Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hôm 29 tháng 3 năm 2017, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức vinh danh 13 người phụ nữ dũng cảm trên khắp hành tinh đã dám đấu tranh vì những vấn đề bất công, kém tiến bộ trong xã hội họ đang sống. Trong đó, chỉ có 12 người có mặt, riêng người đại diện Việt Nam blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cũng là người đặc biệt nhất thì đang ngồi tù. Và đặc biệt hơn nữa chị là chị có một người mẹ đặc biệt, quá đặc biệt !

menam2

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hai con, bé Nấm và cu Gấu

Có thể nói rằng chị Nguyễn Thị Như Quỳnh ở vị trí đặc biệt nhất trong số 13 người được trao giải. Bởi hai lý do : Tình cảnh của chị hiện nay và chị là người sống trong một đất nước mà ở đó có quá nhiều thứ đặc biệt, công cuộc đấu tranh của chị cũng là một công cuộc đặc biệt.

Nói về tình cảnh của chị Quỳnh, kể từ lúc bị bắt cách đây hơn 5 tháng đến nay, dường như mọi thông tin về chị đều bặt vô âm tín với gia đình. Mẹ của chị Quỳnh, bà Lan đến thăm con thì lần nào cũng chỉ được đến trại giam để gởi quà chứ không đuộc gặp mặt dù chỉ 1 giây.

Bà nhiều lần thắc mắc tại sao không cho bà gặp con thì phía công an chỉ trả lời là "bình thường", lần nào cũng như lần nào, họ đều trả lời "bình thường". Bà Lan lại lủi thủi quay về. Có lần, Mẹ Nấm có viết mấy dòng lên tờ giấy gói quà gởi ra cho bà Lan, công an đã dùng bút xóa, xóa lên hai mặt khiến cho bà không tài nào đọc được. Một lần nữa, bà lại hoang mang, lo lắng và đau khổ.

Và trong lúc chị Quỳnh bị giam giữ không có lý do, bà Lan vừa phải đấu tranh đòi trả tự do cho con gái, vừa phải nuôi hai đứa cháu ngoại là bé Nấm và cu Gấu. Vừa làm bà ngoại lại vừa làm mẹ của hai đứa cháu ngoại còn nhỏ, vừa phải làm bảo mẫu dỗ dành khi hai đứa bé khóc đòi mẹ. Sự khổ nhọc, sức chịu đựng và đức hi sinh cho con cháu của bà khiến cho bất kì ai chứng kiến đều phải thốt lên : "Ôi chao, bà như thế này thì nhất định con gái bà phải làm được việc lớn rồi !". Tôi cũng không ngoại lệ, tôi từng nói với bà là "Cô ơi, cô là một người mẹ của những đứa con vĩ đại, được làm con của cô là một may mắn và hạnh phúc !".

menam1

Mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan và hai cháu ngoại, bé Nấm và cu Gấu

Đáp lại, bà chỉ cười nhẹ, hiền từ : "Thôi mà con, làm mẹ thì ai mà chẳng thương con, thương cháu, vả lại, Quỳnh nó làm việc chính đáng, làm việc vì xã hội thì có chết cô cũng ủng hộ và đồng hành với nó. Chứ nó làm quan, tham nhũng hay ức hiếp người khác thì…" (cười). Tôi vớt vát "Nhưng mà đã là con của cô thì sẽ không bao giờ có loại người đó !". Bà lại cười, nụ cười hiền từ nhưng đầy vẻ kiên nghị, đoan chính của một người mẹ, tôi chỉ biết nói như vậy!

Và cũng qua bà Lan, tôi mới hiểu thêm rằng dường như gia đình bà trở nên đặc biệt là nhờ bà tất cả (cũng có thể là nhờ chị Quỳnh tác động đến bà khi chị tham gia các hoạt động đấu tranh dân chủ, tự do…). Hiếm có người phụ nữ nào vừa tuổi cao sức yếu, tay xách nách mang đứa cháu đến lớp, mang quà thăm con gái trong trại giam, lo liệu bếp núc, làm kiếm tiền mua mớ rau, lát thịt, miếng đậu hủ… mà lại hiểu biết về xã hội một cách sâu rộng như bà. Chuyện cá chết, biển chết, thực phẩm độc hại thì ai cũng biết. Nhưng để thông cảm và thấu hiểu như bà thì có lẽ hiếm, nhất là khi tuổi đã cao, người ta thường lo lắng cho sức khỏe bản thân, sợ trái gió trở trời, sợ nhiều thứ. Bà thì không sợ gì ngoài việc sợ con gái của mình dang dở công việc.

Và công việc mà bà đang đồng hành cùng con gái bằng cách này hay cách khác, hiện tại cũng dang dở thực sự bởi cái hệ thống đối lập với những người như con gái bà, họ đang nhân danh chính thống, nhân danh quyền lực để một tay che mặt trời, để mặc cho ngư dân miền Trung đau khổ, rên xiết. Tôi là người tiếp xúc với ngư dân khá nhiều. Đôi khi tôi phải rùng mình ớn lạnh bởi đời sống cũng như sự bức xúc của ngư dân.

Nói thì thành tự đưa cái lưng làm hỏng chuyện cho người xem, tôi từng can ngăn một ngư dân khi anh này chuẩn bị đổ dầu đốt các ngư cụ bởi nhà nước không đền bù cho anh thỏa đáng và trước khi đền bù còn chơi trò biểu quyết đểu. Nghĩa là sau khi nhận đơn khiếu kiện của anh bạn, ủy ban xã đã gọi những người họ đã đền bù đến họp và biểu quyết bằng cách giơ tay để ủng hộ đền bù cho anh. Nhưng kiểu làm việc giơ tay biểu quyết này đã được tính toán từ trước, chẳng khác gì đấu tố, nên kết quả đúng như những gì ủy ban xã đã muốn. Anh tức giận, mang toàn bộ ngư cụ chất thành đống trên bờ để đốt. Anh khá thân với tôi và một người bạn ngư dân nữa tên H., ông H. gọi điện thoại cho tôi, tôi gọi cho anh và khuyên can. Cuối cùng anh ngừng đốt.

Thực ra, sự khuyên can của tôi không đúng. Bởi tôi đã chặn đứng mất cái quyền bày tỏ bức xúc của bạn tôi bằng lời khuyên. Nhưng thực tâm mà nói, tôi rất sợ mấy đứa con nhỏ của anh bị khủng hoảng tâm lý khi thấy cha mình làm vậy và hơn hết là anh cũng nghèo, vay tới vay lui mới mua được một bộ giã cào và một tay lưới, tổng tài sản của anh chừng 30 triệu đồng. Cả gia đình anh sống dựa vào đó. Giờ anh đốt thì lấy gì để nuôi con.

Và cả miền Trung, dường như không có chỗ nào là không có bức xúc. Bởi hiện tại, đã có nhiều gia đình ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đổi đời sau khi biển nhiễm độc. Nghĩa là họ vốn chẳng làm gì liên quan đến biển cho mấy, nuôi một cái ao tôm (chứ chưa phải là hồ tôm) nho nhỏ cho có chuyện hoặc sắm một cái ghe đánh bắt rồi thuê người đánh để che mắt thiên hạ, bản thân và con cái làm cán bộ, làm ông lớn hoặc có người thân làm ông lớn. Khi có tiêu chuẩn đền bù, thiệt hại của họ không nhiều nhưng tiêu chuẩn của họ rất cao, có người nhận được vài ba tỉ đồng để sắm xe, mua thêm đất.

Thử nghĩ, trong lúc hàng triệu ngư dân thất nghiệp, nguy cơ phá sản và mất nhà vì nợ ngân hàng vây bủa, con cái bỏ học, vợ con tứ tán kiếm sống… Mọi thứ trở nên khủng hoảng nhưng khi có đền bù, người thiệt hại chỉ nhận được vài ba chục triệu đồng hoặc hỗ trợ sáu tháng lương thực thì thấm béo vào đâu, trong khi những kẻ không bị thiệt hại thì trúng đậm thì ai không bức xúc ?! Ngay cả trong gói tiền đền bù nhỏ nhoi chứa đầy xương máu và nước mắt của ngư dân, các ông các bà cũng tùng xẻo, cũng ngoạm cho được một miếng nạc, thậm chí ngoạm đến gân cũng không chừa như vậy thì ngư dân họ bức xúc là chuyện đương nhiên.

Sở dĩ tôi phải nói từ chuyện bà Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm sang chuyện ngư dân bởi vì với cái hiện thực hết sức tồi tệ như Việt Nam hiện nay, chỉ riêng việc tồn tại cho ra con người một chút không thôi cũng đã là một vấn đề chứ đừng nói đứng lên đấu tranh cho cộng đồng, cho xã hội. Nhưng thử nghĩ, một gia đình gồm một người phụ nữ cao tuổi, một người con gái trẻ bận với hai đứa con nhỏ, lo lắng mọi thứ… Vậy mà công việc dành cho xã hội, cộng đồng của cô luôn ở mức cao nhất. Thử hỏi, nếu người mẹ không đồng cảm, không biết quan tâm đến xã hội và không hi sinh cho con cháu thì liệu chị Quỳnh có đủ thời gian để làm bất kì việc gì?

Tôi xin cúi đầu bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi với bà Lan, mẹ của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm!

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 29/03/2017 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Mẹ Nấm được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh 'Phụ nữ Can đảm' (VOA, 29/03/2017)

Đệ nht Phu nhân Melania Trump và Th trưởng Ngoi Giao Hoa Kỳ đc trách các vn đ chính tr Thomas A. Shannon hôm nay, 29/3, s trao "Gii Ph n Can đm Quc tế" năm 2017 cho mt s ph n đến t nhiu nước trên thế gii ti tr s B Ngoi Giao Hoa Kỳ. Trong số các ph n được vinh danh, có Blogger M Nm ca Vit Nam và 12 ph n khác.

menam1

Blogger Mẹ Nm - Nguyn Ngc Như Quỳnh.

Thông báo của B Ngoi giao Hoa Kỳ hôm 28/3 cho biết t khi Gii "Ph n Can đm Quc tế" được thành lp vào năm 2007, Ngoi trưởng M đã vinh danh nhiu ph n can trường trên toàn cầu, nhng người đã th hin lòng dũng cm và kh năng lãnh đo trong các n lc vn đng cho nhân quyn, bình đng gii và quyn ph n. Gii này đc bit vinh danh nhng ph n tng b tng giam, tra tn, b đe da ti tính mng hoc chu tổn thương nghiêm trng vì đã đng lên đu tranh cho công lý, nhân quyn và pháp quyn".

Thông báo của Tòa Đi s Hoa Kỳ ti Vit Nam có đon viết :

"Vào ngày 29/3, Bộ Ngoi giao Hoa Kỳ s vinh danh bà Nguyn Ngc Như Quỳnh vi Gii Ph n Can đm Quc tế ca Bộ Ngoi giao Hoa Kỳ vì s can trường ca bà trong cuc đu tranh cho các vn đ xã hi dân s, vì đã truyn cm hng cho nhng thay đi ôn hòa, kêu gi mt h thng chính quyn minh bch hơn, c vũ cho hòa bình, công lý và quyn con người, và là tiếng nói đại din cho quyn t do ngôn lun".

Được biết mt đi din s thay thế blogger M Nm đ nhn gii Ph n Can Đm Quc tế, vì M Nm, tc blogger Nguyn Ngc Như Quỳnh đang b giam cm Khánh Hòa v ti "tuyên truyn chng phá nhà nước" theo điu 88 của Bộ Lut Hình s Vit Nam.

Trong số các ph n khác được B Ngoi giao M vinh danh hôm nay, còn có các ph n đến t Botswana, Cng hòa Dân ch Congo, Niger, Papua New Guinea, Th Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Yemen, Sri Lanka, Bangladesh, Colombia và Peru.

************************

Đệ nhất phu nhân Melania Trump sẽ trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm 2017 (RFA, 29/03/2017)

Đúng vào lúc 11 giờ sáng nay 29/3 tại thủ đô Washington DC, tức 10 giờ tối thứ Tư 29/3 giờ Việt Nam, Đệ nhất phu nhân Melania Trump và thứ trưởng ngoại giao phụ trách Chính trị sự vụ, Thomas Shannon sẽ chủ trì buổi lễ vinh danh, trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm cho 13 phụ nữ trên thế giới.

menam2

Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump.

Trong số những phụ nữ dũng cảm được chính phủ Hoa Kỳ vinh danh lần này có Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam.

Giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Hoa Kỳ nhằm tôn vinh những phụ nữ tỏ rõ lòng can đảm, nghị lực và khả năng lãnh đạo trong công cuộc giúp tăng tiến cuộc sống của những người khác trên khắp thế giới.

Lễ trao giải thưởng được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tổ chức long trọng như là một cơ hội đặc biệt nhằm thu hút quan tâm của quốc tế và hổ trợ cho những phụ nữ dám hy sinh cuộc sống và an nguy bản thân vì sự tiến Bộ của cộng đồng.

**********************

Blogger Mẹ Nấm được giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Hoa Kỳ (RFA, 29/03/2017)

Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 29 tháng 3 được chính thức trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm 2017.

menam3

Blogger Mẹ Nấm cùng hai con. Photo courtesy of danlambao

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết đúng vào lúc 11 giờ sáng ở thủ đô Washington DC, tức 10 giờ tối giờ Việt Nam, đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump và thứ trưởng ngoại giao phụ trách Chính trị sự vụ, Thomas Shannon sẽ chủ trì buổi lễ vinh danh, trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm nay. Trong số những người được trao giải có blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam.

Giải thưởng được nói nhằm tôn vinh những phụ nữ tỏ rõ lòng can đảm, nghị lực và khả năng lãnh đạo trong công cuộc giúp tăng tiến cuộc sống của những người khác.

Dịp trao giải là cơ hội đặc biệt nhằm thu hút quan tâm của quốc tế và hổ trợ cho những phụ nữ dám hy sinh cuộc sống và an nguy bản thân vì sự tiến Bộ của cộng đồng.

Sau khi nghe tin blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh với giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Dũng Cảm năm nay, bà Nguyễn thị Tuyết Lan, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm, vào chiều 29 tháng 3 cho Đài Á Châu Tự Do biết cảm nghĩ của bà :

"Tôi nghe tin này là từ sáng, nhưng tôi rất dè dặt vì không biết có phải là sự thật hay không ; nhưng khi tôi đọc được từ đường link trên Facebook của ông Ted Osius thì tôi cũng như mọi người chắc chắn không kìm được cảm xúc vì tôi thấy đó là một vinh dự cho gia đình. Và trong lòng tôi không đè nén được nổi cảm xúc thương con vô bờ bến vì con đường mà con tôi đi vô cùng gian nan, chịu nhiều đắng cay khổ nhục mà không thể kể bằng lời được".

Giải thưởng Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm ra đời vào năm 2007, từ đó đến nay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh hơn 100 phụ nữ dũng cảm của hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.

Vào năm 2013, cựu tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, chủ trang blog ‘Sự Thật & Công lý’, được trao giải này. Hiện bà đang phải sống lưu vong ở Hoa Kỳ.

menam4

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa bắt vào ngày 10/10/2016. Screen captured.

Vào ngày 10 tháng 10 năm ngoái, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa bắt sau khi cô cùng mẹ của facebooker Nguyễn Hữu Quốc Duy đang thụ án tù tại Trại Sông Lô, tỉnh Khánh Hòa đến đòi quyền được thăm nuôi tù nhân lương tâm này.

Cơ quan chức năng đưa lệnh bắt blogger Mẹ Nấm với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam’.

Lần đầu tiên cô bị bắt 10 ngày để thẩm vấn là vào tháng 9 năm 2009 khi đưa ra những áo thun có in dòng chữ phản đối Trung Quốc xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam ; cũng như phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên hủy hoại môi trường.

Cô từng bị lực lượng công an và an ninh bắt giữ và làm việc nhiều lần, như vào tháng 5 năm 2013 sau khi phát Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền và bóng bay ghi dòng chữ ‘Quyền của con người phải được tôn trọng’. Nhóm của cô cũng bị tạm giữ vào tháng tư năm 2014 trước khi có thể thực hiện cuộc thảo luận với chủ đề ‘Công ước Chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an’. Trong năm 2015, 2016 blooger Mẹ Nấm tham gia một số cuộc biểu tình và cũng bị bắt, bị đánh như trong các cuộc biểu tình đòi tự do cho các tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Ngọc Già và phản đối Formosa gây thảm họa môi trường cá chết…

Cô cũng từng bị ngăn chặn không cho rời khỏi Nha Trang trong một số dịp. Cô bị ngăn không cho xuất cảnh vào giữa tháng 12 năm 2013.

Cô là một trong những thành viên sáng lập ra Mạng lưới Blogger Việt Nam.

Published in Việt Nam