Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khai thác Bán đảo Sơn Trà ra sao ? (RFA, 11/12/2018)

Bán đảo Sơn Trà từ bao đời nay được xem là ‘tấm bình phong’ cho thành phố biển Đà Nẵng. Bên cạnh đó đây còn là cứ điểm quốc phòng quan trọng của Việt Nam. Gần đây, nơi này còn được được biết đến như điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho nhiều người cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, gần hai năm qua khu vục này trở nên "nóng" với bao tranh cãi xoay quanh việc chính quyền thành phố Đà Nẵng cho chủ đầu tư xây dựng dự án cụm biệt thự bị cho là "băm nát" cảnh quan thiên nhiên.

son1

Bán đảo Sơn Trà, điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho nhiều người cả trong và ngoài nước RFA

"Em thấy không khí và nhiệt độ ở đây thấp hơn ở Sài Gòn tại vì em ở Sài Gòn tới, được cái là khi em lên tới đây em thấy cái cảnh rất đặc biệt. Em thích cảnh thiên nhiên và em muốn khám phá những vùng thiên nhiên giống như vậy".

Đó là trình bày của một nữ du khách khi được hỏi về cảnh quan của vùng bán đảo này của thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, gần hai năm qua bán đảo Sơn Trà bỗng "nóng" trên bàn thời sự Việt Nam với vụ việc Công ty cổ phần Biển Tiên Sa có hành vi tiến hành xây dựng 40 móng biệt thự nằm trong Dự án du lịch sinh thái Biển Tiên Sa khi chưa được chính quyền thành phố Đà Nẵng cấp phép.

Dự án bị nhiều người lên án cho rằng "băm nát" bán đảo Sơn Trà với hằng chục móng biệt thự của một tổ hợp mà mục đích chính nhằm kinh doanh các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn… của giới được gọi là ‘nhóm lợi ích’.

Một nhóm nữ du khách có mặt tại đỉnh Bàn Cờ-Sơn Trà không muốn quay hình cho biết ý kiến về kế hoạch phá núi xây tổ hợp nhà hàng, khách sạn như thế :

"Em nghĩ là khách sạn có ở bên dưới rồi, không cần phải mở trên này nữa …em cũng không nghĩ là sẽ mở trên này vì dù sao đi xe từ phía dưới lên đây cũng tiện đâu cần phải mở thêm".

Trước khi chạy xe lên đỉnh bán đảo Sơn Trà, nhóm nữ du khách này có thể đã đi qua những con đường từ dưới chân bán đảo Sơn Trà như Hoàng Sa, Yết Kiêu, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... đây là nhưng con đường tập trung rất nhiều khách sạn, nhà hàng, quán nhậu và chuỗi resort ven biển vừa đẹp vừa quy mô bậc nhất Đà Nẵng.

Chính vì vậy, việc xây dựng thêm những nhà hàng, khách sạn trên bán đảo Sơn Trà là không cần thiết đối với nhóm nữ du khách này, đồng thời còn phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.

"Cảnh thiên nhiên đâu phải chỗ nào cũng có, nó nhiều cây, sông và không khí thiên nhiên trong lành. Bây giờ nếu phá đi, ở đâu cũng có nhà cao cửa rộng đúng không ? Người ta đến đây vì cảnh thiên nhiên nếu phá đi để xây khách sạn thì người ta đâu đến đây làm gì ?"

son2

Số lượng ước chừng mỗi ngày có đến 1000 lượt du khách ghé đến bán đảo Sơn Trà rfa

Tuy nhiên, cũng có du khách chia sẻ với chúng tôi rằng với số lượng ước chừng mỗi ngày có đến 1000 lượt du khách ghé đến bán đảo Sơn Trà thì chuỗi khách sạn, nhà hàng, quán nhậu và resort dưới chân bán đảo Sơn Trà như nói trên là không đủ nhu cầu đáp ứng cho du khách. Cho nên việc xây dựng và mở rộng thêm các dịch vụ này là cần thiết :

"Em thấy dịch vụ ăn uống, nhà hàng hoặc là khách sạn thì nên mở rộng thêm bởi vì em thấy nó cũng hơi ít so với lượng khách du lịch".

Còn việc xây dựng có phá vỡ cảnh quan thiên nhiên bán đảo Sơn Trà hay là không thì du khách đến từ Sài Gòn này cho biết :

"Nếu mở thì mình sẽ mở ở bên dưới, ở một phần nào đó mình tập trung vào một khu nào đó giống như là em muốn tìm một chỗ để đi có nhiều khách du lịch để hòa nhịp đi chơi cùng với họ nhưng mà em không thấy. Em muốn mình mở một khu tập trung vào đó những dịch vụ như nhà hàng, khách sạn rồi những khu giải trí vui chơi tập trung một chỗ ở Sơn Trà này".

Trả lời báo chí Việt Nam vào ngày 19/3/2017, Chánh Thanh tra Xây dựng Đà Nẵng ông Trần Văn Dũng nói Dự án du lịch sinh thái Biển Tiên Sa được cấp phép xây dựng vào năm 2009 sau khi đã có đánh giá tác động môi trường vào năm 2007, nhưng do quá trình xây dựng Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Biển Tiên Sa đã có những thay đổi về kiến trúc so với ban đầu. Vì vậy, vào ngày 20/3/2017, Ủy ban nhân quận Sơn Trà ra quyết định xử phạt 40 triệu đồng đối với Công ty cổ phần biển Tiên Sa.

Cũng tại thời điểm chúng tôi quay hình, có một nhóm người xuất hiện được có các hộ kinh doanh trên bán đảo Sơn Trà cho biết họ là những cán bộ sở Du lịch Đà Nẵng đi kiểm tra tình hình hoạt động ở bán đảo Sơn Trà. Theo quan sát của chúng tôi, các vị này tỏ ra rất quan tâm đến cảnh quan thiên nhiên nơi này.

"Xây khách sạn xong cảm giác như khách du lịch không muốn đến đây nữa. Chỗ nào bị du lịch hóa nhiều quá dần sau này mất hết khách du lịch ..".-Đó là ý kiến chia sẻ của nhóm nữ du khách.

Sau khi thông tin và hình ảnh những móng biệt thự trên Bán đảo Sơn Trà được loan tải công khai, một chiến dịch "giải cứu Sơn Trà-lá phổi Đà Nẵng" được nhiều người dân Đà Nẵng và những người yêu mến Sơn Trà phát động. Chỉ trong thời gian ngắn chiến dịch thu hút khá nhiều chữ ký đồng tình ủng hộ.

Bên cạnh đó nhiều hoạt động kêu gọi bảo vệ thiên nhiên Sơn Trà, bảo vệ vọoc chà vá chân nâu...cũng được người dân Đà Nẵng và những người yêu mến Sơn Trà phát động khiến cho lãnh đạo thành phố Đà Nẵng phải họp nhiều lần với các sở, ban, ngành liên quan để bàn ra các giải pháp sao cho hài hòa giữa lòng dân lẫn Chủ đầu tư.

Theo chia sẻ của du khách đến từ Sài Gòn thì vẫn có lối mở :

"Em thấy là mình sẽ làm theo mô hình thiên nhiên, dạng resorts nhưng mà resorts thiên nhiên nên vẫn giữ được cái vẻ đẹp thiên nhiên và cũng không phải đi xa để kiếm những nơi cần nghỉ ngơi, đẹp, những nhà hàng để ăn uống ngon, chổ vui chơi giải trí.."..

Cho đến hiện tại, vụ việc ở bán đảo Sơn Trà các cấp chính quyền ở Đà Nẵng chưa trả lời dứt khoát cho người dân được biết là "dừng" hay là "không dừng" việc xây dựng những biệt thự trên bán đảo Sơn Trà ? Nhưng qua những chia sẻ các du khách đều cho thấy có điểm chung là cần bảo vệ thiên nhiên Sơn Trà, không thể phá vỡ cảnh quan thiên nhiên Sơn Trà bởi những dự án bê-tông. Giá trị của Sơn Trà là thiên nhiên, mà thiên nhiên một khi bị phá hoại thì sẽ khó lòng khôi phục nếu không muốn nói là không thể.

Bán đảo Sơn Trà nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chừng vài Km về phía Đông Bắc, với ba mặt giáp biển. Nơi đây không chỉ được thiên nhiên ưu đãi nguồn không khí trong lành bao trùm cả một vùng diện tích rộng lớn tầm khoảng 60km², khung cảnh núi non hùng vĩ và trữ tình mà còn có hệ sinh thái khép kín, đa dạng về sinh học, hiện có hơn 1.000 loài thực vật và động vật sinh sống, trong đó có không ít loài động vật quý hiếm, nguy cấp thuộc Sách Đỏ của thế giới như chồn bạc má, vọoc chà vá chân nâu...

Từ năm 1992, có hơn 4.400ha đất ở bán đảo Sơn Trà được công nhận là khu vực bảo tồn thiên nhiên. Nhưng đến cuối năm 2016, Thủ tướng Việt Nam là ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định cắt đi 1.056ha đất khu bảo tồn thiên nhiên để phát triển thành Khu du lịch Quốc gia.

Có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như : Bãi Rạng, Bãi Bụt, khu nghỉ ngơi Đông Dương, chùa Linh Ứng...và các bãi biển đẹp nối dài như : Sơn Trà, Phạm Văn Đồng, T20...góp phần tạo nên một bán đảo Sơn Trà ví như "hòn ngọc" mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố Đà Nẵng.

Cùng với đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà tạo một mối liên kết địa thế bao bọc thành phố Đà Nẵng, giúp thành phố này tránh được phần lớn gió bão từ biển đổ bộ vào đất liền, hoặc gió Lào, tức là hiện tượng Foehn.

Ngoài ra, bán đảo Sơn Trà còn là một cứ điểm quốc phòng quan trọng, từ đây có thể phóng tầm nhìn bao quát cả Vùng 3 Hải quân, các nơi neo đậu thuyền, tàu Cảnh sát biển. Trên đỉnh Sơn Trà có hệ thống radar của quân đội Việt Nam bao quát khu vực biển Đông, được mệnh danh là "đôi mắt thần Đông Dương".

*****************

Đà Nẵng : Ngập lụt do lỗi quy hoạch (RFA, 11/12/2018)

Cơn mưa tầm tã mấy ngày cuối tuần làm hai thành phố Đà Nẵng và Hội An ngập trong nước. Nước tràn vào nhà vào sân với tốc độ nhanh chóng, nhiều công trình bị ngập úng và nhiều trường học phải đóng cửa.

son3

Đường phố Đà Nẵng ngập trong mưa hôm 9/12/2018 - Courtesy FB

Có thể nói đây là lần đầu tiên tình trạng nước ngập do mưa xảy ra trên diện rộng đồng thời ở Hội An và Đà Nẵng. Một cư dân Hội An, bà Thu Thủy, cho biết :

"Không phải lụt, không phải là nước từ trên nguồn xuống mà là mưa quá lớn. Mưa hai hôm rất nặng hạt, liên tục như vậy cho nên nước ngập đường cống rồi dâng lên toàn thành phố. Nước ứ đọng vô trong nhà, ngoài hiên, ngập hết nửa bánh xe. Tất cả các điểm du lịch ngay trung tâm là bị hết, trong phố cổngay bờ sông thì không bị vì nó không phải nước lụt mà là nước ngập".

Tại Đà Nẵng, xe cô, đường xá, các trục giao thông lớn và nhà cửa cũng như các chợ trong thành phố đều bị ngập nước. Báo chí đăng hình ảnh người dân có thể bơi từ nơi này sang nơi khác như bơi trên sông, ngay các trường học trong thành phố đều đóng cửa trong ngày thứ Hai.

son4

Đường phố Đà Nẵng hôm 9/12/2018 Courtesy FB

Lượng mưa ghi nhận trong 24 giờ hôm thứ bảy 8/12 tại Đà Nẵng đạt mức cao kỷ lục 635mm/ngày, cao nhất kể từ năm 1975 đến nay.

Ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp Hội Du Lịch Đà Nẵng cho biết :

"Cũng tùy khu vực, nhà tôi thì nước chỉ vào tới sân thôi. Cái này không phải nước sông dâng mà do nước trong thành phố không thoát kịp. Nếu nhà nào quá thấp thì nước vào cả trong nhà, cũng làm ảnh hưởng việc đi lại, sinh hoạt của gia đình, các thiết bị điện này kia. Ở một số chung cư thì các tầng hầm bị nước ngập, xe cộ ô tô bị hỏng".

Theo ông Huỳnh Tấn Vinh, tình trạng ngập nước hay ứ nước trong thành phố khi mưa lớn sẽ còn xảy ra nữa, mà nguyên nhân xâu xa chính là quá trình đô thị hóa :

"Bởi vì quá trình đô thị hóa quá nhanh đồng thời qui hoạch chưa được chặc chẽ lắm làm cho hệ thống thoát ước không theo kịp việc xây dựng các công trình và cơ sở hạ tầng tại những tòa nhà. Quá trình đô thị hóa nhanh mà không có qui hoạch bền vững thì các nơi gọi là khu chứa nước điều hòa, lẽ ra mưa dâng lên thì xuống những hồ đó rồi từ từ thoát đi, thì bây giờ những hồ đó bị lấp hết cho nên ngập ở những chỗ khác thôi. Có lẽ thành phố nên xem xét lại qui hoạch của mình, đồng thời nhanh chóng mở lối để nước mưa thoát nhanh ra biển hay ra sông thì cũng giải quyết được phần nào".

Qui hoạch sai, thiếu cân nhắc, đã dẫn đến hậu quả ngập nước trên diện rộng trong thành phố mỗi khi có mưa lớn, là câu trả lời của kiến trúc sư Hồ Duy Diệm, nguyên trưởng Ban Qui Hoạch thành phố Đà Nẵng.

"Thứ nhất, qui hoạch của thành phố Đà Nẵng là một qui hoạch không tốt. Qui hoạch đó làm cho nước của thành phố bị ngập, Vì sao ? Vì người ta lấp những vùng hồ ao, những vùng trũng, là những nơi để làm những hồ chứa nước, những hồ tiêu thủy tự nhiên khi mùa mưa về hay khi nước trên nguồn đổ xuống. Mà sông Hàn khi nước biển dâng lên thì có chỗ để nước mưa , nước tiêu dùng đổ xuống đó và tích tụ nằm lại đó chờ khi nước triều xuống thì nó tuôn ra và như thế là thanh phố không bị ngập.

Bây giờ những chỗ đó người ta nậng cao lên, người ta đắp lên thành những khu đô thị mới, những khu này cao hơn khu đô thị cũ, vây hết đô thị cũ, và nó làm cho nơi để tiêu nước, giữ nước cho thành phố không còn. Thành phố cũ trở thành vùng lòng chảo, nước thì bao giờ cũng chảy vào chỗ trũng cả. Cái cơ bản cái quan trọng nhất của vấn đề là chỗ đó".

son5

Đường phố Đà Nẵng trong mưa ngày 9/12/2018 Courtesy FB

Tác nhân thứ hai, kiến trúc sư Hồ Duy Diệm giải thích tiếp, là việc bê tông hóa đi đôi với qui hoạch kém :

"Trước kia thành phố Đà Nẵng nhà người ta có vườn, có cây, chung quanh có ruộng, có đồng, có nhiều nơi chứa nước. Bây giờ bê tông hóa hết, nước trên mái nhà chảy xuống ra đường ra phố cũng bị bê tông, không có chỗ nào cho nước thấm hết thì nó phải dồn lên đường, dồn mãi hoài như thế thì trở thanh ngập lụt không thoát ra được.

Đường phố là để giao thông nhưng thực ra trong qui hoạch đô thị đường còn nhiều chức năng nữa. Con đường còn là cái lòng máng, lòng cống, là cái mương để cho nước thoát ra bởi vì nước mưa ở trên xuống là chảy luôn ra sông, mà với đường phố như Đà Nẵng thì phải ra sông Hàn, ra những bờ sông những bờ hồ, chứ cống không bao giờ đủ sức tiêu những trận mưa lớn. Cống chỉ tiêu những cơn mưa nhỏ và những cơn mưa đầu thôi, còn những cơn mưa sau, nếu lớn lên thì 15 hay 20 phú, nửa tiếng đồng hồ sau thì tất cả nước sẽ chảy trên mặt đường".

Cho đến lúc này thì nước ngập tại Đà Nẵng đã rút đi nhưng hậu quả sau đó lại nặng nề vì rác rưởi ứ đọng. Kiến trúc sư Hồ Duy Diệm giải thích :

"Dân mình có rác rưởi xà bần gì đều đổ xuống cống. Năm nay lũ 23 tháng Mười không về, do đó người ta chủ quan không nạo vét, tất cả cống rãnh trong thành phố Đà Nẵng bị bít hết. Nước không đủ sức thoát ra được. Trong mấy ngày hôm nay khi mưa xuống nó ứ nó dồn thì người ta nạo vét người ta mở mấy cái miệng cống đó ra thì nước đã chảy và đã thoát, chứng tỏcông tác quản lý đô thị cũng như quản lý người dân sống trong đô thị không kịp được trình độ của người văn minh".

Đã thấy được nguyên nhân thì cũng sẽ thấy được cách giải quyết, kiến trúc sư Hồ Duy Diệm khẳng định :

"Nhưng mình không thể nâng cái nền của đô thị lên được nữa vì họ ở cả trăm năm nay rồi. Như vậy chỉ còn cách khác là đào hồ, đào mương thoát nước, phải tìm hồ chứa để những cơn mưa, cơn lũ hay lụt có chỗ chứa trong khi nước triều lên và khi nước triều xuống có chỗ thoát ra. Phải dung hệ thống máy bơm, tất cả những biện pháp kỹ thuật đều có thể giải quyết được cả".

Không nên lấp đi các ao, hồ, ruộng à những nơi chứa nước tự nhiên. Nói một cách khác, phải nên bảo vệ sinh thái tự nhiên và cảnh quan tự nhiên, vốn đã bền vững cả trăm năm nay rồi. Nếu phá vỡ sinh thái tự nhiên, kiến trúc sư Hồ Duy Diệm nhấn mạnh, có nghĩa là phá vỡ tiến trình qui hoạch đô thị.

*****************

Cảnh sát Châu Âu phá đường dây buôn người Việt Nam (RFA, 11/12/2018)

Theo Cảnh sát Châu Âu (Europol), 37 nghi phạm trong một đường dây buôn người Việt Nam vào Châu Âu vừa bị bắt giữ trong một chiến dịch truy quét kéo dài gần 1 năm qua.

son6

Hình minh họa. Ảnh do Cảnh sát Ý cung cấp hôm 30/1/2017 cho thấy những người nhập cư được chuyển lậu vào Châu Âu trong một chiếc xe. AFP

Thông cáo báo chí của Europol hôm 6/12 cho biết những kẻ buôn người đã sử dụng hệ thống tinh vi để tuồn người Việt vào Châu Âu. Những người Việt này thường được chia ra làm những nhóm từ 6 đến 12 người và do một người trong nhóm buôn người biết nói tiếng Anh đứng đầu. Những người Việt Nam này được đưa từ Việt Nam sang Nam Mỹ rồi sau đó mới đưa vào các nước Châu Âu.

Europol cho biết đường dây buôn người này đã thu khoảng 13 triệu Euro tương đương khoảng hơn 14 triệu đô la.

Chiến dịch truy quét được thực hiện trong vòng 11 tháng, tập trung chủ yếu vào cơ sở hoạt động chính của băng này ở Barcelona, Tây Ban Nha. Cảnh sát đã lục soát 10 căn nhà và hơn 100 cửa hiệu làm đẹp. Đã có 4 xe và hơn 60.000 Euro bị tịch thu.

********************

Phó Thủ tướng : Những người gây rối khi cổ động bóng đá cần bị xử lý nghiêm (RFA, 11/12/2018)

Bộ Công An và các cơ quan chức năng cần phối hợp để ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ việc có hành vi quá khích, gây mất an ninh trật tự và an toàn giao thông khi cổ vũ bóng đá ở nơi công cộng.

son7

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu xử lý nghiêm những cá nhân và tổ chức gây rối khi cổ động bóng đá Courtesy : Ảnh chụp màn hình 24h.com.vn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ kiêm Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Trương Hòa Bình đưa ra yêu cầu như vừa nêu trước khi trận bóng đá chung kết giải vô địch Đông Nam Á-AFF Cup giữa Việt Nam và Malaysia diễn ra vào ngày 11 và 15 tháng 12.

Theo yêu cầu của ông Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thì bên cạnh công việc đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông trong và sau khi trận bóng diễn ra, lực lượng công an cần phải ngăn chặn và xử lý nghiêm những cá nhân và tổ chức được cho là lợi dụng để gây rối, có hành vi cổ động quá khích hay đua xe và tổ chức đua xe trái phép…

Truyền thông trong nước cho biết Công an thành phố Hà Nội vào tối ngày 11 tháng 12, huy động 100% quân số trực tại hơn 300 nút giao thông ở 10 quận nội thành để ứng phó với tình hình cổ vũ đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt đi.

Trước đó, sau trận bán kết lượt về diễn ra ở sân vận động Mỹ Đình vào tối ngày 6 tháng 12, hàng ngàn người ra đường ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam. Nhiều tai nạn, ẩu đả, các vụ được cho là ‘kích động gây rối’ đã xảy ra tại hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đã có ít nhất hai người bị thương nặng do tại nạn xe ở Hà Nội và 78 trường hợp bị Công an thành phố Hồ Chí Minh xử lý phạt hành chính.

*******************

Người dân đòi đóng cửa công ty sản xuất nhôm gây ô nhiễm môi trường (RFA, 11/12/2018)

son8

Công ty nhôm đúc Hoàng Anh nằm xen kẽ trong khu dân cư ở xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ảnh chụp từ video

Nhiều năm nay, người dân xã Hải Vân, huyện Hải Hâu, tỉnh Nam Định đã phản đối hoạt động của công ty nhôm đúc Hoàng Anh tại xã này vì cho rằng công ty hoạt động trái phép bất chấp lệnh cấm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Người dân địa phương đã phản ánh đến nhiều cấp chính quyền, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

Không đúng cam kết

Từ năm 2015, công ty trách nhiệm hữu hạn nhôm đúc Hoàng Anh, do ông Trịnh Văn Anh cư trú tại xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định làm chủ, đã dựng xưởng sản xuất tái chế nhôm đúc sát vách nhà dân trong khu dân cư xóm 4, xã Hải Vân.

Khi đó mặc dù công ty chưa đi vào hoạt động sản xuất, nhưng trước lo ngại về việc sản xuất nhôm sẽ gây ô nhiễm trong khu dân cư, người dân đã phản ảnh lên chính quyền xã, và được đại diện công ty cam kết sẽ không nấu và đúc nhôm.

Anh Hoàng Văn Tính, cư dân xã Hải Vân kể lại :

"Khu dân cư bọn em trước kia vẫn bình thường, đến năm 2015 thì doanh nghiệp Nhôm đúc Hoàng Anh này thành lập nên. Khi chuẩn bị hoạt động thì người dân cũng làm đơn phản ánh lên chính quyền xã là nếu sản xuất và đúc nhôm trong khu dân cư thì sẽ ảnh hưởng đến người dân. Sau đó chính quyền xã cũng mời chủ đất của xưởng nhôm ra làm việc, thì người ta có làm cam kết với chính quyền xã là không nấu và đúc nhôm".

Tuy nhiên, theo người dân xã Hải Vân, công ty Hoàng Anh sau khi được chính quyền cấp phép vào ngày 03 tháng 03 năm 2016 đã không giữ lời hứa. Công ty đã sản xuất và đúc nhôm ngay trong khu dân cư.

Người dân cho biết, nhiều năm qua công ty này mỗi ngày đốt hàng tạ than, nấu hàng tạ nhôm với hóa chất để sản xuất tái chế nhôm đúc, nhưng không qua hệ thống xử lý chất thải khí. Người dân cũng cho biết công ty đã xả thải trực tiếp chất thải độc hại ra môi trường, bụi bặm độc hại bay khắp nơi.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, ông Hoàng Văn Trọng, sinh sống tại xóm 4, xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cho biết :

"Công ty này nó hoạt động từ năm 2015, nó đốt bằng than, mỗi ngày nó đốt mấy tạ than để nấu nhôm. Khí độc của than và của nhôm tỏa ra không khí, tỏa ra môi trường sống xung quanh, mọi người kể cả trẻ em và người già hít phải đều khó thở, mùi hôi khó chịu độc hại. Đó là khí thải, còn tiếng ồn thì búa tạ đập rầm rầm suốt, tiếng ồn máy mài suốt, ngay khu dân cư sát nhà dân. Gây ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là các em nhỏ đang mùa học".

Chị Hoàng Văn Tỉnh, sống sát bên xưởng đúc nhôm của công ty Hoàng Anh bức xúc :

son9

Công ty nhôm đúc Hoàng Anh ở xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ảnh chụp từ video

"Em thấy khói bụi, khí thải xung quanh rất nồng nặc. Khói than đá làm cho con em rất khó thở. Người dân ở đây hay đau đầu kể từ khi hít phải như thế ạ. Còn bụi bặm thì dính đầy trên tường, quạt, quần áo. Ví dụ như nhà em có cây mít cây ổi thì những trái ra hay bị xưa rồi rụng đi,do ảnh hưởng lò nấu bên cạnh nóng quá, tường cũng bị nổ bong hết. Ngoài ra thằng nhỏ nhà em từ hồi sinh ra tới giờ mới hơn một năm, đi bệnh viện tỉnh huyện rất nhiều, một năm thậm chí đi mười mấy lần, đa phần được chẩn đoán là viêm hô hấp cấp".

Người dân xã Hải Vân đã tự tìm hiểu và cho biết khi đốt than sẽ thải ra các loại khí thải độc hại, hôi hắc như carbon dioxit, lưu huỳnh dioxit và nitơ oxit và các hợp chất thủy ngân, các chất này rất độc hại, nó có thể ăn mòn kim loại, phá hoại cây cối, làm cho người hít phải bị tức ngực, khó thở, mắc các bệnh như viêm phổi, viêm mắt,viêm đường hô hấp… lâu dài dẫn đến ung thư…

Trong năm 2017 và 2018, hàng chục hộ dân sống tại khu vực này đã khiếu nại nhiều lần lên đến xã Hải vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, phản đối công ty Hoàng Anh gây ô nhiễm, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân.

Chính quyền không giải quyết ?

Vào tháng 5 năm 2018 chính quyền huyện Hải Hậu đã cử đoàn liên ngành lên kiểm tra những vi phạm của công ty này và ngày 28/06/2018 Chủ tịch huyện Hải Hậu đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Hoàng Anh, và kèm hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động 6 tháng kể từ ngày 15/07/2018.

Nhưng người dân địa phương cho biết đến lúc này, công ty vẫn không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đình chỉ hoạt động 6 tháng, vẫn tiếp tục hoạt động.

Anh Hoàng Văn Tính cho biết, người dân đã đưa đơn lên Ủy ban nhân dân xã, thì xã nói với người dân một cách chung chung là chờ một số năm tới, có khu công nghiệp và cụm công nghiệp thì sẽ di dời doanh nghiệp này ra khỏi khu dân cư.

Chú tôi liên lạc với ông Đặng Thanh Sơn, chủ tịch xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, để tìm hiểu vì sao công ty Hoàng Anh được phép tiếp tục hoạt động và được ông cho biết như sau :

"Công ty hoạt động thì phải đầu tư cơ sở vật chất để làm giảm thiểu tác hại môi trường. Cái việc phản ánh gây ô nhiễm người dân người ta nói vậy thôi chứ ai có cơ sở mà chứng minh. Cũng không có phản đối đâu, vì chính quyền đã làm việc với người dân và cả đối với chủ cơ sở sản xuất rồi. Đây là việc giữa chủ cơ sở sản xuất và người phản ánh, chính quyền cũng có làm việc, người dân cũng phải chấp nhận là hiện nay phát triển sản xuất và phát triển kinh tế, nó phải đi đôi với ô nhiễm môi trường. Bây giờ đối với chính quyền địa phương thì yêu cầu cơ sở sản xuất đầu tư thêm để giảm thiểu tác hại môi trường. Thí dụ như dàn phun sương, hay buồng sơn riêng… Còn tiếng ồn thì việc mài kim loại thì đương nhiên nó có tiếng ồn rồi".

Đài Á Châu Tự Do cũng liên lạc với ông Trịnh Văn Anh, chủ công ty Hoàng Anh để tìm hiểu thêm. Tuy nhiên ông không trả lời máy.

Anh Hoàng Văn Tính cho biết, trước thái độ bất chấp của công ty Hoàng Anh, và cách giải quyết không thỏa đáng của chính quyền xã, người dân đã tiếp tục phản ánh tới Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu và tỉnh Nam Định. Anh nói tiếp :

"Huyện thì trả lời đang chờ quyết định cưỡng chế của tỉnh. Tuy nhiên tỉnh lại trả lời là không thể cưỡng chế vì không có biên bản quan trắc đánh giá tác động môi trường. Trong khi huyện đi kiểm tra trước đó lại không đưa đoàn quan trắc vào. Người dân nêu bức xúc với huyện thì phòng tài nguyên môi trường trả lời vì người ta xả thải nhưng không có điểm xả thải, nên không quan trắc được".

Anh Tính cho biết thêm, anh và người dân xóm 4, xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định thấy cách trả lời của huyện là không thỏa đáng, không hợp tình hợp lý…

Còn ông Hoàng Văn Trọng thì cho biết, ông và người dân trong xóm, mong mỏi các cấp chính quyền vào cuộc để đưa xí nghiệp này ra khỏi khu dân cư, trả lại không khí trong lành cho người dân.

Trung Khang

Published in Việt Nam
mardi, 29 août 2017 14:19

Sơn Trà : 1 mét cũng không

Hôm 28/08/2017, trong phiên họp với các bên liên quan về quy hoạch Sơn Trà, UBND Đà Nẵng đã thông báo rằng sẽ giảm độ cao khu vực được thực hiện các dự án lưu trú từ 200m như trong quy hoạch cũ xuống 100m. Dự kiến ý kiến này sẽ được báo cáo với Chính phủ. 

sontra1

Cái cần giảm ở đây là lòng tham của các thế lực quyền-tiền, nhìn Sơn Trà chỉ thấy có thể chia ra được bao nhiêu lô, xây được bao nhiêu khách sạn/biệt thự, quy được ra bao nhiêu tỷ

Tuy nhiên, thiết nghĩ thứ cần giảm ở đây không phải là độ cao được xây dựng khách sạn, biệt thự ở Sơn Trà từ 200m xuống 100m, mà chính là lòng tham của các thế lực quyền-tiền, nhìn Sơn Trà chỉ thấy có thể chia ra được bao nhiêu lô, xây được bao nhiêu khách sạn/biệt thự, quy được ra bao nhiêu tỷ, chẳng bao giờ đoái hoài tới môi trường, môi sinh hay những khái niệm mà các ông bà cho là ất ơ, ngớ ngẩn như "đa dạng sinh học". Voọc chà vá chân nâu, dẫu có trong sách đỏ thế giới đi chăng nữa, trong mắt họ chỉ là một bầy khỉ, đơn giản vì nó không quy đổi ra tỷ VND hay triệu USD như khách sạn/biệt thự xây trong đất rừng Sơn Trà được.

Sẽ là một sự tủi hổ của chúng ta - những người Đà Nẵng hiện nay - nếu không giữ được vẹn nguyên Sơn Trà cho các thế hệ mai sau. Đó là bởi cả một cộng đồng triệu dân nhưng lại cúi đầu im lặng khuất phục trước một nhóm nhỏ nhiều quyền, lắm tiền - những kẻ đã chia lô cả chục cây số bờ biển xây resort/khách sạn/biệt thự chưa dùng hết đã vội nhăm nhe xẻ núi Sơn Trà.

Vậy nên, 1m cũng không được chứ đừng nói đến 100m. Cây và thú rừng của hệ sinh thái đặc biệt nơi đây đâu có quan tâm đến những ranh giới mà các ông bà tùy tiện vạch ra đâu ? Một nhánh lan rừng quý hiếm đâu thể ngừng mọc hay một bầy voọc chà vá chân nâu đâu thể ngừng di chuyển dưới độ cao 100m chỉ vì cái ranh giới mà những người này ngụy tạo lên đâu ? Hay họ định dựng hàng rào, hay lắp biển cảnh báo : "Voọc ơi, cấm xuống" "Lan ơi, cấm nở" dưới độ cao 100m ?

Đó là còn chưa nói tới khía cạnh pháp lý khi toàn bộ các dự án này đều được cấp phép dựa trên một bản quy hoạch vượt thẩm quyền, trái phép của thành phố trong Quyết định 6758. Để giữ sự tôn nghiêm của pháp luật thì không phải chỉ những dự án chưa thành hình mà một ngày nào đó ngay cả các dự án đã được thực hiện như khách sạn Intercontinental Sơn Trà cũng phải được dỡ bỏ ; còn thiệt hại của doanh nghiệp sẽ được giải quyết trong một vụ kiện của họ với bên cấp phép sai là chính quyền thành phố.

Sơn Trà còn cần mỗi người chúng ta bỏ thêm công sức cho nó, giữ cho nó vẹn nguyên, để sau này nói chuyện về nó với các thế hệ tương lai của thành phố, lòng tự hào sẽ thay cho niềm tủi hổ trong chúng ta.

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 29/08/2017 (nguyenanhtuan's blog)

Published in Diễn đàn

Không làm ảnh hưởng hệ sinh thái bán đảo Sơn Trà ; kiên quyết bảo vệ rừng ; triệt để chống tham nhũng... chỉ là những lời hứa của rất nhiều lãnh đạo địa phương trong nhiều năm qua

Một trong những vụ việc làm dư luận bất bình nhất trong thời gian qua chính là dự án du lịch tại bán đảo Sơn Trà. Người dân và rất nhiều nhà khoa học lo ngại hệ sinh thái độc đáo của vùng đất này có nguy cơ bị hủy hoại bởi những dự án kinh tế.

Mạnh miệng mà không động tay

Trong phiên họp Quốc hội mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói rõ việc triển khai dự án du lịch tại bán đảo Sơn Trà tùy thuộc vào Thành phố Đà Nẵng. Thời gian qua, nhiều lãnh đạo của Thành phố này cũng hô hào bảo vệ hệ sinh thái Sơn Trà. Nhưng thực tế ra sao ? Đến nay, Thành phố Đà Nẵng đã cấp phép cho 25 dự án tại bán đảo này với tổng số đất giao và cho thuê lên đến gần 900 ha. Bởi thế nên khi Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ trong cuộc họp gần đây, "cam đoan khẳng định không để yếu tố kinh tế lấn át, làm phương hại đến yếu tố tự nhiên của Sơn Trà" cũng làm không ít người phải nghi ngờ.

Một vấn đề khác nghiêm trọng hơn, đau lòng hơn chính là rừng ở Tây Nguyên và miền Trung tiếp tục bị tàn phá. Thủ tướng Chính phủ đã ra lệnh đóng cửa rừng Tây Nguyên từ lâu. Các địa phương cũng cam kết bảo vệ rừng và đưa vào chỉ tiêu thi đua của từng ngành liên quan nhưng rừng vẫn bị tàn phá với đủ hình thức. Lâm tặc từ lâu đã không còn là những tay bặm trợn mang cưa lén lút hạ cây nữa mà lâm tặc nay có thể là một cán bộ nào đó hoặc là doanh nhân sang trọng phá hàng chục, hàng trăm hecta rừng dưới danh nghĩa các dự án có đầy đủ chữ ký của các cơ quan hữu quan.

Còn câu chuyện xây biệt thự hay sở hữu tài sản "khủng" của cán bộ cũng gây "bão" dư luận trong những ngày qua. Địa phương nào cũng hô hào kê khai minh bạch tài sản cán bộ để phòng chống tham nhũng nhưng biệt thự, dinh thự của không ít cán bộ lãnh đạo rùng rùng mọc lên ở phần lớn các địa phương mà không bao giờ được nghe báo cáo. Chỉ một tỉnh vùng cao như Yên Bái đã có nhiều biệt thự tiền tỉ của cán bộ đầu ngành. Thế nhưng, chỉ khi dư luận lên tiếng, báo chí vào cuộc, lãnh đạo địa phương mới đi kiểm tra, xem xét.

sontra1

Rừng tại Lâm Đồng bị tàn phá nặng nề trong thời gian qua Ảnh : ĐÌNH THI

Thành tích cá nhân, trách nhiệm tập thể

Quy chế trách nhiệm, cơ chế giám sát chúng ta có đầy đủ và bộ máy nhà nước cũng đầy đủ các ban bệ để thực hiện việc này. Thế nhưng, những vụ việc gây ảnh hưởng đến tài nguyên quốc gia, quyền lợi của số đông người dân sao vẫn diễn ra mà không truy được trách nhiệm cụ thể ?

Trong trường hợp Sơn Trà, nếu lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng muốn gìn giữ hệ sinh thái nơi đây đã không thể có đến mấy chục dự án kinh tế ùn ùn triển khai xây dựng. Nếu không truy trách nhiệm cán bộ và "khó xử" những dự án trên thì trong tương lai chúng ta sẽ phải tiếp tục chấp nhận những "việc đã rồi" tương tự.

Ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Đà Nẵng, cho biết trong vấn đề quy hoạch Sơn Trà, lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng cần đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích của một vài nhà đầu tư, đặt tương lai bền vững trên lợi ích ngắn hạn trước mắt. Ngược lại, về phía nhà đầu tư cũng nên có sự cân nhắc để cùng chính quyền bảo vệ môi trường của Đà Nẵng, đó cũng chính là bảo vệ lợi ích kinh tế cho chính họ.

Những ngày qua, phóng viên báo Người Lao Động xâm nhập và có loạt bài viết về nạn phá rừng ở miền Trung và Tây Nguyên. Có nhiều vụ phá rừng diễn ra trước mắt của các cơ quan chức năng sở tại, thậm chí có cả sự tiếp tay của không ít cán bộ địa phương. Cũng từ những phản ánh này, Cục Kiểm lâm đã có văn bản gửi Chi cục Kiểm lâm các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Lâm Đồng và Đắk Nông xử lý thông tin mà báo đã nêu.

Rừng không phải đến bây giờ mới bị phá nhưng liên quan đến việc này đã có mấy lãnh đạo địa phương bị xử lý trách nhiệm ? Trách nhiệm cứ mãi chung chung, đùn đẩy từ cơ quan này đến cơ quan khác. Ấy vậy mà chỉ một thành tích dù không lớn (trồng thêm được bao nhiêu hecta rừng, chẳng hạn) thì nó sẽ được nhắc đến trong báo cáo của nhiều cơ quan.

Biệt phủ của các "quan" cũng thế, sau khi báo chí vào cuộc, người dân phản ánh thì các cơ quan chức năng mới biết. Đó là thực tế đáng buồn và sẽ đáng buồn hơn nếu kết quả kiểm tra, xử lý rồi đâu lại vào đấy.

Nguyệt Cát - Bích Vân

Nguồn : Người Lao Động, 01/07/2017

***************

Giám sát từ Quốc hội

Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng về lời hứa của các bộ trưởng, nếu Quốc hội làm chặt thì sẽ có tác dụng. Xu hướng chung của các bộ trưởng gần đây là đã tích cực hơn nhiều so với các kỳ họp trước. Đã cố gắng muốn giải quyết những kiến nghị tồn đọng. Sắp tới đây, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ rà soát toàn bộ theo Luật Hoạt động giám sát. Việc làm này để xem xét các bộ trưởng đã hoạt động như thế nào để có đánh giá và cũng nhằm phục vụ cho việc sang năm bỏ phiếu tín nhiệm. Quốc hội sẽ có tổng hợp từ đầu nhiệm kỳ, còn nợ bao nhiêu kiến nghị của cử tri, bộ nào tích cực, bộ nào không…

Tuy nhiên, về phía địa phương thì cũng có những chuyện nọ chuyện kia. Chuyện phối hợp giữa bộ trưởng với địa phương phần lớn vướng ở địa phương. Quốc hội cũng sẽ có những cách nhắc nhở địa phương một cách hợp lý nhất.

T.Dương

***************

Người dân không thể làm thay

Rất nhiều vụ việc diễn ra trong thời gian vừa qua không phải do các cơ quan chức năng phát hiện mà do chính người dân phản ánh, báo chí vào cuộc. Từ vụ xâm hại Sơn Trà, biệt thự khủng của cán bộ Yên Bái cho đến đất đai ở Hà Nội, xây trạm thu phí bất hợp lý... Thực tế này làm chúng tôi nghi ngờ năng lực lãnh đạo của một số cán bộ, một số cơ quan chức năng tại không ít các địa phương. Đáng buồn hơn, có những vụ việc người dân phản ánh thì chính họ bị trả đũa, bị trù dập.

Chúng ta không thể chấp nhận sự yếu kém, lẩn tránh của những cán bộ được người dân trả lương nhưng làm phương hại đến quyền lợi của họ. Một người thiếu năng lực thì bản thân họ chịu thiệt thòi. Nhưng một cán bộ thiếu năng lực thì gây hại cho số đông người khác. Vị trí làm việc càng cao mà thiếu trách nhiệm thì hậu quả gây ra càng lớn.

Ông Trương Quang

Giám đốc một doanh nghiệp tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh

*****************

Đừng để mất lòng tin

Tôi là giáo viên môn văn, thường dạy học trò mình rằng hãy có lòng tin vào con người và xã hội. Nhưng lòng tin không phải tự dưng hoặc áp đặt mà có. Nó phải luôn được xây dựng và chứng minh qua từng ngày, từng việc làm cụ thể. Khi một người lớn nói với trẻ em rằng phải biết giữ lời hứa thì trước hết người lớn phải làm gương, giữ được chữ tín của mình. Tương tự, một người điều hành, quản lý phải cam kết những gì mình đã hứa sẽ được thực hiện trong thực tiễn. Người dân không thể mãi bị thiệt thòi vì sự tắc trách, thiếu năng lực của một số cán bộ ở nhiều địa phương.

Kiểm tra lời hứa của cán bộ không khó, mọi thứ đều được thể hiện trong các chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể được báo cáo hằng năm. So sánh với thực tiễn sẽ tìm ra ngay ai và cơ quan nào thiếu năng lực, không hoàn thành trách nhiệm. Xử lý nghiêm những cán bộ yếu kém mới tạo lòng tin cho người dân.

Bà Trần Khánh Thu

Giáo viên Trung học phổ thông ở tỉnh Bình Thuận

*********************

Tăng khả năng giám sát

Năng lực của một cán bộ được thể hiện ở tầm nhìn và khả năng phục vụ quyền lợi của người dân. Khi đưa ra một quyết định, duyệt một dự án... thì yếu tố này được đặt lên trên hết. Có như thế mới có thể tránh được những sai lầm và khó bị tác động bởi những cá nhân hoặc nhóm lợi ích có thế lực. Điều quan trọng kế tiếp là khả năng giám sát của các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, giảm thiểu tác hại do những quyết định sai lầm gây ra. Truy trách nhiệm và xử lý phải cứng rắn để cảnh báo và ngăn ngừa vụ việc tương tự.

Hồ Ngọc Diệp

Luật sư , Thành phố Hồ Chí Minh

D.Phương ghi

Published in Việt Nam

Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng tiếp tục kiến nghị về Sơn Trà (RFA, 05/04/2017)

Hiệp hội du lịch Đà Nẵng tiếp tục kiến nghị giữ nguyên hiện trạng Sơn Trà lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Báo trong nước loan tin vào ngày 5 tháng tư.

sontra1

Bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng chụp vào ngày 27 tháng 8 năm 2014. AFP photo

Tin nói rõ Chủ tịch hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh ký Công văn gửi lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thành ủy, UBND Thành phố  Đà Nẵng trong đó có nội dung cám ơn ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về quy hoạch Sơn Trà và cho rằng chỉ đạo của thủ tướng bước đầu làm cho những người yêu mến và muốn giữ gìn Sơn Trà bớt lo lắng.

Ngoài ra, công văn cũng báo cáo vào thời điểm 10h ngày 5/4, đã có hơn 10.000 người ký tên đồng tình với kiến nghị xem xét điều chỉnh lại quy hoạch Sơn Trà theo hướng "không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, gây ảnh hưởng cuộc sống bình yên của người dân" và giải cứu Sơn Trà khỏi tình trạng bê tông hóa, do trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh – Green Việt đứng ra kêu gọi.

Hiệp hội du lịch cũng kiến nghị Thủ tướng hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện giao thông gây tiếng ồn và ô nhiễm, hạn chế khai thác các dự án thềm bờ biển tiếp giáp với núi Sơn Trà để bảo vệ các rạn san hô và bờ biển, và hợp nhất Khu dự trữ thiên nhiên Sơn Trà và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển quốc tế.

Trước đó, Hiệp hội du lịch Đà Nẵng cũng đã gửi công văn kiến nghị Thủ tướng xem xét lại "quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Quốc gia Sơn Trà, Thành phố .Đà Nẵng và nhận được sự đồng tình của dư luận địa phương.

*************************

Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng báo cáo dự án Sơn Trà (RFA, 04/04/2017)

Bộ văn hóa và thể thao và Du lịch cùng với UBND Đà Nẵng phải có báo cáo trước ngày 15 tháng 4 về việc Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa tại bán đảo Sơn Trà bị đào xới để xây khách sạn.

sontra2

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. AFP photo

Đó là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng đưa ra ngày 4 tháng tư và do văn phòng chính phủ loan đi.

Theo đó Thủ tướng yêu cầu UBND Đà Nẵng phải làm rõ các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học…

Văn bản cũng đề cập đến kiến nghị của Ông Huỳnh Tấn Vinh, chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, cho rằng cần phải xem xét lại cẩn thận việc đào xới hàng nghìn m2 ở sườn núi để xây 40 trụ móng khách sạn cao cấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề phòng thủ quốc gia và đa dạng sinh thái ở khu vực này.

Published in Việt Nam

Yêu cầu tháo dỡ móng biệt thự không phép ở Sơn Trà (RFA, 29/03/2017)

Tháo dỡ 40 móng xây biệt thự trái phép ở Sơn Trà là yêu cầu của Thành ủy Đà Nẵng. Đây là nội dung thông báo số 190-TB/TU do Thành ủy Đà Nẵng nhắm đến 40 công trình đã khởi công trái phép tại Sơn Trà do Công ty cổ phần Biển Tiên Sa chịu trách nhiệm xây dựng trong dự án du lịch sinh thái biển Tiên Sa.

sontra5

Các móng biệt thự xây dựng không phép tại Dự án du lịch sinh thái Biển Tiên Sa. Courtesy of tuoitre.

Ngoài lệnh tháo dỡ, nội dung thông báo còn yêu cầu lãnh đạo thành phố Đà Nẵng ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý trật tự, xây dựng đô thị, an toàn lao động tại các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố trước ngày 30 tháng Tư.

Vào chiều ngày 28 tháng 3, ông bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh, nhắc lại với với tờ Lao Động trong nước kết luận cuộc họp Thường vụ Thành ủy đưa ra trong cùng ngày. Theo đó yêu cầu chủ đầu tư dự án Khu du lịch Sinh thái Biển trên bán đảo Sơn Trà dừng ngay việc thi công, tháo dỡ những hạng mục đã thi công nhưng không bảo đảm các thủ tục về xây dựng theo qui định của pháp luật.

Ông Nguyễn Xuân Anh đề cập đến dự án của Intercon ở Sơn Trà mà theo ông này là được cả về kinh tế và du lịch. Tuy nhiên, ông cũng nêu quan điểm trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường thì môi trường là quan trọng.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói sẽ kiến nghị lên thủ tướng bãi bỏ những dự án ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, cảnh quan môi trường. Còn những dự án được cho là giúp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm các yếu tố quốc phòng, an ninh, hài hòa với cảnh quan môi trường thì phải công khai cho người dân ; sau khi có đồng thuận cao mới thực hiện.

Tuy nhiên, lời nói và công tác triển khai trong thực tế lâu nay của các cấp lãnh đạo không đi đôi khiến công luận mất niềm tin.

***********************

40 biệt thự Sơn Trà xây vội vàng để làm gì ? (Đất Việt, 29/03/2017)

Khi làm xong hầm chui sông Hàn, hệ thống trục giao thông Đông-Tây thành phố sẽ được hoàn thiện, kinh doanh bất động sản sẽ tăng.

Cách làm bạo lực với môi trường

Liên quan đến câu chuyện làm biệt thự trên bán đảo Sơn Trà, trước ý kiến của Kiến trúc sư Hồ Duy Diệm - Nguyên Chủ tịch Hội quy hoạch Đà Nẵng trong hai bài viết "Hầm chui sông Hàn liên quan đến 40 biệt thự Sơn Trà ?" và "Ai muốn xây dựng hầm chui sông Hàn ?", trao đổi với Đất Việt, ngày 28/3, Kiến trúc sư Phan Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch Phát triển đô thị Đà Nẵng cho biết :

"Với các dự án xây biệt thự trên bán đảo Sơn Trà gây xôn xao dư luận thời gian qua, theo tôi là do cách triển khai thực hiện của họ chưa đúng quy trình.

Một dự án nhạy cảm với môi trường mà lại chưa hoàn thiện thủ tục đã tiến hành, chưa có đánh giá tác động môi trường mà đã xây dựng là không chấp nhận được.

Ai cũng biết dự án trên đã được thành phố đồng ý chủ trương cho xây dựng theo quy hoạch, nhưng thành phố phải có trách nhiệm giám sát việc thực hiện dự án như thế nào, có đúng quy trình, đúng như giấy phép hay không, ở đây không có việc này".

sontra2

Xây dựng nhanh 40 biệt thự trên bán đảo Sơn Trà

Theo thông tin được ông Hải chia sẻ thì dự án trên được phê duyệt chủ trương xây dựng cách đây hơn 10 năm, cũng đã từng tiến hành thi công, nhưng một thời gian sau thì phải dừng lại một phần vì chất lượng dự án, một phần do nhà đầu tư chưa đủ nguồn lực. Giờ sau khi Đà Nẵng phát triển, có nguồn lực triển khai lại, nhưng phía thành phố lại không theo dõi sát sao nên xảy ra nhiều chuyện như vậy.

Riêng đối với dự án xây dựng trên bán đảo Sơn Trà, theo ông Hải, kiến trúc phải định hướng kiến trúc xanh, đã lấy của thiên nhiên một phần thì phải trả lại tương đương như vậy, thậm chí nhiều hơn, nếu không tác động môi trường sẽ rất lớn. Với cách xây dựng nếu có ý thức môi trường thì làm kiểu cuốn chiếu sẽ ít ảnh hưởng hơn, làm tới đâu trồng lại cây xanh tới đó.

Nhưng chủ đầu tư dự án Sơn Trà đã xử lý quá vội vã, cách làm hiện nay là minh chứng sự tác động bạo lực vào môi trường.

Trong khi, chúng ta đáng lẽ phải vừa xây dựng, vừa bảo tồn cảnh quan tự nhiên, đặc biệt rừng vàng Sơn Trà, được coi là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Những giá trị này sẽ không bao giờ lấy lại được nếu đã mất đi.

Bây giờ còn có một số dự án quy hoạch 100% đất rừng, được yêu cầu giữ lại 60% cây xanh, nhưng thực chất, họ xây dựng xong nhưng không trả lại, phần lớn là mất đi. Do vậy, thực chất giữa vấn đề giấy tờ và giám sát xây dựng thực tế hoàn bồi cây xanh là khoảng trống không ai định lượng được. Nên việc phát triển càng nhiều dự án thì mất càng nhiều cây xanh, tác động đến môi trường đất đai, cảnh quan.

Với Sơn Trà, ông Hải cho biết : "Chủ trương của thành phố là làm cho bán đảo Sơn Trà thành điểm sáng, bằng cách quy định từ bình độ 200m trở xuống, tùy theo vị trí quy hoạch, cho phép có khu vực phát triển dịch vụ dân sinh, làm các tuyến giao thông, bao quanh bán đảo.

Tất nhiên khi có chủ trương đó, thì một số vị trí sẽ được đầu tư, nhưng nhất định không phải khu vực rừng nguyên sinh. Khu vực nào có cây xanh, kiến trúc, nhà đầu tư phải chú ý cố gắng bảo tồn được thảm thực vật một cách tốt nhất.

Còn hiện nay chúng ta trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng rất yếu, lấy đi nhưng không trả lại, khi đó, diện tích cây xanh trên bề mặt sẽ mất dần. Do đó, nếu cách quản lý điều hành không tốt, thì các nhà đầu tư sẽ bê tông hóa, lúc đó sẽ không còn cây xanh, mất rừng vĩnh viễn".

Tuy nhiên, thực tế, cách đây 10 năm, Đà Nẵng cũng không quá mạnh bạo đầu tư vào bán đảo Sơn Trà, ngoài các khu vực vẫn phát triển lâu nay.

Bán đất để phát triển ?

Còn về câu chuyện Đà Nẵng phát triển phụ thuộc vào nguồn thu bán đất, ông Hải cho rằng, thực ra cách đây 10 năm đúng là thành phố dựa vào nguồn thu từ việc bán quỹ đất, phát triển hạ tầng, ngân sách khi đó cũng tới 50% là từ bán đất.

Tới giai đoạn này nguồn thu đã phong phú hơn nào là từ dịch vụ, du lịch... nhưng nguồn thu từ quá trình bất động sản vẫn là nguồn thu chính của sự phát triển Đà Nẵng, vì nó là nguồn thu quan trọng.

Nguồn thu bất động sản không phải chỉ từ đất, mà tạo ra động lực phát triển kinh tế của vùng đô thị qua du lịch, kinh tế, mua bán trao đổi, đó là xu thế tất yếu.

sontra3

Mô hình hầm chui sông Hàn

Nhắc đến dự án làm hầm chui sông Hàn, theo ông Hải, dự án này nếu được xây dựng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế hai bên bờ sông, khu vực bán đảo Sơn Trà, các vùng ven biển về phía Tây thành phố, thậm chí đi ra ngoài khu vực Hải Vân chứ không riêng dự án biệt thự trên bán đảo Sơn Trà.

Nhưng trước mắt đúng là giá cả của đất đai bên bán đảo Sơn Trà tăng lên đáng kể sau khi có dự án làm hầm chui sông Hàn.

"Tôi ví dụ cụ thể, tuyến đường ven biển từ bán đảo Sơn Trà về Quảng Nam, có trục giữa là đường Phạm Văn Đồng, nhưng phía Nam Phạm Văn Đồng phát triển rất mạnh, nhất là bất động sản vì giao thông đi lại thuận tiện, còn phía Bắc phát triển rất chậm, cũng tăng nhưng không mạnh bạo.

Tiếp tục trục Đông - Tây của thành phố, đó là giữa bán đảo Sơn Trà và phía Tây thành phố, trước đây thành phố đã xây dựng cầu Thiên Sơn nhưng tải trọng thấp, mà lại cao nên ít người đi lại. Do vậy, thành phố lâu nay quyết tâm làm hầm chui sông Hàn là vì như vậy, sẽ là trục nối Đông - Tây.

Mặc dù đã có nhiều ý kiến phản đối, nhưng vừa rồi thành phố vẫn muốn điều chỉnh quy hoạch để làm hầm chui, nghĩa là quyết tâm làm để có một vệt giao thông tuyệt đối ở khu vực bán đảo Sơn Trà. Khi đã có tuyến giao thông xuyên suốt như vậy, thì bất động sản khu vực bên bán đảo Sơn Trà sẽ phát triển mạnh lên", ông Hải phân tích.

Theo ông Hải, xây dựng hầm chui sông Hàn mà là phục vụ cho dân thì không phải cho hiện tại, mà là định hướng phát triển tương lai. Động lực việc xây dựng chỉ là kéo theo sự phát triển, tăng nhu cầu đi lại, phương tiện, thì lúc đó các công trình đang được xây dựng sẽ thỏa mãn.

"Tôi vẫn giữ nhận định làm hầm chui qua sông Hàn chỉ nên là dự định trong tương lai, vì hiện nay thành phố còn cần tiền để đầu tư và làm nhiều việc khác cần thiết hơn", ông Hải nói thêm.

Phải rà soát lại tất cả các dự án

Qua những phân tích của mình, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Đà Nẵng thẳng thắn : "Chúng ta nên xem xét, rà soát lại các dự án một cách kỹ lưỡng, có quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch, thiết kế, giám sát kỹ lưỡng.

Nhà đầu tư khi xây dựng trong khu vực nào thì cũng phải có ý thức bảo vệ tự nhiên, hoàn lại môi trường xanh. Với dự án biệt thự Sơn Trà, trong quá trinh thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án tôi có hỏi 1 câu : "Người ta hay thường nói tới hệ số khác, hệ số nước, nhưng tôi quan tâm hệ số bức xạ nhiệt, cây xanh thì mát, nhưng bê tông hóa trên đó bằng đường xá, công trình, thì ai khẳng định bức xạ nhiệt khu vực đó sau khi dự án hoàn thành tăng lên bao nhiêu" ?

sontra4

Những chú Voọc Chà Vá trên bán đảo Sơn Trà

Sở dĩ tôi đặt câu hỏi này, vì nếu có hệ số bức xạ nhiệt thì sẽ có biện pháp giảm bằng cách nào, phải nghĩ tới kiến trúc xanh.

Hiện nay trên bán đảo Sơn Trà có những khu được đầu tư rất tốt, như Inter Continental Danang Sun Peninsula Resort 5 sao, tạo ra điểm nhấn, công trình nổi tiếng của Đà Nẵng với thế giới, họ biết cách làm, cải thiện được thiên nhiên kết hợp với phát triển, trở thành điểm hấp dẫn, đó là do cách làm của nhà đầu tư".

Qua câu chuyện cảng Tiên Sa, theo ông Hải, nên đánh giá lại và đưa ra các quy chế, quản lý kiến trúc một cách chặt chẽ, chi tiết hơn với các dự án được phê duyệt, có biện pháp về hạn chế xử lý môi trường, cảnh quan tự nhiên trong khu vực rừng đặc dụng.

Đối với thế giới, một khu du lịch nổi tiếng là phải có nhiều yếu tố không đụng chạm đến môi trường, còn làm môi trường xấu đi chắc chắn không ai đồng ý. 

Đà Nẵng muốn hướng tới phát triển du lịch bền vững thì phải chú ý môi trường, cái gì phát triển không gắn liền môi trường sẽ không bền vững. Chủ đầu tư làm phải dưới sự giám sát của người dân, tổ chức xã hội.

Châu An

**************************

Hầm chui sông Hàn liên quan đến 40 biệt thự Sơn Trà ? (Đất Việt, 24/03/2017)

Dự án xây dựng hàng loạt biệt thực trên bán đảo Sơn Trà thực chất có mối liên hệ với dự án xây dựng hầm chui vượt sông Hàn.

Những giá trị của rừng quốc gia Sơn Trà

Dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng những ngày qua khiến dư luận lo ngại vì có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến môi trường khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà khi một vệt rừng tại khu vực bãi Tiên Sa bị cày xới.

Sau khi được báo chí phản ánh, các ngành chức năng của Thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện một loạt các sai phạm trong giấy phép xây dựng của dự án.

Theo lý giải của chủ đầu tư, do nôn nóng muốn hoàn thành dự án đúng thời hạn nên doanh nghiệp đã thi công đổ móng 40 căn biệt thự khi chưa hoàn tất các thủ tục xin cấp phép. Hiện 40 móng biệt thự này được xác định là công trình xây dựng chưa được thành phố cấp phép.

Trước những thông tin về dự án trên, ngày 23/3, Đất Việt đã liên hệ với Kiến trúc sư Hồ Duy Diệm - nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch Thành phố Đà Nẵng, ông cho biết : "Sơn Trà không chỉ là rừng mà là rừng vàng. Nếu làm sáng tỏ những giá trị qúy hiếm của Sơn Trà, khu sinh quyển thiên nhiên thì Sơn Trà sẽ tôn vinh Đà Nẵng và người ta sẽ biết đến Đà Nẵng nhiều hơn.

sontra5

Nền móng của 40 biệt thự đang được xây dựng

Năm 1977, Sơn Trà đã được Chính phủ công nhận là một trong mười khu rừng quốc gia.

Năm 1987, Quảng Nam - Đà Nẵng đã đề xuất và năm 1992, Bộ Lâm nghiệp đã công nhận Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích bán đảo 4400ha.

Và Sở Lâm nghiệp Đà Nẵng đã đề xuất xây dựng Sơn Trà thành rừng Quốc gia Vạn tháo độc nhất vô nhị của Việt Nam và thế giới.

Chỉ cần đưa ra một phép so sánh đơn giản như sau : Vườn Bách thảo Hà Nội chỉ có 30 loài cây. Vườn Bách thảo Sài Gòn mới có 100 loài. Vườn quốc gia của Hoàng gia Anh vô địch thiên hạ cũng chỉ có 250 loài cây mà đã nổi tiếng thế giới, trở thành trường học của bao nhiêu nhà lâm nghiệp thế giới...

Theo điều tra từ 1987 đến 1992 rừng quốc gia Sơn Trà có 986 loài cây, trong đó có 163 loại thảo dược qúy hiếm, trong khi Việt Nam có trên 9000 loài cây.

Rừng quốc gia Sơn Trà đa dạng sinh học với nghìn loại cây qúy giá biết bao nhiêu cho Việt Nam và nhân loại, nhất là trong bối cảnh khí hậu thế giới đang bị biến đổi vùng sinh quyển thế giới Bạch Mã, Bà Nà, Hải Vân, Sơn Trà, Cù Lao Chàm đều cần được bảo vệ và tôn trọng.

Cùng với đó là hàng trăm loài động vật trong đó có loài Voọc Chà vá xinh đẹp qúy hiếm gần bị tuyệt chủng trên thế giới.

Nếu xây dựng rừng Quốc gia Sơn Trà thành vườn Vạn tháo, vườn Sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn gien động vật, thực vật khu sinh quyển... thì giá trị của nó sẽ gấp nhiều so với bài toán bất động sản. Các công trình cầu Thuận Phước, cầu Rồng chỉ là công trình ở đâu cũng có, còn Sơn Trà có thương hiệu qúy giá như vậy, nó là của cả nước, của thế giới thì đừng nên sử dụng tùy tiện.

Tôi còn nhớ trước đây, khi ông Nguyễn Bá Thanh còn sống và đang làm Bí thư thành phố, tôi đã gửi những phân tích của mình về vấn đề này đến cho anh, thì anh đã có suy nghĩ tích cực và đã dừng lại dự án 2000 ngôi biệt thự, chân núi Sơn Trà từ độ cao 200m trở xuống.

Thế nhưng, đến nay, họ lại dựa vào những đề án thời đó để làm, nhưng những cơ sở pháp lý, những dự án khoa học, những kiến nghị tâm huyết bị lãng quên. Giờ người ta chỉ biết ăn xổi, dựa vào địa thế cảnh quan thiên nhiên hiếm sẵn có để làm lợi cho một ít người nào đó".

Bên cạnh đó, theo ông Diệm, đáng lẽ cần phải chỉ rõ vì sao rừng Quốc gia Sơn Trà Đà Nẵng được Chính phủ công nhận là một trong mười rừng quốc gia của Việt Nam tù năm 1977 và năm 1992 đã được Bộ Lâm nghiệp công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà với diện tích 4400ha đất Quốc phòng bảo vệ an ninh quốc gia... lại bị chia cắt ra thành từng mảng khác nhau với những mục đích của các quyết định trước đây.

Khi nó bị băm nát thì các nhà khảo cổ học, sinh vật cảnh, bảo tồn trên thế giới sẽ trách móc. Mà được biết, dự án trên không chỉ là 40 biệt thự, mà là hơn 1000ha đất rừng Sơn Trà.

"Khi tôi còn làm ở Hội quy hoạch thì Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà có diện tích 4400ha, nhưng sau 20 năm thì bị lấn dần làm các resort cao cấp phía Đông khu bán đảo, nên chỉ còn hơn 3000ha.

Bây giờ, nếu xây dựng biệt thự tiếp thì mất thêm 1000ha nữa, mà lại tập trung vào những vùng cây qúy hiếm, những vùng sinh sống của động vật hoang dã, diện tích rừng chỉ còn 2000ha, khu đang lấn chiếm là khu phía Tây của bán đảo Sơn Trà (khu đất quản lý của quân đội).

Những chỗ còn được giữ lại là trơ trọc, con người không đến được, tất nhiên chỗ đó, không có nước cho voọc uống", ông Diệm chỉ rõ.

Mối liên kết với dự án hầm chui sông Hàn

Ở góc độ khác phân tích thêm, ông Diệm nói thêm : "Chắc các bạn còn nhớ dự án hầm chui vượt sông Hàn vừa qua được thành phố đề xuất xây dựng, nó liên quan đến dự án xây hàng loạt các biệt thự bên bán đảo Sơn Trà.

sontra6

Mô hình hầm chui qua sông Hàn

Tôi đã từng phân tích nếu hầm chui sông Hàn được xây lên thì cũng chỉ phục vụ hơn 200.000 dân ở 2 phường (Thọ Quang và Mân Thái) bên bờ đông. Chưa kể ngư dân 2 phường biển này ít có nhu cầu qua trung tâm Thành phố hằng ngày, vì họ là dân đánh cá, bám biển là chủ yếu.

Rõ ràng, mục đích hưởng lợi nếu xây hầm ở đây là gì, chắc chắn không phải làm để phục vụ cho người dân ?. Cuối cùng chỉ có những Tập đoàn, các doanh nghiệp bất động sản, các đại gia đầu tư vào các công trình xây dựng, kể cả xây dựng chung cư bên phía bán đảo Sơn Trà sẽ có lợi.

sontra7

Các mảnh đất Sơn Trà đều được rao bán cùng với dự án hầm chui sông Hàn

Trước khi có thông tin làm hầm chui sông Hàn, thì giá đất bên bán đảo Sơn Trà là từ 20 triệu đồng/m2, tăng lên 48 triệu đồng/m2, họ bắt đầu làm các công trình biệt thự phía chân núi, cũng liên quan đến việc xây hầm. Các nhà kinh doanh bất động sản tranh thủ tận dụng thông tin xây dựng hầm, người mua bán đất thấy có công trình này nối liền, thì đi lại thuận tiện hơn, mức giá đất tăng đột biến.

Nhưng sau khi Thủ tướng có quyết định xem xét lại dự án trên dựa theo quy hoạch chung, thì giá đất hiện nay lại trở về thời điểm ban đầu, thậm chí thấp hơn. Đó chỉ cần qua một góc kinh tế thị trường có thể là minh chứng về việc xây dựng hầm chui sông Hàn chỉ phục vụ cho đại gia bất động sản.

Nghĩa là việc xây dựng hầm chui sông Hàn cũng là một phần dự án trong việc phát triển xây dựng và bán nhanh các biệt thự bên bán đảo Sơn Trà, các công trình xây dựng hầu như đều có liên kết với nhau hết.

Bởi vì mục tiêu làm giảm ùn tắc giao thông là không có, Đà Nẵng chỉ khoảng 800.000 dân nội đô (ven 15km bờ sông Hàn) đã có 10 cây cầu. Mỗi cầu ở Đà Nẵng hiện mới chỉ gánh 100.000 dân. Cho nên, việc xây dựng cầu có thể nhìn thấy rõ chỉ phục vụ cho một nhóm người".

Theo ông Diệm, khi làm được hầm chui, biệt thự xây dựng ở bán đảo Sơn Trà sẽ bán với giá rất cao vì cảnh quan rất đẹp, khí hậu trong lành, hơn nữa ở đó lại là vùng sinh quyển thế giới, chỉ có đại gia mới mua được, thậm chí người bình thường có tiền cũng không mua được.

Vì nếu làm hầm chui thì từ trung tâm qua hầm là đến Sơn Trà, rồi từ điểm đó ra khu biệt thự đang xây tầm 5-6km, nhưng đường vô cùng đẹp, nên đi lại thuận tiện, giá đất sẽ càng đắt.

Nên dừng ngay các dự án

Trước thực trạng trên, nguyên Chủ tịch Hội quy hoạch Thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh : "Tôi nghi ngờ trình độ của những nhà quy hoạch, những nhà quản lý lâm nghiệp, những nhà quản lý môi trường, quản lý lãnh thổ Đà Nẵng hiện nay. Bởi vì họ đã và đang sửa đổi quy hoạch đã được Chính phủ duyệt theo hướng xấu hơn về lợi ích kinh tế, lợi ích về an ninh quốc phòng, về bảo vệ môi trường và hệ sinh thái đặc biệt qúy hiếm.

Không thấy giá trị của Sơn Trà về nhiều mặt mà thế giới đang quan tâm, chỉ biết tận dụng cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp của Sơn Trà cho lợi ích của một số ít người.

Theo tôi, nên để Sơn Trà làm du lịch và những chức năng đúng giá trị của nó, biến nó thành thương hiệu có một không hai của Đà Nẵng. Xây dựng khách sạn và những công trình khác ở địa điểm gần đó nhưng không được động đến rừng, đến bờ biển Sơn Trà".

Từ đó, ông kiến nghị, nên dừng ngay lập tức các công trình đang xây dựng, sẽ xây dựng, đưa ra khỏi Sơn Trà trước khi các tổ chức thế giới về bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh quyển, bảo vệ động vật qúy hiếm thế giới can thiệp, cần quyết định sớm để có uy tín với thế giới.

Đắp ngay những đập nhỏ giữ nước suối ngọt cho động vật có nước uống và rừng có độ ẩm để phát triển phục hồi và tái sinh

Tạo những đường mòn nhỏ đi Bộ đến các điểm tham quan. Kêu gọi mọi người bằng uy tín cá nhân bằng quan hệ cá nhân của mình lên tiếng cho những người yêu Sơn Trà. yêu Đà Nẵng toàn quốc và thế giới có tiếng nói để xem xét lại việc sử dụng Sơn Trà một cách khách quan khoa học đúng với giá trị và vị thế của nó.

Còn về dự án hầm chui vượt sông Hàn, ông Diệm nói rõ : "Cần xem xét quy hoạch một cách cụ thể, và tốt nhất không nên xây dựng, vì hiện nay nhu cầu đi lại của người dân là chưa cần thiết, còn bỏ vài nghìn tỷ đồng ra trong lúc thành phố còn khó khăn, còn nhiều việc cần chi để giúp cho các đại gia bất động sản buôn bán đất là không chấp nhận".

Châu An

****************************

Yêu cầu dừng ngay dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa (Tin Tức, 29/03/2017)

Ngày 29/3, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng có thông báo Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về công tác quản lý trên lĩnh vực xây dựng, thi công công trình trên địa bàn thành phố.

Theo Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy, thời gian qua, trên địa bàn thành phố xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến xây dựng công trình không phép, trái phép. Một số công trình thi công không đảm bảo chất lượng, xuống cấp ngay sau khi đưa vào sử dụng, mất an toàn lao động, ô nhiễm môi trường, cảnh quan đô thị, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 

sontra8

Các phần móng biệt thự xây dựng trái phép khi chưa được cấp giấy phép xây dựng tại dự án Khu du lịch Sinh thái Biển Tiên Sa. Ảnh : Trần Lê Lâm/TTXVN

Để chấn chỉnh tình trạng nêu trên, Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Chỉ thị về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, an toàn lao động tại các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố, hoàn thành trước ngày 30/4/2017. 

Liên quan đến các công trình xây dựng của dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa, Tổ hợp khách sạn và căn hộ Central Coast, công trình cải tạo tại số 03 đường Phạm Hùng, quận Cẩm Lệ, khẩn trương báo cáo Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương có liên quan về tình hình xảy ra vụ việc tại địa phương để biết, theo dõi, chỉ đạo. 

Báo cáo cụ thể, làm rõ nguyên nhân, đề xuất hình thức xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có liên quan thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực, địa bàn phụ trách, kể cả trách nhiệm người đứng đầu, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, đúng, sai rõ ràng, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương, hiệu lực quản lý Nhà nước về quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, đồng thời, đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia phát triển thành phố.

Riêng đối với dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa, Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng và địa phương có liên quan ; yêu cầu chủ đầu tư dừng ngay việc thi công ; xử lý, tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng đã thi công nhưng không đảm bảo các thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật. 

Tổng hợp, báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về việc chỉ đạo rà soát các thủ tục pháp lý liên quan đến việc triển khai dự án, đặc biệt lưu ý các yếu tố đảm bảo quốc phòng, an ninh và cảnh quan môi trường sinh thái tại khu vực theo quy định của pháp luật.

Đồng thời nghiên cứu, rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà đến năm 2025 định hướng đến năm 2050 (theo Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 09/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ), báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng an ninh, bảo tồn cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái tại khu vực bán đảo Sơn Trà. 

Theo đó, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những dự án ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, cảnh quan môi trường ; đối với những dự án góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo các yếu tố về quốc phòng, an ninh, hài hòa với cảnh quan môi trường thì công khai cho dư luận biết để tạo sự đồng thuận cao khi triển khai thực hiện.

Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các cơ quan chức năng và các địa phương khẩn trương thực hiện việc tăng cường công tác thanh, kiểm tra trên lĩnh vực xây dựng ; yêu cầu các nhà đầu tư, nhà thầu thi công chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về xây dựng, an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ ; công khai đầy đủ thông tin về dự án tại công trình theo quy định (tên công trình, chủ đầu tư, các pháp lý liên quan...).

Đồng thời có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, không để xảy ra tình trạng rơi vãi vật liệu xây dựng, đất đá xuống đường, vệ sinh xung quanh công trình xây dựng... ; rào chắn công trình với các hình ảnh quảng bá về thành phố cũng như tuyên truyền các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn, như : Tuần lễ cấp cao APEC, Lễ hội Pháo hoa quốc tế 2017... 

Nếu các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng không thực hiện nghiêm túc sẽ nghiêm khắc đình chỉ thi công, rút giấy phép xây dựng... Các cơ quan chức năng và các địa phương tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, vỉa hè, tạo chuyển biến tích cực về cảnh quan đô thị theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tại Công văn số 1067-CV/TU ngày 15/3/2017.

Đồng thời, yêu cầu chủ sở hữu các khu đất lớn chưa đầu tư xây dựng tại các trục đường chính khẩn trương dọn dẹp vệ sinh, trồng cỏ, tạo cảnh quan và duy trì thường xuyên công tác này theo chủ trương của thành phố, hoàn thành trước ngày 30/4/2017. Trường hợp chủ sở hữu các khu đất không triển khai thực hiện, cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo triển khai bằng nguồn ngân sách ; sau này, yêu cầu các chủ sở hữu có trách nhiệm hoàn trả kinh phí.

Văn Sơn (TTXVN)

Published in Việt Nam