Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Lời tòa soạn : Theo đề nghị của một số độc giả chúng tôi đăng lại bài này viết cách đây 18 năm nhưng hoàn toàn không có thời gian tính và hơn nữa rất cần đọc. (TL)

ykien01

Tổ chức và sự hình thành của ý kiến - Ảnh minh họa 

*************************

Một điểm về văn hóa tổ chức

Tổ chức và sự hình thành của ý kiến

Nguyễn Gia Kiểng, tháng 1/2006

 

Cuộc thảo luận thật ngộ nghĩnh : một ông bộ trưởng cộng sản cố gắng thuyết phục một kẻ mới ở tù ra vì tội chống cộng là không nên tin cộng sản. Đó là năm 1979. Vị này là một trí thức thân cộng trước đây. Ông được móc nối làm nội ứng, đóng góp chuẩn bị cho cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968. Sau đó ông vào bưng và được phong làm bộ trưởng trong Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Sau chiến thắng cộng sản 1975, Mặt Trận Giải Phóng và Chính Phủ Lâm Thời này bị giải thể, ông được chuyển sang điều khiển một công ty. Lý do của cuộc gặp gỡ này hoàn toàn kỹ thuật. Do một trong những chuyện ngược đời đầy rẫy trong giai đoạn này, tôi trở thành một chuyên gia của chế độ và có tiếng nói quyết định trong một đề nghị của ông. Biết gốc gác của tôi, ông bày tỏ lập trường chống cộng của ông với tất cả sự phẫn nộ của một kẻ bị mắc lừa và sự nhiệt tình của một người mới tòng giáo. Ông đả kích đảng cộng sản là dùng "những thằng đảng viên ngu dốt, đầu bùn óc đất" cầm đầu những người có kiến thức. Ngu dốt, đầu bùn, óc đất ? Không hẳn như vậy. Tôi cũng đã có dịp tiếp xúc và trao đổi với một số cấp lãnh đạo cộng sản và nhận ra rằng họ tuy nói chung chỉ có học vấn căn bản thấp nhưng cũng có nhiều ý kiến khá đặc sắc. Thấy tôi không hoàn toàn được thuyết phục, ông thở dài : "tôi biết thế nào trước sau anh cũng bị mắc lừa như tôi, cộng sản nó vô học nhưng lại có tài mê hoặc trí thức".

Cuộc nói chuyện này khiến tôi suy nghĩ về tác dụng đào tạo của sinh hoạt tổ chức, đặc biệt là về sự tạo thành của ý kiến trong tổ chức. Sự mê hoặc và sức thuyết phục của đảng cộng sản là một vấn đề khác.

ykien05

Ý kiến là một nhận xét, một cách nhìn, một cách hiểu, một sự đánh giá, hay một kết luận, nói chung là kết quả của một suy nghĩ, về một sự kiện.

Nhưng trước hết, thế nào là ý kiến và ý kiến hình thành như thế nào ?

Ý kiến là một nhận xét, một cách nhìn, một cách hiểu, một sự đánh giá, hay một kết luận, nói chung là kết quả của một suy nghĩ, về một sự kiện. Sự kiện, hoặc biến cố, có thể đơn giản như một dữ kiện đến trực tiếp từ giác quan (sense-data), như nhìn thấy một chiếc lá vàng rơi, cũng có thể là một kết hợp rất phức tạp của vô số sự kiện, như Thế Chiến 2. Sự kiện càng phức tạp bao nhiêu thì xác suất sai lầm của ý kiến càng cao bấy nhiêu.

Cần phân biệt ý kiến và ý định, hay chủ ý. Cùng là một kết luận và đều có thể thận trọng hay hấp tấp, nhưng ý kiến (idea, idée) thuộc phạm trù tri thức và do đó chỉ có thể đúng hay sai, chính xác hay mơ hồ, trong khi ý định (intention) còn có phạm trù đạo đức, nghĩa là có thể khôn ngoan hay dại dột, lương thiện hay gian trá. Vấn đề đối với nhiều người và nhiều tổ chức, trong đó không phải chỉ có đảng cộng sản, là ý định chi phối ý kiến trong khi đáng lẽ ra ý kiến phải chỉ đạo ý định.

Những khám phá của y học và trí não học đã phân loại được một số trung tâm của bộ óc theo chức năng của chúng. Dựa vào cấu tạo này người ta đã chế tạo ra các máy tính điện tử có khả năng giải quyết nhiều vấn đề đòi hỏi một cố gắng trí tuệ lớn. Các loại trung tâm đó là :

- Những trung tâm ngoại vi để kiểm soát các giác quan và cử động nhờ đó con người có thể nói, nghe, nhìn, ngửi, cảm xúc, ăn uống, tiêu hóa, đi đứng…

- Trung tâm toán và lôgíc (arithmetic and logic unit), mà ta có thể gọi là trung tâm toán-lý hay lý trí, trong đó các nguyên tắc căn bản về số học và các luật căn bản về lôgíc được tồn trữ sẵn từ lúc sinh ra như là đặc tính của loài người.

- Trí nhớ trong đó được tồn trữ tất cả những kiến thức : sự kiện, hình ảnh, cũng như âm thanh và hương vị đã được ghi nhận và chưa bị xóa.

Bộ óc vận hành như thế nào, sự hiểu biết hình thành như thế nào, tại sao ta biết những gì ta biết và có gì đảm bảo rằng những kiến thức của ta đáng tin cậy, và đáng tin cậy đến chừng mực nào, v.v. là những vấn đề mà các triết gia đã cố gắng trả lời ngay từ khi triết học xuất hiện. Từ đó môn tri thức học (epistemology), còn gọi là lý thuyết về sự hiểu biết (theory of knowledge), luôn luôn là phần cốt lõi của triết học. Một thí dụ nổi tiếng là Plato (428-347 BC) cho rằng người ta không học gì cả mà chỉ nhớ lại vì đã biết tất cả khi mới sinh ra nhưng quên đi (vì ăn cháo lú ?). Giả thuyết của Plato không nghịch lý như người ta tưởng vì quả nhiên các khám phá trong y học, tâm lý học và trí não học sau này đã xác nhận rằng các nguyên tắc về số học và lôgíc đã có tự bẩm sinh, hay ít nhất đã sẵn sàng từ bẩm sinh, chỉ cần được khởi động.

Cũng nên nhắc lại rằng khi triết học mới xuất hiện, cùng với nền văn minh cổ Hy Lạp, nó bao gồm tất cả. Hiện nay nhiều bộ môn, như toán học, vật lý, tâm lý học, trí não học, v.v. đã là những bộ môn độc lập, triết học chủ yếu chỉ còn vai trò minh định các khái niệm và từ ngữ.

Sự phân biệt các trung tâm theo chức năng này đã được công nhận, cùng với vài đặc tính.

Một là các trung tâm ngoại vi có liên hệ trực tiếp và thường trực với một số ký ức đặc biệt như sự thèm muốn, tham vọng, lo sợ, quyết tâm. Vì các trung tâm này điều khiển cơ thể và những tiếp xúc với bên ngoài nên rất dễ đưa đến tình trạng được gọi là "hành động theo cảm tính" hoặc "hành động theo bản năng".

Hai là lý trí, hay trung tâm toán và lôgíc, ngoài những nguyên tắc số học căn bản và các luật lôgíc còn có một số giá trị bẩm sinh về đạo đức và, ở một chừng mực nào đó, thẩm mỹ. Điều này có vẻ lạ, nhưng quả thực là như thế. Các triết gia và các nhà khoa học đều đồng ý các nguyên tắc lôgíc không thể giải thích cách nào khác hơn là do chính cấu tạo của bộ óc. Plato đã từng lấy một đứa bé con một người nô lệ không học hành gì cả và bằng những câu hỏi liên tục hướng dẫn nó giải một bài toán. Một người bình thường cũng lý luận đúng theo ba luật lôgíc (luật đồng nhất : A là A ; luật mâu thuẫn : A không thể vừa là A lại vừa không phải là A ; luật cấm trung dung : A và B phải hoặc là một hoặc khác nhau, không thề có chuyện tuy hai mà một), luật diễn dịch (điều gì đúng cho tất cả thì cũng đúng cho một cá thể), luật qui nạp (điều gì vẫn thường xảy ra trong một hoàn cảnh thì có nhiều triển vọng sẽ xảy ra nếu hoàn cảnh được lặp lại). Các nguyên tắc đạo đức cũng thế. Không nên giết người hay làm khổ người khác là điều mà bất cứ ai, ở bất cứ trình độ nào và thuộc nền văn hóa nào cũng hiểu và tán thành mà không cần học ; ăn cướp, nói dối, thất hứa là không chấp nhận được. Các khái niệm mỹ thuật cũng do bẩm sinh, đẹp và xấu không có định nghĩa mà cũng không phải do giác quan. Cần nhận xét, tiếp theo sự phân biệt ý kiến và ý định, rằng quyết định tội ác là một ý định (intention) chứ không phải là ý kiến (idea) và không thuộc lý trí. Lý trí chỉ sản xuất ra ý kiến. Việc thực hiện tội ác có thể vận dụng tới lý trí. Tội ác lúc đó được coi là một "sự kiện khách quan" chỉ cần được xử lý (tôi chỉ thi hành mệnh lệnh !).

Ba là trí nhớ là một bộ phận rất phức tạp và tinh vi. Không phải chỉ có những sự kiện đơn giản được lưu trữ trong trí nhớ, mà cả những lý luận phức tạp và cả những vật thể bao gồm cả sự kiện lẫn lý luận. Trí nhớ được tổ chức theo bản chất của những gì được ghi nhận, thí dụ màu sắc, âm thanh, hình ảnh, tên riêng, v.v. Thành phần quan trọng nhất trong trí nhớ là ngôn ngữ, nghĩa là các từ và ý nghĩa của chúng.

Ta gọi chung những gì được lưu trữ trong trí nhớ là vật thể (object).

ykien02

Trí nhớ là một bộ phận rất phức tạp và tinh vi.

Ý kiến là sản phẩm của sự vận dụng trung tâm toán-lý để xử lý một hoặc một số sự kiện được ghi nhận trong trí nhớ, sự ghi nhận có thể vừa mới được thực hiện trong tức khắc đối với một dữ kiện giác quan (sense-data).

Trung tâm toán-lý xử lý một sự kiện (một vật thể trong kho nhớ) bằng cách phối hợp với vô số sự kiện (hay vật thể) khác trong trí nhớ để đi đến một kết luận.

Việc xử lý này chủ yếu là để tìm sự kiên kết (coherence), hay ít nhất để giải quyết những mâu thuẫn giữa các sự kiện. Trong cố gắng xử lý này, sự kiện được xử lý có thể bị biến đổi so với cảm nhận lúc ban đầu. Các vật thể tồn trữ từ trước trong trí nhớ cũng có thể bị biến đổi cho phù hợp với một sự kiện mới nếu sự kiện mới này quá rõ ràng, minh bạch và hiển nhiên. Thí dụ sự phát giác một nhà tu hành có người tình và con riêng bí mật có thể làm thay đổi hình ảnh của ông ta và ý nghĩa những lời giảng khắc kỷ của ông trong đầu óc nhiều người.

Kết quả của việc xử lý đó là cái mà ta gọi là ý kiến.

Nhưng việc xử lý này diễn ra như thế nào ?

Nếu chúng ta phân tích cách mà chính chúng ta thường dùng để giải thích và hiểu các biến cố, thí dụ như một vụ án mạng, chúng ta sẽ hiểu dễ dàng kết luận của các khảo cứu về cách vận hành của lý luận. Theo kết luận này thì trí tuệ (đúng là trung tâm toán-lý) giải thích một sự kiện theo một kịch bản (scenario), có nguyên nhân, kết cuộc và thứ tự diễn ra của các sự việc ; kịch bản này được chọn giữa nhiều kịch bản đã được lưu trữ như những vật thể trong trí nhớ ; một kịch bản bị loại bỏ nhường chỗ cho một kịch bản khác nếu phát hiện một mâu thuẫn giữa các chi tiết trong chính kịch bản, hoặc với một sự kiện khác không thể phủ nhận.

Thí dụ : Để giải thích một vụ án mạng trong đó một phụ nữ trung niên bị giết, ổ khóa bị cưỡng, nhiều đồ vật quí giá bị mất, viên thanh tra cảnh sát có thể hình dung một tên trộm đột nhập nhân lúc bà chủ ở nhà một mình. Đó là kịch bản thứ nhất. Nhưng kịch bản này không đứng vững vì nhà có một con chó giữ nhà và không có dấu hiệu gì là con chó này đã phản ứng, như vậy hung thủ phải là người nhà. Kịch bản thứ hai nhắm vào ông chồng ; ông này là một người thực dụng, hiếu sắc, có cô nhân tình trẻ đẹp, trước đây lấy bà này chủ yếu để đào mỏ, v.v. Trong kịch bản này một số sự kiện không xuất hiện lúc ban đầu được thêm vào để kịch bản trở thành phong phú hơn.

- Ông chồng trước đây đẹp trai, học giỏi, lấy người vợ giàu vì ham của chứ không phải vì tình yêu ;

- Nay ông đã giàu có, lại hiếu sắc và có nhân tình trẻ, bà vợ trở thành trở ngại ;

- Ông không thể ly dị vì sẽ mất một phần tài sản trong khi ông là một người tham tiền ;

- Vì thế vốn là người vô lương tâm, vô đạo đức, v.v.

Ý kiến được sản xuất ra là kết luận chính ông chồng là thủ phạm. Ý kiến này là kết quả của một kịch bản, hay một khung lý luận. Cách sản xuất ý kiến này được sử dụng trong mọi suy luận : một người giỏi toán chỉ cần đọc đề tài là có thể biết những chặng đường trung gian phải chứng minh dẫn tới kết luận ; những người làm kế hoạch tiên liệu tương lai bằng cách hình dung các diễn biến và hậu quả của chúng ; Jesus Christ trên đường đi tới núi Sọ để bị hành quyết khóc thương thành Jerusalem vì nhìn thấy kịch bản của sự hủy diệt : sau Jesus chỉ còn những lãnh tụ chủ trương chống lại La Mã bằng bạo lực, họ sẽ kết hợp với nhau và nổi dậy, cuộc nổi dậy này sẽ thất bại vì lực lượng hai bên quá chênh lệch nhưng sẽ tạo lý cớ để đế quốc La Mã san bằng thành Jerusalem và lưu đày dân Do Thái.

Tóm lại, chúng ta luôn luôn lý luận theo một kịch bản đã được tồn trữ trong trí nhớ. Nhưng kịch bản này do đâu mà có ? Dĩ nhiên là do kinh nghiệm sống và trao đổi. Nhưng thử tưởng tượng cái gì sẽ xảy ra nếu trước một sự kiện cần phải có một cách ứng xử mỗi người lý luận theo một kịch bản cá nhân : sẽ có vô số kịch bản, tất cả đều cứng nhắc (vì là một khung lý luận) và kịch bản này đối chọi với kịch bản kia. Người ta sẽ không thể đạt tới một kết luận chung và một hành động chung. Điều này giải thích tại sao những người chống cộng ở nước ngoài không làm được gì ngoài những cuộc mít-tinh, biểu tình trong hơn 30 năm qua.

Chính trong các tổ chức với những chức năng chuyên biệt - các tổ chức chính trị, từ thiện, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi của một ngành nghề nào đó - mà các vấn đề chuyên biệt được thảo luận và những kịch bản gần giống nhau được hình thành và tồn trữ.

ykien04

Qua trao đổi và thảo luận, các kịch bản dở bị phát hiện và loại bỏ, các kịch bản khác được hội nhập để bổ túc cho nhau và cuối cùng kết hợp thành những kịch bản được lưu giữ vì có phẩm chất nhất. 

Cần lưu ý là tổ chức không phải chỉ cho phép đạt tới đồng thuận trong những kịch bản chung. Điều cũng quan trọng không kém là tổ chức còn cho phép cải thiện phẩm chất của các kịch bản, nói cách khác là cải tiến khả năng suy nghĩ. Qua trao đổi và thảo luận, các kịch bản dở bị phát hiện và loại bỏ, các kịch bản khác được hội nhập để bổ túc cho nhau và cuối cùng kết hợp thành những kịch bản được lưu giữ vì có phẩm chất nhất. Một cá nhân cũng lý luận theo những kịch bản, nhưng đó là những kịch bản chưa được thảo luận và cải tiến ; có rất nhiều triển vọng đây là những khung lý luận sai.

Tóm lại, tổ chức là môi trường cần thiết để sản xuất ra những ý kiến và cũng là điều kiện để có những ý kiến đúng.

Nhưng kịch bản không phải là tất cả. Kịch bản cung cấp một khung lý luận. Khung lý luận đúng vẫn cần những lý luận đúng mới sản xuất ra được ý kiến đúng.

Chúng ta không chỉ phát biểu mà còn lý luận bằng ngôn ngữ. Một người Việt lý luận bằng tiếng Việt, một người Mỹ lý luận bằng tiếng Mỹ. Ngôn ngữ chứa đựng những khái niệm, mỗi từ là một khái niệm, và không chắc gì những khái niệm có ý nghĩa như nhau đối với mỗi người. Chúng ta đều đã có kinh nghiệm những cuộc hội thảo trong đó người ta tranh luận gay go với nhau chỉ vì hiểu các khái niệm tự do, dân chủ, ổn định, cách mạng, v.v. một cách khác nhau. Và dĩ nhiên nếu hiểu sai về một khái niệm, thí dụ dân chủ, thì cũng lý luận sai luôn về khái niệm đó. Ở đây vai trò của tổ chức cũng là then chốt. Chính qua sinh hoạt và thảo luận mà các thành viên đạt tới đồng thuận về ngôn ngữ, hiểu các khái niệm như nhau, do đó có thể thảo luận với nhau và nhanh chóng đi tới một kết luận, nghĩa là một ý kiến chung. Một tổ chức dân chủ và cởi mở trong đó mọi ý kiến đều được tự do phát biểu còn có vai trò cải tiến các khái niệm và chính xác hóa ngôn ngữ, bởi vì qua đối đầu và so sánh các định nghĩa sai được sửa đổi, các lý luận thiếu sót được bổ sung và cuối cùng chỉ còn được giữ lại những khái niệm và lý luận đã được thử thách và chọn lọc. Ngược lại, một tổ chức độc đoán và giáo điều, trong đó các thành viên không được phê phán mà chỉ có quyền chấp nhận và minh họa những gì được coi là chính thống, rất dễ đưa tới sự mù quáng tập thể.

ykien0

Một sự kiện dù có vẻ đơn giản đến đâu cũng chứa đựng một khối lượng chi tiết vô cùng lớn và cần được đơn giản hóa, nghĩa là loại bỏ những chi tiết trùng lặp hoặc không cần thiết để được diễn tả bằng một số nhỏ thuộc tính trước khi được lưu trữ vào trí nhớ

Như đã nói ở trên, ý kiến là sản phẩm của lý trí trong việc sử dụng những vật liệu được lưu giữ trong bộ nhớ. Như vậy cũng cần hiểu cách mà các vật liệu này được nhập vào bộ nhớ. Lấy thí dụ một nhu liệu nhận diện sinh trắc (biometric identification software). Với dụng cụ tin học này một người muốn sử dụng một dụng cụ tin học (application), thí dụ như một giám đốc hành chánh của một công ty muốn thay đổi lương bổng của các nhân viên trong hồ sơ nhân viên, không được nhận diện qua bí danh (user name) và mật hiệu (password) mà bằng con mắt hoặc dấu tay. Phương pháp này có mục đích để tránh việc một kẻ gian lấy cắp bí danh và mật hiệu để làm việc bất chính. Để nhận diện dấu tay, một khung hình chữ nhật khoảng 2cmx3cm trên đó có in dấu tay được chia ra khoảng một nửa triệu điểm, mỗi điểm là một con số. Dẫy số này quá dài để có thể dùng như một chìa khóa tìm kiếm những người được quyền thực hiện một nghiệp vụ nào đó. Do đó cần một chương trình phức tạp để phân tích nó và thay thế nó bằng một dẫy số ngắn hơn, khoảng 200 số chẳng hạn, và chính dẫy số ngắn này được dùng làm chìa khóa tìm kiếm.

Cũng thế, một sự kiện dù có vẻ đơn giản đến đâu cũng chứa đựng một khối lượng chi tiết vô cùng lớn và cần được đơn giản hóa, nghĩa là loại bỏ những chi tiết trùng lặp hoặc không cần thiết để được diễn tả bằng một số nhỏ thuộc tính trước khi được lưu trữ vào trí nhớ. Thí dụ Trần Hưng Đạo trong trí nhớ dân gian là một danh tướng, tôn thất nhà Trần, hai lần đánh bại quân Mông Cổ, một con người tài giỏi, dũng cảm, trung thực, v.v. Cách ghi nhớ này cũng là thành quả của những trao đổi trong các tập thể. Mỗi tập thể có một cách ghi nhận riêng. Thế Chiến 2 không được nhớ lại như nhau giữa một người Nhật và một người Mỹ. Trí nhớ chọn lọc những nét chính để ghi nhận một biến cố, và những nét chính đó có thể sai hay đúng. Cũng qua trao đổi về sinh hoạt trong khuôn khổ một tổ chức mà một cách ghi nhận các sự kiện được hình thành và cải tiến, những gì sai bị loại bỏ, những gì đúng được kiểm chứng và sau cùng được giữ lại. Tổ chức cũng là môi trường để thanh lọc và cải thiện trí nhớ.

Về tổ chức trí nhớ, các nhà tâm lý học nhận định rằng trí nhớ gồm một phần nổi và một phần chìm. Phần nổi là những gì mà ta ý thức được và diễn tả được. Phần chìm, hay tầng hầm trí tuệ, là những gì mà ta không ý thức được và không nói ra được nhưng vẫn chi phối cách suy nghĩ và kết luận của ta. Phần chìm này quan trọng hơn hẳn phần nổi. Một người bình thường kết luận và chọn lựa theo những động cơ không thuần lý trong phần chìm - lòng tham, sợ hãi, đam mê, ấn tượng, nói chung là cảm tính - và sau đó biện luận, ngụy biện nếu cần, để bào chữa cho lập trường của mình. Chỉ có những người rất sáng suốt mới dùng lý luận để đi tới kết luận, tuyệt đại đa số làm ngược lại, ngay cả những người có bằng cấp rất cao và có khả năng lớn trong một số địa hạt chuyên môn. Vai trò của tổ chức, với điều kiện là một tổ chức đứng đắn, chính là để qua sự đối chất giữa các lý luận làm giảm đi phần vô thức và gia tăng phần ý thức về một địa hạt nào đó. Thí dụ như một tổ chức chính trị dân chủ loại bỏ được những thành kiến về chính trị xuất phát từ giai cấp, tôn giáo, địa phương, hoàn cảnh cá nhân. Làm gia tăng phần nổi và gia tăng phẩm chất của ký ức cũng là mục đích chính của giáo dục và triết học.

Một tác dụng quan trọng khác của tổ chức là cho phép những quyết định khó khăn mà một cá nhân không dám lấy, ngay cả nếu thấy đó là quyết định hợp lý nhất. Các thử nghiệm trong các nhà thương cho thấy là trước một trường hợp nghiêm trọng đòi hỏi một giải phẫu hiểm nghèo, một bác sĩ phải quyết định một mình thường tránh né trong khi đối với một hội đồng bác sĩ quyết định giải phẫu là tự nhiên. Lý do là vì trong một nhóm mỗi người cảm thấy tự tin vì có đồng đội, cố gắng cũng như trách nhiệm được chia sẻ, hy vọng thành công cao hơn. Như thế tổ chức không những chỉ là môi trường sản xuất ra ý kiến và cải thiện các ý kiến mà cho phép có những ý kiến mạnh bạo.

Người ta có thể nhận xét là những nhóm gặp gỡ tạm bợ không thể sản xuất được những ý kiến mới mẻ và táo bạo : những buổi hội thảo muốn "thành công mỹ mãn", nghĩa là không xảy ra những đụng chạm đáng tiếc, thường phải để mỗi người tự do muốn nói gì thì nói và sau đó mọi người vui vẻ chia tay.

Mọi người đều đồng ý rằng hợp quần gây sức mạnh. Khi thực sự muốn thay đổi một thực trạng người ta nhận ra là các trở ngại rất lớn (vì thực trạng nào cũng có lý do của nó) và cảm thấy không đủ sức làm một mình, người ta tìm đến với một tổ chức và chấp nhận những hệ lụy của tổ chức như cái giá phải trả để thực hiện sự thay đổi. Điều cần ý thức là đó không phải chỉ là sức mạnh vật chất, như một bức tường có trọng lượng lớn hơn một viên gạch và cũng chắc chắn hơn nhiều viên gạch chồng lên nhau. Đó còn là sức mạnh tinh thần, khiến con người thông minh hơn, sáng suốt hơn, dũng cảm hơn và có kiến thức chính xác hơn.

512331310

Lý do cơ bản khiến đối lập dân chủ Việt Nam không lớn dậy được trong hơn ba mươi năm qua là những người dân chủ Việt Nam chưa ý thức được một cách đầy đủ tầm quan trọng, về hành động cũng như về tri thức, của tổ chức. 

Từ những nhận định trên, ta có thể rút ra vài kết luận.

Trước hết là vai trò tối cần thiết của xã hội dân sự. Xã hội dân sự được định nghĩa như là toàn bộ các kết hợp ngoài chính quyền của người dân : hội đoàn, nghiệp đoàn, câu lạc bộ, chính đảng. Nói một cách tiện lợi nhưng không chính xác lắm, đó là không gian công không chính thức. Chính qua các tổ chức của xã hội dân sự mà các ý kiến được hình thành và cải tiến, với điều kiện là tổ chức này phải được tự do chứ không phải chỉ có vai trò phụ họa cho những lập trường chính thức. Cá nhân hoặc không có ý kiến, hoặc nếu có cũng chỉ là những ý kiến chưa được thử thách dựa trên những cơ sở đáng ngờ vực và do đó ít có triển vọng là đúng. Một đất nước không có xã hội dân sự tự do hoặc trì độn và thiếu ý kiến, hoặc không thể có đồng thuận trên những ý kiến đúng đắn. Tiến bộ của một xã hội phải đi qua một xã hội dân sự tự do. Không có xã hội dân sự tự do thì không thể có tiến bộ và giàu mạnh, đó là một điều kiện bắt buộc. Quyền tự do thành lập và tham gia các tổ chức quan trọng không kém tự do ngôn luận và báo chí.

Sau đó là vai trò giáo dục và đào tạo của tổ chức. Ông cựu bộ trưởng cộng sản tự hào về bằng cấp đại học tốt nghiệp ở nước ngoài của ông và khinh bỉ những cán bộ cộng sản vô học ; ông không biết rằng qua sinh hoạt tổ chức, ít nhất là sinh hoạt ở cấp cao trong đó mức độ tự do lớn hơn cho phép thảo luận một cách cởi mở hơn, họ cũng học hỏi nhiều và tiến bộ nhiều về lý luận. Hơn nữa những người đã có thể sinh hoạt lâu dài trong một tổ chức lớn và vươn lên tới những địa vị lãnh đạo cũng không thể tồi dở về mọi mặt. Họ có thể có những ý kiến chính xác hơn những trí thức đơn độc như ông. Riêng về mặt chính trị, thì chắc chắn là họ có quan tâm, có huấn luyện và có kinh nghiệm hơn ông. Đặc điểm của đảng cộng sản trong suốt cuộc chiến 1945-1975 là họ là tổ chức chính trị chuyên nghiệp duy nhất. Trước mặt họ chỉ có những ông bộ trưởng và những tướng tá không làm chính trị, hay cùng lắm chỉ suy nghĩ về chính trị một mình sau khi đã có chức vụ. Họ có thể thiếu kiến thức chuyên môn nhưng họ là những người duy nhất có quan tâm và suy nghĩ liên tục về những vấn đề chính trị, và cũng có trao đổi ý kiến trong nội bộ tổ chức. Điều này đem lại cho họ một lập trường kiên kết (coherent). Đó là lý do tại sao họ có sức thuyết phục mà ông gọi là mê hoặc và làm ông bực bội. Dĩ nhiên là họ thiếu sót, nhưng họ không đầu bùn, óc đất như ông nói một cách khinh bỉ. Trái lại, cái khả năng mà ông tự cho là có đâu có gì là bảo đảm, nó chỉ là một đánh giá chủ quan dựa vào bằng cấp. Vả lại, cũng không thể đánh giá những người chưa sinh hoạt tổ chức vì có những khuyết tật như hèn nhát, nhỏ mọn, háo danh, ganh ghét, v.v. nhiều khi chỉ bộc lộ qua sinh hoạt tổ chức. Tôi cũng đã được giải thích rằng ông đã bị hạ tầng công tác vì tỏ ra thiếu khả năng và tôi cũng không tin hẳn. Tôi nghĩ lý do chính là vì ông không phải là đảng viên cộng sản. Điều tôi tin chắc, mà ông không ý thức được, là ông không hiểu đường lối của đảng cộng sản và do đó không thể được trao một trách nhiệm quan trọng. Tổ chức nào, đảng cộng sản cũng như mọi đảng khác, cũng đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải hiểu nhau và hiểu đường lối chung. Hơn nữa, chức bộ trưởng trong chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam của ông cũng không có nội dung nào, nó chỉ là một chức vụ giả tưởng để dụ dỗ và "mê hoặc" trí thức miền Nam và dư luận thế giới.

Trở lại với một vấn đề cụ thể và thiết thân nhất. Lý do cơ bản khiến đối lập dân chủ Việt Nam không lớn dậy được trong hơn ba mươi năm qua là những người dân chủ Việt Nam chưa ý thức được một cách đầy đủ tầm quan trọng, về hành động cũng như về tri thức, của tổ chức. Chính sự thiếu hụt về văn hóa tổ chức đó đã khiến chúng ta hài lòng với lối làm chính trị nhân sĩ, hay với những nhóm nhỏ, hay với những kết hợp lỏng lẻo. Cách tranh đấu này chẳng dẫn tới đâu mà thực ra cũng chẳng giúp ích gì cho mỗi người, thí dụ như để đánh giá đúng tài năng của chính mình.

Nguyễn Gia Kiểng

(01/2006)

Published in Quan điểm

Thời gian qua dư luận Việt Nam liên tục nóng lên bởi tin tức về cuộc ‘đại chiến’ giữa hai nhà sư quốc doanh Thích Nhật Từ và Thích Trúc Thái Minh về việc xin tiền phật tử một cách phản cảm của các nhà sư chùa Ba Vàng. Tiếp đến là việc các phụ huynh phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội phải bốc thăm để con được vào trường…mầm non. Chuyện doanh nhân, từng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam Trịnh Văn Quyết (FLC) ‘bỗng nhiên’ trở thành một kẻ ‘lừa đảo, chiếm đoạt tài sản’. Rồi chuyện khủng hoảng ngành y tế khi nhân viên bỏ việc, thuốc men thiếu thốn, không có cả dao và chỉ để phẫu thuật bệnh nhân. Ngành giáo dục một số nơi bắt phụ huynh phải bỏ tiền mua bàn ghế cho năm học mới…Tất cả những vấn nạn này có mới không và có thể giải quyết được không? Xin thưa là không. Những vụ việc như thế này chỉ ngày càng tăng lên chứ không thể giảm xuống.

Để biện hộ người ta có thể đưa ra hàng trăm lý do nhưng lý do thật sự chỉ có một: ‘Giải pháp cộng sản’ không còn phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước. Chính trị quyết định tất cả và bao trùm lên tất cả. Mọi quyết định chính trị đều xuất phát từ một tư tưởng chính trị. Tư tưởng chính trị là những suy nghĩ nghiêm chỉnh về các vấn đề liên quan đến phương thức tổ chức xã hội. Tất cả những vấn nạn của Việt Nam ngày hôm nay đều xuất phát từ thể chế chính trị nhưng Đảng cộng sản Việt Nam không còn là giải pháp cho đất nước vì nền tảng tư tưởng của chế độ là Mác-Lê đã chứng tỏ sự độc hại và sai lầm không thể sửa chữa. Cả Gorbachev (tổng thống đầu tiên và duy nhất của Liên bang Xô Viết vừa tạ thế) và Yeltsin (tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga) đều khẳng định ‘Đảng cộng sản không thể sửa chữa mà chỉ có thể thay thế’.

giải pháp-1

Đảng cộng sản không thể sửa chữa mà chỉ có thể thay thế.

‘Giải pháp cộng sản’ sai từ gốc nên mọi cố gắng sửa chữa đều vô ích. Ngay cả những ý kiến đúng cũng không thể thực hiện được vì Đảng cộng sản đã mất đồng thuận nên nạn tham nhũng và đặc quyền đặc lợi là luật chơi bắt buộc của mọi ban ngành trong bộ máy nhà nước. Vụ Việt-Á hay các chuyến bay giải cứu trong đại dịch Covid-19 bị phanh phui là những ví dụ cho nạn tham nhũng đã ăn sâu vào hệ thống công quyền.

Ở các nước dân chủ, một đảng chính trị chỉ được cầm quyền trong thời gian 4-5 năm sau đó người dân sẽ xem xét đảng chính trị đó có thực hiện được các mục tiêu đã đề ra hay không để quyết định bầu hay không bầu cho họ thêm một nhiệm kỳ nữa. Đảng cộng sản Việt Nam đã cầm quyền tuyệt đối trong gần 80 năm qua và thực tế chứng minh là họ đã thất bại trong mọi lĩnh vực, trên mọi địa hạt và theo bất cứ một tiêu chuẩn nào.

Có lẽ đại đa số người Việt Nam hôm nay đều mong muốn đất nước có dân chủ nhưng làm thế nào để đất nước có được dân chủ thì không phải ai cũng có câu trả lời. Theo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thì có bốn điều kiện cần và đủ để một cuộc cách mạng dân chủ thành công:

- Điều kiện thứ nhất là mọi người trong nước đồng ý rằng chế độ hiện hữu là tệ hại và phải thay đổi.

- Điều kiện thứ hai là đảng hay giai cấp cầm quyền, vì mất đồng thuận trên lý tưởng chung hay vì bị ung thối, đã chia rẽ, phân hóa và đã mất bản năng tự tồn của một đoàn thể.

- Điều kiện thứ ba là đại đa số quần chúng đạt tới đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới.

- Điều kiện thứ tư là có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới.

Trong bài viết này chúng tôi muốn nói đến điều kiện thứ ba, khi đại đa số quần chúng đạt tới đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới. Hay nói một cách dễ hiểu hơn nữa là cần có một ‘giải pháp mới’ cho Việt Nam.

Khi một giải pháp cũ như giải pháp cộng sản đã trở nên lạc hậu và không phù hợp thì cần có một giải pháp mới, đó là tiền đề cho mọi sự thay đổi. Ví dụ, chúng ta ai cũng biết, để các đô thị lớn như Hà Nội hay Sài Gòn trở nên văn minh và hiện đại thì phải hạn chế dần dần và cuối cùng là cấm hẳn xe máy. Tuy nhiên muốn người dân chấp nhận chuyện đó thì phải có những phương tiện khác thay thế và đó phải là các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, tiện nghi, dễ sử dụng và kết nối đồng bộ. Nếu không có phương tiện tốt hơn thay thế thì không thể nào cấm người dân đi xe máy. Chính trị cũng vậy, nếu giải pháp cộng sản không còn phù hợp thì phải có giải pháp mới thay thế.

Một giải pháp thay thế cho giải pháp cộng sản chỉ đến từ các tổ chức chính trị dân chủ. Các giải pháp cá nhân không thể là giải pháp chung cho cả dân tộc. Luồn lách không phải là một giải pháp vì nó là tình trạng ‘một người chống mọi người và mọi người chống một người’.

th1

Một giải pháp thay thế cho giải pháp cộng sản chỉ đến từ các tổ chức chính trị dân chủ. Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một giải pháp như thế.

Chính trị và các hoạt động chính trị là việc chung, là những cố gắng chung để thành công chung. Ai cũng có quyền và trách nhiệm tham gia vào chính trị nhưng đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh có tổ chức. Người Việt cần quan niệm lại về chính trị và các hoạt động chính trị. Làm chính trị không phải để làm ‘ông nọ bà kia’, tranh giành quyền lực hay ‘vinh thân phì gia’ mà là để cống hiến cho một lý tưởng quảng đại và đem lại hạnh phúc tối đa cho người dân.

Một lý tưởng hay mục tiêu cao đẹp phải được thực hiện bằng những phương tiện lành mạnh và trong sáng. Chính trị vì vậy không thể là dối trá và gian manh mà phải là đạo đức, tôn trọng lẽ phải và sự thật. Môi trường hoạt động chính trị phải là nơi trong sáng và sạch sẽ nhất.

Các vấn nạn của đất nước sẽ càng ngày càng tăng như ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục, giao thông, y tế…Sẽ không có bất cứ giải pháp nào cho các vấn nạn trên nếu đất nước không có dân chủ. Mọi góp ý đều vô nghĩa, cho nên, thay vì ‘góp ý cho đảng’ thì trí thức Việt Nam nên tìm hiểu để rồi ủng hộ cho một giải pháp mới của một tổ chức chính trị dân chủ.

Đành rằng chính trị là việc chung, ai cũng có thể tham gia nhưng vai trò của tầng lớp trí thức có vai trò rất quan trọng vì bất cứ ở đâu và trong bất cứ thời điểm nào thì trí thức luôn là tiếng nói, tâm hồn và trí tuệ của một dân tộc. Trí thức có một trách nhiệm lớn lao đó là ‘hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng’ thay vì chỉ biết ca thán, chạy theo đuôi quần chúng và khai thác các sự kiện do báo chí và Ban tuyên giáo của Đảng cộng sản tung ra.

Một tâm tình và chia sẻ rất đáng để những người còn xem mình là trí thức phải trăn trở và suy nghĩ là của nhà văn Tạ Duy Anh nói về trách nhiệm hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng của giới trí thức nói chung và các nhà văn nói riêng. Sỡ dĩ Đảng cộng sản vẫn còn tồn tại và cai trị Việt Nam một cách ngang ngược như vậy là vì vẫn còn những người a dua, xu nịnh chế độ vì quyền lợi của bản thân hoặc vì thiếu hiểu biết. Chính sự ca tụng đó làm cho ban lãnh đạo Đảng cộng sản hoang tưởng, họ không biết họ sai, họ không biết rằng họ đang dẫn đất nước đi vào đêm đen. Không phải tự nhiên mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể phát biểu xanh rờn rằng ‘đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay’.

giải pháp-3

Sự xu nịnh và tung hô của không ít người Việt Nam đã làm cho Đảng cộng sản trở nên hoang tưởng.

Trí thức Việt Nam phải dành thời gian để đọc và nghiên cứu các dự án chính trị của các tổ chức chính trị để xem các dự án đó đúng sai thế nào, liệu chúng có khả thi cho đất nước hay không, để rồi từ đó giới thiệu giải pháp đó đến với người dân Việt Nam. Khi đa số người dân đồng ý và chia sẻ với giải pháp mới thì Đảng cộng sản sẽ bị cô lập và bị nhìn nhận như là vật cản đường. Khi đó họ sẽ bớt huênh hoang để nhận ra sự kém cỏi của họ. Phải nói cho họ biết là họ không còn phù hợp cho tiến trình phát triển của đất nước nữa. Đến lúc đó muốn hay không họ cũng phải rút lui khỏi sân khấu chính trị. Trí thức phải là lực lượng tiên phong làm việc đó chứ không phải ai khác.

Để đất nước không rơi vào hoàn cảnh ‘tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa’ như hồi năm 1945, vừa đuổi được thực dân Pháp thì lại rước về một thứ còn tồi tệ hơn là Đảng cộng sản thì trí thức phải bỏ thời gian đọc, nghiên cứu và tìm hiểu các dự án chính trị của các tổ chức chính trị dân chủ. Phải phân tích và hướng dẫn cho người dân để họ nhận ra đâu là một dự án chính trị khả thi cho đất nước. Đa số người dân không có thời gian và kiến thức để làm việc đó. Sự thực thì các dự án chính trị không có nhiều ngoài Dự án chính trị đã được nhiều người biết đến là tài liệu Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Đó cũng chính là ‘giải pháp dân chủ đa nguyên’ mà chúng tôi đề nghị cho dân tộc Việt Nam.

Thế giới đang đứng trước một khúc quanh quan trọng để định hình lại trật tự thế giới. Làn sóng dân chủ thứ Tư sẽ tiếp tục dâng lên và quét đi các chế độ độc tài cuối cùng. Việt Nam sẽ không nằm ngoài dòng chảy đó của lịch sử. Người dân và trí thức Việt Nam cần chuẩn bị tinh thần để đón nhận thời cơ và cùng nhau mở ra một trang sử mới cho dân tộc.

Việt Hoàng

(1/9/2022)

Published in Quan điểm

Đa nguyên là gì ? Đa là nhiều, còn Nguyên có nghĩa là  cái nguyên thể" (nhất nguyên). Đa nguyên tức là không  phải chỉ có một hệ tư tưởng duy nhất, mà phải chấp nhận có nhiều hệ tư tưởng khác nhau.

Trong bài viết này thì có thể hiểu một cách giản dị rằng "đa nguyên" là có nhiều quan điểm hay tư tưởng khác nhau, còn "nhất nguyên" là sự thống nhất trên một lập trường và quan điểm chung.

danguyen1

Đa nguyên tức là không  phải chỉ có một hệ tư tưởng duy nhất, mà phải chấp nhận có nhiều hệ tư tưởng khác nhau

Chúng ta hay nghe nói nhiều về đa nguyên, có người cho rằng đa nguyên là ai muốn nói gì hay làm gì cũng được vì như thế mới là… dân chủ. Thực ra điều này không phải lúc nào cũng đúng bởi vì đa nguyên phải được nhìn nhận trong một phạm vi rộng lớn hơn, ví dụ như đa nguyên trong bức tranh toàn xã hội. Còn trong một tổ chức (dù là tổ chức chính trị hay xã hội dân sự) thì lại khác, mỗi một tổ chức đều theo đuổi một lý tưởng riêng vì vậy một tổ chức chỉ là "một cái nguyên" trong rất nhiều "cái nguyên" khác. Từ "cái nguyên" của đảng cầm quyền cho tới những "cái nguyên" của các tổ chức chính trị đối lập hay các tổ chức xã hội dân sự khác đã và đang tiếp tục xuất hiện.

Trong một quốc gia luôn hiện hữu sự đa nguyên vì quốc gia là tập hợp của nhiều thành phần dân chúng với những khuynh hướng chính trị khác nhau như dân chủ, bảo thủ, xã hội, cộng sản, cộng hòa… Còn trong một chính đảng thì chỉ có một dự án chính trị (một tư tưởng và đường lối) duy nhất. Tinh thần đa nguyên trong một tổ chức thể hiện trong lúc thảo luận để quyết định cương lĩnh chính trị. Mọi người hoàn toàn tự do góp ý và thảo luận về nội dung của cương lĩnh chính trị nhưng khi đã soạn thảo xong cương lĩnh chính trị và sau khi đã biểu quyết thì mọi người đều phải tuân theo.

Trong một quốc gia dân chủ, đa nguyên tức là có nhiều chính đảng, nhưng trong một đảng chính trị thì chỉ có thể có một ban lãnh đạo chứ không thể có những "đảng con" trong đảng. Quốc gia là tập thể của những con người với những lập trường chính trị khác nhau. Nhưng Đảng (hay tổ chức chính trị) là tập thể của những người tự nguyện đến với nhau và cùng chia sẻ một lập trường chính trị chung. Việc Đảng cộng sản Việt Nam theo đuổi sự "nhất nguyên" là chủ nghĩa cộng sản và học thuyết Mác-Lênin, thật ra, đó là quyền của họ và sẽ không có gì đáng lên án nếu như họ chỉ giới hạn sự nhất nguyên đó trong tổ chức của mình. Họ bị lên án vì họ đã dùng bạo lực để áp đặt sự "nhất nguyên" của họ lên toàn thể dân tộc VN thay vì vận động và thuyết phục để được người dân chấp nhận.  

Bất cứ một tổ chức nào cũng phải cố gắng để đạt được sự đồng thuận chung, một tiếng nói chung, một suy nghĩ chung và cuối cùng là một hành động chung cho các thành viên của mình. Nếu một tổ chức mà trong đó các thành viên muốn nói gì thì nói và luôn phát biểu trái ngược với các lập trường căn bản của tổ chức thì đó không còn là một tổ chức nữa mà là một nhóm ô hợp. Cái nhất nguyên của tổ chức, tức là sự thống nhất trong tổ chức sẽ biến mất. Những tổ chức đó không sớm thì muộn cũng sẽ tan vỡ vì "ông nói gà, bà nói vịt", "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", người ngoài nhìn vào không thể hiểu được tổ chức đó muốn gì.

Nói như vậy không có nghĩa là trong tổ chức không cần sự đa nguyên, tức là sự khác biệt (quan điểm) nhưng sự đa nguyên đó phải có giới hạn, hay có thể gọi là "đa nguyên cục bộ" nghĩa là những khác biệt tương đối nhỏ và không đi ngược lại với những lập trường căn bản của tổ chức. Nếu một người có quan điểm khác biệt quá lớn với tổ chức thì tham gia vào tổ chức đó để làm gì ?

Tinh thần đa nguyên trong nội bộ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên luôn được tôn trọng và đề cao với phương châm "không có ý kiến nào là cấm nêu ra và không có chủ đề nào là cấm bàn đến". Mọi thành viên không nhất thiết phải hiểu và đồng ý với nhau 100% về Dự Án Chính Trị hay Qui Ước Sinh Hoạt (là hai tài liệu cơ bản và quan trọng nhất) của tổ chức. Chính vì thế mới có qui ước rằng "Ban lãnh đạo là cơ quan có thẩm quyền cao nhất để diễn giải Dự án Chính trị".

Mỗi thành viên trong một tổ chức phải luôn cố gắng làm cho "cái nhất nguyên" của tổ chức mình gắn kết để tạo nên sức mạnh và khi đó mới có thể đối phó được với nhiều "cái nhất nguyên" khác. Muốn vậy, các thành viên phải hiểu rõ cái gì khiến chúng ta đến với nhau ? Chúng ta phải tìm hiểu, thảo luận những giá trị mà chúng ta theo đuổi. Nếu không thống nhất được về tư tưởng và ngôn ngữ chúng ta sẽ suy yếu vì chia rẽ, không còn sinh lực để đối phó với đối thủ. Cũng đừng quên rằng lãnh đạo luôn là người thấu triệt tư tưởng của tổ chức và có trách nhiệm cao nhất với sự sống còn hay phát triển của tổ chức.

Sau này, nếu một tổ chức chính trị được người dân chọn lựa và trở thành đảng cầm quyền thì tổ chức đó sẽ phải đối mặt với rất nhiều phản biện từ các tổ chức đối lập, hay từ những trí thức độc lập trong môi trường tự do báo chí và ngôn luận. Người lãnh đạo của tổ chức chính trị cầm quyền sẽ bị ràng buộc bởi rất nhiều định chế phức tạp dưới chế độ dân chủ đa nguyên, chứ không thể tự tung tự tác như Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. Nếu sau khi chế độ cộng sản cáo chung, đất nước lại phải chịu đựng một chế độ độc tài khác, thì nguyên nhân là từ những yếu tố khác, chứ không phải vì sự nhất nguyên, thống nhất và gắn kết trong một tổ chức.

Một tổ chức muốn đảm bảo cho sự thống nhất cái "nhất nguyên" của mình thì bắt buộc phải có một "tư tưởng chính trị" để gắn kết các thành viên lại với nhau. Mỗi người trước khi tham gia vào một tổ chức nào đó thì cần nắm rõ tư tưởng, đường lối và lộ trình tranh đấu của tổ chức đó. Nếu không thế thì sẽ sớm thất vọng, chán nản và mất phương hướng.

Một tổ chức muốn đảm bảo sự ổn vững trong nội bộ thì cũng cần phải có một bộ "qui ước sinh hoạt" mà các thành viên bắt buộc phải tuân thủ. Khi một người tham gia vào một tổ chức có nghĩa là người đó đã chấp nhận hy sinh ít nhiều tự do để có thể đứng trong khuôn khổ của tổ chức. Điều này đúng cả với trường hợp hôn nhân chỉ có hai người, ví dụ, một người đã kết hôn thì không thể đi sớm về khuya hay la cà, chung chạ hoặc qua đêm ở chổ khác như khi chưa có vợ. Mỗi tổ chức phải có những nguyên tắc của riêng mình nếu không tổ chức đó sẽ trở thành cái chợ. Nếu một người tham gia vào "hội những người thích uống bia" thì không thể suốt ngày kêu ca là uống bia đầy bụng, mà phải uống rượi mới đúng…

Trong một quốc gia thì luôn có rất nhiều sự đa nguyên khác nhau nhưng đa nguyên nào cũng có giới hạn và phải bị chế tài bởi luật pháp (sự nhất nguyên). Tự do của mỗi người dù được tôn trọng đến đâu cũng phải dừng lại khi sự tự do đó ảnh hưởng đến tự do của người khác. Ví dụ bạn không thể hát karaoke ầm ĩ tại căn hộ của bạn sau 10 giờ đêm vì hàng xóm của bạn cũng cần phải nghỉ ngơi.

Trong một xã hội dân chủ với tất cả sự đa nguyên của nó thì cũng cần đến một sự nhất nguyên (đã được thống nhất và đồng thuận trước đó). Ví dụ trước các cuộc bầu cử thì các đảng phái chính trị, thuộc mọi khuynh hướng khác nhau đều được tự do vận động và tranh cử nhưng cuối cùng đảng nào hoặc liên minh nào có số phiếu bầu cao nhất sẽ trở thành đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền là tổ chức chính trị duy nhất (nhất nguyên) có toàn quyền thực thi mọi chính sách và đề nghị trước đó cũng như quyền sử dụng mọi phương tiện để đạt được mục đích kể cả việc sử dụng bạo lực một cách hợp pháp. Các tổ chức thua cuộc phải chấp nhận làm đối lập và cần thay đổi để có thể giành chiến thắng trong kỳ bầu cử tiếp theo. Không một xã hội dân chủ nào chấp nhận chuyện các đảng đối lập thua cuộc trong một cuộc bầu cử minh bạch mà lại không công nhận kết quả bầu cử và tự ý thành lập riêng một chính phủ khác. Mọi hành vi đảo chính, lật đổ một chính phủ dân cử đều là phi dân chủ và bất hợp pháp.     

Để cho nguyên tắc đa nguyên (tôn trọng sự khác biệt) thành công trong việc mang lại lợi ích chung, mọi thành phần trong cộng đồng đều phải đồng thuận về một hệ giá trị chung, và trong hệ giá trị đó, sự tôn trọng, bao dung và nhân nhượng lẫn nhau là quan trọng nhất. Khái niệm này đã và đang được dùng như là nền móng của dân chủ. Trong một tổ chức cũng vậy, muốn thành công thì phải có sự đồng thuận và thống nhất trên những giá trị chung của tổ chức. Mọi sự khác biệt cần trao đổi và phát biểu với tinh thần ôn hòa và tương kính. Một tổ chức dù bao dung và dân chủ đến đâu cũng không thể chấp nhận sự mạ lỵ, xúc phạm và tấn công cá nhân.

Mọi sự quá đáng đều trở nên vô nghĩa. Một ý kiến dù hay và tốt đến đâu nhưng nếu mang tính khiêu khích và xúc phạm thì đều sẽ không được đón nhận. Chế độ dân chủ chỉ vận hành được nếu mọi người tuân thủ đồng thuận, cam kết với một "luật chơi" được soạn ra một cách minh bạch từ trước. Chúng ta không thể lạnh lùng xé bỏ khế ước mà chính ta tự do lựa chọn, rồi nói rằng, như thế mới tự do và dân chủ.

Nếu không có LÒNG TIN mãnh liệt vào một tư tưởng chính trị lành mạnh và trong sáng, nếu không có LÒNG TIN vào tổ chức và người lãnh đạo của tổ chức mà mình tham gia, nếu không có đủ bản lĩnh và sáng suốt để nhận ra một kịch bản dẫn đến thắng lợi cuối cùng, nếu không có LÒNG TIN vào tương lai của đất nước…thì một người dù yêu nước, dũng cảm và nhiệt tình đến bao nhiêu đi nữa cũng sẽ nhanh chóng chán nản, thất vọng và bỏ cuộc.

Việt Hoàng

(05/06/2017)

Published in Quan điểm
vendredi, 27 janvier 2017 15:16

Hành trình về dân chủ đa nguyên - 7

Hành Trình về Dân Chủ Đa Nguyên (Phần I đến Phần VI)

 

Phần VII

 

Lựa chọn chế độ chính trị

 

 

conghoa11

Hội đồng quốc gia Cisalpine họp tại Lyon tháng 12/1801- Tranh do Nicolas-André Monsiau (1754 - 1837) vẽ © Photo RMN-Grand Palais - D. Arnaudet

Chế độ chính trị của một Quốc gia có giá ảnh hưởng quyết định tới sinh mệnh quốc gia, tới số phận hàng triệu con người, tới tương lai của nhiều thế hệ. Chế độ chính trị quyết định con đường đi của một dân tộc trong một thời gian dài, nó có thể thúc đẩy quá trình phát triển tiến bộ vượt bậc, nhưng trong trường hợp ngược lại, trước khi bộc lộ các khuyết tật đủ để bị đào thải, nó có thể cướp đi của một dân tộc nhiều chục năm của lịch sử, chặn dòng chảy lịch sử dừng lại, thậm chí kéo lùi nền văn minh của một dân tộc ngược trở lại nhiều chục năm.

Vì ý nghĩa đó, lựa chọn chế độ chính trị cho một quốc gia là một việc làm cần một thái độ nghiêm túc, quyết định một lựa chọn phải là một hành vi thận trọng với đầy đủ trách nhiệm.

Tuy nhiên, trên thực tế, một mặt, thực tiễn lịch sử phát triển xã hội chính trị của nhân loại diễn ra đa dạng, phức tạp, hình mẫu các thể thức chế độ chính trị cho tới hiện tại chưa bộc lộ đầy đủ những đặc trưng để có thể phân biệt một cách rành mạch, mặt khác, các chế độ chính trị được lựa chọn của mỗi quốc gia chỉ có thể gặp nhau ở những nét lớn đặc trưng, trên thực tế cơ cấu của thể chế và cơ chế vận hành các thiết chế công quyền của từng quốc gia không hề giống nhau. Các khác biệt đó có xuất xứ từ nguồn gốc lịch sử, văn hóa, tập quán sinh hoạt, các điều kiện địa lý, tương quan quốc tế v.v... của mỗi quốc gia.

Cho nên, mô hình thể chế chính tri ̣cho mỗi quốc gia, mặc dù căn cứ trên các tiêu chí cơ bản có tính phổ biến về mặt lý thuyết, việc lựa chọn và áp dụng một thể chế vào việc tổ chức bộ máy nhà nước trên thực tế không thể chịu ràng buộc về mặt hình thức thể loại một cách cứng nhắc. Những đặc tính chung của một loại hình không phải là các điều kiện bắt buộc phải tuân thủ đối với mỗi quốc gia. Ngay trong từng hình mẫu, không phải quốc gia nào cũng vận hành giống nhau.

Vì vậy, lựa chọn một thể chế chính trị cho một Quốc gia, về nguyên tắc chỉ dựa trên Hệ thống các Giá trị quốc gia. Chế độ chính trị, cơ cấu và cơ chế vận hành của các thiết chế công quyền, kết cấu và cơ chế vận hành của các định chế nhà nước phải phù hợp tương ứng với hệ thống giá trị đó. Chế độ chính trị có chức năng bảo đảm vận hành bộ máy công quyền quốc gia giới hạn trong khuôn khổ hệ thống gía trị quốc gia, chịu sự quản chế của hệ thống giá trị quốc gia và có nghĩa vụ bảo vệ sự bền vững bất biến và tính bất tử của nó. Chế độ chính trị chỉ thay đổi khi triết lý dân tộc hay hệ thống giá trị dân tộc thay đổi. Cũng vì vậy, chỉ có thể thay đổi một chế độ chính trị khi đạt được sự thay đổi của hệ thống giá trị.

Như vậy, không phải là lựa chọn kiểu mẫu nào có sẵn. Nội dung của việc lựa chọn thể chế chính trị suy cho cùng là việc lựa chọn Hệ thống các giá trị quốc gia và phương thức Quản trị các giá trị đó.

Hệ thống giá trị quốc gia bao gồm hai giá trị nền tảng, giá trị vật chất và giá trị tinh thần, là tài nguyên quốc gia và lịch sử văn hóa dân tộc, giá trị có trên mặt đất trong giới hạn cương vực lãnh thổ nơi cộng đồng dân tộc sinh sống và giá trị của cộng đồng người sinh sống trên cương vực lãnh thổ đó, nói một cách đơn giản, là chủ quyền quốc gia và quyền của con người sống trong quốc gia đó.

Giá trị hữu hình, tức giá trị vật chất của quốc gia khi cương vực lãnh thổ đã ổn định là giá trị cố định, bất biến. Có nghĩa là chủ quyền quốc gia là xác định. Chỉ còn quyền con người, tức là các quyền cơ bản của con người cá thể và các quyền con người sống thành cộng đồng trong cương giới lãnh thổ chung, trong một quốc gia chung, dưới một Nhà nước chung, gọi là quyền công dân. Như vậy, loại giá trị thứ hai, giá trị vô hình hay giá trị tinh thần sẽ bao gồm quyền cá nhân và quyền công dân.

Quyền cá nhân là quyền mọi con người đều có như nhau, quyền mà thượng đế ban cho con người như một loài trong muôn loài. Đó là quyền được sinh ra, quyền được sống, quyền được ăn và tìm kiếm cái ăn, quyền được đi lại khi cần phải đi lại, quyền được nói khi muốn nói, quyền được suy nghĩ và nói ra những điều mình nghĩ̃, quyền được tự do tìm nơi ở, nơi sinh sống, quyền tìm cách nuôi sống mình và dòng giống của mình, quyền tự vệ và tìm cách tự vệ, quyền chống lại tước đoạt và áp bức... Những quyền này gọi là quyền tự nhiên, quyền đương nhiên của loài người, bất kể "cái con người" đó sinh ra ở đâu trên mặt đất và "cái con người" đó sống dưới chế độ chính trị nào.

Những cá thể tự do đó sống thành cộng đồng và tạo thành xã hội. Khi thực thi quyền tự do cá nhân, các cá thể đụng chạm lẫn nhau, và một quy tắc bắt buộc phải chấp nhận để được thật sự tự do, đó là khi thực thi tự do, mỗi cá thể không làm tổn hại quyền tự do của những cá thể khác.

Quyền của những con người cùng sinh hoạt trong một cộng đồng xã hội, cùng có một quy ước chung, chia sẻ với nhau một số phận và một không gian văn hóa chung, cùng thống nhất một hệ thống quyền lực công cộng chung là Nhà nước, thì các quyền đó được gọi là quyền công dân - quyền của người dân sống trong quốc gia, xã hội và Nhà nước chung đó. Quyền công dân là các quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền xã hội và quyền văn hóa.

Giá trị hữu hình của Quốc gia tồn tại độc lập tương đối với chế độ chính trị của quốc gia, trong khi giá trị vô hình, hay nhân quyền có thể có và có thể bị tước đoạt hoàn toàn, tùy thuộc vào chế độ chính trị hình thành và tồn tại trên quốc gia đó.

Như vậy, Hệ thống giá trị quốc gia bao gồm hai bộ phận gắn kết hữu cơ tạo ra nền tảng tồn tại của quốc gia, phần hữu hình có đặc tính bền vững, ít chịu tác động bởi sự thay đổi của chế độ chính trị, phần vô hình, ngược lại, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào chế độ chính trị được áp đặt lên quốc gia.

Một cách tóm tắt, có thể định nghĩa Chế độ chính trị là hình thái kết cấu nhà nước có hai chức năng chính là bảo vệ chủ quyền và  bảo vệ nhân quyền.

Dưới chế độ chính trị Dân chủ đa nguyên, Chính phủ nằm trong tay đảng chính trị cầm quyền, có tính chất luân phiên. Chính phủ được hình thành và ra đời từ chiến dịch tranh cử giữa các đảng chính trị khác nhau. Đảng có Dự án thắng thế giành được đa số ghế trong Quốc hội được quyền lập Chính phủ. Sự bền vững của Chính phủ tùy thuộc vào khả năng và mức độ thực hiện các cam kết trong chương trình tranh cử. Vì lý do này, tất cả các chính phủ cầm quyền đều chịu sức ép chính trị lớn trước áp lực của quốc hội và của dư luận. Trong quá trình chuyển chính sách thành luật, chính phủ luôn có xu hướng tự tăng quyền thực thi pháp luật và lấn áp quyền của công dân. Đó là một đặc tính có tính quy luật của mọi chính phủ.

Việc phân tích, so sánh các loại hình thể chế chính trị khác nhau là một việc khó, cần nhiều tài liệu và nhiều thời gian, có thể không hợp với diễn đàn thảo luận rộng rãi, vì vậy, như các đề tài trước, người viết chỉ làm việc của người nêu ra ý kiến.

 

Các loại hình Chế độ chính trị trên thế giới hiện đại

Diapositive1 - Copie

Sơ đồ 1 (BQV)

Các hình mẫu thể chế chính trị đặc trưng hiện nay trong lý thuyết chính trị xã hội học hiện đại, chỉ phân biệt hai chế độ duy nhất, đó là chế độ Quân chủ và chế độ Cộng hòa.

Chế độ gọi là Quân chủ khi Nguyên thủ quốc gia, hay người đại diện duy nhất cho chủ quyền quốc gia là một vị Vua, được quan niệm là chủ sở hữu toàn quyền và tuyệt đối với mọi tài sản thuộc quốc gia, bất kể tài sản đó là hữu hình hay vô hình. Vua không do ai bầu, Vua nhân danh Thượng đế, Đấng Toàn năng cai quản quốc gia, chăn dắt quốc dân, có quyền cha truyền con nối.

Quân chủ là tuyệt đối khi mọi tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà Vua và mọi thực quyền tập trung hoàn toàn trong tay nhà Vua. Nhà Vua làm ra luật, quy định các quy tắc sinh hoạt xã hội. Nhà Vua lập ra  điều khiển các công cụ công lực để kiểm soát xã hội.

Quân chủ lập hiến là mô hình thể chế khi nhà Vua chỉ còn là Nguyên thủ tượng trưng, biểu tượng cho chủ quyền quốc gia, tượng trưng cho tính toàn vẹn và sự thống nhất các gía trị quốc gia. Mặc dù nhà Vua có quyền cha truyền con nối, không phải qua bầu cử, nhưng không có quyền thực tế trong các thiết chế quyền lực. Quyền của Quốc vương do Hiến pháp quy định. Quyền hành pháp được một Quốc hội do dân bầu trực tiếp giao cho Thủ tướng và Chính phủ, vẫn duy trì Quân Vương như thời phong kiến, nhưng không có thực quyền". Nhà vua cai trị, nhưng không quản trị".

Trong chế độ Quân chủ Lập hiến, quyền lực tập trung vào Quốc hội là cơ quan duy nhất nắm quyền lập pháp. Quốc hội bầu Thủ tướng và bầu ra các bộ trưởng trong số các nghị sĩ. Việc Quốc Vương chỉ định Thủ tướng và chấp nhận Nội các chỉ là hình thức. Gọi là lập hiến vì quyền lợi và quyền hạn của Quốc Vương do Hiến Pháp quy định. Chính phủ chỉ chịu trách nhiện trước Quốc hội và chỉ bị bãi miễn bởi quốc hội. Chế độ quân chủ lập hiến về nguyên tắc giống với chế độ Cộng hòa Đại nghị, còn gọi là Đại nghị Đơn chế hay Đại nghị Độc chế (Parlement Moniste).

 

1. Quân chủ tuyệt đối     2. Quân chủ lập hiến

conghoa2
 
Sơ đồ 2  (BQV)


Khác với chế độ Quân chủ, trong một chế độ chính trị khi người đứng đầu quốc gia, hay Nguyên thủ Quốc gia, đại diện cho chủ quyền tối cao của quốc gia không phải do cha truyền con nối mà là do dân chúng trực tiếp hay gián tiếp bầu ra, gọi là chế độ Cộng hòa. Chữ Cộng hòa (répupblique) nghĩa là công cộng, ngụ ý, tất cả tài sản quốc gia thuộc về công chúng.

Trong nền Cộng hòa, có Ba hình thức khác nhau, đó là Cộng hòa Tổng thống và Cộng hòa Đại nghị, vả Cộng hòa Bán Đại nghị hay còn gọi là Cộng hòa Bán Tổng thống (sơ đồ 1).

1. Chế độ Cộng hòa Tổng thống ra đời cùng một lúc nhằm hai mục đích :

- xóa bỏ chế độ cha truyền con nối, xóa bỏ quyền cá nhân đối với tài sản quốc gia,

- khắc phục tính chất siêu quyền lực của Quốc hội, ban đầu là chỉ gồm một viện gọi là viện Lãnh chúa, hay Nguyên lão, vốn xuất xứ từ nhóm quý tộc và tư sản giàu có, quyền thế lấn át nhà Vua, không qua bầu cử.

Nhóm cá nhân này quy tụ lập ra Viện lập pháp, nhằm tước đọat quyền lực tuyệt đối của nhà Vua và giành quyền độc lập, quyền tự do thao túng nền chính trị quốc gia, phục vụ lợi ích của tầng lớp tư sản công nghiệp đang lên.

Sự lộng quyền của Viện Lãnh chúa thúc đẩy sự  ra đời của viện dân cử gọi là Hạ viện, có chức năng kiềm chế quyền lực của Viện Lãnh chúa, sau này gọi là Thượng viện. Tuy nhiên, do thế lực xã hội rất hạn chế của các nghị sĩ dân bầu so với các nghị sĩ thuộc thượng viện, nên trên thực tế, Thượng viện vẫn là cơ chế chi phối có tính quyết định và là nguyên nhân của nạn tham nhũng chính trị.

Trong chế độ Cộng hòa Tổng thống, hai thiết chế công quyền là Lập pháp và Hành pháp tách biệt nhau tuyệt đối. Quyền lực tuyệt đối của Cử tri được thể hiện ngang bằng khi vừa trực tiếp bầu ra Tổng thổng, vừa đồng thời trực tiếp bầu ra Quốc hội.

Quốc hội, mặc dù có cấu tạo lưỡng viện, nhưng không bầu ra tổng thống vì vậy không có quyền bãi miễn hay phế truất tổng thống.  Ngược lại, Tổng hhống cũng không có quyền giải tán Quốc hội, nhưng cũng không chịu trách nhiệm chính trị trước Quốc hội, tức là không phải báo cáo hay tường trình các hoạt động thuộc phạm vi quyền hành pháp. Nếu phù hợp các cam kết giúp tổng thống thắng cử và không trái luật, các sắc lệnh do tổng thống ký có hiệu lực pháp lệnh tương đương luật.

Cơ quan quyền lực công thứ ba là Tòa án cũng được phân lập tách biệt và được đảm bảo tính độc lập, thông qua việc Hiến pháp quy định các Thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm, có nhiệm kỳ suốt đời, với một mức thu nhập luôn đảm bảo đủ cao để khó bị ảnh hưởng bởi các tác động có tính tham nhũng, nhưng lại dễ dàng bị bãi miễn vĩnh viễn chỉ do lỗi vi phạm pháp luật dù rất nhỏ.

Trong chế độ Tổng thống quyền Hành pháp tập trung duy nhất vào tay Nguyên thủ quốc gia. Chính phủ không tồn tại, thực chất là Nội các hay Văn phòng Tổng thống, gồm các Thư ký có chức năng tương tự Bộ trưởng. Vì không có quyền lực trung gian như Tổng thư ký hay Chủ tịch hội đồng thư ký có mục đích phân tán quyền lực của tổng thống, cùng với những quy trình phức tạp trong việc bác bỏ hay hay vô hiệu các quyết định của Tổng thống, cơ chế này trên thực tế tạo ra cơ hội cá nhân hóa và nguy cơ chuyên chế hóa bộ máy hành pháp quốc gia, trong các tình huống đặc biệt có thể chuyển hóa thành chế độ độc tài, thậm chí phát xít. Đó là trường hợp của Hitler, Mussolini, Franco, Pinochet, và gần đây là hiện tượng Donald Trump và Ricardo Duterte gây lo ngại cho tinh thần dân chủ và an toàn thế giới.

Trên sơ đồ 3, chúng ta thấy rõ con đường quyền lực đi từ cử tri, qua tổng thống và nội các để quay trở về công chúng. Tổng thống phê chuẩn luật sau khi Hạ và Thượng viện thông qua. Quốc hội có thể kiểm sóat, sát hạch Nội các, nhưng mang tính hình thức (vạch đứt).

Chế độ tổng thống

conghoa3

Sơ đồ 3 (BQV)


2. Chế độ Cộng hòa Đại nghị hay Đại Nghị Đơn chế (Parlement Moniste)

 

Chế độ Đại Nghị

 conghoa4

Sơ đồ 4 (BQV)


Chế độ Cộng hòa Đại nghị ra đời do tâm thức khắc phục nhược điểm của thể chế Tổng thống theo khuôn mẫu Hoa Kỳ và lấy cảm hứng từ sự kế thưà di sản của chế độ Quân chủ Lập hiến đang áp dụng tại Vương quốc Anh và các quốc gia trong khối cộng đồng thịnh vượng chung, thuộc Liên Hiệp Anh. Nó gần như giữ nguyên các cơ chế quyền lực theo nguyên tắc tuyệt đối hóa quyền lực cơ quan lập pháp, tức là của Quốc hội.

Quốc hội, thông thường có cấu tạo Lưỡng viện.
 Hạ viện bao gồm những đại biểu do cử tri toàn quốc bầu theo chế độ phổ thông trực tiếp, bỏ phiếu kín. Số đại biểu được tính theo số dân chúng, thông thường một đại biểu cho 200.000-500.000 người.

Ở các nước dân chủ đa đảng, số ghế của Hạ Viện được phân phối theo nguyên tắc tỷ lệ. các đảng chính trị có số ghế trong Hạ viện tỷ lệ với số phiếu giành được qua bầu cử. Nguyên tắc này đảm bảo mọi tổ chức chính trị đều có tiếng nói trong quốc hội, phản ánh trung thành và rộng rãi nhất ý nguyện của mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội.

Tuy nhiên, để chế áp xu thế tầm thường hóa cơ quan Lập pháp, kiểm soát chất lượng của Luật Pháp, sau khi thông qua Hạ Viện, trước khi trình tổng thống phê chuẩn, các Luật hay bộ Luật bắt buộc phải được thông qua Thượng Viện.

Thượng Viện bao gồm các đại biểu được chia đều cho mỗi địa phương bất kể số dân của từng địa phương đó. Thành viên Thượng viện, gọi là thượng nghị sĩ là những cá nhân ưu tú nhất của mỗi địa phương, cả về năng lực trí tuệ, năng lực xã hội và phẩm chất nhân cách. Thượng Viện có vai trò cân bằng Quốc hội, đảm bảo tính ổn định của Pháp Luật.

Tổng thống do Quốc hội bầu ra là Nguyên thủ quốc gia, đại diện cho chủ quyền và hệ thống giá trị quốc gia, nhưng chỉ mang tính biểu tượng, không có một quyền lực hành pháp cụ thể và trực tiếp nào. Danh nghỉa bổ nhiệm, hay bãi nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, nhưng thực chất chỉ đơn thuần là phê chuẩn đề xuất qua kết quả bầu cử của Quốc hội.

Quốc hội bầu ra và bãi miễn Thủ tướng chính phủ, trực tiếp bỏ phiếu phê chuẩn hay bãi mịễn các chức danh trong nội các chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng. Sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra.

Trường hợp thứ nhất, khi không thuộc đảng có đa số trong quốc hội, vị trí Thủ tướng luôn chịu áp lực rất lớn từ phía Quốc hội. Chỉ một chính sách thiếu hiệu quả, hoặc gây các phản ứng tiêu cực trong xã hội, Thủ tướng có thể bị Quốc hội phế truất và có thể kéo theo toàn bộ nội các. Trong trường hợp này, Chính phủ là một cơ chế yếu và kém hiệu quả, có thể bị Quốc hội làm tê liệt trong một thời gian dài, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và sinh hoạt xã hội. Mặt khác, Thủ tướng do quốc hội bầu ra có thể thuộc đảng chính trị ít uy tín và thiếu một chương trình cụ thể, gây tranh cãi và thiếu bền vững của các chính sách, nguyên nhân của việc phải thay đổi liên tục Thủ tướng và thành viên chính phủ, gây ra hủng hoảng chính trị nhiều khi trầm trọng.

Trường hợp thứ hai, khi Thủ tướng thuộc đảng có đa số, nhất là đa số tuyệt đối trong Quốc hội, thì ngược lại, Quốc hội không còn vai trò gì đối với Chính phủ. Nếu Thủ tướng đồng thời là thủ lĩnh của đảng đa số, thì chế độ rơi trở lại vào chế độ Tổng thống. Mọi quyền lực nằm trong tay Thủ tướng, và không một cơ chế nào kiểm soát. Thủ tướng có thể giải tán quốc hội, và bãi miễn Tổng thống, bằng cơ chế đa số. Thủ tướng, dù trong trường hợp này nắm trong tay tuyệt đối quyền hành pháp, nhưng vì không phải là tổng thống, nên về trên nguyên tắc và theo thông lệ Hiến pháp, không chiụ trách nhiệm đối với Chủ quyền quốc gia và Hệ thống gía trị quốc gia, vì vậy tiềm ẩn các nguy cơ vi phạm hiến pháp, lạm quyền và tha hóa, nguy hại tới an ninh quốc gia và ổn định trật tự xã hội.

Các quốc gia theo thể chế Đại Nghị có thể kể ra hiện nay gồm các quốc gia Quân chủ Lập hiến thuộc liên hiệp Anh, Vương quốc Bỉ, Đan mạch, Hà Lan, Canađa, Úc, Nhật, các quốc gia cộng hòa đại nghị như Đức, Áo, Italie, Cộng Hòa Séc, Phần Lan, Island, Hy Lạp, Ấn Độ, Liban. 

Có thể thấy, chế độ Đại nghị, từ mong muốn khắc phục nhược điểm siêu quyền lực của cá nhân tổng thống, đến lượt mình, lại rơi vào việc tạo ra siêu quyền lực cho Quốc hội, vừa vô hiệu hóa, làm tê liệt chính phủ trong  kịch bản Thủ tướng không có đa sô, ́vừa có nguy cơ  tạo ra siêu Thủ tướng trong kịch bản ngược lại.

3. Chế độ Bán Tổng thống - Bán Đại nghị hay Đại nghị lưỡng chế (Parlement Dualiste)

 

Chế độ Bán Đại nghị

 conghoa5

Sơ đồ 5 (BQV)

Thể chế chính trị Bán Tổng thống hay Bán Đại nghị ra đời tại Pháp, là kết quả lai ghép giữa hai thể chế Tổng thống và Đại nghị, có tính cực đoan rất ro, ̃ bắt đầu bằng hiến pháp 1958, được tăng cường và chính thức vận hành năm 1962 khi Tổng thống Pháp được bầu trực tiếp bằng phổ thông đầu phiếu.

Sự ra đời thể chế này, chiụ sự tác động rất cơ bản của chính Tổng thống Charles De Gaulle, người rất hiểu Nghị viện Anh đã lũng đoạn Chính phủ như thế nào, nhưng lại nghi ngờ tính dân chủ mà chế độ Tổng thống của Hoa Kỳ trao quá nhiều quyền lực vào tay cá nhân tổng thống.

Năm 1964 Tổng thống Charles de Gaulle xác định vai trò của Tổng thống và Thủ tướng như sau : "Ở nước ta, tổng thống và Thủ tướng không phải cùng một người là chuyện bình thường. Đúng là người ta khó có thể chấp nhận hai đầu lĩnh trên thượng đỉnh, nhưng, đúng thế, không hề có gì như vậy. Tổng thống là người duy nhất đại diện chủ quyền quốc gia, nhưng, tính chính xác, tính bản chất, tầm rộng lớn, tính kéo dài của các nhiệm vụ kéo theo sự căng thẳng không thể buông lỏng và không có giới hạn, bởi tình hình, bởi chính sách, bởi quốc hội, bởi kinh tế, bởi hành chính công vụ. Đối lại, đó là bổn phận vừa phức tạp, xứng đáng vừa căn bản của Thủ tướng".

Sau này, được hoàn chỉnh bằng hiến pháp 1968, thể chế Bán Tổng thống được khẳng định ở Pháp với tham vọng cân bằng quyền lực giữa các thiết chế công quyền của nhà nước, tránh dẫm lại vết chân của hai loại hình thể chế Tổng thống và Đại nghị truyền thống.

Lập pháp và Hành pháp là hai cơ quan đều do dân bầu trực tiếp, vì vậy có tư cách pháp nhân ngang nhau và độc lập với nhau. Nghĩa là Quốc hội không có quyền bãi miễn Tổng thống, nhưng laị có quyền bầu ra và bãi miễn Thủ tướng chính phủ, là cơ quan hành pháp song song làm đối trọng và phân tán quyền lực của Tổng thống. Ngược lại, mặc dù Tổng thống không có quyền giải tán Quốc hội, không có quyền bãi miễn Thủ tướng và giải tán Chính phủ, nhưng Tổng thống cũng không chiụ trách nhiệm chính trị trước Quốc hội, nghĩa là không có trách nhiệm phải giải trình các hoạt động trong phạm vi quyền hạn của Tổng thống phù hợp hiến pháp.

Trong chế độ Bán Đại nghị, hay còn gọi là Đại Nghị Lưỡng chê ́(parlement dualiste), Tổng thống giữ vai trò Nguyên thủ quốc gia, đại diện chủ quyền quốc gia, quyết định các chính sách của Chính phủ về mặt Ngoại giao và Quốc phòng. Tổng thống đảm bảo tính liên tục của Quốc gia, là người đảm bảo lợi ích chiến lược của quốc gia.  Đồng thời, Tổng thống là người đại diện tối cao của hệ thống quyền con người và quyền công dân, quản chế và ngăn chặn các hành vi lạm quyền của Chính phủ.

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu ra theo nguyên tắc đa số tuyệt đối. Thông thường, Chính phủ do đảng chính trị hay liên minh các đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội thành lập. Thủ tướng thường đồng thời được bầu bởi đảng đa số hay đảng ưu thế trong liên minh đa số. Vì luôn là lực lượng chiếm đa số ghế trong Quốc hội, nên trên thực tế, Quốc hội nằm trong tay Thủ tướng.

Chế độ lưỡng đầu chế này có tác dụng vừa san bớt quyền lực của tổng thống vừa khống chế quyền lực của Quốc hội, nhưng đồng thời làm giảm tính hiệu quả của các thiết chế thực thi pháp luật và khả năng thích ứng hoàn cảnh của các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội.

Tổng thống có thể không thuộc đảng phái nào, nhưng trên thực tế, nếu không thuộc một đảng chính trị nhất định, cá nhân ứng viên thường không đủ khả năng tiến hành vận động, và ít khả năng đọat đủ phiếu bầu.
Ở chế độ Bán Đại nghị, hay Đại Nghị lưỡng chế, hay còn gọi là chế độ Bán Tổng thống, có hai khả năng phải đối diện :

Một, là khi Tổng thống đồng thời là Thủ lĩnh của đảng chính trị chiếm đa số trong Quốc hội. Nói chung, điều này thường xảy ra trong nhiệm kỳ đầu, vì khi cử tri ủng hộ chương trình của Tổng thống , thì tiếp tục ủng hộ chương trình của cùng một đảng khi bầu Quốc hội. Trong trường hợp này, Thủ tướng thường do Tổng thống chỉ định vì Tổng thống thường là chủ tịch đảng. Ở đây có sự nhất quán giữa đường lối của Tồng thống với chính sách của Chính phủ. Cơ chế nhị nguyên của Hành pháp gần như không còn hiệu lực, thiết chế công quyền trở về gần với dạng Tổng thống chế. Các quyết định của Tổng thống trở nên có hiệu lực và Chính phủ làm việc có hiệu quả cao. Tuy nhiên, vì Hiến pháp quy định chính phủ chịu sự quản chế của Quốc hội, nên trên thực tê,́ các quyết định của Tổng thống không có tính độc đoán của thể chế Tổng thống.

Trong trường hợp thứ hai, khi Thủ tướng không cùng đảng chính trị với Tổng thống. Trường hợp này thường xảy ra khi trong nhiệm kỳ đầu, Tồng thống và Chính phủ hoạt động kém hiệu quả, không tạo đủ niềm tin của công chúng. Đa số của cử tri ủng hộ chương trình của đảng đối lập. tổng thống đứng đầu một đảng, trong khi Thủ tướng đứng đầu chính phủ thuộc đảng đối lập. Trong trường hợp này, điểm tích cực là với các chính sách mới, Chính phủ mới có khả năng ngăn chặn được kịp thời những sai phạm mắc phải trong các chính sách của Tổng thống và Chính phủ nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, vì không cùng hệ thống chính trị và không cùng chương trình, nên các chính sách thường gặp khó khăn trong việc thực thi. Lưỡng đầu quyền lực, tổng thống và Thủ tướng thường khống chế, cản trở lẫn nhau.
Chế độ Bán tổng thống có tác dụng ngăn chặn sự quá đà dẫn đến chuyên chế của Tổng thống vừa có khả năng ngăn chặn xu hướng siêu quyền lực của Quốc hội, dễ gây ra tình trạng lũng đọan pháp luật hoặc ngược lại tha hóa phẩm chất pháp luật.

Nếu Tổng thống thực sự có năng lực và chương trình kinh tế xã hội thực sự có kết quả, thì nhiệm kỳ tiếp theo, chính phủ và tổng thống tiếp tục thuộc cùng đảng đa số Quốc hội, có được tính nhất quán, tạo sự năng động và hiệu quả. Lúc này, Nhà nước có mô hình hoạt động gần với chế độ Tổng thống.

Ngược lại, nếu trong nhiệm kỳ đầu, năng lực và sai phạm trong các chính sách đã thể hiện rõ, thì ngay lập tức tình trạng đó được ngăn chặn và khắc phục bằng một Quốc hội có đa số thuộc đảng chính trị đối lập. Người điều hành chính phủ thuộc đảng phái khác, thực thi các chính sách kinh tế xã hội khác dưới sự ủng hộ bảo trợ của Quốc hội. Vai trò Tổng thống lui về chức năng trọng tài và bảo đảm các giá trị quốc gia phù hợp Hiến pháp, giống như trong chế độ Đại nghị truyền thống.

Chế độ Bán Tổng thống có kết cấu gần nhất với các đặc trưng cần có của một nhà nước dân chủ Đa nguyên. Tương ứng với hai chức năng chính của nhà nước là Đại diện Chủ quyền quốc gia và hệ thống giá trị quốc gia là Tổng thống và Đại diện lực lượng chính trị tiến bộ năng động, đáp ứng đòi hỏi tình huống là Thủ tướng chính phủ. Tổng thống có tính bền vững hơn, với nhiệm kỳ có thể dài hơn, trong khi Chính phủ có thể luân phiên giữa các đảng phái chính trị khác nhau trong một chế độ đa nguyên chính trị.

***

Trong các phân tích trên đây, có thể rút ra một nhận xét rằng, với ba loại hình đặc trưng hiện nay về kết cấu thể chế, mỗi kiểu mẫu đều có những ưu khuyết điểm nhiều ít khác nhau, không có mô hình nào có ưu thế vượt trội khuynh loát. Vì vậy, việc quyết định lựa chọn mô hình này hay mô hình khác có lẽ sẽ phải cân nhắc chủ yếu dựa trên các điều kiện đặc trưng về lịch sử, về văn hóa, các đặc điểm phương pháp tư duy và các đặc tính tập quán sinh hoạt của cộng đồng mỗi dân tộc.

Tuy nhiên, cần chú ý một điều đặc biệt khi quan sát các sơ đồ thể chế trên đây, có một quy luật được thể hiện rất rõ, rằng, chỉ ở chế độ Quân chủ, cả Tuyệt đối lẫn Lập hiến, quyền lực phát ra từ Vua và Quốc hội, theo một chiều duy nhất từ trên xuống, còn lại, ở các thể chế Cộng hòa, quyền lực xuất phát từ Dân chúng, từ dưới lên, rồi mới quay lại tác động vào Dân, từ trên xuống. Đặc biệt với các chế độ Dân chủ thì Cử tri là cơ chế quyền lực cao nhất, trên cùng. Điều 21-3 của Tuyên ngôn phổ cập nhân quyền quốc tế do Liên Hợp quốc tuyên bố năm 1948, có nói "Ý chí của dân chúng là nền tảng của mọi quyền lực".

Mọi thể chế có kết cấu khác đều không được phép tự nhận là Dân chủ. Chế độ độc đảng cộng sản hiện nay tại Việt Nam là chế độ có hệ thống quyền lực từ trên xuống. Ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa nói "Hiến pháp là thể chế hóa cương lĩnh của đảng", lại vừa kêu "Dân chủ đến thế là cùng"!. Với những cái đầu có não trạng như vậy, ít người đủ tri thức để mất thì giờ tranh luận với họ. Có thứ Dân chủ nào mà cơ quan quyền lực cao nhất lại không phải là Cử tri không? Chỉ có thứ dân chủ nằm trong túi nhà Độc tài. Có loại độc tài công khai, có loại độc tài giấu mặt.

Paris, 25/01/2017

Bùi Quang Vơm

Published in Quan điểm

danguyen1

Đa nguyên phải được nhìn trong toàn cảnh rộng lớn của xã hội trong đó mỗi tổ chức chỉ là "một cái nguyên" trong rất nhiều "cái nguyên" khác.

Có một thực tế đáng buồn là các tổ chức chính trị của Việt Nam thường không lớn và rất chia rẽ nội bộ. Lý giải điều này thật không dễ chút nào, nhưng có lẽ mỗi chúng ta cần mạnh dạn đưa ra những kiến giải của mình để cùng thảo luận, hòng soi rọi vấn đề nhức nhối nhất của đối lập dân chủ. Trên tinh thần đó tôi cũng mạnh dạn đưa ra kiến giải của mình mong mọi người cùng thảo luận. Dĩ nhiên, trong bài này tôi chỉ nói về sự chia rẽ của những người có thiện chí thực sự với phong trào dân chủ Việt Nam.

Theo tôi, chúng ta không có tổ chức mạnh vì chúng ta không thật sự hiểu những khái niệm, những giá trị mà chúng ta đang theo đuổi ; chúng ta đã xác định cuộc đấu tranh của chúng ta phải bằng phương pháp bất bạo động, như vậy, vũ khí chính của chúng ta là tư tưởng, lý luận. Ông Nguyễn Gia Kiểng có một tổng kết theo tôi là rất đúng rằng : "mọi lý luận đều dựa trên nền tảng là các tiền đề". Mà tiền đề trong lý luận chính trị là các khái niệm chính trị, cũng như tiền đề căn bản nhất trong toán học là các phép tính ; chúng ta không thể giải phương trình, dù là phương trình bậc nhất một ẩn khi mà cộng trừ nhân chia chưa thành thạo.

Trước hết là về đa nguyên, chúng ta cho rằng một người đấu tranh cho dân chủ đa nguyên có nghĩa là muốn nói gì cũng được, bất chấp lập trường của tổ chức. Trong khi, theo tôi, đa nguyên phải được nhìn trong toàn cảnh rộng lớn của xã hội trong đó mỗi tổ chức chỉ là "một cái nguyên" trong rất nhiều "cái nguyên" khác. Từ "cái nguyên" của đảng cầm quyền cho đến những "cái nguyên" của các tổ chức khác nhau. Như vậy, một người khi đã tham gia vào một tổ chức thì không được nói ngược với những điều đã ghi trong dự án chính trị, hoặc cương lĩnh của tổ chức mà người đó đã long trọng tuyên bố tán thành. Nếu trong một tổ chức mà các thành viên phát biểu mâu thuẫn với nhau thì tổ chức đó không còn là "một cái nguyên" nữa. Nếu không tán thành với lập trường căn bản của tổ chức tại sao lại đồng ý gia nhập ? Dĩ nhiên, trong một tổ chức dân chủ đa nguyên thực sự, "đa nguyên cục bộ" (hay "vi đa nguyên"), nghĩa là những khác biệt nhỏ trong nội bộ giữa các thành viên được chấp nhận, nếu những khác biệt này không trái với lập trường căn bản của tổ chức.

Như vậy mỗi người khi tham gia vào một tổ chức phải nỗ lực làm cho "cái nguyên" của mình mạnh lên. Muốn vậy, phải tìm hiểu, phải thảo luận rốt ráo những giá trị mà mình theo đuổi ; phải hiểu cái gì đã khiến mọi người đến với nhau trong một tổ chức. Nghĩa là, phải thống nhất được tư tưởng và ngôn ngữ nếu không tổ chức sẽ chia rẽ, suy yếu không còn sinh lực để đối phó với những "cái nguyên" khác. Chúng ta phải xác định rằng, chúng ta không thể kết hợp với nhau vì những mục tiêu chống cộng hay dân chủ chung chung, vì những người chống cộng cũng có thể rất ghét nhau, những người đấu tranh cho đân chủ cũng có thể không muốn nhìn mặt nhau. Chúng ta phải xác định rằng, chúng ta đến với nhau vì cùng chia sẽ một tư tưởng chính trị, để tạo thành một khối sức mạnh, để chống lại đối thủ bên ngoài chứ không phải tập hợp lại để thể hiện sự khác biệt, để chống nhau. Trước khi gia nhập một tổ chức, mỗi người phải tìm hiểu thật kỹ, phải xác định rằng mỗi tổ chức là một môi trường tư tưởng, môi trường văn hóa riêng biệt, để xem mình có thích ứng với tư tưởng, với văn hóa đó không, nếu không, sẽ sớm thất vọng sau khi gia nhập.

Tương tự như vậy nhiều người vẫn nghĩ rằng tự do là không chịu một sự định hướng nào, không chịu một ràng buộc nào. Như vậy nó sẽ mâu thuẫn với tổ chức vì tổ chức nào cũng có tinh thần riêng, có mục tiêu, phương pháp hành động để đạt mục tiêu, nghĩa là phải có định hướng về tư tưởng và hành động. Và, tổ chức nào cũng phải có quy ước sinh hoạt, nó là "pháp luật" của tổ chức mà mọi người phải cam kết tuân thủ khi gia nhập. Thật ra, tự do cũng phải được hiểu trong không gian rộng lớn hơn, đó là không gian xã hội, trong đó mỗi cá nhân được quyền tự do lựa chọn tổ chức (hay "cái nguyên") cho mình. Mỗi người khi đã tham gia vào một tổ chức, đặc biệt là tổ chức chính trị, đều phải xác định là phải hy sinh một phần tự do cá nhân để đóng góp cho tổ chức, đây là cái bắt buộc, cái tất yếu mà những người dấn thân phải chấp nhận. Nếu không, sẽ không có một tổ chức nào có thể tồn tại, phát triển được, mà đấu tranh chính trị bao giờ cũng là cuộc đấu tranh giữa các tổ chức. "Tự do là cái tất yếu được nhận thức" (Georg Wilhelm Friedrich Hegel), khi đã nhận ra cái tất yếu này, mỗi người sẽ gắn bó với tổ chức một cách tự nhiên mà không cảm thấy bó buộc nào, nghĩa là vẫn cảm nhận rõ rệt mình là người tự do. Một người bạt mạng như Donald Trump, nhưng khi đã bước vào chính trường cũng phải nằng nặc phân bua cho những lời khiếm nhã trong quá khứ, chứ không thể nhân danh tự do để cho rằng mình được nói vậy. Đây cũng là điều mà những người hoạt động chính trị chân chính đáng được tôn vinh, họ đã hy sinh quyền tự do cá nhân để cho xã hội có được tự do ở mức tối đa.

Tôi hiểu những người đã sống dưới chế độ độc tài quá lâu nên tâm lý lo sợ nếu chấp nhận sự định hướng theo tổ chức, theo lãnh đạo sẽ tạo tiền đề cho sự độc tài. Lo lắng này là chính đáng nhưng chúng ta cũng cần đặt đúng bối cảnh để không có những kết luận cực đoan.

Hiện nay, những người lãnh đạo của những tổ chức đối lập chân chính là những người có khát vọng dân chủ hóa thành công hơn ai hết. Nên chắc chắn rất muốn lắng nghe những ý kiến đúng đắn, chứ không thể coi trọng ý kiến này hay xem nhẹ ý kiến khác, hoặc chỉ nhất nhất theo ý mình.

Sau này, khi đất nước có dân chủ, một tổ chức nếu dành được vai trò cầm quyền sẽ chịu rất nhiều chỉ trích, phản biện từ nhiều tổ chức đối lập, cũng như từ các trí thức độc lập trong môi trường tự do ; bị ràng buộc bởi rất nhiều định chế phức tạp dưới chế độ dân chủ đa nguyên, chứ không thể tự tung, tự tác như đảng cộng sản. Nếu chế độ cộng sản cáo chung, đất nước lại phải chịu đựng một chế độ độc tài khác, thì nguyên nhân từ những yếu tố khác chứ không phải vì chúng ta có tổ chức thống nhất về tư tưởng và hành động. Tất nhiên chúng ta cũng phải biết chọn tổ chức đã có bề dày lịch sữ, đã được thử thách qua thời gian hoạt động chứng tỏ được khả năng cũng như sự lương thiện của người lãnh đạo.

Ngoài những lo lắng trên, chúng ta sợ sự định hướng, còn vì chúng ta sống dưới chế độ cộng sản quá lâu, trong đó định hướng được áp đặt cho toàn dân. Thật ra, nếu đảng cộng sản chỉ định hướng cho các đảng viên của họ thì không có gì sai trái cả. Trước khi vào đảng, các đảng viên đều được quán triệt là phải trung thành với chủ nghĩa cộng sản ; chấp hành điều lệ đảng. Vấn đề là họ bắt toàn dân phải phục tùng cái chủ nghĩa của họ ; rồi cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" được chế độ đưa ra tra tấn tai óc hàng ngày khiến chúng ta sợ hãi nó. Chế độ cộng sản đã gây tác hại lên nhiều mặt của đời sống dân tộc, trong đó có ngôn ngữ, nhiều từ tự thân nó không xấu đã trở thành xấu, tiêu cực như : chủ nghĩa cá nhân, thỏa hiệp, định hướng, v.v., chúng ta phải vượt lên cái di sản tai hại này.

Chế độ dân chủ chỉ vận hành được nếu mọi người tuân thủ đồng thuận, cam kết, luật chơi được soạn thảo minh bạch từ trước. Những người khi đã tham gia tổ chức rồi lại lạnh lùng xé bỏ khế ước do mình tự do lựa chọn nhân danh tự do, đa nguyên thực ra là đã vi phạm nguyên tắc dân chủ.

Khi tham gia một tổ chức đối lập dưới chế độ độc tài, chúng ta không được gì cụ thể cả, nếu nhìn một cách thực tiễn, ngoài những phiền toái và cả nguy hiểm. Do vậy, nếu không hiểu những giá trị mà mình theo đuổi cũng có nghĩa là không có một lý tưởng rõ ràng (lý tưởng là sinh chất nuôi dưỡng hoài bảo), chúng ta sẽ rất mệt mỏi, rất khó đi hết con đường mà mình đã chọn.

Trên đây là kinh nghiệm cá nhân của một người đã tham gia tổ chức, đã chứng kiến những cãi vã nội bộ và để kết thúc bài viết này, tôi xin mượn lời ông Nguyễn Gia Kiểng, một người có nỗ lực bền bĩ trong nhiều năm cổ xúy cho văn hóa tổ chức : " Sức mạnh của tổ chức thể hiện ở chổ các thành viên hiểu biết nhau, theo đuổi cùng một mục tiêu, chia sẽ những giá trị chung, sử dụng cùng một ngôn ngữ, và có cách suy nghĩ gần giống nhau. Từ đó, các thành viên dễ đi đến một quan điểm chung trước cùng một vấn đề và hành động chung một cách nhanh chóng và hiệu quả".

Trần Xuân Hoàng

(Việt Nam, tháng 2/2017)

Published in Quan điểm