Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Giải pháp nào để giảm bớt chi phí logistics nông sản tại Việt Nam ?

RFA, 10/07/2020

Phí vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội gấp đôi sang Mỹ

Tại Hội nghị Giải pháp cắt giảm chi phí logistics - giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt do Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) tổ chức hôm 9/7, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Minh Phú, ông Lê Văn Quang lên tiếng rằng chi phí vận chuyển nông sản từ thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh ) ra Hà Nội tốn gấp đôi từ Việt Nam sang Mỹ do có quá nhiều trạm thu phí BOT.

logistic1

Các container hàng hóa tại cảng Đà Nẵng. Hình chụp ngày 16/6/2017. AFP

Ông Lê Văn Quang dẫn chứng cụ thể 1 container tôm vận chuyển tốn 80 triệu đồng, từ Sài Gòn ra Hà Nội ; trong khi từ Việt Nam sang Mỹ mất 41 triệu và sang Nhật Bản thì chi phí vận chuyển là 15 triệu đồng.

Ông Quang phát biểu rằng thật là phi lý khi giá thành nông sản bị đẩy lên quá cao vì có quá nhiều trạm BOT trong vận chuyển đường bộ. Đồng thời hệ thống đường biển, đường sông của Việt Nam có nhiều, nhưng không phát huy tác dụng vì không có cảng nội địa.

Cũng tại Hội nghị này, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) thừa nhận logistics đang là một điểm nghẽn trong tiêu thụ nông sản, với chi phí hiện nay đang chiếm đến 29,5% trong sản xuất nông sản, đặc biệt là các sản phẩm rau quả.

Trước đó, trong một Hội thảo về chuyên đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, được tổ chức hồi trung tuần tháng 7/2019, tại Nam Định, tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên, thuộc Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, đưa ra số liệu so sánh chi phí logistics của Việt Nam cao hơn các nước khu vực Đông Nam Á, như 6% so với Thái Lan, 12% so với Malaysia và cao hơn đến 300% so với Singapore.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên nhận định chi phí logistics ở Việt Nam quá cao đã gián tiếp giảm năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

Một doanh nhân kinh doanh nông sản hữu cơ, không muốn nêu tên, vào tối ngày 10/7 cho RFA biết chi phí logistics bị cao ngất ngưỡng không chỉ bởi một yếu tố duy nhất là quá nhiều trạm BOT mà thôi. Vị doanh nhân ẩn danh này liệt kê :

"Do 3 vấn đề chính bao gồm thứ nhất gọi là ‘chung-chi’, thứ hai là trạm BOT và thứ ba là chi phí xăng dầu. Ví dụ, nếu như doanh nghiệp chở đủ tải thì không bị lỗi này, cũng bị lỗi kia vì bị (Cảnh sát giao thông) làm khó. Còn như doanh nghiệp bắt buộc chở quá tải để bù vào giá cước thì bắt buộc phải ‘làm luật’ rồi. Đó là luật ngầm, phải chấp nhận thôi".

Bế tắc về giải pháp ?

Theo số liệu thống kê của ngành logistics phổ biến trên truyền thông quốc nội hồi trung tuần tháng 3/2019, Việt Nam có 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thủy, 266 cảng biển và 20 sân bay. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 20/266 cảng biển đáp ứng các điều kiện về kỹ thuật, kinh nghiệm để xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Phong, Giám đốc Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn, thuộc Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, tại Hội thảo diễn ra hồi tháng 7/2019, cho rằng cần nâng cấp hệ thống vận tải một cách toàn diện theo hướng đảm bảo các hành lang vận tải đa phương thức đường thủy, đường hàng không, đường sắt, đường bộ bao gồm cả hạ tầng và phương tiện.

Đài RFA trao đổi với một vài doanh nghiệp có trụ sở ở Sài Gòn và được họ cho biết vận chuyển đường thủy, mặc dù nói chi phí thấp hơn đường bộ nhưng không được doanh nghiệp lựa chọn vì có nhiều hạn chế.

Bà Nguyễn Thị Ba, nhân viên quản lý của một công ty tư nhân chia sẻ với RFA rằng công ty của bà vận chuyển phân bón ra phía Bắc, không cần thiết phải có thời gian quá nhanh để đảm bảo chất lượng như rau củ, hoa quả ; thế nhưng vẫn không chọn lựa vận chuyển đường sông.

"Bất cứ cảng nào cũng vậy, dù giảm bớt thủ tục hải quan. Nhưng Hải quan phải xét, phải đăng kiểm và kiểm tra. Nhiều khi công hàng (container) không đủ thì tàu phải nằm chờ đến khi hàng chuyển xuống đầy tàu rồi mới đi. Cho đến khi hàng tới cảng dỡ thì cũng phải làm đủ mọi thủ tục khai báo rồi mới nhận được hàng. Trong khi đi đường bộ thì nhanh hơn. Bất quá dọc đường phải ‘chung-chi’. Thành ra, nếu tính chi phí vận chuyển đường thủy rẻ, nhưng chi phí hệ lụy cộng vào vẫn đắt hơn và doanh nghiệp còn bị mất thời gian nhiều hơn. Cho nên, doanh nghiệp không chuộng đường biển, không chuộng đường sông".

Về đường vận tải bằng phương tiện xe lửa thì doanh nghiệp cũng không lựa chọn. Bà Nguyễn Thị Ba giải thích rằng doanh nghiệp phải chi khá nhiều chi phí gọi là "tăng bo" :

"Tức là khi chở hàng đến ga xe lửa thì cơ sở sản xuất phải thuê một chiếc xe tải để chở hàng đi. Từ ga xe lửa, doanh nghiệp làm thủ tục gửi hàng. Thủ tục gửi hàng theo đường xe lửa thì đơn giản, không phải khai báo, kiểm tra mà chỉ cần có hóa đơn và chứng từ kèm theo lô hàng đó. Doanh nghiệp có thể gửi ‘tàu nhanh’ hoặc ‘tàu chậm’. Nhưng so sánh đường xe lửa và đường bộ thì đường bộ vẫn nhanh hơn. Tại vì xe lửa ngừng trả và đón khách theo từng trạm, nên thời gian đó cũng bị kéo dài. Hoặc mất thời gian câu toa kéo dài trong tuyến đường nên thời gian cũng chậm hơn. Thêm nữa, khi đến ga cuối thì buộc cũng phải thuê xe tải đến ga lấy hàng và chở về. Do đó, bị mất thêm chi phí cho công đoạn đó nữa. Còn như doanh nghiệp thuê xe tải hoặc xe container đến tại nơi bốc hàng, chở thẳng tới nơi dỡ hàng luôn, thì sẽ bớt đi các khoản chi phí lắt nhắt đó".

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thuộc Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, ông Nguyễn Quốc Toản, trong Hội nghị vừa diễn ra hôm 9/7, nêu lên giải pháp cần có quy hoạch logistics theo từng vùng, từng loại hình để thúc đẩy liên kết giữa các địa phương để hình thành các trung tâm vận chuyển, logistics hiện đại.

Mặc dù vậy, vị doanh nhân kinh doanh nông sản hữu cơ cho biết các cơ quan chức năng từng thiết lập những trung tâm vận chuyển nông sản, nhưng hầu như không đạt hiệu quả.

Đơn cử, một trung tâm trung chuyển trái cây được xây dựng ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nhưng rồi phải đóng cửa vì doanh nghiệp không thể cắt giảm chi phí khi so sánh với vận chuyển trực tiếp lên các khu vực đầu mối ở cửa ngỏ Sài Gòn.

Một số chuyên gia trong ngành logistics tại Việt Nam cho rằng giải pháp cắt giảm chi phí logistics ở trong nước được tối ưu hóa phải dựa vào các yếu tố như mạng lưới chuyển phát gồm kho bãi, kênh trung chuyển ; năng lực công nghệ để quản lý và vận hành chuỗi cung ứng ; giảm thiểu các khâu trung gian ; tự động hóa việc luân chuyển hàng hóa đến nơi gần người mua nhất.

Trong khi đó, các doanh nghiệp tham dự Hội nghị hôm 9/7 cho rằng chỉ bản thân doanh nghiệp thì không thể làm giảm chi phí logistics nếu không có quy hoạch logistics tốt.

Một vài đại diện của doanh nghiệp Đài RFA trao đổi lại khẳng định rằng doanh nghiệp Việt Nam bị buộc phải chịu tình thế bị động về logistics. Bởi vì 3 yếu tố quan trọng khiến đẩy giá thành sản phẩm và nông sản lên cao là chi phí "bôi trơn" cho thủ tục hành chính và "chung-chi" cho cảnh sát giao thông, quá nhiều trạm BOT cũng như giá cả xăng dầu. Họ nhấn mạnh rằng các trạm BOT là một vấn đề chưa có giải pháp của ngành giao thông-vận tải, giá cả xăng dầu trong nước chưa thể có được giải pháp bình ổn từ cấp quản lý vĩ mô và vấn nạn "tham nhũng vặt" chưa bao giờ có hồi kết. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam đã "thua" ngay từ sân nhà.

Vị doanh nhân kinh doanh nông sản hữu cơ với mục tiêu không phải vì lợi nhuận mà vì cộng đồng được sử dụng sản phẩm sạch và an toàn sức khỏe, cũng như có tầm nhìn hướng tới thị trường thế giới về thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Nhưng ông ái ngại mà nói rằng không có hy vọng cho một giải pháp nào được hiệu quả về cắt giảm chi phí logistics, nếu như cơ chế như hiện nay không được thay đổi.

"Nếu bây giờ làm đường xá tốt và luật rõ ràng, tất cả mọi thứ minh bạch giống như nước ngoài thì đó lại là câu chuyện khác".

Nguồn : RFA, 10/07/2020

*********************

Nghịch lý : Phí vận chuyển nội địa đắt hơn đi Mỹ, Pháp

Pháp Luật Online, 10/07/2020

Một trong các nguyên nhân quan trọng khiến chi phí logistics (vận tải, bảo quản hàng hóa, thuê kho bãi…) tại Việt Nam (cao hơn thế giới là do nước ta có nhiều trạm thu phí đi từ Bắc vào Nam nên đẩy chi phí vận chuyển lên cao. Đây là nhận định của nhiều ý kiến tại hội nghị trực tuyến "Cắt giảm chi phí logistics để nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt", do Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tổ chức ngày 9/7.

phi1

Chi phí logistics của trái vải thiều chiếm 30%-40% giá trị sản phẩm. Trong ảnh : Vải thiều đang được đóng thùng để xuất khẩu sang Nhật. Ảnh : CTV

Chi phí liên tục tăng cao

Ông Võ Quan Huy, Công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Long An, cho biết mỗi năm công ty xuất khẩu khoảng 15.000 tấn chuối đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia... thì chi phí logistics chiếm đến khoảng 30%, trong đó chi phí sau thu hoạch chiếm nhiều nhất. Trong sáu tháng đầu năm nay, chi phí này tăng lên 45% do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

"Thêm vào đó, thời gian qua Trung Quốc thay đổi quy trình kiểm dịch thực vật khiến công ty mất thêm 5%/7% sản phẩm vì hư hỏng trong thời gian chờ đợi kiểm dịch. Chi phí vận chuyển, bốc xếp… tiếp tục làm tăng thêm 1-2 triệu đồng mỗi container" - ông Huy nêu thực tế.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú Lê Văn Quang cũng thông tin: Hiện vận chuyển một container từ Việt Nam sang Mỹ chi phí hết khoảng 41 triệu đồng, sang Nhật Bản hết 16 triệu đồng. Thế nhưng nghịch lý là cũng một container đó, vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội mất 80 triệu đồng, nghĩa là gấp nhiều lần so với vận chuyển quốc tế. Tương tự, vận chuyển một container từ Cà Mau lên Thành phố Hồ Chí Minh mất 18 triệu đồng.

Phân tích sâu về nguyên nhân khiến chi phí logistics nội địa cao chót vót như vậy, ông Quang cho rằng đó là do nước ta có nhiều trạm thu phí đi từ Bắc vào Nam nên đẩy giá chi phí vận chuyển lên cao. Trong khi đó nước ta có vận chuyển đường biển, đường sông rất thuận lợi nhưng không phát huy được vì không có hệ thống cảng nội địa tốt.

"Các cơ quan, ban, ngành cần quy hoạch lại logistics của ngành nông nghiệp Việt Nam nhằm làm giảm chi phí, giúp tăng khả năng cạnh tranh. Chứ như hiện giờ, một container tôm vận chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến biên giới Trung Quốc mất 100 triệu đồng, trong khi đó Ecuador cũng vận chuyển đến biên giới Trung Quốc, cách hàng ngàn kilomet nhưng chi phí chỉ bằng chưa tới một nửa của mình. Tại sao lại nghịch lý như thế ?" - ông Quang đặt vấn đề.

Mở đường bay thẳng chuyên chở hàng hóa

Chia sẻ tại hội nghị, ông Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hàng không VietJet, dẫn lại các ý kiến cho rằng cước vận chuyển hàng không của Việt Nam quá cao so với thị trường thế giới. Thậm chí, cước hàng không bằng hoặc vượt quá giá trị của hàng hóa.

"Đơn cử như một ký thanh long xuất khẩu đi Mỹ có giá 3 USD thì cước đi Mỹ cũng trên 3 USD. Như vậy, giá nông sản cộng với cước chi phí vận chuyển và các loại phí khác là trên 7 USD/kg. Giá cao như vậy khiến nông sản Việt khó cạnh tranh" - ông Quang dẫn chứng.

Nguyên nhân khiến chi phí vận chuyển hàng không cao như vậy, theo ông Quang, là do nước ta chưa có đường bay thẳng chuyên chở hàng hóa đi Mỹ, châu Âu mà phải bay qua nhiều chặng. Cạnh đó, nước ta chưa có đội máy bay chuyên chở hàng hóa mà chỉ tận dụng cùng với máy bay chuyên chở hành khách nên kỹ thuật bảo quản hàng hóa, kho lạnh máy bay còn hạn chế.

"Có một điều đáng buồn là hiện nay 90% sản lượng hàng hóa quốc tế vận chuyển tại Việt Nam là do các hãng hàng không nước ngoài đảm nhận. Các hãng hàng không nước ta hiện nay chỉ đáp ứng 10% sản lượng hàng hóa xuất khẩu" - ông Quang chia sẻ.

Về giải pháp cụ thể, ông Quang cho rằng cần phải mở đường bay thẳng, xây dựng đội máy bay chuyên chở hàng cho VN. "Bản thân chúng tôi đang tìm cách để mở đường bay thẳng. Dự kiến vào 2-9 tới, chúng tôi sẽ kết hợp với một hãng hàng không của Mỹ mở đường bay thẳng từ Hà Nội đi Chicago và Los Angeles bằng máy bay chở hàng. Chúng tôi cũng dự định mở chuyến bay thẳng tới châu Âu bằng máy bay chuyên chở hàng hóa" - ông Quang tiết lộ.

Khâu trung gian đẩy giá nông sản tăng

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty cổ phần Bagico, nêu thực tế: Hiện vận chuyển các mặt hàng rau quả từ Đắk Lắk chở sang tổng kho của Siêu thị Big C tại Đức Trọng ở Lâm Đồng mất 2.000 đồng/kg. Từ Đức Trọng vận chuyển về đến Thành phố Hồ Chí Minh mất thêm 2.000 đồng/kg nữa.

"Vận chuyển rau củ quả từ Đắk Lắk xuống Thành phố Hồ Chí Minh mất hơn một ngày với chi phí hơn 4.000 đồng/kg thì không bao giờ có chuyện giá nông sản đến tay người tiêu dùng có thể đảm bảo hợp lý được" - bà Thực nhận xét.

Từ thực tế đó, bà Thực đề xuất: "Tối thiểu mỗi huyện nông nghiệp cần có một trung tâm logistics như vậy để không tốn quá nhiều chi phí cho các khâu trung gian" - bà Thực đề xuất.

Chi phí logistics chiếm gần 30% trong sản xuất nông sản

Thông tin tại hội nghị cho biết hiện nay chi phí logistics đang chiếm đến 29,5% trong sản xuất nông sản, đặc biệt là những sản phẩm như rau quả. Trong 29,5% này thì chi phí vận tải chiếm 60%. Sau đó là xếp dỡ 20%, lưu trữ 14%. Tiếp đó là chi phí về bao bì, phí cảng…

Đơn cử như với vải thiều, chi phí logistics chiếm 30%-40% giá trị sản phẩm, mít tươi 17%, phân bón 12%-25%, thanh long đông lạnh dưới 20%, nước ép trái cây 20%, thịt gà tươi và gà đông lạnh 12%-20%, gạo 20%-22%... 

Miền Tây buồn vì hạ tầng yếu kém

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, nhìn nhận chi phí logistics với nông sản ở Việt Nam do nhiều yếu tố chi phối. Đó là hạ tầng logistics còn yếu, phân bổ không đều. Sự kết nối giữa các phương tiện vận tải với nhau, kết nối giữa các trung tâm logistics với các phương tiện vận tải và doanh nghiệp còn chưa gắn kết.

Trong khi đó, các loại phí BOT, phí cảng biển, các thủ tục về an toàn thực phẩm, kiểm dịch khi triển khai mất nhiều thời gian... cũng tạo áp lực cho sản xuất nông nghiệp, gây ra tắc nghẽn.

"Một lãnh đạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tâm sự với tôi rằng họ nhìn ra miền Trung thấy thèm, vì hầu như ở tỉnh nào cũng có cảng. Trong khi đó, hàng hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long dồi dào nhưng cảng rất ít, gần như không có. Hạ tầng đã thiếu, phân bổ lại không nhiều khiến cho giá thành logistics bị đẩy lên cao. Chúng ta đang rất cần các trung tâm logistics nông sản quy mô lớn, phục vụ cho cả một vùng, giúp giảm chi phí logistics" - ông Hải cho biết.

Phân tích thêm, ông Hải nhận định hiện vận chuyển đường sông, đường thủy có giá thành rẻ nhưng lại phụ thuộc yếu tố bến bãi, phương tiện bốc xếp…, cần nâng cấp hiện đại hơn nữa. "Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần tăng kết nối với vận chuyển đường sắt để tối ưu chi phí" - ông Hải khuyến nghị.

Sẽ xóa bỏ hình thức thương mại tiểu ngạch

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, cho hay sẽ xóa bỏ hình thức thương mại tiểu ngạch đã tồn tại trong một thời gian dài. Trước hết là các hoạt động tạm nhập tái xuất, sau đó là các hình thức xuất nhập khẩu.

"Vấn đề này Bộ Công Thương đã thể hiện qua một số thông tư ban hành trong thời gian gần đây không cho phép hình thức tạm nhập tái xuất qua tiểu ngạch từ đầu năm 2021" - ông Hải thông tin.

phi2

Nông dân đang sơ chế vải thiều. Ảnh: CTV

Các ga vận chuyển nông sản đều tập trung ở phía Bắc

Ông Phan Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, thừa nhận hiện nay vận chuyển đường sắt đang thiếu quy hoạch đồng bộ về hạ tầng phục vụ vận chuyển nông sản ; thiếu kết nối giữa đường sắt và các cảng sông, cảng biển, nơi tập kết nông sản.

"Hiện có bốn ga liên vận quốc tế vận chuyển nông sản là Lào Cai, Yên Viên, Đồng Đăng, Hải Phòng thì đều tập trung ở khu vực phía Bắc. Do đó, cần phải quy hoạch một số ga đường sắt thuộc khu vực miền Trung và miền Nam thành ga liên vận quốc tế" - ông Anh kiến nghị.

Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng nêu một thực tế : Hiện tổng chi phí khi xuất khẩu chính ngạch thấp hơn so với xuất khẩu tiểu ngạch. Do đó, cơ quan này khuyến nghị các công ty xuất khẩu nên thực hiện chuyển đổi phương thức xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch.

An Hiền

*******************

Chi phí chuyển nông sản từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội gấp đôi sang Mỹ, vì quá nhiều BOT

RFA, 09/07/2020

Chi phí chuyển nông sản từ thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) ra Hà Nội tốn gấp đôi từ Việt Nam sang Mỹ do có quá nhiều trạm thu phí BOT.

phi3

BOT Tam Kỳ (Quảng Ngãi) Courtesy of baogiaothong.vn

Đó là thông tin được ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Minh Phú cho biết tại Hội nghị Giải pháp cắt giảm chi phí logistics - giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt do Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) tổ chức hôm 9/7/2020.

Cụ thể, chi phí chuyển 1 container tôm từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội tốn tới 80 triệu đồng, trong khi chi phí chuyển 1 container tôm từ Việt Nam sang Mỹ chỉ 41 triệu đồng, sang Nhật chỉ 15 triệu đồng. Theo ông Quang, chi phí vận chuyển nội địa quá cao đang cản đường tiêu thụ nông sản của nhiều doanh nghiệp.

Ông Quang cho rằng, đây là điều hết sức vô lý, đẩy giá thành lên cao, do có quá nhiều trạm thu phí BOT, trong khi hệ thống đường biển, đường sông có nhiều nhưng không phát huy tác dụng do không có cảng nội địa. Vì vậy ngành chức năng cần có giải pháp cắt giảm chi phí vận chuyển nội địa.

Trong khi đó, ông Lê Tiến Nam, Chủ tịch Công ty Bắc Kỳ cho rằng, nếu không có quy hoạch logistics tốt, thì chỉ bản thân doanh nghiệp sẽ không thể làm giảm chi phí logistics.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Duy Minh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cũng thừa nhận logistics đang là một điểm nghẽn trong tiêu thụ nông sản, chi phí logistics đang chiếm đến 29,5% đặc biệt là những sản phẩm như rau quả.

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản đồng quan điểm cho rằng, để hình thành các trung tâm vận chuyển, logistics hiện đại, cần có quy hoạch logistics theo từng vùng, từng loại hình để thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong loại hình này.

******************

Những lô đất vàng bỏ hoang ở Hà Nội : chính quyền ngại không thu hồi ?

RFA, 09/07/2020

Công tác quy hoạch và thu hồi các dự án chậm tiến độ tại những khu đất công là nội dung được đặc biệt quan tâm trong kỳ họp thứ 15 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV diễn ra trong 2 ngày 6/7/7 vừa qua.

phi4

Dự án của Công ty AIC ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm bỏ hoang nhiều năm. Nguồn : Tiền Phong

Theo đó, tại Hà Nội hiện có 383 dự án chậm triển khai, trong đó có những dự án nằm ở vị trí tốt mà người dân hay gọi là ‘khu đất vàng’ với giá trị lớn.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, kết quả thanh tra, kiểm tra chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến dự án chậm triển khai bao gồm : một số lĩnh vực, cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng còn chồng chéo, không thống nhất ; văn bản hướng dẫn ban hành chậm, nhiều thay đổi, nội dung khó triển khai trong điều kiện thực tiễn dẫn đến tình trạng các thủ tục về đầu tư xây dựng thường kéo dài.

Phát biểu tại buổi họp, Bí thư quận ủy Nam Từ Liêm Nguyễn Văn Hải cho biết chỉ riêng ở quận Nam Từ Liêm còn 132 dự án đang nằm chờ công tác giải phóng mặt bằng, các thủ tục liên quan đến quy hoạch…

Trao đổi với RFA tối 7/9, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết chủ trương sử dụng đất của chính phủ Hà Nội hiện nay :

"Về mặt chủ trương thì cũng đang dồn lại việc sử dụng các đất công, bất động sản công sao cho hợp lý để theo hướng tiết kiệm sử dụng đất, có những khu đất sử dụng vào mục đích thương mại, kinh doanh sẽ hợp lý hơn. Hà Nội đặc biệt còn khác những nơi khác vì có phần của cơ quan Hà Nội và có phần của các cơ quan trung ương thành ra diện tích đất công ở Hà Nội khá lớn nếu thu xếp, sắp xếp lại được sẽ dư ra khá nhiều".

Vẫn theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, ông cho rằng Hà Nội cũng quyết tâm chấn chỉnh vấn nạn đất công này rất nhiều lần. Tuy vậy, dù đã có chủ trương chung của chính phủ nhưng khi thực hiện lại có những hạn chế vì những lý do sau :

"Tôi cho chủ trương hoàn toàn đúng nhưng khi thực hiện do không có những quy định cụ thể, trình tự, thủ tục, phương thức, cách thức làm dẫn đến câu chuyện có thể đất vàng đó giao cho doanh nghiệp mà người Việt Nam gọi là sân sau của một vị lãnh đạo cấp tỉnh nào đó. Họ chỉ cần giữ đất hoặc để đấy được giá thì chuyển nhượng cho người khác, nhưng đất vàng có khi làm chuyện đó lại lộ liễu thành ra lại cứ ngâm để đấy chứ không thực hiện dự án mình đề xuất. Rồi nhiều đất vàng các bộ chuyển đi rồi nhưng vẫn cứ giữ lại mà không chuyển trả khu vực công để có thể sử dụng nó vào mục đích hữu hiệu".

Với những tình trạng mà Giáo sư Đặng Hùng Võ nêu trên, ông cho rằng việc này đã tạo ra biểu hiện tiêu cực trong sử dụng đất tại những khu đất có giá trị cao. Cụ thể, các khu đất vàng có khi giao rồi nhưng vẫn để đấy không được sử dụng. Thậm chí có nhiều trường hợp sử dụng sai mục đích tức dự án đằng này nhưng lại làm cái khác, hoặc có thể tên một doanh nghiệp nhưng một doanh nghiệp khác làm.

Trong khi đó, với quan điểm cá nhân, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân Vận Trung ương cho rằng tình trạng đất công còn bị bỏ hoang lãng phí đang phổ biến khắp nước chứ không riêng Hà Nội.

"Hà Nội có, Sài Gòn có với nhiều nguyên nhân. Chung quy lại là sự tham mà cậy quyền, dốt vì không biết quy hoạch thế nào. Tham thì có ở nhiều chuyện trong đó bao gồm đi giành cho riêng quân, phe của mình mà không đủ tiền làm mà phải bỏ hoang. Thường thì là do nguyên nhân như vậy nhưng chung quy lại là do thể chế".

Truyền thông trong nước khi đăng tải về nội dung thu hồi đất công bị bỏ hoang cũng nhận định rằng sở dĩ tình trạng này vẫn còn lan tràn như hiện nay là do chính quyền chưa quyết liệt trong vấn đề xử lý. Thậm chí có ý kiến cho rằng lãnh đạo chỉ đang ‘giơ cao đánh khẽ’.

Giải thích rõ hơn về quy định pháp luật đối với vụ việc đất nhà nước bị lãng phí, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho hay :

"Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể theo Luật Đất đai 2013 là nếu trong 12 tháng không đưa đất vào sử dụng hoặc trong 24 tháng sử dụng đất không đúng tiến độ đã được phê duyệt thì được phép gia hạn 24 tháng nữa. Hết 24 tháng gia hạn mà vẫn chưa đưa đất vào sử dụng hay chưa sử dụng đất đúng tiến độ đặt ra thì nhà nước sẽ thu hồi đất và cả tài sản đã đầu tư trên đất. Pháp luật đã quy định thì không lý gì không thực hiện".

Tuy nhiên, ông cũng cho biết trong thực tế có những công trình bị chậm 5/7 năm chứ không chỉ tính riêng bằng tháng theo như luật định nhưng đến nay tất cả những dự án đó đều chưa bị nhà nước thu hồi và tịch thu toàn bộ tài sản trên đất. Ông bày tỏ băn khoăn :

"Tôi không hiểu vướng cái gì mà ý kiến vẫn đưa ra là đang bị vướng và không thực hiện được. Tôi chỉ cho rằng chỉ có một lý do là câu chuyện giao đất trước đây có vấn đề gì liên quan đến yếu tố tham nhũng hay không ? Nếu có liên quan thì mới khó xử lý, còn không liên quan đến tham nhũng thì chắc chắn thì chắc chắn xử lý không khó".

Ngoài ra, với kinh nghiệm chuyên môn, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng những nội dung được quy định trong Luật Đất đai 2013 không phải cách thức hiệu quả với cơ chế thị trường. Ông cho rằng cần phải thay đổi :

"Tôi đề xuất từ lâu là đưa ra cơ chế xử phạt tài chính sẽ hợp lý hơn. Muộn 1 năm thì phạt ví dụ 5% giá trị đất đai, 2 năm thì nâng lên 10%, 3 năm thì 15%... Như vậy tự khắc những người được giao đất sẽ phải cân nhắc và sẽ tích cực trong suy nghĩ nếu mình không sử dụng được sẽ chuyển nhượng cho người khác".

Còn theo ông Nguyễn Khắc Mai, để xử lý tình trạng lãng phí đất công như hiện nay, chính phủ Hà Nội cần phải có sự thay đổi cơ bản và quyết liệt. Nhưng ông cho rằng việc này không hề dễ dàng :

"Lực lượng cầm quyền hiện nay thì vừa tham, vừa dốt, vừa cậy quyền thì làm sao làm chuyện cho tử tế được. Đây được gọi là vấn nạn, có thể gọi là khúc quanh tai nạn của dân tộc chưa thoát ra khỏi".

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khi phát biểu tại cuộc họp ngày 7/7 cho biết Hội đồng Nhân dân thành phố trước đây rà soát có 383 dự án chậm triển khai, một năm vừa qua đã giải quyết khó khăn cho 64 dự án.

Ngoài ra, Hội đồng Nhân dân thành phố cũng giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát đối với 295 dự án đã được giao đất hoặc được Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra xử lý về đất đai ; đồng thời Sở này cũng phải đề xuất phương án xử lý 88 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất.

Published in Diễn đàn

Nhiều quan chức, cựu quan chức ở loạt tỉnh thành đã phải đối diện với pháp luật khi các sai phạm liên quan đến đất đai bị "sờ gáy". Nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước có đất vàng khi hợp tác liên doanh với tư nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, để chủ đầu tư hưởng lợi khủng trong khi ngân sách thất thu vài ngàn tỷ. 

datvang1

5 bị can bị khởi tố, hàng trên gồm : Nguyễn Hữu Tín (bên trái), Đào Anh Kiệt (bên phải) và hàng dưới từ trái sang : Lê Văn Thanh, Nguyễn Thanh Chương và Trương Văn Út

Nhúng chàm vì đất

Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam cựu Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín và Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh), Trương Văn Út (Phó trưởng Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và môi trường).

Trước đó, ngày 10/11, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 người nguyên là cán bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vụ án liên quan khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh của Tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

5 người gồm : ông Nguyễn Hữu Tín, cựu Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ; Đào Anh Kiệt, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh ; Lê Văn Thanh, Phó chánh văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh ; Nguyễn Thanh Chương, Trưởng phòng Đô thị thuộc Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Trương Văn Út, Phó trưởng phòng Quản lý sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh).

Vào giữa tháng 9, trừ Trương Văn Út thì 4 người gồm : Nguyễn Hữu Tín, Đào Anh Kiệt, Lê Văn Thanh và Nguyễn Thanh Chương cũng đã bị khởi tố bị can trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", được xác định là có liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm".

Tại Đà Nẵng, từ tháng 4/2018 đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hơn 10 bị can nguyên là lãnh đạo UBND Thành phố Đà Nẵng và Bộ Công an. Trong đó có ông Trần Văn Minh, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng (giai đoạn 2006 - 2011), ông Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng ; Nguyễn Điểu, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Đà Nẵng ; ông Trần Văn Toán, nguyên Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Đà Nẵng ; Lê Cảnh Dương, Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Thành phố Đà Nẵng...

Người thì bị khởi tố vì các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí ; người thì bị khởi tố vì vi phạm quy định về quản lý đất đai...

Các vụ việc ở Đà Nẵng hay Thành phố Hồ Chí Minh kể trên đều có liên quan đến đất đai trong quá trình biến đất công thành đất tư.

Thông qua hình thức hợp tác kinh doanh, hay "đổi đất lấy hạ tầng", hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhiều khu đất công ở vị trí đắc địa đã lọt vào tay các doanh nghiệp tư nhân với giá rẻ mạt, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Nhiều khu đất vàng nhanh chóng biến thành các trung tâm thương mại, chung cư cao cấp, mang lại nguồn lợi khổng lồ cho những kẻ trục lợi.

Khi kiểm toán, đánh giá việc thực hiện một số Hợp đồng BT thanh toán bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 1.393 tỷ đồng. Đồng thời cơ quan này chỉ rõ nhiều hạn chế, bất cập và sai sót qua thực hiện các hợp đồng BT. Đó là : Chỉ có 1/12 dự án trong giai đoạn 2013-2017 thực hiện đấu thầu, còn lại 11/12 dự án thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, làm giảm tính cạnh tranh trong thực hiện dự án ; giá đất không sát với giá thị trường, khu đất đối trừ được giao chỉ định trái Luật Đất đai... tiềm ẩn nguy cơ có thể dẫn đến lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.

Tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ mới đây cũng đã ra kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2003-2016.

Các nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp nhà nước sau khi di dời khỏi nội đô hầu hết đã được Hà Nội cấp phép làm nhà ở, trung tâm thương mại. Điều đáng nói, nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có đất vàngkhi hợp tác liên doanh với tư nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, để chủ đầu tư hưởng lợi khủng trong khi ngân sách thất thu vài ngàn tỷ.

datvang2

Nhiều khu đất vàng ở Sài Gòn có dấu hiệu bất thường khi chuyển nhượng.

Thanh tra Chính phủ kết luận : Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra 38 dự án chuyển mục đích sử dụng đất là gần 4.000 tỷ đồng.

Do vậy, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội xử lý nghiêm những tồn tại, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, và quản lý sử dụng đất trên địa bàn, và sớm có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.

Tràn lan đất vàng thất thoát : Trục lợi, tham nhũng

Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, thất thoát trong sử dụng đất công, trong đó có đất được doanh nghiệp nhà nước quản lý là rất lớn. 

Theo kết quả giám sát, tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực đất đai, tài sản... diễn ra phức tạp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, vẫn còn hiện tượng sau cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần không đưa đất vào sử dụng, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định. Đơn cử tại Thành phố Hải Phòng vẫn còn một số doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất không đúng mục đích đã xác định trong phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa ; có doanh nghiệp tự ý phân đất cho cán bộ, công nhân viên để ở, cho thuê lại hoặc bỏ hoang không sử dụng như Công ty cổ phần Xây dựng Ngô Quyền, Công ty cổ phần Thương mại Minh Khai, Công ty cổ phần Sách và thiết bị trường học Hải Phòng, Công ty cổ phần Phát hành sách Hải Phòng,...

Một số doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng đất được Nhà nước cho thuê dưới hình thức góp vốn liên doanh, hợp tác đầu tư bằng giá trị lợi thế quyền thuê đất, sau đó thực hiện thoái toàn bộ phần vốn góp, thực chất là hình thức lách luật để chuyển nhượng đất.

"Hoạt động này cùng với những bất cập, thiếu minh bạch trong việc xác định giá trị lợi thế quyền thuê đất khi góp vốn của doanh nghiệp, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các địa phương đã tạo cơ hội để các tổ chức, cá nhân liên quan trục lợi, tham nhũng, gây thất thoát vốn, tài sản nhà nước", Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ rõ.

Lương Bằng

Nguồn : VietnamNet, 22/11/2018

Published in Diễn đàn

Huyện nghèo ở Đắk Lắk làm đường tới nhà quan thì dừng (Người Việt, 03/02/2018)

Ngoài việc xây "biệt phủ gỗ khủng", cựu chủ tịch huyện Ea Súp còn được chính quyền địa phương "ưu ái" làm đường vào tận "biệt phủ".

quan1

Đường bê tông trên kênh chính Tây vừa qua cổng "biệt phủ" của ông Trần Ngọc Quang, cựu chủ tịch huyện Ea Súp, thì "hết vốn". (Hình : Tiền Phong)

Theo báo Tiền Phong, trên con mương chính Tây dẫn nước từ hồ Ea Súp thượng, chính quyền cho đổ bê tông trên mặt đường đến cổng nhà ông Trần Ngọc Quang, cựu chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Ea Súp, rồi dừng trong khi đoạn còn lại là đường đất, bụi bay mù mịt.

Ngoài con đường trên, tại thị trấn Ea Súp, còn nhiều đường đất, giao thông đi lại rất khó khăn. "Mùa nào khổ mùa đó. Mưa về thì lầy lội, mùa khô thì bụi mù. Nhưng chính quyền địa phương lại quá ưu ái cho ông Quang", một người dân địa phương than.

Đoạn đường bê tông dẫn vào nhà ông Quang dài khoảng 500 mét, rộng hơn 3 mét. Đối diện với đường dẫn vào nhà ông Quang là hai đường Chu Văn An và đường Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn bụi đất.

"Chúng tôi sống ở đây bao nhiêu năm, mòn mỏi mơ mộng, chỉ mong có được một con đường như trước nhà ông Quang mà chẳng được. Họ làm quan lớn, dự án điều đi đâu mà chẳng được", một người dân sống tại đây cho biết.

Còn một người dân khác tức giận nói : "Đáng lẽ, chính quyền nên ưu tiên làm đường bê tông cho người dân đi trước, hơn là ưu ái cho quan chức. Như đoạn này, hằng ngày có hàng ngàn học sinh và người dân đi lại nhưng hư hỏng, bụi bay mù mịt".

"Một cán bộ thị trấn Ea Súp cho biết, do dự án này chỉ bố trí được khoảng 900 triệu đồng (hơn 39.628 USD), thuộc nguồn vốn nông thôn mới, nên đường chỉ được làm đến nhà ông Quang rồi thôi. Đoạn còn lại phải chờ đến khi nào có vốn rồi mới làm tiếp", báo Tiền Phong cho hay.

Nói với báo Tuổi Trẻ, ông Trần Ngọc Quang thừa nhận ông sở hữu nhiều nhà đất trong đó có "biệt phủ gỗ khủng" bên kênh chính Tây và tòa nhà rất lớn ở cổng chợ huyện Ea Súp, dãy nhà (và đất) cho thuê trên đường Lạc Long Quân (nối tỉnh lộ 1 vào huyện ủy, ủy ban huyện Ea Súp) và cây xăng Phương Bông gần bến xe Ea Súp.

Những bất động sản kể trên đều nằm ở trung tâm thị trấn Ea Súp, có giá trị nhiều tỷ đồng. Ông Quang khẳng định đất đai, nhà cửa ở những địa điểm trên là thuộc sở hữu của ông, có giấy tờ từ lâu, "báo chí, dư luận quan tâm làm gì", Tuổi Trẻ cho hay.

Báo Tiền Phong dẫn chứng, ông Trần Ngọc Quang sở hữu "biệt phủ" độc nhất vô nhị ở huyện Ea Súp, bởi vì đây là huyện nghèo của tỉnh Đắk Lắk, và cũng là điểm nóng về phá rừng trong tỉnh.

"Theo báo cáo về công tác giảm nghèo và phương hướng, nhiệm vụ giảm nghèo năm 2018 của ủy ban huyện Ea Súp, trong năm 2017 tổng số hộ nghèo và cận nghèo của huyện này cộng lại chiếm tới hơn 53% dân số toàn huyện… Thế nhưng, nhiều quan chức của huyện này (những người đã nghỉ hưu và đang đương chức) rất ‘chịu chơi’ mua sắm cho mình những căn nhà gỗ ‘khủng,’" báo này cho hay.

Báo này cũng cho hay, năm 2014 ông Trần Ngọc Quang khi còn đương chức chủ tịch huyện Ea Súp đã bị Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Ủy Đắk Lắk kỷ luật "Cảnh cáo" vì sử dụng gỗ không hợp pháp để làm "biệt phủ". Theo đó, có khoảng 10 khối gỗ ông Quang làm nhà không có giấy tờ hợp pháp. Sau đó, ông Quang đã hợp thức hóa chứng từ số gỗ nói trên. (Tr.N)

**************************

Báo đảng tấn công giám đốc truyền hình Vĩnh Long, liên quan đến VietFace TV (CaliToday, 01/02/2018)

Lời tòa soạn : Ngày hôm qua, thứ tư, nhật báo Nhân Dân điện tử, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, có chạy bài viết dưới đây dưới tựa đề "Sai phạm "động trời" của Giám đốc Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long", và nội dung bài báo này có liên quan đến một cơ quan truyền thông hải ngoại, là ViệtFace TV. Đây chỉ là cái nhìn một chiều của một tờ báo đảng và chính quyền cộng sản, nên chúng ta còn chờ nghe ý kiến của các bên hữu quan còn lại, đặc biệt là của Thuý Nga và Việt Face, vì những cơ quan này được nhắc đến trong bài báo nói trên. Trong lúc chờ đợi được đăng tải các ý kiến khác, chúng tôi đăng lại bài viết nói trên để rộng đường dư luận và với sự dè dặt như thường lệ.

Trước khi lên khuôn báo, tòa soạn đọc được một bài báo khác, với tựa đề "Giám đốc Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long có sai phạm ? Trên báo Người Lao Động. Cũng để rộng đường dư luận, chúng tôi trích đăng lại để qúy độc giả tham khảo.

******************

quan2

Ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long, khẳng định không có tư lợi, khuất tất trong việc tiếp nhận tiền ủng hộ từ các chương trình. Photo credit : nld.com.vn

Thời gian qua, phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại tỉnh Vĩnh Long đã nhận được đơn tố cáo của tập thể cán bộ, nhân viên, phóng viên Đài phát thanh và truyền hình ( phát thanh và truyền hình) Vĩnh Long về những sai phạm kéo dài và có hệ thống của ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long, nhưng được bao che, xử lý nhẹ khiến dư luận bức xúc.

Ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long đã tự ý chuyển nhượng bản quyền phim truyền hình, chương trình giải trí với Đài Truyền hình VietFaceTV (Hoa Kỳ) mà không thông qua Ban Giám đốc ; không xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền cấp trên ; hoàn toàn không kiểm soát nội dung.

Theo đó, từ năm 2011, ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long đã âm thầm bán, chuyển nhượng bản quyền phim truyện truyền hình, chương trình giải trí với Công ty VietFace Media Group, INC (Đài Truyền hình VietFaceTV – trực thuộc Trung tâm Thúy Nga, Paris by Night – Hoa Kỳ).

Các quyết định chuyển nhượng quyền khai thác phim do ông Lê Quang Nguyên tự ký đều không có phiếu trình qua các phòng chức năng có liên quan, không có biên bản đánh giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản và giấy ủy quyền của các đối tác khi đến nhận phim tại Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long.

Trong các hợp đồng chuyển nhượng bản quyền phim, chương trình giải trí với Công ty VietFaceTV và các đối tác nước ngoài, cũng như sau khi hết hạn bản quyền chuyển nhượng của các hợp đồng không có thỏa thuận ràng buộc, giao kết trách nhiệm về thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền khi phát hành phim ngoài lãnh thổ Việt Nam ; không ghi đầy đủ thông tin số tài khoản, nơi mở tài khoản của các đối tác (bên B) là không đúng theo mẫu hợp đồng kinh tế.

Đến nay, các hợp đồng chuyển nhượng đã thanh lý xong, số tiền này được hạch toán vào doanh thu của Đài TP-TH Vĩnh Long theo dõi trên sổ sách kế toán.

Theo thông báo kết luận số 04 của Tỉnh ủy Vĩnh Long, Ban Giám đốc Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long chưa kiểm soát được nguồn chương trình sau khi đã chuyển nhượng cho các đối tác ở nước ngoài, như : Chương trình "Trái tim nhân ái" do Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long sản xuất, sau khi phát sóng chuyển nhượng cho Đài Truyền hình VietFaceTV của Trung tâm Thúy Nga Paris by Night đổi tên thành "Những mảnh đời" để kêu gọi ủng hộ từ thiện trong cộng đồng người Việt tại Mỹ và Canada…

Nguồn thu ủng hộ của kiều bào từ chương trình "Những mảnh đời" do Đài Truyền hình VietFaceTV cung cấp trong hai năm qua khoảng 1.500.000 USD (tương đương hơn 30 tỷ đồng Việt Nam). "Qua đối chiếu với các hồ sơ, chứng từ có liên quan thì các kiều bào ở nước ngoài ủng hộ chuyển về Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long số tiền là 8.326.305.600 đồng. Số chênh lệch còn lại khoảng 22 tỷ đồng thì chưa có cơ sở làm rõ", nội dung thông báo kết luận nêu.

Cũng theo nội dung Thông báo kết luận trên, việc ông Lê Quang Nguyên chuyển nhượng bản quyền phim với Công ty VietFaceTV khi chưa có giấy phép của Cục Điện ảnh, không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là chưa đúng, đã vi phạm tại Điểm a, Khoản 1, Điều 30 Luật Điện ảnh năm 2006 ; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh ngày 18/6/2009 của Quốc hội và tại văn bản số 297/PC ngày 9/9/2015 của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ; văn bản số 637/ĐA-PBP ngày 11/9/2015 của Cục Điện ảnh "về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến thẩm quyền xuất khẩu phim".

"Năm 2011, chỉ có Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình kỹ thuật số VTC và Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HVT) được Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông tin và truyền thông cho phép thực hiện chương trình ra nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị "về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài" nhưng đòi hỏi phải có lộ trình, có sự cấp phép và giám sát của cơ quan chức năng. Đồng thời, phải có sự ràng buộc cụ thể về mặt pháp lý trong việc sử dụng nguồn chương trình của phía đối tác nước ngoài, tránh việc tùy tiện chỉnh sửa, biên tập lại nội dung. Ban Giám đốc Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long chưa phối hợp các ngành chức năng trong việc quản lý để kênh truyền hình VietFaceTV tùy tiện đến Việt Nam kiểm tra việc chuyển quỹ "Trái tim nhân ái" (Những mảnh đời – PV) bằng phóng sự là vi phạm quy chế về hợp tác báo chí quốc tế", Thông báo kết luận nêu rõ.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Bùi Văn Nở, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Vĩnh Long cho biết, việc kiểm tra sai phạm của ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long cũng xuất phát từ nội dung đơn tố cáo. Ban Thường vụ tỉnh ủy Vĩnh Long đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra vào cuộc làm rõ các nội dung tố cáo và phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.

Cũng theo ông Bùi Văn Nở, chương trình "Trái tim nhân ái" của Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long sau khi chuyển ra nước ngoài được Đài Truyền hình VietFaceTV đổi tên na ná là "Những mảnh đời" để vận động. Đây là hội Việt kiều tại Hoa Kỳ và Canada, qua một chương trình từ thiện, góp tiền xong là chuyển cho chị Như (bà Đào Ngọc Như, vợ ông Lê Quang Nguyên). Việc bà Đào Ngọc Như hai lần nộp tiền hộ cho Công ty VietFaceTV vào tài khoản Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Vĩnh Long đã tạo ra dư luận không tốt.

Một luật sư nhận định, còn một số vấn đề khuất tất cần được làm rõ trong các sai phạm của ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long và những người có liên quan. Trong đó, đáng chú ý là số tiền 22 tỷ đồng trong tổng số 1.500.000 USD do kiều bào chuyển về Việt Nam ủng hộ người nghèo qua chương trình "Những mảnh đời" của Đài Truyền hình VietFaceTV mà Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Long cho rằng chưa đủ cơ sở làm rõ.

"Chưa đủ cơ sở làm rõ thì phải đề nghị thanh tra hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra. Vì đây là hoạt động kinh tế nên cần thiết phải chuyển cho Cơ quan điều tra. Mặt khác, cần làm rõ vì sao phía Đài Truyền hình VietFaceTV (Hoa Kỳ) chuyển tiền cho bà Đào Ngọc Như (vợ ông Lê Quang Nguyên) ?

Việc lập hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài mà không có thông tin tài khoản của đối tác (bên B) là có vấn đề, vì đối tác không thể mang tiền mặt thanh toán trực tiếp.

Hoạt động xuất khẩu phim, văn hóa phẩm phải chịu nhiều khoản thuế. Việc hạch toán doanh thu từ hoạt động này vào Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long có dấu hiệu của việc trốn thuế hay không ?

Thiết nghĩ, những khuất tất này có dấu hiệu của tội phạm hình sự nên cần phải được làm rõ", Luật sư nêu quan điểm.

Bùi Quốc Dũng

Giám đốc Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long có sai phạm ?

Đài phát thanh và truyền hình Vĩnh Long khẳng định không có khuất tất nào trong việc tiếp nhận tiền ủng hộ của kiều bào, cũng như không có chuyện tiền ủng hộ chuyển vào tài khoản riêng của vợ giám đốc đài

Chiều 01/02, Đài phát thanh và truyền hình Vĩnh Long có đơn kiến nghị do ông Phạm Thanh Xuân – phó giám đốc đài – ký, gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, giải trình những nội dung tại thông báo Kết luận số 4 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về việc kiểm tra các chương trình của đài.

22 tỉ đồng đi đâu ?

Liên quan đến vụ việc này, trước đó, Báo Nhân Dân điện tử đã có bài phản ánh theo đơn thư tố cáo của tập thể cán bộ, nhân viên, phóng viên Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long gửi Tỉnh ủy Vĩnh Long về những sai phạm kéo dài và có hệ thống của ông Lê Quang Nguyên, giám đốc đài.

Sau đó, Tỉnh ủy Vĩnh Long đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, ngày 28/12/2015, Tỉnh ủy Vĩnh Long đã ra Kết luận số 04.

Kết luận nêu rõ Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long sản xuất chương trình "Trái tim nhân ái". Sau khi phát sóng, chuyển nhượng cho VietfaceTV của Trung tâm Thúy Nga Paris by Night, chương trình này đổi tên thành "Những mảnh đời" để kêu gọi ủng hộ từ thiện trong cộng đồng người Việt tại Mỹ và Canada… Nguồn thu ủng hộ của kiều bào từ chương trình "Những mảnh đời" do VietfaceTV cung cấp trong 2 năm qua khoảng 1,5 triệu USD (hơn 30 tỉ đồng). Qua đối chiếu với các hồ sơ, chứng từ liên quan thì kiều bào gửi về Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long hơn 8,3 tỉ đồng ủng hộ. Số chênh lệch còn lại khoảng 22 tỉ đồng chưa có cơ sở làm rõ.

Về nội dung này, trong đơn kiến nghị của mình, ông Phạm Thanh Xuân nói Tỉnh ủy Vĩnh Long yêu cầu phía đài làm rõ vì sao có sự chênh lệch 22 tỉ đồng giữa số liệu của đoàn kiểm tra đưa ra và số liệu kiểm tra tại đài về nguồn ủng hộ của kiều bào. Sau khi có yêu cầu này, các bộ phận chuyên môn của đài liên hệ với người đại diện chuyển tiền của VietfaceTV và biết được Quỹ Từ thiện Vietface do VietfaceTV thành lập nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam. Trong 2 năm 2014-2015, mỗi chương trình được Vietface phát 4-6 lần trong vòng ít nhất 2 tuần. Tính đến cuối tháng 8-2015, VietfaceTV phát sóng 44 chương trình, trung bình mỗi chương trình tiếp nhận 8.000-12.000 USD.

Như vậy, với 44 chương trình, nguồn ủng hộ tiếp nhận là 352.000-528.000 USD chứ không phải 1,5 triệu USD. Vì vậy, căn cứ vào chứng từ mà phía VietfaceTV cung cấp cùng số phiếu thu mà Đài phat thanh và truyền hình Vĩnh Long nhận là khớp nhau nên phía đài khẳng định khoản chênh lệch 22 tỉ đồng là không có cơ sở để kết luận như Kết luận số 04 của Tỉnh ủy Vĩnh Long.

Có sai phạm trong xuất khẩu phim

Cũng theo kết luận của Tỉnh ủy Vĩnh Long, việc ông Lê Quang Nguyên chuyển nhượng bản quyền phim với VietfaceTV khi chưa có giấy phép của Cục Điện ảnh, không dán nhãn kiểm soát của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch là chưa đúng, vi phạm điều 30 Luật Điện ảnh năm 2006 ; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009 ; Văn bản số 297/PC ngày 9/9/2015 của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ; Văn bản số 637/ĐA-PBP ngày 11/9/2015 của Cục Điện ảnh "về việc hướng dẫn một số nội dung liên quan đến thẩm quyền xuất khẩu phim".

Về nội dung này, trong đơn kiến nghị, Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long thông tin trong 2 năm 2011-2012, ông Nguyên đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thực hiện chuyển nhượng bản quyền cho đối tác nước ngoài. Cụ thể, đã ký kết 5 hợp đồng với VietfaceTV với tổng số tiền hơn 817,7 triệu đồng. Sau khi đoàn kiểm tra nhắc nhở và Tỉnh ủy Vĩnh Long ra Kết luận số 04, ông Nguyên đã nghiêm túc chấp hành và chủ động khắc phục hạn chế, khuyết điểm.

Liên quan đến nội dung tố cáo nguồn tiền ủng hộ của kiều bào chuyển cho vợ ông Nguyên chứ không qua tài khoản của các chương trình nhân đạo của đài, đơn kiến nghị của Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long giải trình : Mỗi đợt chuyển tiền ủng hộ đều có đính kèm email danh sách các nhà hảo tâm, khi phát sóng chương trình đều cho chạy chữ công khai số tiền ủng hộ. Vì vậy, thông tin cho rằng số tiền ủng hộ này chuyển vào tài khoản của vợ ông Nguyên là không đúng. Mọi khoản ủng hộ, đóng góp đều được chuyển vào tài khoản các chương trình nhân đạo của đài.

Chênh lệch 22 tỉ đồng "không tồn tại"

Liên quan đến đơn kiến nghị của Đài  phát thanh và truyền hình Vĩnh Long, chiều 01/02, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Bùi Văn Nở, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Long, cho biết trong kết luận của Tỉnh ủy Vĩnh Long đã nêu rõ số tiền chênh lệch 22 tỉ đồng là "chưa có cơ sở làm rõ". "Số tiền này là theo đơn tố cáo, 1 tháng nhà đài được phía VietfaceTV chuyển tiền ủng hộ về bao nhiêu thì họ nhân lên 24 tháng (do phát trong 2 năm) mới ra con số 1,5 triệu USD. Nhưng thực chất, có tháng phía VietfaceTV chuyển tiền, có tháng không. Qua làm việc với ông Nguyên và nhà đài, đối chiếu văn bản, chứng từ do chương trình "Những mảnh đời" gửi về là khớp nhau, con số chênh lệch 22 tỉ đồng không tồn tại. Vì vậy, không thể kết luận ông Nguyên có sai phạm" – ông Nở nhìn nhận.

Ca Linh

*************************

Chính quyền Côn Đảo cướp đất của dân cấp cho cán bộ (Người Việt, 03/02/2018)

Ủy ban huyện Côn Đảo quyết định "giao đất" cho hầu hết là cán bộ, viên chức, từ "đất thu hồi" của những nhà dân đang sinh sống mà không bồi thường cho dân, gây bất bình trong dư luận.

quan3

Khu "đất vàng" do người dân sử dụng bị chính quyền huyện Côn Đảo lấy, cấp cho cán bộ. (Hình : Người Lao Động)

Theo báo Thanh Niên, ngày 2 tháng Hai, Thanh Tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho hay, cơ quan này vừa có kết luận sai phạm đất đai tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Theo đó, từ năm 2003 đến 2007, ủy ban huyện này đã ban hành 22 quyết định giao đất cho hầu hết là cán bộ, công chức lấy từ đất của dân.

Tin cho hay, từ năm 1988, khu đất vật tư (lô K) có diện tích hơn 6.6 hécta, được coi là khu "đất vàng" nằm tại trung tâm huyện Côn Đảo, bị nhiều nhà dân lấn chiếm, xây dựng nhà ở ổn định từ đó đến nay.

Những nhà dân này khi đi xin cấp "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" (sổ đỏ) đều chính quyền Côn Đảo từ chối với lý do "lô K đã quy hoạch".

Sau đó, từ năm 2003-2007, các thế hệ lãnh đạo của ủy ban huyện Côn Đảo đã ban hành nhiều quyết định giao khu đất lô K cho hầu hết cán bộ, công chức đang làm việc trong bộ máy chính quyền của huyện.

Kết luận của Thanh Tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nêu "khi giao đất ở lô K cho các hộ gia đình (hầu hết là cán bộ, viên chức), ủy ban huyện Côn Đảo không thu hồi đất, không bồi thường cho những nhà dân đang sinh sống trực tiếp tại đây".

"Tính đến thời điểm hiện nay, trong 22 hộ gia đình và cá nhân được giao đất, có tám trường hợp chuyển về đất liền ; chín trường hợp đang còn đương chức tại Côn Đảo ; hai trường hợp đã nghỉ hưu tại huyện ; ba trường hợp đã chết. Nghiêm trọng hơn, trong 22 gia đình và cá nhân được giao đất thì có 13 trường hợp đã bán cho người khác", báo Thanh Niên dẫn chứng.

Theo Thanh Tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, những sai phạm nêu trên thuộc về những người đã tham mưu giao đất, cấp "sổ đỏ" và ký quyết định giao đất. Trong đó, có ông Nguyễn Hoàng Tùng, hiện là bí thư Huyện Ủy Côn Đảo.

Thanh Tra tỉnh đề nghị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu "kiểm điểm các cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý, chỉ đạo huyện Côn Đảo kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân tham mưu, cấp ‘sổ đỏ’ nói trên". (Tr.N)

********************

Gần 14 tấn vú heo thối trên đường vào quán nhậu ở Sài Gòn bị bắt (Người Việt, 03/02/2018)

Gần 14 tấn vú heo bốc mùi thối nhập từ Trung Quốc đang chuẩn bị "vào" các quán nhậu tại Sài Gòn để bán trong dịp Tết Nguyên Đán thì bị bắt.

quan4

Gần 14 tấn vú heo nhập từ Trung Quốc đã bốc mùi hôi thối bị phát hiện trong container. (Hình : Thanh Niên)

Khoảng 11 giờ sáng 3 tháng Hai, Đội Quản Lý Thị Trường quận Thủ Đức, Sài Gòn, bất ngờ ập vào kiểm tra bãi xe tải ở đường Ngô Chí Quốc, phường Bình Chiểu, phát hiện một container lạnh đựng nhiều thùng xốp chứa vú heo (nầm heo), theo báo Thanh Niên.

Tin cho hay, qua kiểm tra, có 286 thùng xốp chứa vú heo đã bốc mùi hôi thối, với tổng trọng lượng 13,964 kg, có nhãn hiệu ghi chữ Trung Quốc. Ông Đào Công Khải (36 tuổi, quê Hà Nội) nhận mình là chủ lô hàng nói trên, nhưng không có bất cứ giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc số vú heo hôi thối này.

quan5

Vú heo thối có nguồn gốc từ Trung Quốc bị phát hiện. (Hình : Thanh Niên)

Ông Khải thừa nhận vú heo được thu mua ở các tỉnh phía Bắc rồi chở vào Sài Gòn rồi đi bỏ mối tại các nhà hàng, quán ăn trong dịp Tết Nguyên Đán 2018 sắp đến.

Một cán bộ quản lý thị trường cho biết, sản phẩm vú heo này được nhập cảng từ Trung Quốc, sau đó vận chuyển bằng đường bộ vào Sài Gòn, rồi tập trung tại bãi xe nói trên để từ đó hàng được bỏ mối tại quán nhậu, nhà hàng với giá bán khoảng 200,000 đồng (khoảng $9)/kg. Các nhà hàng, quán ăn dùng vú heo hôi thối này chế biến thành vú dê nướng. (Tr.N)

***********************

Mưa tuyết ở Lào Cai gây thiệt hại hàng tỷ đồng (Người Việt, 03/02/2018)

Mưa tuyết và băng giá với cường độ mạnh, kéo dài suốt ba ngày đã gây thiệt hại lớn cho người dân ở các huyện vùng cao, ước tính lên đến 7,5 tỷ đồng.

quan6

Ba anh em Lý Láo Lở xẻ thịt trâu bán ven quốc lộ 4D. (Hình : Tiền Phong)

Theo báo Tiền Phong, sau ba ngày mưa tuyết và băng giá xuất hiện ở nhiều nơi như đèo Ô Quí Hồ, đỉnh Fansipan, thị trấn Sa Pa, Si Ma Cai, huyện Văn Bàn…, nhiệt độ tại tỉnh Lào Cai vào chiều 2 tháng Hai vẫn còn rất thấp, dao động 0 đến 5 độ C.

Dù thị trấn Sa Pa và nhiều nơi tuyết ngừng rơi nhưng băng giá vẫn phủ trắng 45 xã, nhiệt độ giảm sâu kèm theo mưa phùn đã gây thiệt hại nặng về sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi của người dân.

Nhiều nhà dân ở Lào Cai chăn thả gia súc trên núi đã bị thiệt hại do trâu bị chết vì rét. Anh Lý Phương Chiêu (25 tuổi, xã Trung Chải) cho biết, mấy ngày qua, mưa tuyết xuất hiện khiến đàn trâu hơn 10 con gia đình thả trên núi bị lạnh. Hai con trong đàn bị cóng, chết trong rừng.

"Khi mưa tuyết rơi trắng trời Sa Pa, tôi cùng nhiều người rủ nhau lên núi lùa trâu về tránh rét thì phát hiện một số con trâu bị cóng chân không đi được, một số con nhỏ hơn thì chết giữa rừng", anh nói.

Cách nhà anh Chiêu hơn 1 cây số, ba anh em anh Lý Láo Lở (25 tuổi, xã Trung Chải, huyện Sa Pa) đang xẻ thịt con nghé mới chết dưới trời mưa tuyết, sau đó mang ra ven quốc lộ 4D bán cho khách. Hai ngày mưa tuyết rơi ở xã Trung Chải khiến một con trâu già, hai con nghé nhà anh Lở bị chết vì lạnh, cóng.

"Biết mưa tuyết ảnh hưởng tới đàn trâu nên tôi cùng hai em lên núi tìm thì phát hiện trâu chết trên núi. Gia đình đành phải mổ trâu giữa rừng rồi mang về ven quốc lộ bán. Một ngày sau thịt trâu chưa bán hết, hai con nghé lại chết vì cóng khiến tôi và cả nhà không kịp giết phải nhờ hàng xóm hỗ trợ", anh Lở buồn bã nói.

Người đàn ông H’Mông này cho biết thêm, giá thịt trâu 180.000 đến 200.000 đồng (khoảng 8 USD đến 9 USD)/kg, nhưng do bán thịt ở ven quốc lộ nên có rất ít người mua. Cùng lúc do mưa tuyết, băng giá làm trâu chết nhiều nên bị thương lái và chủ các nhà hàng ép giá bán rẻ.

Nói với báo Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Nhẫn, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, cho biết mưa tuyết và băng giá xuất hiện nhiều ngày qua khiến đàn gia súc bị thiệt hại lớn.

Ông cho hay, ước tính sơ bộ chỉ trong ba ngày, từ 31 tháng Giêng đến 2 tháng Hai, toàn tỉnh có hơn 550 trâu, bò, dê ở các huyện Sa Pa, Văn Bàn, Si Ma Cai bị rét chết ; gần 1.000 hécta thảo quả và khoảng 50 hécta cây dược liệu dương quy ở xã Pa Cheo bị tuyết vùi lấp gây thiệt hại hơn 7,5 tỷ đồng (hơn 330.239 USD). (Tr.N)

*****************

Niềm tin của người Việt hiện nay có còn không ? (VNTB, 03/02/2018)

‘Đoàn kết’ vẫn là một cụm từ đẹp đẽ để miêu tả về người Việt Nam. Và trong trận U23 vừa qua, người ta nhận ra người Việt rất ‘Đoàn kết’, cùng đi dưới một màu cờ, cùng hô vang ‘Việt Nam vô địch’, cùng chịu cảnh tắc đường nhưng không hề bực bội,…

quan7

Ảnh chụp màn hình

Nhưng đúng như nhà văn Phạm thị Hoài nhận định, dù có ‘ngộp thở, run rẩy’, thì sau tất cả, mọi thứ dần trở về đời thường, và ai ‘hèn vẫn hèn. Ai ngu vẫn ngu. Ai lười vẫn lười. Ai đê tiện vẫn đê tiện.’

Đó là sự đoàn kết của tạm thời, đoàn kết mang tính phong trào hơn là một sự kết dính mang tính chặt chẽ trong đời sống xã hội Việt Nam. Bởi xuất phát điểm của sự đoàn kết, phải đến từ niềm tin giữa người và người với nhau. 

Niềm tin bị phá vỡ

Nhưng làm thế nào để đo được lòng tin xã hội ? Một cuộc khảo sát lớn với hàng tá mẫu ghi nhận về niềm tin ở các khía cạnh khác nhau có thể làm được điều đó ; áp dụng xác suất thống kê cũng có thể cho thấy điều đó ; và đôi khi chỉ cần qua một hiện tượng đang len lỏi trong đời sống xã hội đương đại cũng cho thấy điều đó.

Báo Thanh Hóa – cơ quan của Đảng bộ Đcộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hóa trong một bài viết ngày thứ Tư (31.01.2018) đã phản ảnh về sự nở rộ trào lưu tự trồng rau sạch tại nhà. Lý do là vì tình trạng thực phẩm bẩn bày bán tràn lan ảnh hưởng đến bữa ăn của gia đình, và vì thế, rất ‘nhiều hộ dân ở Tp. Thanh Hóa đã tận dụng khoảng đất trống trong khuôn viên nhà để trồng rau’.

Không chỉ Thanh Hóa, mà rất nhiều hộ gia đình ở các tỉnh thành khác trên cả nước cũng đã và đang chạy theo mô hình trồng rau, nuôi gà, thả cá,... tự túc này. Bởi người Việt giết nhau bằng thực phẩm bẩn, và để giờ đây, người Việt cảnh giác nhau cao độ hơn cả kẻ thù.

Từng một thời điểm, rau bị sâu ăn từng mảnh được xem xét là tiêu chí ‘rau sạch’, nhưng về sau, số lượng này quá nhỏ so với ‘rau bẩn’ nên nhiều hộ gia đình đã tìm cách tự canh tác.

Vậy là trong cái đô thị to to, có một vùng nông thôn nho nhỏ. Một hình tượng ví von cho sự nông thôn hóa đô thị tại Việt Nam.

Nhưng nếu không làm vậy, họ sẽ chết những căn bệnh mang tên ‘thực phẩm bẩn’.

Tại chợ, để đảm bảo phần thịt ‘an toàn cho gia đình’ mình, bà bán thịt có thể phải cảnh giác nhìn bà bán rau, bà bán rau cũng phải cảnh giác nhìn bà bán gia vị,… Và thế là, một cái vòng luẩn quẩn tìm kiếm giữa lợi nhuận và niềm tin xã hội.

Điều đó cũng hàm nghĩa, về bản chất – người Việt không hề tin nhau ! Và cả xã hội quay cuồng bởi thuộc tính lợi nhuận, mất niềm tin, lừa lọc, và tráo đổi thứ giả dối,…

Vậy nguyên nhân là gì ?

Người viết không hề muốn đổ tội cho bất kỳ nguyên nhân nào là chính yếu. Nhưng rõ ràng, khi thực phẩm bẩn lên ngôi, khi gian thương đục khoét niềm tin, khi ‘lợi nhuận’ trở thành công cụ duy nhất để người Việt bái ngưỡng thì cơ chế luật pháp và những nhân viên công lực trong cơ chế hoàn toàn không thể vô tội.

Thực phẩm bẩn từ đâu ra ? Mức xử phạt có thực sự răn đe ? Người bị phạt có hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình ? Tại sao thực phẩm và các loại thuốc bẩn vẫn công khai mua-bán-vận chuyển mặc dù có hẳn đội ngũ cùng hệ thống kiểm soát thị trường dày đặc ?

Rõ ràng, tính không nghiêm pháp luật, tham nhũng vặt trong hệ thống công quyền (kiểm soát thị trường thực phẩm) gián tiếp tạo điều kiện cho thực phẩm bẩn tràn lan, đưa đến sự tổn hại của niềm tin trong người tại Việt Nam. Là nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng nông thôn hóa thành thị nhằm tự bảo vệ tính mạng trong mỗi hộ gia đình Việt Nam.

Nguy cơ là gì ? 

Một quốc gia hùng mạnh phải bắt đầu từ điều giản dị nhất, đó là người dân có niềm tin mạnh mẽ vào tương lai phía trước. Và ngược lại thì nó là một sự thu vén lợi ích của từng cá thể trong cộng đồng mà không hề đoái hoài đến tổn hại cho người khác. Và khi đó, sự đoàn kết không đươc kiến tạo mà ngược lại bào mòn, làm sức kháng thể của dân tộc trước ngoại bang trở nên suy yếu. Hay nói như nhà văn Phạm thị Hoài thì : ‘Trước khi tấn công một đất nước, không kẻ ngoại xâm nào nghiên cứu lòng ái quốc bóng đá và số lượng cờ trên má hay trên mông người hâm mộ ở đó.’

Ánh Liên

Published in Việt Nam