Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Indonesia đánh chìm 38 tàu cá của ngư dân Việt Nam (Người Việt, 05/05/2019)

Hôm Thứ Bảy, 4/5/2019, Indonesia đã đánh chìm 38 tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trong số 51 chiếc tàu của nước ngoài bị cáo buộc khai thác thủy sản lậu trong vùng biển chủ quyền của họ.

indo4

Một trong những chiếc tàu đánh cá của Việt Nam bị bơm nước cho ngập rồi chìm hôm Thứ Bảy 04/05/2019, thay vì bắn cho chìm như trước. (Hình : AP)

Việc Indonesia đánh chìm một số lượng lớn tàu đánh cá ngoại quốc diễn ra chỉ một tuần sau cuộc đụng độ giữa lực lượng Hải quân Indonesia với một số tàu kiểm ngư của Việt Nam tại vùng biển chồng lấn chủ quyền giữa hai nước.

Indonesia nói tàu Hải quân của họ đã bị tàu kiểm ngư của Việt Nam đâm khi họ bắt tàu đánh cá của Việt Nam sau cuộc rượt đuổi kéo dài hai giờ.

Indonesia đã bắt giữ 12 ngư dân Việt Nam hôm 27/04/2019 và tàu kiểm ngư số hiệu 213 chỉ cứu được 2 ngư dân sau khi những người này nhảy xuống biển.

Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói chiếc tàu của ngư dân Việt đã bị phá nước và chìm vì bị tàu Hải quân Indonesia kéo với tốc độ lớn. Hà Nội phản đối hành động của Indonesia và đòi đền bù thỏa đáng cho ngư dân của mình.

Ngược lại, chỉ một tuần lễ sau, qua hành động đánh chìm các tàu của ngư dân Việt Nam, Jakarta "bắn tiếng" cho thấy họ không hề nhân nhượng hay uyển chuyển, dù hai nước đã ký hiệp định "Đối tác chiến lược" với nhau từ năm 2013.

Việt Nam và Indonesia vẫn còn đang đám phán về vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn ở gần nhóm đảo Natuna của Indonesia. Hai năm trước, Indonesia đã đổi tên vùng biển gần Natuna thành biển Bắc Natuna trong chủ trương khẳng định chủ quyền trên Biển Đông.

Theo hãng thông tấn AP căn cứ theo một bản tuyên bố của Bộ Hàng Hải và Ngư Nghiệp của Indonesia, trong số những tàu đánh cá nước ngoài bị phá hủy hôm Thứ Bảy, 4/5/2019, có 38 tàu của Việt Nam, 6 tàu Malaysia, 2 tàu Trung Quốc và 1 tàu của Philippines.

Bộ trưởng Hàng hải và ngư nghiệp Susi Pudjiastuti dược dẫn lời nói các tàu đánh cá bất hợp pháp đe dọa kỹ nghệ ngư nghiệp của nước họ.

Hai ngày trước vụ đánh chìm các tàu ngoại quốc, bà Pudjiastuti đã bắn tiếng trên trang cá nhân Twitter cho biết sẽ quyết liệt đối phó với nạn khai thác thủy sản lậu. Indonesia là một tập hợp gồm các quần đảo với hơn 17.000 đảo lớn nhỏ vốn dĩ vô cùng phong phú về tài nguyên biển.

Từ khi ông Widodo nên làm tổng thống năm 2014 đến nay, với chính sách cứng rắn, Indonesia đã đánh chìm hơn 500 tàu đánh cá ngoại quốc, phần lớn là gài chất nổ rồi bắn cho chìm, trong đó có 276 tàu đánh cá Việt Nam.

Chỉ riêng năm 2018, Indonesia đã đánh chìm tất cả 125 tàu đánh cá nước ngoài, trong đó có 86 tàu của Việt Nam, 20 chiếc của Malaysia và 14 chiếc của Philippines. Từ đầu năm 2019 đến nay, Indonesia đã bắt giữ 33 tàu đánh cá của Việt Nam và 16 chiếc tàu đánh cá của Malaysia.

Đầu tháng 11/2018, Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin các tàu đánh cá xa bờ có chiều dài từ 24 mét trở lên bị bắt buộc gắn những thiết bị giám sát theo quy định của Ủy Ban Châu Âu (EC) nhằm đảm bảo an ninh và an toàn cho các tàu đánh cá trên biển. Không có tin nào cho biết có bao nhiêu tàu đánh cá đã được gắn máy định vị.

Cuối tháng Bảy, 2017, ông Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đã yêu cầu Indonesia điều tra tàu Hải quân của nước này bắn tàu đánh cá của Việt Nam làm hai ngư dân bị thương.

Trước đó, tháng 10/2016, hai tàu đánh cá của Việt Nam với 13 ngư dân khai thác hải sản tại vùng chồng lấn trong khu vực đặc quyền kinh tế đang phân định giữa hai nước đã bị tàu Hải quân Indonesia truy đuổi và bắn, làm 3 ngư dân Việt bị thương, trong đó 1 ngư dân đã qua đời vì vết thương nặng.

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản Việt Nam, trong năm 2018 đã xảy ra 85 vụ với 137 tàu cá và 1.162 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, tăng 28 vụ/46 tàu so với năm trước đó. Các nước hay bị vi phạm bao gồm Thái Lan, Malaysia, Philippines, Cambodia, Indonesia và Brunei. (TN)

**********************

Indonesia đánh chìm 51 tàu cá 'phi pháp', gồm 26 chiếc từ Việt Nam (BBC, 05/05/2019)

Nhà chức trách Indonesia một lần nữa đánh chìm 51 tàu cá nước ngoài 'phi pháp', trong đó 26 chiếc từ Việt Nam.

indo1

Một trong các tàu đánh cá Việt Nam bị Indonesia đánh chìm tại đảo Datuk, ở Tây Kalimantan vào ngày 4/5

Bộ trưởng Thủy sản và Hàng hải Indonesia Susi Pudjiastuti chỉ đạo dẫn vụ đánh chìm tàu ​​cá nước ngoài diễn ra ở vùng biển Pulau Datuk, Tây Kalimantan, hôm 4/5.

Bà Pudjiastuti cho biết vụ đánh chìm tàu cá ​​là cách giải quyết vấn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo, không được kiểm soát và tiêu thụ tài nguyên thủy sản của Indonesia.

Trong bài phát biểu, bà Pudjiastuti nói rằng những chiếc tàu cá bất hợp pháp "là mối đe dọa cho ngành công nghiệp đánh cá địa phương".

"Những người chủ tàu cá đó thường là thủ phạm của chế độ nô lệ thời hiện đại. Tội phạm đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng biển của chúng tôi bị mất trí rồi. Chúng tôi không thể khoan dung được nữa", bà nói.

Tuy nhiên, lần này các tàu cá bất hợp pháp không bị cho nổ tung trước khi bị nhấn chìm như những lần trước.

indo2

Vụ đánh chìm tàu ​​cá nước ngoài diễn ra ở vùng biển Pulau Datuk, Tây Kalimantan, hôm 4/5

Trong khi đó, việc đánh chìm tàu cá được cho là sau này có thể trở thành nơi trú ẩn của các loài cá và trở thành điểm lặn mới.

Bà Pudjiastuti cũng đảm bảo rằng xăng dầu trên các tàu cá đã bị loại bỏ trước khi bị đánh chìm.

indo3

Bộ trưởng Thủy sản và hàng hải Indonesia Susi Pudjiastuti

Trước đó, ngày 29/4, chính quyền Indonesia tuyên bố một tàu tuần tra của nước này bị hai tàu kiểm ngư Việt Nam đâm vào, trong khi Indonesia bắt giữ một tàu cá mà Indonesia cáo buộc đánh bắt cá phi pháp.

Một chỉ huy hải quân Indonesia, Đề đốc Yudo Margono, nói trong vụ va chạm ngày 27/4, một tàu cá Việt Nam bị chìm, còn 12 ngư dân Việt bị Indonesia tạm giữ.

Hai người khác thì được tàu kiểm ngư Việt Nam cứu.

Việt Nam chưa lên tiếng về cáo buộc của chính phủ Indonesia.

Thông cáo của Đề đốc Yudo Margono ra hôm thứ Hai nói tàu cá Việt Nam bị giữ ngoài khơi quần đảo Natuna.

Đây không phải lần đầu tiên Indonesia cáo buộc Việt Nam.

Trước đó theo báo Jakarta Post hôm 27/2, Bộ trưởng Susi Pudjiastuti chỉ trích Cục Kiểm ngư Việt Nam, với cáo buộc đã ngăn cản chấp pháp Indonesia khi đang bắt bốn tàu Việt Nam.

Indonesia cáo buộc bốn tàu này khi đó xâm phạm lãnh hải.

Việt Nam từng nhiều lần kêu gọi Indonesia không sử dụng vũ lực đối với tàu cá và ngư dân Việt, nhấn mạnh các hành động này của phía Indonesia vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, trái với pháp luật quốc tế, không phù hợp với mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia và đoàn kết ASEAN.

******************

Indonesia đánh chìm nhiều tàu cá Việt Nam (VOA, 06/05/2019)

Indonesia hôm 4/5 đánh chìm tàu cá nước ngoài, trong đó nhiu nht là tàu ca Vit Nam, đ ngăn chn tình trng đánh bt trái phép trong lãnh hi nước này, theo AFP.

indo5

Một vụ đánh chìm tàu cá nước ngoài của Indonesia hồi năm 2017.

Indonesia tiến hành vic trên mt tun sau v va chm trên Bin Đông vi mt tàu kim ngư của Vit Nam.

Khoảng 51 tàu cá nước ngoài, trong đó có 38 tàu cá Vit Nam, b đánh chìm trong vòng hai tun ti ti nhiu đa đim khác nhau.

Ngoài tàu của Vit Nam, còn có tàu ca Trung Quc và Malaysia, theo AFP.

Bộ trưởng ph trách Ngư nghip và hàng hải của Indonesia, Susi Pudjiastuti, tuyên b rng đó là hành đng cn thiết đ cnh báo các nước láng ging rng Indonesia nghiêm túc chng li chuyn đánh cá trái phép.

Bà nói thêm rằng Indonesia chu tn tht kinh tế ln vì các lut l lng lo, dn ti vic các tàu cá nước ngoài đánh bt trong lãnh hi Indonesia.

Nữ quan chc này không cho biết là liu đng thái trên có phi đ tr đũa vic tàu kim ngư Vit Nam đâm vào tàu ca Indonesia vùng Bin Đông mà chính quyn Jakarta nay gi là Bin Bc Natuna hay không.

Đây không phải là ln đu tiên Indonesia đánh chìm các tàu của Vit Nam.

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 30/4 cho biết đã gi công hàm ti Đi s quán Indonesia ti Vit Nam liên quan ti v bt 12 ngư dân Vit Nam, đng thi kêu gi Jakarta th ngay các ngư dân này và bi thường tha đáng cho h, theo thông tin từ truyn thông trong nước.

Trong khi đó, phía Indonesia cho biết đã triu hi Đi s Vit Nam ti Indonesia đ yêu cu gii trình v v vic.

Published in Châu Á