Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Sắp đến bầu cử, Điện Kremlin cố dập tắt biểu tình ở Bashkortostan

Báo chí Pháp ngày 22/01/2024 tường thuật chi tiết những vụ biểu tình chưa từng thấy từ nhiều ngày qua tại Cộng hòa Bashkortostan, cách Moskva 1.000 kilomet, bất chấp cái lạnh âm 20 độ, để đòi trả tự do cho một nhà đấu tranh sinh thái.

nga01

Ảnh cắt từ video của kênh Telegram độc lập SOTA ngày 17/01/2024 cho thấy cảnh sát Nga đụng độ với người biểu tình ở Baymak, Bashkortostan. Hơn 1.000 người tiếp tục xuống đường, gây bối rối cho Điện Kremlin. AP

Kremlin rúng động vì biểu tình ở Bashkortostan

Tại Nga, Le Monde nhận thấy "ở Bashkortostan, Moskva cố gắng dập tắt một phong trào phản kháng hiếm hoi". Đối với La Croix, "Những cuộc biểu tình ở Bashkortostan gây bối rối cho thông điệp của Kremlin". Les Echos cũng cho rằng "Điện Kremlin chấn động vì biểu tình ở Bashkortostan".

Từ nhiều ngày qua, những cuộc xuống đường chưa từng thấy đã diễn ra tại Cộng hòa Bashkortostan, cách Moskva 1.000 kilomet, nơi có cộng đồng người Hồi giáo nói tiếng Thổ, bất chấp cái lạnh âm 20 độ. Hôm 19/01, hàng ngàn người diễu qua những đường phố Ufa, thủ đô nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga, để đòi trả tự do cho nhà đấu tranh sinh thái Fail Alsynov, 37 tuổi, vừa bị kết án bốn năm tù vì tội "kích động hận thù sắc tộc". Tại quảng trường Salavat Yulaiev, họ nhảy múa và hát những bài ca bằng tiếng Bashkir. Nhiều người bị cảnh sát bắt đi, hình ảnh cuộc biểu tình được trang web độc lập Sota Vision đăng tải, nhưng báo chí, truyền hình nhà nước hoàn toàn lờ đi.

Trước đó, trong hai ngày 15 và 17/01 gần 5.000 người tập họp ở thành phố Baymak chỉ có 17.000 dân ở miền nam, nơi mà nhà hoạt động rất được người dân tôn trọng bị xử kín. Radio Svoboda (Đài phát thanh Tự Do) phát lời tuyên bố của Alsynov trước khi ra tòa "Sống làm gì nếu không có tự do ngôn luận ?". Sau khi tòa tuyên án, những vụ đụng độ xảy ra. Đám đông ném những tảng tuyết và tất cả những gì có được vào lực lượng chống bạo động, 9 người biểu tình bị bắt nhốt. Internet bị chặn để dân không thể kêu gọi nhau xuống đường.

Năm 2020, dân Bashkortostan đã phản đối một dự án khai thác mỏ trên núi Kushtau, được cư dân cho là ngọn núi thiêng. Công ty khai thác là Bashkir Soda Company có liên quan đến hai tỉ phú Boris và Arkadi Rotenberg, bạn thời thơ ấu của Vladimir Putin. Tháng 4/2023, Fail Alsynov tham gia các cuộc biểu tình lớn chống khai thác mỏ vàng ở Baymak, những lời tố cáo "vi phạm nhân phẩm" lao động nhập cư Trung Á khiến lần này ông phải vào tù.

Trước đó, ông cáo buộc lệnh động viên của Putin là "diệt chủng dân tộc Bachkir". Le Monde cho biết thêm, Bashkortostan tuy giàu tài nguyên nhưng là một trong những vùng đất nghèo nhất Liên bang Nga. Thế nên nước cộng hòa này là nguồn cung cấp lính sang Ukraine, với tiền lương có khi lên đến 300.000 rúp (3.116 euro) trong khi lương tối thiểu được ấn định là 16.242 rúp (169 euro).

Nga : Không được tranh cử, ứng cử viên đối lập trở nên nổi tiếng

Về cuộc bầu cử tổng thống Nga, Les Echos chú ý đến "Sự thăng tiến vùn vụt của Yekaterina Duntsova". Nhà báo độc lập này chỉ trong vài tuần đã giành được sự mến mộ nơi những người Nga chống Kremlin. Sau khi bị bác đơn ứng cử, bà đã lập ra một đảng mới.

Chỉ mới cách đây bốn tháng, Duntsova không được ai biết đến. Cây bút độc lập vốn là một bà mẹ đơn thân với ba đứa con ở Rjev, một thành phố nhỏ chỉ có 60.000 dân. Phản đối "chiến dịch quân sự đặc biệt", bà có được sự ủng hộ từ Kaliningrad đến Vladivostok và những người Nga lưu vong. Kênh Telegram của Duntsova chỉ trong vài tháng từ vài chục người theo dõi đã tăng vọt lên trên 300.000. Bị chận bước lần này, nhưng bà không sợ hãi và hy vọng vào kỳ bầu cử tổng thống năm 2030, lúc đó bà mới 46 tuổi còn Vladimir Putin 77 tuổi có thể vẫn ra tranh cử, 30 năm sau khi lên nắm quyền.

Litva : Nếu Putin thắng, tất cả đều bị đe dọa

Về cuộc chiến tranh ở Ukraine, ngoại trưởng Litva, ông Gabrielius Landsbergis khi trả lời Les Echos đã nhấn mạnh "Nếu Putin thắng cuộc chiến này, tất cả chúng ta đều bị đe dọa". Ông Landsbergis cho rằng thay vì "ủng hộ Ukraine lâu dài cho đến khi nào còn cần thiết", Châu Âu nên thay bằng câu "cho đến khi chiến thắng", và tập trung mọi nguồn lực cho mục đích này. Trước việc một số nhà lãnh đạo tỏ ra thối chí, ngoại trưởng Litva nhận thấy những trao đổi gần đây về hậu quả thất bại của Ukraine, lại là thuốc giải độc cho tâm trạng mệt mỏi. Bởi vì nên trắng ra trắng, đen ra đen. Nếu Putin chiến thắng, đến lượt các nước xung quanh sẽ là nạn nhân.

Về việc Nga vẫn mua được linh kiện chế tạo vũ khí dù bị cấm vận nhờ đi vòng, Litva đã đơn phương hành động bằng cách buộc các công ty xuất khẩu phải cam kết hàng của mình đến đúng nơi đúng chỗ. Tại Bruxelles hôm nay, ông sẽ đề nghị trừng phạt những nước tham gia giúp Nga lách cấm vận. Đối với người dân Litva, Châu Âu có khả năng giúp Ukraine nhiều hơn nhưng lại không làm, và như vậy không răn đe được Putin. Về số viện trợ 50 tỉ euro cho Kiev bị Viktor Orban ngăn chặn, ngoại trưởng Litva nhận định các thành viên vẫn có thể cam kết mà không cần Hungary : một liên minh 26 nước dựa trên các giá trị Châu Âu. 

Phong trào phản kháng của nông dân Châu Âu

Báo chí Pháp hôm nay đồng loạt dành trang nhất cho giới nông dân. Le Figaro đưa tít "Nông dân : Cơn giận tăng cao ở Pháp cũng như Châu Âu", tương tự với Le Monde "Sự phẫn nộ của nông dân Châu Âu". Les Echos  La Croix không hẹn mà nên, có cùng tít trang nhất "Nhà nông : Những nguyên nhân của cơn giận". Libération chạy tựa lớn "Nông dân : Sục sôi phẫn nộ".

Libération tóm tắt : Sau khi làm tê liệt nước Đức, phong tỏa biên giới Ba Lan, gây rối loạn việc nhập khẩu ở Romania và đảo lộn chính trị ở Hà Lan, đến lượt nông dân Pháp bày tỏ sự thất vọng. Đã bốn ngày qua họ chận xa lộ A64 gần Toulouse. Chính phủ đành dời lại dự luật định hướng nông nghiệp, nhưng những vấn đề căn bản về ngành này ở Châu Âu không phải là mới mẻ, và cũng không thể được giải quyết trong ngày một ngày hai.

Nhà nông Pháp một cổ nhiều tròng

Riêng tại Pháp, tình trạng của nông dân đã được biết đến từ đầu thập niên 70. Cứ hai người bắt đầu tham gia thị trường lao động trong ngành nông nghiệp thì chỉ có một người trụ lại, và với nữ giới thì tỉ lệ ra đi là 2/3. Từ khi bắt đầu nghiên cứu về nạn tự sát cách đây hơn mười năm, người ta nhận thấy tỉ lệ nông dân tự tử cao hơn hẳn so với những nghề nghiệp khác, lên đến 150 nạn nhân một năm. Thêm vào đó, những tháng gần đây họ lại chịu nhiều áp lực, trợ cấp của Châu Âu giảm xuống, và nay đến việc áp dụng các chỉ tiêu sinh thái mới theo hiệp ước Green Deal (Thỏa thuận Xanh) của Liên Hiệp Châu Âu, mà các chính phủ không chuẩn bị đầy đủ.

Les Echos nêu ra những lý do khiến nông dân phải xuống đường, trong khi chỉ còn một tháng nữa là đến Hội chợ Nông nghiệp - thường thu hút rất đông khách tham quan. Trước hết là họ sợ thu nhập giảm vì các hệ thống phân phối làm áp lực để giảm giá. Kế đến, kiểm dịch thực vật ở Pháp gắt gao nhất so với các nước Châu Âu khác, một số sản phẩm bị cấm dùng trong khi không có giải pháp thay thế, khiến người trồng anh đào, củ cải đường, ngũ cốc thiệt hại. Việc dùng nước cũng bị hạn chế, các nhà chăn nuôi gia cầm và bò phải đối phó với một số đợt dịch, thế hệ trẻ ít uống vang đỏ hơn… Bị than phiền nhiều nhất là thủ tục hành chánh ngày càng nặng nề

Chương trình tranh cử của ông Emmanuel Macron năm 2017 đề ra việc tăng cường khả năng thương lượng, lập một hệ thống chi trả cho môi trường khoảng 200.000 euro một năm và xem xét lại tất cả những tiêu chí vô ích trong năm năm tới. Tuy nhiên đến nay, không có gì là khả quan. Le Figaro nêu ra điều phi lý là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nam Mỹ… tha hồ xuất sang các sản phẩm giá rẻ mà nông dân Châu Âu không còn quyền sản xuất, có khi được xử lý bằng những chất mà Châu Âu đã cấm dùng từ hai chục năm trước. La Croix cho rằng về phía người tiêu thụ cũng nên chấp nhận trả đúng cái giá của nông sản.

Israel : Mâu thuẫn nội bộ bị phơi bày trên truyền hình

Tại Trung Đông, các báo đều chú ý đến sự rạn nứt nội bộ ở Israel đã được công khai. Một sự kiện hiếm hoi đã diễn ra trên đài truyền hình nhiều người xem nhất, trong chương trình nổi tiếng Uvda. Tối thứ Năm, tướng Gadi Eisenkot, thành viên của nội các chiến tranh và là đảng viên cánh trung, đã lên tiếng chỉ trích chính sách của thủ tướng Benjamin Netanyahu. Ông nói rằng mục đích cuộc chiến ở Gaza không đạt được, và chính phủ đã không nói sự thực.

Những bình luận này bị một số chỉ trích, nhưng tướng Eisenkot là một nhân vật khó thể đụng chạm : con trai và cháu trai ông đã hy sinh ở Gaza. Là cựu tổng tham mưu trưởng, ông hiểu hơn ai hết về thực tế chiến trường. Và khi Eisenkot hàm ý cần tổ chức bầu cử "trong những tháng tới", rõ ràng là đối lập không muốn chờ đợt đến khi kết thúc cuộc chiến sẽ còn lâu dài này để hất cẳng ông Netanyahu. Thân nhân các con tin cũng gây sức ép : Cuối tuần qua hàng ngàn người Israel đã biểu tình đòi hỏi thủ tướng phải ra đi.

Hồng Hải : Houthi sẽ còn hoành hành đến đâu ?

Cũng liên quan đến Trung Cận Đông, Le Monde nói về "Sự nguy hiểm của phe Houthi". Phiến quân Yemen liên tục tấn công trên trục thương mại chiến lược Hồng Hải, với danh nghĩa ủng hộ người Palestine. La Croix nhận định "Những vụ tấn công ở Hồng Hải làm rung chuyển kinh tế thế giới", vốn đã bị ảnh hưởng vì đại dịch và chiến tranh ở Ukraine. Liệu sẽ còn đi đến đâu ?

Trước sự ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế của phe này, đợt trả đũa đầu tiên của Mỹ với sự yểm trợ của Anh đã không đạt được kết quả răn đe mong muốn. Việc Mỹ lại ghi tên phe này vào danh sách các tổ chức khủng bố cũng chưa mang lại tác dụng. Từ 2016, vùng biển này đã là nơi xung đột giữa phiến quân Houthi được Iran hà hơi tiếp sức, với Saudi Arabia rồi Israel, và bây giờ là Hoa Kỳ.

Cụ thể ngày 12/01, Mỹ và Anh đã dùng hỏa tiễn và chiến đấu cơ tấn công vào khoảng 15 địa điểm tại Yemen của Houthi. Theo phó đô đốc Pascal Ausseur của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Địa Trung Hải (FMES), đây chỉ mới là tín hiệu cảnh cáo phiến quân. Pháp, Ý, Tây Ban Nha là ba nước có hải quân hùng mạnh lại từ chối tham gia liên minh của Mỹ nhưng không nói rõ lý do, có lẽ do không muốn tỏ ra quá thân thiết với Israel.

Giá vận chuyển tăng nhưng giá dầu giảm

Chuyên gia Jonathan Piron ở Bruxelles cho rằng Houthi vốn được Iran cung cấp tin tình báo và hỏa tiễn chống hạm, luôn tỏ ra trung thành với ông chủ. Trong khi Tehran có lợi khi gây bất ổn ở Trung Đông, và làm Mỹ cùng với Israel yếu đi. Tuy nhiên Iran không muốn lao vào một cuộc chiến tổng lực mà chắc chắn mình sẽ thua. "Khi một nhóm tay sai làm ngơ trước những tín hiệu, Iran dằn mặt bằng cách cúp viện trợ hay ủng hộ một địch thủ. Nhưng hiện nay không phải như vậy". 

Để bảo vệ các tàu, thủy thủ và hàng hóa, đa số công ty hàng hải tránh kênh Suez, đi vòng sang Châu Phi, mất thêm từ 10 đến 20 ngày. Đường đi qua mũi Hảo Vọng tốn thêm nhiều nhiên liệu, nhất là phải tăng vận tốc để rút ngắn bớt thời gian bị mất. Những chuyến tàu hiếm hoi vẫn tiếp tục đi qua Hồng Hải phải chịu chi phí tăng cao. Từ đầu tháng 12, giá vận chuyển một container 40 feet từ Châu Á sang Châu Âu trước đây 850 đô la bỗng tăng đến 2.800 đô la.

Tuần trước hãng Tesla và Volvo phải ngưng sản xuất tại một số nhà máy Châu Âu, còn Stellantis đưa một số linh kiện quan trọng sang bằng đường hàng không. Giá vận chuyển tăng sẽ làm giá hàng hóa tăng lên, khiến Ngân hàng Trung ương Châu Âu chưa thể giảm lãi suất chỉ đạo. Về hậu quả đối với nhiên liệu, dù 10% lượng dầu lửa trao đổi đi qua Hồng Hải, nhưng các vụ tấn công của Houthi chẳng những không làm giá dầu tăng mà còn giảm xuống đôi chút. Đó là vì nhu cầu giảm do kinh tế thế giới chậm lại, trong khi lượng cung dồi dào.

Thái Lan : 50 năm tù vì tội "khi quân"

Tại Đông Nam Á, La Croix cho biết "Ở Thái Lan, tội khi quân vẫn được áp dụng mặc cho nỗi khao khát cải cách". Chiến thắng năm ngoái của đảng cấp tiến Move Forward (MFP) không thay đổi được gì. Hôm 18/01, tòa án Chiang Rai đã kết án Mongkol Thirakot 50 năm tù vì "khi quân" - một bản án lịch sử. Nhà đấu tranh dân chủ 30 tuổi đã làm gì ? Anh đã đăng lên Facebook 27 "post" bị cho là chống lại hoàng gia.

Tại Thái Lan, điều 112 luật hình sự bảo vệ những người trong hoàng tộc, mỗi vi phạm bị phạt từ 3 đến 15 năm tù giam, thế nên mới có bản án kỷ lục trên. Đảng MFP dù được giới trẻ ủng hộ đông đảo vẫn bị chận đường, đảng dân túy Pheu Thai (PT) phải liên minh với địch thủ cũ là các đảng thân tập đoàn quân sự. Từ năm 2020, đã có 262 nhà đấu tranh bị kết án vì điều luật khắc nghiệt trên. Ngay cả đảng MFP nay cũng không dám lên tiếng. Đảng này đang bị đe dọa : Tòa Bảo Hiến vào cuối tháng sẽ quyết định về việc giải thể.

Thụy My

Published in Quốc tế

Cuộc bầu cử ở Nga sẽ xác thực chế độ chuyên chế và định hình xung đột vĩnh viễn với phương Tây.

trienvong1

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại buổi lễ với các tổ chức thanh niên, Quảng trường Đỏ, Moscow, tháng 11/2023 - Gavriil Grigorov / Sputnik / Reuters

"Nếu có Putin thì có nước Nga ; nếu không có Putin thì không có nước Nga", chủ tịch đương nhiệm của Duma Quốc gia, đồng thời là phụ tá trung thành của Putin, Vyacheslav Volodin, đã phát biểu như vậy vào năm 2014. Volodin khi đó đang nói về một chế độ chuyên chế lý tưởng, một chế độ mà trong đó đất nước được đánh đồng với người cai trị và ngược lại. Vào thời điểm Volodin nói những lời đó, Điện Kremlin đang đắm chìm trong hân hoan vì đã sáp nhập thành công Crimea. Nhờ cái gọi là "đa số ủng hộ Putin", chính phủ đã có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một chế độ chuyên chế như vậy với sự tán thành rộng rãi của công chúng.

Tuy nhiên, Volodin đã đi trước thời đại một chút. Phải đến cuộc cải cách hiến pháp năm 2020, theo đó "thiết lập lại" giới hạn nhiệm kỳ của tổng thống Nga và củng cố chế độ độc tài lâu dài của Putin, thì công thức của Volodin mới được luật hoá trong các thể chế của đất nước. Và phải đến năm 2022, khi "chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine bắt đầu, ý nghĩa của câu chuyện tuyên truyền "Putin chính là nước Nga" mới trở nên rõ ràng. Như Điện Kremlin muốn thể hiện, cuộc chiến của Putin là cuộc chiến của nước Nga, và rộng hơn, là cuộc chiến liên quan đến tất cả người dân Nga – một khái niệm không chỉ được tận dụng bởi các nhà tuyên truyền của chế độ Putin, mà còn được nhiều quan chức phương Tây sẵn sàng chấp nhận. Nhưng tất nhiên, bức tranh thực tế phức tạp hơn rất nhiều.

Giờ đây, đa số ủng hộ Putin đã được coi là điều hiển nhiên, và chẳng còn ai buồn nói về nó nữa. Thay vào đó lại xuất hiện "đa số ủng hộ chiến tranh" – một phần bằng cách phớt lờ nó và tiếp tục cuộc sống như thường ngày. Đối với nhóm thiểu số chống Putin, Điện Kremlin đã thay đổi thái độ, chuyển từ thói quen coi thường bất kỳ ai dám phản đối tổng thống sang một chính sách đàn áp và tố cáo tích cực. Các nhân vật đối lập và xã hội dân sự đã bị làm mất uy tín, bị lưu đày, và bị thanh trừng một cách có hệ thống.

Tuy nhiên, Putin vẫn cần các cuộc bầu cử để mang lại tính chính danh cho sự cai trị vĩnh cửu của ông – cũng như cho cuộc chiến không hồi kết của ông. Vì thế, vào tháng 3/2024 tới, ông sẽ ra tranh cử tổng thống lần thứ năm kể từ năm 2000. Và nhờ cải cách hiến pháp năm 2020, đây sẽ không phải là lần tranh cử cuối cùng. Theo hiến pháp đã sửa đổi, Putin có thể tranh cử thêm hai lần nữa – vào năm 2024 và 2030 – nghĩa là ông có thể cầm quyền cho đến năm 2036, năm ông 83 tuổi. Rõ ràng Putin đã sẵn sàng tận dụng tối đa cơ hội đó, chí ít là trong cuộc bỏ phiếu sắp tới.

Nhưng lần này, giữa bối cảnh chiến tranh, đã xuất hiện những quy luật mới, và cả Putin lẫn công chúng Nga đều hiểu rõ chúng. Nhóm đa số thụ động ở Nga sẽ tiếp tục ủng hộ chính phủ, đổi lại, phần lớn trong số họ sẽ không phải tới các chiến hào. Và kết quả cuộc bầu cử – hay nói đúng hơn là sự tán thành của công chúng đối với các chiến dịch của Putin – sẽ cho thấy rằng người dân vẫn đang thuận theo các quy luật này. Lá phiếu nay đã trở thành tiền : Người Nga nghĩ rằng họ có thể dùng chúng để mua được sự bình yên tương đối cho bản thân, dù không có gì đảm bảo rằng Putin sẽ giữ đúng cam kết của ông.

Cứ tiếp tục đồng ý

Vì hoàn toàn không có lựa chọn nào thay thế Putin, nên một số người ủng hộ ông, ví dụ như nhà lãnh đạo Ramzan Kadyrov, đã đề xuất hủy bỏ cuộc bầu cử năm 2024. Hủy bỏ vòng bỏ phiếu vì lý do đất nước đang có chiến tranh, và còn vì nền chính trị Nga đã hoàn toàn loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, làm vậy chẳng phải sẽ dễ hơn sao ? Hoặc tại sao không đưa Putin lên chức lãnh đạo tối cao, lãnh tụ quốc gia, hay sa hoàng, rồi bầu người khác làm tổng thống lấy lệ ?

Vấn đề là Putin thực sự cần bầu cử, chí ít là trên lý thuyết. Ngoài việc nâng cao tính chính danh cho ông, các cuộc bầu cử còn là một cách để chứng tỏ – thông qua tỷ lệ phiếu bầu áp đảo – rằng phe đối lập vẫn chỉ là một thiểu số nhỏ bé, và không thể đi ngược lại ý chí của người dân Nga. Hơn nữa, bằng cách bỏ phiếu cho Putin vào năm 2024, người Nga sẽ hợp pháp hóa cuộc chiến của ông. Ngay cả khi giai đoạn tích cực của cuộc chiến này qua đi, nó vẫn cần phải tiếp tục tồn tại trong cuộc đối đầu thường trực với phương Tây, và trở thành lý do căn bản cho sự đàn áp và kiểm duyệt không ngừng ở trong nước.

Do đó, thay vì là một cuộc bầu cử, cuộc bỏ phiếu tháng 3 tới nên được xem như một kiểu ca ngợi dành cho người lãnh đạo, bởi chúng chỉ đơn giản là bỏ phiếu đồng ý cho lựa chọn duy nhất hiện có. Về mặt kỹ thuật, đây là một hình thức hợp pháp để thể hiện tính dân chủ, như được ghi trong hiến pháp – cũng như trong lịch sử nước Nga. (Bộ sách giáo khoa mới dành cho chương trình phổ thông và đại học đã nhắc đến các truyền thống chính trị của người Nga như veche, hay hội nghị quần chúng, dưới thời Cộng hòa Novgorod, trong đó các quyết định được đưa ra dựa trên tiếng hò hét, tán thành, hoặc tung hô của đám đông.) Nói cách khác, với việc không có bất kỳ sự cạnh tranh chính trị nào, chế độ có thể nhận được những lời tán dương mới, mà chẳng có gì để mất.

Putin chắc chắn sẽ nhận số phiếu bầu cao chót vót. Một số người sẽ bỏ phiếu cho ông vì nhận thức sai về nghĩa vụ công dân, số khác là do bị ép phải làm vậy tại nơi làm việc : đó là tình trạng hoang tưởng chung ở nước Nga ngày nay, đến mức đôi khi nhân viên phải chụp ảnh phiếu bầu của họ rồi gửi cho sếp, trước khi có thể quay trở lại cuộc sống riêng tư của mình. Phiếu bầu cũng có thể bị làm giả bằng nhiều cách, bao gồm cả với sự trợ giúp của hệ thống bỏ phiếu điện tử.

Tuy nhiên, việc quyết định nội dung nào sẽ xuất hiện trong chiến dịch tranh cử lại là một câu hỏi khác. Rõ ràng, điều cần thiết là Putin phải củng cố quan điểm của mình về cuộc chiến. Như Putin thường nói, "Không phải do chúng ta" : Nước Nga đã bị phương Tây tấn công, và để đáp lại, họ đã bắt đầu một "cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc" để giải phóng nước Nga và các dân tộc khác bị phương Tây bắt làm nô lệ. Và vì người dân Nga tin rằng họ đang sống trong một pháo đài bị bao vây, họ cần hỗ trợ hết mình cho vị chỉ huy của mình, để đẩy lùi cả kẻ thù ngoại xâm lẫn những kẻ phản bội và đặc vụ nước ngoài đang lẩn trốn bên trong đất nước. Cho đến nay, logic này đã đạt được trạng thái của một tiên đề luôn đúng. Cùng với nó là một loạt các lập luận – Nga đang đấu tranh cho một "thế giới đa cực công bằng hơn", Nga là một "nền văn minh – nhà nước" đặc biệt – được dùng để biện minh cho chiến tranh, tại sao nó không thể kết thúc, và tại sao sự cai trị của Putin cũng không thể kết thúc. Nhưng yếu tố mới nào có thể được đưa vào chiến dịch tranh cử hiện tại, ngoại trừ một tuyên bố trừu tượng về hòa bình và chiến thắng ?

Câu chuyện kinh tế

Trên lý thuyết, công chúng Nga không quan tâm đến bầu cử. Trong suy nghĩ của hầu hết mọi người, đơn giản là không có lựa chọn nào để thay thế Putin, ngay cả khi họ cho rằng ông không thực sự là lãnh đạo giỏi. Khi người Nga nói đến "Putin", họ muốn nói đến chức tổng thống và ngược lại. Giống như một vị vua thời Trung cổ, Putin có hai hiện thân – một thể chất, một tinh thần. Putin là cái "chúng ta" tập thể của người Nga, và việc bỏ phiếu cho ông sau mỗi vài năm đã trở thành một nghi thức, giống như việc chào cờ hay hát quốc ca mỗi sáng thứ Hai ở các trường trung học trên khắp nước Nga.

Nhưng chiến tranh đã bổ sung thêm một chiều hướng mới cho nghi thức này. Trong "chiến dịch đặc biệt", một thỏa thuận bất thành văn đã được thiết lập giữa nhân dân và nhà lãnh đạo. Điểm mấu chốt của mối quan hệ đặc biệt này là chừng nào nhà nước chưa lôi kéo (hầu hết) người dân vào trận chiến, người dân Nga sẽ không nghi ngờ quyền lực của Putin. Lệnh động viên một phần vào mùa thu năm 2022 đặt ra câu hỏi về lời hứa của nhà nước, nhưng từ đó đến nay, chính quyền đã giải quyết được phần lớn vấn đề. Về cơ bản, họ đã ngừng động viên người Nga về mặt tâm lý, bằng cách duy trì và thực thi một trạng thái bình thường mới. Putin hầu như chỉ tập trung vào các vấn đề trong nước, như giải quyết các rắc rối kinh tế và phát triển trí tuệ nhân tạo, tổ chức các cuộc gặp gỡ với các nhà khoa học và người trẻ tài năng. Kết quả là, trong năm thứ hai của cuộc chiến, tâm trạng chung của người dân Nga đã tốt hơn nhiều, ngay cả khi có tin đồn rằng một lệnh động viên quân sự khác có thể xảy ra sau cuộc bầu cử.

Nhưng một đám mây đen đã kéo đến bao phủ Điện Kremlin, dưới hình thức bất bình công khai từ gia đình của những người đàn ông bị điều động vào tháng 10/2022. Những gia đình này không đòi tiền, mà muốn đưa con trai và chồng của họ về nhà. Họ đã cảm nhận được sự bất công, khi những gã tội phạm và những tên giết người, những kẻ được đưa ra khỏi tù để chiến đấu trên chiến trường, và chỉ phải phục vụ trong quân đội sáu tháng trước khi có thể trở về quê nhà như những anh hùng, trong khi con trai của họ lại không được hưởng lợi ích như vậy. Chính phủ không đưa ra câu trả lời thuyết phục cho thách thức này : Putin từ lâu đã quen với việc để cho giới trí thức và phe đối lập theo chủ nghĩa tự do chống lại nhau, nhưng ở đây ông đang phải đối mặt với sự bất mãn từ chính cơ sở xã hội của mình. Gia đình của những người lính này vẫn chưa đoàn kết lại thành một phong trào chính thức và chưa có lập trường phản chiến rõ ràng – một bước tiến vốn không thể xảy ra do mức độ đàn áp cao. Nhưng họ đang ngày càng bị chính trị hóa nhiều hơn.

trienvong2

Putin tại Điện Kremlin, Moscow, ngày 27/09/2023. © Mikhail Metzel / Sputnik / Reuters.

Đối với phần lớn người dân, chỉ cần chính phủ thường xuyên ca ngợi tình hình phát triển kinh tế và tăng trưởng thu nhập của đất nước là đủ, và thực tế là việc nước Nga không trải qua sự sụp đổ kinh tế và xã hội cũng đủ để tạo ấn tượng. Điện Kremlin cũng liên tục nhấn mạnh đến các "thành công" của chính sách đối ngoại. Trong một thế giới tưởng tượng, Nga đã được "đa số toàn cầu" ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh ủng hộ trong cuộc đối đầu với phương Tây. Họ không chỉ là đồng minh mà còn là những quốc gia xem Nga như tia sáng trong bóng tối. Có một giả định rằng những lập luận chống phương Tây và những lời đề nghị hỗ trợ kinh tế – hoặc, như trong trường hợp của Châu Phi, ngũ cốc – sẽ tự động khiến các vệ tinh trước đây của Liên Xô quay trở về với Nga.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông chính thức của Nga khi đưa tin về các hoạt động quân sự thường có xu hướng nhấn mạnh đến những thành công liên tục của "người của chúng ta" ở tiền tuyến. Trong những câu chuyện đầy màu hồng này, không có tổn thất nghiêm trọng nào, chỉ có những anh hùng và chiến thắng. Dần dần, các bản tin trở nên giống với các báo cáo của Liên Xô về thành tựu nông nghiệp : mùa vụ vẫn đang diễn ra tốt đẹp và cảm giác duy nhất nên có là sự hài lòng.

Từ góc nhìn của phương Tây, những câu chuyện tưởng tượng này chẳng thuyết phục được ai. Chắc chắn, người Nga có lẽ cũng nhận ra sự cô lập ngày càng tăng và những khó khăn kinh tế, cũng như sự hy sinh ngày một lớn của những chàng trai trẻ ở chiến trường. Nhưng chế độ Putin không được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ tích cực. Tất cả những gì nó đòi hỏi là sự thờ ơ của đa số, những người hầu hết đều chọn cách dễ dàng tin vào bức tranh về thế giới mà chính phủ áp đặt cho họ. Bằng cách chấp nhận câu chuyện của Putin, họ có thể xem mình là cao cả, vượt trội hơn so với một phương Tây mà họ được cho biết là đang tìm cách chia cắt đất nước của họ, giống như những gì Napoléon, Hitler, và "đế quốc Mỹ" đã làm trong những thập niên trước.

Từ tháng này sang tháng khác, các nhà xã hội học Nga đều rút ra những kết luận tương tự nhau. Sự quan tâm đến các sự kiện ở Ukraine đã sụt giảm. Theo khảo sát của Trung tâm Levada độc lập, chưa đến một nửa số người được hỏi nói rằng họ theo dõi cuộc chiến một cách sát sao. Trung bình, sự ủng hộ của người Nga đối với quân đội vẫn ở mức cao : khoảng 75% số người được hỏi nói rằng họ ủng hộ hành động của các lực lượng vũ trang, trong đó có 45% bày tỏ "sự ủng hộ mạnh mẽ". Mặt khác, các cuộc khảo sát cũng luôn cho thấy rằng hơn một nửa số người được hỏi ủng hộ việc bắt đầu đàm phán hòa bình hơn là tiếp tục chiến tranh. Nhưng vì đất nước đã có những hy sinh to lớn trong chiến tranh, nên hầu hết những người ủng hộ đàm phán đều muốn nhận lại một điều gì đó : Nga nên giữ những vùng lãnh thổ "mới" mà họ đã chinh phục hoặc "giành lại" cho Moscow.

Quay về với Liên Xô

Sau khi đã biến "chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine thành một cuộc chiến đa chiều chống lại phương Tây, Putin chẳng cần vội vàng nói về một hồi kết. Bởi theo định nghĩa mới, các mục tiêu của Putin trong cuộc chiến không còn giới hạn ở việc giành lại Ukraine cho Nga, mà còn bao gồm những gì đã trở thành một cuộc tái đấu mang tính sống còn với phương Tây, trong đó chiến tranh Ukraine chỉ là một phần trong xung đột kéo dài xuyên suốt lịch sử giữa các nền văn minh. Putin cho rằng mình đang hoàn thành sứ mệnh được bắt đầu bởi những người tiền nhiệm lịch sử của ông, những người luôn bị buộc phải ngăn chặn sự xâm lấn của phương Tây. Theo cách diễn giải mới của Putin, ngay cả ách thống trị của người Tatar-Mongol – hai thế kỷ nô dịch sau cuộc xâm lược của Bạt Đô, cháu trai Thành Cát Tư Hãn, vào năm 1237 – cũng không gây hại bằng ảnh hưởng của phương Tây và các cuộc tấn công của phương Tây. Và vì nó đã trở thành một cuộc đối đầu không có hồi kết, nên mốc thời gian cho "chiến thắng" chắc chắn sẽ không phải là trong thập niên tới.

Thường dân Nga rất dễ tiếp thu những ý tưởng về tầm vóc vĩ đại của đất nước. Như dữ liệu thăm dò đã cho thấy suốt những năm qua, nguyên nhân chính khiến người dân tự hào về nước Nga ngày nay là quá khứ huy hoàng của đất nước. Người Nga có sự quan tâm đặc biệt đến lịch sử đế quốc của họ, đặc biệt là lịch sử Liên Xô, và hình ảnh lý tưởng hóa về Liên Xô như một vương quốc của công lý đã bắt đầu xuất hiện. Đồng thời, được trợ giúp bởi những hành động che giấu của chính chế độ Putin, những cuộc đàn áp của Stalin đã không còn được thảo luận, thậm chí đôi khi còn được coi là điều tất yếu và tích cực. Trong số những thành tựu của Liên Xô được người Nga nhớ đến nhiều nhất, thành tựu quan trọng nhất chính là chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, như cách người Nga gọi Thế chiến II.

Theo đó, Putin liên tục so sánh "chiến dịch đặc biệt" chống Ukraine với cuộc chiến chống Đức Quốc xã. Vì vậy, những người lính và những vị tướng nổi tiếng của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại là những người tiền nhiệm trực tiếp của quân đội ngày nay, và bằng cách chiến đấu trong cuộc chiến của Putin, người Nga một lần nữa có thể được cứu chuộc bằng sự hy sinh anh dũng của họ. Chẳng hạn, trong bài phát biểu trước lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5 năm nay, Putin cho rằng phương Tây đang cố gắng đảo ngược chiến thắng lịch sử của Nga. Ông nói "Mục tiêu của họ là làm cho đất nước chúng ta sụp đổ hoàn toàn, xóa bỏ những kết quả của Thế chiến II".

Đỉnh cao của Putin ?

Tuy nhiên, để làm cho thế giới quan của mình trở nên phù hợp, Putin cần một mô hình kinh tế khả thi để duy trì việc "tạo dựng huyền thoại". Trong những năm gần đây, và đặc biệt là kể từ khi bắt đầu chiến tranh, bên cạnh thái độ ngờ vực đối với thế giới bên ngoài, ông còn từ chối cái mà ông gọi là "sự phụ thuộc" về kinh tế và công nghệ vào phương Tây. Trên thực tế, Điện Kremlin đã loại bỏ mọi thứ đến từ phương Tây, tất nhiên không phải bằng cách thay thế nhập khẩu – vốn là điều không thể xảy ra trong nền kinh tế hiện đại – mà bằng sự phụ thuộc mới vào Trung Quốc. Cùng lúc đó, công nghệ của Nga ngày càng trở nên thô sơ nhưng lại tốn kém hơn, đương nhiên đặt gánh nặng lên người tiêu dùng cuối cùng.

Nguồn tài nguyên dầu khí của Nga – vốn cần thiết để duy trì chi tiêu quân sự của đất nước – vẫn quan trọng hơn bao giờ hết. Theo một cách nào đó, ý thức hệ đang được sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn thu từ năng lượng và cho chất lượng cuộc sống đang dần suy giảm. Tất nhiên, chế độ sẽ nỗ lực hết sức để duy trì ấn tượng rằng cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, và ở một mức độ nào đó, điều này đúng : về mặt chính thức, vào năm 2023, GDP của đất nước và thu nhập thực tế của người dân đã tăng lên. Nhưng nguyên nhân phần lớn đến từ khoản đầu tư của nhà nước vào các lĩnh vực phục vụ chiến tranh và các khoản trợ cấp xã hội cho những người tham gia chiến đấu. Sự tăng trưởng đó thực chất đang gây thiệt hại cho nhà nước và không rõ ngân sách sẽ tồn tại được bao lâu. Rủi ro mất cân đối tài khóa vẫn còn đó.

Một vấn đề lớn hơn là thiếu tầm nhìn kinh tế cho tương lai. Như nhà sử học Alexander Etkind đã chỉ ra, "Một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên sẽ luôn lo sợ cạn kiệt nguyên liệu thô, nhưng mối đe dọa lớn nhất đến từ các công nghệ mới có thể khiến những nguyên liệu thô đó trở nên không cần thiết". Putin chưa bao giờ tin vào quá trình chuyển đổi năng lượng hay nền kinh tế xanh, nhưng bằng cách nhấn mạnh vào việc bảo tồn cơ cấu công nghệ và mô hình nhà nước dầu mỏ hiện có của Nga, chế độ của ông đã cản trở quá trình hiện đại hóa cả về mặt công nghệ lẫn chính trị. Kết quả là nền kinh tế dầu khí đã không được thay thế bằng một mô hình bền vững hơn. Đáng chú ý, một số quốc gia ở phương đông hiện đang tiêu thụ nguyên liệu thô của Nga có thể sẽ thay đổi cơ cấu năng lượng của họ trong tương lai : chẳng hạn, theo thời gian, Trung Quốc có thể có ít nhu cầu hơn đối với năng lượng của Nga. Nhưng chế độ chuyên chế của Putin không quan tâm đến thế hệ tương lai, càng không quan tâm đến môi trường.

Bên cạnh sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo, Điện Kremlin có xu hướng coi nguồn nhân lực như một mặt hàng có thể tiêu hao khác. Nhưng điều đó không làm cho chuỗi cung ứng nhân lực rẻ hơn chút nào. Ngược lại, nó đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn : lính chuyên nghiệp, lính đánh thuê, tình nguyện viên, thành viên gia đình của những người chết trận hoặc bị thương, và những công nhân làm việc trong khu liên hợp công nghiệp-quân sự của Nga (tất cả đều đang thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng) đều phải được trả lương. Do đó, chính phủ đã phải tự điều chỉnh trước sự tăng trưởng không thể tránh khỏi của tiền lương và phúc lợi xã hội. Thu nhập của người dân tăng lên không phải vì sự phát triển kinh tế hay những tiến bộ về chất lượng của lực lượng lao động, mà đơn giản là để chính phủ có thể duy trì tinh thần thù địch và thúc đẩy việc tiếp tục sản xuất vũ khí sát thương.

Hiện nay, ngân sách nhà nước vẫn cân đối, nhưng kỷ luật ngân sách thường xuyên gặp nguy hiểm vì những ưu tiên của nhà nước. Bằng cách chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng và an ninh, Nga sẽ có ít nguồn lực hơn cho người dân, cũng như cho sức khỏe và sự phát triển của họ. Trong mô hình kinh tế của Putin, chi tiêu nhiều hơn cho cái chết có nghĩa là chi tiêu ít hơn cho sự sống.

Hồ Thiên Nga

Vậy chiến dịch tranh cử của Putin sẽ trông như thế nào ? Với tình hình hiện tại, Putin chỉ có thể mang đến cho công chúng cùng một mô hình sinh tồn đã trở thành tiêu chuẩn kể từ khi "chiến dịch đặc biệt" bắt đầu : hãy cứ sống trong cảnh chiến tranh mà không chú ý đến nó, và chờ đợi "chiến thắng" dưới bất kỳ hình thức nào mà tổng thống sẽ chọn lựa vào một ngày nào đó. Một lần nữa, khó có khả năng lựa chọn đó sẽ được xác định rõ ràng trong cuộc bầu cử sắp tới. Bản thân cuộc chiến đã trở thành một phần tồn tại trong hệ thống của Putin, và có rất ít lý do để hy vọng rằng nó sẽ sớm kết thúc, bởi điều đó có thể làm giảm đi tính cấp thiết của việc ủng hộ Putin.

Dù thế nào đi nữa, trong thời kỳ hòa bình, tỷ lệ tín nhiệm dành cho Putin thường khá thấp, nhưng nó sẽ tăng vọt trong những thời điểm "yêu nước" cuồng loạn như cuộc chiến Gruzia năm 2008 và việc sáp nhập Crimea. "Chiến dịch đặc biệt" cũng không phải ngoại lệ. Hơn nữa, chí ít là trong lúc này, sự mệt mỏi vì chiến tranh vẫn chưa chuyển thành sự bất mãn nghiêm trọng hoặc sự suy giảm ủng hộ dành cho chế độ. Theo Trung tâm Levada, sự ủng hộ của dân chúng dành cho Putin, cũng như cho chiến tranh và quân đội, nhìn chung vẫn ổn định, trong đó Putin đang duy trì tỷ lệ ủng hộ khoảng 80%. Về lý thuyết, sự thờ ơ của đa số ủng hộ chiến tranh có nghĩa là Putin có thể tiếp tục cuộc chiến vô thời hạn.

Lựa chọn thay thế của Điện Kremlin là tăng cường các hoạt động thù địch, bao gồm một lệnh động viên mới, dù là một phần hay toàn phần, kết hợp với việc ngày càng xa lánh phương Tây và tăng cường đàn áp trong nước. Nhưng những thay đổi như vậy có thể làm rung chuyển Điện Kremlin, và đến một lúc nào đó, họ sẽ phải đối diện với tảng băng trôi là sự bất an của người dân và sự suy thoái của nền kinh tế. Những vấn đề cơ bản của Nga sẽ không biến mất và chỉ đang chậm lại nhờ những hành động tương đối hợp lý của các nhà quản lý kinh tế của chính phủ. Theo đó, việc duy trì nguyên trạng dường như là con đường khả dĩ nhất để tiến về phía trước.

Khi người Nga đi bầu cử vào tháng 3 tới, Putin có thể tin tưởng vào tỷ lệ người đi bỏ phiếu cao và nhóm đa số tiếp tục thụ động ủng hộ chiến tranh. Hầu hết họ đều có những kỳ vọng rất thấp, bởi từ lâu họ đã sống theo câu thần chú "Quan trọng là mọi chuyện sẽ không nên trở nên tồi tệ hơn nữa". Tuy nhiên, sự tung hô dành cho chế độ mà cuộc bầu cử chắc chắn sẽ mang lại không nhất thiết trở thành nền tảng cho những động thái thực sự quyết liệt, như đóng cửa hoàn toàn biên giới của Nga hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân. Quả thực, Điện Kremlin phải hiểu rằng kết quả bầu cử không phải là một cái cớ cho những thay đổi mới, cực đoan hơn, mà là một tín hiệu cho thấy họ nên duy trì chính sách đang có.

Một đất nước có thể tồn tại được bao lâu trong tình trạng trì trệ thụ động và kém hiệu quả này ? Trên lý thuyết, Putin có thể duy trì lợi thế bằng cách tiếp tục chiến tranh nhưng đồng thời giữ cho dân chúng yên ổn, từ đó vượt qua phương Tây đang dần bớt quan tâm đến Ukraine. Nhưng có một số lý do để đặt câu hỏi về giả định này : Thứ nhất, không chỉ Ukraine và phương Tây mà cả Nga cũng đang bị cạn kiệt tài nguyên một cách nghiêm trọng. Thứ hai, những điều bất ngờ có thể xảy ra, ví dụ như làn sóng bất mãn ngày càng gia tăng trong gia đình các quân nhân Nga được lệnh động viên. Ngay cả khi nó không gây ra phản ứng chính trị rộng rãi hơn, hiện tượng này đã cho thấy những con thiên nga đen với kích cỡ khác nhau có thể xuất hiện từ những nơi không ngờ tới, vào những thời điểm không ngờ tới.

Nhưng đâu là lằn ranh đỏ cho thấy tài nguyên có thể cạn kiệt đến mức nào và sự kiên nhẫn của các nhóm dân cư khác nhau có thể bị thử thách đến mức nào mà không gây ra sụp đổ ? Những lằn ranh này liệu có tồn tại ở Nga hay không ? Cho đến nay, ngoại trừ một vài ngoại lệ nhỏ, mọi thứ đều chỉ ra một thực tế là không phải vậy. Hơn nữa, cho dù chế độ có thắt chặt kiểm soát đến mức nào, việc thay đổi lãnh đạo không phải là ưu tiên hàng đầu của công chúng Nga : ngược lại, các cuộc thăm dò và phỏng vấn nhóm tiết lộ rằng nhiều người Nga lo sợ sự thay đổi ở cấp cao nhất.

Tuy nhiên, người Nga vẫn chưa sẵn sàng chết vì Putin. Trong năm 2018 và 2020, xếp hạng của Putin đã giảm do quyết định tăng tuổi nghỉ hưu không được lòng dân, và sau đó là do ảnh hưởng của đại dịch ; có thể cơ sở hỗ trợ của ông sẽ lại bị ảnh hưởng trong những tháng tới. Trong tâm trạng của cả công chúng và giới tinh hoa, đang có một kỳ vọng dù vô hình nhưng rõ ràng về những sự kiện như vậy. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, mong muốn của họ rất đơn giản. Họ mong muốn chấm dứt "tất cả những điều này" – nghĩa là thoát khỏi chiến tranh – càng nhanh càng tốt, và bắt đầu sống tốt hơn, an toàn hơn, và hòa bình hơn. Nhưng điều này sẽ khó có thể xảy ra nếu không có sự thay đổi chế độ.

Andrei Kolesnikov

Nguyên tác : "Putin’s War Party", Foreign Affairs, 01/12/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 20/12/2023

Andrei Kolesnikov là nghiên cứu viên cấp cao tại Trung Tâm Nga-Á-Âu thuộc Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế.

Published in Diễn đàn
jeudi, 06 juillet 2023 18:25

Nước Nga đang đi về đâu ?

Đó là một câu hỏi nóng không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho những người quan tâm đến nước Nga. Vận mệnh của một siêu cường quân sự như nước Nga có tác động rất lớn tới tương lai của nhiều quốc gia và trật tự thế giới. Tuy còn quá sớm để kết luận, nhưng sau quyết định sai lầm của Putin xâm lược Ukraine, nhất là sau cuộc binh biến đầy kịch tính của ông trùm Wagner là Prigozhin, một nước Nga "hậu Putin" đang tới gần hơn.

hauputin1

Hệ thống đang sụp đổ

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trên chương trình "Face the Nation" (CBS, 23/06) : "Cuộc nổi dậy của Prigozhin bộc lộ những rạn nứt về hệ thống. Nó thách thức trực tiếp quyền lực của Putin". Theo Bộ Quốc phòng Anh, "Đây là thách thức lớn nhất đối với Nga trong thời gian gần đây. Cuộc binh biến có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng, vì đó là sản phẩm của một hệ thống quản trị rối loạn sắp dẫn đến hỗn loạn" (bardak).

Các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ở Washington có lý do để lo ngại rằng Putin có thể mất quyền kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của mình nếu có một cuộc đảo chính chống lại ông ở Điện Kremlin. Liệu lịch sử có lặp lại như khi Liên Xô sụp đổ ? Khi một siêu cường sụp đổ, nó có thể nguy hiểm hơn là khi trỗi dậy đe dọa thế giới. Vì vậy, Washington vừa mừng vừa lo, nhất là khi Trung Quốc đang trỗi dậy và chờ thời cơ.

Là một cựu sỹ quan KGB, Putin muốn thao túng bàn cờ chính trị như "phù thuỷ tạo âm binh", để có lực lượng riêng chống đảo chính. Nhưng khi phù thuỷ đã hết phép màu thì âm binh có thể nổi dậy làm phản như Prigozhin đã làm. Dù có thuyết âm mưu hay không, chắc Putin cũng bị bất ngờ rằng mình đã "nuôi ong tay áo". Kết cục là Putin càng bộc lộ sự bất an và cô độc, như hình ảnh ông tiếp khách với chiếc bàn quá dài trong điện Kremlin.

Theo các nhà quan sát, sự tương phản giữa Zelensky và Putin thật đáng kinh ngạc. Trong khi Zelensky thể hiện lòng dũng cảm, tình đồng đội và đoàn kết dân tộc, thì Putin thể hiện sự lo sợ, cô lập và chia rẽ. Khi Prigozhin tiến quân về Moscow, có tin đồn Putin đã rời thủ đô. Cuộc binh biến cho thấy "hệ thống của Putin đang sụp đổ và quá trình đó sẽ tăng tốc".

Tuy còn quá sớm để dự đoán sự sụp đổ của hệ thống, nhưng sự ổn định của nước Nga bị lung lay tận gốc như "một người khổng lồ chân đất sét". Thất bại của Putin trong việc ngăn chặn cuộc nổi dậy của Wagner là một quả bom nổ chậm nguy hiểm. Trong khi nhiều người Nga tại Rostov chào đón Wagner thì nhiều người Nga ở Moscow bỏ chạy khỏi thủ đô. Thất bại tiếp theo tại Ukraine sẽ làm cho tình hình nước Nga tồi tệ hơn, và ngược lại.

Lần đầu tiên người Nga đã chứng kiến quân đội hùng mạnh của họ và các cơ quan an ninh đáng sợ không thể ngăn chặn được đội quân Wagner tiến về Moscow, sau khi giành được quyền kiểm soát Rostov. Cuộc nổi dậy của đội quân Wagner do Prigozhin cầm đầu và việc ông ta vạch trần nguyên nhân của cuộc chiến tranh Ukraine sẽ được lan truyền nhanh trên chiến trường, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của quân đội Nga.

Bộ Quốc phòng Nga lo ngại Ukraine sẽ lợi dụng sự hỗn loạn do binh biến của Prigozhin để đẩy mạnh các cuộc phản công tại Bakhmut và Donbas, và dùng sự kiện mới để thuyết phục bạn bè phương Tây. Các nước đồng minh từng lập luận rằng nước Nga không thể bị đánh bại và khuyên Ukraine nên đàm phán với Putin, bây giờ sẽ im lặng. Giới tinh hoa Nga từng gắn bó với Putin để an toàn nay phải suy nghĩ lại về một nước Nga "hậu Putin".

Là bạn hay thù

Vào đêm thứ bảy 24/6, sau khi có sự hòa giải của Tổng thống Belarus Lukashenko, Prigozhin đã hủy cuộc hành quân của Wagner khi chỉ cách Moskva 200 kmgiúp tránh được cuộc tắm máu tiềm tàng ở Moscow. Theo Giáo sư Fiona Hill (Đại học Durham ở Anh) "Prigozhin hiện đang nói ra sự thật về thất bại quân sự của Nga và lý do chính thức cho cuộc xâm lược. Ông ta đã công khai nói ra những gì mà nhiều người khác đang nghĩ".

Wagner là một đội quân đánh thuê chuyên nghiệp. Quan hệ giữa Putin (một nhà độc tài) và Prigozhin (một trùm tội phạm) là quan hệ cộng sinh cùng có lợi. "Không có Putin sẽ không có Prigozhin". Chính Putin đã thừa nhận là nước Nga đã chi cho Wagner hơn một tỷ USD. Vì vậy, Wagner đã phục vụ rất đắc lực cho những mục tiêu quân sự của Putin ở nước ngoài, không chỉ ở Ukraine hiện nay, mà còn ở một số nước Châu Phi trước đây.

Tuy Putin đã để cho Prigozhin chỉ trích một số tướng lĩnh của Bộ Quốc phòng Nga, nhưng Prigozhin rất thận trọng, không bao giờ chỉ trích trực tiếp Putin. Nhưng khi Putin ủng hộ quyết định "thống nhất" quân đội của Bộ Quốc phòng, Prigozhin quyết không chịu từ bỏ quyền kiểm soát tập đoàn Wagner, và không chịu sáp nhập nó vào quân đội Nga. Prigozhin buộc phải đi nước cờ thế dù biết đó là hành động thách thức Putin.

Hơn 20.000 chiến binh Wagner dưới quyền Prigozhin đã thiệt mạng trong trận chiến đẫm máu ở Bakhmut. Khi đội quân Wagner có nguy cơ bị xóa sổ, Prigozhin buộc phải làm binh biến. Quyết định tiến quân về Moscow xuất phát từ tình huống tuyệt vọng chứ không định "đảo chính" để lật đổ Putin. Theo một số nguồn tin, kế hoạch binh biến của Prigozhin đã bị lộ. Tình báo của cả Nga và phương Tây đã biết trước kế hoạch đó ít nhất hai ngày.

Tuy Prigozhin thừa biết tiến quân vào Moscow sẽ đi vào cửa tử, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác, mà phải đi một nước cờ thế. Vì vậy, khi Tổng thống Belarus Lukashenko đứng ra làm trung gian hòa giải thì Prigozhin vội vồ lấy như chiếc phao cứu sinh, chấp nhận rút quân ngay để sống lưu vong. Putin cũng nhân nhượng cho Prigozhin, "kẻ phản bội và khủng bố" được giữ lại mạng sống, vì lưu vong ở Belarus cũng như "cá nằm trên thớt".

Cuộc binh biến của Wagner đã tạo cho Ukraine một cơ hội vàng để phản công đuổi quân Nga ra khỏi những vùng bị chiếm đóng. 11 sư đoàn thiện chiến của Ukraine, mà các cấp chỉ huy vừa được "tu nghiệp" ở Châu Âu trở về, vẫn còn án binh bất động. Cuộc binh biến của Prigozhin là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với 23 năm cầm quyền của Putin. Tuy Putin dễ bị tổn thương hơn sau vụ binh biến, nhưng chế độ Putin vẫn còn đứng vững.

Cuộc chiến tranh nhằm thay đổi chế độ ở Ukraine có thể làm lung lay chế độ ở Nga. Thực tế đó là một nghịch lý không chỉ với Putin mà còn với Mỹ và đồng minh. Một nước Nga "hậu Putin" sẽ diễn ra nhanh hơn là người ta tưởng. "Đó là một cuộc cách mạng nhỏ trước một cuộc cách mạng lớn, và là "bước đầu của màn chót đối với Putin".

Chưa phải lần cuối

Prigozhin đã được sự ủng hộ của mấy thế lực mạnh nhất nước Nga : Một là cơ quan tình báo quân đội (GRU), hai là cơ quan an ninh quốc gia (FSB) ; ba là chính bản thân Putin. Sự quản lý lỏng lẻo của GRU, sự nhân nhượng của quân đội, và sự che chở của Putin đã tạo cho Prigozhin và Wagner một vị trí đặc biệt như kiêu binh trong một triều đình thời trung cổ. Nhưng nước Nga của Putin hiện nay không phải là nước Nga của Peter Đại đế.

Đối với Wagner, GRU có vai trò quan trọng nhất, tin tưởng rằng Wagner vẫn hữu ích cho họ. Việc sử dụng các tập đoàn quân sự tư nhân làm nhà thầu phù hợp với mô hình chiến tranh mới của thế kỷ 21, không chỉ ở Nga mà còn ở Mỹ và các nước khác. Wagner vừa là sự tiếp nối của truyền thống cũ, vừa phản ánh xu hướng mới về chuyển đổi quyền lực, với sự xuất hiện của các tập đoàn tư nhân là trung tâm quyền lực mới.

Theo các chuyên gia, các nhà độc tài như Putin thường có ảo tưởng về quyền lực. Nhưng chế độ của Putin hóa ra dễ bị tổn thương hơn nhiều so với vẻ cứng rắn bên ngoài. Các tổn thất nhanh chóng của quân đội Nga tại Ukraine và sự yếu kém của họ đã buộc Putin phải dựa nhiều hơn vào Wagner. Nhưng hệ quả là Prigozhin đã cạnh tranh với Bộ Quốc phòng Nga và vượt khỏi tầm kiểm soát.

Theo các nguồn tin tình báo, hơn 35.000 binh sĩ Nga thiệt mạng và 154.000 người bị thương, trong khi Nga mất 2.000 xe tăng và 900 xe bọc thép. Chỉ tính từ 12/2022 đến 5/2023, hơn 20.000 quân Nga đã thiệt mạng và 80.000 người bị thương. Cuộc binh biến của Wagner cho thấy nước Nga rất bất ổn, và sớm có các vụ hỗn loạn tiếp theo.

Trước ngày 24/2/2022, Putin tuy là một người không đáng tin và hiếu chiến, nhưng qua các cuộc hành quân tại Syria, Crimea và những nơi khác, ông ấy vẫn là một chiến lược gia đầy năng lực. Nhưng sau sự kiện này, Putin cho thấy ông đã phạm sai lầm lớn khi xâm lược một nước khác không đe dọa nước Nga, và cuộc binh biến chết yểu cuối tuần qua của đội quân đánh thuê Wagner do Prigozhin cầm đầu, đã hủy hoại hào quang của Putin.

Dù không có đảo chính thì Kremlin cũng đã bị khốn đốn. Cuộc binh biến của Prigozhin là thách lớn đầu tiên đối với chế độ Putin, nhưng chắc không phải là lần cuối. Phương Tây không thể làm được gì hơn là để cho sự kiện chính trị này tiếp diễn như một bi hài kịch. Những gì đã diễn ra trong ba ngày qua là một cảnh báo về tương lai đen tối của nước Nga. Chỉ trong vòng một ngày, cuộc binh biến của Prigozhin đã tạo ra một sự hỗn loạn lớn.

Cuộc chiến ở Ukraine đã bào mòn nguồn lực của nước Nga và cuộc binh biến của Wagner càng làm cho nước Nga bất ổn, đặt Moscow trước các thách thức nội bộ mới. Chắc Prigozhin không phải là thách thức cuối cùng. Tuy chưa ai đủ mạnh để lật đổ Putin, nhưng mỗi người trong số họ sẽ làm lung lay quyền lực và uy tín của Putin và nước Nga. Kết cục là họ có thể làm tê liệt chính quyền Nga và làm suy yếu vị thế quân sự của Nga ở Ukraine.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 04/07/2023

Tham khảo

1. Putin finally learns the lesson all tyrants learn, Max Boot, Washington Post June 24, 2023

2. The Putin system is crumbling, Gideon Rachman, Financial Times, June 25, 2023

3. Revolt Raises Searing Question : Could Putin Lose Power ? Anton Troianovski , Foreign Affairs, June 25, 2023

4. The Beginning of the End for Putin ? Liana Fix and Michael Kimmage, Foreign Affairs, June 27, 2023

5. What comes after Putin ? Mark Galeotti, Foreign Affairs, June 30, 2023

6. What really went down between Putin and Prigozhin ? Paul Wood, Spectator, June 30, 2023

7. Putin’s Fate is Now Tied to Prigozhin’s, Valerie Hudson, National Interest, June 30, 2023

Published in Diễn đàn
mardi, 06 juin 2023 15:00

Người Nga nói về nước Nga

Lời giới thiệu : Một nửa nước Việt Nam (miền Bắc) đã từng nhận được hỗ trợ hào phóng của Liên Xô (nay thường được đồng nhất với Liên bang Nga) để đánh nhau với một nửa còn lại (miền Nam) khi đó được Mỹ và đồng minh nỗ lực bảo vệ. Đó là ván cờ địa chính trị của hai phe đối chọi nhau về ý thức hệ và qua đó là sự tranh giành bá quyền khu vực, trên cơ sở đó củng cố địa vị toàn cầu, giống như một ván cờ vây. Sự ngẫu nhiên về lịch sử này đã dẫn đến hệ quả là một nửa dân Việt Nam bỗng dưng có cảm tình - một số thậm chí sâu đậm - với Liên Xô và Nga (trước năm 1945 thì có lẽ 98% người Việt Nam không biết nước Nga ở đâu). Một nửa số dân này sau năm 1975 cố gắng áp đặt tình yêu nước Nga lên cả miền Nam, và dường như có thu được một chút kết quả. Đối với họ, nước Nga là tốt lành, nhân hậu, và đã trợ giúp "vô điều kiện" cho cuộc chiến tranh của miền Bắc, rồi sau đó lại giúp xây dựng đất nước sau chiến tranh. Họ thường không nhìn ra rằng chính nước Nga đã hài lòng vì Miền Bắc đã phục vụ "vô điều kiện" kế hoạch của phe Cộng sản lúc ấy. Cũng hệt như cha ông họ 100 năm trước chưa bao giờ hiểu địa chính trị thế giới trong khi nỗ lực một cách tuyệt vọng để mua sắm súng thần công.

Dù thế nào, có nhiều người Việt hiện giờ yêu nước Nga là có thật. Nhưng nước Nga là gì ? Người Nga là ai ? Căn tính của họ ra sao ? Ngoài bánh mì muối, nồi áp suất, học bổng và vài bức tranh về mùa thu rơi rớt phong cách Tân cổ điển trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa Hiện thực mà chưa bao giờ đạt tới giai đoạn Ấn tượng, thì người Việt Nam hiểu gì về người Nga và quá khứ đau khổ cùng tương lai vô định của đất nước này ?

Dưới đây là một bài dài để hiểu thêm về nước Nga và bi kịch định mệnh của nó. Nên kiên nhẫn đọc để không bị định kiến hoặc truyền thông thân Nga thời hiện đại thao túng bạn. Vì căn tính của dân Nga không đến từ hư vô, cũng không hề xuất hiện gần đây, như nhiều người vẫn nghĩ một cách đơn giản. Tất cả đều có nguồn gốc xa xưa từ khi lập quốc, và hẳn là chính những trí thức Nga là người hiểu hơn ai hết căn tính của dân tộc mình.

Tri thức là đắt đỏ. Và bạn cần trả giá xứng đáng thông qua sự kiên nhẫn của mình để có sự hiểu biết.

mikhail1

Nhà văn Mikhail Shishkin vừa được trao giải thưởng văn học Strega Europeo ở Ý. Và trước đó, tại diễn đàn SlovoNovo về văn hóa tự do ở Israel, ông đã chia sẻ kinh nghiệm của mình với tư cách là một nhà văn trong thời kỳ phát xít.

Văn sĩ Mikhail Shishkin, 62 tuổi, sống tại Thụy Sĩ, được nhiều người coi là một nhà văn Nga lớn đương đại, vừa có bài trả lời phỏng vấn tuần báo Pháp.

Lạc quan cho Ukraine, tin tưởng Ukraine chiến thắng, nhưng ông rất bi quan về tương lai dân chủ của đất nước mình. Trong bài phỏng vấn mang tựa đề "Đế quốc Nga sẽ tan rã" và 'Thời kỳ hậu Putin sẽ đầy bạo lực", ông vạch ra các nguồn cội của tương lai đen tối này.

Có thể tóm gọn trong 5 thông điệp sau :

1. Tinh thần dối trá phổ biến từ thượng đỉnh quyền lực đến toàn xã hội ;

2. Chế độ Kim tự tháp từ thời Mông Cổ và cuộc "nội chiến" giữa "Hai nước Nga" kéo dài hơn hai thế kỷ nay ;

3. Đa số người Nga không ý thức về tội ác mà họ đồng lõa ;

4. Đa số người Nga có học, tử tế phải lưu vong ;

5. Sự tiếp tay tội lỗi của nhiều nền dân chủ phương Tây đối với chế độ Putin.

Cuộc phỏng vấn Mikhail Shishkin được thực hiện nhân dịp ra mắt cuốn tiểu luận mới của ông tại Pháp (dịch từ nguyên bản tiếng Đức) : "Chiến tranh hay Hòa bình. Suy ngẫm về thế giới Nga". Mikhail Shishkin từng đoạt nhiều giải thưởng văn học danh giá nhất của Nga (Giải Booker Nga, Giải Bolchaïa Kniga).

Sau đây là phần chuyển dịch bài phỏng vấn

Nguyễn Đức Thành

----------------------------------

"Đế quốc Nga sẽ tan rã và thời kỳ hậu Putin sẽ đầy bạo lực"

(Tại sao Nga nhiều lần lỡ hẹn với nền dân chủ ?)

mikhail2

Cuộc diễu hành của Trung đoàn bất tử, trên Quảng trường Đỏ, đánh dấu chiến thắng phát xít Đức (Ảnh AFP)

Phần 1

Dối trá phổ biến – Kim tự tháp thời Mông Cổ và cuộc "nội chiến giữa hai nước Nga"

1. Dối trá phổ biến toàn xã hội

The Express : Để hiểu nước Nga, trước tiên theo ông phải nhận ra sự dối trá đã phổ biến như thế nào trong lịch sử và xã hội Nga. "Sự thật Nga là một lời nói dối vô tận", ông đã viết. Có thật vậy không ?

Mikhail Shishkin : Trong lịch sử Nga, nói dối là cách duy nhất để tồn tại. Khi tôi còn trẻ, dưới chế độ cộng sản, dối trá có mặt khắp nơi. Nhà nước đánh lừa người dân, và người dân cũng đánh lừa nhà nước. Những kẻ nắm quyền lực sợ hãi chính người dân của mình, điều đó đã khiến họ nói dối. Dân chúng cũng tham gia vào sự dối trá này, bởi vì chính họ sợ hãi giới nắm quyền. Các áp phích tuyên bố với người dân rằng Liên Xô là "bức tường thành của hòa bình" và trong thời gian này, xe tăng Liên Xô đã can thiệp khắp nơi trên thế giới. Đó là lý do tại sao nhà văn Solzhenitsyn, khi muốn tiêu diệt chế độ, đã công bố lời kêu gọi nổi tiếng "không sống giả dối".

Hiện nay, không chỉ Putin, những người xung quanh ông, mà cả những công dân bình thường, vẫn tiếp tục vòng luẩn quẩn dối trá này. Ở phương Tây, mọi người không hiểu làm thế nào mà một nhà lãnh đạo có thể nói dối công dân của mình một cách vô liêm sỉ như vậy, chẳng hạn như đảm bảo vào năm 2014 rằng không có binh lính Nga nào ở bán đảo Crimea. Nhưng, với người Nga, điều đó hoàn toàn dễ hiểu. Theo quan điểm của họ, đánh lừa kẻ thù không phải là một cái tội, mà là một đức tính quân tử chân chính. Và khi, ở đất nước của mình, Putin nói dối, mọi người đều biết rằng ông ta nói dối, và bản thân ông ta biết rằng mọi người đều biết điều đó, nhưng các cử tri của ông ta chấp nhận những điều bịa đặt của ông ta.

Trong một thế giới dân chủ, lời nói là quan trọng. Ở Châu Âu, cuộc Cải cách Tin lành đã tạo ra một sự thay đổi cơ bản : những gì được nói ra phải được thực hiện nghiêm túc và được coi là ràng buộc. Đó là niềm tin đặt vào lời nói. Nếu một chính trị gia ở phương Tây nói dối trắng trợn, anh ta sẽ bị thua trong cuộc bầu cử lần sau. Ở đất nước các bạn, bị kết tội nói dối có thể khiến bạn mất cả sự nghiệp. Chúng ta có thể tưởng tượng điều gì xảy ra khi tổng thống Mỹ hay thủ tướng Đức đưa quân đội để tiến hành một cuộc can thiệp vũ trang, trước khi phủ nhận sự hiện diện của binh lính của họ ? Cử tri của họ sẽ không tha thứ cho họ. Nhưng ở Nga, một nhà lãnh đạo phải nói dối.

2. Chế độ Kim tự tháp từ thời Mông Cổ và cuộc nội chiến giữa hai nước Nga

The Express : Theo ông, về cơ bản đã không có gì thay đổi về mặt tổ chức chính trị kể từ khi các lãnh thổ của Nga nằm dưới sự thống trị của "Kim Trướng Mông Cổ" vào thế kỷ 13...

Mikhail Shishkin : Hãy nhìn vào hệ thống chính trị của nước Nga đương đại. Nó giống hệt như một ngàn năm trước, vận thành theo kiểu Kim tự tháp ! Dưới thời Đế chế Mông Cổ, các Đại Hãn (tức các thủ lĩnh Mông Cổ, như Thành Cát Tư Hãn) coi các quốc gia và dân tộc bị nô dịch là tài sản của mình. Luật cơ bản là luật của kẻ mạnh nhất, luật của bạo lực và quyền lực. Sau đó, có các Sa hoàng cai trị một xứ sở gồm những người nông nô không có quyền. Còn ở nước Nga ngày nay, vẫn không thể có tài sản tư nhân được bảo đảm, một quan niệm cơ bản trong các xã hội phương Tây. Bạn chỉ có thể có quyền sở hữu thứ gì đó, nếu bạn trung thành với quyền lực. Chúng ta đã thấy điều gì xảy ra với những nhà tài phiệt như Mikhail Khodorkovsky : một ngày bạn có mọi thứ, nhưng ngày hôm sau bạn có thể ở trong tù. Không có hệ thống pháp luật mạnh mẽ hoặc tư pháp độc lập. Mọi thứ đều thuộc về kẻ mạnh nhất. Chỉ có lòng trung thành cá nhân đối với nhóm các "bạn bè" của Putin, và với chính Putin. Trong hệ thống này, chiến lược sinh tồn tốt nhất là giữ im lặng. Nhà văn Pushkin đã trình bày nó một cách xuất sắc trong câu cuối cùng trong vở bi kịch của mình, Boris Godunov : "Toàn thể nhân dân giữ im lặng".

Than ôi, tất cả các nỗ lực để phá hủy hệ thống vận hành kiểu Kim tự tháp này đã thất bại. Bạn biết là chúng tôi đã có một cuộc nội chiến ở Nga đã diễn ra hơn hai thế kỷ. Vào thế kỷ 18, những người từ phương Tây đã đến Nga, vì Peter Đại đế đã lập nên vương quốc của mình. Ông làm điều này không phải để đất nước của mình thích nghi với văn hóa phương Tây và "Âu hóa" nó, mà vì ông muốn hiện đại hóa quân đội của mình để chuẩn bị các cuộc chiến tranh chống lại phương Tây và tận dụng các công nghệ quân sự hiện đại nhất của phương Tây. Vì dân tộc của những người nông nô không có khả năng đổi mới, Peter Đại đế đã kêu gọi công nhân nhập cư. Và những người đàn ông này đã mang theo những ý tưởng cho đến lúc đó chưa được biết đến ở Nga : tự do, cộng hòa, nghị viện, nhân quyền, phẩm giá cá nhân… Một bộ phận người Nga đi theo những ý tưởng này, bắt đầu mơ về một trật tự xã hội dân chủ. Nỗ lực cách mạng đầu tiên là cuộc nổi dậy, được gọi là cuộc Khởi nghĩa tháng Chạp năm 1825. Kể từ đó, có hai dân tộc chia sẻ cùng một lãnh thổ ở Nga. Họ đều là người Nga và nói cùng một ngôn ngữ, nhưng về mặt tinh thần thì hoàn toàn trái ngược nhau. Thiểu số là "người Nga gốc Âu", mà tôi là một thành phần, thấm đẫm văn hóa Châu Âu, những ý tưởng về tự do và niềm tin rằng Nga phải thuộc về nền văn minh nhân loại nói chung. Đối với thiểu số này, tất cả lịch sử nước Nga chỉ là một vũng máu mà đất nước phải được giải thoát khỏi đó, để hướng tới một trật tự xã hội tự do của Châu Âu. Nhưng bên kia, đa số vẫn giữ một quan niệm truyền thống về thế giới không thay đổi trong nhiều thế kỷ. Đó là chúng ta là một ốc đảo thiêng liêng, bao quanh là một đại dương toàn là kẻ thù, và chỉ có Sa hoàng cư trú trong Điện Kremlin mới có khả năng cứu chúng ta, giữ gìn trật tự ở Nga bằng bàn tay sắt. Đã hai lần, trong cuộc nội chiến này, chúng ta đã tin tưởng vào thắng lợi của các tư tưởng dân chủ. Vào tháng 2/1917, khi cách mạng tuyên bố đưa nước Nga trở thành nước dân chủ nhất thế giới, xóa bỏ mọi đặc quyền giai cấp, trao quyền bầu cử cho phụ nữ, bảo đảm quyền tự do tư tưởng và tôn giáo. Và sau đó, vào những năm 1990, sau sự sụp đổ của đế chế Xô Viết. Nhưng rút cục chúng tôi đã thua !

The Express : Vì sao ?

Mikhail Shishkin : Bởi vì, đối với hầu hết người Nga, những năm 1990 đó chẳng là gì cả ngoài sự hỗn loạn và vô chính phủ. Chế độ độc tài đã có thể được khôi phục vì yêu cầu trật tự từ phía người dân. Và, đối với nhiều người Nga, trật tự này chỉ có thể được thực hiện thông qua một chế độ độc tài. Năm 1991, sau cuộc đảo chính thất bại chống lại Gorbachev, tôi vẫn tràn đầy hy vọng. Tôi tin rằng, cuối cùng, chúng ta sẽ trở thành một nước cộng hòa tự do và dân chủ. Nhưng chúng tôi đã không có bất cứ một tiến trình phi Stalin hóa nào, không có "phiên tòa Nuremberg" nào xét xử các quan chức của Đảng cộng sản. Bạn có thể tưởng tượng rằng vào năm 1945, để phụ vụ cho mục tiêu phi quốc xã hóa nước Đức, người ta đã đưa các cựu lãnh đạo của đảng Quốc xã hoặc Gestapo lên nắm quyền hay không ? Dĩ nhiên là không. Tuy nhiên, đây là điều đã xảy ra ở đối với nước Nga trong những năm 1990. Để xây dựng một xã hội dân chủ, người ta đã đưa các cựu quan chức Đảng Cộng sản, quan chức chế độ Xô Viết và người của cơ quan an ninh KGB lên nắm quyền. Điều này chỉ có thể dẫn đến thất bại.

Khi đó Boris Yeltsin hiểu rằng người Nga đang đòi quyền lực mạnh mẽ để lập lại trật tự. Ông muốn trở thành một Sa hoàng mới. Nhưng cách duy nhất để hợp pháp hóa bản thân với tư cách là Sa hoàng không phải thông qua một cuộc bầu cử, mà thông qua các chiến thắng quân sự. Stalin có thể giết hàng triệu người Nga vì ông ta đã lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong Thế chiến thứ hai. Gorbachev nổi tiếng ở phương Tây, nhưng bị coi thường ở quê nhà, bị coi là một nhà lãnh đạo yếu kém, là người đã thua trong cuộc chiến ở Afghanistan và Chiến tranh Lạnh chống lại phương Tây. Do đó, Yeltsin muốn thể hiện uy quyền của mình bằng cuộc chiến đầu tiên ở Chechnya vào năm 1994. Bộ trưởng quốc phòng của ông ta, Pavel Grachev, thậm chí đã hứa với ông sẽ hạ gục Grozny trong vòng chưa đầy hai giờ. Nhưng đó là một đòn giáng cho Nga. Kết quả là Yeltsin trở nên rất không được ưa chuộng.

Sa hoàng tiếp theo chỉ có thể hợp pháp hóa quyền lực của mình bằng một chiến thắng. Putin cần một cuộc chiến ngay khi đến Điện Kremlin. Năm 1999, một làn sóng khủng bố nhằm vào một số chung cư chỉ là cái cớ cho sự bùng nổ của cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai, đây là một cuộc diệt chủng thực sự. Một năm trước đó, không ai biết Putin cả. Nhưng sau đó, ông ta đã được xem như vị cứu tinh của nước Nga. Sau đó, vào năm 2014, ông đã tổ chức sáp nhập bán đảo Crimea trước sự hài lòng của người dân. Và, vào năm 2022, các tướng lĩnh của ông ta đã hứa với ông ta sẽ hạ gục Kiev trong ba ngày. Nhưng chúng tôi biết điều gì đã xảy ra... Trong mắt người Nga và đặc biệt là những người dân tộc chủ nghĩa, Putin ngày càng bị coi là kẻ thua cuộc.

mikhail3

Dân chúng Nga vẫn còn ngưỡng mộ Stalin, một lãnh đạo tàn độc nhất nước Nga

Phần 2

Mảng khuyết lớn của xã hội Nga : Ý thức về tội lỗi (về các hành động tội ác của chính quyền) và năng lực xây dựng dân chủ

3. Đa số người Nga không ý thức về tội ác mà họ đồng lõa….

The Express : Ông nghĩ gì về tương lai của chế độ Putin ?

Mikhail Shishkin : Đối với tôi, không còn nghi ngờ gì nữa, chiến tranh sẽ tiếp tục chừng nào Putin còn ở điện Kremlin. Ngay khi ông ta không còn đó - hoặc chết, hoặc mất tích, chúng tôi không biết kịch bản nào sẽ xảy ra - các tướng lĩnh sẽ chấm dứt chiến tranh. Đó sẽ là một chiến thắng cho Ukraine, và cho tất cả những ai, giống như tôi, ủng hộ Ukraine chống lại chế độ Putin. Tôi rất lạc quan cho Ukraine. Viện trợ phương Tây sẽ giúp xây dựng lại những gì mà quân đội Nga đã phá hủy. Và người Ukraine sẽ xây một bức tường lớn ở biên giới của họ với Nga. Mặt khác, tôi bi quan hơn nhiều về những gì sẽ xảy ra đằng sau bức tường này…

The Express : Dường như ông không tin vào một tiến trình chuyển đổi dân chủ trong thời kỳ hậu Putin...

Mikhail Shishkin : Kasimir Malevich - là người, với tất cả tầm nhìn xa trông rộng mà một nghệ sĩ có thể có - đã vẽ một hình vuông màu đen vào năm 1915, biểu tượng đại diện cho tương lai của đất nước mình. Sau đó là nội chiến và "gulag" (hệ thống trại tập trung thời Stalin). Nước Nga đã thực sự trở thành một hình vuông màu đen. Tương lai có vẻ ảm đạm đối với tôi ngày hôm nay. Sẽ lại có một cuộc tranh giành quyền lực. Liên bang Nga, đế chế lớn đa sắc tộc cuối cùng của Châu Âu, sẽ tiếp tục tan rã, nhưng tôi không tin vào việc nền dân chủ có thể thắng thế. Để có được điều đó, cần phải có một ý thức về tội lỗi dân tộc, được khơi dậy bởi cuộc chiến này ở Ukraine. Nhưng tôi không tưởng tượng vị Sa hoàng mới của Nga kế vị Putin sẽ quỳ gối ở Kiev, Kharkiv hay Mariupol, như thủ tướng Đức Willy Brandt đã làm ở Warszawa. Người Nga có thể sẽ nói : "Ồ, chúng tôi không biết, chúng tôi đang nghĩ đến việc giải phóng những người anh em Ukraine của mình khỏi quốc xã NATO !". Nếu họ làm vậy, sẽ chỉ có thể dẫn đến một Putin khác. Ai ở Nga sẽ phán xét những người chịu trách nhiệm về cuộc chiến này ? Để nước Đức có thể chuyển từ chế độ quốc xã sang chế độ dân chủ, toàn bộ bộ máy nhà nước của Đức quốc xã phải bị phá hủy, và tòa án quân sự Mỹ phải xét xử các chức sắc của chế độ. Tại Nga, nhiều người đã trở thành tội phạm chiến tranh, khi công khai ủng hộ cuộc xâm lược này. Ai sẽ bỏ tù họ ? Ai sẽ tổ chức bầu cử tự do ?

Một nền dân chủ cần một lượng đủ lớn những công dân hiểu biết cách thức hoạt động của nó và thế nào là một Nhà nước pháp quyền. Tôi đã ở Moskva vào năm 2011, trong biến cố gọi là cuộc cách mạng "trắng" hay cách mạng "tuyết". Được nhìn thấy một nước Nga khác, một nước Nga dân chủ, trên đường phố là một trải nghiệm tuyệt vời. Tôi thấy hàng trăm ngàn người, trẻ và đẹp, không muốn sống trong một chế độ độc tài, mà giống như ở Pháp hoặc Thụy Sĩ. Chúng tôi đã biểu tình một cách hòa bình. Nhưng phản kháng ôn hòa không có cơ hội nào chống lại được bạo lực và đàn áp của một chế độ độc tài. Điều gì đã xảy ra kể từ đó ? Những thanh niên Nga ấy đã bỏ nước ra đi.

The Express : Trong khi chế độ Xô Viết trước đây giam cầm người dân của mình sau hàng rào dây thép gai, ông chỉ ra rằng chế độ của Putin, ngược lại, rất mừng khi để những người chống lại quyền lực của mình ra đi...

Mikhail Shishkin : Liên Xô thời trẻ của tôi là một nhà tù. Chúng tôi là nô lệ của một đế chế, và đế chế cần chúng tôi. Nhưng chế độ tội phạm hiện nay dựa trên việc bán dầu khí ra nước ngoài. Người dân không có ích gì cho chế độ. Cựu tổng thống Dmitry Medvedev đã nói rõ ràng : "Nếu bạn không hài lòng với chúng tôi, hãy đi đi !". Biên giới luôn rộng mở. Trong những năm Putin cầm quyền, hàng triệu người đã rời nước Nga theo cách này. Số người ra đi đủ để lập đầy một xứ sở khác ! Đây hầu hết là những người đã hoàn tất giáo dục đại học. Chế độ này không chỉ tước đoạt của cải dưới lòng đất của Nga, mà trước hết là nhân lực của đất nước, vốn phải là khoản đầu tư chủ yếu cho tương lai. Việc chảy máu chất xám này làm suy yếu đất nước, nhưng nó củng cố chế độ độc tài. Bởi vì những người không may mắn phải ra đi này đại diện cho lực lượng quan trọng cần thiết cho một nền dân chủ.

4. Đa số người Nga có học, tử tế phải lưu vong

The Express : Có phải quá trình suy giảm dân số của Nga hiện đang tăng tốc ? Ông nói rằng, vào cuối thế kỷ 19, Dmitri Mendeleev, một nhà hóa học nổi tiếng, người cũng quan tâm đến nhân khẩu học, đã dự đoán rằng vào năm 1950, dân số của Đế quốc Nga sẽ phải lên đến từ 450 đến 500 triệu người. Trên thực tế, chỉ là 180 triệu, vì Mendeleev đã không tính đến lịch sử đẫm máu xảy ra sau đó...

Mikhail Shishkin : Ngày nay, giống người đang bị đe dọa hơn bao giờ hết ở Nga. Chính thức thì là chỉ có hơn 140 triệu dân. Nhưng liệu chúng ta có thể tin những con số này ? Cách đây vài năm, một phụ nữ làm việc tại một văn phòng đăng ký khai sinh đã viết một bài báo nói rằng trên thực tế, dân số Nga thấp hơn nhiều. Kể từ đó, cô ấy đã mất tích. Không ai thực sự biết dân số Nga đang ở đâu. Điều chắc chắn là giới thượng lưu Nga – kỹ sư, nhà khoa học, nhà khoa học máy tính, doanh nhân, nghệ sĩ – đã rời bỏ đất nước hàng loạt. Vì bây giờ muốn tồn tại thì phải ngân nga những bài ca yêu nước, hoặc im lặng hoặc lưu vong.

Những gì đã xảy ra ở Donbass từ năm 2014, tại các "nước cộng hòa" tự xưng Luhansk và Donetsk, có lẽ đã báo trước cho tương lai của đất nước. Trong trường hợp không có quyền lực nhà nước, thì chỉ còn lại sự thống trị của (súng trường) Kalashnikov và bạo lực. Các nhóm mafia trong khu vực tranh giành quyền lực và áp đặt một trật tự của giới giang hồ thảo khấu. Điều tương tự cũng có thể xảy ra trên khắp nước Nga trong trường hợp xảy ra cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối địch trong thời kỳ hậu Putin, với cuộc chiến giữa các băng đảng để giành quyền kiểm soát dầu khí, hàng hóa, nhà máy.

The Express : Ông nói rằng sự sụp đổ của Liên bang Nga là không thể tránh khỏi. Tại sao ?

Mikhail Shishkin : Trên thực tế, vùng Siberia đã thuộc về Trung Quốc. Hàng triệu hecta đã được bán cho các công ty Trung Quốc thuê trong 99 năm. Toàn bộ các phần của một thành phố như Irkutsk, trên hồ Baikal, thuộc sở hữu của người Trung Quốc. Trong các trường học ở Siberia, trẻ em học tiếng Trung Quốc. Do chính sách một con, nam giới ở Trung Quốc nhiều hơn nữ giới. Siberia là một lối thoát cho tình trạng nhân mãn thừa nam giới này.

Trong thời kỳ hậu Putin, Chechnya và các nước cộng hòa phía bắc Kavkaz khác sẽ ly khai. Sau đó sẽ đến lượt Tatarstan, Bashkiria hoặc Sakha.

mikhail04

Cuộc biểu tình quy mô lớn đầu tiên vào mùa hè năm 2019 và đã bị đàn áp quyết liệt.

Phần 3

Tâm lý "Trung Cổ"của dân Nga và hậu thuẫn "phương Tây" cho chế độ Putin

5. Người Nga : lo cho mạng sống cá nhân hay cuồng tin chết vì chế độ ?

The Express : Ông rõ ràng là rất bi quan cho đất nước mình…

Mikhail Shishkin : Thật đau lòng khi thấy người dân đang phải khổ đau như thế nào ở Nga. Nhưng, khi tôi thấy rằng những người này ủng hộ Putin và cuộc chiến ở Ukraine, tôi mất hết lòng trắc ẩn. Một năm trước, người phương Tây không thể hiểu tại sao người Nga không xuống đường hàng loạt để phản đối cuộc xâm lược này. Chỉ một số ít đã làm như vậy. Hôm nay họ ở đâu ? Trong nhà tù. Vì vậy, người ta từng cho rằng người Nga sợ hãi, rằng họ quá sợ hãi để lên tiếng, rằng đó là chiến lược sinh tồn giống như từng xảy ra dưới chế độ độc tài của Liên Xô. Nhưng sau đó, vào tháng 9 năm ngoái, khi Putin tuyên bố động viên quân, hàng trăm ngàn người đã ngoan ngoãn ra mặt trận để giết hại người Ukraine và để bị giết. Rõ ràng, điều này không còn liên quan gì đến chuyện im lặng để được sống nữa.

Làm thế nào để giải thích rằng là người Nga đa số ủng hộ cuộc chiến này ? Tôi có thể lấy ví dụ về cha tôi. Năm 18 tuổi, ông tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai để bảo vệ quê hương thân yêu của mình chống lại Đức Quốc xã. Nhưng trên thực tế, ông đã bảo vệ chế độ Stalin, chế độ đã giết chính cha ông bằng cách đưa đi vào trại lao động khổ sai. Cho đến khi qua đời vào những năm 1990, cha tôi vẫn tin rằng ông và các đồng đội của ông là những anh hùng, vì họ đã giải phóng Đông Âu khỏi chủ nghĩa phát xít. Ông ấy không thể hiểu rằng ông chỉ mang đến một kiểu chế độ toàn trị khác. Nhưng, trong mắt ông, chính người Nga không thể nào là phát xít. Thật không thể hình dung nổi.

Chúng ta trở lại cái hố sâu về văn minh này giữa hai nước Nga. Một thiểu số đã đi du lịch, đọc, lướt Internet và cảm thấy mình thuộc về nền văn minh nhân loại của thế kỷ 21. Điều đó có nghĩa là cá nhân mỗi ngườI có trách nhiệm coi điều gì là đúng hay sai. Nếu đất nước tôi làm điều ác, tôi phải phản đối. Nhưng phần lớn người Nga vẫn đang sống trong tinh thần ở thời Trung cổ, coi đất nước mình như một bộ lạc bị kẻ thù bao vây. Ngày nay, đa số dân chúng ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine dưới danh nghĩa bảo vệ nền văn hóa Nga mà phương Tây muốn xóa bỏ. Làm thế nào để giải thích được cho những người này rằng, trên thực tế, họ là những kẻ phát xít ? Họ sẽ không tin bạn đâu. Họ thích tin tưởng vào truyền hình Nga hơn, nơi giới thiệu về họ như những anh hùng bảo vệ quê hương. Than ôi, nước Nga phải trải qua một sự sỉ nhục và một thất bại quân sự ở Ukraine để những người này có thể tự nhủ : "Có lẽ là chúng ta đã sai ?". Chỉ có một sự thất bại hoàn toàn của chế độ Putin mới có thể giúp ích trong việc này.

6. Các nền dân chủ phương Tây tiếp tay cho Putin

The Express : Tuy nhiên, tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng tuyên bố rằng không nên "làm nhục" nước Nga…

Mikhail Shishkin : Macron và các chính trị gia khác ở Châu Âu cần hiểu rằng phải sửa chữa những sai lầm mà người phương Tây phạm phải trong những năm 1990 và 2000. Chính là nhờ các nền dân chủ phương Tây mà chế độ tội phạm này mới có thể hình thành. Vào những năm 1990, người Nga đã cởi mở với nền dân chủ. Họ không biết đó là gì, nhưng họ đã xem phim Mỹ và mức sống vượt xa mức sống của họ. Đối với họ, đó là một loạt hứa hẹn, với những chiếc xe hơi lớn của Mỹ, McDonald và các cuộc bầu cử tự do. Phương Tây lẽ ra đã có thể giúp đỡ nền dân chủ non trẻ này bằng cách làm gương, cho thấy nhà nước pháp quyền là gì. Nhưng các nền dân chủ phương Tây lại thích chào đón tiền bẩn từ Nga hơn. Tôi từng làm phiên dịch, tôi thấy cỗ máy rửa tiền tội phạm hoạt động như thế nào ở khắp nơi, ở Thụy Sĩ, ở Luân Đôn, ở Pháp… Ai cũng biết đó là tiền của tội phạm. Kết quả là chúng tôi đã cho người Nga thấy rằng nếu bạn có nhiều tiền, thì luật pháp không còn giá trị nữa. Những người đồng bào của tôi lúc đó tự nhủ : "À, dân chủ là thế !". Do đó mà một chế độ tội phạm đã có thể phát triển ở Moskva.

Ngày nay, các nhà lãnh đạo phương Tây phải sửa sai điều này. Bằng cách cung cấp tất cả các loại vũ khí có thể, họ phải giúp người Ukraine tiêu diệt chế độ Putin, mà chính họ đã giúp đỡ từ lâu, giống như (thủ tướng Đức) Gerhard Schröder. Tổng thống Macron không nên nghĩ đến việc không nên làm nhục nước Nga, ông ấy phải nghĩ nhiều hơn nữa về việc các nền dân chủ phương Tây đã làm nhục các giá trị của chính họ như thế nào, khi ủng hộ Putin và chế độ của ông ta.

Nguyên tác : "The Russian Empire will collapse", phỏng vấn Mikhail Shishkin, The Express, 029/06/2023

Nguyễn Đức Thành biên dịch

Nguồn : Diễn đàn Thế Kỷ, 02/06/2023

Published in Diễn đàn

Virus corona, cái cớ để Saudi Arabia và Nga khai mào chiến tranh dầu hỏa

Dầu hỏa mất giá 40% từ đầu năm 2020. Nguyên nhân chính do virus corona gây nên. Tiêu thụ của Trung Quốc và Âu, Mỹ giảm mạnh và thêm vào đó là cuộc chiến dầu hỏa Riyadh và Moskva vừa khai mào, khai tử liên minh Nga - Saudi Arabia được ký kết từ năm 2016.

nga1

Mỏ dầu Abqaiq của Saudi Arabia. Fayez Nureldine / AFP

Đâu là động cơ khiến hai trong số ba nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới đọ sức với nhau, mỗi bên tính toán những gì ? Nga và Saudi Arabia dường như cùng theo đuổi một mục tiêu : chận đường các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Liệu đây có là một nước cờ nguy hiểm cho cả đôi bên ?

Thế giới không thể biết trước dịch Covid-19 sẽ kéo dài bao nhiêu lâu. Kinh tế của Trung Quốc và thế giới đóng băng. Ngành hàng không quốc tế gần như bị tê liệt. Chỉ số chứng khoán từ Âu sang Á và cả trên thị trường tài chính Hoa Kỳ giảm mạnh. Kịch bản "một cuộc khủng hoảng tài chính" ngày càng cận kề. Trong bức tranh đen tối đó, bất ngờ nổ ra cuộc chiến dầu hỏa giữa Saudi Arabia và Nga.

Hôm 08/03/2020, Riyadh đơn phương quyết định tăng mức sản xuất và xuất khẩu, giảm giá dầu cho một số khách hàng trong lúc trên thị trường quốc tế, cung đã cao hơn so với mức cầu. Vàng đen mất giá.

Quyết định này lại càng khó hiểu, bởi hai ngày trước đó, khối các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa và các đối tác, gọi tắt là nhóm OPEC+ đã họp tại Vienna. Mục tiêu cuộc họp nhằm tìm đồng thuận khóa bớt van dầu, qua đó giữ giá vàng đen. Saudi Arabia là thành viên quan trọng nhất của OPEC trong lúc Nga là nguồn sản xuất lớn thứ nhì thế giới, chỉ thua có Hoa Kỳ. Hai quốc gia này cộng lại cung cấp 40% dầu cho thế giới

Cuộc họp tại Vienna thất bại do Nga bác bỏ đề xuất của Saudi Arabia giảm thêm 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày từ nay cho đến cuối 2020. Phái đoàn Saudi Arabia từ Vienna trở về, lập tức Riyadh phản công và quyết định mở thêm van dầu cho thế giới. Giá dầu càng tuột dốc thế giới càng hoảng loạn. Trong phiên giao dịch hôm thứ Hai, 09/03/2020 "mức lãi tích lũy trên thị trường tài chính từ đầu 2020 tan thành mây khói".

Từ hoảng loạn về dầu hỏa đến chứng khoán

Trả lời trên đài RFI, giáo sư kinh tế Jean Pierre Favennec đại học Paris Dauphine và Viện Dầu Hỏa – Institut du Pétrole của Pháp phân tích về phản ứng khó hiểu của thị trường, bởi vì nhẽ ra khi dầu hỏa mất giá, đó phải là một tin vui. Nhưng lần này, giới đầu tư quốc tế lại rơi vào hoảng loạn.

"Đúng là vì Nga - Saudi Arabia không đạt được đồng thuận, giá dầu đã giảm mạnh, nhưng đồng thời đó là dấu hiệu cho thấy thế giới đang hoang mang. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đã rơi xuống rất thấp và mọi người chờ đợi là mức cầu tại Châu Âu cũng sẽ bị đóng băng. Điều đó khiến thị trường tài chính lại càng hoảng loạn. Trong bối cảnh mà dầu hỏa đang mất giá, Riyadh tấn thêm một đòn mạnh, khiến mọi người lại càng nghĩ rằng các hoạt động kinh tế của thế giới sẽ tiếp tục giảm thêm nữa trong những tuần lễ hay những tháng sắp tới".

Saudi Arabia phá giá dầu khiến mọi người hiểu như đó là một tín hiệu mới cho thấy kinh tế thế giới bên bờ vực thẳm. 

Vẫn trên đài RFI, Matthieu Auzaneau giám đốc Shift Project, một nhóm nghiên cứu về mức độ lệ thuộc của kinh tế toàn cầu vào năng lượng hóa thạch, thận trọng nêu ra giả thuyết : Nga hay Saudi Arabia đã khơi mào chiến tranh dầu hỏa và với mục đích gì ? và cũng có thể Saudi Arabia khai chiến để mặc cả với Nga :

"Trên thực tế, liên minh Nga-Saudi Arabia đã được hình thành. Riyadh là thành viên quan trọng nhất trong khối OPEC – tức là các nước xuất khẩu dầu hỏa. Còn Moskva là nguồn sản xuất lớn thứ nhì thế giới, đứng sau Mỹ nhưng trước Saudi Arabia. Hơn nữa, Nga lại có một trọng lượng về địa chính trị rất lớn. Đôi bên đồng ý với nhau hạn chế mức sản xuất để giữa giá dầu tương đối cao. Thỏa thuận đó đã bị khai tử sau cuộc họp ở Vienna trong hai ngày 05 và 06/03/2020. Phía Nga từ chối theo chân Saudi Arabia, để tiếp tục giảm thêm 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày từ nay cho đến cuối năm 2020. Mọi người ồn áo nói rằng Nga gạt bỏ đề xuất của Saudi Arabia, nhưng chúng ta không biết chắc được về diễn tiến cuộc họp nói trên. Có hai giả thuyết : Một là Nga bác bỏ đề xuất của Riyadh tránh để tạo lợi thế cho các nhà sản xuất của Hoa Kỳ. Bởi vì từ trước tới nay, mỗi lần Nga và Saudi Arabia giảm mức xuất khẩu, thì dầu đá phiến của Mỹ lấp vào chỗ trống. Nhưng đồng thời có giả thuyết thứ hai, là chính hoàng thái tử Mohammed bin Salman đã châm ngòi cuộc chiến dầu hỏa. Saudi Arabia vừa thông báo tăng mức sản xuất để giữ thị phần, vừa giảm giá từ 7 đến 8 đô la một thùng dầu cho một số khách hàng".

Dầu đá phiến Mỹ trong tầm ngắm của Nga và Saudi Arabia

Trước hết, nhiều nhà quan sát cho rằng bộ trưởng Năng lượng Nga, Alexandre Novak "gây sự" trước chẳng qua là vì các nhà sản xuất Nga, đứng đầu là Rosneft, đã thuyết phục tổng thống Vladimir Putin là đã đến lúc nước Nga phải "cân bằng hóa lại thị trường dầu hỏa thế giới". Một cách gián tiếp Igor Setchine nhắc nhở chủ nhân điện Kremlin rằng, hạ mức sản xuất là giúp cho các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ chiếm mất thì phần của Nga.

Saudi Arabia cần giữ giá dầu ở mức từ 82 đến 90 đô la một thùng thì mới có lãi, ngược lại phía Nga, về mặt chính thức, chỉ cần giá một thùng dầu dao động trên dưới 50 đô la là đủ. Điện Kremlin biết rằng với giá dầu 30 đô la một thùng, sẽ có "không ít các nguồn cung cấp Mỹ bị vỡ nợ". Trong khi đó cả Nga lẫn Saudi Arabia cùng tạm thời có khả năng cầm cự với giá này. Chuyên gia Pháp, Matthieu Auzanneau trung tâm nghiên cứu Shift Project cho rằng thực ra Nga và Saudi Arabia theo đuổi cùng một mục đích, nhưng phá giá dầu là một trò chơi nguy hiểm :

"Saudi Arabia và Nga cùng có một khoản dự trữ ngoại tệ khá tốt, tương đương với hàng trăm triệu đô la. Cả hai quốc gia này có khả năng cầm cự lâu dài trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến dầu hỏa. Cả hai theo đuổi cùng một mục đích : cản đường các nhà sản xuất Mỹ. Nhưng đôi bên cùng đang đùa với lửa. Bởi vì dầu hỏa là con gà đẻ trứng vàng, cho phép bảo đảm ổn định trong xã hội. Chỉ cần nhìn vào trường hợp của Venezuela chúng ta cũng thấy được điều đó. Tôi rất lo ngại về tình hình tại Trung Đông. Khu vực này đã như một thùng thuốc súng. Nga vì có những tính toán địa chiến lược trong khu vực này nên can thiệp quân sự tại tại Syria. Saudi Arabia cũng có những ẩn ý - đặc biệt là đối với Iran, kẻ thù không đội trời chung của Riyadh. Có điều về mặt kinh tế và quân sự, cả Nga lẫn Saudi Arabia cùng đang bị dồn vào chân tường. Giờ đây, căng thẳng lại gia tăng thêm một bậc. Bài toán trở nên phức tạp hơn nhiều cho cả đôi bên".

Giám đốc Shift Project, Matthieu Auzanneau thẩm định, chỉ cần giá dầu ở mức 50 đô la một thùng trong dài hạn là cũng đủ để "giết chết" không ít nhà sản xuất cò con của Mỹ. Ông cho rằng, nghịch lý ở đây là nga và Ar Rập Xê Út, hai quốc có những quyền lợi địa chính trị khác hẳn nhau lại có thể cộng tác với nhau về mặt kinh tế khi cần chận đường công nghệ dầu hỏa của Mỹ. Chưa chắc gì là Moskva và Riyadh sẽ thành công.

Hoàng thái tử Ben Salman, phù thủy non tay ?

Không thuyết phục được Nga khóa bớt van dầu, Saudi Arabia, mà người chủ chốt là hoàng thái tử Mohammed Ben Salman phản công. Riyadh thông báo nâng mức sản xuất lên thêm 25 % tức là sản xuất đến hơn 12 triệu thùng dầu một ngày. Riyadh dùng "một viên đạn bắn hai con chim" : vừa gặm nhấm thêm thị phần của Nga vừa bóp ngạt không dưới 100 nhà sản xuất Mỹ theo thẩm định của công ty tư vấn Rystad Energy.

Kinh tế Nga phụ thuộc đến 30 % vào dầu lửa và khí đốt, đây cũng là nguồn đem về 50 % ngân sách quốc gia. Việc Riyadh mở van, đẩy giá dầu tuột dốc khiến đồng rúp của Nga mất giá 7 % ngay trong phiên giao dịch 09/03/2020.

Tuy nhiên, không chỉ có Nga bị tác động. Chiến lược của Riyadh trên bàn cờ năng lượng vừa qua tác động mạnh đến từ Iran tới tận các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa ở tận Châu Mỹ La Tinh hay Châu Phi. Nhưng trong cuộc đọ sức về dầu hỏa, Saudi Arabia cũng phải trả giá đắt, như ghi nhận của văn phong tư vấn Compétence Finance, trụ sở tại Paris : dầu hỏa bảo đảm đến ba phần tư thu nhập tại vương quốc này ; gần như 100 % nguồn ngoại tệ có được là nhờ nền công nghiệp dầu khí. Năm 2014 Riyadh từng thất bại khi muốn sử dụng lá bài năng lượng để hạ cả Nga, đồng minh của Iran lẫn dằn mặt Mỹ.

Từ hôm 08/03/2020, chơi trò phá giá dầu hỏa khiến mỗi tuần Saudi Arabia thất thu đến 1,75 tỷ đô la theo thẩm đỉnh của Compétence Finance. Tất cả những yếu tố đó lại càng phá hỏng chiến lược Tầm Nhìn 2030 của hoàng thái tử Ben Salman, nhằm giảm bớt mức độ lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

Cả về chính trị lẫn kinh tế, thái tử Ben Salman đang nóng lòng muốn ghi được những bàn thắng quan trọng để nắm lấy ngai vàng vào lúc quốc vương Salman đã 84 tuổi và sức khỏe đang suy yếu. Đó là chưa kể trong trường hợp virus corona không dung thứ cho thần dân của vương quốc dầu hỏa này.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 17/03/2020

*********************

Nước Nga và giá dầu OPEC : 'Putin phạm sai lầm nghiêm trọng lần ba'

Sau vụ giá dầu sụt giảm thảm hại đầu/3/2020, ngày càng có nhiều tiếng nói cho rằng quyết định của Tổng thống Vladimir Putin khiến Nga bất đồng với Ả Rập Saudi, là nguyên nhân gây ra cuộc biến động dữ dội.

nga1

Tổng thống Putin khai trường đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc hồi 2010

Ông Putin đã không muốn cắt giảm sản xuất để giữ giá dầu thô trên thị trường thế giới, trong lúc giá dầu đi xuống do khủng hoảng dịch virus corona khiến kinh tế ngưng trệ ở Trung Quốc và nhiều nơi.

Đây là quyết định ngay lập tức khiến Nga bị thiệt hại nặng.

Hôm 09/03, giá dầu xuống 34 USD một thùng, khiến đồng ruble của Nga mất giá ngay, xuống còn 75 ruble ăn một đô la Mỹ.

Theo đánh giá của tỷ phú Leonid Fedun, đồng chủ sở hữu Lukoil, vì không đạt thỏa thuận cắt giảm sản xuất dầu khí với OPEC, mỗi ngày nước Nga mất đi 100-150 triệu USD.

Ả Rập Saudi muốn cắt giảm sản xuất nhưng Nga đã không chịu, gây ra đổ vỡ giữa hai nước.

Andrey Gurkov, viết trên trang của đài Đức Deutsche Welle 13/03 cho rằng đây là sai lầm nghiêm trọng "thứ ba của ông Putin, chỉ sau vụ sáp nhập Crimea và cuộc chiến bán chính thức tại Đông Ukraine".

Ông Gurkov cho rằng Tổng thống Putin đã có các sai lầm khác như đem quân sang Syria, và nâng tuổi hưu lên, cùng việc sửa hiến pháp để cầm quyền lâu dài.

Thời điểm tồi tệ

Nhưng các sai lầm đó không nghiêm trọng bằng quyết định liên quan đến giá dầu và OPEC, xét về tầm vóc.

Gurkov viết :

"Đây là thời điểm sai để đổ vỡ với Ả Rập Saudi. Cuối cùng thì Nga chọn cách bỏ các đối tác trong cuộc khủng hoảng toàn thế giới vì giá dầu sụp đổ. Ả Rập Saudi, một trong các thành viên chủ chốt của OPEC, đã phản ứng dữ dội trước quyết định của Nga. Vương quốc này nói họ sẽ tăng sản lượng dầu mạnh từ 08/03 và đem bán với giá ưu tiên (huge rebates) cho các khách hàng, đa số tại Châu Âu, tức là thị trường năng lượng hết sức quan trọng với Nga".

nga2

Người Nga vui World Cup 2018 - từ đó đến nay, tâm lý dân chúng đã thay đổi nhiều và quyết định sửa hiến pháp để ông Putin cầm quyền đến 2036 đang chia rẽ dư luận Nga

Theo Forbes, cổ phiếu của Lukoil sụt 20% trong năm nay, và cổ phiếu của Novatek, công ty độc lập chuyên sản xuất khí đốt của Nga, giảm 31%.

Cổ phiếu của tập đoàn nhà nước Gazprom sụt kinh khủng hơn, mất 35% từ tháng 1.

Nhìn từ Anh, đánh giá về "sai lầm" của ông Putin có vẻ nhẹ nhàng hơn.

Trang Financial Times (FT) của Anh hôm 15/03 cho rằng quyết định của Nga trong vụ bất đồng với OPEC và Ả Rập Saudi có thể còn có lý do muốn đánh vào các nhà sản xuất khí đá phiến của Hoa Kỳ.

Tuy thế, trang báo này nhận định rằng xu hướng giá dầu giảm nếu kéo dài sẽ gây hại cho các kế hoạch nội bộ của ông Putin, kể cả cơ hội cầm quyền lâu, đến 83 tuổi của ông.

Thiếu ngân khoản cho chi tiêu công, các dự án của Kremlin nhằm thuyết phục người dân ủng hộ ông Putin sẽ gặp khó khăn vì xã hội Nga đang chia rẽ về quyết định sửa hiến pháp ông Putin đang đẩy qua Viện Duma.

"Nga có thể ở vị trí tốt hơn Ả Rập Saudi và các nhà sản xuất khí đá phiến của Mỹ để vượt qua cuộc chiến giá cả. Nhưng đây là cuộc đi dây không dễ cho vị tổng thống 67 tuổi đang muốn người dân chấp nhận ý tưởng để ông ta cầm quyền tới tận tuổi 83, " FT viết.

Putin không nắm bắt hết thực tế xã hội ?

Một số báo Nga, như Moscow Times từng đặt câu hỏi có phải vì cầm quyền lâu mà nhiều khi ông Putin mất đi cảm giác xã hội đang nghĩ gì.

Hồi 2018, Nga nổ ra các cuộc biểu tình vì ông Putin quyết định nâng tuổi hưu từ 55 lên 60 cho nữ, và 60 lên 65 cho nam giới ở Nga.

Về lý thuyết, nâng tuổi hưu là cách làm đúng để cứu quỹ hưu, nhưng thực tế mà Putin bỏ qua hoặc không biết là tuổi thọ trung bình cho nam giới ở Nga chỉ đạt 66.

Nếu về hưu rồi chỉ một năm là qua đời thì việc đóng góp vào quỹ hưu mới rất nhiều người Nga xem ra không có ý nghĩa.

Nhân dịp này, một số bình luận cũng nhắc lại câu chuyện kinh tế Liên Xô đi xuống một phần vì khủng hoảng giá dầu trong thập niên 1970.

Hai đợt giá dầu sụt, năm 1973 và 1979 đã tác động rất xấu đến kinh tế Liên Xô và các nước thuộc khối Hội đồng Tương trợ Kinh tế (xã hội chủ nghĩa ) khi đó.

Ngoài dầu khí, còn nhiều yếu tố nữa gây trì trệ kinh tế Liên Xô nhưng sự thực là sau vụ giá dầu sụt năm 1988, thì vào tháng 10/1989, đồng ruble của Liên Xô bị phá giá 90%.

Hai năm sau Liên Xô tan rã.

Nguồn 

Published in Diễn đàn