc.

Viên cảnh sát trẻ đưa tay lên trán, lễ phép chào y, như cảnh sát Tây chào dân, trên TV.

Anh ta coi giấy tờ, đưa lại y mấy tờ giấy bạc : Tiền bạc, coi chừng. Để lung tung, rơi mất lúc nào không hay. Và hỏi, thân thiện như một người bạn : anh có biết đã vượt đèn đỏ ?

Bình thường, trước khi thương lượng giá cả với cảnh sát, y chối biến, mang trời đất, thánh thần, Phật Chúa, ra chứng giám cho mình là công dân gương mẫu, không bao giờ vi phạm luật giao thông.

Y ngạc nhiên thấy mình trả lời : Tôi vui quá, không để ý.

Viên cảnh sát trả lại anh giấy tờ, vẫn nụ cười trên môi : Thôi được. Nhưng lần sau, nên cẩn thận. Không nên vui quá, gây tai nạn". Anh lý nhí nói cám ơn. Viên cảnh sát lễ độ giơ tay chào : "Chúc anh một ngày vui".

Y ghé quán phở quen, kêu một ly cà phê đen, không dám nhìn chủ quán. Ông ta vẫn nhăn nhó mỗi lần y tới, chỉ kêu một ly cà phê đen. Y đã nghe nhiều lần ông ta bô bô nói với vợ : ĐM, lại đến ngồi ăn vạ.

Ông chủ quán, bình thường râu ria, tóc tai xồm xoàm, quần áo xốc xếch, dơ bẩn vì bụi và mỡ bò, hôm nay sạch sẽ, sáng sủa như một đồng xu mới, mặt mũi hồng hào, hỏi :

- Hôm nay có thịt tươi, bánh mới. Anh làm một bát nhé ?

Y lúng túng. Y thèm phở, kể cả phở bột ngọt, thịt thiu, bánh vữa, nhưng chỉ uống cà phê để ngửi mùi phở. Ông chủ đi guốc trong bụng khách, tươi cười :

- Đừng ngại chuyện tiền bạc. Hôm nay nhà hàng mời khách. Chỗ anh em với nhau cả.

Y không ngờ ông chủ quán cũng có óc khôi hài. Y đã thấy hai vợ chồng ông ta xỉ vả, xỉa xói một thằng nhỏ đói quá, kêu phở ăn xong mới thú thực không đủ tiền trả. Ông ta đấm mặt nó máu mê đầm đìa, nắm tóc, lôi ra khỏi tiệm, đá đít thằng nhỏ ngã vập đầu trên vỉa hè. Trước sự bàng quan của khách hàng, cúi đầu ăn uống. Không nhìn thấy gì, không nghe gì, không nói gì là nhân sinh quan của dân tộc này.

motngay2

Ảnh minh họa

Nhưng ông chủ quán không giỡn chơi, ông ta trở lại với một tô phở nóng, thơm ngào ngạt, đặt trên một cái đĩa, rất sang. Rau xanh, ớt đỏ, Y không tưởng tượng nổi người ta có thể trình bày tô phở đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Bình thường, ông chủ quán quẳng một tô phở nước dùng đục ngầu, lổn ngổn những thịt, những mỡ, những bánh phở, trên vành bát còn ấn dấu tay đen thui, đầy mỡ của bà chủ, ông chủ. Như người ta ấn dấu tay làm giấy tờ.

Trong góc cuối tiệm ăn, vài người châu đầu, mắt dán vào màn ảnh TV, coi ông Nguyễn Phú Trọng.

Ông Trọng tuyên bố qua nụ cười nhân hậu, nhưng cương nghị của một lãnh tụ lớn : Để toàn dân góp phần vào việc xây dựng lại đất nước, chống ngoại xâm, đảng cộng sản tuyên bố tự giải tán. Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia dân chủ đích thực. Ông Trọng nói đất nước là đất nước chung, không phải của một đảng phái nào cả. Bắt trên chín chục triệu người đi theo một đảng mafia là dẫn dận tộc vào tử địa.

motngay3

Ông Trọng nói đất nước là đất nước chung, không phải của một đảng phái nào cả.

Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần thị Nga vừa được trả tự do, vòng hoa quành cổ, vui vẻ trả lời phỏng vấn trước sự reo hò, hoan nghênh của dân chúng hai bên đường. Bộ trưởng nội vụ nói, tay quàng vai Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Văn Đài : Tôi hãnh diện đứng bên cạnh các anh chị. Các anh chị là lương tâm của dân tộc này.

Trên một đài khác, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố cống hiến 95% gia sản khổng lồ của gia đình vào việc chung.

Ông nói : Giống như Bill Gates, Warren Buffet, tôi nghĩ 5% gia sản của mình cũng đủ sống. Phần còn lại xã hội đã cho, tôi trả lại cho xã hội. Quốc gia đang khó khăn, mỗi người phải ghé lưng đóng góp.

Một chủ tịch xã nói : Tôi sẽ mở cửa căn biệt thự 15 phòng, xây được nhờ nuôi heo thối móng tay, lao động và tiết kiệm, cho đồng bào không nhà cửa có nơi trú ngụ.

Một lãnh tụ tối cao tuyên bố sẽ bán ngôi nhà mạ vàng, bàn ghế bằng vàng để xây trường học. Ông nói lãnh tụ không thể nhẫn tâm ngồi ngự trên ghế vàng trong khi giáo chức lãnh lương chết đói, học sinh đu dây, lội suối tới những trường học giột nát.

Một đại gia, không giấu được sự xúc động, đem bán đấu giá chiếc xe Mercedes mới và một trong những biệt thự nguy nga ở Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, lấy tiền mở một quán cơm miễn phí cho người nghèo, cho trẻ em đói, theo kiểu "Restos du Cœur "của Tây. Ông nói sống xa xỉ giữa cái biển nghèo đói là một điều đáng hổ thẹn, nhưng có gì đáng hãnh diện, vênh váo như ông vẫn sống cho tới hôm nay. Nghĩ lại, ông ta thấy mình trơ trẽn, thô bỉ.

Một cán bộ cao cấp nói, hai mắt ươn ướt : "Trước đây, nhiều đồng bào, vì yêu thương người của Đảng, đã tự hiến nhà cửa, vườn ruộng. Tôi đã bàn với vợ con : chúng tôi xin trả lại tất cả cho nhân dân. Chúng tôi sẽ ống thanh đạm, lấy việc phục vụ dân làm vui".

Kiến trúc sư Khánh Casa sẽ dành những ngày còn lại và gia sản để tranh đấu cho bình đẳng nam nữ, cho nhân phẩm phụ nữ. Ông nói một dân tộc đốn mạt là một dân tộc trong đó người hành hạ người, đàn ông đánh đập đàn bà. Khánh Casa trước đây đã nổi tiếng vì tát tai, đập mặt một nữ nhân viên bán hàng không làm ông hài lòng.

Tại Đồng Tâm, cán bộ, công an cởi trần giúp dân dựng nh, dọn vườn trong không khí của một ngày hội. Không khí của những ngày kháng chiến chống Pháp ngày xưa.

Tin tức các nơi về dồn dập.

Ban quản lý các BOT cho hay đã gỡ các trạm thâu tiền mãi lộ. Thông cáo nói : chúng tôi đã thâu quá số tiền đã bỏ ra kinh doanh, ngày nay đường xá là của dân, của nước.

Người ta biến những trạm thu tiền thành những trạm phân phát đồ giải khát, sách báo cho người lái xe. Đó là những thư viện bỏ túi, người ta đến lấy những cuốn sách người khác tặng, và để lại những cuốn mình đã đọc. Trao đổi kiến thức, gởi nhau những bài thơ, những cái đẹp, những giấc mơ.

Hãng Formosa bị đóng cửa, những người liên hệ các cấp sẽ bị đưa ra xét xử.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức sau khi đã thành khẩn xin lỗi nạn nhân thuốc giả. Các nạn nhân thuốc giả sẽ được nhà nước lo chu đáo. Dân chúng thỉnh cầu bà bộ trưởng ở lại, nhưng bà Tiến nhất dịnh từ chức. "Phục vụ dân phải có tinh thần trách nhiệm, bà nói. Chúng ta sẽ để lại cho lớp trẻ bài học gì, nếu chúng ta trốn tránh trách nhiệm ?".

Hàng hóa độc hại của Tàu bị dân tẩy chay, nhà nước tịch thu, chất như núi ngoài đường, đốt không kịp. Nông dân hân hoan, hết phải đổ xuống sông những hoa quả, rau trái đã đổ mồ hôi sản xuất. Một nông dân nói : sống được bằng ruộng đất, chúng tôi sẽ hết lòng giữ đất. Người Tàu dù tiền rừng, bạc biển cũng không tới đây mua đưọc.

Thủ tướng chính phủ ra đón những chuyến bay đầu tiên tới các nước láng giềng chở về nước phụ nữ Việt bi gởi đi bán dâm. Chính phủ sẽ lo việc huấn nghệ, kiếm công ăn việc làm cho họ. Thủ tướng nói đi tới nước nào cũng thấy đàn bà Việt Nam bán thân để sống là một cái tát vào mặt một dân tộc còn đôi chút tự trọng.

Bộ nội vụ cho hay vừa mở một cơ sở mới, gọi là "Đồ Lượm Được", theo khuôn mẫu "Objets Trouvés" của Tây Mỹ, để thiên hạ mang tới những thứ lỉnh kỉnh, tiền bạc lượm được ngoài đường.

Mới mở cửa, người ta đã xếp hàng dài, mang tới một núi những iPhone, máy hình, máy quay phim, ví tiền. Trong ba tháng, sở hữu chủ có thể tới lấy, nếu không tiền bạc, vật dụng sẽ trao cho những hội đoàn từ thiện mọc ra như nấm ở mỗi góc đường.

Người ta không khỏi nghĩ đến chuyện xẩy ra ở Nhật. Một ông triệu phú vô danh Nhật, nghĩ đã hưởng thụ đủ, muốn có một thú vui khác : tạo thú vui cho người khác. Mỗi ngày, ông ta đặt một phong bì ở một nơi công cộng, tiệm ăn, rạp hát, trên xe đò, xe lửa. Trong mỗi phong bì một số tiền lớn và một câu nhắn : "Hãy thực hiện chuyện bạn vẫn mong muốn ; chúc bạn một ngày vui". Nhiều người mang những phong bì tới nộp cảnh sát, trao tiền cho những văn phòng giữ đồ lượm được.

Tại một công viên, y thấy một nhóm đàn ông ngồi đan áo, cười đùa như vỡ chợ. Đó là những công an, đan áo giúp nạn nhân bão lụt. Một anh nói : bây giờ dân không bị cướp đất, cướp nhà nữa, không còn bạo loạn. Thiên hạ cũng chẳng còn ai ẩu đả nhau. Đạp lên người khác không còn là một thú vui. Trộm cướp không còn. Công an, cảnh sát ngồi chơi cũng chán, phải bày chuyện làm. Có chuyện gì ý nghĩa hơn là giúp đồng bào thiếu may mắn hơn mình ? Chúng tôi khám phá ra mình đan áo không thua gì phụ nữ.

Trong một góc khác ở công viên, những đám học sinh, sinh viên tụ tập, chuẩn bị di cứu lụt miền Trung, cười đùa như vỡ chợ. Những tiệm quần áo H&M, Mango, Gap ngồi vêu chờ khách.

Ngoài biển, Trung Quốc gỡ các dàn khoan và rút khỏi Trường Sa, Hoàng Sa. Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam khuyến cáo Bắc Kinh : toàn dân Việt Nam đoàn kết. Rất khó, nếu không nói không thể, thôn tính một dân tộc đoàn kết, một lòng giữ nước. Cái giá phải trả sẽ rất đắt. Cách hay nhất là đối xử với họ như một quốc gia độc lập, một dân tộc có tư cách, đáng kính trọng. Từ nay, không thể tiếp tục đối xử chính quyền Việt Nam như tôi tớ, phải coi họ như những người có liêm sỉ.

Nguyên bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh tuyên bố bổn phận của quân đội là giữ nước, không phải làm ăn, buôn bán, xây khách sạn, khai thác siêu thị. Ông nói từ nay quân đội sẽ đổ tới giọt máu cuối cùng để giữ từng thước đất của ông cha để lại.

Trước đây, ông Thanh nói "tôi thấy lo lắng lắm, không biết ta tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ tới người già đều có khuynh hướng ghét Trung Quốc. Ai tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó rất nguy hiểm cho dân tộc".

Hôm nay, ông ta không thấy "cái đó" nguy hiểm, trái lại, là cái may mắn, cái hy vọng cuối cùng của dân tộc. Cũng chính ông ta (bộ trưởng quốc phòng !) đã tuyên bố : "quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các mặt đang phát triển tốt đẹp. Chỉ có… vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông", nhưng đó là hôm qua, là chuyện quá khứ.

Quốc hội triệu tập phiên họp khẩn cấp để xét lại những thỏa ước về biên giới, lãnh thổ, những giao kèo bán đảo, bán rừng, thuê đất ký kết với người Trung Hoa. Được dân ca ngợi, bà chủ tịch quốc hội khiêm nhượng trả lời : chúng tôi chỉ làm bổn phận của những người đại diện dân. Lúc nào chúng tôi cũng tự hỏi những người dân cử đã làm gì cho đất nước ?

Khắp nơi, từ Nam ra Bắc, thiên hạ tràn ra đường như trẩy hội. Những thiếu nữ thướt tha trong áo dài muôn mầu bên cạnh những đàn "trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường.

Y ra khỏi tiệm ăn, bụng no, đầu óc thảnh thơi... Y thấy yêu mọi người, muốn ôm hôn bà chủ quán hôi mùi mỡ bò, nước mắm. Nghĩ tới tựa một cuốn sách trước đây không hiểu tại sao bị đốt : "Ở một nơi ai cũng yêu nhau".

Trên lề đường, một bà cụ già muốn qua bên kia nhưng không sao qua được. Mỗi lần đặt chân xuống đường, một biển xe gắn máy tràn tới, như những con quái vật chồm tới, nuốt sống bà già. Y lại gần, nói :

- Để con giúp bác.

Y nắm tay bà già tóc bạc phơ. Cái biển xe gắn máy ngưng lại, ngoan ngoãn nhường cho hai người,một già một trẻ, ung dung qua đường. Người ta có cảm tưởng ở Tokyo giờ tan sở, hàng triệu người ra đường nhưng không ai chen lấn, cãi vã, giành giựt.

Bà già móm mém cám ơn, móm mém hỏi :

- Con là Việt kiều về thăm nhà hả ?

Y nói không phải, và hỏi tại sao. Bà già nói bởi vì ngày nay người trong nước đã quên lễ độ, quên kính trọng người già cả, quên giúp đỡ người khác, quên tử tế, chỉ biết chụp dựt.

Y cười : bác lầm rồi, bác thấy không ?

Bà già cũng cười, nhe hàm răng chỉ còn hai vợ chồng cái răng cửa : "lần đầu, bác thấy vui khi biết mình lầm".

Về nhà, y tưởng lạc vào nhà người khác. Thay vì quần áo, rác rưởi ngổn ngang, một căn phòng gọn ghẽ, ngăn nắp. Và những bình hoa rực rỡ những mầu sắc. Y có lúc đã quên những bông hoa, đã quên tất cả những gì không nhậu được. Cô vợ nói hoa của bà hàng xóm tặng.

- Tưởng bà ấy thù ghét mình sau vụ chửi nhau vì mất gà năm ngoái, ai ngờ bà ấy dễ thương quá.

Y ân hận, nghĩ có lần đã muốn mua thuốc bả chó, lẻn vào trộn vại gạo bà ta để trong bếp :

- Bà ấy vui là phải, cô vợ nói tiếp. Hôm nay đi khám bệnh, không biết có tới lượt mình không, hay lại chờ suốt buổi rồi mang bệnh về. Đã bán sạch đồ đạc trong nhà, nhưng tiền bạc không bằng cái móng chân thiên hạ. Y tá nó cũng không thèm tiếp, nói gì tới bác sĩ. Ai ngờ ai cũng tử tế, tiếp đón niềm nở, khám bịnh tận tình. Đưa tiền, ông bác sĩ cười : đây là nhà thương công, nhà thương của dân, do dân đóng thuế, tiền bạc gì. Cô y tá cũng nhất định từ chối : bác giữ tiền, lo chuyện ăn uống cho đầy đủ, bệnh tật mà thiếu bổ dưỡng là hại lắm.

Y nói thảo nào bà ấy tử tế với mình, nghĩ tới một câu không biết nghe ở đâu nhưng vẫn nghĩ là rởm : hãy tử tế với mọi người, mọi người sẽ tử tế với bạn, cuộc đời sẽ dễ chịu hơn. Xã hội sẽ đáng sống hơn.

Y mở la de, phưỡn bụng coi TV. Ông bộ trưởng giáo dục tuyên bố từ nay trường học sẽ không dạy tư tưởng Hồ Chí Minh nữa. Ông nói dân tộc ta đã trưởng thành. Mỗi người có thể tự suy nghĩ, không cần Bác nghĩ giùm, cái gì cũng phải hỏi bác. Ông nói không thể tưởng tượng một dân tộc 92 triệu người, chỉ có một người suy nghĩ, chỉ có một người có quyền suy nghĩ. Anh nào nghĩ khác là đi ngồi tù, hay bị một đám côn đồ xúm lại đánh hôi, thân tàn ma dại. Sức mạnh của một dân tộc là chất xám. Tiêu diệt chất xám, bỏ tù sự thông minh, giam cầm óc sáng tạo, có dân tộc nào nào đần độn, quái dị đến thế ?

Y đang thú vị với bài diễn văn của ông bộ trưởng thì bị bà vợ đánh thức dậy.

Người đàn bà mặt mũi cằn cỗi như một trái táo khô, cằn nhằn :

- Đéo mẹ, sướng quá nhỉ, nằm ngủ thẳng cẳng, mơ cái gì, hết cười lại vỗ tay như thằng điên. Không dậy đi đong gạo thì tối nay ăn cám à ? (1).

Paris, tháng 9/2017

Từ Thức

(1) Tôi viết bài này, sau khi nghe một ông bạn tâm sự, giữa hai ly rượu đỏ : "tôi mong dân mình được sống như thiên hạ, dù chỉ một ngày".

Published in Diễn đàn