Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cường quốc, không chỉ định nghĩa bằng thành tựu kinh tế, mà phải bằng các giá trị phổ quát hiện hữu, và khả năng quyền lực mềm. Cả hai điều cần có, ở Bắc Kinh đều không tồn tại.

tq1

Con rồng Trung Quốc đang trỗi dậy - Tranh biếm họa

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tiếp diễn, vẫn có những quan điểm trái chiều.

Daniel Wagner, tác giả cuốn sách Tầm nhìn Trung Quốc đã có một bài đăng trên Reuter, trong đó ông cho rằng, bản chất của cuộc chiến lần này, và kết quả của sự dàn xếp thỏa đáng nhất chính là, "Bắc Kinh phải sửa đổi hành vi của mình để cuối cùng Mỹ sẽ đạt được vị thế bình đẳng hơn trong lĩnh vực thương mại. Đồng quan điểm, Washington phải hiểu rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể tránh khỏi, cũng giống như sự suy giảm cuối cùng của Mỹ là cường quốc hàng đầu thế giới".

Bài viết này cũng dẫn ý kiến của cựu Bộ trưởng Ngoại giáo Mỹ, Henry Kissinger, người có công đưa Trung Quốc trở thành cường quốc như ngày hôm nay.

Henry Kissinger phản đối mối quan hệ Trung-Mỹ hiện tại và nhấn mạnh không nên coi mối quan hệ này là một trò chơi có tổng bằng không. Kissinger cũng đã nói rõ rằng một Trung Quốc thịnh vượng và hùng mạnh không nên tự mình coi đó là một thất bại chiến lược của Mỹ. Cả hai quốc gia đều bị buộc phải tương tác ; câu hỏi là liệu họ sẽ làm như vậy với tư cách là đối tác hay đối thủ.

Hãy bàn về cách hành xử của lãnh đạo Trung Quốc, để biết rằng, nếu buộc phải tương tác, thì đó là hợp tác hay là nuốt sống lẫn nhau.

Kể từ thời điểm ông Hồ Cẩm Đào đi xuống, Tập Cầm Bình bước lên với tham vọng đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thay Mỹ lãnh đạo thế giới, và tham vọng "Made in China 2025" được đề ra như một giải pháp thúc đẩy Bắc Kinh nắm lấy cơ hội đó. "Đế quốc Mỹ" suy tàn, ít nhất là trong thời điểm Obama trở thành Tổng thống, Bắc Kinh liên tục thâu nạp công nghệ của Mỹ bằng thủ thuật sao chép, chèn ép các công ty Mỹ tại thị trường Trung Quốc,… Đối với bên ngoài, cách mà "cường quốc" thứ hai thế giới hành xử là tiến hành gây sự với các quốc gia trên biển tranh chấp như Nhật Bản tại Hoa Đông, Việt Nam hay Philippines tại Biển Đông. Không những thế, Bắc Kinh tìm cách gia tăng sức mạnh quân sự bằng cách tinh nhuệ hóa đội quân, sắm sửa vũ khí (đặc biệt là hình thành tàu sân bay Liêu Ninh mua lại của Ukraina), tiến hành đẩy nhanh tốc độ quân sự hóa các dãy đảo trên vùng Biển Đông (hình thành Vạn lý Trường thành trên biển), đẩy nhanh sáng kiến Một vài đai – một con đường, và tìm kiếm các giải pháp liên minh quân sự thông qua siết chặt tổ chức Hợp tác Thượng Hải (2001).

Sau một thời gian tích lũy tư bản, Trung Quốc lộ mặt và đẩy nhanh cuộc chiến săn mồi. Thời điểm Tập Cận Bình lên nắm quyền trùng với thời điểm Bắc Kinh đang đạt những thành tựu to lớn về mặt phát triển kinh tế, xã hội, quân sự. Nhưng hãy nhìn cách mà Bắc Kinh đã ứng xử với các quốc gia, Bắc Kinh dùng chiêu bài ngoại giao tiền bạc để tiến hành những dự án đầu tư tại Châu Phi, đáp lại là những mỏ tài nguyên được đào lên để chở về Trung Quốc. Bắc Kinh tiến hành gây sự mạnh với các quốc gia tranh chấp chủ quyền, đặc biệt, Việt Nam trong thời kỳ nắm quyền của Tập Cận Bình liên tục bị gây sức ép, gây rối, thậm chí chà đạp những quan điểm hữu hảo của Hà Nội. Đối với Ấn Độ, Trung Quốc bơm tiền để Pakistan gây rối với India, cũng như tiến hành những xô xát vùng biên giới Ấn – Trung.

Hãy xem cách mà Bộ trưởng Quốc Phòng trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà phát biểu dối trá đến mức thô bỏ tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La (Singapore) ngày 2.6, khi ông ta tuyên bố : Lịch sử đã chứng minh và sẽ tiếp tục chứng minh là Trung Quốc sẽ không theo con đường của những cường quốc tìm kiếm việc bá quyền khi mình lớn mạnh. Bá quyền không phù hợp với những giá trị và quyền lợi quốc gia của Trung Quốc.

Khi Ngụy Phượng Hòa tuyên bố như vậy, thì Việt Nam đã trở thành ví dụ điển hình nhất, sâu sắc nhất trong phản bác luận điệu nêu trên.

Nếu chính quyền Trung Quốc lừa bịp và mị dân số hai, thì không có quốc gia nào có thể tuyên xưng số một. Bởi chính quyền Bắc Kinh liên tục thể hiện một bản chất "quân tử Tàu", khi lời nói và hành động hoàn toàn không theo cùng nhau. Đó chính là lý do vì sao, người Việt Nam, những người đang sống tại một quốc gia "Sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan" với Trung Quốc, nhưng khi Trung Quốc càng chật vật trong cuộc chiến thương mại, thì cảm xúc của người dân Việt Nam hầu hết càng vui mừng.

Thời kỳ Tập Cận Bình đã minh chứng được rõ nét nhất quan điểm "sự trỗi dậy của Trung Quốc" không phải là điều tốt lành cho thế giới, mà nó gây ra sự đe dọa với thế giới, đặc biệt là những giá trị về dân chủ, nhân quyền, và sự tôn trọng chủ quyền các quốc gia đều bị ép đến chết dưới bàn tay Bắc Kinh. Do đó, Daniel Wagner đã sai khi cho rằng, "sự trỗi dậy của Trung Quốc" là không thể tránh khỏi, và sự suy giảm của Mỹ với tư thế là cường quốc hàng đầu. Bởi cách thức hành xử quốc gia của Bắc Kinh đã không cho thấy bản chất một nước lớn thực sự, ngoại giao mềm của Trung Quốc chỉ là ngắn hạn khi nó dựa vào nguồn tiền đi kèm với vơ vét tài nguyên, thay vì dùng nó để bổ trợ các quốc gia xung quanh.

Mới đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất thành lập liên minh Châu Á, và trong tuyên bố của mình, ông Tập nhấn mạnh "sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau". Nhưng thực tế, Bắc Kinh đã tự đánh mất giá trị này trong thời gian qua, biến câu nói trên trở nên hợm hĩnh và đầy hài hước, tương tự câu nói trước đó của ông ta, "Trong máu người Trung Quốc không có gen xâm lược". Và ngay cả khi một liên minh như vậy được thành lập, thì nó cũng chỉ là sân chơi của những nước nghèo, bạo loạn và độc tài, không khác gì tổ chức Hợp tác Thượng Hải – tổ chức thành lập 2001 với Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan vốn "không chứng minh được giá trị" sau gần 2 thập niên.

Chơi với Trung Quốc sẽ chết bởi Trung Quốc, trỗi dậy của Trung Quốc sẽ giết chết các quốc gia láng giềng bởi tham vọng và bản chất bá quyền của quốc gia này từ xưa đến nay. Cái mà Tập Cận Bình làm được cho thế giới, và bản thân lãnh đạo Việt Nam biết được, chính là lôi cái bản chất ra ngoài ánh sáng, thay vì ấp ủ "giấu mình chờ thời và quyết không đi đầu" của Đặng Tiểu Bình.

Cường quốc, không chỉ định nghĩa bằng thành tựu kinh tế, mà phải bằng các giá trị phổ quát hiện hữu, và khả năng quyền lực mềm. Cả hai điều cần có, ở Bắc Kinh đều không tồn tại.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 17/06/2019

Published in Diễn đàn

Phương Tây có thể có một ván bài bất khả chiến bại trước Bắc Kinh, nếu họ sử dụng một cách khéo léo những quân bài của mình.

vanbai1

Tập Cận Bình sẽ chơi lá bài nào trên đồng Nhân dân tệ

Sau nhiều thập kỷ đặt nhiều hy vọng vào một sự đánh cược sát ván rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ trỗi dậy một cách hòa bình để giành được một vị trí xứng đáng của mình trong hệ thống toàn cầu, cộng đồng hoạch định chính sách của Washington rốt cuộc cũng đã thức tỉnh trước những nguy cơ của một sự đánh cược hỗn láo như vậy. Xét về mức độ phạm vi, một sự đảo ngược của một sự đồng thuận về các mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh mang tính kiến ​​tạo địa chất. Mới chỉ gần một thập kỷ trước, những thành quả tiệm tiến của Trung Quốc chống lại phương Tây trong các lĩnh vực kinh tế và quân sự được coi là dấu hiệu của một giai đoạn chuyển tiếp tương đối lành tính, mà sau giai đoạn đó chiến lược hiện đại hóa theo định hướng xuất khẩu sẽ mang lại một sự chuyển đổi dân chủ. Chỉ có điều là…

Trên thực tế, trong suốt bốn thập kỷ qua, nhà nước đảng trị Trung Quốc đã tận dụng khả năng tiếp cận đối với các nền kinh tế thị trường dân chủ mở, cũng như nền tảng tri ​​thức và hệ thống giáo dục của chúng ta, để hiện thực hóa đại dự án chiến lược của riêng mình (Trung Quốc) nhằm đạt được những sức mạnh đang hồi sinh trong cán cân kinh tế, quân sự và quyền lực chính trị toàn cầu. Tác động tức thời của chủ nghĩa trọng thương của Trung Quốc đã được ghi nhận trên khắp thế giới phương Tây, thể hiện qua việc làm xói mòn dần dần nền công nghiệp tiến bộ của Hoa Kỳ, qua việc thâm nhập tài chính của Trung Quốc vào các thị trường Châu Âu và thu hẹp khoảng cách công nghệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong cả hai lĩnh vực dân sự và quân sự. Gần đây nhất, dự án đầu tư lớn lao của Bắc Kinh vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, một cơ sở hạ tầng dùng cho cả thương mại trên biển và thương mại trên đất liền, một cơ sở hạ tầng mà một khi đã hoàn tất và, trong sự kết hợp với nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xây dựng một lực lượng hải quân viễn dương đẳng cấp thế giới, hiện đang cho thấy chiến lược của Trung Quốc nhằm đạt tới "một sự rụng đuôi lớn", tức là kết thúc giai đoạn hiện nay của công cuộc toàn cầu hóa bằng cách chấm dứt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ phương Tây. Các mục tiêu của Trung Quốc bao gồm thiết lập một chuỗi cung ứng thay thế mà sẽ tách biệt khỏi các tuyến hàng hải toàn cầu hiện tại và có khả năng đảo ngược các giả định cốt lõi về những gì tạo nên các giá trị cốt lõi và giá trị ngoại vi trong quan hệ giữa Âu Á, Châu Âu và Hoa Kỳ.

Trong gần 500 năm qua, sự thống trị của phương Tây đều dựa trên ưu thế thượng phong vượt trội của sức mạnh hải quân đối với sức mạnh trên bộ. Khả năng của phương Tây tận dụng quyền lực tối cao của mình trong lĩnh vực hàng hải - qua ví dụ của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, và Hoa Kỳ từ hồi thế kỷ trước, đã trở thành điều tối cần thiết đối với cả thời kỳ thuộc địa và hậu thuộc địa, trong khi chuẩn bị cho mở rộng quá trình toàn cầu hóa dường như không thể ngăn chặn được của nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản thị trường sau Chiến tranh Lạnh. Lập luận cốt lõi của Alfred Thayer Mahan (1840 – 1914, một sĩ quan và nhà sử học của hải quân Hoa Kỳ, người được biết đến như một "chiến lược gia quan trọng nhất của Mỹ trong thế kỷ XIX" – người dịch) rằng việc có được một lực lượng hải quân mạnh là điều kiện tiên quyết đối với sự thịnh vượng của một quốc gia, bởi vì nó đảm bảo một sự mở rộng về quân sự và kinh tế trong thời gian xảy ra các cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia, lập luận này cho đến nay vẫn được giảng dạy trong các khóa học chiến lược trong các trường Đại học Chiến tranh của chúng ta ngày nay. Thật vậy, những tiến bộ hồi thế kỷ 15 về khả năng đi biển của các con tàu hải quân và sự phụ thuộc đính kèm vào vận tải xuyên đại dương như một phương cách rẻ nhất để di chuyển hàng hóa giữa các lục địa nằm ở nền tảng của Kỷ nguyên Khám phá, một kỷ nguyên mà đã đảm bảo một sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các cường quốc hàng hải và, rốt cuộc là, sự trỗi dậy của phương Tây với tư cách là một nền văn minh toàn cầu ở thế thượng phong.

Chiến lược hiện tại của Bắc Kinh nhằm làm suy yếu lợi thế truyền thống của Mỹ với tư cách là một cường quốc hải quân thống trị không chỉ bằng cách Trung Quốc tự xây dựng cho mình một lực lượng hải quân biển xa / viễn dương, điều mà Liên Xô cũng đã hoàn thành trong thời gian Sergey Gorshkov (1910 - 1988) nắm quyền chỉ huy lực lượng hải quân Liên xô, mà còn, có lẽ điều quan trọng hơn là, bằng cách tìm kiếm những phương cách nhằm cải biến những khiếm khuyết, thua kém của mình với tư cách là một cường quốc trên bộ thành một ưu thế chiến lược bằng cách tạo ra một chuỗi cung ứng thay thế trên khắp Liên lục địa Á Âu và Châu Âu thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường. Sự tích lũy vốn của Trung Quốc, cùng với sự chuyển giao kiến thức khổng lồ từ Hoa Kỳ trong hơn 50 năm qua, đã cho phép Trung Quốc theo đuổi một phương cách tiếp cận dài hạn, hai gọng kìm mà trong đó hải quân Trung Quốc sẽ tìm cách lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc cạnh tranh hàng hải để giành quyền kiểm soát khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, đồng thời trong một thời điểm mang tính bước ngoặt tiềm tàng, Bắc Kinh sẽ tiếp tục phát triển dự án "Đại Âu Á" của mình trên khắp lục địa này.

Các nhà phân tích hiện vẫn còn có những ý kiến đánh giá khác nhau về khoản đầu tư thực sự vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI), với ước tính hiện tại dao động từ 1 nghìn đến 8 nghìn tỷ đô la và liên quan đến khoảng 70 quốc gia, nhưng đã không còn tranh luận về vấn đề rằng mạng lưới cơ sở hạ tầng mới, một khi được hoàn tất, sẽ có tiềm năng dẫn đến một sự thay đổi mang tính nền tảng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột quân sự ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, chiến lược của Trung Quốc nhắm tới việc cách ly chuỗi cung ứng và sản xuất của họ trên toàn bộ "Đại lục địa Âu Á" thông qua Nga và Châu Âu, điều này sẽ giúp mang lại lợi thế quyết định trong chiến tranh. 

Được công bố vào năm 2013, sự kết hợp của vành đai trên đất liền trên khắp Liên lục địa Âu Á, Đông Âu và vào Nga, và con đường trên biển trên khắp Ấn Độ Dương, qua Kênh đào Suez, vào Địa Trung Hải và vào sâu trong lục địa Châu Âu và trong tương lai cũng sẽ tiến vào khu vực phía Bắc và trên khắp Bắc Cực, có lẽ là một dự án chiến lược quan trọng nhất trong đời sống chính trị thế giới kể từ năm 1945. Như đề xuất của Tổng - Chủ Tập Cận Bình đã nêu ra trong năm 2013, BRI dự kiến sẽ tạo ra một mạng lưới đường sắt, đường cao tốc rộng lớn, mạng lưới thông tin liên lạc, và các đường ống cung cấp năng lượng sẽ giao cắt các khu vực tây và nam / tây nam. 50 đặc khu kinh tế mới được hoạch định sẽ được xây dựng, được mô phỏng theo mô hình Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, sẽ cho phép Trung Quốc sản xuất, chế tạo tại chỗ nhằm cung ứng cho cả thị trường bản địa, Châu Âu và Liên lục địa Âu-Á. Các hành lang tiếp theo trong tương lai cho BRI được hình dung là sẽ di chuyển lên phía bắc ; Đầu tư của Bắc Kinh vào một loạt đóng mới những tầu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân là bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng Trung Quốc đang để mắt đến tuyến đường thương mại tại Bắc Cực, đi ngang qua bán đảo Scandinavia tiến vào Bắc Âu.

Một khi được hoàn tất, BRI sẽ cho phép Trung Quốc thách thức quyền lực hàng hải toàn cầu của Hoa Kỳ mà không cần đén một sự đối đầu trực tiếp với sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ. Nó sẽ đảm bảo sự thống trị của Trung Quốc tại Liên lục địa Á-Âu và cho phép Bắc Kinh tiến sâu hơn vào Châu Âu. Các dự án BRI được xây dựng bằng các khoản vay lãi suất thấp, chứ không phải là các khoản viện trợ, trong lúc mang lại cho Bắc Kinh một giải pháp để "thu hồi các khoản nợ" thông qua việc thôn tính các tài sản đất đai nếu chính phủ bản địa không thể trả được khoản vay, như tình hình đã xảy ra ở một số quốc gia Châu Phi. Một khi đã hoàn thành, con đường tơ lụa mới sẽ thay đổi một cách cơ bản các giả định của chúng ta (phương Tây) về các trung tâm phát triển toàn cầu, về đổi mới công nghệ và cuối cùng là sức mạnh quân sự toàn cầu. Tác động lâu dài của việc Trung Quốc bành trướng sang Liên lục địa Á-Âu và ảnh hưởng ngày càng tăng của nó ở Châu Âu, không chỉ dọc theo Địa Trung Hải mà còn xa hơn lên phía Bắc, bao gồm cả những nền kinh tế phát triển nhất của Lục địa già, đe dọa sẽ đảo ngược sự phân cực toàn cầu vốn đã diễn ra trong suốt 500 năm qua. Xin trích dẫn một ý kiến của Nicholas John Spykman (1893 – 1943, một nhà khoa học chính trị người Mỹ - người dịch) rằng "Ai kiểm soát được Liên lục địa Á Âu thì người đó sẽ thống trị Liên lục địa Á Âu ; người nào thống trị Liên lục địa Á Âu thì người đó kiểm soát toàn bộ vận mệnh thế giới".

Nếu phương Tây không bắt tay vào thực hiện một nỗ lực tổng lực nhằm chống lại hành vi săn đuổi và ăn thịt mồi của Trung Quốc về các quyền thương mại và quyền sở hữu trí tuệ, thì các giả định cốt lõi của chúng ta về việc bộ quy tắc ứng xử của ai sẽ quyết định tương lai của hệ thống quốc tế sẽ bắt đầu được thực hiện. Trong lĩnh vực phân chia quyền lực toàn cầu, như trong bất kỳ lĩnh vực nào khác nơi mà các hoạt động của con người vẫn là tác nhân chi phối tối thượng, các xu hướng không nhất thiết phải thể hiện bằng những kết quả cụ thể. Sự trỗi dậy của Trung Quốc để đạt đến một sự vượt trội toàn cầu không phải là một kết luận bị bỏ đấy, không được tính đến. Đã đến lúc chúng ta phải chấm dứt việc suy ngẫm về các hậu quả của các quyết định chính sách sai lầm của chúng ta trong quá khứ, như thể giờ đây chúng đã là một lực lượng tự nhiên, điều cần thiết để ấn định trước kết quả. Phương Tây cần phải đưa ra một phản ứng được điều phối.

Hoa Kỳ, Châu Âu và các đồng minh dân chủ của chúng ta ở Châu Á hiện đang có những tài khoản cân bằng điều mà sẽ đảm bảo chiến thắng, thêm nữa lại có một lợi thế trong việc điều phối và quyết tâm. Chúng ta cần viết lại các quy tắc để đảm bảo rằng việc tiếp cận thị trường sẽ không tiếp tục tạo lợi thế cho các chính sách săn đuổi và ăn thịt con mồi của Bắc Kinh, rằng Trung Quốc thâm nhập mang tính trục lợi vào các tổ chức giáo dục và nghiên cứu của chúng ta sẽ không mang lại cho Trung Quốc những lợi thế không công bằng và các giá trị của chúng ta và luật pháp về sở hữu trí tuệ của chúng ta cần phải được tôn trọng. Phương Tây có nhiều nguồn lực để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Điều còn thiếu là một chẩn đoán thấu đáo, cặn kẽ về vấn đề này và ý chí chính trị để tạo ra và thực hiện một giải pháp.

Andrew A. Michta

Nguồn : China’s Long Game, The American Interest, 27/05/2019

Mai Hưng dịch

Nguồn : VNTB, 17/06/2019

Published in Diễn đàn

Ngoại trưởng Mỹ gặp lãnh đạo thân dân chủ Hong Kong (VOA, 18/05/2019)

Bộ trưởng Ngoi giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã gp nhà lãnh đo thân dân ch Hng Kông Martin Lee hôm 16/5, B Ngoi giao Hoa Kỳ cho biết, gia lúc các nhà hot đng Hng Kông tìm cách ngăn chn mt đo lut dn đ do Bc Kinh hi thúc.

asia1

Nhà lập pháp thân dân ch H Chí V, gia, xô xát vi nhân viên an ninh ti Hi đng Lp pháp Hong Kong. Tình hình ti ngh vin Hongkong tr nên hn lon trong bi cnh cuc đi đu gia bên chng, bên ng h lut dn đ, nh chp ngày 11/5/2019. (AP Photo/Vincent Yu)

Reuters trích nguồn tin t B Ngoi giao M, cho biết Ngoi trưởng Pompeo bày t lo ngi v vic chính quyn Hng Kông đ ngh sa đi lut v "Điu l Ti phm b trn", là lut đe da quyn pháp tr ca Hong Kong.

Ông Martin Lee thành lập đng thân dân chủ đu tiên Hong Kong vào năm 1990. Trong nhiu năm qua, ông là tiếng nói được nhiu người biết đến, luôn bênh vc các quyn t do ca công dân cho cư dân Hong Kong.

Các nhà lập pháp Hng Kông trung thành vi Bc Kinh đang thúc đy vic thông qua đo luật cho phép dẫn đ nhng người b kết ti hình s, k c người nước ngoài, t Hong Kong sang các nước không có tha thun dn đ chính thc vi Hong Kong, k c Hoa lc.

Các nhà hoạt đng thân dân ch lo ngi lut này s làm xói mòn các quyn và nhng bo v pháp lý hin có cu thuc đa ca Anh, vn được bo đm theo Lut cơ bn khi Hong Kong được trao li cho Trung Quc cai tr vào năm 1997.

n 130.000 người đã tun hành chng li lut được đ xut cách đây vài tun trong mt trong nhng cuc biu tình lớn nht k t ‘phong trào Ô dù’ vì dân ch năm 2014.

Ngoại Trưởng Pompeo bày t lp trường ng h vic bo v các quyn con người, cũng như các quyn t do cơ bn và các giá tr dân ch đã được bo đm theo Lut cơ bn,.

Từ Bc Kinh, người phát ngôn B Ngoại giao Trung Quc Lc Khng tuyên b các vn đ Hng Kông là vn đ ni b ca Trung Quc, và chính quyn trung ương Bc Kinh hoàn toàn ng h lut dn đ ca Hng Kông.

Ông Lục nói can thip vào các vn đ Hong Kong theo bt c cách nào, là điu sai trái.

Ông nói : "Tìm cách nắm cơ hi đ khích đng xáo trn đc khu Hong Kong không được công lun ng h, và s không bao gi thành công".

*********************

Singapore thúc Mỹ chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc (VOA, 17/05/2019)

Singapore thúc giục M đ cho Trung Quc có tiếng nói nhiu hơn trong vic đnh hình các quy tc toàn cu nhm tránh mt cuc đng đ kéo dài có th buộc các nước nh hơn phi la chn gia hai nn kinh tế ln nht thế gii.

asia2

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phát biểu ti mt s kin Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế Washington hôm 15/5. Ông kêu gi M cho Trung Quc có tiếng nói nhiu hơn trong vic đnh hình các quy tc toàn cu. (nh chp t video trên CSIS.org)

Phát biểu ti mt s kin Washington hôm 15/5, Ngoi trưởng Singapore Vivian Balakrishnan được Bloomberg trích li nói rng vic xem Trung Quc như mt k thù phi b kìm hãm là không có tác dụng và kêu gi "s cnh tranh mang tính xây dng" gia các siêu cường. Mt thế gii b chia tách thành các khi đi th s gây nguy him cho nhng li ích đã đt được theo trt t thế gii do M lãnh đo trong sut 70 năm qua, theo ông Balakrishnan.

"Lời kêu gi ca tôi đi vi M là tăng cường cam kết và cùng th hưởng thành qu," Ngoi trưởng Singapore nói ti mt s kin do Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS) t chc.

"Singapore muốn có c s hin din bn vng ca M, điu mà chúng tôi tin là tích cực, và chúng tôi cũng mun Trung Quc có th đm nhn v trí xng đáng ca mình khi nước này ln mnh và tr thành mt siêu cường theo đúng nghĩa ca nó," ông Balakrishnan được Bloomberg trích li nói.

Trung Quốc rt khó có th làm suy yếu h thng toàn cu do M lãnh đo vì chính h là mt trong nhng nước hưởng li nhiu nht, theo ông Balakrishnan. Tuy nhiên, ngoi trưởng Singapore nói thêm rng mong mun ca Trung Quc có quyn sa đi các quy tc toàn cu là "mt s kỳ vng hoàn toàn hợp lý" vì h đã không có tiếng nói khi các quy tc đó đu tiên được thiết lp cách đây my chc năm.

Việc không đt được mt tha thun s tác đng không tương xng đến các quc gia ph thuc vào thương mi như Singapore, ông Balakrishnan cho biết. Theo Bloomberg, ngoại trưởng Singapore nói thêm rng đàm phán kéo dài gây ra "nghi ng và biến đng ln cho th trường".

"Đối vi nhng nước gia, đc bit là đi vi các nước nh (như Singpore), chúng tôi không mun b buc phi đưa ra nhng la chn gây ác cảm," ông Balakrishnan nói. "Vì vy, chúng tôi hy vng rng c hai bên s đưa ra mt phn ng chiến lược và tính đến s nh hưởng và sc mnh ngày càng tăng ca Trung Quc trên trường quc tế, và c hai bên s tìm cách đáp ng nhng li ích hp pháp ca nhau".

*******************

Đài Loan công nhận hôn nhân đồng tính (RFI, 17/05/2019)

Hôm 17/05/2019, Nghị Viện Đài Loan thông qua luật công nhận hôn nhân giữa hai người đồng giới. Với quyết định lịch sử này, Đài Loan trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên tại Châu Á thừa nhận hôn nhân đồng giới.

asia3

Đài Loan là nơi đầu tiên ở Châu Á công nhận hôn nhân đồng tính. Cảnh vui mừng ở Đài Bắc, ngày 17/05/2019. Reuters/Tyrone Siu

Hai năm sau một phán quyết lịch sử của Tòa Bảo Hiến Đài Loan, Nghị Viện xứ này đã bỏ phiếu với đa số áp đảo, thông qua luật thừa nhận các cặp đồng giới có quyền chung sống với nhau, đồng thời ra một điều khoản cho phép họ "đăng ký kết hôn". Trước đó, tháng 5/2017, Tòa Bảo Hiến của hòn đảo này đã khẳng định việc luật pháp hiện hành không thừa nhận hôn nhân đồng tính là trái ngược với Hiến Pháp. Tòa Bảo Hiến gia hạn cho chính phủ hai năm để điều chỉnh luật. Hạn chót là ngày 23/05.

Một tuần trước hạn chót nói trên, Nghị Viện Đài Loan thông qua luật về hôn nhân đồng giới đúng vào Ngày Thế giới chống kỳ thị Người đồng tính và chuyển giới, ngày 17/05. Chào mừng quyết định của Nghị Viện, tổng thống Thái Anh Văn gửi một thông điệp lên Twitter, nhấn mạnh : "Ngày 17/05/2019 tại Đài Loan, tình yêu đã chiến thắng", "Chúng ta đã tiến một bước dài trên con đường hướng đến quyền bình đẳng thực sự, khiến Đài Loan trở thành một đất nước đáng sống".

Kết quả bỏ phiếu tại Nghị Viện Đài Loan hôm nay khẳng định vị trí tiên phong của hòn đảo này trong việc thừa nhận các quyền của những người đồng tính. Đây cũng là chiến thắng của các tổ chức bảo vệ quyền của cộng đồng đồng tính, chuyển giới (LGBT), đã nỗ lực từ nhiều năm nay để hôn nhân đồng tính được công nhận.

Nỗ lực vận động thông qua luật công nhận hôn nhân đồng tính bị Quốc Dân Đảng thuộc phe đối lập Đài Loan chống phá quyết liệt. Trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 11/2018, đa số cử tri bỏ phiếu chống lại ý tưởng này. Trong cuộc bỏ phiếu hôm nay tại Nghị Viện, một số nghị sĩ đảng cầm quyền Dân Tiến không ủng hộ dự luật do chính phủ đề xuất, bởi lo ngại bị cử tri trừng phạt trong các cuộc bầu cử sắp tới.

Trong những thập niên gần đây, Đài Loan tự khẳng định là một trong các xã hội tiên phong ở Châu Á trong vấn đề quyền của người đồng tính. Cuộc diễu hành Gay Pride hàng năm tại Đài Loan được coi là lớn nhất Châu lục. Tuy nhiên, hòn đảo này cũng là nơi các thế lực tôn giáo bảo thủ có ảnh hưởng rất mạnh, đặc biệt ở các khu vực ngoài thành phố.

Trọng Thành

*******************

Ngày lịch sử của LGBT Châu Á : Đài Loan hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới (BBC, 17/05/2019)

Quốc hội Đài Loan trở thành cơ quan đầu tiên ở Á Châu hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sau cuộc biểu quyết hôm thứ Sáu.

asia4

Những người ủng hộ hôn nhân đồng tính ăn mừng khi nghe kết quả biểu quyết của quốc hội Đài Loan

Hồi 2017, tòa hiến pháp Đài Loan ra phán quyết rằng các cặp đôi đồng tính có quyền kết hôn hợp pháp.

Quốc hội được trao thời hạn hai năm để đổi luật và được yêu cầu phải thông qua luật muộn nhất là ngày 24/5.

Các nhà lập pháp đã thảo luận ba dự thảo luật khác nhau về việc hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính ; bản dự thảo do chính phủ đưa ra, cũng là bản có nội dung tiến bộ nhất, đã được thông qua.

Hàng ngàn người ủng hộ quyền của người đồng tính đã tụ tập dưới mưa bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô Đài Bắc để chờ đợi quyết định lịch sử.

Đã có những tiếng thét gào vui sướng, những giọt nước mắt nghẹn ngào trào dâng khi kết quả được công bố.

Tuy nhiên, những người phản đối thì tức giận.

Dự thảo nói gì ?

Hai phiên bản dự thảo không được thông qua là do các nhà lập pháp bảo thủ trình lên, trong đó gọi mối quan hệ giữa các cặp đôi đồng tính là "các mối quan hệ gia đình đồng tính", hoặc "các quan hệ đồng tính" thay vì gọi là "các cuộc hôn nhân".

Tuy nhiên, dự thảo của chính phủ, cũng là bản dự thảo duy nhất đưa ra các quyền nhận con nuôi có hạn chế, đã được thông qua với tỷ lệ 66 phiếu thuận, 27 phiếu chống. Dự thảo này nhận được sự ủng hộ từ các nhà lập pháp từ Đảng Dân Tiến chiếm đa số trong Quốc hội.

Dự luật sẽ cần được Tổng thống Thái Anh Văn chuẩn thuận để trở thành luật, có hiệu lực pháp lý.

Một số nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính nói trước khi có việc biểu quyết trong Quốc hội rằng bản dự thảo của chính phủ là bản duy nhất mà họ chấp nhận.

Hồi 2017, phán quyết của tòa hiến pháp Đài Loan về quyền kết hôn hợp pháp của người đồng tính đã gây phản ứng dữ dội trong công chúng, khiến chính phủ buộc phải tổ chức một loạt các cuộc trưng cầu dân ý.

Kết quả các cuộc trưng cầu cho thấy đa số cử tri Đài Loan bác bỏ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, và cho rằng định nghĩa về hôn nhân là để chỉ về sự kết hợp, ràng buộc giữa người đàn ông và người đàn bà.

Phản ứng của các bên

Do vậy, Đài Loan nói sẽ không thay đổi định nghĩa hôn nhân trong luật dân sự, và thay vào đó sẽ có luật đặc biệt cho hôn nhân đồng tính.

Nhiều người đã lên mạng xã hội để bày tỏ thái độ ăn mừng. Họ coi kết quả vừa rồi là một chiến thắng trong vấn đề bình đẳng hôn nhân.

Vào đầu giờ hôm thứ Sáu, bà Thái Anh Văn viết trên Twitter rằng với việc biểu quyết này, hòn đảo này đã có "một bước đi lớn hướng tới bình đẳng thực sự".

Những người khác thì lên mạng xã hội tỏ ý phản đối.

"Đây là cái chết của nền dân chủ. Bảy triệu người đã bỏ phiếu phản đối hôn nhân đồng tính trong kỳ trưng cầu dân ý, và những lá phiếu của họ thế là đã không có nghĩa gì".

"Hôn nhân đồng tính quan trọng, cấp bách đến vậy ư ?" người dùng có tên là Liu Yan viết trên Facebook.

Quan hệ đồng tính tại các nước khác trong khu vực

Tại Á châu, Đài Loan là nơi đi đầu về quyền cho người đồng tính. Ở Đài Bắc, các cuộc diễu hành của người đồng tính được tổ chức hàng năm, thu hút sự tham dự của các nhóm LGBT từ khắp nơi trên Châu lục kéo tới.

Luật mới của Đài Loan cũng được người LGBT trong khu vực hân hoan đón chào.

Paul Ng từ Singapore nói với BBC rằng anh và các bạn bè "coi đây như một dịp để ăn mừng, tuy chúng tôi không phải là người Đài Loan".

"Đó là thành công cho chúng tôi, cho tất cả những người đồng tính luyến ái".

"Với người Singapore, điều này đặc biệt quan trọng, chính phủ nước chúng tôi muốn giữ các giá trị 'Á châu'... cho nên điều này gửi ra một thông điệp rất quan trọng tới các nước phát triển ở Á châu".

Wong Ka Ying, một nghệ sỹ thuộc cộng đồng LGBT ở Hong Kong, nói rằng quyết định của Đài Loan sẽ giúp nâng cao nhận thức, tuy cô nghi ngờ việc điều này sẽ có tác động tới các nơi "bảo thủ hơn" như Hong Kong hay Trung Hoa đại lục.

Việt Nam đã phi hình sự hóa việc tổ chức đám cưới đồng tính kể từ 2015, nhưng chỉ dừng ở đó thay vì đi xa hơn trong việc thừa nhận tính hợp pháp của các quan hệ đồng tính.

Tại Trung Quốc, hôn nhân đồng tính vẫn là điều bất hợp pháp, nhưng việc quan hệ đồng tính đã không còn bị coi là tội phạm ở nước này kể từ 1997, và chính thức loại bỏ việc này ra khỏi danh sách các bệnh tâm thần sau đó ba năm.

Tại các nước khác ở Á châu, luật pháp đang thay đổi để phản ánh thái độ dung hòa hơn đối với các nhóm LGBT.

Trong một quyết định lịch sử, hồi tháng 9/2018 Tòa Tối cao Ấn Độ ra phán quyết rằng tình dục đồng giới không còn bị coi là tội hình sự nữa.

Tuy nhiên, ở các nước Á Châu khác, cái nhìn đối với quan hệ đồng tính vẫn còn những khác biệt.

Hồi tháng Tư, Brunei tuyên bố luật Hồi giáo mới, hà khắc, theo đó coi việc sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn và việc ngoại tình là các tội cần bị trừng phạt bằng hình thức ném đá đến chết, nhưng nói sẽ không cưỡng chế thi hành án tử đối với tình dục đồng giới.

******************

Đài Loan là nơi đầu tiên ở Châu Á cho phép hôn nhân đồng giới (VOA, 17/05/2019)

Đài Loan trở thành nơi đu tiên Châu Á hp pháp hóa hôn nhân đng gii hôm 17/5. Hàng nghìn người t tp bên ngoài quc hi, reo hò và vy cờ by sc cu vng, dù vn còn nhng chia r sâu sc v bình đng hôn nhân quc đo này.

asia5

Những người n h hôn nhân đng gii reo hò bên ngoài tòa nhà quc hi Đài Bc hôm 17/5 sau khi các nhà làm lut ca quc đo này thông qua d luật cho phép người cùng gii kết hôn vi nhau.

Dự lut được ngh vin do Đng Dân Tiến (DPP) chiếm đa s thông qua vi 66 phiếu thun trên 27 phiếu chng, mc dù nó có th gây phc tp cho vic tranh c nhim kỳ th 2 ca Tng thng Thái Anh Văn trong cuc bu c vào năm ti.

Nhiều người t tp bên ngoài tòa nhà quốc hi th đô Đài Bc dưới cơn mưa ln. Nhiu người ôm nhau trong nước mt và nhng người khác ca ngi vic thông qua d lut bng nhng tiếng hô "đu tiên Châu Á" và "Đài Loan, tuyt vi !"

Dự lut cho phép các cp đôi đng gii được bo v pháp lý tương t như các cp đôi hôn nhân khác gii. D lut s có hiu lc vào ngày 24/5 sau khi bà Thái ký thành lut.

"Hôm nay là một ngày đáng t hào đi vi Đài Loan. Chúng tôi cho thế gii thy được được giá tr ca lòng tt và s đi x công bng cho tất c mi người vùng đt này," bà Thái nói vi các phóng viên sau khi d lut được thông qua.

"Thông qua việc hp pháp hóa này, (chúng tôi) đm bo rng tình yêu ca tt c mi người là bình đng và mi người đu được đi x như nhau," bà Thái nói thêm. Trong chiến dch vn đng tranh c năm 2016, bà Thái đã ha v bình đng hôn nhân.

asia6

Tuy nhiên, dự lut này ch cho phép kết hôn đng gii gia nhng người Đài Loan hoc vi người nước ngoài t các quc gia có công nhn hôn nhân đng giới. Lut này cho phép nhn nuôi tr em có liên quan v mt sinh hc vi ít nht mt người trong cp đng gii đó.

Cuộc biu quyết thông qua d lut din ra sau nhiu năm tranh cãi v bình đng hôn nhân mà đnh đim là tuyên b năm 2017 ca tòa bo hiến cho phép các cặp đng gii kết hôn và đt ra thi hn ngày 24/5 cho các nhà lp pháp.

"Sau 30 năm tranh đấu, nhng người đng tính cui cùng đã có th ly nhau," nhc sĩ Ken Chen, 32 tui, người đã đng bên ngoài tòa nhà quc hi đ theo dõi cuc b phiếu được phát sóng trc tiếp. "Nhiu người trong chúng tôi đã rơi nước mt".

Cuối năm ngoái, người dân Đài Loan đã phn đi hôn nhân đng gii trong mt lot các cuc trưng cu dân ý. H xác đnh hôn nhân là gia mt người đàn ông và mt người đàn bà theo lut dân sự, mc dù h mun có mt lut đc bit cho kết hôn đng gii.

Những người bo th phn đi hôn nhân đng gii nói rng pháp lut không tôn trng mong mun ca người dân.

"Mong muốn ca khong 7 triu người trong cuc trưng cu dân ý đã b chà đp," nhóm Liên Minh vì Hạnh Phúc ca Thế H Tiếp Theo ca Chúng Ta nói trong mt tuyên b. "Đi công chúng s tn công li vào năm 2020".

Úc đã thông qua luật cho phép kết hôn đng gii vào năm 2017, nhưng điu này không được Hng Kông và nước láng ging Trung Quốc công nhn. Đài Loan b Trung Quc coi là mt tnh ương ngnh s b buc phi quay tr li đi lc bng vũ lc, nếu cn thiết.

**********************

Đồng hóa Tân Cương, Trung Quốc nâng điểm tú tài (RFI, 17/05/2019)

Để dập tắt tinh thần phản kháng của người Duy Ngô Nhĩ, chính quyền Bắc Kinh thi hành nhiều biện pháp khắc nghiệt đưa hàng triệu người Hán lên khai thác Tân Cương, bố trí hàng trăm ngàn công an, cảnh sát chống biểu tình và cách ly ít nhất một triệu người Hồi giáo. Biện pháp mới nhất của Bắc Kinh là khuyến khích hôn nhân giữa người Hán và Duy Ngô Nhĩ để đồng hóa dân bản địa : từ thưởng tiền đến nâng điểm con cái thi tú tài.

asia7

Người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc.(ảnh : unesco.org)

Từ 10 lên 20 điểm

Kể từ mùa thi tú tài năm 2019, tại Tân Cương, thí sinh có cha mẹ thuộc hai sắc tộc khác nhau sẽ được thêm điểm. Biện pháp này thực chất không phải vì tương lai của người thiểu số mà chính là một chiến thuật của Bắc Kinh đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ, được AFP phân tích cặn kẽ qua bài "đồng hóa ở Tân Cương, Trung Quốc khuyến khích hôn nhân dị chủng".

Trong 10 năm qua, nhiều vụ khủng bố đẫm máu diễn ra ở Tân Cương mà chính quyền Trung Quốc quy buộc cho người Duy Ngô Nhĩ, theo đạo Hồi, nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Quan hệ giữa dân bản địa và người Hán do vậy đôi khi khá căng thẳng.

Viện cớ chống bất ổn,Trung Quốc áp đặt nhiều biện pháp hà khắc tại Tân Cương. Trong ba năm trở lại đây, chính quyền Trung Quốc bị tố cáo xây những nhà tù khổng lồ, giam cầm ít nhất một triệu người trong số 10 triệu dân Duy Ngô Nhĩ.

Bắc Kinh gọi đây là những trường dạy nghề giúp công dân Hồi giáo không bị tuyên truyền theo cực đoan. Nhưng các nhân chứng, những người từng trải qua thời gian "học tập" cho biết đó là nhà tù trá hình với mục tiêu đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ cũng như một số sắc tộc khác thành người Hán.

Hệ quả một cuộc hôn nhân : thêm điểm hoặc trừ điểm thi

Theo các tổ chức nhân quyền, biện pháp đồng hóa mới nhất vừa được ban hành là "nâng điểm tú tài". Trên thực tế, "thêm điểm" là biện pháp nâng đỡ con em các sắc tộc thiểu số, bị xem là yếu tiếng quan thoại, trong việc thi cử học hành. Nhưng ở Tân Cương, chính quyền áp dụng theo hướng ngược lại.

Theo chỉ thị công bố hồi tuần trước, chính quyền Tân Cương thông báo kể từ mùa thi năm 2019, thí sinh nào có cha mẹ, một người là Hán tộc người kia là Duy Ngô Nhĩ hay Tây Tạng, Kazakh, Mông Cổ …. thì sẽ được thêm 20 điểm thay vì là 10 điểm. Trái lại, điều "khó hiểu" là nếu cả cha lẫn mẹ đều là người Duy Ngô Nhĩ thì điểm nâng sẽ giảm từ 50 xuống 15.

Bình luận về tin này, giáo sư James Leibold, chuyên gia Trung Quốc học người Úc thẩm định : chính sách mới là một âm mưu nhằm đồng hóa những người có lối suy nghĩ, tác phong độc lập với người Hán.

Biện pháp nâng thêm điểm cho thí sinh lai dòng máu Hán chẳng qua là để khuyến khích hôn nhân dị chủng, một phương cách quan trọng trong khuôn khổ nỗ lực đồng hóa các sắc tộc thiểu số khác trong cộng đồng Trung Hoa.

10.000 nhân dân tệ trong 5 năm sau hôn lễ

Giáo sư Timothy Grose, chuyên gia Trung Quốc học người Mỹ nhận xét chi tiết hơn : đảng Cộng sản Trung Quốc đánh phá có hệ thống, xóa mờ bản sắc dân tộc người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhận xét trên đây không phải là thiếu cơ sở. Bởi vì vào năm 2014, huyện Qiemo, ở phía nam Tân Cương thông báo thưởng tiền cho mỗi cặp vợ chồng người thiểu số lấy người Hán một số tiền tương đương với 1.500 đôla mỗi năm và trong vòng 5 năm sau lễ cưới. Trước sau, các biện pháp trấn áp phối hợp với thủ đoạn lấy lợi ngắn hạn ra làm mồi của Bắc Kinh dường như đều thất bại. Thống kê của chính quyền Trung Quốc rất hiếm hoi. Nhưng theo số liệu năm 2010, chỉ có 0,2% người Duy Ngô Nhĩ kết hôn với người Hán.

Nghi kỵ lẫn nhau

Theo giáo sư Timothy Grose, chính sách khuyến khích hôn nhân hai sắc tộc được thi hành từ mấy chục năm nay không mang lại kết quả chờ đợi. Do vậy, có thể nào vì thêm 10 điểm tú tài mà người Duy Ngô Nhĩ đua nhau kết hôn với người Hán ? Trên mạng xã hội, cộng đồng mạng người Hán cũng tỏ ra hoài nghi và than phiền con em của họ không được nâng điểm.

Biết rằng cộng đồng Duy Ngô Nhĩ và Hán ở Tân Cương ngờ vực, nghi kỵ lẫn nhau, thế mà đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn muốn hai kẻ không thương nhau lấy nhau để làm gì ? Giáo sư James Leibold xem đây là một trường hợp "duy ý chí" điển hình.

Tú Anh

*******************

Băng đảng Trung Quốc đang 'hoạt náo' ở Preah Sihanouk của Campuchia (BBC, 16/05/2019)

Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia cho biết cảnh sát Trung Quốc đang hợp tác cùng với cảnh sát Campuchia để điều tra một băng đảng tuyên bố rằng họ sẽ "gây bất ổn an ninh tại Preah Sihanouk", theo Khmer Times.

asia8

Ảnh chụp màn hình video clip được đăng lên hôm 12/5

Trong video clip được công bố hôm 12/5, khoảng hơn một chục người đàn ông, hầu hết đều ở trần, một số xăm trổ nói họ đến từ tỉnh Trùng Khánh và đe dọa họ sẽ gây rắc rối ở thành phố Sihanoukville, thuộc tỉnh Preah Sihanouk.

"Kampong Som [tên khác của Sihanoukville], trong ba năm tới, dù an toàn hay bất ổn đều ở dưới tay tao !", người đàn ông có vẻ là người cầm đầu tuyên bố bằng tiếng Trung.

Cũng trong ngày 12/2, Đại sứ quán Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố : "Chúng tôi tin chúng tôi sẽ giải quyết vụ việc này sớm và sẽ cung cấp thông tin khi có diễn biến mới".

Trước đó, hôm 7/5, Bộ Nội vụ Campuchia công bố người Trung Quốc là người nước ngoài có hoạt động tội phạm mạnh nhất ở Campuchia. Trong quý đầu 2019, 341 người nước ngoài đã bị bắt giữ, 241 trong số đó là người Trung Quốc, đứng thứ hai là người Việt Nam với 49 người.

Chủ tịch một xã ở tỉnh Preah Sihanouk đã than phiền về những người Trung Quốc vi phạm pháp luật.

"Nó ảnh hưởng người dân địa phương vì họ lái xe rất nhanh và không tôn trọng luật giao thông," vị quan chức địa phương nói với điều kiện giấu tên để đảm bảo an toàn.

Ông cũng chỉ trích các công trình xây dựng không an toàn và ảnh hưởng đến môi trường.

"Tôi nghĩ chính quyền phải buộc họ tuân thủ luật pháp, thủ tục tập quán, truyền thống của người Campuchia".

Theo Bưu điện Hoa Nam, trong những năm gần đây, người Trung Quốc đã xây dựng hơn 100 sòng bạc và hàng chục khách sạn và nhà nghỉ tại tỉnh Phreah Sihanouk ven biển phía tây nam.

asia9

Khách du lịch Trung Quốc đi ngang qua một sòng bài được lao động Trung Quốc xây dựng cho một chủ đầu tư Trung Quốc ở thành phố Sihanoukville, tỉnh Phreah Sihanouk.

Năm ngoái, có khoảng 16.000 người Trung Quốc có giấy phép lao động tại Campuchia. Nhiều người hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dự án xây dựng ở tỉnh Sihanoukville và tỉnh Koh Kong lân cận. Tuy nhiên, Cục Di trú Campuchia cho biết có khoảng 78.000 người Trung Quốc đang ở tỉnh Sihanoukville, nhiều người trong số đó không có giấy phép lao động.

Nhiều người Campuchia chào đón các dự án của các chủ đầu tư Trung Quốc vì nó đem lại việc làm và lợi ích kinh tế. Nhưng nhiều người chỉ trích về những thiệt hại về môi trường, giá nhà tăng vọt, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn đất đai và tình trạng trục xuất bất hợp pháp và tình trạng tội phạm gia tăng.

Hồi tháng Một, thống đốc tỉnh Sihanoukville Yun Min đã viết đơn cho Bộ trưởng Nội vụ Campuchia về tình trạng tội phạm gia tăng, giá bất động sản gia tăng ảnh hưởng đến người Campuchia bản địa và sự bão hòa của lao động Trung Quốc trong lĩnh vực xây dựng.

"Nó tạo cơ hội cho những người Trung Quốc thuộc các băng đảng mafia hoạt động các hành vi phạm pháp," ông Yun Min viết.

Một bài xã luận trên tờ Phnom Penh Post phỏng vấn một cảnh sát trưởng của một xã nói : "Tôi nghĩ, những công dân Trung Quốc đến đây không ý tuân thủ luật pháp của chúng ta".

"Những người Trung Quốc đến đây hầu hết là những kẻ phạm tội ở Trung Quốc… nếu chúng ta thực hiện tất cả quy định luật pháp của đất nước chúng ta, sẽ không có chuyện ân xá cho họ".

Published in Châu Á

Trung Quốc lầm lũi trỗi dậy, phương Tây bất lực đứng nhìn

Trung Quốc trên đà chinh phục thế giới ; Làm thế nào Donald Trump tái định hình thế giới ; Venezuela – Giờ của sự thật và Đồng tính – Chuyện thâm cung bí sử tại Vatican. Trên đây là những hồ sơ chính trên trang nhất các tuần báo Pháp số ra từ ngày 14/02 đến 20/02/2019.

tq1

Hình minh họa bài viết trên L'Obs. Ảnh chụp màn hình

Trung Quốc chinh phục thế giới bằng cách nào là hồ sơ lớn trên tạp chí L'Obs tuần này. Đã qua rồi cái thời phương Tây "làm mưa làm gió". Thế kỷ XXI này là thời của "Giấc mộng Trung Hoa". Giai đoạn "ẩn mình chờ thời" đã hết, Trung Quốc giờ không muốn là công xưởng của thế giới mà phải là bá chủ toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 là cơ hội vàng. Phương Tây gần như sụp quỵ, Trung Quốc tự tin cho rằng giờ là lúc để có thể và phải lấy lại vị trí trung tâm mà nước này cho rằng đó là chính chỗ đứng của họ.

Việc ông Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo Trung Quốc còn thúc đẩy nhanh hơn nữa sự thay đổi chiến lược đó, đồng thời gióng hồi chuông cảnh báo "đại hồi sinh một nước Trung Hoa". Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không còn giới hạn ở vùng Biển Đông mà bao trùm khắp các Châu lục, trên mọi lĩnh vực, từ thương mại, kinh tế, quân sự, chính trị và cả trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Tham vọng này của Bắc Kinh được thể hiện rõ từ việc đi chiếm và quân sự hóa nhiều đảo của các nước láng giềng ở Biển Đông ; tung tiền mua các cảng biển chiến lược trên thế giới ; hiện đại hóa quân đội với các loại vũ khí tối tân nhất ; đưa tầu thăm dò thám hiểm không gian hay như tìm cách áp đặt luật chơi trên trường quốc tế (gây áp lực tại các định chế quốc tế hay thành lập các định chế riêng của mình...).

Ván cờ vây Trung Quốc : Phương Tây trong thế bí

Trung Quốc như chiếc xe ủi đất lầm lũi tiến từng bước. Điều làm cho tuần báo Pháp này lo sợ chính là cách thức Trung Quốc tiến hành. Không ầm ĩ, không gây chiến tranh và chiến lược tiến từng quân tốt giúp cho nước này tránh được mọi cuộc đối đầu trực diện. L'Obs trích dẫn một số phân tích của hai chuyên gia Pháp, Sophie Boisseau du Rocher và Emmanuel Dubois de Prisque.

Theo hai tác giả của tập sách "La Chine e(s)t le monde" (Trung Quốc là/và thế giới), lấy cảm hứng từ thuật cờ vây, Trung Quốc đẩy các con tốt "đi từng bước một sao cho không mang lại cảm giác bị tấn công", không làm dấy lên một sự phản đối, "cho đến cái ngày mà người ta phát hiện ra, thì lực bất tòng tâm, những con tốt đó đã dệt thành một mạng lưới".

Cứ như một ván cờ vây, đi quân bài nhưng không cho thấy rõ ý đồ để rồi sau đó dồn đối thủ vào thế bí. Chiến lược này đã được Trung Quốc áp dụng khôn khéo, làm lóa mắt đối tác bằng những đề xuất hấp dẫn "đôi bên cùng có lợi", để rồi đi đến "một sự hợp tác đôi khi bị ép buộc, được mở rộng đến mức tạo ra sự lệ thuộc". Đến lúc này, đối tác bất hạnh đó buộc phải tuân theo những đòi hỏi từ phía Trung Quốc, bằng không sẽ bị mất hết những quyền lợi từ "người anh em bằng hữu" khổng lồ này.

Khác với Putin, một đối thủ đáng gờm về cờ vua, luôn tìm cách phá tan các định chế Liên Hiệp Châu Âu, vô địch cờ vây Trung Quốc chỉ muốn làm suy yếu ý chí chung bằng tỉa dần từng chiếc cánh, tấn công vào các nước ở ngoại vi của Liên Âu.

Mục tiêu hàng đầu của chiến lược này là làm thế nào làm chủ nhanh nhất các công nghệ tiên tiến của phương Tây để trở thành cường quốc khoa học công nghệ 2025, mừng 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc và nhất là trở thành "trung tâm của thế giới" về chính trị và văn hóa vào năm 2050 nhân dịp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tròn 100 tuổi.

Và để có được điều này, Trung Quốc muốn được nhìn nhận như là một siêu cường tử tế, được trang bị một cơ chế còn cao hơn cả của các nền dân chủ và có khả năng mang lại tăng trưởng và ổn định : Cơ chế đãi ngộ nhân tài. Nhưng để có thể thực hiện điều này, Trung Quốc đã không ngần ngại mở rộng hầu bao, huy động đến một đội ngũ cộng tác viên quốc tế có tiếng nói quan trọng, chiêu dụ từ các lãnh đạo chính trị, giới trí thức, giới doanh nhân, giới nhà báo trên thế giới.

Mỉa mai thay trong đội ngũ "siêu sao" này có các cựu lãnh đạo từ Đông cho đến Tây Âu như cựu thủ tướng Anh Cameron, cựu phó thủ tướng Đức Philipp Rosler, các cựu thủ tướng Pháp Dominique Villepin và Jean-Pierre Raffarin hay như cựu thủ tướng Ý, cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Romano Prodi... Những người này lần lượt được Trung Quốc mời về chủ trì các quỹ đầu tư, các định chế tài chính do Bắc Kinh lập nên.

Cuối cùng, L'Obs chua chát nhận định sau nhiều thập niên bị lóa mắt trước các lợi ích kinh tế và nuôi ảo tưởng Trung Quốc chuyển đổi mô hình, trước hiểm họa bành trướng Trung Quốc, phương Tây trong đó có Hoa Kỳ và Châu Âu mới giật mình tỉnh ngộ, lao vào đề phòng mà vụ Hoa Vi là một ví dụ điển hình. Câu hỏi đặt ra : Phải chăng là đã quá trễ ?

Venezuela : Ván cờ bại của Trung Quốc ?

Thế nhưng, không phải ván cờ nào, Trung Quốc cũng đều ghi điểm. Tại Châu Mỹ Latinh, Bắc Kinh giờ đang "vò đầu bứt tóc" với người bạn đồng minh vướng víu Maduro.

Trong số loạt bài viết về Venezuela mà tuần báo Courrier International lược dịch lại từ các báo nước ngoài, đáng chú ý nhất là bài viết trên tờ South China Morning Post với tựa đề "Bắc Kinh đặt cược nhầm vào con ngựa tồi". Một cuộc cược tồi trên cả hai phương diện kinh tế và chính trị.

Ngựa tồi là vì từ lâu nay, bất chấp việc Trung Quốc liên tục bơm dưỡng khí, 62 tỷ đô la trong vòng 10 năm (2007-2017), chiếm đến 53% tổng vốn đầu tư của Trung Quốc trong toàn khu vực Châu Mỹ Latinh, nhưng "đối tác phát triển chiến lược" (2001), rồi "đối tác chiến lược toàn diện" (2014) Venezuela này vẫn không tài nào vực dậy được nền kinh tế đất nước.

Tiền đổ vào nhiều nhưng thu lợi chẳng được bao nhiêu. Rất nhiều dự án trong tổng số 790 chương trình đầu tư đã gặp thất bại. Caracas vật vã hoàn nợ một phần cho Bắc Kinh bất chấp các thỏa thuận cho phép trả nợ bằng dầu.

Cuộc cược tồi vì Bắc Kinh đã kỳ vọng nhiều vào Venezuela khi nghĩ rằng đất nước Nam Mỹ có một vị trí địa lý thuận lợi và mang tư tưởng chống đế quốc Mỹ, và như vậy Bắc Kinh có thể dùng để làm đối trọng cũng như là mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trong vùng sân sau của Hoa Kỳ. Chỉ có điều Trung Quốc đã đặt nhầm cược vào chế độ nổi tiếng tham nhũng và bất tài, khiến hàng triệu người dân phải bỏ xứ ra đi.

Sự ủng hộ đó đang khiến Bắc Kinh trả giá đắt trên bình diện ngoại giao. Hầu hết các nước trong nhóm Lima – 14 nước Châu Mỹ Latinh đều nhìn nhận lãnh đạo đối lập Juan Guaido là tổng thống lâm thời. Trong bối cảnh này, nếu cứ tiếp tục ủng hộ Maduro, Bắc Kinh có nguy cơ mất nhiều hơn là được. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao Trung Quốc có vẻ giữ khoảng cách và cố gắng tỏ ra trung lập.

Cuộc khủng hoảng Venezuela làm lộ rõ những hạn chế về ưu thế và khả năng quản lý các rủi ro chính trị trong các chiến lược đầu tư của Trung Quốc ở Châu Mỹ Latinh và nhiều nước đang phát triển khác. South China Morning Post cho rằng đây quả là một cái tát dành cho Trung Quốc trước những tham vọng mở rộng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.

Tóm lại, như câu nói của tỷ phú người Mỹ Jean-Paul Getty, "nếu bạn nợ 100 đô la ở ngân hàng, đó là chuyện của bạn. Nhưng nếu bạn nợ ngân hàng đến 100 triệu đô la, thì đấy lại là vấn đề của ngân hàng". Bài xã luận của Courrier International khẳng định Venezuela kể từ giờ là một bài toán hóc búa dành cho Trung Quốc với câu hỏi : Làm thế nào lấy lại 62 tỷ đô la ?

Donald Trump : Lật đổ trật tự cũ

Cũng liên quan đến địa chính trị, L’Express có câu hỏi lớn "Trump tái tạo lại thế giới như thế nào ?". Tuần báo Pháp cố gắng giải mã hiện tượng Trump và nhận định : nếu như ban đầu người ta chế giễu những phát biểu thóa mạ, khiêu khích, chỉ trích những hiểu biết kém cỏi về quan hệ quốc tế của vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, giờ đây, mọi người lại tỏ ra lo ngại ông ta.

Chủ trương, cách hành xử của nguyên thủ Mỹ đã làm chao đảo, lung lay trật tự quốc tế hiện tại, nhưng ông lại không giúp tạo dựng được một sự cân bằng mới trên phạm vi toàn cầu.

Để giải thích "hiện tượng Trump", người ta hay mỉa mai rằng Trump mang tư duy kinh doanh, làm ăn áp dụng vào quan hệ quốc tế, coi quan hệ giữa các nước là một dạng hợp đồng… Thế nhưng, thực ra, tất cả những yếu tố này vẽ lên một bức tranh khá phức tạp, phản ánh được suy nghĩ phổ biến trong công luận Mỹ. Tổng thống Trump chỉ nêu ra câu hỏi thay cho người dân Mỹ : Tại sao Hoa Kỳ lại tiếp tục đóng vai trò bá quyền trên toàn thế giới nếu như điều này chỉ gây tốn kém và không mang lại nhiều lợi lộc gì ?

Nói một cách khác, việc có được sức mạnh quân sự số một thế giới, với ngân sách quốc phòng hàng năm bằng một phần ba tổng chi cho quốc phòng của toàn thế giới, thì nuớc Mỹ phải có được nhiều lợi thế quan trọng hơn. Như vậy, đối với Trump, cần phải tái lập một sự cân bằng mới giữa sức mạnh quân sự và những mối lợi mà nước Mỹ được hưởng.

Đối với L’Express, để làm việc này, Trump là người có tài, là "nghệ nhân" : hoán đổi vị trí, từ người khổng lồ trở thành một nạn nhân nhỏ bé. Ví dụ, ngày 17/01/2019, khi phát biểu tại bộ Quốc Phòng Mỹ về chiến lược phòng thủ chống tên lửa mới của Hoa Kỳ, nguyên thủ Mỹ lại một lần nữa kêu gọi các đồng minh tăng đóng góp cho Liên Minh Bắc Đại Tây Dương với một lập luận chưa từng thấy. Ông nói : các vị phải thay đổi nhịp độ và phải chi thêm. Chúng tôi không thể trở thành những kẻ đần độn trong con mắt người khác . Không thể như thế được. Chúng tôi không muốn bị đối xử như vậy.

Về phương pháp, Trump chủ trương đả phá đa phương, đẩy mạnh quan hệ song phương, và thông qua kênh này để "toàn cầu hóa" các lợi ích của Hoa Kỳ. Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Pháp thừa nhận : không thể thuyết phục được Trump thông qua các phương pháp ngoại giao truyền thống. Nói tóm lại, theo L’Express, thay vì tái tạo thế giới mới, Trump lại đóng góp "mạnh mẽ" vào việc phá hủy thế giới hiện tại.

Tòa Thánh Vatican sắp đón bão dữ "Đồng tính"

Trong lĩnh vực xã hội, tuần báo Le Point dự báo một cơn bão lớn sắp diễn ra trong lòng tòa thánh Vatican. Tai tiếng "ấu dâm" vẫn còn chưa tạm lắng, giáo hoàng Francis tới đây phải đương đầu với cơn bão "đồng tính". Với việc ra mắt tập sách "Sodoma", nhà báo điều tra Frédéric Martel mô tả một "mạng lưới chức sắc đồng tính" thật sự trên thượng tầng Giáo hội.

"Sodoma" do nhà xuất bản Robert Laffont phát hành, được dịch đồng thời ra tám thứ tiếng. Đây là kết quả của một cuộc điều tra trong vòng 4 năm. Tập sách này tường thuật cặn kẽ, kể cả những gì được cho là "dâm dục" nhất, làm thế nào Vatican trở thành thành trì "đồng tính" và làm thế nào "những người của giáo xứ", theo như cách nói một cách cay nghiệt của tác giả, lại trên tuyến đầu của điều mà Frédéric Martel gọi là "cuộc thập tự chinh chống người đồng tính" của Giáo Hội. Le Point lưu ý tập sách này sẽ là một cú sốc mạnh cho tòa thánh.

Việt Nam : Già trước khi được hưởng thụ

Cũng trong lĩnh vực xã hội, tuần báo Courrier lược dịch bài viết trên tờ Asia Times cho rằng "Việt Nam : Một đất nước già trước khi trở nên giầu có".

Tờ báo Hồng Kông này chỉ trích sự yếu kém của hệ thống y tế Việt Nam. Bất chấp các nỗ lực của nhà nước nhằm mở rộng hệ thống an sinh xã hội, nhưng đến cuối năm 2018, vẫn còn có đến 13% dân số (những người lao động không chính thức) tức khoảng hơn 10 triệu người vẫn không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

Song song đó, Việt Nam có nhịp độ lão hóa nhanh nhất Châu Á. Năm 2018, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF đã gióng chuông báo động trong một báo cáo cho rằng "Việt Nam có nguy cơ già trước khi trở nên giầu có". Bởi vì, chi phí dành cho chăm sóc người già là một bài toán nan giải. Theo như một báo cáo mới đây, chỉ có 30% số người trên 60 tuổi là được hưởng lương hưu của nhà nước và chưa tới 10% số người trên 60 tuổi đó là có một sổ tiết kiệm.

Nếu như tiền tiết kiệm có thể giúp cải thiện thu nhập của người già, việc tăng lương hưu sẽ là một khoản chi rất lớn, nhiều tỷ đô la đối với chính phủ. Vẫn theo IMF, nếu cứ tiếp tục đà tăng như hiện nay, quỹ cho lương hưu có thể sẽ làm tăng mức chi tiêu công của tổng sản phẩm nội địa thêm 8 điểm từ đây đến năm 2050. Một mức tăng quá nhanh so với bất kỳ nước nào trong số 12 quốc gia Châu Á được khảo cứu.

Minh Anh

Published in Quốc tế