Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

28/09/2020

Tối Cao Pháp Viện ảnh hưởng như thế nào đến tương lai nước Mỹ ?

Nhã Duy - Ngô Nhân Dụng - Đoàn Hưng Quốc

Bảo thủ hay cấp tiến, Tối Cao Pháp Viện sẽ ảnh hưởng đến tương lai thế nào ?

Nhã Duy, 28/09/2020

Theo như công bố từ Tổng thống Donald Trump vào cuối tuần qua, nữ thẩm phán Amy Coney Barrett đã chính thức được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện và sẽ đệ trình lên Thượng Viện Hoa Kỳ để bắt đầu quá trình chuẩn thuận.

amy1 (2)

Nữ thẩm phán Amy Coney Barrett đã chính thức được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện

Nhân việc này chúng ta tìm hiểu chính sách bổ nhiệm và thay người vào Tối Cao Pháp Viện như thế nào, cũng như sẽ ảnh hưởng ra sao đến người dân Mỹ trong tương lai.

Theo sau hai thẩm phán Neil M. Gorsuch và Brett M. Kavanaugh, thẩm phán Barrett, 48 tuổi được tổng thống Trump đề cử là những người còn khá trẻ so với giới tiền nhiệm, nhằm có thể phục vụ và thay đổi luật pháp, chính sách quốc gia trong vài ba thập niên tới. Các thẩm phán này thuộc tổ chức Federalist Society, là nhóm những nhà hoạt động pháp lý bảo thủ, cổ súy việc diễn giải và thực thi hiến pháp và luật pháp theo tính nguyên bản và nguyên thủy của chúng.

Trong khi hiến pháp là nguyên tắc và nền tảng lâu đời của hệ thống pháp lý Hoa Kỳ, không phải nó không gây trở ngại cho việc phát triển quốc gia cùng sự thích nghi trước xu hướng xã hội cấp tiến theo ý nguyện người dân.

Nếu nhìn lại hiến pháp Hoa Kỳ được các nhà lập quốc soạn thảo và ký kết vào năm 1787, đến nay đã hơn 230 năm. Những quyền công dân căn bản cùng các luật lệ điều hành quốc gia khi Hoa Kỳ còn là một quốc gia canh nông thô sơ và lạc hậu vừa giành được độc lập so với một xã hội dân chủ phát triển và văn minh cao cùng tính chất đa dạng của xã hội và công dân Hoa Kỳ hiện nay là khác xa.

Từ các vấn đề dân quyền, chính phủ, luật lệ, xã hội cho đến dân sinh, thương mại, khoa học, di trú... đều hoàn toàn khác biệt với một nước Mỹ của hơn hai thế kỷ trước. Ở mặt nào đó, một số điều trong hiến pháp Hoa Kỳ có thể đã trở nên lạc hậu và không còn thích hợp với thời đại, cần có sự thay đổi trên quan điểm cấp tiến và phù hợp hơn. Điều này cũng đã được các nhà lập pháp ghi nhận khi các Tu Chính Án lần lượt ra đời theo thời gian, thay đổi hay bổ sung vào những điều cần cải đổi trong hiến pháp.

Ngay cả các Tu Chính Án cũng có thể là điều gây tranh cãi ở xã hội đương thời. Ví dụ như Tu Chính Án thứ hai về quyền được sở hữu và mang súng của người dân. Nó ra đời vào thời kỳ sơ khai của nước Mỹ, người dân cần có súng để tự vệ vì chính quyền không đủ khả năng bảo vệ cho tất cả người dân ở những vùng thôn quê hẻo lánh. Nhưng hiện nay, súng là một vấn đề và thách thức cho xã hội. Cho dù không tuyệt đối tước đoạt quyền mang súng nhưng việc kiểm soát là cần thiết. Nó mang lại sự an toàn cho xã hội bởi vũ khí sát thương hàng loạt không thể xem như sử dụng cho mục đích tự vệ mà là vũ khí nguy hiểm một khi vào trong tay kẻ xấu hay quá khích. Hoặc giả thể thức cử tri đoàn trong bầu cử tổng thống xem ra đã khá lạc hậu so với trào lưu tiến bộ của thế giới về bầu cử và ứng cử.

Khi muốn diễn dịch và áp dụng hiến pháp và luật pháp theo nguyên bản, những thẩm phán bảo thủ này sẽ có trong tay thẩm quyền để giữ hay đưa xã hội về lại với các nguyên tắc và giá trị cách đây hàng thế kỷ, khi mà quyền lực và luật pháp hầu như nằm trong tay người da trắng. Đây là điều đáng quan tâm trong việc chọn lựa và bổ nhiệm vì những quan điểm bảo thủ hay cấp tiến, hoặc trung dung, ôn hòa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân qua các phán quyết được đưa ra như thế nào.

Ca ngợi nữ thẩm phán đáng kính Ruth Bader Ginsburg vừa qua đời, thẩm phán Barrett phát biểu tại lễ ra mắt rằng, "Một thẩm phán phải áp dụng luật như đã được viết ra. Các thẩm phán không phải là những nhà hoạch định chính sách và họ phải kiên quyết gạt bỏ mọi quan điểm về chính sách mà họ có thể đã có". Bà cũng đã cam kết sẽ đại diện và bảo vệ quyền lợi người dân. Dù tái khẳng định đường lối bảo thủ, thái độ và lời cam kết của bà cho thấy một lý tưởng tích cực và sự thuyết phục cho vai trò cần thiết của các thẩm phán liên bang hay tối cao pháp viện.

Tuy nhiên có thật sự là nữ thẩm phán Barrett được tổng thống Donald Trump chọn lựa và được giới bảo thủ hết lòng ủng hộ là nhờ vào các quan điểm tiền định của bà trong việc chống lại quyền phá thai cùng đạo luật Affordable Care Act của tổng thống Barack Obama, những luật đã từng được thông qua và nay có nguy cơ bị đảo ngược nếu bà tham gia vào tòa tối cao với đường lối bảo thủ.

Thêm vào đó, trong ba năm qua, kể từ khi được bổ nhiệm, bà đã tỏ ra đồng thuận với nhiều chính sách di trú khó khăn và nghiêm ngặt của nội các qua các phán quyết hay quan điểm đưa ra. Bà là thẩm phán duy nhất ủng hộ sắc lịnh cấm người di dân được quyền thường trú nếu từng nhận phúc lợi xã hội, theo một phán quyết gồm ba thẩm phán tại tòa phúc thẩm 7th Circuit Court of Appeals. Trump và phía Cộng hòa còn kỳ vọng bà cũng sẽ đứng về phía họ nếu có xảy ra tranh chấp về kết quả bầu cử trong tháng 11 tới.

Mặt khác, cũng chính bà khi còn là giáo sư luật tại đại học Notre Dame Law đã phát biểu về việc hoãn bổ nhiệm thẩm phán trong năm bầu cử trên đài CBS vào tháng Hai năm 2016 rằng, việc tổng thống Obama bổ nhiệm thẩm phán trong năm bầu cử là không thích hợp khi "lật ngược đáng kể cán cân quyền lực" tại Tối Cao Pháp Viện. Đây là điều đang xảy ra với chính bà hiện nay, khi cán cân quyền lực sẽ nghiêng hẳn về khối bảo thủ một khi bà được chuẩn thuận vào tòa tối cao.

Việc bổ nhiệm thẩm phán Barrett gây ra tranh cãi bởi tính chính danh và sự vội vã của nó khi mà cuộc bầu cử sớm đã diễn ra tại nhiều tiểu bang. Không phải sự tranh luận về phẩm cách hay năng lực của thẩm phán Barrett mà ở cách khối đa số đảng Cộng hòa tại Thượng Viện đã đảo ngược chính lời của mình, bất chấp những danh dự và nguyên tắc cùng tiền lệ do chính họ đã đặt ra. Không kể nó trái ngược ý nguyện đa số cử tri qua các cuộc thăm dò. Việc này cho thấy có sự lo ngại về việc khả năng Donald Trump có tái đắc cử và phía Cộng hòa vẫn giữ thế thượng phong tại Thượng Viện hay không.

Hồi tháng Tám vừa qua, Phó Tổng thống Mike Pence đã thẳng thừng chỉ trích Chánh án Tối Cao Pháp Viện rằng, "John Roberts đã làm thất vọng giới bảo thủ" (Christian Broadcasting Network ngày 5 tháng Tám, 2020) khi chánh án Roberts có những đồng thuận với các thẩm phán cấp tiến trong một vài phán quyết quan trọng. Theo cách nói này, giới bảo thủ và đảng Cộng hòa kỳ vọng rằng, một thẩm phán được tổng thống Cộng hòa bổ nhiệm phải trung thành với đường hướng và nghị sự đảng phái, thay vì đặt công lý và lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Họ cũng chọn lựa và hy vọng như vậy với thẩm phán Amy Coney Barrett.

Sự gay gắt của chính trường cùng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm nay cho thấy, sự thờ ơ hay chọn lựa sai lầm trong lá phiếu sẽ tạo những ảnh hưởng trực tiếp đến hàng thế hệ. Sự cân nhắc không chỉ là vấn đề cảm xúc cá nhân dành cho các ứng cử viên mà còn cần nhắm đến lợi ích và sở nguyện một giới trẻ, là chính con cháu mình, sẽ được sống với một tương lai như thế nào.

Nhã Duy

(28/09/2020)

*******************

Sau Ruth Ginsburg, nước M s thay đi

Ngô Nhân Dụng, VOA, 28/09/2020

Bà Ruth Bader Ginsburg qua đi khiến mi người thy lá phiếu ca mt Thm phán Ti cao nh hưởng đến đi sng mt người dân M bình thường như thế nào. Tng thng Donald Trump đ c mt v thm phán bo th, s được các ngh sĩ Cộng hòa chiếm đa s trong Thượng vin thông qua. Điu này có th xy ra trước hoc sau ngày dân M b phiếu. Trong Ti cao pháp vin s có 6 v thuc khuynh hướng "bo th", do các v tng thng Cộng hòa đưa lên, và ba v "cp tiến" do các phía Dân ch b nhim.

barett3

Mt tm bng l tưởng nim thm phán Ginsburg : "RBG, bà đã thay đi thế gii".

Mt tun l sau ngày dân M di bu, ngày 10 tháng 11 sp ti, Ti cao pháp vin M s phán quyết mt v kin liên can đến đo Lut Ci t Y tế ca cu Tng thng Barack Obama, thường gi là Obama Care. Nếu ba đó đã có người thay thế bà Ginsburg trong Ti cao pháp vin, thì chc Obama Care có th s b bác b.

Đng Cộng hòa đã cương quyết đòi hy b Obama Care ngay t đu, Tng thng Trump đã tranh c vi li ha s xóa b nó. Cho đến nay đo lut đó vn tn ti vì Quc hi chưa thay thế nó. Ti cao pháp vin đã bác b nhiu đơn kin đòi xóa b toàn th hay tng phn đo lut đó, vi t s 5/4, nh bn Thm phán Ti cao cp tiến được Chánh án John Roberts chia s cùng ý kiến. Ông John Roberts được cu Tng thng George W. Bush (Cộng hòa) b làm Chánh án Ti cao năm 2005.

Ai theo dõi Ti cao pháp vin thì biết rng v kin chng Obama Care sau cùng này có tính cht rt k thut. Tòa Ti Cao đã xét x hai v v Obama Care năm 2012 và 2015, c hai ln đo lut được cu sng nh bà Ginsburg, và được ông Roberts đng ý. Trong v kin 2012, có người kin Obama Care vi hiến vì bt mi công dân M phi có bo him y tế, nếu không s b pht tin. Người ta coi điu này vi phm quyn t do cá nhân được hiến pháp bo đm. Khi b phiếu bác b đơn kin Chánh án Roberts vin c rng khon tin pht nhng người không mua bo him ch là mt th thuế, mà chính ph có quyn đánh thuế.

Nhưng Tng thng Trump đã làm cho điu lut trên vô hiu lc bng cách xóa b tin pht nhng người không mua bo him y tế. Nghĩa là th "tin thuế" đó không còn na. Cho nên có người kin rng lý lun v "thuế" ca Chánh án Roberts không còn được áp dng ! Ngày 14 tháng 12 năm 2018 thm phán tòa sơ thm Reed OConnor Bc Texas, do Tng thng G.W. Bush b nhim năm 2007, đã phán quyết rng điu khon bt mi người phi mua bo him Y tế trong Obama Care là vi hiến, do đó c đo lut đó không còn hiu lc.

Lên đến tòa phúc thm, tòa cũng đng ý vi t s 2/3 nhưng đưa tr li tòa dưới đ cu xét thêm coi đ quyết đnh các điu khon trong đo lut Obama Care có th gi li hay không ; nhưng v kin đã được đưa lên tòa cao nht !

Phiên tòa Ti Cao ngày 10 tháng 11 có th s làm cho Obama Care thành vô hiu. Dù ông Roberts không mun xóa b đo lut đó thì ông và ba v thuc phía cp tiến cũng thành thiu s, vi t s 4/5. Nhưng dù chưa có ai thay thế bà Ginsburg thì kết qu 4/4 có nghĩa là phán quyết ca Tòa Phúc thm, tuyên b rng đo lut đó vi hiến, s có giá tr.

My chc triu người M đang được bo him sc khe theo lut Obama, nh được tr cp khi mua bo him ly, hay nh chương trình Y tế cho người nghèo (Medicaid, Medical) được m rng. Trong đó có my chc triu người mi b mt vic vì Đi dch Covid. H s không biết h còn được bo him hay không, khi chưa có lut mi nào thay thế.

Tình cnh hoang mang đó có th tránh được trong vài trường hp. Vi quyết đnh 4/4 ông Roberts có th tuyên b Tòa Ti Cao tm ngưng x, đ ch khi có người thay thế bà Ginsburg, s x tiếp. Đ tm thi cu Obama Care ông Roberts cũng có th đt vn đ mt cách khác, là gii hn phán quyết ca tòa vào mt vn đ mà thôi : Bt mi người đu phi mua bo him y tế có vi hiến hay không ?

Thm phán Ti cao Brett Kavanaugh, do Tng thng Trump b nhim, có th cũng đng ý vi li đt vn đ như vy. Dù phiên tòa có quyết đnh rng điu này vi hiến, vi t s 6/4 hay 5/4, thì các điu khon khác trong Obama Care vn tn ti, my chc triu người s khi b mt bo him.

Câu chuyn trên đây cho thy bà Ruth Ginsburg qua đi khiến đi sng dân M s thay đi, vì cán cân trong Ti cao pháp vin nghiêng hn v phía bo th. Bo him Y tế s b nh hưởng nhưng không phi là vn đ quan trng nht. Nếu đng Dân ch thng trong các cuc b phiếu năm nay h vn có cơ hi làm các đo lut bo him y tế tương t.

Có nhiu biến chuyn quan trng hơn s xy ra khi có người thay thế bà Ginsburg. Các Thm phán Ti cao bo th s có khuynh hướng bo v quyn ca nhng người mua súng, bán súng, quyn mang súng, dùng súng. Nhiu lut l hn chế, kim soát vic bán súng s b kin và có th thng thế. Cũng ging như vy, các lut l hn chế vic thi khói, bo v môi trường sng, s b kin nhiu hơn khi người ta biết s được đa s các Thm phán Ti cao lng nghe.

Nhưng khi Ti cao pháp vin có t s 6/3 nghiêng v phía bo th thì các vn đ quan trng nht s thay đi c xã hi nước M là hôn nhân đng tính, quyn bình đng ca nhng người đng tính ; và đc bit là vn đ phá thai.

Ti cao pháp vin đã công nhn quyn phá thai ca ph n do phán quyết năm 1973 mang tênRoe v. Wade ca Ti cao pháp vin. T đó đến nay, các c tri bo th vn mong mun Ti cao pháp vin đo ngược li án l này, nhưng sau nhiu ln vn chưa thành công. Năm 1992, Bà Sandra Day O'Connor, đã b lá phiếu th năm cùng các bn đng vin cp tiến trong quyết đnh không xóa b án lnhRoe v. Wade mc dù bà là mt Thm phán Ti cao bo th.

Trước đây, nhiu ng viên bo th khi ra trước Thượng vin đ được phê chun đã tránh không nói rõ lp trường ca mình v án lRoe v. Wade. Nhưng sau khi bà Ginsburg qua đi, mt ngh sĩ Cộng hòa đã tuyên b rng ông ch b phiếu tín nhim người sp được Tng thng Trump đưa vào Ti cao pháp vin nếu v thm phán đó ha s xóa b án lRoe v. Wade. Người sp được Tng thng Trump đ c chc chn s được đa s ngh sĩ Cộng hòa trong Thượng vin chp thun. Có th đoán rng trong tương lai quyn phá thai ca ph n M s b hy b, nếu không thì cũng b hn chế ti đa. Phong hóa c xã hi s thay đi. Tt c ch vì mt Thm phán Ti cao qua đi. Đến ngày th By, 26 tháng Chín, tng thng Trump đã chính thc loan báo b nhim n thm phán tòa phúc thm có quan đim bo th, Amy Coney Barrett, vào v trí thay thế bà Ginsburg.

Khi bà Ruth Bader Ginsburg qua đi, tôi mi biết rng bà là ph n th nhì được vào ngi trong Ti cao Pháp vin nước M. Người M thường không gi các v làm ngh "thm phán" này là "quan tòa" (judge) mà luôn trân trng gi là "Justice", viết hoa. Cho nên tôi dch là "Thm phán Ti cao" cho có v tôn kính. Chín v Thm phán Ti cao là nhng trng tài ti hu khi người M kin cáo nhau. Vy mà gn hai thế k không có ai là ph n !

Khi ti nước M năm 1975, người Vit Nam thường bo nhau rng x này đàn ông đng hng chót trong th bc xã hi ! Đng đu là Tr em, Th nhì là Ph n, Th ba là Chó ; dưới cùng mi là đàn ông. Nhưng vào năm đó thì Ti cao pháp vin M vn là mt câu lc b dành cho quý v đàn ông, phn ln da trng.

Trong dân s M, ph n da trng cũng b gi là "thiu s" dù h đông hơn s đàn ông da đen ! Thm phán Ti cao da đen đu tiên là ông Thurgood Marshall, được Tng thng Lyndon Johnson đưa lên t năm 1967. Tht không ng, 14 năm sau mi có người ph n đu tiên được gi là Thm phán Ti cao, Bà Sandra Day O'Connor, do Tng thng Reagan đ c năm 1981. Có l trong xã hi M ph n không chiếm đa v cao như mình tưởng !

Nhà văn Toni Morisson (Nobel 1993) đã k chuyn quyn ca người chng đi vi ph n M ngày xưa như thế nào.

Dưới chế đ thuc đa ca Anh, vào thế k 17, Toni Morisson cho biết đã có lut nhm "bo v ph n !" Theo lut này, người chng b cm không được đánh v.

Nhưng nói thế chưa đ, phi nói rõ hơn : Các ông chng b "cm không được đánh v vào bui ti". Thêm mt chi tiết cn thiết na : "sau 9 gi ti !"

Mun biết cho đy đ, điu lut này còn xác đnh mt điu kin : "nếu không có lý do chính đáng". Tóm li, đàn ông M vào thế k 17 b cm không được đánh v vào bui ti sau 9 gi nếu không có lý do chính đáng !

Biết lut l t thế k 17 như vy thì chúng ta cũng không ngc nhiên khi biết đến cui thế k 20 mi có hai ph n được ngi trong Ti cao pháp vin. C hai bà đu đã bo v quyn ca gii n nhi trong nhiu phán quyết quan trng, như bình đng trong trường hc, trong cơ hi làm vic, lương bng, vân vân. Chc chn không ai có th b chng đánh trước hay sau 9 gi ti, dù ông chng nghĩ có lý do chính đáng !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 28/09/2020

*********************

Tối Cao Pháp Viện và cuộc chiến văn hóa

Đoàn Hưng Quốc, VNTB, 25/09/2020

Việc Thẩm Phán Ruth Ginsberg qua đời và Tổng thống Donald Trump đề cử Tân Thẩm Phán Amy Coney để được Thượng Nghị Viện (với đa số thuộc đảng Cộng hòa) gấp rút thông qua không đầy 40 ngày trước bầu cử đã khiến báo chí và dư luận nổi lên làn sóng tranh luận gay gắt gọi đây là cuộc chiến văn hóa sống còn trong nước Mỹ.

barett4

Thẩm Phán Ruth Ginsberg qua đời, Tổng thống Donald Trump đề cử bà Amy Coney thay thế 40 ngày trước bầu cử đã khiến báo chí và dư luận nổi lên làn sóng tranh luận gay gắt

CNN hôm 09/26/2020 chạy hàng đầu bài bình luận rằng đây là cuộc đảo chánh do phe bảo thủ chuẩn bị từ nửa thế kỷ nay [1]. Bài viết này sẽ tìm hiểu giữa Tòa Án Tối Cao lại có liên hệ gì đến cuộc chiến văn hóa vốn âm ỷ trong suốt 50 năm nhưng nay bùng nổ làm rạn nứt xã hội Hoa Kỳ, không kém gì cuộc Cách Mạng Văn Hóa tại Trung Quốc vào thập niên 70.

Nhưng trước cả cuộc chiến văn hóa của thập niên 60 còn có cuộc chiến kinh tế từ thập niên 30. Sau Đại Khủng Hoảng 1929 Tổng thống Franklin Roosevelt đưa ra chương New Deal bảo vệ công đoàn và quyền lợi người lao động theo mô hình Dân Chủ Xã Hội do John M. Keynes đề xướng.

Ngược lại không ít dân Mỹ chủ trương tiếp tục tư bản kinh tế thị trường (free market) mà không có sự can thiệp của nhà nước dựa trên quan điểm của Adam Smith ; cộng thêm vào đó là cuộc Cách Mạng Tháng Mười năm 1917 ở Nga khiến cánh tự do (libertarian) ở Mỹ cho rằng các tư tưởng xã hội hô hào giải quyết giàu nghèo và bình đẳng xã hội sẽ dẫn đến cộng sản tước đoạt quyền tự do và tài sản của dân chúng. Văn hóa nơi đây hiểu theo nghĩa rộng là cuộc chiến giữa hai lý tưởng tự do và cộng sản.

Nhảy vọt sang thế kỷ thứ 21 thì bài bình luận của CNN cho rằng bà Amy Comey nếu được bỏ phiếu vào Tối Cao Pháp Viện sẽ đưa cánh bảo thủ chiếm đa số 6-3 để đảo ngược truyền thống New Deal gần 100 năm nay với các quyết định không thuận lợi về mức lương tối thiểu của người lao động, về số ngày nghỉ sau khi sinh con (maternity leave), hay quyền hạn (giới hạn) của nhà nước trong các phán quyết liên quan đến cạnh tranh và độc quyền của thị trường. Cho nên ngành Tư Pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò của nhà nước trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Cánh cấp tiến cho rằng chính quyền phải can thiệp để tạo công bằng xã hội, còn đối với phe bảo thủ thì tự do kinh tế chính là tự do.

Nhưng tiếp theo cuộc chiến kinh tế từ thập niên 30 là cuộc chiến văn hóa của thập niên 60, khi Tổng thống Lyndon B. Johnson đưa ra The Great Society thúc đẩy trào lưu dân quyền (Civil Rights) bình đẳng màu da, giới tính (women suffrage) và gọi đây là bước mở rộng của truyền thống New Deal của Franklin Roosevelt.

Ngược lại trong khi đảng Dân Chủ dưới thời Roosevelt bênh vực giới thợ thuyền (blue collar) sang giai đoạn Johnson lại nghiêng sang bảo vệ nữ quyền, di dân và người thiểu số, LGBTQ, hôn nhân đồng tính, phá thai và xã hội đa văn hóa (multi-cultural). Thành phần lao động lại bị mất việc vì toàn cầu hóa do các Tổng thống vừa Dân Chủ lẫn Cộng hòa đề xướng (Clinton, Bush, Obama). Giới công nhân ở vòng đai han rỉ (Rust Belt) xem rằng bị phản bội nên tức giận ngả theo trào lưu dân túy của Donald Trump năm 2016.

Trong khi đó giới bảo thủ và trung lưu thành phố lại phẫn nộ vì truyền thống và các giá trị lịch sử của Hoa Kỳ bị đe dọa. Cánh cấp tiến (progressive) chủ trương một xã hội đa văn hóa thay vì đặt trên nền tảng Ki-Tô Giáo ; quyền phá thai, LGBTQ, hôn nhân đồng tính, di dân ; giới hạn các sinh hoạt của Tin Lành hay Thiên Chúa Giáo ngoài công cộng ; xóa bỏ hình ảnh của các nhà lập quốc (Founding Fathers) ; người da trắng sẽ trở thành thiểu số trên chính đất nước họ dựng nên.

Một số đông trong giới trung lưu thành phố đổ dồn phiếu cho Donald Trump năm 2016 và họ sẽ quyết định cho kết quả bầu cử năm 2020. Cho nên cuộc chiến đưa pheo bảo thủ chiếm đa số ở Tối Cao Pháp Viện có giá trị quyết định cho cuộc chiến văn hóa trong một thế hệ sắp tới (mỗi Thẩm Phán có thể tại vị 30-40 năm) khi xem xử liên quan đến tôn giáo, LGBTQ, hôn nhân đồng tính, di dân, v.v… 

Nếu cuộc chiến văn hóa sẽ quyết định cho cuộc bầu cử 2020 thì đối với xã hội Mỹ không có mặt trận nào quan trọng hơn Tối Cao Pháp Viện với các chiến trường tiêu biểu gồm Roe vs. Wade (phá thai), quyền cầu nguyện trong trường công (school prayer) và Obamacare (bảo hiểm y tế).

Nhưng không nên hiểu lầm là các vị quan tòa trong Tối Cao Pháp Viện phán xử thiên vị theo quan điểm cá nhân hay bè phái. Trái lại các Thẩm Phán đều tôn trọng Hiến Pháp và tính độc lập của Tòa Án. Vấn đề là chính trong ngành Tư Pháp cũng chia ra hai trường phái diễn giải Hiến Pháp theo nghĩa rộng hay hẹp, tức là Originalism (Nguyên Thủy) hay Cấp Tiến.

Các Thẩm Phán bảo thủ theo lập trường Originalism diễn giải Hiến Pháp theo ý nghĩa nguyên thủy của các nhà Lập Quốc vì đây mới là nền tảng của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nếu cần sửa đổi thì phải theo tiến trình Tu Chính chớ quan tòa không được quyền tùy tiện thêm bớt.

Các Thẩm Phán Cấp Tiến quan niệm rằng Hiến Pháp là một văn kiện sống cần được diễn giải thích hợp theo khung cảnh xã hội. Thí dụ năm 1779 y khoa không có phá thai hay chuyển giới, không có Facebook và Google, chưa có nhu cầu bảo vệ môi trường nên nay Hiến Pháp phải được hiểu trên nghĩa rộng để thích hợp theo những thay đổi nhanh chóng mà tiến trình tu chính không thể nào bắt kịp. 

Một cánh trong giới cấp tiến còn chủ trương Judicial Activism (ngành Tư Pháp năng động) tức là Tòa Án không chỉ thụ động áp dụng luật pháp mà còn là nhân tố tích cực (active) thúc đẩy tiến bộ theo nghĩa rộng của Hiến Pháp. Cánh này bị giới bảo thủ chỉ trích là Judicial Legislation, tức là quan tòa làm ra luật thay vì thi hành pháp luật. 

Xã hội Mỹ lúc nào cũng sôi sục như một phòng thí nghiệm trưng bày không che dấu các vấn nạn của thời đại như màu da (Black Live Matter), nữ quyền (Me Too), di dân, LGTBQ, hôn nhân đồng tính, phá thai, fake news, Facebook v.v… Có người cho rằng Hoa Kỳ không đơn thuần là một quốc gia mà còn là một vùng đất của những ý tưởng, cho nên Mỹ dù bị chê cười hay tán thưởng thì thế giới vẫn sát sao theo dõi. Liệu những tranh luận gay gắt này có thể giúp nền dân chủ Hoa Kỳ mạnh vì nhiều sức sống, hay là lực ly tâm khiến xã hội rạn nứt ? Chúng ta đang sống trong một của những khúc quanh lịch sử đó.

Đoàn Hưng Quốc

Nguồn : VNTB, 2809/2020

[1] The nomination of Amy Coney Barrett to the Supreme Court could solidify a revolution that has been a half-century in the making – CNN 09/26/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nhã Duy, Ngô Nhân Dụng, Đoàn Hưng Quốc
Read 657 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)