Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 16 février 2020 12:55

Dịch bệnh và kỳ thị

Trong mùa Tết vốn thường rất bận rộn có một điều gì không bình thường xảy ra ở nhà hàng Peking Duck House ở khu Chinatown lịch sử của thành phố New York là không có một đoàn người xếp hàng chờ.

kythi1

Khu phố Tàu ở London vắng khách trong mùa dịch corona virus - Ảnh minh họa

Ông Kenny Au, quản lý ở nhà hàng vốn bình thường có một danh sách người chờ và đám đông tràn ra sắp hàng ngoài cửa tiệm, than phiền : "Đã là một sự sụt giảm khách hàng đáng kể cho chúng tôi". Đằng sau ông là một căn phòng với những bàn ăn trưng bày lịch sự nhưng hầu hết không có khách cho một bữa ăn trưa. Ông Au công nhận "Rất nhiều người sợ và họ không muốn nguy hiểm cho mình".

Ở đầu bên kia của lục địa Hoa Kỳ, khi đi qua khuôn viên trường đại học hay ngồi trong lớp học, cô Rosen Huỳnh cố gắng hết sức để không ho.

Lo sợ về virus Corona đã lan tràn quanh thế giới, và nhiều người như cô Rosen đã đột nhiên bị nhắc nhở đến nguồn gốc Đông Á của mình. Mỗi cái ho, mỗi tiếng húng hắng, cô sinh viên 22 tuổi nói, có vẻ đã dẫn đến những cái liếc mắt nghi ngờ hay cái nhìn la lạ.

Cô Huỳnh, sống ở Monterey Park, nói "Tôi không biết người ta nhìn tôi vì tôi ho hay vì tôi là người Châu Á đang ho, nhưng họ nghĩ tôi có thể có virus Corona. Tôi có cảm tưởng mỗi lần tôi ho, người ta lại cảm thấy khó chịu vì điều đó. Đáng lẽ tôi không phải cảm thấy như vậy".

Virus và bệnh tật thường tạo nên hốt hoảng. Nhưng virus Corona đã tạo nên một chuyện khác nữa ngoài thông tin sai lạc và tin đồn thất thiệt : kỳ thị, cảm tưởng bài Trung Hoa, và do đó lây sang những người Châu Á khác. Người ta đã có những tấn công tàn nhẫn ở các nơi công cộng, kể cả cái nhìn nghi ngờ và những lời nói độc địa ; họ đã thấy người ta cuống quýt tránh né họ.

Một sinh viên viết trên Snapchat "Đang học Calc 151 với toàn người Châu Á trong lớp… Tôi hy vọng không bị virus Corona… đang tính chuyện bỏ lớp này".

Một bác sĩ ở Ontario nói con trai của bà đã bị chặn lại ở trường bởi những đứa học trò khác muốn "thử nghiệm" xem nó có virus hay không chỉ vì nó có nửa máu người Hoa.

Loại coronavirus mới, vốn tạo nên một loại bệnh đường hô hấp và sưng phổi, đã lây nhiễm trên 24 quốc gia trên thế giới, với nay đã có bốn trường hợp tử vong bên ngoài Trung Quốc, một ở Hồng Kông, một ở Philippines, một ở Nhật Bản và một ở Pháp.

Những con số thống kê mới nhất của Bắc Kinh hôm Thứ Bảy cho thấy có 66.492 trường hợp nhiễm bệnh với 1.523 người chết hầu hết ở Hồ Bắc. Bên ngoài Hoa lục, đã có khoảng 500 trường hợp ở 24 quốc gia và lãnh địa. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói toàn thế giới phải chuẩn bị vì không thể nói dịch bệnh sẽ lan đi đâu. Trong hoàn cảnh như vậy, hốt hoảng cũng hiểu được.

Nhưng bên cạnh đó, những thông tin sai lạc kể cả khuyến cáo tránh thức ăn Châu Á và những khu vực có người Châu Á đã được phổ biến, và những video chiếu cảnh người Châu Á ăn dơi kèm theo những đồn đoán không đúng về nguồn gốc của virus cũng như những bình luận vô nhân đang lan truyền trên Internet.

Một làn sóng những cuộc thảo luận độc địa và những lời nói khôi hài có tính cách miệt thị về người Hoa hay người Châu Á nói chung đang ngày càng loan truyền trên internet, dựa trên những thành kiến liên hệ người Hoa và người Châu Á với thức ăn bệnh tật và dơ bẩn, theo các chuyên gia.

Một số người ở California cảm thấy mối lo sợ kỳ thị chủng tộc quanh virus này đã được xác nhận khi cuối tháng Giêng dương lịch, trung tâm dịch vụ y tế của đại học UC Berkeley nói bài ngoại đối với người Châu Á là "một phản ứng bình thường" trong một thông tin đưa lên Instagram tập trung vào việc gọi là "điều hòa nỗi sợ và lo lắng" liên quan đến căn bệnh giống cúm này. Ngay lập tức viện đại học bị một làn sóng chỉ trích.

Michelle Lee tweet một cách mỉa mai : "Cảm thấy nỗi sợ nhẹ mà người ta có về tôi ở chốn công cộng suốt tuần". Angie Chen, phụ tá cho một thành viên Hội đồng Thành phố Berkeley và mới tốt nghiệp trường nói thông điệp này là "công khai và kinh khủng" trong sự thiệt hại cho người da màu, và còn đáng kể hơn nữa vì hơn 40% sinh viên năm đầu tiên của trường là gốc Châu Á. Và thêm "Người ta có thể hơi lo, điều đó là đúng. Nhưng gộp chung bài ngoại với tất cả những thứ như lo lắng và cảm thấy bất lực, chính thức hóa những phản ứng này cho virus".

Trước phản đối, viện đại học vội xóa thông điệp này và xin lỗi. Một tuyên bố của Tang Center viết : "Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự hiểu nhầm nó đã tạo nên".

Andrew Nguyễn, 22 tuổi, nhân viên bán hàng của Aape, một tiệm bán quần áo ở West Hollywood, đang tính tiền cho một khách hàng khi một người nhìn ông một cách miệt thị. Khi ông thò tay vào bịch để scan nhãn hiệu trên cái mặt nạ mà người này mua (loại mặt nạ thời trang chứ không phải y tế) ngón tay anh đụng vào miếng vải.

Người khách hàng bảo : "Có thể lấy cho tôi cái mới được không ?"

Andrew hỏi lại "Tại sao ?"

Người kia trả lời "Vì anh đã đụng vào nó".

Chuyện này xảy ra khi những video về cảnh người Châu Á ăn những món thịt lạ đang lan tràn trên Internet vào đầu tháng Hai, và Andrew bảo : "Tôi có cảm tưởng chắc là ông ta đã thấy một trong những đoạn video đó".

Đọc những lời bình luận độc địa trên những bài báo về virus đã làm cho cô Katherine Lu lo ngại. Cô không sợ bản thân mình sẽ phải trải qua một kinh nghiệm kỳ thị vì cô sống ở Los Angeles và ít khi phải dùng phương tiện chuyên chở công cộng.

Cô nói : "Nếu tôi sống ở những thành phố lớn nơi chuyên chở công cộng là tối cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, tôi sẽ lo ngại là người ta lo sợ không muốn chia sẻ cùng không gian với tôi, chỉ vì màu da của tôi. Virus Corona chỉ là một cơ hội cho họ có thể bày tỏ kỳ thị chủng tộc một cách mà có thể biện minh được".

Đó cũng là lúc mà Bác sĩ Nancy Messonnier, giám đốc Trung tâm quốc gia về chủng ngừa và các bênh đường hô hấp của các trung tâm CDC, tuyên bố "Đừng giả định là nếu ai đó gốc Á, họ có virus Corona".

Nhưng nhiều người đã hốt hoảng : kêu gọi tự áp đặt hay áp đặt cho toàn cộng đồng những cấm vận không dựa trên những khuyến cáo của các viên chức y tế quốc gia.

Một sinh viên viết trên một trang Facebook nơi các sinh viên trường đại học UC Santa Barbara dùng để mua bán đồ cho nhau "Đóng cửa tạm thời UCSB trước khi một người trong chúng ta chết vì virus Corona", với link cho một kiến nghị trên Change.org.

Và tiếp "Chúng ta có một số lớn những người thường xuyên đến từ Trung Quốc và những người viếng thăm Trung Quốc vốn có tiềm năng gây bệnh cho mọi người".

Post này sau đó bị xóa nhưng trang trên Change.org vẫn còn và có được 1.100 chữ ký.

Giáo sư Gilbert Gee, giáo sư của Trung tâm Y tế công cộng Fielding của trường UCLA giải thích : "Chúng ta có khuynh hướng lẫn lộn những người đau ốm với toàn thể những nhóm người, và điều đó là cho nó có tính cách phân biệt đối xử. Khi đưa ra với toàn thể một nhóm người thì đó là kỳ thị".

Nhưng kỳ thị không có gì mới mẻ. "Nạn da vàng" đến từ Châu Âu từ thế kỷ thứ 19. Mà không phải chỉ người Hoa. Hồi đầu thập niên 1930, Los Angeles và các viên chức y tế công cộng của California đã đưa một nghị quyết lên Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị trục xuất tập thể những người Philippines. Họ lý luận là mức nhiễm bệnh lao phổi cao trong số người Philippines đã làm quá tải hạ tầng cơ sở y tế công cộng.

Thành ra nếu như một số dự phóng, dịch bệnh coronavirus sẽ lan tràn khắp thế giới, chúng ta, những người Việt trong cộng đồng nên chuẩn bị tinh thần không những cho những kỳ thị cá nhân mà còn cho toàn thể cộng đồng. Nhóm người thì đó là kỳ thị".

Nhưng kỳ thị không có gì mới mẻ. "Nạn da vàng" đến từ Châu Âu từ thế kỷ thứ 19. Mà không phải chỉ người Hoa. Hồi đầu thập niên 1930, Los Angeles và các viên chức y tế công cộng của California đã đưa một nghị quyết lên Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị trục xuất tập thể những người Philippines. Họ lý luận là mức nhiễm bệnh lao phổi cao trong số người Philippines đã làm quá tải hạ tầng cơ sở y tế công cộng.

Thành ra nếu như một số dự phóng, dịch bệnh coronavirus sẽ lan tràn khắp thế giới, chúng ta, những người Việt trong cộng đồng nên chuẩn bị tinh thần không những cho những kỳ thị cá nhân mà còn cho toàn thể cộng đồng. 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 16/02/2020

Published in Diễn đàn
lundi, 30 décembre 2019 22:36

Trật tự dân chủ sẽ tồn tại ?

Trong các bài bình luận, các cuộc hội thảo chính trị, thật là thời thượng khi người ta phân vân là liệu trật tự quốc tế cấp tiến vốn đã chế ngự thế giới, có thể tồn tại nổi trước những "thế lực thù nghịch" đang liên tiếp tấn công trong thập niên 2010, qua cái mà tờ Wall Street Journal gọi là "Thập niên của gián đoạn".

trattu1

Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Thủ Tướng Anh Boris Johnson gặp nhau tại cuộc họp thượng đỉnh của NATO hôm 4/12/2019, tại Watford, Anh Quốc. (Hình : Getty Images)

Nhưng nếu chúng ta đừng quá bi quan, vẫn có thể đánh cá là dân chủ, chủ nghĩa toàn cầu, và mậu dịch tự do sẽ còn bền vững trong thập niên thứ ba của thế kỷ thứ 21.

Hãy bắt đầu với tình trạng của nền dân chủ. Không có gì đáng lo ngại hơn là hai cú đấm kinh hồn của Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Thủ Tướng Anh Boris Johnson, vốn đã lên nắm quyền ở hai nền dân chủ cổ nhất và quan trọng nhất bằng cách đánh thức con quái vật của chủ nghĩa dân tộc.

Với Tổng Thống Trump tập trung sự bực tức vào NATO và Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO), và Thủ Tướng Johnson đùng đùng bỏ ra khỏi Liên Hiệp Âu Châu, hai lãnh tụ này đã thay đổi "một liên hệ đặc biệt" có thời được tôn thờ là một cột trụ cho ổn định toàn cầu (có đôi chút hoen ố bởi cuộc chiến tranh Iraq) trở thành điều trông giống như là những máy ủi đất.

Ở những nơi khác, sự bất chấp dân chủ đã chiếm đoạt những nền dân chủ non trẻ ở Hungary và Ba Lan, và ngay cả đe dọa những nền dân chủ già dặn hơn với sự thăng tiến nhanh chóng của những đảng dân túy như đảng Alternative fur Deutchland của Đức, hay đảng chống di dân mang cái tên mỉa mai Freedom Party của ông Norber Hofer ở Áo.

Trong khi đó, trong nền dân chủ lớn nhất thế giới là Ấn Độ, Thủ Tướng Narendra Modi và đảng dân tộc Ấn Giáo của ông Bjharatiya Janata Party có vẻ đang gửi đi cùng một thông điệp. Đã có rất nhiều nghi ngại là liệu cơ chế chính trị dân chủ có một hệ thống miễn nhiễm mạnh đủ để chống lại bệnh dịch tạo nên trong không gian ảo của thông tin sai và thông tin dỏm, và sự tấn công tin tặc có hệ thống từ những nhà độc tài như Tổng Thống Vladimir Putin của Nga.

Nhưng dân chủ không chịu bỏ cuộc, và trong năm 2019 (vốn có thể gọi là năm của phản đối toàn cầu) nó tiếp tục tự hồi sinh từ quần chúng. Việc này đang xảy ra ở những chỗ khó có khả năng xảy ra nhất quanh thế giới, ở những quốc gia như Iran, Lebanon, Iraq, Chile, và trên hết tất cả, ở Hồng Kông, nơi nhiều ngàn nhà tranh đấu cương quyết đã bất chấp súng đạn, khói cay, làm mất mặt Chủ Tịch Tập Cận Bình ngay trong khi ông đang củng cố chế độ độc tài tại Hoa Lục.

Có thể những nền dân chủ như ở Anh hay ở Hoa Kỳ đã trở thành hủ hóa, nhưng lý tưởng dân chủ nói chung vẫn là một đòi hỏi mạnh mẽ và luôn hồi sinh, và như các nhà xã hội học và chính trị học đã bảo chúng ta từ lâu nay, sẽ mạnh hơn một khi mức độ lợi tức và giáo dục gia tăng trên toàn thế giới.

Nền kinh tế quốc tế, trụ cột của trật tự cấp tiến, cũng đang trải qua những căng thẳng lớn, và có vẻ đã sống còn khá toàn vẹn. Năm 2019 đã bắt đầu với những nỗi sợ là cuộc chiến mậu dịch của Tổng Thống Trump sẽ tạo nên một cuộc suy thoái toàn cầu, và trong số những người lo ngại nhất chính là chủ tịch Jerome Powell của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, người mà vào giữa năm, đã nói ông và các nhà cầm đầu các ngân hàng trung ương không biết mọi sự nó tệ đến đâu.

Ông Powell giải thích : "Vấn đề là không có bao nhiêu kinh nghiệm phản ứng cho căng thẳng mậu dịch toàn cầu". Nhưng có vẻ như ngay cả tổng thống Hoa Kỳ cũng không đơn phương đưa được thế giới trở lại giai đoạn của thập niên 1930 khi Hoa Kỳ tăng thuế quan, tất cả các quốc gia khác trả đũa tạo nên cuộc đại suy thoái.

Tạp chí Foreign Policy, một cách lạc quan nói là "ngày nay, sự liên kết phức tạp của hệ thống kinh tế toàn cầu và chu trình cung cấp đã chứng tỏ không thể nào phá hủy được- ngay cả bởi người có nhiều quyền hành nhất hành tinh".

Thế còn các định chế của hệ thống quốc tế thì sao ? Hoa Kỳ luôn luôn có một liên hệ khó khăn với những đứa con mà họ đã đẻ ra hậu thế chiến thứ hai, chính là Liên Hiệp Quốc, Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO) và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Và thực ra Tổng Thống Trump chỉ cho lộ diện những gì mà Hoa Kỳ ngấm ngầm bực tức.

Đúng, Tổng Thống Trump đã hạ nhục những định chế này ở một mức độ chưa từng thấy và đòi hỏi ở họ hơn bao giờ hết. Nhưng ông chỉ nói ra một cách gay gắt hơn những gì mà Tổng Thống Barack Obama, vốn cũng đã chỉ trích các đồng minh NATO là ăn theo, và cựu Tổng Thống George W. Bush, mà trong chốn riêng tư, chính phủ của ông đã chế diễu liên minh và dè bỉu Liên Hiệp Quốc.

Ngay cả dưới thời Tổng Thống Bill Clinton, đại diện thương mại Mickey Kantor đã từng nói ông không thích "thần học" mậu dịch tự do và thích người Mỹ hành xử như những người theo chủ nghĩa trọng thương.

Tổng Thống Trump đã tìm cách làm yếu đi WTO bằng cách không cho bổ nhiệm thêm thẩm phán khiến tòa tối trọng tài tối cao không còn hoạt động được nữa, nhưng ngay cả định chế đó cũng có triển vọng sống lâu hơn vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, bởi ông Trump cùng lắm cũng sẽ chỉ có thêm bốn năm nữa tại chức để tấn công vào hệ thống toàn cầu.

Chúng ta cũng đừng quên là sự thăng tiến của các ông Trump và Johnson đại diện cho một phản ứng chính đáng về những sai lầm chính sách của giới quyền thế vốn đã chế ngự hệ thống quốc tế.

Tổng Thống George W. Bush, dưới ảnh hưởng sai lầm của ông Phó Tổng Thống Dick Cheney, đã cầm đầu đảng Cộng Hòa đi sai đường trong cuộc chiến tranh Iraq và sự bất cần trong việc mở cửa cho Wall Street, vốn đã mở đường cho cuộc sụp đổ tài chánh lớn nhất từ năm 1929 và cuộc Suy thoái vĩ đại. Việc đó đã khiến cử tri từ bỏ lối suy nghĩ cổ truyền của đảng Cộng Hòa, mở đường cho việc Tổng Thống Trump nắm quyền.

Ở Anh cũng vậy, sự chuyển đổi sang cánh hữu quá mức của ông Tony Blair đã dẫn đến phản ứng là ông Jeremy Corbyn xã hội chủ nghĩa bên Lao Động và ông Johnson dân túy bên Bảo Thủ.

Nhưng điều quan trọng hơn là ông Trump và ông Johnson chỉ là căng thẳng mới nhất cho hệ thống từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, vốn đã trải qua một số khó khăn lớn nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.

Trong một phần tư thế kỷ vừa qua, thị trường tài chánh đã sụp đổ nhiều lần, nhưng nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nguyên vẹn. Khủng bố Hồi Giáo đã tấn công ở nhiều thủ đô trên toàn thế giới, nhưng một sự đụng độ của văn minh chưa thấy xảy ra.

Nhà bình luận Owen Harries đã có một lần viết trên tạp chí Foreign Affairs là "Tây phương chính trị không phải là một kiến trúc tự nhiên nhưng rất nhân tạo. Nó cần phải có sự hiện diện của một Phương Đông thù nghịch để hình thành và duy trì đoàn kết. Thật đáng nghi ngờ là liệu nó có thể tồn tại sự biến mất của kẻ thù hay không ?"

Nhưng những kiến trúc quốc tế này vẫn tiếp tục bành trướng mặc dầu bị tấn công. Chả thế mà chúng ta thấy các quốc gia vẫn tiếp tục ký kết những thỏa thuận mậu dịch tự do bất chấp Hoa Kỳ.

Ngay cả trong đàn hạch, nhà bình luận Michael Hirsch của Foreign Policy cũng coi là có điều tích cực khi những lời điều trần của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã là những xác nhận cho những giá trị truyền thống của Hoa Kỳ về đối xử công bình không những với Ukraine mà với mọi quốc gia trên thế giới.

Một sử giả người Việt thì bảo "Đừng quên câu chuyện tái ông thất mã, trong cái rủi biết đâu lại không có cái may".

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 30/12/2019

Published in Diễn đàn
mercredi, 11 décembre 2019 18:55

Đảo ngược vai trò

Cuộc họp thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm thành lập Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa kết thúc ở Anh quốc tuần rồi đã có một số điều đáng ngạc nhiên. Mà ngạc nhiên nhất cho Châu Âu là về thái độ của Tổng thống Donald Trump.

daonguoc1

Từ trái : Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson trên sân khấu cuộc họp Thượng Đỉnh NATO hôm 4/12/2019 tại Watford, England. (Hình : /Steve Parsons-WPA Pool/Getty Images)

Tổng thống Trump, như tờ New York Times nhận xét, luôn rất thích làm cho các lãnh tụ Châu Âu mất thăng bằng, gây sự với đồng minh, thân thiện với đối thủ, và tạo ra một cuộc chạy đua làm cách nào tốt nhất để đối phó với ông. Nhưng trong giai đoạn gần đây Châu Âu cũng đang trải qua những thay đổi chóng mặt và có vẻ chuyến này Châu Âu đã làm tổng thống mất thăng bằng.

Trước hết là cuộc họp báo với Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp. Tổng thống Trump đã ngồi xuống cái ghế nạm vàng kế bên Tổng thống Macron, chuẩn bị cho một điều đã thành một thủ tục ở trên đất nhà của ông ở Tòa Bạch Ốc : Ông nói thao thao bất tuyệt trong khi lãnh tụ ngồi đối diện chỉ còn cách cười gượng gạo trước những câu nói đùa, lời tấn công hay ngay cả sự sỉ nhục.

Nhưng ông Macron đã đổi kịch bản. Khi cuộc họp báo kéo dài 45 phút ở tư dinh Đại sứ Hoa Kỳ ở Luân Đôn kết thúc, ông Tổng thống Pháp đã đạt được một điều hiếm có, lật ngược lại vai trò, đặt tổng thống vào thế thủ về viễn ảnh của ông cho NATO và về cách ông giải quyết cuộc tranh chấp quân sự liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đã có một lúc ông Macron gạt phắt sang một bên sự cố gắng nói đùa của tổng thống. Nhướng mình sang phía ông Macron, ông Trump hỏi : "Liệu ông có muốn vài tay súng ISIS tử tế không ?". Và rồi sau khi nói "nhiều" tay súng này đến từ Pháp, Tổng thống Trump tiếp "Tôi có thể tặng họ cho ông".

daonguoc2

Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc hội kiến ở Winfield House, London vào ngày 3/10/2019. (Hình : Ludovic /Getty Images)

Ông Macron, ngồi ở mép ghế, tay nắm chặt trên đùi, trả lời "Hãy nghiêm chỉnh. Số rất lớn những tay súng ở hiện trường là những tay súng đến từ Syria, từ Iraq". Tổng thống Trump không có câu trả lời.

Giây phút đầy kịch tính này đã làm nổi bật một liên hệ vốn đã từng là một ôm hôn kéo dài, phủi bụi trên ve áo, và cú bắt tay đến nổi gân đã biến dạng trước những chia rẽ từ khủng bố đến chính sách mậu dịch. Lần này, sự suy đồi trong liên hệ xảy ra trước ống kính truyền hình.

Tiến sĩ Heather Conley, Giám đốc chương trình Châu Âu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington giải thích "Tổng thống Trump không thích đối đầu trực diện và không biết làm sao để phản ứng khi mình là nạn nhân. Ông Macron hiểu điều đó. Ông quyết định cách phòng thủ tốt nhất là tấn công".

Trước đó trong ngày, tổng thống, một người thích tuyên bố tùy hứng, đã giữ kẽ không nhảy vào cuộc bầu cử ở Anh đang sắp xảy ra. Hẳn là ông bực bội lắm nhưng với khuyến cáo của Thủ tướng Boris Johnson bên tai, ông rất kiềm chế, chỉ nói là ông Johnson sẽ là một thủ tướng tốt.

Đối với tổng thống vốn tự hào là mình là "Kẻ gây rối vĩ đại", đây quả là một sự đổi chiều đáng kinh ngạc, và là một sự thay đổi tình hình ở Châu Âu – với một vị tổng thống Pháp đầy tham vọng, một thủ tướng "vịt què" ở Đức và một thủ tướng dân túy đang đòi ly khai ở Anh – đã làm thay đổi những tính toán của tổng thống.

Hiện nay, ông Macron đã thay thế Thủ tướng Angela Merkel của Đức là đối thủ chính của Tổng thống Trump ở Châu Âu. Điều mỉa mai là những lời bình luận gần đây của Tổng thống Pháp là NATO đã quá mệt mỏi và đang chơi vơi về chiến thuật – hay trong một tình trạng "hoại não" như ông đã nói trong bài phỏng vấn với tờ The Economist hôm tháng rồi – đã làm cả ông Trump lẫn bà Merkel tức giận, khiến trong giây lát hai người đã là đồng minh.

Riêng về ông Johnson, đồng minh tự nhiên nhất của ông ở Châu Âu, tổng thống đã gần như là công khai bực tức khi ông cố tìm cách tránh không dính đến cuộc tổng tuyển cử vào ngày 12/12 tới đây. "Tôi không muốn làm cho mọi sự phức tạp hơn", ông nói, trong một sự công nhận miễn cưỡng là ông đã không được bao nhiêu người dân Anh thích khiến nếu ông lên tiếng ủng hộ ông Johnson thì chỉ làm hại ông Johnson.

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 09/12/2019

Published in Diễn đàn

Nước Mỹ mất gì khi bức tường Berlin sụp đổ ?

Lê Mạnh Hùng, Người Việt, 13/11/2019

Khi bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 10 tháng Mười Một cách đây ba muơi năm, Tổng Thống Mỹ George H.W Bush không tỏ ra xúc động và vui mừng bao nhiêu. Và khi được các phóng viên báo chí vặn hỏi, ông Bush trả lời "Tôi không phải là loại người đa cảm" (I’m just not an emotional kind of guy).

30nam1

Tổng Thống George H. W. Bush và Thủ Tướng Đức Angela Merkel trong chuyến thăm Berlin hồi tháng Bảy, 2008. (Hình : Getty Images)

Một phần lý do là bản tính tự kiềm chế bẩm sinh của một con người điển hình thượng lưu của miền New England. Một phần khác là ông không muốn làm gì để động lòng Moscow vốn trong tình trạng dao động vì việc mất cả đế quốc tại Đông Âu. Nhưng nay sau ba mươi năm nhìn lại có thể rằng ông Bush đã linh cảm rằng việc sụp đổ của bức tường Berlin đã làm cho nuớc Mỹ mất nhiều hơn là được.

Người ta đã nói nhiều điều, những hậu quả không ngờ của sự sụp đổ của đế quốc Xô Viết đối với trật tự thế giới. Chúng ta đã biết đến việc nó thả ra khỏi cái chai các ông thần của tinh thần tôn giáo và dân tộc nguyên thủy. Người ta cũng nói đến sự xuất hiện của một nước Nga hận thù. Nhưng điều mà rất ít người nói đến là điều mà Mỹ bị mất trong sự sụp đổ này. Với sự sụp đổ của đế quốc Cộng Sản, nước Mỹ mất một kẻ thù có thể làm cho toàn dân đoàn kết. Ngày nào mà đất nước còn bị đe dọa bởi một kẻ ngoại thù, thì tự nhiên có một giới hạn cho những tranh chấp bên trong. Đẩy mâu thuẫn nội bộ lên đến quá mức là không ái quốc.

Thế nhưng một khi không còn đối thủ, hay ngay cả một kẻ cạnh tranh, người Mỹ bắt đầu bỏ các giới hạn trong việc tranh chấp phe đảng. Không có gì làm cho nước Mỹ chia rẽ hơn là khi vị thế độc tôn của Hoa Kỳ được xác định. Tinh thần phe đảng không phải đến khi Cộng Sản sụp đổ mới có, nhưng nó đã được đẩy lên đến đỉnh cao sau đó. Điều này có thể thấy qua việc lựa chọn thẩm phán Tối Cao Pháp Viện.

Trong số năm vị thẩm phán cuối cùng được đề cử trước năm 1989, có đến bốn người được tất cả Thượng Viện bỏ phiếu đồng ý. Từ đó đến nay, không một thẩm phán nào được toàn thể Thượng Viện chấp nhận. Trong vòng vài tuần nữa, có rất nhiều triển vọng rằng Tổng Thống Donald Trump sẽ bị Hạ Viện đàn hạch và đưa ra Thượng Viện xử. Nếu như vậy có nghĩa là chỉ trong vòng hơn hai chục năm đã có nhiều vụ đàn hạch hơn là cả hai trăm năm trước của lịch sử nước Mỹ.

Lịch sử không cho phép làm một thí nghiệm như trong vật lý. Chúng ta không thể biết tình trạng của chính trị Hoa Kỳ trong một thế giới mà vẫn còn một thế giới Cộng Sản vũ trang đe dọa đằng sau bức tường Berlin. Chúng ta chỉ quan sát những sự kiện và những sự kiện cho thấy rõ ràng là có một sự phân hóa gia tăng bắt đầu từ những năm 1990.

Sử gia Peter Beinart mô tả ông George H.W. Bush như là vị tổng thống chính đáng (legitimate) cuối cùng của nước Mỹ. Tuy rằng cử tri không chịu cho ông một nhiệm kỳ thứ hai nhưng không ai coi việc ông làm tổng thống là một vết nhơ cho đất nước. Trong số những người kế nhiệm ông, ba người bị các đối thủ tố cáo là trốn lính, một người bị tố cáo là không phải dân Mỹ. Có thể rằng có một thay đổi nào đó trong việc lựa chọn ứng cử viên kể từ năm 1992, nhưng rõ ràng là thấy sự thù nghịch gia tăng.

Không một tổng thống nào kể từ năm 1988 đạt được 400 phiếu cử tri đoàn ; không một người Cộng Hòa nào thắng tại hai bên bờ đại duơng và không một người Dân Chủ nào thắng ở miền Nam. Thành ra có thể nói kể từ sau Chiến Tranh Lạnh không có một vị tổng thống nào đại diện cho toàn quốc.

Trong truyện hoạt họa The Simpsons có một đoạn trong đó Homer bị gởi xuống địa ngục để chịu trừng phạt. Homer lúc nào cũng thèm ăn bánh "donut" thành ra cái sự trừng phạt của Homer là bị nhồi nhét chỉ ăn "donut" không cho ăn gì khác. Độc tôn đơn cực chính là sự trừng phạt của nuớc Mỹ. Sau gần nửa thế kỷ đấu tranh để đánh đổ đối thủ của mình, Hoa Kỳ cuối cùng có quá nhiều cái mà mình muốn.

Đế quốc Xô Viết là kẻ thù tốt nhất mà nước Mỹ có thể có. Nó cho người Mỹ một cảm giác an toàn nhất về mình và vị thế của mình trên thế giới. Nó cũng cho phép người Mỹ lái lòng thù hận ra phía ngoài thay vì quay vào trong xâu xé lẫn nhau. Giống như năng lượng trong đạo luật thứ nhất của nhiệt động lực học, nó không bị tiêu hủy mà chỉ chuyển biến. Một quốc gia càng ít hướng nó ra ngoài thì nó càng quay vào trong.

Chiến thắng của Hoa Kỳ trong Chiến Tranh Lạnh là một kỳ công cần phải được xưng tụng trong dịp kỷ niệm 30 năm sự sụp đổ của bức tường Berlin tháng này. Nhưng đó cũng là một chiến thắng mà nuớc Mỹ phải trả một giá quá đắt.

Lê Mạnh Hùng

Nguồn : Người Việt, 13/11/2019

*****************

Hướng về Việt Nam trong ngày kỷ niệm 30 năm bức tường Bá Linh sụp đổ

Tường An, RFA, 12/11/2019

Tại nơi này, không ai có thể tưởng tượng được là cách đây 30 năm, đã có một bức tường như thế đứng sừng sững, ngăn đôi Đông Bá Linh và Tây Bá Linh trong cuộc chiến tranh lạnh kéo dài 43 năm. Bức tường dài 155 cây số giờ chỉ còn là những hàng gạch được giữ làm kỷ niệm, một phần bức tường vẫn còn được giữ lại. Năm 2007, chính quyền Bá Linh cho xây dựng một tuyến đường cho xe đạp dọc theo bức tường năm xưa. Tại đây, một bảo tàng viện nhỏ cũng được xây lên để giữ lại những hình ảnh vượt biên của người từ Đông Bá Linh vượt tường sang Tây Bá Linh.

berlin1

Khoảng gần 3 triệu người đã trốn thoát khỏi Đông Đức sang Tây Đức, trong đó, có khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua bức tường bằng nhiều ngã khác nhau - Reuters

Nhiều người Việt từ khắp nơi cũng đã đến đây để thăm lại di tích lịch sử này, để sống lại một sự kiện đã làm thay đổi cục diện của thế giới, từ chế độ chủ nghĩa xã hội Đông Đức sang chế độ tự do của Cộng Hoà Liên bang Đức. 

Đến từ Paris, nhà báo Từ Thức cho biết lý do ông phải có mặt tại Berlin trong thời điểm này :

"Tôi muốn có mặt ở đây là vì ngày hôm nay là một ngày lịch sử, không phải chỉ riêng cho nước Đức mà cho khắp thế giới. Có hai điều :

- Điều thứ nhất : Ngày này chứng tỏ chế độ cộng sản chấm dứt ở Tây phương, người Tây phương đã vỡ mộng về chế độ cộng sản.

- Điều thứ hai : Bất cứ một chế độ độc tài nào, dù vững mạnh tới đâu đi chăng nữa, cũng có một ngày sụp đổ như bức tường này. Bức tường này là một biểu hiệu cho sự sụp đổ của bất cứ chế độ độc tài nào. 

Chúng ta hy vọng rằng, một ngày gần đây Việt Nam cũng ở trong hoàn cảnh đó, nghĩa là : chế độ cộng sản sụp đổ để cho người dân đứng lên nắm lấy vận mệnh của mình".

Chẳng những người Việt ở hải ngoại quan tâm đến sự kiện lịch sử này, từ trong nước, một phái đoàn Việt nam cũng đã đến Bá Linh để một lần được nhìn thấy nơi đã xảy ra một sự thay đổi vô cùng quan trọng, Tại cổng thành Brandenburg, một khách du lịch đến từ Hà Nội mong ước :

"Tôi mong muốn Trung quốc phải sụp đổ như bức tường Bá Linh ấy ! Trung quốc bây giờ nó hầm hè Việt Nam ghê gớm. Ấy ! người ta thì cần hoà bình, cần hoà hợp, người ta cần chung sống, Trung quốc nó làm đủ chuyện !"

berlin2

Bức tường dài 155 cây số giờ chỉ còn là những hàng gạch được giữ làm kỷ niệm Reuters

Khoảng gần 3 triệu người đã trốn thoát khỏi Đông Đức sang Tây Đức, trong đó, có khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua bức tường bằng nhiều ngã khác nhau như trên không bằng khính khí cầu hay dưới nước qua những kênh đào hay đào đường hầm qua bức tường hoặc liều mạng leo qua tường. Chính quyền Cộng Hoà Dân chủ Đông Đức không thông báo con số chính xác về những người đã nằm lại dưới chân bức tường ở phía Đông. Nhưng không có người dân nào vượt tường từ Tây Đức sang Đông Đức

Phần lớn của bức tường giờ đây không còn nữa Tuy nhiên khoảng 1,3 km của bức tường cũng đã được giữ lại, trên đó - vào năm 1990 - thành phố Bá Linh đã mời các hoạ sĩ vẽ 106 bức họa đầy màu sắc nói lên sự mong muốn được tự do, yêu chuộng hoà bình và sự giải thoát khỏi chế độ cộng sản chấm dứt một thời kỳ chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ, nhà báo Từ Thức nhận xét :

"Sự thực xã hội Đông Đức thời đó, một cách tương đối họ cũng không đến nỗi đói khổ, nhưng người ta vẫn đứng dậy là vì không có sự tự do. Do đó, không có gì mà ngăn chận nỗi những người đi tìm Tự do. Người ta vẫn nói : thời đó, người dân Đông Đức bỏ phiếu bằng chân, bỏ phiếu bằng cách leo qua bức tường này để đến nơi tự do. Sau đó, nó đã kéo theo sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Đông Âu.

Vì vậy, ngày hôm nay, đối với chúng ta là một ngày quan trọng cho tất cả mọi người, kể cả những người Việt Nam đang sống trong chế độ kiềm kẹp của chế độ cộng sản mà hiện giờ cả thế giới đang ruồng bỏ".

Sau thế chiến thứ hai, khoảng 2,5 đến 3 triệu người dân từ Đông Đức sang Tây Đức để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Đến năm 1961, mỗi ngày có đến khoảng 1.000 người Đông Đức tìm cách sang Tây Đức. Do vậy, Liên Xô và Đông Đức đã quyết định xây bức tường ngăn cách Đông – Tây Berlin vào ngày 13/08/1961 để chặn đứng dòng người vượt biên. 

Hai mươi tám năm sau, đêm 9/11 rạng sáng ngày 10/11/1989 những nhát búa đầu tiên đã được đập xuống bức tường ô nhục trong sự hân hoan của mọi người. Từng viên gạch văng tung toé, từng mảng tường rơi xuống. Người Đông Berlin và Tây Berlin đổ về phía bức tường, tràn qua các trạm kiểm soát, họ mở sâm- banh và hô vang : "Tor auf !" (Mở cửa đi !) Cuộc chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ chấm dứt một cách ngoạn mục. Từ thủ đô Bá Linh nhìn về Việt Nam, chị Kiều Thị An Giang - một người Việt Nam từ Đông Bá Linh đã sang Bá Linh sinh sống cách đây 20 năm - chia sẻ :

"Việt Nam cũng có một lịch sử như nước Đức, nhưng Việt Nam thống nhất tốn rất nhiều xương máu. Nước Đức ngược lại, họ thống nhất không tốn một viên đạn nào.

Sau bao nhiêu năm nhìn lại, có những điều mà người Đức vẫn chưa hài lòng. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, hai bên chưa có thực sự bình đẳng. Cá nhân tôi là một người sống ở nước Đức đã 32 năm, tôi tự hào và kiêu hãnh về những gì mà chính phủ Đức đã làm cho một nước Đức thực sự thống nhất và bình đẳng. Nhìn lại quê hương mình, tôi chỉ dám nói hai từ "Mơ Ước".

Check point Charlie, trạm kiểm soát quan trọng nhất, cửa giao thông giữa Đông và Tây, một điểm kiểm soát nghiêm ngặt giữa Tây Berlin do người Mỹ kiểm soát và vùng Đông Berlin do Liên Xô kiểm soát, giờ là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch với bảo tàng viện Check Point Charlie, một mảng tường cũ cũng được đem về đây. Nhà bảo vệ của Trạm kiểm soát Charlie đã bị gỡ bỏ vào tháng 10/1990 và hiện đang nằm trong Bảo tàng Đồng Minh ở Zehlendorf, thủ đô Berlin. Phần còn lại của Check Point Charlie đã bị phá hủy vào năm 2000, chỉ còn chốt canh và hai tấm hình chụp người lính Mỹ và Liên Xô vẫn còn được giữ lại.

Ông Phạm Xuân Thủy, cũng là một người từ Đông vượt biên sang Tây Đức, hiện cư ngụ tại thành phố Stuggart bày tỏ mong ước :

"Trên thế giới này, loài người, và ngay cả bản thôi tôi đều mong muốn xóa bỏ chế độ độc tài để đưa toàn thế giới đến thành một Cộng đồng hòa hợp với nhau, có Tự do, Dân chủ cho tất cả mọi người".

Bên cạnh khoảng tường được giữ lại như một dấu ấn của lịch sử, cùng trò chuyện và nghe được mong ước của những người Việt đến từ khắp nơi, một người Đức hồ hởi chúc :

"Tôi chúc cho các bạn, một ngày nào đó trong tương lai, có được một đất nước Tự do, một thế chế không còn cộng sản, Tự do trên toàn thế giới. Chúc cho các bạn và đất nước các bạn những điều tốt đẹp nhất" !

Tường An

Nguồn : RFA, 12/11/2019

*********************

Ba mươi năm sau khi ‘Bức Tường Berlin sụp đổ’

Lê Phan, Người Việt, 10/11/2019

Cách đây 10 năm, vào dịp kỷ niệm 20 năm Bức Tường Berlin sụp đổ, chúng tôi có được cái may có mặt trong ngày kỷ niệm.

30nam2

Pháo bông trên nền trời quảng trường Brandenburg ở thủ đô Berlin trong lễ kỷ niệm 30 năm ngày Bức Tường Berlin sụp đổ hôm 9 tháng 11/2019. (Hình : Getty Images)

Lễ kỷ niêm 20 năm thật là một cuộc ăn mừng ngoạn mục, đầy ý nghĩa và vào lúc hoàng kim nhất của nền văn minh dân chủ Tây phương. Tâm điểm của nghi thức là Khải hoàn môn Brandenburg, nơi mà cách đó 20 năm, những người dân Berlin, Đông cũng như Tây tụ tập để nhảy múa trên đỉnh của bức tường và chào đón sự đột ngột sụp đổ của Bức Màn Sắt.


Khải hoàn môn nổi tiếng, mà trong giai đoạn còn bức tường đứng cô đơn trong một vùng "no man’s land", một thứ cấm địa, bao quanh bởi hàng rào kẽm gai và súng máy, hai mươi năm sau là nơi một cuộc trình diễn âm nhạc và đốt pháo bông nhớ lại những giây phút huy hoàng đó.

Một trong những nghi thức có ý nghĩa nhất là 1,000 tấm foam cao bằng đầu người như hình những quân cờ domino, được các thanh niên khắp thế giới vẽ và dựng lên dọc theo nơi trước kia là bức tường ngay trước Khải Hoàn Môn Brandenburg. Cựu lãnh tụ của Công Đoàn Đoàn Kết và cựu Tổng Thống Lech Walesa đã đẩy cái domino đầu tiên, một cách biểu tượng, lập lại sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản trên toàn Đông Âu. Tham gia với ông đã có khôi nguyên Nobel Hòa Bình Muhammad Yunus từ Bangladesh, cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela và cựu Tổng Thống Cộng hòa Czech Vaclav Havel, vốn đã là lãnh tụ của cuộc Cách Mạng Nhung. Cùng với ông Walesa, ông Havel đã đóng góp cho sự sụp đổ của Liên Xô.

Thủ Tướng Angela Merkel, lớn lên ở Đông Đức, đã tiếp các vị khách, kể cả Ngoại Trưởng Hillary Clinton, Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev và lãnh tụ của 26 quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu cho một bữa dạ tiệc chào mừng.

Vào mùa Hè năm 1989, chỉ vài tháng trước khi những người biểu tình tràn qua Checkpoint Charlie, trạm gác phân chia giữa Đông và Tây Berlin, Giáo sư Francis Fukuyama đã viết một bài trên tạp chí Nationa Interest mang cái tên "Sự chấm dứt của Lịch sử ?" vốn sau đó trở thành nền tảng cho cuốn sách của ông "Sự chấm dứt của lịch sử và con người cuối cùng".

Ông lý luận rằng cuộc tranh đấu chủ thuyết vĩ đại của thế kỷ thứ 20 – đầu tiên giữa nền dân chủ tự do và chủ nghĩa phát xít và rồi giữa dân chủ tự do và cộng sản – đã kết thúc. Lịch sử, định nghĩa bởi nhà chính trị học Fukuyama là cuộc tranh đấu giữa những chủ thuyết vĩ đại, đã đến lúc kết thúc. Dân chủ tự do đã chiến thắng.

Ông viết : "Điều chúng ta có thể chứng kiến không phải là kết thúc của Chiến Tranh Lạnh, hay sự đi qua của một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử hậu chiến, nhưng là chấm dứt của chính lịch sử : tức là, chấm dứt của một tiến hóa chủ thuyết của nhân loại và việc phổ cập hóa nền dân chủ tự do Tây phương như là hình thức cuối cùng của chính quyền nhân loại".

Khi Bức tường Berlin sụp đổ vài tháng sau đó, ông Fukuyama đã có vẻ như là một nhà tiên tri hơn là một nhà chính trị học. Ngay cả 20 năm sau ông có vẻ vẫn còn đúng. Nhưng ngày nay thì sao ?

Ba mươi năm sau, lịch sử tự nó có vẻ đã bác bỏ "sự kết thúc của lịch sử". Trung Quốc, Nga và Việt Nam đã hồi sinh hay kéo dài chế độ độc tài bằng cách thích ứng tư bản chủ nghĩa theo khuôn mẫu của họ. Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đã tạo nên một hình thức chế độ độc tài sultan mới. Và ở Đông và Trung Âu, ông Walesa hẳn sẽ không nhận ra Ba Lan ngày nay mà cùng với Hungary (đã có thời là những điểm son của cuộc cách mạng năm 1989) lại một lần nữa chọn chế độ độc đảng dầu cho mang cái vỏ dân chủ. Đức quốc, có thời lãnh đạo Âu Châu, nay cũng đang bị xáo trộn vì chủ nghĩa dân túy cánh hữu. Ngay cả Hoa Kỳ, nơi mà cố Tổng Thống Ronald Reagan đã từng gọi là "thành phố chiếu sáng ở trên một ngọn đồi" hồi tháng Giêng năm 1989, một vị tổng thống vốn muốn độc đoán hơn nay cai trị.

Những thí dụ này và nhiều nữa, đang thúc đẩy một chiều hướng nguy hiểm. Thanh niên ở phương Tây đang mất niềm tin vào các định chế dân chủ. Khoảng 75% người Mỹ sinh ra trong thập niên 1930 nói "cần thiết" sống trong một nền dân chủ, nhưng chỉ có 30% người Mỹ sinh ra trong thập niên 1980 chia sẻ quan điểm đó. Anh Quốc, Tân Tây Lan, Úc và Thụy Điển, những nền dân chủ bền vững cũng cho thấy như vậy.

Còn đáng lo sợ hơn nữa là ngày càng có nhiều người tính đến một giải pháp khác mà trước kia là lập trường không tưởng tượng được dành cho những kẻ bên lề. Năm 1995, 1 trong 16 người Mỹ nói quân đội cai trị là "tốt" hay "rất tốt". Đến năm 2014, con số đó đã trở thành 1 trong 6 người.

Nhưng cũng phải xin thêm ngay đó không phải là toàn thể câu chuyện. Một điều quan trọng là chiều hướng suy thoái hiện nay của chế độ dân chủ không phủ nhận sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của các nền dân chủ trên thế giới từ Thế Chiến thứ 2.

Năm 1945, thế giới có 137 chế độ độc tài trong khi chỉ có 12 nền dân chủ. Đến năm 1989, số các nền độc tài giảm xuống 105 so với 51 nền dân chủ. Đến năm 2018 thì dân chủ đang dẫn trước với 99 so với 80. Dĩ nhiên phải xin thêm ngay định nghĩa dân chủ đây khá bao dung kể cả những nền dân chủ thực sự với những nền dân chủ tương đối không mấy cấp tiến. Nhà kinh tế học Max Roser của viện đại học Oxford tính là số người sống trong một nền dân chủ tăng gần gấp đôi giữa năm 1989 và 2015, từ 2 tỷ lên 4 tỷ.

Còn đáng chú ý hơn có lẽ chính là sự việc các nhà độc tài hậu 1989 cố trình bày mình là dân chủ. Nhiều nhà độc tài cố tình tổ chức những cuộc bầu cử thường xuyên và có vẻ dân chủ trong khi gian lận.

Họ cho phép báo chí bán tự do, bịt miệng khi cần. Họ giả vờ cai trị theo chế độ pháp trị, ít nhất trên giấy tờ. Và đó, theo ông Brian Klaas của nhật báo Washington Post, chính là lý do tại sao có nhiều cuộc bầu cử trên thế giới hơn bao giờ hết mặc dầu thế giới ngày càng ít dân chủ đi.

Chế độ độc tài và thiếu tự do không chết. Nhưng như chúng ta đọc, nghe và thấy hàng ngày, dân chúng lại xuống đường trên toàn thế giới, từ Hồng Kông đến Chile, Ecuador đến Algeria, Lebanon và Sudan. Lý do tại sao họ xuống đường khác biệt rất nhiều, nhưng điều họ đều chia sẻ là đòi một tiếng nói về những quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mình. Không một người nào tham gia vào các cuộc nổi dậy khổng lồ này đòi các nhà độc tài bảo họ phải làm gì.

Tất cả họ đều đang xuống đường theo chân của những người mà cách đây 30 năm, đã đẩy vào những bức tường, những bức màn của độc tài cho đến khi sau cùng chúng sụp đổ. Những người bảo vệ cho một xã hội tự do cởi mở tiếp tục chiến đấu, và họ vẫn còn có nhiều điều để tranh đấu.

Nhưng dầu sao chăng nữa, hứa hẹn của dân chủ vẫn còn kêu gọi như đã từng kêu gọi năm 1989. Nếu không thì những nhà độc tài đã không có lý do để sợ. Mà quả thật họ đang rất sợ. 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 10/11/2019

Published in Diễn đàn
dimanche, 03 novembre 2019 00:30

Tấm thiệp từ… quê hương

Hồi tôi còn đi học báo chí, bài học quan trọng nhất của nhà báo là tin phải là tin, tin không là bình luận. Dĩ nhiên không ai có thể gạt bỏ được hết mọi thiên kiến của mình, nhưng cũng cố gắng để cho bản tin của mình khách quan và chính xác.

thiep1

Một phụ nữ đứng trước căn nhà của mình ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nơi có nhiều nạn nhân trong vụ 39 người thiệt mạng ở Anh vì vượt biên từ Bỉ trên thùng xe tải. (Hình : Nhac Nguyen/AFP/Getty Images)

Vì truyền thống các bài tường thuật phải có tính khách quan đó, nhà báo không đưa được những cảm nhận hay xúc động của mình, báo chí Anh đã có một cách để gửi đến độc giả hay khán thính giả qua điều được gọi là "postcard, tấm thiệp" hay "letter, lá thư". Có lẽ đối với truyền thông nhất là truyền thông xã hội ngày nay, truyền thống này không cần thiết nữa. Nhưng báo chí vẫn tiếp tục giữ truyền thống cũ.

Hôm 28/10 vừa qua, Reuters đã gửi đến cho độc giả môt bài mang cái tên "Những tấm thiệp từ vùng bờ biển bị đầu độc : trung tâm của vùng đất buôn người". Cái mà "tấm thiệp" đó gọi là vùng bờ biển bị đầu độc là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh là quê nội và Nghệ An là quê ngoại của tôi. Lần cuối tôi về Nghệ An và Hà Tĩnh là thời thập niên 1990 khi tôi đi làm phóng sự cho đài BBC.

Trước khi về Nghệ Tĩnh, dì dượng tôi, nay sống ở Sài Gòn, nghe tôi nói sắp đi làm phóng sự ở Nghệ Tĩnh, bảo với tôi "Người ta thường bảo đất Nghệ Tĩnh sản xuất ra những kẻ làm loạn, những kẻ đi làm cách mạng, nhưng muốn có người làm cách mạng thì cũng còn phải có những gia đình khá giả đủ để cho con ăn học. Nghệ Tĩnh bây giờ nghèo đến nỗi mà không còn ai khá giả đủ để cho con ăn học nữa rồi cháu ạ".

Mà đất Nghệ Tĩnh nghèo thật. Ngoài thành phố Vinh, bị phá hủy trong chiến tranh và được xây dựng lại theo kiểu kiến trúc duy vật chủ nghĩa kiểu Liên Xô cục mịch, xấu xí, hầu như không có một đô thị nào khác cả. Cuộc sống dân chúng ở thời mới đổi mới đó có lẽ không khác gì mấy chục năm trước. Truyền hình chưa có, văn minh nhất là "cái đài", cái radio.

Theo đúng thủ tục của chế độ, chúng tôi, phóng viên truyền thông ngoại quốc đi đâu cũng phải có người mà đài BBC thường gọi một cách lịch sự là "minder" đi theo. Điều mỉa mai là mình phải trả $100 một ngày cho họ đi theo dõi mình. Có điều lúc đó bộ thông tin còn được cho phép cung cấp "minder" nên chúng tôi thường chọn họ, bởi tuy làm công việc của công an, nhưng cũng vẫn là những nhà báo nên họ thông cảm nhu cầu của nhà báo.

Một buổi tối lai rai tôi nhận xét là Nghệ Tĩnh nghèo thật, anh bạn minder cười bảo "Chị ơi, dân thì nghèo chứ quan không nghèo đâu". Tôi ngạc nhiên hỏi thì anh ta nói "Mai em đưa chị đi xem".

Sáng hôm sau chúng tôi đi thật sớm. Khi tôi hỏi đi đâu thì anh ta bảo đi Vũng Áng. Vũng Áng, cũng xin thưa ngay, lúc đó chưa phải là một hải cảng lớn, quang cảnh còn rất đẹp. Nhưng đến gần thì đường xá phát triển và xe cộ nườm nượp. Thì ra, Vũng Áng đã trở thành cảng buôn lậu, thực ra phải nói buôn lậu công khai của tỉnh Hà Tĩnh. Những con tàu biển chở đủ thứ từ vỏ ruột xe hơi đến xe gắn máy và xe hơi cũ. Ra khỏi cảng, hai đoàn xe một chở ra Hà Nội, một xuôi về Sài Gòn. Chả trách mà quan không nghèo !

Trên đường về chúng tôi đi dọc theo bờ biển. Vùng biển miền Trung thật đẹp, những bãi cát, những vịnh nhỏ rải rác khắp nơi, trông như là cảnh của những nơi mà ở phương Tây họ coi là thiên đường địa giới. Chúng tôi ngừng lại ở một quán nước ở đầu một làng chài, đang uống mấy trái dừa thì một ông ngư dân ghé vào uống ly trà tươi. Tôi mời ông uống và bắt chuyện. Ông than bảo từ khi người ta dùng Cảng Vũng Áng để chở hàng đến nay ông phải đi xa hơn để đánh cá. Ông lắc đầu "Mấy cái tàu biển đó làm cá sợ bỏ đi hết".

Hai thập niên sau, Nghệ Tĩnh vẫn nghèo. Theo thống kê của nhà cầm quyền lợi tức đầu người thấp hơn trung bình toàn quốc là 2.540 USD một năm. Lợi tức đầu người ở Nghệ An chỉ có 1,636 đô la còn của Hà Tĩnh cũng chỉ có 2.217 USD.

Hơn thế như postcard của Reuter viết : "Cơ hội công ăn việc làm ở địa phương đã bị thiệt hại nặng vì thảm họa môi trường. Nằm chen vào những bãi cát mỏng và bầy trâu ngâm mình trong bùn, cột khói của Nhà Máy Thép Formosa chế ngự góc nhỏ bé này của tỉnh Hà Tĩnh".

Góc nhỏ bé đó của Hà Tĩnh chính là Vũng Áng.

Xí nghiệp thép đó, chủ nhân là công ty Formosa Plastics của Đài Loan, đã đổ chất thải độc hại thẳng xuống biển tạo nên một trong những thảm họa môi trường lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay, đầu độc vùng biển suốt bốn tỉnh miền trung, mà tệ hại nhất là ở Hà Tĩnh và Nghệ An, tạo nên phản đối rộng rãi và gây thiệt hại khôn lường cho cuộc sống của người dân. Và vì thế ngày nay dân Nghệ Tĩnh ngày càng bỏ đi tha phương cầu thực.

Tờ báo của tỉnh Hà Tĩnh loan tin hồi tháng Chín là có trên 40.000 người rời khỏi tỉnh mỗi năm để đi tìm công việc ở nơi khác, kể cả ở ngoại quốc.

Bà Anna Nguyễn, người chồng đã rời Việt Nam để đi chui qua ngả Ukraine, Pháp và rồi đến Anh để làm nghề nail, đang lo sợ chồng mình là trong số nạn nhân, buồn rầu bảo với Reuters : "Chúng tôi quyết định để anh ấy đi làm ở ngoại quốc năm 2016 khi vụ Formosa xảy ra. Chúng tôi sợ ô nhiễm làm hại sức khỏe của chúng tôi và vì tương lai chúng tôi đã liều. Nhưng nay nếu chồng tôi có hề hấn gì thì cuộc sống của chúng tôi thật vô cùng khó khăn".

Cũng như bà Anna, nhiều người trong số có thể là nạn nhân mang tên có tên thánh. Miền bắc Trung phần rải rác những cộng đồng Công giáo nhỏ. Theo truyền thông nhà nước Nghệ An có 280.000 giáo dân trong khi Hà Tĩnh có 149.000 giáo dân.

Ở một thánh lễ đặc biệt ở ngôi nhà thờ quét vôi trắng của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, tối hôm thứ Bảy tuần rồi, Linh mục Antoine Đặng Hữu Nam nói khó khăn xã hội, thiên tai như lũ lụt hạn hán, là những lý do mới nhất cho đợt di dân. Bài giảng mạnh dạn của Cha Nam và những thái độ chỉ trích đối với nhà nước đã khiến cả Cha Nam lẫn nhà thờ bị công an chú ý, một lý do nữa khiến người ta bỏ xứ ra đi tìm một cuộc sống khác.

Trong bài giảng, Cha Nam được Reuters dẫn lời nói "Tại sao có quá nhiều người Việt phải trả rất nhiều tiền để được chết ? Tại sao mà, ngay cả khi Việt Nam không còn chiến tranh nữa, có quá nhiều người bị buộc phải rời khỏi nơi này đi đến một vùng đất khác ?"

Từ vùng đất xa xôi, tôi ngồi xuống viết một "tấm thiệp" cho quê cũ, cho Vũng Áng và biết bao nhiêu người dân Nghệ Tĩnh vẫn còn phải bỏ xứ ra đi và có khi phải bỏ mạng ở quê người. Không biết bao giờ quê tôi mới hết nghèo. 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 03/11/2019

Published in Diễn đàn

Phản ứng trước chỉ trích gay gắt và lưỡng đảng trước quyết định bộp chộp của ông rút 1,000 binh sĩ Hoa Kỳ, vốn đóng vai bản lề để giữ cho vùng Bắc Syria ổn định và để cho các chiến sĩ Kurd mà Hoa Kỳ đã là chiến hữu trong cuộc chiến chống lại Islamic States tự lo cho mình, Tổng thống Donald Trump chọn không phải dịu giọng mà gân cổ lên cãi.

turk1

Thổ Nhĩ Kỳ cho pháo kích vào khu vực người Kurd ở phía Nam biên giới Thổ và phía Bắc của Syria. (Hình : Getty Images)

Một cách thách thức, tổng thống tweet "Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Âu, Syria, Iran, Nga và người Kurd nay sẽ phải lo toan tính" không có Hoa Kỳ.

Theo tờ Christian Science Monitor, một ngày hôm trước, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã thông báo cho ông Trump trong một cuộc điện đàm là quốc gia của ông sẽ sớm tiến hành một cuộc tấn công từ biên giới phía Nam của họ vào miền bắc Syria để đẩy người Kurd ra khỏi vùng lãnh thổ trước kia do Islamic State (IS) kiểm soát.

Đối với một số người, tweet của tổng thống là một cú shock nếu nó phản ảnh một sự gia tốc rút lui về của Hoa Kỳ dưới triều đại của ông, một công nhận không che đậy là "cảnh sát đáng kính nể của thế giới" nay đã từ bỏ những cuộc khủng hoảng mà ngoại giao Hoa Kỳ đã có thời rất tài giỏi trong việc giải quyết cho những người khác, đồng minh cũng như đối thủ.

Nhưng đối với một số người khác nó còn hơn nữa. Trong việc bỏ rơi một lực lượng đồng minh đang chiến đấu và tách rời ra khỏi những đồng minh trong vùng vốn đã từ nhiều thập niên nay trông cậy vào sự ủng hô và hướng dẫn của Hoa Kỳ, họ thấy ẩn hiện một hình thức thoái lưu khác nữa.

Trong diễn biến ở Syria, qua những liên lạc ngoại giao với Ukraine nay đang lộ diện qua cuộc điều tra đàn hạch của Hạ Viện, một số các nhà phân tích nay thấy một sự rút lui khỏi những giá trị và nguyên tắc vốn trong nhiều thập niên đã giúp Hoa Kỳ trở thành lãnh đạo của thế giới.

Tiến sĩ Charles Kupchan của Cơ quan Nghiên cứu Độc lập Council on Foreign Relations (CFR) ở Washington giải thích "Đại chiến lược của ông Trump không phải là một chuyện đột ngột, nó đã nhắc nhở đến nhiều khía cạnh của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ trong gian đoạn tiền Pearl Harbor, và nó có được ủng hộ vì nó quả đã nhắm vào những chiều hướng cổ hơn của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, cô lập, đơn phương và bảo hộ mậu dịch".

"Nhưng ở chỗ chúng ta thấy điều mới là trong việc Tổng thống Trump tách rời khỏi những giá trị dân chủ và chia sẻ phồn vinh kinh tế, và trên tất cả tách rời khỏi lý tưởng Hoa Kỳ là một ngọn hải đăng cho phần còn lại của thế giới, và điều đó bắt đầu từ những ngày đầu của nền cộng hòa Hoa Kỳ", ông thêm.

Chiều hướng này của những hành động của ông Trump mới là "chưa từng xảy ra", và là vì "nó không những đặt câu hỏi về sự đáng tin tưởng của Hoa Kỳ và về mục tiêu của chính sách ngoại giao của chúng ta là gì, nhưng nó cũng lấy đi từ chúng ta như là một tấm gương cho những người khác trên toàn thế giới hy vọng noi theo".

Đối với một số nhà phân tích, chỉ quyết định của ông Trump rút lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi vùng Bắc Syria cũng đã là một sự rút lui khỏi những nguyên tắc mà họ nói đã hướng dẫn chính sách ngoại giao Hoa Kỳ ít nhất từ Đệ Nhị Thế Chiến.

Giáo sư Robert Lieber của Viện đại học Georgetown thì phân tích "Quyết định của ông Trump ở Syria là tai hại không những cho cuộc tranh đấu ngay bây giờ và triển vọng cho người Kurd và chỗ đứng của Hoa Kỳ ở Trung Đông, nhưng nó còn tai hại hơn nữa trong các điều kiện hợp tác với các liên minh của chúng ta và câu hỏi được đặt ra về nguyên tắc đáng tin cậy và niềm tin vốn là tâm điểm của những liên minh này trong nhiều thập niên với Hoa Kỳ. Chúng ta được biết Tổng thống Trump là người của bản năng hơn là một chiến lược gia khi nói đến chính sách ngoại giao. Nhưng khi kết quả là một thông điệp cho các đồng minh rằng sẽ bị bỏ rơi và mặc cho số phận, đây không những là một thiệt hại lớn cho quyền lợi của Hoa Kỳ, mà còn là sự đánh mất niềm tin với các liên minh, và thẳng thắn mà nói đối với những giá trị nhân bản".

Bằng cớ gia tăng của Hoa Kỳ bỏ rơi những nguyên tắc đã hướng dẫn chính sách ngoại giao sẽ không bị bỏ qua nhưng sẽ được các đồng minh và đối thủ tìm cách đối phó trong khi họ tìm cách lấp khoảng trống mà ông Kupchan gọi là "the brave new world’ bỏ lại qua sự rút lui của Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Steven Cook của viện nghiên cứu CFR thì nói là việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Syria "sẽ có ảnh hưởng lâu dài" không những chỉ với người Kurd vốn cảm thất bị "đâm sau lưng" bởi cường quốc mà họ giúp để chiến đấu chống lại IS.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Cộng hòa South Carolina, một đồng minh của tổng thống thì nói "Tôi sợ là chúng ta sẽ không có đồng minh trong tương lai chống lại Hồi giáo quá khích, ISIS sẽ tái xuất hiện, và sự thăng tiến của Iran ở Syria sẽ là một cơn ác mộng cho Israel. Tôi sợ việc này là một thảm họa an ninh quốc gia hoàn toàn và tuyệt đối đang hình thành và tôi hy vọng Tổng thống Trump sẽ điều chỉnh sự suy nghĩ của ông".

Nhưng, ông Cook nói Syria chỉ là một chương trong một lô những phản ứng gần đây vốn đã củng cố hình ảnh của việc rút lui khỏi vị thế cường quốc để lại chỗ cho những ai đến chiếm đóng.

Chỉ ra cách Hoa Kỳ phản ứng "trong cách tối thiểu nhất có thể làm" cho điều được coi như là cuộc tấn công hỏa tiễn của Iran vào các cơ sở dầu khí của Saudi hôm tháng 9, ông Cook nói "điều này gửi một thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm mà chúng ta có về an ninh cho họ và… về sự giao thông tự do của các nguồn nhiên liệu ra khỏi vùng, là không tốt.

Ông tiếp : "Thông điệp được gửi ra là Hoa Kỳ đến và yêu cầu giúp đỡ và đưa ra hứa hẹn… nhưng không giữ lời hứa. Khi các quốc gia cảm thấy họ phải tự lo, chúng ta sẽ thấy có thêm những chính sách đầy nguy hiểm được theo đuổi bởi các quốc gia vốn không có khả năng để làm điều mà họ tin là họ có thể".

Trong trường hợp Ukraine, không phải một quốc gia cảm thấy bị bỏ rơi bởi một đồng minh hùng mạnh nhưng là một quốc gia bị gây áp lực để buộc phải có một số hành động vì quyền lợi tư của tổng thống Hoa Kỳ.

Những cuộc điều trần ở ba ủy ban điều tra đàn hạch cho thấy cựu chuyên gia của Hội đồng An ninh Quốc gia chuyên về Nga Fiona Hill nói bà và cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã lo ngại về một chính sách ngoại giao song hành của luật sư riêng của tổng thống, ông Rudy Giuliani, và những viên chức có liên hệ mật thiết với tổng thống điều động mọi sự liên quan đến Ukraine mà mục tiêu là quyền lợi chính trị cá nhân của tổng thống. Phụ tá thứ trưởng ngoại giao phụ trách về Ukraine George Kent nói là ông nhận chỉ thị hãy rút khỏi hồ sơ Ukraine và để mọi sự cho một nhóm thân cận với tổng thống. Rồi cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Ukraine, bà Marie Yovanovitch nói là Bộ ngoại giao đã bị moi rỗng ruột dưới thời tổng thống và bà đã bị cách chức vì đã cản trở việc tổng thống và mục tiêu cá nhân của ông – vốn bao gồm thúc đẩy điều tra về đối thủ chính trị.

Ảnh hưởng quốc tế của những vụ như thế này sẽ rộng rãi và kéo dài, theo ông Kupchan, vốn thêm là chiến dịch Ukraine "làm hoen ố" Hoa Kỳ.

Ông Kupchan nói : "Chuyện dài Ukraine chứng tỏ cho thế giới thấy là nền ngoại giao của chúng ta đang có dịch vụ đi tìm điều xấu về những đối thủ chính trị của tổng thống. Và tối thiểu nó không phải là loại thí dụ làm gương mà theo truyền thống chúng ta cố đặt ra và những người khác trông cậy vào chúng ta". Không một tổng thống Hoa Kỳ nào đã sử dụng guồng máy ngoại giao quốc gia cho lợi ích bản thân.

Các nhà phân tích cho rằng có lẽ còn quá sớm để nói về ảnh hưởng lâu dài của những gì đang xảy ra cho ngành ngoại giao Hoa Kỳ, nhưng không nghi ngờ gì nữa là toàn thế giới đã chú ý. 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 20/10/2019

Published in Diễn đàn
lundi, 14 octobre 2019 15:24

Nữ chiến hữu

Đó là tên của một cuốn phim của một nhà báo người Pháp, cô Caroline Fourest. Bộ phim mang cái tên tiếng Pháp "Soeurs d’Armes", hiện đang được chiếu hầu hết chỉ trên online qua Amazon, nhưng có lẽ là cuốn phim hợp thời nhất.

nuchienhuu1

Nữ đạo diễn, nhà báo Caroline Fourest. (Hình : Getty Images)

Nó kể câu chuyện một chiến đoàn đã bị đẩy vào một cuộc chiến chống lại Islamic State (IS) trong một vùng đất không được nêu tên nhưng rõ ràng là một tập hợp của Iraq và vùng người Kurd ở Syria, hay như người Kurd vẫn tự nhận Kurdistan ở Syria, và nó là một chiến đoàn toàn là nữ chiến sĩ. Họ là những phụ nữ người Kurd. Nhưng họ mang đủ nguồn gốc. Có người là Yazidis, một nhóm ở miền bắc Iraq. Có người mang quốc tịch Pháp, Ý, và có cả người mang quốc tịch Hoa Kỳ.

Quả đúng vậy, họ là một binh đoàn quốc tế của những chí nguyện quân, tham gia, như ở Tây Ban Nha năm 1936, trong một cuộc chiến chống lại độc tài phát xít, mà ngày nay mang mặt nạ của Hồi giáo cực đoan.

nuchienhuu2

Bộ phim mang cái tên tiếng Pháp "Soeurs d’Armes", hiện đang được chiếu hầu hết chỉ trên online qua Amazon

Ngay ngày đầu họ giải phóng một ngôi làng. Một ngày khác, họ đi giải cứu cho một đoàn người ty nạn ở bên kia chiến tuyến. Sang ngày thứ ba, một xạ thủ bắn chết một tay jihad đang ngừng ở một trạm kiểm soát với một cái xe vận tải chật "món hàng" phụ nữ mà hắn tính chuyện đem bán như là thú vật ở một chợ nô lệ ở Mosul.

Trong một ngày khác, chúng ta chứng kiến một cuộc chiến trên những cái xe pickup trucks ngoạn mục không kém gì một phim cao bồi, với những chiến sĩ này đối đầu với một đơn vị Islamic State hỗ trợ bởi nhưng đoàn thiết vận xa tự sát chứa đầy chất nổ vốn được họ sử dụng để tạo hốt hoảng trong nhóm chiến sĩ Peshmerga, chiến sĩ Kurd ở vùng Bắc Iraq, những pháo đài di chuyển chứa đầy chất nổ đâm đầu tới vị trí của phe địch ở tốc độ cao.

Nếu quý vị đã từng xem bộ phim The Hurt Locker thì ngày tới trở thành hơi quen thuộc. Chúng ta đến một ngôi làng có vẻ đã bị bỏ trống nhưng trong mỗi căn nhà đều có gài bẫy, mỗi viên đá, mỗi món đồ chơi, mỗi cuốn kinh Qu’ran bỏ rơi đều có gài chất nổ. Đột nhiên ngôi làng lặng lẽ bùng lên trong một cuộc chiến kinh hồn, xáp lá cà, cận chiến, từng căn nhà một, từng con đường một, một cơn bão tố máu lửa.

Mà quả thật đã có những nữ chiến sĩ như trong cuốn phim này. Họ là những chiến sĩ nhiều người nhỏ bé, khi gỡ bỏ nón, mái tóc dài và khuôn mặt xinh đẹp phù hợp với một cô học sinh hay sinh viên hơn là một chiến sĩ. Họ đã tạo sợ hãi trong đám chiến binh Islamic State. Những tay súng IS chỉ giỏi khủng bố chứ không biết đánh nhau, can đảm khi chặt đầu con tin nhưng lo sợ khi đối đầu với những nữ chiến binh tài giỏi hơn họ nhiều.

Và tất cả những thiếu nữ Kurd này, dầu họ là Peshmerga ở miền bắc Iraq hay YPJ ở Syria, đề có những câu chuyện bi thảm kể lại cho bạn nghe.

Tôi còn nhớ được một đồng nghiệp kể đã gặp một trong những nữ chiến sĩ này. Cô ta, cũng như một trong những nhân vật chính trong phim, đã chứng kiến cha mình bị giết ngay trước mắt và toàn thể gia đình bị bắt, bị giam cầm, bị hiếp dâm nhiều lần, bị tra tấn hành hạ, rồi sau cùng trốn thoát. Cô đã tìm đường lên núi, vốn là người bạn duy nhất của người Kurd, đến xin nhập ngũ với một đơn vị Peshmerga. Sau khi tham dự một khóa huấn luyện cấp tốc một tháng, cô tham gia toán nữ binh.

nuchienhuu3

Một cảnh trong phim ‘Nữ Chiến Hữu.’ (Hình : NV chụp qua màn hình)

Trong suốt hai tiếng đồng hồ, cuốn phim đưa chúng ta sống chung với những chiến sĩ này, thật xinh đẹp, thật can đảm, nhưng có khi thật ngộ nghĩnh tức cười. Người xem bồi hồi theo chân những chiến sĩ trẻ tuổi này khi họ đối đầu với những kẻ thù đầy mê tín dị đoan vốn sợ họ một phần vì tin là chết trong tay một người đàn bà sẽ không lên được thiên đàng nơi có 72 nàng trinh nữ đang chờ. Nhưng họ cũng biết là trong những phút nguy hiểm nhất mà cuốn phim làm chúng ta nín thở, họ phải giữ viên đạn cuối cùng, hay quả lựu đạn cuối cùng trong dây nịt nhỡ trường hợp là ngay cả những kẻ thù đó cũng có lúc có thể chiếm thế thượng phong. Đó là lúc cái chết nhẹ tựa lông hồng. Họ ra đi thanh thản và ít nhất đem theo vài kẻ thù với mình.

Đây là một cuốn phim thật đẹp cả về nghệ thuật lẫn diễn xuất.

Và những diễn biến gần đây đã làm cuốn phim trở thành hợp thời và quan trọng.

Một sự việc là con rắn nhiều đầu Islamic State đã lại ngóc đầu lên lại, không những ở vùng đất thuộc khu vực của caliphate mà chúng đã mất, nhưng ở những nơi khác nữa. Tuần rồi, sự quá khích của những Islamic State, Taleban, al-Qaeda đã vào tận tổng hành dinh của cảnh sát Pháp để làm bốn người thiệt mạng.

Biến cố thứ nhì, loan báo của Tổng thống Donald Trump phản bội những đồng minh Kurd ở Bắc Syria -một sự phản bội càng chua xót hơn vì người Kurd lại một lần nữa tin lời đồng minh, hủy bỏ những công sự phòng thủ dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, trao hết những vị trí chiến lược cho quân đội Hoa Kỳ vì họ hứa đã điều đình với Thổ Nhĩ Kỳ cho một "khu vực an toàn" cho cả hai bên.

Ngay cả với tiêu chuẩn đặc biệt của Tổng thống Donald Trump, lời tuyên bố của ông là liên minh của Hoa Kỳ với người Kurd không có mấy quan trọng vì họ đã không có mặt ở Normandy (họ không chiến đấu với Hoa Kỳ và đồng minh trong Đệ nhị Thế chiến) thật là vượt sự ngạc nhiên.

Trong lịch sử gần đây ở Syria, người Kurd, thưa tổng thống, là đồng minh thân cận và hữu hiệu nhất của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ, dưới triều đại những vị tiền nhiệm của ông, đã thận trọng trong cuộc nội chiến Syria. Tuy chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad, quan tâm chính của Hoa Kỳ là biến loạn ở đó sẽ cung cấp lãnh thổ cho việc bành trướng của cái gọi là caliphate của Islamic State.

Đủ mọi tay chơi trong vùng, từ người Thổ, các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh đều chen vào ủng hộ cho nhiều nhóm nổi dậy khác nhau trong hy vọng lật đổ chế độ Assad. Nhưng với tập trung chỉ vào chống khủng bố thay vì thay đổi thể chế ở Syria, Hoa Kỳ tìm những chiến hữu ngay tại hiện trường để có thể thách thức thực sự các tay súng IS.

Sau nhiều cố gắng vũ trang và huấn luyện cho các nhóm dân quân địa phương thất bại -có những trường hợp vũ khí Hoa Kỳ được sẵn lòng trao cho IS. Sau cùng Washington đã quay sang người Kurd. Quyết định vũ trang và cung cấp quân cụ cho người Kurd thành công. Họ đã chứng tỏ đáng tin cậy và việc phá hủy các căn cứ của IS ở Syria hầu hết là nhờ công họ.

Ấy vậy mà một lần nữa đồng minh tháo chạy bỏ rơi người Kurd. Đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ họ sẽ không có không quân và pháo binh để chống cự trực diện. Nhưng họ biết vùng đông bắc Syria và một khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào sâu hơn nữa, họ sẽ đánh chiến tranh du kích. Những nữ quân nhân như các chiến sĩ trong cuốn phim này sẽ lâm trận. Họ sẽ bảo vệ quê hương của mình.

Mỉa mai hơn nữa là Hoa Kỳ rút chưa đầy 100 quân nhân ra khỏi miền Bắc Syria để bỏ rơi đồng minh Kurds trong khi đổ cả ngàn binh sĩ vào để bảo vệ cho Saudi Arabia. Khổ một nỗi lần tới khi Islamic State ngóc đầu dậy Hoa Kỳ sẽ biết trông cậy vào ai ? 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 13/10/2019

Published in Diễn đàn
dimanche, 22 septembre 2019 20:24

Bài học về Trung Đông

Trong khi nhân viên của Tập Đoàn Aramco của Saudi Arabia đang còn chưa hiểu được mức độ của cuộc tấn công vào lúc 3 giờ sáng của một loạt phi cơ không người lái (drone) và hỏa tiễn vào điều có thể nói là báu vật của ngành dầu khí, một số trong họ có cảm tưởng đây là ngày tận thế.

trung1

Một cơ sở lọc dầu của Aramco bị hỏa hoạn sau vụ tấn công. (Hình : Getty Images)

Hơn 10 vụ hỏa hoạn bùng cháy ở cơ sở của công ty ở Abqaiq, tụ điểm chế biến dầu thô lớn nhất thế giới, với những ngọn lửa khổng lồ bật sáng bầu trời đêm trong khi khói đen tỏa ra trong bầu không khí thường trong lành của vùng sa mạc. Ở phía Tây Nam của Abqaiq, giếng dầu Khurais cũng bị tấn công.

Cuộc tấn công phối hợp vào tỉnh dầu khí mang tên Eastern Province đã tạo nên sự gián đoạn tệ hại nhất cho kỹ nghệ dầu khí trong lịch sử 86 năm của Aramco, giảm thiểu một nửa sản lượng dầu hàng ngày, tương đương 5% tổng số dầu thô trên toàn thế giới.

Riyadh diễn tả cuộc tấn công không những chỉ vào vương quốc, nhưng còn cho cả kỹ nghệ năng lượng thế giới. Khi thị trường năng lượng mở cửa ngay sau cuộc tấn công, giá dầu thô tăng vọt có lúc đến 20 phần trăm, mức tăng lớn nhất kể từ khi ông Saddam Hussein xâm lăng Kuwait năm 1990.

Tờ Financial Times dẫn lời một viên chức trong kỹ nghệ dầu nói "Tôi thực sự nghĩ đây là ngày tận thế… Tôi không nói nên lời nữa, hoàn toàn tê liệt. Đây là động cơ của kỹ nghệ toàn cầu, và ‘bốp’ ! Nó như là ai dã dùng gậy đánh baseball quật vào bạn".

Aramco đã hứa sẽ tái lập sản xuất bằng mức trước cuộc tấn công vào cuối tháng này. Nhưng cuộc tấn công đã chứng minh một cách rõ ràng nhược điểm trong hạ tầng cơ sở của quốc gia xuất cảng dầu thô lớn nhất thế giới. Và nó đã biến thành sự thật cơn ác mộng tệ hại nhất trong vùng Vịnh theo sau nhiều tháng âm ỉ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran, một cuộc tấn công vào tâm điểm của vùng tối quan trọng cho kỹ nghệ dầu thô.

Washington đổ cho Tehran chủ mưu cuộc tấn công này, trong khi đó một đồng minh của Iran Phong trào Houthi ở Yemen nhận trách nhiệm.

Ngoại Trưởng Mike Pompeo diễn tả cuộc tấn công này là một "hành động chiến tranh" sau khi gặp Thái tử Mohammed bin Salman, lãnh tụ trên thực tế của Saudi Arabia ở Jeddah.

Một lần nữa, triển vọng một cuộc chiến trên toàn vùng, với Iran và các lực lượng đại diện của họ, và Hoa Kỳ cùng các đồng minh, đặc biệt Saudi Arabia và Liên hiệp các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, lại treo lơ lửng trên vùng Trung Đông.

Nhưng cuộc khủng hoảng này đáng lẽ phải được tiên đoán trước, nếu Tổng thống Donald Trump không phải là một người bất chấp lịch sử. Việc ông rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân, thành công ngoại giao duy nhất trong vùng trong nhiều thập niên nay, đã bị thúc đẩy một niềm tin không đúng chỗ là thỏa thuận mà vị tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Barack Obama, cùng toàn thể các cường quốc Âu Châu, Nga và Trung Quốc đạt được có những sai lầm lớn và chỉ có ông, một nhà điều đình bậc thầy, mới có thể đưa đến một kết quả tốt hơn.

Sở dĩ ông hành động như vậy là vì ông không biết đến khả năng của chế độ Iran hấp thụ áp lực. Nó cũng vì ông không biết là chế độ Iran sẽ tấn công nếu họ cảm thấy nhu cầu phải tự vệ. Iran cũng sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy hơn là các nước láng giềng. Cộng thêm vào đó, những cánh tay dài của họ – từ Yemen đến Iraq, qua Syria và ở Lebanon – cung cấp một khả năng phá hoại mà không một quốc gia vùng Vịnh nào có thể so sánh được.

Thực vậy, cuộc tấn công vào các cơ sở dầu thô của Saudi đã lộ diện không những nhược điểm của hạ tầng cơ sở dầu khí của Saudi, nó còn làm nổi bật thất bại kinh hồn của chiến dịch bốn năm trời của Saudi ở Yemen, mà mục đích là để tiêu diệt đám phiến quân Houthi vốn tự nhận là mình đứng ra thực hiện cuộc tấn công mới nhất này.

Một số những nhân vật trong chính phủ Trump, nhất là ông cố vấn an ninh quốc gia mới bị cách chức, John Bolton, có thể có một mục đích tối hậu : Áp lực tối đa có thể làm cho chế độ Iran sụp đổ từ bên trong nội bộ hay dẫn đến một chiến dịch quân sự để thực hiện cũng việc đó. Mục tiêu tối hậu của họ là thay đổi chế độ. Nhưng điều đó chưa bao giờ là thực tế. Trong khi đó Tổng thống Trump, tuy ông đồng ý với kế hoạch đó, thích đe dọa chiến tranh hơn là lâm chiến. Điều ông tính toán là Iran sẽ phải đầu hàng và đồng ý điều đình theo điều kiện của ông.

Nhưng ở Iran, nơi phe cứng rắn chống lại Tổng thống Hassan Rouhani đã được tăng cường sức mạnh nhờ "chiến thuật áp lực tối đa" của Tổng thống Trump, đặc biệt là Lực Lượng Vệ Binh Cộng Hòa – chế độ đã nói rõ là họ sẽ trả đũa nếu bị tấn công. Chiến thuật của Iran là gây lo ngại cho kẻ thù và làm cho họ ý thức rõ cái giá phải trả cho gây hấn với nước cộng hòa Hồi giáo Iran. Trong tính toán của họ đó là hình thức phòng thủ tốt nhất.

Kể từ khi tổng thống rút lại những ngoại lệ cuối cùng trong cấm vận dầu thô hồi tháng Tư và hứa sẽ đẩy xuất cảng của nước cộng hòa Hồi giáo xuống còn số không, chế độ thần quyền này đã thề sẽ "chống cự", trong khi khuyến cáo là họ sẽ không chịu đựng một mình. Sau khi đe dọa gây gián đoạn cho việc chuyên chở dầu thô qua Eo biển Hormuz, Tehran đã bị đổ cho đã tấn công phá hoại một số tàu chở dầu, bắn hạ một phi cơ drone trinh thám của Hoa Kỳ và bắt một tàu chở dầu mang cờ Anh.

Những hành động đó được coi là những phát súng báo động có tính toán. Cuộc tấn công cuối cùng đã ở một mức hoàn toàn khác : Một cuộc tấn công táo bạo đã vượt qua một cách ngoạn mục hệ thống phòng thủ của một trong ba quốc gia mua vũ khí nhiều nhất thế giới và đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong khối Ả rập.

Các viên chức Hoa Kỳ đã nói họ nghĩ những phi cơ drone và hỏa tiễn này được phóng từ bên trong Iran. Nếu đúng, điều đó có nghĩa là Tehran đã bỏ đi chiến thuật quen thuộc sử dụng những đồng minh như lực lượng dân quân Shia ở Iraq để tấn công kẻ thù, một chiến thuật cho Tehran một cái cớ để chối. Ít nhất thì các viên chức Hoa Kỳ và Saudi nói là lực lượng Houthi không có đủ khả năng để thực hiện cuộc tấn công này -mà Saudi bảo gồm 18 phi cơ drone và bảy hỏa tiễn tuần du bắn ra từ phía Bắc.

Dầu cho Iran có thực sự thực hiện hay không thì cũng rõ ràng là Iran chủ mưu. Và phải nói là bên trong Iran, tất cả các phe phái, kể cả các phe canh tân đang đối đầu với phe cứng rắn, đều cảm thấy thích thú. Cựu phó tổng thống Iran Mohammad-Alo Abtahi, đã giải thích là nó nhắc nhở mọi người là "không ai nên nghĩ đến chiến tranh hay ngay cả những luận điệu chiến tranh". Ông cũng chỉ là nó cho thấy Saudi Arabia là "nhược điểm của toàn vùng".

Đối với Saudi Arabia, thời điểm của cuộc tấn công này không thể tệ hơn. Vương quốc đang hy vọng có thể ra khỏi được khó khăn do vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi tạo nên, và hy vọng có thể khuyến khích được đầu tư ngoại quốc vốn cần thiết để hỗ trợ cho kế hoạch cải tổ cực kỳ vĩ đại của Thái tử Mohammed. Đặc biệt nó đã có thể làm hại đến cố gắng của ông để bán cổ phần của Aramco trên thị trường thế giới, một cố gắng mà bây giờ chắc phải để chậm lại, mặc dầu các viên chức Saudi vẫn cả quyết là việc bán cổ phần sẽ xảy ra, với thái tử ao ước 2 ngàn tỷ USD trị giá. Cuộc tấn công cho thấy là Saudi ở trong một vị thế yếu hơn các quốc gia sản xuất dầu lớn khác, vì cơ sở của họ tập trung ở một quốc gia nằm trong một vùng biến động.

Đầu tư ngoại quốc vào vương quốc đã thấp nhất từ nhiều năm nay và cuộc tấn công đã cho thấy mặc dầu chi ra 70 tỷ USD cho vũ khí năm ngoái, vương quốc rất dễ bị tấn công. Nhược điểm không những ở các cơ sở dầu hỏa mà phi trường, các nhà máy lọc nước mặn vốn đã từng bị phe Houthi tấn công. Vương quốc đã bỏ ra nhiều tỷ đô la cho hệ thống phòng thủ hỏa tiễn Patriot của Hoa Kỳ, nhưng nó vô hiệu trước loại tấn công "du kích" này.

Một nhà bình luận Saudi diễn tả cuộc tấn công này là "làm sứt mẻ áo giáp kinh tế của Thái tử". Ông này nói "Người ta nghe những khoe khoang ‘chúng ta là cường quốc’, và nay chúng ta biết là những định chế này có thể bị tấn công, cho thấy những chi tiêu về quốc phòng này không đúng chỗ. Nó là một đòn nặng".

Một số cũng đổ cho Tổng thống Trump và phản ứng của ông đối với những lần trước Iran khiêu khích. Mặc dầu ông có những lời đao to búa lớn, nhưng ông lại không thích can thiệp quân sự. Khi phi cơ drone của Hoa Kỳ bị bắn hạ hôm tháng 6, ông đã hủy cuộc tấn công trả đũa vào phút chót. Sự thay đổi ý kiến này của ông đã làm các đồng minh trong vùng coi đó là một sự xác nhận về sự khó đoán về tổng thống. Đã có những lo ngại trong vùng Vịnh về sự bền vững của một thỏa thuận ngầm giữa Hoa Kỳ và các đồng minh trong vùng, theo đó các quốc gia xuất cảng dầu hỏa sẽ là nhà cung cấp đáng tin cậy năng lượng cho thế giới trong khi Hoa Kỳ cung cấp một bảo đảm an ninh.

Hôm thứ sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nói Hoa Kỳ sẽ gửi một lực lượng sang Saudi Arabia để tăng cường phòng không và chống hỏa tiễn. Nhưng ông không cho biết lực lượng này gồm bao nhiêu người. Sau đó Tổng thống Trump loan báo những biện pháp cấm vận mới chống lại Iran, tập trung vào ngân hàng trung ương và quỹ đầu tư quốc gia, trong khi ông cũng đồng thời đưa ra chỉ dấu là ông muốn tránh chiến tranh.

Như phụ tá chủ bút Roula Khalaf của tờ Financial Times nhận xét : "Một cuộc chiến không kiểm soát ở vùng Trung Đông không phải là điều mà ông Trump muốn nhất là khi ông đang bắt đầu vận động tái cử. Không phải là một người nghiên cứu lịch sử hay một người để ý đến chi tiết, ông đang khám phá ra một sự thật là dễ khởi động một cuộc khủng hoảng ở vùng Trung Đông nhưng rất khó kiểm soát nó, chứ đừng nói đến chấm dứt nó". 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 22/09/2019

Published in Diễn đàn

Phóng viên ảnh Charlie Cole – người mà sự nghiệp đã vĩnh viễn dính liền với tấm hình biểu tượng của "Tank Man" (Người Xe Tăng), một người đã tay không chặn một đoàn xe tăng trong cuộc đàn áp năm 1989 ở Thiên An Môn) – vừa qua đời ở Bali, Indonesia.

charlie1

Bức ảnh "Tank Man" của phóng viên ảnh Charlie Cole. (Hình : Chụp quan màn hình)

Cole, năm nay 64 tuổi, đã cư ngụ ở Bali từ hơn 15 năm nay, là một trong bốn phóng viên ảnh đã chụp những tấm hình về cùng một sự việc này. Anh đã dùng ống kính "tele" chụp từ trên balcon của một khách sạn, nhưng có lẽ chính việc anh đóng khung rất chặt tấm hình đã khiến anh được giải World Press Photo năm 1989.

Sau này Cole nói là anh vẫn còn nhớ lại thấy một thanh niên mặc áo sơ-mi trắng bước vào giữa Đại lộ Tràng An khi đoàn xe tăng đang đi tới. Anh giải thích : "Tôi tiếp tục chụp trong sự chờ đợi là chắc chắn ông ta sẽ thiệt mạng. Nhưng tôi hết sức sửng sốt khi xe tăng đi đầu ngừng lại, và tìm cách né đi vòng quanh ông ta".

Nhưng rồi nhân viên công an can thiệp và người đó đã bị vội vã lôi đi. Cho đến nay, danh tánh và số phận của "Người Xe Tăng" đó vẫn còn chưa rõ và hình ảnh về ông ta vẫn còn bị chặn trên internet ở Hoa Lục.

Cole đã có lần nói với tờ New York Times "Tôi nghĩ là hành động của ông ta đã chiếm được trái tim của người ta ở mọi nơi và khi giây phút tới, cá tính của ông ta đã định nghĩa giây phút, thay vì là giây phút định nghĩa ông ta. Ông ta tạo hình ảnh. Tôi chỉ là một trong những nhà báo nhiếp ảnh. Và tôi cảm thấy vô cùng vinh dự được có mặt ở đó".

Sợ công an lục soát phòng, anh gói cuốn phim trong túi plastic rồi treo nó vào sợi giây giựt nước trong bồn vệ sinh. Khi họ đến, họ chỉ lục những cái máy chụp hình của anh, lôi hết phim ra và bỏ đi, có vẻ hài lòng là đã giải quyết được hậu hoạ, như anh đã dự định.

Được lôi ra từ chỗ dấu, cuốn phim sau đó được rửa bởi văn phòng của hãng thông tấn Associated Press và chuyển về cho Newsweek vừa kịp hạn kỳ cho một kỹ thuật viên về hình ảnh bay đến từ văn phòng của tạp chí ở Tokyo.

Cole tuy vậy lấy làm tiếc là chỉ có hình ảnh "Người Xe Tăng" trở thành biểu tượng cho tấm thảm kịch Thiên An Môn, cũng như cái hình ảnh từ sân thượng của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn do phóng viên người Hòa Lan Hugh van Es chụp, đã trở thành biểu tượng cho sự thất thủ của Sài Gòn năm 1975.

Cảnh mà anh và ba đồng nghiệp nữa chụp được đã trở thành biểu tượng cho phản đối ôn hòa trên toàn thế giới. Cũng xin nhắc lại cách đây ba mươi năm, Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh, khoảng đất rộng mênh mông ngay trung tâm thủ đô Bắc Kinh là điểm tập trung của những cuộc phản đối rộng lớn trên toàn quốc, kêu gọi cải tổ và dân chủ.

Cuộc biểu tình, khởi sự từ tang lễ của Tổng Bí Thư Hồ Diệu Bang vào Tháng Tư, 1989, một trong những lãnh tụ đảng cộng sản chủ trương cải tổ và canh tân. Cuộc phản đối trở thành một phong trào quần chúng mà lúc tột đỉnh lên đến cả triệu người tụ tập ở quảng trường. Đến Tháng Năm, phong trào do sinh viên chủ xướng lan ra đến 400 thành phố trên toàn quốc. Sau cùng lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình quyết định đàn áp.

Quốc vụ viện tức chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn trương. Vì quân khu Bắc Kinh từ chối không chịu nghe lệnh đưa quân vào tấn công sinh viên, ông Đặng cho gọi quân đội từ vùng biên địa ở Mãn Châu về để đàn áp. Khoảng 300,000 binh sĩ được đưa về Bắc Kinh. Vào sáng sớm ngày 4 Tháng Sáu, lực lượng này tiến quân vào thủ đô sát hại cả những người biểu tình lẫn những người vô tội. Tấm hình ‘Người xe Tăng’ mà Cole chụp được là vào ngày 5 Tháng Sáu.

Các bạn thân của anh chưa từng nghe anh nhắc nhở gì đến giải thưởng bởi, theo ý anh, nó đã làm lu mờ công việc và nguy hiểm mà các phóng viên nhiếp ảnh khác đã phải trải qua trong vụ đàn áp những người biểu tình ở quảng trường hôm đó.

Sinh ra ở Bonham, Texas, tài ba nhưng rất nhún nhường, một người nổi tiếng với tài nướng barbecue đối với các đồng nghiệp, cũng như rành rượu bourbon và nhạc blues, Cole tốt nghiệp báo chí ở Viện đại học Texas ở Denton năm 1978, sự nghiệp của anh trong nghề báo đã được hoạch định trước.

Khi phụ thân, một vị tuyên úy của Không Quân Hoa Kỳ, được gửi đi Nhật Bản, anh trở về Colorado Springs, nơi anh đã lớn lên khi ông Cole bố đóng trại ở căn cứ Không Quân Paterson gần đó, căn cứ tổng hành dinh của Bộ Chỉ Huy Phòng Không Bắc Mỹ.

Liên hệ qua bạn bè của cha đã giúp anh có được những công tác độc đáo trong nhiều năm và qua thời gian cho anh một kiến thức phổ quát về quân đội Hoa Kỳ, từ lịch sử đến quân cụ và các chiến dịch trên khắp chiến trường Thái Bình Dương.

Ngay khi mới tốt nghiệp, chỉ với vài kinh nghiệm free lance cho các hãng thông tấn, Cole đã thuyết phục được nhật báo Colorado Springs Sun dành cho công việc toàn thời gian và rồi trở thành trở thành một trong những phóng viên ảnh với nhiều giải thưởng của Hiệp Hội Nhiếp Ảnh Báo Chí Quốc Gia (NPPA).

Tháng Tám năm 1980, anh và một người bạn thân, Steve Gardner, bay đến Nhật Bản, muốn tìm cho mình một chỗ để làm phóng viên tự do trong một vùng đang trải qua những biến đổi chính trị và kinh tế. Như một đồng nghiệp trên tờ South China Morning Post nhận xét, giai đoạn này được coi là giai đoạn vĩ đại cuối của báo chí cổ truyền.

Dùng những cuộc triển lãm chung là cách độc đáo của họ để kiếm việc, họ sớm khám phá ra là những nhiếp ảnh gia nói tiếng Anh làm việc quanh Nhật Bản và Á Châu đã cho họ ưu thế khi tìm cách đột nhập thị trường tạp chí.

Họ trải qua suốt hai năm 1984-85, làm nhiếp ảnh gia đặc biệt đi hết các căn cứ quân sự quanh Nhật Bản và Thái Bình Dương, một kinh nghiệm vốn lôi cuốn Cole phát triển một liên hệ chặt chẽ với Newsweek, một liên hệ anh duy trì suốt sự nghiệp làm báo của mình.

Anh đã có mặt ở Manila năm 1985 khi cuộc nổi dậy dân quyền bùng lên, rồi chuyển sang Nam Hàn để tường thuật suốt ba năm những cuộc biểu tình sinh viên thường bạo động nhưng cũng mở đường cho quốc gia này đến chê độ dân chủ.

Sự nghiệp của Cole tuy vật đã kết thúc đột ngột vào giữa thập niên 1990 khi chiếc xe môtô Harley Davidson của anh đụng phải một cánh cửa xe hơi mở khi anh đang chạy trong thành phố Tokyo. Chân trái của anh bị thương nặng và đã có lúc các bác sĩ tưởng là phải cưa chân anh.

Sau khi chữa lành nhưng không hoàn toàn, anh dọn sang Jakarta và rồi về Bali nơi anh xây một cái villa để sống với người vợ Indonesia, cô Rosanna. Anh dần dà trở lại kiếm sống bằng nghề chụp hình thương mại. Cole luôn bị đau đớn, nhưng hầu như không bao giờ anh tỏ ra cho ai biết.

Jeff Widener, một trong ba phóng viên nhiếp ảnh khác đã chụp cùng cái cảnh đó với Cole đã kể lại : "Tôi hết sức hoảng sợ suốt thời gian đó. Tôi bị thương ở đầu. Tôi bị trúng một hòn đá (từ những thanh niên ném vào đám lính). Bạn không thể nào hiểu nổi việc đạp xe cả hai mile qua những thi thể, những xe bus cháy rụi, và thỉnh thoảng lại nghe tiếng súng. Bạn chỉ nghĩ "Lạy Chúa, không biết tôi ở đây làm cái gì ?"

Cole đã ra đi nhưng di sản của anh qua ống kính sẽ vẫn còn đó. Và như Widener đã nói "Vụ Người xe tăng sẽ không biến mất và thật là nực cười cho chính phủ Trung Quốc cứ cố giấu nó". 

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 15/09/2019

Published in Diễn đàn

LTS. Chính trị nước Anh vẫn không thể hiểu nổi như thường lệ. Ngày 28/08/2019, hơn một tháng sau khi lên làm thủ tướng Boris Johnson đã quyết định đình hoãn Quốc hội cho đến ngày 14/10. Tuy vậy Quốc hội Anh vẫn họp một cách hoàn toàn hợp lệ và biểu quyết ba nghị quyết chống thủ tướng (giành lại quyền làm chủ nghị trình Quốc hội, chống Brexit không thỏa thuận, chống giải tán Quốc hội và bầu lại). Như vậy Quốc hội Anh có đình hoãn không ? Như thể là tình hình chưa đủ phức tạp, ngày 11/9 tòa án Scotland lại phán quyết quyết định đình hoãn Quốc hội của thủ tướng Johnson là bất hợp pháp, và ông Johnson quyết định kháng án... ra tòa án London !

Bài sau đây của Lê Phan viết từ London theo lời yêu cầu của Thông Luận giúp chúng ta hiểu phần nào chính tình nước Anh.

Thông Luận

johnson0

Ngày 28/08/2019, hơn một tháng sau khi lên làm thủ tướng Boris Johnson đã quyết định đình hoãn Quốc hội cho đến ngày 14/10.

******************

Nền dân chủ Anh Quốc không có hiến pháp thành văn. Hiến pháp của nước Anh, khởi sự từ Hiến chương Magna Carta là một tập hợp của một số văn bản, tiền lệ, và sự tuân thủ của mọi người cho những thông lệ và truyền thống đó.

Nhưng trong các nguyên tắc căn bản của chính trị Anh có một điều tối quan trọng : Quyền hành nằm trong tay Quốc hội. Tiếng Anh dùng danh từ "Sovereign Parliament" để chỉ uy quyền của Quốc hội, hai chữ này nhằm diễn tả Quyền cai trị của Quốc hội. Sở dĩ như vậy là vì khi các triều vua Anh nhường quyền từ từ để giữ vị thế, ngay từ Hiến chương Magna Carta, thì quyền đó chuyển sang cho Quốc hội. Thủ tướng Anh trước hết phải là một thành viên của Quốc hội và ngay từ danh xưng, một thủ tướng chỉ là "primus inter pares - tức là người đứng trước giữa những người bình đẳng". Thủ tướng Anh không cầm đầu một định chế tương đương với Quốc hội như tổng thống Hoa Kỳ.

Chính vì vậy mà hành động của Thủ tướng Boris Johnson trong có chưa đầy 50 ngày kể từ khi ông nắm quyền đã tạo một sự chấn động cho chính trị Anh, và chính vì vậy ông đã đưa mình vào thế kẹt

Khi thủ tướng lợi dụng quyền ngưng họp, mà tiếng Anh gọi là "prorogue", thường theo thông lệ chỉ là một việc làm tạm trong một giai đoạn ngắn. Trong trường hợp hiện nay thường Quốc hội sau khi nhóm họp khóa mùa Thu có thể "prorogue" một thời gian ngắn để các đảng họp đại hội và sau đó trở lại làm việc. Nhưng lần này ông Johnson đã dùng cái thông lệ đó để chặn không cho các vị Dân biểu nhóm họp để có thể bỏ phiếu chống lại Brexit không có thỏa thuận.

Điều này đã tạo nên một cú shock. Sir John Major, một cựu thủ tướng, trong bài diễn văn đọc hôm thứ năm vừa qua đã nói "Tôi không thể tin là ngay cả bất cứ một thủ tướng tiền nhiệm nào – từ Pitt, đến Disraeli, đến Churchill, đến Thatcher – sẽ tính đến một hành động như vậy. Họ coi Quốc hội là quyền lực, không phải là một bù nhìn – chỉ có lợi khi nó chấp thuận ý muốn của Thủ tướng". Xin mở ngoặc, Thủ tướng William Pitt the Younger, vì cha ông cũng là thủ tướng, làm việc dưới trào vua George III, là vị thủ tướng đầu tiên của Vương quốc Thống nhất, Thủ tướng Benjamin Disraeli, hai lần làm thủ tướng dưới thời Nữ hoàng Victoria.

Chính cú shock đó đã tạo nên khó khăn cho ông Johnson. Nó đã khiến các vị dân biểu bỏ phiếu áp đảo hôm thứ ba giành lại quyền kiểm soát Quốc hội, kể cả quyền làm luật và thông qua luật. Sang hôm sau, họ bỏ phiếu thông qua một đạo luật vốn buộc ông Johnson phải yêu cầu gia hạn thời hạn ly dị với Liên Hiệp Châu Âu. Khi thủ tướng nổi giận đưa ra luật để giải tán Quốc hội tổ chức bầu cử lại, một lần nữa ông thất bại, mà thất bại cay đắng nhất là vì 21 dân biểu trong đảng Bảo thủ của ông đã bỏ phiếu cùng với phe đối lập để đánh bại ông. Và cũng trong 24 giờ định mệnh đó, họ bỏ phiếu lần thứ ba từ chối yêu cầu của thủ tướng tổ chức bầu cử lần nữa.

Phải nói là say men chiến thắng, Thủ tướng Boris Johnson và nhất là ông cố vấn của ông, Dominic Cummings đã nghĩ là chiến lược của họ tuyệt hảo khi tuyên bố prorogue Quốc hội chỉ một tuần lễ sau khi nhóm họp khóa mùa Thu và nói Quốc hội sẽ tái nhóm vào ngày 14 tháng 10 chính phủ trình bày nghị trình cho năm tới qua bài diễn văn của Nữ hoàng.

Bình thường, quả là Quốc hội có nghỉ họp cỡ vài tuần để cho các đảng họp đại hội, nhưng đó là vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 và trước đó, Quốc hội có cả tháng để làm việc. Nhưng ông Johnson và ông cố vấn khôn ngoan của ông lợi dụng nới rộng vụ nghỉ bình thường này thành một cản trở cho công việc của Quốc hội.

Họ tin tưởng là Quốc hội sẽ không đủ thời giờ để làm gì cả vì như mọi cơ quan lập pháp khác, thủ tục Quốc hội Anh khá rườm rà, và một tuần lễ không đủ để họ ra luật cản thủ tướng trong việc thực hiện Brexit, có hay không có thỏa thuận. Họ cũng đã thấy Quốc hội bất lực đã mấy lần có những cố gắng để giành quyền kiểm soát hoạt động và nghị trình ra khỏi tay chính phủ dưới thời Thủ tướng Theresa May mà không thành.

Nhưng họ đã đẩy các vị dân cử Anh vào một cái thế phải hành động để bảo vệ một định chế dân chủ lâu đời nhất nhì của thế giới. Hôm thứ ba tuần rồi, khi Quốc hội nhóm họp và là khóa họp đầu tiên của Quốc hội với ông Johnson là thủ tướng, ngay khi thủ tướng vừa mở đầu khóa họp với một lời tuyên bố về Hội nghị G7, Dân biểu Phillip Lee, một bác sĩ, đã bước sang phía đối diện từ bỏ đảng Bảo thủ, khiến thủ tướng đã mất đa số chỉ có một phiếu và khiến chính phủ không có đủ đa số để cai trị.

Quốc hội Anh, cũng xin thêm, khác với nhiều Quốc hội khác, khi các vị dân cử ngồi đối diện với chủ tịch quốc hội, được sắp xếp để đảng cầm quyền và đảng đối lập nhìn nhau, phân cách bởi một đường đi ở giữa. Với sắp xếp như vậy, đi từ bên này sang bên kia trở thành một cử chỉ đầy kịch tính.

Sau giờ vấn đáp với thủ tướng, mà tiếng Anh gọi là Question time, một dự luật được đưa ra để giành quyền kiểm soát nghị trình khỏi tay chính phủ đã được thông qua với đa số áp đảo 328 chống 301, với 21 thành viên của đảng Bảo thủ của ông Johnson bỏ phiếu ủng hộ. Tức giận, ông Johnson đuổi 21 vị dân biểu này ra khỏi đảng Bảo thủ của ông. Trong số những nhân vật đó có hai cựu bộ trưởng tài chánh và Sir Nicholas Soames, cháu ngoại của Thủ tướng Winston Churchill. Để chứng tỏ sự kỳ cục của quyết định đó, ông Ken Clark, 49 năm làm dân biểu của đảng, và là một cựu bộ trưởng tài chánh, đã từ chối rời khỏi ghế ngồi, thản nhiên ngồi kế bên cựu Thủ tướng Theresa May bên phía của đảng Bảo thủ.

Ngay hôm sau, Dân biểu Hillary Benn bên Lao động đưa ra một dự luật mới cấm chính phủ không được ly dị với Liên Hiệp Châu Âu mà không có một thỏa thuận và dự luật cũng được thông qua chớp nhoáng. Khi thủ tướng đòi giải tán Quốc hội để bầu cử lại, một việc đòi hỏi phải có đa số hai phần ba, ông lại thua một lần thứ ba.

Sau đó, em ruột thủ tướng, ông Jo Johnson, thứ trưởng Giáo dục Đại học, từ chức và rút lui khỏi chính trị nói là ông không thể tiếp tục vừa giữ tình gia đình vừa bảo vệ tổ quốc được. Đến cuối tuần, bộ trưởng Amber Rudd của bộ xã hội từ chức bộ trưởng và từ bỏ đảng Bảo thủ, tuy vẫn tiếp tục là một dân biểu độc lập.

Như vậy tức là chỉ trong có sáu tuần lễ ông Johnson đã mất đa số, bị thua ba lần ở Quốc hội. Sự ra đi của bà Rudd sẽ càng làm cho chính phủ của ông Johnson ngày càng trở thành hoàn toàn thuộc phe Brexit. Bà Rudd ủng hộ ở lại Châu Âu.

johnson1

Chỉ trong có sáu tuần lễ ông Johnson đã mất đa số, bị thua ba lần ở Quốc hội.

Nhưng vấn đề Brexit này không phải là một hiện tượng mới. Nó xuất phát từ ngay khi những bước đầu của công trình kết hợp Châu Âu. Ngay chính Thủ tướng Winston Churchill, một trong những người vốn được cả Châu Âu lẫn Anh Quốc kính nể, cũng có một thái độ mập mờ về Châu Âu. Mặc dầu ông đọc bài diễn văn nổi tiếng năm 1946 ở Zurich kêu gọi thành lập một "Liên bang Châu Âu" nhưng như tờ Financial Times, dẫn lời sử gia Hugo Young giải thích "Churchill được gọi là cha già của ‘Châu Âu’, và ông nói nhiều điều để xứng đáng để được danh xưng đó. Nhưng ông cũng là cha già của sự hiểu lầm về vai trò của Anh trong Châu Âu. Ông khuyến khích Châu Âu hiểu lầm Anh, và Anh hiểu lầm chính mình". Bởi ông coi Anh là "bạn và bảo trợ" cho dự án Châu Âu nhưng không nói đến Anh Quốc trở thành thành viên. Ông đã từng viết "Chúng ta với Châu Âu nhưng không phải của Châu Âu. Chúng ta liên hệ nhưng không là thành phần". Chính sự mơ hồ đó đã ám ảnh liên hệ giữa Anh và các nước láng giềng kể từ khi đó, và kết cục là cuộc trưng cầu dân ý hôm 23 tháng 6 cho Brexit.

Chính vì vậy khi sáu quốc gia Châu Âu gồm Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg và Hòa Lan và Tây Đức ký kết Hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng Than đá và Thép Châu Âu, Anh có được mời vào nhưng từ chối. Sau đó khi sáu quốc gia này ký Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) năm 1957 Anh cũng từ chối.

Cũng vấn đề đó đã dẫn đến một sự chia rẽ trong hàng lãnh đạo Anh giữa một phe thân Châu Âu và một phe bài Châu Âu. Sự chia rẽ này trầm trọng hơn trong nội bộ đảng Bảo thủ nhưng cũng hiện diện trong đảng Lao động. Điều mỉa mai là lãnh tụ đảng Lao động hiện nay, ông Jeremy Corbyn là thuộc phe chống lại Châu Âu. Nay ông lại là người bảo vệ cho liên hệ giữa Anh và Châu Âu.

Trong đảng Bảo thủ, phe mà người Anh thường gọi là Euro-sceptics, luôn có một tiếng nói. Phe thiểu số nhưng quá khích này ôm hoài niệm về một nước Anh thời còn đế quốc, khi mà Anh Quốc chế ngự các đại dương trên một đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn. Hoặc họ coi liên hệ tự nhiên là với Hoa Kỳ chứ không phải với Châu Âu. Trong giai đoạn đầu khi tham gia EEC giúp Anh hồi phục, dân chúng ủng hộ Châu Âu, phe này chỉ thường là một sự bực mình cho các lãnh tụ đảng vốn đa số hiểu nhu cầu phải duy trì liên hệ với lục địa láng giềng. Họ thường xuyên đòi các cuộc trưng cầu dân ý về Châu Âu nhưng những đòi hỏi của họ bị lờ đi.

Trong những năm gần đây, nhờ tình hình rối loạn về di dân ở Châu Âu, sự thăng tiến của một phe cũng cực đoan không kém ở Hoa Kỳ, họ có thêm sự ủng hộ trong dân chúng, nhất là từ khi có đảng UK Independent Party (UKIP) của ông Nigel Farage ra đời. Cho đến thời Thủ tướng David Cameron họ cũng vẫn còn là một thiểu số ồn ào. Ông Cameron, sau khi thắng được cuộc trưng cầu dân ý về Scotland đòi độc lập, đã tin là ông cũng có thể thắng một cuộc trưng cầu dân ý về liên hệ với Liên Hiệp Châu Âu thành ra ông đồng ý tổ chức trưng cầu dân ý để cho đám này im tiếng một lần cho xong. Cũng vì quá tự tin, ông rất cẩu thả trong việc chuẩn bị, từ ngay câu hỏi cho cuộc trưng cầu dân ý đến cả việc vận động. Và kết quả là phe ông Johnson trong đảng Bảo thủ liên kết với UKIP tổ chức một chiến dịch vận động với những tuyên bố hoàn toàn sai sự thật, nhưng cộng với bất mãn của vùng miền trung nước Anh vì toàn cầu hóa và sự đóng cửa của kỹ nghệ sản xuất, đã khiến phe ủng hộ Brexit thắng mặc dầu chỉ là 51,9% chống 48,1%.

Chắc chắn là không lâu nữa sẽ có một cuộc bầu cử. Anh Quốc, một trong những nền dân chủ lâu đời nhất, sẽ đang tiến dần đến sự bất ổn của Ý. Ông Johnson thắng sẽ dẫn đến triển vọng Anh sẽ ly dị với Châu Âu trong bất hòa và không có thỏa thuận. Như vậy chia rẽ trong xã hội Anh sẽ tiếp tục. Như Sir John Major đã nói "một nửa cử tri" là những người muốn ở lại với Châu Âu. Và do đó chính trị Anh sẽ còn tiếp tục xáo trộn và rối bời trong những ngày sắp tới. Như Tạp chí The Economist đã nhận xét "Trong một quốc gia mà hiến pháp dựa trên sự theo đuổi tục lệ và truyền thống, chỉ cần một đe dọa là thủ tướng không tuân thủ một đạo luật do Quốc hội thông qua cũng đủ mở đường cho một vòng vi phạm khác, dầu cho là chính phủ Bảo thủ hay Lao động".

Lê Phan

(London, 12/09/2019)

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 5