Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Những ngày này, khi phong trào biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc, nạn sử dụng bạo lực quá đà trong một số nhân viên cảnh sát ở nước Mỹ sau cái chết của người đàn ông đa đen George Floyd dưới tay viên cảnh sát da trắng Derek Chauvin ngày 25/5 đã biến thành bạo loạn ở một số nơi, đồng thời phong trào cũng lan rộng ra một số quốc gia khác, khiến cho báo chí truyền thông khắp nơi chú mục vào chuyện này, chúng ta có cảm giác thế giới chẳng mấy ai còn nhớ đến số phận của Hong Kong nữa.

hongkong0

Đối với người Hong Kong, lần tranh đấu này mang ý nghĩa sinh tử vì cái vòng kim cô của Bắc Kinh ngày càng siết chặt và với Hong Kong, thế là hết.

Trước đó, ngày 28/5 Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật An ninh Quốc gia Hong Kong với số phiếu thuận gần như tuyệt đối.

Luật an ninh Hồng Kông nhằm ngăn cấm "các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố hoặc âm mưu với các thế lực bên ngoài can thiệp vào Hong Kong", ngăn cấm luôn các hành vi "đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia". Luật này cũng sẽ cho phép các cơ quan trực thuộc Bắc Kinh thiết lập cơ sở tại Hồng Kông.

Tâm trạng của người Hong Kong

Người Hong Kong hiểu rất rõ đây là sự kết thúc của mô hình "một quốc gia hai chế độ" mà Bắc Kinh từng cam kết khi Hong Kong được Anh giao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Chính vì vậy ngay trước ngày 28/5 và mấy ngày sau đó, đã có hàng ngàn người trẻ Hong Kong xuống đường biểu tình phản đối.

Thế giới lại nhìn thấy tuổi trẻ Hong Kong bất khuất, hiên ngang, quyết không sợ chết để bảo vệ hai chữ "tự do" mà các thế hệ đi trước từng được thụ hưởng, và vì tương lai của Hong Kong. Đối với người Hong Kong, lần tranh đấu này mang ý nghĩa sinh tử vì cái vòng kim cô của Bắc Kinh ngày càng siết chặt và với Hong Kong, thế là hết.

Chúng ta lại nhìn thấy những hình ảnh cảnh sát Hong Kong phun hơi cay, bắt bớ, đàn áp, song có vẻ mạnh tay hơn so với trước kia, chỉ trong ngày đầu tiên 27/5, 360 người đã bị bắt. Những hình ảnh về cuộc đấu tranh của người trẻ Hong Kong lại tràn ngập trên mạng xã hội, đặc biệt là người Việt, vốn đã có cảm tình với cuộc đấu tranh của tuổi trẻ Hong Kong từ phong trào dù vàng năm 2014 cho tới nay, và cũng vì chung một mối căm ghét đối với chế độ độc tài Trung Quốc.

Những phản ứng ban đầu của thế giới

Nhiều quốc gia tự do dân chủ trên thế giới đã bày tỏ sự lo ngại về tình hình Hong Kong. Ngày 28/5 ngoại trưởng các nước Anh, Úc, Canada và Hoa Kỳ đã ra thông báo chung kêu gọi chính phủ Trung Quốc hợp tác với chính phủ Hong Kong và người dân Hong Kong để tìm một giải pháp được hai bên chấp nhận, tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc theo Tuyên bố chung Trung-Anh đã nộp Liên Hiệp Quốc.

Trước đó, ngay trước cả khi Bắc Kinh thông qua Luật An Ninh Quốc gia Hong Kong, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã báo cáo với Quốc hội rằng "Hong Kong không còn đủ tự trị đối với Trung Quốc căn cứ theo các dữ kiện thực tế". Và điều đó mở đường cho ngày 30/5, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho chính quyền của ông bắt đầu tiến trình bãi bỏ quy chế đặc biệt của Mỹ dành cho Hong Kong, theo đạo luật chính sách Hoa Kỳ-Hồng Kông năm 1992, và vấn tiếp tục sau khi Hong Kong được giao trả về cho Trung Quốc.

Sau một ngày chứng kiến người Hong Kong bị đàn áp dữ dội, bà Thái Anh Văn, ngày 28.5 Tổng thống Đài Loan đăng trên Twitter cá nhân rằng bà đã yêu cầu nhân viên điều hành lập kế hoạch hành động hỗ trợ nhân đạo cho các công dân Hong Kong trong đó đưa ra các kế hoạch rõ ràng, đầy đủ về nơi cư trú, vị trí, việc làm và cuộc sống của họ ở Đài Loan càng sớm càng tốt. Bà cũng khẳng định mọi cam kết hỗ trợ người dân Hong Kong của Đài Loan sẽ không bao giờ thay đổi.

Ngoại trưởng Anh ngày 28/5 tuyên bố Anh sẽ nâng quyền lợi cho người Hong Kong sở hữu hộ chiếu hải ngoại (BNO), mở đường cho việc xin nhập tịch Anh, nếu Trung Quốc không từ bỏ dự luật an ninh quốc gia mới.

Nhưng đối với người Hong Kong, liệu họ có sung sướng gì khi phải nghĩ đến biện pháp bỏ nước ra đi, làm dân lưu vong, như hàng triệu ngưởi miền Nam Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ ? Không, họ chắc chắn khao khát ở lại, đấu tranh cho tương lai của Hong Kong và thà chết còn hơn.

Câu hỏi là những ngày tới liệu các nước có thể làm được gì hơn ? Một số biện pháp trả đũa về kinh tế có thể sẽ được các nước cân nhắc tiến hành, nhưng còn những gì mạnh hơn nữa, e rằng khó có thể.

Bởi Trung Quốc bây giờ không phải là Trung Quốc trước đây, của thời kỳ Thiên An Môn để thế giới dễ dàng cấm vận và khiến nền kinh tế của Trung Quốc lao đao. Trung Quốc bây giờ mạnh hơn, nhiều tiền hơn và có mối quan hệ làm ăn khắp thế giới đủ khiến cho bất cứ sự trừng phạt nào đối với nước này cũng sẽ làm cho chính nước áp lệnh trừng phạt và các nước khác bị ảnh hưởng.

Thế giới bây giờ cũng đã khác. Nước Mỹ đưới thời Trump đang dần dần rút lui khỏi vai trò lãnh đạo khối tự do, quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh lâu đời cũng lỏng lẻo hơn.

Riêng đối với nước Mỹ, bất chấp sự căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ-Trung thời gian gần đây, Mỹ khó có nhiều lá bài để trừng phạt Trung Quốc về vụ Hong Kong. Nếu Mỹ bỏ những quy chế ưu đãi đặc biệt cho Hong Kong, thì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến cả ngàn công ty Hoa Kỳ, đặc biệt là gần như mọi công ty tài chính lớn, đang hoạt động tại Hong Kong, cho đến thương mại song phương giữa Hong Kong và Hoa Kỳ. Về lâu về dài thì bị thiệt thòi nhất lại chính là Hong Kong và người Hong Kong, khi lãnh thổ này không còn là một vùng đất riêng biệt đối với đại lục, một trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, mà sẽ trở thành một thành phố loại trung bình của Trung Quốc.

Trung Quốc và những chiến lược đường dài

Cho đến bây giờ, không biết Mỹ và thế giới đã kịp nhận ra Trung Quốc là một đối thủ có tầm nhìn xa, tham vọng lớn và biết cách tính toán từng bước đi trên bàn cờ chính trị thế giới ?

Năm 1997, khi Hong Kong được Anh giao trả lại cho Trung quốc, đây quả là một món quà quý báu cho Bắc Kinh. Trung Quốc cần Hong Kong, nhờ nhiều thập kỷ có một nền kinh tế mở và một chế độ pháp trị, để học hỏi về cung cách, hệ thống làm ăn, Hong Kong là cầu nối để Trung Quốc thu hút đầu tư ngoại quốc, là cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra thế giới…Nhưng sau 23 năm, Bắc Kinh đã kịp chuẩn bị những trung tâm kinh tế-tài chính mới như Thượng Hải, Thẩm Quyến và nếu Hong Kong có mất đi vị thế của mình, thì sự mất mát ấy cũng không phải quá nặng nề với Bắc Kinh như trước nữa.

Với tham vọng vươn lên vị thế cường quốc hàng đầu, thậm chí thay thế Mỹ trong tương lai, các thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc nối tiếp nhau thực hiện con đường đã vạch sẵn, và bây giờ với Tập Cận Bình, việc có thể tại vị cho tới chết cho phép họ Tập có thể ung dung hoạch định chiến lược đường dài cho Trung Quốc. Ngược lại, chính sách đối nội-đối ngoại của mỗi đời Tổng thống Hoa Kỳ đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi giới hạn nhiệm kỳ, sức ép từ lá phiếu bầu cử, chưa kể có những trường hợp Tổng thống kế vị đảo ngược hầu hết mọi chính sách của người tiền nhiệm, điều mà Trump đã và đang làm đối với Obama. Cho nên việc Hoa Kỳ có thể rắn đến đâu với Trung Quốc trong vụ Hong Kong còn tùy.

Dẫu sao, số phận Hong Kong coi như đã xong. Nếu nước Mỹ không học được bài học, nhanh chóng đoàn kết trong nước, đoàn kết với các đồng minh, từ bỏ chính sách America First, lấy lại uy tín, sức mạnh mềm, vai trò lãnh đạo trên thế giới của mình và nhanh chóng xoay trục về Châu Á thì chỉ 5 năm nữa thôi là Tàu kiểm soát toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, vươn tay tới Đài Loan và Việt Nam cũng nên coi chừng !

Người Việt nhìn vào Hong Kong, Đài Loan để thấy gì ?

Cùng là những dân tộc có mối ác cảm nặng nề và sự cảnh giác cao đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, người Việt nhìn vào người Hong Kong, người Đài Loan và thấy gì ? Đó là tự do phải do chính mình tạo dựng nên (như người Đài Loan) và số phận của Hong Kong là thêm một lời nhắc nhở về bản chất không bao giờ thay đổi của Bắc Kinh.

Không trông chờ vào ai, vận mệnh của Việt Nam chỉ có thể được giải quyết bằng chính người Việt Nam. Không tin cậy cũng không dính líu quá sâu với Trung Quốc. Cả thế giới hiện nay đang dần nhận ra bản chất dối trá, phi nhân cùng sự lợi bất cập hại khi quan hệ làm ăn với Bắc Kinh, ngay cả người Hong Kong, người Đài Loan còn không muốn "trở về" với đại lục, hà cớ gì Việt Nam lại cứ tiếp tục tự nguyện chui đầu vào cái vòng kim cô của Bắc Kinh, không những thế lại còn tiếp tục mở rộng cửa rước Trung Quốc vào qua hình thức khu kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Kiên Giang (Phú Quốc) mới đây ?

"Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh" (Si vis pacem, para bellum, câu tục ngữ tiếng Latin ấy vẫn chưa hề cũ).

Song Chi

Nguồn : RFA, 04/06/2020 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn
mercredi, 26 juin 2019 14:51

Cái ác hợp pháp

Trong một tweet của Hoàng Chí Phong gần đây, anh gửi lên một tấm ảnh về lực lượng trấn áp mặc áo đen, có chỉ dấu riêng. Đây là lực lượng bị nhiều người Hồng Kông thắc mắc vì đó là những người đánh đập người biểu tình tháng 6/2019, hết sức tàn bạo. Đánh đến mức mà cảnh sát áo xanh quen thuộc của Hồng Kông phải chạy đến can.

hongkong1

Hình chụp trên Twitter của Joshua Wong cho thấy đội quân đàn áp người biểu tình Hong Kong - Courtesy of Twitter Joshua Wong

Tấm ảnh trên twitter của Hoàng Chí Phong, cho thấy nhân vật trấn áp nở nụ cười khoái trá. Nó kỳ lạ và khác biệt với hàng trăm ngàn người biểu tình đang xao xuyến trước tương lai mơ hồ của họ.

"Loại người gì mà chĩa vũ khí vào dân chúng mà cười như vậy ?", Hoàng Chí Phong đặt một câu hỏi, có vẻ ngạc nhiên, và pha lẫn sự tức giận.

Nhưng câu hỏi đó, không phải chỉ người Hồng Kông biết, mà thậm chí những người Việt Nam cách một bờ đại dương, cũng biết. Nụ cười đó quen thuộc lắm. Nụ cười thỏa mãn của cái ác hợp pháp. Nụ cười có hình dáng con người, nhưng thật ra, đó là một giống loài khác.

Nụ cười đó, nhắc nhiều người Việt Nam nhớ những ngày tháng họ xuống đường đòi một môi trường trong lành, đòi một chính sách của lòng dân, đòi kẻ thù xâm chiếm quê hương phải biết rõ sự căm hờn đang dồn nén… thì cũng là lúc những lực lượng đàn áp cũng xuất hiện các nụ cười như vậy. Những kẻ cầm bộ đàm oai phong trong trận càn với quân thù, những nhân vật ngồi quan sát… họ có chung một nụ cười ấy, của cái ác hợp pháp.

hongkong2

Hình minh họa. Biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 6/2018 - Courtesy of FB

Ở công viên Tao Đàn, mùa hè năm 2018. Có những người rất trẻ, họ cũng cười như vậy và đánh đến nôn ra máu, đánh đến hôn mê những người có tuổi như chị, như mẹ, như anh của họ. Những trận đòn thay phiên và hả hê thú tính ấy, như muốn chứng minh rằng cái ác hợp pháp, hay cái ác mặc áo lý tưởng ấy chính là đỉnh cao của cách mạng.

Những người bạn trẻ ở Hồng Kông cũng góp bình luận của mình vào tweet của Hoàng Chí Phong bằng những đoạn video quay được các lực lượng lạ lùng ấy rượt đuổi, và khi bắt được một ai đó thì tất cả bu bám và đánh bằng dùi cui không hề thương xót. Ngăn cản một cuộc biểu tình có vẽ như là chuyện phụ, nhưng thỏa mãn thú tính, mới là chuyện chính.

Năm 2015, ông Nguyễn Văn Lía, một nguyên lão của đạo Hòa Hảo Thuần Túy khi đi dự lễ tưởng niệm thầy vắng mặt ở An Giang. Ông bị chận ở một ngã ba đường vắng. Nơi đó nhiều đệ tử của Hòa Hảo đi dự lễ đã bị đánh và nằm quằn quại trên đường. Viên công an chỉ huy nói ông phải quay lại, nếu không sẽ bị đánh như vậy. Thấy mình tuổi cao sức yếu, và cũng không thể vượt qua được hàng hàng lớp lớp công an hung hăng đó, ông Lía quay về, nhưng đi chưa được mười bước, chính viên công an đó đã xông lại đạp ông ngã chúi xuống mương lộ. Đạp xong, viên công an ấy cười.

Tháng 6 năm 2018, Chánh trị sự Hứa Phi, nguyên lão của Đạo Cao Đài Chơn Truyền ở Lâm Đồng, vào chiều tối khi nghe có người gõ cửa tìm, ông ra đón thì hơn chục người của nhà cầm quyền đạp cửa xông vào đánh đập ông đến bất tỉnh. Những người đó thay phiên lấy kéo, dao cạo… cắt râu và cắt tóc của ông, và cười.

Năm 2019, nhà báo tự do Thư Lê đột nhiên bị công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ khi cô đang ở Tây Ninh, vu khống cô vượt biên giới. Những công an viên vây quanh, tra vấn, cho lột đồ khám xét. Viên công an ở Đồng Nai cợt nhã ve vuốt cô, khi bị phản ứng trừng mắt đe dọa. Sau đó tài sản cá nhân của cô nhà báo tự do nghèo khó bị cướp sạch. Viên công an Đồng Nai khi rời khỏi phòng thẩm vấn, nhìn cô và cười.

Cũng như gương mặt cười của tay đặc vụ Trung Quốc được cử sang Hồng Kông để đánh đập, để vui niềm vui dã thú… những nụ cười ấy cũng xuất hiện ở Việt Nam. Và tất cả, chắc chắn đều phải có chung một cảm giác rất đặc biệt về cái ác hợp pháp. Họ - dù khác quê hương và tiếng nói, ắt cũng đều cảm thấy chung một sự khác biệt với con người.

Trong Animal Farm của George Orwell, những con heo nhỏ bị bắt đi. Được dạy và sống theo một lý tưởng mới, khi quay lại, chúng là sức mạnh và nụ cười của kẻ ác cầm quyền. Vẫn có hình dáng là heo, nhưng chúng đã là một thứ súc sanh khác.

Những cái ác hợp pháp vẫn xuất hiện ở Việt Nam, khắp nơi. Từ sau các chấn song nhà tù ở những vùng khắc nghiệt nhất, cho đến tiếng xua đuổi tại vườn rau Lộc Hưng, hay, hay tiếng máy xúc ở chùa Liên Trì. Trong câu chuyệ kể về vụ cướp đất của dân tại Thủ Thiêm, những người có nụ cười ấy cũng đã hỏi người dân rằng "muốn đất hay muốn mất mạng ?".

Sẽ rất vô nghĩa khi chúng ta bàn về luật pháp, nói về tòa án… hay nói về tương lai của một dân tộc, khi cái ác hợp pháp đang là điều hiển nhiên được hậu thuẫn từ nhà cầm quyền. Câu chuyện Hồng Kông là một ví dụ rõ - những lời kêu gọi yêu thương, chia sẻ và góp sức cho chính quyền xây dựng đất nước… sẽ luôn chỉ là phần biếm họa của sách giáo khoa lịch sử, về triều đại hợp pháp của cái ác.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 25/06/2019

Published in Diễn đàn

Một thành kiến về dân Hồng Kông : Họ chỉ lo làm ăn, họ không quan tâm đến chính trị.

Những người Trung Hoa này đã sống 99 năm trong chế độ thuộc địa Anh Quốc. Chưa thấy ai đổ máu đòi độc lập bao giờ. Được trả lại cho Trung Quốc, họ còn 50 năm chưa phải sống dưới chế độ độc tài. Đảng cộng sản Trung Quốc chấp nhận nguyên tắc "nhất quốc lưỡng chế", một quốc gia, hai thể chế khác nhau, cho tới năm 2047.

 

dan1

Một người biểu tình nhặt lựu đạn cay và ném trả cảnh sát. (Hình: Billy H.C. Kwok/Getty Images)

Nhưng Chủ nhật vừa qua, hơn nửa triệu người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình phản đối một dự luật về dẫn độ. Chính quyền bất chấp, sẽ cho nghị viện biểu quyết vào ngày thứ Tư. Ngày đó, mấy trăm ngàn người bỏ không coi cửa tiệm, ngưng công việc làm, nghỉ học, lại xuống đường bao vây tòa nhà lập pháp (LegCo), ngăn các nghị viên không vào họp được.

Bà Carrie Lam là vị "hành chánh trưởng quan" thứ tư từ năm 1997 khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc. Tuy xuất thân là một công chức trong chế độ thuộc địa từ năm 1980, bà Lâm Quách Nguyệt Nga (林鄭月娥, Lín-Zhèng Yuè’é) cương quyết bảo vệ dự luật dẫn độ vì đó là một sáng kiến của chính mình, và bà được Bắc Kinh hoan nghênh.

Nhưng tại sao dân Hồng Kông lại quyết tâm chống dự luật này như vậy ?

Bà Carrie Lam đưa ra dự luật dẫn độ vì một vụ án giết người ở Đài Loan năm ngoái. Một người Hồng Kông, Trần Đồng Giai (Chan Tong-kai, 陳同佳) đã giết cô bạn gái trong khi đang du lịch, rồi trốn về. Giữa Hồng Kông với Đài Loan không có hiệp ước dẫn độ, nên không thể đưa anh ta qua bên đó xử. Tòa án Hồng Kông lại không có thẩm quyền xử một tội phạm xảy ra ở nước khác. Để "bảo vệ tinh thần thượng tôn luật pháp", như bà Carrie Lam nói, bà đề nghị tu chính đạo luật về dẫn độ, cho phép từ nay chính quyền được dẫn độ các nghi can qua nước khác, dù hai bên không ký hiệp ước dẫn độ.

Dự luật này được áp dụng hồi tố, cho những vụ án trong quá khứ (như vụ Trần Đồng Giai), cho nên ảnh hưởng sẽ rất lớn. Người dân Hồng Kông lo sợ : Nếu chính quyền Trung Quốc, vin vào luật mới này, đòi dẫn độ những người mà họ coi là phạm pháp thì sao ?

Bao nhiêu nhà kinh doanh ở Hồng Kông đã làm ăn trong lục địa. Nếu Trung Quốc buộc họ vào tội hối lộ quan chức thì họ có bị dẫn độ hay không ? Ai làm ăn trong một nước cộng sản mà không hối lộ ? Doanh nhân Hồng Kông có thể bị các công ty trong lục địa khởi tố các tội như vậy, chỉ vì cạnh tranh. Các thương gia đều có thể bị áp lực, nhất là khi họ cũng làm ăn với Mỹ.

Các giáo hội Thiên Chúa Giáo cũng phản đối. Họ vẫn gửi Kinh Thánh vào phổ biến trong lục địa, một điều Trung Quốc vẫn cấm. Bao nhiêu di dân mới từ lục địa qua Hồng Kông tị nạn cũng lo sợ. Trung Quốc đã từng bắt cóc những người bán sách ở Hồng Kông, vì họ phổ biến sách viết về cuộc tàn sát Thiên An Môn.

Bà Carrie Lam đã sửa đổi một số điều trong dự luật để dân bớt lo. Thí dụ, trong danh sách các tội có thể bị dẫn độ bà đã xóa bớt nhiều thứ "tội" lên quan đến thương mại và các người chuyên nghiệp, để giới kinh doanh thôi chống đối.

Nhưng còn những người dân Hồng Kông khác thì sao ? Họ không thể nào yên tâm khi biết rằng dự luật này sẽ mở cửa cho chính quyền cộng sản Trung Quốc, khi nào họ muốn, có thể áp dụng pháp luật của họ trên dân cư Hồng Kông !

Từ năm 1997, do quy tắc "nhất quốc lưỡng chế", dân Hồng Kông vẫn sống với hệ thống luật của Anh Quốc. Người Anh để lại hệ thống tư pháp độc lập, bảo vệ quyền tự do cá nhân và giới hạn quyền hành quan chức. Tòa án Hồng Kông vẫn theo truyền thống Anh, được người dân kính trọng và tin tưởng. Ông Chris Patten, người Anh cầm đầu Hồng Kông sau cùng khi thương thuyết với Trung Quốc, nhận xét về cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật : "Cả Hồng Kông và Trung Quốc đều biết rằng phải có một ‘bức tường lửa’ ngăn cách hai hệ thống pháp luật".

Dự luật của bà Carrie Lam có thể phá vỡ bức tường lửa đó.

Bà Lam có thể không dụng tâm bắt dân theo luật lệ Trung Quốc. Bà đã thề không bao giờ phản bội người dân Hồng Kông, mắt rưng rưng muốn khóc. Nhưng dân Hồng Kông không bao giờ tin tưởng vào chính quyền Trung Quốc, họ còn khinh bỉ nữa ! Trong lúc nửa triệu người đi biểu tình buổi tối ngày Chủ nhật, nhiều người Hồng Kông vẫn đi coi trận đá banh với đội cầu Đài Loan. Khai mạc, ban nhạc cử hai bản quốc thiều, khi nghe thấy điệu quốc ca của Trung Quốc, cầu trường nổi lên những tiếng la ó chế nhạo !

Người dân Hồng Kông khinh rẻ chế độ độc tài cộng sản. Họ biết chắc chắn là tòa án trong lục địa chỉ là tay sai của đảng. Với dự luật dẫn độ mới, họ sợ sẽ mất hết những quyền tự do đã được tôn trọng từ thời thuộc địa.

Từ khi nhà Thanh nhường Hồng Kông cho Anh Quốc, năm 1897, dân Hồng Kông đã được sống trong một hệ thống luật pháp mới, thoát khỏi chế độ tham tàn, độc đoán của các quan chức Mãn Thanh. Cũng giống người Việt ở miền Nam là thuộc địa Pháp, từ giữa thế kỷ 19, đã được hưởng nhiều quyền tự do hơn đồng bào sống dưới chế độ vua quan nhà Nguyễn. Chỉ có ở Sài Gòn và Lục Tỉnh các nhà cách mạng như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu mới có quyền làm báo tố cáo quan lại tham nhũng, được chỉ trích cả chế độ thực dân Pháp; và Phan Châu Trinh mới có quyền diễn thuyết về chế độ dân chủ – trong khi cụ bị triều đình Huế kết án tử hình.

Hồng Kông đã là nơi nuôi dưởng những hạt giống tự do, không riêng cho người Trung Hoa mà cũng từng là nơi trú ẩn của những người Việt làm cách mạng, cộng sản cũng như quốc gia. Chế độ thuộc địa của người Anh đã tập cho dân Hồng Kông sống trong tinh thần thượng tôn pháp luật, những người cầm quyền cũng phải tuân theo luật lệ. Họ biết bất cứ người dân nào cũng có một số quyền tự do căn bản, chỉ còn thiếu quyền bỏ phiếu. Đó là một nơi có tự do dù còn thiếu dân chủ, nhưng vẫn sống dễ thở hơn những chế độ độc tài của nhà Thanh hay của Trung Quốc. Trong môi trường tự do và luật pháp công minh đó, kinh tế Hồng Kông đã phát triển hơn tất cả các vùng khác ở Á Đông, trừ nước Nhật. Chính vì vậy mà dân Hồng Kông quyết tâm bảo vệ quyền sống của họ.

Đây không phải là lần đầu tiên dân Hồng Kông cho thế giới thấy họ rất quan tâm đến chính trị khi quyền sống căn bản của họ bị xúc phạm. Năm 2003, sáu năm sau khi thuộc về tay Trung Quốc, dân Hồng Kông đã biểu tình lớn như lần này, hơn nửa triệu người, phản đối một dự luật về an ninh, vì nó đe dọa những quyền tự do dân sự. Sau đó, nghị viện lập pháp LegCo đã phải bỏ không đem ra bàn nữa. Năm năm mới đây, những cuộc biểu tình trong Phong Trào Che Dù (Umbrella Movement) đã lớn tiếng đòi tự do, dân chủ và công lý. Chàng thanh niên nổi bật trong cuộc vận động đó, Joshua Wong, hiện đang bị giam nên không có mặt trong các cuộc biểu tình mới. Nhưng các người đi biểu tình năm nay, phần lớn là thanh niên, thuộc rất nhiều nhóm dân khác nhau.

Người ta thường nghĩ dân Hồng Kông không quan tâm đến chính trị, điều này có một phần sự thật. Nhưng chính vì vậy những cuộc biểu tình, những năm 2003, 2014 và năm nay làm mọi người ngạc nhiên vì tính chất bột phát, bất ngờ. Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 cũng bột phát và bất ngờ như vậy. Phong Trào Đoàn Kết, Solidarnosc ở Ba Lan cũng bột phát, bất ngờ như vậy!

Nhiều người cũng cho rằng dân Việt Nam hiện nay chỉ lo làm ăn, không quan tâm đến chính trị. Tháng Sáu năm ngoái, người Việt Nam đã cho thấy thành kiến đó sai lầm. Người Việt đã biểu tình từ Bắc vào Nam phản đối dự luật đặc khu và luật an ninh mạng. Nhưng dân Việt Nam đâu có kém thông minh hơn dân Hồng Kông, đâu có thiếu dũng cảm nều so sánh với dân Hồng Kông? Những cuộc cách mạng lớn trong lịch sử thường bột phát và bất ngờ!

Ngô Nhân Dụng

Nguyễn Người Việt, 11/06/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc triệu tập các hãng công nghệ nước ngoài sau lệnh cấm Huawei (VOA, 09/06/2019)

Trung Quốc tuần trước đã triệu tập các công ty công nghệ tới để trao đổi sau quyết định cấm của Mỹ về việc bán công nghệ cho tập đoàn Huawei của Trung Quốc, hai nguồn thạo tin nói với Reuters hôm 9/6.

hongkong1

Nhân viên tại một gian hàng triển lãm của Huawei ở Thái Lan tháng trước.

Việc đưa Huawei vào danh sách đen đồng nghĩa với chuyện cấm các công ty của Mỹ cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho tập đoàn sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới, vì mối quan ngại về an ninh quốc gia của Washington.

Huawei đã bác bỏ cáo buộc nói rằng thiết bị của hãng gây ra mối đe dọa về an ninh.

Ngay sau đó, theo Reuters, Bắc Kinh thông báo rằng Trung Quốc sẽ công bố danh sách của nước này về các công ty nước ngoài "thiếu tin cậy". Trung Quốc cũng ám chỉ sẽ giới hạn việc cung cấp đất hiếm cho Mỹ.

Một nguồn tin tại tập đoàn phần mềm Microsoft của Mỹ nói rằng việc trao đổi với quan chức Trung Quốc không phải là một cảnh báo trực tiếp, nhưng họ đã được nói rõ rằng việc tuân thủ với lệnh cấm của Mỹ nhiều khả năng sẽ dẫn tới sự phức tạp thêm nữa đối với tất cả mọi bên.

Theo Reuters, Microsoft cũng được yêu cầu không có các bước đi vội vàng và thiếu cân nhắc trước khi hiểu rõ tình hình. Nguồn tin cũng nói rằng giọng điệu của phía Trung Quốc mang tính hòa giải.

Tờ New York Times đưa tin đầu tiên về cuộc gặp mà các công ty công nghệ lớn của nước ngoài bị cảnh báo về việc tuân thủ lệnh cấm của Mỹ về việc bán công nghệ của Hoa Kỳ cho các công ty Trung Quốc hoặc phải đối mặt với điều tờ báo này nói là các hệ quả thảm khốc.

*******************

Người Hong Kong tuần hành phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc (VOA, 09/06/2019)

Hàng trăm nghìn người hôm 9/6 đã đổ ra các đường phố ở Hong Kong trong nỗ lực cuối cùng nhằm phản đối một dự luật dẫn độ các nghi can sang Trung Quốc để đối mặt với việc bị xét xử.

hongkong2

Người biểu tình cầm dù vàng, biểu tượng của phong trào Chiếm Trung, hôm 9/6

Reuters đưa tin rằng đây là cuộc tuần hành lớn nhất ở Hong Kong trong vòng 15 năm qua và cảnh sát đã phải huy động hơn 2 nghìn nhân viên để xử lý cuộc phản đối dự kiến thu hút hơn nửa triệu người.

Hội đồng Lập pháp Hong Kong tuần trước đã bắt đầu các cuộc thảo luận về việc sửa đổi về dự luật. Theo Reuters, nó có thể được thông qua vào cuối tháng này.

Người biểu tình hô vang "không dẫn độ sang Trung Quốc, không có luật lệ xấu xa".

Trong khi đó, nhiều người cũng kêu gọi Trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.

Theo Reuters, những người phản đối dự luật lo ngại việc xói mòn thêm nữa các quyền của người dân và sự bảo vệ luật pháp tại trung tâm tài chính, vốn được bảo đảm theo thỏa thuận trao trả đặc khu từ Anh cho Trung Quốc năm 1997.

Một nhà hoạt động kỳ cựu và là cựu dân biểu Leung Kwok-hung nói rằng động thái của chính quyền sẽ khiến "người dân Hong Kong và các du khách tới Hong Kong sẽ bị mất đi quyền không bị trục xuất sang Trung Quốc đại lục".

"Họ sẽ phải đối mặt với một hệ thống pháp luật không công bằng ở đại lục", ông Leung nói.

****************

Hong Kong : Hàng vạn người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ (BBC, 09/06/2019)

Hàng chục ngàn người xuống đường ở Hong Kong hôm 9/6 để tạo áp lực buộc chính quyền hủy bỏ đạo luật dẫn độ cho phép nghi phạm được dẫn giải đến đại lục để đối mặt với phiên tòa.

hongkong3

Cuộc tuần hành hôm 9/6.

Hơn 2.000 cảnh sát được huy động để giữ trật tự cho sự kiện quy tụ hơn 500.000 người.

Theo Reuters, một ủy ban của các nhóm ủng hộ dân chủ ước tính đây có thể là cuộc biểu tình một ngày lớn nhất kể từ năm 2003, khi đông đảo người biểu tình buộc chính quyền phải từ bỏ luật siết chặt an ninh quốc gia.

hongkong4

Các sinh viên tự xích họ lại với nhau khi yêu cầu chính quyền hủy bỏ dự luật dẫn độ tại Hong Kong ngày 8/6

Cuộc biểu tình sẽ kết thúc tại Hội đồng Lập pháp, nơi các cuộc tranh luận bắt đầu vào hôm 12/6 để tiến hành sửa đổi các sắc lệnh về nghi phạm bỏ trốn. Dự luật dẫn độ dự kiến được thông qua vào cuối tháng này.

Sau nhiều tuần gia tăng sức ép của địa phương và quốc tế, cuộc biểu tình dự kiến ​​sẽ phản ánh phạm vi phản đối rộng rãi đối với dự luật. Nhiều người nói rằng họ chỉ đơn giản là không thể tin tưởng vào hệ thống tòa án hay bộ máy an ninh của đại lục.

Hệ thống pháp lý độc lập của Hong Kong được bảo đảm theo luật quản trị việc trung tâm tài chính này được Anh trao trả cho Trung Quốc 22 năm trước, và được các cộng đồng ngoại giao và kinh doanh xem là tài sản còn sót lại và chưa bị Bắc Kinh xâm phạm.

Mối lo ngại đã lan rộng từ các nhóm dân chủ và nhân quyền đến các học sinh trung học, các nhóm nhà thờ và các tổ chức truyền thông cũng như các luật sư của công ty và các doanh nhân vốn thường không muốn có mâu thuẫn với chính phủ.

Nhà lập pháp kỳ cựu của đảng Dân chủ James To nói với Reuters rằng ông tin rằng lượng người biểu tình đông đảo hôm 9/6 "có thể buộc chính quyền phải suy nghĩ lại một cách nghiêm túc về đạo luật và người dân cảm thấy đây là bước ngoặt đối với Hong Kong".

*****************

Dự kiến biểu tình lớn ở Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ với Trung Quốc (VOA, 09/06/2019)

Ít nhất na triu người Hong Kong d kiến s đ ra đường vào Ch nht đ biu tình đòi chính ph hy b mt đo lut dn đ được đ xut cho phép nghi phm được gi ti Trung Quc đ đưa ra xét x, nhng người t chc cuc tun hành nói.

hongkong5

Học sinh xing tay nhau biu tình đòi nhà chc trách bãi b lut dn đ được đ xut vi Trung Quc, Hong Kong, ngày 8 tháng 6, 2019.

Một y ban ca các nhóm ủng h dân ch nâng ước tính s người tham gia và hin đang d kiến mt cuc tp hp ln nht trong mt ngày k t năm 2003, khi mt s lượng người biu tình tương t buc chính ph phi t b lut an ninh quc gia nghiêm ngt hơn, Reuters đưa tin.

Cuộc tun hành s dng li ti Hi đng Lp pháp ca thành ph, nơi các cuc tranh lun s bt đu vào th Tư v nhng sa đi ln đi vi Sc lnh Đào phm. D lut dn đ theo lch trình s được thông qua vào cui tháng.

Sau nhiều tun vi sc ép đa phương và quc tế gia tăng, cuc biu tình d kiến s phn ánh phm vi phn đi rng ln đi vi d lut, vi nhiu người nói rng h ch đơn gin không tin tưởng h thng tòa án hay b máy an ninh ca Trung Quc.

Hệ thng pháp lí đc lp ca thành ph được bảo đm theo các lut qun tr vic Hong Kong được Anh trao li cho Trung Quc cai tr 22 năm trước, và được các cng đng kinh doanh và ngoi giao ca trung tâm tài chính này xem là tài sn vng mnh còn li ca nó chưa b Bc Kinh xâm phm, theo Reuters.

Mối lo ngi đã lan ra t các nhóm dân ch và nhân quyn ca thành ph đến các hc sinh cp hai, các nhóm tôn giáo và các t chc vn đng truyn thông cũng như các lut sư công ty và các nhân vt kinh doanh ng h gii chính thng đương quyn, mt s thường không thích mâu thuẫn vi chính ph.

Cuộc tun hành s khép li mt tun l đm màu sc chính tr cho thành ph, vi ước tính 180.000 người thp nến vào ngày th Ba đánh du 30 năm k t v đàn áp Qung trường Thiên An Môn và mt cuc biu tình hiếm hoi của các lut sư ca thành ph hôm th Năm.

Nó theo sau một cuc biu tình trước đó ca hơn 100.000 người vào cui tháng Năm.

Ngoại trưởng M Mike Pompeo và các ngoi trưởng Anh và Đc đã lên tiếng phn đi d lut, trong khi 11 đc s ca Liên minh Châu Âu đã gặp Trưởng quan Hành chính Hong Kong Carrie Lam đ chính thc phn đi.

Ngày thứ by, mt phát ngôn viên ca B Ngoi giao M nhc li lo ngi ca M.

"Hoa Kỳ đang theo dõi sát và lo ngại v nhng sa đi được đ xut ca chính ph Hong Kong đi vi luật này", bà nói. "S xói mòn liên tc khuôn kh ‘Mt quc gia, Hai chế đ’ đ ra nguy cơ cho tư cách đc bit lâu nay ca Hong Kong trong các s v quc tế".

Published in Quốc tế

Ngày 23/11/2018, tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan, đang ghé Hồng Kông, một lần nữa mời các quan chức Trung Quốc viếng thăm. Mục tiêu là để quảng bá cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương "mở và tự do" của Washington, không loại trừ quốc gia nào.

uss1

Tầu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan thăm Hồng Kông, ngày 21/11/2018. Reuters/Yuyang Wang

Theo South China Morning Post, chủ tọa của buổi tiếp tân tối 23/11 là tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Hồng Kông, ông Kurt Tong. Về phía khách mời có tham mưu trưởng lực lượng Trung Quốc đóng tại đặc khu, ông He Qimiao, một số sĩ quan và dân biểu địa phương.

Phát biểu trong cuộc gặp này, tổng lãnh sự Mỹ tại Hồng Kông nhấn mạnh là các nỗ lực về ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ và các đồng minh có mục tiêu duy trì tự do và ổn định tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, nền tảng của thương mại quốc tế. Tổng lãnh sự Mỹ Kurt Tong mô tả chiếc tàu sân bay - nơi diễn ra buổi tiếp tân - như là một minh chứng "cho cam kết mang tính lịch sử và liên tục của nước Mỹ với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương". Theo nhà nghiên cứu Wilson Chan Wai Shun, đại học Trung Văn Hồng Kông, tổng lãnh sự Mỹ đặc biệt lưu ý đến mối quan hệ gắn bó từ một thế kỷ nay của nước Mỹ với Hồng Kông, và Hồng Kông luôn nằm trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ.

Khác với lúc viếng thăm trước đó của tư lệnh Trung Quốc tại Hồng Kông hôm 20/11, chủ yếu để thể hiện uy lực của hàng không mẫu hạm Mỹ, đặc biệt là các màn diễn tập cất cánh và hạ cánh của phi cơ F-18, buổi tiếp tân tối 23/11 được mô tả là diễn ra "trong bầu không khí thân mật", nơi giới chức quân sự và dân sự hai bên gặp gỡ giao lưu. Washington muốn cho thấy mặc dù quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng, Hoa Kỳ vẫn để ngỏ cánh cửa với Bắc Kinh.

Trọng Thành

Published in Châu Á
vendredi, 18 août 2017 16:23

"Hồng Kông đang bị đe dọa"

Bất chấp đối diện tù đày, nhà tranh đấu cho dân chủ Joshua Wong vẫn nói "Hồng Kông đang bị đe dọa"

Khi các anh chị đọc bài phỏng vấn dưới đây, cũng là lúc nhà tranh đấu trẻ Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) đã bị chính quyền tay sai của Trung Quốc ở Hồng Kông kết án tù anh và các đồng sự.

Tin cho hay, Joshua Wong, Nathan Law (La Quán Thông) và Alex Chow (Châu Vĩnh Khang) lần lượt bị tuyên 6 tháng, 8 tháng và 7 tháng tù giam trong phiên tòa diễn ra tại Hong Kong ngày 17/8/2017. Tội danh của những thanh niên này cũng giống như "lợi dụng quyền tự do dân chủ" nhằm khép một mức án, cản bước họ không thể hoạt động chính trị chính thức, vận động cho tự do và dân chủ tại Hồng Kông.

Đây là những thủ lĩnh và là biểu tượng hy vọng của người dân Hồng Kông, qua phong trào Cách mạng Dù Vàng vào năm 2014.

Bài phỏng vấn của Time chỉ 24 giờ trước khi bản án bỏ túi được đưa ra. Nhưng nói lên rất nhiều điều, đặc biệt với thế hệ trẻ.

Tôi gửi bản dịch này ở đây, dành tặng cho tất cả những bạn đã nhắn tin, gửi thư và chia sẻ những suy nghĩ về đất nước lâu nay. Xin được nhắc lại câu nói cuối của Joshua Wong, để chúng ta giữ gìn cùng nhau "Tôi mệt mỏi, và tôi sợ hãi, nhưng tôi sẽ vẫn tiếp tục chiến đấu".

--------------------------

HK PROTEST

Joshua Wong, khi 17 tuổi đã là nhà lãnh đạo của nhóm hoạt động dân chủ Scholarism, ngồi bên cạnh những thanh rào chắn dựng trước tòa nhà chính phủ trung ương tại quận Admiralty, Hồng Kông, Trung Quốc, vào thứ Tư 10-12-2014. Ảnh : Lam Yik Fei / nguồn Getty Images đăng trên Bloomberg.

Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) là một người tự do, trẻ tuổi. Chiều thứ Tư vừa rồi, khi anh đến trước một quảng trường ở Hồng Kông, mà anh hay gọi Quảng trường Công Dân, đó là lúc anh có thể không còn là một người tự do nữa.

Vào thứ Năm, người thanh niên 20 tuổi này đang đối mặt với án tù vì đã khởi động những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở đây ba năm trước. ‘Tôi chưa thực sự chuẩn bị đủ cho nó’, anh nói với báo TIME trong một cuộc phỏng vấn độc quyền. Vào ngày 26 tháng 9 năm 2014, Wong và một nhóm nhỏ các nhà hoạt động sinh viên khác đã tạo nên một trận cuồng phong ở tiền đường trụ sở chính phủ Hồng Kông nhằm phản đối những gì mà họ coi là sự xâm lăng chính trị và xã hội từ đại lục. Lúc đầu chỉ là ở không gian quảng trường, sau đó đến khu hội chợ cũng bị rào chắn vào năm 2014 để ngăn chặn những người biểu tình, từ các nhà hoạt động dân chủ tới các nhà vận động nhân quyền, cùng phối hợp ở đó.

Đêm đó, Wong và những người khác bị xịt hơi cay giữa những cuộc đụng độ với cảnh sát. Có ít nhất một chục học sinh đã bị bắt. Hai ngày sau, một phần để phản ứng các vụ cảnh sát tấn công sinh viên ở tiền đường – nơi mà những người biểu tình bắt đầu gọi đó là ‘Quảng trường Dân sự’ hay ‘Quảng trường Công dân’ – hàng chục ngàn người trẻ tuổi đã tràn ngập các khu phố trung tâm và khu kế cận Admiralty, nơi của giới quyền lực tại Hồng Kông. Ở đó, họ đẩy mạnh các cuộc biểu tình đã lên kế hoạch nhằm chống lại sự can thiệp của Trung Quốc vào các cuộc bầu cử ở Hồng Kông, và cắm trại, biểu thị ôn hòa trên đường phố trong suốt 79 ngày. Vai trò xuất sắc của Wong trong các cuộc phản kháng này trở thành chủ đề của bản phim tài liệu có trên Netflix "Joshua : Teenager vs. Superpower (tạm dịch : Joshua- cậu thiếu niên chống lại với siêu quyền lực ).

Trong tất cả các sự kiện của phong trào, sau này được gọi tên là cuộc Cách mạng Dù, đó có thể chỉ mới là hành động đầu tiên Wong trong chuỗi suy nghĩ của anh. Vào ngày 19 tháng 8 năm 2015, anh và hai người bạn cùng trang lức của mình đứng ra thành lập đảng chính trị Demosisto, mà sau đó bị buộc tội tập hợp bất hợp pháp và kích động tình trạng bất ổn vì vai trò của họ trong việc dấy động tiền đường tòa nhà chính phủ. Ngày 20 tháng 7 năm 2016, họ bị kết án 80 giờ phục vụ cộng đồng.

Joshua Wong, khi 17 tuổi đã là nhà lãnh đạo của nhóm hoạt động dân chủ Scholarism, ngồi bên cạnh những thanh rào chắn dựng trước tòa nhà chính phủ trung ương tại quận Admiralty, Hồng Kông, Trung Quốc, vào thứ Tư 10-12-2014. Ảnh : Lam Yik Fei / nguồn Getty Images đăng trên Bloomberg.

Hôm thứ Năm, Wong, cùng với Nathan Law (La Quán Thông), 23 tuổi, và Alex Chow (Chu Vĩnh Khang), 26 tuổi, phải đối mặt với một ủy ban tư pháp mà các công tố viên đã yêu cầu một án tù cho những người này, vì chính quyền cho rằng bản án phạt như vậy là quá nhẹ nên đã gửi thông điệp không đủ mạnh đến các nhà hoạt động khác.

Tháng 9 năm ngoái, Law 23 tuổi, trở thành luật sư trẻ nhất từng được bầu vào cơ quan lập pháp Hồng Kông, nhưng anh đã bị các đồng nghiệp thân Bắc Kinh lật đổ vì tuyên bố anh không tôn trọng chính quyền trung ương Trung Quốc trong buổi lễ tuyên thệ. Nếu Law bị án tù hơn ba tháng, anh sẽ bị truất quyền hành pháp vì không thể vận động cho sự nghiệp chính trị của mình suốt trong 5 năm như Wong và Chow. Tòa án thậm chí đã đồng ý đánh giá lại mức án của ba thanh niên. Thái độ này của Hồng Kông là tiếng chuông cảnh báo rằng, Trung Quốc có đủ quyền áp đặt lên Hồng Kông, vốn được coi là vùng bán tự trị, với một nền tư pháp độc lập.

Hôm thứ Tư, dù trong tâm trạng lo lắng nhưng Wong đã kiên quyết đã gặp báo TIME bên ngoài quảng trường, ở chính nơi mà anh đã khởi động phong trào vào ba năm trước. Chỉ không đầy 24 giờ trước khi có quyết định tái thẩm, anh nói thẳng thắn về niềm tin của mình rằng anh đã trở thành mục tiêu của việc truy tố chính trị. Anh nói mục tiêu của anh là hướng về một chế độ dân chủ và tự trị Hồng Kông, và hy vọng rằng quê hương anh sẽ đứng vững trong phần – mà anh gọi là – vùng lãnh thổ tự do nhất của Trung Quốc.

Cuộc phỏng vấn của TIME với Wong sau đây, đã được tạp chí này chỉnh sửa về độ dài và làm rõ nghĩa.

-----------------------------------

TIME : Tòa án đang xét lại mức trừng phạt đối với vai trò của anh trong sự kiện 26/9/2014 khi anh cùng các bạn khởi phát phong trào trước tòa nhà chính quyền. Anh có thể điểm lại vài điều từ sự kiện này ?

Joshua Wong : Ba năm trước, chúng tôi đã tổ chức một hoạt động giành lấy Quảng trường của Công dân và yêu cầu bầu cử tự do và dân chủ ở Hồng Kông. Chúng tôi đã chống lại sự can thiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và rồi hôm nay chúng tôi đang phải đối mặt với một bản án từ chính phủ Trung Quốc. Có thể họ sẽ gửi tôi đến nhà tù hơn nửa năm. Những gì tôi muốn cộng đồng quốc tế nhận ra là Hồng Kông đã thuộc về chế độ độc tài. Đây là một trận chiến lâu dài, và chúng tôi cũng kêu gọi sự yểm trợ dài hạn. Hồng Kông giờ đây đang bị đe dọa.

TIME : Giờ đây nhìn lại hoạt động đó, anh có nghĩ rằng mình sẽ chọn một phương thức tranh đấu khác, nếu có cơ hội làm lại ?

Joshua Wong : Tôi không hề hối tiếc gì. Chúng tôi đã chống lại việc giáo dục yêu nước (một nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm áp đặt việc thần phục Bắc Kinh trong các chương trình tại trường học ở địa phương), đó là lý do tại sao chúng tôi tiến đến quảng trường. Ba năm trước, chính phủ đã thiết lập một rào cản để ngăn chặn quyền tự do hội họp của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi tổ chức một hành động để lấy lại quảng trường, nhắc nhở mọi người rằng, đã đến lúc lấy lại quyền của mình. Đây là nơi đầu tiên tôi bị bắt, và đó là lý do tôi sẽ bị đưa đến nhà tù, nhưng tôi không hối tiếc về điều đó và tôi vẫn tiếp tục đấu tranh cho nền dân chủ.

TIME : Với tình trạng anh đã nhận một mức án đối với tội danh này, và rồi lại bị sửa đổi lại bản án với mục đích nhằm ngăn chận một cách hợp pháp con đường hoạt động chính trị của anh, anh có xem việc kháng cáo mức án cũng là một hành động chính trị ?

Joshua Wong : Mùa hè năm ngoái tôi đã bị kết án 80 giờ phục vụ cộng đồng. Ngày mai (thứ Năm) tôi sẽ phải đối mặt với án tù gần một năm với hình phạt tù ngay lập tức. Điều này chứng minh rằng các tòa án Hồng Kông chỉ tuân lệnh Trung Quốc. Đây cũng là một mối đe dọa.

TIME : Nếu bị bỏ tù, nhiều người sẽ xem anh và những người cùng chí hướng của anh là những tù nhân chính trị đầu tiên của Hồng Kông. Điều này thể hiện gì về sự độc lập của hệ thống tư pháp Hồng Kông mà anh vẫn gọi là một trong những ‘giá trị cốt lõi’ của hòn đảo này ?

Joshua Wong : Nền tư pháp độc lập đang bị đe dọa vì sự trung thành của Bộ Tư pháp đối với Trung Quốc. Tôi hy vọng mọi người sẽ nhận ra điều đó. Một thập kỷ trước, người ta mô tả Hồng Kông là một nơi không còn chế độ dân chủ nhưng vẫn có luật pháp. Và bây giờ thì Hồng Kông đã chuyển hóa thành chế độ độc tài.

Chúng tôi sẽ không phải là những tù nhân chính trị đầu tiên ở Hồng Kông (hôm thứ Ba vừa rồi, tòa án cũng đã kết án 13 nhà hoạt động từ 8 đến 13 tháng, tội danh phá hoại các hoạt động lập pháp khi tổ chức phản đối các dự án phát triển nông thôn). Chúng tôi chỉ là người đầu tiên trong Phong trào Dù Vàng. Chính phủ đã xem xét trường hợp này chống lại chúng tôi vì họ hy vọng đưa chúng tôi đến nhà tù và ngăn chặn cơ may của chúng tôi trong cuộc bầu cử. Tôi tin rằng Bộ Tư pháp đang tái thẩm án của tôi vì họ nghĩ rằng làm vậy, tôi sẽ không thể đến với một cuộc bầu cử.

TIME : Anh có xem Hồng Kông là một phong vũ biểu của tự do ở ở Châu Á, và cách anh đang bị đối xử có là một dấu hiệu bất ổn cho các quy tắc dân chủ và pháp quyền trong khu vực rộng lớn hơn ?

Joshua Wong : Hồng Kông là thành phố có mức độ tự do cao nhất trong tất cả các lãnh thổ Trung Quốc. Ở Châu Á Thái Bình Dương, tôi nghĩ Hồng Kông nên trở thành điểm nhấn để mọi người nhận ra rằng [Trung Quốc] vẫn vi phạm nhân quyền. Tôi hy vọng kinh nghiệm của Hồng Kông sẽ thúc giục sự đoàn kết toàn cầu và làm cho mọi người quan tâm hơn đến Hồng Kông. Đây là nơi mà những người trẻ tuổi – như cô ấy hay tôi (Wong chỉ vào một người qua đường) – bị đưa đến nhà tù.

TIME : Về chuyện giữa anh và tòa án Hồng Kông, anh có nghĩ rằng đã có những tác động đối với nhiều bạn trẻ ở Hồng Kông, hay nơi nào khác, tích cực hơn về mặt chính trị trong những năm gần đây ?

Joshua Wong : Trong vài năm qua đã có một cuộc nổi dậy, đã có một nhận thức chính trị mới trong thế hệ tôi. Tuy nhiên, các vụ truy tố và tuyên án chính trị đang gia tăng. Chúng tôi đang ở trong thời kỳ đen tối của quê hương mình. Nhưng với một kỷ nguyên đen tối như thế này, với sự đàn áp chế độ Bắc Kinh, những người trẻ tuổi phải đứng ở tuyến đầu để đòi dân chủ. Tôi chỉ muốn nói rằng nếu Nathan, Alex và tôi phải chịu án tù, vì tất cả chúng tôi không chọn đứng ngoài cuộc, thì không có lý do gì để mọi người lùi lại.

TIME : Hầu hết các nhà quan sát đều có chung dự đoán rằng anh sẽ phải vào tù. Anh mới 20 tuổi. Anh có sợ không ?

Joshua Wong : Tôi chưa chuẩn bị cho điều này. Và sau khi tôi bị đưa đến nhà tù, tôi chỉ có thể gặp bố mẹ tôi hai lần mỗi tháng trong nửa giờ. Tôi sẽ nhớ họ, và tôi sẽ nhớ ngôi nhà của tôi. Không ai muốn bị đưa đến nhà tù, kể cả tôi. Tôi mệt mỏi, và tôi sợ hãi, nhưng tôi sẽ vẫn tiếp tục chiến đấu.

Feliz Solomon & Aria Chen (Hong Kong)

Tuấn Khanh chuyển ngữ (16/08/2017)

Nguồn : RFA, 18/08/2017 (tuankhanh's blog)

Tham khảo :

http://time.com/4902751/hong-kong-joshua-wong-interview-sentencing-democracy

http://time.com/4761316/joshua-teenager-vs-superhero-documentary-trailer/

Published in Diễn đàn

Trung Quốc muốn chặn phái đoàn Đài Loan dự lễ nhậm chức của ông Trump (Một Thế Giới, 19/01/2017)

dailoan1

Ông Yu Shyi-kun, một cựu quan chức của Đài Loan sẽ dẫn đầu nhóm người Đài Loan mừng lễ nhậm chức của ông Trump

Ngày 18/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết rằng Washington không nên cho phép một phái đoàn Đài Loan (Trung Quốc) dự lễ nhậm chức của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1.

Tuyên bố của Trung Quốc một lần nữa cho thấy sự rạn nứt trong quan hệ giữa Bắc Kinh với chính phủ mới của Mỹ. Ông Trump đã điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và tuyên bố muốn đàm phán lại chính sách "một Trung Quốc".

Trung Quốc đáp lại chỉ trích mạnh những động thái của lãnh đạo mới của Mỹ đồng thời nhấn mạnh họ sẽ không đàm phán về vấn đề chính sách "một Trung Quốc".

Một phái đoàn của Đài Loan do ông Yu Shyi-kun, một cựu quan chức của Đài Loan dẫn đầu cùng nhiều nhà lập pháp sẽ dự lễ nhậm chức của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump, theo cơ quan Ngoại giao của hòn đảo tự trị.

Việc Đài Loan gửi phái đoàn đến lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ là một hành động thường lệ trong nhiều năm qua. Phát ngôn viên của bà Thái cũng cho biết phái đoàn này chỉ đến tham dự sự kiện và không có tiếp xúc với ông Trump cũng như các cố vấn của ông.

Dù vậy, Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh ly khai nên không có quyền ngoại giao hoặc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước khác.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh là Bắc Kinh phản đối bất kỳ hành động nào được cho là "can thiệp hoặc gây tổn hại quan hệ Trung - Mỹ".

"Chúng tôi một lần nữa kêu gọi các bên liên quan ở Mỹ không cho phép chính quyền Đài Loan gửi một phái đoàn sang Mỹ tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống và không mở các kênh liên lạc chính thức với Đài Loan", bà Hoa Xuân Oánh nói.

"Trung Quốc đã xác định được vị trí chính xác và không nhầm lẫn đi đâu được với chính quyền của Mỹ và nhóm của ông Trump", bà Hoa nói thêm.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Cui Tiankai sẽ đại diện Trung Quốc đến tham dự sự kiện nhậm chức của ông Trump, bà Hoa thông báo.

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ kế hoạch sử dụng vũ lực để thống nhất lãnh thổ, chiếm lại Đài Loan. Bắc Kinh hiện nghi ngờ lãnh đạo mới của hòn đảo có tư tưởng đòi độc lập cho Đài Loan, động thái được xem là lằn ranh đỏ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Tuần trước khi quá cảnh tại Mỹ sau chuyến thăm các nước Trung Mỹ, bà Thái nói rằng bà muốn chung sống hòa bình với Trung Quốc. 

Trái với ông Trump, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần tái cam kết duy trì chính sách "một Trung Quốc", theo đó Washington thừa nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Ái Vi (theo Reuters)

********************

Trung Quốc yêu cầu Mỹ không cho phái đoàn Đài Loan dự lễ nhậm chức tân Tổng thống Trump (RFA, 19/01/2017)

dailoan2

Tổng thống đắc cử Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence tại Washington, DC vào ngày 17 tháng một năm 2017. AFP photo

Trung Quốc thúc giục Hoa Kỳ không nên cho phái đoàn đại diện Đài Loan tham dự lễ nhậm chức của Tổng Thống Đắc Cử Donald Trump, sẽ diễn ra vào ngày thứ sáu 20 tháng giêng này.

Yêu cầu vừa nêu được phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra trong cuộc họp báo thường lệ ở Bắc Kinh ngày hôm nay, nói rằng Đài Bắc cố ý cử người sang Washington với mục đích can thiệp hay gây ảnh hưởng bất lợi cho mối quan hệ Mỹ-Trung.

Đây không phải lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc lên tiếng phản đối và cũng không phải lần đầu tiên Đài Loan cử đoàn đại diện đến Washington để dự lễ nhậm chức của tân tổng thống Mỹ, nhưng lần này chuyện bùng nổ lớn vì sau ngày đắc cử, Tổng Thống Đắc Cử Trump đã nhận điện thoại chúc mừng của Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn, sau đó ông còn đưa ra phát biểu với nội dung cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ xem xét lại chính sách "Một Trung Quốc", nếu Bắc Kinh tiếp tục hạ giá đồng bạc để trục lợi khi đưa hàng xuất khẩu sang Mỹ.

Đầu tuần này, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho hay phái đoàn sẽ do Cựu Thủ Tướng Du Tích Khôn hướng dẫn. Đoàn còn có một cố vấn an ninh và một số nghị sĩ.

Hôm nay, một viên chức của văn phòng Tổng Thống Đài Loan cũng nói trong thời gian có mặt tại Washington, phái đoàn đại diện Đài Bắc sẽ không gặp viên chức nào trong chính phủ Trump.

***********************

Đài Loan sẽ xiết chặt quan hệ kinh tế với Mỹ (VOA, 18/01/2017)

dailoan3

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn.

Đài Loan sẽ tìm cách tăng cường hp tác kinh tế vi M da trên nn tng hin nay, truyn thông Đài Loan dn li Tng thng Thái Anh Văn tuyên bố ngày 17/1.

Bà Thái đưa ra phát biu này trong cuc hp vi Ch tch Hi đng Thương mi M-Đài Loan, Paul Wolfowits, ti Văn phòng Tng thng. Ông Wolfowitz dn đu phái đoàn lãnh đo doanh nghip M sang thăm Đài Loan trong tun này.

u ý rng cuc gp din ra ch vài ngày trước khi Tng thng tân c M Donald Trump nhm chc, bà Thái khng đnh Đài Loan s tìm cách tăng cường các mi quan h kinh tế-thương mi song phương trên nn tng vng chc mà đôi bên đã gy dng.

Tổng thng Thái Anh Văn nói Đài Loan s duy trì là một trong nhng đi tác quan trng, đáng tin nht ca Hoa Kỳ.

Vẫn theo li nhà lãnh đo Đài Loan, M và Đài Loan có các mi quan h hu ngh lâu đi và cùng chia s nhng li ích và giá tr chung.

Trưởng đoàn lãnh đo doanh nghip M thăm Đài Loan, ông Wolfowitz, cho biết s làm mi cách có th đ h tr các mc tiêu ci cách kinh tế và t do hóa thương mi ca Đài Loan.

Chuyến thăm Đài Bc do Ch tch Ch tch Hi đng Thương mi M-Đài Loan dn đu ln này nhm phát huy các mi quan h kinh doanh-mu dịch vi Đài Loan.

Trước đó hôm 13/1, mt s dân biu ng h Đài Loan ti H vin Hoa Kỳ đã cùng nhau gii thiu d lut khuyến khích các chuyến thăm qua li gia M và Đài Loan ti mi cp nhm ‘tăng tiến quan h đi tác thiết yếu’ gia đôi bên.

********************

Đài Loan tập trận giả định bị Trung Quốc tấn công (VOA, 18/01/2017)

dailoan4

Máy bay chiến đu F-16 ca Đài Loan.

Đài Loan ngày 17/1 tháng 1 bắt đu tp trn hai ngày theo kch bn chng li mt cuc tn công ca Trung Quc gia lúc chính ph tìm cách trn an công lun trước các mi quan h đang suy thoái vi Bc Kinh.

Các lực lượng vũ trang ca Đài Loan tp trung ti trung bộ Đài Loan cho cuc tp trn hàng năm vi các binh sĩ thc tp các k năng chiến đu bng xe tăng, trc thăng tn công và pháo binh.

Phát ngôn viên Bộ Quc phòng Đài Loan tuyên b "Quân đi có nhng bin pháp tích cc đ đi phó vi tình hình ti eo biển Đài Loan và Bin Đông nên công chúng có th yên tâm. Chúng ta s cng c hun luyn 365 ngày mt năm".

Bắc Kinh xem Đài Loan như là mt tnh ly khai thuc "mt nước Trung Hoa" và có th thng nht vi Hoa lc bng vũ lc nếu cn.

Trung Quốc đã gia tăng các cuộc tp trn trong nhng tun l gn đây sau khi bt bình v cuc đin đàm gia Tng thng Đài Loan, Thái Anh Văn, và Tng thng tân c Hoa Kỳ Donald Trump.

Vào năm 1979, Hoa Kỳ chuyển hướng công nhn ngoi giao vi Trung Quc thay vì Đài Loan.

Ông Trump cũng làm Bắc Kinh ni gin khi cho rng chính sách "mt nước Trung Hoa" có th tr thành mt con bài mc c trong các cuc thương thuyết v thương mi.

Hoa Kỳ là đồng minh hùng mnh nht ca Đài Loan và là ngun cung cp vũ khí cho đo này.

Cuộc tập trận ngày 17/1 được tiến hành vi gi thuyết có mt cuc tn công ca Trung Quc theo kch bn là các chiến hm ca Bc Kinh đã vượt qua đường ranh nm gia Eo bin Đài Loan.

Binh sĩ Đài Loan trấn đóng gn h thng phi đn phòng không Avenger do M chế to trong cuc tp trn ti thành ph Đài Trung trong khi các lc lượng đc bit tiến theo đi hình băng rng vi xe tăng bn bom khói và nghin nát mt chiếc xe.

Sự kin này din ra sau khi tàu sân bay duy nht ca Bc Kinh vượt qua eo bin hi tun trước, một hành đng được xem là đ biu dương sc mnh.

Tàu sân bay Liêu Ninh không vào hải phn Đài Loan nhưng vào mt khu vc nm trong phm vi vùng phòng không ca Đài Loan.

Hôm 10 tháng 12 năm ngoái, máy bay quân sự ca Trung Quc áp sát Đài Loan ln th nhì trong vòng chưa đy mt tháng.

Ngoài cuộc tp trn, không quân Đài Loan ngày 17/1 xác nhn là 143 máy bay F-16 ca Đài Loan đang được nâng cp, vi nhng khí tài được công ty hàng không không gian Hoa Kỳ Lockheed Martin chế to máy bay này cung cp.

Dự án do chính phủ tài tr có tên "Phoenix Rising" vi ngân khon 3,47 t đô la và nhm mc tiêu hoàn tt trong vòng 6 năm ti.

Bộ trưởng Quc phòng Phùng Thế Khoan nói máy bay F-16 V có th sánh ngang vi máy bay tàng hình Thành Đô J-20 ca Trung Quc, dù truyền thông Trung Quc cho rng s so sánh này là "o tưởng".

Theo truyền thông đa phương Đài Loan, loi máy bay F-16 V s được trang b ra-đa đ phát hin máy bay tàng hình, cũng như các h thng đin t hàng không và phi đn tân tiến hơn.

Bộ trưởng Phùng mới đây cnh báo v nhng đe da ngày càng tăng t Trung Quc và kêu gi cnh giác cao, thúc đy gii tr trên đo gia nhp quân đi.

******************

Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh khẳng định Hồng Kong thuộc về Trung Quốc (RFA, 18/01/2017)

dailoan5

Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh đọc diễn văn tại Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kong ngày 18 tháng 1 năm 2017. AFP photo

Trong bài diễn văn cuối cùng đọc trước Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kong, ông Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh nhấn mạnh Hồng Kong là một phần đất không thể tách rời khỏi Trung Quốc.

Ông nói rõ đừng bao giờ mơ tưởng chuyện Hồng Kong sẽ tuyên bố độc lập hoặc sẽ tách rời khỏi Hoa Lục, nói thêm là cả thế giới đều biết và đều công nhận Hồng Kong thuộc về Trung Quốc.

Ông Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh cũng kêu gọi người dân đặc khu chấp nhận tiến trình bầu cử do Bắc Kinh soạn thảo, tức cử tri được quyền bỏ phiếu chọn người lãnh đạo theo danh sách ứng cử viên đã được Trung Quốc chấp thuận.

Bài diễn văn được các nhà phân tích chính trị xem là nhắm nhắn gửi những nhà hoạt động dân chủ, đeo duổi mục tiêu Hồng Kong trở thành một quốc gia độc lập.

Published in Châu Á

Hơn 1 triệu đảng viên Trung Quốc bị kỷ luật trong năm 2016 (RFA, 10/01/2017)

tq1

Ông Xiao Tian, cựu phó giám đốc của Tổng cục Thể thao Trung Quốc và cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Trung Quốc, tại Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam hôm 26 Tháng 12 năm 2016 với tội danh hối lộ. AFP photo

Trong thông cáo phổ biến ngày hôm qua, Ủy ban Kiểm tra trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết trong năm vừa qua, gần 1 triệu 200 ngàn đảng viên, cán bộ đã bị truy tố, xét xử hoặc bị khiển trách vì những tội danh khác nhau, từ tham nhũng, hối lộ, cho tới sơ sót khi thi hành nhiệm vụ.

Thông cáo cho thấy trong năm 2016, có khoảng 400.000 viên chức bị xét xử, trong đó có 76 người từng giữ các chức vụ từ cấp bộ trở lên và 57.000 cán bộ tự nhận tội. Trong đó có 17 cán bộ làm việc với Ủy ban Kiểm tra trung ương.

Thông cáo còn cho thấy trong năm qua, có 2.600 người trốn ra nước ngoài bị dẫn độ về Trung Quốc để xét xử. Tổng số tài sản nhà nước tịch thu của nhóm này lên đến 1 tỷ 200 triệu dollars.

*****************

Trung Quốc can dự vào mọi sinh hoạt chính trị của Hong Kong (RFA, 10/01/2017)

tq2

Ông Kurt Tong, Tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong phát biểu tại Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài hôm 10/1/2017. AFP photo

Hôm nay trong bài nói chuyện đọc tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Nước Ngoài ở Hồng Kong, ông Kurt Tong, Tổng lãnh sự Mỹ tại đặc khu cho rằng sự can dự của Trung Quốc vào sinh hoạt chính trị Hồng Kong khiến cư dân địa phương quan ngại, sợ Bắc Kinh không tôn trọng quyền tự trị của đặc khu.

Trong bài nói chuyện, ông Tong nhắc lại những sự kiện đã xảy ra trong năm 2016 vừa qua, như chuyện công an Trung Quốc bị nghi là sang Hồng Kong bắt giữ 5 người trong ngành xuất bản chủ trương in và phổ biến quyển sách nói về thâm cung bí sử của đảng Cộng sản, hay chuyện quốc hội Trung Quốc quyết định thể thức bầu cử và kết quả bầu cử hội đồng hành pháp và lập pháp của đặc khu.

Cũng trong bài nói chuyện, ông Tổng lãnh sự Mỹ dự đoán sẽ không có thay đổi lớn lao trong mối quan hệ Mỹ-Trung, cho dù Tổng thống đắc cử Donald Trump thường xuyên lên tiếng chỉ trích chính sách kinh tế, quân sự và ngoại giao mà Trung Quốc đang thực hiện.

Published in Châu Á

Hồng Kông không có quyền tịch thu xe bọc thép của Singapore (RFI, 09/01/2017)

hongkong1

Xe bọc thép Singapore bị tịch thu ở Hồng Kông. REUTERS/Bobby Yip

Điều trần trước Quốc Hội 09/01/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen một lần nữa đòi Hồng Kông trao trả 9 xe bọc thép cùng nhiều trang thiết bị quân sự bị Hồng Kông thu giữ từ tháng 11/2016. Các lô hàng này bị tịch thu trên tuyến đường từ Đài Loan tới Singapore sau một loạt các cuộc thao diễn quân sự song phương, làm dấy lên căng thẳng trong quan hệ giữa Singapore và Trung Quốc.

Theo hãng thông tấn Anh Reuters Bộ trưởng Quốc Phòng Singapore khẳng định những lô hàng bị tịch thu "là tài sản của Singapore (…) cho dù được chuyên chở trên các thương thuyền không một quốc gia nào có quyền thu giữ hay tịch thu". Thủ tướng Singapore, Lý Hiển Long đã đích thân gửi thư yêu cầu lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông, Lương Chấn Anh, trả lại các lô hàng liên quan.

Reuters nhắc lại sự cố nói trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Singapore và Trung Quốc leo thang, do Singapore có mối bang giao chặt chẽ với Hoa Kỳ và ngày càng quan ngại trước những tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Mặt khác, Singapore và Đài Loan từ những năm 1970 đã đạt được một thỏa thuận hợp tác quân sự, theo đó quân đội Singapore được phép tập trận ở Đài Loan cùng với lực lượng quân sự của vùng lãnh thổ này. Trung Quốc luôn xem Đài Loan thuộc một phần lãnh thổ của mình.

Bắc Kinh nhắm mắt làm ngơ trước thỏa thuận quân sự nói trên giữa Singapore và Đài Bắc kể từ khi Trung Quốc và Singapore nối lại bang giao vào những năm 1990. Nhưng đồng thời Trung Quốc liên tục khuyến cáo Singapore nên đứng ngoài các tranh chấp biển đảo trong vùng Biển Đông. Singapore không trực tiếp tham gia vào các tranh chấp chủ quyền trên biển, nhưng Biển Đông là tuyến đường huyết mạch đối với kinh tế nước này.

Thanh Hà

***************************

Singapore yêu cầu Hong Kong trả 9 chiếc xe quân sự bị giữ từ năm ngoái (RFA, 09/01/2017)

hongkong2

Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore, ông Ng Eng Hen. AFP photo

Thủ Tướng Singapore gửi thư cho đặc khu trưởng đặc khu Hồng Kong, yêu cầu trao trả 9 chiếc xe quân sự bọc thép mà Hồng Kong đã giữ từ tháng Mười Một năm ngoái.

Chín chiếc xe này được binh sĩ Singapore sử dụng trong một cuộc thao diễn chung với bình sĩ Đài Loan, sau đó được chở bằng tầu thủy về Singapore và bị Hồng Kong chận giữ.

Trong thư gửi cho ông Lương Chấn Anh, Đặc Khu Trưởng Đặc Khu Hồng Kong, Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long viết rằng những chiếc xe bọc sắt này là tài sản của Singapore và Hồng Kong không có lý do gì để chận giữ.

Hôm nay, khi ra điều trần trước Quốc Hội, Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore, ông Ng Eng Hen cho biết phía Hồng Kong trả lời rằng đang mở cuộc điều tra, cần có thêm thì giờ để hoàn tất, hứa hẹn sẽ giải quyết câu chuyện theo đúng với luật pháp.

Published in Châu Á

hongkong1

Người dân Hong Kong biểu tình ủng hộ độc lập tại Hong Kong hôm 1/1/2017. AFP photo

Trung Quốc lên tiếng cảnh báo sẽ không dung thứ cho bất cứ ai sử dụng đặc khu hành chánh Hong Kong để làm tổn hại đến sự ổn định của Hoa Lục.

Quan chức đứng đầu Văn Phòng Liên lạc của Trung Quốc tại Hong Kong, ông Trương Tiểu Minh, trong trả lời kênh truyền hình CCTV vào tối hôm qua đưa ra cảnh báo như vừa nêu. Theo vị này thì không ai được phép can dự vào bất cứ hoạt động nào gây hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia ; thách thức chính quyền trung ương và Luật Cơ bản của Hong Kong ; sử dụng Hong Kong để thâm nhập và gây bất ổn định chính trị tại Hoa lục.

Bắc Kinh luôn nỗ lực dập tắt những tiếng nói bất đồng chính kiến tại Hong Kong. Biện pháp của chính quyền trung ương Trung Quốc gây quan ngại về vị thế của đặc khu được phần nào tự do báo chí và lối sống khác với lục địa.

Chính quyền Bắc Kinh dị ứng với những chính trị gia công khai ủng hộ độc lập tại đặc khu hành chính Hong Kong nơi được trao qui chế ‘một quốc gia, hai thể chế’ sau khi được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

 

Vị đặc khu trưởng Hong Kong hiện nay là ông Lương Chấn Anh bị chỉ trích chỉ là bù nhìn cho chính quyền trung ương Bắc Kinh mà thôi.

Published in Châu Á