Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng : cứt trâu để lâu hóa bùn ?

Nguyễn Thị Huyền, VNTB, 06/03/2020

"Vi phạm của đồng chí Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy và đồng chí Vũ Hùng Việt, nguyên Thành ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách, song đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng".

kyluat1

Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm của các ông Nguyễn Văn Đua là khi nào ? Ảnh minh họa

Thông cáo báo chí Kỳ họp 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, có đoạn trích như trên (1). Liên quan đến vấn đề "thời hiệu xử lý kỷ luật", ở Quy định số 07-QĐi/TW của Bộ Chính trị do ông Trần Quốc Vượng ký ban hành ngày 28/08/2018 (2), cho biết : Thời hiệu xử lý kỷ luật tổ chức đảng được tính từ thời điểm tổ chức đảng có hành vi vi phạm đến thời điểm tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng đó.

Trường hợp vi phạm xảy ra trong thời gian dài thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Không tính lại thời hiệu đối với tổ chức đảng đã bị thi hành kỷ luật nhưng sau đó, tổ chức đảng cấp trên quyết định lại (chuẩn y hoặc thay đổi) hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng đó (3).

Vào tháng 6/2019, Thanh tra Chính phủ đã chuyển kết luận thanh tra Thủ Thiêm đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý kỷ luật Đảng (4). Thủ Thiêm là vụ liên quan đến sai phạm hàng loạt của những tên tuổi Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua, Vũ Hùng Việt…

Câu hỏi đặt ra là "thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm" của các ông Nguyễn Văn Đua, Vũ Hùng Việt là khi nào ? Ông Nguyễn Văn Đua rời chức vụ phó bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/4/2014. Tính đến thời điểm đó, tổ chức đảng nơi ông Đua là phó bí thư thường trực không có "tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng đó" như nội dung của Quy định số 07-QĐi/TW.

Quy định số 07-Qđi/TW, ở Điều 5.1 ghi "Thời hiệu xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm được quy định như sau : – 5 năm đối với những vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách".

Như vậy, hành vi được xác định vi phạm của ông Nguyễn Văn Đua, ông Vũ Hùng Việt trong nội bộ đảng, phải được tính từ khi "tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng đó".

Đơn cử, trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ở bài viết "Đối chiếu với quy định về thời hiệu để quyết định kỷ luật hay không kỷ luật đảng viên vi phạm", có dẫn tình huống : Ý kiến 1 : Không xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng đối với đảng viên X vì vi phạm xảy ra đã trên 5 năm. Ý kiến 2 : Việc xử lý kỷ luật đảng viên X hay không còn phụ thuộc vào kết quả biểu quyết hình thức kỷ luật đối với đảng viên X. Vậy, ý kiến nào đúng ?

Bài viết có câu trả lời như sau : Trường hợp câu hỏi nêu, mặc dù vi phạm của đảng viên X đã xảy trên 5 năm, tổ chức đảng có thẩm quyền đã kiểm tra, làm rõ và kết luận nội dung tố cáo là có căn cứ thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn phải tiến hành họp và biểu quyết hình thức kỷ luật cụ thể đối với đảng viên X. Sau đó đối chiếu với quy định cụ thể về thời hiệu để quyết định kỷ luật hay không kỷ luật đảng viên vi phạm. Vậy, ý kiến thứ 2 đúng (5).

Xem ra việc co dãn trong vận dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng, vẫn có thể là câu chuyện ‘cứt trâu để lâu hóa bùn’.

Nguyễn Thị Huyền

Nguồn : VNTB, 06/03/2020

Chú thích :

(1)http://ubkttw.vn/tin-tuc-thoi-su/-/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/thong-cao-bao-chi-ky-hop-43-cua-uy-ban-kiem-tra-trung-uong

(2)https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quy-dinh-07-QDi-TW-2018-xu-ly-ky-luat-to-chuc-dang-vi-pham-395177.aspx

(3)https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Huong-dan/06/HD-Ủy ban Kiểm traTW-2018-thuc-hien-mot-so-Dieu-trong-Quy-dinh-07-QDi-TW-403730.aspx

(4)http://www.thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/KetLuanThanhTra/View_Detail.aspx?ItemID=116

(5)http://ubkttw.vn/hoi-dap/-/asset_publisher/bHGXXiPdpxRC/content/-oi-chieu-voi-quy-inh-ve-thoi-hieu-e-quyet-inh-ky-luat-hay-khong-ky-luat-ang-vien-vi-pham

*******************

Vì sao hết thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng với ông Nguyễn Văn Đua và Vũ Hùng Việt ?

Hoàng Đan, Soha, 26/03/2020

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, vi phạm của ông Nguyễn Văn Đua, Vũ Hùng Việt đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách, song đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng.

Published in Diễn đàn

Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu tù lương tâm với 4 lần thụ án nhiều năm trong nhà giam, đã có dấu hiệu bình phục sau đợt nhồi máu cơ tim khiến huyết áp tăng cao hôm thứ Tư 26/2/2020.

ly1

Hình minh họa. Hình chụp qua màn hình Linh mục Nguyễn Văn Lý tại phiên tòa ở Huế hôm 30/7/2007, AP

Từ tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, cháu ruột cha Lý là linh mục Nguyễn Vũ Việt, cho biết :

"Tôi nhận được tin cha Lý bị nhồi máu cơ tim với huyết áp lên tới trên 180. Ngài bị nhức ngực 3 tiếng liên tiếp nên phải đi bệnh viện. Tình hình mới nhất được gia đình cho biết ngài đã phục hồi nhanh hơn bình thường và đã ăn được".

Hiện linh mục Nguyễn Văn Lý còn ở nhà thương để được tiếp tục theo dõi, nơi ông đang được chữa trị là Bệnh Viện Quốc Tế, thành phố Huế :

"Cha Lý vẫn ở Nhà Chung tại Tòa Giám Mục Huế. Nhà Chung là khu nhà cho các cha hưu dưỡng ở. Từ lúc đi tù đợt cuối cùng về thì cha Lý ở chỗ đó thôi và hầu như không được khỏe lắm".

Vẫn theo lời linh mục Nguyễn Vũ Việt, tuy tuổi đã cao và sức đã yếu nhưng gần như tuần nào linh mục Nguyễn Văn Lý cũng đều viết một bài kêu gọi chống Trung Quốc và kêu gọi mọi người tham gia :

"Ngài nói với tôi đây là trách nhiệm và lương tâm chú phải làm, có thể nhiều người không đồng ý nhưng chú nghĩ chú làm để cứu đất nước khỏi cộng sản và vô thần nên chú phải lên tiếng đến hơi thở cuối cùng".

"Chính quyền cũng có thay mặt nhau vô thăm ngài, họ vô thì ngài thường khuyến dụ họ đừng đi theo đảng cộng sản nữa, nên bỏ đảng mà theo dân, nên cho dân biểu tình đòi lại độc lập cho đất nước hơn là bắt bớ dân. Ai vô ngài cũng khuyên vậy rồi còn dạy Giáo lý cho họ nữa, từ từ họ cũng ngán nên họ không vào thăm nữa"

Năm nay 72 tuổi, 4 lần bị tống giam nhiều năm, lần sau cùng là 8 năm tù và 5 năm quản chế, linh mục Nguyễn Văn Lý được biết đến như vị tu sĩ tranh đấu không mệt mỏi cho tự do tôn giáo ngay từ những ngày đầu, vào tù ra khám bao lần y như trưởng lão hòa thượng Thích Quảng Độ bên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vừa viên tịch hôm 22/2/2020 vừa qua.

ly2

Hình minh họa. Linh mục Nguyễn Văn Lý đọc quyết định trả tự do ở nhà tù Nam Hà hôm 1/2/2005 Reuters

Cha Nguyễn Văn Lý chịu chức linh mục ngày 30 tháng Tư năm 1974. Tháng 9/1977, ông bị chính quyền mới bắt giam vào lao xá Thừa Phủ, Huế, bị kêu án 20 năm tù vì đã phổ biến 2 bài tham luận của bề trên là Đức Giám Mục Philippe Nguyễn Kim Điền, lên án chủ trương tiêu diệt tôn giáo một cách tinh vi của đảng cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên mấy tháng sau đó ông được cho về theo như giải thích của linh mục Nguyễn Vũ Việt :

"Khi ấy cộng sản Việt Nam đang nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nên xoa dịu để đánh lừa. Ngày 24/12/1977 Việt Nam trả tự do cho linh mục Hồ Văn Quí và linh mục Nguyễn Văn Lý. Linh mục Lý bị đưa về quản thúc tại 37 Phan Đình Phùng, tức Nhà Chung ở Huế.

Tháng 1/1983, linh mục Lý bị bắt và bị trục xuất ra khỏi Giáo xứ Bắc Sơ, Huế. Tháng 12/1983, chính quyền cộng sản mở phiên tòa, kết án linh mục Lý 10 năm tù cộng 4 năm quản chế vì tội phát tán thông tin tài liệu gây phương hại lợi ích Nhà Nước.

Tháng 7/1992 linh mục Nguyễn Văn Lý được phóng thích về lại Nhà Chung ở Huế. Không lâu sau đó ông thảo tuyên ngôn về thực trạng Công giáo tại giáo phận Huế.

Đến năm 2001, linh mục Nguyễn Văn Lý lại tiếp tục đứng lên đòi "Tự do tôn giáo hay chết", phương châm tranh đấu đã tạo tiếng vang trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Vì lẽ đó, chính quyền áp lực bề trên Giáo phận Huế lúc bấy giờ là Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đưa linh lục Lý về Giáo xứ Nguyệt Biều như một hình thức quản thúc.

Năm 2007 ông lại bị bắt và bị giam lỏng tại nhà thờ Bến Củi. Ngày 30/3/2007, linh mục Lý bị đưa ra tòa xét xử với phán quyết 8 năm tù 5 năm quản chế vì tội ‘tuyên truyền chống phá Nhà Nước’.

Tại phiên tòa năm 2007, hình ảnh cha Lý bị viên công an tháp tùng dùng tay bịt miệng ông lại, nhanh chóng lan truyền trên mạng, trở thành biểu tượng của chính sách đàn áp tự do tín ngưỡng và quyền bày tỏ chính kiến ở Việt Nam.

Khi đó, tên tuổi ông được nhắc đi nhắc lại trên tin tức hoặc thông cáo báo chí của các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch Giám sát Nhân quyền ở Hoa Kỳ, Reporteurs Sans Frontières Phóng Viên Không Biên Giới ở Pháp, Amnesty International Ân Xá Quốc Tế ở Anh.

ly3

Hình minh họa. Linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế hôm 15/3/2010. Reuters

Trong thời gian thụ án tù lần thứ tư, linh mục Lý từng được phép rời nhà tù ra ngoài đầu tháng 9/2009 để chạy chữa do sức khỏe suy kém sau đôi ba lần đột quị. Theo linh mục Nguyễn Vũ Việt, chính quyền Việt Nam trong giai đoạn này đã có đề nghị linh mục Lý ra nước ngoài trị bệnh nhưng ông không chấp nhận. Tháng 3/2010 ông bị đưa vào tù trở lại, bất chấp sự can thiệp từ nhiều giới.

Đây cũng là thời gian linh mục Nguyễn Văn Lý được hai vị chính khách Mỹ, thượng nghị sĩ Sam Brownback và dân biểu Chris Smith đến thăm trong tù. Nắm rất rõ chuyện này là giám đốc điều hành BPSOS ở Washington DC, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng :

"Tháng 1/2004 thượng nghị sĩ Sam Brownback, Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền thuộc Ủy Ban Đối Ngoại thượng viện Hoa Kỳ, có việc đi Hà Nội trong chuyến công du Á Châu. Chúng tôi đã cùng bên Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam vận động Thượng nghị sĩ Sam Brownback là nên gặp linh mục Lý trong nhà tù. Thượng nghị sĩ Brownback đã đặt điều kiện với chính phủ Việt Nam là nếu không được gặp linh mục Lý trong nhà tù thì ông sẽ hủy chuyến đi. Lúc ấy Việt Nam đang rất cầu cạnh Hoa Kỳ về mậu dịch và viện trợ vân vân…thành ra họ phải chấp nhận để thượng nghị sĩ Sam Brownback vào gặp linh mục Lý"

"Còn dân biểu Smith, người đã đứng ra bảo trợ cho linh mục Lý trong chương trình "Bảo Trợ Tù Nhân Lương Tâm" thuộc Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos ở Hạ viện Hoa Kỳ mà ông đang là đồng chủ tịch. Dân biểu Chris Smith cũng chính là người nhiều lần đề cử cho linh mục Nguyễn Văn Lý vào giải Nobel Hòa Bình cùng với cố đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ".

Đây là 2 khuôn mặt lãnh đạo kiên trì cho tự do tôn giáo và quyền được ăn được nói mà người dân trong nước bị tước đoạt bao lâu nay, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng khẳng định.

Và dù như một người đã khuất núi, ông Nguyễn Đình Thắng nói tiếp, người còn lại là linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn xứng đáng được vinh danh, được nhắc nhở, đặc biệt trong giới ngoại giao, lập pháp Mỹ cũng như các đoàn thể, tổ chức quốc tế vì tự do đức tin và tự do ngôn luận trên thế giới.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 03/03/2020

Published in Diễn đàn

Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) một trong 8 bác sĩ đầu tiên lên tiếng báo động nguy cơ virus Corona chết người ở Vũ Hán từ tháng 12/2019, đã qua đời đêm thứ Năm 6/2/2020 vì lây nhiễm siêu vi nCov từ một bệnh nhân trong bệnh viện Vũ Hán.

yeu1

Nhiều người đặt vòng hoa thương tiếc cố bác sĩ Lý Văn Lượng - Courtesy of AFP

Nhiều người dân Trung Quốc bằng mọi cách thể hiện sự thương tiếc, ngưỡng mộ, thậm chí cả sự bất bình trước cái chết của vị bác sĩ nhãn khoa 34 tuổi này. Qua sự kiện này yêu cầu về tự do ngôn luận cũng được nêu lên, mặc dù chính quyền Trung Quốc quyết dập tắt.

Theo cảnh báo của bác sĩ Lý Văn Lượng thì Vũ Hán đang đối diện nguy cơ bùng phát dịch bệnh do một loại virus tương tự siêu vi SARS gây dịch hô hấp cấp dẫn đến tử vong hồi năm 2003 đã khiến 800 người thiệt mạng.

Thế nhưng 4 ngày sau, công an Trung Quốc đã mời bác sĩ Lý cùng nhóm bạn của ông đi làm việc với cáo buộc "gieo rắc tin đồn thất thiệt", "gây xáo trộn trật tự xã hội nghiêm trọng" . Đến ngày 10/1/2020, bác sĩ Lý bắt đầu ho khan, qua hôm sau trở sốt cao.

Ngày 30/1/2020 bác sĩ Lý được chẩn đoán dương tính với virus Corona chủng mới. Đến 10 giờ đêm 6/2/2020 bác sĩ Lý Văn Lượng thở hơi cuối cùng, để lại đằng sau một cảm giác tiếc thương lẫn bất bình trong dư luận quần chúng Hoa lục.

"Cái chết thương tâm của bác sĩ Lý Văn Lượng, được ca tụng là can đảm và anh dũng, là hậu quả của thái độ bất minh, bưng bít thông tin, che giấu sự thật của nhà cầm quyền Bắc Kinh" hoặc "Sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về nguy hiểm cao độ của siêu vi Corona chủng mới, là biểu tượng của sự đòi hỏi tự do ngôn luận trong một chính thể chuyên chế như Trung Quốc" … là những status đọc được trên các trang mạng dân sự, cho thấy Bắc Kinh vừa phải vất vả đương đầu với dịch bệnh hô hấp cấp nCov vừa phải đối điện cao trào đòi tự do ngôn luận và cải cách chính trị hiếm thấy trước nay.

Vô cùng xúc động và suy nghĩ nhiều về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, là phát biểu của bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn, Khoa Tiết Niệu bệnh viện Sài Gòn :

"Đúng thật thì nên để cho ông ấy nói ra mà đừng qui kết là ông ấy có ý đồ gì chứ. Có cái gì đó không rõ ràng ở phía chính quyền Trung Quốc, họ cứ mập mờ, lấp liếm và không tin ai".

Đối với kiến trúc sư Trần Thanh Vân, càng cấm đoán thì càng khiến tin tức, mà nhất là tin giả, lan nhanh hơn và được mọi người tin hơn :

"Về nguyên tắc thông tin phải tự do, phải chuẩn xác, càng cấm càng lắm chuyện. Không cấm thì đỡ có tin xấu, càng cấm càng tệ hại hơn. Trung Quốc là điển hình của sự gian dối, tôi từng sống ở Trung Quốc tôi biết quá, nó thành cái bệnh rồi. Gian dối là bệnh truyền thống của họ, không chỉ dịch cúm lần này mà cả nhiều chuyện khác, toàn là bịa hết, bịa ra anh hùng, nhiều chuyện vô lý lắm, đấy là điều rất đáng tiếc".

Hình ảnh tự chụp khi nằm trên giường bệnh của bác sĩ Lý, được phát đi trên Internet và Facebook, đã tác động mạnh đến cộng đồng mạng ở Trung Quốc. Ngay sau khi hay tin bác sĩ Lý Văn Lượng chết, một số các nhà trí thức Trung Quốc, qua mạng xã hội Weibo, cho đăng 2 lá thư công khai . Thư thứ nhất, có chữ ký của một giáo sư ở một đại học danh tiếng trên Bắc Kinh, đưa ra 5 yêu sách trong đó có yêu cầu lấy ngày 6 tháng Hai làm Ngày Tự do Ngôn luận Toàn quốc. Người dân Trung Quốc tin rằng bác sĩ Lý Văn Lượng chết ngày 6/2/2020 chứ không phải ngày 7/2 như thông báo của nhà cầm quyền. Thư này sau đó đã bị kiểm duyệt.

Bức thư ngỏ thứ hai trên Weibo, cũng bị kiểm duyệt, do 10 giáo sư đại học Vũ Hán thảo ra, cũng đòi hỏi tự do ngôn luận như quyền được ghi trong Hiến Pháp Trung Quốc. Thư kêu gọi Bắc Kinh phải công khai xin lỗi đối với các bác sĩ đã đưa ra lời báo động, phải công nhận bác sĩ Lý Văn Lượng là anh hùng quốc gia.

Trước đó nữa, Hashtags có tên Tôi Muốn Tự Do Ngôn Luận với trên 5 triệu lượt người truy cập vào xem, cũng bị xóa đi.

Bất kể nhà nước Trung Quốc bắt đầu nhận ra sự nguy hại khốc liệt của virus Corona chủng mới mà họ tưởng có thể khống chế được như đã ém nhẹm thông tin để trấn áp sự hoảng loạn của người dân, thực tế đây là cuộc khủng hoảng chưa thể chấm dứt mà e là còn bùng phát mạnh hơn, là nhận định của ông Tần Tiền Hồng (Qin Qianhong), giáo sư đại học Vũ Hán hôm 8/2 vừa qua, được trang Asia Times trích dẫn lại.

Báo chí nước ngoài như Reuters hay AFP đều bình luận gần giống nhau rằng chế độ Tập Cận Bình không bao giờ học được bài học từ dịch SARS lây nhiễm mạnh hồi 2002/2003. Khi đó Bắc Kinh cũng tìm cách ém nhẹm thông tin khiến bị thế giới chỉ trích. Hậu quả của thái độ che giấu đó khiến hơn 650 người chết, 8.000 người bị nhiễm bênh.

Nhà nghiên cứu Đông Nam Á, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, đã về Việt Nam trước Tết, trở lại Singapore khoảng tuần nay, phân tích tình hình nCov ở Trung Quốc mà ông theo dõi được tính đến lúc này :

"Họ che giấu sự thật vì nghĩ rằng có thể kiểm soát được bệnh dịch nhưng đã không kiểm soát được nên cuối cùng phải công bố thông tin.

Nhưng đến nay mà nói thì không biết thông tin ấy có phản ảnh đúng sự thật hay không, bởi quanh Vũ Hán và Hồ Bắc có nhiều thông tin khác nhau mà không kiểm chứng được, đấy là vấn đề rất lớn của Trung Quốc.

Chưa bao giờ người ta tin Trung Quốc vế mức độ minh bạch cả. Trong minh bạch thì có một phần rất quan trọng là phần tự do ngôn luận. Lần này phản ứng rất chậm của Trung Quốc với dịch Corona ở Vũ Hán thì hậu quả không thể nào kiểm soát được, tạo ra sự nghi ngờ rất lớn cho thế giới bên ngoài cũng như cho bản thân người dân Trung Quốc".

Vẫn theo lời tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, số người nghi nhiễm nCov ở Singapore tính đến ngày 11/2/2020 đã lên tới 45. Như vậy, ông nói tiếp, mức độ nguy hiểm của nCov ở Singapore so ra nhiều hơn và lớn hơn Việt Nam :

"Chính phủ Singapore không đi theo hướng che giấu thông tin. Là nước nhỏ và họ kiểm soát con người, kiểm soát lượng du lịch vào khá chặc chẽ. Nhưng người du lịch từ Vũ Hán đến Singapore khá đông, cho nên không thể kiểm soát dịch lây lan một cách thật tốt được. Mặc dù Singapore có một hệ thống phòng ngừa cũng như kiểm soát thực sự rất tốt nhưng rõ ràng cũng không thể kiểm soát nổi. Đến chiều hôm nay thì số người bị nhiễm là 44 trường hợp. Với một ỷ lệ dân số hơn 5 triệu mà số nhiễm hơn 3 lần Việt Nam thì đấy là điều không tích cực đối với Singapore".

Trung Quốc đối phó với dịch bệnh mà cứ như đối phó với một đối thủ chính trị, trong lúc thực tế chỉ cần công khai minh bạch thì mới có thể cùng toàn dân chống đỡ và dập dịch ngay trên đất nước của mình, là khẳng định của Facebooker, cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già :

"Tôi nghĩ vấn đề Corona đang bị chính trị hóa trầm trọng từ nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh. Họ cần chữa trị ngay bằng tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin trung thực nhất về số người nhiễm bệnh và người chết".

Tính đến ngày 11/2, Bộ Y tế Việt Nam xác nhận có thêm một ca nhiễm virus Corona mới trên một cháu bé 3 tháng tuổi. Báo chí trong nước loan báo tin bé gái này bị lây từ bà ngoại, và bà ngoại bị lây bệnh từ con gái là một công nhân từ Vũ Hán trở về. Đây là ca lây nhiễm thứ 15 ở Việt Nam.

Trước khả năng có thể xuất hiệm thêm nCov chủng mới ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế Việt Nam cũng đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng vùng cách ly, lập danh sách cần cách ly.

Tin nói tại huyện Bình Xuyên, là tâm dịch của tỉnh Vĩnh Phúc, đã thiết lập 8 chốt kiểm tra thân nhiệt ở các ngả đường tại vùng có người bị nhiễm và có nguy cơ nhiễm virus corona.

Được hỏi về tình hình phòng chống và ngăn chận virus Corona của Việt Nam, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết :

"Hiện nay người dân Việt Nam bắt buộc phải tin vào hệ thống thông tin chính thống của Nhà Nước. Nhà Nước kiểm soát rất kỹ nhưng thông tin đó và tôi cũng chưa thấy một lý do gì để nói chính phủ Việt Nam lúc này bưng bít thông tin".Có điều chắc chắn vì sự chậm trễ của Trung Quốc cũng như sự chậm trễ của Tổ chức Y tế Thế giới vừa rồi nên là Việt Nam cũng bị chậm. Nhưng sau sự chậm trễ đó thì phải công nhận từ phía chính phủ và người dân và các địa phương Việt Nam là có những sự cố gắng đáng kể để ngăn chặn sự lây lan của dịch này".

Tại Hoa lục, tính đến ngày 11 tháng 2, số người chết vì mắc bệnh viêm phổi do virus Corona chủng mới gây ra chỉ trong 1 ngày đã lên thành số 108, nâng tổng số người chết ở đây từ đầu đợt dịch đến giờ là 1016 người.

Bên cạnh đó, số trường hợp dương tính với nCoV ở Trung Quốc đã vượt ngưỡng 40.000 người. Những con số này vượt xa số liệu bùng phát và lây nhiễm SARS năm 2002/2003, qua đó hơn 8.000 người mắc bệnh, 774 người chết trên toàn cầu.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 11/02/2020

Published in Diễn đàn

Tìm hiểu sự thật về Đồng Tâm !

Thanh Trúc, RFA, 03/02/2020

Kể từ ngày 9/1 đến nay là hai mươi sáu ngày, từ khi một lực lượng cả ba ngàn cảnh sát cơ động, công an đột kích thôn Hoành, xã Đồng Tâm, giết chết cụ ông Lê Đình Kình, bắt giữ hơn 20 người với cáo buộc có hành vi bạo lực, chống đối.

cukinh2

Tiến sĩ Nguyễn Quang A (thứ 2 từ phải qua)đến nhà cụ Kình vào ngày 1/2/2020 - Photo from Nguyen Quang A's facebook

Phía công an cũng có 3 người thiệt mạng, ngay lập tức được chính quyền truy tặng huân chương do đã hy sinh khi thi hành nhiệm vụ.

Tuy nhiên thông tin về Đồng Tâm đến nay được truyền thông Nhà Nước loan đi chỉ một nguồn từ phía Công an Việt Nam.

Một số người mong muốn có được tin tức từ chính những người dân Thôn Hoành, Xã Đồng Tâm đã tìm cách đến để chứng kiến tận mắt sau gần 1 tháng xảy ra sự vụ.

cukinh3

Những người đến thăm nói chuyện với bà Dư Thị Thành (vợ cụ Kình) đeo khăn tang trắngCourtesy of FB Đặng Bích Phượng

Chuyến thăm ngày 1/2/2020 được thực hiện bởi những người từng gửi Đơn Tố Giác Tội Phạm lên Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hà Nội và Cơ Quan Điều Tra Công An thành phố Hà Nội hôm 21/1, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự của cơ quan chức năng liên quan đến vụ Đồng Tâm.

Chuyến đi không được báo trước , lại phải lên đường từ sớm để tránh bị phát hiện hay bị ngăn chận, là lời tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông cho biết tiếp :

"Thực sự chúng tôi đến để thắp hương cho cụ Kình, đó là cái động lực quan trọng. Thứ hai chúng tôi muốn gặp bà con, gia đình những người bị bắt để động viên họ, cho họ cảm thấy không bị lẻ loi. Một mục đích nữa là cũng để tận mắt xem hiện trường như thế nào. Nghe nói gia đình của những người bị bắt vẫn, hằng ngày hay vài ngày một lần, bị triệu tập lên công an để thẩm vấn và bị dọa dẫm. Họ kể lại với chúng tôi và họ rất lo lắng".

Và cũng đến để thực sự thấy Đồng Tâm nói riêng năm nay không có Tết, tiến sĩ Nguyễn Quang A trình bày tiếp :

"Vào đến nhà cụ Kình thì hầu như tất cả người nhà có mặt lúc đấy cũng như nhiều người trong chúng tôi đều òa lên khóc. Nghe bà con kể thì rất là xúc động. Tình cảnh rất khó khăn của các gia đình mà người thân bị bắt, nhất là hai gia đình mà cả vợ chồng bị bắt và trẻ thơ phải nương tựa vào ông bà. Ông bà già cũng bị cú sốc rất mạnh như vậy.

Đến nghĩa trang thắp hương cho cụ chúng tôi thấy ấm lòng một chút vì thấy nhiều vòng hoa chúng tôi cũng ấm lòng một chút là thấy rất nhiều vòng hoa đặt ở mộ cụ".

Thời gian thăm nhau chỉ diễn ra khoảng 2 tiếng, ông Nguyễn Quang A kể tiếp, thế nhưng cảm nhận của mọi người là không khí u uất, tang tóc phủ chụp lên Đồng Tâm chả biết bao giờ mới tan đi. Tuy vậy sau gần một tháng, biện pháp cấm cản đến Đồng Tâm không còn nghiêm nhặt như những ngày trước đây theo trình bày của Tiến sĩ Nguyễn Quang A :

"Chị có hỏi chúng tôi đi có gặp khó khăn gì không. Trước khi đi chúng tôi cũng tính là có thể gặp khó khăn này khó khăn nọ, nên chúng tôi thực sự là cố gắng đi sớm để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Suốt dọc đường vào trong làng thì đường đi cũng khó, phải hỏi hai ba chỗ, nhưng các cháu cũng như những người mà chúng tôi hỏi thì họ chỉ rất tận tình. Chỉ độ năm bảy phút cuối cùng ở chỗ nghĩa trang thì chúng tôi thấy một người đàn ông đi vào nhưng đến khoảng giữa đường thì lại quay ra. Không biết đấy là một người bình thường hay một người theo dõi thì chúng tôi không rõ, nhưng từ suốt cả dọc đường đi đến và dọc đường về thì chúng tôi không gặp sự cố nào cả".

cukinh4

Mẹ và hai con nhỏ của Bùi Văn Tiến và Trần Thị Phượng, những người bị bắt giữ ở Đồng Tâm. Courtesy of FB Đặng Bích Phượng

Một người cùng đi trong đoàn là bà Đặng Bích Phượng cũng cho biết tình trạng căng thẳng, lo âu và sợ hãi của người có thân nhân bị giết, bị bắt đi từ ngày 9/1 vừa qua :

"Tôi là người đầu tiên bước vào căn nhà ấy. Thấy có người bước vào là họ nhỏm dậy, vừa cất tiếng chào cái là khóc luôn. Chỉ biết ôm nhau khóc mà không thể nói gì cả.

Lúc trước, cách đây một năm,khi chúng tôi đến thì lúc đó chưa có chế chưa có gì cả. Và lúc này bước vào thì cả một gian nhà trống chỉ có bàn thờ ở đó. Cứ nói đến là khóc. Khi gặp những người mẹ của những đứa con bị bắt, bắt cả hai vợ chồng, nhà toàn bọn trẻ con phải gởi về chỗ ông bà. Những người nông dân ấy, họ không hiểu Pháp Luật lắm đâu, họ chỉ nói câu là "các bác làm thế nào để các chau sớm trở về". Lúc ấy mình chỉ khóc vậy thôi".

Nhóm của tiến sĩ Nguyễn Quang A không phải là những người đầu tiên đến viếng Đồng Tâm. Theo bà Đặng Bích Phượng, trước đó đã có ít người, bằng cách này cách khác, lọt được vào thôn Hoành để nghe ngóng tình hình rồi chia sẻ trên cộng đồng mạng :

"Cứ lác đác thỉnh thoảng từng tốp nhỏ thì họ không thể nào ngăn chặn được, tức là có linh mục Nguyễn Nam Phong này, và trước đó có một chị nick trên Facebook là Lã Minh Luận. Hai chị em đến mà gần như trong tình trạng như là đột kích, vào chớp nhoáng xong rồi về chớp nhoáng bởi nếu ở lâu thì rất có thể là đám an ninh có thể giả dạng côn đồ đến gây sự".

Đường dây viễn liên của RFA không thể nối kết vào máy của Facebooker Lã Minh Luận.

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong cho hay ít nhất trước ông đã có một người đến thôn Hoành rồi.

Vẫn theo lời ông, đối với rất nhiều người mà ông gặp ở Đồng Tâm hôm 31 tháng Một, chạy mồng Bảy Tết, thì những phát súng vang động giữa đêm, cái chết tức tưởi của cụ Kình và 23 người dân bị bắt đi vẫn còn nguyên vẹn một cú sốc lớn :

"Tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình vào xem người ta nói có đúng không. Trước mắt vì tò mò muốn biết sự thật, thứ hai vào để chia sẻ cùng bà con trong đó, đặc biệt có 4 người công giáo cũng bị bắt. Cái chính yếu là còn hơn 20 người bị bắt và đang bị xét về tội giết người. Mình cũng sợ nhưng cái sợ không ngăn được mình phải đi tìm sự thật, điều đó quan trọng hơn.

Thực ra thì bà con ở đó họ sợ lắm, mình vào nhà thờ giáo xứ gặp cha thì cha cũng không có nhà, mình cũng không quen ai trong đó. Sau khi được xác nhận là linh mục thì họ bắt đầu mới chia xẻ nhưng cũng trong sự dè dặt thôi.

Tôi có đến gia đình cụ Kình để thắp hương cho cụ, sau đó tôi cũng đi về vì bà con nói mặc dù chính quyền không còn công khai canh giữ làng nhưng công an mật còn khắp trong làng".

Dù chỉ là một cuộc tiếp xúc chóng vánh, linh mục kể tiếp, ông vẫn cảm nhận được một điều sâu sắc là :

"Người dân cũng chẳng hiểu tại sao lại xảy ra chuyện như vậy, tại sao Nhà Nước lại hành động như vậy. Bởi vì đối với người Đồng Tâm thì xưa nay họ vẫn tin tưởng vào Nhà Nước, gặp ai họ cũng nói là họ tin tưởng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng của ông Trọng nên là họ cứ phải nói là một sự ngây thơ chính trị. Cho đến hôm bị đánh úp như vậy thì họ ngỡ ngàng, họ không thể hiểu được việc Nhà Nước gây ra cho họ, đặc biệt là việc đã giết ông cụ Kình. Đối với họ là cả cú sốc lớn !".

Nhiều người trong nước, cho tới lúc này, vẫn bị hệ thống tuyên truyền của đảng và chính phủ Hà Nội cáo buộc dân Đồng Tâm là một tập thể manh động, chống phá chính quyền.

Chính vì vậy, theo bà Đặng Bích Phượng, được gặp tận mặt những nạn nhân bị bạo hành ở Đồng Tâm rồi thì ước vọng duy nhất và lớn nhất của bà cùng những người quan tâm là xin các tổ chức xã hội dân sự, các mạng truyền thông lề trái tiếp tục lên tiếng để trong ngoài có thể minh oan cho những người bị bắt ở Đồng Tâm từ ngày 9 tháng Một đến giờ. Chỉ truyền thông đứng đắn, trung thực mới có thể cứu được Đồng Tâm, bà Đặng Bích Phượng kết luận.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 03/02/2020

*********************

Nhìn lại vụ án Đồng Tâm

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 01/02/2020

Bệnh viêm phổi cấp tính do virus Corona, xuất phát từ Vũ Hán - Trung Quốc có nguy cơ lan rộng tới Việt Nam - làm dân tình nhốn nháo ngay trong những ngày đón tết Canh Tý - 2020.

Một số ý kiến cho rằng, đại dịch đang hoành hành làm mờ nhạt biến cố Đồng Tâm - vụ án có một không hai về lịch sử dân oan, tính từ 45 năm qua.

cukinh1

Cụ Kình và những mạng người đánh đổi đất Đồng Tâm năm 2017 - Ảnh minh họa

Bốn điểm chủ quan của dân làng Đồng Tâm

Đài BBC ngày 19/1/2020 có bài [1] "Cụ Kình và những mạng người đánh đổi đất Đồng Tâm, ai thắng, ai thua ?" của tác giả Lê Văn Bảy, ông tự giới thiệu đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết ngoài các căn cứ khác, tác giả dẫn chứng các clip do dân làng Đồng Tâm ghi hình lại, khi tụ họp bàn luận về việc giữ đất mà người trong làng cho rằng, họ có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình.

Cùng với những "khoe khoang" về việc tàng trữ vũ khí, bình gaz v.v.. của người Đồng Tâm. Tác giả Lê Văn Bảy "rùng mình về sự hung hăng của họ" và bày tỏ sự đau đớn, khi hậu quả xảy ra ngoài sức tưởng tượng của nhiều người, kèm theo lời khuyên "đừng bao giờ kích động bạo lực" !

Việc bắt giữ và thả 38 viên công an vào năm 2017, rồi sau đó phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, đại diện là Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký cam kết hẳn hòi về việc không khởi tố, cùng tình hình kéo dài gần 2 năm tạm yên ắng, cộng với "quyết tâm cao độ và đoàn kết một lòng" trong làng, cũng như việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật và hoàn toàn tin tưởng vào chủ trương "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng, vâng, cộng dồn tất cả những căn cứ đó, dân làng Đồng Tâm dường như đã bào chế ra "chất kích thích chính danh" cho việc giữ đất của mình, đúng theo khẩu hiệu một thời của Hồ Chí Minh :

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công

Đó là sự chủ quan thứ nhất của dân làng Đồng Tâm với lãnh tụ tinh thần - Lê Đình Kình, phó hội cùng con trai của ông - Lê Đình Công - ở họ vẫn thể hiện sự chơn chất và ngây thơ từ những nông dân của ngày xưa !

Trong khi đó, ngay sau khi xảy ra biến loạn tại Đồng Tâm, đài BBC dẫn lời của một phụ nữ trong làng [2] : "Tôi không tin Đảng, chính quyền, nhưng hiện thời tôi cũng không biết tin ai trong làng, không biết ai là chính nghĩa. Tôi không dám ra, cũng không chạy được ra khỏi làng, vì trong làng có chỉ điểm". 

Cùng với thông tin "có chỉ điểm", báo An Ninh Thủ Đô ngày 18/1/2020 có bài [3] "Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, tặng quà Tết cho 128 hộ dân xã Đồng Tâm". Người dân Đồng Tâm không hoàn toàn đồng lòng như ông Lê Đình Kình và con trai ông - Lê Đình Công tưởng tượng. Người nông dân Việt Nam vẫn gắn liền mảnh đất với máu, với xương nhưng sự "đồng tâm" giữa họ là điều khác hẳn !

Hơn thế, một số người trong làng biến hình trở thành tay sai cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, cho thấy sự chủ quan thứ nhì của dân làng Đồng Tâm và ông Lê Đình Kình, vì không coi trọng tính chất "những con ong trong ống tay áo". Bởi khi quyền lợi cá nhân - sau khi "tiễu trừ phản tặc" - có thể được hứa hẹn rất đáng giá từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (?).

Điều vô cùng đáng tiếc, ông Lê Đình Kình đã công khai cho biết vào ngày 21/6/2017 như đài RFA dẫn lời [4] : "Mục đích của họ là bịt đầu mối và thủ tiêu tôi. Bởi vì tôi là người đứng đầu ký tên trong đơn tố cáo, khiếu nại việc này". Đây là sự chủ quan thứ ba của ông Kình và dân làng Đồng Tâm - Đã đề cập đến chữ "thủ tiêu" mà vẫn tỏ ra quá "dể ngươi".

Clip mà tác giả Lê Văn Bảy đưa ra, cho thấy sự thật nhưng (nhấn mạnh) chỉ là những lời nói. Dù lời nói của ông Công rất hung tợn, mang đầy tính đe dọa nhưng đó vẫn chỉ là lời nói và cần nhấn mạnh thêm, người làng Đồng Tâm khộng hề hành động trước gì cả - Nói theo kiểu thời thượng, đó chỉ là những lời "chém gió". Những đường gươm nghe soàn soạt nhưng chẳng hề hấn gì đến một ai. Thật vậy, nhìn những cái gọi là "bằng chứng vũ khí" được đưa ra trên báo chí quốc doanh, bất cứ ai cũng phải công nhận, những thứ hung khí đó không thể giết chết một viên cảnh sát cơ động nào cả, bởi trang phục của họ được bảo hộ đúng chuẩn chuyên nghiệp.

Ngoài những lời nói rất dữ tợn của ông Lê Đình Công và sự cương quyết của ông Lê Đình Kình, trong clip của Lê Văn Bảy dẫn ra, tại phút 4:01 đến 4:02, người nghe nhận thấy có ba chữ "thiêu sống luôn" - dành cho những kẻ nào vào cướp đất Đồng Tâm - bằng giọng nói của một phụ nữ trong làng.

Rất tiếc, đó lại là một sự thật nữa cần phải chỉ ra, khi những hình ảnh được cho là của công an bị thiêu cháy đen, co quắp được lan truyền trên mạng, nếu được chụp mũ chung với ba chữ "thiêu sống luôn" đầy ẩn ý.

Điều này chứng tỏ sự chủ quan thứ tư của người Đồng Tâm, bởi hình ảnh chết cháy như nhiều người nhìn thấy, được cho là của công an, thì mãi cho tới nay vẫn đầy khuất lấp và đủ hoài nghi. 

Những ai quan sát đều không thể tin được, xác chết cháy đen đó do chính tay dân Đồng Tâm gây ra trong lúc tâm trí hoảng loạn, rối bời giữa đêm đen dày đặc cùng tiếng súng nổ vang trời của lực lượng công an hùng hổ và hùng hậu đến cỡ như thế ! Và cái xác chết, dù cháy đen vẫn không hề để lại một chút khói ám khả dĩ nào tại nơi bị cho là dân Đồng Tâm ra tay "thiêu sống" ?!

Đồng thời, hình ảnh "cháy thành than" như vậy, không tránh khỏi nghi hoặc về mối liên hệ có thể bị gán ghép giữa giọng nói của người phụ nữ và việc nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả các clip từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mang tên "chụp mũ" như đã nói trên.

Sự chủ quan của dân làng Đồng Tâm - điều cần phải được gọi tên rõ ràng, nó không hề kém tính ngây thơ, bởi họ nhìn nhận sự việc giữ đất trước nhà nước công an trị, lại không khác gì việc thanh toán xích mích giữa hai làng với nhau - vốn là một trong các đặc tính cổ lỗ của người nông dân Việt Nam, một khi không thể giải quyết được bằng "nói chuyện phải quấy".

Không tạo tiền lệ

Không dừng lại sự chủ quan, người Đồng Tâm có thể còn ngộ nhận việc bắt sống và tha bổng 38 viên công an vào tháng Tư năm 2017 như là "bảo chứng niềm tin" cho việc bảo vệ thành công mảnh đất hơn 50ha của họ, trong khi không hề quan tâm đến hoàn cảnh và các chiều hướng chính trị đổi dời liên tục cùng các điều kiện cần và đủ, vốn đã quá khác, so với những năm trước đó.

Có lẽ vì thế, ông Lê Đình Công "chém gió" rất bạt mạng khi hứa, nếu không tiêu diệt được 300 - 500 tên sẽ không nhìn mặt đồng bào cả nước (!). Lợi bất cập hại là chỗ đó. Bởi ông Công quên rằng, người cộng sản Việt Nam là "vua chụp mũ".

Những lời phát ngôn của Lê Đình Công làm Lê Văn Bảy "rùng mình vì sự hung hăng", thì những ai còn lương tri và lương tâm loài người chắc chắn nổi da gà chen lẫn cảm giác phẫn nộ và uất ức trước thi thể không toàn vẹn của ông Lê Đình Kình cùng cảnh tan hoang của cả làng Đồng Tâm.

Sự tàn ác - tính hung bạo - tâm tà man trá của người cộng sản Việt Nam vẫn vẹn nguyên như chưa hề sứt mẻ chút nào, kể từ ngày "đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng" ! Ngay đây phải đưa cho Lê Văn Bảy vài câu hỏi :

- Những kẻ nào tôn thờ bạo lực và xem nó như là cứu cánh ?

- Những kẻ nào luôn ép dân vào bước đường cùng của cuộc sống ?

- Những kẻ nào dương dương tự đắc với khái niệm "cướp chính quyền" để có được nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà ở đó ông Lê Đình Kình cùng dân làng Đồng Tâm luôn luôn một lòng tin tưởng ?

Dân oan Thủ Thiêm với trên 20 năm đi gõ cửa công lý, cho đến nay vẫn mỏi mòn.

Cùng với Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng, Văn Giang v.v... và hàng chục địa danh khác, trải dài từ Bắc chí Nam, xem ra diện tích đất Đồng Tâm chẳng phải là to lớn gì cho lắm (!).

Để "yên" cho dân Đồng Tâm, người cộng sản Việt Nam "ăn nói" làm sao với hàng trăm ngàn dân oan khắp mọi miền đất nước (?).

Án tử hình vẫn đang treo lơ lửng trên đầu Đặng Văn Hiến, nay có nguy cơ rơi thẳng xuống chăng ?

Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam quá khác, nếu so với Đoàn Văn Vươn của 8 năm về trước.

Hơn hết, sự phản kháng của Đoàn Văn Vươn và Đặng Văn Hiến ở phạm vi gia đình, còn Đồng Tâm - dù muốn dù không cũng phải công nhận - một tổ chức. Đó là mối nguy hại vô song nếu xét thêm 58 năm tuổi đảng của ông Lê Đình Kình và sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng cộng sản Việt Nam mà người Đồng Tâm đã xác quyết nhiều năm qua !

Lê Đình Kình phải chết, không phải chỉ vì ông ấy đã tiên liệu trước mà ông phải chết, vì tại điều 2 của điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam đã quy định không thể rõ hơn về nhiệm vụ của một đảng viên : Tuyệt đối trung thành với đảng (!) Nhưng người dân Việt Nam không thể nào hình dung ra nỗi cái cách ông ấy chết, cho đến khi tận mắt nhìn thấy.

Cái chết của ông Lê Đình Kình nên được gọi tên Politicide (Thanh trừng chính trị) - Một thuật ngữ do chính cộng sản thế giới công nhận nhiều năm qua.

Trước khi người cộng sản Việt Nam gán chữ "quốc tế hóa" [5] như báo Quân Đội Nhân Dân, lẽ ra phải gọi tên "Khủng bố Đỏ" [6] cho vụ án Đồng Tâm, bởi tính chất trấn áp một cách có hệ thống, điều nghiên kỹ càng, lên kế hoạch chi tiết và xử tử "kẻ phản đảng" từ nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam.

Những thông điệp còn lại...

Đầu gối chân trái của ông Kình gãy lặt lìa cộng với nhiều thương tích khác và cả phát súng ngay tim với đường mổ dài suốt ngực, tạo hình ảnh quá đỗi thương tâm mà người Việt Nam không thể nào ngờ, nó lại xảy ra vào năm thứ 90 kể từ ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam mà lại "dành cho" người đảng viên cả đời đi theo đảng ! Chắc chắn hình ảnh thê thảm này không chỉ làm rúng động lương tâm con người mà còn đả kích rất mạnh vào lương tri của đông đảo đảng viên thuộc Đảng cộng sản Việt Nam, dù đang ở trong hay ngoài nước.

Dù không thể nào đạt đến tầm mức như những cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài vào thời vua Lê chúa Trịnh hay các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vào thế kỷ 19 kéo dài đến đầu thế kỷ 20, nhưng cái chết của ông Lê Đình Kình - do Đảng cộng sản Việt Nam gây ra - đã biến ông trở thành thần Thành Hoàng làng Đồng Tâm, với hàng ngàn người đưa tiễn trong tang lễ. Chính Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo ra một tiền lệ mới mà họ không thể nào ngờ tới lòng dân ngày nay !

Việc phong liệt sĩ và thưởng huân chương với mỹ từ "hy sinh" - đó là hành động, do chính tay người cộng sản Việt Nam đập phá nốt tất cả những thứ gọi là "cao cả và thiêng liêng nhất" suốt 90 năm qua.

Trương Thị Mai đi viếng đám tang 3 viên công an chết một cách mờ ám, lại tạo ra một loại hiệu ứng khó diễn đạt hết bằng lời, một khi gắn với "đảng phận" của bà ta - Trưởng ban Dân Vận. Không hiểu rồi bà Mai sẽ vận động nhân dân cả nước như thế nào, trước thảm họa của dân làng Đồng Tâm và phần số của nhân vật Lê Đình Kình cùng gia quyến (?).

Bộ Chính trị cùng Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vẫn bình chân như vại trước số phận hẩm hiu của ông Lê Đình Kình và hàng ngàn người Đồng Tâm rất bi đát, không khác chút nào khi so với hàng trăm ngàn dân oan mất đất trên toàn cõi Việt Nam !

"Bàn cờ thế" cho kỳ đại hội đảng sắp diễn ra, xem ra không hề dễ dàng cho những "nước cờ" đối nội và đối ngoại trước mắt, mà nó cũng lại do Đảng cộng sản Việt Nam tự tay sắp đặt những" thế cờ" khó gỡ và khó đỡ trong mắt quốc tế...

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 01/02/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51167312

[2] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51043856

[3] https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/lanh-dao-thanh-pho-ha-noi-tham-tang-qua-tet-128-ho-dan-xa-dong-tam/840232.antd

[4] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/people-in-dong-tam-firmly-believe-in-their-works-ha-06222017102108.html

[5] https://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/quoc-te-hoa-vu-viec-dong-tam-mot-am-muu-gian-tra-vo-luong-tam-608274

[6] https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_b%E1%BB%91_%C4%90%E1%BB%8F

Published in Diễn đàn

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nguyên Phó thủ tướng, sau khi xem xét vi phạm của ông liên quan đến TISCO II tức Dự Án Phát Triển Công Ty Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn 2.

hai1

Sai phạm của ông Hoàng Trung Hải liên quan đến dự án mở rộng Công ty Gang Thép Thái Nguyên - Courtesy of Haiquan -RFA edited

Đây là dự án do nhà thầu Trung Quốc nhận nhưng không thể vận hành và đã gây thất thoát đến hơn 8 ngàn tỷ đồng. Quyết định cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải được Văn phòng Trung ương Đảng thông báo tại cuộc họp ngày 10/1 với sự chủ trì của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Theo nội dung kết luận cảnh cáo của Bộ Chính Trị đối với ông Hoàng Trung Hải, được báo chí trích dẫn lại, trong thời gian giữ cương vị Ủy Viên Ban Cán Sự đảng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, cũng là Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã có những vi phạm, khuyết điểm liên quan đến dự án TISCO II, tức dự án mở rộng Công Ty Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn 2, gây thất thoát khoảng 8 ngàn tỷ đồng.

"Vi phạm, khuyết điểm của ông Hoàng Trung Hải là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân" là nguyên văn thông báo của Văn Phòng Trung Ương Đảng.

Trước đó, tin ông Hoàng Trung Hải bị đề nghị kỷ luật khiến dư luận trong dân cũng như trên mạng ở Việt Nam chú tâm theo dõi cũng như thắc mắc về mức độ kỷ luật sẽ như thế nào, và không rõ sự nghiệp chính trị của ông Hoàng Trung Hải đi về đâu trong những ngày tới.

Trước tin ông Hoàng Trung Hải bị cảnh cáo vì sai phạm, khuyết điểm nghiêm trọng liên quan vụ TISCO II, nhà báo Võ Văn Tạo là người từng bày tỏ với RFA rằng nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn công việc "đốt lò" của mình được dân tin thì nên đưa ông Hoàng Trung Hải ra xét xử trước tòa mới đúng, nay nói rằng ông không giấu được sự ngạc nhiên của mình :

"Thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải ở mức cảnh cáo làm tôi bất ngờ, bởi vì lâu nay trong dư luận cán bộ đảng viên cũng như người dân trong nước đã không hài lòng với cách xử lý trước đây đối với các quan chức sai phạm. Gần đây thì đã có thay đổi, chẳng hạn trường hợp ông Đinh La Thăng, đương kim Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy Sài Gòn, bị khởi tố hình sự và bị tuyên án với mức án cũng khá nặng nề. Dư luận đang phấn khởi là công cuộc đốt lò này đang cho không khí chính trị Việt Nam một sinh khí mới, nhưng việc ông Hoàng Trung Hải kỳ này chỉ bị cảnh cáo thì tôi thấy thất vọng, coi như chuyện đốt lò hình như không được công bằng, cũng không đến nơi đến chốn"

"Trong vụ ông Hoàng Trung Hải khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra thì chỉ nêu một trường hợp là Dự Án giai đoạn 2 mở rộng Nhà Máy Gang Thép Thái Nguyên thôi, thiệt hại 8 ngàn tỷ là nhiều hơn cả vụ AVG chứ. Hồi ông Hoàng Trung Hải làm Phó thủ tướng đặc trách khối công nghiệp thì đến giờ hậu quả của nó là 12 dự án mà cái nào cũng thua lỗ ngàn tỷ cho đến chục ngàn tỷ.Gang thép Thái Nguyên chỉ là một trong 12 dự án đó thôi. Chưa nói chuyện có tham nhũng hay không, chỉ riêng trách nhiệm Phó thủ tướng đặc trách khối công nghiệp mà để thất thoát như thế thì lôi ra tòa được rồi"

Dự án AVG được nói tới là vụ án tham nhũng liên quan đến các quan chức thuộc Bộ Thông tin Truyền thông gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng và khiến cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị tuyên án tù chung thân.

Ông Phạm Thành, phóng viên lâu năm Đài Tiếng Nói Việt Nam ở Hà Nội, cho biết :

"Tôi không bất ngờ về chuyện ông Hoàng Trung Hải chỉ bị cảnh cáo không. Theo Luật Lao Động thì cảnh cáo là hình thức nhẹ nhất, thấp nhất trong 7 hình thức cảnh cáo".

Nhà báo Phạm Thành vẫn giữ quan điểm mà ông thường nói là có yếu tố Trung Quốc trong vụ kỷ luật Hoàng Trung Hải :

"Tôi nói lại tôi không bất ngờ vì lý do muốn xử lý Hoàng Trung Hải là phải có ý kiến của Bắc Kinh. Hoàng Trung Hải tội rất nhiều và dư luận cũng biết thế và cũng rất nhiều áp lực lên Bộ Chính Trị mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng tung ra tin lúc đầu là phải xem xét kỷ luật để làm hài lòng dân chúng và những người làm đơn tố cáo vạch tội Hoàng Trung Hải. Cái tội của Hoàng Trung Hải không chỉ là Gang thép Thái Nguyên mà toàn bộ hệ thống nhiệt điện của Trung Quốc đưa về Việt Nam khi Hoàng Trung Hải còn làm Phó thủ tướng đã rước về. Nhận mấy cái phế thải ấy về, lẽ ra Trung Quốc phải mất tiền thuê bãi làm phế thải nhưng Hoàng Trung Hải lại tổ chức đưa về thì phải trả tiền cho Trung Quốc".

Kỷ luật ở mức độ cảnh cáo thì chưa rõ nặng hay nhẹ vì chưa thấy thêm biện pháp nào đi kèm, là suy nghĩ của blogger Bùi Thanh Hiếu từ Berlin, Đức :

"Tôi không biết có thêm cái chế tài nào đấy kèm theo hay chỉ cảnh cáo không. Có những trường hợp cảnh cáo xong rồi thì có thể là họ hạ chức vụ xuống, đưa ra khỏi Bộ Chính Trị hay Trung Ương Đảng hay là dừng lại ở mức cảnh cáo. Cái này tôi cũng không ngạc nhiên, tôi từng nhận định là cảnh cáo cũng vừa đủ để con đường đi tiếp không đến mức độ nặng nề đối với ông Hoàng Trung Hải quá".

Một nhà nghiên cứu độc lập đang ở Singapore, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, trước đó từng dự kiến việc xem xét kỷ luật nguyên Phó thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính Trị Hoàng Trung Hải chỉ ở mức độ cảnh cáo hoặc khiển trách là nhiều, giải thích thêm với RFA rằng kỷ luật cảnh cáo là cảnh cáo chứ không kèm theo cái gì khác cả :

"Điều lệ của đảng cộng sản Việt Nam có mấy mức kỷ luật, thứ nhất là phê bình, thứ hai là khiển trách, thứ ba là cảnh cáo, thứ tư là khai trừ, bốn mức như thế. Phê bình thì không ghi lý lịch nhưng từ khiển trách, cảnh cáo đến khai trừ thì sẽ phải ghi lý lịch và sẽ có hậu quả về mặt hành chính Nhà Nước chứ không chỉ là kỷ luật đảng nữa. Cho nên cảnh cáo là cảnh cáo thôi chứ không khai trừ. Không khai trừ thì ông vẫn nguyên vị trí ở đấy. Sau cảnh cáo này, người ta điều ông đi đâu, làm gì… thì sau này mới rõ được".

"Bản chất của vụ TiscoII là thỏa thuận giữa hai chính phủ và hai đảng cộng sản, đấy là mấu chốt. Hồi đó ông Hải là Phó thủ tướng, thay mặt Chính phủ Việt Nam ký thỏa thuận và ký trả tiền cho doanh nghiệp Trung Quốc thì đấy là cái sai lầm của ông. Trong quá trình làm thì doanh nghiệp Trung Quốc không làm nổi, làm hỏng mà vẫn nhận khoản thanh toán. Nếu bình thường ra thì phải kiện cái doanh nghiệp Trung Quốc đấy, giờ thì lại thấy ông Hoàng Trung Hải bị cảnh cáo".

"Riêng ông Hoàng Trung Hải này thì mọi người hiểu ông không dính trực tiếp mà lúc ấy ông chỉ ký những tài liệu người ta gửi từ dưới lên mà quan trong nhất là cái tài liệu thanh toán tiền cho người Trung Quốc vì người ta làm xong rồi. Thế thì lỗi phải chịu phải từ cấp bộ trưởng trở xuống. Ông Hải không có nhận hối lộ cho nên hình thức kỷ luật nói thế có nghĩa là khó có khả năng dẫn đến việc điều tra để rồi khởi tố ông ấy, rất khó".

Công cuộc chống tham nhũng thường được người dân Việt Nam gọi là "công cuộc đốt lò" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được phát động từ khoảng giữa năm 2016 sau Đại hội đảng XII. Từ đó đến nay, đã có nhiều quan chức cấp cao của đảng từ trung ương đến địa phương bị kỷ luật với các cáo buộc cố làm trái các quy định trong quản lý hoặc tham nhũng.

Báo cáo mới đây của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng năm 2019 cho thấy đã có 92 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý bị kỷ luật, trong đó có hai Ủy viên Bộ Chính trị. Ngoài Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải, trước đó, ông Đinh La Thăng một Ủy viên Bộ Chính trị khác cũng bị kỷ luật và bị kết án tù tổng cộng 30 năm vì những sai phạm trong quản lý kinh tế.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 10/01/2020

**************

Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải bị Bộ Chính trị cảnh cáo

RFA, 10/01/2020

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Bí thư Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải.

ASIA-STORM

Hình minh họa. Hình chụp hôm 4/10/2007 khi ông Hoàng Trung Hải là Phó Thủ tướng - Reuters

Quyết định này được đưa ra tại Hội nghị của Bộ Chính trị hôm 10/1 ở Trụ sở Trung ương Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì.

Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau kỳ họp 42, ông Hải bị đề nghị xem xét kỷ luật vì đã "có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II" thời kỳ ông làm Phó thủ tướng. Dự án TISCO II là dự án mở rộng sản xuất ở Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Bộ Chính trị xác định ông Hoàng Trung Hải đã phạm khuyết điểm nghiêm trọng bao gồm : thiếu trách nhiệm, không xem xét, cân nhắc thấu đáo ý kiến của các bộ, ngành, cho ý kiến không rõ ràng, thiếu chặt chẽ, không đúng quy chế làm việc của Chính phủ đối với việc xem xét một số phát sinh về giá vật liệu xây dựng, điều chỉnh giá trị hợp đồng gói thầu EPC số 01 của dự án và tăng chi phí một phần của hợp đồng.

Ông Hoàng Trung Hải còn bị kết luận đã đồng ý cho TISCO thanh toán các khoản chi phí trả cho nhà thầu MCC của Trung Quốc không đúng với hợp đồng của dự án.

Dự án TISCO II hồi năm ngoái đã bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Dự án trị giá 8.000 tỷ đồng hiện vẫn bị "đắp chiếu", không thể đi vào hoạt động.

Published in Diễn đàn

Đây là hội nghị do Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhằm đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước năm 2019, hướng tới công việc năm 2020, qua đó thông điệp không thao túng tiền tệ được báo chí trong nước trích dẫn lên trang đầu các bản tin ngày 6/1/2020.

thaotung1

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát biểu tại Hội nghị - Courtesy of Laodong - Edited RFA

Vào ngày 28/5/2019, Bộ Tài chính Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách 9 quốc gia cần phải theo dõi về việc thao túng tiền tệ do chưa đáp ứng được một số tiêu chí của Mỹ.

Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính Việt Nam, giải thích rằng thao túng tiền tệ là khái niệm mà các nhà tài chính thế giới, đặc biệt IMF Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế và Hoa Kỳ sử dụng khi nhìn thấy những dấu hiệu sau :

"Một là điều chỉnh đồng tiền của mình thấp hơn cái giá trị thực để từ đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường một quốc gia nào đó. Đương nhiên về mặt kinh tế nó sẽ giúp hàng hóa của mình khi xuất khẩu vào thị trường đối tác nó rẻ hơn, vì thế bán dễ hơn, chạy hơn".

"Điều thứ hai bị coi là thao túng tiền tệ là chính phủ đó có sự o bế về mặt giá trị của đồng tiền mà qua đó có thể tạo ra biến động không tương xứng, từ đó giành lợi thế về mặt kinh tế cũng như về mặt thương mại với các quốc gia trên thế giới cũng như với các đối tác chủ yếu. Và như Mỹ định nghĩa thì thao túng tiền tệ còn được xem xem xét bằng việc cán cân thanh toán của quốc gia đó thặng dư so với nước đối tác, đặc biệt với Mỹ từ 20 tỷ USD trở lên. Như vậy cái quan trọng nhất và là điểm mấu chốt chính là việc chính phủ sử dụng quyền năng của mình để làm cho giá trị đồng tiền của quốc gia mình thấp hơn cái giá trị thực tại so với các đồng tiền khác".

Được biết trong cuộc phỏng vấn với Fox Business News hôm 26 tháng 6 năm 2019, tổng thống Donald Trump đã nói : "Việt Nam là nước lạm dụng Mỹ nhất, còn hơn Trung Quốc". Phát biểu của Tổng thống Mỹ giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ Trung tăng cao khiến có sự lo ngại về khả năng Hoa Kỳ có thể cũng sẽ áp thuế nặng lên hàng hóa Việt Nam như hàng Trung Quốc.

Tuy nhiên theo kinh tế gia Phạm Chi Lan, nhận xét của ông Trump là ‘Việt Nam đang lạm dụng thương mại với Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc’ có phần chưa thật xác đáng. Thực tế, bà nói, Trung Quốc xuất siêu sang Mỹ hơn 300 tỷ USD, còn Việt Nam xuất siêu sang Mỹ tuy có tăng lên mấy chục phần trăm trong mấy tháng đầu năm nhưng vẫn chỉ vài chục tỷ mà thôi.

Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ, rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ không bao giờ dùng tỷ giá hầu tạo cạnh tranh với đối tác, thương mại, không can thiệp có chủ đích vào chính sách tiền tệ để tạo thuận lợi trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Về khía cạnh cần bị theo dõi vì thao túng tiền tệ, tiến sĩ, chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh phân tích :

"Thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam so với Mỹ trong những năm gần đây cũng tương đối lớn, trên dưới 20 tỷ, năm 2018 và 2019 cũng đã trên 20 tỷ rồi. Vì thế cho nên, như điều kiện đưa ra, Bộ Tài chính Mỹ phải đưa Việt Nam vào danh sách kiểm tra, giám sát chặc chẽ xem có thao túng tiền tệ không, và rõ ràng là Việt Nam phải có hồi báo vì Việt Nam là nước có độ mở cửa rất lớn. Năm 2019 xuất nhập khẩu đạt 517 tỷ USD. Nếu so với GDP thì nó hơn gấp đôi GDP. Năm 2018 cũng thế, nó bằng 2,03 lần GDP".

"Rõ ràng với tốc độ mở như thế thì kim ngạch xuất khẩu lớn như vậy, nếu bị Bộ Tài chính Mỹ xếp vào diện các quốc gia thao túng tiền tệ thì sẽ ảnh hưởng ngay đến việc Mỹ sẽ có những biện pháp về mặt kiểm tra giám sát đồng tiền cũng như mặt xuất khẩu hàng hóa và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn ", chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh.

"Rõ ràng với tốc độ mở như thế thì kim ngạch xuất khẩu lớn như vậy, nếu bị Bộ Tài chính Mỹ xếp vào diện các quốc gia thao túng tiền tệ thì sẽ ảnh hưởng ngay đến việc Mỹ sẽ có những biện pháp về mặt kiểm tra giám sát đồng tiền cũng như mặt xuất khẩu hàng hóa và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn".

Vì những lẽ đó, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, Việt Nam cũng phải tự xét lại xem mình có thể bị xếp vào và bị đối xử như những quốc gia thao túng tiền tệ hay không. Và cũng chính vì thế mà những lời phát biểu đầu năm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ít nhiều là sự đánh giá và câu trả lời gián tiếp rằng Việt Nam sẽ không bao giờ dùng tỷ giá để tạo cạnh tranh với đối tác thương mai cũng như không bao giờ thao túng tiền tệ :

"Làm thế nào để Bộ Tài chính Mỹ cảm nhận được và thấy rằng Việt Nam không hề thao túng tiền tệ là điều rất quan trọng. Thực tế thì Việt Nam chuyển hóa từ nền kinh tế tập trung, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường một thời gian tương đối lâu rồi. Nhưng rõ ràng việc thả cho đồng tiền tự hoạt động thì chắc còn lâu và còn nhiều vấn đề. Việt Nam theo đuổi cái gọi là quản lý tiền tệ một cách tự do hóa nhưng có sự chỉ đạo tập trung của Nhà Nước, từ đó đảm bảo lợi ích kinh tế được chia sẻ đều đến mọi người dân. Vì thế cho nên thả nổi tiền tệ thì chắc là không có mà nó sẽ theo phương thức là tỷ giá hối đoái có sự quản lý linh hoạt của Nhà nước".

Việt Nam cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện phá giá đồng bạc của mình vì nhiều lý do, tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh nói tiếp :

"Bởi vì những năm 80, 85 đã đưa cho Việt Nam những bài học cay đắng, đó là phá giá đồng tiền một thì lạm phát có thể hai, ba… và rõ ràng lạm phát tự bào mòn tốc độ tăng trưởng. Từ bài học đó Việt Nam khẳng định sẽ không bao giờ dùng cái gọi là thao túng tiền tệ, hạ giá đồng tiền để tăng cường cạnh tranh".

Cũng tại hội nghị Triển khai Nhiệm vụ Ngân hàng 2020, một mặt nêu bật những thành tích ngành ngân hàng năm 2019 để từ đó đoan chắc Việt Nam không bao giờ thao túng tiền tệ, một mặt khác Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng thừa nhận về những trách nhiệm chưa được thực hiện tốt.

Phải nghiêm túc thực hiện thì mới đạt kết quả tốt, và hy vọng là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thấm thía hơn nữa những bài học đã kinh qua để không lọt lưới thao túng tiền tệ, là góp ý cũa tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính Việt Nam. Ông Hy vọng Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng GDP hơn 7% mà Quốc hội đã đề ra.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 07/01/2020

Published in Diễn đàn

Ngược đời đề nghị của Chủ tịch Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam : không được phản đối nhiệt điện than !

Ngược xu thế giảm phát thải !

Một số tỉnh phía Nam không được phản đối các dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương là đề nghị từ Chủ tịch Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam, ông Trần Viết Ngãi, gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết ngành công thương hôm 27/12/2019 vừa qua.

dienthan1

Ông Trần Viết Ngãi-Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đề nghị các tỉnh không nên phản đối các dự án nhiệt điện than Courtesy of Zingvn- RFA edited

Đề nghị được đưa ra vào khi yêu cầu giảm thiểu, hạn chế hoặc bỏ hẳn nhiệt điện than được nhắc lại một cách nghiêm túc hơn tại Hội nghị COP25 về biến đổi khí hậu toàn cầu do Liên Hiệp Quốc chủ trì diễn ra tại Chile vào tháng 12/2019. Yêu cầu này cũng trở nên cấp thiết khi mà không khí khu vực miền Bắc, nhất là Hà Nội, suốt thời gian qua bị ô nhiễm nặng đến mức nguy hại.

Đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Trần Viết Ngãi khiến dư luận cho rằng đây là quan điểm trái chiều với xu thế sử dụng năng lượng sạch nhằm bảo vệ môi trường.

Từ Hội nghị COP21 về biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc chủ xướng, Việt Nam đã cam kết sẽ giảm 8% tổng phát thải khí nhà kính so với năm 1990, và nếu như có được sự hỗ trợ của quốc tế thì Việt Nam sẽ giảm 25% khí nhà kính, trong đó nhiều phần đến từ nhiệt điện than.

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Đại học Cần Thơ, cho rằng đề nghị chỉ đạo các tỉnh không phản đối nhiệt điện than là một kiến nghị vô lý :

"Bởi vì các tỉnh có quyền đồng ý hay không đồng ý đặt nhà máy như vậy tại địa phương của mình, cái đó nằm trong Luật rồi. Khi làm dự án như vậy phải có sự tham khảo cộng đồng và ý kiến của chính quyền địa phương. Khi cộng đồng không đồng ý thì phải tìm cách điều chỉnh thế nào chứ không thể bắt buộc người ta đồng ý vì như vậy là trái Luật".

"Cái thứ hai, có nhiều bài học ở Việt Nam cho thấy chỗ nào có xây dựng nhà máy nhiệt điện, dù cho là có áp dụng công nghệ mới thì ô nhiễm vẫn xảy ra. Đó là lý do tại sao nhiều tỉnh bây giờ nhận thấy khi mà đem nhiệt điện than vào địa phương thì họ gặp rất nhiều khó khăn, người dân sản xuất không được, bệnh tật gia tăng… Họ đề nghị đổi qua những dạng khác ít ô nhiễm hơn. Như điện chạy bằng khí hóa lỏng chẳng hạn, ít phát tán và không có chất thải nhiều. Hoặc là khuyến khích sự phát triển năng lượng tái tạo ở các khu vực phía Nam này rất phù hợp".

Thiếu điện dự phòng

Hệ thống điện hầu như không còn dự phòng là lý do ông Trần Viết Ngãi đưa ra. Ông nói các nguồn nhiệt điện truyền thống sử dụng than, khí… giữ vai trò chủ lực trong việc bảo đảm an ninh năng lượng điện trong một thập niên tới, thế nhưng việc cung cấp than, khí… cho việc phát điện đang gặp rất nhiều khó khăn.

Về mặt nguyên vật liệu trong sản xuất nhiệt điện than, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết trong khi khả năng cung cấp trong nước chỉ đáp ứng được chừng 30 đến 35 triệu tấn thì dự kiến năm 2020 cần khoảng 60 triệu tấn, năm 2025 cần khoảng 70 triệu tấn và đến năm 2030 phải là 100 triệu tấn.

Điều này cho thấy, vẫn theo ông Trần Viết Ngãi, nhu cầu than nhập khẩu ngày càng cấp bách hơn, bên cạnh đó thì nguồn khí cũng đang suy giảm dần trong thời gian tới, vì thế tiến độ triển khai tại các dự án dầu khí như Lô B, Cá Voi Xanh bị chậm hẳn lại. Ông còn cảnh báo là hầu hết các dự án nhiệt điện than, trong Quy Hoạch Điện VII điều chỉnh, đều chậm tiến độ trong vòng 2 đến 4 năm, dẫn đến tỷ lệ 20% nguồn điện dự phòng 2015-2017 trở thành không còn dự phòng, tức thiếu hụt, bước sang giai đoạn 2021-2025.

Phản biện !

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho hay ông không hoàn toàn đồng ý với nguyên nhân thiếu hụt điện dự phòng mà ông Trần Viết Ngãi nêu ra :

"Nói là đang thiếu nhưng thực sự theo tôi đánh giá là đôi khi Việt Nam mình sử dụng điện không hiệu quả, sự lãng phí điện có rất nhiều, hoặc là tập trung cho những ngành công nghiệp tiêu thụ điện nhiều mà sinh lợi không cao và còn gây ô nhiễm nữa".

Đồng ý rằng than có giá rẻ hơn các nguyên vật liệu khác, tiến sĩ Lê Anh Tuấn nhấn mạnh, nhưng thực tế cái giá phải trả cho vấn đề môi trường và vấn đề sức khỏe thì so ra đắt hơn những dạng năng lượng khác.

Ý kiến đề xuất của Chủ tịch Hiệp Hội Năng Lượng Việt Nam đã bị một số khoa học gia, chuyên gia phản đối. Về mặt nhu cầu thỉ có vẻ hợp lý nhưng về mặt môi trường thì không thể chấp nhận được, là quan điểm của phó giáo sư tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Trung tâm Công nghiệp Môi trường Việt Nam :

"Nhu cầu điện của Việt Nam tăng hàng năm khoảng 10%. Trong Qui hoạch Điện VII thì điện than đóng vai trò rất quan trọng. Gần đây do Chính phủ có một số qui định hỗ trợ giá điện, rồi sau khi thấy qui hoạch điện mặt trời và điện gió phát triển nhanh thì Việt Nam đang tính tới hướng là hạn chế điện than đi".

"Tuy điện mặt trời và điện gió phát triển nhanh nhưng mà lại không đồng bộ vì đườn dẫn, đường truyền tải điện không có, phát triển xong rồi cũng không phát, không đưa lên lưới được. Chắc là nghĩ rằng sợ thiếu điện cung cấp cho phát triển nên ông ấy phát biểu thế. Tiếc rằng về mặt môi trường thì ý kiến đó không hợp lý"

"Tôi nghĩ định hướng chung của Chính phủ vẫn là không phát triển điện than, thậm chí Thủ tướng Chính phủ có lần nói rằng trừ những dự án nào đã đưa vào qui hoạch rồi, đang xây dựng dở rồi thì tiếp tục phát triển, còn dự án nào đang nằm trong qui hoạch mà chưa động thổ, chưa có nguồn vốn thì có lẽ cũng không nên phát triển tiếp vì hiện có những nguồn điện khác thay thế rồi chứ không nhất thiết phải phát nhiệt điện than".

Được biết điện từ nhiên liệu hóa thạch bao gồm than ở Việt Nam hiện chiếm trên 60% tổng lượng điện tiêu thụ. Tiến sĩ Phùng Chí Sĩ nói tiếp :

"Điện than, điện dầu, điện đốt từ các nhiên liệu hóa thạch chiếm 60 đến 70%. Điện gió mặt trời trong qui hoạch khoảng độ 5-7% thôi nhưng bây giờ đang phát triển vượt bậc. Tôi ước đoán là 10-15% rồi chứ không phải 5-7% như qui hoạch đâu".

"Việt Nam đang dần dần hạn chế sử dụng điện than bằng nhiều hình thức để cho tỷ trọng các nguồn điện khác nó tăng lên và điện than ngày càng giảm đi. Còn nói bỏ ngay thì tôi nghĩ cũng khó, tương lai chắc một hai ba chục năm nữa mới bỏ được" .

Trở lại đề nghị mà Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam kiến nghị lên Thủ tướng để chỉ đạo các tỉnh, đặc biệt một số tỉnh phía Nam, không được phản đối nhiệt điện than, báo Dân Trí trích dẫn câu trả lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng "Tiếp tục phát triển nhiệt điện than thì dư luận không đồng tình".

Trao đổi với đài Á Châu Tự Do, giáo sư tiến sĩ Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa Họhc, Công nghệ và Môi trường, nói rằng ông tin tưởng Chính phủ sẽ không cấm các địa phương phản đối nhiệt điện than như đề nghị của bên Hiệp hội Năng lượng Việt Nam :

"Cũng hơi khó đấy, nhưng theo tôi nghĩ bằng cách nào chứ cách mà phát triển điện than để bù vào năng lượng thiếu hụt thì không hay lắm đâu. Cái dấu ấn để lại là khi đã ô nhiễm như vậy thì không bao giờ khắc phục được đâu. Ấn Độ và Trung Quốc đã bị ô nhiễm không khí nặng như vậy mà khả năng khắc phục thì hết sức khó khăn".

Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 28/12/2019 đưa tin Diễn Đàn EST12 do Bộ Giao thông và vận tải, phối hợp cùng các Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Xây dựng, UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Môi trường Nhật Bản, Trung tâm Phát triển vùng Liên Hiệp Quốc, đồng tổ chức từ ngày 28 đến ngày 30/12/2019 tại Hà Nội.

Đây là diễn đàn thường niên với mục đích thúc đẩy nhận thức chung giữa các nước Châu Á về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải, xây dựng đô thị và cộng đồng an toàn hơn, tốt đẹp hơn và bền vững hơn thông qua các chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển hiệu quả.

Tại Diễn đàn, Bản Tuyên bố Hà Nội, đề cao nhận thức và bảo vệ môi trường, đã được công bố. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu Biển đổi khí hậu, Khoa Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Đại hHọc Cần Thơ, cho biết đây là hy vọng đối với kế hoạch giảm thiểu điện than gây ô nhiễm không khí và bệnh hô hấp không lây nhiễm mà Bản Tuyên bố Hà Nội đã đề cập tới.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 03/01/2019

Published in Diễn đàn

Nhân sự trong đảng !

Mạng Infonet.vn trích dẫn nguyên văn lời ông Trần Quốc Vượng rằng "Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng ; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút ; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm" ; bản thân hoặc vợ, chồng, con vi phạm".

theluc1

Ông Trần Quốc Vượng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc hôm 25/12 Courtesy of Infonet

Đến ngày 30 tháng Mười Hai, bài viết tựa đề " Ba Điều Sáng Tỏ Từ Bài Phát Biểu Của Ông Trần Quốc Vượng" của tác giả Nguyễn Ngọc Chu được đưa lên trang baotiengdan.com, nêu bật 3 điều mà người viết cho rằng ông Trần Quốc Vượng đã xác định đúng. Thứ nhất là "Cơ đồ xây dựng 75 năm có nguy cơ sụp đỗ". Thứ hai, " Không ai mang máy bay, đại bác đền để lật đổ ta, ta không làm tốt thì ta tự lật đổ ta, chẳng phải do kẻ thù đâu".

Vẫn theo tác giả Nguyễn Ngọc Chu trên baotiengdan.com, ông Trần Quốc Vượng đang chỉ ra rằng thế lực thù địch phản động, thường bị Nhà Nước xử phạt theo Điều 117 Bộ luật hình sự, chừng như không đến từ bên ngoài chính quyền mà ngay trong nội bộ, và chừng như trước giờ nhiều người trong chính quyền đã định nghĩa sai thế nào là ‘thù địch" là ‘phản động’.

Đây là ý kiến của một nhà phản biện trên một trang mạng độc lập, còn ý kiến của người dân, người quan sát thời cuộc, hoặc người hoạt động chính trị thì sao ?

Một nhà quan sát và hoạt động chính trị từ Paris, ông Nguyễn Gia Kiểng, cho biết sau khi tham khảo bài nói chuyện của ông Trần Quốc Vượng hôm 25 tháng Mười Hai thì cảm nghĩ của ông là đang có sự khó khăn trong công tác chuẩn bị tư tưởng cũng như chọn lựa nhân sự trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 13 tới đây :

"Sau Đại hội Đảng 12 họ đã lấy quyết định nhất thể hóa, rập khuôn theo công thức tổ chức của Trung Quốc, là thống nhất Nhà Nước với Đảng, thâu gồm hai chức vụ tổng bí thư và chủ tịch nước trong Hiến pháp đã được sửa đổi năm 2013, cho chủ tịch nước những quyền rất lớn, đặc biệt quyền đứng đầu quân đội. Họ đã tập trung quyền lực đó vào trong tay ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng đột nhiên bị tai biến và chắc chắn không thể tiếp tục cầm quyền được nữa".

"Cho nên vấn đề đặt ra là phải chọn người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng, và người có nhiều khả năng mà ông Nguyễn Phú Trọng và thân cận của ông Trọng muốn đặt vào chức vị thế ông Nguyễn Phú Trọng không ai khác hơn là ông Trần Quốc Vượng. Cho nên ông Trần Quốc Vượng là người lo lắng vấn đề cơ cấu nhân sự cho Đại hội Đảng 13".

Vẫn theo lời ông Nguyễn Gia Kiểng, tổ chức gọi là bộ máy sàng lọc của đảng, trong đó kỷ luật là trên hết, đã loại trừ hầu như gần hết những người có tư kiến, có nhân cách, chỉ để lại những con người mà khả năng lớn nhất là giữ im lặng trong suốt thời gian qua :

"Họ cũng không có những con người để mà giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề phúc tạp, cho nên ông Trần Quốc Vượng có lý, lần này đảng cộng sản sẽ rất lúng túng trong việc chuẩn bị Đại hội 13, sẽ rất chia rẽ, sẽ có tranh cãi gay gắt bởi không có người thay thế ông Nguyễn Phú Trọng. Năm 2020 sẽ là một năm khó khăn, đòi hỏi một nhân sự lãnh đạo vừa có thiện chí vừa có tài ba mà điều đó thì đảng cộng sản không có. Cho nên đảng cộng sản lúng túng về nhân sự, lúng túng vì bị đe dọa, lúng túng vì chia rẽ trong chọn lựa và quản lý".

Đấu đá nội bộ !

Cô Nguyễn Hoàng Vi, thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, bày tỏ :

"Khi nghe ông Trần Quốc Vượng thì điều đầu tiên trong đầu tôi là một dấu hỏi. Nếu như trong thời điểm bình thường mà không phải là trước Đại hội Đảng thì tôi cho rằng đó là những lời thật lòng của ông ấy. Nhưng mà trước Đại hội Đảng mà ông phát biểu như vậy thì tôi nghĩ nó mang tính chất đấu đá, phe phái với nhau hơn là sự trung thực của ông.

Ông Trần Quốc Vượng muốn dùng lá bài "chính ta lật đổ ta" có thể là đề thanh trừng nội bô, ghế này ghế nọ trong đảng với nhau. Tôi không chắc rằng sau này ông ấy có quay lại đỗ thừa cho dân, đỗ thừa cho thế lực thù địch thế này thế kia".

Dù muốn dù không, cô Nguyễn Hoàng Vi vẫn cho rằng lời nói của ông Trần Quốc Vượng có sức tác động nhất định đến tư duy phải thay đổi, phải cải thiện mà đảng cộng sản biết rõ nhưng không chịu thực hiện :

" Gốc rễ của vấn đề, đúng như lời phát biểu của ông, sự sụp đổ, sự phát triển của đất nước và của đảng cộng sản nói chung không phải từ chính thế lực thù địch như Ban Tuyên Giáo của đảng cộng sản tuyên truyền bấy lâu nay. Người dân biết điều đó hơn ai hết và bây giờ ông Vượng chỉ muốn mượn cái điều mà ai cũng biết nhưng không dám nói để làm tăng uy tín của ông lên mà thôi".

Đồng tình với ông Trần Quốc Vượng, rằng kẻ thù làm hại ta chính là ta chứ không ai khác, là ý kiến của phó giáo sư tiến sĩ, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, cựu giám đốc Học Viện Hải Quân Nhân Dân Việt Nam :

Từ xa xưa chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói cán bộ phải thật sự vì nước, vì dân, vì đảng. Thế thì cán bộ chọn ra mà trước thì tốt sau đó biến chất thì trở lại là phản dân, phản nước. Câu nói "chọn cán bộ hết sức quan trọng" của vị lãnh đạo đó tôi hoàn toàn đồng ý, vì nếu chúng ta làm sai thì nó dẫn đến hậu quả hết sức nặng nề, đi đến chuyện dân mất tin. Trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam từ xưa đến nay, khi cán bộ làm cho dân mất tin rồi thì rõ ràng rất nguy hiểm cho việc duy trì quyền lực của Nhà Nước và quyền lực của nhân dân. Tôi thấy câu nói rất đúng thôi".

"Kinh nghiệm và bài học đau đớn vừa qua ví dụ như vụ xét xử AVG, rồi gần đây vụ xử ông Nguyễn Trung Tín, nguyên phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, rồi một loạt các vụ xử khác nữa, là những bài học phải nói là thấm thía và đau đớn cho quá trình chọn cán bộ ở nước Việt Nam chúng tôi".

Người dân giám sát !

Nhằm minh chứng cho câu nói " Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta" mà ông Trần Quốc Vượng tuyên bố mới rồi, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm nhấn mạnh không chỉ cán bộ tốt là quan trọng mà vai trò của nhân dân cũng quan trọng không kém : 

"Tới đây, Đại hội Đảng thứ 13, có chọn cán bộ tất nhiên phải cán bộ tốt. Nhưng tôi cũng có đề nghị là chọn xong rồi, bố trí xong rồi, Đại hội Đảng xong rồi phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát quyền lực. Phải kiểm soát quyền lực khi cán bộ được đưa vào vị trí quyền lực rồi, và tôi nói cái giám sát quyền lực tốt nhất là nhân dân. Nhân dân là người giám sát quyền lực một cách chặt chẽ nhất và trung thực nhất"

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã dám đưa ra tín hiệu quan trọng về nhân lực và nhân sự trong đảng cộng sản những ngày tới đây, nguyên Vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận trung ương, ông Nguyễn Khắc Mai, nhận định như vậy :

"Trần Quốc Vượng đáng khen vì dám nói là nếu đảng cộng sản không thay đổi thì nguy cơ bị lật đổ là hiện thực. Ít ra Trần Quốc Vượng đã dám nói lên điều này"

Rõ là đảng cộng sản bắt đầu nhận thức ra vấn đề, ông Nguyễn Khắc Mai phân tích, đó là đội ngũ đảng viên cán bộ thiếu năng lực và thối nát. Có điều nhận thức này chừng như thiếu một yếu tố cần thiết là lấy dân làm gốc :

"Chỉ coi trọng cái yếu tố cán bộ không thì không đủ. Bây giờ cho là họ có sàng lọc, chọn lựa tử tế đi nhưng mà đường lối vẫn như cũ, vẫn tiến lên chủ nghĩa xã hội và kinh tế nhà nước, vẫn là đảng độc quyền toàn trị cả đường lối phát triển đất nước, thể chế chính trị không phù hợp, không dân chủ, không tam quyền phân lập thì tất cả những yếu tố ấy mới thật sự là nguyên nhân tổng hợp làm cho sụp đổ đảng cộng sản".

Tóm lại, theo nhà lý luận Nguyễn Khắc Mai, kẻ thù là ta, ta tự lật đổ ta, là nhận thức quan trọng mà mỗi cán bộ đảng viên đang giữ trọng trách trong bộ máy Nhà Nước phải ghi tâm khắc cốt để không biến mình thành những con sâu đục khoét một chế độ đã quá nhiều tai tiếng :

"Lời ông Trần Quốc Vượng có thể coi như một nhận thức mới, không còn đổ riệt cho "thế lực thù địch nữa". Cái nhân tố nội bộ làm cho chế độ này sụp đổ, làm cho đảng cộng sản này sụp đổ nằm ngay trong lòng của họ".

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 01/01/2019

Published in Diễn đàn
vendredi, 27 décembre 2019 23:29

"Hèn" luôn đi liền với "hạ"

Khôi hài khi đề nghị trao huy chương vàng cho kinh tế và Thủ tướng Việt Nam !

Thanh Trúc, RFA, 27/12/2019

"Tiến sĩ Tuấn và huy chương zàng" là tựa bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Tường trên trang mạng baotiengdan.com hôm 23/12 vừa qua.

ninh1

"Việt Nam nợ quá đến nỗi bị Moody's hạ mức tín nhiệm ; kinh tế vu mô loạn cào cào mà đòi đeo huy chương vàng cho nền kinh tế...", Nguyễn Tiến Tường (Hình minh họa -RFA edited from AFP photo) - AFP

Thay vì dùng từ ‘huy chương vàng’, tác giả dùng từ ‘huy chương zàng’ để nói về đề nghị mà giảng viên kinh tế Đại Học Fulbright, Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, đưa ra cho kinh tế và Thủ tướng Việt Nam trong năm qua.

Theo người viết Nguyễn Tiến Tường, khi đề nghị như vậy thì Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn đã ‘mang nhân dân và Thủ tướng ra bỡn cợt rất mất nết’.

Tác giả Nguyễn Tiến Tường viết : " Quốc gia đang gia tăng nợ, cần vay đến 459 nghìn tỷ Đồng để …đi trả nợ cũ, khác nào đi bốc bát họ để trả góp ngày, khác nào vay tín dụng đen để trả tiền FE Credit"

Ông nói Việt Nam nợ quá đến nỗi mới rồi bị Moody’s hạ mức tín nhiệm tín dụng xuống tiêu cực, rằng trong bối cảnh kinh tế vi mô loạn như cào cào và người lao động miệt mài một ngày công mà không mua nổi một ký thịt heo, thì đòi đeo huy chương vàng kinh tế là chơi khăm đất nước, miệt thị nhân dân, khác nào áo rách bị xúi đi nhảy đầm, húp cháo loãng mà bắt đeo nhân sâm giả vào cổ.

Không chỉ mai mỉa, tác giả còn suy diễn đề nghị của tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn là "mượn gió bẻ măng, mượn đao giết người, cả gan "gài" Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi ca ngợi về tầm nhìn 2045 mà ông chia sẻ, rằng giữa bốn bề thất bát mà anh đòi trao huy chương vàng cho Thủ tướng tức là mang Thủ tướng ra giải tỏa cái thói tư hữu tham lam của mình".

Qua tìm hiểu của RFA, bài viết đưa lên mấy hôm nay đã lôi kéo sự chú ý của nhiều giới, nhất là trên cộng đồng mạng,. Nhiều người cho rằng có thể coi đây là chuyện vui với nhau cuối năm 2019 này.

Từ Sài Gòn, một cây viết phản biện trên mạng, nhà báo Nguyễn Ngọc Già,cho biết :

"Tin tôi đọc trên VietnamNet, báo lề phải, thì tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn là người nổi tiếng của Đại Học Fulbright Vietnam có nói rằng thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xứng đáng được thưởng huy chương vàng thứ 100. Theo thiển ý của tôi đó là một câu cợt nhã hơn là lời nói thật.", Nhà báo Nguyễn Ngọc Già 

"Tin tôi đọc trên VietnamNet, báo lề phải, thì Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn là người nổi tiếng của Đại Học Fulbright Vietnam có nói rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xứng đáng được thưởng huy chương vàng thứ 100. Theo thiển ý của tôi đó là một câu cợt nhả hơn là lời nói thật."

Vậy Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn là ai, đề nghị của ông ta nghiêm túc hay chỉ là chuyện nói cho lấy được. Nếu nhìn trên góc độ nghiêm túc thì không riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới người dân hay báo chí thường đem những khuôn mặt lãnh đạo ra để bàn tán, đánh giá, thậm chí châm biếm bằng những câu chuyện khôi hài, nửa đùa nửa thật miễn là không hại gì. Lại nữa, đôi khi phản ứng từ những câu chuyện ấy lại phản ảnh nếp nghĩ của người dân trước thực tế của đất nước, là khẳng định của tiến sĩ Vũ Ngọc Xuân, giảng viên kinh tế Đại Học Quốc Dân Hà Nội :

"Theo quan điểm của mình đây chỉ là một nhà kinh tế đơn lẻ thì không nói lên được điều gì. Nói đến góc độ huy chương là nói đến các đoàn thể thao đi tham dự thế vận hội hay khu vực mà đoạt huy chương, chứ còn về mặt kinh tế thì ta không nói đến chuyện huy chương hay không huy chương bởi vì nền kinh tế Việt Nam mới chỉ ở mức thu nhập trung bình và vẫn còn nhiều cái để mà lo ngại"

"Thủ tướng đã có một cái tổ tư vấn kinh tế toàn là chuyên gia hàng đầu rồi, ông đấy chỉ là một quan đểm mang tính cá nhân chứ không phải chính thức. Mà thực ra ông ấy cũng không có một góc độ gì để phát ngôn không hợp lý như vậy".

Một người từng là giảng viên Đại Học Fulbright trước tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn nhiều năm, ông Bùi Văn, hiện phụ trách kênh TV FBNC chuyên về kinh tế, cho rằng đây chẳng qua chỉ là chuyện đùa :

" Tôi nghĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn nửa đùa nửa thật, trong lúc thân tình thì anh nói thế. Đỗ Thiên Anh Tuấn là bạn tôi, khá thân, được học hành đào tạo đàng hoàng và là một giảng viên nghiêm túc. Mấy lần Thủ tướng đi dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở Thụy sĩ thì đều mời anh này đi cùng. Nhưng mà anh này vẫn là một anh nghiên cứu kinh tế, anh thiên về Academic, là người đàng hoàng tử tế chứ không có ý đồ gì về chính trị hay làm quan chức đâu".

Đây cũng là giải thích gián tiếp của ông Bùi Văn khi nghe cư dân mạng kháo nhau rằng Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, không dưng nịnh bợ ông Nguyễn Xuân Phúc bằng đề nghị huy chương vàng, chẳng qua vì đang ngấm nghé chiếc ghế mà một tiến sĩ kinh tế khác là Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, vừa được cất nhắc lên chức Tổ trưởng Tổ Tư Vấn cho Thủ tướng.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già vẫn tin rằng Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, kể cả người viết Nguyễn Tiến Tường trên baotiengdan.com, đều có ý bỡn cợt ngay từ đầu :

"Tôi nghĩ trong cách bỡn cợt, khen như vậy ông vẫn lách được. Trong giới gọi là Sĩ Phu Bắc Hà thì người ta có cách chửi thâm thúy là "khen cho mày chết". Không có gì ngạc nhiên khi ông tiến sĩ khen tặng ông Nguyễn Xuân Phúc với cái huy chương vàng. Không thể nào ông Đỗ Thiên Anh Tuấn không biết, huống chi ông là tiến sĩ kinh tế nổi tiếng của trường đại học Fulbright cơ mà. Đâu có thể làm gì ổng được đâu, ổng khen mà".

Về bài viết của ông Nguyễn Tiến Tường, nhà báo Nguyễn Ngọc Già diễn giải tiếp :

" Tôi nghĩ bài của ông Nguyễn Tiến Tường là một hình thức tương kế tựu kế, có thể ông ta hiểu được cái ý sâu xa của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn và ông ta viết mang tính chất trào lộng thì cũng không có gì để ngạc nhiên".

Sau cùng, từ đề nghị của Tiến sĩ kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn thuộc Đại Học Fulbright cho đến bài viết phản bác của tác giả Nguyễn Tiến Tường trên baotiengdan.com, nhà hoạt động xã hội Trần Bang cho rằng tất cả như màn hài kịch :

" Ông Nguyễn Tiến Tường có kiến thức sâu và ông nói hài như thế cũng thấy hay. Có thể cái cách buộc phải dùng đại ngôn như vậy, mua vui cũng được một vài phút cho người đọc, nó buồn cười mà có cái gì đó rất thật, còn thực tế thì người ta sẽ thấy đau…"

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 27/12/2019

********************

Nịnh "thể chế"

Phùng Dương, VNTB, 26/12/2019

"Hèn" luôn đi liền với "hạ", trong một thể chế mà quyền đường nói thẳng và thật luôn bị cho là "nhạy cảm, xuyên tạc" thì một trí thức có thể "hèn" khi họ không đứng lên chống lại sự bất công, vô lý đó. Nhưng nếu trí thức đó "hạ" mình để nâng cái "đểu giả, vô lý" đó lên thành "chân lý", thì đó là một trí thức vứt đi.

ninh1

Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, Đại học Fulbright nói cá nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xứng đáng được trao tấm huy chương vàng thứ 100 của Việt Nam tại buổi gặp mặt của Thủ tướng với doanh nghiệp.

Nhiều người nhận định quan điểm đó là "nịnh".

Facebooker Nguyễn Thiện, người trong chia sẻ sự kiện này cho rằng, dù ông không phải là một tri thức, nhưng ông "ngượng" vì phát ngôn của một tri thức như ông Tuấn.

Facebooker cũng dẫn lại một "tư cách luồn cúi" của một vị tri thức sau giải phóng trong Hồi ký của học giả Nguyễn Hiến Lê, tại trang 685 : tháng 8.1975, Đại hội trí thức yêu nước ở Nhà Hát Thành phố, tôi được mời dự với tư cách nhân sỹ. Hai người dìu cụ Trần Tuấn Khải – từng là chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc năm 1966 – 1967 – bước lên bàn chủ tọa trên sân khấu. Cụ ngồi yên, trước sau chỉ nói một câu đại ý : "Tôi đã tám mươi tuổi rồi, nhưng thực ra tôi mới một tuổi, mới sanh ngày giải phóng". Cử tọa im lặng, vì cảm động hay vì buồn cho Cụ".

"Phẩm gia của trí thức" có thể được xây dựng trong một thời gian dài nhưng dễ dàng bị phá nát bởi chữ "nịnh".

Câu chuyện "nịnh" nếu nhìn ở một góc cạnh khác là hình thức của một thời kỳ mà người nói ngay và thẳng luôn bị thiệt thòi. Thậm chí sâu hơn, những người nói thẳng đến mức gay gắt sẽ trở thành những người bất đồng chính kiến.

Và tất nhiên, kẻ biết nịnh trở thành "rường cột quốc gia" theo một nghĩa nào đó.

Đó phải chăng là lý do để "kết nạp" ông Nguyễn Đức Kiên, một "trí thức" biết cách diễn giải bằng mọi lối chính sách, chủ trương của nhà nước – dù cho sai lầm, vào "Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ" ?

"Hèn" luôn đi liền với "hạ", trong một thể chế mà quyền được nói thẳng và thật luôn bị cho là "nhạy cảm, xuyên tạc" thì một trí thức có thể "hèn" khi họ không đứng lên chống lại sự bất công, vô lý đó. Nhưng nếu trí thức đó "hạ" mình để nâng cái "đểu giả, vô lý" đó lên thành "chân lý", thì đó là một trí thức vứt đi.

Trong lịch sử, chúng ta có một Chu Văn An đứng thẳng giữa đám thần cúi đầu, khịu gối ; chúng ta cũng có một Nguyễn Trường Tộ dám đứng lên nói về tiên tiến Tây phương giữa đám cận thần hủ nho ; chúng ta cũng có một tướng Trần Độ bắn toạc sự giả dối về một chân lý xã hội chủ nghĩa.

Khác nhau về thời đại, chức vị, nhưng giống nhau ở hoàn cảnh lời thẳng thật không hề được lắng nghe, và đất nước cũng sớm rơi vào điêu tàn từ khi "thẳng" xuống và "nịnh" lên ngôi.

Khi nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền 2 nhiệm kỳ, ông ghi dấu ấn với Quyết định 97/2009/QĐ-TTg, gián tiếp tán Viện nghiên cứu phát triển (IDS).

IDS hoạt động trên cơ chế độc lập và mở. Và kết quả của những tiếng nói độc lập, thẳng thắn lại là những phán xét từ phía "an ninh quốc gia" với những luận điệu không bao giờ cũ : nhận tiền nước ngoài, chống đối nhà nước.

Kết quả giáo dục, y tế, giáo dục nát trong giai đoạn 2009-2016, riêng nguồn tiền đổ vào ngành giáo dục trở thành trò chơi thử nghiệm về sách giáo khoa và đổi mới giáo dục.

Tư duy chuyên quyền khiến cho các góp ý thẳng thắn không còn đất sống. Nạn "chảy máu chất xám" diễn ra ngay trong cơ chế, và điều đáng đau xót, chất xám đó lại là chất xám của những trí thức dám đặt lợi quyền dân tộc lên trên hết.

Khi ông Nguyễn Xuân Phúc đưa 5 thành viên là các chuyên gia kinh tế từ các nước Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Singapore vào Tổ tư vấn kinh tế của mình, ông chắc chắn đang muốn "chỉnh đốn" lại nền kinh tế trì trệ từ người tiền nhiệm. 5 người là nguồn gió mới, đưa Tổ tư vấn Kinh tế thời kỳ Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kế thừa một phần tinh thần "độc lập" của IDS. Và kết quả, chính sách này đã khiến nền kinh tế Việt Nam tươi hơn so với nhiệm kỳ trước đó.

Nhưng, giáo dục vẫn trì trệ, y tế có điểm sáng nhưng vẫn đang chịu sức ép nặng của hệ thống quan liêu hành chính. Do đó, cuộc cách mạng 4.0 hay Chính phủ kiến tạo chưa tiệm cận được 0.4.

Khoa học – công nghệ có vẻ đang dựa vào con bài chủ chốt – Vingroup. Doanh nghiệp nổi lên bất động sản và những sản phẩm ô-tô lẫn điện thoại, xe đạp điện còn lắm khuyết điểm nhưng lại thừa hiệu ứng PR "mãnh liệt tinh thần Việt".

Vào ngày 23-12-2019, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Doanh nghiệp nhằm "Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp – hiệu quả, hội nhập, bền vững". Nhưng cả ba yếu tố "hiệu quả, hội nhập, bền vững" có tồn tại được hay không đều xuất phát từ cải cách thể chế, từ những tư vấn kinh tế… có tâm và tầm.

Tâm không thể xuất phát từ những ông Nguyễn Đức Kiên, tầm càng không thể xuất phát từ những người như thế. Và cải cách thành hay không càng không thể đến từ những "trí thức nịnh".

Khi nào viện IDS còn chưa được tái lập, chừng nào những trí thức như Trần Huỳnh Duy Thức còn ngồi trong tù, chừng nào Chính phủ ứng xử với những bất đồng chính kiến bằng nhà tù thì chừng đó, mảnh đất thể chế chỉ mọc lên những loài cỏ dại cơ hội. Và không sớm thì muộn, hiện tượng "nát" sẽ sớm trở lại với nền kinh tế – văn hóa – xã hội Việt Nam. Bởi lẽ, trong lời tri mệnh diệt chủng Việt Nam của cụ Phan Bội Châu cũng đề cập hành vi, "làm cho dân ta không biết phải trái đúng sai, chỉ biết luồn cúi, vâng lời giai cấp có tiền, kẻ cho tiền và bổng lộc, chỉ còn biết say mê vật chất, cúi đầu trước kẻ đè nén xác thịt người."

Phùng Dương

Published in Diễn đàn

Bộ Tài Chính ngay lập tức lên tiếng phản bác thẩm định của Moody’s Investors Service, nói rằng Việt Nam luôn thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ một cách nghiêm túc, đúng kỳ hạn như đã cam kết với các đối tác phát triển cũng như các định chế tài chính quốc tế.

moody1

Hà Nội cần bình tĩnh khi bị Moody’s hạ mức tín nhiệm tín dụng !

Chuyên gia tài chính trong nước cho rằng nên nhìn vấn đề Moody’s đưa ra qua lăng kính chuyên môn và khách quan hơn là phản ứng thái quá.

Trước hết, về việc được giữ nguyên xếp hạng Ba3 và triển vọng tín dụng được điều chỉnh xuống tiêu cực, chuyên gia tài chính và ngân hàng Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiêu phân tích :

"Như ta biết trên thế giới có 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn là Moody’s, Standard&Poors và Fitch Ratings, họ dùng rất nhiều tiêu chí trên cơ sở kinh tế vĩ mô và vi mô để mà xếp hạng tín dụng"

"Thế thì theo Moody’s Việt Nam ở mức Ba3 (Non Investment Grade) là mức không khuyến khích đầu tư, không xứng đáng để đầu tư, hoặc nói một cách đơn giản là không đầu tư. Tất cả những quốc gia ở mức Ba3- Non Investment Grade có nghĩa là chứng khoán, trái phiếu chính phủ của quốc gia đó khi phát hành ra thuộc lọi rủi ro cao. Khi mà rủi ro cao thì những nhà đầu tư mua trái phiếu chính phủ có rating thấp như thê thì họ đòi trả lãi suất cao. Trường hợp Việt Nam là nằm trong nhóm Non Investment Grade đó, chính vì thế lãi suất trên những trái phiếu của chính phủ ở Việt Nam so với các quốc gia khác là tương đối cao" .

Về khía cạnh gọi là điều chỉnh triển vọng xuống tiêu cực mà Moody’s đưa ra cho Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu giải thích tiếp :

"Bên cạnh xếp hạng Ba3 thì có một phán đoán nữa gọi là outlook có nghĩa là triển vọng. Có 4 loại outlook, triển vọng, là rất tích cực, bình thường, không tích cực , xấu. Nếu một quốc gia mà được "triển vọng rất tích cực" có nghĩa quốc gia đó được xếp hạng tín nhiệm cao hơn. Còn nếu outlook đó mà negative thì xếp hạng tín nhiệm trong tương lai có thể xuống mức thấp hơn Ba3. Thành ra cái mà Moody’s vừa rồi tuyên bố thì nó là cái outlook, Moody’s nói xếp hạng tín nhiệm, không thay đổi ở mức Ba3, nhưng cái triển vọng trong trường hợp này là negative là tiêu cực" .

Như vậy nếu tình hình kinh tế vĩ mô, chỉ số kinh tế vĩ mô không được cải thiện, có thể Việt Nam còn bị xếp hạng thấp hơn, là khuyến cáo của chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu.

Về nhận định của Moody’s Việt Nam chậm trả nợ cũng như không phối hợp với các cơ quan trong chính phủ để có kế hoạch trả nợ cho rõ ràng, tiến sĩ Nguyễn Tri Hiếu nói đó là nhận định riêng của một tổ chức xếp hạng tín dụng như Moody’s, thì cứ trên cơ sở đó mà có sự phán đoán tích cực và thực tế hơn :

"Rõ ràng Việt Nam có khó khăn trong vấn đề trả nợ công. Tuy nhiên điều làm tôi ngạc nhiên là cái outlook cái triển vọng Moody’s cho Việt Nam là negative trong khi ở trong nước tất cả những chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô của Việt Nam đều tốt cả . Chẳng hạn năm nay chỉ tiêu tăng GDP thay vì 6,6 đến 6,8% như Quốc Hội đã đề ra thì trên thực tế, theo một tính toán mới ngày hôm qua, có thể GDP của Việt Nam đạt được tới 7,1% tức là cao hơn cả mức cao Quốc Hội đưa ra là 6,8%. Đồng thời nữa, tỷ lệ lạm phát Quốc Hội đề ra là không quá 4% mà thực tế thì hình như Việt Nam ở mức 3,1% tại thời điểm này. Rồi thì tỷ giá của Đồng Việt Nam so với ngoại tệ từ đầu năm tới giờ hầu như không thay đổi ở mức 23.000 VND/1USD. Trong lúc tỷ gia ổn định cộng với chỉ số về kinh tế vĩ mô tích cực thì Moody’s lại cho triển vọng của Việt Nam là tiêu cực thì có thể Moody’s có những chỉ tiêu mà theo họ đánh giá là tiêu cực hơn bản thân của chính phủ Việt Nam. Theo nhận định và theo khảo sát thì có thể Moody’s thấy là chính phủ không tuyệt đối giữ cam kết trả nợ cũng như không kết hợp với các cơ quan ban ngành để lên một kế hoạch trả nợ. Đó là sai biệt giữa đánh giá của chính phủ Việt Nam và đánh giá của một tổ chức tín nhiệm.

Dưới mắt Bộ Tài Chính, việc Moody’s hạ giảm triển vọng tín nhiệm của Việt Nam là không xác đáng vì chỉ đơn thuần dựa trên sự việc riêng lẻ trong toàn thể nghĩa vụ nợ dự phòng chứ không căn cứ trên những thành tựu toàn diện mà Việt Nam đạt được qua phát triển kinh tế, xã hội cũng như khả năng chống đỡ trước những biến động từ bên ngoài mà Việt Nam ra sức cải thiện.

‘Không tương xứng’ cũng là từ Việt Nam sử dụng để ám chỉ sự đánh giá về triển vọng tiêu cực mà Moody’s nhắm vào Việt Nam. Theo Bộ Tài Chính, tín nhiệm thăng hạng sau gần một thập kỷ , điển hình Tập Đoàn Điện Lực EVN Việt Nam đã được Fitch Ratings xếp hạng tín dụng tích cực, rằng Chính Phủ, Bộ Tài Chính và các cơ quan ban ngành đã triển khai cũng như cải thiện công tác phối hợp hành chính trong việc thanh toán dư nợ công, đặc biệt không gây tổn thất đối với phía cho vay.

Việt Nam đã phần nào có phản ứng thái quá khi phản bác cách đánh giá của Moody’s, là nhận định của tiến sĩ, chuyên gia tài chính và thị trường Vũ Đình Ánh :

"Bởi vì thứ nhất trong xếp hạng tín nhiệm của một công ty uy tín trên thế giới thì người ta đánh giá cái triển vọng là tích cực hay tiêu cực, và có lẽ Việt Nam phản ứng quá mạnh vì chữ "tiêu cực" đó. Thực ra phải nhấn mạnh là họ vẫn giữ nguyên cái xếp hạng của Việt Nam, còn cái tiêu cực ở đây là khả năng có thể xem xét hạ bậc tín nhiệm nếu như Việt Nam không có những động thái rõ ràng".

"Theo tôi sự đánh giá của Moody’s như vậy chủ yếu không phải là nguy cơ không trả được nợ hay vỡ nợ mà là vấn đề nếu tiếp tới đây Việt Nam tiếp tục vay nợ trên thị trường quốc tế thì rất có khả năng lãi suất sẽ bị điều chỉnh tăng lên chứ không phải mức lãi suất như hiện tại".

Việc xếp hạng tín nhiệm của Moody’s là động lực khiến Việt Nma phải lo điều chỉnh lộ trình, qui mô và kế hoạch để phát hành trái phiếu quốc tế khi Việt Nam có nhu cầu về vốn. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh :

"Còn từ phía chính phủ thì tôi cho rằng nên bình tĩnh xem xét những cái đánh giá như vậy bởi vì Moody’s là một công ty xếp hạng có uy tín mà thông thường thì thị trường tài chính quốc tế sẽ căn cứ vào đó để mà có những giao dịch tài chính với Việt Nam".

Nguồn tin từ Bộ Tài Chính ngày 18 tháng Mười Hai cho thấy chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu củng cố vững chắc nền kinh tế vĩ mô , nâng cao năng lực nội tại và đẩy mạnh cải cách thể chế.

Việt Nam còn cho rằng Moody’s cũng như những tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nên có thông tin đầy đủ và cơ sở xác thực để có thể nhìn nhận đúng đắn và tích cực hơn về hồ sơ tín dụng của Việt Nam.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 20/12/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 5