Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 18 décembre 2023 16:44

Tương lai lại tự chui vào rọ !

Nguyễn Phú Trọng hớn hở nhất trí với Tập Cận Bình "xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc" !

Nội dung chiến lược đưa Việt Nam vào cái lồng Trung Quốc của Tập Cận Bình

Biết được tâm lí và tính khí của Nguyễn Phú Trọng, đối với kẻ dưới quyền thì ép cho được để cho mình vào "trường hợp đặc biệt" loại đối thủ để độc quyền giữ ghế Tổng bí thư suốt ba nhiệm kì bất chấp Điều lệ đảng. Còn vối với các thủ lãnh bên ngoài thì Nguyễn Phú Trọng lại thích được chiều chuộng như con nít, muốn được họ xoa đầu để ông Trọng tự ca, tự sướng và ra oai với đàn em "mình phải như thế nào người ta mới tiếp mình chứ !". Chính vì thế, sau khi đổ bể các vụ tham nhũng có hệ thống cực kì vô lương tâm từ các quan đỏ trong Bộ chính trị, Trung ương đảng tới Chính phủ, Quốc hội trong vụ Việt Á và "Chuyến bay giải cứu", nhưng Nguyễn Phú Trọng cầm đầu Đảng và Trưởng ban Chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng, tiêu cực lại nhắm mắt kí Quyết định số 264/QĐ-CTN (10/3/2021) "Tặng Huân chương lao động hạng ba cho công ti Việt Á có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các công tác phòng, chống dịch Covid-19" [1].

Vì thế khi vụ tham nhũng bùng ra, Nguyễn Phú Trọng lại trốn trách nhiệm nên đã nổ ra tranh cãi, đấu đá rất gay gắt ngay giữa các phe ngay trong Trung ương, khiến ông Trọng từ cuối 2022 đã phải triệu tập 4 Hội nghị trung ương bất thường và 4 lần họp Quốc hội bất thường để hạ Chủ (Chủ tịch nước) và trảm Tướng (2 Phó Thủ tướng và một số cán bộ cao cấp) để cứu cái ghế Tổng bí thư đang bị lung lay.

Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón cấp Nhà nước Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 12/12/2023. Ảnh : TTXVN

Hiểu được tâm trạng và các khó khăn này của ông Trọng nên khi ấy cuối tháng 10 (30/10 – 1/11/2022) Tập Cận Bình vừa mới tái bầu làm Tổng bí thư tại Đại hội 20 đã mời Nguyễn Phú Trọng sang được vinh dự làm khách đầu tiên sang chào Tập Cận Bình – tự mệnh danh là hạt nhân lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc - và được tặng Huân chương Quốc tế để chờ cơ hội thuận tiện lôi kéo Nguyễn Phú Trọng vào khuôn mẫu để Việt Nam nằm trong tầm kiểm soát của Trung Quốc hơn nữa ([1]). Họ Tập rất đa nghi lại nuôi tham vọng đế quốc lớn, muốn lập trật tự thế giới mới trong dịp Trung Quốc kỉ niệm một thế kỉ (1949-2049) tái phục hưng với mục tiêu là khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc sẽ là mẫu mực chung của thế giới !

Trong chiến lược này, sau khi nuốt chửng Hồng Kông vài năm về trước, nay họ Tập tính tới thôn tính Đài Loan bằng vũ lực và tiếp đến là biến Biển Đông thành cái ao của Trung Quốc và các nước Đông Dương Việt-Miên-Lào thành khu vực ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện của Trung Quốc, như các nước cộng sản Đông Âu dưới thời Liên Xô đây hơn 30 năm.

Không nên để bị lạc hướng tranh cãi về các cụm từ họ dùng, mà cần phải tỉnh táo đọc và phân tích rành mạch để nắm vững nội dung thực sự họ muốn đạt tới và nhất là nắm vững họ sẽ thực hiện sách lược liên kết với nhau trong thực tế sẽ như thế nào.

Quả thực trong diễn văn của Tập Cận Bình chiều 12/12/2023 tại cuộc họp chung với Nguyễn Phú Trọng "xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam" ([2]). Nhưng trong Thông báo chung ngày 13/12 sau chuyến thăm, họ Tập lại sử dụng cụm từ "hai bên nhất trí "xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc" ([3]). Trước chuyến thăm, bài viết của Tập Cận Bình đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đàng, nước và Nhân dân Việt Nam, cũng dùng từ này ([4]).

Tuy có một số những cách diễn tả khác nhau ở đoạn này hay đoạn khác, nhưng cả hai văn bản chính thức này đều có những điểm chunq lớn bao trùm tất cả những đồng thuận chung của hai tác giả Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng nhằm công khai đẩy mạnh thêm tiến trình để tới một thời điểm thích hợp sẽ nhất thể hóa hai đảng, hai nhà nước để trở thành một "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc.

Tiến trình này được Tập Cận Bình nói rõ trong cuộc hội đàm với Nguyễn Phú Trọng ngày 12/12 và liệt kê chi tiết trong Thông báo chung bao gồm các lãnh vực, thứ tự các bước đi và cách triển khai thực hiện. Cộng đồng tương lai Trung Quốc-Việt Nam được đẩy mạnh trên các lãnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục và kinh tế.

Câu hỏi quan trọng nhất cần nêu ra ở đây là : Ai hay cơ quan nào đứng ra lãnh đạo chỉ huy thúc đẩy "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc" này ?

Tập Cận Bình đã trả lời : "Hai Đảng Trung Quốc và Việt Nam đều kiên trì và phát triển chủ nghĩa Mác, đều kiên định bất di bất dịch đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, đều lãnh đạo nước mình xây dựng chủ nghĩa xã hội, càng nên nắm bắt ý nghĩa chiến lược đặc biệt của quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, thúc đẩy vững chắc việc xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam từ độ cao làm lớn mạnh lực lượng xã hội chủ nghĩa trên thế giới và đảm bảo sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mỗi nước đi vững đi xa".

Ai chỉ huy trực tiếp lãnh vực quan trọng nhất là chính trị ? Tập Cận Bình nói rõ không úp mở : Đó là những người cầm đầu hai Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam : "Về mặt chính trị, cần phải đi đúng hướng. Phải kiên trì dẫn dắt chiến lược cấp cao" ([5]). Trong Tuyên bố chung, hai bên đã xác định rõ lãnh đạo cao nhất của hai Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam : "Hai bên đồng ý kiên trì định hướng chính trị của lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, nhìn nhận và phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ tầm cao chiến lược và tầm nhìn lâu dài" ([6]).

Và họ thực hiện thường xuyên liên tục qua nhiều kênh khác nhau :

"Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hơn nữa giao lưu mật thiết giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng" ([7]).

Về an ninh-quốc phòng, quân đội và công an hai nước bảo vệ độc quyền cho hai Đảng cộng sản trong việc liên kết hai chế độ độc tài với nhau như thế nào ?

"Về mặt an ninh, cần phải làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau. Phải đặt việc bảo vệ an ninh chính trị quốc gia lên vị trí hàng đầu, bảo đảm lá cờ đỏ của chủ nghĩa xã hội không đổi màu, dốc hết sức để phòng ngừa, hóa giải và ngăn chặn các rủi ro an ninh chính trị khác nhau …" ([8]).

"Hai bên đồng ý thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bước vào giai đoạn mới với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng-an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn, chung tay thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới phát triển" ([9]).

Sự liên kết không chỉ ở cấp Đảng mà còn ở cả Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận tổ quốc của hai nước : "Tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc" ([10]).

Hai chế độ độc tài hợp tác và kết hợp các hoạt động an ninh, quốc phòng qua nhiều cấp, nhiều kênh chặt chẽ, thậm chí cả mở các lớp huấn luyện đào tạo sĩ quan quân đội, công an các cấp giữa hai bên :

"Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa giao lưu cấp cao giữa quân đội hai nước" ([11]). "Đối thoại an ninh chiến lược ; thiết lập cơ chế Đối thoại cấp Thứ trưởng về An ninh chính trị và Đường dây nóng giữa Bộ Công an hai nước. Tăng cường hợp tác giữa Bộ Công an của Việt Nam và cơ quan an ninh, thực thi pháp luật của Trung Quốc trong các lĩnh vực an ninh, tình báo, đặc biệt là đi sâu hợp tác về bảo vệ an ninh chính quyền và an ninh chế độ" ([12]).

Trong kế hoạch "Xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc", hai bên còn dành ưu tiên hợp tác chặt chẽ trong lãnh vực tài chính, tiền tệ giữa hai nước, trước hết là Ngân hàng quốc gia của hai nước để kiểm soát tiền bạc đồng tiền của hai nước :

"Tài chính, tiền tệ : Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và giữa các cơ quan giám sát, quản lý tài chính của hai nước" ([13]). Đây là chủ đích "đồng tiền liền khúc ruột" của Tập Cận Bình để đưa Việt Nam vào tầm kiểm soát của Trung Quốc..

Không những thế, trong Tuyên bố chung họ đã liệt kê chi tiết các lãnh vực hợp tác trong đầu tư, thương mại, hợp tác khai thác trên Biển Đông… Trong đó họ vẫn lập lại những điều hoàn toàn không có về những lời hứa của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh qua bao nhiêu thời kì, như "Bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh cần kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực" ([14]) và tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng như luật pháp quốc tế ! (Xem phần sau)

Hậu quả như thế nào cho tương lai Việt Nam ?

Nói tóm lại, nhân sự đứng đầu hai Đảng cộng sản Trung Quốc-Việt Nam tăng cường hợp tác với nhau để thực hiện sứ mạng chính trị chung là chế độ chính trị theo mô hình Marx-Lenin. Trong đó có tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh để bảo vệ chế độ cộng sản ở hai nước, chống lại và đàn áp các tư tưởng tiến bộ của các tổ chức dân chủ. Đồng thời mở rộng hợp tác kinh tế, tài chính, giáo dục, văn hóa của hai bên để ngày càng cột chặt lại với nhau.

Đứng về mặt phân tích chiến lược trên đây của Tập Cận Bình thì đây cách tìm cách nắm được cái đầu của Đảng cộng sản Việt Nam -từ nhân sự tới tư tưởng, ý thức hệ-, từ đó ra lệnh cho các bộ phận tay chân (quân đội, công an, tuyên giáo, ngân hàng nhà nước…) phải thi hành theo lệnh của cấp lãnh đạo đầu não trong các lãnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giáo, kinh tế, văn hóa… Từ đó họ sẽ kiểm soát được toàn bộ xã hội, không chỉ dạ dầy của nhân dân xuyên qua các lãnh vực kinh tế, tài chính ; đồng thời còn kiểm soát toàn bộ đời sống tinh thần văn hóa, giáo dục, tôn giáo trong xã hội hai nước Trung Quốc-Việt Nam !

Hãy tưởng tượng, một người bị lệ thuộc người khác mọi mặt, chỉ biết suy nghĩ theo, nói theo, làm theo người khác. Đấy là người thực, hay người nộm ?

Rõ ràng đây là sách lược cực kì nham hiểm để thực hiện tham vọng độc tài cho hai Đảng độc quyền thống trị mãi mãi tại Việt Nam và Trung Quốc. ! Tập Cận Bình-Nguyễn Phú Trọng nói đó là mục tiêu lâu dài của họ để thiết lập Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc hay Cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam !

Trong chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế khi hợp tác với nhau phải tính tới tương quan lực lượng của hai nước trong các lãnh vực này và ý đồ thực sự của người cầm đầu mỗi bên trong việc liên kết. Bên nào có thực lực lớn hơn, mạnh hơn và nham hiểm sẽ là người chủ động, ra lệnh, bên yếu hơn và ngờ nghệch chỉ nhận lệnh thi hành, làm đầy tớ. Điều này càng cực kì rõ ràng trong sự liên kết giữa các thế lực độc tài trên bình diện quốc tế. Chiến lược kết hợp kiểu trên, sẽ dẫn tới tương quan chủ-tớ giữa Mạc tư khoa và các nước cộng sản Đông Âu suốt trong thời kì sau Thế chiến thứ 2 tới cuối tập niên 80. Tương quan liên kết này cũng rất rõ giữa Trung Quốc-Việt Nam trong nhiều thời kì trong chiến tranh Việt Nam và hiện nay.

Cho nên cần phải tỉnh táo, đừng có mơ mộng, ảo tưởng, phí thì giờ tranh cãi về từ ngữ bề ngoài do họ dựng lên để đánh lạc hướng theo dõi như Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc hay Cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam ! Thực ra Cộng đồng chia sẻ tương lai hay Cộng đồng chung vận mệnh có khác gì nhau hay không, đây chỉ là ý đồ thả mồi của Tập Cận Bình cho Nguyễn Phú Trọng trong kế hoạch hai bên vừa công bố, như đã trình bày rõ ở phần trên. Trong đó "tương lai" hay "vận mệnh" tươi sáng của Việt Nam trong cộng đồng liên kết với Trung Quốc dưới chế độ toàn trị của hai đảng cộng sản độc tài, nhưng Trung Quốc là người chỉ huy, cầm trịch !

Có lẽ thái độ nịnh hót Tập Cận Bình của Nguyễn Phú Trọng và tam trụ quá lộ liễu trong hai ngày họ Tập đến Hà Nội, cùng với những cuộc đón rước, tiếp đãi ồn ào, rất tốn kém để nghe Tập Cận Bình rót vào tai họ và nhân dân Việt Nam những lời đường mật về "Công đồng chia sẻ tương lai" hay "Cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam". Cho nên nhiều giới am tường và quan tâm cả trong Đảng lẫn ngoài xã hội rất lo ngại cho tương lai đất nước. Do ham danh, ngờ nghệch và sức khỏe ngày càng yếu, rất có thể Nguyễn Phú Trọng đã chui vào cái rọ của Tập Cận Bình giăng ra. Đc biệt mặc dù Ban Tuyên giáo cố tình cắt bỏ những hình ảnh tuyên truyền bất lợi, nhưng nhiều người đều thấy trong những buổi gặp họ Tập, mi bước đi ông Trọng đều phải khoèo tay Tập Cận Bình mới đi vng được. Qua đó họ Tập càng nắm vững nội tình triều đình đỏ của Đảng cộng sản Việt Nam đang rối loạn như thế nào, giữa lúc sức khỏe người cầm đầu càng yếu nhưng vẫn muốn ngồi lì, Đại hội 14 không còn xa ([15]).

Vì thế để trấn an trong phe cánh và tìm cách làm nhẹ bớt những nhượng bộ vô nguyên tắc của Nguyễn Phú Trọng, ngay ngày hôm sau ông Trọng đã phải giao Lê Hoài Trung, Trưởng ban đối ngoại và Bí thư trung ương -tức bí thư đặc biệt của ông Trọng trong lãnh vực đối ngoại- phải mở cuộc họp báo ngày 14/12 và giải thích, biện hộ nhắc lại những điều hoàn toàn không có trong thực tế giữa quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội, như :

"Hai Đảng, hai nước đã nhất trí rằng sự phát triển của quan hệ giữa hai nước dựa trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, các chuẩn mực của quan hệ quốc tế, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, kiên trì giải quyết bất đồng thông qua biện pháp hòa bình" ([16]).

Cả trong tranh chấp Biển Đông, Lê Hoài Trung cũng khẳng định những điều hoàn toàn không thực, không dám nói thực, nói thẳng thái độ ngang ngược và tiếp tục chiến thuật được đằng chân lân đằng đầu để biến Biển Đông thành cái hồ của Trung Quốc suốt nhiều thập kỉ qua, đặc biệt trong các năm gần đây :

"Trong vấn đề Biển Đông, các đồng chí lãnh đạo ta cũng nêu rất rõ quan điểm từ trước đến nay của Việt Nam. Đây là vấn đề mà chúng ta cũng nhận thấy trong thời gian vừa qua hợp tác song phương và đa phương ở trên Biển Đông cũng được phát triển, nhưng đồng thời vẫn còn những bất đồng do lịch sử để lại. Qua đó cũng khẳng định những quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam, khẳng định những nguyên tắc giải quyết mà thể hiện trong nhân thức chung giữa hai Đảng, hai nước và đặc biệt là dựa trên cơ sở của luật pháp quốc tế" ([17]) (xem phần sau).

Tổng kết lại, cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Phú Trọng-Tập Cận Bình tại Hà Nội trong hai ngày 12-13/12/2023, họ đã công bố chiến lược liên kết giữa lãnh đạo hai Đảng cộng sản Trung Quốc-Việt Nam với hi vọng là, với thời gian dưới chế độ độc tài bạo ngược theo khuôn mẫu Marx-Lenin, trước mắt họ sẽ có thể đè bẹp những tiếng nói đối lập ở mỗi nước và về lâu dài sẽ làm thui chột hi vọng và hướng đi của các giới trẻ, thanh niên, trí thức và chuyên viên ở Việt Nam. Ý định này Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình đã cùng nhau thi diễn trong cuộc gặp các giới trẻ Việt Nam vào chiều 13/12 trước khi Tập Cận Bình và phái đoàn về Trung Quốc ([18]).

Thực hiện sách lược xây dựng Cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc-Việt Nam trong khuôn khổ Marx-Lenin là cách họ Tập tìm cách từng bước mở rộng ở các nước Đông Nam Á về sau này. Đây là ý đồ muốn thực hiện giấc mơ lập một khối cộng sản thân Trung Quốc ở Châu Á giống như các nước cộng sản Đông Âu sau Thế chiến Thứ hai dưới sự thống soái của cộng sản Liên Xô !

Hiện nay Tập Cận Bình đang gặp gặp khó khăn ngay trong nội bộ cấp cao Đảng cộng sản Trung Quốc qua sự kiện hai bộ trưởng Quốc phòngNgoại giao bị cách chức rất bí hiểm, kinh tế Trung Quốc đang bị đình trệ trong nhiều ngành, không chỉ do hậu quả Covid-19 mà còn vì Hoa kì và các nước dân chủ phương Tây đã thấy rõ ý đồ mở rộng kinh tế, thương mại của Trung Quốc để gây áp lực, thao túng, can thiệp nội bộ các nước khác. Phương Tây đã không chỉ cảnh cáo Bắc Kinh mà còn giảm bớt các quan hệ thương mại, kinh tế với Trung Quốc.. Chính vì thế Tập Cận Bình cn phải tạo ra một thành công trong đối ngoại, để mong gây lại niềm tin trong Đảng cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc.. Đó là thâm ý chính của Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam được Nguyễn Phú Trọng và tam trụ hết sức trọng vọng và ca tụng !

****

Nếu là người lãnh đạo sáng suốt, có lương tâm và yêu nước thực sự thì phải biết cách để nhân dân tỉnh táo trước nguy cơ từ bên ngoài, không được phép ru ngủ dân, ngờ nghệch gọi thù là "bạn", đích thân đến cửa khẩu Hữu Nghị trồng "cây hữu nghị" ở biên giới Việt-Trung vài tháng trước để được Tập Cận Bình khen nhiều lần trong dịp thăm vừa qua !

Ông Trọng quên hay cố tình quên những sự kiện lịch sử, chính trị hiện đại giữa Trung Quốc-Việt Nam :

- Đầu thập niên 70 của thế kỉ trước giữa lúc chiến tranh Việt Nam tàn bạo nhất thì Mao đã bắt tay N-K với thủ đoạn cò hến tranh nhau ngư ông biển lợi, nhờ thế Trung Quốc đã nắm thượng phong nắm ghế thường trực với quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nhờ thế Trung Quốc nghiễm nhiên nắm quyền khuynh đảo trong các vấn đề quốc tế quan trọng (xem kì sau về sách lược của Nixon-Kissinger trong chiến tranh Việt Nam).

- Giữa lúc Đảng cộng sản Việt Nam miền Bắc dốc hết toàn bộ lực lượng quân sự tiến chiếm miền Nam thì Bắc Kinh liền vội chụp cơ hội tung tầu chiến chiếm đảo Hoàng sa của Việt Nam (khi ấy do Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát) đầu năm 1974 ([19]).

- Đặng Tiểu Bình đã mở cuộc Chiến tranh biên giới tàn bạo 1979-1989 để "dạy các đồng chí Việt Nam một bài học" và ủng hộ chế độ Pol Pot chống lại Việt Nam. Kết quả là hàng trăm ngàn binh lính của quân đội nhân dân Việt Nam bị sa lầy trong chiến tranh ở Kampuchia trong suốt 10 năm, lại còn bị Hoa Kì và các nước phương Tây phong tỏa kinh tế, ngoại giao ([20]).

- Hoảng sợ trước Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu tan rã nên đầu tháng 9/1990 Nguyễn Văn Linh, ĐMười, Phạm Văn Đồng đã phải thân hành sang Thành đô gặp Tổng bí thư Giang Trạch Dân tại Kim Ngưu tân quán xin làm thân phận con trâu vàng ! Theo lệnh của Bắc kinh phải khép lại quá khứ, từ đó không được phép tổ chức các lễ kỉ niệm hàng năm những chiến sĩ và nhân dân đã hi sinh cuộc chiến tranh xâm lấn này của Trung Quốc ([21]).

- Đầu tháng 5/2014 chính Tập Cận Bình cho hàng chục tầu chiến và phi cơ hộ tống giàn khoan khổng lồ HD 981 có trọng tải 31.000 t, cao 5 tầng (137,8m) tiến sâu xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí của Việt Nam ! Tại Hội nghị Trung ương 9 (8-14/5/2014) và Quốc hội họp khi đó Nguyễn Phú Trọng đã không dám đến để thảo luận. Lễ Hai bà Trưng năm đó (23/8/2014) với chủ đề "Phụ nữ Việt Nam phát huy truyền thống Hai Bà Trưng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước" cũng bị cấm với lí do rất lạ lùng "do có việc đột xuất". Nhân dân ở Hà Nội và Sài Gòn và nhiều thành phố đã biểu tình phản đối đòi phải rút giàn khoan, một số hãng Trung Quốc ở Việt Nam bị công nhân đập phá, đặc biệt Formosa Hà Tĩnh. Trước sau Tập Cận Bình cũng không thèm xin lỗi, Nguyễn Phú Trọng vận động sang gặp nhưng bị Tập Cận Bình từ chối, cuối cùng phải cử Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh gặp Tập Cận Bình đọc "bức thư miệng" của Nguyễn Phú Trọng xin lỗi việc công nhân đập phá và để mấy ngàn công nhân Trung Quốc trở lại Việt Nam làm việc. Mãi tới ngày 10/7 Thượng viện Hoa Kì đã ra Nghị quyết đòi Tập Cận Bình phải rút giàn khoan và đoàn hộ tống về Trung Quốc và kết án những hành động cưỡng bức của Trung Quốc", nên ngày 15/7/2014 Tập Cận Bình mới cho rút giàn khoan HD 981 ([22]).

- Việc Tập Cận Bình trực tiếp ra lệnh cho giàn khoan khổng lồ HD 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên hai tháng rưỡi vào năm trước chưa lắng xuống, Nguyễn Phú Trọng đã mời Tập Cận Bình sang thuyết giảng cho 500 đại biểu Quốc hội ở Hà Nội ngày 6/11/2015 phải vảnh tai nghe họ Tập nói là "Người Hán không có cái "Gen" xâm lấn các dân tộc khác" và phải tin vào "lòng tốt" của Bắc kinh : "Tín giả, giao hữu chi bản (lòng tin là cái căn bản để xây dựng tình bạn) (T.II, 151 ff). Nghĩa là họ Tập phủ nhận lịch sử ngàn năm Trung Quốc nhiều lần xâm chiếm và đô hộ Việt Nam ! Nhưng ngày hôm sau tại Singapore Tập Cận Bình đã tuyên bố công khai : "Hãy để tôi nói rõ, những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa" và ông còn đe dọa :"Chính quyền Trung Quốc có nhiệm vụ phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chính đáng của Trung Quốc" ([23]).

- Cho tới nay Bắc Kinh vẫn phủ nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế La Haye (Den Haag) 12/7/ 2016, không công nhận các yêu sách về biển đảo và đường lưỡi bò trên Biển Đông của Trung Quốc... Chng những thế mới đây Tập Cận Bình còn cho công khai công bố "bản đồ mới" bổ túc cho "đường lưỡi bò trên Biển Đông" ([24]) !

Tất cả những tuyên bố và hành động trên của Tập Cận Bình không chỉ một lần mà được lập lại thường xuyên. Nó thể hiện tính khí lòng dạ rất xấu của Tập Cận Bình ngay cả với những người ông gọi là "bạn", trong đó có Nguyễn Phú Trọng. Tục ngữ có câu, chọn bạn mà chơi. Tâm địa đen tối của họ Tập đã quá rõ, cả thế giới biết, nhưng ông Trọng trước sau trước mặt họ Tập chỉ biết quỳ phục !

Chính vì thế, Tập Cận Bình coi thường những người như Nguyễn Phú Trọng. Chả thế trong các họp chung và các Thông báo chung giữa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng bao giờ cũng có những lời th thốt để ru ngủ kẻ khờ khạo như : Hai bên không được làm căng thẳng tình hình Biển Đông, hai bên không được quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và tôn trọng công pháp quốc tế… Hay những khẩu hiệu "bốn tốt", "16 chữ vàng" trong quan hệ giữa hai đảng hai nước.

Nhưng các dẫn chứng ở trên cho thấy, tình hình thực tế về tranh chấp Biển Đông đều xuất phát từ phía Trung Quốc.. Ý đồ của Tập Cận Bình cũng như các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc. trước sau vẫn là tìm các cơ hội, thời điểm thích hợp để ép chế, kể cả đàn áp và xâm lấn Việt Nam để biến Việt Nam thành khu vực ảnh hưởng trực tiếp dưới quyền của Bắc kinh.

Nay trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua Tập Cận Bình đã tiến thêm một bước trên mục tiêu thực hiện ý đồ này dưới một tiêu ngữ mới "Xây dựng Cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc – Việt Nam" hay "Xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc. Việc này đã được Nguyễn Phú Trọng nhất trí với Tập Cận Bình.

Ông Trọng có thấy rằng, hiểu rằng, đây là cách ông đưa Việt Nam chui vào rọ độc tài của Trung Quốc để Tập Cận Bình thực hiện tham vọng đế quốc của mình trong thế kỉ này !

Nguyễn Phú Trọng vẫn cao ngạo dạy bảo cấp dưới là "đừng tưởng đỏ là chín" ! Nhưng vì thích danh vọng hão nên chuyến mời Tập Cận Bình vừa qua chứng minh rằng, ông Trọng đã tự chui đầu vào cái rọ của Tập Cận Bình. Như vậy rất rõ ràng, ông Trọng đang cản trở và phá hoại tương lai Việt Nam, chống lại nhân dân và làm ô nhục Đảng !

Âu Dương Thệ

(18/12/2023)

 

Ghi chú :

[1]. Thủ đoạn hạ Chủ trảm Tướng (Âu Dương Thệ) – Thông Luận (thongluan-rdp.org)

[2]. https://youtu.be/J4bvCiBz6SE

[3]. Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình hội đàm với Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (cri.cn)

[4]. Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược (baochinhphu.vn).

[5]. Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình về quan hệ Việt - Trung (vov.vn)

[6]. Như 3

[7]. Như 4

[8]. Như 4

[9]. Như 3

[10]. Như 4

[11]. Như 4

[12]. Như 4

[13]. Như 4

[14]. Như 4

[15]. Như 4 ()

[16]. Tập Cận Bình : Chuyến công du Việt Nam là ‘đỉnh cao thành công’ (voatiengviet.com) (Video)

[17]. Lê Hoài Trung, Dấu ấn lịch sử trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc - Báo Công an Nhân dân điện tử (cand.com.vn)

[18]. Như 17

[19] . Tuổi trẻ on MSN · 3d Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc ở Cuộc gặp Nhân sỹ hữu nghị TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Cuộc gặp gỡ Nhân sỹ Hữu nghị và Thế hệ Trẻ Việt Nam-Trung Quốc. (bing.com)

Tuổi Trẻ on MSN · 3d Toàn văn phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc gặp nhân sĩ Việt - Trung Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết ông đặc biệt xúc động gặp lại các nhân sĩ, trí thức, cán bộ … (bing.com)

[20]. Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Wikipedia tiếng Việt

[21]. Cùng tác giả, Die politische Entwicklung in Gesamt vietnam 1975 bis 1982 : Anpruch und Wirklichkeit, Tuduv Studie 1987, Die Intervention in Kambodscha und der Grenzkrieg mit China, tr. 148-154 (Die politische Entwicklung in Gesamtvietnam 1975 bis 1982 : … (bing.com)

[22]. Cùng tác giả : Việt Nam "Đổi mới" ? ! Hay : Treo đầu dê, bán thịt chó ! Tập I (lulu.com), Tập I, Chương 3, Hội nghị Thành Đô – Cầu hòa với Bắc kinh ở thế "Kim Ngưu" !, tr. 80-87.

[23]. Như 22, Tập II, Chương 7, IV. HD 981 gây đảo lộn tình hình và lộ trình của cánh giáo điều Nguyễn Phú Trọng, tr. 49-66.

[24]. Như trên, Tập II, Chương 8, III. Tập Cận Bình nói tại Quốc hội của Cộng sản Việt Nam : Trung quốc "không có "Gen" xâm chiếm nước khác, tr. 151-155.

[25]. Như trên, Tập II, Những điều nên nhớ, nên tránh và nên làm : 4. Ngoại giao mù quáng đưa tới tàn phá nội lực và lệ thuộc bên ngoài. Không được lấy mộng làm thực, tr. 289-294.

 

Published in Diễn đàn

Tập Cận Bình, người ở độ tuổi 64 nhưng đã thiết lập quyền lực tối cao mình ở đất nước hơn 1 tỷ dân qua việc : xóa bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ dành cho Chủ tịch.

tong1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt binh danh dự tại Hà Nội.

Ông Tập từng nhiều lần tuyên bố sẽ lãnh đạo Trung Quốc - một cường quốc lớn thứ 2 về kinh tế và là một trong những quốc gia có lực lượng quân sự lớn. Và nếu ông duy trì sự cố kết quyền lực, ông sẽ giống như V.Putin, ngồi trên ngai vàng quyền lực 10-20 năm, hoặc có thể lâu hơn thế nữa.

Quan trọng của một nền độc tài quyền lực chính là, lộ trình phát triển, nguyên tắc phát triển sẽ phần lớn phụ thuộc vào một cá nhân. Nhưng điều tuyệt vời của thế giới phẳng hiện nay là, thực tiễn khắc nghiệt của đời sống và sự phát triển đang chứng minh : khi anh ngồi trên ghế quá lâu, anh sẽ đổ đốn.

Sự đổ đốn có thể khiến cho đất nước từng cường quốc châu Phi như Zimbabwe thực hành 'cân kg tiền' để mua trứng hay thậm chí, biến một quốc gia 'giàu nứt đổ vách' như Venezuela trở thành một quốc gia mà nhân dân phải móc bọc rác để tìm thức ăn.

Trung Quốc cũng vậy, từng có những đại cách mạng về văn hóa lẫn nhảy vọt để lại hàng triệu người chết và ly tán về tinh thần.

Tất nhiên, người dân Trung Quốc sẽ không im lặng, bởi đất nước của họ không thể để bị nhào nặn bởi tham vọng quyền lực của một vài người mà họ biết rằng, nó sẽ đưa vào con đường thiên đường tối tăm.

Vấn đề là, dù có cố gắng thống nhất đến mấy trong nội bộ đảng cộng sản, thì khi quyền lực về tay một người, đến một lúc nó sẽ xuất hiện nứt vỡ.

Theo trang Theguardian ngày 4.8 cho biết, Tập đã bị phê bình gián tiếp trên báo chí, tên của ông dần ít xuất hiện trên tờ Nhân Dân, các chân dung cũng dần được gỡ xuống ; nhưng tin đồn về việc đảo chính ở Bắc Kinh bắt đầu xuất hiện. Những chuyển biến nhỏ này không giúp 'đảo chính' được Tập nhưng lại làm mờ quyền lực của ông.

Giới trí thức tự do Trung Quốc là một trong nhóm đối tượng đả phá kịch liệt nhất sự độc tôn quyền lực, và họ cũng đã có thư ngỏ về điều này. Và khi họ chỉ trích, họ sẽ bị bắt, như trường hợp Giáo sư Tôn Văn Quảng (Sun Wenguang), 84 tuổi gần đây.

Sở dĩ phải diễn giải dài dòng về Tập và những chuyển động chính tại Trung Quốc vì tại vùng đất phía Nam, có một quốc gia cũng có những ý nghĩ tương tự.

Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng cộng sảnVN, người từng được không ít nhà chính trị đánh giá là khù khờ - dễ bảo từ thời điểm làm Bí thư thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc Hội và gần nửa nhiệm kỳ của Tổng bí thư. Trong giai đoạn mà ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ đưa bàn tay chi phối các ngóc ngách của bộ máy chính trị, không ai nghĩ về một Nguyễn Phú Trọng với tuổi đã cao lại bắt đầu ngồi dậy và hình thành quyền lực dường như là tuyệt đối.

Dư luận nhìn về ông Nguyễn Phú Trọng với ánh mắt dè dặt khi ông tiến hành các động thái khôi phục lại sự 'lãnh đạo toàn diện' của Đảng từ Quân đội, công an (chính ủy), kinh tế (Ban kinh tế Trung ương) cho đến chính trị (Ủy ban Kiểm tra kỷ luật). Và rồi có sự bất ngờ và ngưỡng vọng khi ông tiến hành các hoạt động chống tham nhũng trong nội bộ cấp cao của các ban ngành.

Những con sâu to bự được lôi ra ánh sáng, và nhân dân hồ hởi về điều này, họ biết rằng, dưới thời ông Trọng, ông có vẻ làm tốt chống tham nhũng (một vấn đề quốc nạn) hơn ông Dũng và các vị tiền nhiệm trước. Có vẻ, ông Trọng cố gắng đưa đảng cộng sản trở về đúng với câu nói : đảng cộng sản là trí tuệ, danh dự của thời đại chúng ta ; Đảng là hiện thân của sự khôn ngoan, tinh hoa của dân tộc.

Nhưng điều gì làm nên những yếu tố có phần hoa mỹ đó, phải chăng là tập trung tối đa thu vén quyền lực thông qua người đứng đầu ? 

Không phải vậy, Việt Nam chưa bao giờ là Trung Quốc, ngay trong thời kỳ mà đảng cộng sản ngự trị tại miền Bắc, ngay cả ông Hồ - dù là một Chủ tịch đảng cộng sản, nhưng ông khác với Lenin, Stalin hay Mao Trạch Đông. Thanh trừng phe phái, tuyệt đối hóa quyền lực không hiện diện đậm nét bằng sự thỏa thuận. 

Tại sao phải lùi về quá khứ ? Vì thực tế cho thấy, sự ngưỡng mộ công cuộc chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đang chuyển hướng thành mong muốn ông ngồi vị trí lâu hơn, hay thậm chí tôn sùng ông như một lãnh tụ. Điều này về cơ bản không khác gì giai đoạn đầu của Tập.

Sự ngồi quá lâu hay độc tôn có thể không gây khó khăn gì trong chiến tranh, nhưng hòa bình hay thời kỳ hội nhập thì nó lại là một mối nguy hại. Cái thời kỳ ăn bobo và xin từng gram thịt dưới thời kỳ ông Lê Duẩn vẫn ám ảnh không ít người độ tuổi xế chiều.

Nhiều người không thích ông Trọng về sự 'cố thủ chủ nghĩa xã hội' của ông, nhưng họ không thể phớt lờ về thành quả chống tham nhũng hiện thời. Giới trí thức tự do cũng vậy, nhưng cạnh đó họ vẫn có một nỗi lo lớn về cái gọi là : sự thâu tóm quyền lực tuyệt đối. Họ không muốn một Lê Duẩn thời hiện đại, một Tập Cận Bình tại Việt Nam. Họ muốn chính trị là sự chia ba hơn là tập trung vô một - dù cho rằng, nó còn ít nhiều hình thức. 

Khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khen trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam, nhiều người nhạy cảm rùng mình khi nghĩ đến viễn cảnh học theo chính trị thu vén quyền lực như Tập Cận Bình, có chút gì đó hiện hữu tham vọng. 

Khi ông Tổng bí thư tuyên bố 'toàn người bất hảo' hay 'không để ai muốn nói gì thì nói', không ít người rùng mình vì tư duy ngôn luận chỉ có trong thời kỳ chiến tranh.

Do vậy, nhìn vào cuộc chiến chống tham nhũng ở ông Trọng là luôn trong tâm thế 'cẩn trọng'. Hoan nghênh kết quả, phê phán đường lối tôn sùng quyền lực. Vì lẽ đó mà khi có sự hoan nghênh ông Tổng Trọng đưa cả Trung tướng Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) ra ánh sáng vì bảo kê nạn cờ bạc, thì cũng đồng thời phê phán cả vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức.

Không thể im lặng trước biểu hiện thái quá của quyền lực tập trung, và càng không để hình thành một Tập Cận Bình tại Việt Nam bởi những hệ quả đau đớn từ sự 'độc tài quyền lực' vẫn đang biểu hiện sinh động trong quá khứ. 

Giới trí thức tự do, và cả những con người tự do đang nhìn từng quan điểm nhỏ của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hãy cảnh giác, nếu không độc tài sẽ trỗi dậy : hẳn đây là quan điểm của không ít người.

Ánh Liên

Nguồn : VNTB, 07/08/2018

Published in Diễn đàn
jeudi, 22 mars 2018 15:36

Cuộc truy tìm lươn lẹo

Không khó thấy rằng cả ông Tập Cận Bình lẫn ông Nguyễn Phú Trọng đã và đang khổ công tìm kiếm con đường riêng cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu bỏ qua ý đồ cá nhân và một tham vọng vĩ nhân, muốn làm nên lịch sử không chỉ với dân tộc mà của cả thế giới, thì mục tiêu trực tiếp mà hai nhân vật này tìm kiếm chỉ là một thủ đoạn duy trì quyền cầm quyền của đảng cộng sản.

tap1

Tập Cận Bình lẫn ông Nguyễn Phú Trọng đã và đang khổ công tìm kiếm con đường riêng cho Trung Quốc và Việt Nam

Quyền cầm quyền được lý giải bằng tính chính danh được thừa nhận công khai và toàn thể, cùng với sự hợp thức của thể chế hay mô thức của chế độ chính trị, mô hình độc đảng cầm quyền.

Nói một cách ngắn gọn, cả ông Tập lẫn ông Trọng đều đang tìm mọi cách để chứng minh rằng, đảng cộng sản trong mỗi nước này đều có chính nghĩa và xứng đáng ở vị trí cầm quyền, và thể thức cầm quyền của đảng cộng sản theo mô hình độc đảng lãnh đạo là mô hình không có gì khác và trái với các thể thức cầm quyền khác trên thế giới.

Đảng cộng sản, cũng như mọi đảng chính trị khác đều không thể trực tiếp cầm quyền, nghĩa là đảng không thể tự lập ra chính phủ, tự cho mình quyền cai trị, quyền quản lý, và nhất là quyền thu thuế để, trước hết, đảm bảo duy trì sự tồn tại của bộ máy cai trị, bộ máy chính phủ. Tất cả những quyền đó nếu không được thừa nhận bởi mọi thành phần trong xã hội, bao gồm mọi công đồng dân tộc khác nhau, mọi cộng đồng tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, mọi xu hướng tư tưởng và đảng phái chính trị khác nhau, mọi tổ chức dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội thuộc mọi tầng lớp khác nhau v.v. thì quyền lực đó không thể được gọi là quyền lực hoàn toàn, và vì vậy nó không có hiệu lự thực thi hoàn toàn.

Trong một nhà nước độc đảng, luật pháp quốc gia trùng khớp với điều luật nội bộ của đảng chỉ có thể có hiệu lực với những thành phần và các tổ chức của đảng, với số lượng đảng viên thông thường chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong dân số quốc gia. Nó ít nhiều bị vô hiệu bởi toàn phần còn lại, thường chiếm tới 90% cơ cấu xã hội.

Quyền lực không được thừa nhận dẫn tới hiệu lực và hiệu quả của chính sách. Đây chính là nguyên nhân gây nên sự phân rã của xã hội, một nguy cơ tiềm ẩn của ổn định, đe doạ vị trí cai trị của đảng cộng sản.

Các đảng cộng sản cầm quyền hiện nay trên thế giới đều nhận thức được điều đó. Vì vậy những đảng cộng sản này, một mặt, tìm mọi cách ẩn mình, che giấu tính cách không đại diện của mình trong tư cách thực thi quyền lực, một mặt khác, tìm mọi cách hợp thức hóa vị trí cầm quyền của mình, bằng cách chuyển từ uy lực trong đảng sang uy lực của chính quyền, về mặt thực tiễn, đó là sự chuyển hóa từ uy lực của chủ tịch đảng sang uy lực của chủ tịch nước, chuyển sự thừa nhận uy quyền của một bộ phận đảng viên sang sự thừa nhận của toàn thể rộng rãi mọi thành phần xã hội.

Đó là bản chất của việc thay đổi hiến pháp mà Tập Cận Bình vừa thực hiện sau Đại hội 19 và Quốc hội 13 ở Trung Quốc, bản chất của chủ trương nhất thể hóa hai hệ thống đảng và nhà nước mà ông Nguyễn Phú Trọng đặt thành nhiệm vụ tại Hội nghị trung ương 6/XII và đang âm thầm thực hiện ở Việt Nam.

Cuộc truy tìm rất công phu này, chắc chắn mất rất nhiều công sức nghiền ngẫm cả về mặt lý luận, tổ chức thực tiễn lẫn vận dụng mọi thủ đoạn chính trị, cho thấy mâu thuẫn không còn khả năng che đậy về tính chính danh quyền độc tôn cầm quyền của đảng cộng sản ở các quốc gia do đảng cộng sản cầm quyền hiện nay.

Ở những quốc gia này có một đặc điểm chung là đảng cộng sản nắm giữ tuyệt đối hai công cụ bạo lực công là Quân đội và Cảnh sát. Quân đội chống đảo chính và răn đe sự phân rã, cát cứ của phe cánh. Cảnh sát trấn áp mọi xu thế khác biệt của mọi thành phần xã hội.

Chỉ cần có hai đảng chính trị độc lập, có quyền cạnh tranh công khai và bình đẳng với nhau, lập tức Quân đội và Cảnh sát trở thành lực lượng phi chính trị, không thể là của riêng ai và không có nghĩa vụ bênh vực hay bảo vị bất cứ đảng phái nào. Cho nên chỉ cần đo mức độ phi chính trị của Quân đội và Cảnh sát, có thể đo lường tính chất và mức độ dân chủ hóa của bất cứ chế độ chính trị nào.

Trong cuộc truy tìm này, rõ ràng Tập Cận Bình đã đi trước ông Nguyễn Phú Trọng, vì từ nay, sau khi đồng nhất Điều lệ đảng với Hiến pháp, khi không bị giới hạn bởi nhiệm kỳ cho chức vụ Tổng Bí thư đảng, ông Tập Cận Bình là ứng viên đương nhiên cho vị trí chủ tịch nước, trong khi ở Việt Nam, ông Trọng trong vai tổng bí thư đảng không thể tự "phân công" mình làm chủ tịch nước. Lý do là ở Việt Nam, quy tắc từ lâu "đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" đã trở thành một thứ nguyên lý tiên đề không bàn cãi. "Đảng lãnh đạo Chính phủ, không làm thay Chính phủ" đã buộc ông Tổng bí thư phải đứng ngoài, mặc dù đứng trên Chính phủ, đứng trên Nhà nước.

Nhưng Nguyên thủ quốc gia là ai ? Hiến pháp không thể quy định thủ lĩnh một đảng chính trị là nguyên thủ quốc gia. Nhưng ở Việt Nam, vị nguyên thủ quốc gia này, tức là chủ tịch nước, là một người do Bộ chính trị phân công, thường chỉ là nhân vật có uy lực thứ ba hay thứ tư trong thứ tự thang bậc của đảng, thậm chí là chỗ để giải quyết uy tín nôị bộ cho một ủy viên quan trọng nhưng thất sủng, giống như một nơi "ngồi chơi" trước khi bị nghỉ hẳn.

Một nhân vật như vậy có thể mặc nhiên đại diện chủ quyền quốc gia trong đối ngoại ?

Ông tổng bí thư đảng trong thể chế đảng độc quyền, thực chất là người cao nhất trong thang bậc quyền lực, là nguyên thủ quốc gia theo nghĩa người quyết định cuối cùng. Nhưng hệ thống này không tương đồng với thể chế phổ cập trên thế giới, đặc biệt với thế giới dân chủ tự do đa đảng.

tap2

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội ngày 12/11/2017

Trong nghi lễ ngoại giao với thế giới, ông Trọng không phải là nguyên thủ quốc gia, vì ông chỉ được đảng viên trong đảng của ông bầu làm Tổng bí thư, không biết gì về việc ông có được toàn bộ cử tri cả nước bỏ phiếu cho ông không, vì vậy, ông không đại diện, dù trên danh nghĩa, cho quyền lợi quốc gia.

Ở các quốc gia đa nguyên chính trị, ứng viên tranh cử tổng thống thông thường phải qua cuộc bầu chọn trong nội bộ đảng. Người thắng cử trong cuộc bầu chọn này đương nhiên là người cao nhất trong đảng. Khi trúng cử tổng thống, họ cùng lúc là chủ tịch đảng của họ và Tổng thống của toàn dân.

Nhưng khi phải đón tiếp ông Trọng trong một cuộc thăm viếng ngoại giao, ông Tổng thống này không thể nhân danh chủ tịch đảng của ông để tiếp một ông Tổng bí thư một đảng khác, nhưng lại cũng không thể lấy tư cách tổng thống một quốc gia để tiếp tổng bí thư của một đảng chính trị. Đó là sự khập khiễng trong nghi thức, làm đau đầu hệ thống quyền lực tại Việt Nam, làm lộ ra cái bản chất không chính danh của đảng cộng sản.

Nhất thể hóa đang dọn đường cho việc tạo ra một ứng viên đương nhiên của tổng bí thư đảng cho chức vụ chủ tịch nước. Tập Cận Bình đã dọn đường trước cho nhiệm kỳ sau năm 2023, nhưng ở Việt Nam, ông Trọng có thể được bộ chính trị giới thiệu ra ứng cử chủ tịch vào ngay lúc này.

Vấn đề là phải làm thế nào để ông Chủ tịch nước hiện nay, đột nhiên không thể đảm nhiệm được vị trí chủ tịch nước nữa, vì lý do "sức khoẻ" chẳng hạn. Ông Trần Đại Quang dính đến rất nhiều vụ bê bối trong suốt thời gian 5 năm thứ trưởng, 5 năm bộ trưởng Bộ công an dưới triều đại tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng. Quốc hội phải tổ chức Hội nghị bất thường để bầu.

Nếu không có một sự cố bất khả kháng như vậy xảy ra, thì phải đợi tới Quốc hội 15 để bỏ phiếu cho Tổng bí thư trúng cử Chủ tịch nước.

Trong khi chỉ cần làm những gì thế giới làm, trả tự do về cho tự do, hai ông Tập và Trọng phải cất công tìm cách che chắn chuyện khuất tất. Quả thực là một cuộc truy tìm không dễ dàng và có vẻ đầy mưu ma chước quỷ.

Có thể nhất thể hóa dễ dàng mà không phải thủ đoạn quá lắt léo. Đó là bầu chủ tịch nước trước bằng bầu cử tự do và phổ thông đầu phiếu. Người trúng cử chủ tịch nước tự động là tổng bí thư đảng không cần qua đại hội đảng, vì "đảng từ nhân dân mà ra và đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích dủa dân tộc".

Cầu trời để ông Nguyễn Phú Trọng đủ sức khoẻ ở tuổi 74 để không quá thiếu minh mẫn, khi dấn thân cho một nhiệm kỳ 5 năm nữa.

Paris, 22/03/2018

Bùi Quang Vơm

Published in Quan điểm