Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Các nhóm hoạt động nhân quyền quốc tế đã lên tiếng chỉ trích thái độ thờ ơ của chính phủ Lào trong vụ Anousa Luangsuphom bị bắn chết

Một nhà hoạt động nổi tiếng với sự chỉ trích nhằm vào chính phủ Lào đã bị bắn chết trong một cuộc tấn công vào đêm tối ở thủ đô.

lao0

Anousa "Jack" Luangsuphom là quản trị viên của nhóm Facebook Kub Kluen Duay Keyboard (Driven By Keyboard) kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng ở Lào. Một nhà hoạt động nhân quyền Lào đã đăng...

Anousa 'Jack' Luangsuphom, 25 tuổi đã bị bắn thẳng vào mặt và ngực khi ngồi ở một quán cafe vào ngày thứ Bảy 29/04.

Anousa điều hành trang Facebook mang tên Kub Kluen Duay Keyboard (Driven By Keyboard), nơi mọi người mạnh dạn bày tỏ sự chỉ trích nhằm vào chính quyền cộng sản.

Các nhóm hoạt động nhân quyền đã chỉ trích giới chức Lào vì chưa công bố cuộc điều tra nhằm vào "cuộc giết chóc máu lạnh" công khai.

Các camera an ninh đã ghi lại cảnh vụ tấn công. Hình ảnh cho thấy một người đàn ông mặc áo tay dài màu nâu và nón đen, bước vào quán cafe và bắn hai lần nhằm vào Luangsuphom, người đang ngồi ở quán, trước khi bỏ chạy.

Luangsuphom chết trên đường đến bệnh viện.

Nhà hoạt động trẻ tuổi từng là "một trong số ít người ở Lào thường xuyên công khai đăng quan điểm chỉ trích chính phủ", Human Rights Watch (HRW) tuyên bố.

"(Vụ việc này) đã phát đi một thông điệp gây lạnh sống lưng rằng không người nào có thể an toàn ở Lào nếu chỉ trích chính phủ", Giám đốc Châu Á của HRW, Elaine Pearson cho biết.

HRW cũng lên án chính phủ Lào về "thái độ thờ ơ rõ ràng" của chính phủ Lào trong việc thực thi công lý liên quan đến vụ bắn giết nhà hoạt động này.

Chính phủ Lào chưa phản hồi trước những lời chỉ trích. Vụ Luangsuphom bị giết đã được tường thuật trên truyền thông trong nước.

HRW nói chính phủ Lào chưa phản hồi đúng cách trước các vụ tấn công nhằm vào những người chỉ trích chính phủ, những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, và những người hoạt động chính trị.

HRW cũng nhấn mạnh đến "sự mất tích mang tính ép buộc" nhằm vào nhà hoạt động Sombath Somphone, khi không rõ người này đang ở đâu trong hơn 10 năm qua kể từ khi bị cảnh sát bắt giữ ở thủ đô Vientiane.

HRW cũng viện dẫn lại vụ nhà hoạt động Lào, Od Sayavong, đã sống tại Bangkok, và bị mất tích kể từ tháng 08/2019.

Giới chức chính phủ Lào đã từ chối có nắm thông tin về cả hai vụ mất tích này.

Ở Lào, quốc gia theo chế độ cộng sản và là một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Á, hiện có rất ít không gian cho chính trị đối lập hoặc những tiếng nói bất đồng.

Nằm kẹp giữa Thái Lan và Trung Quốc, Lào là một quốc gia độc đảng, với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nắm quyền, "chính quyền đã sử dụng những hạn chế về mặt pháp lý và chiêu thức đe dọa chống lại giới chỉ trích nhà nước", theo nhóm hoạt động chính trị Freedom House trụ sở tại Mỹ.

Kelly Ng

Nguồn : BBC News, Singapore, 03/05/2023

Published in Châu Á